Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493 KB, 31 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
MỞ ĐẦU

Khi nói đến những thảm họa khốc liệt người ta thường nghĩ ngay đến "thiên
tai, địch họa". Nhưng có lẽ không có một cuộc chiến tranh tàn khốc, một thảm họa
thiên nhiên dữ dội nào lại gây ra cho con người một nỗi đau dai dẳng, một sự tàn phá
to lớn như nạn nghèo khổ đang diễn ra một cách thầm lặng trên thế giới.
Có thể nói, nghèo đói đã diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ
khác nhau. Đặc biệt là ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, nghèo đói đang là một vấn
đề nhức nhối, một thách thức đối với sự phát triển, hay tụt hậu của một quốc gia.
Ngay từ khi Việt Nam giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
xác định đói nghèo như là một thứ “giặc”, cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm, nên đã
đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân lao dộng thoát nạn bần cùng, làm cho mọi
người có công ăn, việc làm, ấm no và đời sống hạnh phúc.
Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được
Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng của mục
tiêu phát triển.
Thực hiện đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh gắn liền với thực hiện
tốt công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, trong những năm qua,
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, vấn đề đặt ra cho cả nước là sự
phân hoá giàu nghèo, chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày một xa
hơn, từ đó Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết
những vấn đề do kinh tế thị trường tạo ra, trong đó có chủ trương xây dựng nông thôn
mới, chính sách an sinh xã hội và đặc biệt trú trọng đến việc thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015




Học viên: Thái Thị Tường Vi
Thực hiện chủ trương giảm nghèo của cả nước, Tỉnh ủy An Giang và Thành ủy
Long Xuyên đã ban hành Nghị quyết về xóa đói, giảm nghèo. Đảng ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc phường Mỹ Phước đã cụ thể hóa
thành chương trình hành động thiết thực nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói nghèo ở cơ
sở, hướng tới mục tiêu như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn “Ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Xuất phát từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tế ở
địa phương hiện nay, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói
giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên đến năm 2015”, làm đề tài tốt
nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp một phần kiến thức đã học, cùng
phường xem xét, đánh giá lại một cách có hệ thống về thực trạng công tác xóa đói
giảm nghèo ở địa phương thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp khả thi cùng
Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường nâng cao hiệu quả chương trình xóa đói giảm
nghèo bền vững trong những năm tiếp theo.
Với mục tiêu nêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lỳ luận cơ bản về công tác xóa đói giảm nghèo.
Chương 2: Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước từ
năm 2007-2012.
Chương 3: Mục tiêu, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo
ở Phường Mỹ Phước từ nay đến năm 2015.








Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.1. Quan niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo hay (XĐGN) chính là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức
sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng
người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, giảm nghèo là một quá trình chuyển một
bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn.
Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn
sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của
mỗi người.
Nói giảm nghèo trong đó luôn bao hàm xóa đói và cũng giống như khái niệm
nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tương đối. Bởi nghèo có thể tái sinh, hoặc khi khái
niệm nghèo và chuẩn nghèo thay đổi. Do đó, việc đánh giá mức độ giảm nghèo phải
được đánh giá trong một thời gian, không gian nhất định.
Giảm nghèo là một phạm trù cũng chỉ mang tính lịch sử, do đó chỉ có thể từng
bước giảm nghèo, chứ chưa thể xóa sạch được nghèo. Chỉ khi nào xã hội loài người
đạt tới trình độ xã hội cộng sản như chủ nghĩa Mác - Lênin dự đoán thì hiện tượng
nghèo sẽ không còn nữa và giảm nghèo cũng không cần.
Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc khác nhau nên cũng có nhiều quan
niệm về giảm nghèo khác nhau:
Nếu hiểu nghèo là dạng đình đốn của phương thức sản xuất đã bị lạc hậu song
vẫn còn tồn tại thì giảm nghèo chính là quá trình chuyển đổi sang phương thức mới
tiến bộ hơn.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015



Học viên: Thái Thị Tường Vi
Nếu hiểu nghèo là do phân phối thặng dư trong xã hội một cách bất công đối
với người lao động, do chế độ sở hữu TBCN thì giảm nghèo chính là quá trình xóa bỏ
chế độ sở hữu và chế độ phân phối này.
Nếu hiểu nghèo là hậu quả của tình trạng chủ nghĩa thực dân đế quốc kìm hãm
sự phát triển ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thì giảm nghèo là quá trình các nước
thuộc địa, phụ thuộc giành lấy độc lập dân tộc để trên cơ sở đó phát triển kinh tế - xã
hội.
Nếu hiểu nghèo là do sự bùng nổ gia tăng dân số vượt quá tốc độ phát triển
kinh tế thì phải tìm mọi cách để giảm gia tăng dân số lại, tất nhiên không phải bằng
cách của Malthus đã làm.
Còn nếu hiểu nghèo là do tình trạng thất nghiệp gia tăng hoặc rơi vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế thì giảm nghèo chính là tạo việc làm, tạo xã hội ổn định và
phát triển.
Ở nước ta hiện nay nghèo đói không phải là do bóc lột của giai cấp tư sản và
địa chủ đối với lao động như trước đây mà do nền kinh tế nước ta đang trong quá
trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện
đại. Trong nền kinh tế này tồn tại và đan xen nhiều trình độ sản xuất khác nhau. Có
trình độ sản xuất cũ, lạc hậu vẫn còn trong khi đó trình độ sản xuất mới, tiên tiến lại
chưa đóng vai trò chủ đạo, thay thế các trình độ sản xuất cũ. Do đó dẫn đến có sự giàu
nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cư.
Như vậy, giảm nghèo (XĐGN) ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá
trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang
trình độ sản xuất mới cao hơn.
Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo (XĐGN) là quá trình tạo điều kiện giúp
đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh
nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn hơn giúp họ từng bước thoát ra
khỏi tình trạng nghèo.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
Trong tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo có mối quan hệ
biện chứng. Tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để giảm nghèo.
Ngược lại giảm nghèo là nhân tố đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững.
Tuy nhiên trong mối quan hệ này thì giảm nghèo vẫn là yếu tố chịu sự chi phối, phụ
thuộc vào yếu tố tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế, nếu tăng trưởng kinh tế chịu
tác động của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi
nhuận, năng suất lao động… thì giảm nghèo lại chịu tác động quy luật phân hóa giàu
nghèo, vấn đề phân phối và thu nhập, vấn đề lao động và việc làm, các chính sách xã
hội… Trong quá trình vận động các yếu tố, các quy luật tác động lên tăng trưởng kinh tế
và giảm nghèo theo nhiều chiều hướng, có khi trái ngược nhau. Do vậy, để đảm bảo
được tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đòi hỏi Nhà nước có sự can thiệp sao cho sự
tác động của các quy luật có hướng đồng thuận. Đây là vấn đề không hề đơn giản và
không phải quốc gia nào cũng làm được trong quá trình phát triển.
1.2. Nguên nhân của đói nghèo”
Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế - xã hội, nó vừa là vấn đề lịch sử để lại,
vừa là vấn đề phát triển mà hầu hết các quốc gia đều vấp phải. Nó đụng chạm trực
tiếp đến cuộc sống của con người, từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng xã hội. Mỗi
quốc gia, ở các mức độ phát triển khác nhau, đều phải quan tâm giải quyết vấn đề đói
nghèo để vượt qua những trở ngại của sự phát triển nhằm tới sự phồn thịnh về kinh tế
và từng bước đạt tới công bằng xã hội.
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra đói nghèo, song tựu trung
lại, nghèo đói ở các nước đang phát triển chủ yếu là do các nguyên nhân cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, do người nghèo không có khả năng và cơ hội để tiếp cận và
kiểm soát các nguồn lực sản xuất.
Các nguồn lực sản xuất chủ yếu hiện nay có thể kể đến như vốn, đất đai, khoa

học công nghệ song tất cả những thứ đó người nghèo đều không có hoặc rất hạn chế
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
về khả năng tiếp cận. Một số người trong số họ có thể có sức lao động, nhưng họ sẽ
không thể biến sức lao động đó thành nguồn lực, nếu không tiếp cận được với các
nguồn lực khác như vốn, đất đai, khoa học công nghệ, tức là họ không có việc làm.
Một trong những nguồn lực nữa cần được chú ý hiện nay là vấn đề tín dụng.
Trong thực tế, xét về nhu cầu vốn, thì hầu hết số hộ đói nghèo ở nông thôn đều cần
vốn. Do thiếu nguồn vốn đủ lớn nên không tiếp cận được với công nghệ hiện đại, do
đó không tăng được năng suất lao động, đặc biệt là thiếu vốn để mở mang ngành nghề
cũng như mở mang chăn nuôi, vì vậy họ khó có thể thoát khỏi đói nghèo trong khi tư
liệu sản xuất chủ yếu là đất đai lại đang bị thu hẹp dần. Do tất cả những nguyên nhân
đó mà thu nhập của người lao động ở nông thôn trở nên quá thấp, phần lớn không có
tích lũy.
Thứ hai, do dân số tăng nhan.
Hiện các nước đang phát triển đang đóng góp lớn nhất vào phần tăng thêm của
dân số thế giới. Dân số tăng nhanh dẫn đến thu nhập bình quân đầu người giảm, đồng
thời tạo ra áp lực rất gay gắt về việc làm và làm nhức nhối những vấn đề xã hội.
Nghèo đói ở các nước công nghiệp phát triển chủ yếu do thất nghiệp gây ra. Còn
nghèo đói ở các nước đang phát triển do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên
nhân trực tiếp là dân số tăng nhanh. Trên thế giới không có nơi đâu có tỷ lệ tăng dân
số cao mà vẫn giảm được tỷ lệ nghèo đói. Do đó, các nước đang phát triển chỉ có thể
giảm nghèo đói bằng cách giảm tỷ lệ sinh.
Rơnê Đuy Mông trong "Một thế giới không thể chấp nhận được" đã cảnh báo
các nước đang phát triển về sự bùng nổ dân số, về sự luẩn quẩn giữa đói nghèo - lạc
hậu - dân số tăng nhanh. Theo ông thì: Chính nhà nước phải có trách nhiệm đối với
cộng đồng là đánh giá tài nguyên của mình về đất, nước, rừng, về khoáng sản, về
khoảng không gian còn rỗi rãi, những hy vọng tiến bộ thật sự và từ đó định ra những

tỷ lệ hợp lý về tăng số dân để bảo đảm cho mỗi người một cuộc sống kha khá hơn là
để một ngày nào đó lại phải dùng những biện pháp cưỡng bức.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi

Thứ ba, do trình độ giáo dục thấp.
Số dân đông, lại nghèo đói, do đó ngân sách chi cho giáo dục và y tế thấp đó là
lôgíc vận động của hiện thực. Khi mức chi cho giáo dục và y tế thấp cộng thêm thu nhập
thấp tại các nước nghèo thì chỉ số phát triển nhân lực luôn ở cuối bảng xếp hạng của
UNDP. Cố nhiên, những tiêu thức về lượng không thể phản ánh đầy đủ cả về chất của
sự vật, song trên giác độ của vấn đề nghèo, đói thì lượng lại phản ánh đúng bản chất
của vấn đề. Vì ở các nước này luôn diễn ra tình trạng thiếu các chuyên gia đầu ngành,
thiếu lao động lành nghề có kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, do đó sẽ
dẫn đến năng suất lao động thấp và cứ như vậy cái vòng luẩn quẩn của đói, nghèo sẽ kìm
hãm sự mở rộng phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và do đó kìm hãm sự phát triển kinh
tế, tiến bộ xã hội. Do đó, tạo ra được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao là
mục tiêu quan trọng của các nước nghèo.
Thứ tư, do viện trợ không đến tay người nghèo và sử dụng không đúng mục
đích.
Trong thực tế, hiện nay có nhiều khoản viện trợ cho phát triển mà chủ yếu là
đầu tư phát triển nhân lực đã không đến được tay người nghèo. Một phần bị rơi rụng
dần và phần còn lại rất lớn lại được sử dụng không đúng mục đích, nên hiệu quả của
những nguồn viện trợ rất thấp.
Qua những nguyên nhân gây nên đói nghèo ở các nước đang phát triển vừa
nêu, ta thấy nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân kinh tế.
Do đó, việc xóa đói ở đây trước hết được hiểu như là sự hỗ trợ phát triển của
nhà nước và cộng đồng để nâng cao đời sống dân cư, xóa bỏ tình trạng còn tồn tại các
hộ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu như cơm không đủ ăn, áo không

đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà ở bằng tranh tre vách đất,
nhằm duy trì cuộc sống bình thường. Từ đó giúp họ vượt qua tình trạng đói khổ triền
miên để đi tới sự phát triển.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
Giảm nghèo tức là tạo điều kiện cho bộ phận dân cư nghèo tiếp cận được với
các nguồn lực cần thiết để họ tự nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng
nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống làm cho mức
sống chung của toàn bộ cộng đồng được nâng lên.
Giảm nghèo còn được hiểu là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên
một mức sống cao hơn nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng và sự nỗ lực vươn lên
của bản thân các hộ nghèo. ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng
người nghèo có ít sự lựa chọn sang tình trạng có nhiều sự lựa chọn hơn để cải thiện
đời sống mọi mặt của mỗi người.
Như vậy, có thể nói một cách khái quát, xóa đói, giảm nghèo là quá trình tạo
điều kiện giúp đỡ các hộ đói nghèo có khả năng và cơ hội để tiếp cận với các nguồn
lực của sự phát triển một cách nhanh chóng, trên cơ sở đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn,
giúp họ từng bước thoát ra khỏi cảnh nghèo đói.
XĐGN còn gắn với trung lưu hóa một bộ phận dân cư, khuyến khích và tạo
điều kiện cho một bộ phận dân cư biết vươn lên làm giàu chính đáng trong khuôn khổ
pháp luật cho phép.
Kinh tế thị trường mở ra nhiều khả năng và cơ hội cho con người phát triển
đồng thời cũng phơi bày những yếu kém bất cập của con người trong sản xuất - kinh
doanh. Trong nền kinh tế thị trường xóa đói, giảm nghèo luôn gắn liền với khuyến
khích một bộ phận dân cư có điều kiện, khả năng vươn lên làm giàu chính đáng. Đó
cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn cản hiện tượng nghèo tái sinh.
Những người vừa thoát nghèo rất có khả năng bị rơi vào nghèo đói trở lại khi những
giải pháp giảm nghèo không bền vững hoặc chỉ có tác dụng trong ngắn hạn.





Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở PHƯỜNG MỸ PHƯỚC TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2012

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội phường Mỹ Phước:
a) Đặc điểm tự nhiên:
Mỹ Phước là phường nội ô Thành phố Long Xuyên, theo hướng Long Xuyên –
Thành phố Cần Thơ. Bắc giáp phường Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Đông Xuyên, nam giáp
phường Mỹ Quý, đông giáp xã Hòa Bình, tây giáp xã Mỹ Hòa.
Diện tích tự nhiên là 430 ha. Trong đó, đất trồng lúa là 72 ha, thuộc 2 khóm
Đông Thịnh 8 và Đông Thịnh 9; có kênh rạch đảm bảo nước tưới tiêu cho sản xuất;
năng suất bình quân 5,7 tấn/ha.
Phường Mỹ Phước có 30.943 nhân khẩu với 7.456 hộ chia thành 10 khóm gồm:
Khóm Đông Thịnh 1, Khóm Đông Thịnh 2, Khóm Đông Thịnh 3, Khóm Đông Thịnh
4, Khóm Đông Thịnh 5, Khóm Đông Thịnh 6, Khóm Đông Thịnh 7, Khóm Đông
Thịnh 8, Khóm Đông Thịnh 9 và Khóm Mỹ Lộc. Có 02 Khu dân cư Xẽo Chanh, Xẽo
Trôm và làng ghe ven sông Hậu với 377 hộ.
b) Đặc điểm về kinh tế - xã hội:
- Kinh tế phường Mỹ Phước có cơ cấu Thương mại – dịch vụ, Tiểu thủ công
nghiệp và Nông nghiệp. Về Thương mại – dịch vụ : với 1.524 cơ sở, chủ yếu là mua
bán vật liệu xây dựng, bách hóa, ăn uống, mua bán lẻ, nhà trọ, ; Tiểu thủ công
nghiệp: với 213 cơ sở sản xuất chì chày, làm len, dụng cụ nông nghiệp, chân vịt

nhôm, mộc gia dụng
- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội:
+ Đường giao thông : 21.536 km. Trong đó, có 19.780 km đã được láng nhựa,
bê tông xi măng, tỉ lệ 91,8 %.
+ Có Đài truyền thanh, với hơn 18km dường dây, 25 loa phát.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
+ Có trạm y tế;
+ Trường học: 01 trường THCS; 2 trường tiểu học và 1 trường Mẫu giáo;
+ Chợ Mỹ Phước, chợ Xẽo Trôm.
Hiện nay trên địa bàn phường Mỹ Phước có 208 hộ nghèo (chiếm 2,78 %); 262
hộ cận nghèo (chiếm 3,50 %); 197 hộ khó khăn (chiếm 2.64 %). Phường Mỹ Phước
có làng ghe ven sông Hậu và 02 Khu dân cư Xẽo Trôm và Xẽo Chanh, đa số là những
hộ nghèo bị giải toả từ địa phương khác về nên cuộc sống người dân về nơi ở mới vẫn
còn nghèo, những hộ sống ở làng ghe ven sông Hậu phần lớm là Việt kiều Campuchia
về Việt Nam sống nên họ không có nghề nghiệp ổn định mà chủ yếu là mua bán nhỏ,
làm thuê, đưa đò, bóc vác cho đầu mối chợ Long Xuyên. Sống lênh đênh trên sông
nước càng khó khăm hơn khi gặp mưa giông, lũ lụt tràn về hàng năm.
2.2. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước từ năm
2007 đến năm 2012:
2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân:
a) Kết quả:
Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác xóa đói
giảm nghèo, căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội của phường Mỹ Phuớc, Nghị quyết
Đảng ủy phường Mỹ Phước lần thứ XIII xác định: Giới thiệu việc làm cho 700 lao
động/năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo vào cuối nhiệm kỳ còn 0,5% (theo chuẩn nghèo mới).
Thực hiện hoàn thành 98% chương trình y tế quốc gia; duy trì nâng chất chuẩn quốc
gia về y tế, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,08%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến cuối

nhiệm kỳ còn 16% (Văn kiện ĐH Đảng bộ phường Mỹ Phuớc lần thứ XIII, trang 2).
Quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, công tác xóa đói giảm nghèo ở phường
Mỹ Phước những năm qua đạt được những kết quả khá toàn diện:


- Về chỉ đạo tổ chức thực hiện:
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
08/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 ở khu vực
thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (3,12 triệu
đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Thực hiện chỉ thị số 25/1998/CT.UB, ngày 01/7/1998 và đề án 31 của UBND
tỉnh An Giang về công tác XĐGN, trong những năm qua phường Mỹ Phước đã nổ lực
triển khai thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội lồng ghép với
chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2007 -
2012 của địa phương, do đó đã tác động tích cực đến nhu cầu cải thiện cuộc sống, vật
chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng. Nhìn
chung trong thời gian qua các hộ nghèo đều được vay vốn kinh doanh, một bộ phận
chí thú làm ăn đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước ổn định cuộc sống.
Thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo của Thành phố
Long Xuyên giai đoạn 2011 – 2015 và kế hoạch số 69/KH.UBND của ủy ban nhân
dân thành phố Long Xuyên về việc điều tra rà soát hộ nghèo, năm 2012 địa phương
có 208 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,78%, hộ cận nghèo 262, chiếm tỷ lệ 3,50%.
- Về công tác tuyên truyền vận động:
Đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân
lao động đặc biệt là các hộ nghèo về ý thức tiết kiệm, học tập lao động sản xuất, tìm
kiếm việc làm thích hợp để tự vươn lên thoát nghèo. Có tinh thần tương thân tương ái,

sống có trách nhiệm với cộng đồng, quan tâm chăm sóc nuôi dạy con cái, kế hoạch
hóa gia đình và tự lực vượt khó vươn lên thoát nghèo.
Tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân trên địa bàn từng khóm thông
qua việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu
dân cư”, “Xây dựng khóm văn hóa, gia đình văn hóa”, các buổi tọa đàm, tư vấn, họp
theo cụm liên tổ dân phố, tạo ý thức trong cộng đồng dân cư hiểu được “đói nghèo” là
gánh nặng của xã hội từ đó cùng nhau tham gia XĐGN bằng nhiều hình thức. Thông
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
qua những việc làm thiết thực có hiệu quả các chương trình, chỉ thị, nghị quyết về
XĐGN thông qua việc vận động, thuyết phục từng hộ nghèo đồng thời nắm bắt tâm tư
nguyện vọng nhân dân và hướng dẫn họ cách làm ăn, buôn bán, giới thiệu việc làm…
để họ ý thức được trách nhiệm của mình đối với chính bản thân họ, đối với gia đình
và xã hội từ đó tự lực vươn lên thoát nghèo. Và việc triển khai thực hiện cũng đạt
được một số thành tựu thể hiện ở bảng số 1 như sau:

Bảng số 1: Kết quả 6 năm thực hiện ( 2007 – 2012 )
Nguồn: Ban XĐGN phường.
- Chính sách hỗ trợ về tín dụng, giới thiệu việc làm:
Hỗ trợ vốn là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tốt chương trình
XĐGN. Trong những năm qua dự án tín dụng đã đầu tư cho hộ nghèo vay vốn để phát
triển sản xuất kinh doanh gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác ở địa
phương, thông qua nhiều nguồn vốn và hình thức cho vay đa dạng như: trả góp theo
định kỳ tuần, tháng, chu kỳ vay ngắn hạn hoặc dài hạn để làm ăn hoặc mua bán nhỏ,
góp phần giúp hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Ngân hàng chính sách xã hội đã ký kết hợp đồng ủy thác cho vay vốn thu nợ
với Hội Phụ nữ, Nông Dân và Hội Cựu chiến binh. Công tác ủy thác phát vay và thu
Các năm thực hiện

Tổng số
hộ dân
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ
(%)
Hộ thoát
nghèo
Hộ nghèo
phát sinh
Năm 2007
5944
230
3,87
32
//
Năm 2008
6865
230
3,35
24
//
Năm 2009
6507
123
1,89
10
2
Năm 2010
6880

123
1,78
12
//
Năm 2011
7482
220
2,94
33
86
Năm 2012
7456
208
2,78
35
36
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
nợ đã được các Hội thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả, trong 6 năm qua phường Mỹ
Phước đã xét và giải quyết cho vay: 714 hộ nghèo; 365 trường hợp học sinh, sinh
viên; giới thiệu việc làm 4383 trường hợp; cụ thể, thể hiện ở bảng số 2 như sau:

Bảng số 2: Hỗ trợ về tín dụng, giới thiệu việc làm ( 2007 – 2012)
Năm
thực hiện
Cho vay vốn
Cho vay HS - SV
Giới thiệu việc làm

Số
hộ
Sộ tiền
(đồng)
Trườn
g hợp
Số tiền
(đồng)
Thực
hiện
Chỉ
tiêu
Đạt
(%)
Năm
2007
174
624.500.000
107
1.365.720.00
0
729
700
104
Năm
2008
193
1.685.720.00
0
67

860.000.000
710
700
101,4
Năm
2009
121
1.308.000.00
0
35
490.000.000
758
700
111,6
Năm
2010
49
1.535.000.00
0
40
603.000.000
754
700
110,8
Năm
2011
56
292.200.00
61
370.000.000

700
700
100
Năm
2012
121
1.187.000.00
0
55
455.000.000
732
700
106,4
( Nguồn: Ban XĐGN và bộ phận Thương binh xã hội phường).

Nhìn chung, dự án tín dụng cho người nghèo ngày càng được quan tâm và củng
cố, Đảng ủy - UBND phường chỉ đạo phân công cán bộ phường phối hợp với khóm
tham gia quản lý chặt chẽ, đảm bảo đồng vốn đến tận tay người nghèo, khắc phục tình
trạng cho vay tràn lan làm mất vốn. Với cách làm chặt chẽ, thiết thực, phù hợp điều
kiện của hộ vay và một phần cũng do nổ lực của các hộ nghèo chí thú làm ăn nên đa
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
số hộ nghèo đều làm ăn có hiệu quả, tích lũy được vốn hoặc mua sắm các phương tiện
phục vụ sinh hoạt và vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.
- Giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, dạy nghề cho người lao động:
Vận động đi xuất khẩu lao động: trong 6 năm qua địa phương đã vận động
được 32 lao động đi làm việc ở Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật…đồng thời xét
đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội và Ban quản lý vốn xóa đói giảm nghèo cho lao

động
Vay vốn với tổng số tiền 1.329.300.000đ / 82 lao động cụ thể:
+ Năm 2007: 285.100.000đ / 14 lđ
+ Năm 2008: 310.100.000đ / 19 lđ
+ Năm 2009: 193.100.000đ / 12 lđ
+ Năm 2010: 281.000.000đ / 14 lđ
+ Năm 2011: 81.000.000đ / 10 lđ
+ Năm 2012: 179.000.000đ / 13 lđ
Dạy nghề: 1407 học viên:
+ Năm 2007: 162học viên / 250 học viên, đạt 64,8 %
+ Năm 2008: 159 học viên / 250 học viên, đạt 63,6 %
+ Năm 2009: 243 học viên / 300 học viên, đạt 81 %
+ Năm 2010: 315 học viên / 300 học viên, đạt 105 %
+ Năm 2011: 455 học viên / 350 học viên, đạt 127%
+ Năm 2012: 405 học viên / 350 học viên, đạt 116 %
- Chính sách bảo trợ xã hội:
Cùng với công tác XĐGN, trong 6 năm qua phường còn thực hiện tốt các chính
sách bảo trợ xã hội thường xuyên cho những đối tượng khó khăn ở cộng đồng như
người cao tuổi, người già neo đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi, vận động các mạnh
thường quân chăm lo cho hộ nghèo trong dịp tết Nguyên đán, tặng quà cho thiếu nhi
nghèo nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tết Trung thu, các trường hợp ốm đau, tang
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
chế, cất nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, mái ấm tình thương, với tổng số tiền là
2.751.256.000đ giúp đỡ cho 12.985 trường hợp.
- Chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-
KHHGĐ):
Thực hiện tốt việc tuyên truyền trong nhân dân về các chương trình y tế quốc

gia nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không để xảy ra dịch bệnh
lớn tại cộng đồng từng bước làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đối với các bệnh
nguy hiểm.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo ngày càng
được nâng cao về số lượng và chất lượng. Mặt trận cùng ban, ngành, đoàn thể hàng
năm đều vận động các mạnh thường quân hỗ trợ tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc
miễn phí cho hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Cơ sở vật chất của Trạm y tế thường xuyên được bổ sung trang thiết bị, vật
chất, nâng cấp khang trang bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng điều trị,
đạo đức nghề nghiệp người thầy thuốc Việt Nam. Mỗi năm bình quân khám, chữa
bệnh gần 50.754 ngàn lượt người. Được công nhận chuẩn quốc gia về y tế.
Công tác tiêm chủng mở rộng được thực hiện đúng định kỳ vào 02 ngày 24-25
hàng tháng.
Hội phụ nữ kết hợp cùng Ban dân số - gia đình trẻ em thường xuyên hướng dẫn
cho các bà mẹ cách nuôi con khỏe, dạy con ngoan, cách phòng, chống suy dinh dưỡng
cho trẻ. Tổ chức nhiều buổi nấu ăn phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em nghèo tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng 14,36% ( nghị quyết 16%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,08% ( nghị
quyết 1,08%).
Công tác DS-KHHGĐ được Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm chỉ đạo
vì đây là yếu tố quan trọng để góp phần thực hiện công tác XĐGN có hiệu quả. Mỗi
năm đều tổ chức các đợt chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản / KHHGĐ”. Huy động sự tham gia của
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc đẩy mạnh tuyên truyền vận động, tăng cường
cung cấp hai gói dịch vụ: hạn chế lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con và các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, đáp ứng nhu cầu của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh tại nơi có mức sinh cao nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc

SKSS/KHHGĐ. Qua đó giúp các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện
đại góp phần giảm tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên. Do đó số cặp vợ chồng thực hiện các
biện pháp tránh thai đều đạt và vượt chỉ tiêu.
Trong 6 năm qua đã thực hiện:
+ Cấp 3.347 thẻ bảo hiểm y tế cho thành viên hộ nghèo.
+ Khám, chữa bệnh cho miễn phí cho 956 lượt người với tổng số tiền là
47.152.000đ.
+ Tổ chức 41 đợt vệ sinh môi trường kết hợp diệt lăng quăng phòng ngừa bệnh
sốt xuất huyết, tay – chân - miệng và các loại dịch bệnh.
+ Tổ chức 62 đợt nấu ăn phục hồi cho 4.112 lượt trẻ suy dinh dưỡng.
+ Tiêm chủng mở rộng cho 7.647 lượt trẻ dưới 2 tuổi.
- Chính sách hỗ trợ về giáo dục:
Phường Mỹ Phước được công nhận là phường đạt chuẩn về phổ cập giáo dục
tiểu học. Cơ sở trường lớp được đầu tư nâng cấp khang trang, đảm bảo dạy và học tốt,
con em các hộ nghèo, cận nghèo được đến trường đúng theo độ tuổi. Trường tiểu học,
THCS được đầu tư xây dựng mới, trường trung học cơ sở Bùi Hữu Nghĩa đã được
công nhận là trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.
Hội khuyến học và Hội phụ nữ hàng năm vận động các mạnh thường quân ủng
hộ đóng góp cặp sách, tập, quần áo, dụng cụ học tập ….để chăm lo cho các em học
sinh cấp I, cấp II có hoàn cảnh nghèo, khó khăn với tổng số tiền 265.425.000đ / 3.284
trường hợp, hộ nghèo và cận nghèo được miễn giảm học phí đúng quy định.
- Chính sách hỗ trợ nhà ở:
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
Với sự tích cực của Mặt trận cùng các ban, ngành, đoàn thể phường đã vận
động được 136.472.000đ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; 919.330.000đ quỹ “Xã hội từ
thiện” cất sửa 08 căn nhà tình nghĩa, 40 căn nhà Đại đoàn kết. Hiện nay các hộ thuộc
gia đình chính sách trên toàn phường đều có nhà ở ổn định.

Thực hiện Chương trình nhà ở trong cụm tuyến dân cư vượt lũ theo Quyết định
1600/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ theo công văn số
658/SXD-QLN ngày 01/12/2009 của Sở Xây dựng tỉnh An Giang về việc điều chỉnh
mức vay làm nhà và mua trả chậm nền nhà trong các cụm, tuyến dân cư vượt lũ thuộc
chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở ngập lũ vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Quyết định 1706/QĐ-UB và Quyết định 2700/QĐ-UB của UBND tỉnh An
Giang, phường xét và đề nghị UBND thành phố Long Xuyên giải quyết cho 85 hộ
được mua nền nhà trong khu Dân cư Xẽo Trôm 4 của phường, trong đó có 65 hộ đã
cất nhà còn 20 hộ chưa cất nhà (trong đó có 01 hộ bị lốc xoáy năm 2008, sập 100%
đến nay vẫn chưa cất lại vì hộ này chỉ có 01 người ở nhưng hiện nay đã về sống cùng
người thân, nền đã giao lại cho Ban Quản lý Dự án).
b) Nguyên nhân:
- Phường luôn quan tâm củng cố Ban điều hành chương trình XĐGN và việc
làm của phường, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải
pháp tập trung nâng cao đời sống để giảm tỷ lệ hộ nghèo của phường. Trong đó phân
công cụ thể từng thành viên trong Ban điều hành chịu trách nhiệm bám sát địa bàn
theo dõi, kiểm tra, hỗ trợ tư vấn về điều kiện, chính sách liên quan với chương trình
XĐGN và việc làm.
- Hàng năm địa phương đều phân công cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo
và thành viên Ban điều hành thực hiện Chương trình giảm nghèo của phường dự các
lớp tập huấn do thành phố tổ chức. Qua tập huấn đã giúp cho cán bộ làm công tác
giảm nghèo nắm được nội dung cơ bản và các phương pháp điều tra, thu thập thông
tin đầy đủ để xác định đúng các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí qui
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
định, kịp thời tham mưu về những trường hợp đặc biệt để Ban điều hành chương trình
giảm nghèo có biện pháp hỗ trợ thích hợp cho công tác giảm nghèo.
- Đạt được kết quả trên là do sự chỉ đạo kịp thời của thường trực Đảng ủy, Ủy

ban nhân dân phường, sự đóng góp tích cực Mặt trận cùng các Ban, ngành, đoàn thể
phối hợp với 10 khóm tổ chức triển khai và thực hiện đạt kết quả tốt từ khâu vận động
tuyên truyền, tạo nguồn vốn ban đầu, sâu sát nắm chắc diễn biến và tâm tư nguyện
vọng hộ nghèo, hướng dẫn cách làm ăn mua bán để họ tự lực vươn lên thoát nghèo
bền vững.
- Địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhờ đó đa số hộ
nghèo ngày càng ý thức sâu sắc trách nhiệm của họ trong việc phát triển sản xuất, cải
thiện đời sống, biết chí thú làm ăn, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng để
vươn lên thoát nghèo.
- Ban XĐGN luôn thể hiện sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm cao, trong
việc thực hiện nhiệm vụ. Đã tạo được lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước ngày một nâng cao. Thông qua đó chương trình XĐGN đã mang lại hiệu
quả thiết thực, góp phần ổn định an ninh chính trị tại cơ sở.
- Xét đối tượng cho vay vốn và mục đích nhu cầu vay vốn tạo sản phẩm phù
hợp với nhu cầu của thị trường như chăn nuôi, mua bán nhỏ, sửa chữa nhỏ, Từ đó
hiệu quả thực hiện các dự án được nâng cao.
- Thông qua tuyên truyền giáo dục các hộ nghèo ý thức được mình không chỉ
gia đình nghèo mà còn là gánh nặng cho xã hội. Từ đó khi nhận được vốn đầu tư của
chương trình xoá đói giảm nghèo tích cực, hăng hái lao động, sản xuất, thực hành tiết
kiệm. Họ nhận thức tác hại của sự đói nghèo mà tự lực vươn lên thoát khỏi sự đói
nghèo và có thu nhập, cuộc sống thật sự ổn định.
- Các tổ chức đoàn thể: Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ phát huy
tốt vai trò của mình, từ đó đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền cả chiều rộng
lẫn chiều sâu, tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong nội bộ nhân dân, nên được
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, góp phần thiết thực vào phong trào xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm ở địa phương.

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
a) Những hạn chế:
Hiện nay trên địa bàn phường Mỹ Phước có 208 hộ nghèo (chiếm 2,78 %); 262
hộ cận nghèo (chiếm 3,50 %); 197 hộ khó khăn (chiếm 2.64 %). Phường Mỹ Phước
có làng ghe ven sông Hậu và 02 Khu dân cư Xẽo Trôm và Xẽo Chanh, đa số là những
hộ nghèo bị giải toả từ địa phương khác về nên cuộc sống người dân về nơi ở mới vẫn
còn nghèo, những hộ sống ở làng ghe ven sông Hậu phần lớm là Việt kiều Campuchia
về Việt Nam sống nên họ không có nghề nghiệp ổn định mà chủ yếu là mua bán nhỏ,
làm thuê, đưa đò, bóc vác cho đầu mối chợ Long Xuyên. Sống lênh đênh trên sông
nước càng khó khăm hơn khi gặp mưa giông, lũ lụt tràn về hàng năm.
Qua kết quả khảo sát hộ nghèo hàng năm cho thấy hộ nghèo, hộ khó khăn của
phường có nhiều hình thức và mức độ khác nhau, phần đông do thiếu vốn, không có
tư liệu sản xuất, không biết tính toán làm ăn, bệnh hiểm nghèo phải chữa trị lâu dài,
đông con cộng thêm tình trạng rượu chè, cờ bạc, tệ nạn, hoặc còn ỷ lại vào chính
quyền, không chí thú làm ăn,….
Một số hộ đã thoát nghèo nhưng mức sống chưa vững chắc và thiếu ổn định,
lúng túng trong phương thức làm ăn để tái nghèo.
Cán bộ phụ trách XĐGN còn yếu về trình độ, năng lực chưa nhiệt tình và sâu
sát với công việc, nhận thức còn đơn giản chỉ có nhiệm vụ theo dõi cho vay và thu nợ
nên thời gian qua thiếu sự phối hợp giữa cán bộ XĐGN với các ngành chức năng và
đoàn thể để thực hiện tốt vai trò tham mưu, còn thụ động trong công tác chưa chủ
động xây dựng kế hoạch giúp lãnh đạo địa phương chỉ đạo điều hành chương trình
mục tiêu quốc gia về XĐGN và việc làm có hiệu quả, cán bộ giảm nghèo thường
xuyên bị luân chuyển nên không đảm bảo kiến thức chuyên môn trong công tác.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
Chương trình xóa đói giảm nghèo mới chỉ tập trung chủ yếu là tạo quỹ và trợ
vốn, chưa chú trọng nhiều đến việc chuyển biến nhận thức của người dân, vốn đầu tư

chưa đáp ứng được nhu cầu cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Các thành viên trong
Ban điều hành giảm nghèo thiếu kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng các nguồn
vốn dẫn đến kết quả sử dụng vốn kém hiệu quả,một số hộ vay vốn sử dụng không
đúng mục đích.
Số người học nghề còn thấp so với lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Ngành
nghề đào tạo chưa phong phú, không theo kịp sự phát triển của khoa học - kỹ thuật
nên chưa thu hút được lao động.
Cơ cấu đào tạo nghề giữa các cấp còn bất hợp lý, mất cân đối giữa đào tạo nghề
dài hạn và đạo tạo nghề ngắn hạn. Dạy nghề cho nông dân và cho nghề tiểu thủ công
nghiệp số lượng tuy nhiều nhưng chất lượng còn thấp.
Từ những khó khăn hạn chế nói trên đã làm cho công tác quản lý, tổ chức hoạt
động xóa đói giảm nghèo ở cơ sở chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu giáo dục, nâng
cao đời sống tinh thần, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Từ những hạn chế trên ta
rút ra một số nguyên nhân sau:
b) Nguyên nhân của hạn chế:
- Công tác điều tra cập nhật hộ nghèo chưa thật sự khoa học và khách quan,
đánh giá chưa sát thực trạng nên việc thực hiện các giải pháp trợ giúp đạt hiệu quả
chưa cao.
- Việc phát huy vai trò hoạt động của ban XĐGN, cán bộ chuyên trách về
nghiệp vụ xóa đói giảm nghèo còn hạn chế.
- Một bộ phận nghèo do mê tín dị đoan, tư tưởng an tâm với số phận, thiếu ý
chí vươn lên, mù quáng, hơn nữa bị tác động tiêu cực bởi: cờ bạc, rượu chè, lười lao
động … không đổi mới tư duy, thiếu tính học tập, học hỏi cách làm ăn để thay đổi
phương thức sản xuất kinh doanh và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi
- Đại đa số hộ nghèo đều có trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn

định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do
vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi
cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có
liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái không những của thế hệ hiện tại
mà cả thế hệ trong tương lai. Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo nhất và sẽ làm cho
việc thoát nghèo thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn.
Tóm lại, qua những hạn chế và nguyên nhân nêu trên cho thấy công tác XĐGN
ở phường Mỹ Phước diễn ra khó khăn, phức tạp, là một nhiệm vụ cấp bách cần phải
được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và lâu dài, đòi hỏi cả hệ thống chính
trị và cộng đồng xã hội cố gắng hơn nữa, phấn đấu nỗ lực tìm mọi giải pháp để khắc
phục được những hạn chế tồn tại, góp phần thực hiện thắng lợi công tác XĐGN tại địa
bàn dân cư.








CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở PHƯỜNG MỸ PHƯỚC
TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi

3.1. Mục tiêu:
Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, củng cố thành quả giảm
nghèo, tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Nâng cao chất
lượng cuộc sống của hộ nghèo. Tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ đối với hộ
nghèo loại A, cơ bản đến năm 2015 các hộ này có khả năng thoát nghèo bền vững,
tăng cường biện pháp tuyên truyền giáo dục với các hộ nghèo loại B và C về tinh thần
vượt khó đi đôi với tiết kiệm để có tích lũy.
* Chỉ tiêu:
- Hạ tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% (theo chuẩn mới).
- Giới thiệu việc làm cho khoảng 700 lao động mỗi năm.
- 100% người nghèo được miễn phí học nghề theo quy định.
- Thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đảm bảo
100% hộ nghèo được hưởng các dịch vụ y tế, hạ tỷ lệ phát triển dân số còn 1%.
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống 16%.
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động quỹ vì người nghèo, để xây dựng nhà đại
đoàn kết cho hộ nghèo không còn nhà tạm bợ dột nát.
- Giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục - chống mù chữ, huy động trẻ 6
tuổi đến trường 100%. Không để học sinh bỏ học vì hoàn cảnh gia đình nghèo, khó
khăn, bỏ học vì không có tiền đóng học phí, thiếu dụng cụ học tập, bỏ học vì thiếu
phương tiện đi lại.
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở
phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên đến năm 2015:
3.2.1. Nâng cao vai trò của Ủy ban nhân dân Phường trong công tác xóa
đói giảm nghèo
Ta biết rằng, trong kinh tế thị trường vai trò của nhà nước ngoài chức năng
điều tiết, quản lý kinh tế, duy trì hành lang pháp luật còn có chức năng khắc phục
những khuyết tật do cơ chế thị trường gây ra, và một trong những khuyết tật đó là sự
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015



Học viên: Thái Thị Tường Vi
phân hóa giàu nghèo. Nếu để cho các hộ đói nghèo tự mình vươn lên thì họ sẽ không
bao giờ có thể thoát nổi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo - lạc hậu. Ở đây, vai trò của
chính quyền cơ sở như "bà đỡ" trong công tác XĐGN.
Để nâng cao hơn nữa vai trò của Ủy ban nhân dân phường trong công tác
XĐGN hiện nay, cần tập trung vào các giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn cho XĐGN.
Muốn vậy, địa phương cần tổ chức động viên tối đa sự ủng hộ của nhân dân,
các tổ chức trên địa bàn, của các doanh nghiệp vào việc XĐGN. Địa phương có kế
hoạch xây dựng quỹ vốn và các cơ cấu tài chính chuyên thực hiện việc XĐGN để hỗ
trợ vốn sản xuất cho người nghèo vay với lãi suất ưu đãi ở mức độ hợp lý, thủ tục cho
vay đơn giản, thuận tiện, vay bằng tín chấp, và cần phải có một chế độ kiểm soát
nghiêm ngặt với vốn vay.
Tín dụng cho người nghèo có độ rủi ro cao nên cần một kỷ luật chặt chẽ nhằm
đảm bảo không vay quá mức cần thiết, sử dụng vốn nhanh theo đúng mục đích đã
duyệt. Bởi tín dụng không có kỷ luật chặt chẽ thì không phải cái gì hơn là sự cứu tế.
Sự cứu tế dưới cái tên tín dụng sẽ làm hại người nghèo chứ không phải là giúp đỡ họ.
Việc cho hộ nghèo vay vốn thông qua mô hình tổ tín chấp cần được triển khai
và phát triển trên địa bàn để thực hiện tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận dễ dàng
với nguồn vốn.
Cần tập trung vốn cho những hộ nghèo biết làm ăn, nhưng thiếu đầu tư sản
xuất kinh doanh, không nên cho vay dàn trải, không có hiệu quả.
Ngoài ra, UBND phường cần thường xuyên nâng chất, củng cố kiện toàn Ban
điều hành đào tạo nghề giải quyết việc làm của phường, tăng cường đào tạo nghiệp vụ
chuyên môn cho cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo theo kịp yêu cầu,
nhiệm vụ hiện nay.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi

3.2.2. Hỗ trợ vốn cho người nghèo sản xuất tăng thu nhập
Vốn là nhu cầu không thể thiếu được cho sản xuất, kinh doanh, và đối với
người nghèo thì nhu cầu vốn còn thiết yếu hơn nữa, đó là cơ hội để họ vươn lên hòa
nhập với cuộc sống cộng đồng, là cứu cánh để giúp họ thoát đói, vượt nghèo.
Trong giai đoạn một, vốn tạo ra việc làm cho người nghèo và cho gia đình họ,
từ đó tạo ra thu nhập, giúp họ giải quyết được những nhu cầu cơ bản từng bước thoát
ra khỏi đói nghèo lạc hậu.
Trong giai đoạn hai, vốn được tiếp tục đầu tư vào sản xuất để nâng cao hiệu
quả của sản xuất, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm để
tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo có tích lũy.
Tuy nhiên, đối với người nghèo, đáp ứng được nhu cầu vốn đã là thiết yếu
nhưng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả còn cấp thiết hơn nhiều. Người nghèo thường
ít học, trình độ khoa học công nghệ hầu như không có, kinh nghiệm làm ăn, các mối
quan hệ xã hội đều hạn chế, do đó hầu như họ không biết cách sử dụng vốn, không
biết đầu tư vào đâu và không biết cả cách hạch toán làm ăn sao cho có lãi. Nhiều
trường hợp người nghèo vay vốn mua bò, mua lợn về nuôi, khi đến thời hạn trả tiền
thì bán bò, lợn đi chỉ đủ trả số vốn vay ban đầu.
Đây là chưa kể đến những trường hợp người nghèo vay vốn không phải để đầu
tư làm ăn mà vì họ quá nghèo nên đồng vốn họ vay được còn bị lạm dụng để giải
quyết nhu cầu ăn và một phần nhỏ cho nhu cầu ở, chữa bệnh, học hành của con cái.
Một bộ phận rất nhỏ còn sử dụng đồng vốn vay ít ỏi và khó nhọc vào các tệ nạn như
rượu chè, cờ bạc
Vì thế tín dụng cấp cho người nghèo có mức rủi ro rất lớn, lớn hơn bất kỳ
chương trình tín dụng nào khác, bởi vậy, nó phải được kiểm soát nghiêm ngặt:
Thứ nhất, phải có điều kiện cho vay thích hợp.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Phước đến năm 2015


Học viên: Thái Thị Tường Vi

Khi đã cho người nghèo vay không được đòi hỏi tài sản thế chấp, vì nếu đã có
tài sản thế chấp thì không còn là người nghèo nữa. Cần bác bỏ quan niệm sai lầm cho
rằng tài sản thế chấp là thiết yếu cho mọi hoạt động tín dụng. Quan điểm đó sẽ loại trừ
người nghèo khỏi danh sách những người được vay. Hơn nữa cũng không cần đe dọa
bằng hành vi pháp lý nếu như người rất nghèo không trả được nợ, vì điều đó sẽ làm
nản lòng những người thận trọng trong số những người nghèo muốn vay vốn.
Thứ hai, tín dụng phải được đưa tới tận tay người nghèo
Người nghèo thường e ngại khi bước vào nhà ngân hàng, vì họ ít có cơ hội
được vay ở đó. Hơn nữa người rất nghèo còn lo kiếm sống, không có thời gian rảnh
rỗi dành cho sự nỗ lực mà họ nghĩ rằng không có hiệu quả. Vì vậy tín dụng phải được
mang tới tận tay người nghèo.
Thứ ba, thủ tục cho vay đơn giản, hướng dẫn chu đáo.
Thứ tư, khả năng cho vay liên tiếp.
Một khoản nợ nhỏ không đủ để những người nghèo thoát khỏi cảnh bần hàn
và sẽ không có hiệu lực kích thích nếu không có các khoản vay tiếp tục. Một khi đã
trả được nợ đầy đủ theo đúng tiến độ đặt ra thì các thành viên sẽ được vay nợ liên tục.
3.2.3. Hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến công nghệ kỹ thuật mới cho người
nghèo:
Như trong phần nguyên nhân đói nghèo đã trình bày ở trên, đa phần số hộ đói
nghèo là do không biết cách làm ăn, chưa hiểu biết kỹ thuật công nghệ mới trong sản
xuất, do đó để đảm bảo đồng vốn cho người nghèo vay có hiệu quả, thực sự hữu ích
giúp người nghèo vươn lên thoát đói nghèo, làm giàu cho bản thân và cộng đồng, thì
việc hướng dẫn cho họ cách làm ăn, giúp họ có những kiến thức về khoa học công
nghệ ứng dụng vào sản xuất là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của địa phương cần tổ chức rộng rãi việc
dạy nghề cho thanh niên đến độ tuổi lao động, hướng vào những ngành nghề phù hợp
với yêu cầu của thị trường trong khu vực và địa phương.

×