Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.24 KB, 70 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 1 Lớp K33A - GDCD
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ






NGUYỄN THỊ HIỀN


NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH
THẦN Ở BẮC NINH HIỆN NAY


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Lịch sử triết học


Người hướng dẫn khoa học
TS. VI THÁI LANG

Hà Nội, 2011
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 2 Lớp K33A - GDCD

LỜI CẢM ƠN


Bốn năm học trôi đi - đó không phải là một khoảng thời gian ngắn đối
với mỗi sinh viên chúng ta. Chắc hẳn rằng trong chúng ta ai ai cũng có những
cảm xúc, những tâm sự riêng khi sắp phải chia tay mái trường, thầy cô, bạn
bè- nơi đã ghi dấu biết bao kỷ niệm đẹp của thời sinh viên.
Thông qua khóa luận này, em muốn gửi lời cảm chân thành nhất tới tất
cả các Thầy Cô đã tận tình dạy dỗ chúng em, quan tâm và dành cho chúng em
những tình cảm tốt đẹp nhất trong suốt bốn năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong tổ Triết học đã tận tình
chỉ bảo, cảm ơn gia đình và bạn bè giúp đỡ hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Vi Thái Lang- Người Thầy
đã tận tình quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành tốt khóa luận này
trong suốt khoảng thời gian qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy Cô và kính chúc
các Thầy, các Cô sức khỏe - hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận



Nguyễn Thị Hiền
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 3 Lớp K33A - GDCD
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát chung về Phật giáo 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo 6
1.1.1. Sự ra đời của Phật giáo 6
1.1.2. Những giáo lý, giáo điều căn bản của Phật giáo 9
1.2. Nhân sinh quan của Phật giáo 10

1.2.1. Khái niệm nhân sinh quan 10
1.2.2. Nội dung của nhân sinh quan Phật giáo 12
Chương 2: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến sự phát triển
đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay 23
2.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Bắc Ninh 23
2.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 23
2.1.2. Sự du nhập của Phật giáo vào Bắc Ninh 24
2.2. Tình hình kinh tế- xã hội ở Bắc Ninh hiện nay 27
2.3. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến sự phát triển đời sống tinh
thần ở Bắc Ninh hiện nay 30
2.3.1 Ảnh hưởng về mặt đạo đức, lối sống 30
2.3.2. Ảnh hưởng về mặt văn hóa- giáo dục 37
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực và
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo ở Bắc
Ninh hiện nay 50
3.1 Những định hướng chung về tôn giáo 50
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo ở Bắc Ninh hiện nay
57
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 4 Lớp K33A - GDCD
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64










Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 5 Lớp K33A - GDCD
LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này đã hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Vi
Thái Lang. Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu riêng của tôi.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả khóa luận






Nguyễn Thị Hiền
















Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 6 Lớp K33A - GDCD
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và đã du nhập
vào Việt Nam từ rất sớm. Trải qua nhiều thời kỳ biến động có lúc thịnh lúc
suy khác nhau, Phật giáo đã tự khẳng định được mình như một thành tố không
thể tách rời của nền văn hóa dân tộc. Phật giáo đã trở thành một trong những
tôn giáo lớn, có sức sống lâu dài tồn tại mãi cho đến ngày nay, đồng thời Phật
giáo có ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống của nhân dân Việt Nam nói
chung và nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Người Việt Nam nói chung và người Bắc Ninh nói riêng tiếp nhận Phật
giáo trước hết ở tinh thần từ – bi – hỷ - xả của tôn giáo này. Họ thấy ở Phật
giáo có những lời khuyên dạy nhân từ, thấy ông Bụt hiền lành không bao giờ
làm hại ai, hoặc Phật bà Quan Âm với bình cam lồ trên tay luôn cứu giúp con
người trong cơn khốn khó. Những con người bình dân không có thời gian và
cũng không đủ trình độ để bàn đến vấn đề giáo lý cao siêu nhưng với tinh
thần từ- bi- hỉ- xả khuyên con người tránh điều ác, làm điều thiện dễ đi sâu
vào tâm thức của con người.
Nhân sinh quan Phật giáo lấy con người làm trung tâm, đặt con người ở
vị trí chủ thể của xã hội và chính con người phải chịu những nghiệp báo do
chính mình tạo ra.
Xung đột, vấp ngã và đau khổ là những bài học trong cuộc đời để
chúng ta trưởng thành và trở nên nhân hậu hơn trước con người và cuộc sống.
Những kinh nghiệm sống mà chúng ta đã đi qua, đang trải nghiệm và sẽ gặp ở
trong đời không phải là thưởng phạt của một đấng toàn năng nào cả. Chúng là
do chúng ta tạo ra, do chúng ta phản ứng trước các tình huống thực tế của

cuộc sống.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 7 Lớp K33A - GDCD
Thực chất của nhân sinh quan Phật giáo chính là để chỉ ra cho con
đường, cách thức để chúng sinh thoát khỏi vòng trầm luân khổ ải. Chính vì
thế nhân sinh quan Phật giáo có tính giáo dục rất cao và góp phần tạo ra sự ổn
định cho xã hội. Song tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng vẫn là vấn đề
nhạy cảm nên luôn bị thế lực phản động lợi dụng, chống phá sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, làm mất đi sự ổn định xã hội.
Bắc Ninh là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Hoạt động Phật giáo ở Bắc
Ninh diễn ra khá sôi nổi từ thành thị đến nông thôn, có thể nói tư tưởng từ- bi-
hỉ- xả đã ngấm sâu vào tâm hồn của những con người xứ Bắc Ninh- Kinh
Bắc. Lối sống trong sạch, giản dị, tinh thần dân chủ chống lại sự phân biệt
đẳng cấp của nhà Phật đã tác động mạnh mẽ đến người dân Bắc Ninh.
Trên toàn tỉnh hiện có khoảng 594 chùa, trong đó có những ngôi chùa
cổ như: chùa Dâu; chùa Phật Tích; chùa Bút Tháp… là nơi sinh hoạt văn hóa
phật giáo của nhân dân địa phương nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói
chung. Có thể nói, chưa nơi nào trên đất nước Việt Nam hoạt động Phật giáo
lại diễn ra sôi nổi như ở Bắc Ninh. Phật giáo góp một phần không nhỏ tạo nên
nếp sống lành mạnh, sự ổn định của xã hội cho Bắc Ninh. Song Phật giáo nói
chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng còn bộc lộ một số hạn chế.
Để góp phần làm rõ ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với
đời sống tinh thần ở Bắc Ninh trong quá trình phát triển thì việc nghiên cứu
ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở Bắc
Ninh hiện nay là điều cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thưc tiễn, giúp
các nhà hoạch định chính sách có cơ sở đề ra chủ trương chính sách đúng đắn
với công tác tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng nhằm phát huy tính tích
cực và hạn chế mặt tiêu cực ở Bắc Ninh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 8 Lớp K33A - GDCD

Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nhân sinh quan Phật giáo
và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay” làm đề
tài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Phật giáo là một đề tài rộng lớn và quan trọng nên đã có rất nhiều nhà
nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. Nhiều công trình nghiên cứu Phật giáo đã đi sâu
vào các khía cạnh khác nhau: Nguồn gốc ra đời và phát triển của đạo Phật;
những vấn đề cơ bản về giáo lý của Phật giáo; thế giới quan của Phật giáo;
nhân sinh quan của đạo Phật…
Qua tìm hiểu, tôi thấy một số công trình tiêu biểu sau:
1. Bùi Biên Hòa (1998), “Phật giáo và thế gian”, Nxb Hà Nội.
2. “Đạo Phật và một số vấn đề của lý luận tư tưởng Việt Nam” (1986),
Viện Triết học, Hà Nội.
3. Thích Minh Châu (1993), “Năm giới, một nếp sống lành mạnh, an
lạc, hạnh phúc”, Nxb giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thiền viện Vạn Hạnh.
4. Trần Khánh Dư, “Phật giáo và đặc điểm vai trò của phật giáo ở Việt
Nam trong đời sống văn hóa - tinh thần của người Việt Nam”, Nghiên cứu
Tôn giáo.
5. TS. Lê Hữu Tuấn (2000),“Những đạo lý căn bản của phật giáo ” Tạp
chí nghiên cứu Phật học.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng đề tài “Nhân sinh
quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện
nay” thì có rất ít. Nên tôi chọn đề tài này làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình và xem xét, nghiên cứu dưới góc độ triết học về nhân sinh quan Phật
giáo và ảnh hưởng của nó tới đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay.


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 9 Lớp K33A - GDCD
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về nhân sinh quan Phật
giáo, đề tài làm rõ hơn ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống
tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy
mặt tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo
ở Bắc Ninh hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích trên cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát một số vấn đề chung về Phật giáo: Sự ra đời; những giáo lý,
giáo điều cơ bản; nhân sinh quan của Phật giáo.
- Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần ở
Bắc Ninh hiện nay.
- Nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực ở Bắc Ninh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu : “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh
hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay”.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu tìm hiểu: Một số vấn đề khái quát về Phật giáo, nhân sinh
quan của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh từ
năm 1986 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã dựa vào một số cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với một số phương pháp sau:
-Phương pháp lôgic và lịch sử.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 10 Lớp K33A - GDCD
-Phương pháp phân tích – tổng hợp.
-Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa.

-Phương pháp liệt kê.
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thưc tiễn của đề tài : “Nhân
sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh
hiện nay”- Đó là những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo tới đời sống
tinh thần và những biện pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực ở Bắc Ninh hiện nay.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên trong viêc tìm
hiểu và nghiên cứu các vấn đề về nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của
nó ở Bắc Ninh hiện nay.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm có 3 chương, 7 tiết.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 11 Lớp K33A - GDCD
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo
1.1.1. Sự ra đời của Phật giáo
Đạo Phật ra đời vào thế kỷ thứ VI. TCN ở Ấn Độ trên vùng đất thuộc
Nê Pan ngày nay. Đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của đạo Bà La Môn cả
về mặt tôn giáo lẫn vị trí chính trị- xã hội. Dân cư trong xã hội Ấn Độ cổ đại
lúc này chia làm 4 đẳng cấp là Bà La Môn (Brahmanas), Sát đế lị (Kasatryas),
Vệ xá (vaisyas) và Thủ đà la (Soudras). Bà la môn là đẳng cấp có địa vị cao
nhất, bao gồm những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp. Sát đế lị là
đẳng cấp của vua quan và tầng lớp võ sĩ. Vệ xá là đẳng cấp của những người
bình dân làm các nghề như chăn nuôi, làm ruộng, buôn bán, thợ thủ công…
Thủ đà la là đẳng cấp thấp nhất, chiếm đa số, là con cháu của những bộ lạc
bại trận, những người bị phá tài sản không có tư liệu sản xuất.

Sự phân biệt đẳng cấp thể hiện ở nhiều mặt từ địa vị xã hội, quyền lợi
kinh tế đến quan hệ giao tiếp, ăn mặc, đi lại, sinh hoạt tôn giáo… Đẳng cấp
Thủ đà la ở địa vị dưới đáy của xã hội, làm nô lệ cho ba đẳng cấp trên.
Sự phân biệt đẳng cấp diễn ra vô cùng khắc nghiệt khiến cho đa số tầng
lớp trong xã hội- những người Thủ đà la căm ghét chế độ đẳng cấp. Nhiều
trào lưu tư tưởng chống lại đạo Bà la môn và chế độ đẳng cấp của nó đã ra
đời, trong đó có đạo Phật.
Sự ra đời của đạo Phật còn gắn liền với tên tuổi người sáng lập là thái
tử Cồ Đàm Tất Đạt Đa (Siddharta Gautama), sinh năm 536 TCN, con vua
Tĩnh Phạm (Sutdodana) nước Ca Tỳ La Vệ ( Capilavaxtu) ở chân núi
Hymalya- miền đất bao gồm một phần miền nam nước Nê Pan và một phần
của Ấn Độ ngày nay.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 12 Lớp K33A - GDCD
Ngay từ nhỏ thái tử Tất Đạt Đa đã được sống trong nhung lụa, không
tiếp xúc với xã hội bên ngoài, không hề thấy và không hề biết rằng trong cuộc
đời lại có những đói khát, bệnh tật, già yếu và chết chóc.
Năm 17 tuổi thái tử cưới vợ là công chúa Da Giu Đà La (Yasodnara)
sinh một con trai là La ầu la. Từ đó Thái tử mối được tiếp xúc với hiện thực
cuộc sống ngoài chốn cung đình. Những cuộc gặp gỡ bất ngờ với những cảnh
già yếu, bệnh tật, chết chóc… Đã tác động mạnh mẽ tới tâm hồn nhạy cảm
của Ngài.
Năm 29 tuổi, Ngài quyết định rời bỏ ngôi cao quyền lực, rời bỏ cuộc
sống nhung lụa xa hoa để dấn thân vào con đường tu hành khổ hạnh, mong
tìm được sự giải thoát cho chúng sinh.
Sau 6 năm tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn mà không đạt được sự
yên tĩnh trong tâm hồn và cũng không nhận thức được chân lý, Ngài nghiệm
ra là cả cuộc sống tràn đầy vật chất, thỏa mãn dục vọng lẫn cuộc sống khổ
hạnh đều không giúp tìm được con đường giải thoát, chỉ có con đường trung
đạo là đúng đắn nhất. Do đó, Ngài tự đào sâu suy nghĩ dể nhận thức chân lý

và bỏ lối tu khổ hạnh, đi sâu vào tư duy trí tuệ.
Sau 49 ngày thiền định dưới gốc Bồ đề (bodhi) tại làng Uruvela, chìm
đắm trong tư duy sâu thẳm, Ngài tuyên bố đã đến được với chân lý, hiểu được
bản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường cứu vớt. Ngài tự
xưng là Phật (Buddaha-có nghĩa là giác ngộ). Người đời gọi ngài là Thích Ca
Mâu Ni (bậc thánh của dòng họ Thích Ca).
Từ đó Phật truyền bá đức tin, thành lập các đoàn truyền giáo. Đạo Phật
ra đời trên thực tế là sự phủ nhận chế độ đẳng cấp của đạo Bà La Môn. Giáo
lý đạo Phật sâu sắc, hấp dẫn, đề cao sự bình đẳng, hướng tới sự giải thoát; lễ
nghi đạo Phật đơn giản, không tốn kém như đạo Bà la môn nên nhanh chóng
thu hút được đông đảo tín đồ. Năm 483 TCN, lúc 80 tuổi Phật tịch.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 13 Lớp K33A - GDCD
Trong quá trình phát triển, đạo Phật đã hình thành nhiều bộ phái khác
nhau. Có hai bộ phái lớn là Đại thừa và Tiểu thừa.
Trong thời kỳ Thích Ca Mâu Ni còn sống, những tư tưởng triết lý của
Phật giáo chỉ được truyền miệng. Sau khi ông nhập diệt, ở cuộc kết tập lần
thứ nhất tại Thất Diệp Động, các môn đệ đã quyết định ghi chép lại toàn bộ tư
tưởng triết lý Phật giáo trong sách “Tam tạng kinh”. Tam tạng kinh gồm ba
bộ là Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Học thuyết Phật giáo có hai nội dung
chính là thế giới quan và nhân sinh quan.
Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân
tích nhân- quả. Theo Phật giáo, nhân – quả là một chuỗi liên tục không gián
đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả nấy. Mối quan hệ nhân -
quả này Phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của
nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác.
Về giới tự nhiên, bằng sự phân tích nhân quả, Phật giáo cho rằng không
thể tìm ra một nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, có nghĩa là không có một
đấng Brahman nào sáng tạo ra vũ trụ. Cùng với sự phủ định Brahman, Phật
giáo cũng phủ định phạm trù Átman. Phật giáo nêu lên quan điểm “Vô ngã”

[Anatman, nghĩa là không có tôi] và quan điểm “Vô thường” nghĩa là vạn vật
biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: sinh – trụ – dị - diệt.
Về nhân sinh quan, Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở
sự “giải thoát”(Moksa) khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái
tồn tại Niết Bàn [Nirvara]. Nội dung triết học nhân sinh tập trung trong thuyết
“Tứ đế”- có nghĩa là bốn chân lý, cũng có thể gọi là “Tứ diệu đế” với ý nghĩa
là bốn chân lý tuyệt vời: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Trải qua các quá trình vận động của lịch sử, ngay trên đất Ấn Độ
khoảng thế kỷ II TCN đã xuất hiện nhiều phái Phật giáo khác nhau. Về triết
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 14 Lớp K33A - GDCD
học có hai phái đáng chú ý là phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvaxtivadin) và phái
Kinh lượng bộ (Sautrantika).
Vào đầu công nguyên, Phật giáo Đại thừa xuất hiện và chủ trương “tự
giác”, “tự tha”, họ gọi những đối lập là Tiểu thừa.
Ở Ấn Độ, Phật giáo bắt đầu suy dần từ thế kỷ IX và hoàn toàn sụp đổ
trước sự tấn công của Hồi giáo vào thế kỷ XII.
1.1.2. Những giáo lý, giáo điều cơ bản của Phật giáo
* Giáo lý căn bản của Phật giáo
Giáo lý của Phật giáo được thể hiện trong Tam tạng kinh điển là Kinh
tạng, Luật tạng và Luận tạng. Kinh sách Phật nhiều như vậy, nhưng cho đến
nay không sách nào chỉ rõ, bội kinh nào hay, bộ kinh nào là tiêu biểu cho Phật
giáo. Ở Trung Quốc, sở dĩ có nhiều tông phái xuất hiện (Thiền tông, Tịnh độ
tông, Mật tông), nói chung là do lập trường của các tông phái suy tôn các bộ
kinh luật nào là căn bản đối với tông phái ấy.
Thế nhưng, giáo lý Phật giáo có một nguyên tắc căn bản là do Đức
Thích Ca Thế Tôn chứng ngộ, đó là đạo lý duyên sinh chi phối vũ trụ và nhân
sinh.
Duyên sinh là do nhân duyên sinh ra. Các hiện tượng vũ trụ và nhân
sinh đều do nhiều mối quan hệ kết hợp với nhau mà sinh ra. Hiện tượng quan

hệ này liên quan đến quan hệ khác, tức là nhân duyên. Một sự việc xuất hiện
là do nhân duyên hội tụ. Sự vật tiêu vong là do nhân duyên li tán. Như vậy,
gọi là duyên sinh, duyên diệt.
Chính vì vạn vật trong vũ trụ đều là duyên sinh, duyên diệt, đều biến
hóa vô thường cho nên tất cả mọi hiện tượng đều là hư huyễn, tạm bợ, không
phải là vĩnh hằng. Phật giáo gọi đó là “duyên sinh tính không”.
Do đó, khi Phật giáo giảng lý “duyên sinh tính không” là chú trọng mặt
phân tích bản chất mà nói, để cảnh tỉnh chúng ta đang sống trong cảnh giới hư
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 15 Lớp K33A - GDCD
vọng, đừng có bị danh lợi vật dục làm cho mê hoặc, biến thành vật hy sinh
của danh lợi vật dục.
* Giáo điều căn bản của Phật giáo
Đứng về nguyên tắc mà nói, Phật giáo không có giáo điều, nếu nói có
giáo điều thì đó là giới luật. Thế nhưng, giới luật của Phật giáo không phải
xuất phát từ mệnh lệnh, từ ý chí của Thần Thánh như ở các tôn giáo khác. Vì
vậy, cũng không có bao hàm tính chất thần bí như ở các tôn giáo khác. Giới
luật của Phật giáo dựa vào yêu cầu của luân lý, và có tính chất đơn thuần lý
tính.
Giới luật căn bản của Phật giáo là 5 giới, 10 điều thiện và 10 giới của
người xuất gia, giới luật của Tỷ Khiêu, Tỷ Khiêu Ni, ngoài ra còn có giới luật
Bồ Tát của Đại thừa. Nhưng tất cả đều lấy 5 giới 10 thiện mà nâng lên hay là
phân biệt chi tiết thêm mà thôi. Vì vậy, nếu giữ gìn được hoàn thiện 5 giới 10
thiện thì chấp hành các giới luật khác cũng không khó khăn gì lắm.
Nói tóm lại, yêu cầu của Phật giáo về mặt giới luật là tránh mọi điều ác,
làm mọi điều lành. Phàm tất cả những việc gì có hại đối với thân tâm, gia
đình, xã hội, quốc gia, nhân loại, cho đến tất cả mọi loại hữu tình, đều nằm
trong phạm vi cấm đoán của 5 giới 10 thiện và chúng ta gắng hết sức tránh
không làm. Nếu không có hại mà có lợi thì ra sức làm. Làm ác là phạm giới,
không làm điều thiện cũng là phạm giới.

1.2. Nhân sinh quan của Phât giáo
1.2.1. Khái niệm nhân sinh quan
Theo từ điển Tiếng Việt (2008), Nxb Đà Nẵng, nhân sinh quan là “quan
niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích sống của con
người”.
Theo từ điển Bách Khoa toàn thư(2003), Nxb Bách Khoa Hà Nội:
“Nhân sinh quan là một bộ phận của thế giới (hiểu theo nghĩa rộng) gồm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 16 Lớp K33A - GDCD
những quan niệm về cuộc sống của con người, lẽ sống của con người là gì?
mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao? và sống như thế
nào cho xứng đáng? trả lời những câu hỏi đó là nhân sinh quan.”
Bất cứ người nào cũng có quan niệm của mình về cuộc sống. Trong đời
thường đó là nhân sinh quan tự phát, “ngây thơ” của đại chúng. Các nhà tư
tưởng khái quát những quan điểm ấy nâng lên thành lý luận tạo ra nhân sinh
quan mang tính nguyên lý triết học. Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội
của con người. Nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng
và hoài bão của con người trong mỗi xã hội cụ thể. Trong xã hội có giai cấp,
giai cấp đi lên trong xã hội sẽ có nhân sinh quan lạc quan, tích cực, cách
mạng. Nhân sinh quan của giai cấp đang đi xuống thường mang tính bi quan,
yếm thế.
Nhân sinh quan có tác dụng lớn đến hoạt động, những quan niệm nhân
sinh quan trở thành niềm tin, lối sống, tạo ra phương hướng, mục tiêu cho
hành động. Nếu phản ánh đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó
là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã hội một cách hợp lý, nếu phản ánh không
đúng thì có tác dụng ngược lại, cản trở xã hội tiến lên.
Mỗi người đều có những quan niệm khác nhau về cuộc đời, về ý nghĩa
và mục đích sống của mình. Từ đó sinh ra những loại hình nhân sinh quan lạc
hậu hoặc phản động, phản khoa học hoặc mang tính tôn giáo, chuyển ý nghĩa
cuộc đời sang thế giới bên kia, hoặc có xuất phát từ tính người nhưng nó hiểu

một cách trừu tượng, định hướng hành động vào những nhu cầu và lợi ích cá
nhân. Có thứ nhân sinh quan yếm thế, lánh đời, có thứ nhân sinh quan tích
cực, nhập thế song vẫn mang nhiều mầu sắc con người chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác là khoa học về các quy luật phát triển của lịch sử chỉ rõ
hoạt động của con người có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và qua đó
mà cải tạo, tự nâng cao mình lên, đó là nhân tố quyết định sự tiến bộ của xã
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 17 Lớp K33A - GDCD
hội. Vì vây, sứ mệnh của mỗi con người là thúc đẩy quá trình phát triển xã
hội đã chín muồi, những hoạt động lao động sáng tạo và cải tạo lao động đem
lại một xã hội tốt đẹp, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời qua
đó mà hoàn thiện những năng lực trí tuệ, tình cảm của bản thân mình. Đó là
nhân sinh quan cách mạng mang tính khoa học của giai cấp vô sản và của con
người mới trong chế độ xã hội chủ nghĩa, phải cố gắng về nhiều mặt trong đó
giáo dục giữ một vị trí quan trọng. Ngoài những giờ học chính khóa, nhà
trường còn phải phối hợp với gia đình và xã hội trau dồi nhân sinh quan cách
mạng cho học sinh một hệ thống tư tưởng, tình cảm hướng tới chân – thể – mĩ
cùng cộng đồng xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh, giàu tính
nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
1.2.2. Nội dung của nhân sinh quan phật giáo
Học thuyết về nhân sinh quan của đạo Phật gắn bó chặt chẽ và là hệ
quả trực tiếp của những quan niệm về thế giới quan và sự tiếp thu tư tưởng
luân hồi, nghiệp báo của Upanisad. Điều đó được thể hiện ở chỗ, Phật giáo
quan niệm: Cũng như các sự vật, con người mất đi ở chỗ này nhưng lại sinh
thành ở chỗ khác. Quá trình thác sinh luân hồi đều do “nghiệp” chi phối theo
quy luật nhân duyên. Mục đích cuối cùng và cũng là tư tưởng chủ đạo có tính
xuyên suốt toàn bộ học thuyết nhân sinh là tư tưởng “giải thoát” chúng sinh
khỏi kiếp trầm luân đau khổ. Điều đó được thể hiện ở lời Phật Thích Ca đã
từng nói: Này, các đệ tử, ta nói cho mà biết, nước ngoài biển khơi chỉ có một
vị mặn , đạo ta cũng chỉ có một vị là giải thoát.

Để đạt được sự giải thoát, Phật giáo nêu ra bốn chân lý tuyệt diệu,
thiêng liêng mà mọi người phải thực hiện. Đó là “Tứ diệu đế”.
Tứ diệu đế là Ariya Sacani (thánh đế)
Ariya có nghĩa là cao quý hay thánh
Sacani có nghĩa là cái gì thật sự có
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 18 Lớp K33A - GDCD
Gọi như vậy vì đây là những chân lý hoàn toàn trong sạch, bậc thánh vĩ
đại nhất mà đức Phật đã tìm ra.
* Khổ Đế (Dukkha): Đề cập đến Dukkha – Một danh từ khó có thể
phiên dịch chính xác ra một ngôn ngữ nào khác mà người ta thường gọi là đau
khổ và phiền não. Đứng về phương diện cảm giác Dukkha là cái gì làm cho ta
khó chịu đựng ( “du” là khó, “kha” là chịu đựng). Hiểu như một chân lý trừu
tượng “du” là cái gì đáng khinh miệt, không đáng bám víu; “kha” là hư vô,
trống rỗng. Thế gian nằm trong sự đau khổ và như vậy là không đáng cho ta
bám víu. Dukkha là sự vô thường, không bám víu được – Dukkha theo nghĩa
thông thường là khổ: sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất
đắc.
Phật cho rằng: “Cuộc đời là bể khổ”, “nước mắt của chúng sinh còn
nhiều hơn nước biển”.[26, tr.57]. Dukkha phát sinh do vô thường, chuyển
hóa. Hạnh phúc, khoái lạc sớm muộn cũng thay đổi. Khi nó thay đổi nó phát
sinh khổ hạnh. Khổ vì những hoàn cảnh sinh - tử trong ngũ uẩn. Ngũ uẩn vô
thường, mà bất cứ cái gì là vô thường đều là Dukkha. Tất cả mọi người đều
than thở mình khổ, vất vả, hầu như không một ai nói từ khi sinh ra cho tới lúc
già chưa bao giờ khổ, bị vất vả, hoạn nạn, chưa bao giờ không được như ý.
Người giàu thì khổ về tình cảm, người nghèo thì khổ về thiếu ăn thiếu mặc,
người bình thường thì được mặt này thì mất mặt kia. Người lãnh đạo thì vất
vả việc nước, rồi mải mê công việc ít có điều kiện chăm sóc gia đình… rồi là
nạn chiến tranh, nạn hồng thủy, nạn núi lửa, động đất… con người luôn sống
trong đau khổ.

Mặc dù cuộc sống có khổ đau nhưng không nên buồn, rầu, oán hận hay
thiếu kiên nhẫn vì nó. Con người cần hiểu rõ vấn đề đau khổ. Phát sinh thế
nào, làm sao xua đuổi nó và tùy theo đấy mà hành động với kiên nhẫn, thông
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 19 Lớp K33A - GDCD
minh và nghị lực để vui vẻ, thanh thoát, hồn nhiên, sung sướng, vui hưởng
hạnh phúc.
Những người bình thường chỉ thấy lớp ngoài của sự vật. Bậc thánh
nhận ra chân tướng của sự vật. Các ngài nhận thấy rằng không thể có hạnh
phúc thật sự, hoàn toàn bền vững trong một thời gian vô thường. Không thể
có một hạnh phúc trường tồn vĩnh cửu trong một thế gian luôn luôn thay đổi.
Hạnh phúc vật chất chỉ là sự thỏa mãn một vài dục vọng. Nhưng khi ta vừa
đạt được thì nó vội lìa ta. Dục vọng không khi nào được thỏa mãn trọn vẹn,
không khi nào ta cho là đúng.
Mọi người đều trải qua giai đoạn sinh (Jati), già (Jarà), và bệnh
(Vỳadhi) và cuối cùng là chết (marana). Không ai tránh được bốn nguyên
nhân ấy của sự đau khổ.
Điều mong ước không toại nguyện khiến chúng ta đau khổ. Chúng ta
không muốn sống chung với người ta không ưa thích mà cũng không muốn xa
lìa những người thân yêu. Những điều tha thiết mong mỏi không phải lúc nào
cũng như ý muốn. Trái lại những hoàn cảnh nghịch lòng lắm lúc xảy đến đột
ngột làm chúng ta vô cùng đau khổ. Đôi khi một vài trường hợp khó khăn
không thể chịu đựng nổi và đau khổ đến mức có người suy nhược và kém
hiểu biết nghĩ đến cái chết, tưởng chừng như có thể giải quyết được mọi vấn
đề.
Hạnh phúc thật sự nằm bên trong chúng ta và không thể định nghĩa
bằng những danh từ như tài sản, quyền thế, danh vọng hay chiếm đoạt. Nếu
của cải vật chất được chiếm đoạt bằng bạo lực hay bằng bất cứ một phương
tiện bất công nào khác, hoặc giả của cải vật chất ấy hướng theo một chiều lầm
lạc hay chúng ta đem lòng luyến ái thì đó là nguồn đau khổ và phiền não của

người làm chủ nó.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 20 Lớp K33A - GDCD
Tóm lại, Dukkha trong đạo Phật có một ý nghĩa rất rộng vừa mang ý
nghĩa của từ khổ thông thường nhưng nó còn bao hàm cả những gì bất toàn,
những gì không như ý, những gì thay đổi… Với Khổ đế Phật giáo đã chỉ ra
cuộc đời con người là khổ. Vậy vì sao con người lại là khổ đó là nội dung của
Tập đế.
* Tập Đế (Samuuđaya): là chân lý nói về nguyên nhân của sự khổ.
Nguyên nhân trực tiếp, rõ rệt và phổ biến nhất gây nên sự khổ là dục
vọng, bao gồm: ham muốn khoái lạc giác quan, ham muốn tài sản, ham muốn
thế lực, ham muốn tư tưởng. Mọi ham muốn đều có cội rễ là Tam độc gồm:
tham (lòng vị kỷ), sân (sự giận dữ), si (sự mê si).
Như vậy, mầm mống của Dukkha phát sinh ngay ở chính bản thân nó
chứ không phải ở bên ngoài. Bất cứ cái gì thuộc về bản chất của sinh cũng
đều thuộc bản chất của diệt. Dukkha có trong bản chất của sự chấm dứt của
nó.
Ý chí, dục vọng, lòng ham muốn, lòng khao khát tồn tại tiếp tục tăng
trưởng không mất đi, dừng lại cùng cái chết của thân xác mà tiếp tục biểu
hiện trong một số hình thức khác phát khởi sự tái sinh gọi là luân hồi. Còn sự
khao khát trở thành thì vong luân hồi còn tiếp tục, nó chỉ chấm dứt nhờ trí tuệ
thấy rõ thực tại, chân lý, niết bàn.
Giải thích cụ thể căn nguyên của Dukkha, Phật nêu ra thuyết “Thập nhị
nhân duyên”.
1. Vô minh (avidya) là không sáng suốt, ngu tối nên thế giới là ảo, là
giả, mà cứ cho là thực.
Theo đạo Phật, những nỗi khổ đau của con người đếu xuất phát từ vô
minh, thường được gọi là bất hạnh lớn nhất của chúng sinh. Trong kinh Đa
Giới, Phật dạy: “Này các tỳ kheo, tất cả những nỗi sợ hãi thất vọng vấp ngã
và tai nạn đều do ngu si mà sinh khởi. Tất cả những điều ấy không sinh khởi

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 21 Lớp K33A - GDCD
từ người có trí tuệ, cũng như những ngọn lửa bùng cháy từ bụi lau, bụi cỏ làm
cháy cả nhà cửa, lầu gác và cung điện. Cũng vậy, ngọn lửa ngu si bùng lên
làm nỗi sợ hãi, thất vọng, vấp ngã và tai nạn có mặt” [16-Tr.47]
2. Hành (Samskara) là ý muốn thúc đẩy hành động.
3. Thức (Vijnana) là nhận thức, ý chí phân biệt cái tâm trong sáng cân
bằng với cái tâm ô nhiễm mất cân bằng.
4. Danh – sắc (Nàmarupa) là sự thống nhất, kết hợp cái vật chất (sắc)
và cái tinh thần (danh). Đối với các loại hữu hình thì các dạng phối hợp của
danh và sắc sẽ sinh ra 6 cơ quan cảm giác (lục căn) là: mắt (nhẵn căn), tai (nhĩ
căn), mũi (ty căn), lưỡi (thiệt căn), thân thể (thân căn) và ý thức (ý căn).
5. Lục thập (sadayatana) là qua trình thâm nhập của thế giới xung
quanh của lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) vào các giác quan.
6. Xúc (Sparsa) là sự tiếp xúc, phối hợp giữa lục căn với lục trần hay
giữa các giác quan với thế giới bên ngoài.
7. Thụ (Vedana) là sự cảm thụ, sự nhận thức trước sự tác động của thế
giới bên ngoài.
8. Ái (Trsna) là sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm
thụ thế giới bên ngoài.
9. Thủ (Upadana) là giữ lấy và chiếm đoạt cái mà mình ham muốn yêu
thích.
10. Hữu (Bhava) là sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được.
11. Sinh (Jati) là sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.
12. Lão tử (Jaramarana) là già và chết vì có sự sinh thành.
Đó là 12 nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng luẩn
quẩn của nỗi khổ đau nhân loại. Con người khổ bởi chính dục vọng của mình.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 22 Lớp K33A - GDCD
Phật giáo không chỉ nêu cuộc đời là bể khổ, tìm hiểu nguyên nhân vì

sao con người khổ mà còn tìm ra lối thoát cho con người thoát khỏi khổ đau.
Và đây chính là nội dung của thánh đế thứ ba – Diệt đế.
* Diệt đế (Nirodha): chân lý nói về lối thoát cho khổ đau dứt ra khỏi sự
tiếp nối của Dukkha.
Diệt khổ chính là mục tiêu mà con người hướng đến. Ta phải biết ta
muốn gì. Từ lúc ta mới sinh ra mọi người đều muốn hạnh phúc và không
muốn khổ đau. Chúng ta là những sinh vật có ý thức đang hiện hữu trên trái
đất này, phải đương đầu với việc tạo ra một cuộc sống hạnh phúc cho chính
mình. Nhưng ta không nên lầm lạc hạnh phúc chân thực với những hình thái
mới nhìn qua thì trông như hạnh phúc, nhưng kỳ thực chỉ là nguyên nhân của
khổ đau, hạnh phúc chân thực được diễn tả trong đạo phật như là sự vắng mặt
của những khổ đau, giải phóng con người ra khỏi tham dục, hận thù và tối
tăm. Là sự đạt tới các đức vô úy, trầm tĩnh khiến người ta không phải là nạn
nhân của sự sợ hãi của những thành bại bất đắc tầm thường. Trên căn bản của
sự giải phóng ấy, hạnh phúc phải là chân thực bền vững. Sức khỏe, tài năng,
sản nghiệp, tự do… Chỉ có thể trưởng thành hình thái hạnh phúc thật sự chỉ
có thể được khi vật chất và tinh thần của con người phát triển hài hòa, làm
cho đời sống con người phát triển tới trang thái hoàn mỹ, thống nhất giữa tinh
thần và thể xác.
Hầu hết các tôn giáo đều cho rằng: cảnh giới chí thiện (hết sức tốt đẹp
hoàn thiện) chỉ có thể đạt được sau khi con người đã chết. Trái lại theo đạo
Phật con người có thể đạt tới hạnh phúc ngay trong cuộc đời này, những
người đã chứng ngộ chân lý đạo phật là những người thực sự hạnh phúc. Họ
không còn bị trói buộc bởi bất kỳ trạng thái tâm lý nào, như lo, buồn, khổ não
đã gây biết bao khổ đau cho con người. Họ trong sạch, từ hòa, đầy lòng
thương, thông cảm và khoan dung. Sự khỏe mạnh về tâm lý của họ là hoàn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 23 Lớp K33A - GDCD
mỹ. Họ sống một cuộc đời hiện tại, một cách hồn nhiên. Người phật tử phải
nhận thức rằng theo đuổi sự nghiệp giải thoát không phải là từ bỏ mọi hạnh

phúc của cuộc đời, trái lại chính là để xây dựng một nền tảng vững chắc cho
hạnh phúc. Nếu không đạt đến căn bản giải thoát thì dù có mắt cũng không
biết nhìn, có tai không biết nghe, có cuộc đời cũng không biết sống.
Phải nhận thức rằng diệt khổ là một thực tế có thể đạt được. Sự an lạc,
hạnh phúc mà chúng ta đạt được do thực hiện những phương pháp nhà Phật là
đều có thể kiểm chứng được. Bất cứ một nhân nào gieo xuống đều có thể đưa
đến kết quả, không có một sự nỗ lực nào của chúng ta gọi là vô ích. Nếu
chúng ta kiểm điểm được để nhân thấy kết quả và tính cách hữu hiệu của sự
nỗ lực hành đạo hằng ngày của chúng ta, chúng ta sẽ có thêm đức tin về Diệt
đế.
Diệt đế còn khẳng định muốn diệt trừ Dukkha phải diệt cội gốc của
chính Dukkha thì con người sẽ đạt đến Niết bàn (Nirvana). Niết bàn là cái
tuyệt đối không bị giới hạn là sự diệt tắt của ham muốn, vọng tưởng, hận thù,
sự hủy diệt của ý niệm về ngã. Phật giáo hơn các tôn giáo khác ở chỗ, Phật
giáo không những chỉ ra cuộc đời con người là khổ mà còn chỉ ra con người
có thể tìm được hạnh phúc, đến được cõi niết bàn ngay trong cuộc sống trần
gian của mình chứ không ở thiên đường hay một nơi xa xôi nào đó. Vậy con
người đạt tới cõi Niết bàn bằng cách nào? Đó chính là nội dung của thánh đế
cuối cùng – Đạo đế.
* Đạo đế (magga-con đường) là chân lý về con đường chấm dứt
Dukkha.
Đây là con đường trung đạo vì nó tránh khỏi hai thái cực: chạy theo
khoái lạc tầm thường và khổ hạnh ép xác. Con đường thứ nhất thấp kém tầm
thường, không lợi ích, là con đường của những người tầm thường. Con đường
thứ hai là khổ nhọc, không đáng có và không lợi ích.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 24 Lớp K33A - GDCD
Con đường dẫn đến dứt khổ theo đạo Phật là trung đạo “có khả năng
sinh tri kiến dẫn đến yên tĩnh, chứng ngộ bên trong, chính giác, niết bàn”.
Trung đạo này thường gọi là Bát chính đạo.

Bát chính đạo được biết là bản kinh đầu tiên Phật viết cho nhóm năm
anh em Kiều Trần Như cùng với Chư Thiên và Phạm Thiên tại Lộc Uyển gần
thành Balanại sau khi Ngài đã thành đạo dưới cội bồ đề.
Bát chính đạo còn là bát thánh đạo, là con đường chuyển hóa của bậc
thánh với tám phương thức tu tập để thoát ly mọi rằng buộc của vô minh và
tham ái mà đạo Phật cho là nguyên nhân của khổ đau.
Tám phương thức tu tập ấy có liên hệ mật thiết với nhau với nội dung:
Chính kiến
Có nhiều định nghĩa về chính kiến nhưng căn bản nhất là sự thấy biết
đúng đắn, có nhận thức đúng đắn về đạo đức của cuộc sống, cái nào là thiện,
cái nào là ác. Gặp việc ác mà không làm là thiện rồi, và ngược lại, gặp việc
thiện không làm là ác rồi. Ngoài ra còn phải biết nguyên nhân của thiện ác
nữa. Bởi người phật tử tu theo Phật không phải chỉ cầu giải thoát suông mà
trước hết phải tu trong bổn phận làm người.
Thế giới ngày nay, vấn đề tôn giáo và sự nhân danh tôn giáo đã tạo ra
sự xung đột ở nhiều nơi. Nếu chúng ta hóa giải những đố kỵ, bài bác chống
đối lẫn nhau thì chúng ta chưa xây dựng thiên đường ở trần gian nhưng sự hòa
hợp, chia sẻ trong tình yêu thương và sự hiểu biết sẽ góp phần đáng kể đưa
nhân loại thoát khỏi những bế tắc, xung đột, chiến tranh và sự phá hủy môi
trường sinh thái của trái đất này. Đó cũng là sự thấy biết của chính kiến.
Chính tư duy
Chính tư duy có được bởi sự hiểu biết và cái nhìn chân chính của chính
kiến đem lại. Hay nói cách khác nó là kết quả của chính kiến được tạo ra và
định hình qua hệ tư tưởng chính trực với sự khảo sát về tứ đế, duyên khởi, vô
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang
SVTH: Nguyễn Thị Hiền 25 Lớp K33A - GDCD
ngã, ngũ uẩn. Tư duy chân chính sẽ là nền tảng cho lời nói và hành động đúng
đắn. Chúng ta tu chính tư duy dù tại gia hay xuất gia cũng đừng vội lầm tưởng
là đã cắt đứt được môi trường xấu ác, nhất là khi con người được kính nể, trân
trọng.

Chính ngữ
Là lời nói chân chính được xuất phát từ chính kiến và chính tư duy.
Nếu không có căn cứ từ hai điểm xuất phát trên thì gội là tà ngữ. Nói vội
vàng, không cân nhắc đúng sai hay những lời hứa xuông cũng là một thói dối
trá.
Chính nghiệp
Nghiệp trong thuật ngữ của nhà Phật là hành vi có tác ý cho nên cũng
có tà nghiệp và chính nghiệp. Chính nghiệp là một hành động hay một hành
vi có nhận thức và tư duy chân chính mà cội nguồn được xuất phát từ chính
kiến và chính tư duy. Chính nghiệp trong Phật giáo không phải là nghề nghiệp
chân chính mà nghiệp là khái quát một quy luật chung nhất về nguyên nhân
và kết quả, nhằm chỉ một mục đích, một cứu cách tích cực, cứu cách đó là trí
tuệ, là giải thoát, một mục tiêu mà mọi người tu hướng tới. Do vậy chính
nghiệp cũng là đời sống trong sạch, gương mẫu, chính trực của người tu Phật.
Chính mệnh
Đó là các hoạt động chân chính để nuôi sống sinh mệnh của chúng ta
một cách chân chính. Các hoạt động nuôi sống thân mạng cũng chia làm hai:
chính và tà. Chính mạng là thưc hành một nghề sinh sống thích đáng, không
gây sự chê trách của cộng đồng xã hội.
Chính tinh tiến
Là sự nỗ lực siêng năng chuyên cần của chính mình. Và cũng là năng
lực khảo sát và kiềm chế một cách “chính kiến”, “chính tư duy” các hoạt động
của bản thân, khẩu, ý nơi mình.

×