Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.21 KB, 91 trang )


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
********************



PHẠM THỊ TÂM



THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ (TÔ HOÀI)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi



Người hướng dẫn khoa học
Th.S - GVC NGUYỄN NGỌC THI








HÀ NỘI - 2011

2
Lời cảm ơn
Tác giả khoá luận xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
Giáo dục Tiểu học, các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn văn học thiếu nhi đã
hớng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm
khoá luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo
Nguyễn Ngọc Thi ngời đã trực tiếp hớng dẫn , chỉ bảo tận tình, chu đáo
để tôi hoàn thành tốt khoá luận này.
Đề tài Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí (Tô Hoài) là
một đề tài hay và hấp dẫn. Song, do thời gian có hạn và sự hạn chế về năng
nực nên khoá luận của tôi không tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót.
Rất mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến chân thành của thầy cô và các bạn
đồng nghiệp để đề tài này đợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2011
Sinh viên


Phạm Thị Tâm







3
Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan kết quả của khoá luận này là kết quả của riêng bản
thân tôi nghiên cứu. Các số liệu thống kê trong khoá luận là chân thực. Kết
quả nghiên cứu không trùng với kết quả của các tác giả khác.

Sinh viên


Phạm Thị Tâm






4
Mục Lục
Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan
1.2. Lý do chủ quan
2. Lịch sử vấn đề
3. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
3.2. Đối tợng nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5.Phơng pháp nghiên cứu
6. Giả thuyết khoa học
Nội dung chính
Chơng 1: Cơ sơ lí luận
1.1.Khái niệm

1.1.1.Khái niệm nhân vật
1.1.2.Khái niệm thế giới nhân vật
1.2. Vai trò của nhân vật văn học
1.3. Phân loại nhân vật văn học
1.4. Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật
Chơng 2: Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí-(Tô Hoài).
2.1. Nhân vật chính trung tâm
2.2. Nhân vật phụ
Chơng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí-(Tô Hoài).
3.1. Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật qua miêu tả ngoại hình nhân vật
3.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ ngời kể
chuyện

5
3.2.2. NghÖ thuËt x©y dùng tÝnh c¸ch nh©n v©t th«ng qua ng«n ng÷ nh©n vËt
3.3. NghÖ thuËt x©y dùng tÝnh c¸ch nh©n vËt th«ng qua x©y dùng t×nh huèng
truyÖn
KÕt luËn
Tµi liÖu tham kh¶o




6
Mở đầu

1. lí do chọn đề tài.
1.1. Lí do khách quan.
Đến với con đờng nghệ thuật từ cuối những năm 30 đến nay, Tô Hoài

đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghệp văn học nớc nhà với một số lợng
tác phẩm đồ sộ. Phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại và chất lợng đợc
đánh giá cao mà ít ai có thể so sánh đợc. Từ truyện ngắn cho đến truyện dài,
tiểu thuyết, bút kí, truyện ngời lớn, truyện thiếu nhi gắn với nhiều đề tài: hoà
bình và chiến tranh; miền núi và miền xuôi, thành thị và nông thôn, lịch sử và
hiện đại ở đề tài nào, thể loại nào ông cũng gặt hái đợc ít nhiều thành công.
Hơn 60 năm tuổi viết, Tô Hoài đã có một mảng văn học đặc biệt dành
cho tuổi thơ và ông là ngời có công đặt viên gạch đầu tiên dựng nên ngôi nhà
văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại. Tô Hoài luôn dành cho các em những
tình cảm u ái nhất và ông luôn đồng hành cùng các em trên các chặng đờng
khám phá cuộc sống.
Ông nh một ngời bạn lớn tuổi nhng vô cùng vui tính, thú vị vì đã
mang đến cho thiếu nhi những câu chuyện kỳ thú, lôi cuốn rất phù hợp với lứa
tuổi trẻ thơ. Ông đến với thiếu nhi từ những trang viết đầu tay của mình.
Trong những sáng tác của ông chứa đựng những t tởng, khát vọng về lối
sống cao đẹp, những chân trời rộng mở, lòng yêu cuộc sống và tạo vật bao la.
Tình yêu thơng những ngời nghèo khổ, bất hạnh, sự cảm phục những tấm
gơng anh hùng trong chiến đấu. Song, những t tởng biểu hiện nhất quán
qua hàng mấy chục tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài là lòng yêu
thơng và trân trọng con ngời. Là tình cảm u ái đặc biệt của nhà văn dành
cho tuổi thơ, những mầm nụ còn tơi non đang cần đợc vun đắp. Những
trang văn đầu tiên cho đến những tác phẩm gần đây nhất của Tô Hoài vẫn thể
hiện một tâm hồn tơi trẻ, ân cần và cảm thông. Ông viết cho thiếu nhi với cả

7
ý thức, trách nhiệm, niềm say mê, tâm huyết của mình. Ông luôn xem văn học
thiếu nhi là một công cụ có tác dụng giáo dục trực tiếp cho các em.
Đặc biệt, Tô Hoài rất thành công với truyện đồng thoại- đợc coi là
món quà vô giá giúp trẻ thơ giải trí lành mạnh. Các tác phẩm viết cho thiếu
nhi của ông xuất phát từ những gì giản dị nhất, gần gũi và thân thiết nhất với

các em. Thế giới nhân vật trong truyện đợc tác giả tái hiện gắn liền với cuộc
sống xã hội loài ngời, với thiếu nhi, có tâm hồn, tình cảm, có tranh đấu vì lý
tởng cao đẹp. Trong thế giới nhân vật đó không có Phợng, Hoàng, S Tử, Kì
Lân, Cáo, Sóimà là Giun, Dế, Chuồn Chuồnnhững con vật rất đỗi gần
gũi, thân thuộc trong đời sống của trẻ, chứa đựng những t tởng lớn lao, khát
vọng hớng tới một cuộc sống tốt đẹp.
Mỗi câu chuyện là một bài học lý thú dẫn các em vào thế giới của ớc
mơ, đợc đi xa để mở mang tầm mắt, sống chan hoà với muôn loài, biết hành
động vì lý tởng sống đó: Dế Mèn phiêu lu kí, Đám cới chuột, võ sỹ Bọ
NgựaTô Hoài không đến với các em trong một khoảnh khắc nào đó của
cuộc đời mà ông dành hết tâm huyết của mình cho các em, cho nền văn học
nớc nhà. Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài đã trở thành một phần không
thể thiếu trong đời sống tinh thần của các em, những nhân vật đã thực sự bớc
ra khỏi trang sách để đi vào cuộc sống hàng ngày một cách tự nhiên.
Với Dế Mèn phiêu lu kí, thiên đồng thoại xuất sắc nhất của Tô
Hoài(1941), các em đợc tiếp xúc với một thế giới côn trùng phong phú, đa
dạng. Thế giới đó chính là một xã hội thu nhỏ, có cả ngời tốt, kẻ xấu và điều
quan trọng là qua câu chuyện tác giả đã bày tỏ lòng tin vào điều thiện và cuộc
sống hoà bình, thân ái, nêu cao lý tởng muôn loài cùng nhau kết thành anh
em. Tác phẩm đã khẳng định tiếng nói đặc sắc cũng nh vị trí văn học độc
đáo của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học thiếu nhi nói
riêng. Khi đọc truyện, tuổi thơ sẽ bị lôi cuốn vào thế giới li kì, giàu kịch tính,
pha trộn cả hiện hực và huyền thoại bởi thế giới nhân vật gần gũi, bé nhỏ:

8
Chàng Dế Mèn khoẻ mạnh, thông minh, đờng hoàng đáng yêu; anh Dế Trũi
cần cù, chung thuỷ; cô Nhà Trò yếu ớt; võ sỹBọ Ngựa kiêu căngBằng nghệ
thuật xây dựng nhân vật độc đáo, ông đã xây dựng nên một thế giới nhân vật-
thế giới côn trùng sinh động làm cho những con vật quen thuộc ấy trở nên hấp
dẫn, lý thú với bạn đọc.

ở Dế Mèn phiêu lu kí, từ sự quan sát bên ngoài đến nội dung bên
trong của nhân vật Dế Mèn chính là hình ảnh của Tô Hoài và cảnh sống của
dân nghèo trong hoàn cảnh xã hội đơng thời, Tô Hoài đã từng tâm sự: Mọi
chuyện loài vật thật ra là vấn đề của nhân vật, của con ngời. Chủ đề và triết
lí của truyện loài vật hoàn toàn là các vấn đề của con ngời. Có điều đặc biệt
là tôi đều dựa trên thực tế chi tiết về từng con vật và sinh hoạt của con vật đó
chứ không phải tởng tợng vu vơ
[8, 135]
.
Qua những trang viết về loài vật, đặc biệt là truyện Dế Mèn phiêu lu
kí, chúng ta có thể khẳng định Tô Hoài là nhà văn có kiến thức rất phong phú
của một nhà động vật học, nhà côn trùng học. Ông viết truyện loài vật không
phải để nói chuyện khoa học mà nói chuyện của loài ngời. Những con vật,
ngoài những đặc điểm vốn có, chúng đều đợc ông cho thêm những tính cách,
những tâm t của con ngời. Thế giới vật gợi cho ngời đọc liên tởng tới thế
giới ngời với những đầy đủ tính cách và số phận, suy nghĩ và hành động
riêng. Đó chính là cảm hứng hiện thực trữ tình, cảm hứng nhân đạo sâu sắc
của nhà văn nói riêng và của văn học nói chung bao giờ văn học cũng hớng
tới con ngời, vì con ngời.
1.2. Lý do chủ quan.
Nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí của
Tô Hoài có ý nghĩa rất lớn đối với tôi trong công tác giảng dạy sau này. Nó
giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về thể loại đồng thoại, sự yêu thích của thiếu nhi khi
tiếp nhận các tác phẩm văn chơng, nhất là các tác phẩm viết về loài vật của
Tô Hoài và những giá trị to lớn, những đóng góp tâm huyết của nhà văn đã
đóng góp vào kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.

9
Là giáo viên Mầm non trong tơng lai, nhiệm vụ không chỉ cung cấp
cho các em những kiến thức sơ đẳng về cuộc sống mà còn giáo dục cho các

em những bài học đạo đức qua các câu chuyện, góp phần làm nền tảng cho sự
phát triển nhân cách trẻ. Do đó, các bài học đạo đức đợc rút ra từ câu chuyện
là một công cụ giáo dục sắc bén đối với các em.
Nhờ thế giới nhân vật phong phú, đa dạng mà tác phẩm đã có đợc sức
lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt, khiến ngời đọc càng khao khát muốn tìm hiểu,
khám phá. Hiểu đợc nghệ thuật ấy giúp tôi có thể cảm thụ tác phẩm sâu sắc
hơn, từ đó việc truyền đạt tới các em thuận lợi và hiệu quả hơn, phát huy tối đa
tính giáo dục của tác phẩm.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài Thế
giới nhân vật trong Dế mèn phiêu lu kí_ (Tô Hoài).
2. lịch sử vấn đề.
Đến với nghệ thuật từ những năm 30, nhà văn Tô Hoài đã có những
cống hiến vĩ đại cho nền văn học nớc nhà. Trong mỗi chặng đờng phát
triển, ông đều đạt đợc những thành tựu nhất định. Dõi theo cuộc đời sáng tác
của ông gần nửa thế kỉ qua, ngời đọc vẫn thấy ở ông ngòi bút tơi mới không
bị cũ đi với thời gian, không bị bó hẹp trong một khuôn khổ nào. Ông luôn có
những cố gắng tìm tòi, khám phá làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ý nghĩa
lâu bền đối với đời sống tinh thần bạn đọc nhiều thế hệ.
Tô Hoài bớc vào con đờng nghệ thuật khá sớm và là cây bút viết đều,
viết nhiều, viết dẻo dai và sung sức ở rất nhiều đề tài khác nhau: cách mạng-
đời thờng, hoà bình- chiến tranh, miền núi- miền xuôi, nông thôn- thành thị,
đời sống rộng lớn của các tầng lớp nhân dân và những hồi ức riêng t mà vẫn
đậm đà d vị xã hội. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác khá nhiều truyện viết cho
thiếu nhi và những truyện lịch sử, dã sử Cho đến nay, ông đã có trên dới
150 tác phẩm văn xuôi với nhiều thể loại trong đó có 50 đầu sách cho trẻ em.

10
Truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, ngay từ những tác phẩm
đầu tiên cho đến nay đã là một đối tợng đợc nhiều giới nhà văn, nhà lí luận
phê bình văn học nghiên cứu:

Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học đã nói: Thế giới loài vật là một
nội dung đặc sắc và độc đáo trong văn xuôi Tô Hoài. Sáng tác một nhân vật
Dế Mèn trong thế giới các nhân vật nhỏ bé giữa thiên nhiên ở ngoài tuổi 20,
Tô Hoài bộc lộ tài năng đột xuất về nhiều mặt. Đó là khả năng hoá thân vào
sự sống của vật và đồng thời đa lại cho thế giới vật sự sống của ngời
[12, 13]
.
Phan Cự Đệ có viết: ở tuổi nhi đồng thì thế giới quen thuộc là môi
trờng xung quanh gần gũi, là chim muông, cỏ cây, hoa lá mà qua cách nhìn
ngây thơ của các em chúng đều có tâm hồn, có thể truyện trò, san sẻ nỗi buồn
niềm vui
[2, 696]
.
Không chỉ phân tích về nghệ thuật, Phan Cự Đệ còn phát hiện thêm về
tính chất giáo dục đặc biệt trong sáng tác của Tô Hoài: Tô Hoài là một nhà
văn viết cho thiếu nhi với cả ý thức trách nhiệm, với niềm say mê và tâm huyết
của mình. Anh xem nền văn học viết cho thiếu nhi nh là một công cụ có tác
dụng giáo dục trực tiếp cho các em. Vì ngời viết phải chú ý hết sức đến
phơng pháp giáo dục sao cho phù hợp với các lứa tuổi, phù hợp với một đối
tợng đơng phát triển, mỗi bớc mỗi đổi thay về tâm sinh lý.
Hay Nguyễn Đăng Điệp thì nhậ định: Dế Mèn phiêu lu kí là truyện
viết cho thiếu nhi nhng cũng là truyện viết cho ngời lớn vì ẩn chứa trong tác
phẩm này là bài học nhân sinh sâu sắc. Với Dế Mèn phiêu lu kí Tô Hoài
thực sự là cây bút hàng đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật- biệt tài ấy
còn đợc Tô Hoài mà sắc mãi về sau
[3, 113]
.
Trên đây là một số ý kiến tiêu biểu của một vài tác giả quen thuộc về
truyện loài vật dành cho thiếu nhi của Tô Hoài. Mỗi ý kiến, nhận định của tác
giả đều nói lên đợc những khía cạnh, phơng diện khác nhau về Tô Hoài và


11
về tác phẩm Dế Mèn phiêu lu kí. Các tác giả đã đề cập đợc tới những đặc
sắc trong nội dung các sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài, nổi bật là thế giới
loài vật trong Dế Mèn phiêu lu kí. Qua đó các tác giả đã khẳng định tài
năng, phong cách nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu là nghệ thuật xây dựng nhân
vật của ông trong các tác phẩm viết về loài vật nói chung và đặc biệt trong Dế
Mèn phiêu lu kí nói riêng. Tô Hoài đã thành công khi xây dựng nên một thế
giới nhân vật phong phú, đa dạng. Đó là những con vật gần gũi quen thuộc
trong đời sống hàng ngày. Chính điều đó mà Dế Mèn phiêu lu kí luôn tạo
đợc sức hấp dẫn, lôi cuốn nhiều giới phê bình và trái tim bạn đọc.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tợng nghiên cứu.
3.1. Phạm vi nghiên cứu.
Tô Hoài là một trong số những nhà văn viết đều tay cho thiếu nhi. Khi
nghiên cứu về ông, có thể xem xét nghiên cứu nhiều vấn đề và mỗi vấn đề có
nhiều khía cạnh nh: nội dung và đề tài, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục,
phong cáh kể chuyện, thế giới nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vậtSong,
trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp tôi tập trung nghiên cứu về
Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí- (Tô Hoài).
- Cơ cấu khoá luận gồm:
Mở đầu.
Nội dung chính:
+ Chơng 1: Cơ sở lí luận.
+ Chơng 2: Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí.
+ Chơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí.
Kết luận.
3.2. Đối tợng nghiên cứu.
Đối tợng nghiên cứu của đề tài là Thế giới nhân vật trong Dế Mèn
phiêu lu kí của Tô Hoài.
4. Mục đích nghiên cứu.


12
Nghiên cứu đề tài này giúp tôi hiểu sâu hơn về truyện viết cho thiếu nhi
của nhà văn Tô Hoài, tiêu biểu là truyện đồng thoại về loài vật nh: Võ sĩ Bọ
Ngựa, Mèo già hoá cáo, Dê và Lợn, hai anh em, Đám cới chuột,đặc biệt
là tác phẩm Dế Mèn phiêu lu kí. Qua tác phẩm giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về
thế giới nhân vật và nghệ thuật độc đáo trong xây dựng nhân vật của tác phẩm,
sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy sau này.
5. Phơng pháp nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phơng pháp sau:
- Phơng pháp đọc sách, tài liệu tham khảo.
- Phơng pháp thống kê, khảo sát.
- Phơng pháp so sánh, đối chiếu.
- Phơng pháp phân tích, tổng hợp.
6. Giả thuyết khoa học.
Nếu phát hiện ra những nét đặc sắc về Thế giới nhân vật trong Dế Mèn
phiêu lu kí sẽ giúp tôi nâng cao đợc hiệu quả dạy học trong môn văn học,
đặc biệt là rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.




13
Nội dung chính
Chơng 1 :cơ sở lí luận.

1.1. Tìm hiểu chung về nhân vật.

1.1.1. Khái niệm nhân vật.
Theo nghĩa rộng nhân vật là khái niệm không chỉ đợc dùng trong

văn chơng mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng
Phê thì nhân vật là khái niệm đợc hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, nhân vật là đối tợng (thờng là con ngời) đợc miêu tả thể
hiện trong tác phẩm văn học.
Thứ hai, đó là ngời có vị trí nhất định trong xã hội
[11, 881]
.
Tức thuật ngữ nhân vật đợc dùng phổ biến ở nhiều mặt cả trong đời sống xã
hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nhng trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận, tôi chỉ đề cập đến khái
niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất.
Văn học phản ánh hiện thực qua hình tợng. Nói cách khác hình tợng
là lăng kính để nhân vật phản ánh cuộc sống. Trong tác phẩm trữ tình (thơ)
hình tợng là cảm xúc trữ tình, hình ảnh thơ, còn đối với tác phẩm tự sự thì
hình tợng là nhân vật và sự kiện.
Trong tiếng Hi Lạp cổ nhân vật (nghĩa là persona) lúc đầu chỉ mang
ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian chúng ta sử
dụng thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thờng xuyên nhất để chỉ đối tợng
mà văn học miêu tả và thể hiện.
Nhân vật văn học có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học, nó là
mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các yếu tố, sự kiện và là nơi chủ yếu để
nhà văn thể hiện t tởng của mình. Việc xây dựng nhân vật vì vậy mà trở
thành công việc quan trọng, đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo. Với các tác giả thì

14
hình tợng mới có sự lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc. Muốn hiểu giá trị của tác
phẩm chúng ta đều phải bắt đầu từ hình tợng nhân vật trong tác phảm.
Để tìm hiểu Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí (Tô Hoài)
trớc hết chúng ta phải có hiểu biết chung nhất về nhân vật.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật khi ta đI tìm hiểu các tài

liệu tham khảo:
Trong cuốn Lí luận văn học Hà Minh Đức định nghĩa về nhân vật nh
sau: Nhân vật văn học là một hình tợng nghệ thuật mang tính ớc lệ, đó
không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngời mà chỉ
là sự thể hiện con ngời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề
nghiệp, tính cácvà cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật
thờng đợc quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con
ngời, những con ngời có tên hoặc không tên, đợc khắc hoạ sâu đậm hoặc
chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài
vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con ngời cũng có khi đó
không phải là những con ngời, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tợng về con
ngời hoặc có liên quan đến con ngời, đợc thể hiện nổi bật trong tác
phẩm
[4, 182]
.
Còn Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì cho rằng:
Nhân vật văn học là những con ngời cụ thể đợc miêu tả trong tác phẩm
văn học, nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng. Nhân
vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ớc lệ, không thể đồng nhất nó
với con ngời thật trong đời sống
[6, 235]
.
Trong cuốn Lí luận văn học của Phơng Lựu, Trần Đình Sử lại định
nghĩa nh sau: Nói đến nhân vật văn học là nói đến con ngời đợc miêu tả,
thể hiện trong tác phẩm bằng phơng tiện văn học. Đó là những nhân vật có
tên nh Tấm, Cám, Thạch SanhĐó là những nhân vật không tên nh Thằng

15
bán tơ, Mụ nào (ai) Truyện Kiều(Nguyễn Du)Đó là những con vật trong
truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma

quỷ, những con vật mang nội dung ý nghĩa con ngờiKhái niệm nhân vật có
khi chỉ đợc sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con ngời cụ thể nào mà
chỉ một hình tợng nổi bật trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hình
tợng nghệ thuật ớc lệ, có những dấu hiệu để ta nhận biết
[10, 277-278]
.
Theo Lại Nguyên Ân: Nhân vật văn học là hình tợng nghệ thuật về
con ngời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ngời
trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngời Nhân vật văn học có khi là các
con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đờng đợc gắn cho những đặc điểm
giống con ngời.
Nhân vật văn học là phơng tiện nghệ thuật nhằm khai thác những nét
thuộc đặc tính con ngời, nhân vật có ý nghĩa trớc hết ở các loại hình văn học
và kịch. Các thành tố tạo nên văn học gồm: Hạt nhân tinh thần của cá nhân, t
tởng, lợi ích đời sống, thế giới cảm xúc, ý chí, các ý thức và hoạt động.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật nó mang tính ớc lệ, không thể
bị đồng nhất với con ngời thực ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những
nét rất gần gũi với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan
niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngời, nó có thể đợc xây dựng chỉ dựa
trên cơ sở quan niệm ấy.
Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hớng, trờng phái hoặc một phong
cách
[1, 249]
.
Theo Hoàng Phê: Nhân vật là đối tợng thờng là con ngời đợc
miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học, nghệ thuật
[11 , 771]
.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học, định nghĩa nào

cũng có u điểm riêng. Song quan điểm của Lại Nguyên Ân là đầy đủ và
chuẩn xác hơn cả.

16
Tựu chung lại ta có thể thấy:
Nhân vật văn học chính là con ngời (tồn tại ở nhiều dạng thức khác
nhau) đợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học bằng phơng tiện văn học
nhằm thể hiện t tởng, chủ đề của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Nhân vật văn học không bó hẹp trong phạm vi là con ngời mà còn là các
con vật, loài vật, các sinh thể khác nhau gắn cho chúng đặc điểm giống, khác
con ngời để tái hiện cuộc sống phong phú của con ngời. Tác phẩm văn học
thành công khi tác giả xây dựng hình tợng nhân vật độc đáo, đặc sắc đồng
thời thể hiện t tởng của thời đại.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ớc lệ, không thể
đồng nhất với con ngời thật ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những
nét rất gần với nguyên mẫu có thật.
Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về
con ngời, nó có thể đơc xây dựng chỉ dựa trên cơ sơ quan niệm ấy.
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật.
Thế giới là một khái niệm thuộc phạm trù triết học, theo Từ điển triết
học Thế giới đợc hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng : Thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan
( tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức con ngời )
thế giới là nguồn gốc của nhận thức
[13, 1083]
.
Theo nghĩa hẹp: Thế giới dùng để chỉ đối tợng của vũ trụ, nghĩa là
toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Ngời ta đã chia thế
giới vật chất đó thành hai lĩnh vực không có danh giới tuyệt đối: thế giới vĩ mô
và thế giới vi mô

[13, 1083]
.
Nh vậy Thế giới là một phạm vi, một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung
quanh con ngời và tồn tại độc lập với ý thức con ngời.
Thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng:

17
Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật đợc xây
dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của t tởng tác giả. Thế
giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ
chức và sự sống riêng phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ.
Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh
thần , là kết quả của trí tởng tợng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện
trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ
thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con ngời, tâm
lí, không gian, thời giangăn liền với một quan niệm nhất định của chúng về
thế giới.
Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách tron vẹn, toàn diện và sâu sắc
của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan
hệ, môi trờng hoạt động của họ, ý nghĩa t tởng, tình cảm của họ trong cách
đối nhân xử thế, trong giao lu với xã hội, gia đìnhThế giới nhân vật vì vậy
bao quát, sâu rộng hơn hình tợng nhân vật.
Con ngời trong văn học chẳng những không giống với con ngời trong
thực tại về tâm lí , hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát trừu tợng . Trong
thế giới nhân vật ngời ta có thể chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn
(nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ, tiêu chí nhất định.
Nhiệm vụ của ngời tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khoá để bớc
vào cánh cửa và khám phá thế giới nhân vật đó. Do đó, nghiên cứu thế giới
nhân vật cũng khác với phân tích hình tợng thế giới nhân vật.
Mỗi tác giả đều có thế giới nhân vật riêng, mỗi thể loại văn học cũng có

thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó.
1.2. Vai trò của nhân vật văn học.

Nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học, là linh
hồn, là cốt tuỷ của mỗi tác phẩm văn học:
- Nhân vật là phơng tiện để nhà văn khái quát hiện thực.

18
Về vấn đề này Hà Minh Đức nhận định : Văn học không thể thiếu
nhân vật, vì đó chính là phơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực
một cách hình tợng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của
mình về một cá nhân nào đó, về một loại ngời nào đó, về một vấn đề nào đó
của hiện thực. Nhân vật chính là ngời dẫn dắt ngời đọc vào một thế giới
riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định
[4, 126]
.
- Nhân vật là phơng tiện cốt yếu để thể hiện t tởng của tác phẩm,
chính là nội dung tác phẩm : Đối với nội dung, tính cách có nhiệm vụ cụ thể
hoá sự thực hiện của chủ đề t tởng của tác phẩm, hay nói cụ thể hơn: Thông
qua sự hoạt động và mối liên hệ giữa các tính cách, ngời đọc sẽ đi đến một
sự khái quát hoá về mặt nhận thức t tởng
[4, 126]
.
- Nhân vật với tính cách của nó đã quyết định phần lớn đến các yếu tố
của hình thức trong một tác phẩm văn học nh kết cấu, ngôn ngữ, cốt truyện,
các biện pháp thể hiện nghệ thuật
Hêghen từng nói Tính cách là điểm trung tâm của mối quan hệ giữa
nội dung và hình thức .
- Nhân vật với tính cách của nó còn mang tính lịch sử. Mỗi thời đại lại có
một chuẩn mực để đánh giá đạo đức con ngời, có thể trong thời đại này tính

cách đó đợc tôn vinh nhng trong thời đại khác lại bị coi thờng, hạ thấp.
1.3. Phân loại nhân vật văn học.
Nhân vật văn học là hình tợng hết sức đa dạng. Để phân loại nhân vật
văn học trong tác phẩm văn học có nhiều cách:
1.3.1. Xét theo góc độ nội dung t tởng có nhiều loại:
- Nhân vật chính diện ( nhân vật tích cực): Là nhân vật thể hiện những
giá trị tinh thần , những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con
ngời đợc nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan
điểm t tởng, một lí tởng xã hội thẩm mĩ nhất định
[6, 226]
.

19
- Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực): là nhân vật văn học mang
những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lý tởng của con ngời, đợc nhà
văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định
[6, 230]
.
Cả hai nhân vật đều là một phạm trù lịch sử.
- Nhân vật lý tởng chính là nhân vật chính diện đã đạt tới chỗ trọn vẹn,
có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại.
- Nhân vật anh hùng cũng hiểu nh nhân vật lý tởng nhng chỉ là
trong những tác phẩm phản ánh các thời kì đấu tranh chinh phục, cải tạo tự
nhiên hoặc đấu tranh xã hội lớn lao gây ra những chuyển biến lịch sử dữ dội,
có tính chất đánh dấu thời đại.
Giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện có một nhân vật văn
học trung gian là nhân vật trung gian.
1.3.2. Xét về vị trí và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học.
Có hai loại nhân vật : Nhân vật chính và nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung

tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và t tởng của tác phẩm. Nhân vật
thờng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và đợc nhà văn khắc hoạ đầy đặn
bằng nhiều chi tiết: tiểu sử, ngoại hình, nội tâm, tính cách và xung đột. Nếu
tác phẩm có nhiều nhân vật chính thì nhân vật trung tâm đợc xem là nhân vật
chính quan trọng nhất
[6, 226]
.
Nhân vật trung tâm có mặt xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, về mặt
ý nghĩa là nhân vật mang đợc chủ đề và t tởng cơ bản của tác phẩm, nó
không chỉ tham gia vào xung đột mà còn có vai trò tổ chức, kết nối các xung
đột và mâu thuẫn.
Nhân vật phụ là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong
diễn biến của cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện t tởng và
chủ đề của tác phẩm
[6, 231]
.

20
Nhân vật phụ đóng vai trò thứ yếu so với nhân vật chính và nhân vật
trung tâm là nơi để bổ xung, đối chiếu, so sánh để làm rõ nhân vạt chính.
1.3.3. Xét từ góc độ thể loại.
Nhân vật trữ tình là hình tợng nhà thơ trong thơ trữ tình, phơng thức
bộc lộ ý thức tác giả. Nhân vật trữ tình là con ngời đồng dạng của tác giả-
nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình nh một con ngời có đờng
nét hay một vai sống động có số phận cá nhân nhất định hay có thế giới nội
tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung. Tuy vậy, không đợc đồng nhất
giản đơn nhân vật trữ tình với tác giả
[7, 234]
.
Nhân vật tự sự: Chỉ những loại nhân vật đợc triển khai sâu rộng, đa

dạng và phong phú, ít bị hạn chế của không gian và thời gian.
Nhân vật kịch: Theo nghĩa chặt chẽ chỉ xuất hiện ở trong kịch. Nhng
nhân vật có tính chất kịch theo nghĩa rộng thì có thể xuất hiện ở hầu hết các
thể loại.
1.3.4. Xét từ góc độ chất lợng nghệ thuật tổng hợp, khám phá, khái quát
biểu hiện.
Có thể phân loại nhân vật thành ba cấp độ:
Nhân vật (cha có tính cách), tính cách (nhân vật có tính cách) điển
hình. Khi đã có ý thức con ngời nh tiêu điểm của tác phẩm nhng nếu nhà
văn chỉ dừng lại ở việc mô tả ngôn ngữ, cử chỉ hành động cũng nh quan hệ và
hoàn cảnh thì con ngời trong tác phẩm mới chỉ đạt đến mức nhân vật mà
thôi. Khi nào nhân vật đợc khắc hoạ chiều sâu bên trong, nó nh một điểm
quy tụ từ đó có thể giải thích đợc mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ bên
ngoài thì nhân vật mới có tính cách. Tính cách đạt đến mức thật sâu sắc thì
gọi là điển hình.
Khi nghiên cứu về Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí tôi
xem xét cách phân loại nhân vật theo tiêu chí vị trí và vai trò của nhân vật
văn học trong tác phẩm. Nhân vật trong tác phẩm đợc chia thành hai loại là
nhân vật chính và nhân vật phụ.

21
1.4. Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhân vật văn học là phơng tiện khái quát đời sống, t tởng của tác
phẩm. Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phơng
tiện nghệ thuật. Đó gọi là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật là nói đến việc nhà văn sử dụng
các phơng tiện của hình thức vào việc xây dựng nhân vật.
Hình thức của một tác phẩm văn học là một phơng thức biểu hiện
hình tợng, nội dung tác phẩm. Là cách thức tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong
tác phẩm sao cho chúng có mối liên hệ chặt chẽ trong một chỉnh thể, có thể

bộc lô sâu sắc và chính xác nhất ý đồ sáng tạo của nhà văn. Không có đơn
thuần hình thức là hình thức mà là sự biểu hiện phù hợp với nội dung.
Khi nói đến hình thức không chỉ có những yếu tố bên ngoài nh từ ngữ,
cách miêu tả, mà hình thức còn bao gồm những yếu tố bên trong khó nhận
thấy hơn đợc toát lên nhờ mối quan hệ, sự liên tởng, tởng tợng, móc nối
các chi tiết. Những yếu tố bên ngoài hợp thành ngôn ngữ, các biện pháp nghệ
thuật. Yếu tố bên trong tạo thành kết cấu, tình huống.
Hình thức không chỉ có trong ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện mà có cả
trong những phơng thức, phơng tiện thể hiện nhân vật phong phú, đa dạng.
Trớc hết nhân vật đợc miêu tả bằng chi tiết. Văn học dùng chi tiết để
miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng, thể hiện những quá
trình nội tâm.
Nhân vật văn học còn đợc thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện.
Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn của nhân vật này với nhân
vật kia. Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc
lộ phần bản chất sâu kín của nó.
Nhân vật thờng bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động, ý
nghĩ. Nếu ngoại hình có tác dụng cá biệt hoá nhân vật thì hành động không
chỉ là yếu tố cần thiết để nhân vật bộc lộ tính cách mà còn là yếu tố không thể

22
thiếu thúc đẩy diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm. Đó chính là những
việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và sự
cảm nhận của mọi ngời xung quanh đối với nhân vật, với môi trờng mà
nhân vật sống. Nhân vật còn đợc thể hiện bằng các phơng tiện ngôn ngữ,
bằng các hình thức miêu tả riêng của thể loại.
Đây là phơng thức, phơng tiện cơ bản của hình tợng nghệ thuật khi
nhà văn xây dựng nhân vật. Mỗi phơng thức có vai trò riêng để tạo nên hình
tợng nhân vật. Sự thể hiện nhân vật bao giờ cũng nhằm để khái quát một nội
dung đời sống xã hội và một quan niệm sâu sắc, một cảm hứng tình điệu thiết

tha với cuộc đời. Vì vậy sự thể hiện của nhân vật phải đợc xem xét trong sự
phù hợp với nội dung nhân vật, đồng thời phù hợp với kiểu loại nhân vật.
Mỗi hình tợng nghệ thuật là sự thể hiện, kết hợp đầy đủ những phơng
diện hình thức tùy ở mức độ đậm nhạt khác nhau tuỳ theo khả năng và dụng ý
nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ, hình tợng nghệ thuật sẽ bị phá hỏng nếu thiếu đi
một yếu tố nào đó của hình thức.
Trong Dế Mèn phiêu lu kí, thế giới nhân vật vô cùng phong phú đa
dạng- đó là thế giới loài vật, thế giới côn trùng sinh động muôn màu muôn vẻ.
Tuy nhiên do giới hạn của luận văn tốt nghiệp và khả năng của ngời tập
nghiên cứu, tôi chỉ xem xét, tìm hiểu một số yếu tố mà tôi cho là đặc sắc khi
xây dựng nhân vật. Đó là nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật thông qua
miêu tả ngoại hình, diện mạo nhân vật; nghệ thuật xây dựng tính cách nhân
vật thông qua ngôn ngữ (ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ ngời kể truyện)
Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật thông qua xây dựng tình
huống truyện.





23

Chơng 2 : thế giới nhân vật trong dế mèn
phiêu lu kí (tô hoài).

Tô Hoài là cây bút xuất sắc trong nền văn học dành cho thiếu nhi Việt
Nam, đặc biệt ông còn đợc mệnh danh là ngời có biệt tài viết truyện đồng
thoại về các loài vật. Những sáng tác của ông luôn đợc nhiều bạn nhỏ yêu
thích bởi vì các em có thể nhìn thấy chính mình qua mỗi nhân vật trong
truyện. Nói đến truyện đồng thoại của Tô Hoài thật thiếu xót nếu không nhắc

đến Dế Mèn phiêu lu kí, một thiên truyện đồng thoại ra đời năm 1941.
Hơn 70 năm qua từ khi Dế Mèn phiêu lu kí ra đời đã trinh phục biết
bao thế hệ độc giả nhỏ tuổi trong nớc cũng nh ngoài nớc bởi thế giới loài
vật, thế giới côn trùng sinh động đợc nhà văn xây dựng nên. Đọc truyện ta sẽ
lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thơng với toàn những con vật gắn chặt
với đời sống thôn quê dân dã nh : bác Xiến Tóc, võ sỹ Bọ Ngựa, Châu Chấu
Voi, Chuồn ChuồnTô Hoài chắc hẳn đã tốn không ít công sức tìm hiểu về
thế giới côn trùng nhỏ bé, lấy cái thực, cái sự hiểu biết chính xác về đời sống
và bản chất của từng con vật làm nền tảng chứ không phải tởng tợng vu vơ.
Tô Hoài với khả năng quan sát đặc biệt rất thông minh hóm hỉnh, tinh
tế. Lại có những ngày thơ ấu rất gần gũi với thế giới loài vật ngộ nghĩnh đáng
yêu, cùng một tình cảm đặc biệt dành cho những ngời bạn thân tình ông
đã cảm nhận đợc thế giới loài vật nhỏ bé đáng yêu trong sự tồn tại tự nhiên
của nó. Chính vì lẽ đó đã khiến cho tác phẩm của ông luôn mang đến cho
thiếu nhi một cảm giác đọc không bao giờ biết chán, mà càng đọc càng hấp
dẫn và nhớ tác phẩm của ông hơn.
Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí là thế giới côn trùng
phong phú về chủng loại, đa dạng về tính cách. Một thế giới loài vật nhỏ bé
xoàng xĩnh rất gần với đời sống sinh hoạt hàng ngày của con ngời. Đó là
Dế Mèn, Dế Trũi, Dế Choắt, chị Cốc, bác Xiến Tóc, thầy Đồ Cóc, đại vơng

24
ếch Cốm, lão Chim Trả, chị Nhà Trò, võ sỹ Bọ NgựaThế giới ấy chính là
một xã hội xã hội loài ngời thu nhỏ, ngời xấu có, ngời tốt có nhng quan
trọng là họ luôn ý thức đợc những điều không hay, không phải của mình để
tự hoàn thiện và phấn đấu xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.
2.1. Nhân vật trung tâm trong Dế Mèn phiêu lu kí.
Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lu kí gồm một số nhân vật
chính nh Dế Mèn, bác Xiến Tóc, Dế Trũivà rất nhiều các nhân vật phụ
khác nh Bọ Muỗm, ếch Cốm, Mẹ của Mèn, Nhái Bénnhng Dế Mèn đợc

coi là nhân vật trung tâm, nhân vật chính quan trọng nhất bởi xuyên suốt toàn
bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn có mặt từ đầu
đến cuối truyện. Nhà văn xây dựng các nhân vật khác nhằm làm bổ sung , nổi
bật tính cách nhân vật trung tâm. Lý tởng của tác phẩm là lý tởng của Mèn,
của Trũi, của các bạn trong thế giới ấy và của chính tác giả.
Nhận xét về tính cách của Dế Mèn Tô Hoài viết: Dế Mèn vốn yêu lao
động, thích vui chơi, biết ớc mơ, rất ghét đứa làm ác. Cho nên khi gặp lý
tởng thì Dế Mèn giác ngộ và có lý tởng. Đời hoạt động cho lý tởng phải
trải những cảnh ngộ éo le, gian khổ. Dế Mèn và các bạn đã vợt qua và chiến
thắng, vì vậy mới thành câu chuyện sóng gió kỳ thú này. Nhng tính cách ấy
không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của cả một quá trình tôi luyện,
thử thách và phấn đấu không mệt mỏi của Dế Mèn. Tính cách của Dế Mèn
đợc hình thành qua từng chặng đờng đời.
Thuở trẻ, Mèn có rất nhiều u điểm : Chăm lo giữ gìn sức khoẻ, yêu lao
động, biết lo xa, yêu đời và biết ớc mơThể hiện qua việc Mèn luôn có ý
thức ăn uống điều độ cho cơ thể cờng tráng, khoẻ mạnh. Mới ra ở riêng
nhng Mèn đã thể hiện là một anh chàng biết lo xa, đã lo lắng cho nơi ăn chốn
ở của mình cho thật khang trang, Mèn đã hì hục đào đất để khoét một cái ổ
lớn làm thành cái giờng ngủ sang trọng, thoáng mát . Chú còn biết đào
hang sâu sang hai ngả làm những con đờng tắt, những cửa sau, những ngách

25
thợng phòng khi gặp việc nguy hiểm có thể thoát thân ra lối khác đợc .
Bởi chú biết sớm lo toan cho cuộc sống, biết chăm lo chu đáo cho nơi ăn chốn
ở của mình, biết đề phòng những bất trắc có thể xảy ra. Mèn luôn mong muốn
tìm hiểu, khám phá thế giới, luôn cảm thấy: Ngày nào, đêm nào, sớm và
chiều nào cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi. Kể đời mà đợc nh thế, cũng khá
an nhàn, nhng mới đầu còn thấy hay hay, về sau cũng nhàm dần.
Bên cạnh những u điểm đó Mèn còn có rất nhiều nhợc điểm. Vì hoàn
cảnh sống độc lập từ bé, theo tục lệ lâu đời của họ nhà Dế, Dế Mèn chỉ ở với

mẹ đợc hai hôm đã phải ra ở riêng. Thiếu sự chăm bẵm, dạy dỗ của gia đình,
Dế Mèn đã có hành động quá xốc nổi, ngông cuồng: hiếp đáp chị Cào Cào,
anh Gọng Vó, khinh thờng Dế Choắt, từ chối không cho thông ngách nhà và
còn vô tình tinh nghịch gây ra cái chết thảm thơng của ngời bạn láng giềng.
Bài học đờng đời đầu tiên mà trớc khi Dế Choắt qua đời đã nhắc nhở cho
Mèn đó là: ở đời mà nhiễm thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ,
sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Chính câu nói của Dế Choắt đã
khiến Mèn suy nghĩ rất nhiều, nhng cái tính ngỗ ngợc của Mèn không phải
bỗng chốc đã sửa đợc ngay. Khi Mèn bị bọn trẻ con bắt làm đồ chơi thì thói
ngông cuồng của Mèn càng đợc dịp phát triển. Sau vài trận chọi nhau và
đợc công nhận là nhà vô địch thì Mèn không còn biết đâu là phải trái nữa.
Mèn sẵn sàng ra tay với mọi đối thủ, bỏ mặc ngoài tai những lời van xin của
chú Dế con mới sinh còn thơm mùi sữa : Em lạy bác, em lạy bác, bác tha
cho em. Bác là ngời lớn, bác đã có răng có càng to rồi, còn em, em vừa ra
đời có mấy hôm, mới hôm qua đợc mẹ em dắt cho đi ở riêng thôi mà .
Nhng Mèn đâu có mảy may suy nghĩ, cậu chỉ chú ý đến những lời tung hô
chiến thắng và chính vì thế mà đã đẩy Mèn tới đỉnh điểm của thói bất nhân.
Mèn đã bỏ ngoài tai mọi lời van xin của một chú Dế con vừa mới ra đời ít hôm
và còn đánh chú ta suýt chết.

×