Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.28 KB, 121 trang )

CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1. Tôn giáo, một hình thái ý thức xã hội, được hình thành và song hành cùng
với quá trình tiến hóa, phát triển của lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo và khái
niệm tôn giáo ngày càng đa dạng, biến thiên, và vẫn khẳng định được vị thế, những
giá trị của mình trong đời sống tâm linh cộng đồng, từng vùng miền, dân tộc.
Những giá trị đó đã chi phối, thậm chí khuynh loát tinh thần, đời sống con người.
Các giáo lý của tôn giáo nói chung đều chứa đựng giá trị đạo đức nhân bản rất hữu
ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người, hướng con người
tới Chân – thiện – mĩ, tới những điều tốt đẹp, công bằng, bác ái, sống lương thiện
hơn, hạnh phúc hơn trong cõi thế tục.
Văn học nghệ thuật, theo Mác và Ăng-ghen, cũng là một hình thái ý thức xã hội
thuộc thượng tầng kiến trúc, dĩ nhiên không ngoài quỹ đạo ảnh hưởng của tôn giáo,
kể cả những ẩn ức, khái niệm về nó. Không phải ngẫu nhiên mà trong thế giới nghệ
thuật của nhiều văn nghệ sĩ, dấu ấn tôn giáo lại in đậm đến vậy. Tôn giáo ở một
khía cạnh nào đó cũng được nhìn nhận như một cảm quan, một cách nhìn nghệ
thuật về thực tại, “nó tồn tại trong thơ và bằng thơ, chứ không thể xé rào ra ngoài
thơ để thành tôn giáo của thế tục. Rabindranath Tagore gọi đó là “tôn giáo của
nhà thơ”.” [39, 2]. Tôn giáo đã ăn sâu vào ý thức của nhà thơ, làm cơ sở để họ cắt
nghĩa cảm nhận đời sống theo nhãn quan tôn giáo. Vì vậy, tìm hiểu cảm hứng tôn
giáo của một nhà thơ chính là từng bước thâm nhập vào thế giới tôn giáo dưới
nhãn quan thi sĩ, từ đó hiểu được cách tiếp cận đời sống từ chiều sâu tâm linh, nó
chi phối nhân sinh quan, thế giới quan để tạo nên một thế giới nghệ thuật với
những phương thức biểu đạt riêng biệt.
1.2. Mai Văn Phấn – con người âm thầm trong hành trình của những đổi mới,
cách tân và sáng tạo đã mang lại cho thơ Việt đương đại một sinh khí mới, dáng vẻ
mới. Ông đã tạo ra “một vùng tiểu khí hậu trong thơ” (Hữu Thỉnh, Thơ Mai Văn
Phấn và Đồng Đức Bốn, khác biệt và thành công - Kỷ yếu hội thảo thơ tại Hải
Phòng, 15/ 5/ 2011, NXB Hội Nhà văn, 2011). Ông là người luôn trăn trở, suy tư
một cách nghiêm túc về nghề nghiệp. Vì thế, Mai Văn Phấn đã có những quan


điểm tiến bộ, góp phần không nhỏ vào sự khai phóng cho nền văn học mới khi ông
xác định cho mình một hướng đi mới, một trường thẩm mỹ mới.Với Mai Văn Phấn
“thơ ca ngoài mục đích tải đạo, tuyên truyền, mô phỏng diễn tả…nó còn tìm cách
đặt tên lại sự vật, định hình lại thế giới” [33,14]. Vì vậy, qua các tác phẩm của
mình, từ tập thơ đầu tay “giọt nắng” (Hội Liên hiệp VHNT TP. Hải Phòng, 1992),
đến tập thơ mới nhất “vừa sinh ra ở đó” (Nxb. Hội Nhà văn, 2012), Mai Văn Phấn
đã cho người đọc thấy được mạch nguồn vận động và sáng tạo không ngừng của
một thi sĩ tài hoa, đặc biệt có tư tưởng trong lộ trình nghệ thuật của mình. Đây
không chỉ là bước đột phá trong quá trình ông tự hoàn thiện và đổi mới mình, mà
quan trọng hơn, đó còn là đòn bẩy mạnh mẽ nhất đưa thơ bước đến đỉnh cao của
nghệ thuật đích thực. Đọc thơ Mai Văn Phấn trong mỗi thời kì, mỗi giai đoạn nhất
định, người đọc không khỏi suy tư, trăn trở theo những theo những khát vọng khơi
mở và thầm kín nơi ông. Nghiên cứu thơ Mai Văn Phấn, trong bối cảnh thơ Việt
sau 1975 với xu hướng vận động tự do hóa, dân chủ hóa để một lần nữa khẳng
định ngọn nguồn sáng tạo mới trong thơ Việt Nam hiện đại.
1.3. Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn chính là thể hiện một cách
nhìn mới, nhận thức mới trong sáng tác của ông, đã tạo nên những sắc màu riêng
biệt thể hiện quan niệm, cách khai thác độc đáo về một thế giới bên ngoài thế giới
thực tại. Hay nói đúng hơn, chính là cách nhà thơ tìm đến với một thực tại khác mà
ở đó có sự xen kẽ giữa hư và thực. Qua đó, bộc lộ nỗ lực của thi sĩ trong việc kiến
tạo một thế giới mới xuất phát từ điểm nhìn của đời sống thực tại.
Do vậy, chọn đề tài “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn”, người viết
hi vọng sẽ khám phá thêm về những yếu tố cấu thành nhân sinh quan, thế giới quan
của nhà thơ, đồng thời, giúp người đọc hiểu thêm một khía cạnh mới trong nhận
thức khám phá thế giới của một hồn thơ thi sĩ.
2 Lịch sử vấn đề
Từ năm 1992 với “giọt nắng”, tập thơ mở đường chính thức đưa Mai Văn Phấn
vào làng văn, từ đó đến nay ông liên tiếp cho ra đời những tác phẩm có giá trị, để
rồi trên chính con đường ấy đã ghi nhận những đóng góp hết sức tích cực của nhà
thơ. Không gian thơ của Mai Văn Phấn luôn là khu vườn đầy hương sắc, lôi cuốn

sự tìm tòi, khám phá của những người yêu thơ mà nó còn là nơi gặp gỡ của đông
đảo các tầng lớp ở các ngành nghề, lứa tuổi khác nhau. Vậy nên, khi tìm hiểu về
quá trình nghiên cứu thơ Mai Văn Phấn chúng tôi đánh giá dưới con mắt của lí
thuyết tiếp nhận, đi từ những nhận xét chung nhất đến những nhận xét bước đầu
chạm vào vấn đề mà người viết quan tâm.
Thơ ca Mai Văn Phấn là một thế giới đa thanh, đa sắc. Vì vậy, khi đến với độc
giả dưới góc nhìn đa diện, các tác phẩm của ông được soi chiếu dưới nhiều chiều
kích khác nhau. Có thể khẳng định, số lượng bài viết về thơ Mai Văn Phấn khá lớn,
theo thống kê chư đầy đủ cho đến thời điểm hiện tại có đến hàng trăm các bài viết
trên nhiều phương diện: giới thiệu sách, giới thiệu chân dung nhà thơ, thảo luận,
nghiên cứu, phê bình… Trong đó, có nhiều ý kiến khen chê nhiều chiều.
2.1. Trước hết, là những đánh giá ghi nhận những đóng góp to lớn của Mai Văn
Phấn cho quá trình hiện đại hóa của văn học nước nhà, là nhà thơ cách tân hàng
đầu trong nền thơ ca đương đại Việt Nam với sự sáng tạo không ngừng. Sự thống
nhất chung đó có ở các bài viết của các tác giả Đình Kính, Cao Năm, Đỗ Quyên,
Nguyễn Quang Thiều… Đặc biệt được nhấn mạnh một cách toàn diện và sâu sắc
trong hai luận văn tốt nghiệp: “Đặc điểm nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn” của Vũ
Thị Thảo và “Một số cách tân nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn” của Nguyễn
Quang Hà.
Nhà văn Đình Kính trong bài mở đầu tại hội thảo “Thơ Mai Văn Phấn và Đồng
Đức Bốn khác biệt và thành công” đã nhấn mạnh: “Mai Văn Phấn là nhà thơ tiên
phong sáng tạo theo hướng đổi mới, cách tân, định hình tư duy thẩm mĩ mới và
anh đã được đánh giá cao” [13, 6]. Đồng thời ở Mai Văn Phấn “ngoài sự tài hoa,
đam mê, phông văn hóa, tri thức, sự kiên trì nhẫn nại trong sáng tạo, anh còn là
nhà thơ dũng cảm và giàu bản lĩnh”.
Bên cạnh đó, khi khẳng định về tố chất của người nghệ sĩ, Cao Năm đã không
dè dặt trong việc một lần nữa nhấn mạnh ở bản lĩnh sáng tạo của một cây bút kiên
định, giàu sức sống. “Mai Văn Phấn dường như sinh ra là để năng động và sáng
tạo không ngừng, con người hiện thân của sự sáng tạo” [13,18].
Cùng với dòng mạch vận động này, nhưng chủ yếu tiếp cận ở phương diện sáng

tác và thành quả nghệ thuật của Mai Văn Phấn. Không thể không kể đến hai công
trình nghiên cứu chi tiết, hệ thống ở phương diện nghệ thuật trong hai luận văn
thạc sĩ của Nguyễn Quang Hà và Vũ Thị Thảo. Điểm gặp gỡ của hai bài viết này là
đều khẳng định những thành công và đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật trong
các sáng tác của Mai Văn Phấn. Vũ Thị Thảo trong “Đặc điểm nghệ thuật thơ Mai
Văn Phấn”, trên cơ sở phân tích quan niệm trong hành trình sáng tác của Mai Văn
Phấn, từ đó có cái nhìn khái quát một cách có hệ thống về các phương diện nghệ
thuật trong thơ Mai Văn Phấn, “Bằng con mắt quan sát tinh tế và có chiều sâu,
Mai Văn Phấn nhìn vạn vật trong sự phồn sinh , hóa sinh bất định. Chính những
quan niệm về thi ca, về thi nhân, về nhân sinh và thế giới nói trên đã chi phối hành
trình sáng tạo nghệ thuật của ông” [44,116]. Còn Nguyễn Quang Hà trong “Một
số cách tân nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn” đã nhìn nhận xu thế cách tân trong
thơ Việt nói chung và đặc biệt trong thơ Mai Văn Phấn. “Mai Văn Phấn đã cho
thấy một diện mạo thơ mới có thể chuyển tải được những bộn bề, phức tạp của
cuộc sống và tâm trạng với nhiều cung bậc tình cảm của cái tôi luôn mang nặng ý
thức, trách nhiệm với con người và cuộc sống, phù hợp với xu hướng phát triển
chung của xã hội” [3, 122].
Như vậy, có thể nói trên đây đã dẫn ra một vài ý kiến tiêu biểu cho cách nhìn
nhận, đánh giá những đóng góp tích cực cũng như những thành công trên con
đường tìm kiếm nghệ thuật đích thực của Mai Văn Phấn. Tuy các bài viết chưa thể
bao quát hết được các phương diện đánh giá về các sáng tác của ông, nhưng với
mỗi cách nhìn, mỗi quan niệm cho ta một mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện dần
bức chân dung về thơ và đời của nhà thơ Mai Văn Phấn.
2.2. Bên cạnh những tình cảm yêu mến, sự trân trọng và đón nhận nồng nhiệt,
còn có những ý kiến trái chiều trong hành trình sáng tác của thơ ông. Đó là những
nhận xét phê phán cực đoan của các nhà thơ, các nhà phê bình trước những thành
tựu được ghi nhận trong thơ Mai Văn Phấn.
Rõ ràng, thơ Mai Văn Phấn “bên cạnh những thành công thì thơ ông còn nhiều
điều dang dở. Trước hết, thơ Mai Văn Phấn, có những bài thơ gây khó hiểu cho
bạn đọc. Với niềm say mê cách tân thơ, nhiều khi nhà thơ quá sa đà vào việc thể

nghiệm những cái mới nên thơ ông trở nên rối rắm, khó hiểu” [44, 119]. Đây có lẽ
là cái nhìn biện chứng hơn cả đối với một thế giới thơ mà ở đó nhà thơ tạo ra nhiều
“cánh cửa” để bạn đọc có thể tiếp cận ở nhiều chiều kích khác nhau. Ở đó, họ thực
sự tự do, “nó không có chỗ cho sự ù lì, dễ dãi…đọc thơ anh trước hết cần sự đồng
cảm, tháo gỡ những quan niệm cũ về thơ vẫn nằm ẩn sâu trong mỗi người, cần
vươn tới những tìm kiếm mới, giá trị mới”…[13, 2].
Nói tóm lại, dù đánh giá ở phương diện nào thì cũng không thể phủ nhận được
những giá trị và đóng góp của thơ Mai Văn Phấn. Thơ Mai Văn Phấn vẫn giành
được những ưu ái và đánh giá cao bởi những cây bút uy tín, chuyên nghiệp trên
văn đàn hiện nay
2.3. Trong các công trình nghiên cứu còn hạn chế về thơ Mai Văn Phấn, vấn đề
người viết quan tâm là “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn” vẫn chưa
được nhìn nhận và nghiên cứu một cách có hệ thống, thậm chí, chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách có trọng điểm về vấn đề này. Một số bài viết của
các tác giả Dương Kiều Minh, Nguyễn Hiệp, Đỗ Minh Tuấn, Vũ Thị Thảo… đã
bắt đầu chạm vào vấn đề tôn giáo ở phương diện tâm linh, hình ảnh biểu tượng làm
cơ sở tiền đề, định hướng cho người viết có những phân tích, đánh giá, lí giải vấn
đề “cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn” một cách sâu sắc và toàn diện
hơn.
Nhà thơ Dương Kiều Minh với “cuộc trở về “tâm không” trong tập “Bầu trời
không mái che” của nhà thơ Mai Văn Phấn” nhấn mạnh đến sự hồi sinh cùng biểu
tượng trong thơ ông, “Bầu trời không mái che – một cuộc hoàn nguyên để tái sinh
ngoạn mục, một cuộc một cuộc lộn trở về với bản thể người trong bản thể của vũ
trụ”, rồi khi nhắc đến hình ảnh biểu tượng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn, nhà
nghiên cứu đã khẳng định “bông cúc hiện ra như ánh sáng của sự giác ngộ, của
giải thoát trên lối về độc đáo của cuộc kiếm tìm” [13, 23].
Nhà văn Đặng Thân trong “hành trình cỏ cây xuyên tâm linh”, cũng bước đầu
nhìn nhận, đánh giá những hình ảnh biểu tượng: hoa sen biểu tượng phật giáo;
bông cúc biểu tượng cho một thế giới tâm linh thanh sạch;và đặc biệt “hình ảnh cỏ
là cội rễ tâm linh Mai Văn Phấn” [13, 65].

Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn trong bài “Mai Văn Phấn và thi pháp mộng du xuyên
thế giới”, đã đánh giá những bài thơ hay của Mai Văn Phấn trên bình diện tôn
giáo, “những bài hay nhất của anh đã thể hiện cuộc luân hồi thi ca và tái sinh thi
ca trong cõi vô thường tam thiên thế giới của phật giáo thấm sâu vào cảm xúc của
thi nhân” [13, 89].
Cụ thể hơn trong bài viết của Vũ Thị Thảo đã liệt kê một cách có hệ thống các
hình ảnh biểu tượng tâm linh, chủ đề tâm linh trong thơ Mai Văn Phấn, có thể nói
“ ý niệm tâm linh giống như luồng ánh sáng linh thiêng soi rọi, phủ ngập lộ trình
thơ Mai Văn Phấn” [44, 55].
Điểm qua một vài bài viết trên, chúng ta có thể thấy được, vấn đề “Cảm hứng
tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn” chưa được nhìn nhận như là một vấn đề trọng
tâm mà mới chỉ tồn tại dưới những nhận xét lẻ tẻ trong các bài nghiên cứu. Các tác
giả đã bắt đầu tiếp cận ở phương diện tâm linh, hình ảnh – biểu tượng tôn giáo.
Trên cơ sở hệ thống hóa các bài viết có liên quan, người nghiên cứu đã có những
phân tích, lí giải, đánh giá vấn đề “cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn”
trên bình diện sâu và rộng hơn.
Nói tóm lại, thông qua việc tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ Mai Văn
Phấn trên bình diện, làm cơ sở để khai thác sâu về đề tài “Cảm hứng tôn giáo
trong thơ Mai Văn Phấn”. Với đề tài này, chúng tôi một lần nữa muốn góp thêm
một tiếng nói khẳng định giá trị thơ Mai Văn Phấn. Và, hơn thế bài viết muốn đưa
đến một cái nhìn mới, toàn diện hơn khi soi chiếu thành tựu thơ của Mai Văn Phấn
dưới góc nhìn của cảm hứng tôn giáo – một trong những nguồn cảm hứng chủ đạo
làm nên sức sống thơ ông.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề cảm hứng tôn giáo trong thơ
Mai Văn Phấn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ sáng tác thơ của Mai Văn Phấn
gồm các tác phẩm đã xuất bản: Giọt nắng (thơ, Hội Liên hiệp VHNT TP. Hải
Phòng, 1992); Gọi xanh (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 1995); Cầu nguyện ban mai (thơ,
Nxb. Hải Phòng, 1997); Nghi lễ nhận tên (thơ, Nxb. Hải Phòng, 1999); Người

cùng thời (trường ca, Nxb. Hải Phòng, 1999); Vách nước (thơ, Nxb. Hội Nhà văn,
2003); Hôm sau (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2009); và đột nhiên gió thổi (thơ, Nxb.
Văn học, 2009); Bầu trời không mái che (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2010); hoa giấu
mặt (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2012); Vừa sinh ra ở đó (thơ, Nxb. Hội Nhà văn,
2013). Đặc biệt luận văn còn tham khảo công trình Thơ tuyển Mai Văn Phấn (thơ
cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2011).
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1 Phương pháp liên ngành
Bản chất của phương pháp này là người viết vận dụng một số tri thức liên
ngành triết học, tôn giáo học, phân tâm học…nhằm lí giả các vấn đề văn học qua
cái nhìn tôn giáo. Có thể nói, đây là phương pháp chủ đạo, có ý nghĩa quan trọng,
xuyên suốt quá trình khai triển luận văn. Góp phần đáng kể vào việc làm sáng tỏ
những vấn đề có ý nghĩa then chốt trong bài viết.
2 Phương pháp hệ thống
Phương pháp này cho phép người nghiên cứu xem xét những bình diện,
những yếu tố cơ bản làm nên ý nghĩa, đặc điểm những cái nhìn, cách cảm, cách
nghĩ về tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn. Để từ đó hệ thống thành một chỉnh thể
nghệ thuật với cấu trúc và quy luật nội tại riêng.
3 Phương pháp thống kê, phân loại
Với phương pháp này sẽ được xem xét dựa trên sự tương đồng về mặt giá
trị, giúp người viết xắp xếp một cách có hệ thống những hình ảnh, biểu tượng xuất
hiện nhiều lần như một phương tiện quan trọng biểu hiện cho cách nhìn của nhà
thơ. Để từ đó người nghiên cứu sẽ xác lập, xâu chuỗi các biểu hiện đa dạng của các
yếu tố trong thơ Mai Văn Phấn.
4 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Người viết sử dụng phương pháp này để thiết lập hệ thống luận điểm. Trên
cơ sở làm rõ những nét độc đáo về cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn để
có cái nhìn khái quát về hành trình thơ ông. Từ đó, làm cơ sở khái quát chung về
những dấu ấn mới trong cách nhìn của thi sĩ.

5 Phương pháp so sánh – đối chiếu
Trên cơ sở lí giải các yếu tố, các phương diện đặc biệt trong thơ ông, từ đó so
sánh, đối chiếu những cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa của Mai Văn Phấn với
các nhà thơ cùng thời để tìm ra dấu ấn riêng biệt của Mai Văn Phấn.
5 Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về “Cảm
hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn”.
Trong khuôn khổ cho phép, luận văn cố gắng làm nổi bật nét đặc sắc trong thơ
Mai Văn Phấn ở phương diện tôn giáo. Thực hiện luận văn, chúng tôi mong muốn
đóng góp công tác nghiên cứu, đánh giá về một hiện tượng thơ độc đáo có những
quan điểm, cách nhìn, cách lí giải hết sức đặc biệt về các vấn đề có tính triết lí
nhân sinh sâu sắc.
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận
văn có những chương sau:
Chương 1: Cảm hứng tôn giáo và sự hình thành cảm hứng tôn giáo trong thơ
Mai Văn Phấn
Chương 2: Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn, nhìn từ thế giới hình
tượng
Chương 3: Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn, nhìn từ các phương
diện nghệ thuật
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG TÔN GIÁO VÀ SỰ HÌNH THÀNH CẢM HỨNG
TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN
1 Giới thuyết về tôn giáo và cảm hứng tôn giáo
1 Tôn giáo
Ra đời hàng ngàn năm nay, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là một
hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống
của toàn thể nhân loại. Đến với tôn giáo là đến với thế giới của cái đẹp, cái thiêng
và sự thánh thiện, nó giúp tâm hồn con người bình yên, thanh thản. Không phải
ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay tôn giáo luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong các

lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt nhất là văn học. Trên thế giới có rất nhiều các loại
hình tôn giáo khác nhau, mỗi tôn giáo mang một màu sắc, một nét đẹp riêng, tạo
thành một bản âm hưởng đa thanh, đa sắc, từ đó đã có rất nhiều cách hiểu về tôn
giáo khác nhau. Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo
bàn cãi rất nhiều. Ở mỗi góc độ cho chúng ta một cách nhìn, một cảm nhận ở nhiều
khía cạnh.
Trước hết là những quan điểm về tôn giáo được đánh giá từ những mặt hạn
chế. Nói đúng hơn đó là những cách nhìn nhận, đánh giá chưa toàn diện, hoàn
chỉnh về tôn giáo vì họ chưa nhìn thấy bản chất xã hội của nó. Tiêu biểu đó là
những ý kiến đánh giá của các nhà triết học trước Mác.
Từ chủ nghĩa duy tâm đa khẳng định tôn giáo như một hiện tượng nằm ngoài hiện
thực khách quan, không phụ thuộc vào hiện thực khách quan mà là “một sức mạnh
kì bí thuộc “tinh thần” tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con
người” [38, 17].
Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con
người”.
Trong các nhà triết học duy vật trước Mác, thì L.Phoiơbắc (1804 – 1872) là người
có quan điểm tiến bộ về tôn giáo, khi ông xác định được đúng đắn mối quan hệ
giữa thần thánh và con người. Ông cho rằng: “không phải thượng đế sáng tạo ra
con người mà ngược lại, chính con người đã sáng tạo ra thượng đế theo mẫu hình
của mình” [33, 18]. Tuy nhiên với sự tiến bộ này ông vẫn không nhìn thấy bản
chất xã hội của tôn giáo. Hạn chế này cũng bộc lộ rõ ở quan điểm của nhà phân
tâm học người Áo Singmund Freud (1856 -1939) – người xem hình thức tôn giáo
đầu tiên là tô tem giáo, xác định: “Tôn giáo là sản phẩm của vô thức, là “sự thăng
hoa”, “niềm hân hoan” của người nguyên thủy trong tục “ăn thịt vật tổ”.
Như vây, với những cách nhìn nhận, đánh giá còn hạn chế như trên đã không cho
chúng ta thấy được bản chất đích thực của tôn giáo.
Sau này khi khoa học ngày càng phát triển, quan điểm Mácxit về Tôn giáo,
với cái nhìn biện chứng đã khẳng định, tôn giáo không phải là sản phẩm của thần
thánh, là cái siêu nhiên, thần bí mà là sản phẩm của xã hội. Tôn giáo là hiện tượng

thuộc đời sống tinh thần của xã hội chịu sự quy định của đời sống vật chất. C.Mác
cho rằng không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra
tôn giáo, “tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được
bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa”, chính vì vậy mà
“tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con
người không có tính hiện thực thật sự… Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh
bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự
không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [21, 570]. Như vậy,
bản chất xã hội của tôn giáo đến đây đã được làm sáng rõ.
Còn Ph.Ăngghen trong công trình nghiên cứu của mình đã làm rõ bản chất của tôn
giáo trên cơ sở xem tôn giáo như là một hình thái ý thức xã hội, vì thế với ông Tôn
giáo như là một sự phản ánh hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm đền bù cho những
bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngày.
Trong quá trình tìm hiểu, đánh giá dựa trên nhiều điểm nhìn khác nhau,
chúng tôi có thể đưa ra một vài nhận định về tôn giáo - một lĩnh vực hết sức phức
tạp trong đời sống tâm linh của con người. Để có thể hiểu đầy đủ về tôn giáo cần
phải chú ý:
Thứ nhất, Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì
luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện
hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể
hữu hình và vô hình. Cả hai thế giới ấy luôn tồn tại xung quanh cuộc sống con
người
Thứ hai, Trong đời sống xã hội có những hiện tượng phức tạp mà con người
không thể giải thích được, con người hướng những điều không thể lí giải đó đến
với niềm tin tâm linh vào thần thánh. Tôn giáo là nơi thể hiện sự gắn kết giữa con
người với thần linh. Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong
cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh
mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy
vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”,
một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi

vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để yên tâm, tin tưởng để sống và phải
sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.
Như vậy, Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang
tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách
hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm
tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh
địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành
bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội
tôn giáo khác nhau.
Bên cạnh cách hiểu về nội hàm khái niệm, thì khi nói về tôn giáo chúng ta
không thể không nhắc tới tác động to lớn của nó lên đời sống con người, đây chính
là điều làm nên sức sống vĩnh hằng của tôn giáo trong quá trình đi lên của xã hội.
Tôn giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người mà trước hết là
sự giải thoát về mặt tâm hồn. Trong cuộc sống, những trạng thái thái tâm lí mang
tính tiêu cực như cô đơn, bất hạnh, đau khổ, nỗi kinh hoàng, sợ hãi, chán chường
dễ dẫn con người đến với tôn giáo để mong được sự an ủi, che chở, cứu giúp. Tôn
giáo như “thuốc phiện” làm giảm nỗi đau khổ của con người trong cuộc sống hiện
thực. Mặc dù chỉ là “hạnh phúc hư ảo”, “mặt trời hoang tưởng” xoay xung quanh
con người nhưng tôn giáo hấp dẫn kì lạ. Tôn giáo nhiều khi là phương tiện khá hữu
hiệu giúp con người cân bằng sự hẫng hụt tâm lí, giải thoát nỗi cô đơn, bất hạnh
diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Bởi trong đời sống mà con người đang tồn tại,
con người không chỉ tiếp xúc với cái hiện hữu mà còn tiếp xúc với cả vô số những
cái vô hình, trừu tượng, không thể lí giải được bằng lí trí, mà chỉ có thể cảm nhận
bằng tâm thức, linh cảm. Trong thế giới của tâm thức và linh cảm đó, chỉ có niềm
tin vào đấng siêu nhiên, cứu giúp của thần thánh mới có thể giúp con người lí giải
những điều khó hiểu và vượt qua được những trở ngại trong cuộc sống. Với tinh
thần tự nguyện, những khoảnh khắc mà con người sống với tôn giáo là lúc tâm hồn
họ cảm thấy thanh thản, thoải mái nhất.
Thứ hai, trong xã hội hiện đại, khi cuộc sống ngày càng phức tạp, tôn giáo
trở thành điểm tựa vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện điều chỉnh nhân cách

con người. Ý thức tôn giáo có thể được xem là những phương thức giúp con người
cân bằng, điều hòa tâm lý, tình cảm, cấu trúc nhân cách. Như chúng ta đã biết, ý
thức tôn giáo thường gắn liền với những linh cảm, tâm cảm, những hiện tượng tâm
lí chập chờn giữa hai vùng ý thức và vô thức, tiềm thức. Xã hội hiện đại với cơ chế
vận hành mang tính duy lí cao độ có xu hướng biến con người thành một thực thể
trừu tượng, máy móc, đôi khi là sự vô cảm, lạnh nhạt trong đời sống tinh thần.
Việc duy trì cõi phi duy lí đầy bí mật – một thế giới nằm ngoài thế giới thực tại mà
ở đó không có những sự khắt khe, công thức duy lí, sẽ là một “liều thuốc” tốt giúp
hạn chế, ngăn chặn những hành vi đạo đức, thể hiện “tâm hồn con người đã chết”,
đó là những con người cạn kiệt về nhân cách, phẩm chất người. Điều này đã được
PGS.TS.Nguyễn Hồng Dương – viện trưởng viện nghiên cứu tôn giáo đã khẳng
định trong một chuyên khảo về tôn giáo: “Tôn giáo nào cũng khuyên con người –
tín đồ, làm lành, lánh dữ, tích đức, hành thiện, yêu người, cho người đói ăn, cho kẻ
khát uống. Tôn giáo dạy con người tu thân, tề gia, đưa ra những chuẩn mực trong
quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, thầy – trò. Hầu hết các nội dung trên là
những lời răn dạy của đấng sáng tạo tôn giáo (chúa trời, phật, thánh Ala), trở
thành quy chuẩn, mô phạm điều chỉnh hành vi của con người, tín đồ” [20, 3].
Chính vì vậy mà chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tỏ thái độ tôn trọng và đề cao vai trò
của tôn giáo và người sáng lập tôn giáo: “Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và
Chúa Giê Su đều giống nhau. Thích Ca và Giê Su đều muốn mọi người có cơm ăn,
áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng”.
Mặt khác, trong sự tác động của tôn giáo lên đời sống con người bên cạnh
những mặt tích cực vừa nói ở trên thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, tiêu cực.
Trước hết, khi con người coi tôn giáo như là một sự “đền bù hư ảo” thì sẽ làm
giảm đi ý chí, nghị lực của con người, hạn chế sự phát triển của tư duy khoa học,
tạo nên thái độ sống nhẫn nhục. Niềm tin tâm linh không phải là điểm tựa để con
người cố gắng mà họ lại tin tưởng thái quá vào sự cứu giúp của thần thánh hạn chế
sự phấn đấu của bản thân để vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống,
con người không có ý thức chủ động, tích cực xây dựng cuộc sống hạnh phúc nơi
trần gian mà lại hi vọng ở một cuộc sống sau khi chết. Thứ hai, Nhiều khi tôn giáo

là thứ rượu mạnh, là men say dễ cho con người ta có thái độ mù quáng và hành vi
cuồng tín, con người dễ lâm vào tình trạng mê tín dị đoan. Tôn giáo còn bị một số
người lợi dụng để cầu lợi. Họ biến không gian tôn giáo linh thiêng thành nơi buôn
thần bán thánh. Ở nước ta, tự do tín ngưỡng và tự do không gian tín ngưỡng là
quyền của mỗi công dân, nên những kẻ xấu và các thế lực thù địch đã lợi dụng để
chống phá nước ta.
Tuy nhiên với những hạn chế kể trên không hề làm giảm đi những giá trị to
lớn mà tôn giáo mang lại trong cuộc sống con người, nó chỉ góp phần tạo nên sự
hoàn thiện, đa diện trong cách nhìn nhận, đánh giá về tôn giáo.
Như vậy, tôn giáo với tất cả những cách hiểu, cách đánh giá khác nhau trong
một bức tranh đầy đủ gồm cả những mặt mạnh và mặt yếu đã làm nên sự đa diện
nhưng cũng không kém phần phức tạp. Trong quá trình vận động và đi lên của xã
hội tôn giáo sẽ mãi là một thành phần góp nên “tiếng nói tích cực” vào sự phát
triển toàn diện của xã hội.
2 Cảm hứng tôn giáo
Khởi nguồn cho sự đam mê để làm nên thành công không thể thiếu đi cảm
hứng sáng tạo. Cảm hứng là một yếu tố quyết định trong những công trình nghệ
thuật, nghệ thuật đích thực bắt nguồn từ những cảm hứng nảy sinh trong những
điều kiện cụ thể. Cũng như, quá trình sáng tạo của nhà văn bắt đầu từ khi nảy sinh
những dự đồ rồi sau đó là quá trình nảy sinh những quan niệm mang tư tưởng sáng
tạo của tác phẩm văn học. Những tư tưởng ấy gắn liền với sự thụ cảm của nhà văn
với cuộc sống dưới hình thức cảm xúc.Cảm hứng là một trạng thái hưng phấn cao
độ của người nghệ sĩ do việc chiếm lĩnh được bản chất đối tượng mà họ phản ánh.
Khi ấy những tia chớp sáng tạo sẽ bùng cháy những chất liệu hiện thực. Đó chính
là những giây phút thăng hoa của tư duy sáng tạo trong người nghệ sĩ, hay nói khác
đi cảm hứng bao giờ cũng gắn với tính nghệ thuật dù tự giác hay không tự giác.
Cảm hứng nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ đời sống chân
chính, phải “sống hết mình” với cuộc sống thiên nhiên, cuộc sống con người thì
mới có những cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc và chân thật. Tuy nhiên, cảm hứng tự nó
chưa phải là tác phẩm mà còn phải nhờ vào tài năng của người nghệ sĩ: “biết rút ra

được từ trong cả một khối kiến thức và ấn tượng những sự việc, những hình tượng,
những chi tiết đập vào trí người nhất, điển hình nhất và phú cho chúng những lời
hết sức chính xác, rực rỡ truyền cảm” (Theo M.Gorki)
Cảm hứng đưa người làm thơ đến với thơ và rung động thơ thật sự, nhưng
để làm nên sức sống của tác phẩm, người nghệ sĩ không chỉ rung động với mình
mà còn phải truyền sự rung động đó đến với người đọc, tạo sự truyền cảm đặc biệt.
Khi nói cảm hứng là chân thực bởi vì cảm hứng đó xuất phát từ tiếng hát chân thực
của trái tim mới tìm con đường nhanh nhất đến với trái tim độc giả mà thôi.
Nghiên cứu cảm hứng nói chung, đặc biệt cảm hứng tôn giáo trong thơ, đã
cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ về đối tượng mà người nghệ sĩ quan tâm, cũng
như toàn bộ xúc động, suy tư của người nghệ sĩ ấy trước đối tượng. Xét cho cùng,
các cảm hứng đều được nảy sinh trong ý thức con người, tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp lên tâm hồn của người nghệ sĩ làm nảy sinh những tình cảm chân thành.
Cảm hứng sáng tác vừa là cuộc hành trình nhọc nhằn, vừa là sự nghỉ ngơi thư thái
trong tâm hồn nghệ sĩ, nó buộc người nghệ sĩ vào trạng thái lao động nghiêm túc,
cẩn trọng bằng niềm say mê, bằng tất cả niềm hứng khởi. Chính vì thế, khi tiếp xúc
với tôn giáo – một thế giới tâm linh đầy huyền bí, nâng giấc tâm hồn người nghệ sĩ
với những khát khao được chinh phục, khám phá những ngọn nguồn sâu kín.
Trong thế giới tâm linh đầy phức tạp ấy, cách nhìn nhận, thể hiện của người nghệ
sĩ rất đa dạng nhưng tựu chung đều muốn vươn tới miền tâm thức phi hiện thực.
Vì vậy, khi nói tới cảm hứng tôn giáo chính là đang chỉ cái hứng thú mãnh
liệt ở người nghệ sĩ hướng về tôn giáo. Điều này nghiêng về phía chủ quan của
người nghệ sĩ, đó cũng chính là cái tiềm ẩn trong tâm hồn nghệ sĩ với khả năng
rung động trước cái đẹp và khát khao được khám phá, sáng tạo. Cảm hứng tôn giáo
chính là hướng tới tôn giáo như một nền tảng chi phối thế giới nghệ thuật trong
công trình mà người nghệ sĩ dày công tạo dựng. Đồng thời để hiểu rõ hơn về cảm
hứng tôn giáo dựa trên cách hiểu về các thuật ngữ, chúng ta có thể khẳng định,
cảm hứng tôn giáo bên cạnh cái hứng thú mãnh liệt đó còn là cảm hứng sáng tác
xuất phát từ cảm quan về hiện thực tôn giáo, trong đó người nghệ sĩ lấy tôn giáo
làm đề tài, chất liệu để tạo ra thế giới hình tượng, xác lập cho mình một điểm nhìn

từ trong tâm linh, tạo ra một giọng điệu riêng trong tác phẩm phù hợp với thế giới
phi hiện thực. Khác với hiện thực đang tồn tại, trong quá trình sáng tạo nhà văn có
thể xây dựng hiện thực hoàn toàn hư cấu, tưởng tượng, thế giới hình tượng hiện lên
đắm trong sắc màu của thế giới tâm linh, tâm tưởng. Điều đó cũng đồng nghĩa với
việc khẳng định cảm hứng tôn giáo sẽ ứng với những phương thức sáng tạo riêng,
những giọng điệu riêng mang màu sắc tôn giáo. Cảm hứng tôn giáo lấy các vấn đề
tôn giáo làm điểm đến nhưng cái đích vươn tới không phải đơn thuần là soi sáng
thế giới tâm linh mà quan trọng hơn là đi sâu vào thế giới ấy để giúp con người
nhìn nhận lại cuộc sống, khẳng định lại chính mình. Có thể nói, khi tôn giáo là
nguồn cảm hứng say mê và nung nấu tâm can của người nghệ sĩ thì đó sẽ là ngọn
lửa, là kim chỉ nam để người nghệ sĩ có thể chạm tới những điều mà lớp màn hiện
thực khó phân giải, để thế giới ấy được tái hiện sinh động hơn, đặc sắc hơn. Trong
thi phẩm, cảm hứng tôn giáo lắng sâu trong từng ngôn ngữ, giọng điệu, thấm đượm
trong hình tượng, giống như là cách mà người nghệ sĩ đối thoại với chính mình và
với thế giới.
Ở Mai Văn Phấn, dù là con chiên của đạo Thiên Chúa, nhưng tâm hồn ông
không hề giành riêng cho bức tường thành Thiên chúa, bởi trong con người ấy
không hề có sự phân biệt giữa tôn giáo mình và tôn giáo người. Mai Văn Phấn
không hề dè dặt trong việc đem những từ ngữ, hình ảnh của nhiều tôn giáo khác
nhau vào trong thơ mình, đặc biệt là ngôn ngữ của đạo Phật. Cảm hứng tôn giáo
mang tính chất hỗn giao thể hiện rõ trong sáng tác của ông, càng về những sáng tác
ở giai đoạn sau dấu ấn này ngày càng in đậm. Tôn giáo của Mai Văn Phấn là cảm
quan, cảm xúc về những điều thiêng, về cái đẹp hiện tồn và linh ẩn trong cõi thế
tục, là khát vọng lý tưởng tìm đến Chân-thiện-mỹ trong hành trình sáng tạo của
ông.
2 Cảm hứng tôn giáo trong văn học Việt Nam
1 Mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca
Từ xa xưa, tôn giáo và thi ca có mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhau, cùng
hướng tới thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người, tuy cách thể hiện có khác
nhau nhưng nhìn chung cả hai đều tìm đến với lối tư duy có sự tham gia của cảm

xúc, tưởng tượng đồng thời dựa nhiều vào hình tượng tôn giáo và thơ ca đã từng
thống nhất, hòa quyện vào nhau trong tư duy nguyên hợp của con người cổ đại.
Không ít nhà nghiên cứu đã nhận định rằng, những bài thơ đầu tiên của nhân loại
có lẽ là những bài ca nghi lễ, những lời xưng tụng thần linh. Ở những buổi đầu sơ
khai ấy giữa con người và thần linh có mối quan hệ gần gũi và để thể hiện mối liên
hệ đó trong năng lực sáng tạo của mình con người đã đưa tôn giáo vào thơ ca một
cách linh hoạt. Có nhiều nhà nghiên cứu đã xem thơ ca như một thứ tôn giáo giúp
thanh lọc tâm hồn con người, cứu rỗi con người trong một thế giới đầy tội lỗi. Họ
đến với nghệ thuật bằng một niềm tin thiêng liêng – niềm tin tôn giáo và như được
khai sáng dưới ánh sáng của đức tin màu nhiệm. Vì thế, không chỉ những nghệ sĩ là
môn đồ của một tôn giáo cụ thể mới có thể làm nên được những vần thơ tôn giáo,
mà cả những nghệ sĩ không là môn đồ của một tôn giáo nào cũng làm nên những
tác phẩm tôn giáo tuyệt diệu chỉ cần họ là người có “tín tâm”. Điều này đã được
TS. Chu Văn Sơn xác định ở dạng thức thứ hai của thơ tôn giáo, đó là dạng ẩn
chìm “kẻ viết có tín tâm nhưng không hề là tín đồ của bất cứ giáo phái hiện hành
nào, tôn giáo chỉ đơn thuần như một cảm quan, một cái nhìn nghệ thuật về thực
tại. Nó tồn tại trong thơ và bằng thơ, chứ không thể xé rào ra ngoài thơ để thành
tôn giáo của thế tục. Rabindranath Tagore gọi đó là “tôn giáo của nhà thơ”” [39,
2].
Như vậy, thơ ca và tôn giáo đều song tồn trong thế giới tâm linh, tưởng tượng,
dựa vào lý trí và cảm xúc để tác động vào người tiếp nhận. Hơn nữa dù là tình cảm
tôn giáo hay tình cảm thẩm mỹ của văn học nghệ thuật đều nhằm thỏa mãn nhu cầu
tâm linh, là nơi gửi gắm tinh thần của con người. Tất nhiên tình cảm tôn giáo và
tình cảm thẩm mỹ không phải là một. Con người xuất phát từ niềm tin thiêng liêng
với sự kính tín, tín ngưỡng nên mới có tôn giáo (Religion). Tôn giáo tồn tại và hiện
diện là do con người sáng lập ra và vì con người. Vì vậy chủ nghĩa nhân văn tôn
giáo là nguồn cảm hứng cho văn học nói chung, đặc biệt thơ ca, đồng cảm với con
người trong văn chương.
Quan hệ giữa tôn giáo và thi ca còn biểu hiện ở sự nương tựa, “cộng sinh” ảnh
hưởng lẫn nhau. Tôn giáo có thể tác động đến sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc

đời, về con người của nhà thơ cũng như những phương thức tổ chức thế giới nghệ
thuật. Theo đó, một mặt tư duy tôn giáo ý nghĩa như một công cụ để người nghệ sĩ
“nhân loại hóa thơ mình”. Tức là nó đóng vai trò cơ chế tư tưởng chuyển những
giá trị riêng tư, cá nhân, dân tộc, khu vực thành những giá trị chung, thế giới nhân
loại. Tôn giáo đẩy mạnh khả năng suy tưởng của con người trước những câu hỏi
mang tính bản thể luận, “những vấn đề cuối cùng” (chữ của Bakhtin) của cõi nhân
sinh: Ta là ai? Sống là gì? Chết là gì? Con người tồn tại như thế nào trong thế giới
này? Mặt khác, “tư duy tôn giáo còn là một công cụ hữu hiệu để nâng cách cho
trực giác nghệ thuật tuyệt vời của nhà thơ bay cao, bay xa vào cõi siêu hình”.
Những hình ảnh tưởng tượng kì ảo, linh diệu, những mô típ, chủ đề, ẩn dụ, giàu
sức gợi, cả giọng điệu đầy sức mê hoặc trong các kinh điển tôn giáo qua sự sáng
tạo, nhào nặn lại của thi sĩ hiện lên với một sắc thái thẩm mỹ đặc biệt.
Đồng thời, tôn giáo như đối tượng quan tâm và mô tả của thơ ca. Tôn giáo là
nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật. Còn thơ ca lại được sử dụng như
một hình thức để tôn giáo thể hiện các giáo lý, giáo luật. Những bài kinh ca, những
cuốn sách ghi chép lại những triết lý tôn giáo đều được thể hiện một cách độc đáo,
sáng tạo dưới những bài thơ, những câu thơ dài ngắn khác nhau, vừa tinh túy mà
lại thể hiện được chất văn chương nhẹ nhàng. Vì vậy, có thể nói thơ ca và tôn giáo
không chỉ có quan hệ với nhau về nội dung mà còn cả hình thức thể hiện. Nhờ thơ
ca mà các hình thức của tôn giáo hiện lên sinh động và hấp dẫn hơn, không đơn
nhất. Giáo lý của tôn giáo vô cùng sâu sắc và khó hiểu cho nên việc sử dụng những
hình thức của thơ ca làm cho tôn giáo gần gũi hơn và dễ thấu hiểu hơn. Tôn giáo
còn giúp cho người nghệ sĩ cân bằng lại những khủng hoảng về mặt tinh thần của
con người trong thời đại văn minh vật chất, giúp con người có niềm tin để sống tốt
hơn.
Lịch sử thơ ca nhân loại đã ghi nhận nhiều những tên tuổi nghệ sĩ tiếp thu sáng
tạo tinh hoa của tôn giáo, tạo nên một phong cách nghệ thuật đặc sắc, một cách
nhìn nhận mới mẻ về tôn giáo. Đã từng có một Boris Pasternak (Nga) với sự tái tạo
lại những tượng trưng ky – tô giáo để thể hiện những cảm quan sâu sắc về lịch sử,
về kiếp người. Rồi đến một Kô-un (Hàn Quốc) với dòng thơ thiền hiện đại. Ngược

dòng lịch sử, trong nền văn học Ấn Độ đã từng có một nhà thơ vĩ đại R. Tagore –
người làm lừng danh văn học châu Á với giải Nobel cao quý. Trong thơ Tagore
niềm tin vào đấng tối cao của tôn giáo mang một ý niệm hoàn toàn mới mẻ.
Thượng đế không còn trừu tượng siêu hình mà trở nên gần gũi sống động với nhiều
hình hài, dáng vẻ khác nhau. Trong nhiều bài thơ, thượng đế đã hiện lên như một
người bạn, mang lại niềm vui sống tràn đầy, bất tận, là nguồn cảm hứng vô biên
cho sáng tạo. Người có mặt ở khắp nơi, trong nỗi buồn, niềm vui, con người đều
tìm đến Người để chia sẻ… [8, 62]
Nói tóm lại, những phân tích trên đây đã phần nào cho chúng ta thấy mối quan
hệ giữa tôn giáo và thi ca hết sức phong phú, đa dạng. Nó không chỉ ảnh hưởng
trong tư tưởng, trong tư duy nghệ thuật và cả trong lối thể hiện. Trong đó, tính chất
hướng nội của tư duy và sự xuất hiện của một thế giới biểu tượng là những đặc
trưng cơ bản. Tuy nhiên, mức độ của sự giao thoa, ảnh hưởng lại phụ thuộc nhiều
vào đặc trưng thể loại, kiểu nhà thơ. Nhưng dù ở góc độ nào chúng ta cũng dễ dàng
nhận thấy rằng giữa tôn giáo và thi ca có một sự gắn kết mật thiết. Tôn giáo vừa
như là một chất liệu, vừa là cái đích đến của nghệ thuật, còn thơ ca trong vai trò
hình thức thể hiện đã mang lại những sức sống mới, những điệu hồn mới làm cho
đời sống tinh thần của con người thêm phong phú và tươi đẹp hơn. Từ đó, chúng ta
có thể khẳng định, tôn giáo và nghệ thuật như đôi cánh nâng đỡ tâm hồn con người
trong suốt cuộc hành trình từ thuở hồng hoang đến buổi hiện đại. Các dân tộc có
thể khác nhau về vô vàn đặc điểm nhưng đều gặp gỡ ở dấu ấn sâu sắc của tôn giáo
và nghệ thuật, đó là hằng số chung của nhân loại. Nói như thế không có nghĩa là
tôn giáo và nghệ thuật có vị trí như nhau trong đời sống của các dân tộc. Tùy thuộc
vào dân tộc tính, vùng miền mà vai trò của hai chiếc cánh này dài rộng, tương trợ,
bổ sung và thay thế khác nhau. Nếu như đối với người Ấn Độ “tôn giáo đọc cho
văn học chép”, thì đối với dân tộc ta “thơ chính là tôn giáo”.
2 Sơ lược về cảm hứng tôn giáo trong văn học Việt Nam
Trong quá trình phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống nhân
loại, đặc biệt là ở các lĩnh vực tinh thần đã mang lại cho các lĩnh vực nghệ thuật
thêm nguồn sống mới. Từ khi mới du nhập vào Việt Nam tôn giáo đã có những ảnh

hưởng nhất định trong đời sống của con người. Từ đó, tôn giáo đi vào thơ ca, cũng
như vào văn học nghệ thuật nói chung một cách tự nhiên, phổ biến, đó chính là
nguồn cảm hứng bất tận để các văn nghệ sĩ hướng tới. Nền văn học chân chính là
nền văn học hướng con người ta đến với sự trải nghiệm mọi cảm xúc trong đời
sống, văn học làm giàu thêm đời sống tâm hồn của con người. Cũng như vậy, tôn
giáo mở ra cho con người một thế giới khác một thế giới của đời sống tâm linh,
tâm cảm, hướng con người đến với những giá trị siêu tại. Tôn giáo đến với văn học
Việt Nam đã trải qua sự thanh lọc cho phù hợp với những tín ngưỡng dân tộc tạo
nên một sắc thái riêng, khác biệt với thứ tôn giáo chính thống lúc ban đầu. Mặt
khác, tôn giáo ảnh hưởng lên tâm hồn nhạy cảm của các nghệ sĩ cũng không thuần
nhất. Vì vậy, sự cộng hưởng trong văn học được tạo nên từ sự giao thoa của nhiều
hình thức tôn giáo khác nhau, văn học không phải chỉ thể hiện một loại tôn giáo
nhất định mà mỗi tôn giáo được thể hiện trong mỗi thời kì văn học đậm nhạt khác
nhau.
Trước hết là trong văn học dân gian, một nền văn học mang đậm màu sắc
triết lí của dân tộc. Từ thần thoại, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ chịu ảnh hưởng
sâu sắc của tư tưởng nhà phật. Có thể nối, đối với nền văn học nước ta thì phật giáo
là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng và lâu bền nhất. Phật giáo là tôn giáo
về con người và vì con người, hướng con người đến với tình yêu thương bao la,
mênh mông, với tư tưởng “từ bi hỷ xả” và đặc biệt hướng đến những con người
đau khổ. Trong văn học dân gian, có thể nói truyện cổ tích là bộ phận thể hiện rõ
nhất tư tưởng nhà phật. “Thạch Sanh”, “Tấm Cám” thể hiện giáo lý nhân quả -
nghiệp báo, khuyên răn con người “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Hình ảnh
ông Bụt trong các câu chuyện cổ tích đã hình tượng hóa tấm lòng cưu mang của
người Việt bằng màu sắc phật giáo. Cùng với nó, thuyết luân hồi của đạo Phật đã
trở thành chỗ dựa và phương tiện nghệ thuật, giúp cho tác giả dân gian thực hiện
được ước mơ công bằng xã hội và liên tưởng thẩm mỹ một cách thuận lợi trong trí
tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng sáng tạo. Điều này được minh chứng bằng sự
kì diệu trong những tình tiết sáng tạo phi thực. Hình ảnh Tấm sống lại sau bao lần
bị tiêu diệt và hóa thân thành chim vàng anh – xoan đào – khung cửi – cây thị, thể

hiện ước mơ của nhân dân gửi gắm vào nhân vật Tấm. Tấm phải sống để hưởng
hạnh phúc, để trừng trị những kẻ thù độc ác và mẹ con Tấm Cám nhất định phải
đền tội. Đó cũng là quan niệm thiện ác và tinh thần lạc quan, niềm tin vào chân lý
và công bằng của tâm thức người Việt trong truyện cổ tích. Cùng với truyện cổ
tích, tục ngữ Việt Nam có nhiều giá trị nhân bản rút từ tư tưởng nhà Phật. Những
kinh nghiệm về nhân sinh của dân tộc Việt Nam biểu hiện ở tục ngữ tiềm tang màu
sắc phật giáo, chứa đựng triết lý nhân quả luân hồi nghiệp báo và cả về đức từ - bi
– hỷ - xả. Nhìn chung, luân lý phật giáo trong tục ngữ dễ hiểu, dễ cảm nhận, dạy
con người biết sống đời sống tốt lành, lương thiện. “Giấy rách phải giữ lấy lề”,
“gần mực thì đen gần đèn thì rạng”, “thương người như thể thương thân”. Tinh
thần phật giáo trong tục ngữ là tổng hợp kết tinh của những triết lý dân gian có ý
nghĩa nhân sinh cao đẹp thấm đượm tình người. Nguyên lý cao đẹp của phật giáo
trong tục ngữ nhằm thể hiện khát vọng của con người bình dân trong cuộc sống.
Như vậy, trong quan hệ ảnh hưởng với tinh thần phật giáo ta thấy ít nhiều
văn học dân gian đã phản ánh một thái độ sống, có một sức tác động mãnh liệt
trong đời sống tín ngưỡng, tạo nên một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản sắc dân
tộc và tinh thần phật giáo.
Đến văn học trung đại, trong văn hóa nói chung, đặc biệt trong văn học với
hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” (Nho – Phật – Đạo), khiến cho thơ văn thời
trung đại thấm đẫm tinh thần tôn giáo. Thời kì đầu, phật giáo vẫn là tôn giáo có
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Lịch sử văn học trung đại Việt Nam phải kể đến những
vẻ đẹp kết tinh từ phật giáo với văn chương. Biết bao kiệt tác của cha ông chuyên
chở tinh thần nhân văn của đạo phật, phản ánh niềm tin, khát vọng cao cả của con
người. Trong thời kì văn học trung đại, thơ ca Lý –Trần luôn được nhắc đến như
một sự thăng hoa của tinh thần phật giáo. Với mạch nguồn cảm hứng từ giáo lý
Thiền tong vô cùng đa dạng và phong phú, thơ Thiền đã thể hiện rõ vai trò của loại
hình thơ chức năng: giái tỏa sự bừng ngộ và tạo ra sự trợ lực nhằm giác gộ thi
nhân. Nhờ đạo Phật với các bia chùa, sách “Thiền uyển tập anh” đã lưu giữ phần
nào các tác phẩm quý giá của văn học Lý Trần. Vì vậy, đạo Phật đã đóng góp công
trạng cực kì quan trọng đối với sự phát triển cũng như sự bảo tồn của văn học nước

nhà. Đến giai đoạn sau, từ truyện Kiều của Nguyễn Du, đến “Cung oán ngâm
khúc” của Nguyễn Gia Thiều… đều thấm đẫm tinh thần, giáo lý phật giáo. Đặc
biệt với “Cung oán ngâm khúc” là tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng, tác phẩm này cho
thấy tâm tư của tác giả không chỉ thâm nhập ý tưởng siêu thoát của Phật – Lão mà
còn bị níu kéo bởi triết lí nhập thế tích cực của nho giáo. Giai đoạn tiếp theo
khoảng thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ hơn cả từ nho giáo. Nho giáo ảnh hưởng tới văn học Việt Nam với tư
cách là một học thuyết tức là các quan điểm về thế giới, xã hội, con người, lý
tưởng… Nho giáo một mặt khích lệ sự phát triển của văn chương khi tư tưởng nho
gia đề cao người có học, đề cao kẻ làm văn chương, mặt khác nho giáo cũng kìm
hãm nặng nề sự phát triển của văn học nho giáo hình dung xã hội trong khuôn khổ
của tam cương ngũ thường, đòi hỏi con người phải có trách nhiệm, có tình nghĩa…
đã chi phối đến cảm xúc, cách suy nghĩ làm cho vấn đề được con người quan tâm
hàng đầu là đạo đức. Hơn nữa, quan niệm của nho giáo coi văn chương là để giáo
hóa, có quan hệ với thế đạo, nhân tâm, phải có nội dung đạo lý. Nho giáo hướng
văn học vào truyền đạt đạo lý chứ không phải để tả và kể, phản ánh hiện thực.
Thời kỳ văn học Việt Nam hiện đại, khi xã hội ngày càng phát triển, sự giao
lưu, tiếp nhận ngày càng phong phú thì những luồng gió mới đến từ phương Tây đã
mang đến cho nền văn hóa Việt Nam thêm nhiều điều mới mẻ. Tôn giáo trong văn
học Việt Nam không còn là sự độc tôn của một dòng tôn giáo nào mà bắt đầu có sự
hỗn giao của nhiều loại hình tôn giáo trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Một
nền văn học tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các tôn giáo không chỉ là từ Nho giáo,
Phật giáo mà cả Thiên chúa giáo trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc. Viết về tôn giáo ở
Việt Nam các tác phẩm các tác phẩm chứa đựng nhiều yếu tố nhân sinh, thể hiện
sự am hiểu giáo lý tôn giáo. Do vậy, văn học viết về tôn giáo luôn là nguồn chất
liệu để các nhà thơ, nhà văn khai thác. Trong đó, đáng kể nhất phải nói đến ở giai
đoạn này là ánh sáng của Thiên chúa giáo đến từ phương Tây du nhập vào nước ta
và nhanh chóng chiếm lĩnh đời sống tâm linh sâu kín, nhanh chóng trở thành chỗ
dựa tinh thần to lớn để xoa dịu những nỗi đau cho con người. Hàn Mặc Tử - con
người của những nỗi đau đớn, cô đơn tận cùng đã đến với tôn giáo trong tâm thức

của một “kẻ có tín tâm”. Hàn Mặc Tử đã sống Đạo, chết Đạo và sáng tác thơ Đạo
một cách tha thiết khiến nhiều người cho Hàn Mặc Tử là một “nhà thơ tôn giáo”,
nhưng ông đã vượt hẳn lên cái mục đích “truyền bá đức tin” và người thi sĩ ấy đến
với tôn giáo một cách rất tự nhiên. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã khẳng định:
“Thơ tôn giáo đã ra đời với Hàn Mặc Tử. Tôi giám chắc rồi đây còn nhiều thi sĩ
Việt Nam sẽ tìm nguồn cảm hứng trong Đạo giáo và đưa thi ca vào con đường
triết học, con đường rất mới, rất xa xăm mà đến nay chưa mấy nhà thơ nào giám
bước tới”. Nhận định mang ý nghĩa tiên tri này đã thể hiện sự linh ứng, khi càng về
các giai đoạn sau các văn nghệ sĩ theo cách riêng của mình đã sử dụng tôn giáo
như một nguồn cảm hứng vô biên để tạo nên những tác phẩm có giá trị không chỉ
trong thơ mà cả ở văn xuôi. Nguyễn Xuân Khánh với “Mẫu thượng ngàn” và “Đội
gạo lên chùa”, qua sự ảnh hưởng và cái nhìn của Nho, Phật và đạo Mẫu Việt Nam,
ánh sáng của tôn giáo như được thổi thêm một hồn sống mới, thể hiện bút lực dồi
dào và một tâm hồn nhạy cảm của nhà văn.
Tính chất hỗn giao của tôn giáo trong tâm hồn thi sĩ thể hiện rõ hơn trong tiểu
thuyết Nguyễn Việt Hà. Thể hiện một cách khám phá đời sống và con người theo
một chiều hướng sâu sắc hơn. Khám phá con người ở chiều sâu bên trong, con
người tinh thần, con người tâm linh, phát hiện ra những băn khoăn, day dứt, khủng
hoảng tinh thần mà con người phải đối diện trong một xã hội mà các bảng thang
giá trị đều bị đảo lộn. Đến Nguyễn Quang Thiều, xuất phát từ thi nhãn tôn giáo của
nhà thơ, ông đã mang đến một thế giới hình tượng thấm đẫm cảnh quan tôn giáo.
Để thể hiện tôn giáo trong sáng tác của mình, Nguyễn Quang Thiều đã “kì bí hóa

×