Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện nghi lộc tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.68 KB, 87 trang )

Khoỏ lun tt nghip

GVHD: Th.S. ng Th Minh Lý

trờng đại học vinh
khoa lịch sử
-----------------

Lơng đình đức

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo
tại huyện nghi lộc - tỉnh nghệ an

Chuyên ngành: Công tác xà hội

Vinh, 5/2011

trờng đại học vinh
khoa lịch sử
------------------

Lơng đình đức
SV: Lương Đình Đức

1

Lớp: 48B3 - CTXH


Khố luận tốt nghiệp



GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

Kho¸ ln tốt nghiệp đại học
Nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo
tại huyện nghi lộc - tỉnh nghệ an

Chuyên ngành: Công tác xà hội
Khoá
: 2007 - 2011
Lớp
: 48B3 - Công tác xà hội
`
Giáo viên hớng dẫn: Th.S. Đặng Thị Minh
Trởng bộ môn công tác xà hội



Vinh, 5/2011

LI CM N
Vi tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm
ơn các thầy cô giáo tổ bộ môn công tác xã hội, khoa Lịch Sử, trường Đại học
Vinh. Đặc biệt em vô cùng biết ơn Thạc sĩ Đặng Thị Minh Lý đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình chỉ bảo để em hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo các cấp chính quyền, các cán bộ
của các phòng ban và người dân huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đặc biệt em
xin thành cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo và nhân viên phịng Lao động - Thương
SV: Lương Đình Đức


2

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

binh và Xã hội huyện Nghi Lộc đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện, cung cấp
tài liệu để em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè - những người đã
ln ở bên em trong suốt những lúc khó khăn để em hồn thành khóa luận.
Dù đã cố gắng rất nhiều, song do cịn thiếu kinh nghiệm và kiến thức nên
khóa luận chắc chắc khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự góp ý của các thầy cơ giáo, bạn bè và những người quan tâm đến đề
tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 15 tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Lương Đình Đức

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CSHT
CTMTQGXĐGN
KN – KL – KN
KN

Cơ sở hạ tầng

Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo
Khuyến nơng – khuyến lâm – khuyến ngư
Khuyến nông

KT – XH

Kinh tế - xã hội

LĐ – TBXH
NN&PTNT
NHCSXH
XĐGN

Lao động thương binh và xã hội
Nông nghiệp và phát triển nơng thơn
Ngân hàng chính sách xã hội
Xóa đói giảm nghèo

SV: Lương Đình Đức

3

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

THPT

THCS
UBND
XDCSHT

Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơ sở hạ tầng

HĐND

Hội đồng nhân dân

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................3
2.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................3
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3
3.2.Khách thể nghiên cứu..................................................................................4
3.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................4

SV: Lương Đình Đức

4


Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

4.1. Phương pháp luận chung: Chủ nghĩa duy vật biệt chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.....................................................................................................4
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể..........................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn..........................................................7
5.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................7
5.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................7
6. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................8
7. Bố cục của khóa luận....................................................................................8
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH.........................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................9
1. Cơ sở lý luận................................................................................................9
1.1. Một số lý thuyết ứng dụng trong đề tài......................................................9
1.2. Một số khái niệm làm công cụ nghiên cứu..............................................14
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................................21
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..............................................................21
2.2. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo..........22
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc...............................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN...................................................29
2.1. Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 – 2010.................29
2.2. Thực trạng đói nghèo ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 2010............................................................................................................32
2.3. Thực trạng cơng tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2008 - 2010:..........................................................................36

2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong XĐGN ở huyện Nghi Lộc...............52
2.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả công tác XĐGN ở huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2011 – 2013........................................62
SV: Lương Đình Đức

5

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

PHẦN III: KẾT LUẬN...................................................................................73
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN..................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................76

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nghèo đói là một hiện tượng rất phổ biến, là một trong những vấn đề lớn
của thế giới ngày nay. Nó khơng cịn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà
mang tính chất tồn cầu bởi nghèo đói ln làm cản trở cho sự phát triển con
người và xã hội. Chính vì vậy tấn cơng đói nghèo ln là mối quan tâm hàng
đầu của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam từ khi bước sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của
Nhà nước. Nền kinh tế phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm
khá. Nhưng bên cạnh đó cũng phải đương đầu với vấn đề phân hóa giàu
nghèo, một bộ phận dân cư dân cư vẫn phải sống trong cảnh đói khổ. Nhất là
SV: Lương Đình Đức


6

Lớp: 48B3 - CTXH


Khố luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

vùng khó khăn, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tại những nơi đây cái đói
cái nghèo vẫn ln hiện diện. Trước thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã tập
trung, thống nhất các nguồn lực và giải pháp xóa đói giảm nghèo (XĐGN)
nhằm XĐGN bền vững. Bằng việc hỗ trợ trực tiếp xã nghèo, hộ nghèo, người
nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, tiếp
cận với các dịch vụ xã hội như: Cung cấp vốn, khoa học kỹ thuật, con giống,
vật nuôi cây trồng…Với đạo lý tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”, trong những
năm qua cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các cấp, các ngành,
các tổ chức, các đồn thể và đơng đảo quần chúng nhân dân ln nhiệt tình
tham gia vào cơng cuộc XĐGN chung. Nhờ đó công cuộc giảm nghèo triển
khai mạnh mẽ từ những năm 1993 đã đem lại kết quả ngoạn mục về xóa đói
giảm nghèo. Tỷ lệ từ 58% năm 1993 giảm xuống 13,2% năm 2010. Trong
vòng 17 năm Việt Nam đã giảm trên ¾ số người nghèo [1, tr 2]. Đời sống của
đại đa số người dân được cải thiện đáng kể nhất là nhóm nghèo. Tuy nhiên
hiện nay Việt Nam vẫn còn 62 huyện nghèo và hàng trăm xã nghèo.
Trong những năm qua, Đảng bộ, UBND tỉnh Nghệ An cùng với Đảng
bộ, chính qun địa phương các cấp trong đó có Đảng bộ chính quyền và
nhân dân huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã hết mình thực hiện mục tiêu
chung của sự nghiệp XĐGN. Mang lại tác động tích cực trong phát triển kinh
tế xã hội ( KT – XH) trên địa bàn. Tuy nhiên cho đến nay, cơng tác xóa đói

giảm nghèo vẫn cịn nhiều hạn chế các hộ gia đình đang cịn thụ động, chỉ chờ
sự giúp đỡ từ những tổ chức, dự án, chính quyền, đồn thể xã hội. Chứ chưa
biết tự làm ăn vươn lên thoát nghèo, về phần chính quyền cịn mang tính hình
thức và trợ giúp về vật chất các điều kiện sản xuất, sinh sống mà chưa mang
tính bền vững.
Cách tiếp cận hiện tại trong các can thiệp giảm nghèo đã có ảnh hưởng
nhất định đối với người nghèo với tư cách là nhóm hưởng lợi từ các dịch vụ
SV: Lương Đình Đức

7

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

xã hội nhưng chưa giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo và hạn
chế của sự tham của người nghèo trong việc tìm kiếm các giải pháp thốt
nghèo. Ảnh hưởng của các chính sách và chương trình XĐGN từ trước tới
nay tới người nghèo còn khiêm tốn. Người nghèo là các hộ gia đình và các cá
nhân trong cộng đồng nhưng các đánh giá đói nghèo hiện tại chưa chỉ ra được
nguyên nhân gốc rễ nghèo đói của nhóm này. Các can thiệp giảm nghèo nói
chung chưa đáp ứng hiệu quả trong việc cải thiện điều kiện sống cho người
nghèo một cách thực tế và bền vững.
Với các lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cơng tác xóa
đói giảm nghèo tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt
nghiệp cử nhân ngành Cơng tác xã hội của mình.
Với năng lực và nhận thức về XĐGN có hạn chắc chắn khóa luận tốt

nghiệp cịn những khiếm khuyết cần được bổ sung và hoàn chỉnh trong quá
trình vận dụng vào thực tế ở địa phương. Nhưng sinh viên hi vọng có thể
đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình giúp cơng tác XĐGN ở huyện
Nghi Lộc trong những năm tới thu được nhiều hiệu quả hơn và hoàn thành tốt
những mục tiêu, phương hướng mà Đảng, Nhà nước và chính quyền địa
phương đã đề ra.
Sinh viên rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng chí
lãnh đạo địa phương cũng như quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên và tất cả
độc giả quan tâm đến vấn đề này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
- Đề tài tập trung đánh giá, tìm hiểu thực trạng đói nghèo và nguyên nhân
của đói nghèo tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Tìm hiểu thực trạng cơng tác XĐGN tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
trong giai đoạn từ 2008 – 2010
SV: Lương Đình Đức

8

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của
cơng tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo thoát nghèo bền vững cho người nghèo
tại huyện Nghi Lộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Làm rõ một số lý luận chung liên quan đến đề tài.
- Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác XĐGN ở huyện Nghi
Lộc trong giai đoạn 2008 – 2010.
- Cùng với người dân tham gia vào tiến trình lên kế hoạch phát triển
- Chỉ ra những mặt làm được, mặt yếu kém, tìm ra nguyên nhân và đề
xuất giải pháp.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Hiệu quả cơng tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
3.2.Khách thể nghiên cứu.
- 16 đối tượng người nghèo, hộ nghèo thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- 5 cán bộ, nhân viên làm công tác XĐGN tại huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An.
- Đảng bộ, UBND, các tổ chức đoàn thể, đơn vị tham gia triển khai, thực
hiện, hưởng ứng công tác XĐGN trong toàn huyện.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
-Thời gian: Từ ngày 25/01/2011 đến ngày30/05/2011
- Không gian: huyện Nghi Lộc và các tổ chức chính quyền đồn thể xã hội
trên tồn huyện.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

SV: Lương Đình Đức

9

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

4.1. Phương pháp luận chung: Chủ nghĩa duy vật biệt chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp duy vật lịch sử đó là việc xem xét các sự vật, hiện tượng xã
hội trong từng thời kỳ giai đoạn nhất định khác nhau. Ở đây người nghiên cứu
tìm hiểu vấn đề xố đói giảm nghèo ở huyện Nghi Lộc giai đoạn 2008 – 2010.
Dựa trên phương pháp này để nhận diện, phân tích đánh giá thực trạng đói
nghèo trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các thời kỳ
khác nhau trước đó, từ đó có cách nhìn nhận đúng đắn về thực trạng đói
nghèo và hiệu quả cơng tác xố đói giảm nghèo qua các thời kỳ tại huyện
Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng đặt sự vật hiện tượng trong
sự tác động qua lại với nhau và có mối quan hệ với các sự vật hiện tượng
khác. Phương pháp vận dụng một cách linh hoạt trong đề tài khi nghiên cứu
cơng tác xố đói giảm nghèo phải đặt nó trong mối quan hệ qua lại với các
yếu tố tự nhiên, sự phát triển kinh tế, các vấn đề văn hoá và xã hội khác trên
điạ bàn nghiên cứu. Ta có thể thấy ngun nhân nghèo đói khơng chỉ do yếu
tố chủ quan của chính bản thân người nghèo mà cịn bao gồm cả yếu tố khách
quan như: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, điều kiện tự
nhiên… Nghèo đói cũng kéo theo một số hệ quả tác động đến đời sống kinh
tế xã hội. Từ đó, khi đưa ra giải pháp ta có thể huy động nhiều nguồn lực để
hỗ trợ từ chính quyền địa phương, từ các tổ chức đoàn thể xã hội khác…
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, sinh viên đã sử dụng các phương
pháp cụ thể sau:
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đọc và phân tích những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Tình
hình đói nghèo hiện nay, báo cáo phát triển kinh tế xã hội, các khuynh hướng xóa

SV: Lương Đình Đức

10

Lớp: 48B3 - CTXH


Khố luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

đói giảm nghèo, các vấn đề chất lượng cuộc sống,… Cũng như các tài liệu liên
quan khác như: Công tác xã hội với cá nhân, cơng tác xã hội nhóm, phát triển
cộng đồng…
4.2.2. Phương pháp quan sát
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành quan sát hoạt động,
sinh hoạt của cư dân trong huyện, các sinh hoạt kinh tế, văn hóa của hộ gia
đình trong huyện. Việc quan sát này có ý nghĩa rất lớn trong việc phân tích,
nhìn nhận vấn đề nghèo đói để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
Tơi đã tiến hành tiếp xúc, phỏng vấn, trong đó tiến hành phỏng vấn 16 hộ
gia đình là đại diện gia đình nghèo trong tổng số 7974 hộ nghèo của huyện và
5 bộ chính sách và mặt trận của huyện Nghi Lộc
Tôi đã tiến hành tổ chức 2 cuộc thảo luận nhóm. Thành viên của nhóm là
chủ các hộ nghèo hoặc đại diện hộ nghèo và được chia thành hai nhóm:
Một nhóm tổ chức thảo luận để tìm hiểu như thế nào là một hộ nghèo đói
về kinh tế và xã hội, một nhóm thảo luận về nguyên nhân của nghèo đói,
những tác động, hậu quả của nghèo đói cũng như những giải pháp để giải
quyết vấn đề nghèo đói ở địa phương.
4.2.5. Phương pháp có sự tham gia của người dân trong xóa đói giảm

nghèo.
- Phương pháp có sự tham gia của người dân là phương pháp quan trọng
trong quá trình phát triển cộng đồng, là phương pháp khuyến khích và lơi kéo
người dân tham gia vào q trình hoạt động và phát triển từ giai đoạn xác
định vấn đề, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề cho đến giai đoạn kết thúc
- Đây là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất tạo nên sự
thành cơng của q trình phát triển cộng đồng bởi khi có sự tham gia của
người dân sẽ khuyến khích người dân tham gia để người dân thấy được thực
SV: Lương Đình Đức

11

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

tế của các vấn đề và trách nhiệm của mình đối với những vẫn đề đó. Mỗi
người dân được xem là một nguồn sức mạnh riêng chính vì vậy lơi kéo được
sự tham gia của người dân giúp cho nhân viên xã hội xây dựng được một
nguồn lực vô cùng to lớn cho quá trình hoạt động: về vật chất, tinh thần, sự
ủng hộ … Đặc biệt là ý chí và sự đồng tình của người dân trong việc giải
quyết vấn đề của họ.
- Phương pháp có sự tham gia của người dân là phương pháp giúp cho
người dân thấy được sự tôn trọng. Đây cũng là cơ sở để thực hiện dân chủ,
công khai và nguyên tắc dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng
lợi của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
- Một cộng đồng yếu kém khó mà trở thành cộng động tự lực và phát

triển bền vững nếu như trong quá trình phát triển cộng đồng khơng có sự tham
gia của chính người dân.
Đối với vấn đề giúp người dân xóa đói giảm nghèo thì sự tham gia của
người dân sẽ tạo nên những điểm mạnh:
- Xem xét được đến mọi góc độ, khía cạnh trong phân tích vấn đề nghèo
đói, để nối kết các thơng tin từ q trình đánh giá tới khi ra được quyết định.
- Có được quan điểm, cách nhìn về sự nghèo khổ, tập trung vào quá trình
và sự lý giải theo khung nghèo đói của chính cộng đồng (những tiêu chí và
phân loại nghèo đói do chính cộng đồng đưa ra, khơng phải sắn có từ trước
hoặc từ trên đưa xuống).
- Đánh giá sự nghèo đói bằng chính cách nhìn của người dân, người
nghèo trên cơ sở mặt bằng của địa phương nơi họ đang sinh sống.
- Người dân tự nhận định tình hình hiện trạng của địa phương đưa ra
những nhu cầu, ưu tiên của cộng đồng, của người nghèo.
- Nhìn cấp độ nghèo ở tầm rộng hơn, như nguy cơ dẫn đến nghèo đói, sự
tách biệt, sự thiếu quyền lực, thiếu ổn định, vắng tiếng nói của người dân,
người nghèo

SV: Lương Đình Đức

12

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

- phương pháp này là do người dân tham gia, họ bàn luận và tự xây dựng

các giải pháp cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp đó để vượt qua
khó khăn vươn lên trong cuộc sống một cách bền vững.
Với những ưu điểm trên phương pháp có sự tham gia của người dân
trong xóa đói giảm nghèo là phương pháp nghiên cứu cụ thể quan trọng nhất
mà sinh viên sự dụng cho đề tài: “Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo tại
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” của mình.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo tại huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An nhằm làm rõ thực trạng của công tác XĐGN tai địa phương.
- Cung cấp lý luận về nghèo đói và cơng tác xóa đói giảm nghèo.
- Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ nguyên lý của hiệu quả cơng tác
XĐGN có sự tham gia của người dân.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nguyên nhân đói nghèo, tình hình thực
hiện cơng tác XĐGN đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả của cơng
tác XĐGN.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
- Những khó khăn mà người nghèo ở huyện Nghi Lộc gặp phải phần lớn
đều do: nhận thức, thiếu vốn, điều kiện tự nhiên khắc nhiệt…
- Các chính sách, chương trình, dự án đã và đang thực hiện chưa thực sự
linh hoạt với điều kiện thực tế của huyện Nghi Lộc để mang lại kết quả cao
nhất trong cơng tác XĐGN.
7. Bố cục của khóa luận

SV: Lương Đình Đức

13

Lớp: 48B3 - CTXH



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

 Tên khóa luận: “Nâng cao hiệu quả của cơng tác xóa đói giảm
nghèo tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
 Kết cấu khóa luận:
Ngồi phần mở đầu, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa
luận gồm 2 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của khóa luận
Chương 2: Thực trạng cơng tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 – 2010.

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số lý thuyết ứng dụng trong đề tài
1.1.1. Lý thuyết nhu cầu

SV: Lương Đình Đức

14

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

Mỗi một con người đều có những mong muốn khác nhau, nhu cầu không
giống nhau. Hệ thống các bậc thang nhu cầu đó đã được nhà tâm lý học
Abraham Maslow (1908 - 1970) tổng kết lại thành Lí thuyết nhu cầu. Năm
1943, ông đã phát triển học thuyết về về thang bậc nhu cầu của con người, sau
đó lý thuyết này đã có tầm ảnh hưởng rộng rãi và được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau.
Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ
thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện
thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong thời gian đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu
của con người theo 5 cấp bậc:
- Nhu cầu sinh lý và vật chất
- Nhu cầu về an tồn.
- Nhu cầu về tình cảm, xã hội.
- Nhu cầu về được tôn trọng.
- Nhu cầu được thể hiện mình.
Trong đề tài này, sinh viên đã sử dụng 5 nấc thang nhu cầu cơ bản của
con người trong quá trình phát triển. Theo A. Maslow thì các nhu cầu trên
được sắp xếp thep vị trí tăng dần và nhu cầu đầu tiên là cơ sở nền tảng để thực
hiện các nhu cầu tiếp theo. A. Maslow cho rằng nhu cầu quan trọng nhất trong
5 nhu cầu trên là nhu cầu về sinh lý và thể chất.
Nhu cầu này được thể hiện thông qua các hoạt động như:: Ăn uống, ngủ,
khơng khí để thở, đi lại, vệ sinh, hoạt động tình dục…Đây là những nhu cầu
khơng thể thiếu và mang tính bản năng của mỗi con người. Maslow cho rằng,
những nhu cầu cao hơn sẽ không xuất hiện nếu như những nhu cầu cơ bản
này được thỏa mãn. Và nó sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động
khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
SV: Lương Đình Đức


15

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

Đối với nhóm người nghèo nhu cầu đầu tiên họ mong muốn được đáp
ứng là nhu cầu về sinh lý và vật chât, để đảm bao được một cuộc sống bình
thường tạo điều kiện vươn tới thực hiện các nhu cầu cao hơn.
- Những người nghèo thì nhu cầu vật chất ít khi được đáp ứng một cách
đầy đủ bởi người nghèo cái thiếu thốn về vật chất là vấn đề khó khăn đầu
tiên. Họ thường không đủ ăn, nước uống không được đảm bảo, sống trong
những căn nhà tạm bợ, tranh tre, nứa lá; phương tiện đị lại khó khăn, thường
ở những vùng kinh tế cịn kém phát triển, văn hóa, phong tục tập quán sản
xuất sinh hoạt thì lạc hậu. Người nghèo thường phải sống trong cảnh thiếu
thốn đủ đường, chạy cơm từng bữa. Nên việc có kinh tế để đám ứng nhu cầu
vật chất là một việc khó khăn. Kéo theo sinh lý của người nghèo cũng không
phát triển một cách bình thường.
- Các nhu cầu an tồn cũng khơng được đáp ứng vì họ ln sống bấp
bênh, có những người nghèo sống bên ranh giới của sự sống và cái chết. Ốm
đau, dịch bệnh, thiên tai ln rình rập cuộc sống của người nghèo , các dịch
vụ về chăm sóc sức khỏe và y tế khơng được đáp ứng bởi vì họ nghèo thì
khơng có kinh tế để lo cho việc khám chữa bệnh và nghèo đói cũng kéo theo
những hệ quả như: Trình độ nhận thức của người nghèo thấp, Ý thức về bạn
thân và người thân không cao cộng với tâm lý tự ti, mặc cảm…Nên nhu cầu
về an tồn khơng được đảm bảo.

- Trong xã hội tiếng nói của người nghèo ít được coi trọng hơn đó là một
thực tế được kiểm chứng trong đời sống xã hội. Bởi chính người nghèo họ
khơng giám đối mặt với bản thân mình. Họ ln mang tâm lý tự ti, mặc cảm
thì làm gì có được tiếng nói trong xã hội. Và họ cũng là những người thường
sống ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn là vùng sâu, vùng xa. Nên
trình độ dân trí thấp nên việc có được tiếng nói hay vị trí trong xã hội là thấp
và khó để thực hiện được.
SV: Lương Đình Đức

16

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

- Người nghèo ít có điều kiện để thể hiện những năng lực, tài năng của
mình. Có những người nghèo có năng lực về một số lĩnh vực nhưng họ lại
khơng có điều kiện để phát triển năng lực đó vì các nhu cầu các điều kiện
khác trước nó chưa thực hiện được. Và người nghèo tuy có năng lực nhưng họ
ln mang tâm lý tự ti, mặc cảm nên đã hạn chế và kìm hạm năng lực đó lại ít
có khả năng để thể hiện khặng định mình.
Cơng tác xã hội với người nghèo nhằm hướng tới mục đích lớn nhất là
giúp người nghèo đáp ứng tốt nhất các nhu cầu cơ bản của cuộc sống trên cơ
sở giúp họ tự xây dựng được một cuộc sống ổn định cho chính mình.
1.1.2 . Lý thuyết hệ thống-sinh thái.
Lý thuyết này được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học
Bertalanffy. Đây là lý thuyết quan trọng trong nền tảng triết lý trong ngành

công tác xã hội.
Lý thuyết hệ thống sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống, mô
tả hành vi con người sống và làm việc chịu sự tương tác với gia đình, bạn bè,
hàng xóm, các tổ chức xã hội khác. Lý thuyết này có nhiều đóng góp quan
trọng trong cơng tác xã hội, một trong những đóng góp đó là định nghĩa 3
cấp độ của hệ thống.

- Cấp độ vi mô.
Con người là tiểu hệ thống tạo thành bởi tiểu hệ thống tâm sinh lý
xã hội. Các tiểu hệ thống này tương tác lẫn nhau. Công tác xã hội can thiệp ở
hệ thống này hướng vào nhu cầu của con người, những vấn đề và điểm mạnh
của họ, đưa ra các giải pháp và chọn phương án tốt nhất. Tập trung vào làm
việc với cá nhân và giúp họ thực hiện chức năng của mình.
- Cấp độ trung mơ.
SV: Lương Đình Đức

17

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

Hệ thống này đề cập đến nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân như gia
đình, nhóm làm việc, nhóm xã hội khác.
Vận dụng lý thuyết ở cấp độ này nhằm xây dựng nhóm người nghèo
để họ có cơ hội gặp gở, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, trao đổi
những kinh nghiệp phương thức làm ăn. Gắn kến nhau lại để cùng chung sức, trí

lực phát triển các mơ hình làm kinh tế nhằm thốt nghèo. Để họ tìm thấy sự
tương đồng, khơng cịn mặc cảm, tự ty, lấy lại thăng bằng trong cuôc sống.
Đồng thời, lôi kéo sự can thiệp của các thành viên trong gia đình, các
nhóm và tổ chức xã hội khác và công tác XĐGN.
- Cấp độ vĩ mơ.
Hệ thống này đề cập đến nhóm và hệ thống lớn hơn gia đình. Bốn
hệ thống vĩ mơ tác động đến người nghèo là các tổ chức, các thiết chế, cộng
đồng và nền văn hoá.
Lý thuyết hệ thống sinh thái trong công tác xã hội phỏng theo những
khái niệm của thuyết hệ thống và sinh thái. Trong xã hội, mỗi cá nhân đều có
mơi trường và hồn cảnh sống. Họ luôn chịu tác động của các yếu tố của mơi
trường và chính bản thân cũng có tác động ngược trở lại môi trường. Như
vậy, cá nhân trong môi trường và các yếu tố có mối quan hệ trực thuộc lẫn
nhau. Do vậy, để hiểu người nghèo trong môi trường, chúng ta phải nghiên
cứu để hiểu môi trường xung quanh. Mặt khác, người nghèo khơng vận hành
một mình, có khi nhân viên xã hội chỉ chú trọng vào người nghèo, không chú
trọng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả giúp
người nghèo giải quyết vấn đề của mình, nhân viên xã hội cần phải làm việc
ở trên cả 3 cấp độ: cá nhân là người nghèo, gia đình là hộ nghèo, cộng đồng
là cộng đồng người nghèo.
Phát triển cộng đồng cần đặt trong bối cạnh rộng lớn và có cái nhìn tồn
diện. phát triển cộng đồng bao gồm cả việc tăng năng lực cho người dân và
SV: Lương Đình Đức

18

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

các thiết chế tại cộng đồng. bất cứ một yếu tố nào cũng có thể ảnh hưởng trực
tiếp tới kết quả của phát triển cộng đồng nên việc sự dụng thuyết hệ thống là
rất thiết yếu cho cái nhìn tồn diện.
Với nhóm người nghèo, cộng đồng nghèo thì khi nghiên cứu chúng ta
khơng thể tách biệt nhóm người nghèo, cộng đồng nghèo này ra khỏi các yếu
tố khác để xem xét, đánh giá và giải quyết được mà chúng ta cần phải đặt nó
vào một hệ thống các mối quan hệ qua lại, bổ sung ảnh hưởng lẫn nhau. Đó
có thể là: Mơi trường sống của người nghèo, các chính sách của Đảng và Nhà
nước về XĐGN, trình độ dân trí, nhận thức và năng lực của người dân, những
nỗ lực của địa phương về xóa đói giảm nghèo cũng như đặt chúng trong quan
hệ với các tổ chức, đồn thể, chính quyền. Để tạo nên một hệ thống mang tính
chất chặt chẽ và lôgic.
1.1.3. Lý thuyết con người là trung tâm.
Đặt con người vào trung tâm của sự phát triển, phát triển con người vừa
là mục tiêu vừa là phương tiện (mục tiêu: phát triển con người nhằm làm giàu
cho cuộc sống con người; Phương tiện: vì nó nâng cao kỹ năng, kiến thức,
năng suất, tính sáng tạo thơng qua q trình xây dựng vốn con người nghĩa
rộng). Với ý nghĩa cho phép nhìn nhận vai trị của người dân trong quá trình
phát triển, nhắc nhở nhân viên xã hội mục đích cao nhất và cuối cùng là phát
triển con người.
Lý thuyết này nhấn mạnh giá trị nhân văn của con người đó là tình u,
tự trọng, tính sáng tạo và quyền tự do, tự quyết của co người. Khi ở trong
tình huống khó khăn, con người thường bị mặc cảm, tự tị và trở nên lệ thuộc.
Chúng ta cần giúp đỡ họ nhìn nhận và chấp nhận thực tiễn của mình, khám
phá những điểm mạnh của cá nhân cũng như những kinh nghiệm vốn có của
họ và mọi nguồn lực có thể. Điều này sẽ giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn, sáng
tạo hơn, trong giải quyết vấn đề.

SV: Lương Đình Đức

19

Lớp: 48B3 - CTXH


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Đặng Thị Minh Lý

Đối với nhóm người nghèo, hộ nghèo và cộng đồng nghèo để giải quyết
và nâng cao hiểu quả của XĐGN thì cần thiết đặt họ vào một hệ thống các
vấn đề liên quan để giải quyết. Nhưng trọng tâm và then chốt vẫn là nhóm
người nghèo, chính họ là vấn đề và cũng chính họ là người giải quyết vấn đề
của họ, họ hiểu về họ hơn ai cả. Khi đã giải quyết được vấn đề chính bản thân
người nghèo thì các vấn đề liên quan sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.
1.2. Một số khái niệm làm công cụ nghiên cứu.
1.2.1. Khái niệm đói nghèo:


Khái niệm nghèo khổ của Liên hợp quốc.

Liên hợp quốc dùng khái niệm nghèo khổ và nhận định nghèo khổ theo
bốn khía cạnh: thời gian, khơng gian, giới và môi trường.
Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người có mức sống
dưới mức "chuẩn" trong một thời gian dài. Cũng có một số người nghèo khổ
"tình thế", chẳng hạn như người thất nghiệp, những người mới nghèo do suy
thoái kinh tế hoặc do thiên tai, địch họa, tệ nạn xã hội, rủi ro,...
Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nơng thơn, nơi có 3/4 dân số

sinh sống. Tuy nhiên tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết là ở các nước
đang phát triển cũng có xu hướng gia tăng.
Về giới: Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới. Nhiều hộ gia đình
nghèo nhất do phụ nữ là chủ hộ. Trong các hộ nghèo đói do đàn ơng làm chủ
hộ thì phụ nữ khổ hơn nam giới.
Về môi trường: Phần lớn người nghèo đều sống ở những vùng sinh thái
khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và sự xuống cấp về môi trường đều
đang ngày càng trầm trọng thêm.
Từ nhận dạng trên Liên hợp quốc đưa ra hai khái niệm chính về nghèo
khổ: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.

SV: Lương Đình Đức

20

Lớp: 48B3 - CTXH



×