PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vài thập kỷ cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết Việt Nam nh có phần chững
lại, Ýt gặt hái được những thành công rực rỡ. Người ta thường nhắc đến
những thành công ở thể loại truyện ngắn của nhiều cây bút có thương hiệu
như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư,
Còn ở thể loại tiểu thuyết, trong vài thập kỷ này, dường như đang vắng bóng
những tên tuổi nổi trội.
Trước thực tế đó, những người quan tâm đến sự phát triển của tiểu
thuyết đã phải lên tiếng "khích lệ" hoặc dóng những hồi chuông "báo động"
về tiểu thuyết. Chuyên luận Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu? của nhiều tác
giả cùng các bài viết nghiên cứu phê bình của những cây bút tiểu thuyết có
nghề đang hâm nóng bầu không khí tiểu thuyết. Kết quả, có khá nhiều ý kiến
trái ngược nhau khi đánh giá thực trạng tiểu thuyết đương đại. Nhà văn Ma
Văn Kháng trong bài viết Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế trên báo
Văn nghệ số 46 năm 2002 đã khái quát về tình hình tiểu thuyết Việt Nam như
sau: "Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại dường như đang rơi vào trạng thái cụt
nhụt sức sáng tạo. Số tiểu thuyết hàng năm đã Ýt ỏi, lại còn yếu kém, gần nh
không gây được Ên tượng gì với bạn đọc"
Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Xuân Khánh cho ra đời hai tiểu thuyết:
Hồ Quý Ly (2000) và tiếp đó là Mẫu Thượng Ngàn (2006) đã làm xôn xao văn
đàn Việt Nam.
Cả hai cuốn tiểu thuyết đều giành những giải thưởng cao: Hồ Quý
Ly - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam - 2001, giải thưởng Hội Nhà văn
Hà Nội 2001 ; Mẫu Thượng Ngàn - giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội
2006 , được giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao và độc giả đón nhận
nồng nhiệt. Đây thực sự là một kết quả đáng trân trọng của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại.
1
Hai cuốn tiểu thuyết đã thành công trên nhiều bình diện, có nhiều giá
trị, nhưng Ên tượng nổi bật là sức cuốn hút của thế giới nhân vật của chúng.
Nhân vật là yếu tố nghệ thuật quan trọng bậc nhất của thể loại tự sự
(trong đó có tiểu thuyết). Không có nhân vật sẽ không có tiểu thuyết. Tiểu
thuyết hay phải có nhân vật hay và độc đáo. Những cách tân đổi mới về nghệ
thuật tiểu thuyết hầu như đều gắn với vấn đề thể hiện nhân vật. Nhân vật
chính là quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn thể hiện trong tác
phẩm, là nơi tập trung thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh
rất phong phó, đa dạng, sinh động và hấp dẫn. Đây chính là vấn đề chúng tôi
quan tâm nghiên cứu, là đề tài của luận văn.
Hiện đã có không Ýt ý kiến, bài nghiên cứu phê bình về hai cuốn tiểu
thuyết này trong đó có bàn luận về nhân vật ở cả hai tác phẩm.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào viết
chuyên về thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết một cách hệ thống,
đầy đủ và sâu sắc. Vì thế, chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh làm đối tượng
nghiên cứu, chúng tôi mong muốn được tìm hiểu, phát hiện những đóng góp
quan trọng của nhà văn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật; hy vọng góp được
một chút gì đó trong việc đánh giá tác phẩm và tác giả trong nền tiểu thuyết
Việt Nam đương đại. Ngoài ra đây là cơ hội chúng tôi được củng cố nắm
chắc hơn những kiến thức lý luận về nhân vật trong việc nghiên cứu cũng
như giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê gốc ở làng Cổ Nhuế - Hà
Nội. Ông là nhà văn thuộc thế hệ Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thị Ngọc Tú,
Nguyễn Cẩm Thạnh, Ông viết chậm và sáng tác không nhiều. Có thể nói,
2
trước Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh là cái tên Ýt
được biết tới.
Nguyễn Xuân Khánh từng là sinh viên Đại học Y khoa, rồi tham gia
quân ngũ. Sau thời gian quân ngũ, ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân
đội. Trong thời gian đó, ông sáng tác truyện ngắn đầu tay Một đêm và được
giải thưởng Văn nghệ Quân đội năm 1958. Đó là chuyện về một anh lính trẻ
đi bộ suốt đêm để về trả phép đúng hẹn, và suốt đêm Êy anh đẩy giúp chuyến
xe của một người đàn bà. Tiếp đó năm 1963 , Nguyễn Xuân Khánh cho ra
mắt tập truyện Rừng sâu. Câu chuyện mang tên tập sách nói về một anh bộ
đội coi kho hàng trong rừng sâu, hết chiến tranh người ta quên mất cái kho
đó, nhưng anh vẫn ở lại rừng sâu coi kho
Sau đó, vì bị coi là "có vấn đề tư tưởng", Nguyễn Xuân Khánh không
được làm công tác văn hoá, tư tưởng trong Quân đội. Ông được giải ngũ, về
làm việc ở Báo Thiếu Niên tiền phong. Rồi "tai nạn nghề nghiệp" ông phải về
hưu non. Ông sống cùng vợ con tại căn nhà nhỏ, trong ngõ phố Trần Khát
Chân và nếm trải đủ mọi khó khăn thiếu thốn của cuộc sống: Ông làm thợ
may, nuôi lợn, có lúc còn làm nghề bán máu,
Cuộc đời ông có quá nhiều ngã rẽ và không Ýt những gian nan, nhưng
nghiệp viết văn thì dai dẳng. Nguyễn Xuân Khánh viết đều đặn, không bao
giờ nghỉ. Trong những năm nuôi lợn ông đã viết cuốn tiểu thuyết Trư Cuồng
kể chuyện về cái chứng điên của mét người khi quá gần gũi với lợn.
Song song với Trư Cuồng, Nguyễn Xuân Khánh còn viết Suối Đen nói
về cái cống nước trước cửa nhà ông ở xóm Thanh Nhàn chảy từ Nhà máy
rượu Hà Nội ra sông Lừ đã thành một con suối. Bên con suối đó là những
thân phận ông gặp hàng ngày và cảm thương họ.
Còng trong những năm gian nan đó, Nguyễn Xuân Khánh viết tiểu
thuyết Miền Hoang tưởng - kể chuyện về những con người đời thường,
những vấn đề xám xịt trong hiện thực cuộc đời, như anh nhạc sỹ bị đuổi
3
khỏi biên chế, anh giáo viên nghèo, anh hoạ sỹ thất nghiệp, Năm 1990,
Nguyễn Xuân Khánh cho công bố bản thảo đó và đã cÈn thận đứng dưới
cái tên khác - bót danh Đào Nguyễn, nhưng tác phẩm bị phê phán nặng
nề. Có người còn đòi đưa anh ra toà. Nhưng mét sù may mắn đã cứu
Nguyễn Xuân Khánh.
Từ đó, ông lặng lẽ sáng tác. Hai mươi năm sau, năm 2000, Nguyễn
Xuân Khánh cho ra đời tiểu thuyết Hồ Quý Ly - một tác phẩm bề thế, sâu sắc,
hấp dẫn viết về một giai đoạn lịch sử phức tạp của dân tộc - giai đoạn mục
ruỗng của nhà Trần (Thế kỷ XIV - XV) và sự lên ngôi của triều Hồ, một
trong những triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch sử Việt Nam nhưng cũng là
triều đại thi hành những chính sách cải cách táo bạo nhất gây ra những biến
đổi quan trọng trong xã hội Việt Nam. Cuốn sách trên tám trăm trang đã
giành một lóc hai giải thưởng của Hội Nhà văn Trung ương và Hội Nhà văn
Hà Nội năm 2000.
Sáu năm sau, vào 2006, Nguyễn Xuân Khánh lại cho ra mắt Mẫu
Thượng Ngàn - một tiểu thuyết bề thế hơn cả Hồ Quý Ly, với gần nghìn trang
sách và cũng giành giải nhất - giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội.
Mẫu Thượng Ngàn được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng trên bối cảnh
đời sống nông thôn Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi dân tộc phải
đối mặt mất còn với thực dân phương Tây: chúng vừa đàn áp, chiếm đoạt cả
về kinh tế, vừa thống trị về chính trị, văn hoá, làm cho đời sống nhân dân ta
điêu đứng. Tác phẩm là câu chuyện về lịch sử, phong tục; là câu chuyện tình
yêu của những người đàn bà Việt chung thuỷ, hiến dâng, cay đắng và ngang
trái . Câu chuyện Êy được phản ánh chân thực qua đời sống của người dân
làng Cổ Đình - tên gọi Kẻ Đinh - một làng quê vùng bán sơn địa Bắc Bộ.
Đây là hai tác phẩm "thuộc loại để đời của Nguyễn Xuân Khánh"
(Châu Diên). Hai tác phẩm đã đưa Nguyễn Xuân Khánh trở thành cây bút
4
tiểu thuyết đương đại xuất sắc. Đó là tất cả bút lực, tâm hồn Nguyễn Xuân
Khánh.
Hai cuốn tiểu thuyết thực sự hấp dẫn người đọc cũng nh giới nghiên
cứu, lý luận phê bình văn học. Trong cả hai cuốn tiểu thuyết đều có thế giới
nhân vật phong phú, được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng công phu. Các nhân
vật đầy sức sống, có cá tính, hàm chứa sức nặng tư tưởng và rất Ên tượng.
Các nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh hiện ra sinh động như những con
người với ý nghĩa trọn vẹn của nó.
Sau đây là một sè ý kiến tiêu biểu về nghệ thuật tiểu thuyết và nhân vật trong
Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn đã công bố trên sách báo, luận văn tốt nghiệp.
VÒ cuốn Hồ Quý Ly:
Trong cuéc Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly ngày 21/9/2000 do Nhà
xuất bản Phụ nữ kết hợp với Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức, đã có rất nhiều ý
kiến đánh giá:
Nhà văn Vũ Bão nhận xét: "Cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã làm sang
cho Hội Nhà văn Hà Nội. Mỗi nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh thường
mang thêm một tầng ý nghĩa mới Èn mình giữa các dòng chữ. Nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh không đi theo vết chân đi trước. Ông rẽ trái, đạp cỏ lau,
đạp đá tai mèo, dẫn nhân vật băng qua những miền đất mới. Ông không
buông mình trôi xuôi theo dòng chảy của lịch sử. Ông cắt ngang cuộc đời đầy
biến động, tìm những nét tinh tế trong tính cách nhân vật, giành không gian
cho nhân vật hoạt động".
Nhà văn Trần Thị Trường trong bài Những nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Hồ Quý Ly, đã đưa ra những ý kiến xác đáng về cách xây dựng các
nhân vật nữ của Nguyễn Xuân Khánh: " Mười bốn người phụ nữ, mười bốn
số phận, mười bốn tính cách và mười bốn lối ứng xử, để rồi có mười bốn kết
cục."
5
Theo bà, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng hết sức thành công các
nhân vật nữ. Nguyễn Xuân Khánh đã "chiêm ngẫm được cả những ý nghĩ
trong cõi thẳm sâu tâm hồn người khác".
Nhà văn Châu Diên trong bài Tham luận về tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng
đã khẳng định những thành công của Nguyễn Xuân Khánh ở nhiều phương
diện, đặc biệt ông nhấn mạnh:
"Nói đến cách tạo nhân vật, ta sẽ không thể nào quên công lao của
Nguyễn Xuân Khánh trong việc tạo ra nhân vật chính Hồ Quý Ly. Đó là mét
con người có nhiều phẩm chất ".
Nhà nghiên cứu Hán Nôm, tiến sỹ Đinh Công Vỹ trong bài: Hồ Quý Ly
– cuốn tiểu thuyết lịch sử đặc sắc nhận xét:
"Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản hoá, không hề bị chi phối bởi
cách xây dựng nhân vật một chiều. Nhân vật của ông tập trung nhiều mâu
thuẫn, giằng xé nội tâm".
Nhà văn Nguyễn Kiên phát biểu: "Mọi nhân vật đều có thể chất riêng,
đồng thời đÒu tham dự vào sự va đập của lịch sử. Mỗi nhân vật đều có vấn
đề của mình, có sự sống riêng của mình, không bị giật dây ".
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên trong bài Đọc Hồ Quý Ly cũng thừa
nhận: "cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh là ở thế lưỡng tính,
phân thân không chỉ với một nhân vật Hồ Quý Ly mà còn với các nhân vật
khác như Trần Khát Chân, Hồ Nguyên Trừng Từ đó, ông có lời đánh giá
chung: nhân vật lịch sử của ông là những cá nhân mâu thuẫn, giằng xé, một
bên là thúc bách (tất yếu) lịch sử, một bên là đòi hỏi (tất yếu) con người
trước thử thách vận mạng của đất nước, chúng dân" [37-19].
Còn Nguyên Ân trong bài: Hồ Quý Ly - Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Xuân Khánh, cũng đã phát hiện ra những cách tân của Nguyễn Xuân Khánh
trong cách xây dựng nhân vật lịch sử: "Nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly được
mô tả từ nhiều điểm nhìn khác nhau "[1-9].
6
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã chỉ ra một số hạn chế của Nguyễn
Xuân Khánh trong việc xây dựng nhân vật. Tiến sỹ Đinh Công Vỹ, bên cạnh
những lời khen, cũng đã nhận ra nét hạn chế trong cách sử dụng ngôn ngữ ở
các nhân vật lịch sử: "Đối thoại của các nhân vật lịch sử còn quá hiện đại:
cha con Hồ Quý Ly nói chuyện với nhau mà xưng hô như gia đình quan chức
thời nay" [57-1128].
Nhà văn Trịnh Đình Khôi thì thấy hạn chế của Nguyễn Xuân Khánh
trong cách xây dựng nhân vật ở chỗ: "các sự kiện, nhân vật chưa được đẩy ở
mức cao" [60-6].
Và còn rất nhiều ý kiến, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình
khác nữa. Nhìn chung các tác giả đều đã chỉ ra được nét đặc sắc của Nguyễn
Xuân Khánh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo nên thế giới nhân vật vô
cùng chân thực, sống động, hấp dẫn.
Tuy nhiên, các bài báo, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ giới
thiệu khái quát hoặc bước đầu đánh giá thành công hay hạn chế ở một khía
cạnh nào đó của cuốn tiểu thuyết mà thôi. Những ý kiến đó là xác đáng
nhưng chưa hệ thống và chưa minh chứng rạch ròi.
Đã có một số luận văn Thạc sỹ khoa học Ngữ văn đi chuyên sâu về một
số khía cạnh của cuốn tiểu thuyết như: luận văn Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý
Ly - 2004 của Lê Thị Chung đã nghiên cứu và chỉ ra những thành công của
cuốn tiểu thuyết ở góc độ đặc điểm thể loại tiểu thuyết lịch sử; khẳng định vị
trí của Hồ Quý Ly trong tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam.
Lê Thị Chung còng rất quan tâm đến vấn đề nhân vật của cuốn tiểu thuyết.
Luận văn đã có cách đánh giá một cách khá hệ thống về đặc điểm thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly; nhân vật lịch sử, nhân vật hư cấu, nhân
vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật trung gian, cho ta hình dung về
sự đa dạng, phong phú của hệ thống nhân vật trong tác phẩm.
7
Đỗ Hải Ninh trong luận văn Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động
của tiểu thuyết lịch sử nước ta nửa sau thể kỷ XX (2003), đã đề cập và chỉ ra
một số nét đặc sắc của thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: nhân vật đầy
sức sống, nhân vật tư tưởng
Trong luận văn: Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1995 đến
nay (2005) của Phạm Thị Thu Thuỷ đã khẳng định: Nguyễn Xuân Khánh có
thành tựu trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết, đặc biệt xây dựng nhân
vật chính Hồ Quý Ly.
Tiếp nối những người đi trước, Luận văn của chúng tôi sẽ tiếp tục phát
hiện những nét độc đáo của Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ thuật xây dựng
thế giới nhân vật ở tác phẩm của ông.
Về cuốn Mẫu Thượng Ngàn :
Mẫu Thượng Ngàn còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ
Quý Ly từng gây xôn xao mấy năm trước. Khi nói về nhân vật trong Mẫu
Thượng Ngàn, nhà văn Nguyên Ngọc đã khen ngợi: "Trong cuốn tiểu thuyết
này, đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những
nhân vật nữ, có cảm giác vô số như vậy, từ bà Tổ Cô bí Èn, bà Ba Váy đa tình
cho đến cô đồng Mùi, cô mỡ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhô tinh khiết.
Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần
sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và
cho và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa , tất cả đều tràn trề
sinh lực, đầm đìa phồn thực " [35-1].
Nhà văn Đỗ Ngọc Yên nhận xét: "có thể nói rằng, chỉ có tài năng và
tâm huyết, kinh nghiệm và trí tuệ, tình cảm và bút lực của lớp nhà văn cao
niên như Nguyễn Xuân Khánh mới có thể sáng tạo nên một mẫu hình nhân
vật trung tâm đa thanh và nhiều cung sắc đến như vậy". "Nhân vật trung tâm
của cuốn tiểu thuyết có một tầm khái quát lớn lao hơn, vừa thánh thiện lại
vừa gần gũi thân quen, mộc mạc, dân dã; vừa đầy ắp nhân tâm, nhưng cũng
8
không kém phần táo tợn; long lanh dễ vỡ nhưng cũng lì lợm như sỏi đá và
ngời sáng hơn gấp bội lần những nhân vật trung tâm mà chúng ta vẫn gặp ở
thể loại tiểu thuyết truyền thống" [59-12].
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nhận xét: "lối viết của Nguyễn Xuân
Khánh đúng là cổ điển nhưng vẫn mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại. Tôi
thích nhất là những trường đoạn viết về bản thể tự nhiên, tính phồn thực của
nhân vật nữ. Rất sum suê, phì nhiêu kiểu Nguyễn Xuân Khánh" [3-2].
Nhà văn Nguyễn Sỹ Đại trong Đọc sách Mẫu Thượng Ngàn viết: "Sự
kiện, nhân vật được soi chiếu trong hệ thống: nhỏ hơn, rõ hơn và làm nổi bật
được ý tưởng của nhà văn" ."Biết bao nhiêu nhân vật, bao nhiêu sự kiện
nhưng người đọc không bị cuốn hút và đánh mất mình trong đó" [12-13].
Nhà văn Châu Diên nhận xét: "Nhà văn đã tìm được một bố cục để vô
số nhân vật nhỏ của nhân vật cộng đồng người Việt có dịp đối chất nhau về
những quan niệm khác nhau" [36-43].
Nói về kết cấu tiểu thuyết, nhà văn Đỗ Ngọc Yên nhận xét: "Nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh đã tạo lập được một kiểu kết cấu mới, chặt chẽ và hoàn
chỉnh xoay quanh việc miêu tả đối thoại và quá trình tiếp biến giữa các nền
văn hoá để tìm ra đâu là bản sắc văn hoá Việt" [59-12].
Bên cạnh đó, tác phẩm cũng còn chưa tránh khỏi một sè "tì vết". Hội
đồng xét giải của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội đã chỉ ra hạn chế của tác
phẩm "ở mét số chương đoạn, sự dông dài tỉ mỉ làm chùng lại dòng chảy của
câu chuyện". Nhưng hạn chế là rất Ýt, rất nhỏ so với những thành công của
cuốn tiểu thuyết. Và “Mẫu Thượng Ngàn vẫn là cuốn tiểu thuyết nổi bật
trong những ứng cử viên của giải thưởng năm nay" (Nhận xét của Hội đồng
xét giải Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội năm 2006).
Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Trang trong
Khoá luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn
-5/2007, đã phát hiện ra và bước đầu khái quát thành một số đặc điểm của thế
9
giới nhân vật trong tác phẩm: thế giới nhân vật phong phó, sinh động, có
nhiều tính cách Hoàng Thị Thu Trang cũng đã chỉ ra: trong Mẫu Thượng
Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh sử dụng khá đa dạng các biện pháp nghệ thuật
xây dựng nhân vật Tuy nhiên, với khuôn khổ của một Khoá luận tốt
nghiệp, tác giả luận văn cũng chưa triển khai vấn đề một cách hệ thống, sâu
sắc.
Nh vậy, những ý kiến nhận xét, đánh giá về cuốn Mẫu Thượng Ngàn
mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, sơ lược. Và vì mới ra đời, nên cũng
chưa có những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về nó. Trong luận
văn của mình, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm để rót ra những kết
luận, những ý kiến xác đáng, mới mẻ về cuốn tiểu thuyết. Đặc biệt là những
phát hiện về thế giới nhân vật tác phẩm mà đề tài đi sâu.
3. Nhiệm vô, đối tượng nghiên cứu
Ở luận văn này, chúng tôi sẽ tìm hiểu, hệ thống, phân tích, đánh giá các
nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết: cố gắng chỉ ra những đặc điểm chung của
thế giới nhân vật ở đây đã được chỉ đạo bởi quan niệm nghệ thuật nào, bởi
sức sáng tạo, tài năng nghệ thuật nào ở bút lực nhà văn đã vào tuổi "tri thiên
mệnh". (nhà văn năm nay đã 74 tuổi). Từ đó, luận văn sẽ dựng lên và khái
quát thành những đặc điểm của thế giới nhân vật trong hai tác phẩm. Qua đó,
tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn trong hai tác phẩm
và khái quát hơn, luận văn sẽ góp phần chỉ ra quan niệm nghệ thuật nói chung
của Nguyễn Xuân Khánh về cái đẹp, về cuộc sống, về nghệ thuật và mối quan
hệ giữa nó với đời sống xã hội Đồng thời, luận văn cố gắng đào sâu những
kiến thức lý luận về đặc điểm nhân vật, nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật
của thể loại tiểu thuyết.
4. Đóng góp của đề tài
10
Trên cơ sở tìm hiểu tác phẩm, luận văn góp phần phát hiện những đặc
sắc của Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật tiểu
thuyết; sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh trong nền
tiểu thuyết đương đại.
Luận văn cũng sẽ tiến tới khẳng định quan niệm nghệ thuật về con
người của nhà văn và tư tưởng nghệ thuật nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng những kiến thức lý luận khái quát, chúng tôi sử
dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp: chúng tôi sẽ dựng lại toàn
bộ thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết rồi phân tích ,đánh giá, tìm ra
mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết. Đồng thời
đưa ra những ý kiến đánh giá chủ quan của người viết trong việc xây dựng thế
giới nhân vật của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ở đó.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại.
Chúng tôi sẽ tiến hành so sánh thế giới nhân vật của hai cuốn tiểu
thuyết với thế giới nhân vật trong một số sáng tác của nhà văn trước đó và với
một số tác giả tiêu biểu khác để làm nổi bật sức hấp dẫn của thế giới nhân vật
trong hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn.
Những phương pháp này chúng tôi sử dụng có khi tách biệt, nhưng hầu
nh là đan xen, kết hợp trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đôi nét khái quát lý thuyết về nhân vật văn học, nhân vật
trong thể loại tiểu thuyết và việc xây dựng thế giới nhân vật.
11
Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn .
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn.
12
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC,
NHÂN VẬT TRONG THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT VÀ VIỆC
XÂY DỰNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT.
1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm: "Nhân vật văn học là con người được miêu tả thể hiện
trong văn học bằng phương tiện văn học [64 - 277]. Nói cách khác, nhân vật
văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, có ý nghĩa con người. Nhân
vật là con đẻ của nhà văn, là sản phẩm của của tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo
của nhà văn, nhằm thể hiện một tư tưởng cụ thể.
Nhân vật văn học có thể là những con người giống như thật hoặc có
nguyên mẫu ở ngoài đời như Mẹ La, ông Dâng, cụ Cam, mẹ Nghĩa, Đơ
Vanhxi, ThySan, Giáng Hương trong Cửa Biển của Nguyên Hồng; là Quang
Trung – Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí của nhóm Ngô Gia
Văn Phái; là chị Dậu, Nghị Quế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố Hoặc có
khi là những nhân vật do nhà văn hư cấu tưởng tượng ra như Thạch Sanh, Sọ
Dừa, Tiên, Bụt trong các câu chuyện cổ dân gian. Nhân vật văn học còn có
thể là các sự vật, hiện tượng nh Biển trong bài thơ của Biển của Xuân Diệu;
Sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Trăng trong thơ Hàn Mạc Tử
Nhân vật văn học có khi hiện ra với đầy đủ ngoại hình, tính cách, hành
động, suy nghĩ như các nhân vật trong tác phẩm tự sự; có khi lại chỉ tồn tại
dưới dạng những cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm như những nhân vật trong thơ
trữ tình; Có lúc là những tưởng tượng hư cấu kỳ lạ như trường hợp Sọ Dừa,
Tôn Ngộ Không nhưng đều mang dáng dấp, tâm hồn những con người
được miêu tả cụ thể hoặc khái quát và rất sinh động như những con người có
thật ngoài cuộc đời.
13
Nhân vật là yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm, là yếu tố nghệ thuật
mang ý nghĩa tư tưởng, thể hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn. Nhân vật là hình
thức nghệ thuật ước lệ để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình
tượng. Vì thế, ta không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người thật
ngoài đời; cũng không nên đồng nhất nó với nguyên mẫu, mà chỉ coi nhân vật
trong văn học như là một yếu tố hình thức mang tính nội dung: đó là những
ước lệ nghệ thuật có những quy ước chung và sáng tạo riêng của tác giả.
Chính điều này tạo nên sự đa dạng của nhân vật trong văn học.
1.1.2. Ý nghĩa, chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật là hình thức hạt nhân của tác phẩm nghệ thuật. Nó là yếu tố
không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Nhân vật là căn cứ rõ nhất để ta nắm
bắt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn cũng nh điều người nghệ sỹ muốn gửi
gắm tới độc giả. Thông qua thế giới hình tượng trong tác phẩm, cụ thể là
thông qua thế giới nhân vật, ta có thể dễ dàng tiếp cận nội dung ý nghĩa của
một tác phẩm văn học.
Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực, "chức năng của nhân vật
là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu
biết, ước ao, kỳ vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện
những cá nhân nhất định và quan niệm về các nhân vật đó" [64-278]. Thông
qua các nhân vật, nhà văn có thể khái quát các tính cách, số phận con người
và các quan niệm về chúng. Tính cách là một hiện tượng lịch sử , xã hội xuất
hiện trong hiện thực khách quan. Chức năng khái quát của nhân vật cũng
mang tính lịch sử. Tức là, mỗi nhân vật thường mang ý nghĩa tiêu biểu cho
một thời đại nhất định. Ví dụ những nhân vật Kiều, Đạm Tiên trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du là hiện thân cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ dưới
thời phong kiến - những số phận "tài hoa mà bạc mệnh"; nhân vật chị Dậu
trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố là tiêu biểu cho nỗi khổ của người phụ nữ nông
dân Việt Nam trước cách mạng
14
Nhưng ý nghĩa của nhân vật không chỉ là thể hiện tính cách. Vì mỗi
tính cách là kết tinh của một môi trường cho nên nhân vật còn là người dẫn
dắt ta vào một thế giới đời sống. Ví dụ: nhân vật Lão Hạc, nhân vật Chí Phèo
trong các tác phẩm cùng tên của Nam Cao dẫn ta vào thế giới đời sống đói
nghèo, túng quẫn của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng: Họ
bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát (Lão Hạc); bị biến dạng cả nhân
hình, nhân tính (Chí Phèo). Hay những nhân vật cụ Cố Hồng, Xuân Tóc đỏ,
cô Tuyết, bà Phó Đoan, Tuypn trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, lại dẫn ta
vào thế giới đời sống của tầng lớp tiểu tư sản thành thị Việt Nam những năm
1936 - 1939 thế kỷ XX khi mà xã hội đang rộ lên phong trào "cải cách, Âu
hoá" với tất cả sự nhố nhăng, đồi bại cái xã hội mà Vũ Trọng Phụng gọi là
"Xã hội chó đểu".
Một chức năng quan trọng khác của nhân vật là thể hiện những quan
niệm nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, cuộc đời.
Nhà văn xây dựng nhân vật không chỉ để phản ánh hiện thực mà để phản ánh
tư tưởng, ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo của mình về đời sống, con người. Vì
thế, ở một khía cạnh khác, nhân vật chính là cách nêu vấn đề và khêu gợi
người đọc đồng sáng tạo. Ví dụ, khi xây dựng nhân vật Quan Công, Lưu Bị,
Tào Tháo trong Tam Quốc diễn nghĩa là La Quán Trung muốn gửi gắm
quan niệm nghệ thuật của mình về hình ảnh những con người ngay thẳng,
cương quyết (Quan Công); anh hùng chính trực (Lưu Bị); con người gian
giảo, mưu kế (Tào Tháo)
Nhân vật có ý nghĩa quyết định nội dung tư tưởng tác phẩm, thể hiện sự
sáng tạo của nhà văn và là nhân tố rất quan trọng làm nên sự thành công của
tác phẩm văn học. VÒ đại thể, nhiều nhà văn, nhà lý luận đều khẳng định
không có nhân vật sẽ không có tác phẩm văn chương.
1.1.3. Loại hình nhân vật văn học
15
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật
thành công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, khi
sáng tác, các nhà văn thường dựa trên những tiêu chí nhất định. Do vậy, dựa
trên những tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại nhân vật thành các loại hình
nhân vật khác nhau.
1.1.3.1. Xét về mặt kết cấu
Căn cứ vào kết cấu hình tượng trong tác phẩm, ta có thể phân loại nhân
vật thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ
vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên
quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề
tài cơ bản của mình. Ví dụ nh những nhân vật Pie, Anđây, Natasa trong
Chiến tranh và Hoà bình; nhân vật Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công, Khổng
Minh, trong Tam Quốc diễn nghĩa. Nhân vật chính là những nhân vật được
khắc hoạ đầy đặn, có tiểu sử, có nhiều tình tiết và là nhân vật tập trung thể
hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
Nhân vật trung tâm: là nhân vật nổi bật trong các nhân vật chính. Nó
xuyên suốt tác phẩm về mặt ý nghĩa, là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác
phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm như Xuân Tóc Đỏ trong
Số Đỏ, nhân vật Khắc trong Vỡ Bê của Nguyễn Đình Thi, nhân vật Chí Phèo
trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
Nhân vật phụ: là nhân vật mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính
chất phụ trợ, bổ sung, làm nổi bật nhân vật chính. Tuy vậy, các nhân vật phụ
cũng là một bộ phận không thể thiếu góp phần làm nên diện mạo tác phẩm.
Mỗi nhân vật phụ được nhà văn tạo ra đều hàm chứa những tư tưởng nhất
định trong tác phẩm. Trong mối quan hệ với nhân vật chính, nhân vật phụ đôi
khi rất năng động, nó thúc đẩy, làm cho nhân vật chính bộc lộ: Ví dụ sự xuất
hiện của Năm Thọ, Binh Chức trong tác phẩm Chí Phèo, làm nổi bật nhân vật
16
Chí Phèo; nhân vật Binh Tư và nhân vật ông Giáo trong tác phẩm Lão Hạc
cũng có tác dụng làm hoàn thiện con người Lão Hạc
1.1.3.2. Xét về phương diện hệ tư tưởng
Nhân vật văn học xét trong quan hệ tư tưởng lại có thể chia ra thành
nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật tích cực, tiêu cực. Cách
phân loại nhân vật này, gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội,
hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng.
Nhân vật chính diện: là những nhân vật mang lý tưởng, quan điểm tư
tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại. đó là người mà tác phẩm
khẳng định và đề cao nh những tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con
người một thời. Ví dụ nh nhân vật Kiều, Từ Hải là nhân vật chính diện, tích
cực trong Truyện Kiều, là những nhân vật mang vẻ đẹp đạo đức, lý tưởng của
con người trong thời đại phong kiến
Nhân vật chính diện là nhân vật thể hiện lý tưởng xã hội và lý tưởng
thẩm mỹ của thời đại mình. Đó là các khuynh hướng tư tưởng tiến bộ. Các
phẩm chất chính diện của nhân vật chính diện phản ánh các phẩm chất tốt đẹp
có thật của con người trong đời sống, bộc lộ trong thực tế, được nhà văn khái
quát, nâng cao, chứ không bịa đặt ra.
Nhân vật phản diện hay tiêu cực là những con người mang những phẩm
chất xấu xa trái với đạo đức và lý tưởng, đáng lên án và phủ định. Ví dụ nhân
vật Bá Kiến, Nghị Quế, Nghị Hách, Quan Huyện Hinh, là những nhân vật
phản diện tiêu biểu cho bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị phong kiến Việt
Nam đương thời.
1.1.3.3. Xét về cấu trúc hình tượng
Ta có nhân vật chức năng (nhân vật mặt nạ), nhân vật tính cách, nhân
vật loại hình, nhân vật tư tưởng
17
Nhân vật chức năng: là nhân vật mang những phẩm chất nhất định,
không thay đổi từ đầu đến cuối tác phẩm. Chúng tồn tại và hoạt động chỉ
nhằm thực hiện một số chức năng nhất định, đóng một vai trò nhất định. Các
nhân vật này không có đời sống nội tâm, thường xuất hiện trong văn học cổ
đại và trung đại: ông bụt, bà tiên
Nhân vật loại hình: là nhân vật tập trung thể hiện các phẩm chất xã hội,
đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là loại nhân vật nhằm
khái quát một kiểu tính cách của một số nhân vật trở thành nhân vật mang
tính điển hình, kiểu như nhân vật Acpagông của Môlie tượng trưng cho thãi
keo kiệt; nhân vật Tác tuyp thể hiện cho thói đạo đức giả
Nhân vật tính cách: là một kiểu nhân vật phức tạp. Nhân vật tính cách
được miêu tả là những cá nhân với đầy đủ những nét ngoại hình, hành động
cũng như đời sống nội tâm nhân vật và mối quan hệ với các nhân vật khác.
Nhân vật tính cách là những nhân vật được miêu tả cụ thể, sinh động và có
tính khái quát cao. Ví dụ các nhân vật Tào Tháo, Giăng Văn Giăng, Anđrrây,
Thuý Kiều, Bá Kiến là những tính cách đa dạng.
Nhân vật tư tưởng: là loại nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một
ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội. Mỗi nhân vật tư tưởng ra
đời đều mang trong đó ý đồ tư tưởng của nhà văn. Qua nhân vật, nhà văn gửi
gắm những quan niệm nghệ thuật về đời sống. Ví dụ nhân vật Hămlét là tư
tưởng của Sechxipia, Raxcônnhicốp là tư tưởng của Đôxtôievski
Những cách phân chia này chỉ là một cách tư duy phân loại cho dễ
hiểu, nhiều khi cứng nhắc; không thực sự khái quát được bản chất con người
xét về tổng thể. Mỗi nhân vật - con người trong đời sống cũng như trong nghệ
thuật thường rất đa dạng mang nhiều tư tưởng, hành động, tính cách phức tạp
vừa tốt vừa xấu, tích cực lẫn tiêu cực và được nhìn nhận trong sự tiếp thụ
của tác giả cũng như bạn đọc từ nhiều quan niệm, góc độ khác nhau. Vì vậy
rất cần mềm dẻo trong nhìn nhận phân loại nhân vật.
18
1.1.3.4. Xét về đặc điểm thể loại
Ta có nhân vật kịch, nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình
- Nhân vật kịch là những nhân vật không được khắc hoạ cụ thể, tỉ mỉ,
nhưng tính cách lại nổi bật nhằm gây Ên tượng mạnh và thể hiện là những
nhân vật sinh động. Đặc trưng của thể loại kịch là tái hiện những xung đột đời
sống. Do vậy nhân vật kịch thường chứa đựng trong nó những cuộc đấu tranh
với những mâu thuẫn bên ngoài và bên trong nhân vật. Đặc điểm này giúp ta
cảm nhận nhân vật kịch là những con người được miêu tả vừa sinh động vừa
đa dạng. Đó là những con người vừa biết hành động suy nghĩ bên ngoài, vừa
có những trăn trở dằn vặt bên trong đời sống tâm hồn.
Nhân vật tự sự: là những nhân vật có tất cả các phương diện cho sự tồn
tại một con người. Là những nhân vật có ngoại hình, quan hệ, hành động, nội
tâm Nó là những nhân vật luôn hành động thể hiện nội dung tư tưởng tác
phẩm. Nó không bị giới hạn về số lượng nhân vật, không giới hạn hoạt động,
không gian, thời gian,
Nhân vật trữ tình: là những nhân vật thường được thể hiện trong tác
phẩm trữ tình. Đó là những nhân vật không có diện mạo, hành động, lời nói,
quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự hay nhân vật kịch. Nhân vật trữ tình thường
được cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, tâm trạng, trong cách cảm, cách
nghĩ và qua đó, ta có thể nhận ra những tâm hồn, những con người.
1.1.4. Các phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật
Sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khái quát một nội
dung đời sống xã hội và một quan niệm về cuộc đời, con người của nhà văn.
Vì vậy, sự thể hiện của nhân vật phải được xem xét trong sự phù hợp với nội
dung nhân vật, đồng thời, phải phù hợp với mỗi kiểu loại nhân vật.
Với mỗi tác phẩm, mỗi nhà văn, mỗi nhân vật sẽ có cách thể hiện khác
nhau, tương ứng với việc sử dụng các phương thức, phương tiện khác nhau để
miêu tả nhân vật, nhằm tạo nên những nhân vật sinh động, đa dạng, hấp dẫn.
19
Văn học truyền thống thường sử dụng một số biện pháp sau để miêu tả
nhân vật:
- Miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật.
- Miêu tả hành động, cách ứng xử.
- Miêu tả nhân vật thông qua những mâu thuẫn, xung đột, sự kiện.
- Miêu tả qua lời nói, đối thoại , giọng điệu.
- Miêu tả nhân vật trực tiếp hoặc gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi
người xung quanh đối với nhân vật, qua đồ vật, môi trường mà nhân vật sống.
- Dùng chi tiết để miêu tả nhân vật
- Miêu tả nhân vật bằng các phương tiện kết cấu, bằng các phương tiện
ngôn ngữ, bằng các phương tiện miêu tả riêng của từng thể loại.
- Miêu tả các nhân vật qua cảm nhận riêng của chính nhà văn bằng thái
độ yêu, ghét, ủng hộ, phản đối, chăm chút, từ bỏ
Ngoài những phương tiện, biện pháp xây dựng nhân vật trên, trong quá
trình sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn luôn tìm cho mình những cách thức xây
dựng nhân vật mới mẻ, hữu hiệu, để thể hiện được rõ nhất tư tưởng tác phẩm;
vì thế, các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật luôn luôn được đổi mới và
thể hiện ngày càng phong phú hơn
1.2. Nhân vật trong thể loại tiểu thuyết
1.2.1. Khái niệm
Nhân vật tiểu thuyết thuộc loại hình nhân vật tự sự. Đó là những nhân
vật được khắc hoạ đầy đặn, rõ nét, nhiều mặt, rất sinh động và đa dạng.
Nhân vật tiểu thuyết là kết quả năng động của quá trình sáng tạo mang
tính cá nhân của nhà văn. Nhân vật tiểu thuyết có thể được hư cấu hoàn toàn,
có thể bắt nguồn từ một nguyên mẫu ngoài cuộc đời, nhưng nó đều là những
“nhân vật sống”. Nó không chỉ có các yếu tố ngoại hình, ngôn ngữ, hành
động… mà còn có đời sống nội tâm phong phú và bản thân nhân vật luôn có
20
sự phát triển nội tại. Ở nhân vật tiểu thuyết có thể chứa đựng cả nhân vật kịch,
nhân vật trữ tình ở những phần nhất định. Có thể nói nhân vật tiểu thuyết bao
hàm rất nhiều kiểu, loại nhân vật văn học khác nhau.
Trong tiểu thuyết, số lượng nhân vật nhiều. Trong một chỉnh thể thế giới
nghệ thuật tác phẩm, tiểu thuyết có khả năng kể về nhiều số phận, nhiều con
người, đặt ra nhiều vấn đề nhân sinh.
Thế giới nhân vật tiểu thuyết có thể rất đồ sộ. Các nhân vật tiểu thuyết
tạo nên một xã hội vô cùng phong phú, phức tạp với nhiều quan hệ, hành
động, ý nghĩ, tư tưởng, giọng điệu… Nó phong phó nh chính cuộc sống.
1.2.2. Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết
Thứ nhất, khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện
Trung cổ… (là những con người hành động), nhân vật tiểu thuyết là những
con người nếm trải, tư duy, chịu nhiều đau khổ dằn vặt của đời. Nhân vật tiểu
thuyết được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể và được miêu tả như một con
người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Nhân vật phải đi qua
nhiều hoàn cảnh, nhiều quan hệ và đặc biệt không chỉ tích hợp về lượng mà
phải thay đổi về chất và nó phải khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác
và trong chính nhân vật. Tức là, nhân vật luôn có sự phát triển tính cách tạo
nên những tính cách đa dạng, sống động, lôi cuốn người đọc. Ví dụ, các nhân
vật trong tiểu thuyết của Nam Cao là như thế: các nhân vật luôn phải đối mặt
và trải qua nhiều hoàn cảnh, quá trình để hoàn thiện nhân cách.
Thứ hai, nhân vật tiểu thuyết là những con người có ý thức về sự sống
của mình, có thể tích cực, chủ động cũng có thể thụ động, trì trệ. Bản chất
của nhân vật khi tích cực là không bao giờ bằng lòng với bản thân, là những
con người tự ý thức, luôn tiến lên, thay đổi. Nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong tiểu
thuyết cùng tên của nhà văn Xéc-van-tét là nhân vật tiêu biểu số một cho loại
nhân vật này. Còn khi trì trệ, thụ động thì nhân vật như những con người
21
thừa, ê trề như Pliuskin trong Những linh hồn chết của Gôgôn, Cố Hồng trong
Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Thứ ba, do tiểu thuyết là thể loại nhìn đời sống từ góc độ đời tư, cho nên
nhân vật tiểu thuyết thường là những con người cá nhân. Đó là những con
người tự do trong suy nghĩ, cử chỉ, hành động…(đối lập với con người sử thi:
là những con người được nhìn với thái độ kính cẩn, con người như những
công cụ lịch sử, xã hội; sống như cái bóng; thể hiện ý chí, tư tưởng tập thể,
thời đại; có cái đầu lớn hơn trái tim; nếu có trái tim thì là trái tim dành cho
một người nào đấy…), thể hiện góc nhìn của người phản ánh và mang quan
điểm sáng tạo cá nhân của chủ thể phản ánh. Nhân vật gần gũi với tác giả,
không có khoảng cách sử thi. Tác giả đối với nó (nhân vật) có thể suồng sã,
bỡn cợt, thân mật… Ví dụ nh Nam Cao đối với Chí Phèo, Thị Nở…
Thứ tư, nhân vật tiểu thuyết thường được khai thác qua nhiều mối quan
hệ để làm bộc lộ tính cách. Hay nói cách khác, tính cách có quan hệ với hoàn
cảnh. Tính cách nhân vật tiểu thuyết có sự phát triển tự thân như trong cuộc
đời thật. Tính cách là mấu chốt đối với nhân vật tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết
thường xây dựng được rất nhiều những nhân vật tính cách sắc nét như: Tính
cách gian hùng của Tào Tháo, tính cách nóng nảy của Quan Công, tính cách
mềm mỏng và cương quyết của Lưu Bị…
Thứ năm, là yếu tố “thừa” trong xây dựng nhân vật tiểu thuyết. Yếu tố
này được tái hiện trong tiểu thuyết nh mét nét đặc trưng của thể loại, khác
hẳn với truyện vừa, truyện ngắn Trung cổ. Yếu tố “thừa” – so với cấu trúc
của cốt truyện, là yếu tố mà nếu lược bá nó thì cốt truyện vẫn nguyên vẹn,
không làm mất ý nghĩa của tác phẩm tiểu thuyết, nhưng thêm nó vào, làm
cho bức tranh đời sống đời sống đa dạng, phong phú, hấp dẫn, nhiều màu
sắc, linh hoạt. Khi xây dựng tác phẩm, các nhà tiểu thuyết hay đưa vào yếu
tố này để làm rõ thêm điều nhà văn muốn thể hiện. Trong tiểu thuyết Mẫu
Thượng Ngàn, yếu tố “thừa” cũng được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng. Ví
dụ, ở cuộc nói chuyện giữa Pierre và nhà dân tộc học René, lúc đoàn khảo
22
sát đang làm việc trên đất Hoà Bình có đoạn; "Cả hai người lại im lặng. Ôi!
cái phương Đông đầy bí Èn mà sao chóng ta cứ coi thường. Gió rừng hiu
hiu thổi. Muôn thứ hương đột nhiên trỗi dậy. Khứu giác của con người vốn
đã bị cùn nhụt đi vì cuộc sống tiện nghi Ýt phải dùng đến nó. Hay là bởi
phương Tây giá lạnh làm teo tóp thứ giác quan nguyên thuỷ đó chăng. Do
đó, sự cảm nhận tinh tế mùi hương không có điều kiện để phát triển Một
thứ hương ngọt ngào chợt bay qua. Hương thức dậy mới đầu lãng đãng, e
Êp nh cô gái mới dạy thì, sau đó nó dào dạt, rồi tới chỗ cuồng nhiệt. Thậm
chí có lúc hương trở lên ngọt ngào, nức nở " [24; 190-191].
Ở đây, yếu tố “thừa” là những câu văn miêu tả hương vị của thiên nhiên
núi rừng phương Đông bí Èn trong khi thể hiện suy nghĩ, tâm trạng của hai
nhân vật. Đó là những câu có thể lược bỏ nhưng Nguyễn Xuân Khánh lại viết
khá dài. Nó có tác dụng giúp ta hiểu rõ hơn về tâm hồn tinh tế, sự hiểu biết
đời sống An Nam của hai con người họ.
Nh vậy, yếu tố “thừa” trong tiểu thuyết là yếu tố nằm ngoài cốt truyện,
không ảnh hưởng tới nội dung, ý nghĩa câu chuyện; là yếu tố cho phép các nhà
tiểu thuyết được sử dụng - khi cần thiết, theo ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà
văn.
1.2.3. Vị trí, ý nghĩa của nhân vật tiểu thuyết
"Nói đến tiểu thuyết là nói đến nhân vật. Tài nghệ của nhà tiểu thuyết
cũng chủ yếu khúc xạ qua nhân vật vì nó là con đẻ của tinh thần nhà văn"
[47-110]. Trong tiểu thuyết, nhân vật không phải là nơi duy nhất nhưng lại là
nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm về con người
của tác giả. "Tiểu thuyết thường được ví là máy cái của văn học" [47-98] - là
mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời con người, vì thế nhân vật luôn được
xem là sức nổ, là sự sống của tiểu thuyết từ xưa đến nay. Nhân vật tiểu thuyết
làm nên sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết.
23
Qua nhân vật, ta thấy được cả tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm và ý đồ
sáng tạo của nhà văn. Những nhân vật như Giăng Van Giăng, Phăng Tin…
trong “Những người khốn khổ của V. Huy Gô; Anđrây, Pie… trong Chiến
tranh và hoà bình của LepTônxtôi; Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm… trong Thuỷ Hử
của Thi Nại Am là những linh hồn của tác phẩm, làm nên sức sống của mỗi
cuốn tiểu thuyết.
1.2.4. Xu hướng xây dựng nhân vật tiểu thuyết đương đại
Tiểu thuyết đương đại có cách xây dựng nhân vật theo xu hướng giản
lược nhân vật, tạo nên những tình huống tâm lý để dẫn dắt nhân vật, tạo tình
huống để nhân vật bộc lộ tính cách. Đặc biệt, các nhà tiểu thuyết đương đại
luôn chú ý đến vấn đề thể hiện tâm hồn nhân vật, đi sâu vào miêu tả tâm trạng
nhân vật trong những mảnh phân thân của nó. Các nhân vật có đời sống nội
tâm phong phú. Nhân vật trong tiểu thuyết của các nhà văn Lê Lựu, Bảo
Ninh, Ma Văn Kháng, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp… đều được xây dựng
thành công theo xu hướng này, đem đến cho tiểu thuyết đương đại sức hấp
dẫn thực sự.
Có thể nói, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đang ở trong quá trình thay
đổi bản chất tiểu thuyết. Các nhà văn đều phát huy tối đa khả năng hư cấu,
sáng tạo, dựng nên những nhân vật cụ thể, sinh động như những con người có
thật ngoài đời sống. Đó là những con người cá nhân trọn vẹn. Các nhà văn đi
sâu vào khám phá thế giới bên trong phong phú, phức tạp và đầy bí Èn của
tâm hồn nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả đời sống nội tâm nhân vật: Ví
dụ như các nhân vật trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh; nhân vật Từ
Lộ trong Ngồi của Nguyễn Bình Phương… .
Các nhà tiểu thuyết hôm nay đã từ bỏ được lối nhìn dễ dãi về đời sống và
con người. Họ không quan tâm nhiều đến lịch sử nhân vật trong tính toàn vẹn
mà chú ý hơn đến tâm trạng nhân vật trong những mảnh phân thân của nó;
xây dựng các mối quan hệ nhân vật với hoàn cảnh, xã hội; sử dụng lối viết kết
24
hợp ảo và thực, Ýt sử dụng lối viết y như thật của tiểu thuyết truyền thống.
Nghĩa là thủ pháp hư cấu được sử dụng phổ biến và đắc dụng hơn.
Trong việc xây dựng nhân vật, tính phức tạp của các kỹ thuật tiểu
thuyết đương đại còn được gia cố thêm bằng sự linh hoạt trong việc luân
chuyển giữa người trần thuật từ ngôi thứ nhất và trần thuật từ ngôi thứ ba.
Điều này kéo theo sự đa dạng về giọng trần thuật với sự hiện diện đồng thời
của các loại lời của người trần thuật, của nhân vật… thể hiện “tính chất đa
thanh đối thoại của tiểu thuyết mới” (theo Bakhtin). Từ đó, dẫn đến một
nguyên tắc xây dựng hình tượng của tiểu thuyết đương đại đó là: các nhân
vật được đặt trong nhiều mối quan hệ, nói lên được tính phức tạp của cuộc
đời, tính đa nghĩa của đời sống…
Còng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết đương đại, bên
cạnh kiểu nhân vật số phận – tính cách, xuất hiện một cách dày đặc kiểu nhân
vật như là những lập trường tư tưởng: các nhân vật chính trong Hồ Quý Ly
của Nguyễn Xuân Khánh; hoặc những nhân vật tâm lý như Kiên trong Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh, hay có khi là những kiểu nhân vật “bí Èn” -
phá cách như các nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương…
Nói tóm lại, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã có những cách tân rõ rệt
trong nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật… tạo nên những
nhân vật Ên tượng, đa nghĩa.
1.3. Việc xây dựng thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học
1.3.1. Khái niệm thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật được tổ chức tạo thành một
chỉnh thể nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể. Mỗi
thế giới nhân vật được quy định bởi cách tổ chức, sắp xếp theo ý đồ nghệ
thuật, sự sáng tạo của nhà văn làm sao cho các nhân vật trong tác phẩm liên
kết, tác động lẫn nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống, thể hiện tư
tưởng tác giả và những điều nhà văn muốn nói cùng bạn đọc.
25