Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Vận dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.31 KB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

1





TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
***





NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT




VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC CÁC
MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC MÔN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: PPDH Tự nhiên và Xã hội















HÀ NỘI, 2011
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

2




LỜI CẢM ƠN

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Duyên đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp cho em những kiến thức, những kinh
nghiệm quý báu, động viên và khích lệ em hoàn thành khoá luận với đề tài:
“Vận dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3”

Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu
học trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Xuân Hoà, ngày 2 tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Ánh Tuyết












Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

3





LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan khoá luận này không trùng với kết quả nghiên cứu của
một công trình nghiên cứu nào đã được nghiên cứu. Trong quá trình tiến hành
thực hiện khoá luận, chúng tôi có tham khảo những thành tựu nghiên cứu của
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đi trước. Các số liệu, căn cứ, kết quả nêu
trong khoá luận là trung thực.


Xuân Hòa, ngày 2 tháng 5 năm 2011
Sinh viên


Nguyễn Thị Ánh Tuyết










Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

4





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Giả thuyết khoa học.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Trang
1
2
2
3
3
3

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học.
1.1.2 Phân biệt kĩ thuật dạy học, phương pháp dạy học,
hình thức tổ chức dạy học.
1.1.2.1 Giống nhau
1.1.2.2 Khác nhau
1.1.3 Kĩ thuật dạy học các mảnh ghép.

1.1.3.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học các mảnh ghép.
1.1.3.2 Ưu điểm và nhược điểm của KTDH các mảnh
ghép.
1.1.3.3 Đặc điểm, bản chất của KTDH các mảnh ghép.
1.1.3.4 Quy trình sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép.
1.1.3.5. Sơ đồ.
4
4
4

4
4
5
5
5

7
8
9
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

5




1.1.3.6. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật
các mảnh ghép.

1.1.3.7. Thiết kế nhiệm vụ “Các Mảnh ghép”.
1.1.3.8. Thành viên và nhiệm vụ của các thành viên
trong nhóm.
1.1.4 Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
1.1.4.1 Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
1.1.4.2 Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
1.1.4.3 Đặc điểm môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1 Thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
1.2.2 Nhận thức của giáo viên về KTDH các mảnh

ghép.

9

10
10

11
11
12
13
14
14
19






CHƯƠNG II: VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC CÁC MẢNH GHÉP
TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
2.1.Các nguyên tắc vận dụng KTDH các mảnh ghép.
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo sự thông nhất giữa vai trò tự giác,
tích cực độc lập của HS và vai trò chủ đạo của GV
2.2. Đề xuất quy trình sử dụng KTDH các mảnh ghép để dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
22
22
22
23

23

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

6




2.3. Một số bài trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 sử dụng
KTDH các mảnh ghép.
2.4. Thiết kế một số bài học trong môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 3 bằng KTDH các mảnh ghép.
25


27
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm.
3.2. Nội dung thực nghiệm.
3.3. Đối tượng thực nghiệm.
3.4. Quá trình thực nghiệm.
3.5. Tiêu chí đánh giá.
3.6. Kết quả thực nghiệm.
37
37
37
37
37
38

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
41
42








Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

7






BẢNG KÍ HIỆU TÓM TẮT

Giáo viên: GV
Học sinh: HS
Kĩ thuật dạy học: KTDH
Phương pháp dạy học: PPDH







Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

8





PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
Họ và tên GV:
Trường Tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên -Vĩnh Phúc
Xin cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:
Điền dấu X vào ô trống cô chọn.
Câu 1: Các cô thường sử dụng các PPDH dưới đây trong quá trình dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mức độ nào?
STT

Các PPDH Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Chưa
bao giờ
1
2
3
4
5
6
7
Trực quan
Đàm thoại
Phân hóa
Giải quyết vấn đề

Thảo luận nhóm
Thí nghiệm
PPDH khác (vui lòng ghi
rõ)


Câu 2: Các cô thường sử dụng các KTDH dưới đây trong quá trình dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mức độ nào?

STT

Các KTDH Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Chưa
bao giờ
1 Các mảnh ghép
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

9




2

3

4
5
6
7
Khăn trải bàn
Sơ đồ KWL và sơ đồ tư
duy
XYZ
Ổ bi
Tia chớp
KTDH khác (vui lòng ghi
rõ)

Câu 3: Các cô thường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học dưới đây
trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mức độ nào?
Các phương tiện, thiết bị
dạy học
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Chưa
bao giờ
Vật thật, vật mẫu
Mô hình
Tranh ảnh, sơ đồ

Máy tính, máy chiếu
Băng hình, tivi
Các phương tiện khác (vui
lòng ghi rõ)


Câu 4: Các cô thường xuyên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học nào dưới
đây trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3?
 a. Cá nhân
 b. Theo nhóm
 c. Tập thể
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

10




 d. Tham quan, học ngoài trời

Câu 5: Theo cô hiểu thế nào là KTDH?
 KTDH là những phương thức tiến hành ho
ạt động dạy học nhằm đảm
bảo chất lượng và hiệu quả
 KTDH được hình thành từ việc tích lũy kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn
tiến lên thời kì vận dụng những thành tựu của lực lượng dạy học
 Cả a và b
 Ý kiến khác:

Câu 6: Theo cô hiểu thế nào là KTDH các mảnh ghép?
, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân
trong quá trình hợp tác.
 KTDH các mảnh ghép là KTDH mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá
nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ
phức hợp
 KTDH các mảnh ghép nhằm kích thích sự tham gia tích cực cũng như
vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác
 Cả a và b
 Ý kiến khác:
Câu 7: Theo các cô việc sử dụng KTDH các mảnh ghép trong quá trình dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có cần thiết không?
 Rất cần thiết
 Cần thiết
 Bình thường
 Không cần thiết

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

11






PHỤ LỤC 2
GIÁO ÁN


I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
HS chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú rừng
HS nêu nên được ích lợi của thú rừng, kể tên một vài loài thú rừng
2. Kĩ năng
Quan sát, so sánh, nhận xét rút ra kết luận
3. Thái độ
HS yêu quý và có ý thức bảo vệ các loài thú rừng
II. Phương pháp
Quan sát, đàm thoại
III. Đồ dùng
- GV: SGK, SGV, tranh ảnh các loài thú rừng
- HS: SGK, tranh ảnh các loài thú rừng
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số bộ phận bên ngoài của
lợn và những lợi ích của việc nuôi
lợn?


HS trả lời:
Bộ phận bên ngoài của lợn: Đầu,
mình, chân, đuôi.
Lợi ích của việc nuôi lợn: Cung cấp
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH


12






- GV nhận xét, đánh giá
phân bón, thực phẩm.
- Lớp nhận xét, bổ sung

2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài mới
Giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu
về các loài thú nuôi trong gia đình.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về các
loài thú rừng.
2.2. Hoạt động 1: Gọi tên các bộ phận
bên ngoài cơ thể thú
- GV cho HS quan sát tranh minh họa
trong SGK và yêu cầu HS cho biết
tên các loài thú trong tranh.


- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
(2HS - 1 nhóm) gọi tên các bộ phận
cơ thể của 8 con thú có trong tranh.
















- HS quan sát và trả lời
Tranh 1: Sư tử, tranh 2: Khỉ, tranh 3:
Dơi, tranh 4: Tê giác, tranh 5: Hươu
Sao, tranh 6: Chó rừng, tranh 7: Gấu
Bắc cực, tranh 8: Thỏ rừng.
- HS thảo luận.


- Đại diện nhóm báo cáo.
Sư tử: Đầu, mình, chân, đuôi, trên
đầu có bờm
Khỉ: Đầu, mình, chân, đuôi
Dơi: Đầu, mình, chân, cánh
Tê giác: Đầu, mình, chân, đuôi, trên
đầu có sừng.
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH


13










- Các loài thú trên thường sống ở
đâu?
- GV nêu: Vì môi trường sống của
chúng ở trong rừng nên chúng được
gọi là các loài thú rừng
- GV kết luận: Các bộ phận bên ngoài
của các loài thú rừng có: Đầu, mình,
chân, đuôi, cánh, bờm, sừng (cánh,
bờm, sừng chỉ có ở 1 số loài)
- GV yêu cầu HS phân loại các loài
thú rừng theo 3 tiêu chí: thú ăn thịt,
thú ăn cỏ, thú biết bay



- GV nhận xét
GV yêu cầu HS thảo luận (4HS - 1
nhóm): Nêu đặc điểm chung của các

loài thú rừng ? Nêu điểm giống và
khác nhau giữa thú rừng và thú nhà ?
Hươu sao: Đầu, mình, chân, đuôi,
trên đầu có sừng
Chó rừng: Đầu, mình, chân, đuôi
Gấu Bắc cực: Đầu, mình, chân, đuôi
Thỏ rừng: Đầu, mình, chân, đuôi
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Các loài thú trên thường sống trong
rừng.







- Thú ăn thịt: Sư tử, chó rừng, gấu
bắc cực
- Thú ăn cỏ: Khỉ, tê giác, hươu sao,
thỏ rừng
- Thú biết bay: Dơi.
- Lớp nhận xét, bổ sung





Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

14




- GV phát phiếu thảo luận cho HS.

















- GV nhận xét .
2.3. Hoạt động 2: Ích lợi của thú rừng
- Kể 1 số loài thú rừng mà em biết
(ngoài các loài thú trong SGK)?
- GV giới thiệu một số sản phẩm từ

động vật quý hiếm như: da hổ, da
báo, ngà voi, sừng hươu, nhung hươu.

- GV yêu cầu HS thảo luận về ích lợi
- HS thảo luận( thời gian 5 phút).
- Đại diện nhóm báo cáo.Nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
Đặc điểm chung của các loài thú
rừng: có lông mao đẻ con và nuôi con
bằng sữa
Giống nhau: có lông mao đẻ con và
nuôi con bằng sữa
Khác nhau:
Thú nhà là những loài thú đã được
con người nuôi dưỡng và thuần hóa
từ rất nhiều đời nay nên chúng đã có
rất nhiều biến đổi và thích nghi với sự
nuôi dưỡng, chăm sóc của con người.
Thú rừng là những loài thú sống
hoang dã nên chúng còn đầy đủ
những đặc điểm thích nghi để có thể
tự kiếm sống trong tự nhiên.


- HS kể tên 1 số loài thú rừng: voi,
sóc, ngựa vằn, hổ, báo…





Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

15




của thú rừng (4HS - nhóm).
- Phát phiếu thảo luận cho.


- GV nhận xét.
- Kết luận: Thú rừng cung cấp các
dược liệu quý, là nguyên liệu để trang
trí và mĩ nghệ.Thú rừng giúp thiên
nhiên, cuộc sống tươi đẹp.
2.4 Hoạt động 3: Bảo vệ thú rừng
- GV cho HS quan sát tranh của 1 số
loài động vật: hổ, báo, gấu trúc, tê
giác, voi.
- Lưu ý: Các loài thú trên là các động
vật quý hiếm. Số lượng các loài vật
này còn rất ít.
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ
các loài thú rừng ?

- GV nhận xét, kết luận: Bảo vệ các
loài thú rừng là 1 việc làm rất cần

thiết.

- Nhóm thảo luận ( thời gian 5 phút).
- Đại diện báo cáo; nhóm khác nhận
xét.






- HS quan sát





- HS phát biểu ý kiến.

- HS khác nhận xét, bổ sung

3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị
bài mới.

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH


16






PHỤ LỤC 3
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
( Giáo án thực nghiệm)
Bài 55: Thú (Tiếp theo)
Các em hãy nối sản phẩm của thú rừng với lợi ích tương ứng:


1. Da hổ, báo, hươu, nai
2. Mật gấu
3. Sừng tê giác, hươu
4. Ngà voi
a. Cung cấp dược liệu
quý
b. Cung cấp nguyên liệu
làm đồ mĩ nghệ trang trí
5. Nhung hươu
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

17





PHỤ LỤC 4

ĐỀ KIỂM TRA

Đánh dấu X vào đáp án đúng
Câu 1: Các bộ phận của thú rừng:
 Đầu, mình, cánh
 Mỏ, chân, hai cánh, hai chân
 Đầu, mình, chân, đuôi
Câu 2: Đặc điểm chung của các loài thú rừng là:
 Có xương sống, phong phú và đa dạng về chủng loại và hình dạng
 Có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa
 Có xương sống, đẻ con, được con người nuôi dưỡng và chăm sóc
Câu 3: Hãy kể tên các loài thú rừng theo các ý sau:
- Thú ăn thịt:
- Thú ăn cỏ:
- Thú biết bay:
Câu 4: Lợi ích của thú rừng là:
 Làm cảnh
 Cung cấp thực phẩm cho con người
 Làm phong phú thế giới tự nhiên
 Cung cấp dược liệu
 Nguyên liệu để trang trí và mĩ nghệ
Câu 5: Bằng sự hiểu biết của mình các em hãy nêu các biện pháp để bảo vệ và
chăm sóc thú rừng?

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

18




MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão trên thế
giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đất nước ta đang bước vào
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế - xã hội đã có nhiều biến
đổi vô cùng mạnh mẽ. Một trong những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã
hội, đó chính là đòi hỏi cần có những con người lao động mới, có trình độ học
vấn cao, có năng lực bản lĩnh, đáp ứng được mọi yêu cầu của nền kinh tế - xã
hội hiện đại. Những con người lao động này chính là nguồn nhân lực quan
trọng góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước. Giáo dục và đào tạo có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực đó. Để hoàn thành
được sứ mệnh to lớn đó giáo dục phải đổi mới toàn diện, từ mục tiêu, nội
dung đến phương pháp, hình thức tổ chức, kĩ thuật dạy học. Trong xu thế đó,
có sự vận dụng của các KTDH tích cực vào trong quá trình giảng dạy của các
GV trực tiếp đứng lớp. Sự vận dụng các KTDH sẽ góp phần phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
Môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học là môn học bao gồm những kiến
thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Môn Tự nhiên và Xã hội giúp
HS thêm hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh, về những sự kiện lịch sử,
những miền đất mới hay những hiện tượng khoa học lí thú. Bên cạnh đó, môn
Tự nhiên và Xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những

phẩm chất, năng lực đạo đức của con người. Để HS tiếp thu tri thức về tự
nhiên, xã hội một cách chủ động, đòi hỏi GV phải tổ chức các hoạt động đa
dạng, phong phú để HS tham gia một cách tích cực, từ đó HS tự chiếm lĩnh
kiến thức và hình thành rèn luyện kĩ năng cho bản thân. HS phải được hoạt
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

19




động, được thể hiện mình và được phát triển tư duy một cách tối đa thông qua
hoạt động học tập. Để hoàn thành tốt những mục tiêu đó GV trong quá trình
tổ chức dạy học phải sử dụng một cách linh hoạt, nhịp nhàng các KTDH phát
huy tính tích cực trong nhận thức của HS như: kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ
thuật khăn trải bàn, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật ổ bi, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật 3 lần
3…
Kĩ thuật các mảnh ghép là một trong những KTDH tích cực. Khi sử
dụng KTDH các mảnh ghép HS được thực hành chủ động tự tạo kiến thức,
thu thập kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ cho bản thân. Xuất phát từ nhu
cầu thực tiễn dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, chương trình môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3 nói riêng có nhiều nội dung phù hợp với KTDH các mảnh ghép,
chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép trong dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” để tìm hiểu và nghiên cứu trong khoá
luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm nghiên cứu, vận dụng KTDH các mảnh ghép để tổ
chức cho HS học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Qua đó, góp phần nâng

cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận về KTDH các mảnh ghép, nội dung chương
trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Tìm hiểu thực trạng vận dụng KTDH các mảnh ghép để dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Vận dụng KTDH các mảnh ghép để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 3.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

20




4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc vận dụng KTDH các mảnh ghép để dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 3.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở
việc vận dụng KTDH các mảnh ghép để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp
3.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng KTDH các mảnh ghép để dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 3 sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 3 nói riêng, môn Tự nhiên và Xã hội nói chung.
6. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lý luận
Phương pháp phân tích, tổng kết
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra










Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

21




NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm kĩ thuật dạy học
Kỹ thuật dạy học (KTDH): là những động tác, cách thức hành
động của của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện
và điều khiển quá trình dạy học.

1.1.2. Phân biệt kĩ thuật dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ
chức dạy học
PPDH là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS
nhằm thực hiện những mục tiêu DH xác định, phù hợp với những nội dung và
những điều kiện DH cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động
của GV và HS.
Hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài của hoạt động
phối hợp giữa GV và HS được thực hiện theo trình tự và chế độ xác định.
1.1.2.1. Giống nhau
PPDH, KTDH, hình thức dạy học đều là những cách thức,
phương thức, biện pháp, biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa GV
và HS nhằm đạt được mục tiêu của việc DH
1.1.2.2 Khác nhau
Trong 1 hoạt động DH có thể sử dụng nhiều PPDH, KTDH và
hình thức tổ chức dạy học khác nhau.
PPDH là nội dung của hoạt động dạy học, kĩ thuật dạy học và hình thức
dạy học là biểu hiện bên ngoài của con đường, cách thức của hoạt động dạy
học
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

22




KTDH là cụ thể hóa của PPDH và hình thức tổ chức dạy học, KTDH là
đơn vị nhỏ nhất của PPDH, KTDH chưa phải là các PPDH độc lập, mà là
những thành phần của PPDH, KTDH được áp dụng trong những tình huống

hành động dạy học nhỏ nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Ngược lại,
PPDH và hình thức dạy học có thể được sử dụng trong nhiều tình huống,
nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. KTDH là khái niệm nhỏ nhất, thực
hiện các tình huống hành động
Sự phân biệt giữa PPDH, hình thức tổ chức dạy học, KTDH chỉ mang
tính tương đối.
1.1.3 Kĩ thuật dạy học các mảnh ghép
1.1.3.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học các mảnh ghép
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp
giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ
phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá
nhân trong quá trình hợp tác.
Các kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác là những kỹ thuật dạy học có ý
nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình
dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
1.1.3.2 Ưu điểm và nhược điểm của KTDH các mảnh ghép
a. Ưu điểm
KTDH các mảnh ghép là một KTDH tích cực:
- Đem lại cho HS cơ hội được sử dụng kiến thức và kĩ năng mà các em
được lĩnh hội và rèn luyện
- Cho phép HS diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình
- Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích,
tổng hợp, đánh giá )
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

23





KTDH các mảnh ghép giúp HS rèn luyện và phát triển kĩ năng làm
việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau, phát huy vai
trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở hợp tác. Thông qua hoạt động
học tập hợp tác mà các em có thể cùng làm việc với nhau những việc mà một
mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định
- Làm việc theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan
hệ qua lại giữa HS, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn
nhau trong học tập
- Tổ chức cho HS học tập theo nhóm giúp các em nhút nhát, khả năng
diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt các em sẽ mạnh dạn hơn ít sợ
mắc phải sai lầm.
- GV có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của HS trong học
tập
b. Nhược điểm
KTDH các mảnh ghép có rất nhiều lợi ích tuy nhiên nó vẫn còn một số
hạn chế
- Công việc nhóm không phải lúc nào cũng mang lại kết quả mong
muốn. Nếu được tổ chức và thực hiện kém, sử dụng một cách tùy tiện không
có sự lựa chọn thích hợp nó thường dẫn đến kết quả ngược lại với những gì
dự định sẽ đạt.
- Các nhóm có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá
nhân nào đó cố tình đưa ra ý kiến, để điều khiển cả nhóm (“bắt cóc’’ nhóm,
hiện tượng chi phối, tách nhóm); các thành viên không lắng nghe ý kiến của
nhau hoặc chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH


24




- Bị hạn chế bởi thời gian: do thời lượng của 1 tiết ở tiểu học là 40 phút
nên khi tổ chức cho HS thảo luận nhóm nếu tổ chức không tốt sẽ ảnh hưởng
đến các tiết học khác
- GV khó có thể bao quát được hết cả lớp do số lượng HS của 1 lớp
đông vì vậy có thể có những nhóm sẽ hoạt động tự do, không có ai điều khiển
1.1.3.3 Đặc điểm, bản chất của KTDH các mảnh ghép
a. Đặc điểm
KTDH các mảnh ghép là KTDH hợp tác đặt HS vào môi trường học
tập tích cực trong đó HS được tổ chức thành một nhóm một cách thích hợp,
các thành viên trong nhóm được khuyến khích thảo luận hợp tác với nhau,
cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập
Trong KTDH các mảnh ghép, mối quan hệ giữa trò và trò nổi lên.
Thông qua sự hợp tác, tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận ý kiến của mỗi cá nhân
sẽ được bộc lộ, điều chỉnh hay bác bỏ. Việc tiếp thu kiến thức của mỗi thành
viên trong nhóm trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải sự tiếp
nhận thụ động từ GV. Qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài
học vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp.
b. Bản chất
Đây là KTDH mang tính hợp tác, thể hiện định hướng đổi mới của Bộ
giáo dục - “hoạt động hóa HS”
- Xét về mặt hình thức KTDH các mảnh ghép là hình thức dạy học theo
nhóm nhỏ mà ở đó HS phải trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để hình thành kiến
thức, kĩ năng. Trong nhóm nhỏ mỗi thành viên đều được hoạt động tích cực,
không thể ỷ lại vào một vài thành viên năng động và nổi trội nào trong nhóm.
Hình thức này sử dụng các mối quan hệ xã hội mang tính tương tác trực tiếp,

đa chiều ở nhiều cấp độ giữa chủ thể HS để tổ chức dạy học
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

25




- Xét về mặt nội dung nó nói lên tính chất của quan hệ xã hội trong học
đường, đó là tính tích hợp và tính cạnh tranh lành mạnh. Mặt này đề cập đến
việc huy động sự cộng hưởng ý tưởng của nhiều người để tạo nên sức mạnh
trí tuệ. GV cần khuyến khích tinh thần hợp tác của các em trong cùng 1 nhóm
và giữa các nhóm với nhau, làm việc theo nhóm mang tính cộng tác sẽ thúc
đẩy công việc hiệu quả hơn. Trong quá trình làm việc các em có cơ hội để thể
hiện và chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm, sáng tạo của bản thân với các
thành viên trong nhóm, mang tính cạnh tranh lành mạnh không ganh đua
1.1.3.4 Quy trình sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi
nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu
hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều
trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên
gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm

ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ
nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm
mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

×