Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU 1 HỌC KỲ HỌC TẬP NĂM HỌC 2014 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.65 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA
NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU 1 HỌC KỲ HỌC TẬP
NĂM HỌC 2014 - 2015”
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
VŨ QUANG VINH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA
NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU 1 HỌC KỲ HỌC TẬP
NĂM HỌC 2014 - 2015”

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Người hướng dẫn khoa học: Sinh viên thực hiện:
Th.S Nguyễn Anh Thuận Vũ Quang Vinh
Chuyên ngành: GDTC
Lớp Điền kinh, Khoá: 34
2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
3
MỤC LỤC


Trang
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao là một bộ phận bộ phận của nền văn hoá của mỗi dân tộc,
cũng như của nền văn minh nhân loại. Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đăng
trên báo Cứu quốc (ngày 27-3-1946), Bác Hồ đã nêu rõ: “Ngày ngày tập luyện thì
khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây
đời sống mới ” Qua đó ta thấy vai trò của TDTT rất quan trọng đối với quốc gia,
mà muốn phát triển phong tràoTDTT, thì cần chú trọng tới phát triển bộ môn Giáo
dục thể chất (GDTC), Giáo dục thể chất (GDTC) được thực hiện chủ yếu trong nhà
trường, quá trình dạy và học các động tác, bài tập thể dục thể thao.
Trong các môn thể thao thì Điền kinh không chỉ là một môn thể thao phong
phú, đa dạng, hấp dẫn phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, Điền kinh luôn được coi
là phương tiện cơ bản, quan trọng trong giáo dục thể chất (GDTC) ở mọi quốc gia
mà là môn học chủ yếu ở trong chương trình giảng dạy thể dục thể thao (TDTT)
trong các trường trung học phổ thông, đại học,…
Điền kinh là một môn thể thao cơ bản chính vì vậy tập luyên môn Điền kinh
có khoa học, có hệ thống sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe và chữa được một số
bệnh như: Thần kinh cơ quan vận động, hệ tim mạch, hệ hô hấp, nội tạng, các bài
tập đi bộ hoặc chạy thường xuyên tim co bóp khỏe hơn, thành mạch máu co dãn tốt
hơn, khả năng hô hấp tốt hơn. Tập luyện Điền kinh không những tác dụng tốt cho
sức khỏe con người mà còn là cơ sở phát triển thể lực cho các môn thể thao khác.
Vì vậy, nhiệm vụ cụ thể của các giờ GDTC ở các trường đại học là: giáo dục
cho sinh viên những hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về TDTT, về những môn
thể thao quần chúng và trên cơ sở này bảo đảm phát triển thể lực toàn diện, củng cố
sức khỏe cho các em.
Trong số những bài tập nhằm phát triển thể lực toàn diện, các bài tập điền
kinh đóng vai trò chủ yếu. Những hình thức tập luyện như chạy, nhảy, ném luôn
được đưa vào nội dung trong từng giờ học GDTC. Tập luyện các môn Điền kinh
thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các tố chất thể lực, qua đó

giúp các em tự tin, hoạt bát, năng động hơn trong quá trình học những môn văn hóa
khác.
Học tập Điền kinh còn giúp cho sinh viên phát triển đều đặn những nhóm cơ
chủ yếu, tạo điều kiện hình thành tư thế đúng, điều chỉnh trọng lượng cơ thể, trong
5
quá trình học tập môn điền kinh sẽ có tác dụng tăng độ dài xương, làm chiều cao
của các em tăng lên. Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên các môn điền kinh còn
góp phần rèn luyện ý chí, giáo dục ý thức, khắc phục khó khăn cho sinh viên.
Hiện nay, những bài tập điền kinh trở thành nội dung bắt buộc trong chương
trình GDTC cho sinh viên các trường đại học để phát triển các tố chất thể lực chung
(nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo khéo léo) cho các em. Chính vì thấy được vai trò
quan trọng của các tố chất thể lực chung nên Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ra quyết
định( số 53/2008/QĐ-BGDĐT) ngày 18 tháng 9 năm 2008 để đánh giá thể lực
chung của học sinh và sinh viên. Tuy nhiên thực tế cho thấy các tố chất thể lực
chung của nữ sinh viên các trường đại học so với tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo còn nhiều em chưa đạt chuẩn.
Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đánh giá sự phát triển thể lực của nữ
sinh viên trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM sau 1 học kỳ học tập
năm học 2014-2015”.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
(Xem chi tiết ở KLTN)
1.1. Những quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục thể chất trong
trường học.
1.2. Thực trạng nội dung chương trình, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực
của Bộ môn giáo dục thể chất trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.3. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi (18-20).
1.4. Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực.
CHƯƠNG II MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

(Xem chi tiết ở KLTN)
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá sự phát triển thể lực của nữ sinh viên trường đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật TP.HCM sau 1 học kỳ học tập năm học 2014-2015, nhằm kiểm tra chỉ tiêu
thể lực của nữ sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
6
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
2.2.1. Nhiệm vụ 1:
Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên trường đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật TP.HCM.
2.2.2. Nhiệm vụ 2:
Đánh giá sự phát triển thể lực của nữ sinh viên trường đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật TP.HCM sau 1 học kỳ học tập năm học 2014-2015.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu.
2.3.2. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
2.3.3. Phương pháp toán thống kê.
2.4. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu.
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thể lực của nữ sinh viên trường ĐH Sư
Phạm Kỹ Thuật TP. HCM sau 1 học kỳ học tập năm học 2014-2015.
- Khách thể nghiên cứu: 170 nữ sinh viên năm nhất Khoa Công nghệ May và
Thời trang, Ngành công nghệ may, khóa 2014, trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM. 2.4.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.4.2.1. Địa điểm nghiên cứu.
- Trường Đại học Thể Dục Thể Thao TP.HCM
2.4.2.2. Kế hoạch nghiên cứu.
- Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
(Xem chi tiết ở KLTN)

3.1. Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM
theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2008.
3.1.1. Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT
TP.HCM.
Qua bảng 3.1 có thể thấy:
- Ở chỉ tiêu Lực bóp tay thuận (kg) có giá trị trung bình = 27,73 với độ lệch chuẩn
σ = 5,51,có hệ số biến thiên 10% < Cv% = 19,88% <20% chứng tỏ mẫu có độ đồng
7
nhất trung bình. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,03 < 0,05 nên có thể kết luận
giá trị trung bình có thể đại diện cho tổng thể.
- Ở chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) có giá trị trung bình = 15,85 với độ lệch
chuẩn σ = 2,97,có hệ số biến thiên 10% < Cv% = 18,74% <20% chứng tỏ mẫu có
độ đồng nhất trung bình. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,03 < 0,05 nên có thể
kết luận giá trị trung bình có thể đại diện cho tổng thể.
- Ở chỉ tiêu Bật xa tại chỗ (cm) có giá trị trung bình = 163,88 với độ lệch chuẩn σ
= 13,91,có hệ số biến thiên Cv% = 8,49% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất
cao. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,01 < 0,05 nên có thể kết luận giá trị
trung bình có thể đại diện cho tổng thể.
- Ở chỉ tiêu Chạy 30m XPC (giây) có giá trị trung bình = 6,77 với độ lệch chuẩn σ
= 0,51,có hệ số biến thiên Cv% = 7,50% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao.
Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,01 < 0,05 nên có thể kết luận giá trị trung
bình có thể đại diện cho tổng thể.
- Ở chỉ tiêu Chạy con thoi 4 x 10m (giây) có giá trị trung bình = 13,21 với độ lệch
chuẩn σ = 0,72,có hệ số biến thiên Cv% = 5,48% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng
nhất cao. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,01 < 0,05 nên có thể kết luận giá trị
trung bình có thể đại diện cho tổng thể
- Ở chỉ tiêu Chạy tùy sức 5 phút (m) có giá trị trung bình = 855,12 với độ lệch
chuẩn σ = 59,26,có hệ số biến thiên Cv% = 6,93% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng
nhất cao. Chỉ tiêu này có sai số tương đối ε = 0,01 < 0,05 nên có thể kết luận giá trị
trung bình có thể đại diện cho tổng thể.

Tóm lại, qua kết quả kiểm tra đánh giá thể lực ban đầu có thể thấy thực trạng
thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tương đối đồng đều, 6
giá trị trung bình của các chỉ tiêu đánh giá đều có thể đại diện cho tổng thể do có hệ
số sai số tương đối ε < 0,05.
8
3.1.2. So sánh thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM
với chỉ tiêu đánh giá của Bộ GD&ĐT.
Qua bảng 3.2 có thể thấy:
- Ở chỉ tiêu Lực bóp tay thuận (kg) có giá trị trung bình = 27,73> 26,7. Xếp loại
đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Ở chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) có giá trị trung bình = 15,85 < 16.
Xếp loại chưa đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Ở chỉ tiêu Bật xa tại chỗ (cm) có giá trị trung bình = 163,88 > 153 xếp loại đạt
theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Ở chỉ tiêu Chạy 30m XPC (s) có giá trị trung bình = 6,77 > 6,70. Xếp loại chưa
đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Ở chỉ tiêu Chạy con thoi 4 x 10m (s) có giá trị trung bình = 13,21 > 13. Xếp loại
chưa đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Ở chỉ tiêu Chạy tùy sức 5 phút (m) có giá trị trung bình = 855,12 < 870. Xếp loại
chưa đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Cụ thể hơn, đề tài tiến hành xếp loại đánh giá thể lực nữ sinh viên Trường ĐH
SPKT TP.HCM theo quy định của Bộ GD&ĐT sau đó tính toán tỷ lệ phần trăm của
từng chỉ tiêu được trình bày ở bảng 3.3 (xem trang 34 KLTN).
Qua bảng 3.3 (xem trang 34 KLTN) có thể thấy:
- Ở chỉ tiêu Lực bóp tay thuận (kg) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 44 chiếm tỷ lệ
25,9%, loại đạt là 52 chiếm tỷ lệ 30,6%, loại chưa đạt là 74 chiếm tỷ lệ 43,5%.
- Ở chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 36
chiếm tỷ lệ 21,2%, loại đạt là 34 chiếm tỷ lệ 20,0%, loại chưa đạt là 100 chiếm tỷ lệ
58,8%.
- Ở chỉ tiêu Bật xa tại chỗ (cm) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 65 chiếm tỷ lệ 38,2%,

loại đạt là 69 chiếm tỷ lệ 40,6%, loại chưa đạt là 36 chiếm tỷ lệ 21,2%.
- Ở chỉ tiêu Chạy 30m XPC (s) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 3 chiếm tỷ lệ 1,8%,
loại đạt là 88 chiếm tỷ lệ 51,8%, loại chưa đạt là 79 chiếm tỷ lệ 46,5%.
- Ở chỉ tiêu Chạy con thoi 4 x 10m (s) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 7 chiếm tỷ lệ
4,1%, loại đạt là 59 chiếm tỷ lệ 34,7%, loại chưa đạt là 104 chiếm tỷ lệ 61,2%.
9
- Ở chỉ tiêu Chạy tùy sức 5 phút (m) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 18 chiếm tỷ lệ
10,6%, loại đạt là 4,7 chiếm tỷ lệ 27,6%, loại chưa đạt là 105 chiếm tỷ lệ 61,8%.
Xét tỷ lệ phần trăm trung bình của 6 chỉ tiêu đánh giá thể lực của Bộ GD&ĐT
quy định thì nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM có 17,0% xếp loại tốt, 34,2%
xếp loại đạt và 48,8% xếp loại chưa đạt. Cụ thể hơn, đề tài tiến hành biểu thị tỷ lệ
phần trăm xếp loại của 6 chỉ tiêu đánh giá thể lực qua biểu đồ 3.1.
- Tóm lại: Qua kết quả trên tôi thấy:
+ Về chỉ số trung bình của các chỉ tiêu đại diện được cho tổng thể. Trong đó
có 2 chỉ số trung bình của chỉ tiêu mẫu có độ đồng nhất được đánh giá ở mức trung
bình là lực bóp tay thuận với hệ số biến thiên C
v
= 10%<19,88%<20% và nằm ngửa
gập thân với hệ số biến thiên C
v
= 10%<18,74%<20%.
+ Thực trạng khi so sánh 6 chỉ tiêu của các em nữ sinh viên trường ĐH
SPKT TP.HCM với chỉ tiêu đánh giá của Bộ GD&ĐT theo lứa tuổi 19 tôi nhận thấy
có 2 chỉ tiêu đạt và 4 chỉ tiêu không đạt. Hai chỉ tiêu đạt là : Lực bóp tay thuận với
= 27,73>26,7 và bật xa tại chỗ với = 163,88 >153.
+ Về phân loại tỷ lệ phần trăm mức phân loại chỉ tiêu thể lực ban đầu của nữ
sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM: Tỷ lệ phần trăm các chỉ tiêu thể lực không
đạt chiếm rất cao 48,8%. Các chỉ tiêu ở mức đạt và mức tốt còn rất thấp (mức trung
bình là 34,2% ; mức tốt là 17%) được thể hiện cụ thể ở biểu đồ 3.1.
3.2. Đánh giá sự phát triển các chỉ tiêu thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH

SPKT TP.HCM sau 1 học kỳ học tập.
3.2.1. Đánh giá sự phát triển các chỉ tiêu thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH
SPKT TP.HCM sau 1 học kỳ học tập.
Qua bảng 3.4 có thể thấy:
- Ở chỉ tiêu Lực bóp tay thuận (kg) có giá trị trung bình ban đầu
1
= 27,73±5,51; giá
trị trung bình sau 1 học kỳ học tập
2
= 28,57±7,18. Trước và sau quá trình học tập
có sự thay đổi với hệ số d = 0,84 và có nhịp tăng trưởng W% = 2,98%. Sự khác biệt
mang ý nghĩa về mặt toán học thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05 do có t
tính
=
2,752 > t
0,05.
10
- Ở chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) có giá trị trung bình ban đầu
1
=
15,85±2,97; giá trị trung bình sau 1 học kỳ học tập
2
= 16,40±3,83. Trước và sau
quá trình học tập có sự thay đổi với hệ số d = 0,55 và có nhịp tăng trưởng W% =
3,43%. Sự khác biệt mang ý nghĩa về mặt toán học thống kê ở ngưỡng xác suất P <
0,05 do có t
tính
= 2,451 > t
0,05.
- Ở chỉ tiêu Bật xa tại chỗ (cm) có giá trị trung bình ban đầu

1
= 163,88±13,91; giá
trị trung bình sau 1 học kỳ học tập
2
= 170,27±15,60. Trước và sau quá trình học
tập có sự thay đổi với hệ số d = 6,39 và có nhịp tăng trưởng W% = 3,82%. Sự khác
biệt mang ý nghĩa về mặt toán học thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05 do có t
tính
=
12,491 > t
0,05.
- Ở chỉ tiêu Chạy 30m XPC (s) có giá trị trung bình ban đầu
1
= 6,77±0,51; giá trị
trung bình sau 1 học kỳ học tập
2
= 6,60±0,56. Trước và sau quá trình học tập có
sự thay đổi với hệ số d = -0,16 và có nhịp tăng trưởng W% = -2,43%. Sự khác biệt
mang ý nghĩa về mặt toán học thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05 do có t
tính
=
9,173 > t
0,05.
- Ở chỉ tiêu Chạy con thoi 4 x 10m (s) có giá trị trung bình ban đầu
1
= 13,21±0,72;
giá trị trung bình sau 1 học kỳ học tập
2
= 13,16±0,79. Trước và sau quá trình học
tập có sự thay đổi với hệ số d = -0,05 và có nhịp tăng trưởng W% = -0,34%. Sự

khác biệt mang ý nghĩa về mặt toán học thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05 do có
t
tinh
= 2,118 > t
0,05.
- Ở chỉ tiêu Chạy tùy sức 5 phút (m) có giá trị trung bình ban đầu
1
= 855,12±59,26;
giá trị trung bình sau 1 học kỳ học tập
2
= 877,71±69,98. Trước và sau quá trình
học tập có sự thay ðổi với hệ số d = 22,59 và có nhịp tăng trưởng W% = 2,61%. Sự
khác biệt mang ý nghĩa về mặt toán học thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05 do có
t
tính
= 7,036 > t
0,05.
11
Để có cái nhìn trực quan hơn về sự phát triển thể lực của nữ sinh viên Trường
ĐH SPKT TP.HCM, đề tài biểu thị giá trị trung bình trước và sau 1 học kỳ học tập
qua biểu đồ 3.2.
3.2.2. So sánh chỉ tiêu thể lực của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM
sau 1 học kỳ học tập với chỉ tiêu đánh giá thể lực của Bộ GD&ĐT.
Qua bảng 3.5 có thể thấy:
- Ở chỉ tiêu Lực bóp tay thuận (kg) có giá trị trung bình = 28,57 > 26,7. Xếp loại
đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Ở chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) có giá trị trung bình = 16,40 > 16.
Xếp loại đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Ở chỉ tiêu Bật xa tại chỗ (cm) có giá trị trung bình = 170,27 > 169. Xếp loại tốt
theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Ở chỉ tiêu Chạy 30m XPC (s) có giá trị trung bình = 6,60 < 6,70. Xếp loại đạt
theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Ở chỉ tiêu Chạy con thoi 4 x 10m (s) có giá trị trung bình = 12,88 < 13. Xếp loại
đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Ở chỉ tiêu Chạy tùy sức 5 phút (m) có giá trị trung bình = 877,71 > 870. Xếp loại
đạt theo quy định của Bộ GD&ĐT
Cụ thể hơn, đề tài tiến hành phân loại số lượng nữ sinh viên Trường ĐH SPKT
TP.HCM theo quy định của Bộ GD&ĐT sau đó tính toán tỷ lệ phần trăm của từng
chỉ tiêu được trình bày ở bảng 3.6.
Qua bảng 3.6 có thể thấy:
- Ở chỉ tiêu Lực bóp tay thuận (kg) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 58 chiếm tỷ lệ
34,1%, loại đạt là 44 chiếm tỷ lệ 25,91%, loại chưa đạt là 68 chiếm tỷ lệ 40,01%.
- Ở chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 53
chiếm tỷ lệ 31,21%, loại đạt là 25 chiếm tỷ lệ 14,71%, loại chưa đạt là 92 chiếm tỷ
lệ 54,11%.
- Ở chỉ tiêu Bật xa tại chỗ (cm) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 81 chiếm tỷ lệ
47,661%, loại đạt là 62 chiếm tỷ lệ 36,51%, loại chưa đạt là 27 chiếm tỷ lệ 15,91%.
12
- Ở chỉ tiêu Chạy 30m XPC (s) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 3 chiếm tỷ lệ 1,81%,
loại đạt là 104 chiếm tỷ lệ 61,21%, loại chưa đạt là 63 chiếm tỷ lệ 37,11%.
- Ở chỉ tiêu Chạy con thoi 4 x 10m (s) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 11 chiếm tỷ
lệ 6,51%, loại đạt là 74 chiếm tỷ lệ 43,51%, loại chưa đạt là 85 chiếm tỷ lệ 50,01%.
- Ở chỉ tiêu Chạy tùy sức 5 phút (m) số lượng sinh viên xếp loại tốt là 27 chiếm tỷ lệ
15,91%, loại đạt là 52 chiếm tỷ lệ 30,61%, loại chưa đạt là 91 chiếm tỷ lệ 53,51%.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về sự tăng tiến của các chỉ tiêu đánh giá thể lực
của nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM đề tài tiến hành biểu thị xếp loại theo
mức quy định của Bộ GD&ĐT là: tốt, đạt và chưa đạt qua các biểu đồ 3.3; 3.4; 3.5;
3.6; 3.7; 3.8.
- Tóm lại:
+ Giá trị trung bình của 6 chỉ tiêu sau 1 học kỳ học tập có tăng tiến rõ rệt biểu

thị rõ qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 với t
tính
đều lớn hơn t
bảng
.
+ Đánh giá kết quả đạt được của các chỉ tiêu sau 1 học kỳ học tập: Sau 1 học
kỳ học tập cả 6 chỉ tiêu đều đạt so với chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT. Trong đó đạt ở mức
tốt nhất là chỉ tiêu bật xa tại chỗ.
+ Khi so sánh tỷ lệ phần trăm các chỉ tiêu thể lực của nữ sinh viên ĐH SPKT
TP.HCM sau 1 học kỳ học tập với chỉ tiêu đánh giá của Bộ GD&ĐT: Tỷ lệ trung
bình phần trăm ở mức chưa đạt chiếm tỉ lệ phần trăm rất cao 41,81%; và tỉ lệ đạt ở
mức tốt là 22,81%; đạt ở mức trung bình là 35,1%, chiếm tỉ lệ rất thấp, được trình
bày ở bảng 3.6.
+ Tỉ lệ phần trăm của các chỉ tiêu được biểu thị qua các biểu đồ 3.3; 3.4; 3.5;
3.6; 3.7; 3.8 cho thấy kết quả ban đầu của từng chỉ tiêu khi kiểm tra và sau 1 học kỳ
học tập dần dần được cải thiện, tỉ lệ không đạt giảm xuống 6,99%, tỉ lệ đạt ở mức
trung bình tăng lên 1,21% và đạt ở mức tốt tăng lên 4,81%. Điều này cho thấy thể
lực của các sinh viên nữ trường ĐH SPKT TP.HCM đã có sự phát triển sau 1 học
kỳ học tập.
- Xét tỷ lệ phần trăm trung bình của 6 chỉ tiêu đánh giá thể lực của Bộ
GD&ĐT quy định thì nữ sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM có 22,81% xếp loại
tốt, 35,41% xếp loại đạt và 41,81% xếp loại chưa đạt. Cụ thể hơn, đề tài tiến hành
biểu thị tỷ lệ phần trăm xếp loại của 6 chỉ tiêu đánh giá thể lực lúc ban đầu và sau 1
học kỳ học tập thông qua biểu đồ 3.9.
13
- Qua biểu đồ 3.9 ta thấy sau 1 học kỳ học tập các chỉ tiêu thể lực của các
em nữ sinh viên ĐH SPKT TP.HCM đã có sự phát triển tỉ lệ phần trăm không đạt
giảm xuống 6.99%, tỉ lệ phần trăm đạt mức trung bình tăng lên 1.21%. Tỉ lệ phần
trăm đạt ở mức tốt tăng lên 5.81%.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:
1. Qua thực trạng các chỉ tiêu thể lực của nữ sinh viên ĐH SPKT TP.HCM
cho thấy: Có 2 chỉ tiêu có độ đồng nhất trung bình và 4 chỉ tiêu có độ đồng nhất
cao. Khi so sánh thực trạng các chỉ tiêu với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT tôi quan
sát thấy: Có 2 chỉ tiêu ( lực bóp tay thuận; bật xa tại chỗ) là đạt, 4 chỉ tiêu còn lại
chưa đạt, được biểu thị rõ ở bảng 3.2 và bảng 3.3. Tỉ lệ trung bình phần trăm chỉ
tiêu thể lực chưa đạt chiếm tỉ lệ cao 48,8%, có 17% xếp loại tốt, 34% xếp loại
đạt.
2. Thực tế khách quan khi so sánh chỉ tiêu thể lực của nữ sinh viên ĐH
SPKT TP.HCM sau 1 học kỳ học tập với 6 chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT ban hành
năm 2008 tôi có kết luận như sau:
+ Sau 1 học kỳ học tập các chỉ tiêu thể lực của các em nữ sinh viên ĐH
SPKT TP.HCM đã có sự phát triển tỉ lệ phần trăm không đạt giảm xuống 6.99%,
tỉ lệ phần trăm đạt mức trung bình tăng lên 1.21%. Tỉ lệ phần trăm đạt ở mức tốt
tăng lên 5.81% được biểu thị rõ ở bảng 3.3, bảng 3.6 và biểu đồ 3.9.
+ Điều đó cho thấy việc sử dụng các bài tập GDTC của trường chưa phù
hợp với đặc điểm tâm, sinh lý và năng lực hoạt động của các em theo lứa tuổi.
(đặc biệt là các sinh viên nữ với tâm lý nhút nhát). Sinh viên của trường hiện
nay thường quá tập trung vào học những môn lý thuyết mà coi nhẹ việc tự rèn
luyện thể lực cho nên không giành nhiều thời gian để tự tập ở nhà. Vấn đề nâng
cao thể lực cho sinh viên nữ của trường hiện nay chưa được các giảng viên quan
tâm đa dạng hóa các bài tập phát triển thể lực. Bên cạnh đó việc sử dụng một số
bài tập phát triển thể lực chung trong giảng dạy môn GDTC nhằm nâng cao thể
14
lực cho sinh viên nữ còn ít, dẫn đến kết quả đạt được trong quá trình học tập và
rèn luyện theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT còn thấp.
Kiến nghị:
Từ những kết luận trên của đề tài tôi đi đến một số kiến nghị sau:
- Cần quan tâm đến việc lựa chọn các bài tập phát triển cho các em sinh
viên nữ để các em tập luyện và phát triển thể lực theo đúng tiêu chuẩn.

- Tăng cường thêm trang thiết bị, dụng cụ và mở rộng sân bãi tập luyện
trong nhà trường tạo điều kiện cho các em sinh viên có điều kiện tập luyện tốt
hơn.
- Thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy, sáng tạo những bài tập
mới để tạo cho sinh viên hứng thú với tập luyện thể thao. Thường xuyên tổ chức
các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi thể thao tạo niềm say mê tập
luyện trong sinh viên.
- Giảng viên cần tích cực giao thêm nhiều bài tập về nhà để sinh viên tự
tập.
15

×