Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp Quản lý nước thải sinh hoạt tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.37 KB, 28 trang )

Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
MỤC LỤC
1
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
DANH MỤC BẢNG
2
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
DANH MỤC HÌNH
3
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt (NTSH)
1.1 Nước thải sinh hoạt
1.1.1 Định nghĩa và nguồn gốc:
Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống,
tắm giặt, vệ sinh cá nhân. (theo QCVN14:2008/BTNMT). Như vậy, nước thải sinh hoạt được
hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch vụ hoặc công
cộng như bệnh viện, trường học, bếp ăn, cũng tạo ra các loại nước thải có thành phần và tính
chất tương tự như nước thải sinh hoạt. Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ, công
trình công cộng phụ thuộc vào loại công trình, chức năng, số lượng người.
1.1.2 Đặc điểm của nước thải sinh hoạt
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD
5
, COD,
N, P, … . Một số yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm
bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật, vi khuẩn, virus
1.2 Điều kiện tự nhiên, tình hình Kinh tế - Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý:
TP.HCM nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10’ - 10o 38’ vĩ độ Bắc và 106o 22’ - 106o
54’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh


Long An và Tiền Giang.
1.2.1.2 Diện tích tự nhiên:
Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố: 209.555 ha.
Các Quận-huyện có sản xuất nông nghiệp, 5 Huyện: Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc
Môn và Củ Chi; các Quận: 2, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân.
1.2.1.3 Mặt nước:
Tổng diện tích mặt nước; 42.099 ha (bao gồm cả đất nuôi trồng thủy sản: 9.361 ha và đất
sông suối, mặt nước chuyên dùng: 32.738 ha).
1.2.1.4 Về nguồn nước:
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, TP.HCM có mạng lưới sông ngòi
kênh rạch rất phát triển; có các hồ chứa nước lớn sông Sài gòn, Kênh Đông, Sông Bé.
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông
khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Có lưu lượng bình
4
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp
15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của TP.HCM.
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với
chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông
Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s. Bề rộng của sông Sài Gòn tại
thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài
Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc.
Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung
tâm thành phố khoảng 5km về phía đông nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngã chính - ngã
Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngã Lòng
Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy
chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn.
1.2.1.5 Về thủy văn:
Hầu hết các sông rạch TP.HCM đều chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều bán nhật triều không
đỉnh, độ lớn của triều với biên độ khoảng từ 3 đến 4m thuộc loại lớn nhất của cả nước và trong

khu vực. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch
trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu
thoát nước ở khu vực nội thành.
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất trong năm là từ
tháng 9 đến đầu tháng 2 năm sau, thấp nhất là các tháng 6 - 7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn
các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến
tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên
mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.
1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM năm 2012
Tổng hợp lại và đối chiếu với các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 do Hội đồng nhân dân thành
phố đề ra, dự kiến khả năng thực hiện các chỉ tiêu năm 2012 (30 chỉ tiêu) như sau:
5
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 do Hội đồng nhân dân thành phố đề ra và dự kiến khả
năng thực hiện
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Chỉ tiêu
kế hoạch
Thực hiện
6 tháng
đầu năm
Ước thực
hiện cả
năm
Các chỉ tiêu kinh tế: 7 chỉ tiêu
1.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) % 10% trở lên 8,1 10
GDP bình quân đầu người USD 3.600 - 3.700
2. Tổng kim ngạch xuất khẩu % 14-15 5,5 7,9

3. Kim ngạch xuất khẩu (không tính dầu
thô)
% 10 1,7 7,1
4. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn
xã hội
tỷ đồng 215.000 56.189 215.000
5. Thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 233.682 102.317,6 207.452
Thu ngân sách trên địa bàn (nếu không
tính ghi thu ghi chi)
tỷ đồng 227.200 100.353,6 -
Trong đó: -Thu nội địa tỷ đồng 123.300 53.209,5 110.970
-Thu từ hoạt động XNK tỷ đồng 78.900 29.500 65.000
-Thu từ dầu thô tỷ đồng 25.000 17.644 25.000
6. Chi ngân sách địa phương tỷ đồng 42.809,9 22.134,3 40.210
- Chi ngân sách địa phương (không tính
ghi thu ghi chi)
tỷ đồng 37.428 -
- Chi đầu tư phát triển tỷ đồng 11.400 11.734,8 8.800
7. Chỉ số giá tiêu dùng % < cả nước 2,05 6
Các chỉ tiêu xã hội : 12 chỉ tiêu
1. Số lao động được giải quyết việc làm người 265.000 141.346 265.000
2. Số lao động được tạo việc làm mới người 125.000 56.153 125.000
3. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề % 64 - 64
4. Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn % 4,9 - 4,9
5. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí TP (12
triệu đồng/người/năm)
% 4,5 3,76 3
6. Mức giảm tỷ lệ sinh ‰ 0,05 0,05 0,05
7. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng

% <8 <8 <8
8. Số giường bệnh trên 10.000 dân giường 41,5 41,5 42
6
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
9. Số bác sĩ trên 10.000 dân người 13,5 13,5 13,5
10. Diện tích nhà ở bình quân đầu người m
2
16 15,88 16
11. Số vụ tai nạn giao thông, số người
chết và số người bị thương do tai nạn
giao thông giảm khoảng
% 10
- Số vụ tai
nạn giảm :
25,69%
- Số người
chết giảm:
30%
- Số người
bị thương
do tai nạn
giao thông
giảm: 40%
12. Số vụ ùn tắc giao thông trên 30 phút
ở địa bàn TP giảm khoảng
% 10 80
Các chỉ tiêu môi trường và đô thị: 11 chỉ tiêu
1. Tỷ lệ hộ dân đô thị được cấp nước sạch % 87 86,57 87
2. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh

% 98 - 98
3. Số lượt người sử dụng phương tiện vận
tải hành khách công cộng
Triệu
lượt
người
593 293,4 593
4. Tỷ lệ chất thải rắn thông thường ở đô
thị được thu gom, xử lý
% 100 100 100
5. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu
gom, xử lý
% 100 100 100
6. Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom,
xử lý
% 100 100 100
7. Tỷ lệ xử lý nước thải y tế % 100 95 100
8. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng được xử lý
% 95 95 95
9. Tỷ lệ khu chế xuất, khu công nghiệp
đang hoạt động có hệ thống xử lý nước
thải tập trung đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường
% 100 100 100
10. Tỷ lệ diện tích che phủ rừng và cây
xanh phân tán quy đổi trên tổng diện tích
đất tự nhiên đến cuối năm 2012
% 39,4 - 39,4
7

Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
11. Số điểm ngập do mưa giảm (trên tổng
số 31 điểm ngập hiện nay)
điểm 10 7 10
1.2.3 Dự báo hướng phát triển trong lĩnh vực môi trường năm 2013
− Khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; Tăng cường phát triển
nguồn và mạng lưới cấp nước đô thị; nâng cấp và cải tạo hệ thống nước, ổn định hoạt động của
các nhà máy nước, trạm cấp nước nhằm kéo giảm tỷ lệ nước thất thoát, nâng cao công suất cấp
nước, đảm bảo chất lượng nước cho người dân nhằm tiến tới mục tiêu không khai thác mạch
nước ngầm theo Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND ngày 03/05/2007 của Ủy ban nhân dân thành
phố về hạn chế và cấm khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố. Tiếp tục nghiên cứu điều
chỉnh quy chế xã hội hóa ngành cấp nước; xúc tiến kêu gọi đầu tư dự án giảm thất thoát nước
cho vùng 3, vùng 4. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông Sài
Gòn, sông Đồng Nai; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh
mương; ứng phó và khắc phục hiệu quả các sự cố môi trường; bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức
cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa điểm ngập
trên địa bàn thành phố, đảm bảo không để phát sinh các điểm ngập mới.
− Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong đó, đặt trọng tâm đối với các
khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố đồng
thời có các chế tài đủ mạnh để tăng cường tính răn đe đối với các hành vi gây ô nhiễm môi
trường do các pháp nhân thực hiện, giải quyết triệt để các "điểm đen", "điểm nóng" về môi
trường, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
− Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường thành phố về chiều sâu lẫn chiều rộng đảm bảo vận
động người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với
môi trường, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, xây dựng các chuẩn
mực, hình thành ý thức, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
− Nâng cao nhận thức về nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với sự phát
triển bền vững, thể hiện rõ trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tích cực đàm
phán vận động các nước, các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ thành phố ưu tiên giải quyết các vấn đề

ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm tranh thủ các nguồn lực này phục vụ mục tiêu phát triển
nhanh, bền vững của thành phố.
8
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
1.3 Hiện trạng quản lý nước thải sinh hoạt tại TP.HCM
1.3.1 Nước thải sinh hoạt ở TP.HCM
− Theo quy hoạch tổng thể thoát nước của TP.HCM, chỉ tiêu thoát nước thải sinh hoạt của người
dân lên tới 315 lít/người/ngày ở nội thành và ngoại thành là 300 lít/người/ngày. Với dân số gần
10 triệu người hiện nay, hàng ngày lượng nước thải ra đã >2 triệu m
3
/ngày.
− Theo Quy hoạch tổng thể thoát nước TP.HCM được Chính phủ phê duyệt năm 2001 và được Tổ
chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ nghiên cứu, thành phố cần tổng cộng 9 nhà máy xử
lý nước thải sinh hoạt tập trung quy mô lớn mới có thể xử lý triệt để toàn bộ lượng nước thải sinh
hoạt của thành phố.
1.3.2 Các nhà máy xử lý NTSH tại TP.HCM
Bảng 1.2: Danh sách các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại TP.HCM
Trước
đây
Tên nhà máy Công suất hoạt động
Nhà máy xử lý
nước thải Tân
Quy Đông
500 m
3
/ngày
Nhà máy Bình
Hưng Hòa có
26.500 m
3

/ngày
Nhà máy xử lý
nước thải Bình
Hưng ở huyện
Bình Chánh
141.000 m
3
/ngày với tổng vốn đầu tư: 100 triệu USD, hoạt động cuối
năm 2008
→ Chỉ mới xử lý được khoảng 180.000 m
3
/ngày, chưa bằng 1/10 lượng nước thải sinh hoạt hàng
ngày.
Hiện
tại
Trạm bơm Nhiêu
Lộc - Thị Nghè
(số 10, đường
Nguyễn Hữu
Cảnh - Bình
Thạnh)
64.000 m
3
/h hoạt động vào tháng 7 để giảm ngập úng và ô nhiễm cho
7quận trung tâm (quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình,
Gò Vấp).
Nước thải từ các hộ dân → chảy theo gần 70 km tuyến cống hộp đã
lắp đặt trên 69 tuyến đường → đổ vào tuyến cống bao dài 8,9 km chạy
dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè → trạm bơm (lược rác, xử lý mùi và
pha loãng) → bơm ra sông Sài Gòn.

Nhà máy xử lý
nước thải Thạnh
Mỹ Lợi phường
Thạnh Mỹ Lợi,
quận 2 (giai đoạn
2, dự kiến xây
dựng)
Diện tích 45 ha với công suất xử lý 850.000 m
3
/ngày. xử lý toàn bộ
lượng nước thải sinh hoạt của các hộ dân lưu vực Nhiêu Lộc – Thị
Nghè gồm (quận 1, 2, 3, 5, 10, Tân Phú, Tân Bình, Bình Thạnh)
9
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
1.3.3 Hiện trạng quản lý nước thải sinh hoạt tại TP.HCM
Nước thải chưa xử lý được thải thẳng ra kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đổ ra sông Sài Gòn
và trôi dần về phía hạ lưu là sông Đồng Nai.
Nước thải sinh hoạt
Nhà máy xử lý nước thải
Sông Sài Gòn
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Xử lý
Không xử lý
Nguồn nước sinh hoạt quan trọng của TP.HCM là sông Sài Gòn - Đồng Nai đang bị ô
nhiễm trầm trọng.
Hình 1.1: Tình trạng phát thải nước thải sinh hoạt tại TP.HCM
10
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
2. Các công cụ quản lý nước thải sinh hoạt tại TP.HCM
2.1 Luật pháp

Luật pháp được xem là công cụ quản lý tối quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung
và quản lý môi trường nói riêng. Tuy nhiên quản lý bằng luật pháp mang tính tổng thể, ít chuyên
biệt cho từng địa phương lại có tính chậm phản hồi hay thay đổi chậm chạp trước nhu cầu khách
quan. TP.HCM thuộc loại đô thị đặc biệt của nước ta, chính vì vậy nó có thể là một dạng điển
hình để áp dụng luật nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Công cụ luật pháp trong quản lý nước
thải sinh hoạt được quy định ở nhiều văn bản luật như luât bảo vệ Môi Trường 2005, quy chuẩn
quốc gia về NTSH, luật tài nguyên nước,…
2.1.1 Luật bảo vệ Môi Trường 2005
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Hiện nay trên địa bàn thành
phố, khá nhiều khu chung cư, nhà ở, khu đô thị mọc lên như khu Phú Mỹ Hưng – Q7, khu đô thị
mới Q2,… vấn đề thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt được quy định tại một số điều luật trong
luật bảo vệ môi trường 2005. Dưới đây là trích dẫn một số khoản trong điều luật:
Chương VI - Điều 51 quy định yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư;
Điều 53 yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình.
Trong chương VII: bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn khác, trong mục II –
điều 60 về kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông quy định một số điều
khoản ràng buộc việc phát thải nước thải sinh hoạt ra sông.
“ 1. Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp
kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.
2. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai
thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên sông
phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.
3. Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong
lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy,
chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.”
Như vậy luật bảo vệ môi trường đã xét đến nhiều nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi
trường nước từ nước thải sinh hoạt, việc bảo vệ môi trường phải lồng ghép trong quy hoạch,
11

Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
quản lý kinh tế, có tính liên ngành cao. Điều 61 quy định các khoản thi hành, giám sát và xử lý vi
phạm xả nước thải nói chung ra sông, thẩm quyền xử lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Điều 65 về bảo vệ môi trường nước dưới đất, quy định một số khoản liên quan như:
“Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh
vật chưa được kiểm định và các tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật”. Tuy nhiên
hiện nay các khu dân cư, hộ gia đình có quy trình thu gom nước thải sinh hoạt, xây dựng hố ga
không an toàn dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước ngầm do dò rỉ. Việc kiểm tra giám sát trong
trường hợp này là rất hạn chế và khó khăn.
Trong chương VIII quy định về quản lý chất thải với các quy định chung ở mục 1về trách
nhiệm quản lý chất thải, tái chế chất thải, trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý
chất thải. Trong mục 4 quy định về việc quản lý nước thải khá chi tiết:
“Điều 81. Thu gom, xử lý nước thải
1. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải;
nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường.
2. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường…”
Điều 82. Hệ thống xử lý nước thải
1. Đối tượng sau đây phải có hệ thống xử lý nước thải:
a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập
trung.
2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;
b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
c) Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra,
giám sát;
đ) Vận hành thường xuyên.

3. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước
và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của
hệ thống xử lý nước thải.”
12
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Trên đây là những chương mục liên quan đến quản lý nước thải sinh hoạt. Trong luật bảo
vệ môi trường, có sự liên kết giữa các điều luật , chương mục với nhau: các công tác về quản lý,
xử phạt vi phạm gắn liền với quan trắc, khắc phục ô nhiễm…Quản lý nước thải sinh hoạt là 1
phần trong quản lý chất thải nói chung, luật không chỉ đề cập riêng đến chu trình sử dụng nước
(từ nước cấp đến nước thải) mà còn ràng buộc trách nhiệm bảo vệ môi trường nước cho các hoạt
động liên quan như quy hoạch xây dựng, xử lý chất thải, quan trắc đánh giá… Song việc áp dụng
luật rất hạn chế nhất là với các hộ dân cư riêng lẻ nên tính hiệu quả trong quản lý nước thải sinh
hoạt bằng công cụ luật pháp là chưa cao.
2.1.2 Hệ thống quy chuẩn quốc gia về NTSH
Từ năm 2008, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành, bộ quy
chuẩn kỹ thuật về nước thải sinh hoạt được Quốc Hội thông qua, qui định giá trị tối đa cho phép
của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường. Quy chuẩn này áp
dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu
dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường, tuy nhiên không áp dụng quy chuẩn
này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Giá trị tối đa
cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận
nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau: C
max
= C * K
Trong đó: Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam tr ên lít nước thải (mg/l);C là giá trị nồng độ
của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1
K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư…
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước

thải sinh hoạt. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho
phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được
quy định tại Bảng 2.1.
13
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Bảng 2.1: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải
sinh hoạt
Theo đó các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thải nước thải sinh hoạt ra môi trường tuân
thủ quy định tại Quy chuẩn này. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
2.1.3 Luật tài nguyên nước.
Luật tài nguyên nước sửa đổi đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012. Luật gồm những nhiệm vụ liên
quan đến quản lý nước thải sinh hoạt:
Tại thành phố Hồ Chí Minh, việc các hộ dân cư xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra sông,
kênh rạch là khá phổ biến. Một số kênh ô nhiễm nặng có nguyên nhân liên quan đến nước thải
sinh hoạt như kênh Thị Nghè, Tham Lương… Các con kênh này dù mới được cải tạo, song đã ô
nhiễm trở lại do chưa giải quyết triệt để được nguồn gốc phát sinh ô nhiễm. Qua đó có thể thấy
hiệu quả của việc áp dụng luật chưa cao, cũng như tính khả thi của luật chưa được đánh giá
đúng. Công cụ luật thường chỉ được áp dụng cho các khu đô thị, dân cư tập trung, còn các khu
nhà ở cá thể chưa chịu tác động của luật. Các hộ dân xả thải từ chợ, nhà ở ven kênh… mặc dù vi
phạm luật song không thể xử phạt. Luật tài nguyên nước đi vào chuyên biệt hơn trong việc bảo
14
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
vệ và sử dụng tài nguyên nước song tính khả thi để áp dụng như một công cụ hiệu quả trong
quản lý nước thải sinh hoạt là chưa cao.
2.1.4 Các chính sách đã thực hiện
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn, tiên phong trong lĩnh vực quản lý nước thải sinh
hoạt, cho đến nay khá nhiều chính sách, đi kèm văn bản thi hành nhằm hạn chế tác động của
nước thải sinh hoạt với môi trường.

Năm 2004, ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định số: 190/2004/QĐ-UB về thực hiện thu
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó ban hành
các văn bản sửa đổi bổ sung quy định:
“ Điều 1- Thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải
công nghiệp trên địa bàn thành phố như sau:
Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
a- Đối tượng chịu phí: nước thải sinh hoạt thải ra môi trường của các hộ gia đình, đơn vị, tổ
chức không phân biệt nguồn nước sử dụng được mua của các đơn vị cung cấp nước sạch
hay tự khai thác để sử dụng ở những nơi đã có mạng lưới cung cấp nước sạch đều phải
chịu phí. Ngoại trừ nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình ở các địa bàn sau không thuộc
đối tượng chịu phí và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
- Các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt ở những khu vực thuộc đối tượng được hưởng chế
độ bù giá nước quy định tại các Quyết định của ủy ban nhân dân thành phố.
- Các hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch, cụ thể là các khu vực chưa có
mạng lưới cấp nước của Công ty Cấp nước thành phố và Công ty Khai thác - Xử lý nước
ngầm thành phố, chưa có hệ thống cấp nước sạch của Chương trình UNICEF, Chương trình
nước sinh hoạt nông thôn và các tổ chức có chức năng sản xuất kinh doanh nước sạch.
b- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 250 đồng/m³ nước sử dụng
đối với đối tượng hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt trong định mức 4 m³/người/tháng;
mức thu phí là 400 đồng/m
3
đối với các đối tượng còn lại và nước sinh hoạt sử dụng vượt
định mức.”
Đến năm 2010, quyết định dùng mức phí thu theo tỷ lệ % trên giá nước sạch là 10% thay
cho mức thu năm 2004.
Dự án cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè (2008) tại kỳ đầu tư thứ nhất ,
kỳ thứ 2 là xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở Cát Lái.Trong kỳ đầu tư 1, dự án này xây dựng 1
trạm bơm để lắng, lọc bùn, rác thu gom rác từ các khu dân cư trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị
Nghè trước khi thải ra sông Sài Gòn.
15

Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước tuy nhiên chưa có kế hoạch xây
dựng nhà máy xử lý nước thải tại đây.
Dự án nâng cấp lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm ( 2008), sẽ được thành phố tìm kiếm đầu tư để
xây dựng nhà máy xử lý nước thải trong giai đoạn sau…
2.2 Kinh tế
− Thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho các tổ chức doanh nghiệp, hộ gia đình
theo Nghị định 67/NĐ-CP. Áp dụng thu phí này có thuận lợi là tách việc thu phí nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp.
− Xử phạt hành chính đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bắt buộc phải lắp
đặt công nghệ mới hoặc di dời địa điểm hoặc đóng cửa cơ sở gây ô nghiễm.
− Trong thời gian tới có áp dụng thêm thuế môi trường. Như vậy mức phí sẽ thu là:
 Theo Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của Ủy ban nhân dân TP.HCM
về việc điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn TP.HCM, từ ngày 01/01/2012 đến ngày
31/12/2012, đơn giá nước sạch sẽ được áp dụng theo mức giá năm 2012.
 Theo Quyết định số 90/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy ban nhân dân TP.HCM
về việc điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn
TP.HCM. Mức phí BVMT giai đoạn 2011-2015 là 10% trên đơn giá nước sạch chưa bao
gồm thuế giá trị gia tăng.
− Căn cứ các quyết định trên, đơn giá nước sạch và phí BVMT năm 2012 sẽ được áp dụng:
Bảng 2.2: Đơn giá nước sạch và phí BVMT năm 2012 sẽ được áp dụng.
Đối tượng sử dụng nước
Đơn giá nước sạch chưa
thuế GTGT (đồng/m
3
)
Phí BVMT
(đồng/m
3
)

Đối tượng sinh hoạt
- Đến 4m
3
/người/tháng 4.800 480
- Trên 4m
3
đến 6m
3
/người/tháng 9.200 920
- Trên 6m
3
/người/tháng 11.000 1.100
Đối tượng không sinh hoạt
Đơn vị sản xuất 8.200 820
Cơ quan, đoàn thể hành chính sự nghiệp 9.300 930
Đơn vị kinh doanh, dịch vụ 15.200 1.520
2.3 Kỹ thuật
− Nhằm hạn chế bớt lượng nước bẩn chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường, thành phố cũng
quy định tất cả các khu chung cư, khách sạn, tòa nhà văn phòng,… mới xây dựng phải có hệ
16
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
thống xử lý nước thải tại chỗ. Tuy nhiên, cho đến nay cũng mới chỉ có khoảng 200 dự án như
vậy có hệ thống xử lý nước thải đạt mức độ xử lý cấp 2.
− Cũng theo quy hoạch thoát nước trên, thành phố đang triện khai cải tạo và nâng cấp hệ thống
thoát nước TP.HCM trong giai đoạn 2001-2020 với tổng mức đầu tư khoảng 40.000 tỉ đồng để
nạo vét 300 km kênh rạch; cải tạo, sửa chữa và xây dựng 2.250 km tuyến cống thoát nước chính
và khoảng 3.750 km mương hở.
− Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt:
a. Xử lý cơ học:
 Xử lý cơ học nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa trong nước thải và được thực

hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại. Song chắn
rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích thước lớn có nguồn gốc hữu cơ.
 Bể lắng cát được thiết kế theo công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ,
chủ yếu là cát chứa trong nước thải.
 Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi có trong nước thải. Khi
cần xử lý ở mức độ cao (xử lý bổ sung) có thể sử dụng các bể lọc, lọc cát,…
 Xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo.
b. Phương pháp hóa học:
Áp dụng các quá trình vật lý và hóa học đưa vào chất thải nhằm tạo phản ứng gây tác động
tới các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan
nhưng không gây độc hại hoặc ô nhiễm môi trường, bao gồm các phương pháp:
 Bể trung hòa
 Oxy hóa khử
 Tạo kết tủa, phân hủy hợp chất độc hại
Ưu điểm:
 Hiệu quả xử lý cao
 Thường được xử lý trong các hệ thống khép kín
Nhược điểm:
 Chi phí vận hành cao
 Không thích hợp cho các HTXLNT sinh hoạt với quy mô lớn.
c. Phương pháp hóa lý:
Là giai đoạn xử lý độc lập hoặc kết hợp với phương pháp cơ học, hóa học, sinh học. Các
phương pháp được áp dụng:
 Bể keo tụ
 Tuyển nổi
 Đông tụ
 Hấp phụ
 Trao đổi ion
17
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp

 Thấm lọc ngược và siêu lọc
d. Phương pháp sinh học:
− Là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân hủy các chất hữu
cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải, gồm các nhóm chính sau:
 Quá trình hiếu khí
 Quá trình trung gian anoxix
 Quá trình kị khí
 Quá trình kết hợp hiếu khí – anoxic – kị khí
− Cụ thể như hệ thống xử lý thấm lọc bao gồm:
 Bể lắng cát
 Bể điều hòa
 Trạm bơm
 Bể lắng đứng
 Máng tráng bậc thang
 Bể thu nước
 Bãi lọc trồng cây
 Hồ sinh học
 Cảnh quan cây xanh
− Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:
 Hồ sinh vật
 Hệ thống xử lý bằng thực vật nước (lục bình, lau, sậy, rong – tảo,…)
 Cánh đồng tưới
 Cánh đồng lọc
 Đất ngập nước
− Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:
 Bể lọc sinh học các loại
 Quá trình bùn hoạt tính
 Lọc sinh hoạt tiếp xúc dạng trống quay (RBC)
 Hồ sinh học thổi khí
 Mương oxy hóa,…

e. Xử lý hợp khối:
Kết hợp các quá trình xử lý cơ học và sinh học kị khí – hiếu khí. Công suất hoạt động 1 –
500m
3
/ngày, tiêu chuẩn đạt được mức A và B, QCVN 40:2011/BTNMN (nước thải công nghiệp)
và QCVN 14:2008/BTNMT (nước thải sinh hoạt phân tán).
f. Khử trùng nước thải:
− Để khử trùng nước thải có thể sử dụng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến hành khử trùng
bằng ozon, tia hồng ngoại, ion bạc,… nhưng cần cân nhắc kỹ về mặt kinh tế.
− Nước thải sinh hoạt không được xử lý mà thường được xả thải trực tiếp ra môi trường theo hệ
thống thoát nước ở các thành phố luôn là hiện trạng chung của các đô thị lớn ở Việt Nam.
Tp.HCM được coi là địa phương đi tiên phong trong việc xử lý nước thải sinh hoạt.
18
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
− Trước đây khi mật độ dân cư còn thấp, khả năng chịu tải của môi trường lớn, thời gian tự làm
sạch nhanh. Tuy nhiên, với sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp một cách quá mức như
hiện nay làm cho khả năng làm sạch của môi trường không còn nữa. Hiện nay với dân số gần 10
triệu người và hầu hết sông kênh, rạch đã bị ô nhiễm, thì thiên nhiên không thể giúp con người
rửa trôi nước thải. Đã đến lúc con người phải tự giải quyết vấn đề của mình.
 Nhận xét :
− Ưu điểm:
 Áp dụng thu phí cho nước thải sinh hoạt khuyến khích người sử dụng tiết kiệm nước góp
phần bảo vệ nguồn nước. Đồng thời giúp một phần chi phí xử lý cho nhà máy.
 Hầu hết các công cụ kỹ thuật dùng để xử lý nước thải sinh hoạt đều đạt kết quả thấp nhất là
46% và cao nhất lả 96%. Nước đầu ra đạt yêu cầu QCVN 14.
 Có nhiều công cụ khác nhau để lựa chọn áp dụng cho từng nhà máy lựa chọn phù hợp với
đặc điểm nhà máy.
 Hiện nay công nghệ kỹ thuật ngày càng cao, phần nào tiết kiệm được chi phí vận hành, duy
trì hoạt động của nhà máy.
− Nhược điểm:

 Khi sử dụng công cụ kinh tế để quản lý nước thải sinh hoạt thì phải tang cường thanh tra,
gián sát kết quả mà các nhà máy đưa ra. Thông thường chênh lệch dưới 30% sẽ chấp nhận.
 Cần thêm chi phí để thực hiện cho mỗi lần thanh tra ở các nhà máy. Với số lượng nhà máy
ngày càng nhiều thì cần phải phân chia số lần thanh kiểm tra như thế nào cho hợp lý.
 Đối với các nhà khu kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí cũ, chưa có
kế hoạch thu gom thước thải sinh hoạt không thể sử dụng những công trình xử lý kể trên.
Yêu cầu một phương pháp xử lý nhỏ gọn, không chiếm diện tích, không gian mag hiệu quả
xử lý tốt, ví dụ như xử lý màng.
 Yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý tránh tình trạng nước đầu ra kém chất
lượng.
 Muốn chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn thì cần kết hợp nhiều công nghệ khác nhau như
vậy cần có diện tích lớn để thi công.
3. Case study - Quản lý nước thải sinh hoạt tại Đô thị Phú Mỹ Hưng
3.1 Sơ nét về Đô thị Phú Mỹ Hưng
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là một khu đô thị thuộc Quận 7, toạ lạc ở phía Nam Thành phố
Hồ Chí Minh. Đây là một khu đô thị đa chức năng kiểu mẫu, một trung tâm tài chính, thương
mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học, văn hóa, giáo dục, cư trú, giải trí sẽ tạo động lực cho sự
phát triển phía Nam và Đông Nam thành phố.

Ngày 26/6/2008, Bộ Xây Dựng và Uỷ ban nhân
19
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận đô thị Phú Mỹ Hưng là "Khu đô thị kiểu mẫu" của Việt
Nam.
Khác biệt nhất so với nhiều khu đô thị khác là chất lượng và môi trường sống ở Phú Mỹ
Hưng nhìn qua "lăng kính" hệ thống hạ tầng xã hội hoàn chỉnh và màu xanh cây cối hiện diện
khắp nơi. Các công trình xây dựng công cộng được quy hoạch với chỉ tiêu 8,8m
2
/người (đất công
trình công cộng cấp đô thị 5,5m

2
/người, đất công trình công cộng khu ở 3,3m
2
/người) và có mặt
tại mỗi khu, đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho mọi người đến sinh sống và làm việc.
Hệ thống kênh rạch chính, tự nhiên ở đây đều được giữ lại, chỉnh trang phù hợp với cảnh
quan đô thị. Diện tích đất dành cho công viên cây xanh thuộc hàng cao nhất so với các khu đô thị
mới hình thành, khoảng 8,9m
2
/người. Ngoài hệ thống những công viên cây xanh lớn cấp đô thị,
công viên cây xanh của khu nhà ở và công viên cây xanh cảnh quan dọc sông, cây xanh còn hiện
diện khắp nơi: dọc đường phố, trong từng hộ gia đình
Vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại đây được đặc biệt quan tâm. Rác thải có người
đến từng nhà thu gom 2 lần/ngày và vận chuyển đến khu tập trung xử lý của thành phố. Có
chương trình giám sát môi trường đối với nước thải, khí thải định kỳ 3 tháng/lần.
3.1.1 Chủ đầu tư
Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng (tên viết tắt là Công ty Phú Mỹ Hưng) được
thành lập ngày 19/5/1993, là liên doanh giữa Công ty TNHH Một Thành Viên Phát Triển Công
Nghiệp Tân Thuận (IPC - Việt Nam, tên cũ là Công ty Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận) và
Tập đoàn Central Trading & Development (CT&D - Đài Loan).
 IPC: Đại diện cho UBND TP.HCM, góp 30% vốn qua quyền sử dụng đất và nguồn nhân
lực cho sự phát triển đô thị Phú Mỹ Hưng.
 CT&D: Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn và thành công tại Việt Nam với số
vốn đầu tư trên 650 triệu USD. Ngoài 70% cổ phần trong dự án phát triển đô thị Phú Mỹ
Hưng, Tập đoàn CT&D còn là nhà đầu tư Khu Chế Xuất Tân Thuận, Nhà Máy Điện Hiệp
Phước và Công ty Tư vấn Xây dựng Sino Pacific (SPCC).
3.1.2 Quy mô
Trên diện tích 2.600 ha tọa lạc song song với TP.HCM về phía Nam, Công ty Phú Mỹ
Hưng được phép khai thác và phát triển 5 cụm đô thị, tạo thành một trung tâm thương mại, tài
chính quốc tế hấp dẫn tại khu vực Đông Nam Á:

20
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
 Khu A - Trung tâm đô thị mới (409 ha): là tâm điểm của toàn khu đô thị, nơi thu hút các
nhà đầu tư, kinh doanh. Với đặc điểm kiến trúc của phố Causeway Bay ở Hồng Kông.
 Khu B - Khu Làng Đại học (95 ha): khu ứng dụng mô phỏng đầu tiên tại Việt Nam lấy ý
tưởng và kinh nghiệm từ công trình hình thành cộng đồng quanh thung lũng Silicon tại San
Jose, California, Hoa Kỳ và các công viên công nghiệp khoa học tại Đài Loan. Khu Làng
Đại Học là một khu chức năng hỗn hợp gồm khu dân cư, khu thương nghiệp, dịch vụ địa
phương và các khu công trình công cộng (chiếm 18 ha). Tại đây có chi nhánh của trường
đai học quốc tế RMIT của Úc.
 Khu C - Khu Trung tâm Kỹ thuật cao (46 ha): nằm tại giao lộ Nguyễn Văn Linh và
Hương lộ 7, nơi tập trung các xí nghiệp liên quan đến công nghệ phát triển công nghiệp kỹ
thuật cao tại Việt Nam, bao quanh bởi một khu vực có chức năng đa hợp tạo điều kiện đầy
đủ cho những người sinh sống và làm việc ở đây.
 Khu D - Trung tâm Lưu thông Hàng hóa II (85 ha): nằm tại ngã ba sông Bến Lức và
sông Cần Giuộc, thuận lọi cho các cơ sở bến cảng, là đầu mối lớn về phân phối và lưu
thông hàng hóa, là nơi tồn trữ lương thực, kho hàng công nghiệp liên quan, có một số khu
chức năng hỗn hợp thương mại và dân cư, với 5 ha cho các công trình công cộng.
 Khu E - Trung tâm Lưu thông Hàng hóa I (115 ha): nằm tại giao lộ Quốc lộ 1A và đại
lộ Nguyễn Văn Linh, gồm 5 khu: Khu Thương mại Quốc tế, Khu Thương mại Đại lộ
Nguyễn Văn Linh, Khu Kho bãi Công nghiệp, Khu Cảng và Trung chuyển Hàng hóa, Khu
Dân cư Hỗn hợp. Khu E có trí thuận lợi để lưu thông hàng hoá từ mọi hướng bằng đường
thủy và đường bộ. Đất dự trữ cho các công trình công cộng chiếm 14 ha.
21
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Hình 3.1 Bản đồ minh họa đường đến đô thị Phú Mỹ Hưng
3.1.3 Dự án kinh doanh
Tính đến nay Đô thị Phú Mỹ Hưng đã hoàn thành các dự án sau:
 Khu căn hộ cao cấp Riverpark Residence: 290 căn hộ và 14 cửa hàng trong 3 block nhà
cao từ 13 đến 26 tầng. Công trình này do công ty Axel Korn Architektur (Đức) thiết kế,

được xây dựng trên khuôn viên đất rộng gần 17.000 m
2
, có tổng diện tích sàn xây dựng là
59.954 m
2
.
 Khu căn hộ cao cấp Cảnh Viên 1: tọa lạc trong Khu Nam Viên, gần đại lộ Nguyễn Lương
Bằng rộng 48m. Đây là khu vực hội tụ nhiều ưu điểm về địa thế thiên nhiên, quy hoạch đã
thu hút nhiều người quan tâm.
 Khu căn hộ cao cấp Cảnh Viên 2: được xây dựng trên diện tích 4.020 m
2
với kiến trúc
mang dáng dấp phong cách Châu Âu kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Đây là một tòa tháp
đôi cao 13 tầng đối xứng nhau, quay về hướng Đông Bắc. Kế bên có 2 công viên rộng từ
15.600 ~ 20.000 m
2
, được Phú Mỹ Hưng đầu tư thuê các kiến trúc sư nước ngoài đến thiết
kế.
 Khu căn hộ cao cấp The Panorama: xây dựng trên dải đất rộng 2,4ha tựa sát sông. Hai nét
khắc đầu chính là hai khối kiến trúc trung tầng được bố trí từ thấp đến cao (từ 6 ~ 14 tầng):
Một khối hướng Tây Bắc song song với đường Kênh Đào rộng 40m xen giữa là công viên
cảnh quan 12.000 m
2
, có dòng kênh đào nhân tạo, có vài chiếc cầu bắc ngang êm đềm;
khối hướng Đông đối diện với công viên rộng 10.000 m
2
.
22
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
 Khu phố Sky Garden 1: tọa lạc trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, ngay cửa ngõ phía Tây vào

đô thị Phú Mỹ Hưng - trong Khu Dân Cư - Văn Hóa - Giải Trí. Vị trí rất thuận tiện cho
việc đi lại, giao dịch.
 Khu căn hộ cao cấp Garden Plaza 1: Tọa lạc trong Khu Kênh Đào - một khu dân cư
thương mại nhộn nhịp với ý tưởng mô phỏng theo Khu Kênh Đào tại Mỹ - trên diện tích
đất gần 7.000m
2
, Garden Plaza 1 có vị trí khá lý tưởng, ngay mặt tiền đại lộ Tôn Dật Tiên
rộng 40m. Đại lộ này có công viên cảnh quan và dòng kênh đào nhân tạo ở chính giữa sẽ
trở thành con đường đẹp nhất trong đô thị Phú Mỹ Hưng.
3.2 Quản lý nước thải sinh hoạt ở Đô thị Phú Mỹ Hưng
3.2.1 Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt
Vì nơi đây hầu như không có các hoạt động sản xuất nên nước thải xuất phát chủ yếu từ
các hoạt động thương mại, dịch vụ và sinh hoạt. Ví dụ như từ các hộ gia đình, khu dân cư, công
trình công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị và trường học trong khu đô thị.
3.2.2 Quản lý nước thải sinh hoạt ở Đô thị Phú Mỹ Hưng
3.2.2.1 Quan điểm chỉ đạo:
− Đô thị không thể đạt chuẩn văn minh nếu môi trường sống, chất lượng sống không hướng đến
cộng đồng cư dân - con người đô thị.
− Nguồn tài nguyên nước - vốn là tài sản thiên nhiên vô giá cho nhân loại cần phải được sử dụng
và bảo vệ một cách hiệu quả nhất.
− Bảo vệ chất lượng nguồn nước, ngăn ngừa ô nhiễm nước để không chỉ không làm ảnh hưởng đến
sức khỏe con người mà còn làm giảm giá thành để tạo nên nguồn nước sạch.
3.2.2.2 Định hướng quản lý:
Xử lý, tái sử dụng nguồn nước, bảo vệ môi trường. Ngay từ trong đề án thiết kế xây dựng
khu đô thị Phú Mỹ Hưng, chủ đầu tư đã coi việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
như là một điều kiện bắt buộc.
3.2.2.3 Hệ thống trạm xử lý nước thải sinh hoạt của đô thị Phú Mỹ Hưng
23
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp


Hình 3.2 Trạm xử lý nước thải Đô thị Phú Mỹ Hưng
24
Tiểu luận môn học Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, sẽ có ba nhà máy xử lý nước thải dự kiến được xây dựng theo quy hoạch phát
triển khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Hiện tại, với hai trạm xử lý, Phú Mỹ Hưng giúp đảm bảo hơn 90% nước thải sinh hoạt của các hộ dân
trong khu đô thị mới đều được xử lý một cách nghiêm túc và khoa học.
Bảng 3.1: Thông tin về các trạm xử lý nước thải sinh hoạt trong khu vực Phú Mỹ Hưng
Thời điểm
bắt đầu
vận hành
Vốn đầu

Địa điểm Công suất
Diện tích
xây
dựng
Công nghệ xử lý
Chất lượng
đầu ra
Trạm
thứ
nhất
9/2007
2.3 triệu
USD
Khu Cảnh
Đồi
10,000
m
3

/ngày đêm
Nước thải sinh hoạt

Xử lý cơ học
(lọc rác, tách cát, lắng cát)

Xử lý sinh học
(bể xử lý bằng phương pháp vi sinh)

Xử lý bùn cặn và tiệt trùng bằng
nước Javel

Thải ra sông hoặc tận dụng làm
nước tưới cây, rửa đường trong
khu đô thị
QCVN14:
2008/BTNMT
loại B
Trạm
thứ hai
5/2010
3.5 triệu
USD
Khu Nam
Viên (lô
S25)
15,000
m
3
/ngày đêm

2,266 m
2
25

×