Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp,Các vấn đề môi trường KCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.9 KB, 66 trang )

NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
MỤC LỤC
1
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
DANH MỤC HÌNH ẢNH
2
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
3
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới và đang cần rất thu hút nguồn vốn. Thành lập các
khu công nghiệp được xem là giải pháp hàng đầu trong công tác thu hút vốn đầu tư và
công nghệ. Những lợi ích từ việc thành lập các khu công nghiệp như tạo công ăn, việc
làm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đem lại cân bằng trong phản bố và sản xuất lao
động đang che lấp bộ mặt tiêu cực trong các vấn đề môi trường. Sự yếu kém trong công
tác quản lý, thêm vào đó là thái độ dững dưng và thiếu trách nhiệm từ các doanh nghiệp
đang ngày càng khiến môi trường bị ô nhiễm ngiêm trọng gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã
hội. Các vấn đề trong quản lý môi trường khu công nghiệp đang trở nên cấp bách và thiết
thực hơn bao giờ hết. Trong tiểu luận này, nhóm chúng tôi sẽ đề cập đên các vấn đề thực
tế trong quản lý môi trường khu công nghiệp và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện
tình hình hiện tại.
4
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
I.1.Các khái niệm liên quan


• Công nghiệp: Là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật
chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ nhu
cầu hoạt động kinh doanh tiếp theo; đây là hoạt động kinh tế có quy mô lớn, được
hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
• Khu công nghiệp: Là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung cấp các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo các
điều kiện, trình tự thủ tục theo pháp luật quy định.
• Khu chế xuất: Là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho
sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định được
thành lập theo điều kiện trình tự thủ tục áp dụng đối với KCN đã quy định.
KCN và KCX được gọi chung là KCN trừ trường hợp quy định riêng đặc biệt.
• Môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật.
• Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người, sinh vật.
• Suy thoái môi trường: Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số
lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh
vật.
• Sự cố môi trường: Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình
hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy
thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
• Thành phần môi trường: Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi
trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các
hình thái vật chất khác.
• Bảo vệ môi trường:Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng
5
NHÓM 8

CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa
dạng sinh học.
• Phát triển bền vững:Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các
thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
• Quản lý nhà nước về KCN: Quản lý nhà nước về môi trường KCN là tổng hợp các
biện pháp: pháp luật, chính sách, kinh tế, xã hội…nhằm bảo vệ chất lượng môi
trường sống và phát triển các KCN một cách bền vững.
I.2.Lịch sử hình thành và phát triển
I.2.1. Sự hình thành và phát triển các KCN
Khu công nghiệp với tư cách là một khu vực hội tụ nhiều nhàmáy công nghiệp đã hình
thành ở Việt Nam từ lâu. Ở Hà Nội từnhững năm 1960 đã thành lập các khu công nghiệp
ở Thượng Đình, Văn Điển - Pháp Vân, Cầu Bươu - Giáp Bát, TrươngĐịnh, Minh Khai -
Vĩnh Tuy - Mai Động, Đức Giang - Cầu Đuống, Chèm - Đông Anh, Cầu Diễn - Mai
Dịch, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai, v.v…Ở miền Nam dưới chế độ cũ, một số khu
công nghiệp (hay khu kỹ nghệ theo cách gọi khi đó) đãđược thành lập như An Hòa (ở
Quảng Nam), Biên Hòa (Đồng Nai), Hòa Khánh (Đà Nẵng), Phong Đình, v.v Miền
Nam Việt Nam còn thành lập Công ty Quốc gia Khuếch trương Khu kỹnghệ với chức
năng phát triển khu công nghiệp.Còn các khucông nghiệp ở miền Bắc có đặc điểm là
thiếu hệ thống kết cấu hạtầng giao thông hỗ trợ, thiếu hệ thống xử lý nước thải và chất
thải rắn, xen kẽ với các khu dân cư, không có hàng rào ngăn cách, v.v… Chúng chỉ đơn
giản là những nơi đặt các nhà máy công nghiệp mà không có hỗ trợ hay ưu đãi gì, không
có người quản lý.
Từ khi đổi mới, Việt Nam bắt đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một trong những
biện pháp thu hút đầu tư là thành lập các khu công nghiệp, tại đó các doanh nghiệp được
hưởng những ưu đãi về hỗ trợ kết cấu hạ tầng cùng các ưu đãi tài chính. Khu chế xuất
6

NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
Tân Thuận thành lập tháng 11/1991 là khu công nghiệp đầu tiên của cả nước. Tiếp theo là
khu chế xuất Linh Trung I thành lập năm 1992. Cả hai khu này đều ở thành phố HồChí
Minh để khai thác lợi thế nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng giao thông (đường sá, sân
bay, cảng).Giai đoạn 1991 - 1994 có thể gọi là giai đoạn thí điểm phát triển các khu công
nghiệp.Gọi là thí điểm vì giai đoạn đó không có cơ sở pháp lý nào hậu thuẫn việc phát
triển các khu công nghiệp, cũng không có quy định minh bạch nào về thế nào là một khu
công nghiệp. Cả giai đoạn này chỉ có 2 khu chế xuất nói trên và 5 khu công nghiệp
đượcthành lập, trong đó hai khu ở Hà Nội (Nội Bài và Thăng Long), một khu ở Hải
Phòng (Nomura - Hải Phòng), một khu ở Đà Nẵng (khu công nghiệp Đà Nẵng), và một
khu ở Đồng Nai (Amarta). Lúc đó, để phân biệt các khu công nghiệp này vớinhững khu
công nghiệp đã hình thành từ những năm 1960, Nhà nước gọi những khu mới là các khu
công nghiệp tập trung. Về sau, để thuận tiện, chỉ gọi là các khu công nghiệp, còn các
khucông nghiệp cũ và những khu có đặc điểm tương tự được gọi chung là cụm công
nghiệp.
I.2.2. Sự phân bố các KCN
Tình hình phân bố các KCN của nước ta là không đều, nhìn chung những năm gần đây có
sự điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một số địa bàn khó khăn như trung du miền
núi phía Bắc (Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn…) hay Tây Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai,
Kon Tum…), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng…) nhằm chuyển dịch kinh
tế song chủ yếu các KCN vẫn tập trung chủ yếu tại 23 tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng kinh
tế trọng điểm là: Vùng KTTĐ Bắc Bộ, Vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam
và vùng KTTĐ vùng ĐB S.Cửu Long. Do mức độ tập trung quá lớn tại một số vùng
KTTĐ này đang là một trở ngại đối với phát triển kinh tế các vùng miền, đặc biệt là sức
ép của các KCN tập trung lên môi trường.
Tínhđến năm 2010, Việt Nam đã có 250 KCN được thành lập, trong đó có 170 KCN
(chiếm 68% tổng số KCN của cả nước) đã đi vào hoạt động, số còn lại đang trong quá
trình xây dựng, hoàn thiện (Phạm Thanh Hà, 2010). Các KCN chủ yếu được thành lập ở
ba vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; vùng kinh tế trọng điểm

7
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
phía nam; vùng kinh tế trọng điểm miền trung), song cho đến nay cả nước có 57 tỉnh,
thành phố có KCN được thành lập (Phạm Thanh Hà, 2010).
Hình 1.1: Sơ đồ định hướng phát triển không gian các KCN và KCX đến năm 2020
( Nguồn: HEPZA, 2013 )
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, Tp.Hồ Chí Minh sẽ có 24 khu chế xuất, khu
công nghiệp (KCX-KCN) với tổng diện tích khoảng 6.152,8 ha. Hiện nay, HEPZA đang
quản lý 3 KCX và 13 KCN với tổng diện tích là 3.748,49 ha.Hầu hết các khu này đều có
tỷ lệ đất cho thuê từ đất 60% - 100% trên tổng diện tích đất cho thuê.
I.2.3. Xu hướng phát triển các KCN
Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020, Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò
dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có
8
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.
Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên
24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp
theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị
xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai
đoạn tiếp theo
Hình 1.2: Xu hướng phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 1991 –
2010
(Nguồn: Nguyễn Bình Giang, 2012 )
I.3.Cơ sở pháp lý

Tháng 12/1994, Chính phủ ra Nghị quyết số 192/NQ-CPban hành quy chế khu công
nghiệp.Từ đó, các khu công nghiệp được thành lập nhiều hơn. Trong khi chính phủ phê
duyệt danh sách các khu công nghiệp ưu tiên thành lập đến năm 2000 mà toàn bộ các khu
trong danh sách đó chỉ tập trung ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, thì một số tỉnh,
9
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
thành cũng đã xúc tiến phát triển các khu công nghiệp ở địa phương mình. Sau đó, theo
đề nghị của các tỉnh, Chính phủ đã bổ sung danh sách nói trên.
Việc ban hành Quy chế Khu công nghiệp năm 1994 là một bước tiến lớn trong chính sách
phát triển khu công nghiệp của Việt Nam vì nó tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động của
nhà đầu tư thứ cấp (doanh nghiệp thuê đất), nhà đầu tư phát triển cơ sởhạ tầng khu công
nghiệp, và các cơ quan chủ quản (chính quyền). Lần đầu tiên, khu công nghiệp được quy
định rõ ràngtrong một văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, do quy chếnày còn đơn
giản, nên cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh để hậu thuẫn các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
Bên cạnh việc ban hành Quy chế về khu công nghiệp, Chínhphủ đã thành lập một cơ
quan giúp việc cho Thủ tướng về đường lối phát triển khu công nghiệp. Ban đầu đó là
Văn phòng Các khu công nghiệp tập trung (tháng 8 năm 1996) đặt trong Văn phòng
Chính phủ. Sau đó là Ban quản lý Các khu công nghiệp Việt Nam (tháng 12 năm 1996)
do Chính phủ chỉ đạo trực tiếp.Giai đoạn 1995 - 1997, cả nước có thêm 40 khu công
nghiệp mới được thành lập, nhiều gấp 8 lần số lượng thành lập trong giai đoạn thí
điểm.Phần lớn các khu mới thành lập trong giai đoạn này ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở
Bình Dương và Đồng Nai.
Để giải quyết bất cập của quy chế 1994, Chính phủ đã raNghị quyết số 36/NQ-CP ngày
24/4/1997 ban hành quy chế mới về khu công nghiệp thay cho quy chế năm 1994. Từ đó
đến nay, phát triển các khu công nghiệp chuyển sang giai đoạn tăng nhanh và ổn định, tốc
độ tăng số lượng khu công nghiệp hàng năm đạt bình quân 20% ( Sở Kế hoạch và Đầu
tưĐà Nẳng, 2005).
Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủtướng Chính phủ về việc phê

duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020, Nhà nước sẽ cho phép thành lập mới một cách có chọn lọc các khu
công nghiệp, để đến năm 2015 tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 65.000 ha -
70.000 ha, đến năm 2020 thì hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn
lãnh thổ với tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha. Theo tính toán của
10
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số khu công nghiệp thành lập mới từ khi quy hoạch trên
được phê duyệt đến năm 2020 vào khoảng trên 200 khu với tổng diện tích khoảng trên
63,5 nghìn ha.
Để phát triển các khu công nghiệp, các địa phương chủ yếuáp dụng hình thức kêu gọi các
nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tới phát triển cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp.Chính quyền địa phương hỗ trợ về hạ tầng giao thông kết nối khu công nghiệp với
các trục giao thông chính.Nhiều hình thức ưu đãi dành cho các khu công nghiệp đã được
các chính quyền địa phương áp dụng.Tuy nhiên kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới, các hình thức ưu đãi đã bị hạn chế đáng kể.
Năm 1996 ban hành Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi lần thứba, năm 2000 ban hành Luật
Đầu tư nước ngoài sửa đổi lần thứtư, năm 2005 ban hành Luật Đầu tư là những thời điểm
đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển khu công nghiệp vì theo các luật này khu công
nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp là đối tượng được
ưu đãi, Nhà nước hỗ trợ phát triển khu công nghiệp. Một sự kiện nổi bật nữa trong lịch sử
phát triển khu công nghiệp là việc Chính phủ ra Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Vănbản quy phạm pháp luật
này được đánh giá là cơ sở pháp lý quan trọng cho kiện toàn tổ chức của các ban quản lý
khu công nghiệp cấp tỉnh, phân quyền đáng kể cho các ban này cũng như các trưởng ban,
nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp.
I.4.Tác động của các khu công nghiệpđến môi trường.
Về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp là nhằm mục
đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công nghiệp

vào một khu vực nhất định, tập trung nhiều nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lýnguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối
đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống
trong các khu dân cư xung quanh. Việc tập trung các cơ sở sản xuất trong các khu công
nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả xửlý nước thải, chất thải rắn đồng thời, giảm chi
phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn vịchất
11
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
thải.Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối với các cơsở sản xuất trong khu công
nghiệp cũng được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, việc xây dựng các khu công nghiệp cũng mang đến những khó khăn về môi
trường như:
• Tập trung các nguồnô nhiễm với nồng độ và lượng cao hơn nhiều lần so với từng
xí nghiệpđơn lẻ. Nếu các khu công nghiệp không có hệ thống xử lý thích hợp
hoặc cốý không vận hành hệ thống sẽ dẫn đến tình trang ô nhiễm rấn lớn.
• Gâyách tắc giao thông và các yêu cầu về xây dựng, mở rộng các hệ thống giao
thông.
• Sự tích lũy chấtô nhiễm tăng.
• Nếu chất thải của các ngành công nghiệp phảnứng với nhau thì sẽ gây ra nhiều
tác động tổng hợp cho môi trường xung quanh.
I.5.Ban quản lý các khu công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh (HEPZA)
Ngay sau khi Quy chế khu chế xuất được ban hành và khu chế xuất Tân Thuận được
thành lập, Ban quản lý khu chế xuất Tân Thuận đã được thành lập theo Quyết định của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 62/CT ngày 26/2/1992, gồm 8 thành viên, Trưởng ban là
ông Lữ Minh Châu - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư, Phó ban là
ông Nguyễn Công Ái - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các Ủy
viên là Vụ trưởng, Vụ phó đại diện cho các Bộ: Thương mại, Tài chính, Công an, Ngân
hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi khu chế xuất Linh Trung ra đời, Ban quản lý đổi tên thành Ban quản lý các khu

chế xuất thành phố Hồ Chí Minh và được sử dụng con dấu có hình quốc huy theo Thông
báo số 433/KTĐN ngày 27/10/1992 của Văn phòng Chính phủ.
Sau khi một số khu công nghiệp được thành lập, Ban quản lý các khu chế xuất thành phố
Hồ Chí Minh được chuyển thành Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 731/TTg ngày 03/10/1996.
Từ đó đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
12
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
Thành phố kiêm nhiệm Trưởng ban quản lý là ông Trần Thành Long - từ 1996 đến 1999,
ông Trần Ngọc Côn - từ 1999 đến 2001. Từ 2001 ông Nguyễn Chơn Trung, Phó ban quản
lý được bổ nhiệm Trưởng Ban quản lý.
Bộ máy giúp việc của Ban quản lý hình thành từ cuối năm 1992, đến năm 1997 đã ổn
định về tổ chức, gồm có 5 Phòng nghiệp vụ, Văn phòng và Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Từ năm 1999, Ban quản lý thực hiện thí điểm chê độ tự bảo đảm kinh phí hoạt động theo
Công văn của Chính phủ số 15/CP-khu công nghiệp ngày 14/08/1998 và Quyết định của
Bộ trưởng Bộ Tài chính số 45/1999/QĐ-BTC ngày 06/05/1999. Số lượng cán bộ công
nhân viên chức được Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ giao chỉ tiêu năm 2000 là 50 người
trong biên chế lương và 15 người làm việc theo hợp đồng lao động.
Từ tháng 10/2000, Ban quản lý được chuyển giao trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 100/QĐ-TT ngày 17/08/2000 Ban quản lý
chịu sự chỉ đạo và quản lý về Tổ chức, biên chế, chương trình công tác và kinh phí hoạt
động của Ủy ban nhân Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn
của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực. .
Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp tại Tp.Hồ
Chí Minh
( Nguồn: HEPZA, 2013 )
13
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN

Trong ban quản lý, mỗi phòng sẽ đảm nhận những chức năng và nhiệm vụ khác nhau
nhưng vẫn đảm bảo tính phối hợp thống nhất trong các hoạt động.
• Văn phòng ban
Chức năng:
Văn phòng là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh (Ban quản lý) có chức năng giúp lãnh đạo Ban quản lý tổ chức các hoạt
động chung của Ban quản lý; tham mưu cho lãnh đạo Ban quản lý trong công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành, bảo đảm tính thống nhất, liên tục và có hiệu lực trong hoạt động
của Ban quản lý; đảm bảo điều kiện và phương tiện làm việc cho lãnh đạo Ban và các
Phòng, các đơn vị trực thuộc Ban quản lý.
Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa các văn bản pháp qui đã ban hành và còn hiệu lực có liên quan đến việc
quản lý hành chính quản trị nhà nước và các lĩnh vực khác thuộc chức năng, nhiệm vụ
của Văn phòng;
Xây dựng các chương trình công tác (hàng tháng, quý, năm), lịch công tác hàng tuần của
Ban quản lý và trình lãnh đạo Ban duyệt ban hành. Tổ chức phổ biến, theo dõi, đôn đốc
các đơn vị có liên quan thực hiện chương trình công tác; báo cáo kết quả đầy đủ, kịp thời;
và tham mưu, đề xuất ý kiến cho lãnh đạo Ban;

Tổng hợp, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất tình hình hoạt động của khu chế xuất, khu
công nghiệp (KCX, KCN), trình lãnh đạo Ban quản lý duyệt ban hành; cung cấp thông tin
kịp thời phục vụ cho công tác điều hành của lãnh đạo Ban; báo cáo theo qui định và theo
yêu cầu của Bộ ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND
thành phố) và sở ngành có liên quan về tình hình hoạt động của KCX, KCN;
Là đầu mối phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống
thông tin về KCX, KCNthuộc thẩm quyền quản lý;
14
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
Là đầu mối xây dựng quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND thành phố hoặc cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn
được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình UBND thành phố phê duyệt
và tổ chức thực hiện;
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, nhân viên; chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và nhân
viên.Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động hàng năm của Ban quản lý trình UBND
thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện. Quản lý tài chính, tài sản, thu và sử dụng các
loại phí, lệ phí. Phối hợp phòng Quản lý doanh nghiệp, Phòng Quản lý xuất nhập khẩu và
các phòng liên quan thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Ban quản lý. Chủ trì phối hợp
với các phòng và đơn vị liên quan xây dựng quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ hoạt
động KCN – KCX trình UBND thành phố phê duyệt trên cơ sở “Quỹ hỗ trợ hoạt động
KCN – KCX” (nếu có) được thành lập;
Tổ chức chu đáo công tác hành chính, quản trị, hệ thống văn thư lưu trữ, bảo vệ bí mật và
an toàn cơ quan. Thực hiện tin học hóa trong công tác quản lý của cơ quan, quản lý trang
web của Ban quản lý; lưu giữ và bảo quản hồ sơ theo qui định;
Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho công chức, viên chức Ban quản lý, các
công ty phát triển hạ tầng và các doanh nghiệp trong KCX, KCN;
Thực hiện những nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban quản lý phân công.
• Phòng Quản lý đầu tư
Chức năng:
Phòng Quản lý đầu tư là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh (Ban quản lý) có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Ban quản lý
về quản lý hành chính Nhà nước đối với KCX và KCN thành phố trong các công tác
trọng tâm sau: quy hoạch phát triển đầu tư; xúc tiến đầu tư; cấp, điều chỉnh Giấy Chứng
nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng
hóa trong phạm vi thẩm quyền của Ban quản lý.
15
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
Nhiệm vụ:

Hệ thống hóa các văn bản pháp qui đã ban hành và còn hiệu lực có liên quan đến việc
quản lý nhà nước về đầu tư và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
phòng;
Hướng dẫn và thực hiện việc đăng ký đầu tư; thẩm tra, cấp và điều chỉnh Giấy chứng
nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền (dự án trong nước, dự án nước
ngoài, dự án KCX-KCN mới và mở rộng);
Hướng dẫn và thực hiện việc cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng
hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào KCX - KCN sau khi có ý
kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thương;
Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển KCX - KCN và tổ chức
thực hiện sau khi Lãnh đạo ban phê duyệt;
Tham gia góp ý điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của KCX-
KCN nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch;
Đề xuất những nội dung, biện pháp cần thiết nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao
chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác đầu tư;
Phối hợp với các Phòng chức năng của Ban quản lý, các cơ quan, đơn vị Nhà nước
chuyên ngành có liên quan trong công tác quản lý đầu tư theo quy định của Ban quản lý
và của pháp luật hiện hành;
Là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy Chứng
nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp KCX-KCN;
Phối hợp với Văn Phòng thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin theo qui định và theo yêu
cầu của Bộ ngành Trung ương, UBND thành phố và Sở ngành có liên quan về tình hình
phát triển đầu tư và kết quả thực hiện việc cấp, điều chỉnh, cấp lại các loại giấy phép theo
thẩm quyền; lưu giữ và bảo quản hồ sơ theo quy định.
16
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Ban quản lý phân công.
• Phòng Quản lý doanh nghiệp

Chức năng:
Phòng Quản lý doanh nghiệp là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (Ban quản lý) có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Ban
quản lý về quản lý hành chính Nhà nước đối với các Công ty phát triển hạ tầng KCX-
KCN và doanh nghiệp KCX-KCN thành phố (gọi tắt là Doanh nghiệp) trong công tác
liên quan đến lĩnh vực tài chính theo qui định của pháp luật và thuộc thẩm quyền của Ban
quản lý.
Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa các văn bản pháp quy đã ban hành và còn hiệu lực có liên quan đến việc
quản lý hành chính nhà nước về tài chính và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của phòng;
Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại
Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư;
Hướng dẫn và thực hiện việc cấp giấy xác nhận/chấp thuận:
• Hợp đồng, văn bản về giao dịch bất động sản của doanh nghiệp;
• Nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp: Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty), Ban tổng giám đốc, kế toán trưởng và những xác nhận
khác theo yêu cầu của doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền của Ban quản lý
và được phân công;
Hướng dẫn và tham mưu xử lý hồ sơ, thủ tục việc tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự
án, chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp.
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng và các Phòng liên quan thực hiện quản lý phí duy tu, tái
tạo cơ sở hạ tầng, bao gồm:
17
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
• Tuyên truyền, phổ biến các quy định, chế độ về phí duy tu tái tạo cơ sở hạ tầng
đến các công ty PTHT và các doanh nghiệp để triển khai thực hiện; hướng dẫn
các công ty PTHT trong việc xác định các chỉ tiêu tính phí duy tu, tái tạo cơ sở hạ
tầng và xây dựng biểu tỷ lệ thu phí lũy thoái;

• Chấp thuận, giám sát và kiểm tra các công ty PTHT KCX - KCN triển khai
thực hiện thu và sử dụng phí duy tu tái tạo cơ sở hạ tầng và phí tiện ích công cộng
theo quy định của Bộ Tài chính;
• Xây dựng và triển khai phương án mở rộng nguồn thu tạo kinh phí bảo đảm
hoạt động của Ban quản lý;
Tham gia quản lý “Quỹ hỗ trợ hoạt động các KCX – KCN” (nếu có) trên cơ sở Quy chế
quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ hoạt động các KCX – KCN được Ủy ban nhân dân thành
phố phê duyệt;
Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố về
quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý ngoại hối tín dụng, và với Cục thuế thành
phố về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế – tài chính đối với doanh nghiệp; phối hợp
với các cơ quan chức năng tổ chức phổ biến, triển khai các chủ trương, chính sách mới
của Nhà nước liên quan đến tác nghiệp của phòng;
Tiếp nhận báo cáo tài chính hàng năm theo hạn định; phân tích hoạt động tài chính doanh
nghiệp thông qua báo cáo tài chính hàng năm; phối hợp với Văn phòng thực hiện báo cáo
định kỳ và đột xuất, cung cấp thông tin theo qui định và theo yêu cầu của Bộ ngành
Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố và Sở ngành có liên quan các công việc thuộc
nhiệm vụ của Phòng; lưu giữ và bảo quản hồ sơ theo qui định;
Kiến nghị, đề xuất với các Bộ, ngành có liên quan và UBND thành phố điều chỉnh, bổ
sung các cơ chế chính sách thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và sự phát
triển KCX – KCN thành phố liên quan đến tác nghiệp của Phòng;
Hòa giải các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của doanh nghiệp thuộc phạm vi nhiệm vụ
của Phòng, và phối hợp với Tòa Kinh tế về việc giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp;
Thực hiện những nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban quản lý phân công.
18
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
• Phòng Quản lý xuất nhập khẩu
Chức năng:
Phòng Quản lý xuất nhập khẩu là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công

nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Ban quản lý về
quản lý hành chính Nhà nước công tác xuất nhập khẩu và thương mại trong KCX, KCN
thành phố.
Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa các văn bản pháp qui đã ban hành và còn hiệu lực có liên quan đến quản lý
nhà nước về xuất nhập khẩu và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của
phòng.
Tham mưu trong công tác triển khai phát triển các ngành công nghiệp trong KCX, KCN
theo quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp đã được UBND thành phố phê duyệt;
Nghiên cứu, tham mưu trong việc kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan điều
chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc cụ thể hóa các chính sách, quy định pháp luật có liên quan
đến hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, phát triển khoa học công nghệ phù hợp với
thực tiễn phát triển KCX, KCN;
Đề xuất các nội dung, giải pháp cần thiết và phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình,
đề tài liên quan đến sản xuất công nghiệp, xúc tiến thương mại, phát triển dịch vụ xuất
nhập khẩu hàng hóa, phát triển khoa học công nghệ theo định hướng của Chính phủ và
Ủy ban nhân dân thành phố;
Tham mưu và thực hiện việc cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất
trong KCX, KCN theo thẩm quyền; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép
thành lập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ
sở trong KCX, KCN; cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (không gắn với
dự án đầu tư), văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); quyết định cho phép mở văn phòng giao dịch, kho
19
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
hàng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm (không mang tính sản xuất) của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài không đăng ký lại, hợp đồng hợp tác kinh doanh không đổi Giấy
chứng nhận đầu tư trong các KCX-KCN.
Là đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện cấp giấy phép sử dụng thẻ

doanh nhân APEC (thẻ ABTC) của các doanh nghiệp KCX, KCN;
Phối hợp kiểm tra, giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp trong KCX, KCN liên
quan đến các vấn đề xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ; lĩnh vực công nghiệp và khoa
học công nghệ theo phân công của Ban quản lý;
Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Ban quản lý;
Nhận đăng ký danh mục văn phòng phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất mua từ
thị trường nội địa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp;
Thực hiện chế độ báo cáo nghiệp vụ, lưu giữ và bảo quản hồ sơ theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban quản lý phân công.
• Phòng quản lý môi trường
Chức năng:
Phòng quản lý môi trường là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Ban quản lý thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các Công ty phát triển hạ
tầng (Công ty PTHT) KCX, KCN và các doanh nghiệp trong KCX, KCN của thành phố.
Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa các văn bản pháp qui đã ban hành và còn hiệu lực có liên quan đến quản lý
nhà nước về môi trường và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của
phòng.
20
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản, chương trình, kế hoạch, báo cáo về bảo vệ
môi trường theo phân công của lãnh đạo Ban quản lý hoặc theo chương trình, kế hoạch,
dự án, đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành,
phê duyệt.
Tham mưu lãnh đạo Ban quản lý chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các Công ty PTHT, các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCX, KCN thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện
công tác bảo vệ môi trường theo các qui định hiện hành.
Xây dựng cơ chế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân

quận/huyện để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao chủ trì trong công tác bảo
vệ môi trường KCX, KCN.
Tham mưu tổ chức việc thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo
cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi
trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung của các dự án đầu tư vào KCX, KCN
theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Gửi báo cáo kết quả thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường, kết quả
xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi
có KCX, KCN. Chủ trì tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá
tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường bổ sung và cam kết bảo vệ môi
trường của các dự án sau khi được phê duyệt và xác nhận theo quy định;
Tham mưu tổ chức việc phê duyệt và xác nhận Đề án bảo vệ môi trường các doanh
nghiệp hoạt động trong KCX, KCN; kiểm tra việc thực hiện các nội dung của đề án bảo
vệ môi trường sau khi được phê duyệt và xác nhận theo quy định;
Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng liên
quan kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thảiCông ty
PTHT KCX, KCN và các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư xây dựng trong
KCX, KCN theo thẩm quyền;
21
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh
tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của Công ty
PTHT KCX, KCN và các cơ quan sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCX, KCNtheo
thẩm quyền hoặc ủy quyền theo các qui định hiện hành;
Chủ trì việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao
nhận thức bảo vệ môi trường cho Công ty PTHT KCX, KCN và các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong KCX, KCN;
Phối hợp Thanh tra Ban quản lý giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo kiến nghị về
môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KCX, KCN; phối hợp

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch
vụ trong KCX, KCN với bên ngoài;
Dự báo, cảnh báo và đánh giá nguy cơ sự cố môi trường trong các KCX, KCN, phát hiện
và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa,
khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường;
Tham mưu xây dựng chương trình quan trắc môi trường, hướng dẫn các Công ty PTHT
và các doanh nghiệp trong KCX, KCN tổ chức thực hiện giám sát chất lượng môi trường
và báo cáo hiện trạng môi trường định kỳ theo qui định;
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thực hiện
các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường liên quan đến KCX, KCN;
Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu; lưu trữ hồ sơ, thống kê và xây dựng
cơ sở dữ liệu về môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước theo quy định.
Phối hợp các phòng chức năng thuộc Ban quản lý tham mưu lãnh đạo Ban quản lý giải
quyết những vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban quản lý phân công.
22
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
• Phòng Quản lý lao động
Chức năng:
Phòng Quản lý lao động là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (Ban quản lý) có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Ban
quản lý thực hiện quản lý hành chính Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong KCX,
KCN thành phố về công tác lao động, tiền lương, tiền công và chính sách lao động (gọi
chung là chính sách lao động), về công tác an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa các văn bản pháp qui đã ban hành và còn hiệu lực có liên quan đến quản lý

nhà nước về chính sách lao động và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ
của phòng.
Về chính sách lao động:
- Hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện các chế độ chính sách lao động gồm: tiền
lương, tiền thưởng, ký kết hợp đồng lao động, trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
Bảo hiểm thất nghiệp, bồi thường tai nạn lao động, các chế độ trợ cấp thôi việc, nghỉ
việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ chính sách lao động nữ
- Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và thực hiện đăng ký:
Nội quy lao động;
Thỏa ước lao động tập thể;
Hệ thống thang lương, bảng lương.
- Hướng dẫn thủ tục cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam.
- Tiếp nhận và cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài.
- Hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở.
23
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể có liên quan giải quyết các tranh chấp
lao động tập thể, đình công.
- Hướng dẫn, giải quyết các thắc mắc, đơn thư khiếu nại của người lao động và doanh
nghiệp và chuyển thanh tra Ban quản lý xử phạt doanh nghiệp vi phạm.
- Tiếp nhận hồ sơ, kế hoạch đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày
của doanh nghiệp.
Về an toàn vệ sinh lao động – an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định về an toàn lao động: xây dựng nội
quy an toàn vệ sinh lao động; kiểm định và đăng ký các thiết bị, máy móc, hóa chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đo kiểm hệ thống điện động lực và hệ thống
chống sét nhà xưởng, khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, đo kiểm môi trường
lao động, sơ cấp cứu…
- Tham gia đoàn điều tra tai nạn lao động.

- Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng
dẫn thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Về báo cáo thống kê:
- Nhận báo cáo khai trình sử dụng lao động, báo cáo tăng giảm lao động (hàng tháng),
báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp, báo
cáo thống kê tai nạn lao động (6 tháng và 01 năm).
- Tổng hợp, thống kê và thực hiện các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu
về tình hình thực hiện pháp luật lao động và lưu trữ hồ sơ đúng qui định.
- Tham mưu trong việc phối hợp với Bộ Lao động, Sở Lao động và các cơ quan Thanh
tra Nhà nước về chính sách lao động.
- Tham mưu trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lao động.
24
NHÓM 8
CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
Bồi dưỡng nghiệp vụ: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân sự, cán bộ phụ trách
công tác an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm của các doanh nghiệp.
Chế độ kiểm tra: Kiểm tra định kỳ và không định kỳ, phối hợp thanh tra, kiểm tra các
doanh nghiệp việc thực hiện chính sách lao động và các quy định về an toàn vệ sinh lao
động, an toàn vệ sinh thực phẩm, và đề xuất xử lý các doanh nghiệp vi phạm.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban quản lý phân công.
• Phòng Quản lý xây dựng
Chức năng:
Phòng Quản lý xây dựng là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (Ban quản lý), có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Ban
quản lý về quản lý hành chính Nhà nước công tác quy hoạch, xây dựng trên địa bàn các
KCX, KCN thành phố.
Nhiệm vụ:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành và còn hiệu lực có liên
quan đến nghiệp vụ quy hoạch, xây dựng.

Triển khai phổ biến nội dung văn bản nêu tại mục 1 đến các nhà đầu tư, các đơn vị tham
gia tư vấn thiết kế, thi công, chất lượng công trình xây dựng, các công ty phát triển hạ
tầng KCX, KCN để thực hiện.
Tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên
quan quy hoạch và xây dựng trong hoạt động đầu tư, phát triển KCX, KCN.
Cung cấp các thông tin về quy hoạch và thiết kế hạ tầng kỹ thuật KCN hoặc cấp chứng
chỉ quy hoạch xây dựng cho các nhà đầu tư khi có yêu cầu để lập dự án đầu tư quy hoạch
theo qui định.
Xem xét chấp thuận việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật của các dự án đầu tư xây dựng
trong KCN.
25

×