Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

thế giới nhân vật trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.78 KB, 55 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Khắc Trường là nhà văn quân đội, bước vào làng văn từ những
năm ở tuổi 20, khi đó người đọc biết đến ông với bút danh Thao Trường- một
cái tên rất quân đội. Đó là đầu những năm 70, từ người lính kĩ thuật của binh
chủng Phòng không - Không quân, Thao Trường trở thành phóng viên mặt
trận viết cho tờ in của báo binh chủng này, rồi ông viết đều đều cho tạp chí
Văn nghệ quân đội. Ông thuộc số những nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước, nhiều năm Thao Trường là tác giả bút kí, truyện
ngắn viết về chiến tranh, hậu phương quân đội và nông thôn. Năm 1986, ông
được trao giải nhất cuộc thi bút kí của tuần báo Văn nghệ và Đài Tiếng nói
Việt Nam phối hợp tổ chức. Sau này cũng tạp chí văn nghệ giới thiệu ông đi
học trường Viết văn Nguyễn Du (khoá 1) cho đến năm 1983.
Ở độ tuổi 44, cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma được
hoàn thành khi tác giả có độ chín nhất định về cảm nhận đời sống và nghề
văn. Đề tài và những vấn đề cuốn sách đặt ra không thật mới, vẫn là cuộc
tranh chấp quyền lực và ruộng đất ở nông thôn, vẫn là cuộc đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác, nhưng điều tác giả quan tâm ở đây là cuộc sống ở nông thôn
thời kì đổi mới, ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây
dựng xã hội mới - xã hội dân chủ, cần đấu tranh một cách kiên định và quyết
liệt hơn. Tiểu thuyết này được trao giải A của hội nhà văn Việt Nam năm
1991 (cùng với hai cuốn tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng và
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh). Mảnh đất lắm người nhiều ma từ khi
mới xuất hiện đã được giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc quan tâm chú ý,
được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, và đặc biệt được chuyển thể thành
kịch bản phim “Đất và người” năm 2001.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2


Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
2
Mảnh đất lắm người nhiều ma để lại dư âm trong lòng bạn đọc ấn
tượng về một tác phẩm hay, giàu giá trị không chỉ bởi ý nghĩa nội dung tư
tưởng mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Một mảnh đất nhỏ mà không phân biệt
rõ đâu là ma, đâu là người, cái đống hỗn tạp ấy là biểu hiện cụ thể của một xã
hội đang chuyển mình trong thời khắc giao thời giữa cái cũ và cái mới. Khi
mới xuất hiện trên diễn đàn Văn học những năm đổi mới, có nhiều ý kiến đặt
ra từ giới nghiên cứu và công chúng bạn đọc về vấn đề : có nên đổi tên nhan
đề cuốn sách cho phù hợp với nội dung hay không, đâu là con người, đâu là
ma, đâu là nhân vật tích cực, tiêu cực, đây là một vấn đề hết sức phức tạp,
chưa có sự thống nhất.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài khoá luận của mình là
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Nguyễn Khắc Trường với mong muốn lí giải được thành công của tác phẩm
trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
2. Lịch sử vấn đề
Nhân vật là vấn đề cốt lõi trong tác phẩm văn chương. Thế giới nhân
vật được nhìn nhận như một phạm trù mĩ học, nó thâu tóm mọi khả năng có
thể có trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tồn tại với tư cách như một chỉnh
thể nghệ thuật, thế giới nhân vật bao hàm trong đó nhiều vấn đề, nhiều khả
năng và vận động theo quy luật nội tại nhất định. Soi chiếu vào sáng tác từ
góc độ chỉnh thể trên cơ sở thế giới nhân vật, ta sẽ có cơ hội nắm bắt được đối
tượng nghiên cứu trong tính đa diện, đa tầng của nó. Bởi vậy những công
trình nghiên cứu về nhân vật cũng như thế giới nhân vật được giới nghiên cứu
phê bình đào xới một cách kĩ lưỡng.
Là một tác phẩm xuất sắc đạt giải cao của Hội nhà văn Việt Nam, tiểu
thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma nhận được sự quan tâm, đánh giá của
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn

3
các nhà nghiên cứu, phê bình. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu, các
bài viết sau:
Bài “Nguyễn Khắc Trường và…”, Trần Đăng Khoa đã rất sáng tạo khi
dựng nên một cuộc đối thoại giữa người và ma, khéo léo chỉ ra những ưu
điểm và hạn chế của cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Theo
Trần Đăng Khoa, điều đáng ghi nhận ở cuốn tiểu thuyết này là nhà văn đã có
vốn sống, sự am hiểu sâu sắc về đời sống nông thôn, ở nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật và ngôn ngữ của nó. Một nhược điểm dễ nhận thấy là kết cấu
truyện lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện nhân vật có phần gượng ép.
Trong bài viết “Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ
cái nhìn văn hoá” Lê Nguyên Cẩn đưa ra lời nhận định “cái tạo ra giá trị của
tác phẩm ngoài nội dung hiện thực gắn với một thời kì khó khăn của đất nước
mà còn là thế giời kì ảo mà Nguyễn Khắc Trường đã dụng công xây dựng với
các yếu tố kì ảo rất đặc trưng, đó là mô típ cái chết đi liền với môtíp ma hiện
hồn” Đặc biệt ở bài viết này tác giả còn chỉ rõ thế giới kì ảo được nhìn nhận
dưới ba góc độ: mối tình kì ảo, những nhân vật kì ảo, những nhân vật ma quái
dị dạng tạo ra sự lôi cuốn từ phía người đọc. Tuy chỉ đề cập tới một khía cạnh
của tác phẩm từ góc nhìn văn hoá nhưng bài viết là những chỉ dẫn, gợi ý quan
trọng để chúng tôi triển khai đề tài khoá luận này.
Trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma,
GS. Trần Đình Sử có sự đánh giá khách quan trên phương diện nội dung và
nghệ thuật cuốn sách như sau “ cuốn sách có sức lôi cuốn từ đầu đến cuối,
nhà văn đã đề xuất một hiện tượng xã hội nghiêm trọng đáng quan tâm trong
cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự
nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn (…) Đọc Nguyễn
Khắc Trường, tôi thấy anh rất sung sức, rất giàu các vốn sống, đặc biệt là
ngôn ngữ rất phong phú, sinh động, các thành ngữ, tục ngữ, các ngôn ngữ
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn

4
“bộ đội” được sử dụng linh hoạt làm cho lời trần thuật tươi tắn và có duyên.
Đồng thời GS cũng chỉ ra mặt hạn chế còn tồn tại của cuốn sách: Xung đột
mâu thuẫn chưa quyết liệt, cách xử lý, lối trần thuật quá thiên về hài, cái bi
chưa được khám phá tận đáy”[16;12].
Nhận xét về nghệ thuật Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Đăng
Mạnh cho rằng “đây là một cuốn truyện hấp dẫn nhờ nghệ thuật kể chuyện.
Sự dẫn dắt tình tiết, sự tổ chức các tình huống đã tạo được nhiều bất ngờ.
Các nút truyện thắt vào, cởi ra, lại thắt vào, cởi ra, người đọc khó đoán trước
được. Nhiều đoạn rất có không khí nông thôn với những phong tục tưởng rất
cổ xưa mà té ra là của hôm nay. Tác giả cũng tạo ra được nhiều nhân vật tuy
không thật sâu sắc nhưng cũng có nét cá tính gây được ấn tượng đậm nét đối
với người đọc, đặc biệt là những nhân vật ma quái, dị dạng hoặc những con
người bị ma chê, quỷ ám như anh em lão Hàm, chị Bé, bà Son [16;18]
Trong báo Giáo dục và thời đại, ngày 27/5/1991 tác giả Ngọc Anh đưa
ra lời nhận định cho cuốn tiểu thuyết “Nguyễn Khắc Trường tỏ ra vững vàng,
từ việc dựng truyện, xây dựng nhân vật, đến sử dụng ngôn ngữ. Trong tác
phẩm của anh, sự việc nọ nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch
khác, nhiều sự kiện rối rắm phức tạp, nhưng tác giả đã nhìn vào bản chất của
sự việc, giải quyết thấu đáo cứ như sự việc đúng như nó phải xảy ra như thế
(…) phải công nhận rằng tác giả Nguyễn Khắc Trường am hiểu sâu về nông
thôn và có vốn ngôn ngữ rất phong phú”.
Những ý kiến thảo luận đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình như
Hà Minh Đức, Phong Lê, Trung Trung Đỉnh,…, trên báo Văn nghệ ra ngày
25/1/1991 cho rằng đây là một tác phẩm hay về đề tài nông thôn trong thời kì
đổi mới, để lại dấu ấn đậm nét trên văn đàn của một nhà văn quân đội.
Ngoài ra còn có các bài viết của Lê Thanh Nghị trên tạp chí Tác phẩm
mới tháng 8/1991, Nguyễn Hữu Sơn báo Người Hà Nội, Hồng Diệu - tạp chí
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn

5
văn nghệ quân đội,…, đều ghi nhận giá trị nội dung và nghệ thật của tác
phẩm, bên cạnh đó là một số điểm non tay về kết cấu.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều khẳng định
việc xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp là phương diện thành công
của tác phẩm. Tuy nhiên các tác giả mới đưa ra những nhận định khái quát mà
chưa dành sự quan tâm thoả đáng cho sự tìm hiểu thế giới nhân vật trong cuốn
tiểu thuyết này. Chính khoảng trống ấy đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài
này để tìm hiểu.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận này tập trung nghiên cứu vấn đề: Thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khóa luận này lấy cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều
ma làm phạm vi nghiên cứu.
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường nhằm mục đích
sau:
Nắm vững hiểu biết lí luận về nhân vật, thế giới nhân vật trong văn học,
các biện pháp nghệ thuật thể hiện…
Vận dụng những kiến thức lí luận trên vào tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường để làm nổi bật giá trị nội dung và
đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở về đối tuợng và phạm vị nghiên cứu nêu trên chúng tôi sẽ
kết hợp vận dụng một số phuơng pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn

6
5.1 Phương pháp thống kê
5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
5.3 Phương pháp nghiên cứu lịch sử
5.4 Phương pháp phân loại thống kê
5.5 Phương pháp so sánh hệ thống
6. Đóng góp của khoá luận
Về mặt lí luận, với khoá luận này người viết sẽ làm nổi bật nét đặc sắc
về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Đồng thời khoá luận này
sẽ khẳng định thêm sự đúng đắn, tin cậy của con đường nghiên cứu văn học
hiện nay.
Về mặt thực tiễn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những
đóng góp mới của Nguyễn Khắc Trường về nghệ thuật tự sự trong văn học
Việt Nam. Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Nguyễn
Khắc Trường trong văn học thời kì đổi mới. Đồng thời sẽ giúp nguời đọc có
những kiến giải sâu sắc về nhà văn này.
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần thư mục tham khảo, khoá
luận đuợc triển khai thành ba chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thế giới nhân vật trong Mảnh đất lắm nguời nhiều ma của
Nguyễn Khắc Trường
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường.



Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn

7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 . Quan niệm về nhân vật
1.1.1. Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1.1. Khái niệm về nhân vật
Về mặt thuật ngữ:
Hiểu theo nghĩa rộng,“Nhân vật” là khái niệm không chỉ được dùng
trong văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Theo bộ Từ điển tiếng Việt
thì nhân vật là khái niệm hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả,
thể hiện trong tác phẩm văn học. Thứ hai, đó là người có một vai trò nhất định
trong xã hội [12;881] Tức thuật ngữ “nhân vật” được dùng phổ biến ở nhiều
mặt, cả đời sống xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng
ngày… Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận, chúng tôi chỉ đề cập
tới khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt định
nghĩa như vừa trích dẫn ở trên, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương.
Với ý nghĩa như thế của khái niệm nhân vật, ta sẽ trở lại xuất xứ của
thuật ngữ này.
Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” ( được gọi với cái tên persona) lúc
đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian,
chúng ta đã sử dụng thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất
để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện.
Đến cuốn Lí luận văn học, Phương Lựu đã định nghĩa khá kĩ về khái
niệm nhân vật văn học: Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được
miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
8

vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh… đó là những nhân vật không tên như
thằng bán Tơ, Mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,…, đó là những con
vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần
linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung, ý nghĩa con người (…) Khái
niệm nhân vật có khi chỉ được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con
người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhân vật văn
học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận biết
[10;277-278].
Trong cuốn Lí luận văn học, GS Hà Minh Đức lại định nghĩa như sau:
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không
phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự
thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp,
tính cách…và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường
được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là những
con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc hoạ sâu đậm
hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài
vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người… Cũng có khi đó
không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về
con người hoặc liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm
[6; 102].
Khái niệm nhân vật văn học còn được định nghĩa trong cuốn Từ điển
thuật ngữ Văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
với nội dung cơ bản giống với định nghĩa trong cuốn lí luận văn học đã nêu:
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.
Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, Chị Dậu, Anh Pha) cũng có
thể không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như
một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
9

bật nào đó trong tác phẩm (…) Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước
lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống [7;235].
Nói tóm lại, các nhà văn, các nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học bằng
cách này hay cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn căn bản gặp
nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải
là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học. Thứ hai,
đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang
linh hồn con người, đó là hình ảnh ẩn dụ về con người. Thứ ba, đó là đối
tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã
được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ tài năng.
Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan
trong nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học [10;280]. Đôtôiepki cũng
từng khẳng định: “ Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách”. Tính cách
với ý nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình văn học Nga đã
gọi tính cách là nhân vật. Ở đây cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử
của con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất tâm
sinh lí của họ, tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với
một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mức độ là
điển hình [2;105] và tính cách cũng tự nó cũng bao hàm những thuộc tính như
có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cả những nét
chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định đồng thời
cũng có một quá trình phát triển hợp với logíc khách quan của đời sống.
Như vậy, nhân vật có hạt nhân là tính cách. Trong tác phẩm văn
chương, có nhân vật được khắc hoạ tính cách nhiều hay ít nhưng cũng có
nhân vật không được khắc hoạ tính cách.
1.1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
10
“Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ điển

Triết học, thế giới có thể hiểu:
Theo nghĩa rộng: Thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả
những tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người). Thế giới là
nguồn gốc của nhận thức [13;1083].
Theo nghĩa hẹp: Thế giới dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là
toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia thế
giới vật chất đó thành hai lĩnh vực không có ranh giới tuyệt đối: Thế giới vĩ
mô và thế giới vi mô [13;1083].
Như vậy có thể nói: Thế giới là một phạm vi, một vũ trụ rộng lớn tồn
tại xung quanh con người và tồn tại độc lập với ý thức của con người.
Vậy thế giới nhân vật là gì? Khái niệm thế giới nhân vật là một phạm
trù rất rộng. Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được
xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác
giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà
văn, có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ.
Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần,
là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác
phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật, có
cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không
gian, thời gian,…, gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng về tác giả.
Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của
chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ,
môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối
nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia đình… Thế giới nhân vật vì thế
bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
11
những không giống với con người trong thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn
có ý nghĩa khái quát, tượng trưng.

Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại
nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ, tiêu chí nhất định.
Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khoá để bước vào
cánh cửa và khám phá thế giới nhân vật đó. Do đó nghiên cứu thế giới nhân
vật cũng khác với phân tích hình tượng thế giới nhân vật. Trong lịch sử văn
học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại
văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó.
1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học
Có thể nói rằng nhân vật văn học chính là hình ảnh thu nhỏ của con
người trong đời sống. Dưới lăng kính chủ quan của nhà văn, tính cách nhân
vật được nhào nặn ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng về con
người và cao hơn, nếu tính cách được khắc hoạ ở những nét điển hình thì
nhân vật sẽ trở thành điển hình của con người. Theo Bêlinxki, “nhà triết học
tư duy bằng phép tam đoạn luận, còn nhà thơ tư duy bằng hình tượng cụ thể
của một bức tranh”. Nói rộng ra tức là văn học phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng, bằng những nhân vật cụ thể. Do đó vai trò, chức năng đầu tiên, trọng
yếu nhất của nhân vật là làm phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực. Văn
học không thể thiếu vắng nhân vật bởi chỉ có thể qua nhân vật, nhà văn mới
thể hiện được nhận thức của mình về xã hội, về con người với những đặc
điểm về số phận, tích cách của nó. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc
vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định
[12;126].
Tính cách của nhân vật mang vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả nội
dung và hình thức của tác phẩm văn học. Về nội dung, nhân vật với tính cách
của nó đã trở thành phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm, nó có
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
12
nhiệm vụ cụ thể hoá sự thực hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm, tức thông qua sự
vận động và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái

quát hoá về nhận thức tư tưởng. Về mặt hình thức, nhân vật với tính cách của
nó đã quyết định phần lớn các yếu tố của hình thức như kết cấu, biện pháp thể
hiện nghệ thuật, lời nói nghệ thuật… Bàn về luận điểm này, Hêghen cũng
từng khẳng định: Tính cách là điểm trung tâm của mối quan hệ nội dung và
hình thức. Ta cũng cần lưu ý rằng: Tính cách nhân vật mang tính lịch sử,
nghĩa là tương ứng với mỗi thời đại lịch sử, các tính cách được tôn vinh hay
coi nhẹ là khác nhau, có thể trong thời này tính cách được tôn sùng nhưng
thời sau thì không, đôi khi tính cách ấy còn bị phủ định.
Trên đây là một số vai trò, chức năng cơ bản của nhân vật trong tác
phẩm văn chương. Và dường như ở bất cứ tác phẩm nào cũng hội tụ đầy đủ
vai trò, chức năng cơ bản đó của nhân vật.
1.1.3. Các loại nhân vật văn học cơ bản
Nhân vật văn học là một thế giới vô cùng phong phú và đa dạng. Nhân
vật văn học càng độc đáo thì hầu như không có sự lặp lại cho nên bộ mặt nhân
vật là rất phong phú. Song nhìn nhận ở phương diện tổng thể trong tác phẩm
văn học, các nhà nghiên cứu lí luận, các nhà nghiên cứu văn học đã chia thế
giới nhân vật văn học thành các kiểu loại khác nhau để dễ tiếp nhận, dễ phân
tích, đánh giá theo những tiêu chí như: nội dung, cấu trúc, vai trò, chức năng
… của nhân vật.
Thứ nhất, dựa vào vai trò của nhân vật với nội dung và hình thức của
tác phẩm có nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính
đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều và liên quan đến các sự kiện chủ yếu
trong tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Trong
nhân vật chính lại nổi lên nhân vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác
phẩm, về mặt ý nghĩa, đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
13
[10;282]. Còn lại là các nhân vật phụ đóng vai trò thứ yếu so với nhân vật
chính và nhân vật trung tâm. Nó thường xuất hiện để đối chiếu, so sánh làm

rõ nhân vật chính và nhân vật trung tâm.
Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm tính cách của nhân vật và lí tưởng xã hội
thẩm mĩ của tác giả lại có thể phân chia thành nhân vật chính diện (nhân vật
tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Hai kiểu nhân vật này
cũng mang tính lịch sử. Nhân vật chính diện mang trong mình phẩm chất đạo
đức phù hợp với lí tưởng xã hội thẩm mĩ của tác giả và thời đại, được nhà văn
khẳng định và đề cao. Ngược lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm
chất xấu xa, trái với lí tưởng đạo đức của tác giả và thời đại, đáng lên án và
phủ định.
Thứ ba, dựa vào sự phân chia loại thể theo truyền thống của Aristôt thì
gồm có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch. Trong đó nhân vật trữ
tình được thể hiện chủ yếu qua thế giới tinh thần, nội tâm và cảm xúc phong
phú. Nhân vật trữ tình thường không thể hiện qua hành động hoặc nếu có xuất
hiện hành động thì hành động đó đóng vai trò khơi gợi tính cảm xúc chứ
không có tác dụng thúc đẩy thành xung đột. Nhân vật tự sự là nhân vật xuất
hiện trong các tác phẩm tự sự (truyện, tiểu thuyết, kí…) nó thường hiện lên
đầy đủ từ ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đến nội tâm bên trong. Nhân vật tự sự
là con người đời thường tham gia vào các tình huống khác nhau của đời sống
để tạo thành chuỗi các tình tiết xung đột trong tác phẩm. Bên cạnh đó nhân
vật kịch là loại nhân vật hiện lên chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, lời
nói và xung đột, ít được miêu tả cụ thể về ngoại hình.
Ngoài các tiêu chí phân chia nhân vật ở trên còn có một tiêu chí nữa, đó
là dựa vào cấu trúc của nhân vật người ta phân loại thành: Nhân vật chức
năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
14
Nhân vật chức năng: Là nhân vật xuất hiện để thực hiện một số chức
năng nào đó. Loại nhân vật này thường có đặc điểm, tính cách ổn định với
những phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối. Nhân vật chức

năng thường thấy trong văn học dân gian, văn học Cổ Trung đại như Tiên,
Bụt, Thần… xuất hiện để giúp đỡ người tốt, thử thách con người, ban phát
hạnh phúc.
Nhân vật loại hình: Là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã
hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật nhằm
khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy được gọi là điển
hình. Loại nhân vật này bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã
hội được nêu bật hơn hẳn các tính chất khác. Dĩ nhiên nhân vật loại hình như
mọi nhân vật văn học khác, đòi hỏi một cá tính nhất định, được thể hiện một
cách sinh động qua các chi tiết cụ thể, sinh động, chân thực. Nhân vật loại
hình thường xuất hiện nhiều trong các trào lưu văn học Cổ điển.
Nhân vật tính cách: Nhân vật tính cách thường xuất hiện trong văn học
hiện đại, là loại nhân vật có tính cách nổi bật được xây dựng cụ thể, sinh động
như con người thực ngoài đời. Khái niệm tính cách ở đây được dùng để chỉ
cho loại được miêu tả.
Nhân vật tư tưởng: Là nhân vật có tư tưởng, nhân cách nhưng cơ bản
của nó là hiện thân của một ý thức như GiăngVan-Giăng; Giave của
V.Huygo.
Trên đây là những loại nhân vật thường gặp. Sự phân biệt này chỉ mang
tính chất tương đối, nó chỉ nhằm nhấn mạnh nét trội, nét đặc trưng cơ bản của
một nhân vật nào đó.
1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới
Như đã khẳng định ở trên, trong tác phẩm văn chương nghệ thuật, nhân
vật là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
15
nghệ thuật của nhà văn về con người. Tiểu thuyết ngoài khả năng tái hiện bức
tranh toàn cảnh của đời sống xã hội còn có khả năng đi sâu khám phá số phận
con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố chi phối các yếu tố

khác của nghệ thuật biểu hiện. Quan niệm nghệ thuật về con người gắn liền
với đời sống văn học của mỗi giai đoạn lịch sử.
Văn học Việt Nam sau 1986 có sự chuyển biến từ tư duy sử thi sang tư
duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư.
Tiểu thuyết đã phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực con
người trong giai đoạn mới một cách nhanh chóng và sắc bén.
Sang thế kỉ 20, khi các tiểu thuyết gia hiện đại phương Tây, đặc biệt là
ở Pháp không chú trọng đến nhân vật, họ cho rằng tiểu thuyết của các nhân
vật đã thuộc về quá khứ. Khi hoàn cảnh xã hội đã đổi khác, trong bối cảnh
hỗn độn của cuộc sống cá nhân không còn giữ được sức mạnh tuyệt đỉnh, vì
thế tiểu thuyết đã không dung nạp loại nhân vật có tính cách hoặc như người
ta thường gọi là “phản nhân vật”. Trong tác phẩm của họ thay vì nhân vật là
“đồ vật” hoặc chỉ còn là duy nhất dòng chảy của ngôn từ, nhân vật chỉ còn là
những đại từ mơ hồ thì trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, con người với tất
cả những mối quan hệ ứng xử, thân phận và cuộc đời của nó là đối tượng và
cũng là đặc trưng cơ bản của thể loại.
Số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn.
Nhiều cuốn tiểu thuyết đã hướng tới miêu tả số phận những con người bình
thường với những bi kịch của cuộc đời họ. Bi kịch giữa khát vọng và thực
trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân
bản.
Trong giai đoạn đổi mới, vấn đề con người cá thể được đặt ra một cách
bức xúc, mạnh mẽ, trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Song con người cá
thể trong văn học hiện nay không phải là con người của chủ nghĩa cá nhân,
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
16
của chủ nghĩa cực đoan, phủ nhận mọi nền tảng đạo đức đã được thiết lập
không chịu sự tác động của xã hội. Mà ở đây số phận cá nhân được giải quyết
thoả đáng trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng xã hội. Đằng sau mỗi cá

thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại.
Các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình
thường trong những môi trường đời sống bình thường. Nhân vật trong tiểu
thuyết là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau: “đầy những
vết dập xoá trên thân thể” các nhà văn đã thể hiện thành công bi kịch cá nhân
của con người qua nhân vật Giang Minh Sài trong Thời Xa Vắng, Vạn trong
Bến Không Chồng….
Tiểu thuyết Việt Nam những năm đổi mới không chỉ đi sâu vào thân
phận con người mà còn đề cập tới khát vọng sống, về hạnh phúc cá nhân, về
tình yêu đôi lứa. Các tác giả đã khai thác con người tự nhiên trước nhu cầu
của hạnh phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư, khi con người đã trở về với
cuộc sống đời thường trong hàng loạt tác phẩm của Lê Lựu, MaVăn
Kháng,…đã thể hiện được sự gắn bó giữa sự nghiệp chung với hạnh phúc
riêng, giữa con người cá nhân và con người xã hội.
Các cây bút tiểu thuyết những năm đổi mới đã có ý thức đi sâu vào thế
giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện con người đích
thực. Sự xuất hiện con người tâm linh biểu hiện sự đổi mới trong quan niệm
nghệ thuật về con người của văn học. Tiểu thuyết đã bắt đầu tiếp cận với đằng
sau thế giới hiện thực, đó là thế giới tâm linh, vô thức, tiềm thức…Các nhà
văn đã cố gắng thoát ra khỏi kiểu phản ánh hiện thực được hiểu một cách
thông tục của tiểu thuyết trước đây. Với quan niệm nghệ thuật mới họ đã có ý
thức thay đổi hình thức biểu đạt.
Ở giai đoạn lịch sử mới, người viết có những chuyển hướng trong nhận
thức, tư duy về bản thể người. Các nhà tiểu thyết Việt Nam đã phá vỡ cái nhìn
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
17
đơn phiến, tĩnh tại để tạo ra cái nhìn phức tạp hơn, đa diện hơn và vì thế sâu
sắc hơn về con người.
Con người xuất hiện trong hàng loạt các tiểu thuyết là con người trần

thế với tất cả chất người tự nhiên của nó, ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp
hèn, ý thức và vô thức. Thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp của con
người chịu sự chi phối của hai lực lượng vừa đối lâp, vừa hoà đồng, vừa chối
bỏ lại vừa chung sống với nhau bởi “con người không bao giờ trùng khít với
chính nó” (Bakhơtin).
Tiểu thuyết những năm đổi mới đã quan niệm con người cá nhân như
một nhân cách kiểu mới. Nhà văn đã nhận diện con người đích thực với nhiều
kiểu dạng nhân vật, biểu hiện phong phú và đa dạng nhu cầu tự ý thức, sự hoà
hợp con người tự nhiên, con người tâm linh và con người xã hội.
Trên lĩnh vực tiểu thuyết, nhà văn đã khắc hoạ chân dung những con
người vừa đời thường, bản thể, vừa đẹp đẽ, thánh thiện, luôn khát khao cái
đẹp hướng tới cái thiện. Đó là nét nổi bật mang ý nghĩa nhân văn khi nhìn
nhận con người, tạo nên tiếng nói đa thanh, đầy hoà âm và nghịch âm trong
tiểu thuyết.










Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
18

CHƯƠNG 2: THẾGIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT


MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC
TRƯỜNG

Nhan đề cuốn sách “Mảnh đất lắm người nhiều ma” từ khi xuất hiện
trong làng văn thời kì đổi mới đã gây sự chú ý đặc biệt từ phía người đọc và
giới nghiên cứu phê bình văn học. Chỉ với một mảnh đất nhỏ xíu- xóm Giếng
Chùa mà đã có biết bao những hồn ma bóng quỷ, những kiếp người đoạ đày,
thật - giả, âm – dương lẫn lộn, ma trong truyện kể, ma trong nỗi hoảng loạn,
sợ hãi, con ma trong mỗi con người, đâu là phần người, đâu là ác quỷ, thật
không dễ dàng nhận biết được. Có thể nói Thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vô cùng
đa dạng, phức tạp. Trong khuôn khổ của một khoá luận, chúng tôi xin đi sâu
vào tìm hiều một số loại nhân vật cơ bản sau:
2.1. Nhân vật kì ảo
Ở phương diện nghệ thuật, nhân vật kì ảo là loại nhân vật được xây
dựng bằng bút pháp hư ảo, có nhiều đặc điểm lạ kì, dị dạng. Trong Mảnh đất
lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã dụng công xây dựng kiểu
nhân vật kì ảo. Đó là những con ma nữ trong mối tình với lão Quyềnh thời
niên thiếu, nhân vật chị Bé trong mối tình vượt ngưỡng kì lạ với ông Hàm,
hình ảnh đứa con chị Bé với cái chết khiếp đảm, hình ảnh những nhân vật ma
quái nửa người nửa ma như cô Thống Biệu, nhân vật dị dạng khác người như
ông Hàm, vợ Phúc, thằng Đãi…Kiểu nhân vật này gắn liền với cốt truyện và
chủ đề tác phẩm. Nó đóng vai trò là hướng dẫn viên đẫn dắt độc giả vào
những môi trường khác nhau của đời sống.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
19
Nhân vật ma quái xuất hiện trong tiểu thuyết này được kể lại trong giai
thoại về cậu cả Quỳnh, đó là một câu chuyện li kì nhưng bi đát mà những
người còn sống ở đất Giếng Chùa còn nhớ rõ. Giữa độ tuổi thanh niên lớn

phổng phao “mặt mũi thô vụng, thật thà” không hiểu ma xui, quỷ khiến thế
nào mà tối nào cậu cũng giấu cha mẹ ra gốc si hẹn hò với “con ma nữ trắng
lôm lốp từ chân tới đầu. Tóc rất dài, buông xoã, khiến khuôn mặt lấp vào
trong mờ ảo, không sao nhìn rõ được. Chân đi nhẹ lướt (…) người con gái kia
chỉ là một cái bóng trắng, một hình người chứ không phải là người. Cái hình
người ấy đi tựa vào vai con trai ông. Đang chập chờn ở bên trái, chớp mắt
một cái lại thấy cái bóng đi bên phải cậu cả và rất nhanh đã hiện rõ lồ lộ là
một người đàn bà đẹp như tiên sa”. Khi bị ông bố phát hiện và không còn
gặp ma nữa, cậu bị ma ám và ốm li bì. Thầy cúng trị tà ba đêm bẩy ngày,
dùng bùa phép và hình nhân thế mạng, sáng ra đã thấy một bầy đom đóm chết
dày quanh gốc si như một sự tuẫn tiết, con nào con nấy to bằng đầu đũa, cậu
cả khỏi ốm nhưng như người mất trí [14;12]. Như vậy sự xuất hiện của nhân
vật ma nữ trong tác phẩm vừa tạo không khí hư - thực, ma quái rùng rợn,
đồng thời yếu tố kì ảo này còn là cách thức lí giải số phận cuộc đời éo le của
nhân vật chính - câụ cả Quỳnh. Ở đây có thể thấy sự khác nhau trong mục
đích nghệ thuật của các tác giả cùng sử dụng một phương thức nghệ thuật.
Nếu như Cù Hựu, Bồ Tùng Linh…xây dựng chuyện tình giữa người và hồn
ma nhằm phê phán, trừng phạt thói ham nữ sắc của nhân vật nam, trực tiếp
mang tính chất thuyết lí, giáo dục, cảnh giới con người trước bờ vực của sự sa
đoạ nhân cách, hay ngợi ca tình yêu tự do… thì Nguyễn Khắc Trường qua
nhân vật kì ảo là ma nữ để lí giải số phận con người và xã hội hiện thực.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma có năm cái chết trải dài theo
tiến trình thời gian, gắn với những sự kiện đang diễn ra lúc công khai, lúc
ngấm ngầm trong cái xóm Giếng Chùa bé nhỏ ấy. Đó là cái chết bất thường
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
20
của ông Vũ Đình Đại, cái chết bi thảm của lão Quyềnh, cái chết bi ai của
người phụ nữ vô tội là bà Son, cái chết hiển thánh của cô Thống Biệu, và đặc
biệt là cái chết khiếp đảm của nhân vật kì ảo không tên - con chị Bé. Đứa bé

và người đàn bà khổ sở đến từ cái nơi vì đói quá mà đã có nhà bỏ thuốc sâu
vào nồi cháo để ăn rồi cũng chết cho rảnh nợ. Vì ốm đói, vì không có điều
kiện chăm sóc mà nó chết. Cái xác của đứa trẻ thơ khiến lão Quyềnh và chị
Bé kinh hoàng, ngất xỉu khi con mèo nhảy qua “cái bọc chăn đang nằm im,
tức là đứa bé bốn tuổi con người đàn bà đã chết từ lúc chập tối bị luồng sóng
điện từ mắt con mèo hoang đứng bật dậy (…) cái thi hài kia nhổm hẳn lên,
gạt cả chiếc vỏ chăn rơi xuống đất. Cái xác không hồn dở đứng, dở ngồi ở
một tư thế rất châng lâng, chới với trong một giây rồi ngã đánh “roàng”
xuống mặt chõng”. Cảnh tượng này tạo ra một ma lực, làm tang thương thêm
hoàn cảnh của hai mẹ con chị Bé đồng thời phủ lên và báo trước màu tang tóc
cho xóm Giếng Chùa.
Nhân vật kì ảo trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường còn hiện ra
qua những khuôn mặt không nói là dị dạng thì cũng rất khác lạ như nhân vật
ông Hàm, vợ Phúc, thằng Đãi… Chẳng hạn nhân vật Hàm “thọt” được miêu
tả là “xấu mã, người lùn và to ngang, đó là dáng điệu của gấu, chân tay ngắn,
mặt ngắn, chán cũng ngắn choằn” [14;61]. Thậm chí có câu ca về vợ chồng
Hàm - Son như sau “vợ thì tươi tắn như hoa, chồng thì nhăn nhó chẳng ma
nào nhìn”. Nhân dạng ấy của ông Hàm nói lên phần nào con người thô lỗ, bạo
lực, độc đoán ở nhân vật này.
Nhân vật nửa người, nửa ma quái được khắc hoạ trong “Mảnh đất lắm
người nhiều ma” là con người có cái tên rất lạ: cô Thống Biệu. “Cô” đã gần
90 tuổi, vẫn giữ cái dáng mảnh mai của mình. Phải chăng nghề nghiệp nào
cũng có cái tướng mạo riêng của nó? Cô Thống có cái dáng “ đồng cô bóng
cậu. Đi đứng ẽo ợt, nói giọng kim, râu ria chẳng có và ăn uống cũng như đàn
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
21
bà con gái, “cô” sợ ớt, sợ tỏi, ưa của chua…bộ mặt nhỏ như mặt chim…nước
da mai mái…đi đứng thõng thà, thõng thượt…[14;13- 14]. Và đặc biệt cô
Thống “vừa giỏi việc âm lại vừa tài việc dương” nhân hình cô Thống Biệu

không giống với bất kì ai ở cái xóm Giếng Chùa. Trên mảnh đất này chỉ có
mình “cô” tiên đoán được sự hỗn loạn sắp diễn ra ở nơi làng quê bé nhỏ này
nên sớm thoát tục vì bất lực. Cô Thống xuất hiện còn tạo ra cái phông ma
quái - tiếng nói của vô thức và là người phát ngôn cho chủ đề câu chuyện.
Sự lựa chọn nhân vật, xây dựng mối quan hệ giữa các nhân vật là điểm
hội tụ nội dung tác phẩm, là phương tiện nghệ thuật thể hiện quan niệm về
con người, về xã hội của tác giả. Các nhân vật kì ảo được xây dựng trong tổng
thể thế giới nhân vật của tiểu thuyết tạo nên chiều sâu triết lí và sức sống lâu
bền cho tác phẩm.
2.2. Nhân vật tha hoá
Theo Từ điển tiếng Việt, tha hoá là sự biến chất thành xấu đi
[12;1126]
Nhân vật tha hoá là nhân vật suốt ngày bận rộn với những toan tính dục
vọng, ham muốn cá nhân. Và trong cuộc sống mưu sinh đó không ít kẻ đã ngã
gục, họ không còn giữ được cái bản chất và thiên lương trong sáng nữa. Tâm
hồn họ bị vẩn đục, suy nghĩ thì tối tăm, nhỏ nhen, hành động trở nên bỉ ổi. Sự
tha hoá biến chất trở thành sự thực tất yếu và phổ biến. Với tâm lí như thế,
con người không chỉ tăm tối trong suy nghĩ và hành động mà còn trở nên độc
ác, lạnh lùng và tàn nhẫn.
Trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, dường như bên cạnh kiểu
nhân vật kì ảo, Nguyễn Khắc Trường dụng công xây dựng nhân vật tha hóa
nhằm đưa người đọc trở về gần hơn nữa với thế giới thực tại, để lí giải sâu sắc
hơn cuộc sống nơi Giếng Chùa đâu mới là phần ma, phần quỷ, nguyên nhân
nào dẫn tới hiện tượng đau thương đó. Trong giới hạn đề tài khoá luận, chúng
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
22
tôi xem xét nhân vật tha hoá trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma
dưới góc độ hai kiểu nhân vật chính như sau:
2.2.1. Nhân vật tha hoá do hoàn cảnh sống

Dù ở dưới góc độ nào đi chăng nữa thì hoàn cảnh luôn chi phối mạnh
mẽ tới tình cảm, lối sống, tính cách con người, môi trường xã hội quy định tới
chiều hướng con đường đời của nhân vật. Môi trường tốt đẹp thì con người
trở nên lương thiện hơn, môi trường còn tồn tại những cái ác, cái xấu dễ làm
con người đánh mất đi chính mình.
Bối cảnh câu chuyện là những ngày Giáp hạt đói khát “không dè cái
đói Giáp hạt này lại có đủ móng vuốt nhảy xổ vào cái xóm Giếng Chùa, xóm
vẫn quen đứng đầu vế cái sang, cái giàu toàn xã”. Đây là thời điểm mà cuộc
sống người dân thôn quê bị đảo lộn bởi cái đói cái khát “Bà Đồ Ngật, người
vẫn quen ăn trắng mặt trơn, phiên chợ nào cũng xách cái làn mây đi mua
hôm thì chân giò lợn ỉ, hôm thì cá chép cả con giẫy đành đạch. Giờ cạn vốn,
liền “sáng chế” ra bánh mạt ngô thứ ngô trước đây chỉ dùng chăn gà để ăn
trừ bữa”. Cái đói như vị thần ác quỷ làm lung lạc ý trí, khiến con người ta
sống nhỏ nhen tầm thường. Đó là hình ảnh của ông Quản Ngư, một thời được
cả làng khen “trí lớn gan to, nước lã mà vã nên hồ, giờ đây đóng cửa ăn cháo
cám, làm bánh đồ cách thuỷ cho lạ miệng, nhưng nguyên liệu vẫn là cám”,
đến nỗi cả ông và đứa con út gần mười tuổi phải khổ sở lấy que đào mới đi
ngoài được.
Cái đói những ngày Giáp hạt làm héo hắt cuộc sống con người, những
người nông dân lương thiện, hồn nhiên giờ đây biến dạng về nhân hình “cái
cười lúc đói đã không ra tiếng, lại bóp cho héo quắt cả mặt, trông mà nẫu
ruột”. Những mặt người hao gầy, nhớt nhác, hớt hải cứ tưởng vội vã đi đâu
nhưng kì thực chẳng có việc gì hết chỉ ra vào quanh quẩn với cái bụng sôi èo
èo [14;7].
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
23
Cái đói cái nghèo trong những năm đầu công cuộc đổi mới ở nông thôn
trên trang viết của Nguyễn Khắc Trường dường như ta thấy thấp thoáng hình
ảnh của những chị Dậu, cái Tí trong Tắt Đèn - Ngô Tất Tố hay Lão Hạc

trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, tất cả dường như trở nên méo mó,
khổ sở, không những họ tự đánh mất đi nhân hình mà nhân tính đã bị quỷ dữ
lấy đi tự lúc nào không hay. Mối quan hệ tốt đẹp giữa anh em trong gia đình,
tình nghĩa sâu nặng giữa hàng xóm láng giềng giờ đây bị đẩy lùi ra xa,
nhường chỗ cho những ham muốn vật chất tầm thường, họ ích kỉ, mất tính
người. Quàng là người em trai ruột của Quềnh, khi cha mẹ mất đi đã không
chia hương hoả cho người anh ngờ nghệch mà còn “chiếm hết cả ao cả vườn,
chỉ xí cho Quềnh một góc ớm nắng ven vẻn chừng dăm cái nong, cắt đứt tình
nghĩa với người anh không chút thương xót. Quàng trở nên táng tận lương
tâm khi nghe tin Quềnh bội thực mà chết (…) Quàng quyết định chôn cất anh
mình thật nhanh, con ma keo kiệt trong nguời Quàng đã xui Quàng làm một
việc táng tận, hắn chôn ông anh khốn khổ bằng một bó chiếu” [14; 51].
Cuộc sống túng thiếu, nghèo khó đã làm con người tự đánh mất đi nhân
hình, nhân tính của chính mình. Đó là hình ảnh anh chàng Thó không nghề
nghiệp ổn định, làm việc bất lương hay ăn trộm ăn cắp, chỉ vì một hũ rượu
trong đám tang cụ cố Vũ Đình Đại, Thó chấp nhận là một con ma đội lốt
người doạ dẫm bà Phúc “Thó vớ lấy cái chậu nhôm đang dựa cạnh đống bát
đũa, đưa lên che lấy mặt, chân đứng lom khom ở tư thế vùng chạy. Bà Phúc
đang xăm xăm, tí nữa đâm sầm vào “con ma” đang đứng sừng sững trước
mặt [14; 35]. Cuộc sống mưu sinh xô đẩy Thó vào con đường tiếp tay cho kẻ
ác, đang tâm đào mồ, đào mả cụ Cố chi họ Vũ Đình, đào mả chôn cất lại xác
Quyềnh…đó là bi kịch của người nông dân mất đi bản chất lương thiện, đang
sa ngã, trượt dài trên con đường tội ác.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
24
Cái đói nghèo khiến con người ta dễ dàng đánh đổi tất cả chỉ mong
mình tồn tại như một con người. Đó là hình ảnh của người phụ nữ tha phương
cầu thực với cái tên chị Bé “Đó là một người đàn bà tuổi dòng dòng. Cao và
gầy. Hốc hác và lôi thôi. Nhưng chân tay lại rất nhanh” Cuộc đời của chị trải

qua những thăng trầm đau khổ “đến từ cái nơi mà đã có nhà bỏ thuốc độc vào
nồi cháo để ăn rồi cùng chết cho rảnh nợ” [14; 40]. Hoàn cảnh trớ trêu xô
đẩy chị cùng với đứa con gái bé bỏng không đất dung thân, chị đi ở nhờ cầu
may, trả thù nhà chủ cùng với nỗi uất hận nhưng không thành, cuối cùng chị
bế đứa con bỏ đi và đứa bé chẳng may ốm và chết. Người đàn bà tứ cố vô
thân, không chồng con, chị ta bằng mọi giá “phải giành sự sống đang chơi vơi
lơ lửng như cánh diều trước gió chỉ trực bay tuột mất khỏi đôi tay khoẻ mạnh
của chị”. Bất chấp luật lệ gia phong, chị tiến dần từng bước thay thế bà Son
để chiếm lấy gia tài nhà ông Hàm “bóng đêm càng làm cho cái chất táo tợn
của người đàn bà lồng lên như ngựa”. Chưa dừng lại ở đó, người phụ nữ này
tha hoá tới mức, cứu sống sự tồn tại của mình bằng cách mượn danh cô
Thống Biệu, giả hồn ma lên đồng nhằm lừa gạt mọi người. Cõi linh thiêng giờ
đây trở thành bóng đêm để con người tội lỗi ra tay, con người càng lún sâu
hơn và không có cách nào cứu chữa được
Một nguyên nhân nữa đẩy con người xóm Giếng Chùa mất đi nhân
hình, nhân tính là do những hủ tục lạc hậu, trì trệ vẫn còn ăn sâu trong tiềm
thức của người dân. Cái bóng ma có trong câu chuyện kể, con ma trong suy
nghĩ của con người, con ma trong bản thân mỗi người, đó là trở ngại rất lớn
trong công cuộc xây dựng đất nước, Nguyễn Khắc Trường viết “Xóm Giếng
Chùa, xóm đứng đầu về cái sang, cái giàu toàn xã” nhưng để được cái đó thì
ông lí giải “Thành thử đường làng được lát bằng những niềm vui, niềm hạnh
phúc, sự kiêu hãnh về của những chức danh, và được lát bằng cả những nỗi
đau khổ ê chề mảnh đời”[14; 5]. Tâm lí thần linh trên núi ông Bụt, những con
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn
25
ma trêu người trên những phiên chợ, câu chuyện kể về lão Quyềnh khi xưa đã
trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí con người, họ nhìn cuộc đời xa rời thực tế,
bởi vậy vợ Phúc mới tưởng con ma mà mình bắt gặp có thật chứ không nghi
ngờ là người chêu….Hay chi tiết Thó sau khi cùng lão Ích, Quàng chôn xong

lão Quyềnh về lại hốt hoảng tưởng lầm người phụ nữ sống nhờ túp lều lão là
ma “Thó bước giật lùi. Được mấy bước Thó quay cổ vùng chạy. Đúng là như
ma đuổi, lao cả vào những bụi gai xấu hổ, ngã lăn chiêng lại vùng dậy chạy.
Vừa chạy miệng vừa a a như người câm hoảng loạn” Không chỉ có Thó,
ngay cả bà Đồ Ngật, đã sống hơn nửa cuộc đời mà vẫn bị cái tâm lí ấy chi
phối, ám ảnh, bởi vậy khi trông thấy chị Bé “bà Đồ Ngật chạy te tái đến thở
ra đằng tai” [14; 53].
Như vậy, thông qua hàng loạt những nhân vật trong truyện: bà Đồ Ngật,
ông Quản Ngư, thằng Thó, chị Bé…có thể nói rằng môi trường sống đã chi
phối rất lớn tới cuộc sống, tính cách và tình cảm của con người. Chỉ cần một
nạn đói những năm Giáp hạt thôi, người ta sẵn sàng từ bỏ những tình cảm tốt
đẹp, thiêng liêng để mưu cầu lợi ích cá nhân, đánh mất tình thương và trách
nhiệm bản thân mình. Những phong tục hủ lậu, những định kiến lỗi thời của
một xã hội đã qua giờ đây vẫn còn sức mạnh chi phối tới đời sống tâm linh, ý
thức của con người biến họ dần trở nên ù lì, mệt mỏi, mất sự sống.
2.2.2. Nhân vật tự tha hoá
Nhân vật tự tha hoá là những con người bản thân họ ích kỉ, vụ lợi, tự
đánh mất đi bản thân mình và những mối quan hệ tốt đẹp xung quanh. Trong
những năm đầu của công cuộc đổi mới, cuộc sống nông thôn ta cũng cựa quậy
vận động theo chiều hướng tích cực. Song bên cạnh đó là cuộc đấu tranh dai
dẳng, ngấm ngầm mà vô cùng quyết liệt nhằm tranh chấp quyền lực, đất đai
giữa các bè đảng, phe cánh trong làng ngoài xã. Họ không trừ một thủ đoạn
nào (kể cả dồn người thân vào chỗ chết), lợi dụng nhân danh các tổ chức

×