Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Những tiền đề chung của quá trình hình thành nền văn minh nhân loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.67 KB, 39 trang )

NHỮNG TIỀN ĐỀ CHUNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH
NHÂN LOẠI
1.1. Những dấu hiệu văn minh trong thời kì công xã nguyên thuỷ
Tuy các học giả đều thống nhất với nhau, khi xuất hiện các nhà nước đầu tiên trên
trái đất này thì lúc đó mới có thể nói loài người đã bước vào xã hội văn minh. Nhưng như
ta đã thống nhất ở trên “Văn minh là để chỉ giai đoạn phát triển cao của văn hoá cũng như
hành vi hợp lí của con người”. Vì vậy, ngay từ thời kì nguyên thuỷ, tuy chưa có thể gọi là
xã hội văn minh nhưng con người thời kì đó đã có những biểu hiện tiến bộ, hợp lí, đặt
tiền đề cho sự hình thành các nền văn minh nhân loại sau này:
Việc tìm ra lửa đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong lịch sử loài ngưòi, giúp con
người mạnh hơn hẳn các loài động vật khác. Lửa giúp con người chiến thắng thú dữ,
nướng chín thức ăn, làm đồ gốm, chinh phục các rừng cây để làm đất trồng trọt và sau
này là nghề luyện kim .
- Từ chỗ sống theo bày đàn tiến lên xây dựng tổ chức công xã thị tộc, đó là một tổ
chức hợp lí đầu tiên về mặt xã hội. Đối với lịch sử loài người, đây là một bước tiến lớn.
- Phân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp với thủ công
nghiệp. Đây là một sự sắp xếp hợp lí, tiện lợi, tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá
trong xã hội văn minh sau này.
- Sự xuất hiện cung tên cũng là một bước tiến lớn. Đây là một loại vũ khí phức tạp
đòi hỏi phải tích luỹ kinh nghiệm, trí tuệ sắc sảo và kĩ năng khéo léo.
- Hôn nhân cũng có một bước tiến lớn từ tạp giao, đồng huyết đến hôn nhân theo
gia đình ổn định. Đó là sự tích luỹ kinh nghiệm nhiều đời để tránh hiện tượng đồng
huyết, tăng sức sống cho thế hệ sau.
- Tôn giáo nguyên thuỷ xuất hiện cũng là một bước tiến lớn về mặt tinh thần. Tín
ngưỡng tô tem, việc thờ cúng tổ tiên là những biểu hiện giá trị tinh thần quan trọng của
con người nguyên thuỷ.
- Nghệ thuật nguyên thuỷ cũng là một biểu hiện phát triển văn hoá quan trọng, nó
thể hiện cách nhìn của người xưa bằng những hình tượng cụ thể đối với thế giới bên
ngoài.
- Những biểu hiện ban đầu của kí hiệu ghi nhớ như dùng dây thừng để thắt nút,
dùng các hình vẽ để diễn tả tình cảm cũng là những tiền đề cho chữ viết sau này.


1.2. Vài ghi nhận chung về tiến trình văn minh nhân loại:
Thời kì đồ đá cũ:
Bằng chứng khoa học dựa trên di truyền học và nghiên cứu hóa thạch, đặt nguồn
ngốc người hiện đại Homo sapiens ở Châu Phi. Điều này đã xảy ra khoảng 200.000 năm
trước ở thời Đồ thời đá cũ, sau một giai đoạn lâu dài của tiến trình phát triển. Những tổ
tiên của loài người, như Homo erectus, đã sử dụng những công cụ đơn giản trong hàng
nghìn năm, nhưng cùng với thời gian, các công cụ đó trở nên tinh xảo và phức tạp hơn.
Con người cũng phát triển ngôn ngữ khoảng thời gian nào đó thời kỳ Đồ đá cũ, cũng như
một thứ nhận thức gồm cả phương pháp chôn cắt người chết, nó chỉ ra rõ rằng đức tin vào
một thế giới bên kia có nguồn gốc rất xa có tôn giáo có tổ chức.
Con người ở thời này cũng biết tự trang điểm cho mình bằng các đồ vật để cải
thiện hình ảnh bên ngoài. Ở thời này, tất cả laòi người sống theo kiểu săn bắt- hái lượm,
nói chung là kiểu du mục.
Từ Châu Phi, con người hiện đại nhanh chóng phát triển ra khắp quả đất và những
vùng không băng giá ở Châu Âu và Châu Á. Sự phát triển nhanh chóng của loài người về
hướng Bắc Mỹ và Châu Đại Dương diễn ra ở thời cực thịnh của Kỷ băng hà gần đây, khi
những vùng thời tiết hiện nay đặc biệt khắc nghiệt và chưa cư trú được . Vì vậy, đến cuối
Kỷ băng hà khoảng 12.000 năm trước , con người hầu như đã sinh sống ở toàn bộ những
vùng không băng giá ở quả đất .
Các xã hội săn bắt –hái lượm có khuynh hướng rất nhỏ,mặc dầu trong một số
trường hợp
họ đã phát triển sự phân tầng xã hội và những tiếp xúc ở khoảng cách xa đã có thể diển ra
ở trường hợp những “xa lộ” bản xứ Australia
cuối cùng đa số các xã hội săn bắt-hái lượm đã phát triển,hay buộc phải hấp thu vào
những tổ chức xã hội nông nghiệp lớn hơn.Những xã hội không hội nhập bị tiêu diệt,hay
vẫn trong tình trạng cách ly,những xã hội săn bắt hái lượm nhỏ đó hiện vẫn tồn tại ở
những vùng xa xôi.
Thời kỳ đồ đá mới
Sự phát triển của nông nghiệp là cái mốc phát triển văn minh rất quan trọng,là
quá trình chung của nhân loại.

Một sự thay đổi lớn, được miêu tả bởi nhà tiền sử họcVere Gordon Childe như là
một “cuôc cách mạng”, đã diển ra khoang thiên niên kỷ 9 TCN với việc hình thành nghề
nông.Măc dầu nghiên cứu có khuynh hướng tập trung vào vùng đất Trăng lưỡi liềm màu
mở ở Trung Đông, khảo cổ học ở Châu Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á cho thấy rằng
những hệ thống nông nghiệp trồng cấy nhiều loại ngũ cốc khác nhau và sử dụng các loại
gia súc khác nhau có thể đả phát triển đồng thời ở một số nơi.
Một bước tiến nữa ở nông nghiệp Trung Đông xảy ra với sự phát triển tưới tiêu có
tổ chức và sử dụng lực lượng riêng biệt,bởi những người Sumer,bắt đầu vào khoảng
5.500 TCN. Đồng và sắt thay thế đá để trở thành công cụ trong nông nghiệp va chiên
tranh.Tới tận lúc đó những xã hội nông nghiệp địng cư hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào
các công cụ đá. Ở Âu Á, các công cụ đồng đỏ và đồng thau,những đồ trang trí và vũ khí
bắt đầu trở nên dồi dào vào khoảng năm 3000 TCN.Sau đồ đông,vùng Đông Địa Trung
Hải,Trung Đông và Trung Quốc bắt đầu sử dụng công cụ và vũ khí bằng sắt.
Những người dân Châu Mỹ có thể không hề biết tới công cụ kim loại cho tới tầng
Chavin năm 900 TCN.Chúng ta cũng biết rằng Moche có áo giáp,những con dao và bộ đồ
ăn bằng kim loại.Thậm chí người Inca vốn ít dùng đồ kim loại cũng có những chiếc cày
mũi kim loại, ít nhất sau khi chinh phục Chimor.Một số khai quật khảo cổ cho thấy rằng
có thể thép đã từng được chế tạo tại đây trước khi nó phát triển ở Châu Âu.
Các vùng châu nthổ ven sông trở thành những cái nôi của những nền văn minh
đầu tiên như châu thổ sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, sông Nin ở Ai Cập, và châu thổ
sông Ân ở Pakistan. Một số dân tộc du mục, như những người thổ dân Australia và thổ
dân Nam Phi ở phía Nam Châu Phi, không biết tới nong nghiệp cho tới tận thời hiện nay.
Nông nghiệp đã tạo cơ hội cho những xã hội phúc tạp hơn, cũng được gọi là những nền
văn minh. Các quốc gia và các thị trường xuất hiện. Các kỹ thuật cãi thiện khả năng của
con người(tạo ra thuyền: Đồng mộc - loại thuyền đầu tiên) nhằm kiểm soát thiên nhiên và
phát triển giao thông và thông tin.
Sự phát triển của tôn giáo: giai đoạn phát triển của nền văn minh
Đầu tiên là tín ngưỡng (niềm tin của con người: mong cầu, sợ hải trước sự vật
hiện tượng mà người ta chưa lý giải đựơc). Tất cả nhân loại đều có tín ngưỡng từ thời cổ
xưa Sự tôn sùng, thờ phụng

Đa số các nhà sử học truy nguyên sự khởi đầu của Đức tin tôn giáo ở thời đồ đá
mới. Đa số các đúc tin tôn giáo thời kỳ này cốt ở sự thờ phụng một Đức mẹ nữ thần, một
Cha bầu trời, và cũng có sự thờ phụng Mặt Trời và Mặt Trăng như các vị thần.
Qúa trình xuất hiện của văn minh thế giới.
Quốc gia
Các biên giói vạch ra các quốc gia - một ví dụ cụ thể là Vạn Lý Trường Thành,
trải dài hơn 6700 km, và lần đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 TCN để bảo vệ
khỏi những kẽ chinh phục du mục từ phía bắc. Nó đã được xây dựng lại và phát triển
thêm nhiều lần.
Nông nghiệp dẫn tới nhiều thay đổi lớn. Nó cho phép một xã hội đông đúc hơn
rất nhiều, và nó tự tổ chức mình vào trong các quốc gia. Đã có nhiều định nghĩa được sử
dụng cho thuật ngữ “quốc gia” Max Weber và Norbert Elias định nghĩa quốc gia là một
tổ chức những người có một độc quyền về sự sử dụng hợp pháp vũ lực trong một vùng
địa lí riêng biệt.
Những quốc gia đầu tiên xuất hiện ở Lưỡng Hà, Ai Cập cổ đại và châu thổ sông
Ấn Độ vào cuối thiên niên kỷ thứ 4 và đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Ở Lưỡng Hà, có
nhiều thành bang. Ai Cập cổ đại khởi đầu là một quốc gia không có các thành phố, nhưng
nhanh chóng sau đó các thành phố xuất hiện. Một quốc gia cần một quân đội để sử dụng
vũ lực hợp pháp. Một quân đội cần một bộ máy quan liêu để duy trì nó. Ngoại trừ duy
nhất là trường hợp văn minh châu thổ sông Ấn Độ vì thiếu bàng chứng về một lực lượng
quân sự.
Các quốc gia đã xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thiên niên kỷ thứ ba đầu thiên
niên kỷ thứ hai TCN.Các cuộc chiến tranh lớn nổ ra giữa các quốc gia ở Trung Đông.
Hiệp ước Kadesh, một trong những hiệp ước hòa bình đầu tiên, được ký kết giữa người
Hittites và Ai Cập cổ đại khoảng năm 1275 TCN. Các đế chế lớn bắt đầu chinh phục các
vùng xung quanh vốn được cai trị bởi các bộ lạc, như Persia (thế kỷ thứ 6 TCN), Đế chế
Maurya (thế kỷ thứ 4 TCN), Trung Quốc (thế kỷ thứ 3 TCN), và Đế chế La Mã ( thế kỷ
thứ 1 TCN). Đó là toàn cảnh và sự hình thành quốc gia trên thế giới.
Tình hình xung đột giữa các quốc gia trong quá trình phát triển của nhân loại Đế
quốc La Mã, Đế quốc Trung Hoa và Đế quốc Mông Cổ.

Thành phố và thương mại : Là bước phát triển quan trọng của nhân loại sau khi hình
thành quốc gia.
Vasco da Gama đi thuyền đến Ấn Độ để mang về những gia vị vào cuối thế kỷ 15
đầu thế kỷ 16.
Nông nghiệp cũng tạo nên và cho phép sự tích trữ lương thực thặng dư có thể
dùng để cunn cấp cho những người không dính dáng trực tiếp tới việc sản xuất lương
thực. Sự phát triển của nông nghiệp cho phép sự xuất hiện của những thành phố đầu tiên.
Sự phát triển của các thành phố dẫn tới cái dược gọi là văn minh: đầu tiên Văn
minh Sumerian ở Lưỡng Hà (3500 TCN), tiếp theo là Văn minh Ai Cập dọc sông Nin
(3300 TCN) và nền Văn minh Harappan ở châu thổ sông Ấn (3300 TCN). Sự hình thành
của một thành phố phụ thuộc vào thành phố phi nông nghiệp.Chính ở thời gian này chữ
viết và thương mại ở tầm rộng bắt đầu xuất hiện.
Chữ viết – công cụ văn hóa mà chúng ta đã quá quen thuộc vốn là một trong
những thành quả văn hóa lớn lao, quan trọng nhất của nhân loại.
Khoảng trước sau thiên niên kỷ TCN chữ viết mới xuất hiện.
Vùng Lưỡng Hà, Ai Cập cổ đại được coi là nơi có chữ viết hoàn hảo sớm nhất. So
với lịch trình phát triển của nhân loại, lịch sử trên dưới 6000 năm của chữ viết chỉ là một
thời gian ngắn ngũi, nhưng chính nhờ có chữ viết mà con người đã tiến vào giai đoạn
phát triển nhảy vọt với những bước khổng lồ và có thể khẳng định rằng: “không có chữ
viết thì không có nền văn minh hiện đại”. Chữ viết, với những phương thức vận hành cổ
điển vẫn là người bạn đồng hành thân thiết của con người trong nhiều thế kỷ phát triển
trước mắt.
Tại Trung Quốc, những xã hội tiền thành thị có thể đã phát triển từ 2500 TCN,
nhưng triều đình đầu tiên được khảo cổ học xác định là nhà Thương.
Những con đường thương mại tầm xa xuất hiện lần đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN,
khi những người Sumerians ở Lưỡng Hà buôn bán với nền văn minh Harappan ở châu
thổ sông Ấn. Những con đường thương mai cũng xuất hiện ở phía đông Địa Trung Hải
vào thiên niên kỷ thứ 4 TCN. Con đường tơ lụa giữa Trung Quốc và Syria bắt đầu từ
thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Các thành phố ở Trung Á và Ba Tư là nơi ngã ba đường của
những con đường thương mại đó.

Tôn giáo và triết học
Những triết học và tôn giáo mới xuất hiện ở cả phía đông và phía tây, đặc biệt là
vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN. Cùng với thời gian, một tập hợp đa dạng các tôn giáo phát
triển trên thế giới, với Hindu giáo và Phật giáo ở Ấn Độ, Đạo thờ lửa ở Ba Tư là một
trong số những đức tinh lớn và sớm nhất. Ở phía đông, ba trường phái tư tưởng ngự trị
Trung Quốc cho đến tận ngày nay.Chúng gồm: Đạo giáo, Pháp gia và Khổng giáo. Ở
phía tây, truyền thống triết học Hy Lạp, được thể hiện qua các tác phẩm của Plato và
Aristotle, đã được truyền bá ra khắp Châu Âu và Trung Đông qua các cuộc chinh phục
của Alexandros Đại Đế vào thế kỷ thứ 4 TCN.
Hai trung tâm triết học lớn nhất thế giới là Trung Quốc (Châu Á) và Hy Lạp (là tư
tưởng triết học lớn của thế giới và Châu Âu).
Những vùng và những nền văn minh lớn
Tới những thế kỷ cuối cùng TCN, vùng Địa Trung Hải, sông Hằng và sông
Dương Tử đã trở thành khu vực phát sinh của các đế chế mà các nhà cai trị về sau này sẽ
phải tìm cách học tập.
Các đế quốc vĩ đại dựa trên khả năng khai thác quá trình sáp nhập thông qua quân
sự và việc thành lập những vùng định cư được bảo vệ để trở thành những trung tâm nông
nghiệp. Hòa bình mà họ mang lại thúc đẩy thương mại quốc tế, mà nổi tiếng nhất là sự
phát triển của “con đường tơ lụa”:
-Trung Quốc là một nước nuôi tằm và dệt lụa sớm nhất trên thế giới. Hơn
3000 năm về trước, người đời Ân – Chu đã biết nuôi tằm và đã có những sản phẩm lụa
hoa văn rất đẹp và độ thêu vóc nhiều màu sắc. Sau đó lại có những phát minh về dệt the
gấm. Đến đời Hán (thế kỷ thứ 3 TCN) kỹ thuật dệt tơ lụa Trung Quốc lại được phát triển
và nâng cao hơn.Người đời Hán thường gọi dệt gấm và thêu vóc là một vì vậy hai chữ
“gấm vóc” về sau đã tượng trưng cho sự tươi đẹp.
- Tơ lụa của Trung Quốc đã làm cho người Trung Á, người Ả Rập và
Châu Âu kinh ngạc. Từ những thế kỉ trước và đầu công nguyên người Châu Âu đã đồn
đại về một “xứ sở tơ lụa” là như vậy.
- Một nhà văn La Mã (thế kỉ thứ III) đã nói: “ Lụa hoa của xứ sở tơ lụa
màu sắc đẹp như hoa rừng, sợi tơ nhỏ như mạng nhện”. Họ gọi Trung Quốc là xứ sở tơ

lụa và con đường thông thương mà những nhà buôn đi bán lại, buôn bán tơ lụa chạy dài
trên đất liền Châu Á gọi là “đường tơ” hoặc “ con đường tơ lụa”.
 “Con đường tơ lụa” thời xưa của Trung Quốc đã góp phần to lớn vào
sự nghiệp giao lưu kinh tế và văn hóa dân tộc trên thế giới. Theo “ con đường tơ lụa” các
hàng hóa khác bằng trúc, bằng sứ của Trung Quốc được bán sang Trung Á và các nước
Châu Âu. Kỹ thuật nuôi tằm dệt lụa của TQ cũng từ đó được truyền bá ra khắp thế giới.
Ngược lai, TQ cũng du nhập được nền văn minh của các dân tộc khác; “ con đường tơ
lụa” đã làm cho Châu Âu và Châu Á xích lại và hiểu biết nhau hơn.
Trên các vùng ở Âu Á, Châu Mỹ và Bắc Phi, các đế quốc lớn tiếp tục nổi lên và
sụp đổ.
Sự tan rã dần dần của đế chế La Mã.
Tại Trung Quốc, các triều đại nổi lên rồi lại sụp đổ giống như nhau.
Các xã hội rộng lớn cũng bắt đầu được dựng lên ở Trung Mỹ vào thời đó, người
Maya và người Aztecs ở Mesoamerca là những xã hội phát triển nhất.
CÁC NỀN VĂN MINH LỚN TRÊN THẾ GIỚI:
Loài người xuất hiện cách đây hàng triệu năm và ngay từ lúc đó con người đã tạo
ra nhiều giá trị vật chất cũng như tinh thần nhưng xã hội nguyên thuỷ lúc đó nói chung
vẫn còn ở trong tình trạng mông muội.
Tới cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN, ở một số nơi có điều kiện tự
nhiên thuận lợi hơn các nơi khác, con người tập trung sinh sống ở những nơi đó đông
hơn. Hạ lưu các con sông lớn ở châu Á và châu Phi đã hình thành ra bốn trung tâm văn
minh sớm nhất của nhân loại đó là trung tâm văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung
Hoa.
Một điểm giống nhau là cả bốn trung tâm văn minh này đều dựa vào các con sông
lớn: Ai Cập nhờ có sông Nin ( Nile), Lưỡng Hà nhờ có sông Ơphrat ( Euphrates) Tigrơ
( Tigris ), Ấn Độ nhờ có sông Ấn và sông Hằng, Trung Hoa nhờ có Hoàng Hà và Trường
Giang. Hạ lưu của các con sông này đất rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp, tạo điều kiện cho cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh.
Ở phương Tây, có hai trung tâm văn minh xuất hiện muộn hơn, đó là văn minh
Hy Lạp và La Mã ( khoảng cuối thiên niên kỉ III đến đầu thiên niên kỉ II TCN ). Tuy xuất

hiện muộn hơn các trung tâm văn minh ở phương Đông, nhưng nhờ kế thừa các thành tựu
văn minh của phương Đông rồi sau đó phát triển lên nên văn minh Hy-La cũng để lại cho
nhân loại nhiều giá trị quan trọng.
Thời trung đại, toàn bộ Tây Á và Bắc Phi nằm trong lãnh thổ đế quốc Arập.
Phương Đông hình thành ba trung tâm văn minh lớn là Arập, Ấn Độ, Trung Hoa. Trong
ba trung tâm văn minh đó, Ấn Độ và Trung Hoa có sự phát triển liên tục từ thời cổ đại tới
thời trung đại.
Ở phương Tây, thời trung đại chỉ nằm trong một trung tâm văn minh là văn minh
Tây Âu.
Ngoài những trung tâm văn minh lớn, thời cổ-trung đại trên thế giới còn hình
thành những trung tâm văn minh nhỏ hơn như văn minh của một số người dân da đỏ ở
Châu Mĩ, văn minh ở một số vùng thuộc Đông Nam Á .
Ngay từ thời cổ-trung đại, những nền văn minh trên thế giới không phải phát triển
hoàn toàn biệt lập với nhau.Con người giữa các trung tâm văn minh khác nhau đã có sự
tiếp xúc với nhau qua buôn bán, du lịch, chiến tranh, hay truyền giáo. Vì vậy chắc chắn
những giá trị vật chất cũng như tinh thần giữa các trung tâm văn minh ấy cũng đã có ảnh
hưởng lẫn nhau.
Tới thời cận đại, các nước phương Tây nhờ sự phát triển nhanh chóng về khoa
học kĩ thuật đã trở thành các quốc gia phát triển về kinh tế, hùng mạnh về quân sự. Cùng
với quá trình thực dân hoá, các nước phương Tây đã lôi cuốn các vùng còn lại của thế
giới vào luồng phát triển của văn minh chung thời cận đại.
Trên cơ sở của văn minh thế giới thời cổ-trung đại mà loài người thời cận đại và
hiện đại đã tạo nên được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực như chúng ta đã
thấy ngày nay.
2. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH THẾ GIỚI:
2.1
Angkor Wat (tiếng Khơme nghĩa là thành phố chùa) từ lâu đã trở thành biểu
tượng huy hoàng của đất nước Cămpuchia.Ngay sau khi được phát hiện vào năm 1861,
Angkor Wat đã làm cho các nhà nghiên cứu bàng hoàng. Lúc đó người ta đã đặt ra nhiều
giả thuyết kỳ lạ. Người cho rằng chính chủ nhân của những kim tự tháp Aicập đã đến đây

và xây dựng nên Angkor Wat. Người khác lại phỏng đoán có bàn tay của người HyLạp
trong việc tạo dựng nên ngôi chùa đá kỳ diệu này. Còn truyền thuyết của người Khơme
thì cho rằng Angkor Wat là nguồn gốc của Thần Linh.
Truyền thuyết về Angkor Wat kể lại rằng: ngày xưa, Thần tối thượng Indra có
quan hệ với một người đàn bà dưới trần gian. Người đàn bà sinh ra một người con trai là
Preah Két Mêalêa (ánh sáng thiên thần). Vì được Hoàng hậu sinh ra nên Preah Két
Mêalêa trở thành Hoàng Tử kế vị ngôi Vua ở Inđra Prast (Cămpuchia cổ). Thần Inđra mê
vẻ khôi ngô của chú bé và đem chú về trời. Các thần không bằng lòng cho con của người
dưới trần gian chung sống với mình nên đòi Inđra phải trả Preah Két Mealêa xuống hạ
giới. Không còn cách nào khác Thần Indra đành phải đem chú bé xuống hạ giới. Quen
với cuộc sống trên thiên giới, nên khi trở về hạ giới Preah Két Mêalêa cảm thấy trong
lòng buồn bã khi sống trong cung điện của Vua cha. Hoàng Tử xin Thần Indra cho mình
được trở lại thượng giới. Tuy rất thương Hoàng Tử, nhưng vị thần tối thượng không biết
phải làm gì đây. Thần nảy ra ý định sai một vị kiến trúc sư vĩ đại của các Thần là Preah
Pisnuka xây ngay ở hạ giới một lâu đài tráng lệ giống hệt lâu đài của Thần Indra trên
thượng giới cho Hoàng Tử. Chỉ một đêm các thần đã xây xong tòa lâu đài, đó chính là
Angkor Wat ngày nay. Trên các phiến đá ở Angkor Wat, còn hằn rõ những lỗ tròn chính
là những dấu tay bê đá của các Thần.
Từ những bàng hoàng ban đầu, các nhà khoa học đã lần theo dấu vết của những
dòng bia đá bí ẩn ở các đền đài và lịch sử về Angkor Wat đã hiện dần lên. Angkor Wat từ
đó đã được giải mã và không còn là huyền thoại nữa.
Angkor Wat cũng như nhiều đền đài khác ở ăngco chỉ là một đền mộ gắn với việc
thờ Thần - Vua của các triều Vua chúa Khơme thời ăngco. Các Vua ăngco coi mình là
hiện thân của Thần linh. Cho nên khi còn sống mỗi vị Vua đều xây cho mình một ngôi
đền như đền thờ của Thần linh. Khi chết, theo quan niệm của người Khơme, vị Vua đó sẽ
trở thành Thần và nhập vào các ngôi đền mình đã xây dựng.
Cùng với tục thờ Thần Vua, một loại hình kiến trúc kỳ lạ của người Khơme ra
đời: Đền núi. Mỗi ngôi đền mộ là hình ảnh của quả núi vũ trụ Mêru, nơi ngụ của Thần
linh. Loại hình dáng kiến trúc đền núi bắt đầu hình thành ở Cămpuchia từ đầu thời ăngco
- thời Vua Giaiavácman 2 (trị vì từ năm 790 đến năm 850). Thoạt đầu, Đền núi khơme

còn rất thô sơ, chỉ là một hoặc vài ngôi đền dựng trên đỉnh một quả đồi. Nhưng dần dần,
từng bộ phận cấu thành một đền núi hoàn chỉnh xuất hiện. Đến thời điểm ra đời của
Angkor Wat (nửa cuối thế kỷ XII) mô hình đền núi Khơme đã hoàn thiện đến từng chi
tiết nhỏ. Angkor Wat không phải xuất hiện từ hư vô mà là đỉnh cao của sự kết tinh với
lịch sử hơn ba trăm năm phát triển của loại hình đền núi Khơme.
Sau khi lên ngôi vào năm 1113, Vua Suryavácman II chọn một khu đất rộng và
thoáng đãng ở góc Đông Namđô thành Yasodharapura để xây Đền núi cho mình. Đó là
Angkor Wat. Công trình được khởi công vào năm 1122 và hoàn thành vào năm Vua mất -
năm 1150.
Angkor Wat nằm trong khu đất thiêng rộng 1500m x 1300m và bị giới hạn bởi
một hồ nước rộng. Do vị trí qui định nên đền mở về hướng Tây có hồ cũng là hướng tới
đô thành, chứ không mở về hướng Đông như mọi Đền núi Khơme khác, Vượt qua hồ
phía Tây là một con đường đi giữa hai hàng lan can đá hình rắn Naga khổng lồ dẫn tới
cổng chính dài 230m. Toàn bộ kiến trúc bên trong được thu lại một cách chuẩn xác và
chọn vẹn trong khung cổng này. Khúc dạo của bản giao hưởng nghệ thuật lớn bắt đầu và
hoà lên rộn ràng khi người xem bước qua cổng chính. Cửa chính giữa mở ra con đường
thứ hai rộng 9,5m và dài 350m. Hai bên đường vẫn là dãy lan can đá hình rắn Naga
khổng lồ.
Các bia ký và hình chạm khắc cho thấy rằng, xưa kia Vua Suryavácman thường
xa giá đến đây. Đi đầu là một đoàn người cầm cờ phướn rồi đến các nhạc công. Sau đó là
những chiếc kiệu đem lễ vật dâng lên đền. Đi sau đoàn kiệu là các cung nữ cầm nến, hoa,
các cỗ xe, kiệu chở các nàng công chúa. Sau nữa là những Hoàng Tử cưỡi voi có ô che
trên đầu. Sau cùng, một con voi to nhất có bành lộng lẫy chở Đức Vua. Tới cửa vào đền,
đoàn rước lễ rẽ sang hai cánh, chỉ đức Vua và các thành viên của Hoàng gia mới được
vào đền, khi tới khu hồi lang thứ nhất thì họ dừng lại làm lễ. Khu hồi lang này rộng 215m
x 187m và có những hình sư tử và rắn Naga bảy đầu trấn giữ. Tới đây, Vua vẫn ngồi trên
mình voi đi tới cửa Đông của đền. Dọc tường hồi lang là tám bức phù điêu lớn cao hai
mét và dài từ 50m đến 100m. Gần 1200m vuông phù điêu đó thể hiện các cảnh lấy từ Sử
thi Ramayana hoặc các cảnh nói về các chiến tích của Suryavácman II. ở đây, chúng ta
gặp chân dung đức Vua hai lần: một lần đang thiết triều, một lần đang xung trận. Các

cảnh chiến trận được thể hiện sôi động, căng thẳng và hừng hực sát khí. Trong khi đó,
các cảnh sinh hoạt, hội lễ lại êm đềm và sống động.

Cảnh phía Namcủa hồi lang Đông là cả một mảng phù điêu dài 50m thể hiện
huyền thoại khuấy biển sữa lấy thuốc trường sinh. Trọng tâm của phù điêu là hình Vítnu
nằm trên mình con rùa. Hai bên là các Thần và qủy đáng ráng sức ôm thân con rắn khổng
lồ Vasuka mà kéo. Từ đại dương bị khuấy động bay lên các tiên nữ Apsara rồi nữ thần
sắc đẹp Lắcsơmi.

ở mặt hướng Tây của tầng một, ba cầu thang dẫn lên tầng hồi lang kín thứ hai. ở tầng thứ
hai này của Angkor Wat là cả một thế giới các ô sân tạo bởi những lối đi có mái che chạy
ngang dọc cắt nhau. Nơi đây chỉ dành riêng cho các thành viên của Hoàng gia. Sau khi đã
cùng vị tư tế làm lễ ở tầng một, đức Vua cùng gia quyến lên tầng hai nghỉ ngơi. Không
khí của tầng hai hoàng toàn tĩnh lặng êm ả. ở đó, có những thư viện có nhiều Thánh kinh
dành cho Vua Chúa đọc. Bàn tay của các nghệ sĩ vô danh đã tạo nên ở tầng hai này cả
một thiên giới bằng đá. Trên mặt các tường là vô vàn những hình tiên nữ Apsara bằng đá.
Những nàng Apsara kiều diễm với những khuôn mặt và trang phục khác nhau, tay cầm
hoa hoặc đang múa; tất cả đã tạo ra bức tranh sinh động về một thiên cung nơi hạ giới.
Gần 2000 hình Apsara ở Angkor Wat là gần 2000 tác phẩm điêu khắc tuyệt vời. Qua dấu
vết vàng son còn lại và các dòng bia ký, người ta có đủ cơ sở đoán rằng, xưa kia các hình
tiên nữ, các bộ phận kiến trúc đã được sơn son thiếp vàng hoặc được khắc vẽ.

Theo những lối tam cấp có mái che có thể lên đến tầng thứ ba, tầng trên cùng của
Angkor Wat. Từ xa, tầng trên cùng này cùng với năm ngọn tháp hiện ra trên nền trời như
những nụ hoa. Lên đến tầng trên cùng ai cũng cảm thấy năm ngọn tháp như ngự trị cả
không gian. Ngôi tháp trung tâm cao 42m so với nền của tầng ba, còn toàn bộ ngôi chùa
cao 65m.
Mô hình của Angkor Wat đã được hoàn thiện trước đó ở đền Bà Phnôm; Angkor
Wat là một kiến trúc dạng kim tự tháp ba tầng. Tầng trung tâm có năm tháp được bố cục
theo sơ đồ ngũ điểm (tháp chính cao nhất ở giữa, bốn tháp nhỏ hơn ở bốn góc). Tháp

trung tâm nối với bốn cổng ở bốn hướng bằng những hành lang có cột và mái che. Như
vậy, mỗi tầng bị cắt ra thành những khu sân nhỏ. Mỗi tầng lại có những hồi lang kín vây
quanh. Góc các hồi lang và ở ngay chính giữa các mặt lại nhô lên những hình tháp nhỏ.
Các lối đi trên cầu thang cũng được lợp kín như các hồi lang. Tuy phỏng theo đền Bà
Phnôm, nhưng giá trị và sự kỳ diệu của Angkor Wat chính là tầm vóc và cách xử lý
không gian.

Tỷ lệ và luật xa gần được biểu hiện ở Angkor Wat thật giản đơn nhưng cũng thật
đáng kinh ngạc. Quãng đường giữa cổng vào tới khu đền đài dài gấp đôi chiều dài mặt
Tây của đền. Đây là tỷ lệ vàng mà chỉ có người Hy Lạp Cổ mới biết và sử dụng trong
những công trình kiến trúc của mình. Theo các kiến trúc sư Cổ Hy Lạp, muốn bao quát
toàn bộ một công trình kiến trúc phải lùi xa một khoảng gấp hai lần kích thước lớn nhất
của kiến trúc đó. Tỷ lệ của ba tầng của Angkor Wat cũng là nhữn tỷ lệ vàng: tầng một cao
6m, tầng hai cao 13m (6m+7m) và tháp chính cao 42m (6m x 7m). Chiều cao của ba tầng
cứ lên từ từ đều đặn khiến người xem có cảm giác lúc nào cũng hiện diện một sự hoàn
chỉnh. Hơn thế nữa, các tầng lại có cấu trúc và hình dáng giống nhau, tần trên như hoà lẫn
vào hồi lang của tầng dưới. Mỗi thành phần kiến trúc từ tháp chính tới các tháp phụ, từ
các bậc tam cấp đến các hồi lang đều được bố trí cân đối rất hoàng hảo đến mức chúng
vừa như là các công trình riêng biệt vừa hoà vào tổng thể chung. Tất cả điều đó cho thấy
công việc xây dựng Angkor Wat phải được tính toán kỹ lưỡng trên một mô hình trước khi
thi công.

Sau khi Suryavácman II mất, đất nước của người Khơme lâm vào tình trạng khủng hoảng
cung đình. Trước tình hình đó, quân đội Chàm đã tiến đánh và tàn phá Angkor Wat vào
năm 1177. Chỉ Vua Giaiavácman VII mới trả được mối thù đó. Ông không chỉ phục hồi
được Angkor Wat mà còn chiếm cả đất nước của kẻ thù. Bia ký Bantay Chmar viết: "Đức
Vua đã đưa đất nước thoát khỏi vực thẳm tai họa".
Nhưng cũng chỉ sau đó không lâu, Angkor Wat cùng với các đền đài ăngco khác
đã bị con người bỏ rơi cho núi rừng xâm chiếm và bao phủ. Chỉ đến tận cuối thế kỷ XIX,
Angkor Wat mới lại bắt đầu cuộc hồi sinh lần thứ hai và được đánh giá là một trong

những kỳ quan của nhân loại.


Kim tự tháp Kheops
Kim tự tháp Kheops
Kim tự tháp Kheops là công trình cao nhất thế giới từ năm ~ 2570 TCN đến năm ~ 1300Địa
điểmGiza, Ai CậpTình trạngĐã hoàn thành
Xây dựng~ 2570 TCNChiều caoTính đến mái138,8 m (455,2 ft)
(Nguyên thủy: 146,6 m (480,9 ft)

Đại kim tự tháp Kheops.


Kim tự tháp Khafre và tượng Nhân sư
Kim tự tháp Kheops hay kim tự tháp Kê ốp, kim tự tháp Khufu hoặc Đại kim tự
tháp Giza ( 29°58′41″B, 31°07′53″Đ), là một trong những công trình cổ nhất và duy
nhất còn tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới. Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý
rằng kim tự tháp được xây trong khoảng thời gian 20 năm từ khoảng năm 2560 TCN.
Mọi người cũng cho rằng Đại kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho pharaon
Kheops (chuyển tự từ tiếng Hy Lạp Χέωψ; tiếng Ai Cập: Khufu) thuộc Triều đại thứ tư
thời Ai Cập cổ đại, vì thế nó đã được gọi là Kim tự tháp Kheops
.
Vị tể tướng của
Kheops là Hemiunu được cho là kiến trúc sư của Đại Kim tự tháp này.
Bối cảnh lịch sử
Quá trình xây dựng được các nhà Ai Cập học tin là trong khoảng 20 năm, đánh giá được
chấp nhận rộng rãi nhất cho năm hoàn thành là khoảng 2560 TCN. Năm hoàn thành này
được ủng hộ một cách không chắc chắn bởi những khám phá khảo cổ tới bây giờ vẫn
chưa tiết lộ một nền văn minh nào (hay một dân số đủ lớn hay đủ khả năng kỹ thuật) xưa
hơn Triều đại thứ tư trong khu vực này.

Đại Kim Tự Tháp này là xưa nhất và lớn nhất trong ba kim tự tháp trong vùng Giza
Necropolis giáp với Cairo, Ai Cập ở châu Phi. Nó là phần chính cũa một cấu trúc phức
tạp các công trình bao gồm cả hai ngôi đền nhà xác để thờ Kheops (một gần kim tự tháp
và một gần sông Nil), ba kim tự tháp nhỏ hơn cho các bà vợ của Kheops, và một kim tự
tháp "vệ tinh" nhỏ hơn, một đường đắp cao nối hai ngôi đền, và một nhà mồ nhỏ bao
quanh kim tự tháp cho các quý tộc. Một trong các kim tự tháp nhỏ chứa mộ của hoàng
hậu Hetepheres (khám phá năm 1925), em gái và vợ của Sneferu và mẹ của Kheops.
Cũng có thành phố cho công nhân, bao gồm một nghĩa trang, các tiệm bánh, một xưởng
làm bia và một khu để luyện (nấu chảy) Đồng (nguyên tố)đồng. Nhiều tòa nhà và các khu
cấu trúc khác đang được khám phá bởi Dự án vẽ bản đồ Giza.
Cách vài trăm mét về phía tây nam Kim tự tháp Kheops là một kim tự tháp hơi nhỏ hơn
khác, Kim tự tháp Khafre, một trong những người kế vị Kheops và được tin rằng là người
đã xây dựng Đại Sphinx Giza Đại Nhân sư. Thêm vài trăm mét nữa ở phía tây nam là
Kim tự tháp Menkaure, người kế vị Khafre, với chiều cao khoảng một nửa Đại kim tự
tháp. Hiện nay, kim tự tháp Khafre là kim tự tháp cao nhất trong nhóm bởi Đại kim tự
tháp đã mất khoảng 30 feet chiều cao vật liệu trên đỉnh. Thời cổ đại, Kim tự tháp Kheops
quả thực là cao nhất, nhưng trên thực tế khi ấy kim tự tháp Khafre nhìn vẫn có vẻ cao hơn
vì các cạnh của nó có góc đứng hơn so với Kim tự tháp Kheops và nó được xây dựng trên
thế đất cao hơn.

Kim tự tháp Kheops trong một bức ảnh chụp từ thế kỷ 19
Kim tự tháp MenkaureXây dựng
Bài chi tiết: Các kỹ thuật xây dựng kim tự tháp của người Ai Cập


những dụng cụ hỗ trợ hình RJ hay RL có thể đã được dùng để đưa các khối đá nặng hàng
tấn lên cao
Các vật liệu và nhân lực
Nhiều ước tính khác nhau đã được đưa ra về số lượng nhân lực cần thiết xây dựng Đại
kim tự tháp. Herodotus, nhà sử học Hy Lạp ở thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, đã ước

lượng việc xây dựng có thể cần tới 100.000 người trong 20 năm. Những bằng chứng gần
đây đã cho thấy khả năng trên thực tế số nhân công xây dựng được trả tiền cho sức lao
động của mình, vì thế đòi hỏi phải có một hệ thống quan lại và kế toán được tổ chức ở
mức khá chặt chẽ. Kiến trúc sư người Ba Lan Wieslaw Kozinski tin rằng cần phải có 25
người mới mang được một khối đá nặng 1,5 tấn. Dựa vào đó, ông ước tính số nhân công
là 300.000 người trên công trường, với khoảng 60.000 ở những nơi khác. Nhà Ai Cập học
thế kỷ 19 William Flinders Petrie đã đề xuất rằng đa số nhân công không phải là nô lệ mà
là dân cư ở những vùng nông nghiệp tại Ai Cập, lao động vào những thời kỳ có lũ ở sông
Nil và các hoạt động nông nghiệp đang tạm ngưng.
Nhà Ai Cập học Miroslav Verner thừa nhận rằng số lao động được tổ chức thành một hệ
thống cấp bậc, gồm hai toán 1.000 người, được tổ chức thành năm zaa hay phyle với 200
người, có thể họ lại tiếp tục được phân chia nhỏ nữa theo trình độ tay nghề. Một số
nghiên cứu đưa ra các ước tính khác về số nhân công xây dựng. Ví dụ, nhà toán học Kurt
Mendelssohn đã tính rằng lượng nhân lực cao nhất có thể lên tới 50.000 người, trong khi
Ludwig Borchardt và Louis Croon cho rằng con số đó là 36.000. Theo Verner, việc xây
dựng Đại kim tự tháp không đòi hỏi quá 30.000 nhân công.
Một cuộc nghiên cứu quản lý xây dựng do công ty Daniel, Mann, Johnson, &
Mendenhall hợp tác cùng Mark Lehner và các nhà Ai Cập học khác tiến hành đã ước tính
rằng toàn bộ dự án này cần lượng nhân công trung bình là 13.200 người và ở đỉnh điểm là
40.000. Không sử dụng ròng rọc, bánh xe, hay các công cụ sắt, họ giả định rằng Đại kim
tự tháp từ khi khởi công tới khi hoàn thành mất khoảng 10 năm. Cuộc nghiên cứu ước
tính số khối đá được sử dụng trong xây dựng ở trong khoảng 2-2,8 triệu (trung bình 2,4
triệu), nhưng lấy con số chính xác giảm còn 2 triệu sau khi trừ bớt diện tích ước tính của
các khoảng không phòng bên trong. Đa số các nguồn đồng ý với con số khoảng trên 2
triệu khối đá này. Những tính toán của các nhà Ai Cập học cho rằng số nhân công phải
đạt được mức 180 khối trên giờ (3 khối/phút) với mười giờ lao động mỗi ngày để đặt mỗi
khối đá riêng biệt vào vị trí của chúng. Họ đưa ra được những ước tính này sau khi thử
nghiệm xây dựng không sử dụng máy móc hiện đại. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này
không đưa ra được công nhận, đặc biệt khi đem so sánh với các dự án xây dựng tại các
nước thuộc thế giới thứ ba, hậu cần và tay nghề người thợ góp phần quan trọng vào việc

xây dựng một công trình có tầm cỡ không tương đương với sự chính xác như vậy, hay
trong số những điều khác, việc sử dụng tới 60-80 tấn đá lấy từ mỏ và vận chuyển qua một
khoảng cách hơn 500 dặm.
Trái lại, một nghiên cứu khả thi Đại kim tự tháp liên quan tới việc khai thác đá từ mỏ đã
được Giám đốc kỹ thuật Viện Đá vôi Idiana Châu Mỹ Merle Booker tiến hành năm 1978.
Với 33 mỏ đá, Viện được nhiều kiến trúc sư coi là một trong những cơ quan nghiên cứu
đá vôi hàng đầu thế giới. Sử dụng thiết bị hiện đại, cuộc nghiên cứu đưa ra kết luận:
“Sử dụng toàn bộ cơ sở ngành công nghiệp đá vôi Indiana như hiện tại [33 mỏ],
và lấy con số sản xuất gấp ba mức trung bình hiện nay, cần phải có 27 năm để
khai thác đá, chế tạo và chuyên chở đủ số cần thiết.”
Booker chỉ ra số thời gian cuộc nghiên cứu cho là đủ để các toa tàu chở hàng được sử
dụng liên tục, không bị trễ hay có thời gian chết của máy móc trong suốt quãng 27 năm
đó và cũng không tính tới khả năng tăng giá chi phí trong thời gian để hoàn thành công
việc

.
Những giá trị được các nhà Ai Cập học chấp nhận xác nhận kết quả sau:
2.400.000 khối đá được sử dụng ÷ 20 năm ÷ 365 ngày mỗi năm ÷ 10 giờ làm việc mỗi
ngày ÷ 60 một giờ = 0,55 được hoàn thành trên mỗi phút
Vì thế dù có bao nhiêu công nhân được sử dụng hay bất kỳ hình thức nào, thì 1,1 khối
phải được xếp vào đúng chỗ mỗi 2 phút, mười giờ một ngày, 365 ngày một năm trong 24
năm để hoàn thành Đại kim tự tháp trong khuôn khổ thời gian đó. Để sử dụng phương
trình tương tự, nhưng thay thời gian thành 100 năm chứ không phải 20, thì cứ mười phút
phải hoàn thành 1,1 khối đá.
Tuy nhiên, phương trình không bao gồm khoảng thời gian và nhân công cần thiết cho
việc thiết kế, lập kế hoạch, khảo sát và chuẩn bị mặt bằng diện tích 13 mẫu Anh của Đại
kim tự tháp. Nó cũng không bao gồm thời gian xây dựng hai kim tự tháp chính khác trên
cùng công trường, con Nhân Sư (Sphinx), các đền, các hệ thống đường đắp cao, nhiều
dặm vuông mặt bằng được lát đá, chuẩn bị mặt bằng toàn bộ thung lũng Giza, 35 bến
thuyền được đục vào trong đá nền cứng, hay nhiều thứ đòi hỏi nhiều nhân công khác.

Toàn bộ thung lũng Giza đã được xây dựng trong thời cai trị của nhiều pharaoh trong
chưa tới một trăm năm. Bắt đầu với vua Djoser cầm quyền từ 2687-2667 TCN, ba kim tự
tháp lớn khác cũng đã được xây dựng - Kim tự tháp bậc Saqqara (được cho là kim tự tháp
đầu tiên của Ai Cập), Kim tự tháp Bent và Kim tự tháp đỏ của vua Sneferu. Cũng trong
giai đoạn này (từ 2686 đến 2498 TCN) đập Wadi Al-Garawi sử dụng theo ước tính tới
100.000 mét khối đá và gạch cũng đã được xây dựng
[8]
. Bắt đầu từ Saqqara, nhà Ai Cập
học Barbara Mertz đã ước tính gần 700 kim tự tháp đã được xây dựng ở Ai Cập trong
khoảng thời gian gần 500 năm.
Các lý thuyết về phương pháp xây dựng


Sơ đồ bố trí của kim tự tháp
Herodotus đã cho rằng các khối đá sử dụng xây dựng Đại kim tự tháp được đặt vào vị trí
bằng cách đưa chúng lên dần từng giàn giáo gỗ ngắn liên tiếp. Một khả năng khác được
học giả cổ đại Diodorus Siculus đề xuất là các khối đá lớn được kéo lê dọc một hệ thống
các đường dốc để tới độ cao cần thiết. Gần đây hơn, Mark Lehner cho rằng một đường
dốc hình xoắn ốc, bắt đầu từ mỏ đá dẫn tới phía đông nam và tiếp tục chạy quanh bên
ngoài kim tự tháp, có lẽ đã được áp dụng. Các khối đá có thể đã được đặt trên các xe
trượt chạy trên đường được bôi trơn bằng nước hoặc sữa. Một số người tin rằng các khối
đá được di chuyển nhờ con lăn, súc gỗ tròn đặt liên tục bên dưới các khối đá.
Nếu một đường dốc được sử đụng để đưa các khối đá cao nhất vào vị trí thì nó phải ngày
càng thu hẹp lại bởi vì đỉnh kim tự tháp nhỏ dần lên phía trên. Tuy nhiên, việc xây dựng
con đường dốc đó cũng đòi hỏi rất nhiều nhân lực, quá nửa số nhân công cần thiết để xây
dựng chính kim tự tháp. Việc khai quật vùng phía nam Đại kim tự tháp đã cho thấy bằng
chứng sót lại của một con đường dốc gồm hai bức tường được xây bằng gạch vụn được
trộn với Tafla hai bên. Ở giữa được nhồi cát và thạch cao tạo nên thân đường. Chúng đã
được phát hiện trong khi tái bố trí các hệ thống âm thanh và ánh sáng tại Giza. Theo kích
cỡ lý thuyết về con đường dốc tầm cỡ lớn đáp ứng yêu cầu cho việc xây dựng Đại kim tự

tháp, chúng ta sẽ không hiểu con đường dốc cỡ nhỏ mới được khám phá đó được dùng
vào việc gì.
Cũng có ý kiến cho rằng người Ai Cập có thể đã di chuyển các khối đá bằng sức gió, nhờ
vào các cánh diều và các ròng rọc chứ không phải nhờ số lượng nô lệ đông đảo. Ngày 23
tháng 6 năm 2001, giáo sư hàng không Caltech Mory Gharib và một nhóm nhỏ sinh viên
chưa tốt nghiệp đã nâng một cột tháp 6900 lb (3,1 tấn), cao 3 mét vào vị trí thẳng đứng
nhờ sức gió 22 dặm/giờ (35 km/giờ) tại sa mạc California trong vòng 25. Họ sử dụng một
cánh diều, hệ thống ròng rọc, và các khung đỡ để chứng minh rằng sức gió có thể được
khai thác để tạo ra các lực nâng lớn. Maureen Clemmons lần đầu tiên nghĩ tới ý tường
này khi xem một hình ảnh vài người đàn ông đang dựng một cột tháp trong tạp chí
Smithsonian. Clemmons cũng tìm ra một mảnh vải len (frieze) thể hiện một mô hình cánh
không thể xác định bên trên vài người đàn ông và có thể là một số dây chão.

×