Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO MÔ HÌNH 5S TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.57 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO MÔ HÌNH 5S
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
NHÓM 6
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Đồng Nai, tháng 5 năm 2014
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5























GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5
1. Nguyễn Trung Thành (NT)
2. Trần Thị Kim Chi
3. Nguyễn Hùng Duy
4. Huỳnh Văn Đỏ
5. Nguyễn Vũ Phi Long
6. Lê Thị Ngân
7. Nguyễn Quang Phúc
8. Nguyễn Thế Tín
9. Nguyễn Quý Tuấn
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
MỤC LỤC
1.1Khái niệm và lợi ích của 5S 7
1.2Các bước tổ chức thực hiện chương trình 5S 14
1.3Một số vấn đề khi thực hiện 5S 19
2.1Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đồng Nai (ACB – CN Đồng Nai)
24
2.2Quá trình thực hiện 5S ở ACB – CN Đồng Nai 24
2.3Đánh giá hoạt động thực hiện 5S ở ACB – CN Đồng Nai 30
1.1Phương hướng thực hiện 5S 32
1.2Giải pháp hoàn thiện thực hiện 5S ở ACB – CN Đồng Nai 33
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 5
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng đang ngày càng được quan
tâm do quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ làm
cho chất lượng trở thành yếu tố chính quyết định sự thành công của các tổ chức và
doanh nghiệp ở bất kể môi trường nào. Các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như trên
thế giới đều nhận thức và đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng và quản
lý chất lượng trong cạnh tranh.
Nếu như phương pháp quản lý Tây Âu thiên về kiểm soát thời gian và chế độ
làm việc của công nhân một cách cơ học rất chặt chẽ thì người Nhật lại chú ý giải
quyết vấn đề tâm lý, cải thiện điều kiện lao động và không khí làm việc trong tập thể.
Đây chính là ý tưởng của 5S – một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để huy
động con người, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Một trong những đơn vị hiện đang thực hiện và duy trì 5S tại Việt Nam là Ngân
hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai. Để hiểu thêm về chương trình 5S, Nhóm
6 thực hiện đề tài tiểu luận “Quản lý chất lượng theo mô hình 5S tại Ngân hàng
TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai”, tiểu luận gồm có 3 phần:
1. Lý luận chung về 5S.
2. Tình hình thực hiện 5S ở Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đồng Nai.
3. Giải pháp hoàn thiện thực hiện 5S ở Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh
Đồng Nai.
Trong quá trình làm tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp ý từ Cô và nhóm phản biện cùng tất cả các bạn để nội dung tiểu luận
được hoàn thiện hơn.
Nhóm 6 xin chân thành cảm ơn!
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 6
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ 5S
1.1 Khái niệm và lợi ích của 5S
1.1.1 Định nghĩa về 5S
5S là một phương pháp cơ bản có tính hệ thống trong việc cải tiến năng suất và

chất lượng trong tổ chức giúp loại bỏ lãng phí và tạo môi trường sản xuất an toàn tinh
gọn. Hay nói một cách khác dễ hiểu hơn thì 5S là một công cụ cải tiến căn bản giúp tổ
chức, doanh nghiệp thiết lập và duy trì môi trường làm việc gọn gàng, sạch sẽ và tiện
lợi.
5S được bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 80. 5S là chữ cái đầu của
các từ tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON", “SEISO”, “SEIKETSU” và “SHITSUKE”
được tạm dịch sang tiếng Việt là “Sàng lọc”, “Sắp xếp”, “Sạch sẽ”, “Săn sóc” và “Sẵn
sàng”.
Hình 1.1: Quy trình 5S
1.1.2 Các bước áp dụng
Sàng Lọc (Seiri): 'S' đầu tiên trong 5S, tập trung phân biệt thứ cần thiết và
không cần thiết theo tiêu chí xác định trước và loại bỏ những vật không cần thiết trong
môi trường làm việc. Phương pháp nhận thấy hiệu quả nhất trong việc xác định những
thứ không cần thiết là sử dụng thẻ đỏ dán trên tất cả những vật dụng không cần thiết
trong công việc. Những vật dụng đã và sẽ cần dùng đến nên chuyển đến khu vực kho
lưu bên ngoài khu vực sản xuất và sắp xếp ngăn nắp hơn; những thứ không cần dùng
đến nên vứt bỏ.
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 7
Sắp Xếp
Sẵn Sàng
Sàng Lọc
Săn Sóc
Sạch sẽ
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Hình 1.2: Ví dụ về sàng lọc.
Sàng lọc là cách tuyệt vời giúp tạo không gian nhà xưởng thoáng hơn và loại
trừ những vật dụng như các đồ vật, công cụ bị hư hỏng, quá hạn và bị pha trộn lẫn lộn;
vật phế thải và các nguyên liệu dư thừa. Qui trình sàng lọc cũng giúp xác định đúng số
lượng với những thứ cần thiết.
Sắp Xếp (Seiton): là 'S' thứ hai trong 5S, tập trung vào phương pháp lưu giữ

hiệu quả. Qui trình này sắp xếp những thứ cần thiết theo trật tự ngăn nắp và có đánh số
ký hiệu để tiện sử dụng khi cần (dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và dễ trả lại). Dựa vào quy
trình sản xuất của doanh nghiệp, sắp xếp các vị trí dụng cụ, máy móc, thiết bị … sao
cho phù hợp (gắn biển báo, dán nhãn, sử dụng các vạch, đường đánh dấu…). Bằng
cách đó, bất cứ ai cũng có thể lấy được thứ họ cần bất cứ khi nào họ muốn với bất cứ
số lượng nào mà họ cần ngay lập tức.
Hình 1.3: Ví dụ về sắp xếp.
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 8
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Sắp xếp vị trí làm việc:
- Các vật dụng cần thiết, hay được sử dụng phải nằm trong vùng quan sát tốt
nhất, trong tầm thao tác hiệu quả nhất (vùng vàng).
- Các vật dụng cần thiết nhưng được sử dụng theo chu kỳ nằm trong vùng bạc, dễ
quan sát và có thể lấy khi cần.
- Các vật dụng cần thiết nhưng thỉnh thoảng mới sử dụng nằm trong vùng đồng,
có thể quan sát và lấy khi cần.
Hình 1.4: Sắp xếp vị trí làm việc.
Sạch Sẽ (Seiso): Khi bạn đã loại các thứ bừa bộn và tạp nhạp gây trở ngại trong
khu vực làm việc của bạn, và bạn đã xác định và sắp xếp những thứ cần thiết đâu vào
đấy, thì bước kế tiếp là nên vệ sinh kỹ lưỡng khu vực làm việc. Bằng cách giữ gìn nơi
làm việc, thiết bị, dụng cụ sạch sẽ; hạn chế nguồn gây dơ bẩn, thường xuyên kiểm tra
máy móc thiết bị làm việc; làm sạch bán thành phẩm và thành phẩm…. Công tác làm
vệ sinh hàng ngày là yêu cầu cần thiết để duy trì sự cải tiến.
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 9
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Hình 1.5: Ví dụ về sạch sẽ.
Săn Sóc (Seiketsu): Khi đã thực hiện được 3S đầu rồi, bạn nên tập trung chuẩn
hoá và duy trì những thông lệ, thói quen tốt trong khu vực làm việc; tiến hành kiểm
tra, đánh giá theo các danh mục chi tiết, cụ thể đã đặt ra với kết quả phải được công bố
công khai và khuyến khích tổ chức thi đua giữa các đơn vị, bộ phận tại đơn vị.

Hình 1.6: Săn sóc.
Sẵn Sàng (Shitsuke): Đến đây thì 'S' cuối cùng này là 'S' khó thực hiện và khó
đạt được nhất. Sẵn sàng là duy trì tập trung xác định trạng thái mới và tiêu chuẩn để
sắp xếp, tổ chức môi trường làm việc thường xuyên. Để đạt được S5 này, chúng ta
phải thiết lập được sự tự giác, tự nguyện thực hiện và duy trì 3S trong hoạt động của
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 10
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
công ty.
Hình 1.7: Sẵn sàng.
1.1.3 Mục tiêu chính của chương trình 5S
• Xây dựng ý thức cải tiến cho mọi người tại nơi làm việc.
• Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người.
• Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và các bộ quản lý
thông qua các hoạt động thực tế.
• Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến.
 Mục tiêu chính là tạo tinh thần và hiệu quả cho nơi làm việc.
1.1.4 Ý nghĩa hoạt động của 5S
• Đảm bảo sức khỏe của nhân viên.
• Dễ dàng, thuận lợi,tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc.
• Tạo tinh thần và bầu không khí làm việc cởi mở.
• Nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống.
1.1.5 Lợi ích của 5S
5S là một phương pháp quản lý nhà nhằm mục đích cải tiến môi trường làm
việc, một chương trình hoạt động thường trực trong một doanh nghiệp hoặc ở một đơn
vị hành chính. 5S là một phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 11
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
trong thực tế.
Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi lớn về môi
trường và hiệu quả làm việc. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm

việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận
tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản.
Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của mọi
người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn
với công việc.
Ngày nay, 5S là một chương trình nâng cao năng suất rất phổ biến ở Nhật Bản
và dần dần trở nên phổ biến ở nhiều nước khác vì các lợi ích sau:
- Nâng cao năng suất (Productivity).
- Nâng cao chất lượng (Quality): đảm bảo thành phẩm làm ra không có khuyết
tật, lỗi.
- Giảm chi phí (Cost): không lãng phí, giảm chi phí đầu vào  nâng cao năng
suất.
- Giao hàng đúng hạn (Delivery): giao hàng đúng thời gian theo quy định trong
hợp đồng đã ký kết.
- An toàn cho người lao động (Safety): tạo môi trường làm việc an toàn, không
có tai nạn xảy ra đối với người lao động.
- Nâng cao tinh thần làm việc (Morale).
- Môi trường (Environment): không gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, 5S không những đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp mà còn
mang lại những lợi ích cho cá nhân mỗi con người. Thứ nhất, 5S đem lại môi trường
làm việc thân ái hơn. Khi thực hiện 5S, mỗi người làm việc trong môi trường sạch sẽ,
mỗi thứ được sắp xếp một cách khoa học, thuận lợi cho công việc. Thứ hai, 5S giúp
cho công việc của nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện một cách hiệu quả. Thử
nghĩ xem, bạn là một nhân viên trong một dây chuyền sản xuất, mỗi thứ cần thiết đều
được sắp xếp, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian di chuyển để lấy những dụng cụ
cần thiết, những bán thành phẩm, bạn lấy dụng cụ cần thiết và chú trọng vào công việc
của mình. Thứ ba, 5S đem lại cho nhân viên sự an toàn hơn. Những thứ chưa cần thiết
sẽ được sắp xếp vào vị trí thích hợp, không gây trở ngại cho bạn khi thực hiện công
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 12
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An

việc, rồi môi trường được vệ sinh sạch sẽ tạo ra sự an toàn trong công việc của bạn.
Trên cở sở những lợi ích đó, chúng ta có thể giải thích vì sao ngày có nhiều
doanh nghiệp tham gia thực hiện 5S. 5S có thể áp dụng đối với mọi cấp công ty cho dù
công ty đó là nhỏ, vừa hay lớn. 5S có thể áp dụng đối với các công ty trong bất kì loại
hình kinh doanh nào (sản xuất, thương mại, dịch vụ …). Triết lí 5S dễ hiểu, không đòi
hỏi phải hiểu biết những thuật ngữ khó. Và một lí do nữa đã nêu ra ở trên, đó là xuất
phát từ bản chất con người đều thích sạch sẽ, thoải mái và sự ngăn nắp tại phân xưởng.
1.1.6 Tại sao phải áp dụng 5S
Trước hết, 5S là kiến thức cơ bản để nâng cao năng suất. Như chúng ta đã biết,
5S giúp đơn giản hoá môi trường làm việc, giảm thiểu các hoạt động thừa thải và
không cần thiết, đồng thời giúp tăng cường hiệu quả của chất lượng và sự an toàn.
Điều này có nghĩa là khi thực hiện 5S, các doanh nghiệp có thể nhận diện được lãng
phí về máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp sản xuất Từ đó chi phí đầu vào giảm
đi trong khi đó yếu tố đầu ra vẫn giữ nguyên và năng suất nâng cao.
Thứ hai, 5S là nền tảng cho mọi hoạt động Kaizen (cải tiến liên tục), là điều
kiện cơ bản quan trọng thể thực hiện Kaizen một cách hiệu quả nhất. Kaizen là khái
niệm luôn đi liền với 5S với ý nghĩa là thay đổi để tốt hơn. Kaizen là sự lựa chọn cách
làm khác hoặc thay đổi cách làm hiện tại để công việc dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và
hiệu quả cao hơn với phương châm ít tốn kém nhất. Thực hiện 5S là chúng ta thực
hiện các sự thay đổi nhỏ, thực hiện một cách liên tục nhằm cải thiện công việc tốt hơn.
Bên cạnh đó có những lý do khiến 5S trở nên vững chắc như:
♦ Kết quả thu được mọi người đều nhìn thấy cả người bên trong lẫn bên ngoài.
♦ Mọi người hãnh diện vì nơi làm việc của mình được sạch sẽ, ngăn nắp.
♦ Chỗ làm việc sạch sẽ và được tổ chức tốt khiến công việc được trôi chảy tạo
hứng thú hơn khi làm việc.
♦ Công việc dưới xưởng hay trên văn phòng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng
và an toàn.
♦ Kết quả trực quan đưa ra được nhiều ý tưởng mới.
♦ Mọi người tự nhiên tôn trọng kỷ luật công ty hơn.
♦ Tạo hình ảnh tốt cho công ty, tạo khả năng phát triển công việc kinh doanh

TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 13
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Cuối cùng, nội dung của 5S xuất phát từ nhu cầu tự nhiên của con người. Con
người thì ai cũng muốn ngăn nắp, sạch sẽ. 5S giúp con người thực hiện công việc một
cách có trình tự, các dụng cụ cần thiết cho công việc được sắp xếp thuận tiện, môi
trường làm việc sạch sẽ, thoải mái. Từ đó con người làm việc sẽ tốt hơn.
1.2 Các bước tổ chức thực hiện chương trình 5S
Khi tổ chức thực hiện chương trình 5S sẽ hướng tới việc cải thiện năng suất làm
việc, giảm thiểu lãng phí và tạo ra một một trường làm việc thân thiện hơn, an toàn
hơn và thông minh hơn nhưng việc áp dụng thực hiện nó ở các doanh nghiệp hiện nay
không phải là một điều dễ dàng. Vì vậy, khi thực hiện 5S ở doanh nghiệp thì cần phải
tiến hành theo 6 bước cơ bản được cụ thể như sau:
1.2.1 Chuẩn bị
- Cán bộ lãnh đạo hiểu rõ nguyên lý và lợi ích của chương trình 5S.
- Cán bộ lãnh đạo thăm các Công ty điển hình thực hiện 5S.
- Cán bộ lãnh đạo quyết tâm thực hiện 5S.
- Tổ chức Ban chỉ đạo thực hiện 5S.
- Chỉ định người có trách nhiệm chính về triển khai thực hiện 5S.
- Đào tạo người có trách nhiệm chính và các thành viên hướng dẫn thực hiện.

TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 14
Tổng Giám Đốc
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
cấp I
cấp II
cấp III
cấp IV
1.2.2 Thông báo chính thức của lãnh đạo công ty
Đầu tiên, Lãnh đạo thông báo chính thức về việc thực hiện chương trình 5S bằng
việc kí quyết định về việc áp dụng thực hiện 5S cho toàn thể công ty. Trong đó, Tổng

Giám Đốc có nhiệm vụ trình bày mục tiêu rõ ràng của chương trình 5S cho toàn bộ
cán bộ lãnh đạo. Sau đó, thành lập và in thành văn bản sơ đồ tổ chức 5S và vẽ sơ đồ
chỉ ra vùng giới hạn trách nhiệm của các nhóm thực hiện. Lập kế hoạch về sử dụng các
phương tiện tuyên truyền bao gồm: bảng tin, biểu ngữ, áp phích, tờ rơi Đồng thời,
có thể phối hợp với các chuyên gia bên ngoài để mở các lớp đào tạo về 5S để tất cả
mọi người cùng nhận thức đúng, nắm rõ quy trình và cách thức triển khai.
1.2.3 Toàn bộ CBCNV thực hiện tổng vệ sinh
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 15
Ban chỉ đạo
công ty
Người hướng dần
thực hiện 5S
Phòng BanBan Các xí nghiệp
Phòng, bộ phận
Tổ
Ca sản xuất
Tổ, khu máy
Nhóm
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Công ty tiến hành lựa chọn “ngày tổng vệ sinh”. Tất cả mọi người trong công ty
kể cả lãnh đạo với phạm vi toàn công ty.
Lập sơ đồ mặt bằng toàn công ty, kể cả phần bao quanh bên ngoài, quy định
khu vực được phân công. Nên chia thành các tổ để dễ theo dõi và quản lý. Mỗi người
phụ trách nơi làm việc của mình và có thể kiểm tra chéo lẫn nhau. Các khu vực chung
như nhà xe, cầu thang, hành lang, nhà ăn, nhà vệ sinh,… cũng phải phân về các tổ cho
công bằng.
Ban 5S đề xuất mua các dụng cụ cần thiết để thực hiện 5S như bảng tin, tủ đồ,
giá, chổi lau,… và phát cho các tổ. Hướng dẫn cặn kẽ, khuyến khích tất cả các tổ hăng
hái thi đua, đề ra các khẩu hiệu về thực hành 5S.
Sàng lọc mọi thứ không cần thiết khỏi nơi làm việc.

Duy trì 2 cuộc tổng vệ sinh hàng năm.
Phát lệnh tổng vệ sinh trong toàn đơn vị. Đây là bước quan trọng vỡ nó đánh
dấu bước đầu trong việc thực hiện 5S. Quá trình thực hiện ngày tổng vệ sinh toàn công
ty được diễn ra theo trình tự sau:
 Khai mạc bởi lãnh đạo cao nhất.
 Cung cấp đầy đủ dụng cụ đến từng người.
 Làm việc theo tổ đội.
 Bắt đầu bằng Sàng Lọc.
 Xác định tiêu chí hủy bỏ thích hợp.
 Sử dụng các thẻ thông báo hủy bỏ.
 Xác định vị trí thích hợp để thực hiện Sắp Xếp.
 Phối hợp hoạt động kiểm tra khi thực hiện Sạch Sẽ.
 Đánh giá và ghi nhận của lãnh đạo tại từng khu vực.
 Lưu ý là ghi nhận bằng hình ảnh trước, trong và sau khi tổng vệ sinh.
 Tổng kết rút kinh nghiệm và xác định kế hoặch sắp tới.
1.2.4 Bắt đầu thực hiện Sàng Lọc sơ bộ ban đầu
Mục đích của bước này là phân biệt được những thứ cần thiết và không cần
thiết theo các tiêu chí xác định.
- Đặt ra các tiêu chuẩn hủy bỏ những thứ không cần thiết.
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 16
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
- Sàng lọc sơ bộ để loại bỏ những thứ không cần thiết sau khi tổng vệ sinh.
- Mọi người tập trung xác định và phân loại những thứ không cần thiết và loại bỏ.
- Những thứ không cần thiết gây thiệt hại kinh tế cần được phân tích tìn nguyên nhân
và đưa ra hành động phòng ngừa lãng phí.
Thực hiện “Sàng Lọc” trải qua 3 bước nhỏ:
- Bước 1: Xem xét nơi làm việc với các đồng nghiệp, phát hiện, nhận biết các vật
không cần thiết và loại bỏ chúng. Tại dây chuyền sản xuất, chỉ để đủ một lượng cần
thiết cho hoạt động hằng ngày. Lập bảng với các tiêu chí phân biệt các đồ vật cần thiết
và không cần thiết.

Tần suất sử dụng Mức độ cần thiết Chỗ lưu giữ
Hiếm khi Ít hơn 1 lần/năm Loại bỏ
Thỉnh thoảng 6 tháng/lần Lưu ngoài nơi sản xuất
Bình thường 1-2 tháng/lần Để tại nơi sản xuất
Hay dùng 1-2 lần/tuần Để gắn nơi làm việc
Rất hay dùng Hằng ngày Để cạnh người công nhân
- Bước 2: Thực hiện áp dụng 5S sử dụng nhiều loại nhãn khác nhau với ý nghĩa khác
nhau: nhãn đỏ (hủy bỏ), nhãn vàng (chuyển đi), nhãn xanh (cần có đề nghị), đường
chéo vàng (chuyển ra khu nguy hiểm), nhãn vàng (cần sửa chữa). Ví dụ về nhãn đỏ để
thực hiện “Sàng Lọc”:
THÔNG BÁO HỦY BỎ
Cái gì: Chi tiết ABC
Ở đâu: Kho
Tại sao: Hàng phế phẩm
Người xử lý: Thủ kho
Thời hạn:
Khuyến nghị: Ngày …
tháng …. năm…
Người đề nghị Phê duyệt
Nguyễn Văn A Vũ Thị B
- Bước 3: Sau một thời gian, hãy kiểm tra lại nếu không có ai cần đến nó bạn hãy xác
định thời hạn hủy bỏ. Đối với những thứ cần thiết, tùy theo tần suất sử dụng mà lưu
giữ vị trí thích hợp.
1.2.5 Thực hiện “ Sắp xếp”, “Sàng lọc”, “Sạch Sẽ” hàng ngày.
“Sắp xếp” là sắp xếp ngăn nắp những vật, đồ đạt sao cho tiện sử dụng. Xác
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 17
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
định vị trí sắp xếp thích hợp để mọi người đều có thể dễ sử dụng. Sau đó tiến hành sắp
xếp các đồ vật cần thiết theo thứ tự ưu tiên, dán nhãn nhận biết rõ ràng. Lưu ý đảm bảo
nguyên tắc mọi thứ cần thiết đều có vị trí sắp xếp thích hợp và dấu hiệu nhận biết rõ

ràng.
Hình 1.9: Thực hiện 3S hàng ngày.
Thực hiện “Sắp Xếp” dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản:
 Sử dụng phương pháp FIFO (vào trước ra trước) để lưu giữ đồ vật.
 Quy định vị trí cho mừi thứ tại nơi làm việc.
 Mọi hạng mục và địa chỉ cần có nhãn một cách hệ thống.
 Sắp xếp mừi thứ dễ nhìn nhằm giảm thời gian tìm kiếm.
 Đặt các thứ để mừi người dễ dàng tìm kiếm và lấy ra.
 Phân chia các dụng cụ đặc biệt với các dụng cụ thông dụng.
 Đặt các dụng cụ sử dụng thường xuyên vào gần chỗ người sử dụng.
Việc thực hiện vệ sinh được thực hiện qua ngày tổng vệ sinh cũng như lịch làm vệ
sinh hàng ngày tại nơi làm việc. Luôn kiểm tra để bàn làm việc, máy móc, sàn nhà
sạch sẽ, không bị bụi bẩn.
1.2.6 Đánh giá 5S định kỳ
Hàng tháng, Ban 5S tiến hành kiểm tra đồng loạt nơi làm việc, ghi nhận các vấn
đề, tổng hợp các góp ý, chấm điểm và đánh giá một cách tổng thể những mặt mạnh,
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 18
Các đồ vật
thường dùng
Các đồ vật
thỉnh thoảng
dùng
Các đồ vật
không hề
dùng nhưng
phải lưu giữ
Có thể đặt
khác xa
Phải để ở
kho riêng

với nhãn
mác
Phải để gần
nơi sử dụng
Các đồ
vật cần
thiết
Phân tầng
Hành động
Cần thiết
Sàng Lọc
Sắp Xếp
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
mặt yếu của từng bộ phận, đưa ra những vấn đề cần cải tiến trong tháng tiếp theo. Sau
khi cải tiến nên chụp ảnh để so sánh. Sau khi kiểm tra chấm điểm theo các tiêu chí đã
đưa ra, Ban 5S cộng điểm và công bố kết quả. Hàng tháng nên chọn ra các đơn vị xuất
sắc làm mô hình điểm. Đồng thời cũng chỉ ra các đơn vị thực hiện chưa tốt để nhắc
nhở, theo dõi sát sao hơn.
Kết thúc năm, khen thưởng đơn vị xuất sắc nhất trong năm, tặng quà và ghi
nhận công lao đóng góp của từng cá nhân trong đơn vị đó.
1.3 Một số vấn đề khi thực hiện 5S
1.3.1 Cách đánh giá thực hiện 5S
Để có thể thực hiện công tác đánh giá 5S, đơn vị cần có một đội ngũ cán bộ
đảm nhiệm vai trò là các chuyên gia đánh giá. Các chuyên gia đánh giá cần được đào
tạo về kỹ năng đánh giá, các yêu cầu của thực hành 5S, cách thức tiến hành đánh giá,
lập báo cáo Các yêu cầu đối với một chuyên gia đánh giá bao gồm:
 Hiểu được ý nghĩa và các hoạt động 5S
 Nắm được các nội dung và yêu cầu của thực hành 5S
 Nắm rõ các qui định, nội qui của công ty về hoạt động 5S
 Hiểu được cách thức đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá cho từng khu

vực/bộ phận
Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia đánh giá là lên kế hoạch đánh giá định kỳ, xây
dựng các tiêu chí đánh giá cho từng khu vực, phòng ban, chuẩn bị các nguồn lực và
thời gian cần thiết để tiến hành đánh giá. Một trong những phương pháp quan trọng
nhất trong đánh giá 5S là sử dụng những hình ảnh trực quan, thông qua việc chụp ảnh
những khu vực được đánh giá. Đây cũng chính là cách để cung cấp những bằng chứng
khách quan khi đưa ra những kết luận, kiến nghị và là cơ sở để theo dõi và so sánh quá
trình cải tiến sau này.
Bằng cách quan sát và phỏng vấn, các chuyên gia đánh giá tập trung vào các
nội dung trọng tâm như sau:
 Ban lãnh đạo công ty và các cán bộ quản lý có hỗ trợ cho chương trình 5S hay
không?
 Mọi người có tự hào về nơi làm việc của mình hay không?
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 19
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
 Nơi làm việc có sạch sẽ và ngăn nắp không?
 Nơi làm việc có an toàn không?
 Máy móc và thiết bị có được vệ sinh và bảo dưỡng không?
 Mọi thứ có được sắp xếp hợp lý để dễ tìm và dễ lấy hay không?
 Máy móc và các vật dụng có được đặt ở nơi thuận tiện cho người sử dụng
không?
 Các hồ sơ có được lưu giữ để dễ truy tìm không?
 Các đồ vật có đảm bảo sạch sẽ không?
 Mọi người có làm vệ sinh hàng ngày một cách tự giác không?
 Các cán bộ nhân viên có mặc đồng phục/quần áo sạch sẽ, gọn gàng theo qui
định hay không?
 Mọi người có ý thức về việc tạo và giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của công ty, tổ
chức của mình không?
Đối với mỗi phòng ban, bộ phận được đánh giá, nhóm chuyên gia đánh giá lập
danh mục, bảng hỏi đánh giá, thang điểm và cách thức chấm điểm. Thang điểm đánh

giá có thể từ 1-5 hoặc từ 1-10. Cách cho điểm đánh giá thường được qui định theo
mức độ áp dụng 5S tại từng bộ phận và kết quả đạt được. Các tiêu chí đưa ra trong
bảng đánh giá có thể do phòng ban, bộ phận đánh giá, nhóm chuyên gia tự đề xuất
hoặc tổng hợp ý kiến từ nhiều nhiều nguồn khác nhau.
Mỗi chuyên gia đánh giá sẽ cho điểm theo danh mục câu hỏi và dựa trên thang
điểm đã được thống nhất. Tổng số điểm đạt được tại mỗi phòng ban, bộ phận được
đánh giá sẽ được so sánh với nhau và với điểm tối đa có thể đạt được. Trên cơ sở đó
nhóm chuyên gia đánh giá đưa ra những khuyến nghị cải tiến, đề xuất thưởng đối với
những đơn thực hiện tốt.
Hạng
mục
STT Các hạng mục cần phải đánh giá Điểm
Sàn nhà
1 Sàn nhà có sạch sẽ và gọn gàng không? 5 4 3 2 1
2 Có rác, vật liệu thừa hoặc mảnh sàn vỡ không?
Máy móc 3 Máy móc có được dán nhãn, đánh số đúng cách,
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 20
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
(Phân
xưởng)
… để dễ nhận diện không?
4 Có dính dầu mỡ, bụi bẩn không?
5
Dấu hiệu nguy hiểm được dán ở tất cả những
nơi/bộ phận nguy hiểm.

6 Có hệ thống bảo dưỡng đầy đủ và thích hợp.
Bàn làm
việc
7

Có những thứ không cần thiết trên bàn làm việc
không?

8 Bàn làm việc có sạch sẽ và ngăn nắp không
Điểm Mô tả
1 Chưa áp dụng các nguyên tắc thực hành tốt 5S
2 Đã có bằng chứng của việc áp dụng một vài nguyên tắc thực hành tốt 5S
3 Việc áp dụng 5S khá tốt và có những kết quả cụ thể
4 Việc thực hiện 5S tốt, việc thực hiện được qui định rõ ràng và tuân thủ tốt
5 Việc áp dụng 5S được thực hiện rất tốt.
1.3.2 Phương pháp thực hiện 5S
- Tiến hành 5S khoảng 5 phút vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều hàng ngày.
- Mọi người thực hiện 5S khoảng 10 phút tại nơi làm việc của mình vào thứ sáu
hàng tuần dưới sự giám sát của quản đốc ( khu vực chung, khu vực riêng).
- Thực hiện hoạt động 5S toàn công ty khoảng 30 phút trong giờ làm việc hàng
tháng ( khu vực chung như văn phòng, phân xưởng, căng tin, nhà vệ sinh …).
- Mọi người cần chia sẻ kinh nghiệm tốt.
- Cần tạo nơi làm việc thuận lợi.
- Phải không ngừng cải tiến môi trường làm việc.
1.3.3 Các yếu tố thực hiện thành công 5S
- Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ. Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi
thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo. Lãnh đạo cần hình thành
các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện.
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 21
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
- Thực hiện 5S bắt đầu bằng đào tạo và huấn luyện. Đào tạo cho mọi người nhận
thức được ý nghĩa của các hoạt động 5S, cung cấp cho họ những phương pháp
thực hiện. Khi đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham
gia và chủ động trong các hoạt động 5S.
- Tất cả mọi người cùng tự nguyợ̀n tham gia vào thực hiện 5S. Bí quyết thành

công khi thực hiện 5S là tạo ra một môi trường thích hợp khuyến khích tất cả
mọi người tham gia, không loại trừ một ai.
- Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn. Thực hiện chương trình 5S là sự lặp lại
không ngừng các hoạt động nhằm đảm bảo duy trì và cải tiến công tác quản lý.
- Để xúc tiến hoạt động 5S trong công ty, chúng ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ;
đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để triển khai 5S thành công.
1.3.4 Một số gợi ý khi thực hiện 5S
- Ấn định ngày cho người đến thu thập rác thải.
- Phân công người chịu trách nhiệm hủy bỏ.
- Xem xét xung quanh nhà máy dán nhãn cho các hạng mục lớn.
- Nhãn đỏ (hủy bỏ), nhãn vàng (chuyển đi), nhãn xanh (cần có đề nghị), đường
chéo vàng ( chuyển ra khu nguy hiểm), nhãn vàng (cần sửa chữa). Với những
hạng mục có đánh dấu vàng, kiểm tra theo các nội dung và viết thành văn bản:
nơi sản xuất, loại mỏy gỡ, sửa chữa ở đâu, được sửa chữa đến khi nào, chi phí
bao nhiêu.
- Quy định thời hạn bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Bắt đầu tiến hành trước từ những nơi xa, khó nhìn thấy, khó thực hiện.
- Dồn rác thải tại cửa ra vào để mừi người dễ nhìn thấy.
- Kiểm soát trực quan bằng phương pháp trực quan.
- Tìm ra các chỗ làm việc không ngăn nắp chưa sạch sẽ để cải tiến.
- Tìm ra các chỗ không an toàn và để cải tiến.
- Tìm ra các điểm lãng phí để loại bỏ.
- Mở rộng phạm vi vệ sinh bề mặt máy móc.
- Chú ý nhiều hơn tới các khu vực chung bao gồm căng tin, nhà vệ sinh, vườn,
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 22
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
hành lang ngoài và bãi đỗ xe.
- Chỉ ra những bằng chứng mà nhân viên cần phải tăng cường hoạt động 5S.
- Làm cho việc thực hiện 5S của công ty trở nên trực quan.
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 23

GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 5S Ở NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU –
CN ĐỒNG NAI
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đồng Nai (ACB – CN Đồng
Nai)
- Tên doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đồng Nai (ACB – CN Đồng
Nai)
- Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK DONG NAI BRANCH (tên
viết tắt là ACB – DONG NAI BRANCH).
- Trụ sở: 134 – 138 Đường Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
- Ngày thành lập chi nhánh: Ngày 9/6/2008, Ngân hàng TMCP Á Châu đã tổ chức
Lễ khánh thành trụ sở mới Chi nhánh Đồng Nai tại địa chỉ 134 – 138 đường Hà
Huy Giáp, phường Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, điện thoại: (0618)
820 010 – Fax: (0613) 948 333.
Ngành nghề hoạt động:
• Nhận tiền gởi bằng VND, ngoại tệ, vàng.
• Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, và tiêu dùng.
• Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union.
• Thu đổi ngoại tệ.
• Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card).
• Các dịch vụ ngân hàng khác
Chi Nhánh Đồng Nai được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh,
phòng giao dịch trong hệ thống, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong
hệ thống Ngân hàng Á Châu, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home
banking, phone banking, internet banking, và mobile banking).
2.2 Quá trình thực hiện 5S ở ACB – CN Đồng Nai
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB nói chung và ACB – CN Đồng Nai nói riêng
TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 24
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An

đã xác định tầm nhìn chiến lược là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ
hàng đầu Việt Nam. Với sứ mạng kinh doanh của ACB thể hiện qua câu khẩu hiệu:
“Ngân hàng Á Châu - Ngân hàng của mọi nhà” thì các nhà lãnh đạo đã rất chú trọng
đến chất lượng dịch vụ khách hàng. Do đó ngay từ năm 2003 Ngân hàng Á Châu đã
xây dựng quy trình quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh
vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế, cung ứng
nguồn nhân lực tại hội sở. Bên cạnh đó, các quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đến năm 2009 nhận thấy áp lực cạnh tranh trong ngành
ngày càng cao nên ban lãnh đạo đã xây dựng hệ thống chất lượng nội bộ theo quy
chuẩn 5S trên toàn hệ thống. Ở tiểu luận này, chúng tôi sẽ đáng giá quá trình thực hiện
hoạt động 5S ở ACB – Chi Nhánh Đồng Nai. Vì vậy, chúng ta xem xét các bước trong
quy trình 5S tại ACB – CN Đồng Nai thực hiện như thế nào?
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị
Ban lãnh đạo Ngân hàng Á Châu ra quyết định thành lập Ban 5S do Ban chất
lượng và Ban kiểm toán nội bộ (BKTNB) quản. Sau khi được thành lập, Ban 5S lập kế
hoạch thực hiện và thành lập đội 5S cơ sở. Bộ phận triển khai khu vực sẽ hỗ trợ cho
các đơn vị mới thành lập triển khai chương trình 5S. Đảm bảo 100% đơn vị đều được
triển khai chương trình 5S.
Nhiệm vụ của Ban 5S là lập kế hoạch đánh giá giám sát 5S cho các đơn vị, tổ
chức thực hiện đánh giá giám sát 5S định kỳ theo kế hoạch đã duyệt, thông báo kết
quả đánh giá giám sát 5S đến các đơn vị, thống kê và tính điểm đánh giá giám sát 5S
của đơn vị, nhân viên, xây dựng cơ chế khen thưởng, chế tài đối với nhân viên/đơn vị.
Đoàn kiểm tra 5S làm việc trên nguyên tắc dân chủ tập trung và chịu trách nhiệm trước
giám đốc về nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện 5S hiệu quả, ban chất lượng rất chú trọng về việc đào tạo nhận
thức thực hiện 5S, tổ chức đào tạo/tái đào tạo kiến thức, kỹ năng cho các ĐGV.
2.2.2 Thông báo chính thức của ban chất lượng
Ban chất lượng gửi thông báo chính thức đến toàn thể công nhân viên về thực
hiện 5S. Đội 5S cơ sở sẽ phổ biến nội quy thực hiện 5S. Toàn thể cán bộ công nhân
viên (CBCNV) trong đơn vị phải thực hiện 5S hàng ngày làm việc. Sau đó ban 5S lần

TH: Nhóm 6_QTKD_Khóa 5 25

×