Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG MÔN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.78 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG MÔN HÓA
1/ MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
“Mở đầu là một nghệ thuật vĩ đại” – Longfellow
Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học cần có phần mở đầu thuyết
phục, vì ba phút mở đầu sẽ dẫn dắt cả tiết học. Thực tế đã chứng minh rằng: Chỉ
khi nào có sự chuẩn bị sẵn sàng, học sinh mới có thể học tốt.
Mở đầu bài giảng là một trong những yếu tố quyết định tính toàn vẹn của bài
học, có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, tạo không khí hứng
khởi cho các em khi bắt đầu vào bài học mới. Một giờ học mở đầu tốt coi như đã
thành công được một nửa.
Hơn nữa, một bắt đầu tốt không chỉ mang lại hào hứng cho học sinh mà còn
đem lại sự tự tin và nhiệt tình cho giáo viên. Đồng thời đây cũng là một cách để
giáo viên “ghi điểm” đối với đàn em thân yêu của mình. Một khi học sinh đã yêu
quý và đánh giá cao năng lực của người thầy đứng lớp thì lẽ đương nhiên các em
cũng sẽ có cố gắng hơn rất nhiều trong việc học tập.
Giống như thủ tục cất cánh trên đường băng của một chuyến bay mới, mở
đầu bài giảng là một thủ tục không thể thiếu để học sinh tiếp cận kiến thức.
Tuy nhiên hiện nay trong trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều giáo
viên coi nhẹ việc này, hoặc có làm nhưng chưa thực sự tạo được niềm vui, hứng
khởi từ học sinh. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hứng
thú học tập môn Hóa, làm cho môn Hóa trở nên “nhiều kiến thức, khó nuốt” giống
như nhận xét của không ít học sinh ở trường trung học phổ thông.
Đồng thời trong quá trình giảng dạy tôi cũng nhận thấy rằng để có một khởi
đầu tốt đẹp cho một tiết học đòi hỏi người giáo viên phải bỏ không ít đầu tư,
nghiên cứu để tìm ra phương pháp phù hợp với nội dung bài học, với đặc thù môn
Hóa và đối tượng giảng dạy cũng như phù hợp với điều kiện sẵn có. Đây là một
thử thách cho những nhà giáo tâm huyết với nghề.
Xuất phát từ những lý do, mục đích, ý nghĩa nói trên, tôi đã nghiên cứu cẩn
thận và mạnh dạn chọn - thực hiện đề tài này: Đề tài “MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG
MÔN HÓA”.


1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số cách mở đầu bài giảng hiệu quả nhằm tạo hứng thú học tập môn
Hóa cho học sinh phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa
trong trường phổ thông.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1
- Nghiên cứu lý thuyết chung về mở đầu bài giảng và các phương pháp mở đầu
bài giảng gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Nghiên cứu nội dung chương trình Hóa học phổ thông và một số phương pháp
dạy học Hóa học ở trường phổ thông.
- Khảo sát tính hiệu quả của các phương pháp mở đầu bài giảng đã đề xuất.
- Thống kê, xử lý và phân tích các kết quả.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan.
- Điều tra, phỏng vấn, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Hệ thống nội dung, lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài.
- Thực nghiệm sư phạm.
2
2/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI [1],[3]
2.1. Nhiệm vụ của mở đầu bài giảng[1],[3]
Mở đầu bài giảng là công đoạn khởi đầu cho mỗi tiết học thường diễn ra trong
khoảng thời gian từ 5 – 10 phút và phải đảm bảo thực hiện được hai nhiệm vụ:
- Định hướng học tập cho học sinh (nghĩa là bài học này nhằm mục đích gì, để
trả lời câu hỏi gì, học sinh thu được gì sau tiết học này, )
- Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học, qua đó quản lý và kiểm soát lớp
học thông qua các hình thức triển khai dạy học.
2.2. Tác dụng của mở đầu bài giảng
+ Khi bắt đầu tiết học mới, học sinh chưa thể tập trung ngay vào nội dung chính.
Vì vậy mở đầu bài giảng như một bước đệm giúp các em có thời gian làm quen với
kiến thức mới, ổn định trật tự và thu hút sự tập trung, chú ý từ học sinh.

+ Theo khảo sát tại trường trung học phổ thông, rất nhiều học sinh nhận xét môn
Hóa rất khô khan, quá nhiều lý thuyết cần phải nhớ, khó học và khó thuộc. Vì vậy
nên các em không thích và học không tốt môn Hóa. Việc bắt đầu một tiết học thật
hấp dẫn, đưa môn Hóa học gần gũi với thực tế sẽ gây hứng thú học tập và góp
phần không nhỏ giúp các em yêu thích môn Hóa và học tốt hơn.
+ Không những thế việc mở đầu bài học một cách ấn tượng, phù hợp với nội dung
bài giảng sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức, đặc biệt đây cũng là cách để giáo
viên củng cố kiến thức cũ, liên hệ kiến thức mới và cũ bởi kiến thức hóa học là một
hệ thống, có quan hệ mật thiết với nhau.
+ Là một người thầy đáng mến trong mắt học sinh luôn là điều mà mọi giáo viên
mong muốn. Chính vì vậy khi đứng trên bục giảng, các thầy cô giáo luôn cố gắng
hoàn thiện mình về kĩ năng, kiến thức cũng như về thái độ. Một khi học sinh yêu
mến chúng ta thì các em cũng sẽ yêu mến môn học mà chúng ta giảng dạy. Đó là
động cơ rất tốt để thúc đẩy các em học tập. Việc mở đầu bài giảng hay, phù hợp sẽ
giúp giáo viên tạo thiện cảm với học sinh.
2.3.Một số kiểu mở đầu bài giảng thường dùng[1],[3]
2.3.1. Mở đầu bài giảng trực tiếp
Đây là cách mở đầu bài giảng đi thẳng vào vấn đề cần trình bày, gọi nôm na là
“đi đường thẳng”. Đây là cách phổ biến nhất với các giáo viên vì nó có ưu điểm là
nhanh chóng và trực tiếp truyền tải thông tin đến học sinh mà không tốn nhiều thời
gian và công sức. Người dạy không cần phải đầu tư, nghiên cứu nhiều vẫn có thế
giới thiệu ngay bài học và những nội dung chính của tiết học. Cách thức triển khai
hình thức này cũng rất đơn giản: giáo viên trực tiếp đi thẳng vào vấn đề cần nói
đến, giới thiệu chủ đề chính của bài học, và tiến hành triển khai tiết học. Xem xét
hai nhiệm vụ chung của phần mở đầu bài giảng đó là định hướng học tập và thu
hút sự chú ý của học sinh thì cách mở đầu bài giảng trực tiếp đã đảm bảo hoàn
thành được cả hai nhiệm vụ. Khi giáo viên triển khai hình thức này, học sinh sẽ
không phải tư duy nhiều, mà trực tiếp tiếp cận được ngay với nội dung bài học, xác
định được ngay định hướng học tập mà không bị “lạc đường”. Cũng chính vì thế
3

mà cách này sẽ không tạo ra được “thách thức” với người học, mà người học sau
khi định hướng mục tiêu học tập sẽ phải tự đặt ra thách thức cho mình. Tuy nhiên,
không phải học sinh nào cũng làm được điều này.
Hiệu quả của mở đầu bài giảng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nếu chọn
cách trực tiếp thì giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh bằng phong cách, ngôn
ngữ, giọng nói, …qua đó mà hấp dẫn học sinh vào bài học. Vì đây là cách phổ biến
và thông dụng nên cũng rất dễ gây nhàm chán, không tạo được hứng thú học tập,
do đó, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
2.3.2. Mở đầu bài giảng gián tiếp
 Mở đầu bài giảng bằng các hoạt động tập thể
Các trò chơi được xây dựng có thể dựa trên cơ sở nội dung của bài học, cũng có
thể chỉ mang tính chất thu hút sự chú ý của học sinh. Vì là phần mở đầu bài giảng
nên thời gian cũng được giới hạn , thường là khoảng 5 – 10 phút. Do đó, Các trò
chơi tổ chức cho học sinh cũng phải hết sức đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn phải
hiệu quả.
Các hình thức trò chơi phổ biến đó là trò chơi ô chữ, trò chơi ghép hình, đóng
vai … với môn Hoá học còn có thêm các trò chơi lắp ghép các mô hình phân tử, …
Những mở đầu bài giảng dưới dạng các trò chơi sẽ mang lại cho học sinh một
không khí hứng khởi và sôi nổi, đó là tiền đề thích hợp để tạo ra những hứng thú
và động cơ học tập tích cực.
Ví dụ : Bài “ Bảng hệ thống tuần hoàn - hóa học 10”
Học sinh chia làm 4 tổ, xây dựng bảng hệ thống tuần hoàn dưới sự hướng dẫn
của giáo viên (3 chu kì đầu). Học sinh sẽ điền cấu hình electron lớp ngoài cùng vào
các ô trống tương đương với điện tích hạt nhân cho sẵn. Từ đó nhận xét :
- Những nguyên tử của các nguyên tố trên được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
(gợi ý: trong cùng một hàng, trong cùng một cột, )
 Mở đầu bài giảng bằng cách nêu vấn đề
Đây cũng là một hình thức phổ biến, thường được giáo viên sử dụng trong khi
giảng dạy. Nêu vấn đề là cách dễ tạo “thách thức” nhất với người học. Giáo viên
tổ chức các tình huống học tập bằng cách đặt câu hỏi và nêu ra vấn đề cần giải

quyết dựa trên cơ sở là nội dung bài học. Câu hỏi đặt ra phải đảm bảo yêu cầu ngắn
gọn, bao quát, gắn liền với nội dung bài học, kích thích tư duy học sinh và phải là
câu hỏi mở. Câu hỏi hay tình huống giáo viên đưa ra trong phần mở đầu sẽ định
hướng cho học sinh trong tiết học, và sau khi kết thúc bài học, học sinh tự mình trả
lời được câu hỏi và giải quyết được tình huống của giáo viên đưa ra ban đầu nghĩa
là đã lĩnh hội được kiến thức. Có hai cách đặt vấn đề thông thường là: cách thứ
nhất là nêu vấn đề để học sinh tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc của vấn đề, cách thứ
hai là đưa ra tình huống để học sinh tự xác định vấn đề. Mỗi hình thức sẽ mang lại
một hiệu quả khác nhau, tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể của tiết học, nhưng với
hình thức nào cũng phải đảm bảo ba yêu cầu:
4
- Vấn đề đưa ra phải rõ ràng và sát thực với nội dung kiến thức học sinh cần tiếp
thu.
- Vấn đề đưa ra phải gắn kết được với kiến thức cũ, chỉ ra được những điều cơ
bản học sinh cần tập trung ở bài mới.
- Vấn đề đưa ra phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và tạo được
hứng thú cho học sinh.
Nêu vấn đề là hình thức dễ triển khai, đơn giản, thuận tiện và mang lại hiệu quả
cao cho tiết học. Để tổ chức cách mở đầu bài giảng kiểu này, giáo viên cần nghiên
cứu kĩ nội dung bài học, trên cơ sở đó thiết kế những câu hỏi mang tính chất gợi
mở, kích thích tư duy, chuẩn bị những tình huống học tập để học sinh tham gia vào
bài học một cách tự nhiên và thoải mái. Cách mở đầu bài giảng này có thể áp dụng
hiệu quả với tất cả các môn học và với tất cả các đối tượng học sinh.
Ví dụ: Tạo ra tình huống có vấn đề “ Tại sao AlCl
3
tác dụng với NaOH
không thu được kết tủa”?
Bước 1. Nêu ra những kiến thức đã học có liên quan đến một vấn đề cần
khắc sâu: dung dịch nhôm clorua có tác dụng với dung dịch natri hiđroxit tạo ra
Al(OH)

3
kết tủa.
Bước 2. Đưa ra hiện tượng có chứa mâu thuẫn với kiến thức cũ gây ra lúng
túng bế tắc khi giải quyết vấn đề trong học tập hay trong thực tiễn: đổ một lượng
nhỏ dung dịch nhôm clorua (AlCl
3
) vào lượng lớn dung dịch NaOH thì không thu
được kết tủa tuy lúc đầu có xuất hiện nhưng lại tan đi ngay.
Bước 3: Tìm nguyên nhân của bế tắc, lúng túng và tìm những con đường
khác nhằm vận dụng kiến thức đã học để có thể giải quyết được nhiệm vụ đặt ra:
tại sao không thu được kết tủa nhôm hiđroxit và tìm cách khắc phục.
 Mở đầu bài giảng theo phương pháp dẫn dắt logic
Kiến thức hóa học là một hệ thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Mỗi bài trong hệ kiến thức đó có liên hệ chặt chẽ với những nội dung khác.
Giáo viên dẫn dắt từ kiến thức bài cũ sang kiến thức bài mới bằng mối liên
hệ logic, hoặc đi từ kiến thức tổng thể chung đến kiến thức bộ phận của bài học.
Phương pháp này giúp giáo viên củng cố kiến thức cũ, xâu chuỗi kiến thức,
giúp học sinh có sự so sánh, phát triển, hiểu bài tốt hơn và nhớ lâu hơn.
Ví dụ : Từ kiến thức liên kết ion dẫn sang liên kết cộng hóa trị
Liên kết ion được hình thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình,
trong đó kim loại cho electron và phi kim nhận electron tạo thành ion âm và ion
dương. Vậy nếu liên kết hình thành giữa phi kim và phi kim, cả 2 nguyên tử đều có
nhu cầu nhận electron thì liên kết sẽ hình thành như thế nào?
 Mở đầu bài giảng bằng cách gắn liền với thực tiễn
Mục tiêu giáo dục môn hoá học trường trung học phổ thông cần cung cấp
cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và
5
gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất,
những ứng dụng và tác hại của những chất trong đời sống, sản xuất và môi trường.
Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn

diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên
quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Thực tiễn trong dạy và học hoá học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo
dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền
với thực tiễn. Bằng những kiến thức hoá học, trước tiên học sinh có thể giải đáp
được những câu hỏi “Tại sao?” nảy sinh từ thực tiễn và hơn nữa là có thể đưa ra
những giải pháp tối ưu cho tình huống có vấn đề nảy sinh từ chính thực tiễn đó.
Giáo viên có thể sưu tầm, tìm hiểu và giải thích cho học sinh những vấn đề
trong cuộc sống có liên quan tới bài giảng, thu hút sự tò mò, khám phá. Việc khéo
léo đưa một ví dụ thực tiễn để mở đầu bài giảng cũng dẽ kích thích sự khám phá,
tạo sự gần gũi và thiết thực của bài giảng.
Ví dụ: Tại sao có thể dùng giấm (hoặc quả chua) để khử mùi tanh của cá?
(Bài Amin - Hóa 12)
Mùi tanh của cá gây ra do các hợp chất amin (có tính bazơ) có trong cá, đặc
biệt là lớp màng đen bám bên trong bụng cá. Để khử mùi tanh này, ta dùng giấm,
mẻ hoặc các quả có vị chua như khế, chanh có tính axit sẽ trung hòa amin tạo ra
muối amoni.
 Mở đầu bài giảng bằng cách kể chuyện vui hóa học
Hóa học có rất nhiều câu chuyện thú vị: chuyện về các nhà hóa học, chuyện
về các phát minh, chuyện về phương pháp điều chế ra chất mới
Giáo viên có thể kể một câu chuyện có nội dung liên quan tới bài giảng rồi
dẫn vào bài giảng. Chú ý câu chuyện phải ngắn gọn, không sa đà đi xa với chủ đề
bài giảng, làm mất thời gian và phân tán sự chú ý của học sinh, làm cho học sinh
không định hướng được trọng tâm của bài.
Ví dụ: Nhà bác học người Anh nổi tiếng Giô-det Giôn Tôm-xơn cũng giống
như đa số các nhà bác học khác ở thế kỷ 19, tin tưởng mãnh liệt rằng nguyên tử là
những phần tử nhỏ bé của vật chất không thể có cấu tạo nào bên trong hết. Một
hôm người trợ giáo của Tôm-xơn hỏi ông: “Ông nghĩ gì về cấu tạo bên trong
nguyên tử

- Anh bạn trẻ ạ! Tôi nghĩ rằng – nhà bác học tức giận ngắt câu hỏi – Nếu anh
biết tiếng Latinh thì anh sẽ không hỏi như thế. “Nguyên tử” dịch từ tiếng Latinh có
nghĩa là “không thể chia cắt được”.
Nhưng chẳng bao lâu sau, vào năm 1903 chính Tôm-xơn đã đưa ra mô hình
đầu tiên giải thích cấu tạo bên trong của nguyên tử.
(Mở đầu bài” Nguyên tử” - Hóa học 10)
 Mở đầu bài giảng bằng con số ấn tượng
6
Giống như một dòng tít “giật gân” trên báo, giáo viên có thể sử dụng một
con số có ý nghĩa, chứa đựng một nội dung trong bài học. Phương pháp này rất
nhanh chóng thu hút sự tập trung của học sinh, và cũng là cách mở mang thêm tầm
hiểu biết hóa học.
Ví dụ: Người dân Việt Nam sử dụng hơn 12.000 tấn túi nilon (năm 2010).
Túi nilon là một loại chất dẻo rất tiện dụng, mỗi chúng ta, gia đình chúng ta, những
người xung quanh chúng ta đều đã, đang và tiếp tục sử dụng bao nilon. Tuy nhiên
ít ai có thể ngờ nếu tổng cộng dân số Việt Nam lại sử dụng với một số lượng lớn
như vậy. Và cũng không phải ai cũng biết tác hại của bao nilon đối với môi trường
xung quanh. Giáo viên liên hệ mở đầu bài giảng “ Chất dẻo - Hóa 12”.
 Mở đầu theo phương pháp trực quan, sử dụng thí nghiệm, tranh
ảnh và máy chiếu
“Trăm nghe không bằng mắt thấy” việc học sinh được quan sát bằng mắt,
được tự tay làm thí nghiệm sẽ giúp các em tin tưởng vào khoa học, nhớ lâu và thật
sự hứng thú với môn học hơn.
Hóa học là môn học của thực nghiệm nên thí nghiệm hóa học là một phần
không thể thiếu giúp giáo viên hướng dẫn các em tìm tòi, tiếp thu kiến thức.
Mở đầu bài giảng hóa học bằng phương pháp trực quan, bằng những thứ mắt
thấy tai nghe sẽ kích thích các giác quan của học sinh, là cách rất phù hợp với đặc
trưng của môn Hóa.
Ví dụ : Bài “Tính chất của kim loại” - Hóa 12
Giáo viên cho học sinh xem mẫu vật : sợi dây Cu, lá Ag dùng gói thực

phẩm. Yêu cầu học sinh nhận xét tính chất vật lí của kim loại?
 Mở đầu bài giảng bằng thơ vui hóa học
Vần thơ, điệu nhạc luôn là cách ghi vào lòng người dễ nhất. Cũng cùng một
nội dung kiến thức giống nhau, nếu được mã hóa thành những câu thần chú, phổ
thành những bài thơ hóa học thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nhiều.
Là giáo viên dạy hóa học mỗi chúng ta đều có một vài bài thơ thú vị để dạy
cho học sinh như “ Bài ca hóa trị” , việc đưa một bài thơ để mở đầu bài giảng sẽ
tạo không khí cởi mở, đậm chất văn học cho môn Hóa, một môn học vẫn bị gắn là
khô khan.
Ví dụ: Mở đầu bài Kim loại kiềm - Hóa 12 “Natri”
Để anh kể em nghe
Chuyện 1 kim loại kiềm
Đã làm nên muối biển
Biển mặn mòi Natri đã thành tên
23 là khối lượng
Mềm, trắng, nhẹ hơn nước
Phổ biến trong tự nhiên
 Mở đầu bằng cách kể chuyện lịch sử hóa học
7
“Nếu không hiểu được quá khứ, chúng ta không hiểu được hiện tại và chỉ
khi hiểu tường tận quá khứ và hiện tại, chúng ta mới có thể dự đoán được tương
lai” - P.I.VanĐen. Câu nói này đã phần nào nói lên sự cần thiết của việc đưa kiến
thức lịch sử hóa học vào dạy học.
Việc đưa kiến thức lịch sử hóa học vào dạy học giúp học sinh nhận thức
được quá trình hình thành và phát triển của ngành học, cũng như thấy được những
khó khăn, gian nan và cả những hi sinh, mất mát trên con đường tìm ra tri thức mới
của rất nhiều nhà hóa học. Từ đó sẽ nuôi dưỡng tình yêu khoa học của học sinh,
giúp các em biết hoài nghi và tìm ra cái mới, trân trọng những thành quả lao động
của thế hệ trước.
Ví dụ : Năm 1869, nhà hoá học người Nga D. Mendeleev sắp xếp các

nguyên tố theo chiều tăng dần của trọng lượng nguyên tử. Sau đây là bảng tuần
hoàn của ông năm 1869 :
Dựa vào tính chất của chúng, Ông đã đính chính lại khối lượng nguyên tử của
1/3 số nguyên tố đã biết. Ông đã bỏ trống một số ô dành cho những nguyên tố
chưa tìm ra,dự đoán sự tồn tại của 11 nguyên tố chưa biết đồng thời dự đoán trước
tính chất cặn kẽ của 3 nguyên tố chưa tìm thấy trong các ô trống đó.
Nhưng khi ra đời thì, bảng tuần hoàn bị đón tiếp một cách lạnh nhạt. Tác giả của
định luật bị công kích vì " chỉ dựa vào định luật do mình tìm ra, chưa được thừa
nhận mà đã sửa đổi những dữ kiện đã được thừa nhận Việc tiên đoán tính chất
của các nguyên tố chưa biết có phải là chuyện viển vông không ?".
Mendeleev vững tin vào sự đúng đắn của định luật nhưng không dám tin vào rằng
mình sẽ sống cho tới "cái ngày vĩ đại ấy, khi mà các nguyên tôdo ông tiên đoán
được tìm ra" bởi vì lúc ấy việc tìm ra các nguyên tố chỉ là ngẫu nhiên.
Chỉ trong vòng 15 năm, 3 nguyên tố mong đợi (gali, gemani, scandi) đã được tìm
ra, với sự trùng hợp kì lạ với tính chất do Mendeleev dự đoán.
(Bài Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học- Hóa 10)
 Mở đầu bằng cách kiểm tra bài cũ, dẫn đến kiến thức mới
8
Giáo viên làm một lúc được 2 việc: vừa kiểm tra được bài cũ vừa giúp mở
đầu bài giảng một cách chặt chẽ.
Ví dụ : Bài Mở đầu bài giảng Hóa trị và Số oxi hóa
Câu 1: Hãy xác định điện tích của các ion hình thành liên kết của các phân
tử: NaCl, MgCl
2
, CaO.
Câu 2: Hãy viết công thức cấu tạo của Cl
2
, N
2
, H

2
O, CO
2.
Từ đó dẫn ra kiến thức phần hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị và hóa trị trong hợp
chất ion.
Nói chung, mỗi cách mở đầu đều có những thuận lợi hay hạn chế khác nhau và
tính phù hợp nhất định. Người giáo viên trong quá trình giảng dạy nên linh hoạt sử
dụng các hình thức này để bài học thêm sinh động. Cũng không nên thường xuyên
lặp đi lặp lại một kiểu mà nên thay đổi cho phù hợp với từng nội dung và yêu cầu
của bài học. Một mở đầu hiệu quả sẽ là tiền đề đem lại thành công cho tiết học.
2.4. Một số lưu ý khi mở đầu bài giảng:
- Giáo viên sưu tầm những câu chuyện hóa học có nội dung phù hợp làm kho tư
liệu, biên soạn lại nội dung.
- Kèm thí nghiệm, mẫu vật minh họa cho sinh động, hấp dẫn.
- Soạn câu hỏi bổ sung, khắc sâu kiến thức.
- Câu chuyện ngắn gọn, dễ hiểu không làm làm mất nhiều thời gian, chứa đựng nội
dung hóa học cần truyền tải.
- Không sa đà giải thích ngoài chương trình.
- Tốt nhất là nên sắp xếp tư liệu có hệ thống để tiện sử dụng và tự tin khi trình bày,
không có hiện tượng nhớ trước, quên sau.
- Nếu muốn tổ chức hoạt động có thể giao việc trước cho học sinh để tiến hành
nhanh, gọn không ảnh hưởng tới bài giảng.
9
3/ MỘT SỐ GỢI Ý MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG HÓA HỌC Ở THPT
3.1. Hoá học 10:
Chương 5: NHÓM HALOGEN
Bài 22 : CLO
Phương pháp 1: Liên hệ thực tế
Clo - trong tiếng Hi Lạp: Clo nghĩa
là “vàng lục”, chỉ màu sắc của khí Clo.

Từ lâu, Clo được xem là phương
pháp rẻ tiền nhất nhưng mang lại hiệu
quả cao trong việc xử lý, khử trùng nước
để phòng tránh các loại bệnh tật gây ra từ
nguồn nước. Tại nhà máy xử lý nước,
Clo được cho vào nước để khử trùng và
loại bỏ các chất hữu cơ. Sau khi nước đã
qua xử lý, trước khi nước được cung cấp đến các hộ gia đình, một lượng Clo vừa
đủ được thêm vào để bảo đảm nguồn nước không bị nhiễm khuẩn trở lại. Như vậy,
hầu hết nguồn nước chúng ta đang sử dụng đều tồn tại một lượng Clo nào đó.
Chúng ta cùng nghiên cứu tính chất của Clo để giải thích tại sao sử dụng Clo sát
trùng nước sinh hoạt.
Phương pháp 2 : kể chuyện và quan sát mẫu vật [7]
Muối ăn, công thức hóa học là NaCl,
là hợp chất chứa Clo đã được loài người
biết đến từ lâu. Thời trung cổ các nhà Giả
kim thuật đã biết điều chế HCl bằng cách
cho H
2
SO
4
đặc tác dụng với NaCl.
- Vào thế kỉ thứ 16, nhà hóa học người
Đức Glauber đã nhận xét dùng nước
cường toan có thể hòa tan kim loại, thì
thấy có khí màu lửa thoát ra.
- Đó là những tia sáng để con người
lần bước đi tìm khí Clo
- Năm 1774, nhà hóa học người Thụy Điển Sile đã tìm ra Clo khi cho HCl tác
dụng với khoáng vật piroluzit (MnO

2
). Ông mô tả : khí, màu lục, có mùi như
nước cường toan đun nóng.
Chúng ta cùng nghiên cứu tính chất của Clo và cách điều chế khí Clo.
Bài 23: HIDRO CLORUA - AXIT CLOHIDRIC VÀ MUỐI CLORUA
Phương pháp 1 : Nêu vấn đề và sử dụng thí nghiệm “Hãy bóc vỏ quả trứng
nhưng không được đập vỡ” [8]
10
Hóa chất: dung dịch HCl, trứng gà.
Dụng cụ: Cốc thủy tinh 500ml
Cách tiến hành:
Cho vào cốc thủy tinh khoảng 300ml dung dịch
HCl, sau đó cho tiếp quả trứng đã luộc chín vào
cốc.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Quan sát hiện tượng.
Hiện tượng: Có bọt khí xuất hiện, vỏ quả trứng bị
hòa tan dần tới hết.
Để giải thích hiện tượng trên chúng ta nghiên cứu tính chất của HCl.
BÀI 24 : SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
Phương pháp: Sử dụng phương pháp trực quan
Một trong những ứng dụng quan
trọng của Clo là điều chế chất khử trùng và
tẩy trắng. Trong chương trình hóa học 10
chúng ta nghiên cứu 2 loại hợp chất
thường gặp là nước Gia ven và Clorua vôi.
Giaven là tên 1 thành phố của Pháp , nơi
đó lần đầu tiên nhà bác học Béc-tô-lê đã
điều chế thành công hỗn hợp này.
Giáo viên cho học sinh xem 1 chai

nước Giaven và làm thí nghiệm dùng nước Giaven tẩy màu cánh hoa hồng.
Chúng ta cùng nghiên cứu bài tính chất của nước Giaven để giải thích hiện
tượng trên.
Bài 25 : FLO - BROM - IOT
Phương pháp : Tổ chức hoạt động
Chia làm 4 tổ. Giáo viên chuẩn bị sẵn 4 bảng, 4 tổ cử đại diện lên điền vào bảng
sau:
Flo Clo Brom Iot
Cấu hình e lớp ngoài
cùng
Cấu tạo phân tử
Trạng thái ở nhiệt độ
thường
11
Màu sắc
Số oxi hóa
Đây là những nguyên tố hóa học trong nhóm halogen, ở bài khái quát chúng
ta đã nghiên cứu sơ lược tính chất của chúng. Hôm nay chúng ta sẽ so sánh tính
chất vật lí cũng như hóa học của các đơn chất trên.(giáo viên tiếp tục với những
bảng tiếp theo).
Chương 6 : OXI - LƯU HUỲNH
Bài 29 : OXI - OZON
Phương pháp 1: Nêu vấn đề “ Loài người sẽ
như thế nào nếu thiếu khí Oxi”?
Chúng ta có thể nhịn đói vài ngày, nhịn
khát nhiều giờ, nhưng không thể nhịn thở
trong 1 giờ. Và khí cần cho sự hô hấp của con
người, động vật chính là oxi. Đó là lí do tại
sao các phi hành gia phải đeo bình oxi khi đi
vào vũ trụ, các thợ lặn phải đeo bình dưỡng

khí khi lặn xuống biển. Một vai trò không kém
phần quan trọng nữa của oxi chính là khí cần
cho sự cháy. Ngoài việc bảo vệ con người
chống lại động vật hoang dã, lửa hẳn đã giúp
người xưa nấu thức ăn, sưởi ấm mùa đông và
có lẽ trong cả việc cả việc cải tiến vũ khí. Việc
sử dụng lửa làm cho đời sống của xã hội loài người trở nên phong phú. Vì vậy nếu
không có oxi hẳn sẽ không có tồn tại và phát triển của loài người.
Việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, các hoạt động công nghiệp và giao
thông vận tải, nạn đốt rừng làm rẫy của con người đã tiêu hao 1 lượng đáng kể oxi
trong khí quyển và tạo ra 1 lượng CO
2
khổng lồ. Các hoạt động tự nhiên của hàng
trăm núi lửa trên trái đất cũng làm tiêu hao oxi.
Người ta tính được rằng 1 máy bay phản lực đường dài từ châu Mỹ đến châu
Âu đã tiêu thụ 40 tấn xăng, đốt cháy gần 90 tấn oxi trong không khí, tương đương
với khối lượng oxi của 3000 ha rừng sản sinh trong 1 ngày. Và 1 chiếc ô tô chạy
1000 km thì đốt cháy khối lượng oxi cần cho 1 người sống cho 1 năm.
Gần 80% lượng oxi trong khí quyển do tảo sống trong biển và đại dương
chuyển vào. Chỉ có 20% là do thực vật trên cạn cung cấp. Vì thế mà đại dương
thường được coi là “lá phổi” của Trái Đất.
Chúng ta nghiên cứu bài Oxi và vai trò của oxi trong cuộc sống.
12
Phương pháp 2 : Kể chuyện lịch sử hóa học
[7]
Oxi là 1 trong những nguyên tố có
nhiều sự tranh cãi về quyền tác giả đã khám
phá ra oxi.
Người Ý thì tự hào về Leona Dơ Vinxi,
đã tìm ra oxi cùng thành phần không khí.

Người Pháp ủng hộ Lavoadiê. Người Anh ủng
hộ Pritxli còn người Thụy Điển chỉ biết đến
Sile.
Lịch sử công nhận oxi được tìm ra vào
năm 1774 với đồng tác giả : Pritxli và Sile .
Pritxli : HgO  Hg +O
2

Sile : NaNO
3
 NaNO
2
+ ½ O
2

Chúng ta cùng nghiên cứu tính chất, vai trò của oxi trong cuộc sống.
Bài 30 : LƯU HUỲNH
Phương pháp : Kể chuyện hóa học[7]
Thời cổ xưa người ta cho rằng lưu
huỳnh cháy với ngọn lửa màu xanh da trời
đặc biệt và tỏa ra mùi hắc nên đuổi được
ma quỷ. Khoảng 4000 năm về trước,
những người cổ Hy Lạp đã biết dùng khí
sunfurơ tạo thành khi đốt cháy lưu huỳnh
để tẩy trắng vải. Từ lâu người La Mã đã
dùng lưu huỳnh để chế dược phẩm.
Trong thời cổ xưa, lưu huỳnh còn
được dùng vào những mục đích chiến
tranh. Vào thế kỷ thứ VII, nhân dân thành Bidăngxơ đã dùng “ngọn lửa Hy Lạp”
(hỗn hợp diêm tiêu, than và lưu huỳnh) đốt cháy toàn bộ chiến thuyền Ả Rập, chặn

đứng cuộc tấn công của chúng và ba trăm năm sau, lại nhờ ngọn lửa Hy Lạp mà
thành phố Bodăngxơ đã đánh lui được sự xâm lược của người Bungari.
Vào thời Trung cổ, nhà luyện kim Agriconla đã mô tả khá đầy đủ tính chất
của lưu huỳnh, phương pháp làm thăng hoa để tinh chế lưu huỳnh, cách điều chế
lưu huỳnh từ sunfua kim loại nặng và một loạt công dụng của lưu huỳnh như để
điều chế thuốc nổ.
Lưu huỳnh đã giữ một vai trò rất to lớn đối với những quan điểm lý thuyết
của các nhà giả kim thuật. Họ xem lưu huỳnh như là sự kết hợp của axit sunfuric
và nhiên tố, và là một biểu hiện hoàn thiện của chất cháy, một trong những “chất
ban đầu chủ chốt” của thiên nhiên.Chúng ta cùng nghiên cứu bài Lưu huỳnh.
13
Bài 32 : HIDROSUNFUA - LƯU HUỲNH ĐIOXIT - LƯU HUỲNH TRIOXIT
Phương pháp : Kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới
Câu hỏi : S có những số oxi hóa nào? Hoàn thành chuỗi phương trình phản
ứng sau. Nêu ví dụ các hợp chất tương ứng với các số oxi hóa đó?
2−
S

0
S

4+
S

6+
S

Giáo viên nêu tên các hợp chất ứng với các số oxi hóa, từ đó dự đoán tính
chất của chúng( tính khử, tính oxi hóa) rồi dẫn vào bài.
Bài : AXIT SUNFURIC - MUỐI SUNFAT

Phương pháp : Nêu vấn đề
Giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn đối chứng của Cu với H
2
SO
4
loãng thấy
không có phản ứng và tác dụng của axit sunfuric đặc nóng (là kim loại đứng sau
hiđro) thấy có phản ứng hóa học xảy ra, khí tạo ra không phải là H
2
mà là SO
2
.
Phát biểu vấn đề: H
2
SO
4
đặc nóng có tác dụng cả với đồng là kim loại đứng
sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Nguyên nhân sự không phù
hợp với điều đã biết về tác dụng của axit với kim loại là ở đâu? Axit sunfuric đặc
nóng còn có những tính chất của axit không hay có thêm những tính chất gì mới?
Chúng ta cùng nghiên cứu bài Axit Sunfuric để trả lới câu hỏi trên.
3.2. Hoá học 11 :
Chương 2: NITƠ - PHOTPHO
Bài 7 : NITƠ
Phương pháp 1: Kể chuyện lịch sử hóa học [7]
Việc tìm ra khí Nitơ liên quan mật thiết với việc
tìm ra không khí và gắn liền với tên tuổi của 5 nhà bác
học nổi tiếng: Cavendish, Silơ, Priestley, Rutherford,
Lavoadie.
Chúng ta biết đến Leonard de Vinci như một danh

họa nổi tiếng bậc thầy của nước Ý. Nhưng biết chúng
ta ít biết đến ông với vai trò là một nhà khoa học đóng
góp không ít công sức cho nền hóa học lúc bấy giờ.
Ông đã nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản, từ đó tìm ra khí niơ như sau: Ông đốt nến
trong 1 cái bình dốc ngược, miệng dìm trong một chậu nước. Quan sát thí nghiệm,
ông thấy khi ngọn nến cháy, nước từ từ dâng vào cốc, khi nước dâng khoảng 1/5
thể tích của cốc, ngọn nến tắt. Phần khí còn lại trong cốc không màu, không mùi,
không vị. Ông đưa thử 1 ngọn nến khác vào bầu không khí trong cốc thấy nến tắt.
Cho thử 1 con chuột vào thì chuột bị chết. Kết luận : khí mới tìm ra chiếm khoảng
4/5 thể tích không khí, không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự cháy và
14
sự sống. Nên đặt tên là azot (tiếng Hi Lạp : khơng duy trì sự sống). Khí đó chính là
ntơ.
Chúng ta cùng nghiên cứu bài nitơ và giải thích những kết luận của danh họa
Leonard de Vinci.
Phương pháp 2 : Thơ vui hóa học [14]
Em là cơ gái Nitơ,
Tên thật Azốt ai ngờ làm chi.
Khơng mùi cũng chặng vị chi,
Sự sống khơng được duy trì trong em.
Chỗ em thiếu Oxizon,
Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai.
Nhà em ở chu kì hai,
Có năm điện tử lớp ngồi bao che.

Thế rồi năm tháng qua đi,
Có anh bạn nhỏ Oxi gần nhà.
Bình thường anh chăng thèm qua,
Đến khi giơng tố đến nhà tìm em.
Dần lâu rồi cũng sinh quen,

Nitơ Oxit sinh liền ra ngay.
Khơng màu là chất khí này,
Bị oxi hố liền ngay tức thì.

Giáo viên giới thiệu 1 phần bài thơ “ Cơ gái nitơ” và dẫn vào bài.
Bài 8: AMONIAC
Phương pháp: Thí nghiệm vui “ Trứng chui vào bình” [8]
Hóa chất: muối amoni, NaOH, trứng cút đã luộc lột vỏ.
Dụng cụ: bình cổ dài, đèn cồn
Cách tiến hành:
- Lắp dụng cụ thu khí amoniac vào bình cổ dài , đậy bình bằng tấm kính.
- Nhúng quả trứng cút đã bóc vỏ vào dung dịch phenoltalein.
- Nhanh chóng nhấc tấm kính ra và cho vào lọ một ít nước.
- Đặt bình cầu nằm ngang, đặt quả trứng vào miệng bình, quả trứng sẽ từ từ
chui vào bình.
Giáo viên đặt câu hỏi :
1/ Tại sao trứng tự chui vào bình?
2/ Quan sát khi trứng chui vào bình có hiện tượng gì? Tại sao?
3/ Làm sao lấy trứng ra?
4/ Làm sao đổi màu hồng của trứng lại thành màu trắng ban đầu?
Giải thích: Khí NH
3
hồ tan rất nhiều trong nước ở nhiệt độ thường (1 thể tích
nước hồ tan được 800 thể tích NH
3
) làm cho áp suất giảm xuống thấp. Áp suất
bên ngồi lớn hơn áp suất trong bình sẽ đẩy quả trứng chui vào. Trong bình có
OH
-
do:

15
NH
3
+ H
2
O → NH
4
+
+ OH
-
; K
b
=1,8.10
-5
nên phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Muốn lấy trứng ra ta chỉ việc đưa cho
trứng vào miệng bình rồi hơ nóng bình cầu, dung dịch amoniac dưới tác dụng của
nhiệt độ bị phân tích ngược trở lại tạo ra khí NH
3
đẩy quả trứng chui ra. Hứng quả
trứng vào cốc axit làm chuyển màu quả trứng từ hồng sang trắng.
Bài 8: MUỐI AMONI
Phương pháp : Kể chuyện hóa học [14]
Đã lâu lắm rồi, trên con đường giao thông quan trọng, từng đàn lạc đà chở
hàng hóa qua sa mạc Libi. Ở giữa sa mạc hiện lên những ốc đảo phồn vinh. Dưới
bóng râm của những cây chà là hiện lên những đền thần Mặt Trời cổ Ai Cập tức
thần Amon.
Lúc ấy, trên ốc đảo chỉ có một sản vật là một thứ muối trắng do thổ dân ở
miền đó chế ra được khi chưng phân lạc đà. Khi nung nóng muối này trong 1 cái lọ
thì xảy ra hiện tượng rất lạ: nó biến mất ở chỗ nóng và hiện ra ở chỗ lạnh cách đó
không xa. Trong các lò rèn, khi rắc muối này lên các sản phẩm kim loại thì bề mặt

kim loại trở nên sạch và sáng bóng. Khi thêm muối này vào axit nitric đậm đặc
người ta thu được một thứ chất lỏng hòa ta được cả Au là “vua kim loại”.
Vì tính chất kì lạ đó người ta gọi đó là muối thần Amon
Ngày nay ta biết đó là muối amoni clorua. Và muối Amoni được dùng làm
tên gọi chung cho các muối có gốc NH
4
+
. Chúng ta nghiên cứu bài Muối Amoni và
trả lời các câu hỏi sau:
1/ Tại sao muối thần Amon biến mất ở chỗ nóng và hiện ra ở chỗ lạnh?
2/ Tại sao khi rắc muối thần Amon lên kim loại rỉ sét thì kim loại trở nên sáng
bóng?
Bài 9: AXIT NITRIC
Phương pháp : Liên hệ thực tế
“Câu chuyện mưa axit”. (kèm
phim hoặc tranh ảnh minh họa)
[13]
Mưa axit là một hồi
chuông báo động cho nền văn
minh hiện đại mà con người tự
mình làm xấu môi trường. Mưa
axit lần đầu tiên được phát hiện
năm 1959 do phát hiện một số ao
hồ các loài cá bỗng nhiên biến mất.
16
Một trong những axit được sản sinh trong các cơn mưa axit chính là axit
nitric được sản sinh ra từ các oxit nitơ thải ra từ giao thông và nhà máy. Giáo viên
giải thích quá trình oxit nitơ thải ra từ nhà máy dẫn tới mưa axit rồi dẫn vào bài.
Bài 9 : MUỐI NITRAT
Phương pháp : Nêu vấn đề “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ - Hễ nghe tiếng sấm phất

cờ mà lên”. Em hãy giải thích câu ca dao trên? [13]
Giải thích:
Câu ca dao nhắc nhở người làm
lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng
đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm
chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao
sau này.
Do trong không khí có ~ 80% khí
N
2
và ~ 20% khí O
2
, khi có chớp (tia
lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N
2
hoạt
động:
3000
2 2
N 2
o
C
O NO
+ →
Sau đó:
2 2
2 2NO O NO+ →
Khí NO
2
sẽ tan vào trong nước mưa:

2 2 2 3
4 2 4NO O H O HNO+ + →
3 3
HNO H NO
+ −
→ +
Gốc nitrat kết hợp với các ion kim loại trong đất tạo thành muối nitrat (phân
đạm). Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6 − 7 kg N cho mỗi mẫu đất. Ngày
nay, người ta đã điều chế Ure [(NH
2
)
2
CO] từ không khí để chủ động bón cho cây
trồng. Trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ
của nghành công nghiệp hoá chất “hướng về không khí đòi lương thực” là càng
lớn.
Chúng ta nghiên cứu bài Axit nitric.
Bài 10: PHOTPHO
Phương pháp 1 : kể chuyện lịch sử hóa học “LỊCH SỬ TÌM RA NGUYÊN TỐ
P” [7]
Năm 1492, Côlông (Christophe Colomb) tìm ra châu Mĩ. Trong khi những
người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đổ xô đi tìm vàng ở miển đất mới thì ở Đức,
Brăng ( Henmich Brand) vẫn còn tin thế giới có 1 viên ngọc thần bí có tác dụng
biến bất cứ kim loại nào thành vàng.
Và ông 1 mình trong buồng tối luyện ngọc. Rồi 1 lần ông chưng nước tiểu,
thu được 1 chất rắn, ông bỏ thêm 1 nắm cát và than tiếp tục nung.
17
Bất thình lình trong bình tỏa ra một chất khí phát sáng lạ kì. Brăng cho đó là
viên ngọc thần kì , làm lạnh bình thu được 1 chất rắn như sáp, trong bong tối phát
ra những tia sáng màu xanh nhạt, sờ vào có cảm giác lạnh

Brăng cho rằng đó chính là viên đá thần kì. Giữ bí mật suốt 9 năm trời, sau đó
nó được đặt tên là photpho (mang ánh sáng).
Giáo viên nêu phương trình phản ứng điều chế P:
Ca
3
(PO
4
)
2
+ 3 SiO
2
+5C = 3 CaSiO
3
+5CO +2P
Phương pháp 2 : Liên hệ thực tế “CÂU CHUYỆN NHỮNG QUE DIÊM” [7]
Que diêm đầu tiên xuất hiện ở Ý hơn 200 năm trước. Bấy giờ người ta dùng
thanh gỗ làm than diêm, đầu diêm gồm KClO
3
và đường mía. Khi cần sử dụng
người ta nhúng đầu que diêm vào H
2
SO
4
đặc, một lúc sau, đầu diêm sẽ bốc cháy,
rất nguy hiểm.
Sau đó năm 1834, xuất hiện loại diêm que như ngày nay, nhưng lúc đó
người ta sử dụng P trắng , dễ bốc cháy → rất dễ cháy, không an toàn và rất độc.
Về sau, người ta chuyển photpho trắng thành photpho đỏ. Photpho đỏ không
độc, và đến 260
o

C mới cháy nên khi ma sát photpho đỏ cũng không bốc cháy.
Nhưng khi đem photpho đỏ trộn lẫn kali clorat thì rất dễ bốc cháy gây nổ khi ma
sát. Năm 1885 người ta đã nghĩ ra cách an toàn tuyệt diệu khi trộn photpho đỏ vào
kaliclorat. Theo cách này ta chia làm hai bộ phận: kaliclorat đưa lên đầu que diêm,
còn photpho đỏ phết lên giấy dán ở mặt bên bao đựng diêm. Chỉ khi ta sát mạnh
đầu que diêm (chứa kaliclorat) vào mặt bên bao diêm (chứa photpho đỏ) thì que
diêm mới bốc cháy. Như vậy diêm vừa không độc vừa không dễ gây hỏa hoạn. Do
đó nó được gọi là "diêm an toàn", được cả thế giới chấp nhận và tiêu thụ.
Chúng ta cùng nghiên cứu bài Photpho và ứng dụng của nó.
Bài 11 : AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPO
Phương pháp : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu tính chất hóa học của Photpho? Viết phương trình phản ứng minh
họa? Gọi tên sản phẩm?
Trả lời : Tính chất hóa học của photpho
- Tính oxi hóa: tác dụng với Kim loại hoạt động
2P + 3Ca → Ca
3
P
2
( Canxi photphua)
- Tính khử:
+ Tác dụng với khí Oxi
Thiếu O
2
: 2P + 3O
2
→ 2P
2
O
3

( điphotpho trioxit)
Dư O
2
: 2P + 5O
2
→ 2P
2
O
5
( điphotpho pentaoxit)
18
GV viết phương trình P
2
O
5
phản ứng với H
2
O tạo axit tương ứng và dẫn vào bài.
3.3. Hoá học 12:
Chương 1: ESTE - LIPIT
Bài 1: ESTE
Phương pháp : Kiểm tra bài cũ
1/ Viết phương trình phản ứng của ancol etylic và axit axetic. Gọi tên sản phẩm?
2/ Viết phương trình phản ứng tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở tác dụng
với axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở?
Từ đó dẫn vào bài este.
Bài 2: LIPIT
Phương pháp : Thí nghiệm vui “ Phát hiện dấu vân tay” [8]
Hóa chất: Cồn Iod, giấy có dấu tay.
Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá lắp thí nghiệm.

Cách tiến hành:
• Lấy một tờ giấy sạch, ấn một ngón tay vào mặt giấy rồi nhấc ra sau đó đem
phần giấy có dấu vân tay đặt trên miệng ống nghiệm có đựng cồn Iod (I
2
), dùng
đèn cồn để đun nóng phần đáy ống nghiệm.
• Đợi cho khí màu tím thoát ra (I
2
) từ ống nghiệm.
• Quan sát hiện tượng xảy ra.
Chú ý: Hơi Iod (I
2
) rất độc không được ngửi.
Giải thích:
Do đầu ngón tay có chất béo, dầu khoáng, mồ hôi nên khi ấn tay vào tờ giấy sẽ lưu
lại một phần trên giấy mặc dù mắt thường không nhìn thấy. Các chất này khi gặp
hơi Iod (I
2
) cho màu nâu.
Chương 5 : ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Bài 18 : TÍNH CHẤT KIM LOẠI - DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI.
Phương pháp : Kể chuyện hóa học [8]
Kể từ ngày thời kỳ đồ đá chuyển giao lại quyền hành của mình sang cho thời
đại đồ đồng, các kim loại đã phục vụ con người một cách trung thành, giúp con
người xây dựng và sáng tạo, khắc phục thiên tai, khám phá các bí mật của thiên
nhiên, chế tác ra các cơ cấu và máy móc tuyệt diệu.
Thế giới kim loại thật hấp dẫn và vô cùng phong phú. Trong số các kim loại
có những thứ là người bạn đã lâu của con người: đồng, sắt, vàng, bạc, chì, thiếc,
19
thủy ngân. Tình bạn này đã có từ hàng ngàn năm nay. Song cũng có những kim

loại mà con người chỉ mới quen biết trong vòng mấy chục năm gần đây.
Tính chất của các kim loại thật kỳ lạ và đa dạng. Chẳng hạn, thủy ngân
không bị đông cứng ngay cả ở ba mươi độ âm, còn vonfram thì không sợ những
cuộc vây hãm nóng bỏng nhất của ngọn lửa. Bạc và đồng dẫn điện rất thoải mái,
còn titan thì chẳng thích thú gì cái việc ấy. Liti nhẹ bằng một nửa nước và dù muốn
đến đâu cũng không thể nhấn chìm, còn osimi - nhà vô địch của các kim loại nặng,
thì chìm nghỉm như một tảng đá, bởi vì mật độ của nó lớn hơn của nước trên hai
mươi lần. Hành tinh của chúng ta rất giàu nhôm, còn franxi thì hiếm đến nỗi hàm
lượng của nó trong vỏ trái đất chỉ được tính bằng gam.
Thế giới kim loại đa dạng và có nhiều ứng dụng. Chúng ta nghiên cứu bài
TÍNH CHẤT KIM LOẠI
Bài 18: DÃY ĐIỆN HÓA KIM LOẠI
Phương pháp: Kiểm tra bài cũ
1/ Hoàn thành ptpứ:
Cu + FeSO
4
→ Fe + CuSO
4

Cu + AgNO
3
→ Ag + Cu(NO
3
)
2

Xác định chất khử và chất oxi hóa? Viết phương trình ion thu gọn của phản ứng?
Nhận xét?
Giáo viên cho hoc sinh xem phim thí nghiệm kiểm chứng và dẫn vào bài.
BÀI 20 : SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

Phương pháp : Liên hệ thực tế “Cột sắt không gỉ - Lời thách thức khoa học” [18]
Trước đây, những khách du lịch
đến Đê-li thường ghé thăm một cột trụ cao
trước lối vào nhà thờ Hồi giáo và cố sức
ôm vòng quanh thân cột. Cây cột này thân
tròn, cao 7,3m (1m chìm dưới đất), đường
kính giảm dần từ 48cm ở chân tới 29cm
trên đỉnh, nặng xấp xỉ 6,5 tấn. Cột chạm
khắc nhiều hoa văn cầu kì. Theo tín
ngưỡng địa phương nếu ai ôm trọn được
thân cột sẽ gặp may mắn, nên khách tham
quan đều háo hức thử. Tuy nhiên chính
quyền lo sợ cây cột quý bị ảnh hưởng nên
đã dựng hàng rào bao quanh thân cột.
20
Điều khiến người ta kinh ngạc nhất là, cây sắt này chứa đến 98% sắt rèn, vậy
mà trải qua 1.600 năm, đứng lộ thiên dưới khí hậu khắc nghiệt người ta không hề
thấy một vết gỉ sét nào trên cột, kể cả những hoa văn và chữ viết nhỏ nhất.
Gần đây, bí mật mới được sáng tỏ. Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát hiện ra
rằng một lớp màng mỏng, là hợp chất của sắt, ôxy và hyđrô đã bảo vệ cây cột này.
Lớp bảo vệ này hình thành 3 năm sau khi cây cột ra đời và dần dày lên với tốc độ
rất chậm, tính tới nay sau 1.600 năm nó mới dày 1/20mm. Một điều quan trọng nữa
là phốtpho trong sắt chiếm tỉ lệ 1% (ngày nay chỉ có 0,05%), chính là chất xúc tác
quyết định để phản ứng tạo màng xảy ra. Tỉ lệ phốt pho đặc biệt cao này có thể lí
giải được vì xưa kia người Ấn Độ sử dụng than củi - loại vật liệu chứa nhiều
phôtpho - để luyện sắt. Những thợ rèn Ấn Độ cổ đại chắc không thể ngờ cách
luyện kim của họ đã tạo ra một thành công ngoài sự mong muốn.
Chúng ta tự hỏi tại sao những vật dụng bằng Sắt xung quanh chúng ta rất dễ
bị gỉ sét còn cột Sắt Đeli thí không? Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sau khi nghiên cứu
bài ĂN MÒN KIM LOẠI

Bài 21: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
Phương pháp : Trực tiếp
Trong tự nhiên chỉ có một số rất ít kim loại ở trạng thái tự do, hầu hết các
kim loại tồn tại ở dạng ion trong các hợp chất hóa học. Muốn chuyển hóa những
ion này thành kim loại ta thực hiện quá trình khử ion kim loại:
M
n+
+ ne → M
21
4/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Nhận xét định tính.
4.1.1. Đối với học sinh.
- Không khí học tập rất vui vẻ, thân thiện, không gò bó, sợ sệt.
- Học sinh thấy hứng thú hơn khi học môn hoá học, không còn thấy môn hóa
nhàm chán, khô khan.
- Học sinh thấy rõ hơn ý nghĩa, vai trò của việc học môn hoá học.
- Kích thích sự tìm tòi, tham khảo các tài liệu trong sách, trong báo chí, thư
viện, các phương tiện phát thanh truyền hình, internet…có liên quan đến ứng dụng
hoá học trong sản xuất và đời sống xã hội.
Những kết quả tích cực đó đã góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của
việc dạy – học môn hoá học trung học phổ thônng.
4.1.2. Đối với giáo viên.
- Các giáo viên dạy môn hoá học rất hứng thú với đề tài nhưng cũng cho
rằng việc tìm kiếm nguồn tư liệu để xây dựng và nghiên cứu đưa vào bài giảng mất
khá nhiều thời gian và công sức.
2. Nhận xét định lượng
2.1. Bài kiểm tra lớp 10
2.1.1. Bảng điểm bài kiểm tra
LỚ
P



Điểm <
2.0
2.0 ≤ Điểm
< 3.5
3.5 ≤
Điểm <
5.0 Điểm ≤ 5
5 ≤ Điểm <
6.5
6.5 ≤ Điểm <
8 Điểm ≥ 8.0 Điểm ≥ 5.0

S
L
TL(
%)
S
L
TL(
%)
S
L
TL(
%)
S
L
TL(
%)

S
L
TL(%
)
S
L
TL(
%)
S
L
TL(
%) SL
TL(%
)
ĐC 42 0 0 0 0 4 9.5 4 9.5 5 11.9 12 28.6 20 47.6 37 88.1
TN 41 1 2.4 1 2.4 0 0 2 4.9 5 12.2 9 22 25 61 39 95.1
2.2.2. Tổng hợp bài kiểm tra
Lớp Dưới 5 Từ 5 -8 Trên 8
Đối chứng 4 21 20
Thực nghiệm 2 16 25
2.2.3. Đồ thị kết quả học tập
22
2.2. Bài kiểm tra lớp 12
2.2.1. Bảng điểm bài kiểm tra
LỚ
P


S


S

Điểm <
2.0
2.0 ≤
Điểm <
3.5
3.5 ≤ Điểm <
5.0 Điểm ≤ 5
5 ≤ Điểm <
6.5
6.5 ≤ Điểm <
8 Điểm ≥ 8.0 Điểm ≥ 5.0
S
L
TL(
%)
S
L
TL(
%)
S
L
TL(%
)
S
L
TL(
%)
S

L
TL(%
)
S
L
TL(
%)
S
L
TL(
%) SL TL(%)
ĐC 39 0 0 0 0 6 15.4 6 15.4 14 35.9 17 43.6 2 5.1 33 84.6
TN 42 0 0.0 0 0.0 3 7.1 3 7.1 7 16.7 26 61.9 6 14.3 39 92.9
2.2.2. Tổng hợp bài kiểm tra
Lớp Dưới 5 Từ 5 -8 Trên 8
Đối chứng 6 37 2
Thực nghiệm 3 36 6
2.2.3. Đồ thị kết quả
23
2.3. Nhận xét
Từ kết quả thực nghiệm trên, ta thấy học sinh ở lớp thực nghiệm luôn đạt
kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ tác dụng của việc mở đầu bài
giảng hấp dẫn tác động tới hứng thú cũng như sự quan tâm của các em tới môn
học.
24
5/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Với thời gian tích lũy có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều, sáng kiến kinh
nghiệm này chắc chắn không tránh khỏi những điều khiếm khuyết. Tôi xin chân
thành mong đợi những lời nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của Hội đồng khoa học đánh

giá sáng kiến kinh nghiệm, đồng nghiệp và các bạn đọc để tôi bổ sung và hoàn
thiện thêm cho đề tài cũng như cho công việc giảng dạy.
5.2. Đề xuất
Qua quá trình nghiên cứu đề tài và tiến hành thực nghiệm đề tài, chúng tôi
có một số đề nghị sau:
- Để có một tiết dạy hay, vui, bổ ích đối với học sinh người giáo viên không
chỉ cần có kiến thức hóa học vững vàng mà còn cần rèn luyện các kĩ năng lên lớp
thật tốt, trong đó không thể thiếu kĩ năng mở đầu bài giảng.
- Để mở đầu bài giảng phong phú và sáng tạo, giáo viên nên tích lũy cho
mình kho tư liệu hóa học phù hợp đối với từng chương, bài cụ thể, khi cần là có
thể sử dụng nhanh chóng, thuận tiện.
25

×