Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 111 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRN KINH DOANH


GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI
TẠI HÀ NỘI


BÙI ĐÌNH SA





HÀ NỘI - 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI
TẠI HÀ NỘI

BÙI ĐÌNH SA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRN KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. ĐỖ HOÀNG TOÀN




HÀ NỘI - 2013

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, các số liệu trong Luận văn có nguồn
gốc rõ ràng.

Tác giả


Bùi Đình Sa
ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Câu hỏi nghiên cứu 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Nội dung của Luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 7
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direction Investment) 7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của FDI 7
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu 9
1.1.3. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế. 12
1.2. Quan hệ liên kết và giao dịch liên kết của các doanh nghiệp FDI 18
1.2.1. Quan hệ liên kết 18
1.2.2. Giao dịch liên kết 20
1.2.3. Giá thị trường và phương pháp xác định giá thị trường 21
1.3. Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI (Transfer Pricing at FDI
Enterprise). 23
1.3.1. Khái niệm chuyển giá 23

1.3.2. Các đặc trưng và mục đích của chuyển giá 25
1.3.3. Những vấn đề thường gặp trong hoạt động chuyển giá 26
1.3.4. Nguyên nhân dẫn tới hoạt động chuyển giá 28
iii

1.3.5. Phạm vi chuyển giá 30
1.3.6. Tác động của chuyển giá 31
1.4. Kinh nghiệm chống chuyển giá tại mốt số quốc gia trên thế giới 34
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 34
1.4.2. Kinh nghiệm của Mỹ 42
1.4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ 42
1.4.4. Rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 46
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP FDI TẠI HÀ NỘI 47
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội. 47
2.1.1. Các thành tựu kinh tế - xã hội chủ yếu 48
2.1.2. Các hạn chế, tồn tại 51
2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội giai đoạn từ 2008 đến nay. 52
2.2.1. Tình hình thu hút FDI của Hà Nội giai đoạn 2008 đến nay. 52
2.2.2. Vai trò tích cực của FDI đối với sự phát triển của Hà Nội. 57
2.3. Thực trạng hoạt động chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI 59
2.3.1. Thực trạng chung của hoạt động chuyển giá ở Việt Nam hiện nay 59
2.3.2. Thực trạng chuyển giá ở Hà Nội hiện nay 62
2.3.3. Các hình thức chuyển giá phổ biến 65
2.3.4. Ví dụ minh họa thực tế về thực trạng chuyển giá tại Hà Nội 69
2.4. Đánh giá hoạt động chống chuyển giá ở Việt Nam 73
2.4.1. Quá trình hình thành, phát triển những quy phạm pháp luật và thực tiễn
hoạt động chống chuyển giá. 73
2.4.2. Những hạn chế trong hoạt động chống chuyển giá 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78
Chương 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI HÀ NỘI 79
3.1. Những căn cứ đưa ra giải pháp 79
iv

3.2. Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các Doanh nghiệp FDI . 81
3.2.1. Thực hiện việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI 81
3.2.2. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kiểm soát chuyển giá 82
3.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liêu giá so sánh 92
3.2.4. Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch liên kết 93
3.2.5. ĐNy mạnh phát triển nguồn nhân lực và hình thành bộ phận chuyên quản
về chuyển giá 94
3.2.6. Các biện pháp hành chính và biện pháp phạt 96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 01 103
v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APA Thỏa thuận trước về xác định giá
BOT Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh - Chuyển giao
BTO Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh
BT Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phNm quốc nội
GTGT Thuế giá trị gia tăng
HĐQT Hội đồng quản trị

IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
IRS Cơ quan thuế nội địa Hoa Kỳ
ICOR Hệ số sử dụng vốn
MNC Công ty đa quốc gia
NTA Thuế vụ Nhật Bản
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PPP Hợp tác công - tư
RMB Nhân dân tệ
TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hiệp quốc
WTO Tổ chức thương mại Thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của Hà Nội ở các ngành
giai đoạn từ 2008 đến nay 48
Bảng 2.2: Số dự án FDI và vốn đăng ký trên địa bàn Hà Nội giai đoạn từ 2008
đến nay 53
Bảng 2.3: Trích kết quả kinh doanh của Công ty AP Việt Nam năm 2012 71
Bảng 2.4: Trích bảng cân đối kế toán của Công ty AP Việt Nam tại thời
điểm ngày 31/12/2012 72

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THN
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội so với cùng kỳ từ
năm 2008 đến nay 49
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội so với cùng kỳ chia theo
ngành kinh tế từ năm 2008 đến nay 50
Biểu đồ 2.3: Số lượng dự án FDI và tổng số vốn đăng ký trên địa bàn Hà Nội

giai đoạn từ năm 2008 đến nay 54
Biểu đồ 2.4: Lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực đến ngày 20/08/2013 của Hà Nội
so với các tỉnh thành phố khác trong cả nước 56
Biểu đồ 2.5: Số lượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ trên địa bàn Hà Nội 63
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, việc thu hút vốn từ bên
ngoài cho đầu tư phát triển, trong đó việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
ngày càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát kinh tế của mọi quốc gia,
đặc biệt đối với ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Thực tế cho thấy thời
gian vừa qua vốn FDI đã và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền
kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Những thành tựu
đạt được trong việc thu hút nguồn vốn FDI thời gian qua đã tạo cho đất nước phát
triển nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực cho các ngành công
nghiệp như dầu khí, hóa chất, lắp ráp ô tô, công nghệ thông tin…Bên cạnh đó,
nguồn vốn FDI cũng góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công
nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt gần đây là khu công nghệ cao. Vốn FDI cũng đã
góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phNm, nâng cao giá
trị hàng hóa nông sản xuất khNu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến có năng suất,
chất lượng cao đạt tiêu chuNn quốc tế…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được khu vực FDI không kém phần phức
tạp. Ngoài việc nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư,
chuyển giá (Transfer Pricing) được xem là một trong những phương pháp mà các
doanh nghiệp FDI thường áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ đó tổng lợi ích
cuối cùng sẽ được gia tăng.
Do mức độ đầu tư càng lớn thì khả năng mang lại nguồn lợi cho quốc gia đó
càng cao. Điều đó làm xuất hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước sở tại
dành cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những ưu đãi về thuế. Đây là căn nguyên cho

những kẽ hở để từ đó có thể hình thành các thủ thuật nhằm chuyển hóa quyền sở
hữu lợi ích từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chuyển giá, là một thủ thuật như vậy,
đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều giao dịch giữa các chủ thể liên
kết. Hiện tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước sở tại do bị
thất thu thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn do giá trị góp vốn thấp mà còn
2

ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế, gây ra nhiễu loạn quá trình lưu thông
quốc tế, dẫn đến tình trang cạnh tranh không lành mạnh. Minh chứng cho thấy mức
độ chuyển giá ngày càng gia tăng trong những năm gần đây ở Việt Nam, làm thất
thu ngân sách nhà nước ngày càng lớn, gây nên sự bất bình đẳng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn pháp lý đó, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp kiểm
soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội” làm luận văn
thạc sĩ.
2. Tổng quan nghiên cứu
Chuyển giá không phải là vấn đề mới mẻ, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
về vấn đề này từ Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organization on
Economic Cooperation and Development), diễn đàn thương mại và phát triển-
UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development). Vấn đề này
còn được nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới đề cập và thảo luận trên các website
chuyên về chuyển giá như: www.mondaq.com, www.ustransferpricing.com,
www.transferpricing.com
Ở Việt Nam, chống chuyển giá vẫn luôn là bài toán làm đau đầu các nhà quản
lý. Mặc dù vấn đề này đã và đang được nhiều tác giả nghiên cứu làm rõ thể hiện
trong các đề tài luận văn, luận án, các hội thảo khoa học. Có thể kể ra các nghiên
cứu gần đây nhất đó là:
- Luận án Tiến sĩ Luật: “Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam” của
NCS. Phan Thị Thành Dương năm 2010. Trong luận án này tác giả đã hệ thống các
lý luận về vai trò của pháp luật và giải pháp thiết lập cơ sở cho việc hoàn thiện pháp

luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
[7].
- Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: “Chuyển giá và quản lý thuế đối với
hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng” của Tác giả Chu Văn Trí năm 2012, đã nêu ra những hạn chế và
nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá trong
3

giai đoạn 2006 – 2011, góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho công tác quản lý thuế
đối với hoạt động chuyển giá [20].
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt
Nam”của Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Giang năm 2010, nội dung của Luận văn này
tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về vai trò của các công ty đa quốc gia (MNC) và
đánh giá thực trạng của hoạt động chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt
Nam, trên cơ sở đó đưa ra kinh nghiêm của một số nước trên thê giới trong việc
thực hiện chống chuyển giá. Luận văn cũng đã phân tích và đề xuất một số biện
pháp chống chuyển giá ở Việt Nam [8].
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” của Tác giả Huỳnh Thiên Phú năm 2009, đã chỉ ra
mô hình hoạt động của các công ty đa quốc gia và phương thức, động cơ chuyển giá
thông qua các nghiệp vụ mua bán nội bộ của các công ty này. Điểm mới của luận
văn này là phân tích các động cơ và thủ thuật thực hiện chuyển giá của các MNC và
cũng minh họa ví dụ một chuyển giá trong thực tế áp dụng theo phương pháp giá
vốn cộng thêm [14].
Như vậy, cho đến nay đề tài về chuyển giá ở Việt Nam đã được nhiều người
quan tâm, nghiên cứu, hiện thời mặc dù đã đưa ra một số cách thức để kiểm soát
nhưng chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tốt hoạt động chuyển giá này.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề về lý luận có tính khoa học đối với hoạt
đông chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.

- Đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.
- Đánh giá thực trạng công tác chống chuyển giá các cơ quan chức năng và
khả năng thực thi pháp luật của cơ quan thuế đối với hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp FDI.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác kiểm soát chống
chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI.
4

4. Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu của luận văn, việc hoàn thành luận văn sẽ trả
lời được các câu hỏi sau đây:
Một là, đầu tư trực tiếp nước ngoài {FDI} là gì? Tác động của FDI đối với nền
kinh tế ra sao?
Hai là, chuyển giá là gì? Chuyển giá được thực hiện như thế nào?
Ba là, nguyên nhân nào dẫn đến hoạt động chuyển giá? Hoạt động chuyển giá có
tác động như thế nào tới nền kinh tế?
Bốn là, thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nói chung
và Hà Nội nói riêng đang diễn ra như thế nào?
Năm là, tại sao phải kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI?
Sáu là, giải pháp gì để kiểm soát được hoạt động chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài {FDI}
và hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp này.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động chuyển giá
của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội.
+ Về không gian: Các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn Hà Nội
+ Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động chuyển giá

của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội từ năm 2008 đến nay.
Do hiện tượng chuyển giá là một vấn đề nhạy cảm trong việc kinh doanh của các
doanh nghiệp cũng như là đối với cơ quản lý nhà nước, vì vậy trong đề tài tác giả sẽ
tập trung vào các sự kiện đã được công bố trên phương tiện quan thông tin, truyền
thông đại chúng và trong giới hạn tìm hiểu các ví dụ thực tế cho phép.

5

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Quy trình nghiên cứu

























6.2. Thu thập dữ liệu
6.2.1. Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ các sách, báo, giáo trình, tạp
chí, các báo cáo tổng kết, internet…Tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về FDI và hoạt động
chuyển giá, chống chuyển giá.

Đánh giá thực trạng hoạt động
chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI tại Hà Nội
Kinh nghiệm
Điều tra, khảo
sát

Quan sát, so
sánh,
đ
ối

chi
ếu

Hỏi ý kiến
chuy
ê
n gia


Phát hiện vấn đề nghiên
cứu
Kết luận và các
giải pháp
6

trong và ngoài nước về các vấn đề như đầu tư, định giá, chuyển giá trong các
giao dịch liên kết…
6.2.2. Dữ liệu sơ cấp:
- Được thu thập dựa trên việc quan sát, tham dự các buổi hội thảo khoa học.
- Trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, chuyên môn, các chuyên gia
- Tìm hiểu thực tế tại đơn vị công tác.
6.2.3. Xử lý số liệu thu thập:
Bằng phương pháp thống kê và tổng hợp, ứng dụng các phần mềm tin học
(SPSS version 20, Micrsoft Excel,…) và các công cụ của máy tính để xử lý dữ liệu
từ đó rút ra kết luận cho vấn đề cần nghiên cứu.
7. Nội dung của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của
luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động
chuyển giá.
Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Hà
Nội.
Chương 3: Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI
tại Hà Nội.











7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direction Investment)
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của FDI
 Khái niệm
Đầu tư nước ngoài là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng đối với quá
trình phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Hoạt động đầu tư nước
ngoài trong từng giai đoạn lịch sử mang những đặc điểm riêng phụ thuộc vào trình
độ phát triển sản xuất thực tiễn ở mỗi quốc gia. Do vậy, quan niệm về đầu tư nước
ngoài cũng được nhìn nhận khác nhau trong luật pháp của mỗi nước.
Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xãy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công
cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó
quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu
tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con”
hay “chi nhánh công ty” [24].
Theo UNCTAD, FDI là một khoản đầu tư bao gồm các mối quan hệ trong dài
hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một
nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh

nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
(Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp lien doanh hoặc chi nhành
nước ngoài) [5].
Đối với IMF, họ quan niệm rằng “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một cuộc đầu
tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay
toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp trong một quốc gia
khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận
8

là FDI. Khái niệm này đã nhấn mạnh đến tính lâu dài của quá trình đầu tư, chủ đầu
tư là nước ngoài và việc đầu tư ở đây gắn liền với quyền kiểm soát quản lỳ.
Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam thì “Đầu tư nước ngoài là việc nhà
đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để
tiến hành hoạt động đầu tư” còn “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước
ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam” [16], theo đó có thể hiểu
FDI là hình thức nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt
động đầu tư tại Việt Nam.
Như vậy, từ các quan điểm đã nêu ở trên, có thể hiểu FDI là việc các nhà đầu tư
cá nhân hay pháp nhân nước ngoài dịch chuyển tiền hay bất kỳ hình thức giá trị
nào khác từ nước này sang nước khác đồng thời nắm quyền quản lý, điều hành với
mục đích thu được lợi ích kinh tế từ nước tiếp nhận đầu tư.
Theo khái niệm này, hình thức giá trị khác ở đây có thể hiểu là các tài sản hữu
hình khác (Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ…) hay bằng các tài sản vô hình
(Bí quyết công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu ).
 Đặc điểm
FDI hiểu theo nghĩa rộng có thể được hiểu là việc thiết lập, giành quyền sở hữu
hay là sự gia tăng khối lượng của một khoản đầu tư hiện có trong một công ty,
doanh nghiệp ở nước ngoài. Do đó, FDI mang những đặc trưng cơ bản sau:
- Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tại nên phải tuân thủ theo các quy
định pháp luật của nước đó đề ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- FDI là một hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân, do các chủ đầu tư tự quyết
định đầu tư, sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lãi, lỗ nên hình thức này
thường mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao.
- Tỷ lệ góp vốn sẽ quyết định việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ
đầu tư. Tùy theo luật của từng nước mà quyền và nghĩa vụ giữa hai bên trong nước
và ngoài nước được quy định khác nhau.
- Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh chứ không
phải là một khoản thu nhập ổn định và lợi nhuận thường được phân chia theo tỷ lệ
9

vốn góp trong tổng số vốn pháp định sau khi đã nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi
tức cổ phần.
- Hoạt động FDI phần lớn vì mục đích tìm kiếm lợi nên chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh…đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.
- Về hình thức, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong các cách thức sau: Bỏ vốn
thành lập một doanh nghiệp mới ở nước ngoài, mua lại toàn bộ hay một phần các xí
nghiệp sẵn có ở nước tiếp nhận đầu tư, mua cổ phiếu để thôn tính, sát nhập.
- Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI, đó là hiện tượng một nước vừa nhận sự
đầu tư của nước khác lại vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế
so sánh giữa các nước với nhau.
- Do quyền lợi của chủ đầu tư nước gắn liền với lợi ích do đầu tư đem lại nên có
thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao dần trình độ quản lý, tay nghề
cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư.
- FDI gắn liền với hoạt động mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia cũng
như thúc đẫy sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu
1.1.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức đầu tư được ký kết giữa một bên là đối tác trong nước với các
nhà đầu tư nước ngoài nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản
phNm ma không thành lập pháp nhân. Hình thức này có đặc điểm là hợp tác kinh

doanh của các bên được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết trong đó sẽ quy định
rõ trách nhiệm và phân chia lợi nhuận của các bên, nước nhận đầu tư sẽ phê chuNn
hợp đồng giữa các bên, thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận. Loại hợp đồng
này áp dụng phổ biến nhất trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí
và một số tài nguyên khác.
1.1.2.2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong
nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Đây là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế trong đó có các bên tham gia có
quốc tịch khác nhau giữa một bên là nhà đầu tư của nước sở tại và bên còn lại là của
10

đối tác nước ngoài. Hình thức này có đặc điểm là thành lập doanh nghiệp mới theo
pháp luật của nước sở tại, có tư các pháp nhân theo luật nước chủ nhà, các bên tham
gia có quốc tịch khác nhau cùng kết hợp lại trên cơ sở cùng nhau góp vốn, cùng
quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng nhau chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt
động kinh doanh. Tỷ lệ góp vốn do các bên thỏa thuận dựa trên cơ sở luật định của
nước nhận đầu tư. Đây là loại hình doanh nghiệp mà nước nhận đầu tư có những lợi
ích là ngoài phần tiếp nhận được phần vốn góp còn học tập được kinh nghiệm quản
lý, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Nhưng
để hình thức này đem lại lợi ích đó đòi hỏi nước sở tại có khả năng góp vốn, có đủ
trình độ tham gia quản lý cùng với người nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, hình thức này chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu khi mà họ chưa am hiểm về
nước sở tại, về pháp luật và môi trường đầu tư, lien doanh để tranh thủ sự hiểm biết
và hỗ trợ của đối tác nước sở tại nhằm hạn chế bớt rủi do trong quá trình đầu tư.
Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư nước ngoài am hiểu nước sở tại rồi thì hình thức này
không được ưa chuộng lắm, bởi khi họ đã hiểu và nắm rõ được luật pháp, thủ tục và
các chính sách liên quan đến vấn đề đầu tư thì họ muốn tự mình ra các quyết định
mà không phải thông qua sự đồng ý của các bên như trong liên doanh. Hơn nữa,
trong quá trình hoạt động xu hướng của nước nhận đầu tư là tăng dần vốn góp trong
doanh nghiệp liên doanh từ đó tăng mức ảnh hưởng, tiến tới kiểm soát toàn bộ hoạt

động của doanh nghiệp liên doanh gây rủi do cho các nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.2.3. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Đây là loại hình doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài bỏ toàn bộ vốn
thành lập, tổ chức quản lý và điều hành. Loại hình này có đặc điểm là dạng công ty
trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật nước nhận đầu tư, sở hữu hoàn
toàn của nước ngoài, chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết
quả sản xuất kinh doanh, quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh thuộc
hoàn toàn về nhà đầu tư nước ngoài nhưng thành lập pháp nhân tại nước sở tại nên
chịu sự kiểm soát bởi pháp luật của nước sở tại.
11

1.1.2.4. Hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT [18].
 Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Building Operate Transfer - BOT).
Là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thNm quyền và nhà
đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một
khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Hết thời
hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước sở
tại. Đặc trưng của hình thức này là dựa trên cơ sở pháp lý của hợp đồng, vốn đầu tư
của nước ngoài, hình thức này có thành lập pháp nhân mới có thể là loại hình doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh. Phạm vi ấp dụng đối
tượng hợp đồng là các công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt trong lĩnh vực giao thong
đường sắt, đường bộ, cảng biển, thủy điện…
 Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Building Transfer Operate – BTO).
Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thNm quyền và nhà đầu tư
nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu
tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại. Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền
kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận. Hình thức này giống như hình thức BOT chỉ khác ở điểm sau khi xây dựng
xong công trình được chuyển giao ngay cho nước sở tại, sau đó mới thực hiện kinh
doanh.

 Xây dựng - Chuyển giao (Building Transfer – BT).
Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thNm quyền và nhà đầu tư
để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển
giao công trình đó cho nước sở tại; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực
hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư
theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
1.1.2.5. Hình thức đối tác công - tư (Public - Private Partnership) [19].
Đây là hình thức hợp tác công – tư, được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thNm
quyền với nhà đầu tư nhằm xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ với một số tiêu
chí riêng. Cơ quan nhà nước có thNm quyền sẽ lập danh mục các dự án ưu tiên đầu
12

tư PPP hang năm và tiến hành đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư nước
ngoài đủ năng lực, kinh nghiệm nhất. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả
đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả
nhà nước và người dân vì tận dụng được nuồn lực tài chính, quản lý từ nhà đầu tư,
trong khi vần đảm bảo lợi ích cho người dân. Mỗi dự án PPP sẽ được hai bên đóng
góp theo tỷ lệ góp vốn nhất định, tỷ lệ đóng góp của các bên tùy vào quy định của
từng nước và từng thời kỳ.
Như vậy, FDI vào một nước nào đó thì có các hình thức đầu tư chủ yếu nên trên,
ngoài ra còn có hình thức mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động
đầu tư; hình thức mua lại doanh nghiệp và sáp nhập…Tuy nhiên, điều kiện thực
hiện các hình thức này còn phụ thuộc luật pháp ở từng nước.
1.1.3. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế.
1.1.3.1. Tác động tích cực
 Thúc đy việc chuyển giao, phát triển công nghệ mới nhất là ở những nước
đang phát triển.
Ở các nước còn hạn chế trình độ phát triển về khoa học kỹ thuật, cũng như các
điều kiện kinh tế khác, thường công nghệ lâu đời lạc hậu, năng suất lao động
thấp…thì FDI được coi là nguồn quan trọng để thúc đNy phát triển công nghệ của

nước tiếp nhận đầu tư. Khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, các nhà đầu tư
nước ngoài không chỉ chuyển vào nước đó bằng tiền, mà còn chuyển cả vốn vật tư
hang hóa như: Máy mọc, thiết bị, dây chuyền, nguyên vật liệu…và cả những giá trị
vô hình như: Công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị
trường….cũng như đưa chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyển gia bản
xứ về các lĩnh vực cần thiết phục vụ hoạt động của dự án. Điều này cho phép các
nước nhận đầu tư không chỉ nhập khNu công nghệ đơn thuần, mà còn nắm vững cả
kỹ năng quản lý vận hành, sữa chữa và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được với
công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầy
đủ.
13

Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua FDI đặc biệt là các công ty
xuyên quốc gia còn góp phần tích cực đối với việc tăng cường năng lực nghiên cứu
và phát triển công nghệ của nước tiếp nhận đầu tư. Các kết quả cho thấy phần lớn
các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các chi nhánh xuyên quốc gia ở nước
ngoài là cải tiến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Dù
vậy, các hoạt động cải tiến công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều
mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng
trong nước. Nhờ đó mà gián tiếp tang cường năng lực phát triển công nghệ địa
phương. Mặt khác, trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư ở
tiếp nhận đầu tư có thể học được cách thiết kế, sang tạo công nghệ nguồn, sau đó
cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương và biến chúng thành công nghệ
của mình. Nhờ có các tác động tích cực trên mà khả năng công nghệ của nước tiếp
nhận đầu tư được tăng cường. vì thế nâng cao được năng suất từ đó thúc đNy tăng
trưởng kinh tế.
 Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương.
Cùng với các dự án FDI là các xí nghiệp liên doanh, các công ty 100% vốn nước
ngoài được thành lập, thu hút rất nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp, góp phần làm
giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nước nhận đầu tư, ngoài ra FDI còn tạo ra một lực lượng

lao động gián tiếp trong lĩnh vực xây dựng và các lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, những công nhân và cán bộ làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài có trình độ tương đối cao so với mặt bằng chung, lại được tiếp cận
với khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, được làm việc với các nhà quản lý nước
ngoài, cán bộ công nhân của nước chủ nhà cũng học hỏi được cách làm việc vận
dụng hết năng lực, có tính sáng tạo và lấy hiệu quả công việc làm đầu.
Dù FDI vào các nước đang phát triển dưới bất kỳ hình thức nào đều thường kèm
theo các nhà quản lý nước ngoài để hướng dẫn, từ đó bên tiếp nhận đầu tư sẽ học
hỏi được các kinh nghiệm và cách thức quản lý như tổ chức sản xuất có hiệu quả
hơn, kinh nghiệm quản lý các xí nghiệp lớn, giúp các nhà quản lý tiếp cận với kho
thông tin khổng lồ và những kiến thức về phương pháp quản lý hiện đại, được phổ
14

biến thông qua đào tạo nhân sự người bản địa trong quá trình hoạt động của các
doanh nghiệp nước ngoài.
Ngoài ra còn làm tăng thu nhập cho người lao động bởi tiền lương trả từ các
doanh nghiệp FDI thường lớn hơn các doanh nghiệp trong nước, từ đó cải thiện
được đời sống của người lao động. Như vậy, việc thu hút được các dự án FDI sẽ tạo
cho địa phương phát triển được nguồn nhân lực. Đây là nhân tố quan trọng góp
phần thúc đNy tang trưởng kinh tế, bởi vì trình độ nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực
tiếp tới hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội. Và phản ứng dây chuyền tự nhiên, sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước trên thị
trường lao động là nhân tố thúc đNy lực lượng lao động tự nâng cao trình độ một
cách tích cực và có hiệu quả hơn, góp phần hình thành nhanh hơn một đội ngũ lao
động có trình độ, có thói quen tuân thủ nề nếp làm việc theo tác phong công nghiệp
hiện đại.
 FDI thúc đy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế mở, các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra động lực và điều
kiện cho sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của các nước. Trong đó, FDI là một
động lực mạnh mẽ, tác động to lớn đến chuyển dịch kinh tế theo hai hình thức:

chuyển dịch cơ cấu nghành (đơn tức phân công lao động xã hội theo chiều ngang)
và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nghành (tức phân công lao động xã hội theo
chiều dọc).
Sự tập trung đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề và địa
phương có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ góp phần làm phát huy nội lực của các ngành và
lĩnh vực đó, đồng thời kéo theo sự phát triển của một số ngành nghề có liên quan
như các ngành bổ trợ đầu tư, các ngành tiêu thụ đầu ra và một số vùng lân cận.
Khi đầu tư vào các lĩnh vực và các ngành này trở nên bão hoà, các nhà đầu tư sẽ
chuyển sang các ngành nghề và địa phương khác theo định hướng của chính phủ
thông qua một số chính sách, ưu đãi đầu tư. Như vậy nó đã tạo ra sự chuyển dịch cơ
cấu ngành nghề và cơ cấu vùng lãnh thổ theo hướng tích cực.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
15

Chính sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài, các thành phần kinh tế khác
trong nước cũng phải tự hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển. Các nhà đầu tư
nước ngoài với sức mạnh về tài chính, quản lý, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh
lâu năm…là đối thủ cạnh tranh lớn đối với các nhà đầu tư trong nước, là động lực
khiến họ phải nhanh chóng tìm ra con đường, trước tiên là để tồn tại, đứng vững sau
đó là phát triển trên mảnh đất của chính mình nếu không thì tự đào thải khỏi hoạt
động kinh doanh. Cùng với vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến và với mục
tiêu lợi nhuận các nhà đầu tư nước ngoài phải sản xuất ra các sản phNm được chấp
nhận trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này khiến cho hàng hóa của nước
tiếp nhận đầu tư tiếp cận được với thị trường quốc tế.
 FDI làm tăng thu ngoại tệ và làm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
FDI đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua việc thu
thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính khác của các doanh nghiệp.
FDI như là một giải pháp để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế vì luôn có tình
trạng mất cân đối chủ yếu là do nhập khNu, hầu hết các dự án FDI có chủ trương
tăng cường xuất khNu, từ đó thu lượng ngoại tệ lớn cho nước chủ nhà.

 FDI thúc đy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Khi các nước đang phát triển nhận thức được rằng, sự phát triển kinh tế không
những phải dựa vào thị trường thế giới để tham gia phân công lao động quốc tế thì
một vấn đề được đặt ra là bằng cách nào có thể thực hiện quá trình đó một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hội nhập kinh tế thế giới có nghĩa là định hướng phát triển từ thay thế nhập khNu
sang hướng vào xuất khNu. Các nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế của các
nước đang phát triển cho thấy một trong những yếu tố đảm bảo cho chiến lược công
nghiệp hướng về xuất khNu thành công là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều
này, về mặt lý thuyết là do đầu tư trực tiếp gắn bó chặt chẽ với thương mại, về mặt
thực tế thì các nước đang phát triển rất thiếu kinh nghiệm và khả năng xâm nhập thị
trường nước ngoài. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước đang phát triển
được thu hút vào mạng lưới phân công lao động quốc tế và khu vực.
16

Hầu hết các nước đang phát triển đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khNu cao và
tao ra những chuyển biến trong cơ cấu thương mại quốc tế của mình là nhờ vào thu
hút FDI vào các ngành công nghệ tiên tiến và những ngành tạo ra những sản phNm
được ưu chuộng trên thế giới.
1.1.3.2. Tác động tiêu cực
 Hiện tượng “chuyển giá” khá phổ biến trong đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bên cạnh những tác động tích cực mà FDI mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư,
thì hiện tượng “chuyển giá” là hành vi mà các nhà đầu tư nước ngoài thường sử
dụng để nhằm mục đích lách thuế. Những hành vi chuyển giá đã tác động xấu đến
nền kinh tế, gây thất thu lớn cho Nhà nước, bóp méo môi trường kinh doanh, tạo
sức ép bất bình đẳng, gây phương hại đối với những nhà đầu tư chấp hành đúng luật
pháp của nước sở tại, làm suy giảm hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc thực hiện
các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu tăng do số ngoại tệ dùng để nhập
khNu nguyên vật liệu luôn lớn hơn số ngoại tệ thu về khi xuất khNu sản phNm vì bán

giá thấp hơn giá vốn.
 Có thể dẫn đến mất cân đối trong đầu tư
Các nhà đầu tư nước ngoài vì chạy theo mục tiêu của mình nên họ thường đầu tư
vào các ngành, các lĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn của nước
nhận đầu tư lại làm cho mục tiêu thu hút bị ảnh hưởng nếu không có cơ chế và
những quy hoạch hữu hiệu dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài
nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác quá mức, các nhà đầu tư nước ngoài còn làm cho
cơ cấu kinh tế bị méo mó, chậm dược cải thiện và bị tích tụ nguy cơ mất ổn định
chung của đời sống kinh tế xã hội quốc gia như khi dòng vốn FDI rút ra đột ngột, sa
thải công nhân hang loạt…
 Có thể bị du nhập những công nghệ lạc hậu trên thế giới
Các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sự yếu kém trong kiểm định và quản lý công
nghệ của nước sở tại để du nhập các công nghệ lạc hậu nhưng với giá đắt đỏ gây ra
sự lãng phí lớn cho sự dỡ bỏ, thay thế hoặc khắp phục những hậu quả về sau. Khi
17

nhà đầu tư nước ngoài đưa vào những công nghệ lạc hậu thì họ vẫn thu hút được lợi
nhuận trong khi đó nước tiếp nhận không những chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế mà
còn ảnh hưởng đến môi trường và các lợi ích khác trong tương lai.
 Ảnh hướng đối với môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài nguyên.
- Gây ô nhiễm môi trường: Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của
khu vực FDI đối với nước nhận đầu tư là những ảnh hưởng về môi trường. Đặc biệt
là tình hình “xuất khNu” những phế thải từ các nước phát triển sang các nước đang
phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều dự án
đầu tư nước ngoài đã gây ô nhiễm môi trường do công nghệ lạc hậu, chạy theo lợi
nhuận, tiết kiệm chi phí…không tính đến khâu xử lý nước thải đã gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
- Lãng phí trong khai thác tài nguyên: Hoạt động FDI còn nhằm khai thác các
nguồn tài nguyên mà nước nước đầu tư không có hay khan hiếm, cộng với sự quản
lý lỏng lẻo về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường của nước tiếp

nhận đầu tư sẽ dẫn đến việc khai thác một cách bừa bãi, làm cho nguồn tài nguyên
ngày càng cạn kiệt và gây ra hậu quả về môi trường.
 Xuất hiện nguy cơ rửa tiền
FDI có thể là một kênh thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động rửa tiên, các tổ chức
phi pháp có thể tiến hành đầu tư vào các quốc gia với hình thức doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài nhưng thực chất không phải để hoạt động kinh doanh đơn thuần mà
nhằm mục đích hợp pháp hóa các khoản tiền bất hợp pháp.
 Ảnh hưởng về mặt chính trị - xã hội
Hiện nay, một trong những điều làm Chính phủ các nước đạng phát triển lo ngại
khi mở cửa đón nhận FDI là việc thông qua hoạt động này, các nước công nghiệp
phát triển có thể can thiệp vào nội bộ chính trị của nước mình.

×