Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.65 KB, 50 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Lời mở đầu
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nền kinh tế
Việt Nam cũng đã phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của hệ
thống ngân hàng. Trên thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng thì hệ
thống ngân hàng luôn là trung tâm thần kinh, là hệ thống tuần hoàn của toàn
bộ nền kinh tế. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phồn vinh của quốc gia đó.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự mở cửa và hội nhập đất nước chúng ta
đang ngày một đổi mới cùng với sự phát triển chung của thế giới . Trong quá
trình mở cửa chúng ta mở rộng mối quan hệ với rất nhiều nước trên thế giới.
Đặc biệt vào tháng 7/2006 nước ta đã ra nhập WTO. Đây là một cơ hội vô
cùng thuận lợi cho các NHTM có điều kiện phát triển chính mình. Trong
những năm qua, hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong đó hoạt
động tín dụng đã có những đóng góp rất tích cực vào công cuộc phát triển
kinh tế, kiềm chế lạm phát, huy động đựơc nguồn vốn nhàn rỗi của các tầng
lớp dân cư và tổ chức kinh tế xã hội vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Trong hoạt động của các NHTM thì hoạt động tín dụng là một trong
những nghiệp vụ quan trọng đem lại tới 80% lợi nhuận kinh doanh cho các
NHTM. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động tín
dụng của NHTM cũng đã bộc lộ những yếu điểm của nó. Nền kinh tế nước
ta, một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang trong thời kì phát triển,
đang đói vốn và rất cần vốn đầu tư của tín dụng ngân hàng, thì các NHTM
lại thừa vốn, ứ đọng vốn, bên cạnh đó cơ cấu và cơ chế cho vay của nhiều
NHTM còn chưa phù hợp, chất lượng tín dụng cũng chưa cao thể hiện ở tỷ
lệ nợ quá hạn đang có su hướng gia tăng một cách nhanh chóng.
Là một đơn vị thành viên lớn nhất trực thuộc hệ thống Ngân Hàng
Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam, Sở giao dịch I là đơn vị anh hùng, có bề
dày lịch sử trong nghành, là một chi nhánh làm ăn có hiệu quả, với đội ngũ
cán bộ nhân viên được đào tạo ở trình độ cao và hệ thống trang thiết bị và
công nghệ hiện đại. Sở giao dịch I được huy động và cho vay vốn dài hạn,


trung hạn và ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ mọi nguồn vốn
trong nứơc dưới nhiều hình thức, trong đó tín dụng trung và dài hạn chiếm
đa số trong hoạt động tín dụng, trong những năm gần đây tín dụng ngắn hạn
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
cũng đã tăng lên đáng kể so với tín dụng trung và dài hạn, nhưng hoạt động
của tín dụng ngắn hạn vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả.
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Là người trực tiếp thực tập tại SGDI - NHĐT & PT, em thấy được sự
cần thiết phải có những biện pháp thiết thực và cụ thể cho công tác này.
Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch I - Ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam.” Để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch I -
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở
giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song cũng không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết trong chuyên đề của mình. Do vậy em rất mong được sự đóng
góp ý kiến của thầy cô. Và qua đây em xin gửi lời cám ơn tới PGS. TS. Lê
Hoàng Nga - HVNH, và phòng giao dịch II thuộc sở giao dịch I Ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam, đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình để em hoàn thành
bài chuyên đề một cách tốt nhất.
Hà Nội, tháng 4/2007
SV: Tô Thị Thanh.

SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
I. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
1. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng.
1.1. Khái niệm:
Thuật ngữ tín dụng ngân hàng xuất phát từ chữ la tinh “credium” có
nghĩa là lòng tin, sù tin tưởng, sự tín nhiệm.Lòng ở đây không chỉ là người
đi vay mà cả người cho vay.Do đó, hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự
chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức
tiền tệ hay hiện vật trong một thời gian nhất định từ người sở hữu sang
người sử dụng và khi đến hạn thì người sử dụng phải hoàn trả lại cho người
sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn mà khoản dôi ra gọi là khoản lợi tức tín
dụng. Còn hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng gồm hai mặt: Huy động vốn và
cho vay.
Từ đó, ta có thể khái niệm về tín dụng nh sau: Tín dụng là quan hệ
vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.
Do đó, ta có khái niệm về tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là
quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các
doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư được thực hiện dưới hình thức vốn tín
dụng bằng tiền bao gồm tiền mặt và bút tệ.
1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng:
Huy động vốn và cho vay đều được thực hiện dưới hình thức tiền tệ.
Thông qua cơ chế, chính sách thích hợp, ngân hàng huy động những khoản
nhàn rỗi để hình thành nguồn vốn cho vay nhằm bổ xung cho quá trình sản
xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các chủ thể trong nền kinh tế.
Các ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian trong quá trình huy
động vốn và cho vay.

Hoạt động của các ngân hàng bao gồm hai nghiệp vụ tương đối độc
lập là: Huy động vốn và cho vay, khi ngân hàng nhận tiền gửi của dân cư,
doanh nghiệp, chính phủ, thì ngân hàng là người cho vay.
Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng phù hợp với
sự vận động và phát triển của tái sản xuất xã hội.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì vốn cũng là yếu tố không thể
thiếu được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
xuất kinh doanh càng mở rộng thì nhu cầu cần vốn lại càng cao trong đó vốn
tín dụng sẽ cũng tăng theo. Với trường hợp này thì tín dụng ngân hàng vận
động phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
2. Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn và vai trò của tín dụng ngắn hạn .
2.1. Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn:
KN: Tín dụng ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và
được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động vốn lưu động của các
doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
2.1.1. Nghiệp vụ chiết khấu.
Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn trong đó khách hàng chuyển quyền sở
hữu những trái phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại để
nhận lấy một khoản tiền bằng mệnh giá - lợi tức phí và hoa hồng phí nếu có.
Ưu điểm của nghiệp vụ chiết khấu: Đơn giản vì nó chỉ dựa trên sự tín
nhiệm giữa ngân hàng và những người kí tên trên thương phiếu. Để thuận
tiện cho khách hàng, ngân hàng thường kí với khách hàng hợp đồng chiết
khấu ( cấp cho khách hàng hạn mức chiết khấu trong kì ). Khi cần chiết khấu
khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu lên ngân hàng xin chiết khấu. Ngân
hàng sẽ kiểm tra chất lượng thương phiếu và thực hiện chiết khấu. Do tối
thiểu có hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương
phiếu tương đối cao ( Trừ trường hợp ngân hàng miễn truy đòi đối với khách

hàng ). Hơn nữa ngân hàng thương mại có thể tái chiết khấu thương phiếu
tại ngân hàng nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh toán với chi phí thấp ( vì
vậy thương phiếu còn được coi là loại tài sản có khả năng chuyển nhượng -
có tính thanh khoản cao ).
2.1.2. Tín dụng ngân quỹ:
- Tín dụng ứng trước: Là nghiệp vụ tín dụng được thực hiện trên cơ
sở hợp đồng tín dụng trong đó khách hàng được sử dụng một khoản mức cho
vay trong một thời hạn nhất định.
- Tín dụng thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng
cho phép người vay được chi trội ( vượt ) trên số dư tiền gửi thanh toán của
mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới
hạn này được coi là hạn mức thấu chi.
Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng hạn mức
thấu chi và thời gian thấu chi ( có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng ).
Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, mua
thẻ séc Vượt quá số dư tiền gửi để chi trả ( song trong hạn mức thấu chi ).
Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi ngân hàng sẽ thu nợ gốc
và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả:
Lãi suất thấu chi* thời gian thấu chi*số tiền thấu chi.
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn linh hoạt, thủ tục đơn giản
phần lớn không có bảo đảm, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài
ngày trong tháng, vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải
nộp, mua hàng Hình thức này phần lớn chỉ sử dụng đối với các khách
hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn.
Tín dụng bằng chữ ký: Hình thức này ngân hàng không ứng trước
tiền ra mà chỉ đưa ra mét cam kết thanh toán có điều kiện, tức là cam kết sẽ
trả một khoản nợ của khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả

được. Loại tín dụng này bao gồm các loại sau:
Tín dụng chấp nhận.
Tín dụng chứng từ.
Tín dụng bảo lãnh.
- Tín dông factoring: Là loại nghiệp vụ tín dụng mà theo đó một tổ
chức tín dụng mua đứt toàn bộ các trái quyền ( các phiếu nợ, các hoá đơn thu
tiền ) mà doanh nghiệp là người bán hàng nắm giữ. Thực chất ngân hàng
chính là người mua các chứng từ để thu nợ.
2.2. Nguyên tắc cho vay của tín dụng ngắn hạn ngân hàng:
Câu cách ngôn:
“ Vì ngân hàng mượn nóng nên không thể cho vay lâu” phải luôn
được ghi nhí khi chúng tôi cho vay khách hàng vay tiền của mình Vì
nguồn tiền gửi của chúng tôi phần lớn là loại tiền không kì hạn (ngắn hạn ),
nên những khoản tiền ứng trước mà chúng tôi chu cấp để tài trợ cho thương
mại và công nghiệp cũng phải phòng xa theo khả năng, chỉ giới hạn trong
việc cấp vốn lưu động hoặc tài trợ bắc cầu ngắn hạn, có như vậy chúng tôi
mới có thể đối phó kịp thời với những đòi hỏi thanh toán lại cho những
người gửi tiền.
Mét lý do khác cho vay ngắn hạn chứa đựng rủi ro không thu hồi
được vốn là rất cao. Còng nh khoản tiền ứng trước có kỳ hạn càng dài thì
khả năng rủi ro càng cao, bởi những biến động về tài chính của người đi vay
và bởi những sự kiện xảy ra không lường trước được. Do vậy, một tỷ lệ đáng
kể những khoản tiền ứng trước của ngân hàng thường không kéo dài hơn
quá một năm, và nếu có thì nó phải được giám sát chặt chẽ và phải được tái
xét định kỳ trong hạn mức năm hay hàng năm.
Tín dụng là khoản sinh lời chủ yếu cho NHTM song tín dụng cũng
mang lại sự rủi ro lớn, chủ yếu của NHTM. Vì vậy, để hoạt động tín dụng
trong NHTM được bảo đảm, được an toàn và cho hiệu quả cao. Thì NHTM
cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cho vay, cho vay phải có kế
hoạch, mục đích và hiệu quả kinh tế. Tiền vay phải đảm bảo trả đúng hạn, cả

gốc và lãi.
2.3. Vai trò của tín dụng ngắn hạn.
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu là tài trợ cho khách hàng
trên cơ sở tín nhiệm ( tín dụng ). Hình thức tín dụng truyền thống củạ Ngân
hàng thương mại là cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản, giúp khách
hàng mua hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu, sau đó mở rộng thành nhiều hình
thức khác nhau như cho vay thế chấp bằng bất động sản, bằng các chứng
khoán, bằng các giấy tờ lưu kho hoặc không cần thế chấp.
- Đối với chính ngân hàng:
Vì cho vay ngắn hạn nên vốn quay vòng nhanh, nó thích ứng với kết cấu
nguồn vốn huy động, do đó tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của
NHTM.
- Đối với khách hàng:
Đây là hoạt động tài trợ vốn lưu động thường xuyên của khách hàng không
đủ trang trải các nhu cầu về loại vốn này thì khách hàng đó phải xin vay tín
dụng.
- Đối với nền kinh tế:
Có ý nghĩa lớn đối với chủ thể kinh tế và nền kinh tế.
II. Chất lượng tín dụng ngắn hạn.
1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngắn hạn.
Chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn là vốn vay ngân hàng đáp
ứng kịp thời đầy đủ cho doanh nghiệp và được doanh nghiệp đưa vào quá
trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất nhằm tạo ra một lượng
tiền lớn hơn để trang trải đủ chi phí, có lợi nhuận và hoàn trả cho ngân hàng
đầy đủ gốc và lãi.
Vậy, chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của khách
hàng

( người gửi tiền và người vay tiền ) phù hợp với sự phát triển kinh tế
xã hội và đảm bảo sự tồn tại của ngân hàng. Chất lượng tín dụng được hình
thành và đảm bảo từ hai phía là ngân hàng và khách hàng, bởi vậy, chất
lượng hoạt động của ngân hàng không những phụ thuộc vào bản thân ngân
hàng mà còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp, ngoài ra tổ chức tín dụng còn chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế
xã hội.
Đối với tín dụng ngắn hạn, kì hạn chỉ dưới 12 tháng nên phải phù hợp
với mục đích sử dụng, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư
phát triển của khách hàng. Ngoài ra chất lượng tín dụng ngắn hạn thể hiện ở
phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng thực lực của
ngân hàng.
Nh vậy, để một khoản vay có hiệu quả thì cần phải đặt ra những tiêu
chí để giám sát, lấy đó làm nền tảng đánh giá cho các khoản vay sau này.
Mỗi khoản vay có chất lượng dẫn tới tổng hoà các khoản cho vay có chất
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
lượng và từ đó hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ có chất lượng. Hiếm khi
tất cả các khoản cho vay ra có thể thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn quy
định, sẽ có một tỷ lệ các khoản cho vay không tuân theo quy luật thông
thường đó, nhưng tỷ lệ là bao nhiêu để không ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng của NHTM, tỷ lệ đó không xác định rõ trong từng thời điểm cũng như
không có một quy định chuẩn nào để quy định tỷ lệ đó. Qua mỗi năm, ngân
hàng tổng kết được một tỷ lệ các khoản vay không thu hồi đúng hạn, từ đó
làm căn cứ để so sánh với số liệu của năm trước, so sánh với số liệu của toàn
nghành. Nếu tỷ lệ các khoản vay chưa thu hồi năm nay thấp hơn năm trước
chứng tỏ hoạt động tín dụng năm nay có nhiều biến chuyển mang tính tích
cực. Mặt khác, tỷ lệ này nếu được so sánh với số liệu của toàn nghành mà
cao hơn cho thấy chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng còn thấp

hơn so với mặt bằng chung của toàn nghành ngân hàng, ngân hàng dựa vào
đó để làm cơ sở để phân tích, đánh giá cho những chính sách tín dụng sau
này của ngân hàng.
Ngoài ra, chất lượng tín dụng ngắn hạn còn thể hiện:
- Đối với NHTM: Chất lượng tín dụng phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi
nhuận hợp lý và gia tăng, dư nợ ngày càng tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm
bảo đúng quy định và hợp lý. Nợ xấu giảm xuống
- Đối với khách hàng: Khách hàng là một trong những chủ thể quan
trọng tạo lên khoản vay đó có hay không có chất lượng.
- Đối với nền kinh tế: Chất lượng tín dụng phải tạo ra được các hiệu
quả xã hội, như phục vụ sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho người lao
động, tăng thêm sản phẩm cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế, thu hút
tối đa vốn nhàn rỗi trong nứơc, tranh thủ vốn vay nước ngoài có lợi cho nền
kinh tế.
Từ những lý do trên ta có thể rót ra: Chất lượng tín dụng ngắn hạn là
một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTM và sự thay
đổi của môi trường bên ngoài. Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều
yếu tố như: thu hút được khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức
độ an toàn của vốn tín dụng
2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn.
Ngân hàng là nghành dịch vụ có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm
năm. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn siêu lợi nhuận cho nghành ( chiếm
80% lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng ). Song nó cũng chứa đựng sự rủi
ro rất cao.
Trong thập kỷ 90 chóng ta đã chứng kiến một loạt các đợt khủng
hoảng ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân gây lên song nguyên nhân chính là
từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cho tới nay chưa có một ngân hàng,
một quốc gia nào dám khẳng định họ có đủ kinh nghiệm và kiến thức để
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
8

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
thực hiện hoạt động tín dông, một hoạt động sống còn của ngân hàng. Chính
vì lẽ đó nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề được đề cập, tranh cãi
lý do chính của nó xuất phát từ vai trò then chốt không thể thiếu của chất
lượng tín dụng đối với nền kinh tế, xã hội được thể hiện dưới ba góc độ sau:
Ngân hàng, nhà đầu tư và xã hội.
2.1. Chất lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại.
NHTM còng giống nh các nhà kinh doanh, bỏ vốn của mình là mong
muốn thu được lợi nhuận và thu hồi vốn. Nh thế đảm bảo chất lượng cho các
khoản tiền vay bản thân nó đối với ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết.
Đặc biết, đối với các NHTM Việt Nam hiện nay khi không còn là cái bóng
của NHTW mà trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự kiếm lợi nhuận,
chịu trách nhiệm với khách hàng và NHTW. Do vậy, mà ngân hàng không
thể không cần đến sự an toàn với các khoản cho vay.
Trong tình hình kinh tế của nước ta hiện nay, khi mà thị trường tài
chính chưa thực sự phát triển thì danh mục tài sản có sinh lời của các ngân
hàng chưa thể phong phó, cho nên đầu tư vào danh mục cho vay vẫn là hoạt
động thiết yếu của ngân hàng. Cho vay nếu không đảm bảo chất lượng sẽ
làm cho ngân hàng không đầu tư vào các tài sản có khác. Hơn nữa, chất
lượng tín dụng làm gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, tạo
thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.
Như vậy có thể thấy nâng cao chất lượng cho vay là điều kiện tối ưu
cần thiết cho mỗi ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho
ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp ngân hàng phát triển, nếu đi ngược
lại mục tiêu trên, ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.
2.2. Chất lượng tín dụng đối với nhà đầu tư.
Chất lượng tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của những người khai
thác ngân hàng. Đây là một yêu cầu của người gửi tiền đối với ngân hàng.
Có thể nói chính yêu cầu an toàn các khoản tiền là tiền đề cho sù ra đời của

hệ thống ngân hàng.
Cho đến nay nhu cầu này càng cấp thiết hơn. Bởi lẽ nếu ngân hàng
gặp phải tình trạng cho vay không đòi lại được tức là bị mất vốn, điều đó
cũng có nghĩa là nhà đầu tư cho ngân hàng cũng bị mất vốn đầu tư, mất mát
các khoản tiền gửi, gây thiệt hại trực tiếp cho người gửi tiền, những người đã
góp phần tạo nên nguồn vốn để ngân hàng nhờ đó mới tiến hành được cho
vay sinh lợi nhuận.
2.3. Chất lượng tín dụng đối với xã hội.
Các ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và để tối đa hoá lợi
nhuận ngân hàng đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp cho khách hàng trong đó
có hoạt động tín dụng, sự phát triển của ngân hàng phụ thuộc chặt chẽ vào
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
9
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Thông qua chính sách tín
dụng của mình, các ngân hàng đã góp phần vào sự phát triển của các
nghành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và do đó tạo ra những điều kiện và
công ăn việc làm và cải thiện mức sống cho người lao động.
Ngân hàng có đặc thù so với các nghành kinh tế khác ở chỗ hoạt động
của nó liên quan tới nhiều đối tượng ở mọi nghành nghề. Điều này tất yếu
dẫn tới việc ngân hàng có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế xã hội.
Tóm lại, nâng cao chất lượng cho vay tín dụng ngân hàng là vấn đề vô
cùng quan trọng, không chỉ là công việc hàng đầu của mỗi ngân hàng riêng
lẻ mà là toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.
Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp đang rất
cần nguồn vốn lớn để phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hoá chỉ có thể tạo vốn thông qua con đường vay ngân hàng. Thế nhưng
tồn tại nghịch lý trong khi doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng lại thừa vốn
(thiếu vốn trung và dài hạn còn thừa vốn ngắn hạn ).
Đứng trước thực trạng nền kinh tế còn nhiều khó khăn và nợ quá hạn

khó đòi ngày càng gia tăng, do vậy để đảm bảo đồng vốn cho vay của mình
mà nhiều ngân hàng đã lưỡng lự khi quyết định cho doanh nghiệp vay, điều
này đã cản trở không nhỏ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và của
xã hội. Vì vậy, các ngân hàng phải tự tìm cho mình giải pháp phù hợp trên
cơ sở các nguyên tắc cho vay để có thể tiến hành tới hoạt động cho vay đảm
bảo đồng thời với các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn.
Chất lượng hoạt động tín dụng là một khái niệm tương đối và không
có một chỉ tiêu tổng hợp nào để phản ánh nó một cách chính xác. Thông
thường để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một NHTM, người ta
dùng một tập hợp các chỉ tiêu khác nhau, nhưng về bản chất chất lượng tín
dụng của một NHTM được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
3.1. Vòng quay vốn tín dụng.
Chỉ tiêu này đánh giá tần suất sử dụng vốn ( hiệu quả sử dụng vốn )
của ngân hàng trong một thời gian nhất định.
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh sè thu nợ/ Dư nợ bình quân,
Vòng quay vốn tín dụng lớn chứng tỏ vốn ngân hàng đã luân chuyển nhanh,
tham gia nhiều vào chu kì sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá. Với
số lượng vốn nhất định nhưng do tốc độ quay vòng vốn tín dụng nhanh nên
ngân hàng không những đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp
mà còn có thêm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cho doanh nghiệp khác phát
triển sản xuất. Vòng quay vốn tín dụng tăng phản ánh chất lượng tín dụng
ngân hàng tốt, khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng có hiệu quả, thường
trả nợ đúng hạn.
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
10
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
3.2. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng.
Bất kì một ngân hàng nào thì chỉ tiêu này cũng rất quan trọng, chỉ tiêu
này đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đánh giá mức độ hiệu quả

sử dụng tài sản của nhà quản lý.
Đây là lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay đối với
khách hàng. Trong hoạt động cho vay phải thực hiện đựơc lãi suất dương, có
nghĩa là lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào cộng với các chi phí
nghiệp vụ ngân hàng. Ngân hàng có thể tuỳ thời gian, điều kiện kinh doanh
cụ thể để có chính sách khách hàng hợp lý, nhằm mở rộng đầu tư tín dụng
thu hút khách hàng mà vẫn đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao
nhất. Lợi nhuận do tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay đã thu hồi
được cả gốc và lãi, đảm bảo được an toàn đồng vốn cho vay. Bằng việc so
sánh các chỉ tiêu này giữa các ngân hàng nên có thể đánh giá, xếp loại chất
lượng tín dụng của các ngân hàng.
3.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn.
Chỉ tiêu này có thể nói là quan trọng nhất khi xem xét chất lượng tín
dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính:
Tỷ lệ nợ quá hạn = ( Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ )*100
Chỉ tiêu này phản ánh rõ nét nhất về chất lượng tín dụng ngân hàng. Nếu tỷ
lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân
hàng thấp, rủi ro cao vì với một số lớn các khoản nợ không được hoàn trả
đúng hạn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn vào,
ra. Với việc không thu được nợ thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc mất
khả năng thanh toán hoặc tệ hơn là phá sản. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu
hiện chất lượng tín dụng ở ngân hàng cao, mức độ an toàn cao hay rủi ro
thấp vì nó nói lên trong các khoản cho vay của ngân hàng chỉ có một số Ýt
các khoản vay không hoàn trả đúng thời hạn.
3.4. Chỉ tiêu tổng dư nợ.
Phản ánh doanh sè cho vay của ngân hàng trong một kỳ ( 1 năm ) bao
nhiêu. Tổng dư nợ thấp phản ánh chất lượng tín dụng thấp vì ngân hàng
không có khả năng mở rộng cho vay, khả năng tiếp thị khách hàng kém,
trình độ đội ngũ nhân viên không cao. Tuy nhiên, khi xét chỉ tiêu này chúng
ta không nên xem xét chúng theo từng thời kì riêng rẽ mà phải xem xét

chúng trong cả một quá trình trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên
ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất. Tuy vậy, tổng dư nợ cao
chưa chắc đã phản ánh chất lượng tín dụng cao, vì vậy chỉ tiêu này không
phải là quan trọng nhất, ta thường dùng để tính hệ số sử dụng vốn vay.
Hệ số sử dụng vốn vay = Tổng số dư nợ/ Tổng nguồn vốn huy động.
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
11
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Hệ số này phản ánh kết quả sử dụng vốn để đầu tư của NHTM, hệ số luôn
nhỏ hơn 1, nếu hệ số gần bằng 1 thì NHTM phải chú ý tăng trưởng nguồn
vốn để đề phòng mất khả năng thanh toán.
4. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn.
4.1. Môi trường kinh tế xã hội.
Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động của ngân
hàng, thể hiện rõ ở đường lối chủ trương phát triển kinh tế của nhà nước,
mỗi địa phương và ở mức độ phát triển của mỗi quốc gia, ở từng địa
phương.
Một nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến một chính sách tín dụng tự do so
với một nền kinh tế lệ thuộc vào các biến động thời vụ và chu kì. Các khoản
kí thác trong nền kinh tế không ổn định thường chao đảo biến động mạnh so
với các khoản kí thác trong một nền kinh tế ổn định. Nhiều người vay đã làm
ăn phát đạt trong những giai đoạn thịnh vượng nhưng trong giai đoạn suy
thoái vốn có thể bị tiêu tan, lợi nhuận có thể giảm sút từ đó gây lên tình
trạng ngân hàng không thu hồi được vốn. Một yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng
đến chính sách tín dụng của ngân hàng là đường lối chủ trương của quốc gia,
địa phương. Lý do chủ yếu để ngân hàng được tồn tại là nhằm phục vụ các
nhu cầu tín dụng của cộng đồng, xã hội. Về mặt lý luận của các ngân hàng
chỉ cho người nào vay tiền nếu đưa ra được yêu cầu xin vay hợp lệ, hợp
pháp và lành mạnh về kinh tế, nh theo chủ trương của nhà nước.
Tóm lại hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói

riêng đạt hiệu quả cao hay thấp, rủi ro nhiều hay Ýt có quan hệ hữu cơ với
sự phát triển kinh tế của quốc gia.
4.2. Môi trường pháp lý.
Nhân tố pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với chất lượng hoạt
động tín dụng nó tạo môi trường hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân
hàng. Nhân tố pháp luật ở đây bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật,
tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời với quá
trình chấp hành luật pháp và trình độ dân trí.
Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể lệ tín dụng của nghành đúng với luật ngân
hàng, phù hợp với thực tiễn là một điều kiện quan trọng để nâng cao chất
lượng tín dụng. Bất kì một điều khoản nào, một quy định nào chưa phù hợp
với thực tiễn đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Hiện nay nước ta có nhiều bộ luật tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập
chưa sát với thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội nói chung
và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Trong điều kiện nh vậy việc vận
dụng thực thi các bộ luật đã có nh thế nào để tạo được hành lang pháp lý đầy
đủ cho hoạt động ngân hàng là vấn đề có nhiều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động tín dụng của ngân hàng.
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
12
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
4.3. Về phía của khách hàng vay vốn.
Trong khi doanh nghiệp ở các nghành kinh tế khác trực tiếp sử dụng
quản lý vốn của mình thì ngân hàng sử dụng vốn của mình dưới hình thức
gián tiếp: Đó là giao vốn cho doanh nghiệp không được trực tiếp quản lý
vốn của mình mà thông qua hình thức giám sát doanh nghiệp vay vốn.
Do vậy, chất lượng tín dụng ngân hàng chịu nhiều chi phối rất lớn từ
bản thân hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn. Các yếu tố của
khách hàng có ảnh hưởng chính đến chất lượng tín dụng đó là:
Năng lực về vốn và tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đủ vốn

cố định và vốn lưu động để thực hiện nhiệm vụ của mình không, mét doanh
nghiệp có nguồn vốn dồi dào, Ýt bị phụ thuộc vào ngân hàng hay các chủ nợ
khác thì khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng là cao hơn so với doanh
nghiệp đi vay vốn là chủ yếu. Giá trị thực của một doanh nghiệp là một vài
tiêu chuẩn đo lường sức mạnh tài chính của chính họ, thường là một trong
các yếu tố quyết định khối lượng tín dụng mà một ngân hàng sẵn lòng cho
doanh nghiệp đó vay vốn.
Khối lượng và chất lượng tài sản của doanh nghiệp nói lên sự thận
trọng và tháo vát của nhà quản lý doanh nghiệp đồng thời một số hoặc tất cả
tài sản có thể đảm bảo cho khoản vay. Điều đó có ý nghĩa các khoản vay sẽ
được hoàn trả. Tuy nhiên, các tài sản đó giảm bớt rủi ro cho ngân hàng,
nhưng các ngân hàng vẫn mong muốn vốn vay sẽ được trả từ lợi nhuận. Vì
điều đó chứng minh rằng vốn của ngân hàng đã được sử dụng có hiệu quả.
Chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay
xấu, tương lai của doanh nghiệp phát triển ở mức độ nào, dự án, phương án
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có đủ khả năng tồn tại và phát triển
được trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường hay không. Điều
này cổ phần hoá ý nghĩa quyết định cho số phận món tiền ngân hàng cho
vay, nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên đà phát triển có hiệu quả
thì vốn của ngân hàng chắc chắn sẽ được hoàn trả.
Mức độ chuyển biến nhận thức, quan điểm tâm lý của ban lãnh đạo
doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ra sao. Họ đã có đầy đủ ý
thức và trách nhiệm trả nợ đối với khoản vay hay vẫn mang nặng tư tưởng
bao cấp trông chờ nguồn vốn được cấp, được vay ưu đãi. Trình độ doanh
nghiệp ở mức độ nào, đã đáp ứng được mức độ nào trong điều kiện kinh tế
hiện thời. Mét doanh nghiệp trở nên hưng thịnh, phát triển trong khi mét
doanh nghiệp khác bị thua lỗ, suy sụp. Sự khác biệt này có nguyên nhân
chính xuất phát từ trình độ chất lượng quản lý và đây cũng là yếu tố quyết
định khiến cho doanh nghiệp có được vay vốn ngân hàng hay không và qua
đó để đánh giá phần nào chất lượng tín dụng của ngân hàng.

SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
13
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Như vậy, có thể nói việc quản lý sử dụng vốn vay sao cho có hiệu
quả, đảm bảo trả nợ ngân hàng và có lợi nhuận cho người vay các doanh
nghiệp có trình độ quản lý tốt, năng lực sản xuất kinh doanh tốt, bảo tồn và
phát triển được vốn vay thì chất lượng đầu tư tín dụng của ngân hàng sẽ cao
và ngược lại.
4.4. Nhân tố chủ quan của ngân hàng.
Năng lực, trình độ hiểu biết của đội ngũ cán bộ ngân hàng trong cơ
chế thị trường có ảnh hưởng to lớn tới chất lượng món vay của ngân hàng.
Chóng ta đang đứng trước một thực trạng chung là xu thế toàn cầu
hoá nền kinh tế thế giới. Xu thế này ngày càng hình thành rõ rệt mà nét nổi
bật là nền kinh tế quốc tế thị trường đang trở thành một không gian chung
cho tất cả các nước, các thị trường tài chính mở rộng phạm vi hoạt động
dường như không biên giới, vừa tạo điều kiện có cơ hội mới cho ngân hàng
vừa làm sâu sắc thêm quá trình cạnh tranh, đặt ngân hàng trước những thử
thách mới. Bởi vậy nếu ngân hàng nào không nhận thức được vấn đề này,
không tự đổi mới, tìm cách tạo dựng và phát triển thế mạnh của riêng mình,
có hướng đi vào chính sách tín dụng thích hợp thì sẽ khó lòng tồn tại và phát
triển trong đó chiến lựơc con người giữ vai trò chỉ đạo.
Thực tế, cho thấy nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy sáng
tạo trong công việc, có tinh thần tập thể vì lợi Ých của ngân hàng thì ngân
hàng đó có thể đứng vững và phát triển, ngày nay có uy tín. Trong khi đó có
những cán bộ tín dụng gian dối trong thẩm định tín dụng của ngân hàng,
đánh giá sai tài sản thế chấp, lơ là sự giám sát của mình đối với các doanh
nghiệp để rồi dẫn đến ngân hàng chịu toàn bộ rủi ro.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố khách quan nh thiên tai, dịch hoạ, cơ
chế chính sách, khách hàng gặp khó khăn dẫn đến thua lỗ thì bản thân
ngân hàng phải chịu trách nhiệm chính cho hiện tượng chất lượng tín dụng

bị giảm sút. Trong đó cán bộ tín dụng có vai trò và ảnh hưởng lớn đến chất
lượng các món vay, bởi chính họ là người trực tiếp nhận hồ sơ, thẩm định,
đề suất cho vay và theo dõi quản lý dư nợ của khách hàng. Chính vì vậy mà
cán bộ tín dụng chính là mẫu số chung nhỏ nhất của các ngân hàng khi tìm
ra nguyên nhân của nợ quá hạn, các khoản vay không thu hồi được.
Nh vậy, để có một khoản vay tốt thì cần phải có nhiều điều. Ngoài
một báo cáo tài chính vững mạnh cần có một đội ngũ cán bộ tín dụng vững
về kỹ thuật, có trực giác nhạy bén, sắc sảo. Thông qua việc đào tạo và lựa
chọn những cán bộ có năng lực, thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp thì
các ngân hàng có thể bắt đầu một quá trình cải thiện chất lượng tín dụng,
giảm thiểu các rủi ro để lấy lại và nâng cao uy tín của mình trong xã hội.
5. Cơ chế chính sách có liên quan đến chất lượng tín dụng ngắn hạn.
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
14
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Hiện nay thì ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đang áp dụng
một số các văn bản nh:
- Công văn 180/CN _ TD3 ngày 20/06/1994 của ngân hàng nhà nước
về việc hướng dẫn phân tích hoạt động kinh tế và phân loại doanh nghiệp.
- Công văn 380/NHĐT - CD ngày 28/02/1997 của ngân hàng đầu tư
và phát triển Việt Nam về phân loại doanh nghiệp.
- Công văn 2064/NHĐT 5 ngày 01/09/1998.
- Nghị định 178/1999/NĐ - CP ngày 29/06/1998 của chính phủ về
việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
- Thông tư 07/1998/TT - Ngân hàng nhà nước 1 ngày 28/09/1998.
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
15
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam.

2. Quá trình hình thành và phát triển của SGDI - BIDV.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SGDI - BIDV.
SGDI được thành lập theo thông báo số 572 TCCB/ĐT ngày
26/12/1990 của vụ tổ chức cán bộ ngân hàng nhà nước về tổ chức bộ máy
của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và Quyết định số
76/QD/TCCB ngày 28/03/1991 của tổng giám đốc NHĐT & PTVN. Theo
quyết định này, SGDI là đơn vị trực thuộc, là đại diện pháp nhân của NHĐT
& PTVN, thực hiện hạch toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng, có
con dấu riêng và trực tiếp giao dịch với khách hàng. SGDI - NHĐT & PT có
trụ sở đặt tại Hà Nội ( hiện nay tại toà tháp A 191 Bà Triệu ) là đơn vị thành
viên lớn nhất của hệ thống NHĐT & PTVN; là NHTM quốc doanh hoạt
động đa năng trong mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là trong
đầu tư phát triển; là đơn vị xuất sắc trong hệ thống NHĐT & PTVN, liên tục
đi đầu trong mọi lĩnh vực như huy động tiền gửi và cho vay phục vụ đầu tư
phát triển Năm 2002, đơn vị đã được cấp chứng chỉ ISO - 9001.
SGDI - NHĐT & PTVN là một ngân hàng thương mại trực thuộc
NHĐT & PTVN trực tiếp kinh doanh với nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn
và cho vay đầu tư đối với các dự án thuộc các thành phần kinh tế có địa
điểm xây dựng trải dài qua nhiều tỉnh, thành phố.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển trong từng giai đoạn, tuỳ
tình hình cụ thể mà các cấp quản lý giao cho NHĐT $ PTVN ( hoạt động
thông qua SGDI ) những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Do vậy, mà chức
năng, nhiệm vụ của SGDI trong từng thời kì, từng giai đoạn cũng thay đổi.
Quá trình phát triển của SGDI có thể chia thành hai giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I từ 1991 - 1995: Nhiện vụ chính trong giai đoạn này là
cấp phát vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản.
- Giai đoạn II từ 1995 đến nay: Thực hiện kinh doanh tiền tệ, làm dịch
vụ thanh toán, tự cân đối nguồn, tìm dự án cho vay.
Giai đoạn này hệ thống NHĐT & PTVN chuyển dần sang hoạt động
nh một ngân hàng thương mại ( với mốc đánh dấu là tháng 10/1994 khi

NHĐT & PTVN nói chung là SGDI nói riêng thực hiện phát hành kì phiếu ).
Tuy nhiên, SGDI vẫn còn mang dáng dấp của một ngân hàng phát triển với
việc thực hiện các dự án mang tính chất định hướng, SGDI xem xét các dự
án và quyết định có thực hiện được các dự án này không. Nguồn vốn cho các
dự án trước hoặc lấy từ nguồn vốn uỷ thác hoặc từ nguồn thu nợ của các dự
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
16
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
án trước hoặc lấy từ nguồn huy động của SGDI và được nhà nước cấp bù
chênh lệch lãi suất ( quan hệ thuần tuý là quan hệ vay - trả. )
2.1.1. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban.
Mô hình tổ chức của SGDI - NHĐT & PT VN được xây dựng theo
mô hình hiện đại hoá ngân hàng, theo hướng đổi mới tiên tiến và phù hợp
với quy mô, đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Cuối năm 2003 gồm 14 đơn
vị với 2 phòng giao dịch với đội ngũ hơn 270 cán bộ, nhân viên, SGDI là
một chi nhánh thuộc hệ thống BIDV với đầy đủ chức năng của một đơn vị
thành viên trong hệ thống BIDV.
Ban giám đốc của SGDI hiện nay gồm 4 người( 1 giám đốc và 3 phó
giám đốc). Các phòng ban của SGDI được tổ chức sắp xếp theo quyết định
số 916/QĐ - TCHC của giám đốc SGD ngày 08/09/2003, SGDI có các
phòng ban sau:
- Phòng kế hoạch nguồn vốn.
- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
- Phòng tiền tệ kho quỹ.
- Phòng thanh toán quốc tế.
- Phòng tín dụng.
- Phòng tài chính kế toán.
- Phòng điện toán.
- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ.

- Phòng tổ chức hành chính.
- Phòng giao dịch.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại SGDI - BIDV.
Trong những năm vừa qua SGDI hoạt động kinh doanh có rất nhiều
thuận lợi và song song với thuận lợi SGDI cũng gặp rất nhiều khó khăn. Cụ
thể:
* Thuận lợi:
- SGDI có môi trường hoạt động ổn định, có đủ tiềm năng, điều kiện
khai thác nguồn vốn nhàn rỗi cũng nh mở rộng khách hàng và hoạt động
kinh doanh.
- Là bộ phận kinh doanh trực tiếp tại NHĐT & PTVN nên phương
hướng, mục tiêu hoạt động của SGDI rất sát sao, kịp thời, luôn được sự quan
tâm về mọi mặt và sự hỗ trợ trực tiếp của các phòng chức năng trong hoạt
động kinh doanh.
- SGDI là nơi thử nghiệm mọi nghiệp vụ mới của toàn nghành, được
NHĐT & PTVN cho áp dụng những kinh nghiệm thành công, đúc rút từ các
hoạt động của các Sở giao dịch và các nghành.
* Khó khăn:
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
17
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
- Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhất là tình hình tại
IRAQ, bệnh dịch SARS, bệnh dich cóm gia cầm Đã làm ảnh hưởng
không Ýt tới sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng,
trong đó ảnh hưởng cả tới hoạt động của các NHTM.
- Hoạt động ngân hàng ngày càng khó khăn hơn so với những năm
trước ( tháng 11/2006 nước ta ra nhập WTO) do vậy, sức Ðp cạnh tranh với
nhiều ngân hàng cùng địa bàn, nhất là các ngân hàng quốc doanh lớn và các
ngân hàng nước ngoài xảy ra rất khốc liệt. Mặt khác các hình thức huy động
vốn, cho vay, dịch vụ hiện nay của các ngân hàng không ngừng được cải

tiến, mở rộng rất đa dạng, phong phó do đó mà mức độ cạnh tranh diễn ra
càng gay gắt.
- Tình hình khó khăn chung về vốn đầu tư, nhất là vốn ngân sách
nhà nước đang có tác động đến tình hình tài chính doanh nghiệp, chủ yếu là
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp, ảnh hưởng đến
quan hệ tín dụng.
* Kết quả hoạt động kinh doanh của SGDI - NHĐT & PT Việt Nam
trong thời gian vừa qua.
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn đạt và vượt mức kế hoạch,
qui mô huy động vốn và tín dụng không ngừng được mở rộng. Là đơn vị
tiêu biểu, chủ lực của cả hệ thống NHĐT & PT Việt Nam, Sở giao dịch I đã
đạt được những kết quả đáng ghi nhận, luôn luôn dẫn đầu hệ thống của
NHĐT & PT Việt Nam các chỉ tiêu kinh doanh trên các mặt hoạt động của
mình.
Những cuối tháng năm 2006, tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn
biến không thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Đến 31/12/2006, về cơ bản
Sở giao dịch đã hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch kinh doanh
năm 2006. Cụ thể:
Đến 31/12/2006 tổng tài sản là 11455 tỷ đồng tăng 0,7% (81 tỷ
đồng) so với năm 2005, trong đó tài sản sinh lời đạt 11052 tỷ đồng chiếm
96,48% trong tổng tài sản.
Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý và
tích cực. Nguồn vốn huy động của SGD I đảm bảo đủ phục vụ cho nhu cầu
thanh toán hàng ngày, nhu cầu giải ngân tín dụng, ngoài ra SGD I gửi kì hạn
tại H.O, góp phần làm tăng nguồn vốn huy động toàn nghành. Trên cơ sở
nguồn vốn hiện có, SGD I đã từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo
hướng hợp lý phù hợp với cơ cấu vốn, đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng dư
nợ thương mại. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh vẫn còn
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
18

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
thấp so với mục tiêu đặt ra. Kết quả thực hiện cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có
đạt được nh sau:
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
19
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Huy động vốn/Tổng dư nợ 1,75 1,80
Huy động vốn/ Dư nợ VND 2,24 2,54
Huy động vốn/ Dư nợ ngoại tệ 1,27 1,19
Huy động ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn 5,12 3,44
Huy động dài hạn/Dư nợ trung dài hạn 1,10 1,34
Thị phần huy động vốn trên địa bàn Hà Nội năm 2006 ước đạt 5,44%
giảm 0,82% so với năm 2005 ( 6,26% ), thị phần tín dụng đạt 5,9% giảm
1,17% so với năm 2005 (7,07% ) do SGD I đã chuyển một phần dư huy
động vốn và tín dụng cho chi nhánh Đông Đô.
Năm 2006 SGD I đã tích cực phát triển các dịch vụ hiện có, đồng thời
triển khai mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ mới như: Thanh toán liên
ngân hàng góp phần tăng thu dịch vụ. Thu dịch vụ ròng đạt 25,63 tỷ đồng
chiếm 20% chênh lệch thu chi. Mặc dù, là đơn vị có chênh lệch thu chi lớn
( chủ yếu thu từ lãi ) nhưng tỷ trọng thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế
đạt tỷ lệ yêu cầu là 20%.
Chênh lệch thu chi sau trích dự phòng rủi ro đạt 128,36 ( trích dự
phòng rủi ro là 10,56 tỷ ) bằng 64,59% so với năm 2005.
+> Nghiệp vụ huy động vốn:
Trong những năm vừa qua, các cấp quản lý và cán bộ trong sở giao
dịch đã ra sức thúc đẩy theo chiều sâu với các khách hàng truyền thống, tìm
nguồn huy động mới nhằm mở rộng quy mô huy động vốn cho sở giao dịch.
Thị phần huy động vốn trên địa bàn chiếm khoảng 7% trong tổng nguồn vốn
huy động của nghành ngân hàng Hà Nội.

BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD I TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY.
Đơn vị: triệu VND.
Chỉ tiêu Năm2004 Năm2005 Năm2006
1. Tiền gửi khách hàng 2338372 2771700 3705456
- Tiền gửi không kì hạn 666279 556410 1019987
- Tiền gửi có kì hạn 1672093 2215290 2685478
2. Tiền gửi dân cư 5288424 5165807 5017088
- Tiết kiệm 2508236 2404572 2508801
- Kì phiếu 1670985 1688811 461017
- Trái phiếu 1109203 1072424 2047270
3. Huy động khác 470793
Tổng sè 7626796 8408300 8722544
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
20
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Qua bảng số liệu ta thấy đến 31/12/2006 nguồn vốn huy động được là
8722544 triệu VND, tăng 3,7% so với năm 2005, đây là kết quả đáng mừng
trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn như hiện nay, đặc biệt sự khan hiếm
về đồng tiền.Cơ cấu các loại tiền gửi dần dần hợp lý hơn, trong đó tốc độ
tăng tiền gửi dân cư và tiền gửi các tổ chức kinh tế xã hội gần như nhau.
Trong đó huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tăng 33,7%, tiền gửi dân cư
tuy có giảm nhưng vẫn giữ vững được thị trường huy động vốn của sở giao
dịch I, góp phần tạo một nền vốn ổn định cho hoạt động ngân hàng.
Tình hình huy động vốn của sở giao dịch ngày càng tăng qua các năm.
Thể hiện, năm 2004 tổng nguồn vốn huy động là 7626796 triệu VND sang
năm 2005 tổng nguồn vốn huy động là 8408300 triệu VND, như vậy so với
năm 2004 thì năm 2005 đã tăng lên 781504 triệu VND( 10,2% ). Tốc độ này
được giữ vững trong điều kiện khan hiếm tiền lẫn sự cạnh tranh gay gắt của
các ngân hàng hoạt động trên địa bàn sang năm 2006 tổng nguồn vốn huy
động là 8722544 triệu VND tăng 364244 triệu VND (4,3%) so với năm

2005.Năm 2006 đã khai thác và tiếp thị được hơn 1200 khách hàng sử dụng
thẻ ATM và hơn 200 doanh nghiệp mới mở tài khoản huy động tiền gửi, tiền
vay thường xuyên tại SGD như: Công ty Hà Thanh, Cty Nam Dương, Cty
Sơn Việt, Cty XNK khoáng sản, Cty Vinamex, Cty hỗ trợ và phát triển tin
học nâng số khách hàng hơn 8000. Sở giao dịch đã ký thêm hợp đồng chi
trả lương tự động hàng tháng cho hơn 10 Cty: Cty liên doanh câu lạc bộ Hà
Nội, Cty hỗ trợ và phát triển tin học Mở rộng phục vụ khách hàng: Thông
báo, quảng bá với khách hàng thực hiện chương trình huy động vốn nhằm
mục đích phục vụ khách hàng được tốt hơn.
Để đạt được kết quả như vậy trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn
như hiện nay, đặc biệt là sự khan hiếm về đồng tiền, trước những biến động
của thị trường, lãi suất huy động vốn của Sở vẫn tăng trưởng ở mức độ cao,
SGD đã có những chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn có tính cạnh tranh
cao; phối hợp chặt chẽ các mặt nghiệp vụ khác với công tác huy động vốn,
đã khắc phục được các yếu điểm, tập trung mở rộng mạng lưới huy động;
giao dịch tại các khu đông dân cư, các đầu mối kinh tế, thương mại phát
triển; hệ thống thanh toán hiện đại đảm bảo phục vụ nhanh chóng, an toàn,
chính xác, thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền; tiếp cận mở rộng số
khách hàng có tiềm năng tiền gửi thanh toán để khai thác kênh huy động vốn
từ các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp nhằm ổn định cơ cấu và hạ giá thành
đầu vào, đồng thời phát triển nhiều sản phẩm và tiện Ých mới Do vậy,
SGD đã duy trì và giữ vững được thị phần huy động vốn của ngân hàng
thêm vững mạnh, cải thiện cơ cấu tài sản theo hướng bền vững.
+ > Nghiệp vụ tín dụng.
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
21
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
SGD đã thực hiện tốt luật các tổ chức tín dụng, quy chế uỷ quyền, quy
trình nghiệp vụ, thường xuyên kiểm tra chất lượng tín dụng, nghiên cứu,
phân tích, đánh giá khách hàng từ nhiều kênh thông tin, xây dựng các hệ

thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện
kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nắm vững hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động nh trên, SGDI đã thực hiện hàng loạt
danh mục đầu tư, cho vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại,
đáp ứng phần nào nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, của nền kinh tế. Hầu
hết các dự án sử dụng vốn vay của ngân hàng đều phát huy rất cao. So với
năm 2005 , dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng ngày càng cao trên tổng
dư nợ tín dụng tại SGD, tỷ lệ nợ quá hạn luôn được kiểm soát và cải thiện
theo hướng tích cực. Năm 2006 SGD I đã lỗ lực thực hiện công tác xử lý nợ
tồn đọng với kết quả hoàn thành 100% kế hoạch đề ra, thực hiện trích lập dự
phòng rủi ro theo đúng quy định.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại SGD I.
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1.Cho vay ngắn hạn 830339 825170 1069764
2. Cho vay trung, dài hạn 2080802 1955707 1681642
3.Cho vay KHNN 1012176 728528 644344
4. Cho vay uỷ thác ODA 432392 466980 484692
5. Cho vay TCTD khác 39120
6. Cho vay đồng tài trợ 934905 1018240 1399621
Tổng cộng 5660368 4994625 5319184
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I - BIDV
.
Ta nhận thấy, có một số chỉ tiêu tín dụng giảm, bởi SGD I đóng góp vào sự
phát triển của toàn hệ thống BIDV, do vậy đã san bớt các nguồn vốn cũng
như dư nợ cho vay cho các chi nhánh mới, Tuy nhiên đến 31/12/2006 dư nợ
tín dụng đạt 5057 tỷ đồng. Đặc biệt SGD I đã tiếp cận với nhiều khách hàng
mới, có tiềm năng. Số lượng khách hàng của SGD I rất lớn, bên cạnh việc

duy trì và ổn định hợp đồng của khách hàng cũ, SGD I cũng thường xuyên
thực hiện công tác tiếp thị mở tài khoản, sử dụng dịch vụ thẻ ATM.
Đồng thời SGD I cũng tích cực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, mở rộng
cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Cty TNHH, Cty cổ phần hoạt động có hiệu quả, có tài sản đảm bảo chắc
chắn bên cạnh việc duy trì cho vay các doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hoá
các loại hình cho vay, phân tích rủi ro, tránh tập trung tín dụng vào một loại
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
22
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
hình doanh nghiệp. Chú trọng công tác marketing, chủ động tìm kiếm các
khách hàng tốt, các dự án khả thi, thực hiện hoàn thiện hồ sơ vay vốn kịp
thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Kết quả có nhiều khách hàng có số dư
nợ thường xuyên lớn nh; Cty dệt Hà Nội, Cty FPT
Cụ thể, đối với tín dụng ngắn hạn, sang 2006 doanh sè cho vay đã tăng lên
đến 1069764 triệu VND, là do SGD I đã chú trọng đến công tác marketing,
phục vụ tốt khách hàng truyền thống sẵn có và mở rộng tìm kiếm khách
hàng mới.
Đối với tín dụng trung và dài hạn thương mại, SGD I đã triển khai tích
cực công tác tín dụng và đầu tư, chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, tiếp
xúc và làm việc với các doanh nghiệp nhanh chóng làm hoàn thiện hồ sơ có
thể ký hợp đồng tín dụng. Doanh sè cho vay 2006 đạt 1681642 triệu VND,
đưa số dư tín dụng trung và dài hạn thương mại chiếm gần 40% tổng dư nợ.
Bám sát các dự án trọng điểm lớn nh: Dự án đầu tư nhà máy xi măng Thái
Nguyên của tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam Vốn đầu tư chủ
yếu tập chung vào đào tạo nâng cao năng lực đầu tư thiết bị thi công, sản
xuất vật liệu xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình thuỷ điện, chế
tạo thiết bị của một số tổng công ty và doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tín
nhiệm, các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài có khả năng trả nợ và có đủ
tài sản đảm bảo.

+> Một số nghiệp vụ khác.
Những năm qua SGD I đã đang mở rộng và phát triển các nghiệp vụ
ngân hàng hiện đại nh bảo lãnh cho vay, đảm bảo thư tín dụng Trong đó
công tác nghiệp vụ bảo lãnh của SGD I ngày càng có uy tín đối với khách
hàng và có hiệu quả tốt trong công tác hoạt động kinh doanh của SGD I,
nghiệp vụ này đang dần giữ vai trò vô cùng quan trọng trong những năm tới
trong hoạt động dịch vụ của Sở.
Hoạt động dịch vụ khách hàng luôn là một trong những mặt hoạt động
được quan tâm hàng đầu. Các mảng hoạt động chính nh thanh toán quốc tế,
bảo lãnh, dịch vụ thanh toán trong nước, hoạt động kho quỹ, kinh doanh tiền
tệ đều phát huy được hiệu quả hoạt động của mình. Cụ thể, thu từ hoạt
động dịch vụ đạt khoảng 22 tỷ đồng, thu bảo lãnh đạt 10,401 tỷ đồng, thu
dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 7,65 tỷ đồng, thu kinh doanh ngoại tệ đạt 4,5
tỷ đồng
Doanh sè cho vay đồng tài trợ của SGD I đạt tốc độ tăng trưởng rất
cao, đặc biệt 2005 là 9334 tỷ, tăng 206% so với năm 2004 ( 304 tỷ ), đến
cuối năm 2006 đạt 1018 tỷ. Đây là một bước đi đúng hướng khi tiến tới hoạt
động là một ngân hàng đa năng đồng thời phân tán rủi ro.
Hoạt động bảo lãnh là hình thức tín dụng không phải dùng tiền mặt
của ngân hàng, thời gian vừa qua SGD I tập chung đẩy mạnh hoạt động bảo
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
23
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
lãnh, tăng thu dịch vụ. Với lợi thế của SGD I ngày càng có uy tín đối với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là các nhà đầu tư. Công tác bảo lãnh
đảm bảo an toàn 100%, không phát sinh rủi ro và các khoản phải thanh toán
thay người được bảo lãnh.
Tuy nhiên hoạt động bảo lãnh chưa phản ánh được đúng thực trạng,
tiềm năng của SGD I, có thể đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng
đó như: Các ngân hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ cũng

cạnh tranh mãnh liệt với nhau nhằm gây ảnh hưởng ngày càng lớn của mình
trên thị trường và mở rộng, chiếm thị phần lớn trong nền kinh tế Vì vậy,
việc áp dụng phí bảo lãnh thấp mới hòng thu được khách hàng. Do đó nguồn
thu từ hoạt động này cũng thấp, khách hàng nhờ SGD I bảo lãnh chưa được
mở rộng, doanh số bảo lãnh chủ yếu tập chung vào một số đơn vị lớn như:
LILAMA, Tổng CTy cơ khí xây dựng
Công tác thanh toán quốc tế: Năm 2006 khối lượng giao dịch thanh
toán hàng xuất khẩu thực hiện tại SGD I, số lượng chuyển tiền đi và chuyển
tiền đến năm 2006 tăng so với năm 2005 cả về số món và doanh số. Mặc dù,
hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD I cũng gặp nhiều khó khăn trong mức
độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt về cả lãi suất cũng như
mức phí thanh toán làm cho khách hàng giao động chuyển hoạt động thanh
toán tại nhiều ngân hàng nhưng SGD I vẫn cố gắng giữ ổn định số khách
hàng của mình và cũng phát triển thêm được nhiều khách hàng mới như: Cty
Sơn Việt Mỹ, Cty xuất nhập khẩu khoáng sản Với những lỗ lực và cố
gắng cao, hoạt động thanh toán quốc tế đã đạt được những kết quả tương
đối tốt.
Kinh doanh ngoại tệ: năm 2006 kinh doanh ngoại tệ nói chung trên
địa bàn và SGDI nói riêng gặp không Ýt khó khăn vì tình hình kinh tế, chính
trị nóng bỏng của một số quốc gia cũng như nền kinh tế trên toàn cầu, giữa
tỷ giá công bố của ngân hàng nhà nước với mức tỷ giá mua bán thực tế trên
thị trường liên ngân hàng luôn luôn có sự chênh lệch do gây ra nhiều khó
khăn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, chỉ đồng USD mà còn các ngoại tệ
khác có nhiều biến động khó lường. Tuy vậy, SGD I vẫn đảm bảo tuân thủ
đầy đủ các quy định về trạng thái ngoại tệ của NHNN cũng như của NHĐT
& PTVN, định kỳ khai thác và đưa các thông tin biến động về tỷ giá cũng
như lãi suất của các loại ngoại tệ phục vụ cho hoạt động về tỷ giá cũng như
lãi suất của các loại ngoại tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại SGD I.
Trong tình hình khó khăn như vậy, công tác kinh doanh ngoại tệ vẫn
luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng tại SGDI,

hỗ trợ các bộ phận nghiệp vụ có liên quan đồng thời đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và đạt được những kết
quả đáng mừng.
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
24
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Tài chính
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại SGD I - BIDV.
2.2.1. Sự ứ đọng vốn:
Đối với NHTM nói chung và SGD nói riêng thì chức năng chủ yếu là
trung gian tín dụng cho nền kinh tế tức là đi vay để cho vay. Thế nhưng
trong thời gian gần đây, có nhiều hiện tượng ngân hàng không sử dụng hết
vốn trong khi các nhà sản xuất kinh doanh lại thiếu vốn. Hiện tượng thừa
thiếu này đã trở thành một vấn đề nóng hổi gây ra sù quan tâm lớn không chỉ
trong từng doanh nghiệp mà ngay cả trong toàn xã hội.
Việc sử dụng không hết nguồn vốn huy động được trong khi các nhà
sản xuất kinh doanh lại thiếu vốn, hiện tượng này đã trở thành vấn đề nóng
hổi, và SGD cần có sự quan tâm lớn. Một nền kinh tế đói vốn nh nước ta
mọi chương trình đề cần đầu tư phát triển mà để một số tiền lớn ứ đọng lại
trong các két, không cho vay, không đầu tư ra thì quả là phí. Nếu dư nợ vốn
dư nợ ngày càng tăng trong khi tổng dư nợ lại không tăng thì khả năng bị lỗ
và sụp đổ là điều không thể tránh khỏi.
2.2.2. Sự bất hợp lý trong cơ cấu tín dụng.
Hiện nay cơ cấu cho vay của SGD I đã có nhiều chuyển biến tích cực
nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần nh nước ta. Mặc dù ứ đọng vốn nhiều nhưng ngân hàng
vẫn xác định đối tượng khách hàng chính của họ là các doanh nghiệp quốc
doanh, còn doanh nghiệp ngoải quốc doanh chỉ là khách hàng dự trữ.
Một vấn đề nữa cũng cần được nhắc đến trong cơ cấu tín dụng là hầu
hết đều thiếu vốn dài hạn để cho vay, phải chờ vốn vay ngắn hạn để cho vay
dài hạn đầu tư phát triển.

2.2.3. Tỷ lệ nợ quá cao.
Chất lượng tín dụng ngân hàng được thể hiện ở nhiều yếu tố nhưng
trong đó tỷ lệ tồn đọng là yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất. Hiện nay, có
hình thái nợ quá hạn cao, nợ khoanh và nợ chờ sử lý. Nợ quá hạn là những
khoản nợ đã quá hạn mà các tổ chức vay vốn chưa trả được, nợ khoanh là
những khoản nợ hiện nay đang nằm trong các vụ án chờ cơ quan pháp luật
xét xử hoặc các khoản nợ chưa xác minh đầy đủ nguồn gốc để xử lý. Cả 3
loại này được xem nh nợ tồn đọng của nền kinh tế.
Ở SGD I- NHĐT & PT Việt Nam hiện nay nợ quá hạn là một vấn đề
không bình thường.
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng số dư:
Đơn vị: Triệu đồng.
Nợ quá hạn năm 2005 Nợ quá hạn năm 2006
Tuyệt đối Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ %
Cho vay ngắn hạn 37632 48,51 22430 48,01
SV: Tô Thị Thanh Líp: CKB - K6
25

×