Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Áp dụng phương pháp can thiệp ABA vào việc tăng cường một số kĩ năng xã hội cho trẻ tự kỷ ở trung tâm Sao Mai- Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.16 KB, 81 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC








NGUYỄN THỊ QUYÊN






“ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP ABA VÀO VIỆC
TĂNG CƯỜNG MỘT SỐ KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ TỰ KỶ Ở
TRUNG TÂM SAO MAI - HÀ NỘI”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Phương Liên
ThS. Hoàng Thị Kim Huyền





Hà Nội - 2011



2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô
trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Đặc biệt,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Phương Liên, ThS.
Hoàng Thị Kim Huyền – Khoa Sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã tận tình hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Giám đốc trung tâm Sao Mai, các cô
giáo tại trung tâm và các bậc phụ huynh của các bé tại trung tâm Sao Mai –
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn
chế, chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất
mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để
đề tài thực sự có chất lượng và hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2011
Sinh viên



Nguyễn Thị Quyên



















3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài : “ Áp dụng phương phápcan thiệp ABA
vào việc tăng cường một số kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ tại trung tâm
Sao Mai – Hà Nội” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng tài liệu của một số tác giả cũng

như một số trang web có liên quan tới đề tài mà tôi thực hiện. Tuy nhiên,
đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của
mình. Đây là kết quả của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng với kết quả
của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm !


Sinh viên


Nguyễn Thị Quyên



























4

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu đề tài 4
3. Nội dung nghiên cứu đề tài 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh tự kỷ 5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam 5
1.2. Tự kỷ là gì? 5
1.3. Các dạng tự kỷ 7
1.4. Nguyên nhân của bệnh tự kỷ 7
1.5. Triệu chứng của trẻ mắc bệnh tự kỷ 8
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN TẬP, PHƯƠNG PHÁP
TIẾN HÀNH KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP ABA
2.1.Vài nét về phương pháp ABA 10
2.2. Chương trình tập luyện 12
2.2.1 Khởi động 12
2.2.2. Quy trình xây móng 12

2.2.3. Phục hồi chức năng 13
2.2.4. Vận động não 17
2.2.4.1.Chương trình học toán 17
2.2.4.2. Chương trình học đọc 18
2.2.5. Lưu ý khi dạy bé tự kỷ 20
2.2.6. Chỉnh ứng xử 21
2.3. Hoạt động của cô và trò 23
2.4.Những điều cần ghi nhớ khi áp dụng chương trrình luyện tập
2.4.1. Nguyên tắc dạy 27
2.4.2. Nhiệm vụ của kỹ thuật viên 27
2.4.3. Những điều nên làm 27
2.4.4. Những điều nên tránh 28
2.4.5. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
CHƯƠNG3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết quả khảo sát
3.2. Những đề xuất để tăng cường một số kỹ năng xã hội ………
cho trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai – Hà Nội
3.2.1. Chơi…………………………………………………………
3.2.2. Mát xa cho trẻ
3.2.3. Tạo không gian ngôn ngữ…………………………………….
3.2.3.1. Trang trí lớp học……………………………………………
5

3.2.3.2 Dán nhãn……………………………………………………
3.2.3.3. Thẻ tên……………………………………………………
3.2.3.4. Sắp xếp lại lớp học và nhà để khuyến khích trẻ giao tiếp….
KẾT LUẬN…………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….








































6

DANH MỤC VIẾT TẮT

ABA: Tên của phương pháp
GV: Giáo viên
VD: Ví dụ



































7

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1. Khuyến khích hợp tác hữu 31
Hình 3.2. Khả năng thị giác 33
Hình 3.3.Nghe – hiểu 36
Hình 3.4. Bắt chước hành động 38
Hình 3.5.Bắt chước ngôn từ 40
Hình 3.6. Yêu cầu con muốn……………………………………. 42
Hình 3.8. Đối thoại (đây là quả…)……………………………… 44
Hình 3.7. Gọi tên sự vật (cái gì đây)……………………………. 46

Hình 3.9. Tự động phát ngôn…………………………………… 47
Hình 3.10. Cấu trúc ngữ pháp…………………………………… 49
Hình 3.11. Vui chơi thời gian trống…………………………… 50
Hình 3.12. Giao lưu với xã hội………………………………… 52
Hình 3.13. Sinh hoạt tập thể…………………………………… 53
Hình 3.14. Nề nếp học tập……………………………………… 54
Hình 3.15. Tổng hợp kiến thức………………………………… 55
Hình 3.16.Đọc…………………………………………………… 57
Hình 3.17. Toán………………………………………………… 59
Hình 3.18. Viết…………………………………………………… 60
Hình 3.19. Đánh vần……………………………………………… 61
Hình 3.20. Mặc đồ………………………………………………… 63
Hình 3.21. Ăn uống……………………………………………… 64
Hình 3.22. Tự săn sóc (đơn giản)………………………………… 65
Hình 3.23. Vệ sinh……………………………………………… 66
Hình 3.24. Cử động thô………………………………………… 68
Hình 3.25. Cử động tinh…………………………………………. 70








8

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, trẻ tự kỷ ngày càng được phát hiện rất nhiều

trên thế giới và ở cả Việt Nam. Việc phát hiện ra trẻ tự kỷ đã là một vấn đề khá
khó khăn, nhưng việc can thiệp sớm, việc áp dụng các phương pháp tại gia đình
hay tại các trung tâm cũng là một vấn đề mà mọi người đang rất băn khoăn. Trẻ
tự kỷ không phải không có tri thức, không có kỹ năng nhưng để tri thức và kỹ
năng được bộc lộ đó là một bước đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ Tự kỷ.
Do đó, xã hội cần dành cho trẻ tự kỷ một sự quan tâm đặc biệt. “ Trẻ em hôm
nay, thế giới ngày mai”. Trẻ tự kỷ cũng là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai
của đất nước, chúng ta cần chung tay, góp sức giúp trẻ tự kỷ có một hành trang
vững chắc mà một đứa trẻ bình thường sinh ra đã có và cần có để bước vào đời
tham gia những hoạt động xã hội một cách bình thường, tự tin. Hơn nữa, để có
thể lớn lên và trưởng thành được trong xã hội, trẻ Mầm non nói chung và trẻ tự
kỷ nói riêng rất cần biết tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân, tự học cách giao tiếp,
giao lưu với tất cả mọi người. Vì vậy, tăng cường một số kỹ năng xã hội cho trẻ
tự kỷ chính là tạo điều kiện cho trẻ được phát triển.
Chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng một số phương pháp, biện
pháp để giúp tăng cường kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ và nhận thấy phương pháp
can thiệp ABA giữ một vai trò quan trọng và rất tích cực trong các phương pháp
được tiến hành trong hoạt động giáo dục, tăng cường kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ
ở trung tâm Sao Mai – Hà Nội. Thật vậy Môn Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng
ABA được áp dụng với trẻ em mắc bệnh tự kỷ đã trở nên phổ biến từ năm 1993.
Sự phổ biến này, đại đa số, có thể liên quan đến xuất phẩm của Catherine
Maurice’s book “Hãy Để Tôi Nghe Tiến Nói Của Bạn” (Let Me Hear Your
Voice) [6], trong ấn phẩm này bà đã ghi chép lại quá trình điều trị 2 đứa con bị
chứng tự kỷ của mình. Như mọi bậc cha mẹ khác, ban đầu bà Maurice có những
hiểu biết rất lờ mờ về phương pháp can thiệp hành vi. Bà tin rằng đó là phương
pháp không khả thi và đầy cứng nhắc. Hơn nữa, bà nghĩ rằng sự can thiệp này có
rất ít tác động và khiến cho đứa trẻ cư xử như một người máy. Kinh nghiệm đó
của bà, tuy nhiên đã được chứng minh hoàn toàn ngược lại. Bà đã nhận ra rằng,
với tính năng linh động cao độ, phương pháp can thiệp hành vi cần được đón
nhận một cách tích cực. Quan trọng hơn nữa, phương pháp này đã thể hiện được

tính hiệu quả tuyệt đối của mình. Bằng cách áp dụng phương pháp ABA mà các
9

trẻ mắc bệnh tự kỷ đã dần được phục hồi chức năng và cải thiện các kỹ năng xã
hội của trẻ. Phương pháp ABA thực sự đã làm thay đổi cách phản ứng, cách tiếp
nhận mọi người, mọi vật xung quanh, và cả cách chơi, cách giao lưu tình cảm của
tẻ tự kỷ với mọi người. Bên cạnh đó, phương pháp ABA đã được các chuyên gia,
các giáo viên tại Việt Nam và tại trung tâm Sao Mai – Hà Nội áp dụng và thực
hiện một cách tích cực và rất phù hợp với trẻ Tự kỷ. Chúng tôi nhận thấy thông
qua phương pháp ABA, trẻ tự kỷ đã cải thiện rất nhiều về kỹ năng xã hội.
Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài : “ Áp dụng phương pháp can
thiệp ABA vào việc tăng cường một số kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ ở trung tâm
Sao Mai – Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tăng cường một số kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ bằng áp dụng phương
pháp can thiệp ABA.
3. Nội dung nghiên cứu đề tài
- Đánh giá một số kỹ năng xã hội của trẻ như: Kỹ năng hợp tác, thị giác,
nghe – hiểu, bắt chước hành động trước khi phương pháp can thiệp ABA.
- Bước đầu đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phương pháp can thiệp
ABA vào việc tăng cường một số kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao
Mai – Hà Nội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Phạm vi: chúng tôi tìm hiểu việc áp dụng phương pháp ABA vào việc tăng
cường một số kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai – Hà Nội.

10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh tự kỷ

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới [1]
- Năm 1940, bệnh tự kỷ lần đầu tiên được miêu tả bởi bác sỹ Leo
Kanner đến từ Aó và sau này di cư sang Mĩ.
- Năm 1943, Leo Kanner đã xuất bản một tờ báo có tên là “ Tật tự kỷ ở
trẻ nhỏ “
- Năm 1944, Hans Asperger đã xuất bản một tờ báo bằng tiếng Đức về
trẻ có tật này nhưng ở dạng nhẹ.
- Năm 1962, Tổ chức tình nguyện đầu tiên trên thế giới được thành lập
ở Anh: Hiệp hội tự kỷ Quốc gia.
- Năm 1979, Judith Gould and Lonva Wing đã phát triển một khái niệm
về “ Ba khuyết điểm”
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam [1]
Tại Việt Nam, trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng gia tăng về những trường
hợp tự kỷ mới.
Trước kia vào khoảng thập kỷ 80, còn có nhiều chuyên gia cho rằng ở
Việt Nam không có trẻ bị tự kỷ. Khái niệm tự kỷ còn rất xa lạ đối với các
chuyên gia y tế nói chung và các thầy thuốc nhi khoa nói riêng. Thậm chí vấn
đề tự kỷ mới chỉ đưa vào nội dung giảng dạy của trường Đại học Y Hà Nội
trong mấy năm trở lại đây. Hiện nay, việc trẻ tự kỷ có thể gặp ở bất kỳ cơ sở y
tế hay giáo dục nào là một thực tế.
Trước kia, trẻ tự kỷ được phát hiện ở độ tuổi trên 30 tháng là chủ yếu
với các dấu hiệu nặng và điển hình. Ngày nay, trẻ ngày càng được phát hiện
sớm hơn (trước 18 tháng) với các dấu hiệu nặng nhẹ khác nhau.
1.2. Tự kỷ là gì?
Có rất nhiều khái niệm được đưa ra để chỉ về tự kỷ [1, 3,7]
1.2.1. Chứng tự kỷ là một trạng thái đổ vỡ nghiêm trọng về tâm lý trong
suốt quá trình phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ em, bệnh này thường suốt
hiện trong hai năm đầu của trẻ. Đây là căn bệnh dẫn đến sự suy giảm về ngôn
ngữ, việc vui chơi, nhận thức, khả năng thích nghi và hòa nhập xã hội của trẻ
và nó làm cho đứa trẻ ngày càng bị tụt lại so với các bạn đồng trang lứa. Người

ta không rõ được nguyên do gây bệnh, nhưng có những bằng chứng cho thấy
11

nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ những yếu tố tâm sinh lý do sự phát triển
không bình thường của hệ thần kinh từ một vài vùng trên bán cầu não.
Trẻ mắc chứng tự kỷ không có khả năng tiếp thu như những đứa trẻ
khác. Các em dừong như mất khả năng hiểu được ngôn ngữ giao tiếp cả bằng
lời nói lẫn cử chỉ, bị lẫn lộn về cảm giác và tự tách mình khỏi mọi người và thế
giới bên ngoài. Các em không quan tâm đến các trò chơi, đồ chơi. Các em
cũng tỏ ra rất hời hợt trong việc kết bạn với trẻ em khác và có khuynh hướng
tránh né việc nắm bắt sự việc bằng cách quan sát và bắt chước người khác.
1.1.2. Tự kỷ ở trẻ nhỏ là một rối loạn phát triển khá nặng nếu không
được can thiệp kịp thời, mãi tới năm tuổi thứ ba mới biểu hiện ra bên ngoài.
- Tự kỷ được thể hiện thông qua rối loạn trong giao tiếp, trong các mối
quan hệ. Rối loạn này khiến cho trẻ không có khả năng tạo dựng các giao tiếp
tình cảm thông thường với người khác, thậm chí là cả với bố mẹ mình.
- Bác sĩ Leo Kanner đã chữa trị cho nhiều trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong
giao tiếp với người khác, hay không thể chịu đựng được sự thay đổi của thời
gian biểu cũng như là môi trường sống xung quanh.
- Ngày nay, người ta biết rằng Bệnh tự kỷ và những trạng thái gần
giống như vậy có nguyên nhân thuộc về sinh học. Cho đến bây giờ người ta
vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên những người mắc
bệnh này nếu được chữa trị trong một môi trường thuận lợi thì hoàn toàn có
khả năng cải thiện những vấn đề cơ bản và có một số trường hợp tiến bộ rất tốt
về tất cả các mặt.
1.1.3. Tự kỷ được hiểu:
- Một tình trạng phát triển từ khi mới sinh ra chứ không phải nguyên
nhân từ các bậc cha mẹ.
- Một tình trạng kéo dài suốt đời.
- Một dải phổ từ hội chứng Asperger là một hội chứng nhẹ cho đến hội

chứng Kanner là một hội chứng khá nặng.
- Được chẩn đoán là có ba khiếm khuyết:
+ Khiếm khuyết về tương tác xã hội
+ Khiếm khuyết về giao tiếp xã hội
+ Cứng nhắc trong quá trình tư duy
- Đi kèm với những phản ứng bất thường đối với những kích thích giác
quan
12

1.3. Các dạng tự kỷ
Theo phân loại của Hội tâm thần Mỹ, có chứng thuộc nhóm các rối loạn
phát triển lan toả kiểu tự kỷ bao gồm [1]:
- Hội chứng Asperger
- Tự kỷ
- Hội chứng Rett
- Hội chứng mất hoà nhập của trẻ em
- Các rối loạn phát triển không đặc hiệu khác
Trong nhóm các rối loạn phát triển kiểu tự kỷ này thì chứng Asperger là
hội chứng tự kỷ với các biểu hiện nhẹ nhất so với các trường hợp còn lại.
1.4. Nguyên nhân của bệnh tự kỷ
Bản chất về những thay đổi có tính thần kinh sinh học của tự kỷ là khá
thống nhất nhưng cho tới ngày nay chưa có một tài liệu nào khẳng định chính
xác nguyên nhân đưa đến bệnh tự kỷ. Các nguyên nhân tìm được chỉ chiếm
khoảng từ 6- 10% trong số trẻ bị mắc. Cũng giống như khi đề cập đến nguyên
nhân của một số dạng tàn tật khác ở trẻ em, người ta chia các nguyên nhân ra
các nhóm chính như sau [1]:
- Các nguyên nhân xảy ra trước khi sinh:
Bao gồm mẹ bị sốt phát ban (rubella), sởi…trong khi mang thai; hoặc
mắc các bệnh về chuyển hóa như đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén nặng
không được điều trị. Mẹ bị tai nạn khi mang thai. Cha mẹ làm việc trong môi

trường nhiễm chất độc cao như: chì, thủy ngân, các chất phóng xạ… Mẹ dùng
thuốc chống động kinh khi mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây tự kỷ ở trẻ.
Có thể do tai nạn trong khi sinh bé làm bé bị ảnh hưởng tới não, bé thiếu
ôxy vì sinh khó, mổ khi sinh
- Nguyên nhân sau khi sinh:
Trẻ bị nhiễm trùng thần kinh, đặc biệt sau khi bị viêm não. Các tác nhân
từ môi trường sống như: nhiễm độc kim loại nặng, nhiễm xạ và một số tác
nhân khác ảnh hưởng tới tần số mắc bệnh.
- Bệnh do gen, di truyền:
Ở hầu hết nhũng người bị tự kỷ, yếu tố di truyền đóng vai trò chủ chốt.
Người ta đã tìm thấy nhiều gen liên quan như: các gen trên cặp nhiễm sắc thể
số 2, 7, 16 và 19. Đột biến gen cũng đi kèm với tự kỷ; đặc biệt của cặp nhiễm
13

sắc thể 15 và liên quan đến hội chứng nhiễm sắc thể X gãy. Tuy nhiên, các nhà
khoa học chưa tìm thấy gen bệnh có liên quan trực tiếp với tự kỷ.
- Do ruột bị nấm:
Thông tin mới nhất cho rằng những trẻ mắc bệnh tự kỷ trong khi hình
thành các bộ phận cơ thể, do các yếu tố từ bên ngoài môi trường tác động vào
làm cho ruột của trẻ bị nấm, trẻ không thể thải được chất độc ra bên ngoài, các
chất độc này dần ngấm vào và truyền lên não bộ khiến não bộ bị tổn thương
1.5. Triệu chứng của trẻ mắc bệnh tự kỷ
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có một số biểu hiện sau đây [2, 5]:
1- Không biết chỉ khi đã được 1 tuổi.
2- Về ngôn ngữ thoại:
- Không biết nói tiếng gió khi đã 1 tuổi.
- Không nói được từ đơn khi đã 16 tháng.
- Không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi.
- Nói khó khăn hoặc rất ghét nói.
- Đã nói được nhưng có thể mất ngôn ngữ bất kỳ lúc nào.

- Có khi bé nói suông sẻ những nội dung không liên quan gì đến môi
trường – hoàn cảnh xung quanh (ngôn ngữ không có chức năng).
- Thích độc thoại mà không đối thoại.
3- Không chấp nhận giao tiếp, không kết bạn.
4- Sự tập trung chú ý cực kỳ ngắn hoặc không có.
5- Không hồi đáp khi được gọi tên
6- Có những hành vi kỳ quái, không giống ai, không lý giải được (rối
loạn hành vi) như tự hành hạ mình (tự đập đầu vào tường, cào, cấu, tự đánh,
nói nhảm ) và hành hạ bản thân; có những bé không có khái niệm người thân.
Hầu hết các hoạt động của bé đều có xu hướng bất biến. Ở dạng bé ngoan, có
khi mẹ còn cảm thấy tự hào vì con mình ngoan quá, không đòi hỏi gì, không
cần đồ chơi mới, chỉ muốn ở 1 mình.
7- Rất ít hoặc không giao lưu bằng mắt
8- Thường lặp đi lặp lại một số hành vi hoặc cử động cơ thể nhất định
nào đó.
9- Bị hút chặt vào một vài đặc điểm quen thuộc (vật bất ly thân).
10- Thường xuyên ăn vạ
11- Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
14

12- Từ chối quyết liệt 1 cách bất thường khi phải thay đổi thói quen
sinh hoạt hoặc những điều quen thuộc hằng ngày.
13- Quá nhạy cảm với một số âm thanh, cảm giác hoặc một số mùi nào
đó.
14- Không có khả năng tổng hợp, khái quát hoá thông tin nhận được.
15- Rối loạn ăn uống tiêu hoá: Có khi vị giác bé quá nhạy cảm khiến bé
khó chịu hoặc từ chối hầu hết các loại thức ăn. Có khi ngược lại; vị giác bé
thiếu nhạy cảm nên bé thích ăn những món kỳ khôi như: hành tỏi sống, trái cây
thật chua, muối ớt Cơ thể bé không hấp thụ được 1 số chất nào đó khiến bé
mất cân đối trong dinh dưỡng sinh ra những chứng tương tự như rối loạn tiêu

hoá: tiêu chảy,táo bón
Khi ở bé xuất hiện khoảng 35% trở lên các triệu chứng nêu trên là bé
trở thành bệnh nhân tự bế ở mức độ không thể tự phục hồi và khi đó bé cặn
giúp đỡ của gia đình.
15

CHƯƠNG 2
CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN TẬP, PHƯƠNG PHÁP
TIẾN HÀNH KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CAN
THIỆP ABA
2.1.Vài nét về phương pháp ABA
Bất chấp sự gãy vỡ quá trình tiếp thu của những trẻ tự kỷ, các nhà khoa
học hành vi, dựa vào các quy tắc của thuyết học, đã phát minh một phương pháp
hiệu quả cho việc dạy dỗ trẻ em mắc bệnh tự kỷ. Quá trình nghiên cứu suốt ba
mươi năm của tiến sĩ Ivar Lovaas và các cộng sự của mình tại UCLA đã đưa ra
một minh chứng đầy thuyết phục rằng việc phát hiện sớm và kịp thời có thể phục
hồi hoàn toàn mọi khả năng của trẻ mắc bệnh tự kỷ. Hai nghiên cứu tiếp theo,
được công bố vào năm 1987 và năm 1993, đã cho thấy rằng 9 trong số 19 trẻ em
được điều trị một cách chu đáo đã hoàn toàn có thể hoàn tất các khóa học chính
quy và có những phát triển vượt bậc so với trình độ của mình cũng như chỉ số IQ,
khả năng thích nghi, và chức năng cảm xúc. Ngay cả những trẻ không đạt được
kết quả điều trị mong muốn, khả năng tiếp thu về ngôn ngữ, hòa nhập xã hội, tính
tự lực và khả năng chơi đùa của chúng cũng vẫn tiến triển một cách đáng kể, và
hai trong số các em đã có được những tiến triển về khả năng diễn đạt [11].
Các trẻ em khi tham gia khóa học này đều trên 3 tuổi. Các em đã được
điều trị cá nhân trung bình 40 giờ một tuần bởi các sinh viên năm cuối của UCLA
dưới sự giám sát của những sinh viên đã tốt nghiệp và các nhà tâm lý học. Việc
điều trị được kéo dài trung bình 2 năm hoặc dài hơn.
Môn Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng ABA với trẻ em mắc bệnh tự kỷ đã
trở lên phổ biến từ năm 1993. Sự phổ biến này, đại đa số, có thể liên quan đến

xuất phẩm của Catherine Maurice’s book, Hãy Để Tôi Nghe Tiếng Nói Của
Bạn (Let Me Hear Your Voice), trong ấn phẩm này bà đã ghi chép lại quá trình
điều trị 2 đứa con bị chứng tự kỷ của mình. Như mọi bậc cha mẹ khác, ban đầu
bà Maurice có những hiểu biết rất lờ mờ về phương pháp can thiệp hành vi. Bà
tin rằng đó là phương pháp không khả thi và đầy cứng nhắc. Hơn nữa, bà nghĩ
rằng sự can thiệp này có rất ít tác động và khiến cho đứa trẻ cư xử như một
người máy. Kinh nghiệm đó của bà, tuy nhiên đã được chứng minh hoàn toàn
ngược lại. Bà đã nhận ra rằng với tính năng linh động cao độ, phương pháp can
16

thiệp hành vi cần được đón nhận một cách tích cực. Quan trọng hơn nữa,
phương pháp này đã thể hiện được tính hiệu quả tuyệt đối của mình.
Câu chuyện của bà Maurice đã nhen lên niềm tin nơi các bậc cha mẹ
vốn thường bị thuyết phục bởi những người tự cho là hiểu biết rằng trẻ mắc
chứng tự kỷ sẽ luôn luôn giữ thái độ không vâng lời. Với niềm hy vọng và
phương pháp mới, các bậc cha mẹ trên toàn thế giới đã bắt đầu theo học
chương trình này. Các bậc cha mẹ cũng dần yêu cầu các trường học và học
viện sử dụng phương pháp ABA để dạy dỗ con của họ.
Mặc dù ABA chỉ được phổ biến rộng rãi gần đây, nhưng đây không
phải là một phương pháp mới. Một số nhà phê bình đã chỉ trích chương trình
này như một tiến trình thử nghiệm với những bằng chứng hết sức giới hạn về
tính hiệu quả của nó. Lovass (1987) và Mc Eachin, Smith và Lovass (1993)[6]
được biểu dương như hai nhà phát minh duy nhất thể hiện được tính hiệu quả
của chương trình này với trẻ em mắc chứng tự kỷ. Thật ra, chương trình ABA
phần lớn dựa vào các nghiên cứu khoa học hơn 50 năm trên những người mắc
chứng rối loạn hành vi. Kể từ đầu những năm 60, một số khảo sát tổng quát đã
cho thấy tính hiệu quả của chương trình can thiệp hành vi này trên trẻ em,
thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ. Bản nghiên cứu đã cho thấy với phương
pháp ABA, các chứng rối loạn hành vi nơi người mắc bệnh tự kỷ như tự gây
thương tích, cáu giận vô cớ, tự kích động… đã được giảm thiểu. Phương pháp

ABA đã chứng minh tính hiệu quả trong việc giảng dạy các kỹ năng khiếm
khuyết thông thường như việc giao tiếp phức hệ, chơi đùa, tự lập và đặc biệt là
kỹ năng hòa nhập xã hội.
Công trình của tiến sĩ Lovass tuy đã được tán dương cao, nhưng bằng
chứng cho thấy phương pháp ABA còn mang đến những lợi ích đáng kể khác
mà dần được phát hiện. Harris và Handlenman (1994) đã điểm qua một số
nghiên cứu cho thấy trên 50% trẻ mắc bệnh tự kỷ được tham gia các khóa học
tổng hợp với phương pháp ABA đã hoàn toàn có thể hội nhập vào các lớp học
của người bình thường với rất ít nhu cầu về việc tiếp tục điều trị.
2.2. Chương trình tập luyện
Gồm 4 phần chính đồng hành [2, 3, 8, 9]
2.2.1 Khởi động
- Lên danh sách tất cả những gì bé thích: ăn, uống, chơi, hoạt động chân
tay (tưới cây, nghịch nước ) kể cả những ý thích kỳ cục nhất (ví dụ : giặt
17

khăn, búng tay, xé giấy ), hoạt động trí óc (xếp hình, xếp chữ ) và cần cập
nhập danhh sách này thường xuyên.
- Lên danh sách những trò chơi – hoạt động mà bé đã làm được (một
cách vô thức hoặc có ý thức).
2.2.2. Quy trình xây móng
Trẻ tự bế có nhu cầu giao tiếp rất thấp (có bé không có); do đó đây sẽ là
những kỹ thuật đầu tiên nhằm kích thích bé bằng những thứ bé thích và có nhu
cầu để làm cho bé dần dần cảm thấy muốn và cần giao tiếp; đồng thời đây là
bước xây dựng một môi trường dạy học thân thiện, vui vẻ.
* Hồi đáp khi nghe gọi tên.
* Nghe lệnh ngồi xuống ghế (1 – 20 giây)
* “Nhìn cô” (1 – 20 giây)
* Kết hợp các lệnh đơn giản.
=> Thiết lập cho bé BẢN NĂNG NGHE LỜI. Nếu không luyện cho bé

bản năng này thì sẽ không vào bài tập được và trong tương lai sẽ không thể
kiểm soát được bé nữa.
* Cắt trạng thái “thăng” của bé không để cho bé rảnh rỗi, cố gắng giữ
cho bé bận rộn để bé không rơi vào thế giới riêng của mình (tình trạng tự bế)
* Xoá độc thoại: gieo mầm đối thoại → tập cho bé có nhu cầu đối thoại
(phản xạ có điều kiện). Mỗi khi bé độc thoại, giáo viên phải chặn trước và đối
đáp với bé như hai người đang đối thoại. Hình thức thấp nhất của đối thoại là
điền chỗ trống của câu nói, bài hát, bài thơ. Như vậy, dần dần bé sẽ có thói
quen cần có đối tượng để quăng bắt: đây chính là nhu cầu đối thoại – Ngôn
ngữ thoại trong ứng xử - mức đơn giản bao giờ cũng là một vòng tròn khép kín
→ do đó phải luôn cùng bé khép kín trong vòng tròn. Trong cuộc sống, giao
tiếp bằng ngôn ngữ thoại thường là vòng kín xoáy ốc.
Ví dụ: Khi bé hát “ con cò be” mình cần điền : “bé” và ngược lại.
* Dạy cho biết yêu cầu (đòi hỏi những thứ bé muốn với thái độ đúng
mực): đây là một trong những phần chủ chốt trong quá trình phục hồi trẻ tự bế
vì nó kích thích nâng cao nhu cầu giao tiếp. Nguyên tắc để dạy cho bé nhu cầu
là không cung cấp cho bé những gì bé thích vô điều kiện nữa mà bắt bé nêu ra
yêu cầu rồi mới đáp ứng (bé có thể yêu cầu bằng lời nói, ngôn ngữ tín hiệu,
chữ viết, chỉ ) do đó ta nâng cao số lượng những yêu cầu của bé bằng kỹ thuật
18

“đặt chướng ngại vật” đây là cách làm tăng ý muốn giao tiếp và nuôi dưỡng ý
muốn đó thông qua những thứ bé thích.
Bé càng yêu cầu nhiều càng tốt (trẻ bình thường có 3.000 – 4.000 yêu
cầu => Bé phải đạt yêu cầu từ hàng ngàn mới được).
Đặt chướng ngại vật bằng: Con muốn gì? Tránh để bé trả lời lặp lại sau
này bé sẽ nói lặp lại.
Ví dụ: Bé muốn ăn kem thì “chướng ngại vật” sẽ gồm: Vào bếp → mở
tủ lạnh → lấy kem → lấy thìa → múc kem ra cốc → mẹ đút. Hoặc bé muốn
chơi cầu trượt: Mở cửa phòng → lên tầng → mở cửa sân thượng → leo lên →

và trượt xuống.
Nguyên tắc: Bé thích nhiều thì đặt nhiều chướng ngại vật. Giảm dần khi
mức độ chú ý của bé giảm dần.
- Số lượng chướng ngại vật nhiều hay ít tùy theo mức độ ham muốn của
bé đối với sự vật – sự việc nhiều hay ít.
- Làm cho việc yêu cầu thành một việc dễ dàng đối với bé; bé cảm thấy
lời nói hoặc cử chỉ của mình có uy lực hơn là tiếng khóc hoặc một ứng xử xấu;
tạo cho bé niềm vui khi bày tỏ yêu cầu.
- Không làm cho bài tập này trở thành cực hình. (Nếu yêu cầu bé nói mà
không được thì dạy bé ra dấu hiệu và đáp ứng không cần bé phải cố nói).
-Tránh đặt chướng ngại vật theo một thứ tự bất biến.(VD: cùng một yêu
cầu ăn bánh có nhiều cách dẫn dắt, đặt câu hỏi, đặt chướng ngại vật).
2.2.3. Phục hồi chức năng
● Mục đích của phần phục hồi chức năng là giúp bé phục hồi trở lại các
chức năng cơ bản từ thấp đến cao để bé có đủ phương tiện học được các kỹ
năng trong cuộc sống.
● Các chức năng của con người dẫu hoạt động độc lập nhưng sự phát
triển của một chức năng lại tùy thuộc vào sự phát triển của các chức năng khác
(ví dụ: Bé điếc thì sẽ câm → thính giác ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ).
Do đó, song song với việc phục hồi những chức năng bị mất hoặc không hoàn
chỉnh, ta vẫn phải củng cố những chức năng còn lại dù rằng những chức năng
còn lại đó có vẻ như không bị tổn thương.
● Có 3 giác quan chính cần được kích thích đúng mức:
Thính giác: Không phải chỉ có bé điếc mói không nghe được mà những
bé có thính giác bị rối loạn (loạn thính) tuy nghe được âm thanh nhưng không
19

nghe hoàn chỉnh, không chính xác dẫn đến việc những phản ứng của bé đối với
âm thanh đó cũng không hoàn chỉnh, không chính xác.
- Bài tập: Còi hơi, 2 khối gỗ nặng, khối lượng tùy theo mức độ.

Còi: Từ 20 – 40 tiếng/ ngày
Gỗ: Từ 40 – 60 tiếng/ ngày
(Phải bất ngờ, cách sau gáy: 0,5 mét (còi); 0,2 mét (gỗ)
- Khi nói với bé giọng của bạn cần: không nói ngọng, nói trại
+ Đủ rõ: để bé nắm được các phát âm.
+ Đủ nhanh: để níu giữ sự tập trung của bé.
- Tránh nói ngọng với bé. Thời gian đầu tập luyện không lên bổng
xuống trầm quá nhiều vì sẽ bị vướng vào những tấn số âm thanh làm bé khó
chịu và làm bé khó phân biệt về tứ ngữ, âm sắc.
Thị giác: Hầu hết trẻ bại não đặc biệt là trẻ tự kỷ đều có thị giác không
hoàn chỉnh cho dù cặp mắt bé trông vẫn có vẻ bình thường (theo khảo sát của
Viện nghiên cứu tiềm năng con người- Philadelphia).
- Bài tập: Đèn công suất cao (pin) 500W- 1000W tùy mức độ nặng nhẹ
trong phòng tối và vào buổi tối. Khi tập mình sẽ thông báo cho bé để bé biết và
chuẩn bị tâm lý. Để đèn có sẵn công tắc ngay đui đèn, có chao đèn phía ngoài
dán giấy đen, cách mắt 30 cm, bật lên khoảng 2 giây rồi tắt trong vòng 5 giây,
làm khoảng 2 phút. Một ngày khoảng 10 lần.
- Nhìn vào bảng đen- trắng: Bảng đen trắng được làm từ giấy thủ công
màu đen và màu trắng. Giơ trước mặt bé, tráo trong vòng 10 giây/ lần, mỗi thẻ
5 giây (giúp mắt bé điều tiết).
- Bò trên thảm đen- trắng: các thảm màu đen, trắng được xếp sát nhau
trên nền nhà, xếp theo một chu kỳ cho trẻ bò trên thảm càng nhiều càng tốt.
Đạt được 1,5km/ ngày là tốt nhất.
- Trườn trên thảm đen trắng hoặc trên thảm nhám (đạt 1,5 km/ ngày)
- Bơi lội cũng là một cách rất tốt để trẻ tập cả thị giác và sức khỏe.
- Chuyền cành (đu xà): Làm xà cho trẻ đu, khoảng cách giữa 2 xà là
khoảng 25 cm, cho trẻ đu càng nhiều càng tốt.
- Đi bộ: Tối thiểu 2km/ ngày
- Nhìn vào hình đơn giản, cỡ lớn. Sau đó tăng thêm chi tiết trong hình và
thu nhỏ kích cỡ của hình.

Xúc giác:
20

- Dùng kim châm – tay xoa, bấm mặt da bằng móng tay; bàn chải cứng,
vải mềm. Hoặc mua dụng cụ mát xa lăn rồi dùng tay xoa. Mát xa toàn thân, cả
đầu trong vòng khoảng 5 phút.
- Chườm nước nóng - lạnh: Dùng một chai nước nóng già và một chai
nước lạnh già chườm thay thế nhau liên tục trực tiếp vào vùng thiếu cảm giác
của trẻ nhất là trẻ mất bản năng nhai, trẻ đi nhón chân. Làm trong vòng khoảng
3 phút; tránh làm ở lưng, bụng.
- Lăn trên mặt phẳng nhám (ví dụ: vải thô)
- Tập đai: dùng vải thô mềm may gập đôi vừa với cơ thể trẻ cả chiều dài
và chiều rộng, đai có 4 dây ở 2 bên để xâu thanh gỗ vào tập cho trẻ, tập từ 40-
45 cái trong vòng 2 phút/ lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút. Khi tập đai
cho trẻ xiết chặt để ôxy lên não rồi thả ra [12, 13].
- Phối hợp chéo: khi tập cho trẻ nằm sấp, tay trẻ đưa thẳng lên phía đầu
thì chân duỗi thẳng ra phía sau; tay thu xuống đặt chéo qua mông bên kia thì
chân đặt vuông góc với người. Tập khoảng 5phút/ lần; mỗi lần cách nhau ít
nhất 20 phút; tối thiểu 1 tiếng/ ngày. Khi tập tay nào lên thì đầu quay theo tay
đó là tốt nhất. Bắt đầu tập cho trẻ bằng 2 người sau đó một người tập bằng
cách nâng chân cho trẻ, để trẻ tự giơ tay. Nếu trẻ lớn có thể cho trẻ tập đứng.
Bắt đầu cũng một cô giúp sau đó để trẻ tự tập.
- Thở mặt nạ: phải kiểm tra tim của trẻ, nếu tim khỏe bình thường mới
cho trẻ tập bài tập này. Hầu hết các trẻ đều không thích đeo mặt nạ vì thế gia
đình và giáo viên có thể cùng làm trước mặt trẻ cho trẻ thấy việc thở mặt nạ là
bình thường, trẻ không đồng ý ta có thể nói trẻ thở từ 1- 3 giây rồi mới tăng
dần để trẻ quen. Khi trẻ đã bắt đầu chấp nhận thì tập ít giây khoảng 45 giây rồi
tăng dần lên, khoảng 1 tháng tăng 1 giây. Khi cho trẻ thở mặt nạ phải có đồng
hồ bấm giây, hết giờ phải bỏ mặt nạ ra ngay, tuyệt đối không được để trẻ một
mình trẻ không biết tự bỏ mặt nạ ra dễ dẫn đến ngộ độc ôxy, gây nguy hiểm tới

tính mạng của trẻ.
● Các kích thích phải theo nguyên tắc trái ngược nhau để tạo kích thích
lên não và não làm việc. Nếu cùng một khích thích sẽ tạo sự thích nghi của các
giác quan, não sẽ không cần làm việc.
● Để trẻ được làm quen với các hoạt động trước. Nếu trẻ sợ hoạt động
nào đó mọi thành viên trong gia đình và giáo viên làm cùng nhau vui vẻ trước
mặt trẻ để trẻ đỡ cảm giác sợ.
21

● Phải chú ý không được làm trẻ đau, gây nguy hiểm cho trẻ nếu không
trẻ sẽ không bao giờ thực hiện các hoạt động đó nữa.
● Phải để trẻ yêu thích các hoạt động, không được gây áp lực với trẻ.
● Các bài tập phải tập đầy đủ, không được bỏ.
● Tất cả những tác động lên các giác quan phải:
Đủ mạnh: Để đủ sức truyền tín hiệu kích thích lên vùng não cần thiết.
Đủ giày: Để thông tin nạp vào đủ sức lưu lại trong não.
Đủ lâu: Con đường lên tới vùng trí nhứ của trẻ bại não nói chung và trẻ
tự kỷ nói riêng khó khăn trắc trở hơn nhiều so với trẻ thường. Do đó, khi dạy
bé điều gì, giáo viên phải kiên nhẫn tập cho đến khi bé có thể thực sự hiểu và
ghi nhớ điều ấy; luôn phải ôn đi, ôn lại tới khi nào bé có thể sử dụng được kiến
thức đã học.
2.2.4. Vận động não
Là quá trình lâu dài và cơ bản cho tới khi bé phục hồi hẳn [10].
2.2.4.1.Chương trình học toán:
Bé càng nhỏ tuổi càng dễ học toán, học để não vận động => thúc đẩy
phục hồi.
Phương pháp học bằng thẻ chấm trước để dạy bé về giá trị thật, sau đó
chuyển qua học số viết theo quy ước của xã hội.
Quy trình dạy số và khái niệm về toán dạy số:
Trước hết bé phải được nghe – nhìn giáo viên đọc thẻ chấm và thẻ số

theo kiểu đọc thẻ chữ: luôn xáo trộn và thật nhanh. Sau đó, bé phải:
1, Xếp được từ 1 – 10 trong khung
2, Xếp được từ 1 – 10 không khung
3, Lấy được một số bất kỳ từ 1 – 10 theo lệnh của GV
4, Xếp được từng đoạn số bất kỳ theo đúng thứ tự.
Ví dụ: “Xếp cho cô từ 2 – 6”: “ Xếp cho cô từ 5 – 9” v v
(GV để trên bàn từ 2 – 6 bé xếp đúng thứ tự)
5, Tự chọn ra (trong 10 số) một đoạn số bất kỳ theo lệnh và xếp đúng
thứ tự.
Ví dụ: Cô để trên bàn số từ 1 – 10 và ra lệnh: “Xếp cho cô từ 3 – 8
→ bé sẽ chọn ra từ 3 – 8 và xếp đúng thứ tự.
6. Xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ hoặc từ nhỏ tới lớn theo lệnh.
22

Ví dụ: Đưa cho bé từ 1- 10 và ra lệnh “ xếp cho cô từ lớn tới nhỏ” hoặc
“xếp cho cô từ nhỏ tới lớn”.
7. Xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ hoặc từ nhỏ tới lớn một đoạn số bất kỳ
theo lệnh.
Ví dụ: Cô đưa cho bé số từ 3- 9 và ra lệnh “ xếp từ nhỏ đến lớn’ hoặc “
xếp từ lớn đến nhỏ”.
8. Lập lại quy trình trên từ 1- 20.
Dạy toán: cực kỳ đơn giản!
 Chuẩn bị 100 thẻ chấm + 100 thẻ số + thẻ dấu +; -; ×; ÷
 Bắt đầu bằng thẻ 1- 10 : dạy giống thẻ đọc chữ.
 Mỗi ngày 3 lần, đọc trong 10 ngày.
 Bắt đầu từ ngày thứ 11 : mỗi ngày thay 2 thẻ mới, cất đi 2 thẻ cũ.
 Cứ như vậy đi lên đến thẻ chấm 100.
 Từ ngày đầu đọc thẻ chấm, phải luôn trộn thẻ sau mỗi lần đọc để bé
không thuộc lòng.
 Khi lên được đến khoảng 20- 30 thì bắt đầu dạy cộng, trừ, nhân, chia.

 Bắt đầu bằng phương trình 2 bước: 1 + 1 = 2.
Rồi tiến lên phương trình 3- 4 bước: 1 + 2+ 3 + 4 = 10 v v v
 Sau khi dạy đến toán chia thì quay lại dạy bé bằng thẻ số những gì đã
dạy bé bằng thẻ chấm.
 Bé học thẻ số rất nhanh nên ta cũng đi nhanh.
 Mỗi bước dạy nên tạo ra sự thoải mái cho trẻ.
Lưu ý:
- Đọc 1 tệp thẻ khoảng 3 lần/ ngày.
- Đọc không theo thứ tự nào (tránh bất biến)
- Tốc độ tráo thẻ nhanh cho bé khỏi chán.
- Chỉ đọc các phép toán cho bé không bắt bé suy nghĩ kết quả mà đọc
luôn kết quả bằng tặng thông tin cho bé.
- Kiểm tra lại: Đặt thẻ lên bàn yêu cầu đưa thẻ 2 hoặc 3 hoặc 4 chấm…
- Mỗi thẻ xuất hiện trước mặt bé khoảng 1 giây là được.
- Khi dạy làm toán cũng chỉ đọc và giơ thẻ liên tục.
- Kiểm tra: Đặt thẻ làm phép tính trên bàn và hỏi kết quả (bằng cách cho
bé lựa chọn kết quả giữa 2 thẻ đặt trước mặt bé).
- Dạy liên tiếp thay đổi và liên tiếp nâng cao.
23

2.2.4.2. Chương trình học đọc
Để bộ não được tổ chức, sắp xếp lại bình thường.
Phương pháp chụp hình mặt chữ, không đánh vần → tùy phụ huynh.
1. Đối với trẻ có thể nắm bắt được các chi tiết trong một tổng thể và hiểu
được khoảng 10- 25 từ trở lên và nhóm 2 từ:
- Bắt đầu với 25 từ đơn mỗi ngày, gồm khoảng 5 chủng loại; mỗi chủng
loại khoảng 5 từ (5 nhóm).
- Sau 5 ngày, bắt đầu loại bớt 5 từ cũ- mỗi nhóm 1 từ và thay bằng 5 từ
mới mỗi ngày.
=> như vậy, sau 1 tháng bạn đã giới thiệu với bé được khoảng 150 từ.

- Sau 2 tháng, tăng lên khoảng 10 chủng loại (10 nhóm) với 5 từ mỗi
nhóm tức là 50 từ/ ngày.
- Sau 5 ngày, bắt đầu thay bằng 10 từ mới mỗi ngày vào 10 nhóm.
=> như vậy, trong tháng bạn sẽ giới thiệu được khoảng 300 từ.
2. Khi trẻ đã tiếp nhận được khoảng 200 từ đơn, ta bắt đầu dạy từ đôi:
- Bên cạnh việc dạy từ đơn, bắt đầu dạy từ đôi với 3 chủng loại gồm
khoảng 3 từ mỗi loại.
- Sau 3 ngày, loại bỏ 3 từ cũ, mỗi loại 1 từ và thay bằng 3 từ đôi mới.
- Sau 1 tháng dạy từ đôi, tăng lên 5 chủng loại mỗi loại gồm 5 từ đôi
hoặc câu ngắn (cho thí dụ).
- Sau 5 ngày, thay 5 từ đôi hay câu ngắn bằng 5 từ - câu mới mỗi ngày
=> ta sẽ giới thiệu được 25 từ đôi- câu ngắn mỗi ngày.
=> Tổng cộng trong tháng, ta hướng dẫn cho bé được khoảng 150 từ đôi
hoặc câu ngắn.
3. Trẻ có thể nhìn chi tiết nhưng khó khăn, bị lé hoặc không nhìn được
sắc nét; đồng thời khả năng hiểu ngôn ngữ thoại bị hạn chế trong một số ít từ:
giới thiệu vật, hành động hoặc tranh ảnh để minh họa cho từng từ. Những bé
này có thể xem 3 từ + 3 hình minh họa mỗi ngày. Mỗi từ + hình minh họa nên
được giới thiệu khoảng 5- 10 lần/ ngày. Trong vòng 1 tuần mỗi ngày 1 nhóm
mới gồm 3 từ + 3 hình minh họa nên được thêm vào => ta sẽ có 21 từ + 21
hình minh họa trong tuần.
- Lặp lại 21 từ + 21 hình mỗi ngày trong 1 tháng.
- Tùy theo khả năng của bé, có thể lặp lại nhóm 21 từ + 21 hình thêm 1
tháng nữa hoặc giới thiệu bộ mới gồm 21 từ mới + 21 hình mới.
24

Lưu ý:
- Đưa thẻ cách mắt bé 30 cm, đọc to, nhanh từng từ trên thẻ.
- Khi đọc được 120- 150 từ đơn thì cho học từ đôi.
- Phải để ý nét mặt của bé khi học, nếu bé không chú ý nữa là chữ đã cũ

so với bé.
- Kiểm tra: Trải chữ ra bàn yêu cầu trẻ lấy chữ(Ví dụ: chữ “ mẹ”)
- Phải có yếu tố bất ngờ, luôn xáo trộn chữ để có sự đổi mới cho trẻ.
- Nguyên tắc: Nếu bé chưa biết sẵn sàng giúp ngay và xóa nhắc.
- Tập chép: Đưa cho bé bộ chữ cái rồi giơ câu mẫu => bé sẽ ráp chữ
đúng câu mẫu (sử dụng những câu bé thích- ví dụ: “ con muốn ăn bánh”)
- Chính tả: Bé tự ráp
- Tương lai: Bé sẽ nói bằng bảng chữ cái (nếu bé không nói được)
Khi bé dùng bảng chữ cái để nói, cần phải kiên nhẫn chờ bé chỉ và
không đoán trước chữ bé sắp chỉ.
- Bé sẽ tự nghiệm ra nguyên tắc ghép từ, câu. Sau khi bé đọc được từ
ghép rồi mới học đến chữ cái (để giúp việc bé viết sau này).
- Phải viết chữ, không được đánh máy, càng nhiều người viết càng tốt.
Học bằng cách này bé đọc rất nhanh.
2.2.5. Lưu ý khi dạy bé tự kỷ [5, 11]
Đối với bé tự kỷ, ta sử dụng phương pháp có tên là “ học không lỗi”
(của bác sỹ Vincent Carbon- Florida) nghĩa là khi dạy ta tránh không để bé bị
sai, bị thất bại. Khi áp dụng kỹ thuật này, có một số điều cần lưu ý như sau:
1- Người giáo viên và bé không có khoảng trống (về phản ứng): nếu bé
phản ứng tốt thì giáo viên tạo cơ hội cho bé tiến lên. Nếu bé ngập ngừng bôi
rối thì giáo viên phải lập tức giúp bé tiếp tục tiến lên.
2- Không nói hoặc ra lệnh thừa
Ví dụ: Nói to lên! Sao lại thế? Bé của cô giỏi quá! v v
Muốn khen: chỉ khen “ Giỏi hoặc giỏi lắm”
3- Cắt và triệt tiêu hiện tượng “liệt kê” hoặc trả lời không đúng câu hỏi
=> cho bé câu trả lời đúng ngay.
4- Xóa hiện tượng lặp lại câu hỏi bằng tốc độ hỏi và trả lời, kỹ thuật
điền chỗ trống.
25


5- Có ý thức triệt tiêu hiện tượng bất biến như tránh đi hoài một con
đường, dời chuyển đồ đạc trong nhà, thay đổi đồ chơi mới, khu vui chơi mới,
quần áo mới, thói quen sinh hoạt…
6- Khi gặp bài tập phức tạp: Cắt nhỏ động tác ra nhiều phần, nhiều bước
và dạy bé từng chút một (vì bé khó kết nối tổng hợp thông tin).
Ví dụ: Từ “ quả dưa”- bé khó nói, cắt thành chữ “quả” và chữ “dưa”, bé
nói được mới cho kết hợp.
7- Không đặt quá nhiều mục tiêu vào cùng một bài tập. Ví dụ: Bé nói to
mà không rõ hoặc rõ mà không to => chỉ đặt ra một mục tiêu cho bài tập đó
(to hoặc rõ) → nếu bé làm được một trong hai yêu cầu thì thưởng ngay để
khuyến khích, phần yếu sẽ củng cố vào lần sau.
8- Tránh việc chỉnh phát âm khi đang dạy một chức năng khác vì sẽ làm
bé mặc cảm và sợ từ mà bé nói khó.
9- Trong trường hợp bé chạy trốn giáo viên: không nhượng bộ nhưng
phải tìm cách làm GV trở nên hấp dẫn để kêu gọi bé tự quay lại với bàn học.
2.2.6. Chỉnh ứng xử
Không chấp nhận bé la hét trong mọi trường hợp.
* Hầu hết các ứng xử kỳ quái rơi vào 3 trường hợp:
1- Bé ứng xử xấu để loại bỏ cái bé không muốn.
2- Bé ứng xử xấu để đòi cái mình muốn.
3- Bé ứng xử xấu hoặc có hành vi kỳ quái vì khi làm như vậy bé cảm
thấy dễ chịu hơn (gọi là tự kích thích- stim).
* Bất kỳ ứng xử xấu nào cũng phải hội đủ 2 yếu tố:
1- Bé muốn một điều gì đó mà bé chưa có được.
2- Có sự hiện diện của đối tượng, nhân vật (sự hiện diện này thể hiện
qua giọng nói chứ không phải khuôn mặt → giải thích → cho ví dụ).
=> Vậy khi ta muốn dập tắt một ứng xử xấu, nên tìm cách bớt đi một
trong hai yếu tố đó. Thông thường có 5 trường hợp xảy ra:
1- Bé yêu cầu bằng ứng xử xấu và câu trả lời là “CÓ”- có thể cho bé
được: giáo viên quay đi → đếm → bé bình tĩnh lại → giúp bé yêu cầu (bằng

lời hoặc tín hiệu → đáp ứng yêu cầu của bé).
Nếu bé phá phải giữ chặt 2 tay và đếm, khi bé khóc to không nhìn vào
bé, khi nào bé khóc nhỏ sẽ hỏi luôn bé “ Con muốn gì?- Bánh kẹo phải
không? ” bé trả lời, không được đáp ứng ngay mà phải đưa ra một yêu cầu

×