Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Long, TP.Long Xuyên đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.54 KB, 35 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
1
MỞ ĐẦU
Trong hệ thống chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo là chủ chương,
chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam
với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của liên hợp
quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo như là một thứ “giặc”, cũng như
giặc dốt, giặc ngoại xâm, nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân lao động
thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, ấm no và đời sống
hạnh phúc. Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ
bản, được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan
trọng của mục tiêu phát triển.
Nghèo đói đi liền với lạc hậu chính là lực cản kềm hãm sự phát triển, là sự đối
lập của bản chất XHCN. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta bên cạnh
những thành tựu, hiệu quả đáng kể đạt được, nó còn bộc lộ không ít hạn chế,
khuyết điểm. Sự lôi cuốn của lợi nhuận đã làm nảy sinh, tăng thêm các vấn đề tiêu
cực, tệ nạn như: tham nhũng, ma túy, mại dâm, băng nhóm tội phạm, tình trạng
thất nghiệp thiếu việc làm….Sự phân hóa tăng khoản cách giữa giàu-nghèo ngày
càng xa. Đây không phải là điều trăng trở, bức xúc của riêng ai, nghèo đói hiện nay
đã trở thành thách thức chung của toàn xã hội.
Trong những năm qua, cùng với những địa phương khác trong cả nước, trên
địa bàn phường Mỹ Long thành phố Long Xuyên, công tác xóa đói giảm nghèo
luôn được đặc biệt quan tâm, đạt nhiều kết quả quan trọng, do đó đã hạn chế sự
phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, xóa hộ đói và từng bước giảm
được số hộ nghèo.
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được thì công tác xói đói giảm nghèo ở


phường Mỹ Long trong những năm qua vẫn còn bọc lộ một số hạn chế nhất định,
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
2
đó là số hộ đã thoát nghèo và có nguy cơ tái nghèo, số hộ cận nghèo có xu hướng
gia tăng, đời sống hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn, v.v…
Xuất phát từ thực tế địa phương, qua học tập và nghiên cứu chương trình
trung cấp lý luận chính trị - hành chính, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Long, TP.Long Xuyên đến năm
2015” làm tiểu luận tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống lại một số vấn đề lý luận về
công tác xóa đói giảm nghèo: đi sâu tìm hiểu, đánh giá kết quả đạt được trong công
tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương những năm qua, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề
xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả chương trình xóa đói giảm
nghèo ở trong những năm tiếp theo.
Với mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản xói đói giải nghèo trong giai đoạn
hiện nay.
- Chương 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Long, TP.Long
Xuyên giai đoạn 2007-2012.
- Chương 3: Mục tiêu, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói
giảm nghèo ở phường Mỹ Long từ nay đến năm 2015.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu

3
CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Quan niện và tiêu chí xác định đói nghèo:
1.1.1. Quan niệm đói nghèo của thế giới và Việt Nam:
Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các Châu với
mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của
từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Tại hội nghị chống
đói nghèo Châu á Thái Bình Dương tháng 9/1993 thì: “nghèo là tình trạng một
bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người
những nhu cầu nầy được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế-
Xã hội và phong tục tập quán ở địa phương”.
- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không
thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp. Trên thế giới có
nhiều cách hiểu khác nhau về nghèo, song phổ biến hơn cả người ta hiểu nghèo
theo hai cách là: “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
trung bình của địa phương, ở một thời kỳ nhất định. Ngoài những đảm bảo trên
còn có ý kiến cho rằng nhu cầu tối thiểu bao gồm cả việc có quyền tham gia vào
các quyết định của cộng đồng.
Trên thực tế người ta dùng khái niệm: “nghèo tuyệt đối” khi đề cập đến sự
bất lực, không có khả năng đạt tới mức tăng trưởng tối thiểu, con người không
có khả năng: “đáp ứng nhu cầu cơ bản” về mức dinh dưỡng tối thiểu và nhu cầu
phi thực phẩm khác.
+ Nghèo tương đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng địa phương. Đây là cách tiếp cận nghiên cứu
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015



Học viên: Nguyễn Thị Thu
4
nghèo khổ tập trung vào phúc lợi của tỷ lệ dân số nghèo nhất, có tính đến mức
phân phối phúc lợi toàn xã hội. Nghèo thường gắn liền với thu nhập. Vì vậy,
vấn để giảm nghèo có liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội ở mỗi quốc gia.
- Đói: Được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống với mức
tối thiểu, chỉ đủ khả năng đảm bảo có mức lương thực bửa đói, bửa no và có khi
dứt bửa 1, 2 hay 3 tháng phải trả nợ của cộng đồng để duy trì mức sống và
không có khả năng chi trả.
Theo quan niệm của Việt Nam: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư
vẫn còn thiếu ăn, nhưng không dứt bữa, mặc không đủ ấm, nhà chủ yếu là tranh
tre, không có hoặc không đủ điều kiện để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và
đáp ứng nhu cầu về học tập, chữa bệnh cũng như các nhu cầu xã hội khác. Đói
là tình trạng một bộ phận dân cư cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con
thường học, ốm đau không có tiền chữa trị nhà không đủ che mưa, che nắng. hộ
nhèo là giới hạn nghèo đói được biểu hiện dưới dạng thu nhập bình quân tính
theo đầu người, các hộ có thu nhập bình quân tính theo đầu người nằm dưới
giới hạn nghèo đói được gọi là hộ nghèo. Người nghèo là người có hộ khẩu
trong hộ nghèo.
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội ở Copenhaghen (Đan
Mạch) vào tháng 3-1995, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã tuyên bố: Chúng tôi cam
kết thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên thế giới thông qua các hoạt
động quốc gia một cách kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây là một đòi hỏi
bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị, kinh tế của nhân loại.
1.1.2. Tiêu chí xác định đói nghèo của thế giới và Việt Nam
Chuẩn đói nghèo quốc tế do Tổng cục thống kê và ngân hàng thế giới đã
xác định là:
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh

nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
5
Ngưỡng đói nghèo ở mức thấp gọi là ngưỡng đói nghèo về lương thực,
thực phẩm, được xác định theo tiêu chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển
cũng như tổ chức y tế thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức
Kcal/người/ngày. Theo đó thì những người có mức chi cần thiết để đạt được
lượng kcal này gọi là người nghèo về lương thực, thực phẩm. Những đói nghèo
ở mức cao hơn gọi là ngưỡng đói nghèo chung.
Ngưỡng đói nghèo chung là ngưỡng đói nghèo về lương thực, thực phẩm
tính thêm các chi phí cho các mặt hàng ngày phi lương thực thực phẩm.
Ngoài ra, ngân hàng thế còn đưa ra khuyến nghị thang đo nghèo đói theo
tiêu chí sau:
- Đối với nước nghèo: các cá nhân bị coi là nghèo đói khi có thu nhập dưới
0,5 USD/ngày.
- Đối với nước đang phát triển là 1 USD/ngày.
- Các nước thuộc Châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày
- Các nước Động Âu là 4USD/ngày
- Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày.
Tuy vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình, thông thường
nó thấp hơn thang nghèo đói mà thế giới đưa ra.
Ở Việt Nam, Bộ lao động-Thương binh & xã hội quy định: Hộ đói là hộ có
mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13Kg,
tương đương 45.000đồng, Hộ nghèo ở vùng nông thôn đồng bằng dưới 20 kg
gạo/người/tháng tương đương 70.000đồng và ở thành thị dưới 25 kg
gạo/người/tháng tương đương 90.000đống
Năm 2006, Bộ lao động-Thương binh & xã hội đưa ra chuẩn đói nghèo là:
Hộ nghèo: Chuẩn nghèo mới được điều chỉnh theo Quyết định số

170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
6
chuẩn hộ nghèo áp dụng trong giai đoạn 2006-2010. Theo Quyết định này, hộ
nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng như sau:
Khu vực nông thôn từ 201.000 đồng đến 260.000 đồng người/tháng.
Khu vực thành thị từ 261.000 đồng đến 338.000 đồng người/tháng.
Năm 2011 Bộ lao động-Thương binh & xã hội đưa ra chuẩn đói nghèo là:
Hộ nghèo: Chuẩn nghèo mới được điều chỉnh theo Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
chuẩn hộ nghèo áp dụng trong giai đoạn 2011-2015. Theo Quyết định này, hộ
nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng như sau:
Khu vực nông thôn có thu nhập bình quân người/ tháng từ 400.000 trở
xuống.
Khu vực thành thị có thu nhập bình quân người/ tháng từ 500.000 trở
xuống.
Trong trường hợp Chính phủ điều chỉnh chuẩn nghèo cho phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ thì mức thu nhập hộ gia đình cận nghèo được
tính trên cơ sở chuẩn nghèo điều chỉnh.
1.2. Nguyên nhân và yếu tố chính ảnh hƣởng đến đói nghèo
a) Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn
của nghèo đói và thiếu nguồn lực. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì
họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân khẩu của họ. Ngược lại, nguồn vốn
nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói.
Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất đang có xu hướng

tăng lên, đặc biệt là ở đồng bằng Sông Cửu long. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến
việc bảo đảm an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng
hóa sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng với gia trị cao hơn. Đa số
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
7
người nghèo lực chọn phương án sản xuật tự cung, tự cấp, họ vẫn giữ các
phương thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các
phương án sản xuất mang lợi nhuận cao hơn. Do vẫn theo phương pháp sản
xuất truyền thống nên giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi
còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã đưa họ vào vòng
luẩn quẩn của sự nghèo khó.
Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch
vũ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động thực vật; nhiều yếu tố
đầu vào sản xuất như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…đã làm
tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm.
Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế
của nguồn vốm là một trong những nguyên nhân trỉ hoãn khả năng đổi mới sản
xuất, áp dụng khoa học-công nghệ, giống mới…Mặc dù trong khuôn khổ của
dự án tín dụng cho người nghèo thuộc Chương trình xóa đói giản nghèo quốc
gia, khả năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn khá nhiều
người nghèo, đặc biệt là người rất nghèo, không có khả năng tiếp cận với các
nguồn tín dụng. Một mặt, do không có tài sản thế chấp, những người nghèo,
phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả
năng hoàn trả vốn. Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ
thể, hoặc sử dụng các nguồn vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có
điều kiện tiếp cận các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm cho họ càng nghèo hơn.

Bên cạnh đó, việc thiếu các thông tin, đặc biệt lá các thông tin về pháp
luật, chính sách và thị trường, đã làm cho người nghèo ngày càng trở nên nghèo
hơn.
b) Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định
Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội
kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
8
cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của
mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học
vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi
dưỡng con cái… không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến
trường của con em các gia đình nghèo nhất và sẽ làm cho viêc thoát nghèo
thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn.
Số liệu thống kê về trình độ học vấn của người nghèo cho thấy khoảng
90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoạc thấp hơn. Kết quả điều
tra mức sống cho thấy, trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao gờ đi học
chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%; trung học cơ sở chiếm 37%. Chi
phí cho giáo dục đối với người nghèo còn lớn, chất lượng giáo dục mà người
nghèo tiếp cận được còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên
thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên 80% số
người nghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp.
Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực
khác, trong các nghành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập
cao hơn và ổn định hơn.

c) Ngƣời nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chƣa
đƣợc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp.
Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng có hoàn cảnh đặc
biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng tự giải quyết các
vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ
chế thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắm bắt; mạng lưới các dịch vụ pháp
lý, số lượng các luật gia, luật sư hạn chế, phân bố không đều, chủ yếu tập trung
ở các thành phố, thị xã; phí dịch vụ pháp lý còn cao.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
9
d) Các nguyên nhân về nhân khẩu học
Quy mô hộ gia đình là “mẫu số” quan trong có ảnh hưởng đến mức thu
nhập bình quân của các thành viên trong hộ. đông con vừa là nguyên nhân vừa
là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao.
Đông con là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo. Năm 1998,
số con bình quân trên một phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với
mức 2,1 con của nhóm 20% giàu nhất. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ
người ăn theo cao. ( tỷ lệ người ăn theo của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với
0,37 của nhóm giàu nhất ). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh cao
trong các hộ nghèo là do hộ không có kiến thức củng như điều kiện tiếp cận với
các biện pháp sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ phụ nữ nghèo đặt vòng tránh thai thấp,
tỷ lệ nam giới nhận thức đầy đủ trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình và sử dụng
các biện pháp tránh thai chưa cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng
nghèo về vệ sinh,an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo
đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế. Tỷ lệ người ăn Theo

cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao động rất thiếu, đây
cũng chính là một nguyên nhân dẩn đến tình trạng nghèo đói của hộ.
e) Nguy cơ dề bị tổn thƣơng do ảnh hƣởng của thiên tai và các rỉu
ro khác:
Các hộ gia đình nghèo rất dể bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày
và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng.
Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bên, khả năng tích lũy kém nên họ khó
có khả năng chống chọi với những biến cố xãy ra trong cuộc sống (mất mùa,
mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe…). Với khả năng
kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những
đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
10
Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do
họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó
và khắc phục các rủi ro của người nghèo cũng rất kém do nguồn thu nhập hạn
hệp làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể còn gặp rủi ro
hơn nữa.
Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng từ 1-1,2 triệu
người. Bình quân hàng năm, số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi
đói nghèo vẫn còm lớn, do không ít số hộ đang sống bên ngưỡng đói nghèo và
rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, mất việc làm, ốm đau…
Các phân tích từ cuộc điều tra hộ gia đình 1992/1993 và 1997/1998 cho
thấy các hộ gia đình phải chịu nhiều thiên tai có nguy cơ đễ lún sâu vào nghèo
đói. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp giảm nhẹ hậu quả thiên tai được coi
như là một phần quan trọng của quá trình xóa đói giảm nghèo.

f) Bệnh tật và sức khỏe yếu kém cũng là yếu tố đẩy con ngƣời vào
tình trạng nghèo đói trầm trọng
Vấn đề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi
tiêu của người nghèo, làm họ rơi vào vòng tròn luẩn quẩn của đói nghèo. Họ
phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh
chịu chi phí cao cho việc khám, chữa bệnh, kể cả các chi phí trực tiếp và gián
tiếp. Do vậy, chi phí chữa bệnh là gánh nặng đối với người nghèo và đẩy họ đến
chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng
càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi vòng đói nghèo. Trong khi đó, khả
năng tiếp cận đến các dịch vụ phòng bệnh (nước sạch, các chương trình y tế…)
của người nghèo còn hạn chế càng làm tăng khả năng bị mắc bệnh của họ.
Tình trạng sức khỏe ở Việt Nam trong thập kỷ qua đã được cải thiện. song
tỷ lệ người mắc các bệnh thông thường vẫn còn khá cao. Theo số liệu điều tra
mức sống năm 1998, số ngày ốm bình quân của nhóm 20% người nghèo là 3,1
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
11
ngày/năm so với khoảng 2,4 ngày/năm của nhóm 20% giàu nhất. Trong thời kỳ
1993-1997, tình trạng ốm đau của nhóm người giàu đã giảm 30%, trong khi tình
trạng của nhóm người nghèo vẫn giữ nguyên. Việc cải thiện điều kiện sức khỏa
cho người nghèo là một trong những yếu tố rất cơ bản để họ tự thoát nghèo.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
12

CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
PHƢỜNG MỸ LONG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội phƣờng Mỹ Long:
Phường Mỹ Long thuộc khu trung tâm nội ô thành phố Long Xuyên. Sau
ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền cách mạng tình An giang đã
đổi tên là phường Phước Mỹ trước kia là Mỹ Phước. Đến tháng 6 năm 1977
được đổi tên là phường Mỹ Long.
Địa giới hành chính phường Mỹ Long:
- Phía đông và nam giáp Sông Hậu.
- Phía tây giáp phường Mỹ Bình.
- Phía bắc giáp phường Mỹ Xuyên.
Phường Mỹ Long là một trong những phường trung tâm của thành phố
Long Xuyên. Phường có diện tích tự nhhiên 123,27 ha, được chia thành 8 khóm
với 121 tổ dân phố. Cơ cấu chủ yếu là thương mại-dịch vụ và tiểu thủ công
nghiệp.
Toàn phường có 4.806 hộ với 20.541 nhân khẩu (trong đó dân tộc Khơme
chiếm 0,05% ; dân tộc Chăm chiếm 0,28%; dân tộc Hoa chiếm 78%).
Là phường ở vị trí trung tâm của thành phố cũng như của tỉnh nên kinh tế-
văn hóa, xã hội thời gian qua không ngừng phát triển. Hoạt động thương mại-
dịch vụ duy trì mức ổn định, giá cả hàng hóa, lương thực, thực phẩm…trong
quí III có tăng so thời điểm 6 tháng đầu năm đã phần nào tác động đến sức mua
trên thị trường; tình hình dịch bệnh heo tai xanh bùng phát nên mức tiêu thụ
mặt hàng này giảm đáng kể.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
13

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2010 còn
0,81%; hộ đời sống khó khăn 72 hộ; hộ có thu nhập khó khăn 56 hộ theo điều
tra mức hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015 và được ban điều hành
phường đề nghị công nhận.
Tỷ lệ hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa 87,29%, 100% cơ quan đơn vị giữ
vững danh hiệu văn hóa; 5/8 khóm giữ vững danh hiệu “khón văn hóa” (khóm 7
được đề nghị đạt khóm văn hóa 5 năm liền), 3/8 khóm giữ vững danh hiệu
“khóm tiên tiến”.
Thông qua việc vận động quỹ “khuyến học”, riêng năm 2010 phường đã
cấp 541 phần quà (tập + học phẩm) cho học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại
3 trường tiểu học và địa bàn 8 khóm; trao 3 xe đạp (800.000đ/chiếc), 24 suất
học bổng từ quỹ trẻ em nữ nghèo vượt khó học giỏi (200.000đ/suất), Hội phụ
nữ thành phố hỗ trợ 4 suất học bổng (500.000đ/suất)…tổng giá trị 47.077.000đ.
Ngoài công tác khám trị bệnh thường xuyên và thực hiện các chương trình
y tế quốc gia, Trạm y tế phường phối hợp cùng Câu lạc bộ Y-Bác sĩ trẻ Bệnh
viện Đa Khoa An Giang tổ chức khám bệnh, siêu âm và cấp thuốc miễn phí cho
712 lượt người cao tuổi, hội viên phụ nữ, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó
khăn nhân các ngày lễ, tết với kinh phí trên 58.000.000đ.
2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở phƣờng Mỹ Long thành phố
Long Xuyên hiện nay:
2.2.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân:
a) Kết quả đạt được:
Trong những năm qua, kết quả xóa đói giảm nghèo của phường đạt nhiều
kết quả khả quan. Trên cơ sở tiến hành rà soát, phân loại đối tượng, phường đã
thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, giải pháp, qua đó tạo điều kiện cho hộ
nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015



Học viên: Nguyễn Thị Thu
14
Cuối năm 2009 toàn phường có 28 hộ (tỷ lệ 0,5%), 76 hộ cận nghèo
(1,57%), 56 hộ đời sống khó khăn, 53 hộ thu nhập khó khăn; đến cuối tháng
9/2010 hộ nghèo giảm còn 22 hộ (tỷ lệ 0,45%).
Tuy nhiên, qua tổng hợp kết quả rà soát, xác định hộ nghèo, cận nghèo
năm 2011 theo dự kiến chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 được tổ chức trong
tháng 10/2010, ban điều hành phường đề nghị công nhận phân loại hộ theo dự
kiến mức thu nhập như sau:
Số hộ nghèo theo chuẩn mới, đề nghị công nhận: 39 hộ (0,81%); số hộ cận
nghèo đề nghị công nhận: 88 hộ (1,82%); số hộ có đời sống khó khăn: 72 hộ
(1,49%); số hộ có thu nhập khó khăn: 56 hộ (1,16%). Trong số những hộ nghèo
của phường thì có 07 hộ cao tuổi cao đơn, 11 hộ nuôi dưỡng 13 người tàn tật,
01 hộ nuôi 03 trẻ mồ côi.
Trên cơ sở khảo sát hộ nghèo, cận nghèo chí thú làm ăn có nhu cầu vay
vốn làm ăn, phường đã tạo điều kiện cho 138 lượt hộ vay vốn số tiền 1 tỷ 463
triệu đồng, với lãi suất ưu đãi 0,32% tháng.
Đối với 76 hộ cận nghèo được hỗ trợ 193 thẻ bảo hiểm y tế, 283 trẻ dưới 6
tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định. Có 222 tường hợp cán bộ hưu trí
được cấp “thẻ bảo hiểm con người theo điều khoản kết hợp”. Phát vay vốn đợt
II năm học 2009 - 2010 đối với 81 trường hợp học sinh sinh viên có nhu cầu
vay vốn phục vụ học tập với số tiền 369.800.000đ và 4 trường hợp học sinh
sinh viên vay mới số tiền 17.200.000đ.
Cũng trong năm 2009, thông qua quỹ vì người nghèo, xã hội từ thiện,
phường đã tiến hành cất, sửa 07 căn nhà đại đoàn kết, trong đó cất mới 05 căn
trị giá 93.930.000đ, sủa chữa 02 căn trị giá 8.026.000đ. cất và chữa 4 nhà tình
nghĩa cho gia đình chính sách với kinh phí hỗ trợ 55.450.000đ.
Với sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của phường, đến năm 2011 số hộ nghèo
của phường còn 39 hộ (theo tiêu chí mới), chiếm tỷ lệ 0,66%.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh

nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
15
Cũng trong năm 2011 thông qua việc vận động quỹ “khuyến học” đã cấp
529 phần quà cho học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại 3 trường tiểu học và
địa bàn 8 khóm gồm : 10.100 quyển tập, 300 cây viết, 200 cặp học sinh… tổng
trị giá 47.270.000 đ và 74 suất học bổng trị giá 7.400.000 đ. Ngoài công tác
khám trị bệnh thường xuyên và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, trạm y
tế phường phối hợp cùng câu lạc bộ Y- Bác sĩ trẻ Bệnh viện Đa Khoa An Giang
tổ chức khám bệnh siêu âm và cấp thuốc miễn phí cho 893 lượt người nhân các
ngày lễ, tết với kinh phí 62.420.000 đ. Trên cơ sở khảo sát hộ nghèo, cận
nghèo, hộ khó khăn chí thú làm ăn có nhu cầu vay vốn sản xuất mua bán nhỏ
cải thiện cuộc sống đã có 548 trường hợp được xét phát vay vốn, 281 học sinh
sinh viên được vay vốn phục vụ hộc tập. Số dư nợ hiện nay như sau: Hộ nghèo
1 tỷ 194 triệu. Học sinh sinh viên 3 tỷ 0,09 triệu, vay học nghề 25 triệu, xuất
khẩu lao động 110 triệu…Qua đối chiếu nợ các hộ sự dụng vốn đúng mục đích
và có hiệu quả.
Về các chính sách hỗ trợ khác: có 23 trường hợp người già neo đơn, tàn
tật, trẻ mồ côi và 318 cụ 80 tuổi trở lên hưởng theo trợ cấp quy định. Sổ hộ
nghèo, cận nghèo và người cao tuổi điều được cấp thẻ bảo hiểm y tế có: Có 98
trường hợp là con em hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn được lập danh sách
phòng Lao động thương binh xã hội thành phố để được chính sách miễn giảm
học phí trong năm hộc mới.
Toàn phường hiện có 68 trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt; có 02 trường
hợp được giới thiệu, hỗ trợ đi mổ tim, phầu thuật mắt tại TP.HCM, 03 trẻ
khuyết tật được phẩu thuật chỉnh hình tại Cần thơ, hiện các cháu đã ổn định: có
163 trẻ dưới 6 tuổi được cấp bảo hiểm y tế: tổ gia đình - trẻ em phường kế hợp
các nghành, đoàn thể và 8 khóm tổ chức thực hiện mô hình “Xã, phường phù

hợp với trẻ em hàng năm”. Duy trì sinh hoạt định kỳ câu lạc bộ “Gia đình phát
bền vững” tại khóm 3 và nhóm “Phòng chống bạo lực gia đình” tại khóm phó
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
16
Quế. Trong năm có xãy ra 07 vụ bạo lực gia đình tại khóm 6, khóm 7 và khóm
phó Quế và đã cho làm cam kết, giáo dục tại địa phương.
Đến tháng 10/2012, căn cứ kết quả điều tra hộ nghèo và hộ cận nghèo
phường có 08 hộ thoát nghèo, phát sinh 02 hộ nghèo mới - số hộ nghèo giảm
còn 26 hộ “tỷ lệ 0,54%”.
Bảng tổng hợp hộ nghèo phƣờng Mỹ Long giai đoạn 2010 - 2012
Năm
2010
2011
2012
Hộ nghèo
39
32
26
Cận nghèo
88
113
114
Hộ thoát nghèo
/
12
08

Hộ nghèo phát sinh
/
05
02
Tỷ lệ hộ nghèo
0,81%
0,66%
0,54%
Sở dĩ trong năm 2011 và 2012 số hộ nghèo từng năm có phát sinh là
do trong hộ có người mang những chứng bệnh nan y, nên phải điều trị lâu dài
tốn rất nhiều tiền của và nhân lực, cuối cùng không còn khả năng về tài chính
rơi vào mức thu nhập của chuẩn nghèo. Những hộ nầy rất cần đến sự quan tâm
của các cấp chính quyền, nhất là sự quan tâm của chính quyền địa phương.
b) Nguyên nhân:
Đạt được những kết quả đáng khích lệ trên do các nguyên nhân chủ yếu
sau:
- Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo triển khai thực
hiện đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở với những chính sách hộ trợ thiết thực,
từng bước đi vào cuộc sống, tiếp thêm điều kiện cho nhiều hộ dân có ý chí vươn
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
17
lên vượt qua khó khăn để không còn sống trong vòng lẩn quẩn của sự nghèo
khó.
- Tình hình kinh tế - xã hội của phường thời gian qua không ngừng khởi
sắc, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo cơ hội việc làm
và thu nhập cho người dân. Cấp ủy, chính quyền địa phương quyết tâm lãnh chỉ

đạo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, thực hiện đúng theo chủ
trương, chính sách đổi mới của Đảng và phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, đơn vị.
- Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đại đa số hộ nghèo ngày
càng ý thức sâu sắc trách nhiệm của họ trong việc phát triển sản xuất, cải thiện
đời sống, biết chí thú làm ăn, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng để
vươn lên thoát nghèo.
Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo luôn thể hiện sự quan tâm và tinh thần
trách nhiệm cao, trong việc thực hiện nhiện vụ. Đã tạo được lòng tin của quần
chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày một nâng cao. Thông qua đó
chương trình xóa đói giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực.
- Xét đối tượng cho vay vốn và mục đích nhu cầu vay vốn tạo sản phẩm
phù hợp với nhu cầu của thị trường như chăn nuôi, mua bán nhỏ, sửa chữa
nhỏ… Từ đó hiệu quả thực hiện các dự án được nâng cao.
- Các tổ chức đoàn thể phát huy tốt vai trò của mình, từ đó đã tích cực đẩy
mạnh công tác tuyên truyền cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo được sự chuyển
bbie61n về nhận thức trong nội bộ nhân dân, nên được sự đồng tỉnh ủng hộ của
nhân dân, góp phần thiết thực và phong trào xóa đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm ở địa phương.
- So với các địa phương khác thì số hộ nghèo của phường tương đối ít, do
đó có điều kiện tập trung nguồn lực để chăm lo cho hộ nghèo tốt hơn, tạo cơ hội
cho hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
18
- Đa số hộ nghèo đã ý thức được trách nhiệm của mình, chí thú làm ăn,
tranh thủ và sử dụng tốt sự trợ giúp của xã hội để vươn lên thoát nghèo.

2.2.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân:
a) Khó khăn, hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xóa đói giảm nghèo ở phường
Mỹ Long những năm qua vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế:
- Đảng ủy, Chính quyền địa phương đôi lúc còn chưa quan tâm đúng mức
đến công tác xóa đói giảm nghèo, còn giao khoán cho cán bộ phụ trách. Trong
quản lý điều hành có mặt chưa sâu sát, chưa nắm hết công việc và đối tượng,
chưa tổ chức và bình xét hộ nghèo theo từng nhóm đặc trưng để có giải pháp hỗ
trợ phù hợp. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm nhưng thiếu vững chắc, tỷ
lệ hộ cận nghèo còn cao, một số hộ nghèo còn lúng túng trong phương thức làm
ăn, có hộ thiếu ý thức vươn lên, còn tư tưởng an phận hoặc ỷ lại vào chính sách
trợ giúp của Đảng, nhà nước và cộng đồng xã hội.
- Chương trình xóa đói giảm nghèo mới chỉ trập trung chủ yếu là tạo quỹ
và trợ vốn, chưa chú trọng nhiều đến việc chuyển biến nhận thức của người
dân, vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu cho hộ nghèo vươn lên thoát
nghèo. Các thành viên trong ban xóa đói giảm nghèo thiếu kiểm tra giám sát
việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn dẫn đến kết quả sử dụng vốn kém hiệu
quả, một số hộ vay vốn sử dụng không đúng mục đích.
- Chương trình mua bán nhỏ còn bộc lộ hạn chế là do khi xét cho vay đã
không đánh giá đúng mục đích và nhu cầu của người vay nên một số hộ nghèo
vay vốn sử dụng sai mục đích, không hiệu quả. Bên cạnh đó một số cán bộ làm
công tác thẩm định đôi lúc thiếu khách quan và công tâm nên còn xảy ra tình
trạng hộ có nhu cầu thì không được vay, nhưng hộ có nhu cầu mà không chịu
sản xuất kinh doanh thì lại được vay. Mặt khác, do nguồn vốn của ngân hàng
chính sách xã hội có giới hạn, không đáp ứng kịp thời. Vì vậy, một số hộ nghèo
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu

19
không tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất thấp hoặc số tiền vay quá ít nên
rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh và để có vốn kinh doanh nên họ phải
vay bên ngoài với lãi suất cao, nhưng với hình thức sản xuất kinh doanh nhỏ
nên thu nhập cũng không nhiều nên họ rất khó khăn trong việc hoàn trả vốn và
lãi được cho nên đã nghèo lại càng nghèo thêm.
- Đa số hộ nghèo của xã đều có trình độ học vấn thấp, thiếu vốn, thiếu tư
liệu sản xuất, thiếu kiến thức làm ăn nên khi được hỗ trợ vay vốn của các
chương trình giảm nghèo họ thường sử dụng sai mục đích làm mất vốn, không
còn khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, một số hộ chưa nêu cao ý thức trong việc
thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nên dẫn đến gia đình đông con, nhất là gia
đình có nhiều người phụ thuộc, một người làm phải lo cho nhiều người nên
không có dư để tích lũy, chỉ cần xảy ra một biến động nhỏ (bệnh tật, thất
nghiệp) thì họ đã nghèo lại còn nghèo hơn.
b) Nguyên nhân:
- Cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo do hạn chế về kiến thức chuyên
môn, thiếu kinh nghiệm, trình độ nên trong sơ tổng kết chưa đánh giá chính xác
nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và nguyên nhân phát sinh đói nghèo, chưa cập
nhật tình hình từng hộ nghèo, cho nên một số hộ thực tế đã thoát nghèo nhưng
vẫn còn trong danh sách hộ nghèo và ngược lại.
- Đa số hộ nghèo đều thiếu trình độ, đông con nên sau khi tạm thoát nghèo
họ rất dễ rơi vào tình trạng ngưỡng nghèo hoặc tái nghèo. Một bộ phận không
nhỏ hộ nghèo không muốn được thoát nghèo vì những chính sách ưu đãi của
Nhà nước.
- Số tiền cho vay hoặc hỗ trợ thực tế là quá thấp, nên rất khó đầu tư mau
bán nhất định, chỉ có thể mua bán nhỏ chỉ đủ lo cho cái ăn hàng ngày không thể
có tích lũy nên cũng rất dễ nghèo và phát sinh nghèo nếu có tác động nhỏ như
biến đông của giá cả thị trường, thiên tai v.v. Đồng thời quá trình giải ngân cho
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015



Học viên: Nguyễn Thị Thu
20
các hộ vay để thực hiện chương trình của dự án còn chậm, ban xóa đói giảm
nghèo thiếu sự quan tâm đôn đốc, nhắc nhở nhất là công tác kiểm tra sử dụng
vốn vay xem các hộ vay vốn có sử dụng đúng mục đích hay không, cho vay
không đúng đối tượng, thời gia đáo hạn quá sớm, nên hầu hết các hộ nghèo điều
gặp khó khăn trong việc hoàn vốn.
- Công tác quản lý chính quyền đôi lúc còn thiếu quan tâm thường xuyên,
thường giao hẳn cho cán bộ xóa đói giảm nghèo, cán bộ chuyên trách chưa phát
huy tốt vai trò trách nhiệm của mình về chuyên môn cũng như tham mưu với
cấp ủy, chính quyền nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương. Qua
nắm bắt thông tin tình hình thực tế ở xã cho thấy có khoảng 20% số hộ không
biết làm gì để thoát nghèo, vì vậy nếu chỉ đầu tư vốn cho các hộ này thị không
phải là giải pháp căn bàn để giải quyết đói nghèo.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
21
CHƢƠNG 3:
MỤC TIÊU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở PHƢỜNG MỸ LONG ĐẾN NĂM 2015
3.1. Mục tiêu, quan điểm:
a) Mục tiêu:
Mục tiêu phát triển của phường nói chung và xóa đói giảm nghèo nói riêng
từ nay đến năm 2015 được Đảng bộ phường xác định là : Tiếp tục quản lý tốt
trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Giữ vững tốc độ tăng trưởng lĩnh

vực thương mại-dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Đảm bảo cân đối thu chi ngân
sách trên tinh thần tiết kiệm, có tích lũy. Huy động tốt sức dân theo phương
châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để tiếp tục chỉnh trang, hoàn thành
phát triển hạ tầng đô thị. Đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi đối với gia
đình có công. Kịp thời triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội của
nhà nước, nhất là xóa đói giảm nghèo. Tích cực giới thiệu giải quyết việc làm
cho người lao động để ổn định cuộc sống, vươn lên. Tạo môi trường sư phạm
lành mạnh. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch
bệnh. Đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực văn hóa-xã hội. Giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, kỷ cương pháp luật, ngăn chặn hiệu quả tệ nạn
xã hội. Hoàn thành công tác quân sự địa phương. Nân cao năng lực điều hành
của UBND, phát huy hiệu quả cơ chế “Một cửa”. tiếp tục cải tiến lề lối làm
việc, chuẩn hóa đội ngũ công chức, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ,
chỉ tiêu đề ra.
Căn cứ vào chủ trương của tỉnh, thành phố huyện và Nghị quyết của Đảng
bộ phường nhiệm kỳ 2010-2015, mục tiêu xóa đói giảm nghèo cần đạt được bao
gồm:
- Phường không còn hộ nào phải thiếu đói, mỗi năm giảm trung bình 05 hộ
nghèo, ngăn chặn hộ nghèo phát sinh, tạo điều kiện thoát nghèo bền vững.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
22
- Đẩy mạnh việc thực hiện các chủ trương về giảm nghèo, giải quyết việc
làm bằng các chính sách phát triển kinh tế. Duy trì thực hiện tốt chính sách an
sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã hội.
- Thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe cho dân nghèo, đảm bảo
100% hộ nghèo được chăm sóc y tế.

- Đảm bảo 100% học sinh con em các gia đình nghèo, cận nghèo không bỏ
học giữa chừng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Tiếp tục thực hiện cuộc vân động quỹ vì người nghèo, mỗi năm từ trên
100% triệu đồng, để xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo không còn nhà
tạm bợ trong nhân dân. Thành lập “chi hội mái ấm tình thương” để cùng với
chính quyền kịp thời giải quyết nhu cầu về nhà ở cho hộ nghèo.
- Mở rộng cuộc vận động xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho
hộ nghèo. Huy động nhiều nguồn vốn cho chương trình nhà ở như: Vốn Chính
phủ, vốn xã hội hóa, phối hợp với hội mái ấm tình thương, xây dựng nhà cho
các hộ nghèo để không còn nhà tạm bợ, dột nát.
b) Quan điểm:
Để nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở phường từ nay đến
năm 2015 cần bám sát một số quan điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Xóa đói giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là
nhiệm vụ trọng tâm trước mắt.
- Xóa đói giảm nghèo là nội dung, và nhiệm vụ cần thực hiện để bảo đảm
công bằng xã hội. Thực tiễn cho thấy, có những nguyên nhân nảy sinh nghèo
đói không phải do môi trường xã hội, không do điều kiện kinh tế -địa lý, mà do
hoàn cảnh và đặc điểm của từng cá nhân, từng hộ gia đình. Những trường hợp
này huôn có khả năng xuất hiện và việc xóa đói giản nghèo mang tính thường
trực.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
23
- Chủ trương của Đảng ta phát triển kinh tế nhiền thành phần là một định
hướng chiến lược. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn có xu
hướng phân hóa hai cực giàu nghèo. Vì vậy, cùng với việc tăng cường sự quản

lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thường xuyên và liên tục, lâu
dài, thì nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, nhất là giảm nghèo, cũng là vấn đề liên
tục và lâu dài mới giải quyết được.
- Dân giàu nức mạnh là mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Thực hiện
mục tiêu này là một quá trình phấn đấu gian khổ, lâu dài.
Xóa đói giảm nghèo vừa có tính cơ bản và cần thực hiện liên tục, lâu dài,
lại là một công việc cần kíp, trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công
cuộc đổi mới luôn đặt ra nhiệm vụ: mỗi bước phát triển kinh tế-Xã hội là một
bước cải thiện đời sống của nhân dân; bởi vì đây không chỉ là việc thực hiện
truyền thống, đạo lý của dân tộc “thương người như thể thương thân”, mà còn
là nhiệm vụ để bảo đảm ổn định xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc xóa đói giải nghèo,
nhưng đây là hai nhiệm vụ có tính độc lập tương đối và không phải là một.
Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn
đề nghèo đói, bởi vì nguyên nhân chính yếu của đói nghèo nói chung là do kinh
tế chưa phát triển. Tuy nhiên, đói nghèo lại do nhiều nguyên nhân khác mang
tính đặc thù. Vả lại trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, chúng ta chấp nhận
kinh tế nhiều thành phần cùng vận động, phát triển cũng là phải chấp nhận tình
trạng phân hóa giàu nghèo tương đối. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo không những
là công việc cần thiết mà là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. chúng ta xác định
sự phân hóa giàu nghèo không thể tránh khỏi, nên cũng quyết tâm không để xảy
ra tình trạng làm giàu vô tội vạ trên lưng người khác, cũng như tình trạng “kẻ
ăn không hết, người lần không ra”, không thể để người nghèo bị bỏ rơi trước
con mắt của cộng đồng.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015


Học viên: Nguyễn Thị Thu
24

Thứ ba, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội không có nghĩa
là kìm hãm sự phát triển kinh tế, không có nghĩa là cào bằng.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, nếu đặt công bằng xã hội lên trên hết
và tách rời với phát triển kinh tế thì trước hết dẫn tới sự triệt tiêu các động lực
phát triển. Tuy nhiên, nếu đặt hiệu quả kinh tế là mục tiêu duy nhất thì sẽ làm
tăng tình trạng phân hóa hai cực, làm tăng sự khốn khó đối với không ít quần
chúng nhân dân. Bởi vậy, trong khi thực hiện bài toán phát triển đất nước, làm
sao phải tạo mọi điều kiện và tăng nguồn lực cho sự phát triển, đồng thời hạn
chế mặt tiêu cực của nó, đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo thành công việc thường
xuyên, liên tục.
Thứ tư, Xóa đói giảm nghèo là công việc của toàn xã hội.
Cần khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm nghèo không dừng
lại ở việc thực hiện chính sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao
động-xã hội hay một số ngành khác, mà là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,
là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân. Muốn thực hiện thành công việc
xóa đói giảm nghèo, tất cả mọi cán bộ đảng, chính quyền đều phải quan tâm
cùng giải quyết, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham
gia của toàn thể cộng đồng.
3.2. Những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa
đói giảm nghèo ở phƣờng Mỹ Long từ nay đến năm 2015:
Phát huy những kết quả đạt được, đồng thời góp phần khắc phục những
khó khăn, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo ở phường Mỹ Long
những năm qua, từ nay đến năm 2015 cần quan tâm thực hiện đồng bộ một số
giải pháp sau:
3.2.1 Tăng cƣờng vai trò của phụ nữ trong công tác xóa đói giảm
nghèo:
+ Hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm GVHD: Lê Quang Vinh
nghèo ở phƣờng Mỹ Long,TPLX đến năm 2015



Học viên: Nguyễn Thị Thu
25
+ Mở rộng huy động vốn và hình thành quỹ tín dụng hỗ trợ phụ nữ nghèo.
+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho phụ nữ.
+ Thành lập các tổ hợp tác nhằm tạo việc làm cho phụ nữ và hỗ trợ lẫn
nhau trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng mô hình phụ nữ giúp nhau làm kinh
tế gia đình.
+ Hình thành phong trào lực chọn mô hình tiêu dùng hợp lý, chống lãng
phí.
+ Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em nghèo.
+ Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình.
+ Xây dựng phong trào chống suy dinh dưỡng trẻ em và nâng cao chế độ
ăn uống hợp dinh dưỡng cho gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ.
+ Phát động phong trào phụ nữ đi đầu trong việc thực hiện mô hình tiêu
dùng hợp lý, tiết kiệm và chống lãng phí.
3.2.2 Gắn phát triển kinh tế - xã hội với đẩy mạnh công tác xóa
đói giảm nghèo:
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo nân cao dân trí.
Trên cơ sở duy trì tố chất lương giáo dục, đảm bảo dạy tốt học tốt, chống
lưu ban bỏ học; Tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn vươn lên;
Hạ tỷ lệ tăng dân số; Đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa; Chăm sóc tốt sức
khỏe của nhân dân và nâng chất cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”.
Phát động phong trào hiếu học trong nhân dân nhất là ý thức của gia
đìnhđối với học sinh, con em trong việc: ngăn chặn tình trạng bỏ học, lười học,
để con em vào đời quá sớm, xa ngã vào tệ nạn xã hội. Tăng cường phối hợp

×