Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHƯƠNG ĐỊA LÍ DÂN CƯ KHỐI 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 39 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TRONG CHƯƠNG ĐỊA LÍ DÂN CƯ- KHỐI 10
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của q trình dạy học và có vai trị hết
sức quan trọng, bởi nó khơng chỉ phản ánh kết quả dạy học của cả giáo viên, học sinh
phương pháp dạy học tích cực
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
là một trong những khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới
kiểm tra, đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần
nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động,
sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hịa nhập và phát triển cộng đồng
thì việc đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kĩ năng
đã học mà phải khuyến khích trí thơng minh sáng tạo, khả năng tư duy, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn của học sinh.
Đồng thời, nội dung kiểm tra đánh giá ở chương trình Địa Lí 12 và tốt
nghiệp trung học phổ thơng có nội dung về kĩ năng, vận dụng chiếm phần lớn số
điểm (khoảng 70-75%). Trong khi đó, từ trước đến nay, học sinh lớp 10 và 11 lại
thường được đánh giá về nội dung kiến thức là chủ yếu (khoảng 70%)(Theo thực tế
tại đơn vị).
Tôi thiết nghĩ, chúng ta cần đổi mới cách kiểm tra, đánh giá ở 2 khối 10 và
11 theo hướng thích ứng với yêu cầu của xã hội và rèn luyện để các em có thể làm bài
thi tốt nghiệp thật tốt trong những năm sau. Trong năm học 2013-2014 tôi đã thực
hiện đề tài “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương
trình địa lý tự nhiên khối 10” , năm nay, tơi cố gắng phát triển đề tài của mình và để
thích ứng với yêu cầu của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Sở Giáo Dục & Đào Tạo Đồng
Nai về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh.
Chính vì những lí do trên, tơi đã thực hiện chun đề mang tên: “KIỂM


TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC
SINH TRONG CHƯƠNG ĐỊA LÍ DÂN CƯ- KHỐI 10”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.
1.1.1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN
Các khái niệm cơ bản
Trang 1


Đánh giá: Đánh giá trong dạy học bao gồm các hoạt động thu thập thông tin
về một lĩnh vực nào đó, nhận xét và phán xét đối tượng đó trên cơ sở đối chiếu các
thông tin thu nhận được với mục tiêu được xác định ban đầu. từ đó đề xuất những
biện pháp làm thay đổi thực trạng, điều chỉnh để nâng cao hiệu quả dạy học.
Kiểm tra: Là một q trình mà các mục tiêu và các tiêu chí đi kèm được định
ra từ trước, trong đó chúng ta kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với các mục tiêu và
tiêu chí đã xác định
Đo lường: Là một cách đánh giá căn cứ vào sự ghi chép và lượng hóa các
thơng tin thành điểm số hoặc mức độ.
Những thành phần trên có mối quan hệ với nhau, tùy theo mục đích mà q
trình đánh giá có hay khơng các thành phần kiểm tra và đo lường.
Chúng ta có thể biểu thị cấu trúc của ba thành phần trên thơng qua sơ đồ sau:
TÌNH HUỐNG 1

TÌNH HUỐNG 2

TÌNH HUỐNG 3


Quá trình đánh giá

Quá trình đánh giá

Quá trình đánh giá

Quá trình kiểm tra

Quá trình kiểm tra

Quá trình kiểm tra

Quá trình đo lường

Q trình thu thập thơng tin
Q trình đo lường

- Tình huống 1: Đánh giá khơng có đo lường và kiểm tra
- Tình huống 2: Đánh giá có đo lường
- Tình huống 3: Kiểm tra- đánh giá
Đánh giá năng lực: là đánh giá khả năng thực hiện một công việc cụ thể
dựa trên việc kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với yêu cầu sản
phẩm đầu ra của quá trình giáo dục.
MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN NỘI
DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN NĂNG LỰC
STT
1

Đánh giá theo hướng tiếp
Đánh giá theo hướng tiếp

cận nội dung
cận năng lực
Các bài thi trên giấy được thực Nhiều bài kiểm tra đa dạng
Trang 2


2
3

hiện vào cuối một chủ đề, một
chương, một học kì
Nhấn mạnh sự cạnh tranh
Quan tâm đến mục tiêu cuối
cùng của việc dạy học

trong suốt quá trình học tập
Nhấn mạnh sự hợp tác
Quan tâm đến phương pháp
học tập, phương pháp rèn
luyện của học sinh
Chú trọng vào quá trình tạo ra
sản phẩm, chú ý đến ý tưởng
sáng tạo, đến các chi tiết của
sản phẩm để nhận xét.
Tập trung vào năng lực thực tế
và sáng tạo.
Giáo viên và học sinh chủ
động trong đánh giá, khuyến
khích tự đánh giá và đánh giá
chéo của học sinh.


4

Chú trọng vào điểm số

5

Tập trung vào kiến thức hàn
lâm
Đánh giá được thực hiện bởi
các cấp quản lí và do giáo
viên là chủ yếu, còn tự đánh
giá của học sinh khơng hoặc ít
được cơng nhận.
1.1.2. Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá

6

 Đối với học sinh:
- Cung cấp những thông tin phản hồi về q trình học tập, từ đó điều chỉnh
hoạt động học tập của học sinh.
- Xác nhận kết quả của người học
- Phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động của người học.
 Đối với giáo viên:
- Biết được trình độ chung của người học, những học sinh tiến bộ, những học
sinh sút kém để có thể động viên, giúp đỡ kịp thời.
- Kết quả giúp giáo viên xem xét và điều chỉnh lại phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học hiện hành
 Đối với cán bộ quản lý nhà trường: Giúp nhà quản lí có động thái uốn
nắn, điều chỉnh, động viên, khuyến khích kịp thời đối với giáo viên và

học sinh.
1.1.3. So sánh quan điểm đánh giá cũ và mới
Quan điểm cũ về đánh giá
Đánh giá tổng kết thường được coi
là loại đánh giá chủ yếu và duy nhất

Quan điểm mới về đánh giá
Đánh giá q trình và khơng chính
thức là một thành phần quan trọng
Trang 3


của đánh giá
Đánh giá diễn ra vào cuối kì hay
Đánh giá diễn ra trong suốt quá trình
cuối năm
học tập
Đánh giá theo chuẩn tương đối để so Đánh giá theo chuẩn tuyệt đối sử
sánh kết quả đầu ra của người học
dụng để so sánh kết quả đầu ra của
về thứ hạng hoặc vị trí
người học với mục đích nhằm đưa ra
phản hồi và điều chỉnh
Kiến thức và sự tái hiện kiến thức là Sự cố gắng là thành phần được ghi
nội dung đánh giá chủ yếu
nhận nhận trong quá trình đánh giá
1.1.4. Các phương pháp đánh giá hiện đại


Quan sát


• Trao đổi
• Trình diễn
• Hồ sơ đánh giá
• Đánh giá sản phẩm dự án
• Đánh giá qua các tình huống thực tế
Đối tượng sử dụng các phương pháp đánh giá này có thể là giáo viên và học sinh,
điều đó đồng nghĩa với việc học sinh có thể được tham gia vào quá trình đánh giá.
Nguồn: Tài liệu tập huấn DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINHMôn Địa Lý THPT năm 2014
1.1.5. Vai trò của kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình dạy và học
Muốn đổi mới căn bản tồn diện chương trình, SGK phổ thơng từ năm 2015
theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất,
đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra
đánh giá học sinh. Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra đánh là bộ phận khơng thể
tách rời của q trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy
học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ
thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay khơng,
người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó
điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các
phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận khơng thể tách rời của q
trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá
trình dạy và học.
Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới
Trang 4


quản lý…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình,
giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó q trình dạy học trở nên tích cực hơn

rất nhiều. Q trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là ni dưỡng hứng thú học
đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự
tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này vô cùng
quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tương lai.
Tại sao người ta nói kiểm tra đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá thế
nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó. Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả
như một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào
những gì giáo viên ôn và tập trung vào những trọng tâm GV nhấn mạnh, thậm chí
những dạng bài tập GV cho trước… học sinh chỉ việc thay số trong bài toán mẫu, bắt
trước câu văn mẫu … để đạt được điểm số tối đa theo mong muốn của thầy/cô giáo.
Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình khơng cịn theo đúng nghĩa của nó. Bởi
khi xây dựng chương trình, người ta cần làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá… tức là xác
định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt
mục tiêu học tập, giáo dục, có đạt được kết quả mong đợi theo chuẩn? Và sử dụng kết
quả kiểm tra đó để làm gì? Làm thế nào để GV cải tiến nâng cao chất lượng quá trình
dạy và học nếu khơng có đánh giá phản hồi từ học sinh.
(Theo Nguồn: ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH PHỔ THƠNG THEO
CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC của PGS.TS. Nguyễn Cơng Khanh tại website:
<>)
1.2. THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
HIỆN NAY Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.2.1. Về người dạy:
Về kiểm tra, đánh giá trước đây chỉ ra đề theo kiểu tự luận, nội dung kiến
thức tuỳ thuộc vào người dạy nên chất lượng khơng đánh giá chính xác. Từ khi có sự
đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học cùng với việc
đổi mới kiểm tra, đánh giá thì chất lượng dần dần được nâng lên.
Tuy nhiên, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ
thơng hiện nay cịn phiến diện, chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng yêu cầu
của đổi mới giáo dục phổ thông, cần được cải tiến và hồn thiện.
Cụ thể có các vấn đề về kiểm tra, đánh giá của giáo viên cịn có những hạn

chế sau:
- Sách giáo khoa viết theo lối mở, yêu cầu giáo viên phải cập nhật thông tin
và am hiểu về các quy luật địa lí, song nhiều giáo viên khi dạy thì rập khn máy
móc, giáo điều, chỉ liệt kê những kiến thức ở sách giáo khoa, khơng giải thích, mở
rộng, các kĩ năng về lược đồ, bản đồ, bảng số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ thì làm qua
Trang 5


loa. Khi kiểm tra, đánh giá chỉ cho học sinh học thuộc những gì được ghi trong vở,
cịn các kĩ năng, vận dụng thì khơng thực hiện được dẫn đến học sinh chỉ nắm kiến
thức một cách thụ động rập khn, máy móc mà khơng u cầu HS phát huy tính sáng
tạo. Vì vậy, khi học xong chương trình của bộ mơn học sinh có kiến thức một cách
mù mờ.
- Nhiều GV đã mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực chủ động của HS (như ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, chú ý,
chịu khó sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học để rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS song
khi kiểm tra, đánh giá lại yêu cầu HS học thuộc lịng và ghi nhớ máy móc...
- Việc ra đề kiểm tra từ kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút và học kì, nhiều
giáo viên chỉ đặt những câu hỏi mang tính chất nhận biết, hiểu, khơng có tính phân
loại HS, các kĩ năng phân tích, vận dụng thì ít được thực hiện, nên học sinh học một
cách máy móc. Do đó gặp những đề kiểm tra học kì (đề chung tồn tỉnh), có hướng
phân tích, suy luận logic, giáo viên được phân cơng coi thi chặt chẽ thì HS khá giỏi
làm khá tốt, cịn HS yếu kém thì mang tính may rủi khi chọn câu đúng trong thi trắc
nghiệm khách quan, cịn tự luận thì làm qua loa, đại khái. Vì vậy, dẫn đến khơng có
HS u thích bộ mơn Địa lí.
- Đa phần giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá, điều này sẽ làm
cho hoạt động học tập trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực bậc cao ở
người học (như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…). Trong khi
đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh
giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp… đánh giá

thông qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày, thơng qua tương
tác nhóm, thơng qua các sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằng các tình huống bài tập,
các hình thức tiểu luận, …, thì giáo viên chưa làm được hoặc có thì cũng rất hạn chế
- Bên cạnh những hạn chế trên, vẫn có nhiều giáo viên rất tâm huyết với bộ
mơn, song kinh nghiệm cịn ít, vốn kiến thức tích luỹ chưa nhiều nhưng đã cố gắng
tìm tịi vươn lên tự hồn thiện mình, nên đã có những đề kiểm tra có độ tin cậy và tính
khoa học khá cao.
1.2.2. Về người học:
Chủ yếu tài liệu là sách giáo khoa, (chỉ những nơi có điều kiện như thành
phố, thị xã, thị trấn, ... thì mua thêm nhiều sách tham khảo) lại học nhiều môn học nên
số học sinh có ý thức u thích học mơn Địa Lí thì rất ít, do đó các em chỉ chú trọng
những gì thầy cung cấp trong vở học là đủ, ít tìm tịi sáng tạo thêm (đặc biệt là những
vùng miền khó khăn ).
Phong trào học tập ở cộng đồng dân cư, nếu không kiểm tra, đánh giá, phối
hợp nhiều tổ chức xã hội thì việc học các mơn Địa, Sử, GDCD, ... học sinh (kể cả
nhận thức của phụ huynh) coi đây chỉ là những môn phụ, không chịu học nên kĩ năng
nhận biết, thơng hiểu, vận dụng cịn rất hạn chế.
Trang 6


1.2.3. Đối với các cấp quản lí:
Nhiều cán bộ QLGD vẫn cịn xem nhẹ mơn này, mơn khác nên cơng tác
quản lí chỉ đạo cịn lỏng lẻo. Trường nào mà hoạt động của tổ chun mơn, giáo viên
tâm huyết, có trình độ và năng lực chun mơn, dạy đúng bộ mơn, ban giám hiệu có
năng lực chun mơn tốt, nhận thức đúng, thường xuyên thanh tra, kiểm tra thì việc
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS càng có độ tin cậy cao, có tác dụng tốt, kích
thích được ý thức, thái độ học tập của HS và ngược lại
- Cho đến nay, giáo viên đã được tập huấn về kiểm tra, đánh giá theo năng
lực học sinh, bản thân tôi cũng đã làm một Sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương trình Địa lý tự nhiên khối 10

nên đề tài này là đề tài dựa trên đề tài cũ và phát triển thêm ở những nội dung sau:
+ Đề tài cũ làm trong phần Địa lý tự nhiên, đề tài này phát triển thêm ở phần Địa lý
dân cư.
+ Tập huấn “Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Sở
Giáo Dục& Đào Tạo Đồng Nai mới chỉ đưa ra vấn đề và là thử 1 số ví dụ minh họa.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nghiên cứu đi sâu vào nội dung Địa lý dân cư
lớp 10.
III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giải pháp 1: Tăng cường đánh giá trong quá trình giảng dạy trên lớp
1. Cách thức tổ chức thực hiện

 Phạm vi: Để việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được hiệu
quả, kích thích khả năng sáng tạo, chủ động học tập của học sinh, giáo viên nên tăng
cường kiểm tra trong quá trình giảng dạy trên lớp
 Đối tượng: học sinh lớp 10
 Công việc cụ thể:
o Nghiên cứu tài liệu
o Xác định những nội dung, phương pháp đánh giá trong quá trình giảng dạy trên lớp.
o Tiến hành thực hiện
o So sánh kết quả thực hiện
 Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ Học kì 1 năm học 2014-2015, sau đó theo dõi, so
sánh, hồn tất đề tài vào tháng 5 năm 2015.
2. Dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp đã
thưc hiện
Trước đây, kiểm tra miệng thường được giáo viên thực hiện đầu tiết dạy, với
hình thức này, thơng thường rất gây áp lực cho học sinh. Nếu phần kiểm tra miệng
Trang 7



thuận lợi (học sinh học bài, trả lời được các nội dung yêu cầu của giáo viên) thì nội
dung bài học sẽ ít ảnh hưởng. Tuy nhiên, có những trường hợp khi học sinh không
học bài sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lí của giáo viên và học sinh, gây khơng khí căng
thẳng cho tiết dạy. Kiểm tra miệng cũng được khuyến khích thực hiện trong nội dung
bài dạy nhưng trên thực tế ít khi được giáo viên áp dụng.
Với việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng năng lực, giáo viên nên
tăng cường kiểm tra trong bài dạy của mình với mục đích:
- Khi kiến thức bài mới liên quan đến bài cũ, giáo viên khơi gợi và học sinh sẽ
liên hệ với đơn vị kiến thức đó. Như vậy, vẫn có thể kiểm tra được bài cũ và hệ thống
với kiến thức mới. Như thế, học sinh sẽ có kiến thức hệ thống, dễ hiểu bài hơn.
Ví dụ: Trong bài 24, phân bố dân cư- các loại hình quần cư và đơ thị hóa; khi
giáo viên dạy phần “Biến động về phân bố dân cư theo thời gian”, giáo viên yêu cầu
học sinh nhận xét bảng số liệu 24.2 trong Sách giáo khoa và giải thích tại sao có sự
thay đổi.
Phần nhận xét, giáo viên có thể kiểm tra phần kĩ năng của học sinh còn phần
nhận xét, giáo viên vừa gợi ý vừa có thể kiểm tra kiến thức bài 22 của học sinh thông
qua các đơn vị kiến thức sau:
- Tỉ trọng dân cư Châu Á tăng chủ yếu do gia tăng dân số tự nhiên cao
- Tỉ trọng dân cư Châu Phi giảm trong giai đoạn 1650 1850 do nhiều nguyên
nhân như: do buôn bán nô lê, bệnh tật, kinh tế- xã hội chậm phát triển (nên mặc dù
gia tăng dân số tự nhiên cao nhưng vẫn có tỉ trọng giảm); giai đoạn 1850- 2005 tỉ
trọng tăng do hết hiện tượng buôn bán nô lệ.
- Tỉ trọng dân cư châu Âu giảm do di cư, tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp.
- Tỉ trọng dân cư châu Mỹ và châu đại Dương tăng chủ yếu do nhập cư.
 Như vậy, qua phần này giáo viên hỏi lại các kiến thức về gia tăng tự nhiên, gia
tăng cơ học; đặc điểm của các nhóm nước về gia tăng tự nhiên…
Khi đơn vị kiến thức mới khơng hoặc ít liên quan đến kiến thức cũ nhưng khó
hoặc liên quan đến các vấn đề thực tiễn, giáo viên cũng có thể đặt vấn đề và yêu cầu
học sinh giải quyết. Với các câu hỏi khó, giáo viên có thể “treo điểm thưởng” cho học

sinh. Với hình thức này, học sinh sẽ rất chú ý đến vấn đề giáo viên đưa ra và tìm cách
giải quyết, qua đó sẽ chủ động trong việc học tập và tiếp thu kiến thức hiệu quả. Lâu
dần, sẽ tập cho học sinh thói quen chú ý trong bài học, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
trong thực tiễn.
Ví dụ 1: Sau khi học về tỉ suất sinh thô, giáo viên có thể đặt vấn để cho học
sinh giải quyết: “Tại sao tỉ suất sinh thơ của nhóm nước phát triển thấp, các nước
đang phát triển lại cao?”
Trang 8


Để giải quyết được câu này, học sinh cần suy nghĩ và tìm ra được sự khác biệt
về đặc điểm của 2 nhóm nước để rút ra được sự khác biệt dẫn đến sự khác nhau về tỉ
suất sinh thô của 2 nhóm nước khác nhau
Nhóm nước phát triển
- Trình độ cao, phụ nữ đi
làm kinh tế nhiều  tác
động đến suy nghĩ của phụ
nữ: sinh ít con - Trình độ
y học tốt, trình độ người
dân cao  thực hiện các
biện pháp kế hoạch hóa
gia đình hiệu quả

Nhóm nước đang phát triển
Trình
- Trình độ chưa cao, phụ nữ ít đi làm kinh
độ phát
tế nên ít ngại việc có con ảnh hưởng tới sự
triển
nghiệp  sinh con nhiều. - Trình độ y

kinh tếhọc chưa tốt, trình độ người dân chưa cao
xã hội
 thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa
gia đình chưa thực sự hiệu quả. - Nền
nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền
kinh tế  nhiều gia đình quan niệm sinh
con là có nhiều lao động làm việc

- Khơng mang nặng tư
Một phần các nước đang phát triển theo
tưởng
tưởng nho giáo
chế độ phong kiến, có tư tưởng trọng nam
khinh nữ hoặc có tư tưởng “Trời sinh voi
sinh cỏ”...
Ví dụ 2: Sau khi học về tỉ suất tử thô, giáo viên có thể đặt vấn để cho học sinh
giải quyết: “Tại sao tỉ suất tử thơ của nhóm nước phát triển giai đoạn 1950-1990 thấp
hơn nhóm nước đang phát triển còn giai đoạn 1995-2005 lại cao hơn”
Đây là một vấn đề khó, thơng thường học sinh giải quyết được vế đầu tiên là
trong giai đoạn 1950-1990 nhóm nước phát triển có tỉ suất tử thơ thấp hơn các nước
đang phát triển vì các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế- xã hội, y học cao
hơn nên có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tỉ lệ tử vong bà mẹ trẻ em ít, tuổi thọ
bình qn cao  tỉ suất sinh thô thấp.
Trong giai 1995-2005 tỉ suất tử thơ của nhóm nước phát triển cao hơn vì các
nước phát triển trong giai đoạn này có cơ cấu dân số già  tỉ lệ tử thơ nhiều
Ví dụ 3: Sau khi học về cơ cấu dân số theo giới, giáo viên có thể đặt vấn để cho
học sinh giải quyết: “Hiện nay, Việt Nam đang bị mất cân bằng giới tính, em hãy cho
biết nguyên nhân, hậu quả, giải pháp.”
Đây là đơn vị kiến thức liên quan đến thực tiễn và xung quanh học sinh có thể
thấy rất nhiều. Qua việc phân tích vấn đề này, góp phần thay đổi suy nghĩ của các

em, thơng qua đó các em sẽ có cái nhìn đúng đắn sau này với bản thân, gia đình hoặc
với cộng đồng.
Nguyên nhân làm Việt Nam đang bị mất cân bằng giới tính là do: tư tưởng
“trọng nam khinh nữ”; do trình độ của dân cư đang được nâng cao nên họ đang áp
dụng khoa học vào việc lựa chọn giới tính; do chính sách của nhà nước chưa triệt để
Trang 9


(chủ yếu công nhân viên chức mới bị quy định chính sách sinh 2 con, siêu âm giới
tính thai nhi bị cấm nhưng không hiệu quả).
Hậu quả: Nhiều vấn đề nan giải trong thời gian tới: nam khó lấy vợ, cưỡng
hiếp, bn bán- bắt cóc phụ nữ...
Giải pháp: Tun truyền cho người dân hiểu rõ; thực hiện triệt để các chính
sách của nhà nước...
3. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện so với
giải pháp đã có.
Trước đây, giáo viên thường kiểm tra bài cũ vào đầu mỗi tiết dạy, sau khi áp
dụng phương pháp này tơi thấy có nhiều ưu điểm như sau:
- Tránh gây áp lực cho học sinh trong đầu tiết, tạo khơng khí học tập sơi nổi,
hứng thú hơn.
- Học sinh chú ý nghe giảng bài và hợp tác với giáo viên hơn trong việc tiếp thu
bài mới.
- Có sự hợp tác với bạn bè, giáo viên trong khi giải quyết tình huống có vấn đề
- Kiến thức sâu hơn và nhớ lâu hơn.
Giải pháp 2: Đổi mới hình thức, phương pháp trong kiểm tra đánh giá
1. Cách thức tổ chức thực hiện
 Phạm vi: Sử dụng đa dạng các phương pháp trong kiểm tra, đánh giá.
 Đối tượng: học sinh lớp 10
 Công việc cụ thể:
o Nghiên cứu tài liệu

o Xác định những nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá mới
o Tiến hành thực hiện
o So sánh kết quả thực hiện
 Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ Học kì 1 năm học 2014-2015, sau đó theo dõi, so
sánh, hoàn tất đề tài vào tháng 5 năm 2015.
2. Dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp đã
thưc hiện
2.1. Sử dụng kênh hình để kiểm tra
2.1. 1. Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để kiểm tra
Đối với việc học Địa Lí khơng thể tách rời khỏi kênh hình, tuy nhiên việc sử
dụng kênh hình trong kiểm tra cịn hạn chế nhất là trong chương trình Địa Lí 10 và
Trang 10


11. Do đó, học sinh sẽ thấy mơn Địa lí là một mơn học thuộc, khơng kích thích được
sự thích thú của học sinh. Việc sử dụng kênh hình giúp học sinh giảm học thuộc; rèn
luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu....Giáo viên có thể sử dụng kênh
hình trong mọi hình thức kiểm tra
(định kì, thường xuyên)
Ví dụ 1: Để kiểm tra phần tỉ
suất sinh thơ, giáo viên cho học sinh
xem hình 1 và đưa ra hệ thống câu
hỏi:
1.
Thế nào là tỉ suất sinh thô. Viết
cơng thức tính tỉ suất sinh thơ. Các
nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất sinh thô.
2.
Nhận xét tỉ suất sinh thơ của Hình 1: Tỉ suất sinh thơ thời kì 1950-2005
thế giới, các nước phát triển và đang

phát triển thời kì 1950-2005?
3.
Giải thích tại sao tỉ suất sinh thơ
của thế giới và 2 nhóm nước đều giảm
4.
Giải thích tại sao tỉ suất sinh thơ
của nhóm nước phát triển thấp hơn
nhóm nước đang phát triển
Ví dụ 2: Để kiểm tra phần tỉ suất tử thơ,
giáo viên cho học sinh xem hình 2 và
Hình 2: Tỉ suất tử thơ thời kì 1950-2005
đưa ra hệ thống câu hỏi:
1.
Thế nào
là tỉ suất
tử
thơ.
Viết cơng
thức tình
tỉ suất tử
thơ. Các
nhân tố
ảnh
Hình 3: Lược đồ gia tăng tự nhiên dân số thế giới hàng năm, thời kì 2000-2005 (%)
hưởng
tới tỉ suất
tử thô.
2.
Nhận xét tỉ suất tử thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển
thời kì 1950-2005?

Trang 11


3.

Giải thích tại sao tỉ suất tử thơ của thế giới và 2 nhóm nước đều giảm

4.
Giải thích tại sao tỉ suất tử thơ
của nhóm nước phát triển trong giai
đoạn 1950-1990 thấp hơn nhóm nước
đang phát triển nhưng giai đoạn
1995-2005 lại cao hơn.
Ví dụ 3: Để kiểm tra phần gia tăng
dân số tự nhiên, giáo viên cho học
sinh xem hình 3 và đưa ra hệ thống
câu hỏi:
1.
Viết cơng thức tình tỉ suất gia
tăng dân số tự nhiên. Tại sao tỉ suất
gia tăng tự nhiên được coi là
động lực phát triển dân số.

Hình 4: Các kiểu tháp dân số

2.
Quan sát bản đồ, xác
định các quốc gia (vùng lãnh
thổ) có gia tăng dân số tự nhiên
cao >= 3%, <=0

3.
Việt Nam có mức gia
tăng dân số tự nhiên là bao
nhiêu?
4.
Theo em, tại sao các
nước châu Á và châu Phi có tỉ
lệ gia tăng dân số tự nhiên
cao?
Hình 5: Tỉ lệ dân thành thị trên thế giới, thời kì 2000-2005
Ví dụ 4: Để kiểm tra phần
cơ cấu dân số theo tuổi, giáo viên cho học sinh xem hình 4 và đưa ra hệ thống câu
hỏi:

Quan sát các kiểu tháp dân
số, hãy cho biết (đối với từng tháp)
1.
Hình dạng của tháp (ở đáy,
đỉnh và các cạnh)  rút ra tỉ suất
sinh, tuổi thọ trung bình
2.
tuổi

Tỉ lệ nam và nữ ở từng tháp

3.
Việt Nam có dạng tháp dân
số nào?
Trang 12


Hình 6: Phân bố dân cư thế giới, năm 2000


4.

Thuận lợi và khó khăn của từng loại dân cơ cấu dân số

Ví dụ 4: Để kiểm tra phần đơ thị hóa, giáo viên cho học sinh xem hình 5 và đưa ra hệ
thống câu hỏi
1.
Quan sát bản đồ, xác định các quốc gia (vùng lãnh thổ) có tỉ lệ dân thành thị
cao >= 3%, <=0
2.

Việt Nam có tỉ lệ dân thành thị là bao nhiêu?

3.
Theo em, tại sao các nước Bắc Mĩ, Tây Âu, Ơxtrâylia có tỉ lệ dân thành thị
cao?
Ví dụ 4: Để kiểm tra phần phân bố dân cư thế giới, giáo viên cho học sinh xem hình 6
và đưa ra hệ thống câu hỏi:
1.
Quan sát bản đồ, xác định các quốc gia (vùng lãnh thổ) có mật độ dân số cao
>= 200người/Km2, <= 10 người/Km2. Tại sao có sự phân bố khơng đồng đều như
vậy?
2.

Việt Nam có mật độ dân số là bao nhiêu?

3.

Theo em, tại sao các nước Bắc Mĩ, Tây Âu, Ơxtrâylia có tỉ lệ dân thành thị
cao?
2.1. 2. Sử dụng kênh hình ngồi sách giáo khoa để kiểm tra
Việc sử dụng kênh hình ngoài sách giáo khoa để kiểm tra đánh giá ngoài mục
đích đổi mới trong việc kiểm tra mà cịn đem lại hiệu quả về nhiều mặt như:
- Đánh giá được khả năng tiếp thu bài của học sinh và vận dụng kiến thức vào
tình huống mới.
- Các nội dung đánh giá có thể thay đổi theo thời gian, phù hợp với sự thay đổi
của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra trong thực tế; góp phần gắn liền nội
dung bài học với thực tiễn.
- Nội dung và hình thức mới lạ nên có thể kích thích được sự hứng thú của học
sinh.
Do đó, việc sử dụng kênh hình ngồi sách giáo khoa nên được áp dụng thường
xun. Tuy nhiên, việc dùng kênh hình ngồi sách giáo khoa cũng gặp nhiều khó
khăn và địi hỏi giáo viên cần bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, thiết kế cho phù hợp
như. Để sử dụng kênh hình có hiệu quả thì kênh hình phải rõ, in màu (nếu kênh hình
có màu) nên chỉ thuận lợi cho kiểm tra miệng khi giáo viên sử dụng máy chiếu, bảng
thông minh…vào tiết dạy. Nếu sử dụng cho các bài kiểm tra định kì (photo đề cho
học sinh) giáo viên phải lựa chọn kênh hình đơn giản, khơng có màu để khi in đại trà
và khơng có màu học sinh có thể quan sát rõ. Như thế, việc lựa chọn cũng khá khó
khăn, đơi khi khơng lựa chọn được kênh hình như mong muốn.
Trang 13


Ví dụ 1: Để kiểm tra phần “Ảnh hưởng của tình hình gia tăng dân số tự nhiên
đến phát triển kinh tế xã hội” trong bài 22 -Dân số và sự gia tăng dân số, giáo viên
cho học sinh xem hình 7 hoặc hình 8 và yêu cầu học sinh quan sát, rút ra được sức ép
của dân số đến kinh tế- xã hội.

Hình 7: Sức ép của dân số


Hình 8: Sức ép của dân số

Nguồn: >

Nguồn:

Sơ đồ 1: Dân số tăng gây sức ép trên môi trường thiên nhiên
Nguồn:>

Ngồi ra, giáo viên cũng có thể cung cấp sơ đồ 1 để kiểm tra phần ảnh hưởng
của dân số đến môi trường thiên nhiên
Trang 14


Ví dụ 2: Để kiểm tra phần “cơ cấu dân số theo giới” trong bài 23- Cơ cấu dân
số, giáo viên cho học sinh xem hình 9 hoặc hình 10 và yêu cầu học sinh quan sát, rút
ra nội dung của 2 hình ảnh, từ đó rút ra ngun nhân, hậu quả, giải pháp.

Hình 9: Mất cân bằng giới tính ở Việt Nam
Nguồn:

Hình 10: Poster tun truyền
Nguồn:

Ví dụ 3: Để kiểm tra phần “Các nhân tố
ảnh hưởng tới tỉ suất sinh thô” trong bài 22- Dân số và sự gia tăng dân số, giáo viên
cho học sinh xem hình 11 và yêu cầu học
sinh quan sát, sau đó đưa ra hệ thống cau
hỏi:

1. Quan sát hình ảnh, em hãy cho biết nội
dung hình ảnh phản ánh điều gì?


Khi được quan sát hình ảnh này, học
sinh phải thấy được trong 2 em bé,
bé trai được cha quan tâm nhiều hơn.

2. Hiện tượng này thường xảy ra ở nhóm
nước nào?
 Hiện tượng này thường xảy ra ở
nhóm nước đang phát triển và theo
chế độ phong kiến- chịu ảnh hưởng
của tư tưởng nho giáo
3. Vậy em hãy cho biết nhóm nước nào có
tỉ suất sinh thơ thấp, nhóm nước nào Hình 11: Tư tưởng trọng nam khinh nữ
cao?
Nguồn:< /> Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh
thơ thấp, nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thơ cao.
Trang 15


Ví dụ 4: Để kiểm tra phần “cơ cấu theo trình độ văn hóa” trong bài 23- Cơ cấu
dân số, giáo viên cho học sinh xem hình Bảng 1 và yêu cầu học sinh quan sát, sau đó
nhận xét và rút ra kết luận. Qua phần kiểm tra này, giáo viên có thể rèn luyện cho học
sinh kĩ năng nhận xét bảng số liệu, kiểm tra kiến thức về cơ cấu dân số theo trình độ
văn hóa và liên hệ thực tế tại Việt Nam.
Bảng 1: tỷ lệ biết đọc biết viết theo giới tính và thành thị/nơng thơn, 1989-2009
Đơn vị tính: Phần trăm
Năm 1989

Năm 1999
Năm 2009
Chung
87.3
90,3
93,5
Nam
92,7
94
95,8
Nữ
82,7
86,9
91,4
Thành thị
93,8
94,8
97
Nơng thơn
85,4
88,7
92
Nguồn: TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở VIỆT NAM 2009
Đáp án
Năm 2009, tỷ lệ biết đọc biết viết của nam giới là 95,8% và của nữ là 91,4%. số
liệu cho thấy vẫn có sự chênh lệch giữa nam và nữ về tỷ lệ biết đọc biết viết. Tuy
nhiên, sự chênh lệch này đã giảm đáng kể trong 20 năm qua. so với Tổng điều tra
năm 1989, tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ giới đã tăng lên 8,7 điểm phần trăm và tỷ lệ
này của nam giới chỉ tăng lên 3,1 điểm phần trăm.
Tỷ lệ biết đọc biết viết ở hai giới gần bằng nhau, điều này chứng minh sự bất

bình đẳng về giới trong lĩnh vực giáo dục gần như được xóa bỏ tại việt Nam.
Tỷ lệ biết đọc biết viết của thành thị cao hơn của nông thôn là 5 điểm phần trăm
(97% so với 92%).
Qua số liệu Tổng điều tra 1989 và 1999, có thể nhận thấy sự khác biệt giữa
nông thôn và thành thị đã giảm đáng kể trong 20 năm qua. Năm 1989, sự khác biệt
giữa nông thôn và thành thị là 8,4 điểm phần trăm, đến năm 1999, sự khác biệt này
được giảm xuống 6,1 điểm phần trăm. Từ năm 1999 đến nay, mặc dù tỷ lệ biết đọc
biết viết của cả nông thôn và thành thị đều tăng lên đáng kể, tuy nhiên khoảng cách
giữa nông thôn và thành thị không giảm mạnh như giai đoạn từ năm 1989 đến năm
1999.
2.2. Sử dụng bài tập tính tốn để kiểm tra
Bài tập 1: (bài tập 1 SGK trang 86)
Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và khơng thay đổi
trong thời kì 1995-2000
Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo
mẫu dưới đây:
Trang 16


Năm
Dân số
(triệu
người)
Giải

1995
?

1997
?


1998
975

1999
?

2000
?

Pt=P0(1+a)n

Cơng thức:
Trong đó: Pt

-Dân số năm sau

P0

- Dân số năm trước

a

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (lưu ý ví dụ a=2% 

n

- Khoảng cách năm

2/100=0.02)

Từ cơng thức trên ta có thể tính với cơng thức nghịch khi tính dân số lui về
trước với số mũ n < 0. Qua đó ta có kết quả sau:
Năm
Dân số (triệu
người)

1995
918.76

1997
955.9

1998
975

1999
994.5

2000
1014.4

Nếu ta sử dụng phương pháp tính
Dân số năm sau (năm x+1)= số dân năm x +2% dân số năm x
Ta cũng có kết quả như trên nhưng nếu tính khoảng cách năm lớn hơn 1 thì ta
phải tính từng năm cho đến khi đến năm đề bài yêu cầu, cụ thể với bài tập trên, chúng
ta phải tính tất cả các năm từ năm 1995 đến 2000 như sau:
Năm
1995
Dân số (triệu 918.8
người)


1996
937.2

1997
955.9

1998
975

1999
994.5

2000
1014.4

Bài tập 2: Tính tỉ suất sinh thơ và tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
của Việt Nam năm 2005 biết trong năm đó số trẻ em sinh ra là 1.582.700 và số người
tử vong là 499800, tổng số dân là 83.3 triệu người
Giải
Ta có cơng thức tính tỉ suất sinh thơ:
s
S(%o) =

1.582.700
x 1000 =

Dtb

x1000 = 19%o

83.3x 1.000.000
Trang 17


Trong đó:

S(%o)

-Tỉ suất sinh thơ (đơn vị tính là phần ngàn)

S

-Số trẻ em sinh ra

Dtb

- Số dân trung bình cùng thời điểm

Ta có cơng thức tính tỉ suất tử thơ:
t
T(%o) =

499.800
x 1000 =

Dtb
Trong đó:

x1000 = 6%o
83.3x 1.000.000


T(%o)

-Tỉ suất tử thơ (đơn vị tính là phần ngàn)

S

-Số người chết

Dtb

- Số dân trung bình cùng thời điểm

Ta có cơng thức tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên:
S(%o) - T(%o)
GTTN(%) =

=
10

Trong đó:

19-6
=

1.3 %

10

S(%o)


-Tỉ suất sinh thơ (đơn vị tính là phần ngàn)

T(%o)

-Tỉ suất tử thơ (đơn vị tính là phần ngàn)

GTTN (%) - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (đơn vị tính là phần
trăm)
Bài tập 3: (bài tập 3 sgk trang 97)
Cho BSL sau:
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005
Châu lục
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu Á (trừ Liên Bang Nga)
Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga)
Châu Đại Dương
Tồn thế giới

Diện tích (triệu
Km2)
30.3
42.0
31.8
23
8.5
135.6

Dân số (triệu

người)
906
888
3920
730
33
6477

Cơng thức tính mật độ dân số

Trang 18


Số dân (người)
(đơn vị: người/ Km2)

MĐDS =
Diện tích (Km2)
Vận dụng tính ta có kết quả
Châu lục
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu Á (trừ Liên Bang Nga)
Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga)
Châu Đại Dương
Toàn thế giới

Mật độ dân số
(người/ Km2)
30

21
123
32
4
48

Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau
Vùng
Diện tích (nghìn Km2) Dân số (triệu người)
Đồng bằng Sông Hồng
15.0
18.2
Trung du và miền núi Bắc 101.0
12.0
Bộ
Tây Nguyên
54.7
4.9
2
a. Tính mật độ dân số (Đơn vị tính: người/km ) của các vùng kinh tế trên?
b. Giải thích tại sao vùng Đồng bằng sơng Hồng có mật độ dân số cao, vùng Tây
Nguyên có mật độ dân số thấp?
Giải
Vùng
Mật độ dân số (người/Km2)
Đồng bằng Sông Hồng
1213
Trung du và miền núi Bắc Bộ
119
Tây Ngun

90
b. Đồng bằng sơng Hồng có mật độ dân số cao vì:
- Có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Kinh tế xã hội phát triển
- Lịch sử định cư lâu đời
Còn vùng Tây Ngun thì ngược lại:
- Có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ít thuận lợi
- Kinh tế xã hội chậm phát triển
Trang 19


- Lịch sử định cư không lâu đời.
2.3. Sử dụng câu hỏi định hướng năng lực và gắn với thực tiễn
“Định hướng chung của việc đổi mới ra đề thi theo hướng các đề thi dần dần sẽ
dành một thời lượng đáng kể và dành một khối lượng đáng kể cho những câu hỏi
đánh giá năng lực của người học để tránh học sinh học tủ/luyện thi. Đặc biệt là đề thi
tuyển sinh ĐH, người ta có xu hướng bám các chương trình lớp 11, 12 chủ yếu là lớp
12 nhưng phải phổ được trên diện rộng để học sinh bớt học tủ. Đó là xu hướng thiết
kế các đề thi trắc nghiệm. Nhưng đồng thời người ta cũng phải dành một khối lượng
tri thức không liên quan trực tiếp đến một chương cụ thể nào trong sách giáo khoa, mà
liên quan đến trải nghiệm của người học dưới góc độ tư duy, để gia tăng mức độ phân
hóa trong q trình đánh giá. Ví dụ đó là những năng lực suy luận, năng lực sáng tạo.
Mà năng lực suy luận, năng lực sáng tạo không phải dựa trên một bài học hay bài tốn
rất cụ thể mà đơi lúc các bài toán ấy là những bài toán của đời thường, bài tốn của
tình huống được mơ phỏng từ thực tiễn. Những đề thi thú vị như vậy học sinh khơng
cần phải học thuộc và lúc đó tất cả vốn sống, kinh nghiệm, sự hiểu biết của học sinh
được huy động. Kiểu đề thi mở này giúp học sinh có cơ hội thể hiện bản thân, giúp
các em bộc lộ những suy nghĩ khác người khác, sáng tạo, tự tin (những năng lực,
phẩm chất được mọng đợi của một công dân toàn cầu).
Gần đây những đề thi ĐH của khối C, D đã bắt đầu có một câu như thế và

những câu như thế học sinh không phải học thuộc quá nhiều và có xu hướng thể hiện
được những năng lực của cá nhân tốt hơn, không học tủ được, khơng cần ơn luyện thi
gì nhiều. Đề thi mở, dạy học theo hướng mở là dạy học sinh khám phá, phát hiện sự
vật hiện tượng theo cách nhìn mới, sáng tạo… tập trung chủ yếu vào các kỹ năng tìm
kiếm xử lý thông tin, kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề, kỹ năng đưa ra những nhận
xét bình luận và nói lên những độc đáo, sáng tạo của bản thân.”
(Theo Nguồn: ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH PHỔ THÔNG THEO
CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC của PGS.TS. Nguyễn Cơng Khanh tại website
<>)
Ví dụ 1: Trong bài 23- Cơ cấu dân số, giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn
dưới và trả lời các câu hỏi sau đây:
Bấy lâu này người Việt Nam vẫn thường xem vấn đề “nhập khẩu” vợ là chuyện
khác thường, nhưng có thể một ngày gần đây viễn cảnh sẽ hiện hữu như một thực tế.
Cách đây 10 năm, tỷ lệ giới tính ở Việt Nam ngang bằng với mức độ trung bình của
thế giới (100 bé gái thì có 105-107 bé trai), nhưng trong vài năm trở lại đây, khi
chúng ta thực hiện cuộc vận động dân số với khẩu hiệu dừng lại ở 1-2 con để ni
dạy cho tốt đã góp phần hạn chế mức sinh, nhưng lại làm cho các gia đình phải cân
nhắc, lựa chọn giới tính thai nhi để sinh bằng được con trai. Hệ quả là, khoảng cách
tỷ lệ giới tính (số trẻ em trai/trẻ em gái) ở nước ta ngày càng tăng cao. Cụ thể, năm
2000, tỷ lệ này mới ở mức bình thường là 106/100, thì đến cuối năm 2007 đã lên đến
Trang 20


mức báo động là 126/100. Thực tế này không bao lâu nữa sẽ dẫn đến tình trạng nhiều
bé trai khi trưởng thành sẽ khơng lấy được vợ, giống như tình trạng của Trung Quốc.
Nguy cơ này có thể dẫn đến sự bất ổn xã hội như: ẩu đả, hiếp dâm, buôn bán phụ nữ
qua biên giới… tăng lên.
Nguồn: < />1. Đoạn văn trên miêu tả về hiện tượng gì?
 Hiện tượng mất cân bằng giới tính
2. Hiện nay, trên thế giới có có nước nào có hiện tượng này khơng? ảnh hưởng đến

Việt Nam?
 Hiện nay, trên thế giới có các nước đang phát triển thuộc châu Á như: Trung
Quốc, Hàn Quốc…có hiện tượng này. Nhiều đàn ơng ở những quốc gia trên
sang các quốc gia láng giềng kiếm vợ trong đó có Việt Nam.
3. Là con gái Việt Nam, em có muốn lấy chồng nước ngồi trong trường hợp này
khơng? Tại sao?
 Đây là một vấn đề giáo viên nhất thiết đề cập đến vì khu vực Bàu Hàm có tỉ
lệ con gái lấy chồng nước ngoài khá nhiều. Do đó, cần nói cho học sinh biết
nguyên nhân của thực trạng này để học sinh cân nhắc khi quyết định sau
này. Đôi khi, giáo viên cần đưa thêm thực trạng các cơ dâu Việt ở nước
ngồi để học sinh thấy được mặt trái nêu được nguyên nhân của vấn đề qua
đoạn văn sau:
Vỡ mộng đổi đời nơi đất khách
“Đề cập thực trạng phụ nữ Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc, bà Huỳnh Thanh
Thảo cho biết, đa số các cuộc hôn nhân khơng xây dựng trên tình u chân chính mà
chủ yếu là qua mai mối. Thực tế, theo bà Thảo, đã có nhiều đám cưới tổ chức chớp
nhống để hợp thức hóa cuộc hơn nhân. Nhiều cơ gái mù qng, liều thân, mặc cho
đường dây môi giới run rủi thế nào vẫn cam chịu. Đến khi qua xứ người, nhiều cơ
mới vỡ lẽ ra rằng chồng, gia đình chồng thực tế không như bức tranh tươi đẹp được
vẽ vời qua miệng lưỡi của các “bà mai”. Từ đây, họ lâm vào bi kịch vỡ mộng đổi đời
nơi đất khách.
Điển hình như chị T.N.H (29 tuổi, quê ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai).
Chị H lấy chồng ngoại từ năm 23 tuổi nhưng chỉ sống cùng gia đình chồng được 2
tháng thì trốn về nước do bất đồng ngơn ngữ và phải chịu đựng nhiều khắc nghiệt
trong sinh hoạt. Bà Thảo cho biết, có những trường hợp kết hơn là giả tạo mà người
đàn ông Hàn Quốc hoặc Đài Loan không vì mục đích xây dựng quan hệ hơn nhân gia
đình. Trong những trường hợp này, họ lợi dụng việc kết hơn nhằm thực hiện những
việc làm bất chính, xâm phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ Việt Nam. “Nỗi đau giằng
xé, duyên phận bẽ bàng, bơ vơ nơi đất khách. Đổi đời đâu chưa thấy, chỉ thấy tình
Trang 21



cảnh khó khăn mọi mặt, gia đình bên chồng thiếu khả năng tài chính nên cuộc sống
của các cơ đã nghèo lại càng nghèo thêm”
Nguồn:
Ví dụ 2: Trong bài 24- Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đơ thị hóa, để
kiểm tra phần ảnh hưởng của đơ thị hóa, giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn dưới và
trả lời các câu hỏi sau đây:
“Khơng khó để hiểu ngun nhân của hiện tượng đơ thị hóa tự phát. Nhu cầu
kiếm sống, học hành, chữa bệnh đã đẩy việc tăng dân số cơ học lên đột biến tại Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố, thị xã. Đây là một quá trình tập trung dân
cư hầu như khơng có kiểm sốt. Người từ các tỉnh xa đổ về mua đất, mua nhà, công
nhân, lao động, sinh viên, học sinh thuê trọ giá rẻ, càng ít tiền thì càng chen chúc ăn
ở. Trong khi đó, Nhà nước mấy chục năm qua chỉ có thể huy động các nguồn lực để
xây dựng các khu đô thị mới, xây nhà ở cho người thu nhập thấp và mới tiến hành các
bước quy hoạch chung, đại thể. Việc quy hoạch các vùng ven, các huyện, xã ngoại
thành lâu nay cũng giống như mọi vùng nông thôn khác hầu như chưa được đầu tư,
hướng dẫn bài bản.”
Nguồn: <>
1. Nguyên nhân của hiện trạng đơ thị hóa tự phát ở Hà Nội?
2. Đơ thị hóa tự phát có ảnh hưởng như thế nào đến các đơ thị?
3. Ở Đồng Nai có tình trạng đơ thị hóa tự phát khơng? Ngun nhân?
4. Ngồi những tác động như ở Hà Nội, tình trạng đơ thị hóa tự phát ở Đồng Nai
cịn gặp vấn đề gì nữa khơng?
Ví dụ 3: Trong bài 23- Cơ cấu dân cư, để kiểm tra phần cơ cấu dân cư theo lao
động, giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn dưới và trả lời các câu hỏi sau đây:
“Dân số của một quốc gia đạt cơ cấu “dân số vàng” khi tỷ số phụ thuộc chung
nhỏ hơn 50%, hay nói cách khác có trên 2 người trong độ tuổi lao động trên 1 người
trong độ tuổi phụ thuộc.
Bắt đầu từ năm 2007, với tỷ số phụ thuộc chung (nhóm dân số 0-14 tuổi và

nhóm dân số trên 65 tuổi tính trên nhóm dân số 15-64) dưới 50%, Việt Nam chính
thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình, giai đoạn này chỉ xuất hiện một lần và thời gian kéo dài hay ngắn phụ thuộc
vào việc điều chỉnh mức sinh. Hiện nay, mức sinh ở Việt Nam đã giảm nhanh. Năm
2006, Việt Nam đã đạt và duy trì mức sinh thay thế (tổng tỷ suất sinh 2,1 con) và từ
đó đến nay, mức sinh ln dưới mức sinh thay thế.”
Nguồn:
1.

Trên thế giới người ta thường chia dân số thành những nhóm tuổi nào?
Trang 22


2.

Đọc đoạn văn ở trên, em hãy cho biết thế nào là “dân số vàng”. Theo em tại sao
giai đoạn “dân số vàng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

3.

Cơ cấu dân số vàng có những thuận lợi và khó khăn gì, em hãy rút ra giải
pháp?

Thuận lợi:
- Lực lượng lao động trẻ, dồi dào và tiếp tục tăng sẽ là nguồn lực quan trọng cho việc
phát triển kinh tế
- Cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho thanh niên, vị thành
niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh
xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.

- Dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thơng qua
việc giảm tỷ số giữa học sinh và giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc y tế
cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai.
- Cơ cấu “dân số vàng” tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm
nghèo nhanh và bền vững.
 Khó khăn
- Thiếu việc làm của thanh niên gia tăng trong điều kiện thị trường lao động ngày
càng cạnh tranh.
- Thời gian của “cơ cấu dân số vàng” ngắn nên trong tương lai số người phụ thuộc
nhiều.
 Giải pháp:
- Duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm q
trình “già hóa dân số”.
- Đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, các ngành sử dụng nhiều lao động; mở rộng
nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động…
2.4. Đưa ra tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết
Với phương pháp đánh giá này, giáo viên có thể làm cho tiết học rất sinh động,
kích thích học sinh suy nghĩ, vận dụng hệ thống kiến thức trong bài học và ngoài thực
tiễn để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, phương pháp này khá mất thời gian nên không
thường xuyên sử dụng. Trong phần địa lí dân cư, tơi cũng đã đưa ra 1 tình huống như
sau khi học bài 22 và 23 như sau:
“Giả sử các em là những người đi tun truyền về kế hoạch hóa gia đình, cơ
là giáo viên- đã có 2 con gái và đang muốn sinh thêm 1 con trai, các em hãy thuyết
phục để cô không sinh con nữa”
Trang 23


Sau đó, cho các em suy nghĩ và thuyết phục giáo viên, có thể cá nhân hoặc
nhóm; 1 cá nhân hay 1 nhóm chưa thuyết phục được thì các nhóm khác thay thế. Giáo
viên sử dụng những câu trả lời hợp lý, phù hợp với thực tiễn để không đồng ý với học

trị. Qua q trình tranh luận, học sinh sẽ thấy được việc thuyết phục giáo viên là rất
khó khăn mặc dù những lí do các em đưa ra là hợp lí. Qua đó, các em hiểu được các
nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất sinh, tỉ suất giới tính; đồng thời nhận thức được cơng tác
dân số là rất khó khăn.
Sau khi thực hiện ở các lớp tơi dạy, tôi và học sinh đã dùng những tranh luận
những nội dung sau:
Thuyết phục của học sinh
- Sinh con nhiều thì phụ nữ sẽ
xấu đi
- Cơ là cơng nhân viên chức, nhà
nước quy định chỉ được có 2 con
- Khơng chắc chắn đứa con thứ
3 là con gái

Phản hồi của giáo viên
- Sinh 2 con hay 3 con thì khơng xấu thêm nhiều
- Nếu cô vi phạm, chỉ bị chậm nâng lương, nhiều
nhất là thuyên chuyển công tác, cái này cơ chấp
nhận được
- Thời nay, với trình độ y học tạo nhiều thuận lợi
cho việc lựa chọn giới tính, nếu vẫn là con gái thì
chấp nhận.
- Cơ chỉ có 1 con trai, cô nghĩ cô sẽ đầu tư và
giáo dục được con trai mình nên khơng sợ ế vợ,
con gái không nhất thiết phải đầu tư nhiều

- Nếu cô sinh con trai, theo hiện
trạng của Việt Nam đang là mất
cân bằng giới tính nên sau này
con cơ khó lấy vợ

Thơng qua nội dung này, tơi đã đặt mình vào tư tưởng của phần lớn phụ nữ
Việt Nam, các em cũng thấy được nguyên nhân của vấn đề. Cuối cùng tôi đúc kết,
quan niệm sinh con nhiều hay ít, trai hay gái chịu ảnh hưởng của tư tưởng, quan niệm
rất nhiều. Muốn thực hiện tốt chính sách dân số cần làm cho người dân hiểu vấn đề
một cách sâu sắc, qua đó tự giác chấp nhận quy định của Nhà nước.
3. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện so với
giải pháp đã có.
Với sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh trong chương trình địa lý tự nhiên khối 10” của bản thân trong năm học
2013-2014 và , thì sáng kiến này có phát triển thêm ở nhưng nội dung sau:
- Phần nội dung: Phát triển thêm phần Địa lí dân cư.
- Phần phương pháp: nghiên cứu, đưa ra các ví dụ về câu hỏi theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh.
Giải pháp 3: Tăng cường sửa bài cho học sinh
1. Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp
Trang 24


 Phạm vi: Sửa bài cho học sinh trong những tiết bài tập, bài kiểm tra.
 Đối tượng: học sinh lớp 10
 Công việc cụ thể:
o Nghiên cứu tài liệu
o Xác định những nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá mới
o Tiến hành thực hiện
o So sánh kết quả thực hiện
 Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ Học kì 1 năm học 2014-2015, sau đó theo dõi, so
sánh, hoàn tất đề tài vào tháng 5 năm 2015.
2. Dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp đã
thưc hiện
"Hiện nay, việc đánh giá học sinh hiện tại là đánh giá (chấm điểm) mà khơng

có sự phản hồi cho học sinh. Cô chấm bài kiểm tra, thường chỉ cho điểm hoặc chỉ phê
“sai”, “làm lại” hay chỉ viết ký hiệu sai hay ký hiệu đúng chứ chưa giải thích được rõ
cho học sinh biết tại sao sai, sai như thế nào. Một số GV chấm bài có sự phản hồi
nhưng phản hồi không đủ, phản hồi tiêu cực, khơng mang tính xây dựng (Ví dụ, GV
phê: làm sai, làm ẩu, không hiểu…làm học sinh mất niềm tin, khơng có động lực để
sửa lỗi), làm cho người học chán nản… Khi phản hồi của GV đối với bài làm của HS
mang sắc thái xúc cảm âm tính, tiêu cực, có thể làm học sinh xấu hổ, mất tự tin. Bên
cạnh đó, nếu GV có phản hồi chung (chữa bài kiểm tra trên lớp) lại thường đưa ra lời
giải đúng theo cách tư duy “áp đặt” của GV, mà khơng giúp phân tích mổ sẻ những
cách tư duy chưa phù hợp của học sinh dẫn đến sự sai sót. Đánh giá lại khn vào một
số kiểu loại bài tốn, dạng bài văn, không nhằm bộc lộ năng lực suy nghĩ, sự trải
nghiệm đa dạng, phong phú của người học, tức tập trung vào một số kiểu đề thi và chỉ
để đáp ứng các kỳ thi, điều này làm cho q trình dạy học bị bóp méo chỉ để phục vụ
mục đích thi cử, nên mới xảy ra hiện tượng mọi học sinh “muốn thi đỗ phải đến lớp
luyện thi” nhưng thi xong chẳng cịn nhớ gì hết."
(Theo Nguồn: ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH PHỔ THÔNG THEO
CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC của PGS.TS. Nguyễn Công Khanh tại website
<>)
Do đó, giáo viên cần tăng cường sửa bài cho học sinh, quá trình này cần thực
hiện thường xuyên. Trong q trình thực hiện tơi thường sửa bài cho học sinh trong
những trường hợp sau
- Khi học sinh làm bài thực hành, sau khi hướng dẫn học sinh làm bài, tơi sẽ đi vịng
quanh lớp để kiểm tra việc làm bài thực hành của các em. Như vậy, tôi sẽ phát
hiện những lỗi sai của học sinh và sửa bài trực tiếp cho các em.
Trang 25


×