Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu kết hợp các bộ phân loại cho các bài toán nhận dạng và dự đoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.45 KB, 19 trang )


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG





TRẦN VŨ LINH

NGHIÊN CỨU KẾT HỢP CÁC BỘ PHÂN LOẠI
CHO CÁC BÀI TOÁN NHẬN DẠNG VÀ
DỰ ĐOÁN


CHUYÊN NGÀNH : TRUYỀN DỮ LIỆU VÀ MẠNG MÁY TÍNH
MÃ SỐ : 60.48.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TỪ MINH PHƯƠNG


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI - 2011

2


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin và truyền thông, khối lượng thông tin của
nhân loại đã trở thành một con số khổng lồ, và lượng thông tin đó
không ngừng được tăng lên từng ngày. Qua các tài liệu nghiên cứu,
trang thông tin điện tử, báo chí, truyền hình, tất cả thông tin, dữ liệu
của con người đều có thể được công bố, truyền bá một cách rộng rãi.
Điều này đặt ra một thách thức đối với lĩnh vực nghiên cứu
công nghệ tri thức nói chung và ngành khoa học máy tính nói riêng
là tìm cách để khai thác lượng dữ liệu khổng lồ đó một cách hiệu
quả. Việc khai thác các dữ liệu này đã và đang ứng dụng thành công
vào rất nhiều lĩnh vực đời sống như thương mại, tài chính, y học ,
thiên văn, môi trường, giáo dục và viễn thông,…
Được sự định hướng và hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS
Từ Minh Phương, tôi đã nhận đề tài:
“Nghiên cứu kết hợp các bộ phân loại cho các bài toán nhận
dạng và dự đoán”
Mục đích của luận văn là nghiên cứu lý thuyết phương pháp kết hợp
các bộ phân loại và áp dụng giải quyết bài toán phát hiện URL độc
hại bằng phân loại. Cấu trúc luận văn gồm 3 chương :
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI
Phân loại (hay phân lớp) là một tiến trình xử lý nhằm xếp
các mẫu dữ liệu hay các đối tượng vào một trong các lớp đã được
định nghĩa trước. Các mẫu dữ liệu hay các đối tượng được xếp về các
lớp dựa vào giá trị của các thuộc tính (attributes) cho một mẫu dữ
liệu hay đối tượng. Sau khi đã xếp tất cả các đối tượng đã biết trước

3
vào các lớp tương ứng, lúc này mỗi lớp được đặc trưng bởi tập các

thuộc tính của các đối tượng chứa trong lớp đó.
Các thuật toán phân loại tiêu biểu bao gồm như mạng neural,
cây quyết định, suy luận quy nạp, mạng Beyesian, Support Vector
Machine…. Tất cả các cách tiếp cập này xây dựng những mô hình
đều có khả năng phân loại cho một mẫu mới chưa biết dựa vào
những mẫu tương tự đã được học. Bài toán phân loại có thể xử lý
thông tin được thu thập từ mọi lĩnh vực hoạt động của con người và
thế giới tự nhiên được biểu diễn dưới dạng các bảng. Bảng này bao
gồm các đối tượng và các thuộc tính. Các phần tử trong bảng là các
giá trị xác định các thuộc tính (attributes hay features) của các đối
tượng. Trong đó số cột chính là số thuộc tính của các đối tượng, mỗi
cột là một thuộc tính và số dòng chính là số đối tượng chứa trong dữ
liệu này. Mọi dữ liệu được biểu diễn dưới các dạng khác có thể được
chuyển thành dạng bảng như trên để thực hiện quá trình phân loại.
1.2. BÀI TOÁN PHÂN LOẠI
Một bài toán phân loại bao gồm 2 bước sau:
Bước 1: Huấn luyện
Mục đích của bước này là xây dựng một mô hình xác định
một tập các lớp dữ liệu. Mô hình này được xây dựng bằng cách phân
tích các bộ dữ liệu của một cơ sở dữ liệu, mỗi bộ dữ liệu được xác
định bởi giá trị của các thuộc tính. Giả sử mỗi bộ dữ liệu đã thuộc về
một trong các lớp đã đựơc định nghĩa trước, điều này được xác định
bởi một trong các thuộc tính, gọi là thuộc tính phân loại. Trong ngữ
cảnh của bài toán phân loại, mỗi bộ dữ liệu được xem như là một
mẫu, một ví dụ, hay một đối tượng. Những bộ dữ liệu được phân tích
để xây dựng mô hình phân loại được lấy từ trong tập dữ liệu học hay

4
dữ liệu huấn luyện (training data set). Những bộ dữ liệu riêng lẻ tạo
thành tập dữ liệu huấn luyện còn gọi là những mẫu huấn luyện

(training samples) và được chọn ngẫu nhiên từ một kho các mẫu.
Bước 2: Kiểm tra và đánh giá, bước này sử dụng mô hình
phân lớp đã được xây dựng ở bước 1 vào việc phân lớp.
Đầu tiên, đánh giá độ chính xác của mô hình hay bộ phân lớp
này, bằng cách sử dụng một tập các mẫu đã được phân lớp để thử
(test) gọi là bộ thử (test set). Những mẫu này được chọn ngẫu nhiên
và độc lập với các mẫu đã được học ở bước 1 gọi là mẫu thử (test
sample). Độ chính xác của một mô hình phân lớp dựa trên bộ thử là
tỷ lệ những mẫu thử được phân lớp đúng bằng mô hình phân lớp đó.
Nghĩa là với mỗi mẫu thử, so sánh lớp đúng mà mẫu thử đó thuộc về
với lớp mà mô hình phân lớp này dự đoán cho mẫu thử đó.

1.3. MỘT SỐ BỘ PHÂN LOẠI PHỔ BIẾN
1.3.1. Cây quyết định
Một cây quyết định là một cấu trúc cây, trong đó mỗi node
trong biểu thị cho một phép phân nhánh tương ứng cho một thuộc
tính, mỗi nhánh biểu thị cho một kết quả của một phép thử, các node
lá biểu thị cho lớp hoặc các phân bố lớp. Node trên cùng trong một
cây được gọi là gốc. Minh họa cho cây quyết định, hình 2-1 lấy lại ví
dụ phân lớp tế bào ung thư với node trong được biểu diễn bằng hình
chữ nhật, node lá được biểu diễn bằng hình ellipse .
Để phân lớp một mẫu chưa biết, những giá trị thuộc tính của
mẫu đó được thử ngược lại trên cây quyết định. Một đường dẫn từ
gốc đến một node lá là cơ sở cho việc

5
dự đoán lớp của một mẫu. Cây quyết định có thể dễ dàng chuyển đổi
sang một tập các luật phân lớp. Cơ sở toán học của cây quyết định là
thuật toán tham lam, thuật toán này đã xây dựng cây quyết định đệ
quy từ trên xuống dưới, theo phương pháp chia để trị.

1.3.2.Mạng Bayes
Bayesian là phương pháp phân lớp dựa vào thống kê. Ta có
thể dự đoán xác suất của các lớp trong tập dữ liệu, dựa vào xác suất
này có thể xếp các mẫu vào các lớp riêng biệt. Thuật toán phân lớp
Bayesian giả thiết rằng giá trị các thuộc tính của một lớp độc lập với
giá trị của các thuộc tính khác, giả thiết này còn được gọi là lớp độc
lập có điều kiện, nó làm đơn giản các tính toán sau này. Mạng
Bayesian là một đồ thị, trên đồ thị cho phép biểu diễn mối quan hệ
giữa các thuộc tính.

1.3.3. Support Vector Machine
SVM là một phương pháp mới để phân lớp dữ liệu. Nó dễ sử
dụng hơn mạng neural, tuy nhiên nếu không sử dụng nó chính xác thì
dễ bị bỏ qua một số bước đơn giản nhưng cần thiết, dẫn đến kết quả
không được thỏa mãn. Mục đích của phương pháp SVM là phát sinh
ra một mô hình từ tập mẫu học, mô hình này có khả năng dự đoán
lớp cho các mẫu thử. SVM tìm ra một hàm quyết định phi tưyến
trong tập mẫu học bằng cách ánh xạ hoàn toàn các mẫu học vào một
không gian đặc trưng kích thước lớn có thể phân lớp tuyến tính và
phân lớp dữ liệu trong không gian này bằng cách cực đại khoảng
cách lề (geometric margin) và cực tiểu lỗi học cùng một lúc. Vấn đề
tối ưu chủ yếu là

6
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỚI BÀI TOÁN PHÂN LOẠI
Có 2 vấn đề xảy ra với kết quả dự đoán của các bộ phân loại
đó là kết quả dự đoán bị lệch (bias), tức là kết quả có thiên hướng sai
giống nhau và kết quả dự đoán quá khác biệt nhau (variance). Tưởng
tượng rằng chúng ta có các tập dữ liệu huấn luyện khác nhau, và tốt
như nhau. Một thuật toán được coi là dự đoán lệch (bias) với một dữ

liệu đầu vào x nếu khi huấn luyện thuật toán đó với mỗi tập dữ liệu
huấn luyện, kết quả của nó sẽ sai một cách có hệ thống khi dự đoán
nhãn đầu ra của x. Một thuật toán được coi là variance với dữ liệu
đầu vào x nếu các kết quả dự đoán nhãn đầu ra của nó khác nhau khi
được huấn luyện với các tập dữ liệu đầu vào khác nhau. Lỗi dự đoán
của một bộ phân loại chính là tổng lỗi bias và variance của thuật toán
học máy mà nó sử dụng.


(a) Bias cao, variance thấp (b) Bias thấp, variance

(c) Bias cao, variance cao (d) Bias thấp, variance thấp
Hình 1.6. Biểu diễn trực quan bias và variance


7
Hình 1.6 biểu diễn bias, variance bằng các mũi tên trên bảng
tiêu. Bias được biểu diễn bằng những mũi tên chệch đích một cách
hệ thống về một phía. Các mũi tên càng có xu hướng chệch về một
phía thì bias càng cao. Variance được biểu diễn bằng sự phân bố của
các mũi tên. Các mũi tên có phân bố càng xa nhau thì variance càng
cao. Vậy mục đích của việc xây dựng một bộ phân loại tốt là tìm ra
một phương pháp để cả bias và variance của nó thấp nhất.
Có một phương pháp phổ biến để giảm variance là xây dựng
một tập các bộ phân loại đơn lẻ, sau đó thực hiện biểu quyết dựa trên
kết quả phân loại của chúng với dữ liệu đầu vào. Nghĩa là với một
thuật toán, ta sẽ xây dựng nhiều hơn 2 bộ phân loại, và kết quả phân
loại cuối cùng sẽ là kết quả được tìm thấy của nhiều bộ phân loại
nhất. Có rất nhiều cách để tạo ra các bộ phân loại đơn lẻ, và cũng có
nhiều mô hình để biểu quyết giữa chúng. Một ý tưởng được đề xuất

là lựa chọn một thuật toán học máy có bias thấp, sau đó sử dụng
phương pháp biểu quyết để làm giảm variance của nó. Chương sau sẽ
mô tả chi tiết hơn về cách thức để tạo ra và biểu quyết kết quả của
các bộ phân loại đơn lẻ đó.
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chương 1 đã giới thiệu chung về bài toán phân loại tự động,
và trình bày nội dung của một số thuật toán phân loại phổ biến: thuật
toán cây quyết đinh, mạng Bayes, Support Vector Machine. Các bộ
phân loại được xây dựng bởi các thuật toán này lại thường cho kết
quả chính xác không cao với những bộ dữ liệu lớn, hoặc quá phức
tạp. Dẫn đến việc cần thiết tìm ra phương pháp mới để giải quyết các
bài toán phân loại tự động.

8
CHƯƠNG 2 – TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP
KẾT HỢP CÁC BỘ PHÂN LOẠI

2.1. KẾT HỢP CÁC BỘ PHÂN LOẠI
2.1.1. Khái niệm kết hợp các bộ phân loại
Bộ kết hợp các bộ phân loại (Ensemble) là tập hợp của các
bộ phân loại cơ bản, trong đó mỗi bộ phân loại cơ bản có thể là một
một bộ phân loại cổ điển như: cây quyết định, naives bayes, mạng
nơ-ron, Khi một ví dụ mới được phân loại, nó được xử lý bởi các
bộ phân loại cơ bản của bộ kết hợp mà kết quả của chúng được kết
hợp theo một cách nào đó để đưa ra dự đoán cuối cùng của bộ kết
hợp đối với ví dụ đó. Chúng ta muốn có các bộ phân loại cơ bản
phân loại tốt và kết quả của các bộ phân loại cơ bản không có độ
tương quan cao với nhau.
2.1.2. Các cách tiếp cận phương pháp kết hợp các bộ phân loại
Có hai cách tiếp cận bộ kết hợp:

- Thứ nhất là xây dựng mỗi bộ phân loại một cách độc lập với
nhau, sau đó sử dụng phương pháp biểu quyết để chọn ra kết quả
cuối cùng của bộ kết hợp. Tức là mỗi bộ phân loại cơ bản sẽ được
xây dựng độc lập với các bộ phân loại khác bằng cách thay đổi tập
dữ liệu huấn luyện đầu vào, thay đổi các đặc trưng trong tập huấn
luyện.
- Thứ hai là xây dựng các bộ phân loại cơ bản và gán trọng số
cho các kết quả của mỗi bộ phân loại. Việc lựa chọn một bộ phân
loại cơ bản ảnh hưởng tới việc lựa chọn của các bộ phân loại cơ bản
khác và trọng số được gán cho chúng.


9
2.2. PHƯƠNG PHÁP BAGGING
2.2.1. Mô hình hoạt động của Bagging
Bagging sử dụng cách tiếp cận thứ nhất. Bagging tạo ra các bộ
phân loại từ các tập mẫu con có lặp từ tập mẫu ban đầu và một thuật
toán học máy, mỗi tập mẫu sẽ tạo ra một bộ phân loại cơ bản.
Các bộ phân loại sẽ được kết hợp bằng phương pháp biểu
quyết theo số đông. Tức là khi có một ví dụ cần được phân loại, mỗi
bộ phân loại sẽ cho ra một kết quả. Và kết quả nào xuất hiện nhiều
nhất sẽ được lấy làm kết quả của bộ kết hợp.
2.2.2. Thuật toán Bagging
Bagging tạo ra N tập huấn luyện được chọn có lặp từ tập dữ
liệu huấn luyện ban đầu. Trong đó các ví dụ huấn luyện có thể được
chọn hơn một lần hoặc không được chọn lần nào. Từ mỗi tập huấn
luyện mới, Bagging cho chạy với một thuật toán học máy L
b
để sinh
ra M bộ phân loại cơ bản h

m
. Khi có một ví dụ phân loại mới, kết quả
của bộ kết hợp sẽ là kết quả nhận được nhiều nhất khi chạy M bộ
phân loại cơ bản.

Hình 2.3: Mô hình hoạt động của Bagging



10

Trong hình 2.3, bộ 3 mũi tên bên trái mô tả việc lấy mẫu 3 lần
có lặp. Bộ 3 mũi tên tiếp theo mô tả việc gọi thuật toán học mô hình
trên 3 ví dụ để tạo ra 3 mô hình cơ bản.
Bagging trả lại hàm h(x) được biểu quyết lớn nhất trong các
h
1
,h
2
,….,h
M
. phân lớp các ví dụ mới bằng việc trả lại lớp y trong tập
các lớp có thể Y. Trong hình 2.3, có 3 bộ phân loại cơ bản để biểu
quyết ra đáp án cuối cùng. Trong bagging, các tập huấn luyện M
được tạo ra khác nhau. Nếu sự khác nhau này đủ để dẫn đến sự khác
nhau của M mô hình cơ bản trong khi hiệu năng của các mô hình đủ
tốt thì thì bộ kết hợp có hiệu năng tốt hơn các mô hình cơ bản.

2.3. PHƯƠNG PHÁP BOOSTING
2.3.1. Mô hình hoạt động của Boosting

Khác với phương pháp Bagging, xây dựng bộ phân loại kết
hợp với các ví dụ huấn luyện có trọng số bằng nhau, phương pháp
Boosting xây dựng bộ phân loại kết hợp với các ví dụ huấn luyện có
trọng số khác nhau. Sau mỗi bước lặp, các ví dụ huấn luyện được dự
đoán sai sẽ được đánh trọng số tăng lên, các ví dụ huấn luyện được
dự đoán đúng sẽ được đánh trọng số nhỏ hơn. Điều này giúp cho
Boosting tập trung vào cải thiện độ chính xác cho các ví dụ được dự
đoán sai sau mỗi bước lặp.
2.3.2. Thuật toán Boosting
Một thuật toán boosting ban đầu được định nghĩa là một thuật
toán dùng để chuyển một thuật toán học máy yếu thành một thuật
toán học máy mạnh. Có nghĩa là nó chuyển một thuật toán học máy
giải quyết một bài toán phân loại 2 lớp tốt hơn cách giải chọn ngẫu
nhiên thành một thuật toán giải quyết rất tốt bài toán đó. Thuật toán

11
boosting ban đầu của Schapire là một thuật toán đệ quy. Tại bước
cuối của đệ quy, nó kết hợp các giả thuyết được tạo bởi thuật toán
học máy yếu. Xác suất lỗi của bộ kết hợp này được chứng minh là
nhỏ hơn xác suất lỗi của các giả thuyết yếu.
Adaboost là một thuật toán kết hợp một tập các bộ phân loại
được làm đa dạng bằng việc chạy thuật toán học máy với phân bố
khác nhau trên tập huấn luyện.
2.3.3. Thuật toán AdaBoost
Thuật toán AdaBoost là thuật toán boosting chúng ta dùng để
tạo 1 chuỗi các mô hình cơ bản phân bố trọng số khác nhau trên tập
dữ liệu huấn luyện. Thuật toán Adaboost được mô tả trong hình 2.4.


Hình 2.4: Thuật toán AdaBoost



12

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chương 2 đã trình bày các khái niệm cơ bản về phương pháp
kết hợp các bộ phân loại. Và bằng cơ sở lý thuyết, cũng chứng minh
được phương pháp kết hợp các bộ phân loại có khả năng đạt độ chính
xác cao hơn việc sử dụng các bộ phân loại đơn lẻ trong các bài toán
nhận dạng và dự đoán. Bagging và Boosting là hai phương pháp tiêu
biểu của họ các phương pháp kết hợp các bộ phân loại.


CHƯƠNG 3 – PHÁT HIỆN URL ĐỘC HẠI
BẰNG CÁCH PHÂN LOẠI
3.1. BÀI TOÁN PHÁT HIỆN URL ĐỘC HẠI
Trước tiên, ta tìm hiểu một số khái niệm về URL và các vấn đề
liên quan đến phân loại URL độc hại. WWW là một mạng thông tin
toàn cầu mà người dùng có thể truy cập qua Internet, và mạng bao
gồm một tập các Web sites. Mỗi web site lại là một tập hợp các trang
văn bản, hình ảnh liên quan đến nhau đặt trên máy chủ của web site
đó. Thông thường, người dùng truy cập các web site thông qua trình
duyệt - phần mềm khách lấy về và biểu diễn các dữ liệu văn bản,
hình ảnh và các nội dung khác liên quan tới site (các trình duyệt
thông dụng là Internet Explorer, Firefox, Chrome, Safari). Tuy nhiên,
các trình duyệt phải xác định vị trí các site mong muốn trước khi lấy
nó về, Uniform Resource Locators(URLs) là cách đặt tên vị trí chuẩn
trên Web. Trong phạm vi đề tài, thuật ngữ URL được hiểu tương
đương với trang web mà nó trỏ tới.


13
Bởi vì URL có thể được xử lý bởi trình duyệt nên nó phải tuân
theo định dạng chuẩn sau:
<giao thức>://<tên máy chủ><đường dẫn>
Trong đó <Giao thức> là giao thức mạng được dùng để lấy tài
nguyên yêu cầu. <đường dẫn> của một URL giống với đường dẫn
của một tệp trên ổ cứng máy tính.ví dụ: /customer/home.htm. Đường
dẫn được phân cách bởi các dấu chấm, gạch nhằm mục đích mô tả tổ
chức của site. Tuy nhiên đôi khi kẻ gian làm mờ đi sự phân cách của
đường dẫn để tránh sự giám sát, hoặc có thể xây dựng các phân cách
bắt chước site thật. <tên máy chủ> để xác định máy chủ của web
site trên Internet. Đôi khi nó là địa chỉ IP, nhưng thường nó là tên
miền mà con người có thể đọc được.
Bản thân URL không gây hại đối với người dùng, mà URL chỉ
là đường dẫn để dẫn người dùng đến trang độc hại.

3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI URL ĐỘC HẠI
Một phương pháp cơ bản nhất để phân loại các URL độc hại
là xây dựng một danh sách các URL dẫn tới các trang độc hại. Dựa
vào kinh nghiệm cá nhân của rất nhiều người dùng để xây dựng danh
sách các URL độc hại, khi một người dùng truy cập một URL vào
một trang web và phát hiện ra đó là một trang web độc hại, người
dùng sẽ đánh dấu URL đó là độc hại. Khi gom được rất nhiều URL
như vậy ta sẽ có một danh sách các URL độc hại – gọi là danh sách
đen.
Nhưng có một vấn đề là tốc độ phát triển của các URL độc hại
quá nhanh, khiến cho danh sách đen không kịp cập nhật đầy đủ.
Phương pháp trích chọn các đặc trưng trong URL để phân loại chúng

14

là có độc hại hay không là một cách tiếp cận tiềm năng có thể giải
quyết được vấn đề trên.

3.3. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP CÁC BỘ PHÂN
LOẠI ĐỂ NHẬN BIẾT URL ĐỘC HẠI
Bài toán phân biệt URL độc hại sử dụng phương pháp kết hợp
các bộ phân loại gồm 3 bước:
- Bước 1: Biểu diễn các URL bằng các đặc trưng.
- Bước 2: Sử dụng một bộ các dữ liệu đã được phân loại độc
hại, hay không độc hại để làm dữ liệu huấn luyện.
- Bước 3: Áp dụng phương pháp Kết hợp các bộ phân loại để
xây dựng bộ phân loại và đánh giá kết quả.
3.3.1. Biểu diễn các URL bằng các đặc trưng
Các đặc trưng của URL được chia làm hai loại là đặc trưng
ngữ nghĩa và đặc trưng về host. Bảng 3.1 biểu diễn các đặc trưng
kiểu ngữ nghĩa và đặc trưng về host cùng với số lượng các đặc trưng
sưu tập được của mỗi loại. Trong đó các đặc trưng kiểu ngữ nghĩa
chỉ chiếm 38%, còn lại 62% là các đặc trưng về host. Bây giờ chúng
ta sẽ mô tả chi tiết hơn về các kiểu đặc trưng và mục đích của việc
đưa các kiểu đặc trưng này vào bộ phân loại.
3.3.1.1. Đặc trưng kiểu ngữ nghĩa
Các đặc trưng này cho phép chúng ta bắt các thuộc tính để
phân biệt giữa URL độc hại và URL không độc hại. Để dễ hình
dung, chúng ta cùng xem xét một ví dụ sau: vị trí của cụm từ ‘.com’
trong URL www.ebay.com là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên khi
nhìn vào vị trí của chính cụm từ ‘.com’ đó trong hai URL
‘www.ebay.com.phishy.biz’ và

15
‘phish.biz/www.ebay.com/index.php’ ta có thể nhận thấy có một nỗ

lực giả mạo về tên miền của nhà cung cấp trang web hợp pháp.
Tương tự như vậy, chúng ta có thể bắt các từ khóa có mặt trong các
URL độc hại để phân biệt được URL độc hại hay không. Ví dụ khi
mà từ khóa ‘ebayisapi’ xuất hiện thường xuyên trong đường dẫn của
một URL, thì có nhiều khả năng URL này đang cố gắng giả mạo
trang eBay, vì vậy có thể phân loại được đó là URL độc hại.
3.3.1.2. Đặc trưng về host
Các đặc trưng này mô tả các thuộc tính của trang web được
xác định ở phần tên miền của URL. Chúng cho chúng ta dự đoán gần
đúng máy chủ mà các trang độc hại được đặt, ai sở hữu chúng, và
cách chúng được quản lý. Chúng ta phân tích các tập thuộc tính sau
để xây dựng các đặc trưng về host.
- Thông tin WHOIS: đây chính là thông tin được đăng ký với
nhà cung cấp tên miền. Nó bao gồm ngày đăng ký tên miền, người
đăng ký và nhà cung cấp tên miền. Vì vậy nếu một có một nhiều tên
miền độc hại được đăng ký bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó thì
cá nhân sở hữu hoặc tổ chức đó sẽ được coi là một đặc trưng cho
URL độc hại.
- Vị trí địa lý: Đề cập tới vị trí địa lý của máy chủ, phần đầu
của địa chỉ IP và số AS(autonomous). Vì vậy nếu các URL độc hại
có xu hướng được đặt trong phần đầu của địa chỉ IP của một nhà
cung cấp dịch vụ Internet ISP nào đó thì chúng ta có thể đề cập đến
nhà cung cấp đó khi phân loại URL.
- Tốc độ kết nối: như đề cập ở phần trước, kẻ gian có xu
hướng làm lây nhiễm các máy cá nhân của người dùng và sử dụng
ngay máy tính bị lây nhiễm đó làm nơi cư trú của trang độc hại của
họ. Nhưng các máy cá nhân này thường kết nối với mạng Internet

16
thông qua cáp DSL và có tốc độ kết nối chậm hơn rất nhiều so với

các trang được đặt tại các các nhà cung cấp chính thức. Vì vậy dựa
vào tốc độ kết nối của máy tính tới một trang thông qua URL chúng
ta có thể dự đoán được trang mà URL đó trỏ tới có phải độc hại
không.
- Danh sách đen: đây là một phương pháp truyền thống, lưu
các URL được nhận biết là độc hại, mỗi URL độc hại trong danh sác
đen có thể được dùng làm một đặc trưng để phân loại.
3.3.2. Dữ liệu huấn luyện thực nghiệm
Bộ dữ liệu URL sử dụng trong Luận văn là bộ dữ liệu URL
được trình bày trong Hội thảo quốc tế về học máy 2009 của nhóm tác
giả Justin Ma, Lawrence Saul, Stefan Savage, Geoff Voelker. Bộ dữ
liệu bao gồm 2 triệu URL được thu thập trong 100 ngày. Trong đó
các URL độc hại được cung cấp bởi một Nhà cung cấp dịch vụ thư
điện tử lớn, họ cung cấp 6000 – 7500 ví dụ về URL rác và URL giả
mạo. Các URL độc hại này được phân tích từ những thư điện tử mà
người dùng đánh dấu là spam, sau đó Nhà cung cấp sử dụng một bộ
lọc để xác định lại URL đó thực sự là độc hại. Các URL không độc
hại được cung cấp bởi kho lưu trữ của Yahoo.
3.3.3. Tiến hành thực nghiệm
Đề tài sử dụng bộ dữ liệu huấn luyện trên để huấn luyện và
kiểm thử phương pháp Boosting và Random Forest. Sau đó so sánh
kết quả phân loại của phương pháp Boosting và Random Forest (là
phương pháp dựa trên ý tưởng của Bagging kết hợp với việc chọn
ngẫu nhiên các đặc trưng để tạo ra một tập các cây quyết định có độ
đa dạng được kiểm soát) với các 2 thuật toán học máy J48 và Naïve
Bayes. Công cụ được sử dụng để huấn luyện và kiểm thử là Weka,
một công cụ phổ biến để đánh giá các bộ phân loại.

17
Các bước tiến hành thực nghiệm như sau:

- Thứ nhất, chuyển bộ dữ liệu huấn luyện về định dạng của
công cụ Weka.
- Thứ hai, huấn luyện các bộ phân loại sử dụng J48, Naïve
Bayes, Boosting, Random Forest.
- Thứ ba, so sánh độ chính xác của các bộ phân loại mới.

Bảng 3.2. Bảng kết quả thực nghiệm
Độ chính xác
(%)

J48 Naïve Bayes Boosting Random
Forest

Bộ dữ liệu 1
77.8 94.44 83.33 88.9
Bộ dữ liệu 2
79 68.4 89.5 84.2
Bộ dữ liệu 3
89 89 100 94.44
Bộ dữ liệu 4
89 89 94.44 88.9
Bộ dữ liệu 5
94 82.3 100 76.47
Bộ dữ liệu 6
58.3 91.67 100 83.33
Bộ dữ liệu 7
58.3 91.67 100 83.33
Bộ dữ liệu 8
58.3 91.67 100 83.33
Bộ dữ liệu 9

58.3 91.67 100 83.33
Bộ dữ liệu 10
58.3 91.67 100 83.33
Bộ dữ liệu 11
50 83.33 50 50
Bộ dữ liệu 12
100 66.67 100 83.33
Bộ dữ liệu 13
66.67 66.67 100 83.33
Bộ dữ liệu 14
100 66.67 100 50
Bộ dữ liệu 15
100 100 100 100


18
Nhìn vào bảng kết quả thực nghiệm có thể thấy được trong đa
số các trường hợp thì độ chính xác của bộ kết hợp Boosting cao hơn
so với hai bộ phân loại đơn lẻ và cả bộ phân loại của Random Forest.
Độ chính xác của Radom Forest lớn hơn của J48 trong hầu hết các
trường hợp, nhưng hầu như lại thấp hơn độc chính xác của Naïve
Bayes.
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chương 3 đã đặt vấn đề cho bài toán “Phát hiện URL độc hại
bằng cách phân loại”. Sau đó trình bày phương thức biểu diễn các
URL bằng các đặc trưng, xây dựng các bộ phân loại dựa vào bộ dữ
liệu huấn luyện và đưa ra kết quả của quá trình thực nghiệm với 2 bộ
phân loại đơn lẻ J48, Naïve Bayes và 2 bộ kết hợp các bộ phân loại
Boosting, Random Forest. Chúng ta đã chứng minh thực nghiệm
rằng so với các bộ phân loại đơn lẻ, thì phương pháp kết hợp các bộ

phân loại có độ chính xác cao hơn trong phần lớn các trường hợp.

KẾT LUẬN

Luận văn đã giới thiệu được mô hình, cách tiếp cận của
phương pháp kết hợp các bộ phân loại. Và chứng minh được về mặt
lý thuyết rằng phương pháp kết hợp các bộ phân loại giúp cải tiến
được độ chính xác và tăng khả năng tìm được kết quả tốt. Bằng kết
quả thực nghiệm, Luận văn cũng cho thấy phương pháp kết hợp các
bộ phân loại có thể trở thành một lựa chọn tốt trong giải quyết các
bài toán phân loại và dự đoán thực tế.


19
KIẾN NGHỊ CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO
Nâng cao độ chính xác của phương pháp bằng cách thử kết
hợp bộ phân loại đơn lẻ khác nhau.
Lựa chọn và tìm ra các đặc trưng cơ bản để cho các bộ phân
loại tập trung vào các đặc trưng cơ bản đó để phân loại.
Mở rộng áp dụng phương pháp kết hợp các bộ phân loại vào
các ứng dụng khác như: dự đoán lưu lượng người truy cập mạng,
phân loại mục đích truy cập của người dùng dựa trên các hoạt động
của họ trên trang web,

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Prof. Haibo He (Fall 2009), Applied Machine Learning –
Ensemble Learning, Department of Electrical and Computer
Engineering Stevens Institute of Technology, Hoboken NJ
07086.

[2] Jeke S.H.Chan and Nik Kasabov(2005), Fast Neural Network
Ensemble Learning via Negative-Correlation Data Correction,
IEEE Transactions on Neural Networks Vol 16.
[3] Martin Sewell (2008), Ensemble Learning, Department of
Computer Science University Collage London.

×