Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu quy trình trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin từ rong Mơ trong chế biến thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 65 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÊ THỊ TRÚC


Đề tài:
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRÍCH LY HOẠT CHẤT
SINH HỌC FUCOXANTHIN TỪ RONG MƠ TRONG
CHẾ BIẾN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm
Khoa : CNSH & CNTP
Khóa : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : 1. Th.S. Nguyễn Đức Tiến
(Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch)
2. Th.S Trần Thị Lý
(Khoa CNSH & CNTP - Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên)


Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là


trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cám ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên


Lê Thị Trúc


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này được thực hiện tại Viện Cơ điện nông nghiệp và
Công nghệ sau thu hoạch dưới sự hướng dẫn của Th.S. Nguyễn Đức Tiến –Viện
Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch và Th.S Trần Thị Lý – Khoa
Công sinh học và Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự ủng hộ, giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo, gia đình và bè
bạn xung quanh.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Đức Tiến –
Trưởng Bộ môn Nghiên cứu phụ phẩm và Môi trường nông nghiệp – Viện Cơ điện
nông nghiệp và Công nghê sau thu hoạch đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Thị Lý – Khoa Công nghệ thực phẩm
– Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hướng dẫn, động viên, hỗ trợ
phương tiện nghiên cứu, kiến thức và đã có những góp ý sâu sắc trong suốt quá
trình tôi thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi xin được cảm ơn các anh, chị ở Bộ môn Nghiên cứu phụ phẩm
và Môi trường nông nghiệp – Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu

hoạch đã hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi tới gia đình và bạn bè đã là nguồn động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu những lời cảm ơn chân thành nhất.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên



Lê Thị Trúc


MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích và yêu vầu 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Yêu cầu 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Giới thiệu về rong Mơ 3
2.1.1. Nguồn gố, phân bố và phân loại 3
2.1.2. Thành phần hóa học và giá trị của rong Mơ 4
2.1.3. Tình hình khai thác rong Mơ 7
2.2. Rong Mơ muticum 7
2.2.1. Nguồn gốc của rong Mơ muticum 7
2.2.2. Đặc điểm thực vật học 8
2.3. Giới thiệu về fucoxanthin 8
2.3.1. Khái niệm fucoxanthin 8
2.3.2. Sự ổn định của fucoxanthin 9
2.3.3. Vai trò của fucoxanthin 9

2.3.4. Ứng dụng của fucoxanthin trong thực phẩm 10
2.4. Trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin 11
2.4.1. Cơ sở khoa học của quá trình trích ly fucoxanthin từ rong Mơ muticum 11
2.4.2. Một số phương pháp trích ly các hoạt chất sinh học 12
2.4.3. Một số quá trình xảy ra trong quá trình trích ly 13
2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly rong Mơ 15
2.4.5. Tình hình trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin trong nước
và trên thế giới 16
2.5. Thu nhận chế phẩm fucoxanthin từ rong Mơ muticum 17
2.5.1. Cô đặc dịch sau khi trích ly 17

2.5.2. Sấy thu nhận sản phẩm 18
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 20
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20
3.2. Nội dung nghiên cứu 20
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến hiệu quả trích ly
fucoxanthin 20
3.2.2. Nghiên cứu được ảnh hưởng của loại dung môi, nồng độ dung môi,
tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 20
3.2.4. Lọc, cô dịch trích ly và thu nhận chế phẩm fucoxanthin 21
3.2.5. Xây dựng quy trình trích ly fucoxanthin từ rong Mơ 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21
3.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hoá lý 27
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 28
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Xác định kích thước nguyên liệu cho quá trình khi trích ly fucoxanthin 29

4.2. Nghiên cứu được ảnh hưởng của loại dung môi, nồng độ dung môi,
tỷ lệ dung môi đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 30
4.2.1. Xác định loại dung môi ảnh hưởng đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 30
4.2.2. Xác định nồng độ ethanol ảnh hưởng đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 31
4.2.3. Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi
đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 32
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng phương pháp, nhiệt độ, thời gian và số lần trích ly
đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 34
4.3.1. Xác định ảnh hưởng của phương pháp đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 34
4.3.2. Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 35

4.3.4. Xác định ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 36
4.3.5. Xác định ảnh hưởng số lần trích ly đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 37
4.4. Xác định ảnh hưởng nhiệt độ cô đặc đến quá trình thu nhận chế phẩm
fucoxanthin 38
4.5. Xây dựng quy trình trích ly fucoxanthin từ rong Mơ muticum 39
4.5.1. Sơ đồ quy trình trích ly fucoxanthin từ rong Mơ muticum 39
4.5.2. Thuyết minh quy trình trích ly fucoxanthin từ rong Mơ muticum 41
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1. Kết luận 42
5.2. Đề nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện tích và mật độ rong Mơ ở vùng biển Việt Nam năm 2010 [1] 3
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của một số loài rong Mơ tại Việt Nam [4] 6
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu tới hiệu quả trích ly
fucoxanthin 29

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của loại dung môi đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 31
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 32
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi
tới hiệu quả trích ly fucoxanthin 33
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến hiệu quả trích ly
fucoxanthin 34
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 35
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 36
Bảng 4.8. Ảnh hưởng số lần trích ly đến hiệu quả trích ly fucoxanthin 37
Bảng 4.9. Ảnh hưởng cô đặc đến hiệu quả trình thu nhận chế phẩm 38




DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Rong Mơ muticum 8
Hình 2.2. Cấu trúc phân tử của fucoxanthin 9
Hình 2.3. Chế phẩm và một số sản phẩm chứa fucoxanthin 11
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ trích ly fucoxanthin từ rong Mơ 40




1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có lợi thế về biển. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ:
Đường bờ biển Việt Nam có tổng chiều dài là 3350 km, diện tích trên 1.000.000 km

2
.
Tạo điều kiện thuận lợi khai thác các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như: Tôm,
cua, cá, mực… Bên cạnh đó, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật rất có giá trị.
Trong đó, rong Mơ là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
Rong Mơ tên khoa học là Sargassum. Là một loài thuộc ngành rong Nâu,
sống tập trung ở các vùng ven biển, đặc biệt ở các vùng có bãi đá ngầm. Nước ta, có
đường bờ biển dài với nhiều bãi đá ngầm thích hợp cho rong Mơ phát triển mạnh.
Chúng phân
bố rộng kéo dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang
. Tập trung
nhiều nhất ở vùng bờ biển của các tỉnh như: Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa và
Ninh Thuận. Mật độ rong Mơ ở các vùng biển khoảng 5,5 kg/m
2
có khi lên đến 7
kg/m
2
mặt nước. Tạo nên nguồn nguyên liệu bền vững cho việc khai thác chế biến
và môi trường nuôi trồng thuận lợi. Rong Mơ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng
như: Protein, lipid, acid alginic, đặc biệt là fucoxanthin.
Fucoxanthin có công dụng là một chất chống viêm, tăng cường miễn dịch,
bảo vệ mạch máu của não, chăm sóc và làm trắng da, đặc biệt tác dụng chống béo
phì và giảm cân (ức chế chất béo làm giảm mỡ ở nội tạng). Ngoài ra, fucoxanthin
còn gia tăng việc hấp thụ insulin giúp chống bệnh đái tháo đường… [8].
Ở nước ta hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu về trích ly fucoxanthin từ
rong Mơ. Trong khi đó một số nước phát triển như: Trung Quốc, Nhật, Mỹ… nhập
khẩu rong Mơ nguyên liệu thô từ nước ta. Sau đó, bán lại chế phẩm từ rong Mơ, đặc
biệt là fucoxanthin với giá thành cao. Việc nghiên cứu, trích ly ra hoạt chất sinh học
fucoxanthin từ rong Mơ dùng cho chế biến thực phẩm nói chung và thực phẩm chức
năng nói riêng là điều hết sức cần thiết.

Trước những yêu cầu của thực tiễn trên tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
quy trình trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin từ rong Mơ trong chế biến
thực phẩm”.


2
2. Mục đích và yêu vầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu quy trình trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin từ rong Mơ trong
chế biến thực phẩm
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của điều kiện xử lý nguyên liệu đến hiệu quả
trích ly fucoxanthin
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của loại dung môi, nồng độ dung môi, tỷ lệ
nguyên liệu so với dung môi đến hiệu quả trích ly fucoxanthin
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của phương pháp, nhiệt độ, thời gian và số lần
trích ly đến hiệu quả trích ly fucoxanthin
- Nghiên cứu được nhiệt độ cô đặc đến quá trình thu nhận chế phẩm
fucoxanthin
- Xây dựng được quy trình trích ly hoạt fucoxanthin


















3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu về rong Mơ
2.1.1. Nguồn gố, phân bố và phân loại
2.1.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Rong Mơ có tên khoa học là Sargassum, được các thùy thủ Bồ Đào Nha
tìm thấy trong vùng biển Sargasso. Rong Mơ phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật
Bản, Philippin, Úc Ở Việt Nam loại thực vật này
phân bố rộng, kéo dài từ vùng
biển Quảng Ninh đến Kiên Giang
và các hải đảo, tập trung nhiều nhất ở vùng bờ
biển của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa,
Ninh Thuận [4].
Bảng 2.1. Diện tích và mật độ rong Mơ ở vùng biển Việt Nam năm 2010 [1]
Tỉnh Diện tích (m
2
) Mật độ (kg/m
2
)
Mùa vụ sinh
trưởng (tháng)

Quảng Nam – Đà Nẵng 190.000

2,0 - 7,0

3, 4, 5

Bình Định 42.750

2,5

3, 4, 5

Khánh Hòa 2.000.000

5,5

3, 4, 5

Ninh Thuận 1.500.000

7,0

3, 4, 5


Ở Việt Nam, vùng biển Khánh Hòa có diện tích rong Mơ cao nhất, tổng diện
tích lên đến 2000000 m
2
, mật độ 5,5 kg/m
2

. Tiếp theo đến vùng biển Ninh Thuận có
diện tích rong Mơ 1.500.000 m
2
, mật độ rong Mơ 7,0 kg/m
2
. Vùng biển Bình Định
có diện tích rong Mơ thấp nhất [1].
2.1.1.2. Phân loại
Phân loại khoa học rong Mơ
Lĩnh giới (Domain): Eukaryota
Giới (Kingdom): Chromalveolata
Ngành (Phylum): Phaeophyta


4
Lớp (Class): Phaeophyceae
Bộ (Order): Fuclales
Họ (Family): Sargassaceae
Chi (Genus): Sargassum
2.1.2. Thành phần hóa học và giá trị của rong Mơ
2.1.2.1. Thành phần hóa học
a. Sắc tố
Sắc tố trong rong Mơ là diệp lục tố (chlorophyl), diệp hoàng tố (xantophyl),
sắc tố đỏ (carotenoid), sắc tố nâu (fucoxanthin). Tùy theo tỷ lệ các loại sắc tố có
trong rong Mơ mà chúng có màu sắc từ nâu, vàng nâu, nâu đậm đến vàng lục.
b. Glucid
- Monosaccharide: Mannitol là thành phần quan trọng trong monosaccharide.
Mannitol có công thức tổng quát: HOCH
2
–(CHOH)

4
–CH
2
OH. Mannitol hòa tan trong
nước tạo dung dịch có vị ngọt. Hàm lượng mannitol trong rong Mơ tùy thuộc vào loài
và môi trường sống của chúng. Hàm lượng mannitol chiếm 14% - 25% trong lượng
chất khô trong rong Mơ. Mannitol có vai trò quan trọng trong y học chữa bệnh cho
người già. Ngoài ra, mannitol còn dùng để điều thuốc sát trùng [17].
- Polysaccharide:
+ Acid alginic: Là một polysaccharide tập chung ở giữa vách tế bào, thành
phần chủ yếu tạo lên tầng bên ngoài của màng tế bào rong Mơ. Acid alginic và
muối của chúng có nhiều công dụng trong ngành công nghiệp, y học, nông học và
thực phẩm
+ Acid fucxinic: Có tính chất gần giống với acid alginic. Acid fucxinic tác
dụng với acid sunfuric tạo hợp chất có màu phụ thuộc vào nồng độ acid sunfuric
- Acid fucxinic + H
2
SO
4
0,1%: Cho sản phẩm màu xanh.
Acid fucxinic + H
2
SO
4
10%: Cho sản phẩm màu xanh tím
Acid fucxinic + H
2
SO
4
25%: Cho sản phẩm màu tím

Acid fucxinic + H
2
SO
4
25%: Cho sản phẩm màu đỏ
Acid fucxinic + H
2
SO
4
> 50%: Cho sản phẩm không màu


5
Do tính chất này mà acid fucxinic được ứng dụng trong sản xuất sợi màu,
phim ảnh màu
+ Fuccoidin: Đây là sản phẩm tạo thành giữa acid fuccoidinic với các kim
loại như: Caxi, đồng, thiếc Fuccoidin có hàm lượng trong rong Mơ thấp hơn acid
alginic. Hàm lượng fucoidin trong các loại rong Mơ khoảng 2 - 9% so với rong khô.
Hàm lượng này phụ thuộc vào loài rong Mơ và vị trí địa lý môi trường mà rong sinh
sống [17].
+ Laminarin: Laminarin thường ở dạng bột không màu, không mùi và có hai
loại: Loại hòa tan và loại không hòa tan trong nước. Hàm lượng laminarin trong
rong Mơ tùy thuộc vào loại rong Mơ, vị trí địa lý và môi trường sinh sống của rong
Mơ. Hàm lượng laminarin trong rong Mơ là 10% - 15% trọng lượng rong khô. Vào
mùa hè hàm lượng laminarin giảm vì phải tiêu hao cho quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây rong Mơ. Công dụng của laminarin là dùng cho thực phẩm và
chăn nuôi [17].
+ Cellulose: Là thành phần tạo nên vỏ cây rong Mơ. Hàm lượng cellulose
trong rong Mơ nhiều hơn rong Đỏ. Cellulose được ứng dụng cho công nghiệp giấy,
công nghiệp xây dựng (là phụ gia kết cấu xi măng) [17].

- Protein: Hàm lượng protein trong rong Mơ không cao, chỉ khoảng 5 - 15%
so với trọng lượng chất khô. Trong rong Mơ có 17 loại acid amin, trong đó có mặt
đầy đủ của các acid amin thiết yếu. Vì vậy, protein trong rong Mơ có dinh dưỡng
cao hơn so với protein của các cây trồng trên cạn [3].
- Hỗn hợp Phenolic: Là hợp chất rất phổ biến trong rong Mơ thuộc nhóm hợp
chất polyphenolic là phlorotannin. Phlorotannin là chất chuyển hóa thứ cấp, xuất
hiện chủ yếu ở các mô, tại đó nồng độ có thể tới 20% so với khối lượng tịnh của
rong Mơ [17].
- Chất khoáng: Trong rong Mơ có chứa các nguyên tố khoáng có vai trò hết
sức quan trọng như: Kali, magie, natri, canxi… đặc biệt là iod có vai trò quan trọng
trong phòng chống bệnh biếu cổ [3].


6
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của một số loài rong Mơ tại Việt Nam [4]
Thành phần
(% trọng lượng khô)

Loại rong Mơ
S. mcclurei S. kjellmanianum S. polycystum
Protein 11,35 9,68 6,47
Khoáng 21,87 - 40,30 23,47 - 42,43 25,00 - 32,72
Alginic acid 35,50 35,20 24,20
Mannitol 7,66 - 17,68 6,49 - 12,87 6,70 - 11,16
Iod 0,05 - 0,08 0,05 - 0,11 0,06 - 0,11
Ngoài những thành phần hóa học trên, trong rong Mơ còn chứa fucoxanthin.
Hàm lượng fucoxanthin trong rong Mơ cao hay thấp tuy thuộc vào từng chi, loại và
điều kiện sống. Ngoài ra, hàm lượng fucoxanthin trong các bộ phận của các loài
rong Mơ khác nhau cũng khác nhau [7].
Bảng 2.3. Hàm lượng fucoxanthin trong Undaria pinnatifida [7].

Bộ phận
Hàm lượng fucoxanthin
(mg/g chất khô)
Nhánh chính (non) 1,7
Phao 2,9
Lá 2,8
Nhánh bên 2,1
Nhánh chính 1,6
Trục chính 0,7

2.1.2.2. Giá trị của rong Mơ
a. Giá trị của rong Mơ đối với tự nhiên
Rong Mơ chiếm số lượng loài và trữ lượng lớn nhất so với các loài khác của
ngành rong Nâu. Chúng góp phần quan trọng vào việc bảo tồn nguồn lợi đa dạng
sinh học vùng biển ven bờ. Rong Mơ được coi là mắt xích trong chuỗi thức ăn, nơi
cư trú, bãi đẻ của nhiều loài sinh vật như các loài thân mềm (ốc cối, ốc nhảy…), các
loài giáp xác (cua, tôm) hay các loài cá (cá ngựa, cá sơn…). Đồng thời rong Mơ còn
được coi như một bức tường chắn sóng cho đất liền. Với mật độ dày đặc và kích
thước cơ thể lớn, chúng có khả năng làm giảm độ mạnh của sóng và giảm tác động
lực cơ học [4].


7
b. Giá trị của rong Mơ đối với con người
Trên thế giới rong Mơ được sử dụng đầu tiên ở Nhật Bản và Trung Quốc
trong vai trò là nguồn thực phẩm quan trọng. Hàm lượng iod trong rong Mơ cao
hơn hẳn so với hàm lượng iod trong các loại thực vật trên đất liền. Hàm lượng iod
trong rong Mơ chiếm 0,05 - 0,25% khối lượng chất khô, có vai trò quan trọng trong
việc phòng và chữa bệnh bướu cổ. Ngoài ra, rong Mơ cung cấp đầy đủ các khoáng
chất đặc biệt là các khoáng tố vi lượng, các acid amin cần thiết cho cơ thể.

Trong vách tế bào của rong Mơ có acid alginic, là một polysaccharide có giá
trị sử dụng cao. Đây là loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất keo alginate, dùng
trong nhiều ngành công nghiệp như: Công nghệ dệt, hồ vải, in trên vải, giấy, sơn,
cao su, phim ảnh, mỹ phẩm… Ngoài ra, mannitol trong rong Mơ là một thành phần
quan trọng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
Mannitol có vai trò quan trọng cho người bị bệnh tiểu đường… [1].
2.1.3. Tình hình khai thác rong Mơ
Rong Mơ khô trên thị trường có giá dao động từ 4.000 - 5.000 đồng/kg,
trung bình một người dân có thu nhập từ 400.000 - 500.000 đồng/ngày. Vì thế,
ngay từ khi bắt đầu mùa vụ người dân ven biển đã tập trung khai thác rong Mơ.
Năm 2011, sản lượng khai thác rong Mơ ở Khách Hòa đạt 11.000 tấn khô/năm.
Năm 2012, sản lượng rong Mơ ở Khánh Hòa giảm xuống còn 10.200 tấn
khô/năm. Do chưa nhận thấy được những giá trị to lớn về mặt sinh thái của
rong Mơ. Người dân ở đây đã khai thác rong Mơ một cách rầm rộ để bán cho
các thương lái. Hơn thế nữa, người dân lại khai thác vào thời điểm rong Mơ
đang độ phát triển mạnh (tháng 3 - 7), đây là thời điểm mà trên các nhánh rong
Mơ chứa vô số trứng của các loài cá chuồn, cá dìa, mực và rất nhiều loài hải
sản khác. Hình thức khai thác rong Mơ không hợp lí của người dân ven biển sẽ
dẫn đến nguy cơ nguồn lợi rong Mơ giảm nhanh chóng [6].
2.2. Rong Mơ

muticum
2.2.1. Nguồn gốc của rong Mơ muticum
Rong Mơ

muticum được người nước Anh tên là Yendo tìm thấy ở vùng biển
British Columbia vào năm 1944 và loại rong Mơ này được đặt tên là rong Mơ yendo.


8

Năm 1967, rong Mơ yendo lan rộng ra hầu hết các vùng biển của Châu Âu, từ Na Uy
đến Ý. Năm 1980, rong Mơ yendo được đổi tên thành rong Mơ muticum [19].
2.2.2. Đặc điểm thực vật học
Rong Mơ muticum có
màu sắc thay đổi từ nâu đến vàng nhạt.
Chiều dài 1,
5 -
2,0 m. Chúng bám vào đá, rạn san hô nhờ đĩa bám (hệ thống rễ bò phân nhánh).
Thân rong Mơ
muticum
có một trục chính hình trụ, sần sùi và dài khoảng 1 cm. Từ
đỉnh của trục chính sẽ phân ra từ 2 - 5 nhánh chính và từ nhánh chính mọc so le đều
đặn ra nhiều nhánh bên. Các nhánh chính và nhánh bên sẽ tạo ra chiều dài của rong

muticum
. Trên các nhánh có các cơ quan dinh dưỡng (gần giống như lá) và các
túi chứa đầy không khí gọi là phao có hình tròn, hình quả lê hoặc hình bóng khí.
Đường kính của mỗi phao khoảng 2 - 3 mm. Nhờ hệ thống phao mà rong Mơ
muticum
luôn giữ được thế thẳng đứng trong môi trường biển. Trên các nhánh bên
sẽ mọc ra các nhánh phụ ngắn có mang nhiều cơ quan sinh sản đực và cái gọi là đế.
Rong Mơ muticum phát triển 1cm/ ngày và có tuổi thọ 3 - 4 năm. Mùa sinh sản của
rong Mơ muticum tháng 3 - 6. Rong Mơ muticum có cả hai hình thức sinh sản là vô
tính và hữu tính [19].

Hình 2.1. Rong Mơ muticum
2.3. Giới thiệu về fucoxanthin
2.3.1. Khái niệm fucoxanthin
Fucoxanthin là một sắc tố màu nâu trong thực vật. Công thức phân tử là
C

42
H
58
O
6
, trọng lượng phân tử là 658,91 g/mol [15].


9

Hình 2.2. Cấu trúc phân tử của fucoxanthin
Trạng thái vật lý: Fucoxanthin ở dạng tinh thể màu vàng nâu. Không hòa tan
trong nước, hòa tan trong các dung môi hữu cơ ethanol, acetone, dimethyl sunfoxide,
methanol… Fucoxanthin có khả năng tồn tại ở cả hai cấu hình trans và cis. Dạng trans
chiếm 80% là đồng phân chính của fucoxanthin. Cấu hình dạng trans của fucoxanthin
ổn định hơn so với dạng cis [8].
2.3.2. Sự ổn định của fucoxanthin
Fucoxanthin dễ bị phân hủy do oxi hóa bởi tác nhân bên ngoài như: Nhiệt độ,
độ pH thấp và ánh sáng do fucoxanthin chuyển từ dạng đồng phân trans sang dạng
đồng phân cis kém ổn định [14].
Năm 2010, Hii và công sự đã nghiên cứu tính ổn định của fucoxanthin. Tác giả thấy
rằng: Nếu bảo quản fucoxanthin trong điều kiện ánh sang nhân tạo thì hàm lượng
fucoxanthin không đổi trong 3 ngày. Tuy nhiên, khi bảo quản fucoxanthin trong
điều kiện bóng tối và có bổ sung acid ascorbic thì hàm lượng fucoxanthin khồng
đổi trong một tuần. Cũng theo nghiên cứu này, tác giả bảo quản dịch chiết
fucoxanthin trong cùng điều kiện bong tối, thay đổi độ pH của dịch chiết khác
nhau (pH 3, pH 5, pH 7 và pH 9). Kết quả, tại pH 9 trong điều kiện bóng tối là ổn
định nhất [8].
2.3.3. Vai trò của fucoxanthin
2.3.3.1. Tác dụng chống viêm

Phản ứng chống viêm là một phản ứng tự vệ chống lại các tác nhân gây bệnh
khác nhau, được đặc trưng bởi việc tập chung một lượng lớn bạch cầu đến khu vực bị
viêm. Trong đó, các tế bào viêm được kích hoạt bởi các chất trung gian viêm và tạo ra
anion superoxide và các gốc nitric oxide và có thể trở thành một quá trình tự hoại [22].
Năm 2012, Kim và cộng sự đã nghiên cứu thành công tác dụng ức chế của
fucoxanthin trên các cytokine gây viêm [13]


10

2.3.3.2. Tác dụng chống tình trạng béo phì
Hiện nay, trên thế giới số lượng những người béo phì đang gia tăng do thói quen
ăn uống không hợp lý và thiếu vận động Tích lũy chất béo nội tạng được xem là một
trong những phổ biến nguyên nhân của bệnh béo phì, cao huyết áp, tăng hàm lượng
lipid máu.
Tác dụng chống béo phì của fucoxanthin là do quá trình oxi hóa các acid béo
sinh ra nhiệt và có tác dụng làm tăng UCP1 (protein tách cặp 1) trong cơ thể [11].
2.3.3.3. Tác dụng chăm sóc da và làm trắng da
Khi da tiếp xúc trực tiếp với các tia bức xạ từ ánh sáng mặt trời sẽ gây ra phản
ứng làm tổn thương tế bào da. Gây ra một số bệnh ngoài da như: Nám, viên da và ung
thư da. Fucoxanthin có tác dụng làm giảm đáng kể các hoạt động chống oxi hóa của tế
bào được tạo ra từ sự tiếp xúc của da với tia bức xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời.
Propionibacterium acnes: Là một loại vi khuẩn mụn trứng cá luôn xuất hiện
trong các nang lông trên da. Vi khuẩn gây mụn này sử dụng một lượng lớn bã nhờn
như là một nguồn dinh dưỡng. Trong quá trình phát triển của vi khuẩn này chúng đã
sản xuất emzyme lipase làm giảm chất béo trung tính trong bã nhờn. Thử nghiệm
cho thấy fucoxanthin ức chế sự kích hoạt của emzyme lipase có nguồn gốc từ vi khuẩn
mụn trứng cá. Kết quả xét nghiệm chỉ ra rằng fucoxanthin có hoạt động chống mụn
trứng cá [16].
2.3.3.4. Hiệu quả bảo vệ mạch máu não

Năm 2003, Ikeda và cộng sự đã nghiên cứu khả năng bảo vệ mạch máu não
của fucoxanthin trên chuột bạch mắc bệnh cao huyết áp. Kết quả, fucoxanthin có
khả năng bảo vệ mạch máu não thông qua hoạt động loại bỏ các gốc tự do, chống
lại sự chết các tế bào thần kinh ở những con chuột cao huyết áp [10].
2.3.4. Ứng dụng của fucoxanthin trong thực phẩm
Hiện nay trên thị trường thế giới, chế phẩm fucoxanthin trích ly từ rong Mơ
có nguồn gốc chủ yếu ở các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,
Đức Một số chế phẩm fucoxanthin được chế biến thành các loại thực phẩm chức
năng cải thiện sức khỏe cho con người và nâng cao giá trị cuộc sống như: Trà, siro,
nước uống…


11





Hình 2.3. Chế phẩm và một số sản phẩm chứa fucoxanthin
2.4. Trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin [2]
2.4.1. Cơ sở khoa học của quá trình trích ly fucoxanthin từ rong Mơ muticum
Bản chất của quá trình trích ly fucoxanthin là sự chiết rút fucoxanthin từ
trong nguyên liệu bằng dung môi phân cực như: Methanol, acetone, ethanol
Quá trình trích ly gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đầu tiên, dung môi tiếp xúc với bề mặt của nguyên liệu rong
Mơ. Tiếp theo, dung môi thấm đều vào bề mặt nguyên liệu do quá trình thẩm thấu
tạo ra dịch chứa fucoxanthin.
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn dung môi thẩm thấu vào bên trong nguyên liệu
và tiếp tục hòa tan fucoxanthin trong nguyên liệu.



12

2.4.2. Một số phương pháp trích ly các hoạt chất sinh học
Hiện nay có hai phương pháp trích ly chính là: Phương pháp trích ly lỏng -
lỏng và phương pháp trích ly lỏng - rắn. Trích ly lỏng - lỏng là một kỹ thuật phân
tách dựa vào độ hòa tan khác nhau (hay còn gọi là sự hòa tan có chọn lọc) của các
cấu tử trong nguyên liệu lỏng đồng nhất vào trong một dung môi thích hợp. Nguyên
liệu là một chất lỏng chứa các cấu tử cần tách. Dung môi là một chất lỏng thứ hai có
tác dụng kéo các cấu tử cần tách mà chúng là các cấu tử dễ hòa tan vào dung môi.
Như vậy, trong nguyên liệu chỉ còn lại các cấu tử không thể hòa tan vào trong dung
môi. Sau quá trình trích ly, hệ tồn tại hai pha không tan lẫn. Việc phân tách hai pha
được thực hiện bởi quá trình gạn lắng. Trích ly rắn - lỏng là quá trình tách một hoặc
một số chất tan trong chất rắn bằng một chất lỏng khác - gọi là dung môi. Vì mục
đích của đề tài là trích ly các hợp chất khô hòa tan trong rong Mơ cụ thể là hợp chất
fucoxanthin chúng tôi sẽ trình bày về phương pháp trích ly rắn - lỏng. Đối với
phương pháp này phải có các yêu cầu sau:
Yêu cầu đối với dung môi: Dung môi phải có tính hoà tan chọn lọc, không
độc, không ăn mòn thiết bị, rẻ và rễ tìm.
Cơ chế hoà tan: Dung môi thấm qua các mao quản vào các tế bào dược liệu,
thời gian thấm phụ thuộc vào đường kính, chiều dài mao quản và bản chất của dung
môi Quá trình hoà tan phụ thuộc vào bản chất hoá học của các chất tan và dung
môi. Các chất có nhiều nhóm phân cực (-OH, -COOH) dễ tan trong dung môi phân
cực (nước, cồn, propyl, ). Các chất có nhiều nhóm không phân cực (chất béo, CH3
- C2H5- và đồng đẳng) dễ tan trong dung môi không phân cực.
Các phương pháp trích ly:
Dựa vào trạng thái nguyên liệu và đặc tính dung môi có 2 loại: Trích ly tĩnh
và trích ly động. Ở phương pháp trích ly tĩnh nguyên liệu và dung môi không được
đảo trộn. Ở phương pháp trích ly động nguyên liệu và dung môi được đảo trộn bằng
cánh khuấy, do đó hiệu suất cao hơn.

Dựa vào phương pháp và số bậc trích ly có hai loại là trích ly một bậc và nhiều
bậc. Với phương pháp trích ly một bậc thì toàn bộ quá trình trích ly được thực hiện


13

trong thiết bị trích ly, nguyên liệu và dung môi chỉ tiếp xúc một lần. Phương pháp
trích ly nhiều bậc được tiến hành trong một số thiết bị trích ly. Hơi dung môi từ thiết
bị chưng đi vào thiết bị ngưng tụ rồi vào thùng chứa rồi vào thiết bị thứ nhất. Quá
trình tiếp tục cho đến khi đạt được độ trích ly cần thiết của nồi thứ nhất. Sau đó, tháo
hết dung môi và bã ra khỏi thiết bị thứ nhất rồi cho vật liệu mới vào, lúc này thiết bị
thứ nhất thành thiết bị cuối và thiết bị thứ hai giờ thành thiết bị thứ nhất. Quá trình cứ
tiếp tục như vậy, hệ thống làm việc liên tục.
Hiện nay có nhiều cách trích ly các hợp chất sinh học, dựa vào đặc tính vật lý
và hóa học ta chọn phương pháp trích ly thích hợp mang lại hiệu quả cao:
Phương pháp trích ly bằng thiết bị Soxhlet: Chuẩn bị nguyên liệu, bọc giấy,
bịt 2 đầu rồi đặt vào trụ chiết. Dùng dung môi trích ly trong thời gian nhất định. Sau
khi thực hiện các quá trình trích ly lấy dịch chiết ra đem cô chân không thu được
hoạt chất thô.
Phương pháp ngâm: Chuẩn bị nguyên liệu đổ vào bình có kích thước nhất
định. Đổ dung môi vào nguyên liệu ngâm qua đểm để chiết hoạt chất. Dịch chiết thu
được đem cô đuổi dung môi thu hoạt chất.
Phương pháp ngấm kiệt: Cho nguyên liệu vào bình ngâm nhỏ giọt. Đặt
giấy lọc dưới đáy bình kim loại có đục lỗ. Cho từ từ nguyên liệu đã được làm
ẩm vào bình, san đều, nén nhẹ. Cho tới 2/3 thể tích bình rồi đặt giấy lọc và các
bi thuỷ tinh hoặc tấm sứ, thép không gỉ lên bề mặt nguyên liệu. Đổ dung môi
vào bình và ngâm lạnh, mở ống khoá thoát dịch chiết và đổ dung môi lên khối
nguyên liệu, khi có vài giọt dịch chảy ra thì đóng lại. Đổ dung môi cách mặt
nguyên liệu 3 - 4 cm, ngâm lạnh 2 - 4 giờ.
2.4.3. Một số quá trình xảy ra trong quá trình trích ly [2]

Khi nguyên liệu và dung môi tiếp xúc nhau, lúc đầu dung môi vào trong
nguyên liệu, sau đó hoạt chất trong tế bào hòa tan vào dung môi, khi đó xuất hiện
quá trình thẩm thấu giữa dung dịch chiết trong thành tế bào và dung môi bên ngoài.
Hoạt chất được khuếch tán ra ngoài tế bào. Trong quá trình trích ly xảy ra một số
quá trình: Khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tích.


14

2.4.3.1. Quá trình khuếch tán
Quá trình di chuyển vật chất từ pha này sang pha khác khi hai pha tiếp xúc
trực tiếp nhau gọi là quá trình khuếch tán (quá trình chuyển khối). Quá trình tách
chất hòa tan trong nguyên liệu bằng dung môi chính là quá trình trích ly và nguyên
liệu là pha rắn, dung môi là pha lỏng.
Khi hai pha chuyển động tiếp xúc nhau thì trên bề mặt phân chia pha tạo
thành lớp màng, ở lớp màng luôn có chế độ chuyển động dòng và ở giữa dòng có
thể có chuyển động xoáy. Đặc trưng di chuyển vật chất trong màng và trong nhân
của dòng khác nhau.
Trong lớp màng, quá trình di chuyển vật chất cơ bản là nhờ sự tiếp xúc giữa
các phân tử và sự tương hỗ giữa chúng, do đó quá trình khuếch tán qua màng được
gọi là quá trình khuếch tán phân tử. Trong nhân, quá trình di chuyển vật chất nhờ sự
xáo trộn các phân tử của dòng, vì thế gọi là khuếch tán đối lưu.
Quá trình khuếch tán trong lớp màng xảy ra rất chậm so với quá trình khuếch
tán trong nhân của dòng. Do đó, mặc dù lớp màng rất mỏng nhưng vẫn có giá trị
quyết định đối với quá trình khuếch tán. Vận tốc khuếch tán chung phụ thuộc nhiều
vào vận tốc khuếch tán trong màng.
2.4.3.2. Quá trình thẩm thấu
Là quá trình khuếch tán giữa hai pha lỏng qua một màng có tính chất bán
thấm, có nghĩa là màng chỉ cho dung môi đi qua mà không cho chất tan đi qua.
Màng đó gọi là màng bán thấm. Do áp lực thẩm thấu của các phân tử chất tan, dung

môi sẽ được thấm từ pha lỏng có nồng độ chất tan thấp hơn sang pha lỏng có nồng
độ cao hơn, cho đến khi áp suất thủy tĩnh cân bằng với áp lực thẩm thấu.
Ứng dụng: Trong tế bào nguyên liệu có chất nguyên sinh có tính bán thấm, vì
vậy khi còn tươi chỉ có dung môi thấm được vào tế bào, làm cho nguyên liệu bị
trương nở, còn chất tan trong tế bào không khuếch tán ra ngoài được. Do đó, trong
trích ly, người ta tìm cách phá hủy nguyên sinh chất bằng nhiệt hoặc ethanol để thực
hiện quá trình trích ly.


15

2.4.3.3. Quá trình thẩm tích
Là quá trình khuếch tán giữa hai pha lỏng qua một màng có tính chất thẩm tích,
có nghĩa là màng không chỉ cho dung môi đi qua mà còn cho cả chất tan đi qua, nhưng
chỉ cho qua các phân tử nhỏ.
Ứng dụng: Màng tế bào nguyên liệu có tính chất của một màng thẩm tích. Do đó,
khi trích ly nếu màng tế bào còn nguyên vẹn thì chỉ có chất tan là phân tử nhỏ và ion
(phần lớn là hoạt chất) khuếch tán qua màng tế bào, còn các chất có phân tử lớn (thường
là chất keo, tạp chất…) thì không qua được màng tế bào nên không khuếch tán ra ngoài
môi trường. Như vậy, có thế coi màng tế bào như một màng lọc sinh học có tính chọn
lọc. Đây chính là ưu điểm của màng tế bào đối với quá trình trích ly. Do đó, trong quá
trình trích ly không nên xay quá mịn. Khi màng tế bào bị phá vỡ, tính chọn lọc của màng
tế bào không còn, dịch chiết lẫn nhiều tạp, gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu về sau.
2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly rong Mơ
2.4.4.1. Loại dung môi
Việc lựa chọn được loại dung môi thích hợp vừa nâng cao được hiệu quả trích ly
và tạo ra tính an toàn cho sản phẩm.
Năm 2011, Takeshi và cộng sự đã khảo sát các dung môi trong quá trình trích ly
fucoxanthin từ loài tảo Cladosiphon okamuranus. Các dung môi gồm: Ethanol, methanol
và acetone. Kết quả cho thấy rằng: Methanol cho giá trị hàm lượng fucoxanthin cao nhất

là 270,0 ± 8,3 (µg/g nguyên liệu khô) ở kích thước nguyên liệu là 50 µm [20].
2.4.4.2. Nồng độ dung môi
Việc lựa chọn nồng độ dung môi thích hợp sẽ giúp nâng cao được hiệu quả trích
ly. Năm 2012, Kim và cộng sự đã sử khảo sát ảnh hưởng nồng độ dung môi ethanol 50%
và 100% trong quá trình khai thác fucoxanthin từ loài Phaeodactylum tricornutum. Kết
quả cho thấy hàm lượng fucoxanthin đạt cao nhất ở ethanol 100% (1,071 mg/g trọng
lượng mẫu đông khô) [13].
2.4.4.3. Tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi
Với khối lượng nguyên liệu bạn đầu cố định, khi lượng dung môi gia tăng, quá
trình trích ly diễn ra nhanh chóng và lượng fucoxanthin còn lại trong bã sẽ giảm. Vì thế


16

việc chọn được một tỷ lệ thích hợp sẽ giúp tiết kiệm được dung môi. Tỷ lệ nguyên liệu
so với dung môi thích hợp cho việc khai thác carotenoid từ rong biển là 1/5 [21].
2.4.4.4. Nhiệt độ trích ly
Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình trích ly. Khi
nhiệt độ trích ly tăng sẽ làm cho độ xốp của nguyên liệu tăng lên (do nguyên liệu
trương nở), độ nhớt giảm và hoạt chất sẽ hòa tan dễ hơn vào dung môi. Nhưng nhiệt độ
quá cao sẽ có tác động ngược lại bởi việc làm biến tính hoạt chất sinh học cần trích ly.
Nhiệt độ sôi của các dung môi ethanol (78,5°C), methanol (65°C), isopropyl alcohol
(82,5°C).
2.4.4.5. Thời gian trích ly
Sự kéo dài của thời gian trích ly kéo theo sự gia tăng hiệu quả trích ly, nhưng
không nên kéo dài vì điều này sẽ không làm gia tăng hiệu quả trích ly lên bao nhiêu
bởi vì lượng fucoxanthin còn lại trong nguyên liệu ngày càng giảm.
2.4.5. Tình hình trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin trong nước và trên thế giới
2.4.5.1. Tình hình nghiên cứu trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin trong nước
Ở Việt Nam chưa có cơ sở sản xuất và công trình nghiên cứu về fucoxanthin

từ rong Mơ và từ các nguyên liệu khác. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung khai thác
vào các thành phần như alginate, mannitol và fucoidan.
2.4.5.2. Tình hình nghiên cứu trích ly hoạt chất sinh học fucoxanthin trên thế giới
Năm 2011, Takeshi Mise và cộng sự đã nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình trích ly hoạt chất fucoxanthin trên đối tượng là loài tảo
Cladosiphon okamuranus. Tác giả đã khảo sát các kích thước nguyên liệu là 50, 200
và 1000 µm với 3 loại dung môi là ethanol, methanol và acetone. Kết quả cho thấy
ở kích thước nguyên liệu 50 µm và dung môi trích ly là methanol cho hiệu quả trích
ly hoạt chất fucoxanthin là cao nhất, sau đó là đến acetone và ethanol [20].
Năm 2013, Subramanian.J.O.Baik và R.Singhal đã nghiên cứu các điều
kiện ảnh hưởng đến hiệu quả trích ly fucoxanthin từ Sargassum muticum bằng
sóng siêu siêu âm như: Kích thước mẫu và loại dung môi. Tác giả đã lựa chọn
dung môi không phân cực như ethy acetate, chloroform và ethanol để trích ly


17

hoạt chất sinh học fucoxanthin. Kết quả cho thấy: Điều kiện trích ly tối ưu nhất
là kích thước nguyên liệu là 0,5 < d ≤ 1,5 mm, khối lượng mẫu là 2500 mg. Sau
khi trích ly bằng phương pháp trên thì thu được lượng fucoxanthin là 1,58 mg/g
nguyên liệu khô [19].
Năm 2012, Kim và cộng sự đã khai thác fucoxanthin trên một đối tượng khác
là tảo cát Phaeodactylum tricornutum. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện
điều tra tác động của loại dung môi, thời gian, nhiệt độ và phương pháp trích ly
(ngâm, Soxhlet, hỗ trợ siêu âm, áp lực chất lỏng) đến hiệu quả trích ly fucoxanthin.
Trong số các dung môi trích ly, ethanol cho hàm lượng fucoxanthin là (1,71 mg/g
chất khô), trong khi đó n-hexan và nước không có hiệu quả trong khai thác
fucoxanthin. Hàm lượng fucoxanthin trong dịch chiết từ các phương pháp khai thác
khác nhau khá liên tục (1,42 - 1,51 mg/g khối lượng mẫu đông khô). Phương pháp
trích ly bằng Soxhlet bằng dung môi ethanol 100% ở nhiệt độ là 80°C. Kết quả hàm

lượng fucoxanthin thu được là 1,71 mg/g mẫu khô [13].
Năm 2011, Irwandi Jaswir và cộng sự đã trích ly fucoxanthin trên loài tảo
Padina australis sử dụng hệ dung môi acetone-methanol lạnh (7:3). Sau đó, làm
sạch và tinh chế. Kết quả phân tích HPLC cho thấy hàm lượng fucoxanthin đạt
0,43 ± 0,07 mg/g trọng lượng khô và hàm lượng lipit đạt 1,70 ± 0, 09 mg/g trọng
lượng khô [11].
Năm 2012, Jagan M Billakanti và cộng sự đã trích ly fucoxanthin từ Undaria
pinnatifida. Sử dụng enzyme alginase và enzym lyase để xử lý trước khi chiết bằng
hệ dung môi dimethyl ether và ethanol. Kết quả cho thấy khi nguyên liệu được tiền
xử lý bằng enzyme sau đó trích ly bằng dimethyl ether và ethanol thì hàm lượng
fucoxanthin tăng gấp đôi (0,055 mg/g rong ướt) so với khi không xử lý bằng
enzyme (0,028 mg/g rong ướt) [12].
2.5. Thu nhận chế phẩm fucoxanthin từ rong Mơ muticum
2.5.1. Cô đặc dịch sau khi trích ly [2]
Cô đặc là phương pháp dùng để nâng cao nồng độ các chất hoà tan trong
dung dịch gồm 2 hai nhiều cấu tử. Quá trình cô đặc của dung dịch lỏng - rắn hay
lỏng - lỏng có chênh lệch nhiệt độ sôi rất cao. Mục đích của phương pháp là tách

×