Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Lý luận về lạm phát. Tình trạng và giải pháp khắc phục ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.84 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

Lời mở đầu
Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới thì lạm
phát đã và đang trở thành một vấn đề mang tính thời sự cấp bách đối với nhiều quốc gia. Lạm
phát trong thời kì nào thì cũng luôn mang cùng một bản chất tuy nhiên trong mỗi một thời kì
khác nhau của nền kinh tế thì lạm phát lại có những biểu hiện mới và có những nguyên nhân
mới cần phải được xem xét. Vì vậy tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lạm
phát nhưng việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này vẫn luôn mang tính cấp thiết, từ đó giúp
đưa ra được những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng lạm phát, giúp cho nền kinh tế phát
triển và tăng trưởng một cách bền vững.
Đối với Việt Nam, chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, từ nền
kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhắc đến nền
kinh tế thị trường thì vấn đề lạm phát là một vấn đề mang tính tất yếu và khách quan, và muốn
được hưởng những lợi ích về vật chất mà nền kinh tế thị trường có thể mang lại thì chúng ta
phải khắc phục và giải quyết cho được vấn đề lạm phát.
Để có thể thực hiện được điều đó thì chúng ta cần phải có được những nhận thức đầy
đủ và đúng đắn về lạm phát. Chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì? Do đâu mà có
lạm phát? Tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát? Từ đó chúng ta sẽ có được những giải
pháp đúng đắn và phù hợp nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, góp phần đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Qua quá trình tham khảo tài liệu cùng với những kiến thức đã được lĩnh hội trên ghế
nàh trường, em đã chọn đề tài: “Lí luận về lạm phát.Tình trạng và giải pháp khắc phục ở
Việt Nam hiện nay”.
Do khả năng và điều kiện thời gian hạn chế, chắc rằng trong bài viết không tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong được cô xem xét và phê bình để em có thể có bài viết tốt hơn.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368

MỤC LỤC: Trang


2
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Phần I: Những lý luận chung về lạm phát………………………….……..................3
I. Những hiểu biết chung về lạm phát……………………………….……………….3
1. Khái niệm lạm phát…………………………………….………….…………3
2. Đo lường………………………………………………………….…………..3
3. Các loại lạm phát phân theo mức độ…………………………….…….…….4
4. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát……………….…….……4
Phần II: Thực trạng và giải pháp vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay….....……6
I.Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay…………………………………….….…6
1.Sơ lược tình hình lạm phát hiện nay…………………………………………6
2.Những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát trong thời gian qua……8
2.1. Những tác động của tình hình thế giới đến kinh tế trong nước…………...8
2.2.Những nguyên nhân bắt nguồn từ trong nước……………………………...8
III. Những biện pháp nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát cao hiện nay…………13
1.Vai trò của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát…………………………13
2.Các giải pháp của Chính phủ ……………………………………………...13
Phần III: Kết luận………………………………………………………………….....15
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Ph ầ n I : Những lý luận chung về lạm phát.
I. Những hiểu biết chung về lạm phát
1. Khái niệm lạm phát.
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền
kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá thị trường hay giảm sức mua của đồng
tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ
so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát
của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì

người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.
Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương
nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả.
2. Đo lường
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn
các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập
bởi các tổ chức Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh. Giá cả của các
loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là
mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở
thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ
lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện
tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là
phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
Trên thực tế không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất mà tồn tại nhiều phép đo
đối với chỉ số này. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
- Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng trên lí thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân
so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng CPI được giả định một cách xấp xỉ.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi
“người tiêu dùng thông thường” một cách có lựa chọn.
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính
đến giá bổ sung qua đại lí hoặc thuế doanh thu.
Ngoài ra người ta còn sử dụng thêm một số các chỉ số khác như: Chỉ số giá bán buôn,
chỉ số giá hàng hóa, chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng cá nhân(PCEPI) ….
3. Các loại lạm phát phân theo mức độ.
+ Thiểu phát:Là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Trên thực tế không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm
phát bao nhiêu phần trăm là giảm phát. Một số tài liệu về kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở
mức 3-4%/năm được coi là thiểu phát. Tuy nhiên ở một số quốc gia như Đức và Nhật Bản thì

tỉ lệ trên được coi là tỷ lệ lạm phát trung bình chứ chưa thấp đến mức được coi là thiểu phát.
+ Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá, từ 3-7%/năm.
+ Lạm phát cao (còn gọi là lạm phát phi mã)Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hai
chữ số một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát.
+ Siêu lạm phát: Trong kinh tế học, siêu lạm phát được coi là tình trạng lạm phát “mất kiểm
soát”, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa
chính xác về siêu lạm phát. Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản siêu lạm phát là một mức độ lạm
phát chỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên(nghĩa là cứ sau 31 ngày thì giá cả lại tăng lên
gấp đôi).
Theo tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có 4 tiêu chí để xác định siêu lạm phát đó là: (1)
người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước
không còn được tính bằng nội tệ nữa mà được tính bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản
tín dụng sẽ được tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; (4) lãi suất, tiền
công và giá cả sẽ được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới
100%.
4. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát
 Lạm phát do cầu kéo: Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức
toàn dụng lao động thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS.
Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng
cùng tăng.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368

 Lạm phát do cầu thay đổi: Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu
về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có
tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu
giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là
mức giá chung tăng lên, gây ra lạm phát.
 Lạm phát do chi phí đẩy Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí
nghiệp tăng. Tuy nhiên do các xí nghiệp muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình nên tăng giá

thành sản phẩm dẫn đến mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên gây nên lạm phát.
 Lạm phát do cơ cấu Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao
động. Vì thế những ngành kinh doanh không hiệu quả cũng không thể không tăng tiền công
cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh
kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
 Lạm phát do xuất khẩu Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản
phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước
giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân
bằng.
 Lạm phát do nhập khẩu Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu.
Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường hợp OPEC
quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong
nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
 Lạm phát tiền tệ Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để
giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung
ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên
là nguyên nhân gây ra lạm phát.
 Lạm phát đẻ ra lạm phát Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng
giá cả hàng hóa sẽ còn tiếp tục tăng đồng thời xuất hiện tâm lý tích trữ hàng hóa dẫn đến đẩy
mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát.
Phần II: Thực trạng và giải pháp vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
6

×