Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Dạy học giải các bài toán nhận dạng hình hình học ở các lớp 1,2,3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.45 KB, 52 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC







PHẠM THỊ HƯƠNG GIANG






DẠY HỌC GIẢI CÁC BÀI TOÁN NHẬN
DẠNG HÌNH HÌNH HỌC Ở CÁC LỚP 1, 2 ,3



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán









HÀ NỘI, 2011

1





MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng – phạm vi 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Kế hoạch triển khai 7
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận 8
1.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1,2,3 8
1.1.1 Tri giác 8
1.1.2 Tư duy 9
1.1.3 Tưởng tượng 9
1.1.4 Chú ý và ghi nhớ 10
1.2. Đặc điểm của môn Toán ở Tiểu học 11
1.3. Vai trò, vị trí nội dung các yếu tố 12
1.4. Mục tiêu và nội dung các yếu tố hình học 14

1.5. Thuận lợi và khó khăn 16
Chương 2: Dạy học giải các bài toán nhận dạng hình hình học ở các lớp
1,2,3 19
2.1. Mục tiêu và nội dung các bài toán nhận dạng hình hình học ở các lớp
1,2,3 19
2.1.1 Mục tiêu 19
2.1.2 Nội dung 19

2





2.2. Các bài tập nhận dạng các đối tượng hình học 20
2.2.2 Các hình học được tri giác như là một ‘tổng thể” gắn liền với hình
dạng của chúng 20
2.2.3 Các hình hình học được nhận biết theo đặc điểm của hình
2.3. Một số bài tập nhận dạng hình học trong sách giáo khoa ở các lớp
1,2,3 29
2.3.1 Lớp 1 29
2.3.2 Lớp 2 36
2.3.3 Lớp 3 41
KẾT LUẬN 50
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
















3





LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo
trong tổ bộ môn phương pháp dạy học Toán đã giúp đỡ em trong quá trình
học tập tại trường và tạo điều kiện cho em tìm hiểu khoá luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo –
TS.NGUYỄN NĂNG TÂM. Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp
đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinh trường
Tiểu học Liên Minh – Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn

đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011
Người thực hiện


Phạm Thị Hương Giang






4





LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài “dạy học giải các bài toán nhận dạng hình hình học ở
các lớp 1,2,3” là kết quả mà tôi đã nghiên cứu qua đợt kiến tập hàng năm và
thực tập cuối năm. Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một
số nhà nghiên cứu, một số tác giả khác. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra
được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của riêng
cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng với kết quả của tác giả khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011
Người thực hiện


Phạn Thị Hương Giang










5





MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế và xã hội, đặt nền tảng vững chắc cho Giáo dục phát triển và toàn bộ
hệ thống Giáo dục, chính trị. Vì vậy, Giáo dục Tiểu học ngày càng được xã
hội quan tâm và Nhà nước luôn có chính sách toàn diện thúc đẩy sự phát triển

mạnh mẽ về tất cả các lĩnh vực.
Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Toán có vai trò, vị trí vô cùng
quan trọng. Với tư cách là môn khoa học nghiên cứu với một số mặt của thế
giớ hiện thực, nó có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức
rất cần thiết. Hệ thống này luôn luôn được phát triển trong quá trình để áp
dụng vào thực tế. Với đặc thù riêng của môn học, Toán học thực sự đóng vai
trò chủ đạo trong việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức và phương pháp,
là nền tảng vững chắc để phục vụ cho các bậc sau.
Trong sách giáo khoa Toán ở Tiểu học, việc dạy học các yếu tố hình học được
xuất hiện từ kỳ 1 lớp 1 cho đến hết lớp 5. Ở các lớp đầu Tiểu học, dạy học các
yếu tố hình học góp phần phát triển năng lực tưởng tượng, tư duy sáng tạo
cho học sinh. Nó hỗ trợ cho học sinh trong các môn học về thủ công như cắt,
xé, dán các hình, chơi các trò chơi học tập về xếp hình hay trang trí họa tiết
trong hội họa…
Mọi khoa học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Toán học cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Nếu số học ra đời trước hết do nhu cầu tính toán thì các
yếu tố hình học ra đời do nhu cầu đo đạc và tính toán như: ruộng vườn, nhà
cửa… Do có nguồn gôc từ thực tiễn nên các yếu tố hình học có ứng dụng
rộng dãi trong cuộc sống, trong nhiều lĩnh vực khác vì vậy mà việc đưa các

6





yếu tố hình học vào trong nội dung học ở Tiểu học đã được tiến hành từ rất
lâu và ngày càng mang tính hệ thống, hoàn thiện hơn.
Qua việc xem sách giáo khoa và nghiên cứu thực tế các yếu tố hình học
và việc dạy học các yếu tố hình học ở trường Tiểu học, bản thân tôi nhận thấy

tầm quan trọng của yếu tố hình học và việc giải quyết những bài toán. Chính
vì vậy tôi đã chọn “Dạy học giải các bài toán nhận dạng hình hình học ở các
lớp 1,2,3” làm đề tài khóa luận của mình. Qua việc nghiên cứu đề tài này chắc
chắn sẽ giúp tôi nắm vững về các bài toán hình học và có được các phương
pháp dạy học phù hợp, đạt hiệu quả cao.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc dạy học giải các bài toán nhận dạng hình hình học ở
các lớp 1,2,3 góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Gồm 4 nhiệm vụ.
+ Tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1,2,3
+ Tìm hiểu về vai trò, vị trí, mục tiêu, nội dung của việc dạy học giải các
bài toán nhận dạng hình hình học ở các lớp 1,2,3
+Trình bầy việc dạy học giải các bài toán nhận dạng hình hình học ở các
lớp 1,2,3
+ Những sai lầm thường gặp khi dạy học giải các bài toán nhận dạng hình
hình học ở các lớp 1,2,3

4. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu : Việc dạy học giải các bài toán nhận dạng hình
hình học ở các lớp 1,2,3

7






Phạm vi nghiên cứu : Học sinh lớp 1,2,3

5. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận tổng hợp
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp quan sát
Nghiên cứu tài liệu

6. Kế hoạch triển khai.
Tháng 11- 12/2010 : Nhận đề tài và hoàn thành đề cương
Tháng 12-01/2011: Tìm hiểu cơ sở lý luận
Tháng 02-04/2011: Nghiên cứu nội dung
Tháng 05/2011: Hoàn thành đề tài nghiên cứu và bảo vệ đề tài
7. Cấu trúc đề tài
Khóa luận này gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Dạy học giải các bài Toán nhận dạng hình hình học ở
các lớp 1,2,3
Chương 3: Một số sai lầm thường gặp khi dạy học giải các bài
toán nhận dạng hình hình học ở các lớp 1,2,3.
Phần 3: Kết luận





8






NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1,2,3
Nhìn chung, ở Tiểu học hệ thống tín hiệu thứ nhất còn chiếm ưu thế,
các em rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Do đó trí nhớ trực quan, hình
tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ lôgic.
Khả năng phát triển của các em còn kém, các em thường tri giác trên
tổng thể. Tri giác thường gắn với hành động, các hoạt động thực tiễn của trẻ.
1.1.1. Tri giác
Cảm giác, tri giác là khâu đầu tiên của quá trình nhận thức cảm tính,
nhưng cảm giác chỉ đem lại những mặt tương đối rời rạc, chỉ có tri giác mới
đạt tới nhận thức toàn bộ của sự vật trực tiếp. Chính vì vậy các nhà tâm lý học
đã đặc biệt chú ý tới khả năng tri giác của trẻ. Như vậy tri giác quan trọng đối
với hoạt động thực tế của trẻ.
Tri giác là quá trình nhận thức tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính, hình ảnh của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động
vào giác quan. [6,78]
Ở Tiểu học tri giác mang tính đại thể, ít đi sâu, đi vào chi tiết. Nét đặc
trưng của tri giác là tính phân hóa của nó, các em phân biệt tương đối giống
nhau còn sai lầm và chưa chính xác, chẳng hạn: quyển vở với diện tích quyển
vở.
Ở các lớp đầu bậc Tiểu học, tri giác của trẻ thường gắn với hành động,
hoạt động thực tiển của trẻ. Tri giác sự vật có nghĩa là phải làm cái gì đó với
sự vật: cầm nắm, sờ mó sự vật ấy. Tri giác của học sinh lớp 1,2,3 thuộc giai


9





đoạn đầu Tiểu học, cho nên tri giác vẫn gắn liền với tổng thể sự vật, nghĩa là
học sinh tri giác tổng thể sự vật mà không đi sâu vào chi tiết.
Ví dụ : Khi dạy về hình chữ nhật cho học sinh đo các cạnh để từ đó học
sinh tự tìm ra tri thức.
1.1.2. Tư duy
Tư duy là quá trình tâm lý, phản ánh các dấu hiệu các mối liên hệ và
các quan hệ bản chất của sự vật và hiện tượng khách quan. [6,87]
Tư duy của học sinh là quá trình nhận thức giúp các em phản ánh được
bản chất của đối tượng, nghĩa là giúp các em tiếp thu được các khái niệm của
các môn học. Để tiếp thu được khái niệm học sinh phải tiến hành các thao tác
tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa.
Ở giai đoạn đầu Tiểu học, tư duy của học sinh ở giai đoạn này chủ yếu
là tư duy cụ thể. Học sinh tiếp thu tri thức các môn học bằng cách tiến hành
các thao tác tư duy với các hoạt động cụ thể hoặc là hình ảnh trực quan. Sang
giai đoạn sau, thì tư duy của học sinh được chuyển dần sang tư duy trừu
tượng .
Trong quá trình học tập, tư duy của học sinh Tiểu học phát triển rất
nhiều. Nếu tri giác phát triển mạnh ở mẫu giáo thì lứa tuổi tiểu học tư duy
phát triển mạnh mẽ hơn. Ở dây, vai trò của các nội dung, phương phát dạy
học và các giáo viên có tính quyết định đến tư duy của các em. Tư duy trừu
tượng bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn non yếu. Vì vậy, học sinh sẽ tiếp thu
1.1.3. Tưởng tượng.
Tưởng tượng là quá trình học sinh tạo ra hình ảnh mới dựa vào các biểu

tượng đã biết. Ở học sinh Tiểu học có hai loại biểu tượng đã biết: tưởng tượng
tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
Trên cơ sở đã có hình ảnh ( biểu tượng) học sinh xây dựng những hình
ảnh mới qua tưởng tượng để phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm

10





cá nhân. Nội dung của tưởng tượng cũng như tư duy: Tức là có thể tạo ra
những cái mới chưa từng có trong kinh ngiệm của con người. Mà tưởng tượng
và tư duy chỉ nảy sinh khi con người đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề.
Sự hình thành tưởng tượng bắt nguồn từ nhận thức những tưởng tượng
không gian theo quan hệ thứ tự.
Ví dụ : Về đồ đạc, dựng hình, tính toán…
Tưởng tượng có thể phát triển ở những mức độ khác nhau, ở những lứa
tuổi, độ tuổi, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống, hoạt động thực tiễn ( vẽ,
căt, dán, gấp…) làm cho tưởng tượng phong phú, năng động hơn nhờ có khả
năng hoạt động trí óc theo tưởng tượng.
Tưởng tượng của học sinh lớp 1,2,3 đạt trình độ thấp hơn học sinh lớp
4,5. Học sinh không chỉ hình dung lại những gì đã được học trong giờ học,
mà học sinh có khả năng tưởng tượng sáng tạo.
1.1.3. Sự chú ý và ghi nhớ
Chú ý của học sinh Tiểu học là điều quan trọng để các em tiến hành
hoạt động học tập.
Chú ý là trạng thái tâm lý của học sinh giúp các em tập trung một hoặc
một số đối tượng để tiếp thu các hoạc động này một cách tốt nhất. Ở học sinh
Tiểu học có 2 loại chú ý đó là: chú ý chủ định van chú ý không chủ định.

Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ. Đó là quá trình tạo
nên dấu vết của đối tượng trên cơ sở của vỏ não, đồng thời cũng là quá trình
gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có. Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để
tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm.
Vậy trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có
của học sinh dưới hình thức biểu tượng, đó là những hình ảnh của sự vật biểu
tượng nảy sinh trong óc chúng ta khi có sự tác động trực tiếp của chúng ta vào
giác quan.

11





Sự chú ý của học sinh lớp 1,2,3 thì chú ý chưa có chủ định vẫn được
duy trì, tức là những gì mang tính mới lạ, mới mẻ thì dễ dàng làm cho học
sinh xuất hiện chú ý chưa có chủ định. Chú ý có chủ định được hình thành và
phát triển mạnh mẽ do yêu cầu của hoạt động học. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu
tiểu học chú ý có chủ định chưa bền vững, còn non yếu, học sinh vẫn chưa ý
thức được tại sao phải chú ý.
Chú ý của học sinh thường được hướng râ bên ngoài, chú ý trong tưởng
tượng còn non yếu. Do đó học sinh phải làm việc trên giấy nháp hoặc đồ dùng
học tập, giáo viên phải trình bày bảng rõ ràng, ghi nix dung cơ bản đầy đủ.
Ở các lớp 1,2,3 ghi nhớ của học sinh vẫn chủ yếu là ghi nhớ máy móc,
ghi nhớ không có chủ định.

1.2. Đặc điểm của môn Toán ở Tiểu học
Toán học là môn khoa học có tính trừu tượng và tính thực tiễn. Cũng
như mọi môn khoa học khác. Toán học có nguồn gốc từ thực tiễn cuộc sống

nên nó có những ứng dụng rộng rái trong cuộc sống và có thể ứng dụng hiệu
quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống thực tế.
Toán học là môn khoa học có tính lôgic và tính thực nghiệm.
Môn Toán giữ một vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông nói
riêng. Các kiến thức van kỹ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng thiết thực
trong đời sống và cần thiết để học tập các môn học khác trong nhà trường
như: địa lý, khoa học, thủ công…
Môn Toán còn góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện những đức
tính, phẩm chất cần thiết của người lao động: cần cù, sáng tạo…
Môn Toán ở Tiểu học là môn khoa học thống nhất không chia thành các
phân môn riêng.

12





Đặc điểm xây dựng chương trình sách giáo khoa: Hạt nhân của môn
Toán là số học ( số tự nhiên, phân số, số thập phân). Các nội dung cơ bản về
đại lượng, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học, giải các bài toán có lời văn
được sắp xếp gắn bó với hạt nhân số học, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau không làm
mất đi hoặc mờ nhạt đi đặc trưng của từng nội dung – đó chính là sự thể hiện
bước đầu quan điểm tích hợp trong cấu trúc nội dung môn Toán ở Tiểu học.
Cấu trúc nội dung hạt nhân số học của môn Toán cùng với nội dung
khác là cấu trúc theo kiểu đồng tâm. Nhờ cấu trúc sắp xếp này mà các nội
dung của môn Toán được củng cố thường xuyên và được phát triển từ đơn
giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Trong sách giáo khoa Toán ở các lớp đều có
phần ôn tập bổ sung ở đầu năm, hệ thống hóa ở cuối năm học. Ngoài các tiết
dạy học kiến thức mới và luyện tập để củng cố kiến thức mới còn có các tiết

luyện tập chung để ôn tập củng cố kiến thức và hỹ năng trong từng giai đoạn
học tập.

1.3 Vai trò, vị trí, nội dung các yếu tố hình học trong môn Toán ở các lớp
1,2,3
1.3.1.Vai trò
Nội dung các yếu tố hình học cung cấp cho học sinh những kiến thức
sơ giản ban đầu về biểu tượng của các hình hình học, kỹ năng ban đầu về vẽ
hình, các biểu tượng về kích thước, hình dạng trong không gian của các hình.
Đây chính là nền tảng, cơ sở ban đầu để học sinh có được các biểu tượng của
các hình trong không gian hai chiều, ba chiều.
Thông qua nội dung “ các yếu tố hình học” giúp cho học sinh học tốt
hơn các bộ môn khác, đặc biệt trong môn thủ công.

13





Ví dụ: Để cắt được ông mặt trời, ngôi nhà… thì học sinh phải có biểu
tượng về hình tròn, hình vuông, tam giác ở trong đầu thì học sinh mới có thể
cắt được những hình đó.
Nhờ được học phần nội dung “các yếu tố hình học” mà trí tưởng tượng
của học sinh Tiểu học dần dần được phát triển hơn. Ở lớp 1 học sinh chỉ nhận
dạng (nhận biết) các hình (hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ
nhật, hình tứ giác) dưới dạng tổng thể, tức là học sinh chỉ chủ yếu quan sát
hình dưới dạng toàn thể của hình rồi nêu tên hình). Như vậy, ở lớp 1 học sinh
chỉ thấy các hình có hình dạng giống với hình mà giáo viên cho quan sát, học
sinh phải đối chiếu một cách tổng thể với vật mẫu. Nhưng đến lớp 3, khi nhận

dạng hình vuông, hình chữ nhật ngoài xét “tổng thể” học sinh đã biết dựa vào
các đătc điểm về yếu tố cạnh, góc, đỉnh của hình để nhận dạng, nêu tên hình.
Chẳng hạn đến lớp 3, học sinh có thể tưởng tượng đầu mình hình vuông có 4
góc vuông và 4 cạnh bằng nhau, hình chữ nhật có 4 góc vuông có 2 cạnh dài
bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau. Và khi tưởng tượng được thì học sinh
có thể vẽ được một cách chính xác hình, gọi tên chính xác các hình.
Như vậy, nội dung các yếu tố hình học đóng vai trò quan trọng, to lớn
đối với sự phát triển tư duy, trí tưởng tượng, năng lực toán của học sinh, góp
phần phát triển toàn diện về học tập cho học sinh Tiểu học. Nó hỗ trợ đắc lực
cho các môn học khác.
1.3.2 Vị trí
Việc dạy học “các yếu tố hình học” trong môn Toán có vị trí quan trọng
không thể thiếu, là một trong những nôi dung chính của môn Toán ở Tiểu học
van cùng với các nội dung khác góp phần rèn luyện trí tuệ cho học sinh Tiểu
học. Việc dạy học nội dung này không chỉ cung cấp các biểu tượng ban đầu
về các hình. Trên cơ sở đó giúp các me có được kỹ năng thực hành về hình
học (nhận dạng, cắt, ghép…)

14





Nhờ các hoạt động thực hành dựa vào kiến thức tiếp thu được qua việc
học các “ yếu tố hình học” học sinh sẽ tiếp thu được những kỹ năng cần thiết
phục vụ cho đời sống thực tiễn.
Nói tóm lại, các “yếu tố hình học” là một trong những nội dung cơ bản
của môn Toán ở Tiểu học, vừa hỗ trợ cho việc học tập các môn học khác vừa
góp phần xây dụng cơ sở cho môn hình học ở bậc trung học cơ sở. Vì vậy,

việc tìm hiểu và lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học cho phù hợp là vấn
đề cần phải được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói
chung.

1.4. Mục tiêu và nội dung dạy học các yếu tố hình học ở các lớp 1,2,3
1.4.1. Mục tiêu
+ Lớp 1
Hình thành biểu tượng ban đầu về một số hình đơn giản: Điểm, đoạn
thẳng, hình vuông, hình tam giác, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
Bước đầu rèn luyện các kỹ năng: nhận dạng hình, vẽ đoạn thẳng.
Bước đầu rèn luyện óc quan sát, trí tưởng tượng, phát triển vốn từ vựng
về hình học.
+ Lớp 2
Nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng,
đường gấp khúc.
Biết tính đọ dài đường gấp khúc khi cho sẵn độ dài mỗi đoạn thẳng của
nó, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi cho sẵn độ dài mỗi cạnh của nó.
Biết thực hành vẽ (theo mẫu) trên giấy kẻ ô vuông, ghép các hình đơn
giản.
Bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình,
phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian…

15






+ Lớp 3

Có được biểu tượng về góc vuông, góc không vuông, trung diểm của
một đoạn thẳng, hình tròn, tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Nắm
được một số đặc điểm về các yếu tố cạnh, góc, đỉnh của hình chữ nhật, hình
vuông.
Biết nhận dạng các hình chữ nhật, hình vuông theo đặc điểm về các yếu
tố góc, cạnh của hình đó, nhận biết (xác định trung điểm) của đoạn thẳng.
Biết vẽ hình tròn bằng compa, biết kiểm tra góc vuông bằng êke, biết
vẽ trang trí hình tròn đơn giản và biết ghép hình.
Biết tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc).
Phát triển các năng lực trí tuệ, đặc biệt là phát triển trí tưởng tượng không
gian.
1.4.2. Nội dung
+ Lớp 1: Có 6 tiết hình học
Tiết 3: Hình vuông, hình tròn
Tiết 4: Hình tam giác
Tiết 5: Luyện tập
Tiết 66: Điểm – đoạn thẳng
Tiết 86: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
Tiết 95: Điểm ở trong, điểm ở ngoai một hình
+ Lớp 2: Có 9 tiết hình học
Tiết 22: Hình chữ nhật, hình tứ giác
Tiết 71: Đường thẳng
Tiết 82: Ôn tập về hình học
Tiết 99: Đường gấp khúc – độ dài đường gấp khúc
Tiết 100: Luyện tập

16






Tiết 125: Chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác
Tiết 126: Luyện tập
Tiết 163: Ôn tập về hình học
Tiết 164: Ôn tập về hình học
+ Lớp 3: Có 18 tiết hình học
Tiết 11: Ôn tập về hình học
Tiết 41: Góc vuông, gọc không vuông
Tiết 42: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng êke
Tiết 84: Hình chữ nhật
Tiết 85: HÌnh vuông
Tiết 86: Chu vi hình vuông
Tiết 88: Luyện tập
Tiết 96: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
Tiết 97: Luyện tập
Tiết 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
Tiết 108: Vẽ trang trí hình tròn
Tiết 139: Diện tích một hình
Tiết 141: Diện tích hình chữ nhật
Tiết 142: Luyện tập
Tiết 144: Luyện tập
Tiết 167: Ôn tập về hình học
Tiết 168: Ôn tập về hình học

1.5. Thuận lợi và khó khăn
1.5.1. Thuận lợi
Khi nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Toán hiện hành
ở các lớp 1,2,3, chúng tôi thấy có một số thuận lợi sau


17





+ Chương trình được biên soạn phù hớp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi
của học sinh. Các kiến thức về yếu tố hình học( nhận dạng hình) được bố trí
xen kẽ với các kiến thức về số học, yếu tố thống kê, đại lượng hình học, giải
toán nhằm tạo ra mối quan hệ hữu cơ và sự hỗ trợ chặt chẽ giữa các tuyến
kiến thức với nhau. Đây được coi là một ưu điểm của chương trình. Bởi nó
tạo điều kiện để rèn luyện các năng lực hình học và các kỹ năng thực hành
thường xuyên hơn trong suốt quá trình học Toán.
+ Các yếu tố hình học được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, có sự
lặp đi lặp lại vài lần trong chương trình, lần sau củng cố và phát triển các kiến
thức và kỹ năng đã học ở lần trước. Nội dung chương trình đảm bảo tính phổ
cập. Mỗi bài đều có phần luyện tập củng cố trong sách giáo khoa và sách bài
tập. Do vậy, học sinh sau khi học các kiến thức có thể vận dụng ngay để luyện
tập củng cố.
+ Chương trình và sách giáo khoa rất chú trọng đến nội dung thực hành
và luyện tập. các dạng bài tập cũng phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên lựa chọn các bài tập phù hợp cho học sinh.
+ Khi thực hiện chương trình sách giáo khoa, giáo viên có thể được lựa
chọn những nôi dung và phương pháp thích hợp, phù hợp với từng đối tượng
học sinh, để tổ chức và hướng dẫn học sinh tự phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức
mới và thực hành theo khả năng của mình.
+ Các thông tin trong sách giáo khoa ( kênh hình, kênh chữ) rất đa
dạng, phong phú và phù hợp với đại trà học sinh và với đặc điểm tâm lý.
Vậy với những thuận lợi trên đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học các yếu tố hình học môn Toán ở Tiểu học. Đây là vấn đề quan trọng trong

suốt quá trình dạy học Toán nói chung và dạy học các yếu tố hình học nói
riêng ở các lớp 1,2,3
1.5.2 Khó khăn

18





Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, có không ít những khó khăn mà
giáo viên và học sinh mắc phải.
Ở các bài tập về yếu tố hình học thì đa phần các bài đều có hình vẽ mà
các kỹ năng vẽ hình của học sinh Tiểu học còn hạn chế nên học sinh thường
gặp phải nhiều khó khăn.
Hình học ở Tiểu học là hình học trực quan nhưng yêu cầu đặt ra khi
dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học là phát triển ngôn ngữ hình học, trí tưởng
tượng, phát triển tư duy… cho học sinh. Vì vậy, để học sinh nắm rõ được kiến
thức và hiểu biết được bài là vô cùng khó khăn.
Các bài tập đặc biệt là các bài tập nâng cao rất đa dạng, phong phú và
phức tạp. Việc giáo viên tìm ra cách giải, lựa chọn cách giải hay, phù hợp và
các phương pháp cần thiết là rất khó khăn. Và quan trọng hơn là việc truyền
đạt lại kiến thức một cách bài bản, có hệ thống, lôgic là vô cùng khó.
Khi dạy về các hình thì các em rất hay nhầm lẫn giữa tên gọi: Hình tròn
– đường tròn; đường thẳng – đoạn thẳng…
Các bài tập thường có rất nhiều cách giải, tuy nhiên các em chỉ làm một
cách duy nhất mà chưa chịu đào sâu suy nghĩ.
Trên đây là những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi dạy học giải các
bài toán nhận dạng hình hình học ở các lớp 1,2,3. Như vậy, việc nắm vững
đặc điểm tâm lý của học sinh là vô cùng quan trọng trong công tác giảng dạy.

Có như vậy thì giáo viên mới vận dụng được phương pháp dạy học phù hợp,
sáng tạo, giúp học sinh nắm vững kiến thức.






19





CHƯƠNG 2: DẠY HỌC GIẢI CÁC BÀI TOÁN NHẬN DẠNG
HÌNH HÌNH HỌC Ở CÁC LỚP 1,2,3

2.1. Mục tiêu, nội dung về các bài toán nhận dạng hình hình học ở các lớp
1,2,3
2.1.1 Mục tiêu
Lớp 1: Học sinh biết nhận dạng các hình đơn giản như: Điểm, đoạn
thẳng, hình vuông, hình tròn, hình tam giác, điểm ở trong, điểm ở ngoài một
hình.
Lớp 2: Học sinh nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác,
đường thẳng, đường gấp khúc. Nhưng học sinh chỉ nhận dạng hình “ tổng
thể” chưa yêu cầu nhận ra hình chữ nhật cũng là hình tứ giác, hình vuông
cũng là hình chữ nhật.
Lớp 3: Học sinh biết nhận dạng các hình chữ nhật, hình vuông theo đặc
điểm về các yếu tố góc, cạnh của hình đó, nhận biết trung điểm của đoạn
thẳng ( theo mức độ yêu cầu của lớp 3)

2.1.2 Nội dung
+ Lớp 1: Học sinh nhận biết:
Các hình giống nhau.
Ví dụ: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác…
Đếm đủ số hình khi cho sẵn số lượng cần nhận dạng.
Nhận dạng các hình.
+ Lớp 2
Nhận biết hình chữ nhật, hình tứ giác.
Nhận biết đường thẳng. Ba điểm thẳng hàng.
Nhận biết đường gấp khúc.
+ Lớp 3

20





Nhận biết góc vuông, góc không vuông
Nhận biết điểm ở giữa. Trung điêm của đoạn thẳng
Nhận biết hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn
Nhận biết hình chữ nhật, hình vuông.

2.2. Các bài tập về nhận dạng hình hình học ở các lớp 1,2,3
2.2.2. các hình học được tri giác như là một “toàn thể” gắn liền với hình
dạng của chúng,chưa chú ý đến việc phân tích các thành phần và đặc điểm
của hình
Dạng bài tập này chủ yếu ở lớp 1 và lơp 2.
Ví dụ 1. khi học bài nhận biết về hình tam giác: biển giao thông, lá
cờ…để giới thiệu cho học sinh. Đối với bài này không cần phải giới thiệu về

đặc điểm của hình mà chỉ cần nhấn mạnh đây là hình tam giác.
Ví dụ 2. giới thiệu về "hình vuông”. Giáo viên đưa ra những hình ảnh
,vật mẫu có dạng như hình vuông: cái bánh trưng… và giới thiệu đây là hình
vuông.
Ví dụ 3. hình chữ nhật. Cũng tương tự như trên, giáo viên đưa ra các
vật mẫu có hình dạng như hình chữ nhật: quyển sách,mặt bảng…và giới thiệu
đó là hình chữ nhật.
Ví dụ 4. Giới thiệu “hình tròn”. Giáo viên chỉ cần giới thiệu một cách
“tổng thể” đó là cũng đưa ra những hình ảnh,vật có hình dạng như hình tròn:
quả bóng. và giới thiệu đó là hình tròn.
2.2.3. Các hình hình học được nhận biết theo đặc điểm của hình.
Dạng bài tập này chủ yếu ở lớp 3.
a. Nhận dạng hình hình học riêng lẻ.
Bài tập 1: trong các hình dưới đây,hình nào là hình tam giác, hình nào là
hình vuông, hình nào là hình chữ nhật?.

21









Hình 1. hình 2. hình 3.




Hình 4. hình 5. hình 6.





Hình 7. hình 8. hình 9.

Bài giải:
Dựa vào đặc điểm của hình mà học sinh dễ dàng tìm ra được các hình
+ Hình tam giác là: Hình 3,6
+ Hình vuông là: Hình 5
+ Hình chữ nhật là: Hình 2,7
Bài tập 2: Ghi dấu (x) vào ô trống dưới hình tròn, ghi dấu (v) vào ô
trống đặt dưới hình vuông






22










Bài giải:
Dạng bài tập này tương tự với bài trên. Học sinh cũng dựa vào đặc
điểm của hình mà dễ dàng nhận ra được.















X
V
X

23







b, Nhận dạng hình học phân biệt trong mỗi hình vẽ có nhiều dạng khác
nhau
Bài tập 3: Trên những hình vẽ dưới đây có mấy hình tam giác?

A I B

D F G C


Bài giải:
Bài tập này học sinh chỉ cần quan sát trực tiếp vào hình vẽ và đếm số
tam giác.
Có tất cả 7 hình tam giác đó là: ADE, AEG, AGI, IGB, GBC, ADG, AGB.

c, Nhận dạng hình học có “phần tử chung” trong một cấu hình có nhiều
hình hình học.
V

24







Bài tập 4: Tìm trên hình vẽ có tất cả mấy hình tam giác?








Bài giải:
Việc đếm số lượng các hình thường được tiến hành theo các bước sau:
Cách 1: Cho học sinh đánh số thứ tự vào các hình tam giác sau đó đếm







- Hình tam giác có ghi 1 số đó là: 1, 2, 3 có : 3 hình
- Hình tam giác ghi 2 số đó là: 1, 2 và 2, 3 có : 2 hình
- Hình tam giác có ghi 3 số đó là: 1, 2, 3 có :1 hình
Vậy có tất cả số tam giác là: 3 + 2 + 1 = 6 (hình tam giác)
Cách 2: Cho học sinh tô màu như hình vẽ.


1 2 3
Vàng đỏ xanh

×