Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về hoạt động công nghệ cao để hướng dẫn thi hành luật công nghệ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.3 KB, 61 trang )



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ











BÁO CÁO TỔNG HỢP

Đề án:
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn
về hoạt động công nghệ cao để hướng dẫn thi hành
Luật Công nghệ cao






Những người tham gia thực hiện:
TS. Đặng Duy Thịnh
(Chủ nhiệm Đề án)


KS. Hoàng Ngọc Doanh
KS. Nguyễn Xuân Hiếu
TS. Đinh Thế Phong
ThS. Bùi Văn Sỹ
ThS. Nuyễn Thị Phương Mai
CN. Nguyễn Thị Thu Hà





7828
31/3/2010



Hà Nội, tháng 12 năm 2009


1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. Nội dung, cơ sở khoa học và phương pháp xây dựng Nghị
định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật công nghệ cao 4
I. Nội dung của Nghị định 4
1. Khuyến khích hoạt động ứng dụng công nghệ cao 4
2. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao 5
3. Khuyến khích chuyển giao công nghệ cao 5

4. Phát tri
ển thị trường công nghệ cao, thông tin, dịch vụ hỗ trợ hoạt động
công nghệ cao 5
5. Khuyến khích sản xuất sản phẩm công nghệ cao 5
6. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp công nghệ cao 6
7. Thúc đẩy ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. 6
8. Khuyến khích đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao 7
9. Khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao 7
10. Khuyế
n khích phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao 8
11. Thủ tục, hồ sơ thành lập khu công nghệ cao 8
12. Tổ chức, quản lý khu công nghệ cao 8
II. Cơ sở khoa học và phương pháp xây dựng Nghị định 8
CHƯƠNG II. Chính sách khuyến khích và thực tiễn quản lý hoạt động
công nghệ cao một số nước 11
I. Kinh nghiệm của Hoa kỳ 11
I.1. Cơ quan quản lý phát triể
n doanh nghiệp nhỏ (SBA) 11
I.2. Chương trình tài trợ cho NC&PT của doanh nghiệp nhỏ (SBIR) 12
I.3. Chương trình tài trợ CGCN doanh nghiệp nhỏ (STTR) 13
1.4. Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ Hawai (Mỹ) 14
II. Kinh nghiệm của Đức 15
II.1. Hỗ trợ NC&PT công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao 15
II.2. Hỗ trợ thành lập DN và phát triển các doanh nghiệp trẻ 16
II.3. Hỗ trợ nhân lực NC&PT của DNVVN 16
III. Kinh nghiệm của Thụy sỹ 18
IV. Kinh nghiệm của New Zealand 22

2
CHƯƠNG III. Hiện trạng chính sách khuyến khích hoạt động công nghệ

cao của Việt Nam và các đề xuất hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Công nghệ cao 27
I. Chính sách khuyến khích hoạt động NC&PT công nghệ cao, ứng dụng
công nghệ cao 27
1. Chính sách khuyến khích phát triển NC&PT CNC 27
2. Chính sách thúc đẩy hoạt động ứng dụng CNC 32
II. Chính sách khuyến khích chuyển giao, ươm tạo và thành lập doanh
nghiệp công nghệ cao 36
1. Chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ cao 36
2. Chính sách khuyến khích ươm tạo, thành lập doanh nghiệp công nghệ
cao, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao 39
III. Chính sách phát triển nhân lực và hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động công
nghệ cao 45
1. Chính sách phát triển và sử dụng nhân lực công nghệ cao 45
1.1. Thực trạng đào tạo nhân lực công nghệ cao ở Việt Nam 45
1.2. Hiện trạng nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao 46
1.3. Chính sách phát triển nhân l
ực công nghệ cao 47
1.4. Chính sách sử dụng, đào tạo nhân lực CNC 48
2. Chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động CNC 50
2.1. Chính sách hiện hành về phát triển khu CNC 50
2.2. Mục tiêu của Khu công nghệ cao theo quy định của Luật CNC 52
2.3. Chức năng của Khu công nghệ cao theo quy định của Luật CNC 52
2.4. Quản lý đầu tư vào Khu công nghệ cao theo quy định của Luật
CNC 52
IV. Tổ chức, quản lý khu công nghệ cao 54
1. Quan điểm phân cấp quản lý các khu CNC 54
2. Hiện trạng quản lý các khu CNC do Nhà nước đầu tư 54
3. Tổ chức quản lý Khu CNC 56
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 58
II. SÁCH, TẠP CHÍ, BÁO CÁO TỔNG KẾT 59
PHỤ LỤC
61
I. Dự thảo 1. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật CNC
II. Dự thảo 2. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật CNC
III. Tóm tắt về các ưu đãi áp dụng tại một số dự án trọng điểm tại Việt Nam

3

MỞ ĐẦU

Ngày 13/11/2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khóa XII tại kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật công nghệ cao (Luật số
21/2008/QH12). Luật gồm 35 Điều quy đinh về hoạt động công nghệ cao
(CNC), chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao
tại Việt Nam và áp dụng với các đối tượng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ
chức, cá nhân nước ngoài tham gia
hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.
Luật công nghệ cao là một chuyên ngành, có nhiều Điều quy định được
giao cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN và các Bộ ngành khác tiếp tục cụ
thể hóa, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể để thi hành Luật. Tại một số Điều
của Luật đã giao cho Chính phủ quy định cụ thể, hướng dẫn thi hành, tại mộ
t số
Điều các quy định mang tính chất khung như: “Nhà nước khuyến khích…”
hoặc “Nhà nước dành kinh phí…” và tại Điều 35 về Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành, Luật quy định: “Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành các điều khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết

khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.”
Vì những điều, khoả
n Luật giao cho Chính phủ quy định trên đây là
những vấn đề khó, trước đây chưa có thể quy định cụ thể ngay trong Luật, do
vậy khi hướng dẫn những Điều này ở Nghị định thì cần có sự nghiên cứu cả về
cơ sở khoa học cũng như thực tiễn mới, cũng như kinh nghiệm trong và ngoài
nước về những vấn đề có liên quan thì mới có thể cụ th
ể hóa được sát với yêu
cầu của Luật và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Đặc biệt Luật công
nghệ cao có tác đông rất lớn đến việc thu hút các nguồn lực từ nước ngoài đầu
tư phát triển các hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam trong bối cảnh cạnh
tranh, do vậy để quy định các Điều hướng dẫn chi tiết tại Nghị đị
nh có sức hấp
dẫn cao cần tìm hiểu kỹ kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật cụ thể của nước
ngoài. Đề tài này tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và kinh
nghiệm trong nước và trên cơ sở đó đề xuất các quy định tại Nghị định cho sát
với yêu cầu phát triển hoạt động công nghệ cao của nước ta trong giai đoạn
hiện nay và thời gian trước mắ
t của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

4
CHƯƠNG I
Nội dung, cơ sở khoa học và phương pháp xây dựng
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật công nghệ cao


I. Nội dung của Nghị định
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
công nghệ cao có nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích

phát triển hoạt động công nghệ cao. Các cơ chế, chính sách này được Luật
quy định theo hướng ưu đãi, hỗ trợ cao nhất trong khung khổ các luật có liên
quan hiện nay. Ngoài những quy định: Nhà nước dành các nguồn lực mức cao
nhất
đề phát triển công nghệ cao, Luật cũng quy định theo hướng khuyến
khích các thành phần khác trong xã hội tham gia vào phát triển công nghệ cao.
Theo đó, các nhà đầu tư, các tổ chức, các cá nhân được khuyến khích đầu tư,
tham gia đầu tư phát triển hoạt động công nghệ cao trong và ngoài khu công
nghệ cao.
Là văn bản cuả Chính phủ hướng dẫn Luật công nghệ cao, do vậy Nghị
định phải được quy định theo thẩm quyền mà Quốc hội giao cho Chính phủ tạ
i
Luật công nghệ cao. Theo cách tiếp cận và quan điểm xây dựng Nghị định
như trên, Đề tài đã tiến hành xác định các điểm, khoản, điều của Luật công
nghệ cao đã được quy định nhưng còn quy định chung chưa cụ thể mà cần
hướng dẫn chi tiết và quy định cụ thể tại Nghị định. Theo đó, nội dung cần
hướng dẫn, quy định chi tiết trong Nghị
định bao gồm:
1. Khuyến khích hoạt động ứng dụng công nghệ cao
1. Nhà nước khuyến khích hoạt động ứng dụng công nghệ cao phù hợp
với chính sách của Nhà nước quy định tại Luật công nghệ cao và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao
được ưu tiên đầu tư phát triển được ưu đãi, hỗ trợ trong những trường hợp sau
đ
ây:
a) Sử dụng kết quả nghiên cứu về công nghệ cao để đổi mới công nghệ,
đổi mới và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm;
b) Sản xuất thử nghiệm sản phẩm;
c) Làm chủ, thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện

thực tế Việt Nam.

5
2. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao
1. Nhà nước khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển công
nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh,
bảo vệ môi trường.
2. Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục
công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ưu đãi, hỗ trợ trong những
trường hợp sau đây:
a) Nghiên cứ
u ứng dụng công nghệ cao;
b) Nghiên cứu tạo ra công nghệ cao thay thế công nghệ nhập khẩu từ
nước ngoài;
c) Nghiên cứu sáng tạo công nghệ cao mới.
3. Khuyến khích chuyển giao công nghệ cao
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ cao phục vụ
nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, sản xuất, kinh doanh sản phẩm công
nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về
chuyển giao công ngh
ệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nhà nước dành kinh phí nhập khẩu một số công nghệ cao, máy móc,
thiết bị công nghệ cao trong nước chưa tạo ra được để thực hiện dự án quan
trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
4. Phát triển thị trường công nghệ cao, thông tin, dịch vụ hỗ trợ
hoạt động công nghệ cao
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường
công nghệ cao; cung ứng dịch v
ụ môi giới, tư vấn, đánh giá, định giá, giám
định công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện

dịch vụ tư vấn kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tiêu
thụ, sử dụng sản phẩm công nghệ cao.
5. Khuyến khích sả
n xuất sản phẩm công nghệ cao
1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuộc
Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được hưởng
ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế nhập khẩu; khi có
đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật công nghệ cao thì
được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu.
2. Doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam sản xuất sản phẩm thuộc
Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ưu

6
tiên xét chọn tham gia thực hiện dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
6. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp công nghệ cao
1. Tổ chức khoa học và công nghệ, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh
viên được thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh
nghiệp công nghệ cao.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập hoặc hợp tác với tổ chức,
cá nhân khác thành lập doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như
sau:
a) Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học
và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước để thành lập doanh nghiệp công nghệ
cao;
b) Góp một phần tài sản nhà nước của tổ chức khoa học và công nghệ
công lập để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao;
c) Các ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao.
3. Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khoa họ

c và công nghệ tạo điều
kiện thuận lợi để giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên thành lập hoặc tham
gia thành lập doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Thúc đẩy ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ cao
1. Nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm
tạo doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như
sau:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn thuế sử dụng đất đối với
đất dùng để xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp
công nghệ cao;
b) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Được xem xét hỗ trợ
một phần kinh phí cho hoạt động ươm tạo công
nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao từ kinh phí của Chương trình
quốc gia phát triển công nghệ cao và nguồn kinh phí khác có nguồn gốc ngân
sách nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án ươm tạo công nghệ cao, doanh
nghiệp công nghệ cao tại cơ sở ươm tạo được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy
định của pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

7
b) Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động từ kinh phí của
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và nguồn kinh phí khác có
nguồn gốc ngân sách nhà nước.
3. Nhà nước đầu tư, tham gia đầu tư xây dựng một số cơ sở ươm tạo

công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng.
8. Khuyến khích đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao

1. Đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao là đầu tư cho nghiên
cứu phát triển công nghệ cao, hình thành và phát triển doanh nghiệp ứng
dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, được thực hiện
bằng hình thức góp vốn và tư vấn cho tổ chức, cá nhân nhận đầu tư.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân
trong nước, ngườ
i Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm cho phát triển
công nghệ cao, thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mạo hiểm cho phát triển công
nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được
hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về thuế.
9. Khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, liên doanh, liên kết
với tổ chức khác để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao.
2. Cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập kh
ẩu;
b) Tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ về khoa học, công nghệ và các quỹ khác;
c) Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao xem xét hỗ trợ một
phần hoặc toàn bộ chi phí phục vụ đào tạo nhân lực công nghệ cao cho việc
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ
cao.
3. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trường đại học

thực hi
ện đào tạo nhân lực công nghệ cao được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh
phí đào tạo.
4. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở đào tạo nhân lực
công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.

8
10. Khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật công nghệ cao gồm khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, cơ sở nghiên cứu, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ cao, hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
công nghệ
cao.
2. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ
phát triển công nghệ cao, Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số khu
công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
11. Thủ tục, hồ sơ thành lập khu công nghệ cao
Để đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình xem xét quyết định và đảm
bảo cho sự đầu tư thành công các khu CNC, trong Nghị định cần có:
1. Quy định về vi
ệc xin chủ trương, hồ sơ cần thiết cho xây dựng khu
CNC;
2. Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định và thầm quyền quyết định
thành lập khu CNC.
3. Quy định về quy hoạch khu công nghệ cao.
12. Tổ chức, quản lý khu công nghệ cao
Trong Nghị định cần:
1. Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có
liên quan, trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư khu công nghệ

cao là nhà
nước, chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân không phải là Nhà nước khi tiến hành
thành lập khu công nghệ cao; trách nhiệm, quyền hạn của các nhà đầu tư thứ
cấp trong khu công nghệ cao.
2. Quy định về Bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quản lý khu
CNC trường hợp Nhà nước là chủ đầu tư và trường hợp chủ đầu tư không phải
là Nhà nước;
3. Quy định về công tác quả
n lý Nhà nước đối với hoạt động công nghệ
cao và hoạt động của khu công nghệ cao.
II. Cơ sở khoa học và phương pháp xây dựng Nghị định
Nghị định được xây dựng theo phương pháp cụ thể như sau: Tiến hành
nghiên cứu các quy định thực định và các quy định đã thực thi về phát triển
hoạt động công nghệ cao (có liên quan nêu ở phần nội trung trên đây) ở trong
và ngoài nước. Trên cơ sở phân tích, tổng k
ết, đánh giá kinh nghiệm điều
chỉnh pháp luật về công nghệ cao (CNC) của Việt Nam và một số nước, xây

9
dựng luận cứ và cơ sở khoa học cho Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành thống các văn bản pháp luật có liên quan đến Luật công nghệ cao.
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
quy định chi tiết Luật CNC và đưa ra những điều khoản của Nghị định phù
hợp với thông lệ qu
ốc tế và tình hình phát triển KT-XH và thể chế trong nước,
đặc biệt là thu hút đầu tư của nước ngoài vào hoạt động công nghệ cao của
nước ta.
Ở ngoài nước, vấn đề phát triển CNC đã được thực hiện trong nhiều cơ
chế, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, đào tạo nhân lực KH&CN về công
nghệ cao nhằm thu hút đầu tư vào trong và ngoài khu công nghệ, khu công

nghệ cao. Những nghiên cứu kinh nghiệm n
ước ngoài cũng đã được thực hiện
trong khuôn khổ của những đề án về cơ chế chính sách phát triển Khu CNC
Hoà lạc, Khu CNC thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn các nghiên cứu về CNC
vừa qua chủ yếu tập trung vào phân tích nhận định hiện trạng phát triển và
ứng dụng CNC như Đề án về xây dựng cơ chế, chính sách phát triển CNC ở
Việt Nam (Viện CLCS KH&CN, 2006), Đề án về Quy hoạch các Khu CNC ở
Việt nam (Viện CLCS KH&CN, 2007), m
ột số đề án về ươm tạo CNC (Vụ
Công nghệ cao), v.v Cần nghiên cứu cụ thể, sâu hơn vào nhũng vấn đề có
liên quan đến các quy định cần hướng dẫn trong Luật để tao cơ sở khoa học
cho các quy định mà Nghị định hướng dẫn.
Ở trong nước, vấn đề quy phạm pháp luật trước khi có Luật CNC,
Chính phủ đã ban hành các văn bản liên quan đến phát triển công nghệ cao ở
nước ta.
Đó là Nghị định 99/2003/NĐ-CP về Quy chế hoạt động của Khu
công nghệ cao Hòa Lạc, Quyết định 53/2004/TTg về các chế độ ưu đãi đối với
khu CNC, Quyết định 98/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc trực thuộc
Bộ KH&CN. Thực tiễn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật này cũ
ng
như thực tiễn pháp lý về phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao ở
nước ta cần được đúc kết rút ra những bài học cụ thể cho các vấn đề quy định
có liên quan.
Việc xây dựng Nghị định hướng dẫn một số điều Luật CNC phải đảm
bảo sự thống nhất và tương hợp với các văn bản hướng dẫn khác của Luật
công nghệ cao và các v
ăn bản luật hiện hành có liên quan đến CNC.
Các điều hướng dẫn phải đảm bảo tính khả thi, đáp ứng kịp thời những
búc xúc trong hoạt động CNC ở nước ta và tạo ra được sự thu hút mạnh mẽ

các đối tác nước ngoài và trong nước tham gia vào việc phát triển hoạt động
CNC ở nước ta, xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động CNC tại Việt Nam.
Để xây dựng Nghị định có cơ sở
khoa học về những vấn đề nêu trên, đề

10
án đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng các luận cứ cho các quy định cụ thể của
Nghị định, cụ thể là tiến hành:
Tham chiếu các luật hiện hành có liên quan để đảm bảo tính thống nhất,
cập nhật và liên thông về nội hàm chuyên môn về phát triển hoạt động công
nghệ cao.
Tham chiếu các văn bản quy phạm dưới luật trước đây có liên quan để
kế thừa hoặc điều chỉnh cho phù h
ợp với yêu cầu của Nghị định.
Xem xét kinh nghiệm của nước ngoài để tạo cơ chế, chính sách có tính
tương thích với quốc tế (hội nhập) và có sức thu hút mạnh đối với đối tác
nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.
Dựa vào các phạm trù, khái niệm của Luật công nghệ cao đã quy định
để đảm bảo sự nhất quán, liên thông; không hướng dẫn, cụ thể hoá sai khác so
vớ
i quy định của Luật.
Đảm bảo không chồng chéo và phù hợp với các văn bản hướng dẫn
khác cùng hướng dẫn Luật công nghệ cao.
Các khái niệm, thuật ngữ đã được sử dụng trong Nghị định là các khái
niệm thuật ngữ đang dược sử dụng tại các văn bản luật hiện hành có liên quan
(thuế, tài chính, đầu tư, ). Các khái niệm, thuật ngữ trong lĩnh vực công nghệ
cao của Luậ
t công nghệ cao đã được sử dụng trong xây dựng Nghị định hướng
dẫn và quy định chi tiết một số điều của Luật công nghệ cao, cụ thể là:
1. Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa

học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công
nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia

ng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình
thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ
hiện có.
2. Hoạt động công nghệ cao là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm,
chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm
tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sả
n phẩm,
cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao.
3. Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất
lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
4. Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công
nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát
triển công nghệ cao.
5. Doanh nghi
ệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp

11
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng,
năng suất, giá trị gia tăng cao.
6. Công nghiệp công nghệ cao là ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất sản
phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
7. Ươm tạo công nghệ cao là quá trình tạo ra, hoàn thiện, thương mại hóa
công nghệ cao từ ý tưởng công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học hoặ
c từ
công nghệ cao chưa hoàn thiện thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ
thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
8. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là quá trình hình thành, phát

triển doanh nghiệp công nghệ cao thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng
kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
9. Cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm t
ạo doanh nghiệp công nghệ cao là
cơ sở cung cấp các điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch
vụ cần thiết phục vụ việc ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ cao.
10. Nhân lực công nghệ cao là đội ngũ những người có trình độ và kỹ
năng đáp ứng được yêu cầu của ho
ạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng
công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động công nghệ cao, vận
hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

CHƯƠNG II
Chính sách khuyến khích và thực tiễn
quản lý hoạt động công nghệ cao một số nước

I. Kinh nghiệm của Hoa kỳ
Lịch sử hình thành và phát triển CNC của thế giới được bắt đầu tại Mỹ
vào những năm năm mươi của thế kỷ trước với những phát minh và sáng chế
trong lĩnh vực điện tử bán dẫn. Yếu tố quyết định, đặt dấu ấn quan trọng cho
sự phát triển CNC là khả năng thu được lợi nhuận rất lớn nh
ờ việc thương mại
hóa nhanh các kết quả nghiên cứu KH&CN từ các trường đại học và các viện
nghiên cứu và việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ về công nghệ cao tiến hành các
hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như chuyển giao, đổi mới công nghệ
cao phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp.
I. 1. Cơ quan quản lý phát triển doanh nghiệp nhỏ (SBA)

Mỹ có Cơ quan quản lý phát triển doanh nghiệp nhỏ (U.S Small

Buisiness Administration -SBA thành lập từ 1953) là một tổ chức của Liên
bang để hỗ trợ cho phát triển doanh nghiệp nhỏ của toàn Liên bang, Puerto

12
Rico, the U.S.Virgin Island và Guam. Tổ chức SBA có các Chương trình và
các dịch vụ hỗ trợ khởi lập (start-up), phát triển và mở rộng doanh nghiệp.
Trong các Chương trình đó có Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển
(SBIR) và Chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ (STTR) nhằm đảm bảo
cho các doanh nghiệp nhỏ, sáng tạo, công nghệ cao một tỷ trọng thỏa đáng về
nghiên cứu và phát triển công nghệ cao. Hằng năm có 11 Bộ, ngành (có NSF)
tham gia vào Chương trình SBIR và 5 Bộ, ngành (có NSF) tham gia vào
Chươ
ng trình STTR. Mỗi năm, Mỹ dành 2 tỷ USD cho 2 chương trình này và
giao cho 11 Bộ, ngành có liên quan nêu trên chịu trách nhiệm tài trợ cho các
doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ cao
của SBIR và 5 Bộ, ngành có liên quan nêu trên chịu trách nhiệm tài trợ cho
nhiệm vụ chuyển giao công nghệ của STTR.
I. 2. Chương trình tài trợ cho NC&PT của doanh nghiệp nhỏ
(SBIR)
Chương trình SBIR (Small Business Innovation Research Program) là
một hệ thống tài trợ theo 3 giai đoạn có tính cạnh tranh cao nhằm cung cấp
cho các doanh nghiệp nhỏ cơ hội
đề xuất các ý tưởng sáng tạo đạt các nhu cầu
về nghiên cứu và phát triển của Liên bang đề ra. Chương trình này khuyến
khích các doanh nghiệp nhỏ khai thác tối đa tiềm năng công nghệ của doanh
nghiệp và cung cấp cho doanh nghiệp những ưu đãi đề tạo được lợi nhuận từ
việc thương mại hóa tiềm năng công nghệ đó. Bằng cơ chế như vậy đối với
doanh nghiệp nh
ỏ thích hợp, hoạt động đổi mới công nghệ cao được kích
thích và Nhà nước Liên bang đạt được một tinh thần kinh thương đó là nó đã

đạt được nhu cầu đặc biệt của nghiên cứu và phát triển. Để đảm bảo sự thành
công mục tiêu của chương trình nêu ra, những doanh nghiệp tham gia Chương
trình SBIR phải đạt các tiêu chí sau: a) doanh nghiệp của Mỹ và hoạt động
độc lập, b) hoạt động vì lợi nhuận, c) có nhân lực chuyên làm nghiên cứu, d)
quy mô dưới 500 người. Việc tài trợ cho doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu
và phát triển triển khai theo 3 giai đoạn: a) Pha I thường gắn với giai đoạn
khởi lập; mức tài trợ có thể tới 100.000 USD cho khoảng 6 tháng để hỗ trợ
cho việc khai thác các giá trị công nghệ hoặc tính khả thi của một ý tưởng
hoặc công nghệ; b) Pha II có thể tài trợ đến 750.000 USD trong 2 năm để mở
rộng Pha I; trong pha này, hoạt động NC&PT được thự
c hiện và developer
đánh giá tiềm năng thương mại của kết quả nghiên cứu. Chỉ những người
được đánh giá có kết quả tốt của Pha I mới được triển khai thực hiện sang Pha
II; c) Pha III là giai đoạn, trong đó hoạt động đổi mới của pha II sẽ chuyển từ
quy mô phòng thí nghiệm ra sản xuất. Ở Pha III, SBIR sẽ không tài trợ nữa
mà các doanh nghiệp phải lo lấy nguồn tài chính ở các nguồn khác trong xã
h
ội để triển khai Pha III.

13
I. 3. Chương trình tài trợ CGCN doanh nghiệp nhỏ (STTR)
Chương trình STTR (Small Business Technology Transfer Program) là
một chương trình 3 giai đoạn có tính cạnh tranh cao quản lý một số % riêng
của quỹ nghiên cứu và phát triển Liên bang để tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ
liên kết với các đối tác là những tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận để chuyển
các ý tưởng ở trong phòng thí nghiệm vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng cường
phát triển công nghệ cao và giải quyết các nhu cầ
u công nghệ của Liên bang.
Chương trình STTR là chương trình rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ
theo kiểu nó mở rộng cơ hội sang lĩnh vực nghiên cứu và triển khai đổi mới

của Liên bang (CNC). Trung tâm của chương trình này là mở rộng quan hệ
hợp tác giữa nhà nước và tư nhân gồm cả cơ hội đầu tư mạo hiểm cho doanh
nghiệp nhỏ và các viện nghiên cứu phi lợi nhuận danh tiếng. STTR có vai trò
quan trọng trong vi
ệc tăng cường đổi mới cần thiết cho việc đáp ứng những
thách thức về KH&CN của thế kỷ 21. Các doanh nghiệp nhỏ được biết đến từ
lâu là những người rất sang tạo và là người đổi mới mạnh ở Mỹ, nhưng sự rủi
ro và chi phí tốn kém đã hạn chế rất nhiều những cố gắng của họ tiến hành
nghiêm túc các nghiên cứu và phát triể
n. Bên cạnh đó các viện nghiên cứu
không vì mục đích lợi nhuận là công cụ tốt nhất cho hoạt động đổi mới trong
công nghệ cao, nhưng ho lại là những người nặng về lý thuyết, không phải
nhà thực hành. STTR là chương trình liên kết những cố gắng, thế mạnh của 2
thực thể này bằng cách truyền những kỹ năng kinh thương vào các năng lực
nghiên cứu CNC. Những sản phẩm và công nghệ
sẽ được chuyển giao từ
phòng thí nghiệm vào sản xuất và doanh nghiệp nhỏ sẽ thu lợi từ việc thương
mại hóa và qua đó kích thích kinh tế Mỹ phát triển.
Từ cách đặt vấn đề như trên, các doanh nghiệp nhỏ phải đạt các tiêu chí
sau đây mới được lựa chọn tham gia chương trình STTR: a) Là doanh nghiệp
của Mỹ và hoạt động độc lập; b) hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; c) Cán bộ
nghiên c
ứu không nhất thiết là người của doanh nghiệp; d) Quy mô dưới 500
người. Đối với tổ chức nghiên cứu và phát triển thì không có tiêu chí về quy
mô, còn các tiêu chí khác phải đạt là: a) Có địa điểm ở Mỹ; b) Đáp ứng một
trong 3 định nghĩa; c) Không phải là tổ chức vì lợi nhuận; d) Là tổ chức
nghiên cứu không vì mục đích lợi nhuận trong nước; đ) Là trung tâm NC&PT
được Liên bang cấp tài chính hoạt động.
Sau khi nhận hồ sơ, các b
ộ phận chức năng của STTR xem xét việc tài

trợ dựa vào các tiêu chí đã đưa ra đối với doanh nghiệp và tổ chức NC&PT,
mức độ đổi mới, tương lai tiềm năng thị trường. Doanh nghiệp nhận tài trợ và
tiến hành theo 3 giai đoạn: a) Pha I là giai đoạn khởi động, tài trợ có thể tới
100.000 USD, thời gian khoảng 1 năm, để nghiên cứu tính khả thi về mặt
khoa học, kỹ thuật, th
ương mại của ý tưởng hoặc công nghệ. b) Pha II, tài trợ
có thể tới 750.000 USD, thời gian 2 năm, để mở rộng kết quả của Pha I; trong

14
thời gian này hoạt động NC&PT được thực hiện và người developer bắt đầu
xem xét đến tiềm năng thương mại (chỉ người thực hiện tốt (winner) Pha I
mới được xem xét cho thực hiện Pha II); c) Pha III, đây là pha các hoạt động
đổi mới sẽ chuyển từ phòng thí nghiệm vào sản xuất. STTR không hỗ trợ pha
này; doanh nghiệp phải lo lấy kinh phí từ khu vực tư nhân hoặc cơ quan tài trợ
khác của Nhà nước nhưng không ph
ải là STTR.
Chính sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà doanh nghiệp với các nhà khoa
học đã tạo ra đội ngũ những người có khả năng sử dụng kết quả nghiên cứu
khoa học, bí quyết công nghệ làm phương tiện, công cụ để mở ra các thị
trường mới đầy tiềm năng, nhưng đầy rủi ro, mạo hiểm. Đây là cách tổ chức
có hiệu quả để sử d
ụng trong hoạt động nghiên cứu và phát triển của các
doanh nghiệp thâm dụng công nghệ, đặc biệt là trong công nghệ cao để kết
nối giữa nhà khoa học với người sản xuất, sử dụng thế mạnh của 2 bên và làm
cho kết quả NC&PT đi vào được cuộc sống, không dừng ở phòng thí nghiệm
hoặc đút ngăn kéo.
1.4. Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ Hawai (Mỹ)
Quỹ hỗ trợ
đổi mới công nghệ của Hawai (Mỹ), hoạt động lâu năm và
có kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ đổi mới công nghệ, rút ra bài học rằng

Nhà nước chỉ tài trợ cho các dự án hoàn thiện công nghệ do các doanh nghiệp
chủ trì thực hiện thì mới có hiệu quả, không nên tài trợ cho các nhà khoa học
với tư cách là nhà khoa học thực hiện dự án hoàn thiện công nghệ. Nếu nhà
khoa học có kết quả NC&PT và muốn tiếp tụ
c thực hiện dự án hoàn thiện
công nghệ từ kết quả nghiên cứu của mình thì họ phải thành lập doanh nghiệp
(trở thành doanh nhân) thì nhà nước mới có thể hỗ trợ kinh phí cho việc triển
khai dự án đó (chỉ hỗ trợ khi nhà khoa học trở thành doanh nhân).
Tóm lại có thể rút ra: cơ chế tài chính hỗ trợ nghiên cứu cho các doanh
nghiệp, tổ chức KH&CN của Mỹ khá chặt chẽ về các bước tài trợ và khối
lượng kinh phí tài trợ cho từng giai đoạn. Cơ chế hỗ trợ tài chính của SBIR
được triển khai thông qua việc giao cho 11 Bộ, ngành dành % kinh phí
NC&PT của Bộ, ngành mình và xúc tiến tài trợ cho nghiên cứu và phát triển
công nghệ cao của các doanh nghiệp nhỏ. Đối với chương trình STTR thì 5
Bộ, ngành được giao phải dành % kinh phí NC&PT do Bộ, ngành phụ trách
để tài trợ cho các hoạt động chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ
thực hiện các nghiên cứu và phát triển về công nghệ cao. Kinh phí NC&PT
củ
a nhà nước chỉ hỗ trợ đến hết giai đoạn triển khai thực nghiệm. Quỹ đổi mới
công nghệ Hawai chỉ hỗ trợ doanh nhân hoàn thiện công nghệ. Các tiêu chí
doanh nghiệp được hỗ trợ NC&PT được quy định cụ thể và phải đáp ứng
được các yêu cầu tối thiểu để đảm bảo triển khai thành công nhiệm vụ
NC&PT, CGCN xin tài trợ. Những kinh nghiệm này có thể học tập cho việc

15
quy định đối với các dự án ứng dụng, đề tài nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ cao trong Nghị định.
II. Kinh nghiệm của Đức
II.1. Hỗ trợ NC&PT công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao
Chính phủ Đức đã tiến hành lâu năm dưới các hình thức chương trình

hoặc quỹ hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các DNVVN. Các
doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu ở các bang mới miền Đông Đứ
c cũ
được hỗ trợ bằng nhiều chương trình riêng và rất đăc thù phù hợp với các điều
kiện và tình trạng kinh tế kém phát triển và sự phát triển số lượng các doanh
nghiệp công nghệ cao. Việc hỗ trợ được tập trung vào hỗ trợ trao đổi tri thức
và nhân lực nghiên cứu giữa các doanh nghiệp và các tổ chức NC&PT và hỗ
trợ tạo ra các các tri thức mới trong các tổ chức NC&PT. Hình thức hỗ trợ là
tài trợ không hoàn lại, cho vay lãi suất thấp. Các chương trình cụ thể triển khai
các hoạt động trợ giúp các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động nghiên cứu
và phát triển công nghệ cao rất phong phú và đa dạng về cơ chế, chính sách.
1. Chương trình đổi mới : Các dự án hợp tác nghiên cứu giữa các
DNVVN với nhau hoặc DNVVN với viện NC để tạo ra bước nhảy về công
nghệ cho DN (vd tiến vào một lĩnh vực công nghệ mới) ho
ặc một bước hợp
tác cao hơn (vd lần đầu hợp tác nghiên cứu với nước ngoài). Tài chính được
cung cấp cho việc trao đổi nhân lực NC&PT giữa DN và viện NC, thực hiện
dự án NC&PT. Hình thức hỗ trợ: Tài trợ một phần không hoàn lại. Chương
trình này có 5 loại dự án được tài trợ: 1) Dự án Hợp tác NC giữa DN với DN;
2) Dự án Hợp tác NC giữa DN với viện NC; 3) Dự án Hợp tác NC của DN
nhưng uỷ thác cho việ
n NC thực hiện; 4) Dự án Hợp tác trao đổi nhân lực NC
giữa DN và viện NC; 5) Dự án NC đổi mới của một DN triển khai một sản
phẩm nhiều hàm lượng sáng tạo (innovative) đến giai đoạn nguyên mẫu
(prototype).
2. Chương trình nghiên cứu chung công nghiệp : Dự án nghiên cứu
tiền cạnh tranh và chung cho cả 1 ngành, phục vụ các DNVVN được thực
hiện trong khuôn khổ tổ chức hoạt động nghiên cứu của Hiệp hội nghiên cứ
u
công nghiệp (AiF). Hình thức hỗ trợ là tài trợ không hoàn lại cùng với phần

đóng góp của phía sản xuất.
3. Chương trình hỗ trợ liên kết đổi mới: Những dự án nghiên cứu
chung gồm ít nhất 2 viện NC với ít nhất 4 DNVVN. Các dự án NC loại này
với đối tác là nước ngoài cũng được hỗ trợ. Hình thức hỗ trợ là tài trợ không
hoàn lại một phần và kinh phí tự đóng góp của bên sản xuất.
4. Chương trình hỗ trợ NC&PT những DN công nghệ vùng chậm
phát triển: Các DNVVN và viện NC công nghiệp tại các bang mới và Berlin

16
của Đức được hỗ trợ tiến hành các dự án NC&PT từ giai đoạn concept chi tiết
đến sẵn sàng sản xuất (cũng như chuyển giao các kết quả NC&PT ở mức sẵn
sàng ứng dụng). Hình thức hỗ trợ là tài trợ không hoàn lại (tới 70% cho các dự
án NC&PT của các viện NC công lập, nhưng không quá 375.000 e/dự án; tới
45% cho các dự án NC&PT của các DN tích cực NC, nhưng không quá
375.000 e/dự án). Đối với các viện NC công lập có thể
được chi tới 40% và
đối với các DN tích cực NC có thể được chi tới 60% số kinh phí tài trợ cho
nhân lực biên chế trực tiếp làm NC&PT.
II.2. Hỗ trợ thành lập DN và phát triển các doanh nghiệp trẻ
Với mảng hỗ trợ này Chính phủ Đức muốn tạo điều kiện thuận lợi đặc
biệt cho doanh nghiệp công nghệ trẻ, doanh nghiệp high-tech để triển khai
công nghệ và thâm nhập thị trường các sản phẩm mới, quy trình m
ới, dịch vụ
mới. Việc hỗ trợ được thực hiện dưới hình thức tài trợ không hoàn lại và tham
gia đầu tư (cho vay vốn).
Những ý tưởng công nghệ tốt, hấp dẫn trong tương lai là cơ sở cho việc
thành lập các doanh nghiệp innovative. Việc chuẩn bị và hiện thực hoá các ý
tưởng này thường không bao giờ có đủ tài chính được chuẩn bị sẵn từ phía các
nhà tư nhân. Vì vậy mục tiêu của việ
c hỗ trợ của Chính phủ là huy động tài

chính dưới dạng tham gia đầu tư hoặc tài trợ không hoàn lại cho doanh nghiệp
innovative và cho những người thành lập doanh nghịêp này và mục tiêu nữa là
cải thiện không khí thành lập doanh nghiệp tại các trường Đại học và viện
Nghiên cứu. Với cách thức làm này thì động lực của việc thành lập các doanh
nghiệp dựa trên công nghệ và tri thức khoa học sẽ được nâng cao và việc tăng
trưởng bền v
ững số lượng các doanh nghiệp loại này sẽ được đảm bảo. Các
quỹ, ngân hàng là những nơi thực thi cụ thể việc hỗ trợ tài chính để thực hiện
các mục tiêu nêu trên của Chính phủ.
1. Quỹ Hightech hỗ trợ thành lập DN: Quỹ tiến hành hỗ trợ việc
thành lập doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới, cụ thể là cho giai đoạn hình
thành (seed-phase). Hình thức hỗ trợ là cung cấp vốn tham gia đầ
u tư và cho
vay lãi suất tháp khối lượng đến 500.000 euro trong lần cung cấp tài chính đầu
tiên và giúp đỡ về quản lý.
2. Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture-Capital-Fonds): Quỹ đầu tư vào các
doanh nghiệp công nghệ ở giai đoạn ban đầu (early stage) hoặc cung cấp tài
chính cho giai đoạn tiếp theo và cả giai đoạn trưởng thành. Hình thức tham
gia của Quỹ là dưới dạng VC-Fonds tham gia đầu tư.
II. 3. Hỗ trợ nhân lực NC&PT của DNVVN
1. H
ỗ trợ đào tạo nhân lực NC&PT: Khuyến khích các DNVVN ở
Bang mới và Berlin (miền đông) phát triển nhân lực cho NC&PT của DN. Các
hoạt động NC&PT được hỗ trợ là từ xây dựng các concept chi tiết đến chế tạo
nguyên mẫu (prototype) và phần triển khai ứng dụng. Hình thức hỗ trợ là tài

17
trợ không hoàn lại cho phần lương của nhân lực thực hiện NC&PT trong một
khoảng thời gian nhất định. Mức hỗ trợ: 40% chi phí cho nhân lực, tổng số
không quá 150.000 e; phần dành cho lương không quá 50.000 e.

2. Chương trình nghiên cứu ĐH-DN và đào tạo kỹ sư trẻ: Việc được
hỗ trợ là chuyển giao công nghệ và chuyển giao tri thức giữa ĐH ứng dụng và
các đối tác đến từ sản xuất (đặc bi
ệt là DNVVN). Sự tham gia tích cực của các
doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, thực hiện các dự án nghiên cứu là bắt
buộc. Ngoài ra còn phải tạo ra năng lực đào tạo và nghiên cứu cho nhân lực
làm nghiên cứu và triển khai. Đối với đào tạo kỹ sư trẻ, việc hỗ trợ là hỗ trợ
các GS trẻ tham gia vào các dự án NC innovative và qua đó có quan hệ với
doanh nghiệp và tạo dựng và phát triển năng lực nghiên c
ứu của mình. Mức
tài trợ cao nhất là 260.000e/đơn nộp (liên kết nhiều dự án của nhiều trường
ĐH ứng dụng thì mỗi trường được 260.000e) và với thời gian không quá 36
tháng. Việc tham gia của doanh nghiệp phải chiếm tỷ lệ 20% chi phí.
3. Hỗ trợ phát triển mạng lưới hợp tác công nghệ quốc tế: Hỗ trợ
các DNVVN triển khai các dự án NC&PT với các đối tác nước ngoài Đến
nay đã hỗ trợ thành l
ập 15 văn phòng liên lạc tại 11 nước. Các dịch vụ đã thực
hiện như: Môi giới các đối tác NC&PT; Tổ chức các hội nghị hợp tác; Trợ
giúp hợp tác nghiên cứu các vấn đề gắn với sản xuất; Phân tích hệ thống
nghiên cứu quốc tế dưới góc độ các phát triển mới; Thông tin về tình hình
phát triển công nghệ của các vùng; Thông tin về các nhu cầu nghiên cứu mới
của các nước; Tổ chức các h
ội thảo, hội nghị về hợp tác nghiên cứu tại nước
ngoài và trong nước.
Từ việc hỗ trợ hoạt động NC&PT của Đức có thể rút ra: Nhà nước cần
thiết phải có các hỗ trợ đa dạng, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cho doanh
nghiệp tiến hành các nghiên cứu và phát triển công nghệ, ươm tạo, chuyển
giao đào tạo nhân lực NC&PT, thành lập doanh nghiêp nói chung và công
nghệ cao nói riêng để t
ăng cường năng lực công nghệ cho doanh nghiệp (tri

thức, con người). Doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu bằng nhân lực KH&CN
của mình nhưng cũng có thể hợp tác với tổ chức KH&CN công lập để thực
hiện hoạt động NC&PT của mình. Việc hợp tác nhiều bên được khuyến khích
và Nhà nước có thể hỗ trợ 100% chi phí cho nghiên cứu và phát triển công
nghệ cao này tùy mức độ nghiên cứu cơ bản của dự án nghiên c
ứu và trong
nhiều trường hợp có thể cho vay với lãi suất thấp để triển khai tiếp nhiệm vụ
nghiên cứu và phát triển công nghệ của doanh nghiệp cho đến khi kết quả
nghiên cứu đưa vào được cuộc sống. Những kinh nghiệm của Đức rất có giá
trị cho việc quy định trong Nghị định các quy định về hoạt động NC&PT, ứng
dụng CNC, đào tạo nhân lực NC&PT cho doanh nghiệp, hỗ trợ
đào tạo kỹ sư
trẻ về CNC, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp CNC, hoạt động của quỹ đầu tư
mạo hiểm trong lĩnh vực CNC.

18
III. Kinh nghiệm của Thụy sỹ
Để hỗ trợ nghiên cứu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, Thụy sỹ
thành lập Uỷ ban phát triển công nghệ và đổi mới (Commision for
Technology and Innovation- CTI) của Liên bang do Bộ Kinh tế quốc dân Liên
bang quản lý. Liên bang hỗ trợ các Dự án NC làm tăng cường khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế Thuỵ sỹ. Các Dự án này được thực hiện dưới dạng các
dự án nghiên cứu hợ
p tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu công
lập. Các việc được hỗ trợ cụ thể như tìm kiếm tư liệu chuẩn bị dự án, giới
thiệu đối tác, nghiên cứu khả thi, huấn luyện các DNVVN cũng như uỷ thác
các nghiên cứu nằm trong quan tâm chung. Các dự án NC&TK được đặc biệt
hỗ trợ là các dự án trực tiếp giải quyết các vấn đề về nguyên liệu, quy trình và
đổi mới s
ản xuất, trong lĩnh vực công nghệ cao. Không thuộc vào phạm trù

được hỗ trợ là các dự án chỉ thử nghiệm các nguyên mẫu (prototype), triển
khai nguyên mẫu đến giai đoạn chín muồi sản xuất.
1. Những người được nộp Dự án xin tài trợ: Những cơ sở NC&TK
không trực tiếp tìm kiếm lợi nhuận như các viện, đơn vị nghiên cứu của các
trường đại học của Nhà nước; các c
ơ sở nghiên cứu của ngành; Các Uỷ ban,
các viện nghiên cứu của ngành cùng với một đơn vị NC&TK thích hợp nêu
trên đây; Một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp cùng với đơn vị
NC&TK thích hợp trên đây; Trường hợp ngoại lệ chỉ một mình phía doanh
nghiệp được tài trợ nếu không tìm được người cùng nghiên cứu nêu trên đây
và cơ sở NC&TK của doanh nghiệp thích hợp cho việc thực hiện nhiệm vụ
theo kế
hoạch đề ra trong dự án; Cá nhân nhà nghiên cứu cùng với cơ sở
NC&TK thích hợp nêu trên đây và với một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh
nghiệp mà họ sẵn sàng sử dụng kết quả nghiên cứu ra.
2. Yêu cầu đối với Dự án NC&PT: Bản Dự án phải nêu đầy đủ cơ sở
luận cứ để người đọc có thể đưa ra được nhận xét về tính chất khoa học
chuyên môn và tính chất kinh tế. Những gì t
ự làm được cũng phải nêu rõ ràng
trong Dự án. Về vấn đề này ngoài việc hạ tầng cơ sở của đại học thì còn được
hiểu là việc chuyển giao nhanh các tri thức từ đại học sang sản xuất. CTI hỗ
trợ các Dự án nghiên cứu định hướng ứng dụng và triển khai giữa Doanh
nghiệp và Đại học, cung cấp tài chính hằng năm cho hàng trăm Dự án nghiên
cứu định hướng ứng d
ụng do doanh nghiệp cùng với trường đại học thực hiện.
Doanh nghiệp chủ yếu là DNVVN được khích lệ sử dụng nhiều nguồn lực của
đại học cho đổi mới. CTI giúp các nhà khoa học ở trường đại học với kết quả
nghiên cứu của mình cùng với doanh nghiệp triển khai thành các sản phẩm,
dịch vụ có khả năng cạnh tranh và mang ra thị trường.
3. Các tiêu chí đánh giá: Các tiêu chí sau đây được v

ận dụng trong quá
trình đánh giá nhận xét: a) Một tỷ lệ chấp nhận được giữa phần Dự án xin Nhà
nước tài trợ và phần vốn cho phép; b) Lợi ích kinh tế Dự án mang lại, đặc biệt

19
là khả năng sử dụng các kết quả nghiên cứu tạo ra; c) Việc trình bày cũng như
giới hạn đối tượng của Dự án, kế hoạch tài chính và kế hoạch về thời gian
thực hiện cũng như việc xác định mục tiêu và phương án giải quyết được đề
xuất trong Dự án; d) Chất lượng chuyên môn của những người thực hiện Dự
án và sự thích hợp của t
ổ chức NC&TK với việc thực hiện Dự án.
4. Điều kiện tham gia thực hiện Dự án nghiên cứu: Để một ý tưởng
kinh doanh trở thành Dự án CTI, các điều kiện tiên quyết sau đây phải đạt
được:
• Có ít nhất 1 doanh nghiệp và ít nhất 1 tổ chức không vì mục đích lợi
nhuận hợp tác với nhau làm việc;
• Đối tác doanh nghiệp phải đảm nhận theo quy định ít nhất 50% kinh
phí và như vậy khẳng định mong muốn, cam kết của doanh nghiệp
biến các kết quả thành sản phẩm có ích, mang lại lợi nhuận trên thị
trường;
• Theo nguyên tắc “dưới lên” các bên tham gia dự án lựa chọn tên Dự
án. Lý tưởng nhất Chủ dự án do bên doanh nghiệp đảm nhận;
• Trong tầm nhìn phải thấy rõ các hoạt động đổi mới, đó là việc
chuyển hoá tạo ra công nghệ mới và tri thức mới. Điều này bao gồm
cả vấn đề làm mới về tổ chức và phương pháp quản lý mới một cách
cơ bản;
• Tiêu chí cho đánh giá một Dự án đó là ý nghĩa kinh tế và khoa học
kỹ thuật, tiềm năng thị trưởng, đóng góp của nó cho phát triển bền
vững, một kế hoạch tài chính và làm việc rõ ràng, cũng như tiền đóng
góp của doanh nghiệp như là một sự cam kết tham gia dự án của

doanh nghiệp;
• Phải có định nghĩa rõ ràng về mục tiêu với cách tiếp cận theo từng
mốc thời điểm. Để có thể làm chủ được chi phí, có nghĩa là phải tính
toán được chính xác trình độ kỹ thuật và tạo ra đầy đủ phông tư liệu
và Patente; trong trường hợp cần thiết có thể tìm đến trợ giúp, tư vấn
của CTI về vấn đề này;
• Vấn đề sử dụng kết quả nghiên cứu là Patente phải được thoả thuận
bằng văn bản trước khi bắt đầu triển khia dự án. Trong nhiều trường
hợp có thể thoả thuận một sự bí mật đối với kết quả nghiên cứu;
• Điều mong muốn là các Dự án thực hiện trong thời gian ngắn đến
trung hạn, phù hợp với tinh thần “rút ngắn thời gian đến với thị
trường”(Time to Market), tức là định hướng vào chuyển hoá nhanh
nhất thành kết quả mang ra thị trường;
• Việc kiểm tra thường xuyên của các chuyên gia độc lập giúp cho việc
giữ kế hoạch về thời gian, định hướng nội dung, trong trường hợp

20
khẩn cáp thì phải tiến hành các điều chỉnh. trường hợp một dự án liên
kết hoặc một dự án tổng hợp nhiều đối tác tham gia thì việc chỉ đạo
từ bên ngoài là cần thiết (moderation) và trong trường hợp này CTI
chịu chi phí.
• Dự án kết thúc bằng một báo cáo kết thúc về kết quả cụ thể đạt được.
Kết quả này có thể là hình mẫu về chức năng, nguyên mẫu, hoặc thiết
bị pilot để đềmô.
5. Đóng góp của phía doanh nghiệp: Phía doanh nghiệp quan tâm đến
kết quả nghiên cứu theo nguyên tắc phải chịu 50% tổng chi phí của Dự án;
Việc cung cấp nguyên liệu hoặc cho sử dụng các máy móc, thiết bị s
ản xuất
cũng như lương của những người thực hiện Dự án có thể được tính từng phần
là đóng góp của phía doanh nghiệp. Quy mô của việc này phải được liệt kê chi

tiết; Việc đóng góp của các Tỉnh hoặc các cơ quan công lập cho Dự án có thể
được tính cho chi phí bỏ ra của bên doanh nghiệp; Trong một số trường hợp
sau đây có thể phần đóng góp của bên doanh nghiệp thấp hơ
n 50% tổng chi
phí của Dự án:
• Dự án rất quan trọng về mặt khoa học;
• Kết quả nghiên cứu có nhiều người quan tâm;
• Ngoài phần chi phí tài trợ của Liên bang, phần còn lại không sử dụng
kinh phí của Liên bang;
• Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cho một ngành hoặc nhiều DN;
• Dự án có ý nghĩa lớn cho thị trường lao động và năng lực cạnh tranh
hoặc được nhiều người quan tâm;
• Dự án mà kết quả của nó có thể thành lập được DN mới.
Trong khuôn khổ tiền Dự án đã có một số kết quả thì không có thể trở
thành phần xin tài trợ; các chi phí cho việc tạo ra kết quả này có thể tính là
phần đóng góp của bên doanh nghiệp; một số việc thuộc vào công tác chuẩn
bị không được tính vào phần đóng góp của bên doanh nghiệp.
6. Hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp: CTI hỗ trợ phát tri
ển doanh nghiệp
và khởi lập doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực Khoa học sự sống, Công
nghệ nano và kỹ thuật hệ thống vi mô, công nghệ thông tin và truyền
thông.CTI cung cấp các chương trình đào tạo và tư vấn với các mô đun về đào
tạo cho những doanh nhân trẻ đang hoạt động hoặc tiềm năng. Với chương
trình Start-up, các doanh nghiệp nhận được các trợ giúp cần thiết và hỗ trợ tại
việc triển khai chiến lược kinh doanh (coaching). Được hỗ trợ là các doanh
nghiệp trẻ với những dự án định hướng thị trường từ khu vực Hightech.
7. Hỗ trợ chuyển giao tri thức và công nghệ: Chuyển giao tri thức và
công nghệ (WTT) là một thành tố của chính sách đổi mới của Thuỵ sỹ. Việc
hỗ trợ của Chính phủ cho WTT là nhằm giữ cho sự phát triển ổn định với


21
năng suất cao của hệ thống WTT. Bằng các biện pháp cụ thể, một mặt tăng
cường khả năng của các trường Đại học chuyển giao tri thức và công nghệ cho
doanh nghiệp (Push-Process) và mặt khác là khích lệ các doanh nghiệp đưa
các nhu cầu về tri thức và công nghệ với các trường Đại học (Pull-Process) để
tạo ra sự hợp tác theo mục tiêu đã định và triển khai có hiệu quả ngay.
Thông qua việc các consortium (hình thành từ các Trung tâm dị
ch vụ
WTT) có chuyên môn phù hợp sẽ xúc tiến, tăng cường và mở rộng sự hợp tác
giữa Đại học và Doanh nghiệp. Các Trung tâm dịch vụ này tập trung triển
khai các điểm sau:
• Tăng cường các nhu cầu từ phía doanh nghiệp đối với các kiến thức
đại học và kết quả nghiên cứu;
• Tạo cho doanh nghiệp có khả năng xác định được tốt hơn các tri thức
đang có và các yêu cầu của tương lai đòi hỏi;
• Tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp và đại học, đặc biệt là
DNVVN với đại học;
• Tạo cho đại học có khả năng tốt hơn trong chuyển giao tri thức cho
doanh nghiệp;
• Tăng cường sự cộng tác hơn giữa đại học và doanh nghiệp để giải
quyết vấn đề cùng quan tâm.
Với các giải pháp này, quá trình đổi mới của doanh nghiệp sẽ được hỗ
trợ và mang lại hiệu quả cho kinh tế (trí tuệ sáng tạo, chỗ làm việc, tăng
trưởng kinh tế). Các doanh nghiệp và các trường đại học được xác định rằng
WTT là nhiệm vụ dài hạn với mục tiêu là tă
ng cường năng lực sản xuất cho
doanh nghiệp, tạo nhiều chỗ làm việc trình độ cao chứ không phải mục tiêu tài
chính của các Trung tâm dịch vụ WTT. WTT giữa doanh nghiệp và đại học là
nhiệm vụ chung không riêng của đại học, của doanh nghiệp mà còn là của
Nhà nước và do vậy Nhà nước tham gia vào quá trình này bằng các hỗ trợ về

tài chính và các hỗ trợ khác.
Khoa học ngày nay cần sự nghiên cứu tự do và sự sẵn sàng tạo cho
doanh nghiệ
p tiếp xúc được với tri thức khoa học một cách có kinh tế nhất. Sự
định hướng của WTT vào việc sử dụng kết quả nghiên cứu phục vụ kinh tế và
xã hội sẽ bổ sung cho việc tự do nghiên cứu có chủ đích và khích lệ các doanh
nghiệp đặt ra các yêu cầu và hợp tác với đại học. Hệ thống WTT phải định
hướng vào hỗ trợ quá trình đổi mới tại doanh nghiệp và các ứ
ng dụng kinh tế
cụ thể của các kiến thức khoa học.
Từ việc hỗ trợ hoạt động NC&PT của Thụy sỹ có thể rút ra: Nhà nước
cần thiết phải có các hỗ trợ cho doanh nghiệp tiến hành các nghiên cứu và
phát triển công nghệ, khởi lập doanh nghiệp, chuyển giao tri thức và công
nghệ cao, phát triển nhân lực NC&PT công nghệ cao nói riêng để tăng cường

22
năng lực công nghệ cho doanh nghiệp (tri thức, con người). Doanh nghiệp có
thể tự nghiên cứu bằng nhân lực KH&CN của mình nhưng cũng có thể hợp
tác với tổ chức KH&CN công lập để thực hiện hoạt động NC&PT của mình.
Việc hợp tác nhiều bên là bó buộc để được Nhà nước có thể hỗ trợ 50% chi
phí cho nhiên cứu và phát triển công nghệ cao cũng như hỗ trợ cho việc khởi
lập doanh nghiệ
p công nghệ cao là lĩnh vực được Thuỵ sỹ rất quan tâm. Các
lĩnh vực công nghệ cao và KHKT cụ thể cũng đã được xác định được Chính
phủ hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện phát triển. Kinh nghiệm của Thụy sỹ
có nhiều giá trị tham khảo cho việc quy định về hỗ trợ hoạt động NC&PT của
các doanh nghiệp CNC, hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp CNC, ch
ế độ hỗ trợ
chuyển giao tri thức và công nghệ cao trong Nghị định.
IV. Kinh nghiệm của New Zealand

Quỹ nghiên cứu, khoa học và công nghệ New Zealand (Foundation for
Research, Science and Technology, viết tắt là FRST) có một bộ phận thực
hiện nhiệm vụ tài trợ cho việc phát triển công nghệ của các doanh nghiệp có
tên là Technology New Zealand (TechNZ).
TechNZ có nhiệm vụ trợ giúp các doanh nghiệp tiến hành các Dự án NC&TK
mà kết quả của các Dự án này là các sản phẩm mới, quy trình mới hoặc d
ịch
vụ mới. Vai trò của TechNZ là trợ giúp các doanh nghiệp mong muốn vượt
qua các hạn chế kỹ thuật mà chúng là một phần của hoạt động NC&TK.
TechNZ cung cấp một loạt các chương trình nhằm vào việc giúp cho các
doanh nghiệp triển khai và ứng dụng công nghệ mới. TechNZ đã nhận được
nhu cầu lớn về sự hỗ trợ này từ phía doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa rằng
TechNZ sẽ đặt mụ
c tiêu đầu tư vào nơi mang lại nhiều giá trị gia tăng và phù
hợp với các chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Chính phủ New
Zealand. TechNZ cung cấp các thông tin công nghệ và những hỗ trợ nhất định
nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tìm ra được các giải pháp hợp lý cho các vấn
đề kỹ thuật và lập kế hoạch các Dự án NC&TK thông qua các chương trình
khác nhau.
1. TechNZ tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp các hoạt động:
• Giúp đỡ doanh nghiệp triển khai Dự án NC&TK bằng cách trợ giúp
tiếp cận thông tin;
• Tài trợ cho các doanh nghiệp thực hiện các Dự án NC&TK;
• Phát triển nhân lực với các kỹ năng kỹ thuật cần thiết;
• Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các chuyên gia công nghệ có trình độ
với những kỹ năng và tri thức chuyên biệt để giải quyết các vấn đề về
công nghệ doanh nghiệp đang gặp phải và cung cấp cho doanh
nghiệp các tri thức hiểu biết về cạnh tranh thị trường hoặc các công
nghệ cần phải bổ sung.


23
2. Các loại doanh nghiệp, lĩnh vực CNC được trợ giúp của TechNZ:
• Các doanh nghiệp của New Zealand (loại này được quan tâm tài trợ);
• Các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể nhận được tài trợ từ
TechNZ nhưng phải chứng minh rằng Dự án NC&TK mang lại lợi
ích cho New Zealand;
• Tất cả các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin tài trợ phải đăng ký thuế và
đăng ký là doanh nghiệp hoặc tờ rớt.
TechNZ tập trung đầu tư phát triển công nghệ theo lĩnh vực ICT, chế
tạo, chế tạo sinh học (bao gồm cả thực phẩm và đồ uống) và công nghệ sinh
học. Các doanh nghiệp được TechNZ tài trợ là các doanh nghiệp khởi lập,
doanh nghiệp đã trưởng thành và cả các doanh nghiệp lớn.
3. Các chươ
ng trình tài trợ NC&TK của TechNZ
a) Chương trình công nghệ cho phát triển doanh nghiệp: là loại hỗ
trợ hoạt động NC&TK của doanh nghiệp. TBG định hướng vào các dự án
nhằm đưa các doanh nghiệp đạt được trình độ sản xuất sản phẩm dựa trên
công nghệ mới, giá trị gia tăng cao, vượt chội. Hiện tại Chương trình đang kêu
gọi các dự án về các lĩnh vực như sau:
• Các công nghiệp sinh học: tất cả các dự án các chuyên ngành, không
phân biệt
• Công nghệ sinh học: các dự án phải mang lại lợi ích cho NZ ví dụ
chế tạo trong nước hơn là mua li-xăng
• Chế tạo: dự án liên quan đến xuất khẩu được ưu tiên
• ICT: các dự án phần mền canh tranh rất mạnh nhưng vẫn có phần
cho điện tử và các ngành công nghiệp liên quan.
Theo chế độ của TBG, các doanh nghiệp được hỗ trợ tới 50% tổng chi
phi của dự án. Doanh nghiệp có cơ hội đầu tư thuận lợi để có công nghệ tiến
bộ, được khuyến khích đầu tư cho NC&TK qua các đầu tư mang tính chia sẻ
này và sau đó có thể là cả phần chi phí cho thương mại hoá. Nhữ

ng dự án
NC&TK điển hình có thể có chi phí tới 20.000 NZ đồng (tổng chi của dự án)
và các dự án lớn cũng có thể lên tới 800.000 NZ đồng.
b) Chương trình hỗ trợ đánh giá kỹ thuật - nghiên cứu khả thi: là loại
chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện NC&TK. Đối với các DNVVN
điều quan trọng là phải tiếp cận từng bước và từng bước đến công nghệ mới.
NC&TK tự nó đã có nh
ững thứ không biết được. Trước khi quyết định đầu tư
một khoản tiền lớn vào dự án NC&PT thì thấy cũng cần có sự thử nghiệm về
tính khả thi của các bước công nghệ dự kiến tiếp cận. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với DNVVN khi tiến hành từng bước một tiệm cận đến công nghệ
mới.

24
TechNZ chủ trương tài trợ cho hoạt động điều tra thí nghiệm ngắn hạn
về tính khả thi của cách tiếp cận công nghệ đã lựa chọn. Một dự án về sự khả
thi kỹ thuật cần được thực hiện cho dự án NC&TK trước khi tiến hành. Làm
điều này sẽ giảm thiểu sự mạo hiểm tài chính liên quan đến bước phát triển
công nghệ. Tài trợ có thể đến 50% tổ
ng chi phí dự án.
c) Tài trợ cho NC&TK khu vực tư nhân (Grants for Private Sector
R&D - GPSRD): là loại hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành hoạt động NC&TK,
đặc biệt là khu vực tư nhân. Tài trợ có thể tới 33,3% chi phí liên quan đến việc
doanh nghiệp chi phí cho NC&TK, giá trị tuyệt đối thấp nhất là 10.000 NZ
đồng và cao nhất là 100.000 NZ đồng (cả GST) cho DNVVN.
Dự án hỗ trợ phát triển kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm mới, quy
trình mới và dịch vụ trong DNVVN. GPSRD giúp doanh nghiệp giải quyết:
• Cần phát triển một quy trình công nghệ mới
• Cần phát triển một sản phẩm mới
• Một quy trình hoặc một sản phẩm đang hiện có cần có cải tiến nét

mới cho phù hợp với thị trường mới
• Một quy trình hoặc một sản phẩm đang hiện có cần nâng cấp để cung
cấp các chức năng mới hoặc đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tài trợ có thể cung cấp cho việc hỗ trợ phát triển kỹ năng của đội ngũ cán bộ
nghiên cứu và được xem như là đầu tư cho phát triển nhân lực KH&CN của
doanh nghiệp.
d) Hỗ trợ chuyên gia công nghệ (Technology Expert): là loại tài trợ sử
dụ
ng nhân lực, chuyên gia công nghệ trợ giúp doanh nghiệp triển khai các
hoạt động NC&TK. TechNZ cử các chuyên gia đến doanh nghiệp để giúp
doanh nghiệp triển khai sâu các dự án nghiên cứu hoặc phát triển công nghệ
định hướng thương mại, đến tại chỗ để chuyển giao kỹ năng và tri thức cho
các chuyên giạ của doanh nghiệp để tạo ra năng lực thương mại hoá công
nghệ và kỹ thuật mới. Doanh nghiệp có thể nộp đơn xin tài trợ
đến 168.750
đồng NZ (gồm 150.000 và thuế GST) trong một năm cho 1 chuyên gia để hỗ
trợ trả lương cho chuyên gia cho đủ với mức trả lương theo giá thị trường.
Các doanh nghiệp có trụ sở tại NZ phải là doanh nghiệp hợp pháp và có đăng
ký thuế GST, phải là doanh nghiệp sản xuất hàng bán hoặc dịch vụ vì mục
đích lợi nhuận và có tiếng tốt về tài chính.
Những dự án không thuộc pham vi hỗ trợ:
• Thay thế công nghệ chuẩn đã được biết mà nó có thể dễ dàng tiếp
cận
• Không bao gồm cơ chế và qui trình đã rõ ràng mà các kỹ năng và
năng lực của chuyên gia được phổ biến và tiếp nhận bởi doanh
nghiệp.

×