Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chương trình REDD+ tại tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.86 KB, 29 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÃ NGUYÊN KHANG
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH REDD+
TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62.62.02.05
HÀ NỘI - 2015
2
Luận án được hoàn thành tại:
Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trần Quang Bảo
2. PGS. TS. Bề Minh Châu
Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:

Vào hồi …… giờ, ngày tháng năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia và Thư viện trường
Đại học Lâm nghiệp
3
CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


1. Lã Nguyên Khang, Trần Quang Bảo (2014), Phân tích đặc điểm và nguyên nhân biễn
biến tài nguyên rừng tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2000 – 2013, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Lâm nghiệp, Số 3/2014.
2. Lã Nguyên Khang, Trần Quang Bảo (2014), Nghiên cứu phân vùng ưu tiên và đề xuất
các giải pháp thực hiện chương trình REDD+ ở Điện Biên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm
nghiệp, Số 4/2014.
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Thực hiện REDD+ sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cả về kinh tế - xã hội và môi trường, là cơ hội để
Việt Nam thực hiện thành công quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) giai đoạn 2011 – 2020. Tuy
nhiên, REDD+ là một vấn đề mới và phức tạp, nhiều vấn đề về kỹ thuật hiện còn đang được đàm phán, cách
tiếp cận và phương pháp thực hiện REDD+ với mỗi địa phương cụ thể, việc lồng ghép REDD+ với các
chương trình/dự án đã và đang được triển khai như thế nào trong thực hiện nhiệm vụ BV&PTR. Vấn đề này
đang là câu hỏi được đặt ra cho các nhà quản lý từ Trung ương đến địa phương.
Điện Biên là tỉnh nằm ở vùng núi phía Tây Bắc của Việt Nam, là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát
triển sản xuất lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa
phương nên Điện Biên là tỉnh được lựa chọn để thực hiện thí điểm chương trình REDD+. Tuy nhiên, do
REDD+ là vấn đề mới vì vậy trong quá trình triển khai các hoạt động thí điểm còn nhiều vấn đề vướng mắc
về cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì lý do trên, luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề
xuất giải pháp thực hiện chương trình REDD+ tại tỉnh Điện Biên”.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần xác đinh cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất được các giải pháp nhằm giảm phát
thải thông qua giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng và bảo tồn, quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận án có những mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đánh giá được đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng của tỉnh Điện Biên từ năm 1990 đến 2010.
2. Phân tích được nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tỉnh Điện Biên.
3. Xác định được các hoạt động ưu tiên và phân vùng thực hiện các hoạt động ưu tiên của chương

trình REDD+ ở Điện Biên
4. Đề xuất được các giải pháp triển khai thực hiện chương trình REDD+ ở quy mô cấp xã ở Điện Biên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên rừng và đất rừng được quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp
- Các hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến diễn biến tài nguyên rừng
3.2. Phạm vị nghiên cứu của luận án
- Không gian: Các nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến diễn
biến tài nguyên rừng, nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng được thực hiện ở 40 xã đại diện trong tổng số
130 xã, phường và thị trấn ở 9 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Điện Biên
- Thời gian: Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng, phân tích các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy
thoái rừng trong giai đoạn 1990-2010.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Về phương pháp nghiên cứu
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở khoa học và thực tiễn
nhằm đề xuất giải pháp triển khai chương trình REDD+ ở quy mô cấp tỉnh. Về phương pháp nghiên cứu luận
án đã áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phân tích khung logic, trong đó kết hợp khoa học xã hội,
thống kê toán học và phân tích không gian nhằm đánh giá thực trạng diễn biến rừng, phân tích nguyên nhân
và đề xuất giải pháp. Đánh giá đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng thông qua phân tích biến động sử dụng
đất/độ che phủ qua các giai đoạn khác nhau. Ứng dụng tiêu chuẩn AIC nhằm xác định mô hình tối ưu trong
phân tích ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến mất rừng và suy thoái rừng ở Điện Biên. Phân tích
khung logic và phân tích không gian địa lý xác định các hoạt động tiềm năng và phân vùng ưu tiên cho
chương trình REDD+ đến quy mô cấp xã.
2
4.2. Về cơ sở lý luận và khoa học:
Kết quả về đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng, các yếu tố ảnh hưởng đến mất rừng và suy thoái rừng,
xác định các hoạt động tiềm năng cho chương trình REDD+ đến quy mô cấp xã và xây dựng bản đồ phân
vùng ưu tiên thực hiện các hoạt động của chương trình REDD+ của luận án góp phần hoàn thiện hệ thống cơ
sở khoa học và thực tiễn nhằm triển khai thực hiện chương trình giảm pháp thải thông qua giảm mất rừng và
suy thoái rừng (REDD+) cho tỉnh Điện Biên nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Các hoạt động triển khai

chương trình REDD+ cấp xã được xác định trên cơ sở quỹ đất tiềm năng, tính khả thi về kinh tế và tính chấp
nhận của xã hội, từ đó xác định được các hoạt động cụ thể cho từng xã.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chi tiết về cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp thực
hiện Chương trình REDD+ cho cấp tỉnh, là tiền đề cho việc triển khai thực hiện chương trình REDD+ cho
các tỉnh ở Việt Nam.
Thông qua phân tích đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng, mô hình hóa được ảnh hưởng của điều kiện
kinh tế xã hội tới mất rừng và suy thoái rừng, luận án đã xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến mất
rừng và suy thoái rừng từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng, tăng
cường trữ lượng các bon rừng và quản lý rừng bền vững cho tỉnh Điện Biên
Nội dung nghiên cứu của luận án đã kết nối giữa phân tích số liệu kinh tế xã hội, thống kê toán học và
công nghệ không gian địa lý làm cơ sở xây dựng được bản đồ phân vùng ưu tiên cho việc thực hiện các hoạt
động REDD+ đến quy mô cấp xã của tỉnh Điện Biên.
Nghiên cứu của Luận án đã góp phần bổ sung những hiểu biết về chương trình giảm phát thải khí nhà
kính thông qua nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các bon của rừng, quản lý rừng
bền vững và tăng cường trữ lượng các bon của rừng (REDD+).
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án cung cấp cơ sở khoa và thực tiễn cho việc xây dựng các hoạt động lâm nghiệp
nhằm giảm phát thải khí nhà kính ở quy mô cấp xã, là cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng chính sách, định hướng chiến lược phát triển lâm nghiệp trong chiến
lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Những cán bộ nghiên cứu về lâm nghiệp và biến đổi khí hậu có thể sử dụng kết quả của luận án như
một phương pháp nghiên cứu mới nhằm xác định đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng, xác định các nhân tố
kinh tế xã hội đến mất rừng và suy thoái rừng và thực hiện chương trình REDD+ ở quy mô các cấp.
Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ công tác giảng dạy, nghiên
cứu khoa học, học tập của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên của các trường có đào tạo về lĩnh
vực lâm nghiệp và biến đổi khí hậu.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trên thế giới và trong nước theo các

chủ điểm: (1) Các khái niệm liên quan, (2) Tổng quan và đánh giá các tài liệu liên quan đến dịch vụ môi
trường rừng và khả năng hấp thụ carbon của rừng, (3) Tổng quan và đánh giá các tài liệu về REDD+ và biến
đổi khí hậu; (4) Tổng quan và đánh giá các tài liệu về hiện trạng rừng, nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy
thoái rừng ở Việt Nam, tình hình thực hiện REDD+; tác giả rút ra một số nhận xét:
- Rừng có giá trị nhiều mặt về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó giá trị lưu giữ và hấp thụ carbon
của rừng là rất đáng kể, đặc biệt là rừng tự nhiên và rất khác biệt giữa các loại rừng.
- Mất rừng và suy thoái rừng làm phát thải 17,3% tổng lượng khí nhà kính của tất cả các ngành kinh tế
(IPCC, 2007).
- Nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái rừng được xác định đó là: Chuyển đổi sang canh tác
nông nghiệp; Khai thác gỗ không bền vững (đặc biệt là khai thác gỗ bất hợp pháp); Phát triển cơ sở hạ tầng;
Phát triển cây công nghiệp và Cháy rừng.
3
- Các hoạt động chính của REDD+ có thể được thực hiện ở Việt Nam bao gồm: Giảm phát thải thông
qua nỗ lực hạn chế mất rừng; giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng; Bảo tồn trữ lượng carbon
của rừng; Quản lý bền vững tài nguyên rừng và Tăng cường trữ lượng carbon của rừng.
- Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay việc thực hiện các hoạt động REDD+ là khá phù hợp nhằm
thúc đẩy quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Các dự án về lâm nghiệp, phát triển sinh kế cộng đồng
sống phụ thuộc vào rừng mà Việt Nam đã và đang thực hiện sẽ là nền tảng tốt, là cơ sở cho việc thực hiện
các chương trình REDD+ ở Việt Nam.
- Việc thực hiện REDD+ sẽ đem lại các lợi ích đáng kể về môi trường và kinh tế - xã hội, đặc biệt là
cho vùng nông thôn miền núi Việt Nam nhưng đồng thời cũng có những thách thức. Thứ nhất, REDD+ là
vấn đề mới và phức tạp đối với Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác; nhiều vấn đề kỹ thuật hiện
còn đang được đàm phán. Kiến thức và năng lực kỹ thuật để thực hiện REDD+ còn thiếu, đặc biệt là vấn đề
đo đạc, báo cáo và kiểm chứng đối với trữ lượng carbon rừng và kết quả thực hiện các hoạt động REDD+
khác. Thứ hai, REDD+ đòi hỏi phải có một mức độ quản trị rừng cao hơn. Một số chính sách, quy định hiện
hành cần phải được tăng cường hoặc sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu quốc tế.
- Điện Biên là tỉnh có tiềm năng lớn trong sản xuất lâm nghiệp, việc thực hiện REDD+ sẽ là cơ hội
tốt để tỉnh Điện Biên thực hiện thành công quy hoạch BV&PTR.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu

Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu luận án xác định những nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
1. Đánh giá đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng trong giai đoạn 1990-2010 tại Điện Biên.
2. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến mất rừng và suy thoái rừng tại Điện Biên.
3. Nghiên cứu phân vùng ưu tiên thực hiện các hoạt động của chương trình REDD+ tại Điện Biên.
4. Đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm giảm phát thải thông qua giảm mất rừng và suy thoái rừng
tại Điện Biên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
2.2.2.2. Chọn xã nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các tiêu chí đã chọn được 40 xã trong 7 huyện của tỉnh Điện Biên để tiến hành
nghiên cứu.
2.2.2.3. Phương pháp đánh giá đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng trong giai đoạn 1990 – 2010
Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng các năm 1990, 2000 và 2010, sử dụng ảnh vệ tinh Landsat và Spot
5 để hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng. Sự thay đổi sử dụng đất/độ che phủ rừng (diễn biến rừng) được đánh
giá trong vòng 2 giai đoạn (1990-2000; 2000-2010). Để đánh giá thay đổi sử dụng đất/độ che phủ rừng nghiên
cứu sử dụng chức năng phân tích không gian trong phần mềm GIS.
2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến mất rừng và suy thoái rừng
tại Điện Biên
a) Phương pháp xác định các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng
Để xác định các nguyên nhân làm mất rừng, suy thoái rừng và mức độ ảnh hưởng của mỗi nguyên
nhân đến mất rừng và suy thoái rừng, nghiên cứu đã sử dụng công cụ ArcGIS 9.3 và MapInfo 10.0 để
khoanh vẽ các khu vực mất rừng (20 khu vực, mỗi khu vực có diện tich lớn hơn 100 ha). Sau đó tiến hành
phỏng vấn và khảo sát hiện trường để xác định chính xác nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng tại mỗi
khu vực
b) Phương pháp phân tích nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng
4
- Phương pháp 1: Phân tích có sự tham gia của các bên liên quan để xác định nguyên nhân dẫn đến
đến mất rừng và suy thoái rừng

Nhằm cung cấp thông tin về mất rừng và suy thoái rừng từ kết quả quá trình phân tích sự thay đổi sử
dụng đất/lớp phủ thực vật từ năm 1990-2010 cho tất cả các bên liên quan, các cuộc thảo luận, làm việc
nhóm, phỏng vấn, sẽ được thực hiện với các bên liên quan ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Công cụ sơ đồ cây
vấn đề sẽ được sử dụng để phân tích nguyên nhân của mất rừng và suy thoái rừng
- Phương pháp 2: Phân tích đa biến bằng cách xác định các nguyên nhân chính dẫn tới mất rừng và
suy thoái rừng từ năm 1990 đến năm 2010
Sử dụng hàm đa biến để lập các mô hình xác định ảnh hưởng của các nhân tố chính dẫn đến việc mất
rừng/suy thoái rừng yi = f(A, xj). Trong đó:
yi: diện tích rừng hoặc tỷ lệ diện tích rừng bị mất/suy thoái trong 2 giai đoạn 1990 – 2000, 2001 – 2010
A: Các năm hoạt động từ 1990 – 2010 (thay đổi lớp phủ rừng) gồm 2 giai đoạn, từ 1990 – 2000 và từ
2000 – 2010.
xj: Các yếu tố kinh tế - xã hội có thể gây mất rừng, suy thoái rừng bao gồm: tỷ lệ diện tích lúa nước,
hoạt động sản xuất nương rẫy, thu nhập bình quân, tỷ lệ thu nhập bình quân từ rừng, dân số, dân tộc, trình độ
học vấn, yếu tố nhập cư, các chính sách nông-lâm nghiệp, giao thông, xây dựng, thủy điện, phát triển cây
công nghiệp như cà phê, cao su, v.v… xj được thu thập số liệu từ 40 xã trong 2 giai đoạn từ năm 1990 – 2010.
Sử dụng Tiêu chuẩn AIC (Akaike Information Criterion): Khi cần lựa chọn mô hình tốt nhất với nhiều
mô hình có các biến số ảnh hưởng khác nhau, AIC mô hình với các biến số ảnh hưởng là hàm tốt nhất
Mô hình tối ưu với các biến số thích hợp khi giá trị đại số của AIC là bé nhất. Trong đó, n: số mẫu,
RSS (the residual sums of squares) là tổng bình phương phần dư, K: số tham số của mô hình bao gồm tham
số sai số ước lượng, ví dụ mô hình y = a +bx, thì K=3. L: Likehood của mô hình (Chave et al., 2005)
Việc xác định mô hình tối ưu thông qua tiêu chuẩn AIC được hỗ trợ bởi phần mềm R (phần mềm sử
dụng cho phân tích thống kê và đồ thị).
2.2.2.5. Phương pháp phân vùng ưu tiên thực hiện hoạt động REDD+ tại Điện Biên
Để xác định các hoạt động tiềm năng nhằm làm giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm mất rừng
và suy thoái rừng, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) trên 80 thôn/bản của 40 xã thuộc 7
huyện.
Việc phân vùng ưu tiên thực hiện các hoạt động giảm phát thải từ nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái
rừng được thực hiện bằng sự hỗ trợ của phần mềm ArcGIS 9.3 và MapInfo 10.0 thông qua việc xác định quỹ
đất tiềm năng cho mỗi hoạt động tại các xã nghiên cứu.
2.2.2.6. Phương pháp đề xuất các giải pháp giảm mất rừng và suy thoái rừng

a) Sử dụng công cụ phân tích cây mục tiêu nhằm xác định giải pháp giảm mất rừng và suy thoái rừng:
Sử dụng công cụ phân tích cây mục tiêu để xác định các giải pháp để giảm thiểu sự mất rừng và suy
thoái rừng. Sử dụng sơ đồ cây mục tiêu làm công cụ thảo luận nhằm tìm ra các giải pháp chiến lược cho mỗi
nguyên nhân/nhóm nguyên nhân.
b) Sử dụng công cụ phân tích định hướng nhằm xác định mục tiêu giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng:
Sử dụng công cụ phân tích định hướng để xác định mục tiêu giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng,
các cơ hội, thách thức và các giải pháp phù hợp.
5
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 1990 - 2010 tại Điện Biên
3.1.1. Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Điện Biên
Kết quả phân tích bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Điện Biên trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2010 cho
thấy, diện tích rừng các huyện trong tỉnh Điện Biên đều có xu hướng tăng lên (bảng 3.1)
Bảng 3.1. Diện tích rừng ở các huyện huyện tỉnh Điện Biên từ 1990 -2010
Huyện
Diện tích rừng qua các năm (ha)
1990 2000 2010
Điện Biên 14.635,26 29.580,52 57.404,32
Điện Biên Đông 5.404,30 9.613,72 30.775,73
Mường Ảng 3.386,54 4.234,80 12.019,18
Mường Chà 28.115,17 46.078,70 55.268,32
TX. Mường Lay 1.514,12 3.460,70 5.413,37
Mường Nhé 81.561,01 107.920,03 120.965,84
Tủa Chùa 11.201,07 14.604,83 21.350,48
TP. Điện Biên Phủ 59,73 742 2.168,08
Tuần Giáo 31.681,70 35.206,30 41.593,78
Toàn tỉnh 177.558,90 251.441,60 346.959,10
Nguồn: Bản đồ hiện trạng rừng các năm 1990, 2000, 2010 tỉnh Điện Biên được hiệu chỉnh bằng ảnh vệ tinh Landsat và Spot5
Từ năm 1990 đến 2010 diện tích rừng của tỉnh Điện Biên có xu hướng tăng lên, đặc biệt tăng mạnh
trong khoảng thời gian từ 2000 – 2010. Tuy nhiên, diện tích rừng tăng lên qua các năm không có nghĩa là rừng

không bị mất đi mà do diện tích rừng tăng lên lớn hơn diện tích rừng mất đi nên diện tích rừng của Điện Biên
có xu hướng tăng lên. Kết quả phân tích GIS qua 2 giai đoạn từ năm 1990 – 2000 và 2000 – 2010 cho thấy ở
mỗi giai đoạn diện tích rừng tăng lên hơn gấp đôi diện tích rừng mất đi (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Diện tích rừng tăng lên và mất đi ở Điện Biên giai đoạn 1990 - 2010
Huyện
Giai đoạn 1990 - 2000 Giai đoạn 2001 - 2010
Diện tích rừng bị
mất (ha)
Diện tích
rừng tăng lên(ha)
Diện tích
rừng bị mất (ha)
Diện tích
rừng tăng lên (ha)
Điện Biên 3.470,49 18.415,75 10.381,24 38.205,04
Điện Biên Đông 4.643,19 10.060,85 5.652,05 21.162,01
Mường Ảng 2.099,97 2.314,04 1.324,35 9.108,73
Mường Chà 6.772,49 24.736,01 19.068,06 28.257,68
TX. Mường Lay 837,95 2.784,53 1.266,65 3.219,01
Mường Nhé 17.249,24 46.428,22 33.127,59 45.412,39
Tủa Chùa 2.615,99 6.019,75 2.763,81 9.509,45
TP. Điện Biên Phủ 13,07 696,01 390,01 1.815,42
Tuần Giáo 7.541,49 7.816,09 6.594,52 16.672,01
Toàn tỉnh 45.243,88 119.271,26 80.568,28 173.361,74
Bảng 3.2 cho thấy:
- Giai đoạn 1990-2000 có 45.243,88 diện tích rừng bị mất đi và 119.271,26 ha diện tích rừng tăng
lên. Như vậy, trong 10 năm diện tích rừng thực chất tăng lên 74.027,38 ha.
- Giai đoạn 2000-2010 có 80.568,28 ha diện tích rừng bị mất đi và 173.361,74 ha diện tích rừng tăng
lên. Như vậy, trong 10 năm diện tích rừng thực chất tăng lên 92.739,46 ha.
Để đánh giá thay đổi sử dụng đất/độ che phủ qua các giai đoạn, nghiên cứu đã tiến hành phân tích

hiện trạng sử dụng đất qua các năm 1990, 2000 và 2010. Kết quả phân tích biến động sử dụng đất được thể
hiện ở bảng 3.3 và 3.4.
6
Bảng 3.3. Kết quả phân tích biến động sử dụng đất của tỉnh Điện Biên giai đoạn 1990 – 2000
Hiện trạng
Rừng
giàu
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục hồi
Tre
nứa
Hỗn
giao G-
TN
Rừng
trên núi
đá
Rừng
trồng
Núi đá
Đất trống
QHLN
Mặt
nước
Dân cư

Đất khác
(NLN)
Diện tích
năm 1990
Rừng giàu 2.066,3 431,4 36,9 473,1 46,8 144,6 19,2 3.218,3
Rừng trung bình 10,6 23.485,9 4.439,2 10.568,6 85,2 990,5 23,3 12,0 31,0 12.069,3 88,4 2.114,8 53.918,8
Rừng nghèo 381,1 20.084,4 10.050,4 231,8 1.289,8 31,0 15,4 146,8 9.918,4 107,9 1.666,9 43.923,9
Rừng phục hồi 236,2 559,7 20.274,6 32,1 535,7 199,2 60,0 6.303,8 44,9 1.329,9 29.576,1
Tre nứa 215,5 1.260,3 2.578,4 252,7 76,8 15,4 24,6 2.646,6 16,5 563,4 7.650,2
Hỗn giao G-TN 30,8 2.810,4 0,1 19.151,7 84,1 8,8 1,7 4.004,9 21,3 1.001,0 27.114,8
Rừng trên núi đá 542,8 8.108,9 45,1 286,1 2.450,5 131,6 11.565,0
Rừng trồng 542,2 40,0 9,6 591,8
Núi đá 49,2 74,5 68,8
2.345,
8
931,3 129,8 3.599,4
Đất trống QHLN 90.504,1
2.444,
6
1.983,5 1.470,9 7.061,6 372,5 352.966,9 15,6 453,9 6.908,8 464.182,4
Mặt nước 221,5 2.992,3 47,3 453,9 3.715,0
Dân cư 43,6 0,3 0,0 0,7 178,7 0,6 616,0 9,0 5.654,4 2.708,6 9.211,9
Đất khác (NLN) 10.052,3 141,9 2.800,7 1.245,4 1.005,6 537,7 4.689,3 35,8 5.536,2 147.952,8 173.997,7
Diện tích năm 2000 2.076,9 24.534,6 25.366,5
146.629,
4
5.561,2 27.004,6
11.314,
8
8.953,

6
3.806,
8
397.003,1 3.052,7 11.970,8 164.990,3 832.265,3
Bảng 3.4. Kết quả phân tích biến động sử dụng đất của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2000 - 2010
Hiện trạng
Rừng
giàu
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục hồi
Tre nứa
Hỗn giao
G-TN
Rừng
trên núi
đá
Rừng
trồng
Núi đá
Đất trống
QHLN
Mặt
nước
Dân cư
Đất khác

(NLN)
Diện tích
năm 2000
Rừng giàu 1.276,1 343,1 164,4 98,1 195,2 0,0 2.076,9
Rừng trung bình 2,0 16.052,6 2.126,8 1.726,9 0,0 3,1 76,3 26,6 25,4 3.384,5 0,0 50,9 1.059,5 24.534,6
Rừng nghèo 17,6 14.358,7 2.225,7 0,0 29,9 83,6 21,7 7.303,5 0,0 35,8 1.290,0 25.366,5
Rừng phục hồi 107,9 96.592,9 2,4 84,4 42,8 867,3 30,6 38.583,5 259,7 456,2 9.601,7 146.629,4
Tre nứa 5,6 392,6 1.758,7 8,2 101,9 3.007,7 0,0 17,6 268,9 5.561,2
Hỗn giao G-TN 16,2 827,8 20.066,1 32,6 317,6 0,3 4.684,9 22,2 22,1 1.014,8 27.004,6
Rừng trên núi đá 67,4 10.007,1 0,3 112,0 380,5 0,0 32,6 714,9 11.314,8
Rừng trồng 1,5 30,3 15,6 3.700,0 0,0 2.606,7 39,2 725,9 1.834,4 8.953,6
Núi đá 141,0 4,0 276,6 3.104,8 109,0 0,0 20,0 151,4 3.806,8
Đất trống QHLN
144.196,
4
35,7 877,9 307,6 5.469,4 979,3
230.774,
8
352,6 687,5 13.321,9 397.003,1
Mặt nước 251,1 2.736,5 4,6 60,5 3.052,7
ĐVT: hecta
ĐVT: hecta
7
Dân cư 157,3 0,0 18,9 0,0 44,5 0,0 570,5 26,6 10.250,7 902,3 11.970,8
Đất khác (NLN) 19.999,0 29,5 26,4 109,7 1.606,5 300,9 8.922,7 465,7 2.277,8 131.252,1 164.990,3
Diện tích năm 2010 1.278,1
16.413,
3
16.779,6 266.425,1 1.827,8 21.149,2 10.951,9
12.134,

1
4.575,0
300.774,
6
3.902,5
14.581,
7
161.472,
4
832.265,3
7
Như vậy, kể từ năm 1990 đến 2010 diện tích rừng của Điện Biên có xu hướng tăng lên nhưng chất
lượng rừng giảm. Diện tích rừng tăng lên chủ yếu là rừng phục hồi, diện tích rừng trồng có tăng lên nhưng
không đáng kể, diện tích rừng giảm đi là các trạng thái rừng tự nhiên có trữ lượng cao. Điều này cho thấy
tình trạng mất rừng và suy thoái rừng vẫn diễn ra, để duy trì và làm tăng trữ lượng carbon rừng cần có những
giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng mất rừng và suy thoái rừng.
3.1.2. Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu
Kết quả phân tích biến động sử dụng đất/độ che phủ của các xã nghiên cứu thuộc các huyện của tỉnh
Điện Biên được thể hiện ở bảng 3.5 đến 3.11.
Bảng 3.5. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Điện Biên giai đoạn 1990 – 2010
Đơn vị tính: ha

Thời
gian
(năm)
Rừng
giàu
Rừng
trung
bình

Rừng
nghèo
Rừng
phục
hồi
Rừng
tre
nứa
Rừng
G-
TN
Rừng
trồng
Đất
trống
QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ
che
phủ
%
Mường
Lói

1990 76,7 1.696,6 14,4 72,4
10.361,
7
106,2 40,3 5.023,1 10,70
2000 75,5 1.021,6
3.057,
9
338,5 8.098,4 59,3 47,8 4.692,5 25,84
2010 29,1 44,4 229,2
9.247,
4
337,1 4.887,8 26,9 2.589,5 56,85
Mường
Nhà
1990 692,2 2.378,9 30,5 318,5
11.600,
3
86,1 3.212,7 18,67
2000 415,5
1.077,
3
3.645,
8
44,9 451,0 9.433,4
243,
3
3.008,
0
30,76
2010 349,5 531,3 8.009,8 408,5 31,3 5.764,0 1,0

274,
4
2.949,
4
50,93
Mường
Pồn
1990 896,9 2,0 148,3 8.609,0 11,9 62,9
1.938,
0
8,97
2000 3,3 175,2
1.969,
4
13,4 123,8 176,1 7.350,0 11,8 86,0 1.760,0 21,09
2010 165,2
4.268,
3
0,2 155,1 730,3 4.719,6 17,7 140,2
1.472,
4
45,58
Núa
Ngam
1990 258,4 18,4 265,6 762,5 6.631,7 67,8 3,8 2.857,3 12,01
2000 190,9
1.418,
8
252,2 939,2 22,3 5.179,8 70,7 91,3 2.700,3 25,98
2010 147,7 2.866,7 945,1 75,4 3.972,0 79,2 171,1 2.608,3 37,13

Thanh
An
1990 7,6 564,9 3,2 362,6 1.082,7 0,38
2000 46,9 548,8 3,2
249,
4
1.172,7 2,32
2010 231,4 35,1 413,0 20,2 264,2 1.057,1 13,19
Độ che phủ của rừng ở các xã nghiên cứu thuộc huyện Điện Biên đều tăng mạnh, các xã có độ che
phủ rừng tăng mạnh là Mường Lói, Mường Nhà và Mường Pồn (độ che phủ rừng năm 2010 đạt trên 45%).
Mặc dù diện tích rừng của các xã đều tăng lên nhưng chủ yếu là rừng phục hồi, diện tích rừng trung bình và
rừng nghèo giảm liên tục từ năm 1990 đến 2010. Diện tích rừng có trữ lượng cao hiện chỉ còn tập trung ở xã
Mường Lói và Mường Nhà nhưng diện tích không đáng kể.
Bảng 3.6. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Điện Biên Đông, giai đoạn 1990 – 2010
Đơn vị tính: ha

Thời gian
(năm)
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục
hồi
Rừng
tre
nứa
Rừng

G-TN
Rừng
trồng
Đất
trống
QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ he
phủ
rừng
%
Chiềng Sơ 1990 208,0 2.868,7 23,0 50,8 3.001,1 3,4
8

Thời gian
(năm)
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục

hồi
Rừng
tre
nứa
Rừng
G-TN
Rừng
trồng
Đất
trống
QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ he
phủ
rừng
%
2000 128,3 308,6 2.592,3 23,0 50,9 3.048,5 7,1
2010 120,4 1.149,5 2.028,1 23,6 125,3 2.704,7 20,6
Keo Lôm
1990 605,3 94,6 144,7 6.427,0 10,8 66,8 3.848,0 7,5
2000 583,1 142,6 69,1 5.930,1 13,2 150,2 4.308,9 7,1
2010 2.544,8 82,9 4.474,6 7,3 161,5 3.926,1 23,5
Na Son

1990 186,3 3.530,9 25,7 2.968,9 2,8
2000 75,0 18,5 3.482,0 78,2 3.058,1 1,4
2010 1.019,8 18,5 3.341,5 1,0 104,8 2.226,2 15,5
Pú Nhi
1990 580,1 855,9 14,6 167,3 0,3 4.307,6 31,7 3.317,0 17,4
2000 414,5 107,3 1.033,4 18,0 4.130,9 60,1 3.510,3 17,0
2010 378,4 58,1 2.229,2 3.376,3 7,2 149,2 3.076,1 28,7
Tỷ lệ che phủ của rừng ở các xã vào năm 2010 đều tăng mạnh so với năm 1990, tuy nhiên độ che
phủ rừng của các xã còn thấp (dưới 30%). Nhìn chung diện tích rừng của các xã tăng lên nhưng những diện
tích rừng có trữ lượng cao hầu như không còn, diện tích rừng trung bình chỉ còn lại ở xã Pú Nhi với 378,4
ha. Diện tích rừng tăng là do sự tăng lên của rừng phục hồi. Diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp ở
các xã còn khá lớn đây sẽ là tiềm năng để phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Bảng 3.7. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Mường Ảng giai đoạn 1990 – 2010
Đơn vị tính: ha

Thời gian
(năm)
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục
hồi
Tre
nứa
Rừng
trồng
Núi

đá
Đất
trống
QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ
che
phủ
rừng
%
Ảng Cang
1990 66,6 28,4 2.751,0 21,3 1.905,0 2,0
2000 339,2 2.771,0 2,2 154,1 1.506,8 7,1
2010 2.363,9 44,9 759,1 6,1 236,2 1.363,2 50,5
Mường Đăng
1990 7,7 529,8 1.125,2 91,9 0,3 2.460,9 98,6 1.022,5 32,9
2000 2,5 484,3 1.282,4 5,5 0,3 2.416,0 89,0 1.056,9 33,3
2010 1,0 2.031,4 0,3 2.086,6 160,5 1.057,1 38,1
Mường Lạn
1990 0,3 2.617,0 17,0 1.650,8 0,0
2000 522,1 0,3 2.100,4 89,3 1.573,0 12,2
2010 1.051,5 4,2 5,4 0,3 1.234,0 5,6 104 1.880,1 24,8
So với năm 1990 độ che phủ rừng của các xã nghiên cứu đều tăng mạnh. Diện tích rừng tăng lên là do tăng

diện tích rừng phục hồi và rừng trồng. Diện tích rừng có trữ lượng còn không đáng kể, chủ yếu là rừng nghèo
và chủ yếu thuộc xã Mường Đăng.
Bảng 3.8. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Mường Chà giai đoạn 1990 – 2010
Đơn vị tính: ha

Thời
gian
(năm)
Rừng
giàu
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục
hồi
Rừng
tre
nứa
Rừng
G-
TN
Rừng
trên
núi
đá
Rừng
trồng

Núi
đá
Đất
trống
QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ
che
phủ
rừng
(%)
Chà
Nưa
1990 189,8 25,1 6.068,4 0,2 13,8 2.226,1 2,5
2000 88,9 14,2 4.272,0 10,2 2.933,1 72,1 1.132,9 51,5
2010 25,7
3.771,
0
8,8 3.160,6 0,2 69,7
1.487,
4
44,6
9


Thời
gian
(năm)
Rừng
giàu
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục
hồi
Rừng
tre
nứa
Rừng
G-
TN
Rừng
trên
núi
đá
Rừng
trồng
Núi
đá
Đất
trống

QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ
che
phủ
rừng
(%)
Hừa
Ngài
1990
429,
4
2.782,6 198,9 703,7 0,1 46,8
13,
6
10.116,7 30,7
105,
3
3.129,7 23,7
2000
343,
0
1.879,

4
112,3
3.566,
9
29,9 5,2 64,8 18,8 8.345,7 30,7 56,3
3.104,
7
34,2
2010 272,0 1.552,3 8,5 6.591,2 5,2 0,2 18,8 5.746,9 30,7 60,9 3.271,0 48,0
Mườn
g Tùng
1990 692,5
4.639,
7
1.240,
4
1.493,
9
177,0 19,0 48,6 7.502,9 8,2 852,7 49,8
2000
393,
3
374,6 2.190,5
6.153,
3
11,7 74,3 172,8 6.407,5 76,2 820,7 56,2
2010 316,1
6.646,
0
26,6 120,0 8.863,8 0,2 43,0 659,2 42,6

Sa
Lông
1990 2,2 1.167,7 609,5 245,6
419,
9
66,1 4.681,5 6,0 515,5 31,7
2000 0,1 700,0 185,3
1.683,
6
521,2 4.185,5 13,5 424,8 40,1
2010 0,1 294,4 0,4
4.049,
8
36,9 2.652,3 28,0 652,1 56,8
Si Pa
Phìn
1990 11,0 1.829,3 58,2 11,3 776,1 0,4
2000 17,5 181,7
399,
0
1.244,2 49,8 62,0 731,7 22,3
2010 380,8 11,2 1.453,4 60,6 39,3 740,6 14,6
Hầu hết các xã có tỷ lệ che phủ rừng khá cao trên 40%, riêng xã Si Pa Phìn độ che phủ rừng thấp
nhất (14,6%). Độ che phủ rừng ở xã Mường Tùng và xã Si Pa Phìn năm 2010 đã giảm đi khá nhiều so với
năm 2000. Sự thay đổi này xảy ra ở hầu hết các loại rừng từ rừng giàu đến rừng phục hồi và rừng trồng. Diện
tích rừng giàu và rừng trung bình ở các xã giảm mạnh, hiện tượng suy thoái rừng diễn ra liên tục nhiều diện
tích rừng có trữ lượng cao chuyển sang các trạng thái rừng có trữ lượng thấp hơn. Rừng phục hồi ở các xã
đều tăng mạnh từ năm 1990 đến nay. Diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu ở xã Hừa Ngài và xã Sa Lông.
Bảng 3.9. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Mường Nhé giai đoạn 1990 – 2010
Đơn vị tính: ha


Thời
gian
Rừng
giàu
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục
hồi
Rừng
tre
nứa
Rừng
G-TN
Rừng
trên
núi
đá
Rừng
trồng
Núi
đá
Đất
trống
QHLN
Mặt

nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ
che
phủ
rừng
%
Chà
Cang
1990
1.154,
9
829,7 302,1 1.072,3 11.427,7 89,8 39,1 2.921,0 18,8
2000 507,9 236,6 5.258,6
1.467,
5
8.110,7 89,5 64,0 2.101,8 41,9
2010 0,7 257,8 6.709,7 1.267,2 7.047,4
133,
4
73,0
2.347,
4
46,2
Chung

Chải
1990 141,2
4.741,
8
2.600,1 174,7 2.737,1 8.704,1 5,4 759,6 52,3
2000 100,8
3.013,
1
3.041,
5
4.971,
7
2.825,7 5.447,4 14,1 449,7 70,2
2010 79,5 2.112,0 3.202,3 5.360,2
1.453,
3
5.837,5 5,5
1.813,
7
61,5
Leng
Su Sìn
1990 894,5 2.321,7 532,2 0,1
3.077,
6
9.254,6 3,2 917,1 40,2
2000 385,6
1.861,
4
6.185,7 2.822,0 5.560,6 14,7 171,0 66,2

2010 302,6 2.115,8 5.998,1
2.431,
5
5.674,5 100,0 45,5 333,0 63,8
10

Thời
gian
Rừng
giàu
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục
hồi
Rừng
tre
nứa
Rừng
G-TN
Rừng
trên
núi
đá
Rừng
trồng
Núi

đá
Đất
trống
QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ
che
phủ
rừng
%
Mường
Nhé
1990 518,1
2.184,
3
608,4 576,7
4.302,
0
8.886,3 1.788,0 43,4
2000
364,
7
1.596,9 600,5 4.492,2

3.439,
9
7.548,1 34,5 787,0 55,6
2010 287,7 1.096,0 938,2 7.175,0 1.962,6
413,
2
5.988,6 28,3 974,2 62,9
Mường
Toong
1990 303,1 66,2 155,4 0,1 15.129,5 28,9 2.292,6 2,9
2000 134,1 61,7 7.055,5 0,1 8.906,0 28,9 1.789,5 40,3
2010 60,2
8.923,
4
452,6 6.089,4 16,6 18,1 2.415,5 52,5

Bủng
1990 375,2 1.862,1 576,4 48,2 60,0 6.238,2 19,4
130,
5
2.611,1 24,0
2000
168,
4
475,2
3.116,
5
7,5 60,0 5.109,5 19,4 175,9 2.788,7 31,6
2010 279,0
4.078,

4
18,3 64,2 3.965,6 19,8 278,4
3.217,
4
36,7
Nà Hỳ
1990 2.599,9 276,7 970,0 31,5 8.571,4 59,2 49,1
2.331,
8
26,0
2000 451,9 64,1
3.632,
6
7.821,6 56,6
131,
1
2.731,7 27,9
2010 0,8
5.540,
1
6.551,5 56,9 152,5 2.587,8 37,2

Khoa
1990 1.717,5 2.369,9 1.299,1 5.138,3 13,3 44,8 1.942,0 43,0
2000 296,8 531,6 1.552,9 7.822,2 11,9 126,7 1.982,8 19,3
2010 156,9
3.916,
1
6.010,3 31,9 128,1 2.281,6 32,5
Na Cô

Sa
1990 2.851,3 669,8 115,2 6.290,7 45,7 2.852,3 28,4
2000 1.291,7 56,1 781,7 7.267,9 107,5
3.320,
1
16,6
2010 1.016,6 118,6
3.947,
1
4.428,2 50,6
3.263,
9
39,6
Nậm

1990 2,8
3.755,
6
1.578,2 709,6 138,9 6.647,1 21,6
1.467,
3
43,2
2000 2.832,7 1.874,2
4.403,
6
80,5 3.753,6 26,7
1.349,
8
64,2
2010 2.362,6 2.107,8 4.207,6 13,8 0,2 3.792,7 26,8 42,3

1.767,
3
60,7
Nậm

1990 150,9 1,1 111,4 1.906,7 2.539,6 10,8 542,9 41,2
2000 27,4 970,9 1.769,1 2.336,2 22,1 137,7 52,6
2010
1.003,
3
1.096,5 0,3 2.857,6 6,2 299,5 39,9
Pá Mỳ
1990 0,2 294,0 262,8 402,3 5.426,9 26,6 607,2 13,7
2000 0,5 271,5 1.611,7 22,2 4.413,3 42,0 658,8 27,1
2010 0,3 167,3 2.819,2 3.050,6 20,7 58,3 903,6 42,5
Pa Tần
1990 1.679,1 676,3 401,6 3.089,2 8.460,4 10,3
1.577,
3
36,8
2000 833,7 322,4
3.357,
2
4,5
3.654,
9
6.960,7 34,8 726,0 51,4
2010 559,7 139,2
6.004,
6

3.207,8 4.763,9 74,5 37,6 1.106,9 62,4
Quảng
Lâm
1990 408,4 70,2 125,5 9,3 8.157,0 6,2
2.093,
4
5,6
2000 3.144,
7
1,8 5.581,6 18,6 2.123,3 28,9
11

Thời
gian
Rừng
giàu
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục
hồi
Rừng
tre
nứa
Rừng
G-TN
Rừng

trên
núi
đá
Rừng
trồng
Núi
đá
Đất
trống
QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ
che
phủ
rừng
%
2010 4.812,7 2,6 4.199,5 1,6 2,4 1.851,2 44,3
Sen
Thượng
1990 2.542,2 2.267,2 2.667,3
104,
1
1.087,9 6.880,7 519,7 53,9

2000 1.660,8 1.298,1
5.080,
4
324,
1
1.232,1 5.935,4 538,2 59,7
2010
1.442,
1
130,5 7.426,6 898,2 5.652,7 519,0 61,6
Sín
Thầu
1990 2.745,9 2.552,3 2.309,5
375,
7
6.082,8 1.097,6 52,6
2000
1.476,
6
2.344,
2
4.620,2
331,
0
0,2 5.561,0 3,5 827,1 57,8
2010 1.390,2 1.273,1 6.179,5 5.654,0 15,2 151,8 60,3
Kết quả bảng 3.9 cho thấy kể từ năm 1990 đến nay diện tích rừng giàu và rừng trung bình suy giảm
mạnh, hiện nay có nhiều xã không còn diện tích rừng giàu. Để duy trì, tăng cường trữ lượng carbon rừng cần
có những giải pháp hiệu quả trong bảo vệ rừng ở khu vực này.
Bảng 3.10. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Tủa Chùa giai đoạn 1990 – 2010

Đơn vị tính: ha

Thời
gian
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục
hồi
Rừng
G-TN
Rừng
trên núi
đá
Núi
đá
Đất
trống
QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN

Độ
che
phủ
rừng
%
Huổi

1990 44,7 477,5 411,7 2.883,3 228,6 27,7 2.202,2 8,3
2000 53,3 259,4 776,1 354,0 2.719,7 194,0 29,4 1.889,8 17,3
2010 0,3 274,8 787,5 566,3 2.704,8 194,0 45,9 1.702,1 16,9
Tủa
Thàn
g
1990 232,1 811,6 4,6 1.311,7 52,1 4.179,3 143,0 59,2 2.079,0 26,6
2000 210,3 711,5 737,8 1.019,1 174,0 4.052,0 70,3 138,7 1.758,9 30,2
2010 251,9 572,9 2.340,3 881,2 192,6 2.646,4 67,1 143,4 1.776,8 45,6
Sự thay đổi (tăng/giảm) về che phủ rừng chủ yếu xảy ra ở trạng thái rừng phục hồi. Trong đó, che
phủ rừng của Huổi Só năm 2010 khá thấp (16,9%). Các kiểu trạng thái rừng tăng lên chủ yếu là diện tích
rừng phục hồi. Độ che phủ ở Tủa Thàng tăng 20% so với năm 1990, trong đó diện tích rừng phục hồi tăng
mạnh (2.340,3 ha) .
Bảng 3.11. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Tuần Giáo giai đoạn 1990 – 2010
Đơn vị tính: ha

Thời
gian
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo

Rừng
phục
hồi
Rừng
tre
nứa
Rừng
G-TN
Rừng
trên
núi đá
Rừng
trồng
Núi
đá
Đất
trống
QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ
che
phủ
rừng

%
Mường
Mùn
1990
3.009,
7
2.939,
4
1.878,0 66,4 3.680,1 73,1 62,1 6.952,2 57,2 77,8
2.113,
3
55,7
2000
1.513,
0
1.127,1
3.381,
9
4.764,0 116,4 50,2
139,
3
7.348,
0
56,9 156,0 2.256,5 52,4
2010 932,9 1.011,0
4.630,
9
4.043,6 175,3 46,9
130,
8

7.118,2 56,9 177,2 2.585,6 51,8
Nà Sáy
1990
1.894,
3
226,8 954,3 617,0 41,0 20,7 5.700,8 8,1 20,1
2.943,
0
30,0
2000 1.322,9 378,8 1.018,8 624,8 70,6 18,4 5.619,6 8,0 185,5 3.178,
7
27,5
12

Thời
gian
Rừng
trung
bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục
hồi
Rừng
tre
nứa
Rừng
G-TN
Rừng

trên
núi đá
Rừng
trồng
Núi
đá
Đất
trống
QHLN
Mặt
nước
Dân

Đất
khác
ngoài
LN
Độ
che
phủ
rừng
%
2010
1.043,
6
429,7
3.613,
8
88,4 62,7 18,4
3.555,

9
8,0 190,0
3.415,
6
42,2
Phình
Sáng
1990 587,2 962,0
1.431,
8
611,8 44,5
3.871,
5
2,7
3.800,
1
31,8
2000 245,6 744,6 1.923,8 788,5 171,0 3.620,9 220,9
3.596,
3
32,7
2010 246,5 371,1 2.988,1 795,5 210,5
4.140,
2
248,
3
2.311,
4
38,9
Quài

Cang
1990 118,5 272,6 2.102,1 81,6
1.333,
0
10,0
2000 0,1 531,0
106,
4
1.816,
3
2,0
333,
9
1.118,1 16,3
2010 835,0
133,
9
1.448,
9
2,0
339,
7
1.148,
3
24,8
Ta Ma
1990 197,7 157,9 965,4 2.366,7 112,3
4.447,
2
30,5

1.933,
7
36,1
2000 103,3 92,3
1.735,
6
1.449,
7
55,4 4.925,5 108,1
1.741,
5
33,1
2010 90,7 2773,5 1464,2 26,7 3843,2 87,6 1925,5 42,4
Nhìn chung độ che phủ rừng của các xã nghiên cứu khá cao và tăng lên so với năm 1990. Độ che
phủ rừng tăng lên chủ yếu là do tăng diện tích rừng phục hồi. Hiện nay các xã không còn diện tích rừng giàu,
diện tích rừng trung bình giảm đáng kể so với năm 1990.
Nhận xét chung:
- Từ năm 1990 đến nay diện tích rừng ở các xã nghiên cứu có tăng lên, tuy nhiên diện tích rừng tăng
lên chủ yếu là rừng phục hồi. Diện tích rừng có trữ lượng (rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo) giảm dần.
Diện tích rừng giàu còn khá ít chủ yếu nằm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, hầu hết diện tích rừng ở
các xã hiện nay chủ yếu là rừng phục hồi.
- Diện tích rừng có trữ lượng cao nằm rải rác, tập trung ở các đỉnh núi cao, khu vực vùng sâu, vùng
xa của tỉnh Điện Biên.
- Hiện tượng mất rừng và suy thoái rừng vẫn diễn ra, minh chứng là những diện tích rừng có trữ
lượng cao qua thời gian bị mất đi và chuyển sang các trạng thái rừng có trữ lượng thấp hơn.
- Diện tích rừng trồng ở các xã nghiên cứu từ năm 1990 đến nay có tăng lên nhưng không đáng kể,
các chương trình trồng rừng chủ yếu là do nhà nước đầu tư (chương trình 327 và 661 là chủ yếu), điều này
cho thấy rừng trồng chưa thực sự phát triển ở khu vực nghiên cứu.
- Diện tích đất trống ở các xã nghiên cứu còn khá lớn, đây là tiềm năng để các xã phát triển sản xuất
lâm nghiệp.

- Cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm BV&PTR, duy trì và tăng cường trữ lượng carbon rừng,
nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, xã hội đến mất rừng và suy thoái rừng tại Điện Biên.
3.2.1. Nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng ở khu vực nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến mất rừng ở Điện Biên đó là: Nguyên
nhân sâu xa (gián tiếp), bao gồm: (1) Dân số tăng nhanh; (2) Di dân; (3) Thiếu đất canh tác và (4) do quy
hoạch ba loại rừng vào năm 2006 đã chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp có phân bố rải rác và manh
mún sang đất sản xuất nương rẫy và quy hoạch phát triển cây cao su vào năm 2008 đã chuyển đổi những
diện tích rừng nghèo, rừng nghèo kiệt phân bố ở độ cao dưới 600m so với mực nước biển sang trồng cây cao
su. Nguyên nhân trực tiếp, bao gồm: (1) Đốt nương làm rẫy; (2) Rừng bị chết (rừng tre nứa bị khuy); (3)
Cháy rừng; và (4) Chăn thả gia súc; (5) Khai thác gỗ, củi (Lã Nguyên Khang, Trần Quang Bảo, 2014) [43].
13
Trong các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất rừng thì đốt nương làm rẫy là nguyên nhân chủ yếu,
chiếm tỷ lệ lớn làm mất rừng tại các khu vực nghiên cứu (chiếm 89.22%), tiếp đến là mất rừng do rừng rừng
tre nứa bị khuy hàng loạt chiếm 5.93%, do cháy rừng (3.66%) và do chăn thả gia súc (1.19%). (Lã Nguyên
Khang, Trần Quang Bảo, 2014).
Ngoài các nguyên nhân sâu xa (gián tiếp) và trực tiếp dẫn đến mất rừng được phân tích ở trên, kết
quả nghiên cứu còn cho thấy có một số nguyên nhân khác dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng ở Điện Biên,
như: khai thác gỗ để làm nhà, do xây dựng các công trình thủy điện và chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo
quy hoạch phát triển cây cao su và cây cà phê (Trần Quang Bảo, Lã Nguyên Khang, Bùi Trung Hiếu, 2012).
PTCCN: Phát triển cây công nghiệp; QHPT: Quy hoạch phát triển; SD: sử dụng; KT: khai thác; HT: hạ tầng; NC: Nhu cầu
Hình 3.14. Sơ đồ cây vấn đề nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng
với sự tham gia của các bên liên quan
+ Nguyên nhân dẫn đến mất rừng bao gồm: Cháy rừng; chăn thả gia súc; đốt nương làm rẫy;
phát triển thủy điện, giao thông và phát triển cây công nghiệp như cao su và cà phê.
+ Nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng bao gồm: Khai thác gỗ trái phép; Khai thác gỗ theo kế
hoạch; Khai thác củi, sản phẩm từ rừng; cháy rừng; và chăn thả gia súc.
3.2.2. Mô hình hóa ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến mất rừng, suy thoái rừng ở Điện Biên.
Bảng 3.12. Kết quả lựa chọn mô hình ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến mất rừng ở Điện
Biên giai đoạn 1990 - 2000

TT Các mô hình (phương trình) Giá trị AIC
1
TlMr = 9,927 + 0,402TlLn - 0.001TnBq + 0,362TnTr - 0,054KnLt - 0.007KnTm
+ 0,0001NcCd+ 0,012Ncgo - 0,032Dt – 0,068MdDc + 0,231TlBc – 0,170Nc +
2,507PtcCn
96,91
2
TlMr = 9,800 + 0,393TlLn - 0.002TnBq + 0,359TnTr - 0,052KnLt - 0.007KnTm
+ 0,0001NcCd+ 0,012Ncgo - 0,033Dt – 0,066MdDc + 0,236TlBc + 2,598PtcCn
94,93
3
TlMr = 9,582 + 0,384TlLn - 0.002TnBq + 0,358TnTr - 0,052KnLt +
0,0001NcCd+ 0,012Ncgo - 0,032Dt – 0,065MdDc + 0,237TlBc + 2,596PtcCn
92,95
4
TlMr = 6,717 + 0,3863TlLn - 0.001TnBq + 0,341TnTr - 0,048KnLt +
0,0001NcCd+ 0,012Ncgo - 0,060MdDc + 0,234TlBc + 2,431PtcCn
91,07
5
TlMr = 6,658 + 0,326TlLn - 0.002TnBq + 0,344TnTr - 0,043KnLt + 0,014Ncgo -
0,053MdDc + 0,242TlBc + 2,582PtcCn
89,47
6
TlMr = 2,586 + 0,170TlLn - 0.001TnBq + 0,366TnTr + 0,018Ncgo - 0,033MdDc
+ 0,206TlBc + 2,080PtcCn
88,56
7
TlMr = 3,284 + 0,047TlLn - 0.001TnBq + 0,351TnTr + 0,018Ncgo + 0,169TlBc
+ 1,204PtcCn
87,87

8 TlMr = 1,722 - 0.001TnBq + 0,349TnTr + 0,020Ncgo + 0,190TlBc + 1,160PtcCn 86,31
14
TT Các mô hình (phương trình) Giá trị AIC
9 TlMr = 4,186 - 0.0017TnBq + 0,312TnTr + 0,019Ncgo + 0,182TlBc 85,07
Quá trình tìm mô hình tối ưu dừng ở mô hình với 4 biến số TnBq, TnTr, Ncgo và TlBc vì mô hình
này cho AIC thấp nhất (AIC = 85,07). Phương trình tuyến tính thể hiện mức độ ảnh hưởng của điều kiện
kinh tế - xã hội đến tỷ lệ mất rừng (TlMr) là:
TlMr = 4,186 - 0.0017TnBq + 0,312TnTr + 0,019Ncgo + 0,182TlBc
Tuy nhiên, khi kiểm tra sự tồn tại của các biến số thì với biến TlBc có P = 0,087 > 0,05 và biến TnTr
có P = 0,052 > 0,05 có nghĩa là các biến TlBc và TnTr không tồn tại. Vì vậy, phương trình tuyến tính được
xác định lại như sau:
TlMr = 19,188 – 0,0018TnBq + 0,022Ncgo với hệ số R
2
= 0,76 (1)
Phương trình (1) được tính lại giá trị AIC (với AIC = 88,70). Như vậy, các biến số thu nhập bình
quân và nhu cầu sử dụng gỗ là các biến có ảnh hưởng mật thiết đến tỷ lệ mất rừng với hệ số R
2
= 0,76.
Bảng 3.13. Kết quả lựa chọn mô hình ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến mất rừng ở Điện
Biên giai đoạn 2000 - 2010
TT Các mô hình (phương trình) Giá trị AIC
1
TlMr = 26,763 + 0.028TlLn - 0.001TnBq - 0,629TnTr + 0,051KnLt –
0,164KnTm – 0,001 NcCd+ 0,045Ncgo + 0,140Dt + 0,125 MdDc - 0,001TlBc +
0,621Nc + 3,626PtcCn
125,06
2
TlMr = 26,673 + 0.027TlLn - 0.001TnBq - 0,627TnTr + 0,051KnLt –
0,164KnTm – 0,001 NcCd+ 0,045Ncgo + 0,139Dt + 0,124 MdDc + 0,625Nc +
3,627PtcCn

123,06
3
TlMr = 29,515 + 0.029TlLn - 0.001TnBq - 0,614TnTr + 0,053KnLt –
0,166KnTm + 0,046Ncgo + 0,094Dt + 0,031MdDc + 0,584Nc + 3,666PtcCn
121,14
4
TlMr = 27,546 - 0.001TnBq - 0,606TnTr + 0,064KnLt – 0,162KnTm +
0,047Ncgo + 0,093Dt + 0,031MdDc + 0,645Nc + 3,689PtcCn
119,22
5
TlMr = 27,201 - 0.001TnBq - 0,613TnTr + 0,064KnLt – 0,166KnTm +
0,048Ncgo + 0,109Dt + 0,030MdDc + 3,626PtcCn
117,38
6
TlMr = 34,347 - 0.001TnBq - 0,689TnTr– 0,150KnTm + 0,046Ncgo + 0,098Dt +
0,031MdDc + 3,684PtcCn
116,32
7
TlMr = 42,248 - 0.001TnBq - 0,607TnTr– 0,146KnTm + 0,046Ncgo +
0,035MdDc + 3,446PtcCn
115,11
8
TlMr = 14,134 - 0.0009TnBq – 0,125KnTm + 0,050Ncgo + 0,029MdDc +
3,275PtcCn
115,02
9 TlMr = 14,053 - 0.0008TnBq – 0,107KnTm + 0,049Ncgo + 3,244PtcCn 114,54
TlMr = 13,139 - 0.0012TnBq + 0,050Ncgo + 3,439PtcCn 113,71
Ghi chú: TlMr: Tỷ lệ mất rừng; TlLn: Tỷ lệ diện tích lúa nước; TnBq: Thu nhập bình quân; TnTr: Tỷ lệ thu
nhập từ rừng; KnLt: Khả năng đáp ứng lương thực;KnTm: Khả năng đáp ứng tiền mặt; NcCd: Nhu cầu chất đốt;
Ncgo: Nhu cầu sử dụng gỗ;Dt: Dân tộc; MdDc: Mật độ dân cư; TlBc: Tỷ lệ biết chữ; Nc:Yếu tố nhập cư; PtCCn: Phát

triển cây công nghiệp.
Quá trình tìm mô hình tối ưu dừng ở mô hình với 3 biến số TnBq, Ncgo, và PtcCn vì mô hình này
cho AIC thấp nhất (AIC = 113,71). Phương trình tuyến tính thể hiện mức độ ảnh hưởng của điều kiện kinh tế
- xã hội đến tỷ lệ mất rừng (TlMr) là:
TlMr = 13,139 - 0.0012TnBq + 0,050Ncgo + 3,439PtcCn với hệ số R
2
= 0,67 (2)
Như vậy, các biến số thu nhập bình quân, nhu cầu sử dụng gỗ và phát triển cây công nghiệp như cao
su, cà phê giải thích khoảng 67% phương sai của Tỷ lệ mất rừng.
3.3. Phân vùng ưu tiên thực hiện các hoạt động của REDD+ ở Điện Biên
3.3.1. Quỹ đất tiềm năng cho các hoạt động REDD+
Quỹ đất tiềm năng cho các hoạt động REDD+ được xác định thông qua kết quả phân tích GIS ở các
xã nghiên cứu trên cơ sở dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới nhất (2010).
14
Bảng 3.14. Quỹ đất cho hoạt động REDD+ ở các xã nghiên cứu tại tỉnh Điện Biên
Đơn vị tính: Ha
TT Xã Huyện
Rừng
giàu
Rừng
trung bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục hồi
Rừng
tre nứa
Rừng G-
TN
Rừng trên

núi đá
Đất trống
QHLN
Tổng
1 Pú Nhi Đ. Biên Đông 378,4 58,1 2.229,2 3.376,3 6.042,0
2 Chiềng Sơ Đ. Biên Đông 120,4 1.149,5 2.028,1 3.298,0
3 Keo Lôm Đ. Biên Đông 2.544,8 82,9 4.474,6 7.102,3
4 Na Son Đ. Biên Đông 1.019,8 18,5 3.341,5 4.379,8
Tổng 378,4 178,5 6.943,3 101,4 13.220,5 20.822,1
5 Mường Mùn Tuần Giáo 932,9 1.011,0 4.630,9 4.043,6 175,3 7.118,2 17.911,9
6 Nà Sáy Tuần Giáo 1.043,6 429,7 3.613,8 88,4 62,7 3.555,9 8.794,1
7 Phình Sáng Tuần Giáo 246,5 371,1 2.988,1 795,5 4.140,2 8.541,4
8 Quài Cang Tuần Giáo 835,0 1.448,9 2.283,9
9 Ta Ma Tuần Giáo 90,7 2.773,5 1.464,2 3.843,2 8.171,6
Tổng 2.223,0 1.902,5 14.841,3 4.132,0 2.497,7 20.106,4 45.702,9
10 Ảng Cang Mường Ảng 2.363,9 759,1 3.123,0
11 Mường Đăng Mường Ảng 1,0 2.031,4 2.086,6 4.119,0
12 Mường lạn Mường Ảng 1.051,5 4,2 1.234,0 2.289,7
Tổng 1,0 0,0 5.446,8 4,2 4.079,7 9.531,7
13 Chà nưa Mường Chà 25,7 3.771,0 8,8 3.160,6 6.966,1
14 Hừa Ngài Mường Chà 272,0 1.552,3 8,5 6.591,2 5,2 5.746,9 14.176,1
15 Mường Tùng Mường Chà 316,1 6.646,0 26,6 8.863,8 15.852,5
16 Sa Lông Mường Chà 0,1 294,4 0,4 4.049,8 2.652,3 6.997,0
17 Si Pa Phìn Mường Chà 380,8 1.453,4 1.834,2
Tổng 272,1 1.846,7 325,0 17.667,8 0,0 26,6 5,2 18.716,4 38.859,8
18 Huổi Só Tủa Chùa 0,3 274,8 787,5 2.704,8 3.767,4
19 Tủa Thàng Tủa Chùa 251,9 572,9 2.340,3 881,2 2.646,4 6.692,7
Tổng 251,9 573,2 2.615,1 1.668,7 5.351,2 10.460,1
20 Chung Chải Mường Nhé 79,5 2.112,0 3.202,3 5.360,2 1.453,3 5.837,5 18.044,8
21 Leng Su Sìn Mường Nhé 302,6 2.115,8 5.998,1 2.431,5 5.674,5 16.522,5

22 Mường Nhé Mường Nhé 287,7 1.096,0 938,2 7.175,0 1.962,6 5.988,6 17.448,1
15
TT Xã Huyện
Rừng
giàu
Rừng
trung bình
Rừng
nghèo
Rừng
phục hồi
Rừng
tre nứa
Rừng G-
TN
Rừng trên
núi đá
Đất trống
QHLN
Tổng
23 Mường Toong Mường Nhé 60,2 8.923,4 6.089,4 15.073,0
24 Nậm Kè Mường Nhé 2.362,6 2.107,8 4.207,6 13,8 3.792,7 12.484,5
25 Nậm Vì Mường Nhé 1.003,3 1.096,5 2.857,6 4.957,4
26 Pá Mỳ Mường Nhé 0,3 167,3 2.819,2 3.050,6 6.037,4
27 Quảng Lâm Mường Nhé 4.812,7 2,6 4.199,5 9.014,8
28 Sen Thượng Mường Nhé 1.442,1 130,5 7.426,6 898,2 5.652,7 15.550,1
29 Sín Thầu Mường Nhé 1.390,2 1.273,1 6.179,5 5.654,0 14.496,8
30 Chà Cang Mường Nhé 0,7 257,8 6.709,7 1.267,2 7.047,4 15.282,8
31 Nà Bủng Mường Nhé 279,0 4.078,4 18,3 3.965,6 8.341,3
32 Pa Tần Mường Nhé 559,7 139,2 6.004,6 3.207,8 4.763,9 14.675,2

33 Na Cô Sa Mường Nhé 1.016,6 118,6 3.947,1 4.428,2 9.510,5
34 Nà Hỳ Mường Nhé 0,8 5.540,1 6.551,5 12.092,4
35 Nà Khoa Mường Nhé 156,9 3.916,1 6.010,3 10.083,3
Tổng 367,2 10.561,8 10.668,5 84.101,6 12.333,5 18,3 81.564,0 199.614,9
36 Mường Lói Điện Biên 29,1 44,4 229,2 9.247,4 337,1 4.887,8 14.775,0
37 Mường Pồn Điện Biên 165,2 4.268,3 0,2 155,1 4.719,6 9.308,4
38 Núa Ngam Điện Biên 147,7 2.866,7 945,1 3.972,0 7.931,5
39 Thanh An Điện Biên 231,4 413,0 644,4
40 Mường Nhà Điện Biên 349,5 531,3 8.009,8 408,5 5.764,0 15.063,1
Tổng 29,1 393,9 1.073,4 24.623,6 0,2 1.845,8 19.756,4 47.722,4
Tổng cộng 668,4 15.656,7 14.721,1 156.239,5 4,4 18.439,3 4.189,9 162.794,6 372.713,9
Như vậy, tổng quỹ đất cho hoạt động REDD+ của 40 xã nghiên cứu là 372.713,9 ha, trong đó đất trống chiếm 44% và đất có rừng chiếm 56%. Phần lớn
diện tích đất tập trung ở 16 xã của huyện Mường Nhé. Quỹ đất này có thể triển khai các hoạt động REDD+ hay không và triển khai những hoạt động nào phụ thuộc
vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội cũng như lợi ích mà các hoạt động mang lại cho người dân có đáp ứng được nhu cầu sinh kế của họ hay không.
16
3.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến việc thực hiện REDD+
3.3.2.1. Mức độ chấp nhận của người dân địa phương đối với các hoạt động REDD+
a) Mức độ chấp nhận của người dân đối với các hoạt động REĐ+ theo địa phương:
Hoạt động bảo vệ rừng hiện được người dân quan tâm, 100% cán bộ và người dân được hỏi đều
đồng ý thực hiện hoạt động này. Hầu hết cán bộ và người dân đều nhận thức được rằng rừng đang bảo vệ cuộc
sống cho họ. Bảo vệ rừng hiện có là hoạt động được chính quyền và người dân ở các địa phương hưởng ứng
nhất, đặc biệt hiện nay nhiều diện tích rừng tự nhiên ở các thôn/bản không được bảo vệ tốt vì không có
nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng từ Nhà nước kể từ khi dự án 661 kết thúc vào năm 2010.
Đối với hoạt động trồng rừng, số xã mà người dân không đồng ý với các hoạt động trồng rừng ít
hơn so với cán bộ bởi lẽ người dân có mức độ nhận thức và trình độ dân trí thấp, họ băn khoăn với các chương
trình trồng rừng, họ sợ rằng hoạt động trồng rừng không mang lại hiệu quả kinh tế mà trong khi đó lại mất đất sản
xuất nông nghiệp.Điều mà người dân lo ngại là quyền lợi của họ khi tham gia có được đảm bảo hay không,
trồng rừng sau này có mang lại lợi ích kinh tế hay không. Vì vậy, nếu đảm bảo dung hòa được những điều đó
thì các hoạt động trồng rừng sẽ thành công khi được người nông dân ủng hộ.
Với truyền thống và tập quán canh tác lạc hậu nên người dân không tỏ ra hưởng ứng đối với các

hoạt động như nông lâm kết hợp, xây dựng vườn rừng, hay trồng cây Cao Su. Hoạt động trồng cây cao su
được cán bộ và người dân ở một số xã của huyện Mường Chà và Mường Nhé đồng ý nhưng với tỷ lệ rất thấp
và việc đồng ý trồng cây cao su với mong muốn là người dân được đầu tư trồng Cao su cho chính họ chứ
không phải là lấy đất của họ để trồng Cao su như các Công ty Cao su hiện đang làm.
b) Mức độ chấp nhận của người dân với các hoạt động REDD+ theo thành phần dân tộc:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các dân tộc đều hưởng ứng và cho rằng bảo vệ rừng hiện có là
biện pháp tốt nhất để xây dựng rừng. Theo người dân địa phương, diện tích rừng đầu nguồn hiện đang bị suy
giảm mạnh do sức ép của sự gia tăng dân số, nên để bảo vệ được diện tích rừng hiện có cần có những giải
pháp và chính sách hợp lý để hỗ trợ người dân trong việc xây dựng và phát triển rừng.
Hoạt động trồng rừng được ba dân tộc hưởng ứng với mức độ chấp nhận trên 50% đó là dân tộc
Dao (50%), dân tộc Thái (68%) và dân tộc Khơ mú (50%). Các dân tộc này là những cư dân lúa nước, sống ở
vùng bán sơn địa, họ hiểu rất rõ vai trò của rừng đầu nguồn với cuộc sống và hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Rừng cung cấp cho con người các sản vật như: Gỗ, củi, măng, rau rừng, cây nấm, thuốc chữa bệnh…
nên việc phát triển rừng, đặc biệt là những khu rừng đầu nguồn luôn được họ quan tâm. Tuy nhiên, do đời
sống kinh tế khó khăn nên họ rất muốn có những chính sách hỗ trợ đặc biệt để họ có thể tham gia các hoạt
động trồng rừng.
Các dân tộc còn lại có mức độ chấp nhận thấp đối với các hoạt động của REDD+ cũng bởi lẽ do
trình độ dân trí thấp nên họ chưa hiểu được lợi ích của việc trồng, BV&PTR. Tuy nhiên, nếu được giải thích
đầy đủ và được sự hỗ trợ đảm bảo thì họ cũng sẽ tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển rừng một cách
tích cực.
Do trình độ dân trí thấp, tập tục canh tác lạc hậu nên hoạt động nông lâm kết hợp được các dân tộc
ít quan tâm. Tỷ lệ chấp nhận cho các hoạt đông nông lâm kết hợp cao nhất cũng chỉ có 45% ở dân tộc Thái.
Đối với người Kháng và người H’mông thì hầu như họ chưa có khái niệm về việc canh tác theo hình thức
nông lâm kết hợp.
3.3.2.2. Tính khả thi về kinh tế khi triển khai các hoạt động REDD+
Trong nghiên cứu này chỉ tính những cây trồng có liên quan đến quỹ đất sản xuất lâm nghiệp vì vậy
nghiên cứu chỉ tính đến chi phí sản xuất cơ bản và thu nhập cho các loài cây trồng, bao gồm: Lúa nương,
ngô, sắn và đậu tương.Chi phí sản xuất cơ bản là tiền đầu tư ban đầu cho mỗi ha canh tác, bao gồm tiền
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ và công lao động.
17

Bảng 3.16. Giá trị sản xuất nương rẫy của một số loài cây trồng ở Điện Biên
Đơn vị: đồng/ha
Loài
Cây trồng
Chi phí
Tổng
thu nhập
Lợi nhuận
ròng
Hạt giống Phân bón
Thuốc
trừ sâu
Thuốc
diện cỏ
Công lao
động
Tổng
chi phí
(1) (2) (3) (4) (5)
(6)
(7) (8) (9)=(8)-(7)
Lúa nương
681.200 1.890.000 0 486.600
6.732.400 9.790.200
9.626.000
-164.200
Ngô
876.000 1.946.400 0 0
5.839.400 8.661.800
8.234.800

-427.000
Đậu tương
3.503.600 2.919.800 1.459.800 0
7.299.200 15.182.400
22.183.400
7.001.000
Sắn
0 0 0 0
3.893.000 3.893.000
7.379.600
3.486.600
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian canh tác nương rẫy trung bình là 3 năm và thời gian bỏ hóa
trung bình là 4 năm, như vậy chu kỳ sản xuất là 7 năm, trong đó chỉ có 3 năm có thu nhập. Từ đó, thu nhập
bình quân hàng năm từ sản xuất nương rẫy sẽ được tính như sau: Thu nhập ở bảng 3.16 sẽ được nhân với 3
và chia cho 7. Với cách tính này thì thu nhập bình quân từ sản xuất nông nghiệp được tính toán thể hiện ở
bảng 3.17
Bảng 3.17. Thu nhập bình quân từ các loại cây trồng tính cả chu kỳ 7 năm
Đơn vị: đồng/ha/năm
Loài cây trồng
Thu nhập Chi phí Lợi nhuận ròng
(1) (2) (4) = (1) - (2)
Lúa nương
4.125.429 4.195.800 -70.371
Ngô
3.529.200 3.712.200 -183.000
Đậu tương
9.507.171 6.506.743 3.000.429
Sắn
3.162.686 1.668.429 1.494.257

Trên cơ sở phân tích so sánh lợi ích của các hoạt động REDD+ so với hiệu quả sản xuất nương rẫy
của một số loài cây trồng chính cho thấy các hoạt động tiềm năng của REDD+ bao gồm: Bảo vệ rừng, trồng
rừng, trồng cây cao su trên đất trống và nông lâm kết hợp đều có thể được chấp nhận thực hiện trong quá
trình triển khai thực hiện Chương trình REDD+
3.3.3. Phân vùng ưu tiên cho các hoạt động REDD+ ở Điện Biên
3.3.3.1. Các hoạt động REDD+ tiềm năng
Bảng 3.18. Bảng quy hoạch thực hiện các hoạt động tiềm năng cho
chương trình REDD+ ở các xã nghiên cứu thuộc tỉnh Điện Biên
TT Xã
Trồng
rừng
Khoanh
nuôi PHR
Bảo vệ
rừng
Trồng
Cao su
Nông lâm
kết hợp
Kết hợp các
hoạt động
(1) (2) (3) (4) (5) (1)(2)(3)(4)(5)
1 Pú Nhi 2 5 2, 5
2 Chiềng Sơ 1 2 3 5 1, 2, 3, 5
3 Keo Lôm 1 2 3 1, 2, 3
4 Na Son 2 5 2, 5
5 Mường Mùn 2 3 5 2, 3, 5
6 Nà Sáy 2 3 5 2, 3, 5
7 Phình Sáng 2 3 5 2, 3, 5
8 Quài Cang 1 2 5 1, 2, 5

9 Ta Ma 1 2 3 1, 2, 3
10 Ảng Cang 1 2 1, 2
18
TT Xã
Trồng
rừng
Khoanh
nuôi PHR
Bảo vệ
rừng
Trồng
Cao su
Nông lâm
kết hợp
Kết hợp các
hoạt động
(1) (2) (3) (4) (5) (1)(2)(3)(4)(5)
11 Mường Đăng 1 2 1, 2
12 Mường Lạn 1 2 1, 2
13 Chà Nưa 2 3 2, 3
14 Hừa Ngài 1 2 3 1, 2, 3
15 Mường Tùng 1 2 3 4 1, 2, 3, 4
16 Sa Lông 2 4 2, 4
17 Si Pa Phìn 1 2 4 1, 2, 4
18 Huổi Só 1 2 5 1, 2, 5
19 Tủa Thàng 1 2 3 1, 2, 3
20 Chung Chải 1 2 3 1, 2, 3
21 Leng Su Sìn 2 3 2, 3
22 Mường Nhé 2 3 2, 3
23 Mường Toong 1 2 3 1, 2, 3

24 Nậm Kè 2 3 2, 3
25 Nậm Vì 2 2
26 Pá Mỳ 2 3 2, 3
27 Quảng Lâm 2 2
28 Sen Thượng 2 3 2, 3
29 Sín Thầu 2 3 2, 3
30 Chà cang 1 2 3 1, 2, 3
31 Nà Bủng 2 3 2, 3
32 Pa Tần 1 2 3 1, 2, 3
33 Na Cô Sa 2 3 2, 3
34 Nà Hỳ 1 2 1, 2
35 Nà Khoa 2 3 2, 3
36 Mường Lối 2 3 5 2, 3, 5
37 Mường Pồn 1 2 3 1, 2, 3
38 Núa Ngam 1 2 3 1, 2, 3
39 Thanh An 1 2 5 1, 2, 5
40 Mường Nhà 1 2 3 1, 2, 3
Số liệu ở bảng 3.18, các hoạt động REDD+ được mã hóa như sau: Trồng rừng mã hóa là “1”, Khoanh
nuôi phục hồi rừng mã hóa là “2”, Bảo vệ rừng mã hóa là “3”, Trồng cao su là “4” và Nông lâm kết hợp là
“5”. Như vậy, các hoạt động tiềm năng ở mỗi xã được mã hóa là chuỗi ký tự từ 1 đến 5 và không có ký tự
trùng nhau, theo đó ở mỗi xã tối thiểu sẽ có 1 ký tự từ 1 đến 5 (tương đương có tối thiểu 1 hoạt động) và tối
đa là 5 ký tự từ 1đến 5 (tương đương với 5 tối đa 5 hoạt động). Ví dụ như xã Quài Cang có mã các hoạt động
tiềm năng là “1,2,5” tức là“Trồng rừng + Phục hồi rừng+ Nông lâm kết hợp”. Các hoạt động tiềm năng được
của REDD+ được thực hiện ở các xã cụ thể được thể hiện ở bảng 3.19
Bảng 3.19. Các hoạt động REDD+ tiềm năng ở 40 xã nghiên cứu
Mã hoạt động Hoạt động REDD+ tiềm năng Xã
2 Phục hồi rừng 2 xã: Nậm Vì và Quảng Lâm
1, 2 Trồng rừng và Phục hồi rừng
4 xã: Ảng Cang, MườngĐăng, Mường
Lạn và Nà Hỳ

19
Mã hoạt động Hoạt động REDD+ tiềm năng Xã
2, 3 Phục hồi rừng và Bảo vệ rừng
10 xã: Cha Nưa, Leng Su Sìn, Mường
Nhé, Nà Bủng, Na Cô Sa, Nà Khoa, Nậm
Kè, Pá Mỳ, Sen Thượng và Sín Thầu
2, 4 Phục hồi rừng và trồng cây cao su 1 xã: Sa Lông
2, 5 Phục hồi rừng và Nông lâm kết hợp 2 Xã:Na Son và Pú Nhi
1, 2, 3 Trồng rừng, Phục hồi rừng và Bảo vệ rừng
11 xã: Mường Nhà, Mường Pồn, Núa
Ngam, Keo Lôm, Hừa Ngài, Chà Cang,
Chung Chải, Mường Toong, Pa Tần, Tủa
Thàng và Ta Ma
1, 2, 4
Trồng rừng, Phục hồi rừng và Trồng cây
cao su
1 xã: Si Pa Phìn
1, 2, 5
Trồng rừng, Phục hồi rừng và Nông lâm
kết hợp
3 xã: Thanh An, Huổi Sóvà Quài Cang
2, 3, 5
Phục hồi rừng, Bảo vệ rừng và Nông lâm
kết hợp
4 xã: Mường Lói, Nà Sáy, Mường Mùn
và Phình Sáng
1, 2, 3, 4
Trồng rừng, Phục hồi rừng, Bảo vệ rừng và
Trồng cây cao su
1 xã: Mường Tùng

1, 2, 3, 5
Trồng rừng, Phục hồi rừng, Bảo vệ rừng và
Nông lâm kết hợp
1 xã: Chiềng Sơ
Như vậy, ở mỗi xã nghiên cứu đã xác định được các hoạt động cụ thể cho chương trình REDD+. Để
thực hiện các hoạt động này cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp các ngành, có các giải pháp cụ thể cho
mỗi hoạt động. Trước tiên cần thực hiện thí điểm một số hoạt động trên địa bàn các xã đã lựa chọn sau đó
nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
3.4. Đề xuất giải pháp thực hiện Chương trình REDD+ ở Điện Biên
3.4.1. Giải pháp giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng ở Điện Biên
Trên cơ sở xác định các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng ở giai đoạn 1990 – 2010, sau
khi thảo luận với các bên liên quan nghiên cứu đã xác định hệ thống các giải pháp nhằm giảm thiểu mất rừng và
suy thoái rừng ở Điện Biên (hình 3.1).
20
Hình 3.1. Hệ thống giải pháp giảm mất rừng và suy thoái rừng tại Điện Biên
CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Thu nhập bình quân; 2. Nhu cầu sử dụng gỗ; 3. Phát triển cây
công nghiệp
MẤT RỪNG
SUY THOÁI RỪNG
Đốt nương làm rẫy
Chăn thả gia súc
Cháy rừng
Thủy điện, giao thông
KT gỗ trái phép
Chăn thả gia súc
Cháy rừng
GIẢI PHÁP GIẢM MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG
TẠI ĐIỆN BIÊN
1. Rà soát, hoàn thiện các quy hoạch liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp

1. Rà soát, hoàn thiện các quy hoạch liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp
2. Hoàn thiện công tác khoán rừng, giao rừng, cho thuê rừng, sử dụng đất lâm
nghiệp hỗ trợ việc giảm tác động gây mất rừng và suy thoái rừng;
2. Hoàn thiện công tác khoán rừng, giao rừng, cho thuê rừng, sử dụng đất lâm
nghiệp hỗ trợ việc giảm tác động gây mất rừng và suy thoái rừng;
3. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng
3. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng
4. Triển khai lồng ghép các hoạt động REDD+ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
và phát triển rừng;
4. Triển khai lồng ghép các hoạt động REDD+ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
và phát triển rừng;
5.Thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ, cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng
để giảm áp lực tác động tiêu cực dẫn mất rừng và suy thoái rừng
5.Thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ, cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng
để giảm áp lực tác động tiêu cực dẫn mất rừng và suy thoái rừng
PT cây công nghiệp

×