Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định từ loại Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.88 KB, 90 trang )





3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
***




LÊ THỊ VIỆT HẰNG



MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
TIỂU HỌC PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI
TIẾNG VIỆT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt



Người hướng dẫn khoa học:
Th.S LÊ THỊ LAN ANH










HÀ NỘI - 2011




4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường
ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S. Lê
Thị Lan Anh, người đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô giáo
và các em học sinh của trường Tiểu học Trưng Nhị (Thị xã Phúc Yên – Vĩnh
Phúc), trường Tiểu học Yên Lập (Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc) đã tạo điều kiện
cho em khảo sát thực tế. Cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn bên em,
động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Sinh viên


Lê Thị Việt Hằng









5


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả và số liệu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.


Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên


Lê Thị Việt Hằng


















6


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DT : danh từ
ĐT : động từ
Đ : đại từ
GV : giáo viên
GD và ĐT : Giáo dục và đào tạo
HS : học sinh
M : mẫu
Nxb : nhà xuất bản
QHT : quan hệ từ

SGK : sách giáo khoa
TT : tính từ
TTT : tình thái từ
[X, Y] : X là số thứ tự tác phẩm, Y là số trang trong
“Tài liệu tham khảo”













7


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………… 3
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………… 4
3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………… 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………. 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………… 8

6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………… 8
7. Cấu trúc của khóa luận……………………………………………………… 9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………………………… 10
1.1. Khái niệm về từ loại…………………………………………………………. 10
1.2. Sự phân định từ loại Tiếng Việt…………………………………………… 11
1.3. Hệ thống phân định từ loại Tiếng Việt………………………………………. 13
1.4. Một số từ loại cơ bản và sự chuyển hóa từ loại …………………………… 17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
Ở TIỂU HỌC……………………………………………………………………. 41
2.1. Nội dung chương trình từ loại trong Sách giáo khoa Tiếng Việt
ở Tiểu học…………………………………………………………………………. 41
2.1.1. Nội dung chương trình từ loại……………………………………………… 41
2.1.2. Phân bố nội dung chương trình từ loại trong Sách giáo khoa
Tiếng Việt…………………………………………………………………………. 43
2.1.3. Nhận xét ……………………………………………………………………. 49




8

2.2. Việc cần thiết dạy học từ loại cho học sinh Tiểu học………………………… 49
2.3. Thực trạng khả năng phân định từ loại Tiếng Việt của học sinh
Tiểu học…………………………………………………………………………… 50
2.3.1. Mục đích điều tra…………………………………………………………… 51
2.3.2. Đối tượng điều tra…………………………………………………………… 51
2.3.3. Cách thức điều tra và nội dung điều tra…………………………………… 51
2.3.4. Kết quả điều tra ……………………………………………………………. 57
2.3.5. Nhận xét kết quả khảo sát………………………………………………… 59

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC………. 65
3.1. Nâng cao năng lực hiểu biết về từ loại cho giáo viên và học sinh…………… 65
3.1.1. Nâng cao năng lực hiểu biết về từ loại cho giáo viên Tiểu học…………… 65
3.1.2. Cung cấp cơ sở lí thuyết và rèn luyện kĩ năng thực hành xác định từ loại
cho học sinh Tiểu học…………………………………………………………… 66
3.2. Vận dụng sáng tạo quy trình học luyện từ và câu kiểu bài hình thành
khái niệm…………………………………………………………………………. 79
KẾT LUẬN………………………………………………………………………. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………. 85








9

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong xu hướng chung của thế giới, khi cuộc cách mạng khoa học phát
triển như vũ bão kéo theo những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế xã hội,
khi thế giới đang bước vào thời đại toàn cầu hoá và phát triển bền vững,
ngành giáo dục đào tạo đứng trước những thách thức và vận hội mới…Công
cuộc đổi mới này đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đào tạo ra những con
người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực thích ứng với việc giải
quyết những vấn đề thực tế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hợp tác.

Để đạt được mục tiêu này cần phải đổi mới giáo dục. Trước hết là đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, các môn học.
Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Việc đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên này.
Ở tiểu học, học sinh còn nhỏ tuổi, các em giàu trí tưởng tượng, cảm xúc
và sáng tạo. Song sự sáng tạo ở lứa tuổi này vẫn còn phiến diện, nghiêng về
nhận thức cảm tính, tư duy trừu tượng mới chỉ ở bước đầu phát triển. Do đó,
vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thúc đẩy quá trình dạy học sao cho có
hiệu quả, nhằm đáp ứng được nhu cầu nhận thức của học sinh, khai thác và
điều chỉnh vốn kinh nghiệm mà các em đã tích luỹ được trong cuộc sống, phát
huy được tính tích cực tự giác của học sinh.
Năm 2001, Bộ GD và ĐT chính thức ban hành Chương trình tiểu học
mới – bộ chương trình của giáo dục tiểu học trong giai đoạn công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với chương trình các môn học khác,
chương trình môn Tiếng Việt được biên soạn mới nhấn mạnh chủ trương:
“Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc,




10

viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Đây
cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt. Mục tiêu đó coi trọng tính
thực hành, thực hành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong những môi trường
giao tiếp cụ thể.
Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Luyện từ và câu giữ vai
trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về từ ngữ và
ngữ pháp. Dạy học từ loại là một hoạt động không thể thiếu trong chương
trình Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng và chương trình Tiếng Việt ở phổ thông

nói chung. HS nắm vững kiến thức về từ loại, nhận diện và xác định từ loại
chính xác cho các từ trong văn bản tiếng Việt là một trong những cơ sở định
hướng cho các em nói, viết tiếng Việt đúng chuẩn ngữ pháp, hình thành nơi
các em năng lực hoạt động ngôn ngữ. Qua việc điều tra tìm hiểu thực tế,
chúng tôi nhận thấy hiện nay học sinh tiểu học nắm kiến thức về từ loại chưa
chắc, việc phân định từ loại của các em khá khó khăn và có nhiều lỗi sai. Là
một GV tiểu học trong tương lai, chúng tôi sẽ trực tiếp giảng dạy môn Tiếng
Việt trong nhà trường tiểu học thì đó là điều làm chúng tôi có nhiều trăn trở.
Đồng thời, tự nhận thấy tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức tiếng
Việt cho học sinh, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học
sinh tiểu học phân định từ loại tiếng Việt”.
Đề tài này chắc chắn sẽ có ý nghĩa thiết thực trong công việc giảng dạy
của bản thân tôi sau này, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học từ
loại nói riêng cũng như chất lượng dạy học tiếng Việt nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề về từ loại đã được các nhà nghiên cứu chuyên ngành ngôn
ngữ đề cập từ rất xa xưa với nhiều khía cạnh, góc độ nhìn nhận khác nhau.
Sau đây, chúng tôi xin sơ lược qua một số tài liệu viết về vấn đề này:




11

Học thuyết về từ loại ra đời từ thời cổ Hy Lạp gắn với tên tuổi của nhà
triết học Arixtot. Thuở ấy từ loại đã đặt trong quan hệ với logic song Arixtot
đã không gắn các từ loại với các phạm trù mà ông đề xuất. Ông chỉ chú ý đến
tính chất của vị ngữ của động từ và cho rằng động từ thể hiện vị thế của phán
đoán. Danh từ thì được coi là tên gọi của các sự vật.
Các nhà ngữ pháp của học thái Alêchxăngđri định nghĩa danh từ và

động từ không phải theo các thành phần của phán đoán mà theo những khái
niệm do chúng biểu hiện: danh từ là từ loại biến cách chỉ vật thể đồ đạc, được
phát ngôn cả cái chung và cái riêng, động từ là từ loại không biến cách và thể
hiện các hoạt động chủ động, bị động.
Thế kỷ XVII – XVIII các nhà ngữ pháp duy lý lại đặt trở lại mối quan
hệ giữa từ loại và các phạm trù của logic, cụ thể là mối quan hệ giữa động từ
với vị thế của phán đoán. Danh từ và tính từ được giải thích như là những từ
chỉ sự vật không xác định nào đó qua một khái niệm đã xác định mà ngẫu
nhiên đối với bản chất của sự vật.
Trong nhiều năm, mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù của logic
chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Phải đến cuối thế kỷ XIX vấn đề từ
loại tiếng Việt mới được bàn lại, theo đó vấn đề từ loại được xem xét:
Năm 1986, tác giả Đinh Văn Đức trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Từ
loại) [12] quan tâm đến các vấn đề:
1. Bản chất và đặc trưng của từ loại, tiêu chuẩn phân định từ loại.
2. Hệ thống các từ loại tiếng Việt.
3. Từ loại là các phạm trù của tư duy.
Năm 1999, tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, [7]
nghiên cứu các vấn đề: khái niệm về từ loại, đối tượng, tiêu chí, mục đích




12

phân định từ loại. Đặc biệt tác giả đi sâu tìm hiểu hệ thống từ loại cơ bản,
ranh giới giữa các từ loại cơ bản với các từ loại không cơ bản.
Năm 2004 trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt [5] khi nghiên cứu về từ loại
tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã đưa ra ba tiêu chuẩn để phân định từ loại tiếng
Việt: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp. Ngoài ra khi bàn

về vấn đề các lớp từ tiếng Việt, tác giả phân thành hai lớp lớn: thực từ và hư
từ. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu ba từ loại thuộc lớp thực từ: danh từ,
động từ, tính từ.
Đến năm 2005 trong cuốn Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 2 –
Ngữ đoạn và từ loại [13] do Cao Xuân Hạo chủ biên cũng đã giải quyết vấn
đề về tử loại tiếng Việt một cách sâu sắc và thấu đáo.
Và đến năm 2006, các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng
Ngọc Phiến trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt [11] cũng có đề cập
đến vấn đề từ loại ở phần thứ tư của cuốn sách – Cơ sở ngữ pháp học và ngữ
pháp Tiếng Việt. Các tác giả cũng chỉ xem xét ba từ loại lớn là danh từ, động
từ và tính từ.
Cũng trong năm 2006, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt [6], tác giả Diệp
Quang Ban - Hoàng Văn Thung đã dành ra một chương nghiên cứu về từ loại
tiếng Việt với trọng tâm là tiêu chuẩn phân định từ loại và hệ thống từ loại và
hệ thống từ loại tiếng Việt.
Năm 2008, trong các cuốn Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4, Hỏi đáp
về dạy học Tiếng Việt 5 [19] do tác giả Nguyễn Minh Thuyết chủ biên trong
phần Hỏi đáp phân môn Luyện từ và câu, tác giả có nói về danh từ riêng, nêu
sự phân biệt từ loại động từ và tính từ dựa trên ba tiêu chí là “ý nghĩa khái
quát của từ, khả năng kết hợp của từ, khả năng làm thành phần câu” (lớp 4),
định nghĩa về đại từ, quan hệ từ và giới thiệu các tiểu loại của đại từ, quan hệ




13

từ (lớp 5), ông cũng nói về hiện tượng chuyển loại của từ thong qua các ví dụ
cụ thể (lớp 4, 5).
Ngoài những cuốn sách, giáo trình nghiên cứu về từ loại tiếng Việt đã

nêu ở trên thì chúng tôi xin điểm qua một số tạp chí có bài nghiên cứu về từ
loại như sau:
- Với bài Xác định từ loại tiếng Việt theo đặc trưng về chức năng giao
tiếp (luận điểm cơ bản), tác giả Bùi Minh Toán trong Thông báo khoa học
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 số 1 năm 1996 đã thể hiện sự khác biệt của
từ loại theo chức năng và đặc điểm trong việc thực hiện các hành vi hỏi qua
hai bảng rất rõ.
- Bài Vài nhận xét về chú từ loại trong từ điển tiếng Việt của tác giả
Nguyễn Thanh Nga, in trên trang 30 của tạp chí Ngôn ngữ số 4 năm 1996 đã
nêu rất rõ quan niệm về từ loại tiếng Việt, đặc biệt đối với một số hiện tượng
chuyển loại của một số từ loại tiếng Việt hiện nay [15, 30]
- Bài Về phương pháp hình thành các khái niệm từ vựng, ngữ pháp cho
học sinh tiểu học của tác giả Chu Thị Thúy An, in trong tạp chí Ngôn ngữ số
8 năm 2004 [2, 67].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về từ loại, liên quan đến từ loại
tiếng Việt đã bộc lộ sự cố gắng không mệt mỏi trên con đường lĩnh hội và
khám phá tri thức của những nhà nghiên cứu. Tuy nhiên những tài liệu trên
chỉ viết trên cơ sở lí luận mà không được thực nghiệm ở trường Tiểu học.
Nhận thức tầm quan trọng của việc gắn lí thuyết với thực tiễn, gắn việc tiếp
thu tri thức và thực hành tri thức, chúng tôi tiến hành điều tra thực nghiệm về
khả năng phân định từ loại tiếng Việt của học sinh tiểu học. Từ đó, có cả cơ
sở lí thuyết và cơ sỏ thực tế đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh phân
định từ loại đạt hiệu quả tốt nhất.




14

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
- Tìm hiểu thực tế khả năng phân định từ loại của học sinh tiểu học.
- Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định từ loại Tiếng
Việt. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng day học Tiếng Việt nói chung và
dạy học từ loại (phân môn luyện từ và câu) nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Có ba nhiệm vụ chính:
4.1. Trình bày khái quát cơ sở lí thuyết về từ loại và dạy học từ loại trong
chương trình Tiếng Việt ở tiểu học.
4.2. Thực trạng khả năng phân định từ loại tiếng Việt của học sinh
tiểu học.
4.3. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định chính xác
từ loại tiếng Việt.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nhiên cứu của đề tài là khả năng phân định từ loại tiếng Việt
của học sinh tiểu học.
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi chỉ nghiên cứu khả năng phân định từ loại
của học sinh lớp 5 thuộc hai trường tiểu học:
- Trường Tiểu học Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
- Trường Tiểu học Yên Lập – huyện Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát




15


- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận

Chương 2. Thực trạng khả năng phân định từ loại tiếng Việt của học
sinh tiểu học.

Chương 3. Một số biện pháp giúp nâng cao học khả năng phân định từ
loại tiếng Việt cho học sinh tiểu học.






16

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm về từ loại tiếng Việt
Trong cuốn Từ điển tiếng việt - Nxb Đà Nẵng- 2008 đã định nghĩa: “Từ
loại là phạm trù ngữ pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý
nghĩa khái quát như: Danh từ, động từ, tính từ,… [17,1327].
Theo tác giả Lê Biên thì ông cho rằng: Từ loại là khái niệm chỉ sự

phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ. [7, 8].
Theo tác giả Đinh Văn Đức, “Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất
ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ
khác trong ngữ lưu và thực hiện chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu. Hệ
thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp trong ngôn ngữ nhất
định [12, 16].
Tác giả Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng trong cuốn “ Giải đáp 88 câu
hỏi đề cương giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu học” đưa ra khái niệm về các loại từ
như sau: “Từ loại là các loại từ phân chia về mặt ngữ pháp. Nói cách khác,
phân loại các từ về mặt ngữ pháp, ta được các từ loại” [20, 53].
Còn theo Diệp Quang Ban và Hoàng Thung: Trong cuốn, Ngữ pháp
tiếng Việt, tập 2: “Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ
pháp. Đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong
các đặc trưng thống nhất làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại.” [4, 74].
Như vậy chúng ta thấy rằng vốn từ của một ngôn ngữ có thể được
nghiên cứu trên các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Qua các ý kiến
nêu trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về từ loại như sau: “Từ loại là kết
quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa,




17

theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những
chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu. Hệ thống từ loại có tính chất là cơ
sở của cơ cấu ngữ pháp của một ngôn ngữ nhất định”.
1.2. Sự phân định từ loại tiếng việt
1.2.1. Mục đích phân loại từ loại tiếng Việt
Kết quả của quá trình phân định từ loại là thiết lập được một danh sách

các từ loại của một ngôn ngữ cụ thể. Đương nhiên việc đó là cần thiết, nhưng
mục đích của việc khảo sát từ loại không chỉ dừng ở đó.
Mục đích chủ yếu của việc phân định từ loại là nhằm phát hiện
bản chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của
các lớp từ loại trong quá trính thực hiện những chức năng cơ bản của ngôn
ngữ: làm công cụ để giao tiếp, để tư duy trừu tượng. Từ đó có thể
sử dụng các lớp từ cho đúng quy tắc, hợp với phong cách và chuẩn mực của
tiếng Việt.
1.2.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
Hiện nay để phân định từ loại tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học thường
lấy các tiêu chuẩn sau đây làm cơ sở:
1.2.2.1. Ý nghĩa khái quát của từ
Ý nghĩa khái là ý nghĩa phạm trù chung có tính khái quát hoá cao, nó là
kết quả của quá trình trừu tượng hoá ý nghĩa của hàng loạt cái cụ thể: danh từ
chỉ sự vật; động từ chỉ hoạt động, trạng thái; còn tính từ chỉ đặc điểm, tính
chất…
1.2.2.2. Khả năng kết hợp của từ
Là khả năng kết hợp của từ với những từ khác, đặc biệt là với hư từ
(các từ này được gọi là các từ chứng). Khả năng này còn được nhìn nhận dưới




18

một góc độ khác: khả năng tổ chức (làm thành tố chính hay chỉ làm thành tố
phụ một cụm từ chính phụ).
- Danh từ có khả năng kết hợp với: tất cả, những, các, mọi, này, kia,
đó…
Ví dụ: Mọi con đường đều có đích đến.

- Động từ có khả năng kết hợp với: hãy, đừng, chớ…
Ví dụ: Đừng hát nữa, hãy làm đi.
- Tính từ có khả năng kết hợp với: hơi, rất, lắm, quá…
Ví dụ: rất xinh, đẹp lắm, xanh quá.
1.2.2.3. Khả năng và cách thức thể hiện các chức năng ngữ pháp của từ trong
câu (Khả năng đảm nhận các chức vụ ngữ pháp, chức năng của các thành
phần câu, chức năng nối tiếp các thành phần câu, chức năng tình thái hoá cho
câu).
Các từ thuộc một lớp nào đó có thể đảm đương không phải một vài ba
chức vụ cú pháp ở trong câu. Trong số các chức vụ cú pháp đó thường có một
hoặc vài chức vụ nổi lên rõ hơn có tính chất tiêu biểu cho lớp từ đó.
- Danh từ thường làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ thường phải
kết hợp với từ “là”.
Ví dụ: Bầu trời trong xanh quá!
DT

Em là học sinh lớp 4
DT
- Động từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ, động từ mất
khả năng kết hợp với “Đã, sẽ đang, cũng, vẫn, cứ, hãy, đừng, chớ…”.
- Tính từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ tính từ mất khả
năng kết hợp với “Đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, rất lắm, quá…”.





19

1.3. Hệ thống phân định từ loại tiếng Việt

Trong cuốn Ngữ pháp chức năng tiếng Việt- Quyển 2- Ngữ đoạn và từ
loại do Cao Xuân Hạo (chủ biên), xuất phát từ khái niệm “Từ là những đơn vị
của ngôn ngữ có thể tự mình làm thành ngữ đoạn trong câu hay tham gia vào
ngữ đoạn với tư cách một phụ ngữ hoặc nối liền hay ngăn cách với các ngữ
đoạn ấy”, các tác giả đã phân biệt từ loại tiếng Việt thành hai loại: thực từ và
hư từ. Thực từ là những từ có thể tự mình làm thành ngữ đoạn hoặc tham gia
vào ngữ đoạn với tư cách phụ ngữ. Hư từ là nhừng từ chỉ quan hệ cú pháp.
Cao Xuân Hạo chia từ loại thành 8 từ loại: vị từ, danh từ, lượng từ, đại
từ (thuộc nhóm thực từ), liên từ, giới từ, ngữ khí từ, thán từ (thuộc nhóm hư
từ).
Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn Tiếng Việt hiện đại chia từ tiếng Việt
thành 9 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, quan hệ từ, trợ
từ, thán từ.
Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại đã đưa ra sơ đồ hệ thống
phân loại từ tiếng Việt như sau:




20

Vốn từ tiếng Việt







Danh Động Tính Phụ Quan Tình Thán

từ từ từ từ hệ từ thái từ từ
(1) (2) (3) (6) (7) (8) (9)
Số từ Đại từ
(4) (5)
Bảng 1.1

Theo Lê Biên thì quá trình phân loại vốn từ tiếng Việt được tiến hành
nhiều bước, nhiều bậc: từ cái nhìn bao quát về các lớp từ tiếng Việt đến việc
phân định thành các phạm trù từ loại, các nhóm trong một từ loại. Vốn từ
Tiếng Việt phân chia thành 2 mảng lớn: Thực từ và Hư từ.

Thực từ Hư từ
- Chiếm số lượng lớn nhất trong vốn
từ tiếng Việt, có vai trò quan trọng
nhất về ngữ pháp.


- Chiếm số lượng từ không lớn, là
phương tiện diễn đạt quan hệ giữa các
khái niệm trong tư duy theo cách thức
phản ánh bằng ngôn ngữ của người
việt.
Thực từ Hư từ
Thể từ Vị từ




21


- Có ý nghĩa định danh.

- Có khả năng làm thành tố chính
trong cấu trúc ngữ.



- Chúng có thể độc lập tạo câu và có
thể đảm nhiệm các chức vụ cú pháp
chính trong câu. Ở tiếng Việt, danh từ,
động từ, tính từ và số từ là những lớp
thực từ. Đại từ có đặc tính của thực từ,
có quan hệ chặt chẽ với thực từ nhưng
nó không phải là thực từ đích thực mà
chỉ có tính chất thực từ.
- Ý nghĩa của hư từ có tính chất ngữ
pháp.
- Không thể làm thành tố chính; một
số hư từ có thể làm thành tố phụ trong
cấu trúc ngữ để thể hiện các ý nghĩa
ngữ pháp, ý nghĩa tình thái.
- Không có khả năng dùng độc lập và
không thể đảm nhiệm những chức vụ
cú pháp chính trong câu. Trong những
tình huống giao tiếp nhất định, một vài
hư từ có thể dùng độc lập (đã, chưa,
rồi…). Ở tiếng Việt, phụ từ, quan hệ
từ, tình thái từ, thán từ là những lớp hư
từ. Có những lớp hư từ chỉ xuất hiện ở
bậc câu - phát ngôn và có những nét

đặc trưng đáng chú ý như tình thái từ
và thán từ.

Bảng 1.2
Theo Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb
Giáo dục thì chia từ loại tiếng Việt thành 10 từ loại: danh từ, số từ, động từ,
tính từ, đại từ, mạo từ, phó từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái, thán từ [5, 558].
Diệp Quang Ban đã đưa ra bảng phân bố các lớp từ như sau:







22

BẢNG CÁC LỚP TỪ (CÓ ĐIỀU CHỈNH) CỦA TIỀNG VIỆT
Khả năng kết hợp
Lớp lớn Tên lớp cụ thể
Bậc cụm từ
đầu tố
Chỉ xuất
hiện ở bậc
câu
1. Danh từ
2. Số từ
3. Tính từ
4. Động từ
I. Thực từ 5. Đại từ

- Nhân xưng từ
- Chỉ định từ
- Đại từ (nội chiếu)
- Đại từ nghi vấn và

đại từ phiếm chỉ

6. Mạo từ (và “đặc

II.Hư từ chỉ từ”)
7. Phó từ
8. Quan hệ từ (bình

đẳng, phụ thuộc)
9. Tiểu từ tình thái
- Ngữ thán từ
- Trợ từ
10. Thán từ
+
+
+
+

+
+
+
+

-


-














+


+
+
+
Bảng 1.3





23

Như vậy, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều xếp 3 từ loại: danh từ,

động từ, tính từ vào thực từ. Còn số từ và đại từ thì có những cách xếp khác
nhau. Theo đa số các nhà nghiên cứu thì hệ thống từ loại tiếng Việt gồm 8 từ
loại:
- Từ loại thực từ: danh từ, động từ, tính từ.
- Từ loại hư từ: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ.
- Từ loại trung gian: Số từ, đại từ.
1.4. Một số từ loại cơ bản và sự chuyển hoá từ loại
1.4.1. Một số từ loại cơ bản
1.4.1.1. Danh từ
Danh từ có một số lượng rất lớn trong vốn từ vựng và có một vai trò
đặc biệt quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp.
a. Khái niệm
Về ý nghĩa ngữ pháp, danh từ là thực từ có ý nghĩa thực thể (ý nghĩa
chỉ “vật” hiểu rộng) được dùng làm tên gọi các “vật”.
Về khả năng kết hợp, danh từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ lượng
(những, các…) ở trước và các từ chỉ định (này, nọ…) ở sau nghĩa là nó có khả
năng làm thành tố chính trong cụm danh từ.
Về chức vụ ngữ pháp, danh từ thường làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong
câu. Trong một số trường hợp có thể làm vị ngữ trong câu nhưng cần phải kết
hợp với từ “là”.
Ví dụ: Bố em là bác sỹ.
b. Các tiểu loại của danh từ
Danh từ là một lớp từ lớn và đa dạng về ý nghĩa, về khả năng kết
hợp… nên được phân thành nhiều lớp nhỏ theo những tiêu chuẩn khác nhau.
Sau đây là những dạng thường gặp:




24


- Danh từ riêng và danh từ chung.
- Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp.
- Danh từ vật thể, danh từ chất thể, danh từ trừu tượng, danh từ tập thể,
danh từ chỉ hiện tượng thời tiết.
- Danh từ đếm được và danh từ không đếm được.
Việc phân chia các từ loại thành những tiểu loại ở mỗi nhà nghiên cứu
ngôn ngữ lại có sự khác nhau nhất định. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến phân
chia của các nhà nghiên cứu tiếng Việt (Diệp Quang Ban, Lê Biên, Cao Xuân
Hạo,…), chúng tôi chỉ đưa ra từng từ loại với các tiểu loại một cách ngắn gọn
đủ làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của mình.
Danh từ tiếng Việt được chia thành các tiểu loại sau:
b.1. Danh từ riêng
Danh từ riêng là những từ dùng làm tên gọi cho một người, một sự vật,
một hiện tượng tự nhiên (một vùng đất, dòng sông, ngọn núi, ), riêng biệt để
phân biệt sự vật này với sự vật khác. Nó là tên gọi riêng cho từng người, từng
vật, từng địa danh.
Đặc điểm định danh cá biệt sự vật tạo ra danh từ riêng những nét đặc
thù về nghĩa. Về nghĩa, danh từ riêng không mang nghĩa, chúng là tên gọi của
từng người, tên miền đất, tên sách báo, tên thời đại, tên gọi những tổ chức cụ
thể,… Về nguyên tắc, đây là mối quan hệ 1-1 giữa tên gọi và vật được gọi tên
do đó yêu cầu của việc đặt tên riêng là phân biệt được từng vật cụ thể. Trong
việc phân tích nghĩa của câu, danh từ riêng thuộc về kiểu nghĩa kinh nghiệm.
Danh từ riêng có loại thuần Việt và Hán Việt, có loại phiên âm từ tiếng
nước ngoài.
Danh từ riêng không có khả năng kết hợp rộng rãi như danh từ chung.
Khả năng kết hợp với các từ chỉ lượng nói chung chỉ xảy ra khi có một số danh





25

từ riêng trùng nhau, hoặc khi danh từ riêng được dùng theo phép chuyển nghĩa
để chỉ những cái tương tự, hoặc khi gặp nhiều danh từ riêng gộp lại thành khối
chung.
Danh từ riêng tên người thường đi sau danh từ chỉ chức vụ theo quan
hệ đồng vị tố hoặc đi sau loại từ, hoặc đi sau cả loại từ và danh từ chỉ chức vụ:
Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng,…
b.2. Danh từ chung
Dùng để gọi tên cả một lớp sự vật cùng loại (sông, nước, nhà, bàn,
ghế,…). Danh từ chung chiếm số lượng lớn, có thể tách thành các tiểu loại như
sau:
* Danh từ tổng hợp
Là những danh từ chỉ gộp những sự vật cùng loại (không tách ra thành
các cá thể). Về mặt cấu tạo, chúng là những là từ ghép đẳng lập hoặc từ láy. Ví
dụ: nhà cửa, quần áo, máy móc, xe cộ, binh lính, bếp núc, bạn bè, cây cối, vợ
chồng, ăn uống… Ở các danh từ tổng hợp được cấu tạo theo kiểu đẳng lập, có
tiếng, có thể gần nghĩa hoặc cùng nghĩa nhưng đều tạo nên một nghĩa chung,
chỉ gộp tất cả các sự vật, không tách biệt các cá thể sự vật. Còn ở các từ cấu
tạo theo kiểu từ láy thì chỉ có một tiếng có nghĩa, một tiếng không có nghĩa.
Chúng phối hợp với nhau để tạo nên ý nghĩa tổng hợp.
Chính vì ý nghĩa tổng hợp nên các danh từ tổng hợp có khả năng kết
hợp như sau:
- Không kết hợp trực tiếp với các số từ (không nói: một bàn ghế, hai
máy móc, năm bạn bè…).
- Không kết hợp với các từ chỉ đơn vị cá thể mà chỉ kết hợp với các từ
chỉ đơn vị tập thể (bộ, cặp, đoàn, tốp, lũ, đôi…): một cặp vợ chồng, hai bộ bàn





26

ghế, một đống máy móc, lũ bạn bè chúng tôi,… (không nói: hai người vợ
chồng, hai cái cây cối,…).
* Danh từ không tổng hợp
Là các danh từ chỉ các vật thể rồi theo cá thể. Ví dụ: bàn, ghế, xe, đèn,
vợ, chồng,
Danh từ không tổng hợp lại được chia thành các tiểu loại:
- Danh từ chỉ đơn vị: các danh từ này chỉ đơn vị các sự vật. Chúng kết
hợp với các số từ. Có thể phân biệt các loại danh từ chỉ đơn vị như sau:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: các danh từ này chỉ rõ loại sự vật nên
còn gọi là danh từ chỉ loại hay loại từ: cái, chiếc, con, cây, tấm, bức, tờ, quyển,
ngôi, cục, hòn, cơn,…
+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường: các danh từ này chỉ đơn vị quy ước để
đo đếm các loại vật liệu: mét, cân, thước, lít, mẫu, sào,…
+ Danh từ chỉ các đơn vị tập thể: dùng để tính đếm các sự vật tồn tại
dưói dạng tập thể; do đó chúng thường kết hợp với các danh từ tổng hợp. Đó là
các từ như: cặp, bộ, bọn, đôi…
+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: giây, giờ, tháng, năm, buổi, thế kỷ,…
+ Danh từ chỉ đơn vị sự việc như: lần, lượt, trận, chuyển, phen,
hiệp, keo…
- Danh từ chỉ đơn vị hành chính nghề nghiệp như: xã, huyện, tỉnh,
nước, tiểu đội, đại đội, tổ, lớp, ban, ngành, môn, phố, phường,…
- Danh từ chỉ vật thể: các danh từ này chiếm một số lượng lớn. Về mặt
ý nghĩa, chúng có thể chỉ người, chỉ động vật, chỉ thực vật, chỉ đồ vật. Về mặt
khả năng kết hợp chúng thường kết hợp với số từ thông qua danh từ chỉ đơn vị
tự nhiên. Ví dụ: ba con cá, bốn cái bút, vài ngôi nhà, mấy cây chanh, những

ngọn đồi, những người thợ mỏ, hai đứa học trò, dăm quả bưởi,…




27

- Danh từ chỉ chất liệu: các danh từ này chỉ sự tồn tại dưới dạng chất
liệu. Chúng thường kết hợp với số từ thông qua danh từ chỉ đơn vị đo lường.
Đó là các từ như: đường, muối, xăng, dầu, nước, đất, đá, sắt, thép, sỏi, cát, khí,
hơi,…
Ví dụ: hai tấn xi măng, một lít xăng, ba tấn sắt, năm lít nước mắm,…
Trong thực tế sử dụng, cùng một danh từ có thể được dùng khi thì
trong tư cách danh từ chỉ vật thể (một hạt muối), khi thì được dùng trong tư
cách danh từ chỉ chất liệu (thêm hai kg muối); ở mỗi trường hợp chúng lại
được dùng với một danh từ chỉ đơn vị thích hợp.
- Danh từ có ý nghĩa trừu tượng: các danh từ này không chỉ các vật thể,
các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể mà biểu hiện các khái niệm trừu
tượng như: đạo đức, tư tưởng, tính nết, khả năng, thói quen, quan hệ, thái độ,
tật, thói, hành chính, sự nghiệp,… Thông thường, chúng ít kết hợp trực tiếp
với các số từ (những tính xấu, ba quan hệ, hai khả năng,) những cũng có
trường hợp dùng từ chỉ đơn vị (một tư tưởng, năm mối quan hệ, một nền đạo
đức,…).
* Danh từ trong SGK Tiếng Việt tiểu học
Danh từ trong SGK Tiếng Việt tiểu học được chia thành 2 loại: danh
từ chung và danh từ riêng. Danh một tư tưởng lớn, năm mối quan hệ, một nền
đạo đức,…) từ chung được chia thành 5 nhóm: từ chỉ người, từ chỉ vật, từ chỉ
hiện tượng, từ chỉ khái niệm và từ chỉ đơn vị. Cách phân loại này được các nhà
biên soạn sách lựa chọn để phù hợp với tư duy, nhận thức của học sinh tiểu
học.

×