Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến môi trường của Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 27 trang )

Đại học khoa học tự nhiên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Bài tiểu luận môn: môi trường đô thị và khu công nghiệp
Tên đề tài: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến môi trường của Hà
Nội
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nhật Linh
Lớp K54KHMT
Mục lục
A. Tổng quan tài liệu
I. Lí do chọn đề tài
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
III. Đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam
1. Đô thị hóa trên thế giới
2. Đô thị hóa ở Việt Nam
B. Kết quả nghiên cứu
I. Đô thị hóa ở Hà Nội
II. Môi trường xã hội
1. Tài nguyên đất
2. Sức ép lên cơ sở hạ tầng
a. Vấn đề giao thông
b. Công trình công cộng
c. Trường học
d. Tình trạng ngập úng
e. Nhà ở và an ninh trật tự
III. Môi trường tự nhiên
1. Môi trường nước
2. Môi trường không khí
3. Chất thải rắn đô thị
IV. Chính sách quản lí hiện tại
V. Đề xuất biện pháp
C. Kết luận


Tài liệu tham khảo
A.Tổng quan tài liệu
I. Lí do chọn đề tài
Không thể phủ nhận di cư và đô thị hoá có những đóng góp quan trọng cho sự phát
triển của các vùng miền. Tuy nhiên, đô thị hoá và các dòng di cư từ nông thôn đến
đô thị đang là một thách thức với các quốc gia. Hiện tượng di cư với số lượng lớn,
tạo nên những sức ép khiến đô thị gặp tình huống nan giải về nhiều phương diện
(giải quyết việc làm, giáo dục, y tế, giao thông, môi trường, trật tự xã hội). Sự phân
bố dân cư không đồng đều khiến chính phủ nhiều nước không hài lòng. Mức độ
không hài lòng với mô hình phân bố dân cư ở châu Phi là 75% và châu Á 57% các
quốc gia mong muốn có sự thay đổi lớn về phân bố dân cư. Tại Mỹ La Tinh và
vùng Caribe, Thái Bình Dương và châu Âu 40% chính phủ mong muốn có những
thay đổi lớn về phân bố dân cư. Các chính sách nhằm thay đổi phân bố dân cư
thường tập trung giảm di cư vào các thành phố lớn. Năm 1976, 44% các nước đang
phát triển báo cáo đã triển khai các chính sách này và năm 2009 tỷ lệ này tăng lên
72%. Đồng thời tại các nước phát triển, tỷ lệ các quốc gia có các chính sách giảm
di cư vào các thành phố lớn giảm từ 55% năm 1976 xuống 26% năm 1996, sau đó
tăng lên 34% năm 2009. Ở Thái Bình Dương, 83% các quốc gia có các chính sách
này; châu Phi, 77%, châu Á, 66%; Mỹ La Tinh và vùng Caribe, 68%.(UN, 2009).
Mặc dù tỷ lệ đô thị hoá ở Việt Nam còn ở mức thấp so với các quốc gia trong khu
vực, nhưng cũng đã và đang đối diện với những mặt trái của đô thị hoá, đặc biệt là
đối với hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Hai năm qua,
Hà Nội đã và đang đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế dân nhập cư, bao gồm
cả dự thảo Luật thủ đô với những tiêu chuẩn tạo nên những “rào cản” người ngoại
tỉnh về Thủ đô.
Đi từ truyền thống đến hiện đại, đô thị hoá là quá trình tất yếu và tự nhiên đối với
mỗi quốc gia. Để giảm bớt và hạn chế những tác động của di cư tự phát, cần có
quy hoạch đô thị một cách khoa học, phát triển hệ thống đô thị một cách hài hoà
giữa các vùng, miền và các địa phương. Quá trình phát triển của mỗi cộng đồng,
quốc gia nói chung và đô thị hoá nói riêng không thể tách rời vấn đề dân số.

Bài tiểu luận này em xin trình bày về các vấn đề môi trường bao gồm cả môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội do quá trình đô thị hóa ở Hà Nội và đề xuất
các giải pháp.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề môi trường do đô thị hóa gây ra bao gồm môi
trường tự nhiên và xã hội
Phạm vi: thành phố Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu: thu thập, tổng hợp tài liệu thứ cấp
Mục tiêu: - Nhận định được các vấn đề môi trường do đô thị hóa
- Đề xuất các giải pháp
III. Đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam[1]
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị , tính theo tỉ lệ phần trăm giữa dân số hay
diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực gọi là
mức độ đô thị hóa. Hoặc tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian
gọi đó là tốc độ đô thị hóa
1. Đô thị hóa trên thế giới
Bảng 1. Dân số và dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang
phát triển, 1950-2050 (tỷ người)
1950 1975 2009 2025 2050
Dân số thế giới 2,53 4,06 6,83 8,01 9,15
- Các nước phát triển 0,81 1,05 1,23 1,28 1,28
- Các nước đang phát
triển
1,72 3,01 5,60 6,73 7,87
Dân số đô thị thế giới 0,73 1,51 3,42 4,54 6,29
- Các nước phát triển 0,43 0,70 0,92 1,01 1,10
- Các nước đang phát
triển
0,30 0,81 2,50 3,52 5,19
Nguồn: UN, 2010.

Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số đô thị trên thế giới đang chậm lại. Từ năm
1950 đến năm 2009, dân số đô thị trên thế giới trong giai đoạn này tăng trung bình
2,6%/năm, với số dân tăng gấp gần 5 lần từ 0,7 tỷ lên đến 3,4 tỷ. Trong giai đoạn
2009-2025, dự báo dân số đô thị trên thế giới tăng trung bình 1,8%/năm, nếu mức
tăng này tiếp tục được duy trì, dân số đô thị sẽ tăng gấp đôi trong 39 năm nữa.
Trong giai đoạn 2025-2050, tỷ lệ tăng dân số đô thị ước tính giảm xuống
1,3%/năm.(UN, 2010)
Dân số đô thị tăng kết hợp với giảm tăng dân số nông thôn dẫn đến đô thị
hoá liên tục, điều này thúc đẩy sự tăng tỷ lệ dân số sống ở các khu vực thành thị.
Trên toàn cầu, mức độ đô thị hoá ước tính tăng từ 50% năm 2009 lên đến 69%
năm 2050. Các khu vực phát triển hơn có mức độ đô thị hoá tăng từ 75% lên 86%
trong cùng thời kỳ. Ở các vùng đang phát triển, tỷ lệ đô thị có thể sẽ tăng từ 45%
năm 2009 lên đến 66% năm 2050.
Bảng 2. Tỷ lệ dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang phát triển,
1950-2050 (%)
1950 1975 2009 2025 2050
Thế giới
28,8 37,2 50,1 56,6 68,7
Các nước phát
triển
52,6 66,7 74,9 79,4 86,2
Các nước đang
phát triển
17,6 27,0 44,6 52,3 65,9
Nguồn: UN, 2010.
2. Vài nét về đô thị hoá và quy mô dân số đô thị ở Việt Nam
Trong phần tư thế kỷ qua, nước ta đang diễn ra hai sự chuyển dịch lớn: một là,
chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị, hai là chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung
sang nền kinh tế thị trường. Việc dân số đô thị tăng thêm mỗi năm khoảng một
triệu người sẽ khiến dân số đô thị tăng gấp đôi vào năm 2020. Các cơ hội kinh tế ở

khu vực đô thị đang thúc đẩy gia tăng sự việc di cư từ nông thôn ra thành thị. Tỷ lệ
dân số đô thị gia tăng dần theo thời gian, theo dự báo của Liên hợp quốc đến năm
2050 cả nước sẽ có hơn 65,8 triệu dân sống ở các đô thị, với tỷ lệ đô thị hoá là
59%.
Bảng 3. Dân số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam, 1950 -2050
Năm Dân số
cả
nước
(ngàn
người)
Dân số
đô thị
(ngàn
người)
% dân
số đô
thị
Năm Dân số
cả nước
(ngàn
người)
Dân số
đô thị
(ngàn
người)
% dân
số đô
thị
1950 27 367 3 186 11.6 2005 84 074 22 981 27.3
1955 30 052 3 935 13.1 2009 88 069 26 204 29.8

1960 33 648 4 946 14.7 2010 89 029 27 046 30.4
1965 38 099 6 256 16.4 2015 93 647 31 474 33.6
1970 42 898 7 850 18.3 2020 98 011 36 269 37.0
1975 47 974 9 011 18.8 2025 102 054 41 371 40.5
1980 53 317 10 262 19.2 2030 105 447 46 585 44.2
1985 59 789 11 696 19.6 2035 108 091 51 760 47.9
1990 66 247 13 418 20.3 2040 109 986 56 772 51.6
1995 72 957 16 202 22.2 2045 111 164 61 508 55.3
2000 78 663 19 263 24.5 2050 111 666 65 867 59.0
Nguồn: World urbanization Prospectives: The 2009 Revision Population
Database.
B. Kết quả nghiên cứu
I. Đô thị hóa ở Hà Nội
Ở thời điểm 0h ngày 01/4/2009 dân số Hà Nội có 6.448.837 người, chiếm
7,51% dân số cả nước, xếp thứ 2 về số dân sau thành phố Hồ Chí Minh. Qua 10
năm (từ 1999 đến 2009) dân số Hà Nội tăng thêm 1.204.688 người, bình quân mỗi
năm trong 10 năm dân số Hà Nội tăng 120 nghìn người, tốc độ tăng dân số bình
quân năm là 2,11% (bao gồm cả tăng do di dân), mức tăng này cao hơn so với mức
tăng bình quân của cả nước (1,2%), cao hơn hai lần mức tăng của vùng Đồng bằng
sông Hồng (0,9%).
Mật độ dân số chung toàn thành phố là 1.926 người/km
2
, (cao hơn 7,4 lần mật độ
dân số cả nước 256 người/km
2
) và phân bố không đều giữa các quận, huyện, thị xã.
Nơi có mật độ dân số cao nhất là quận Đống Đa 36.550 người/km
2
, quận Hai Bà
Trưng 29.368 người/km

2
; nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Ba Vì 576
người/km
2
.
Dân số sống ở khu vực thành thị có 2.632.087 người và ở khu vực nông thôn là
3.816.750 người. Tỷ trọng dân số ở khu vực thành thị là 40,8%, nhiều hơn 34,75%
vào năm 1999 và bằng 10,37% dân số thành thị của cả nước. Tỷ lệ tăng dân số khu
vực thành thị bình quân mỗi năm trong thời kỳ 1999-2009 là 3,76%; trong khi đó
tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 1,12%. Trong 1,2 triệu người tăng lên giữa hai
cuộc Tổng điều tra có 812 nghìn người ở khu vực thành thị chiếm 66,9% và 401
nghìn người ở nông thôn chiếm 33,1%.
Tổng điều tra Dân số cung cấp tỷ suất di cư thuần trong vòng 5 năm qua của Hà
Nội là +49,8%o; trong đó tỷ suất nhập cư là 65,3%o và tỷ suất xuất cư là 15,5%o.
Với tỷ suất dương về di cư thuần, Hà Nội là một trong số ít thành phố có tỷ suất
nhập cư cao trong cả nước như tỉnh Đồng Nai 68,4%; TP Hồ Chí Minh 116,0%;
Bình Dương 341,7%.
Diện tích của Hà Nội tăng từ 1000Km
2
lên 3324,92km
2
sau đợt mở rộng địa giới
hành chính năm 2008. Hà Nội là một trong hai đô thị có mức và tốc độ đô thị hóa
cao nhất Việt Nam. Năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa là 30 – 32% và ước tính đến năm
2020 là 55- 65%. Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội phát triển mạnh théo chiều rộng
và có sức lan tỏa mạnh.
Chính những điều đó đã gây ra những vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội
cho Hà Nội.
II. Môi trường xã hội
Làn sóng di dân ồ ạt

Tổng điều tra Dân số cung cấp tỷ suất di cư thuần trong vòng 5 năm qua của Hà
Nội là +49,8%o; trong đó tỷ suất nhập cư là 65,3%o và tỷ suất xuất cư là 15,5%o
Với tỷ suất dương về di cư thuần, Hà Nội là một trong số ít thành phố có tỷ suất
nhập cư cao trong cả nước như tỉnh Đồng Nai 68,4%; TP Hồ Chí Minh 116,0%;
Bình Dương 341,7%.
Qua 10 năm (từ 1999 đến 2009) dân số Hà Nội tăng thêm 1.204.688 người, bình
quân mỗi năm trong 10 năm dân số Hà Nội tăng 120 nghìn người, tốc độ tăng dân
số bình quân năm là 2,11% (bao gồm cả tăng do di dân), mức tăng này cao hơn so
với mức tăng bình quân của cả nước (1,2%), cao hơn hai lần mức tăng của vùng
Đồng bằng sông Hồng (0,9%).
Chính làn sóng di dân này đã gây những sức ép rất lớn lên tài nguyên đất, hạ tầng
đô thị: đường giao thông, nhà ở, trường học, các vấn đề về an ninh trật tự xã hội.
1. Tài nguyên đất:
- Nhu cầu sử dụng đất đô thị: Năm 2020, diện tích đất đô thị là
460.000ha, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân
100m
2
/người.
- Kéo theo đó là sự chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp:
trong Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của các huyện: Hoài
Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Chương Mỹ, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thạch
Thất, Ba Vì, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức và các thành
phố: Hà Đông, Sơn Tây với tổng diện tích 92.180ha đã nêu rõ:
Bảng 4: Phân bổ diện tích các loại đất còn lại của thành phố Hà Nội trong kỳ kế hoạch
Diện tích hiện
trạng năm
Đã thực
hiện năm
2007 2008 2009 2010
2005 2006

Đất nông nghiệp 47.025 46.053 45.37
3
44.168 42.17
6
40.805
Đất phi nông
nghiệp
43.508 43.968 44.65
8
45.868 47.91
8
49.466
Đất chuyên dụng 20.646 21.148 21.14
8
22.755 23.95
5
25.480
- Từ năm 2005 đến năm 2010, Hà Nội thực hiện thu hồi, chuyển hơn
5.200 ha đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đô thị.
- Làng Phú Điền, huyện Từ Liêm được coi là một làng thuần nông với
diện tích đất nông nghiệp năm 2000 là 147,7 ha với 1.088 hộ gia đình
làm nông nghiệp, trung bình mỗi hộ có khoảng 1.350 m
2
đất nông
nghiệp. Đến năm 2011, tổng diện tích đất bị thu hồi gần 100 ha( khoảng
67,7%) phục vụ cho 100 dự án xây dựng trung cư, văn phòng, biệt thự
- Diện tích đất nông nghiệp đang giảm dần, nhưng diện tích đất nông
nghiệp bị bỏ hoang cũng tăng lên: Tính đến thời điểm hiện tại, huyện
Gia Lâm có khoảng 70 ha đất nông nghiệp bỏ hoang để cỏ mọc.
- Khu vực ngoại thành nói chung, nhất là ở 2 huyện Từ Liêm và Thanh

Trì đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do tốc độ đô thị hóa nhanh.
- Cùng với đó có khoảng 20 vạn lao động nông nghiệp sẽ phải chuyển đổi
nghề đang đặt ra cho công tác quy hoạch phải có bước đi thích ứng với
tốc độ phát triển tại vùng ngoại thành Hà Nội hiện nay.
2. Sức ép lên cơ sở hạ tầng: [4]
a. Vấn đề giao thông:
- Tổng số phương tiện giao thông của thành phố hiện có khoảng 3,7 triệu
xe gắn máy và gần 380.000 xe ô tô (chưa kể có khoảng 50.000 phương
tiện vãng lai)
- Tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân (ôtô, xe máy) ở Hà Nội
rất cao, lên tới 12-15% mỗi năm, nhất là sự gia tăng nhanh số lượng xe
ôtô cá nhân vài năm gần đây.
- Trung bình 1 km đường tại Hà Nội đang phải gánh chịu 6.500 chiếc ô tô
và xe gắn máy các loại -> đường sá bị xuống cấp…
- Tỷ lệ đất dành cho giao thông ở Hà Nội mới chỉ đạt khoảng 8% (bằng
1/3 so với tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại)
- Giao thông công cộng ở Hà Nội hiện chỉ có xe buýt và cũng mới đáp
ứng được một tỷ lệ rất thấp, khoảng 10% nhu cầu đi lại của người dân
trên địa bàn thành phố

Hình 1:Ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm Hình 2:đoạn đường xuống cấp ở Mai Dịch
Nguồn: internet
- Theo thống kê mới nhất của Sở Giao thông Công chính (GTCC), tính
đến hết tháng 11/2005, hệ thống giao thông nội đô của Hà Nội mới có
598 km chiều dài với diện tích mặt đường khoảng 7,3km
2
.
- Mật độ đường bình quân ở nội thành rất thấp, chỉ đạt 4,38 km
đường/km
2

và phân bố không đều. Mặt cắt ngang đường đa số hẹp với
nhiều nút giao cắt đồng mức. Cơ cấu đường giao thông vừa thiếu lại vừa
yếu như vậy, nhưng mật độ các phương tiện lưu thông trên đường lại rất
cao.
b. Các công trình công cộng:
- Thành phố Hà Nội có 29 quận, huyện với tốc độ xây dựng cao ốc, khu
chung cư chóng mặt nhưng chỉ có 5 nhà văn hóa dành cho thiếu nhi ở
cấp quận, huyện.
- Hà Nội hiện có khoảng 2.100 điểm vui chơi dành cho trẻ em, tuy nhiên
có hơn 30% trong số đó có trang thiết bị sơ sài và đều xuống cấp. Nên
trẻ em phải ra giữa đường đá bóng, chơi cầu lông, trẻ em ngoại thành ra
tắm sông, ao, hồ.
c. Trường học:
- Tính đến hết năm học 2010-2011, trên địa bàn TP có 837 trường mầm
non và hơn 12.000 nhóm, lớp. So với năm học trước, con số này đã tăng
hơn 10 trường và 1.200 nhóm, lớp.
- Nhờ thế, số lượng trẻ được huy động ra lớp đã lên tới gần 361.000 trẻ,
tăng khoảng 32.000 trẻ so với năm học trước.
- Do sự gia tăng dân số cơ học mạnhà Hà Nội đang đứng trước nhiều
khó khăn khi phải giải quyết mâu thuẫn giữa điều kiện cơ sở vật chất
trường lớp thiếu thốn với nhu cầu gửi con của người dân ngày càng cao.
- Thống kê sơ bộ, vẫn còn khoảng 70% trẻ độ tuổi nhà trẻ và 10% trẻ độ
tuổi mẫu giáo chưa được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục
mầm non. Vì thế mà tình trạng phụ huynh chầu chực, xếp hàng xin học
cho con tại một số trường mầm non từ nửa đêm, sáng sớm vẫn còn diễn
ra trong mùa tuyển sinh vừa qua.
- Sĩ số trẻ/lớp của nhiều trường mầm non vì thế luôn quá tải. Tình trạng
60 - 70 trẻ/lớp khá phổ biến, không chỉ ở các trường khu vực nội thành.
Thậm chí, theo thống kê sơ bộ đầu năm học mới 2011-2012, đã có lớp
lên tới > 80 trẻ.

Hình 3:1h sáng 1/7/2009, hàng chục phụ huynh mang theo đồ ăn,
chiếu nằm trước cổng mầm non Tuổi Hoa (Đống Đa, Hà Nội) để xí
chỗ nộp hồ sơ. Ảnh: Tiến Dũng
Hình 4:Hàng trăm phụ huynh phải dầm mưa đợi trước cổng mầm
non Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân) tối 30/6/2010 để quyết giành lấy
một suất học. Ảnh: Ngọc Thúy.
Hình 5:Năm 2011 mầm non Thành Công chỉ nhận 140 trẻ 2-3
tuổi, khi tổng số trẻ ở độ tuổi này gấp 3 lần à chập tối 30/6,
hàng trăm phụ huynh đã quây kín cổng trường. Ảnh: Hoàng Hà.
Hình 6: Số chỉ tiêu tuyển sinh 2012 tại trường PTCS Thực
Nghiệm có hạn, trong khi số người lại đông nên hàng trăm phụ
huynh đã đẩy đổ cổng trường, lao vào trong sân Ảnh: Hoàng Hà.
Tình trạng phụ huynh chờ đợi từ đêm thậm chí chen lấn xô đẩy để mua được hồ
sơ xin học cho con không còn xa lạ trong những năm gần đây. Có thể nói xin học
ở trường công lập đúng tuyến cho con là nỗi lo của mọi bậc phụ huynh ngay từ
bậc mầm non khi mà sô lượng trẻ quá đông mà số lượng trường mầm non công
lập đáp ứng lại quá thấp.
d. Tình trạng ngập úng [3]
- Do chuyển đổi nhiều đất cây xanh, đất nông nghiệp thành đất ở, đã
lấp nhiều ao, hồ và đất trũng (trước đây thì ở trong nội thành, nay
thì ở các khu đô thị mới ở ngoại thành) để xây dựng công trình, làm
mất sự cân bằng tích chứa nước của đô thị.
- Bê tông hoá hầu hết diện tích mặt đất đô thị, làm giảm khả năng
thấm tiêu nước mưa.
- Hệ thống thoát nước của đô thị vốn đã quá thấp kém cả về mạng
lưới cống thoát, cả về thiết diện dòng chảy, khi cải tạo sông, hồ lại
đều kè đá 450 và một số đoạn sông còn bị cống hoá làm giảm khả
năng chứa nước, giảm dòng chảy thoát nước .
- Đô thị Hà Nội ngày càng mở rộng, tổng lượng nước mưa tập trung
trong nội thị ngày càng lớn, trong khi hệ thống sông ngòi thoát

nước ngày càng bị thu hẹp và các đường ống, các cống ngày càng
bị bồi lắng.
Từ đó đã dẫn đến hệ quả tất yếu:
- Khi có trận mưa với lượng mưa khoảng 50mm thì Hà Nội vẫn bị úng
ngập
- Đặc biệt là trận úng ngập khủng khiếp năm 2008, úng ngập tràn lan
khắp thành phố, nhiều khu phố phải đi lại bằng thuyền, úng ngập kéo dài
nhiều ngày, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội.
- Trong 20 năm qua, hầu như năm nào Hà Nội cũng bị úng ngập trong
mùa mưa, năm ít nhất không dưới 25 điểm bị úng ngập.
- Trận mưa ngày 13/7/2010 với lượng mưa trên 100mm đã gây ra hơn
100 đường phố bị úng ngập, làm cho giao thông rối loạn.
Hình 6: ngập lụt trên đường phố năm 2008
(nguồn: internet)
Hình 7: người dân phải dắt xe qua đoạn đường ngập (nguồn:
internet)
Hình 8: nước mưa tràn cả vào trong nhà (nguồn: internet)
Hình 9: người dân câu cá ở trên đường (nguồn internet)
Hình 10: đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngập lụt ở Hà Nội
(nguồn: internet)
e. Nhà ở và vấn đề an ninh trật tự
• Vấn đề nhà ở:
- Số người các tỉnh về lao động tự do ở Hà Nội là 79.639 người (không kể số
sinh viên tạm trú thuê nhà trọ, người sống lang thang tại địa bàn công cộng).
51,5% số người di cư tạm thời đang phải thuê nhà để ở, số còn lại cũng phải
cư trú dưới các hình thức tạm bợ tại nơi làm việc hay cư trú bất hợp pháp tại
nơi công cộng hay trong các xóm liều.
- Những xóm liều, xóm nhảy dù này là những tụ điểm phức tạp về an ninh trật
tự rất nhức nhối ở thủ đô
- Chỉ 29,6% những người di cư lâu dài có được nhà riêng

- Bình quân diện tích về nhà ở chung cho người dân Hà Nội chỉ đạt 5m
2
/người
trong đó 44,1% là những ngôi nhà thiếu ánh sáng hoặc không có ánh sáng. Số
gia đình sống 3-4 thế hệ cũng chiếm tới 36,8%
- Các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp chậm tiến độ, giá vẫn còn cao,
không phù hợp với người lao động
- Thiếu đất làm nhà, trong khi nhu cầu lại cao, nhiều hộ dân tự ý lấn chiếm đất
để xây nhà, một ví dụ điển hình đó là “khu ổ chuột” ở chân cầu Long Biên,
phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội
Đây lại là nơi nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc của hàng trăm lao động
ngoại tỉnh. Họ chủ yếu đến từ Hưng Yên, Nam Định, Hà Tây cũ lên bán hoa quả rong
trong phố, khuân vác hàng hóa trong chợ Long Biên. Nhiều người gọi đó là khu ổ chuột,
xóm liều giữa thủ đô.
Phần lớn ở đây đều là phụ nữ, thậm chí có cả những đứa trẻ 15 - 16 tuổi.
Hình 11: khu nhà xập xệ ở chân cầu Long Biên(nguồn: internet)
Hình 12: căn phòng chỉ vẻn vẹn 6m
2
của người lao động thuê (nguồn: internet)
Điều kiện vệ sinh kém, an ninh trật tự không được đảm bảo vì người thuê trọ ở
đây đều là người ngoại tỉnh, không có đăng ký thường trú, gây khó khăn cho việc
quản lí, môi trường bị ô nhiễm do không có các hệ thống thoát nước thải từ các hộ
gia đình.
• Quản lý trật tự xã hội:
- Số lượng các nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm mát xa, vũ trường… ngày càng
tăng lên địa bàn thành phố, thu hút một số lượng lớn người di cư các tỉnh khác
tới làm việc.
- Hiện nay, Hà Nội có 5496 tiếp viên phục vụ trong các nhà hàng nhưng có tới
3809 người là lao động di cư (61,1%), trong đó, 84,1% số tiếp viên bắt đầu
đến thành phố từ năm 2004. Nhiều tiếp viên ngoại tỉnh (27,5%) sống ngay tại

các cơ sở làm việc, gây khó khăn cho vấn đề quản lý các tệ nạn xã hội.
- Với đặc diểm thành phần dân cư và loại hình nghề nghiệp phức tạp à gây khó
khăn cho quản lý người nhập cư. Nhất là những đối tượng sống tự do, không khai
báo hộ khẩu thường trú:
- Một số đối tượng phạm pháp ở các tỉnh, lợi dụng
cơ hội này, đến trà trộn vào những người lao động,
tăng thêm sự phức tạp của an ninh trật tự trong
thành phố.
- Có một số ít những người di cư lao động đến qua
tiếp xúc với lối sống đô thị cũng mắc vào các tệ
nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp
III. Môi trường tự nhiên
Một môi trường nữa cũng chịu tác động rất lớn của đô thị hóa đó chính là môi trường tự
nhiên, khi mà mọi yếu tố đều chịu sự quá tải.
1. Môi trường nước
• Nước mặt: [5]
- Ô nhiễm các sông nội thành: Các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ của Hà Nội đã
biến thành kênh thoát nước thải chưa được xử lý, các chất ô nhiễm hữu cơ vượt quy
chuẩn cho phép đối với nước loại B nhiều lần, mặt nước biến thành màu đen, các khí
NH3, CH4, H2S bốc mùi hôi rất khó chịu.
Hình 13: Diễn biến hàm lượng BOD
5
trong nước sông Tô Lịch (màu xanh) và sông Kim
Ngưu (màu vàng) 10 năm gần đây, Biến đổi môi trường trong quá trình đô thị hóa thủ đô
Hà Nội, GS TSKH Phạm Ngọc Đăng
Xét hình trên ta thấy, trong kế hoạch 5 năm kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nước sông Tô
Lịch và sông Kim Ngưu bị ô nhiễm hơn giai đoạn 2000-20004. Tính trung bình năm năm
2005- 2009 hàm lượng BOD
5
sông Tô Lịch cao hơn 3,1 lần, Kim Ngưu cao hơn 4,5 lần

giới hạn tối đa cho phép đối với loại nước B2 (BOD
5
≤ 25)
Theo số liệu quan trắc môi trường, nước Hồ Tây và Hồ Bảy Mẫu trong nhiều năm qua
của trạm quan trắc môi trường CEETIA ở hình dưới đây cho ta thấy hàm lượng BOD
5
của
hai hồ này có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Hình 14: Diễn biến hàm lượng BOD
5
trong nước Hồ Tây (màu xanh) và hồ Bảy Mẫu
(màu vàng)
Căn cứ số liệu quan trắc các năm 1980- 1990, sử dụng phương pháp ngoại suy chất lượng
nước Hồ Tây trước năm 1970 còn thuộc loại A1, dân cư xung quanh hồ còn lấy nước về
làm nước sinh hoạt, nước hồ Bảy Mẫu còn thuộc loại A2. Sau năm 1985, nước Hồ Tây đã
bị ô nhiễm thuộc loại B1 và từ năm 2000 đã trở thành loại B2
- Ô nhiễm các sông suối trong vùng Hà Nội :
Các hồ Suối Hai, Đồng Mô (Hà Tây cũ) còn sạch, đạt chất lượng nước loại A, còn
hồ Quan Sơn cũng đã chớm bị ô nhiễm. Chất lượng nước sông Hồng đi qua Hà Nội, trước
đây đạt chất lượng nước loại A, trừ hàm lượng chất lơ lửng (phù sa), nay hàm lượng
BOD5 cực đại đã lên tới 5 - 10mg/l.
Sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua Thủ đô Hà Nội đã bị ô nhiễm, hàm lượng BOD từ
18 - 36mg/l (quy chuẩn nước loại B2 là BOD5 < 25 mg/l), hàm lượng NH4+từ 2 -
5,5mg/l (quy chuẩn nước loại B2 là < 1mg/l).
Chất lượng nước sông Tích (Hà Tây cũ) trước đây đạt quy chuẩn nước loại A, đến
nay đã có một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn nước loại A, như là BOD5= 8,3 (quy chuẩn A2
là < 6mg/l), chỉ còn sông Bùi là tương đối sạch, BOD5 xấp xỉ bằng 4mg/l.
- Nguồn nước cấp cho đô thị ngày càng khan hiếm, tỷ lệ dân số được cấp
nước còn thấp, chất lượng nước cấp chưa đảm bảo :
- Tỷ lệ dân số được cấp nước bằng hệ thống cấp nước máy ở Hà Nội cũ, mới

đạt khoảng 90 - 95%, ở các đô thị vệ tinh mới đạt 40 - 60%.
- Lượng nước cấp cũng chỉ đạt khoảng 50 - 60% nhu cầu lượng nước cần
thiết tính theo đầu người dân được cấp nước, chất lượng nước cấp chưa bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh, rất nhiều khu dân nghèo trong đô thị chưa được tiếp cận với
nguồn nước sạch.
- Nguồn nước ngầm đã bị khai thác quá mức, đang gây ra hiện tượng bị ô
nhiễm các chất hữu cơ và sụt lún nền đất Hà Nội.
2. Môi trường không khí:
Sự gia tăng của các phượng +ện giao thông cá nhân, các công trình đang xây
dựng, trong quá trình vận chuyển, thi công, các khu công nghiệp cũ chưa được
chuyển ra ngoại thành, thói quen sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt… đã
gây không ít các vấn đề về môi trường không khí.
• Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề về bụi TSP và bụi
PM10:
- Nồng độ bụi trung bình gấp 2 - 3 lần quy chuẩn
cho phép (QCCP).
- Ở các khu vực đang diễn ra hoạt động xây dựng
hay sửa chữa đường xá thì nồng độ bụi gấp 5 - 7
lần, thậm chí có chỗ trên 10 lần QCCP.
- Ô nhiễm không khí ở các đường phố, khi bị tắc
nghẽn giao thông có thể tăng lên gấp 2 - 3 lần mức
độ ô nhiễm khi bình thường.
- Kết quả quan trắc bụi giao thông năm 2008 cho
thấy: có tới 85% số điểm đo vượt tiêu chuẩn cho
phép, cao hơn 2 lần so với năm 2007. Còn kết quả
quan trắc 6 tháng đầu năm 2009 cho thấy tại 250
điểm đo kiểm thì có 180 điểm có hàm lượng bụi lơ
lửng vượt QCCP.
- Tại các khu vực Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương,
Kim Giang, Khương Đình, nồng độ bụi cao gấp từ

3,8 đến 6,3 lần so với QCCP; đường Nguyễn Trãi
có vị trí vượt QCCP đến 11 lần, đường Nguyễn
Văn Linh vượt 10,8 lần; ngã ba Tam Trinh – Lĩnh
Nam vượt 5,2 lần, đường Phạm Văn Đồng vượt 3,6
lần…
- Về nồng độ bụi mịn PM10, có 23/24 ngã tư có
nồng độ trung bình vượt TCCP do lưu lượng và
mật độ xe cộ qua lại quá lớn. Phương tiện tham gia
giao thông tại các ngã tư này chủ yếu là xe ô tô
khách, ô tô chở vật liệu xây dựng và ô tô tải.
 Độ ồn:
- Mức ồn ở nhiều đường phố chính trong đô thị đều vượt 75 dBA, cực đại đạt tới
85 - 88 dBA, khi ô tô, xe máy bóp còi đạt tới 90 - 95dBA
- Kết quả quan trắc cho thấy có 27/34 vị trí có độ ồn vượt QCCP. Tại hai ngã tư:
bến xe buýt Long Biên, chân cầu vượt Phạm Văn Đồng và Ngã tư Ngô Gia Tự - Đức
Giang, độ ồn vượt 1,18 lần. Các ngã tư còn lại độ ồn vượt từ1,05 – 1,15 lần
 Ô nhiễm các khí độc hại SO2, NO2, CO, Pb, C
n
H
n
còn có tính cục bộ, chủ yếu
xảy ra ở các nút giao thông lớn hoặc bên cạnh các cơ sở sản xuất có đốt than, dầu:
cũng đều vượt QCCP tại hầu hết các điểm đo kiểm, trong đó 32/34 ngã tư có nồng
độ C
6
H
6
vượt QCCP, có nơi vượt tới 3 lần.
- Bụi kim loại tại các ngã tư có nhưng nồng độ nhỏ do hạn chế được việc sử dụng
nhiên liệu xăng pha Pb.

3. Chất thải rắn đô thị:
Với quy mô dân số ngày càng tăng, Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đề quá tải chất
thải rắn, với mức tăng hàng năm là 15%/năm.
Bảng 5: các loại chất thải rắn đô thị của Hà Nội năm 2011[3]
TT Loại chất thải Khối lượng phát sinh
(tấn/ngày)
Thành phần chính
1 Chất thải rắn sinh hoạt ~ 6500 Chất vô cơ:gạch đá vụn, tro xỉ…
Chất hữu cơ: rau củ quả, rác nhà
Bếp
2 Chất thải rắn công nghiệp ~ 1950 Cặn sơn, dung môi, bùn thải công
nghiệp…
3 Chất thải nguy hại ~ 15 Bông băng, dụng cụ y tế nhiễm
khuẩn
- Tỉ lệ thu gom: CTR sinh hoạt: 95% (nội thành) và 60% (ngoại thành), CTR công
nghiệp: 85-90%, CTRNH: 60-70%
- CTR sinh hoạt ở Hà Nội được xử lí, tái chế, tiêu hủy chôn lấp tại các bãi Nam Sơn
(Sóc Sơn), Xuân Sơn(Sơn Tây), Núi Thoong (Chương Mỹ), nhà máy xử lí rác ở Cầu
Diễn, Seraphin ở Sơn Tây.
Nhưng vì khối lượng rác ngày càng tăng, nên xảy ra tình trạng quá tải ở những bãi chứa
rác thải này, mặt khác lại gây ô nhiễm môi trường do nước rỉ rác, mùi khó chịu cho
người dân sống xung quanh khi độ cao của các đống rác vượt quá độ cao quy định,
nhiều ô chon lấp đã phải đóng cửa…
Hình 15: bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) – bãi chứa rác thải lớn nhất tại Hà Nội
Nếu như năm 2000, lượng rác đưa đến đây là 1126 tấn/ngày, thì đến năm 2010 con số
này đã là 3372 tấn/ngày. Bãi rác đã gần lấp đầy ô số 7/9 của bãi rác, hố chôn rác ở đây
đã trở thành núi rác cao tới 39m trong khi độ cao cho phép chỉ là 35m.

Hình 16: mặc dù bãi rác đã quá tải như vậy nhưng hằng ngày các đoàn xe vẫn tiếp
tục trở rác đến để đổ.

Bãi rác Xuân Sơn, trước đây chỉ là bãi chứa rác thải cho Sơn Tây, nhưng từ khi sát nhập
vào Hà Nội, nó phải chứa cả rác thải từ nội thành đưa ra. Điều này gây ra những vấn đề
như mùi hôi thối, nước rỉ rác gây ô nhiễm nguồn nước, đã gây bức xúc cho người dân
sống xung quanh, họ đã dựng lều, chặn đường các xe chở rác vào bãi.
Hình 17: người dân dựng lều chặn xe chở rác vào bãi rác Xuân Sơn
Việc di dời các hộ dân diễn ra chậm chạp đã gây những bức xúc cho họ. nó đã gây ra
tình trạng:
Hình 18: không đưa được rác vào bãi, các tài xe ngang nhiên đổ rác ra hai bên
đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mĩ quan và môi trường.
Đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc, vấn đề trên mới được giải quyết.
Ngoài những bãi rác, tình trạng ô nhiễm do rác thải còn trông thấy rõ ở trên đường phố
các khu vực nội thành: người dân vô ý thức vứt rác bừa bãi trên đường, xuống hồ,
sông…
Hình 19: người dân vứt rác ngay cạnh thùng rác
IV. Các chính sách quản lý hiện tại:
Vấn đề giao thông:
 Đối với các nút giao thông hay xảy ra ùn tắc: Thái Hà – Chùa Bộc, Láng Hạ -
Thái Hà, Lê Văn Lương- Láng Hạ xây dựng các cây cầu vượt tạm thời
Hình 20: nút giao thông thái hà – chùa bộc trước đây
Hình 21: kết quả của việc xây dựng cầu vượt
 Thay đổi giờ làm việc của các cơ quan, trường học để tránh giờ tan tầm:
- Cán bộ, công chức cơ quan trung ương làm việc từ 9h sáng đến 12h trưa; ca
chiều từ 13h đến 18h. Công chức Hà Nội sẽ làm giờ ca sáng từ 8h30 đến 12h; ca chiều
từ 13h đến 17h30.
- Bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở sẽ học bán trú từ 8h đến 17h30. Học
sinh trung học phố thông sẽ học ca sáng từ 7h đến 11h; ca chiều từ 12h30 đến16h30.
- Các trung tâm kinh doanh, thương mại sẽ mở cửa từ 9h30 đến 23h30.
Tuy nhiên, giải pháp này không mang lại hiệu quả, vừa mới áp dụng đã có nhiều
bất cập
 Xây dựng tuyến tàu điện trên cao:

- Tuyến tàu điện này dài 12,5 km kéo dài từ Cát Linh (Đống Đa, Hà Nội), tới
thị xã Hà Đông (Hà Tây). Đoàn tàu có thể chuyên chở 7.000-9.000 người/giờ, vận tốc
40 km/giờ.
Hình 22: công trình xây dựng tuyến tàu cao tốc trên cao
Hình 23: lộ trình tuyến giao thông tàu cao tốc trên cao
 Vấn đề nhà ở:
- Các dự án xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp: nhà nước đã phê duyệt
nhiều dự án nhưng không thu hút được đầu tư do vấn đề vốn và giá cả của nhà.
- Các đô thị vệ tinh đang trong quá trình xây dựng: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai,
Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn nhằm giảm tải cho đô thị lõi Hà Nội, xây dựng các
trường đại học tại hòa Lạc
Hình 24: bản đồ quy hoạch trường đại học quốc gia ở Hòa Lạc
V. Các giải pháp đề xuất
• Các vấn đề về giao thông đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Phân luồng, trải thảm nhựa tại các đường có dấu hiệu xuống cấp, đặc biệt là
tuyến đường vành đai và đường vào khu đô thị. Điều tiết phương tiện giao thông,
thông qua việc quy định thời gian lưu thông đối với các phương tiện.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị như: giao thông công
cộng: cung cấp đủ lượng xe buýt phục vụ cho nhu cấu đi lại của người dân,
- Khuyến khích phát triển các phương tiện, loại hình giao thông ít gây ô
nhiễm không khí: khuyến khích người dân đi xe đạp, xây dựng các tuyến đường cho
người đi xe đạp được an toàn
- Xây dựng các cơ chế và chính sách cho việc lựa trọn việc lưu hành các
phương tiện giao thông: thu phí đối với phương tiện cá nhân nhưng cũng phải phù
hợp với mức thu nhập của người dân
- Xây dựng hệ thống cây xanh hai bên tuyến phố để hạn chế việc lan rộng các
chất ô nhiễm đối với môi trường xung quanh: tăng diện tích trồng cây xanh:
vành đai xanh của thành phố
- Quy hoạch, lắp đặt các trạm rửa xe trên một số tuyến đường cửa ngõ thủ đô,
kết hợp mạng lưới rửa xe nhỏ lẻ trong nội thành và xe tải trước khi vào thành phố

×