LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra sức ép cạnh tranh to lớn
đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để tồn tại và phát triển các doanh
nghiệp Việt Nam luôn chủ động tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một trong số những giải
pháp đó là áp dụng công cụ quản lý mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nổi bật
nhất là việc triển khai quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ muốn sử dụng hàng hóa có chất lượng tốt
mà còn phải thân thiện với môi trường. Do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển bền vững thì không thể đặt vấn đề môi trường ra ngoài chiến lược phát triển kinh
doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo điều này các doanh nghiệp cần làm những gì để
có thể quản lý, giảm thiểu tác động lên môi trường của mình. Đó là lý do sự ra đời của
tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT), và đây là công cụ
giúp doanh nghiệp sử dụng để chủ động phòng ngừa ô nhiễm môi trường thay vì đối
phó thụ động thực hiện các yêu cầu pháp lý liên quan. Thông qua việc xây dựng
HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001, doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị
hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng và vượt qua những rào cản kỹ thuật
khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
Đứng trước thực tế đó, Công ty TNHH A-PLUS là một trong những công ty hoạt
động về ngành sản xuất bulông, ốc vít và là công ty có 100% vốn nội địa, nên việc làm
sao tạo thương hiệu và sản phẩm của mình xâm nhập vào thị trường không những
trong nước mà còn quốc tế là điều rất cần thiết. Việc xây dựng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 là điều nên làm, điều này giúp cho công ty nâng cao
hình ảnh của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường với các bạn hàng thương mại và
người tiêu dùng, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm soát quá
trình sản xuất. Ngoài ra nó còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự cạn
kiệt tài nguyên và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Trang 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
1.1 Giới thiệu về ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn hướng tới các hoạt động về bảo vệ môi trường, bộ
tiêu chuẩn ISO 14000 gồm nhiều nội dung khác nhau về môi trường như hệ thống
quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm
toán khí nhà kính.
Về cơ bản, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chia làm hai nhóm tiêu chuẩn sau:
- Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến hệ thống quản lý môi trường, nhóm này dành
cho các doanh nghiệp/tổ chức.
- Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến môi trường của sản phẩm như là: các khía cạnh
môi trường của sản phẩm, nhãn môi trường cho sản phẩm, vòng đời sản phẩm….
Dưới đây là mô hình tổng hợp sơ lược các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Nguồn: www.i-tsc.vn/iso-14001-2004/tu-van-iso-14001-2004/iso14000-bo-tieu-
chuan-moi-truong.html
Các “tiêu chuẩn đánh giá tổ chức” tập trung vào tổ chức hệ thống quản lý môi
trường cho Doanh nghiệp (hoặc tổ chức khác như các cơ quan nhà nước). Các tiêu
chuẩn này tập trung vào nâng cao:
- Sự cam kết của lãnh đạo và các cấp quản lý trong Doanh nghiệp đối với việc
áp dụng
Trang 2
- Việc cải tiến chính sách môi trường,
- Việc đo đạc các thông số môi trường và kiểm tra, giám sát hoạt động về môi
trường tại doanh nghiệp.
Các “tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm” tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và
cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên
quan đến môi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý
đến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu
cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường.
Bản chất của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là phương pháp Quản lý môi trường theo
có hệ thống.
1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
- ISO 14001 – Quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng.
- ISO 14004 – Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc,
hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.
- ISO 14010 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung.
- ISO 14011 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Quy trình đánh giá – Đánh giá
hệ thống quản lý môi trường.
- ISO 14012 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ của chuyên
gia đánh giá
Trong đó ISO14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO14000 qui định
các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được
chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy
chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO14000
Dưới đây là sơ đồ tổng hợp các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 theo
vòng tròn PDCA.
Trang 3
Nguồn: www.i-tsc.vn/iso-14001-2004/tu-van-iso-14001-2004/iso14000-bo-tieu-
chuan-moi-truong.html
1.3. Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
1.3.1. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 là những chứng nhận đầu tiên trong HTQLMT. Tiêu
chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và được triển khai bởi Tổ
chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO).
Trang 4
Tiêu chuẩn ISO 14001 nhắm tới khả năng có thể áp dụng được cho tất cả các loại
hình tổ chức và để thích nghi với các điều kiện về địa lý, văn hóa và xã hội khác nhau.
Mục tiêu chung của cả tiêu chuẩn ISO 14001 và các loại tiêu chuẩn khác trong tập hợp
bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là nhằm bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm trong sự
hòa hợp với những nhu cầu kinh tế xã hội.
Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có
trên 223.149 doanh nghiệp/ tổ chức được chứng nhận (tính đến tháng 12/2009).
Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu chuẩn quốc
gia có tên hiệu TCVN 14000:2010 – Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và
hướng dẫn sử dụng (tương đương tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000:2004)
Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân
biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm.
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cũng tuân theo mô hình
“Plan, Do, Check, Ack” nhằm tạo nên sự cải tiến liên tục. Áp dụng cách tiếp cận này,
mô hình hệ thống quản lý môi trường iso 14001, được mở rộng thành 17 yếu tố và
được nhóm lại trong 5 cấu phần chính thể hiện ở mô hình như sau:
Trang 5
Mô hình ISO 14001
Hình 1.1. Mô hình ISO 14001
Trang 6
Xem xét
của lãnh
đạo
Chính sách
môi trường
Bắt đầu
KIỂM TRA
Giám sát và đo lường
Đánh giá sự tuân thủ
Sự không phù hợp, hành động
khắc phục và phòng ngừa
Kiểm soát hồ sơ
KẾ HOẠCH
Khía cạnh môi trường
Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu
khác
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương
trình môi trường
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn
Năng lực, đào tạo và nhận thức
Thông tin liên lạc
Hệ thống tài liệu
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành
Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ừng tình hình
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
1.3.2. Vai trò của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
- HTQLMT là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có đề cập đến
các khía cạnh môi trường phát sinh từ hoạt động của tổ chức đó.
- HTQLMT giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu trong công tác bảo vệ
môi trường và tiến đến cải tiến liên tục hệ thống.
- Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 là hệ thống:
• Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm.
• Việc thực hiện là tự nguyện.
• Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sử cam kết của mọi bộ phận, cá
nhân liên quan.
• Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm.
• Tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các tổ chức nào mong muốn,
• Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT.
• Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với chính sách môi trường đã công bố.
• Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác.
• HTQLMT của tổ chức được chứng nhận là phù hợp bởi một tổ chức bên ngoài
cấp.
• Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
(theo điều 4,ISO 14001:2004)
- Chính sách môi trường
- Xác định các khía cạnh môi trường
- Xác định các yêu cầu pháp luật
- Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường
- Xác định nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
- Đào tạo
- Thông tin nội bộ
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát hồ sơ
- Kiểm soát hoạt động
Trang 7
- Sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn cấp
- Giám sát và đo lường
- Hành động khắc phục và phòng ngừa
- Đánh giá nội bộ
- Xem xét của lãnh đạo
1.3.3. Các bước áp dụng ISO 14001:2004
Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án
- Thành lập ban chỉ đạo dự án – bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường
(EMR). Trang bị cho ban chỉ đạo các kiến thức cơ bản về môi trường và quản
lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực
hiện ISO 14001.
- Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường (IER)
- Lập kế hoạch hành động.
- Xây dựng chính sách môi trường và kam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết
này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty.
- Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của
chúng, so sánh các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên
quan.
- Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường.
Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường
- Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhóm
thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo.
- Xây dựng chương trình quản lý môi trường.
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng công việc cụ thể
cho việc xây dựng hệ thống.
- Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản.
- Xem xét và cung cấp đầu vào cho những quy trình bằng văn bản nhằm bao quát
các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý
môi trường.
- Xây dựng sổ tay quản lý môi trường.
Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường
- Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để
thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả.
Trang 8
- Sử dụng các kỹ thuật năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả
hoạt động môi trường.
- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thực hiện các
hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn,
các chương trình về môi trường, các qui trình và sổ tay quản lý môi trường.
Bước 4: Đánh giá và xem xét
- Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh
đạo và các cán bộ chủ chốt của công ty.
- Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo.
- Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các
yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000
- Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành
động khắc phục.
1.3.4. Lợi ích khi áp dụng ISO 14001
Về mặt thị trường:
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động
môi trường,
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường
và cộng đồng xung quanh.
Về mặt kinh tế
- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào,
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng,
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ,
- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý,
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên,
- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường,
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường,
- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi
trường làm việc an toàn,
- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề
nghiệp,
Trang 9
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.
Về mặt quản lý:
- Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một
cách toàn diện
- Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của luật pháp về
môi trường
- Phòng ngừa rủi ro, tổn thất và các sự cố về môi trường
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra,
- Là điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,
- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
- Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
1.3.5. Hiện trạng áp dụng HTQLMT ISO 14001tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ISO được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 (2 năm sau khi tiêu
chuẩn ISO 14001:1996 ra đời), và từ đó đến nay số lượng áp dụng tiêu chuẩn ISO
14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Cụ thể qua biểu đồ sau:
Hình 1.2- Số doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng nhận từ năm 1999 – 2009
Nguồn:
Trang 10
Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là công ty
nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Điều này cũng dễ
hiểu vì Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001.
Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện có rất nhiều
doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một
số tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…. Hầu hết công ty
mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại
các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các doanh nghiệp này
đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.
1.3.6. Những khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại các doanh nghiệp
Ngoài những lợi ích mà ISO 14001 mang lại, khi áp dụng ISO 14000 các doanh
nghiệp đáp ứng được yêu cầu ngày càng chặt chẽ của luật pháp, tránh được sức ép về
bảo vệ môi trường từ các công ty đa quốc gia, được sự quan tâm ủng hộ của Nhà nước
và cộng đồng. Bên cạnh đó, áp dụng ISO 14001 còn gặp phải những khó khăn sau:
Chi phí tăng
Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, các doanh nghiệp cần phải đầu tư
cả về tiền bạc lẫn thời gian. Các chi phí gồm:
•Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT
•Chi phí tư vấn
•Chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa nên ít doanh nghiệp dám đầu tư
hàng trăm triệu đồng để thực hiện ISO 14001. Điều này lý giải tại sao 2/3 doanh
nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay Nhà
nước, cơ quan pháp lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh
nghiệp trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Các tổ chức/doanh
nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa hưởng được ưu đãi hay chính sách khuyến khích
Trang 11
nào, tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường
còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho
công tác bảo vệ môi trường. Như vậy sẽ xuất hiện tình trạng nếu không cần thiết thì
không làm ISO 14001.
Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện
Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt
Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khó khăn hầu hết các
doanh nghiệp gặp phải trong việc xây dựng HTQLMT là: tài chính, thiếu cán bộ có
trình độ chuyên môn, thiếu thông tin,…
Kiến thức về quản lý môi trường của doanh nghiệp còn hạn chế.
Trình độ quản lý, công nghệ chưa cao
Mặc dù đội ngũ chứng nhận ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh, nhưng một số
chuyên gia còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khi tiến hành đánh giá còn thiếu công bằng.
Công nghệ áp dụng ở một số tổ chức chưa thể hiện hết những mục tiêu cần đạt đến.
Trang 12
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ISO 14001 TẠI CÔNG TY TNHH A-PLUS
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH A-Plus
2.1.1. Giới thiệu chung
Tên Công ty: Công ty TNHH A-PLUS
Địa chỉ: Ấp Bình Thạch, xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Người đại diện: Ông Phạm Hữu Tuấn-Tổng Giám Đốc
Lĩnh vực sản xuất: Sản xuất các loại buloong, ốc vít .
Thị trường chủ yếu: xuất khẩu sang các nước Châu âu
Diện tích mặt bằng: 3000 m
2
Hiện tại công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty TNHH A-PLUS là Công ty cổ phần ALO được thành
lập vào ngày 27/05/2005 với ngành nghề chủ yếu là sản xuất bulông, ốc vít.
Để hoà cùng xu thế phát triển của thị trường và đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng. Sau nhiều năm hoạt động, năm 2013 Công Ty cổ phần ALO
quyết định chuyển đổi thành Công ty TNHH A-PLUS với quyết định thành lập số
0102032705 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cấp ngày 25/04/2013 với ngành
nghề sản xuất chính là: sản xuất theo yêu cầu các loại buloong, ốc vít phục vụ nhu
cầu ngày càng tăng của các ngành công nghiệp, xây dựng, lắp máy, cơ khí, sản xuất
máy móc thiết bị,…. Và hơn 95% những sản phẩm này là xuất khẩu sang các nước
Châu Âu.
Hiện tại Công ty TNHH A-PLUS đã chiếm được sự tin tưởng và hài lòng của
khách hàng bởi khả năng đáp ứng, tiến độ, chất lượng, giá cả, dịch vụ,….của sản
phẩm. Chính vì vậy công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và nhân lực.
Trang 13
Một số sản phẩm sản xuất của công ty:
Hình: 2.1. Một số sản phẩm của công ty A-PLUS
Trang 14
Với hơn 150 cán bộ công nhân viên được bố trí làm việc tại các phòng ban với
các chức năng nhiệm vụ như sau:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng nhân sự công ty A-PLUS
Trang 15
Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất các sản phẩm của công ty A-PLUS
Trang 16
Dây thanh phẩm
Dập đầu
không đạt
GO
GO
Kẹp đuôi
Se răng
Không đạt
Xẻ rãnh
Nếu có yêu cầu
如如如如
Không đạt
Cắt đuôi
Rửa trắng
GO
Không đạt
GO
Đóng gói
Nếu có yêu cầu
Phun sơn
Xử lý nhiệt
NG, Return
Lưu Kho Xuất khẩu
2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển, doanh thu tăng
mạnh theo các năm.
Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu giai đoạn 2005-2013
Qua biểu đồ doanh thu ta thấy, từ khi áp dụng ISO 14001 (năm 2011) doanh thu
tăng đáng kể. Cụ thể, doanh thu năm 2010 đến năm 2011 tăng từ 22.055.000 USD lên
28.470.000 USD, tương ứng với mức tăng 29,09%.
Trang 17
2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý môi trường iso 14001:2004 tại
công ty
2.2.1. Các thủ tục hoạt động của công ty;
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn khi xây dựng ISO 14001:2004, công ty đã ban hành
và áp dụng các tài liệu sau đây:
- Chính sách môi trường
- Sổ tay chất lượng và môi trường
- Mục tiêu môi trường 2014
- Đánh giá thực hiện mục tiêu môi trường 2014 (đang đánh giá đến tháng 04 năm
2014).
Ngoài những tài liệu bắt buộc như trên theo yêu cầu của tiêu chuẩn, công ty cũng
đã xây dựng và đang áp dụng thêm các tài liệu thủ tục, hướng dẫn, và lập các hồ sơ
quy định và biểu mẫu cần thiết nhằm đảm bảo duy trì hệ thống quản lý môi trường có
hiệu lực và hiệu quả.
Các tài liệu hệ thống quản lý môi trường công ty
MS Tài liệu Tên tài liệu
M01 Sổ tay quản lý chất lượng và môi trường
P-ISO-01 Thủ tục kiểm soát tài liệu và biểu mẫu
P-ISO-02 Thủ tục kiểm soát hồ sơ
P-QL-03 Thủ tục quản lý đào tạo
P-ISO-17 Thủ tục quản lý khắc phục và phòng ngừa
P-ISO-18 Thủ tục quản lý xác định khía cạnh môi trường
P-ISO-19
Thủ tục quản lý yêu cầu luật định và yêu cầu của các bên liên
quan
P-ISO-20 Thủ tục quản lý xác định yếu tố môi trường có ý nghĩa
P-ISO-21 Thủ tục quản lý ứng phó sự cố khẩn cấp
P-ISO-22 Thủ tục quản lý thi công của nhà thầu bên ngoài
P-ISO-23 Thủ tục quản lý trao đổi nội bộ và bên ngoài
P-ISO-24 Thủ tục quản lý đánh giá sự tuân thủ
P-ISO-25 Thủ tục quản lý đánh giá nội bộ
P-ISO-26 Thủ tục quản lý xem xét của lãnh đạo
Trang 18
MS Tài liệu Tên tài liệu
W-ISO-01 Kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp
W-ISO-02
Quy định quản lý nước thải và phòng tránh ô nhiễm do nước
thải
W-ISO-03 Qui định quản lý chất thải rắn
W-ISO-04 Qui định quản lý an toàn sử dụng hóa chất và vật nguy hiểm
W-ISO-05 Qui định kiểm soát khói thải trong xưởng
W-ISO-06
Qui định quản lý sử dụng nước ngầm và phòng ngừa ô nhiễm
nước ngầm
Bảng 2.1: Các tài liệu hệ thống quản lý môi trường công ty
Trang 19
2.2.2. Sơ đồ quản lý môi trường và sơ đồ vận hành quản lý môi trường của công ty
Hình 2.3 : Sơ đồ quản lý môi trường
Hình 2.4 : Sơ đồ vận hành quản lý môi trường trong hệ thống
Công ty đã lập kế hoạch, mô hình quản lý môi trường dựa trên phương pháp luận
là Plan-Do-Check- Action. Trước tiên là thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần
thiết để đạt được kết qua phù hợp với chính sách môi trường của công ty, tiếp theo
thực hiện các quá trình theo kế hoạch đã đề ra, tiến hành kiểm tra giám sát và đo
Trang 20
lường các quá trình dựa trên chính sách môi trường, mục tiêu chỉ tiêu và các báo cáo
kết quả. Cuối cùng là để thực hiện các hành động cải tiến thường xuyên hiệu quả hoạt
động của hệ thống quản lý môi trường.
2.2.3. Các biện pháp thực hiện của công ty trong quá trình thực hiện mục tiêu
môi trường
Bảng 2.2. Các biện pháp thực hiện mục tiêu môi trường
STT Khía cạnh
môi trường
Mục tiêu Biện pháp thực hiện của công ty
01 Nước thải Quản lý nguồn
nước thải
- Lắp lưới lọc rác trong cống thải từ nhà
ăn, nhà vệ sinh
- Kiểm soát việc xài nước lãng phí
- Sữa chữa thay thế đường ống rò rỉ
- Thay các vòi nước hỏng
02 Tiêu thụ/ sử
dụng năng
lượng
Chập điện
Sử dụng hiệu quả,
tiết kiệm điện,
nước, tiết kiệm
nguồn vốn công
ty
Ngăn ngừa không
để xảy ra sự cố
Ứng cứu kịp thời
nếu xảy ra sự cố
- Cải tạo hệ thống chiếu sáng trong toàn
công ty, thay thế đèn sợi tóc bằng đèn
huỳnh quang
- Tắt các thiết bị chiếu sáng không cần
thiết, tiết kiệm điện (tắt máy tính vào giờ
nghỉ trưa, mở máy lạnh từ 9h sáng đến
5h chiều)
- Hạn chế sử dụng các thiết bị không cần
thiết vào giờ cao điểm (19h-22h)
- Thay thế hệ thống bóng đèn tiết kiệm
năng lượng nếu có
- Tuân thủ thời gian làm việc và nghỉ
ngơi đã được quy định.
Trang bị dụng cụ ứng cứu sự cố, cháy
nổ, trang bị bảo hộ cho người lao động.
An toàn lao động cho máy móc trong
công ty
03 Tiếng ồn Giảm ồn các thiết
bị máy móc, đảm
- Áp dụng các biện pháp cách âm, giảm
rung cho các máy, kiểm tra vệ sinh (bơm
Trang 21
bảo không ảnh
hưởng đến người
lao động
Quản lý khía cạnh
đáp ứng các yêu
cầu pháp luật
dầu mỡ, thay nhớt,…)
- Trang bị 100% nút tai cho người lao
động ở khu vực ồn
- Thay thế dần các thiết bị cũ
04 Phát sinh nhiệt,
khói
Quản lý khía cạnh
đáp ứng các yêu
cầu pháp luật.
- Hạn chế mở máy lạnh
- Hạn chế nố máy xe trong khuôn viên
công ty
05 Chất thải độc
hại (gồm thể
rắn, lỏng và
bùn thải)
Quản lý chất thải - Cấp phát thùng đựng rác thải nguy hại
và thùng đựng rác thải thông thường cho
các phân xưởng sản xuất
- Tuân thủ đúng quy trình công nghệ sản
xuất
- Đào tạo ý thức cho người lao động
trong khi tham gia vào dây chuyền sản
xuất
- Thu gom lượng dầu thải ra từ công
nghệ sản xuất và tập trung tái sử dụng
hoặc tái chế
- Định kì vệ sinh tất cả các phân xưởng
để tránh dầu thấm lâu ô nhiễm đất
- Thu gom lượng dầu thải thải ra từ công
nghệ sản xuất về bể chứa dầu thải của
công ty
- Ký kết hợp đồng thu gom với cơ quan
chức năng
06 Hóa chất rửa
trắng và nhiên
liệu (dầu DO
và Dầu nhờn)
- Sử dụng hiệu
quả lượng hóa
chất, nhớt bôi
trơn máy
- Quản lý kho
chứa, khu vực sử
dụng nhiên liệu
sạch sẽ
Kiểm soát lượng hóa chất đầu vào và
hoạch định lên đơn hàng phù hợp tránh
để thừa thiếu
- Định mức lượng nhớt bôi trơn, dầu gia
nhiệt, châm vừa đủ không để rơi vãi
- Tránh rò rỉ dầu, tránh đổ xăng dầu khi
nhập xuất
- Khu vưc chứa than đá, che chắn kỹ,
tránh để phát tán bụi
07 Nguyên liệu
(cuộn thép)
Sử dụng hiệu quả
nguyên liệu đầu
- Cần tính toán, thiết kế quy trình sản
xuất hiệu quả.
Trang 22
vào
2.2.4. Kết quả công ty đạt được khi áp dụng các biện pháp thực hiện mục tiêu
môi trường
STT Mục tiêu Kết quả
TL
thực
hiện
Nguyên
nhân
1
- Giảm 5% tiêu hao điện
năng/1đồng doanh thu.
(0,2Kwh/1kg sản phẩm)
0,246Kwh/1kg
sản phẩm (tăng
23,03%)
Không
đạt
- Kế hoạch
sản xuất
tăng
- Một số ít
CBCNV
chưa có ý
thức tiết
kiệm điện
2
Tiết kiệm nước sử dụng
trong công ty (≤50 m
3
/ngày)
48m
3
/ngày Đạt
3
Giảm số lượng chất thải
rắn phát sinh (≤390kgs)
399kgs
Không
đạt
Chưa tận
dụng, kéo
dài thời gian
sử dụng giẻ
lau chùi
4
Mức độ thỏa mãn của
khách hàng
≥22 Đạt
5
Tỷ lệ thành phẩm đạt yêu
cầu
≥90% Đạt
6 Giao hàng đúng hẹn ≥90% Đạt
7 Số lần khiếu nại <3 lần Đạt
8
Các chỉ tiêu nước thải,
tiếng ồn, bụi trong không
khí phù hợp với luật
định
Vẫn duy trì thực
hiện tốt
Đạt
9 Đưa hàm lượng các chỉ Các chỉ tiêu ô Đạt
Trang 23
tiêu ô nhiễm như : pH ;
SS ; Fe ; Mn ; Cu ; COD ;
BOD5 trong nước thải về
hợp tiêu chuẩn
QCVN24 :2009/BTNMT
nhiễm trong
nước đề ra đạt
tiêu chuẩn trước
khi thải ra môi
trường
Bảng 2.3 : Kết quả công ty đạt được khi áp dụng các biện pháp thực hiện mục
tiêu môi trường
2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng môi trường iso
14001 của công ty
Những hiệu quả mang lại khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 14001
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất tại công ty,
- Tiết kiệm chi phí đầu vào bao gồm nước, năng lượng, nguyên vật liệu, hóa
chất…đặc biệt là những nguyên vật liệu khan hiếm như điện năng, dầu.
- Tăng cường uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, nâng cao hình ảnh của
doanh nghiệp trên thị trường.
- Giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp chỉ áp
dụng tiêu chuẩn iso 9001:2008 mà chưa áp dụng iso 14001:2004.
- Nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp do không phải mất chi phí giải quyết các
vấn đề gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Hạn chế
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty vẫn còn một số hạn chế đó
là: chưa đạt được mục tiêu cắt giảm điện năng trong quá trình sản xuất, việc đào tạo
cán bộ công nhân viên về áp dụng tiêu chuẩn iso 14001: 2004 chưa được tiến hành
đồng bộ, các nhân viên mới chưa có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc áp dụng các
tiêu chuẩn của ISO. Chưa tận dụng hết dụng cụ, nguyên vật liệu làm cho chất thải rắn
còn tăng. Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc thay mới các thiết bị máy móc sản
xuất còn chưa triệt để.
Nguyên nhân :
Nhận thức của số ít CBCNV về tác dụng của việc áp dụng hệ thống QLCL còn
hạn chế, một số khác còn chưa được trang bị kiến thức về hệ thống QLCL; một số nội
dụng trong “Quy trình thực hiện ISO” chưa được áp dụng đồng bộ giữa các đơn vị.
Trang 24
Hiệu quả của công tác đánh giá nội bộ chưa cao: Đánh giá nội bộ là một hoạt
động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm xác định hiệu quả cũng như tìm ra
các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của hệ thống QLCL, việc làm này là rất quan
trọng. Tuy nhiên việc triển khai đánh giá nội bộ vẫn còn có những hạn chế, đánh giá
viên chưa đủ năng lực đánh giá, quá trình đánh giá vẫn còn mang tính hình thức, qua
loa.
Công tác kiểm tra được tiến hành chưa thường xuyên việc áp dụng bộ tiêu
chuẩn ISO 14001 tại các phòng ban và tại các vị trí làm việc trong Công ty để kịp thời
xử lý và khắc phục những sai lệch so với Quy trình.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY
3.1. Cải tiến quy trình xây dựng và thực hiện mục tiêu
Quản lí chất lượng là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong mỗi tổ
chức, công ty. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất để tạo uy tín và thương hiệu lâu
dài, mãi mãi. Nhằm đảm bảo các cam kết trong chính sách chất lượng của công ty
Trang 25