Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÌM HIỂU LỐI SỐNG VÀ NHẬN THỨC VỀ HÔN NHÂN CỦA MỘT SỐ NHÓM ĐỒNG TÍNH TẠI TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.3 KB, 17 trang )

as
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: VĂN HÓA HỌC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài:
TÌM HIỂU LỐI SỐNG
VÀ NHẬN THỨC VỀ HÔN NHÂN
CỦA MỘT SỐ NHÓM ĐỒNG TÍNH TẠI TP.HCM


GVHD: TS. Nguyễn Xuân Nghĩa
HVCH: Phạm Thị Huyền Trang
MSHV: 0305161250
Lớp: Cao học Văn hóa học K13B
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: VĂN HÓA HỌC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài:
TÌM HIỂU LỐI SỐNG
VÀ NHẬN THỨC VỀ HÔN NHÂN
CỦA MỘT SỐ NHÓM ĐỒNG TÍNH TẠI TP.HCM

Chữ ký người hướng dẫn khoa học Chữ ký người thực hiện
TS. Nguyễn Xuân Nghĩa Phạm Thị Huyền Trang
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
MỤC LỤC


3.1Về tình cảm nói chung của con người 10
3
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Các nhà nghiên cứu xã hội học ngày nay đã khẳng định, xã hội nào cũng có
hiện tượng đồng tính luyến ái. Tuy không thể thống kê một cách chính xác, nhưng
có thể ước tính trên thế giới người đồng tính luyến ái chiếm khoảng 3% dân số. Tỉ
lệ này gần như không thay đổi giữa các quốc gia, thời đại hoặc nền văn hoá.
Tại Việt Nam, đồng tính luyến ái là một chủ đề nhạy cảm, mới nổi lên và
thu hút sự chú ý của dư luận. Trong quá khứ, vì nhiều nguyên nhân xã hội khác
nhau khiến người đồng tính không dám công khai thân phận của mình. Nhưng
hơn chục năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, sự giao
lưu với văn hoá phương Tây và sự trưởng thành của thế hệ trẻ - lớp người được
sinh ra trong thời kỳ hậu chiến đã dẫn tới sự biến đổi mạnh mẽ trong thái độ và
hành vi của người dân đối với nhiều vấn đề xã hội, trong đó có quyền được sống
thật với giới tính của mình.
Tuy nhiên, những gì xã hội biết về người đồng tính luyến ái hầu như chỉ
giới hạn trong những phóng sự, bài viết hoặc bản tin có tính chất “phát hiện” được
đăng tải trên các phương tiện truyền thông với mục đích thu hút sự chú ý. Một số
trường hợp sử dụng những sản phẩm này chỉ nhằm thoả mãn tính hiếu kỳ của độc
giả hơn là hướng họ đến sự hiểu biết nghiêm túc và nhân văn về người đồng tính.
Chính trong bối cảnh văn hoá - xã hội Việt Nam như hiện nay, khi sự kỳ thị
đối với người đồng tính chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, chúng tôi nhận
thấy việc tập trung nghiên cứu vào đối tượng này là thích hợp. Đề tài Tìm hiểu về
lối sống và nhận thức về hôn nhân của một số nhóm đồng tính tại Tp.HCM
được tiến hành nhằm bổ sung những thiếu hụt thông tin xung quanh người đồng
tính. Trọng tâm của nghiên cứu hướng tới việc khắc hoạ lối sống và nhận thức của
chính bản thân họ về hôn nhân.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu lối sống và nhận thức về hôn nhân của

một số nhóm đồng tính tại Tp.HCM.
4
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Mô tả, phân tích những đặc điểm về lối sống của người đồng tính trong
quan hệ với gia đình và xã hội, cách thức người đồng tính ứng xử với gia đình và
xã hội, các quan niệm về đạo đức - nhân cách và hệ thống giá trị của họ.
Tìm hiểu suy nghĩ, nhận thức về hôn nhân của người đồng tính. Thông qua
đó tìm hiểu suy nghĩ và nhận thức của họ về đời sống tính cảm nói chung của con
người, về sự cần thiết/ không cần thiết của hôn nhân, về vai trò của quan hệ tình
dục trong hôn nhân, về con cái, dòng dõi, về an sinh xã hội tuổi già.
2.3 Giả thuyết nghiên cứu:
Người đồng tính khác người dị tính chỉ ở định hướng tình dục hay còn ở
khía cạnh nào khác của cuộc sống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lối sống và nhận thức về hôn nhân của một số nhóm đồng tính tại
Tp.HCM.
4. Lịch sử vấn đề
Mặc dù các nhà thơ, các nhà triết học đã quan tâm tới hiện tượng đồng tính
luyến ái của con người ngay từ thời cổ đại, nhưng việc nghiên cứu một cách
nghiêm túc trên cơ sở khoa học chỉ được tiến hành cách đây không lâu. Trong đó
nổi bật nhất là hai nhà khoa học người Mỹ Alfred Charles Kinsey và Fritz Klein
đã giải mã hiện tượng đồng tính của con người dựa trên yếu tố sinh học và tâm lý
học.
Alfred C. Kinsey với công trình “Thước đo Kinsey”, gồm 7 nấc thang đo
dùng để xác định thiên hướng tình dục của một người có thể biến thiên trong
khoảng từ “hoàn toàn dị tính luyến ái” qua “song tính luyến ái” rồi đến “hoàn toàn
đồng tính luyến ái”, chứ không nhất thiết chỉ tồn tại một kiểu người với một thiên
hướng tình dục duy nhất. Ngoài ra, công trình còn bổ sung thêm một loại khác X
để chỉ người vô tính, những người không có ham muốn tình dục với cả nam lẫn nữ
(asexuality).

5
Fritz Klein với công trình “Lưới thiên hướng tình dục Klein” dùng để đo
lường kỹ hơn thiên hướng tình dục bằng cách mở rộng thang Kinsey. Lưới này
phân loại lịch sử tình dục từ 0 (hoàn toàn dị tính) đến 6 (hoàn toàn đồng tính).
Không như thang Kinsey, Lưới Klein xem xét thiên hướng tình dục trong ba giai
đoạn với bảy yếu tố. Khi một người tham gia lưới khảo sát này, họ sẽ xác định
mình "Chủ yếu là dị tính, thỉnh thoảng đồng tính" ở mức 2, "Chủ yếu là đồng tính,
thỉnh thoảng dị tính" ở mức 5 và các khoảng giữa hai mức này. Ở giữa, mức 3 là
"Dị tính và đồng tính là ngang nhau".
Công trình nghiên cứu mang tên “Hiệu ứng anh trai” (Fraternal birth-order
effect) của Bogaert và Blanchard dựa trên yếu tố sinh lý cũng đã tìm ra điểm thú
vị: Bé nam càng có nhiều anh trai thì khi lớn lên có xu hướng đồng tính càng cao.
Blanchard lí giải rằng gen cũng có thể có mối liên hệ với định hướng đồng tính.
Xét theo yếu tố môi trường, nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud cho
rằng đồng tính bắt nguồn từ mặc cảm Oedipus (Oedipus complex – Oedipus là tên
một anh hùng trong thần thoại Hy Lạp giết cha và cưới mẹ). Theo giả thuyết này,
thay vì nhận diện bản thân với bố hoặc mẹ cùng giới, đứa trẻ nhận diện với bố
hoặc mẹ khác giới.
Các nhà giáo dục cho rằng đồng tính xuất phát từ những kinh nghiệm tiêu
cực với người dị tính (straight) và tích cực với người đồng tính (gay) từ nhỏ. Cùng
quan điểm, các nhà xã hội học cho rằng đồng tính phát triển từ những mối quan hệ
không tốt với bạn bè cùng giới. Một trường hợp là khi đứa trẻ bị chọc ghẹo là
đồng tính, điều này dẫn đến việc đứa trẻ phát triển những hành vi đi theo tên gọi
đó (self-fulfilling prophecy). Tuy nhiên, những lí giải này đều không có chứng cứ
mạnh mẽ.
Tương tự, chưa ai chứng minh được định hướng giới tính của bố mẹ liên
quan đến định hướng giới tính của đứa trẻ. Những ông bố bà mẹ dị tính vẫn có
khả năng sinh ra những đứa trẻ đồng tính hoặc dị. Đa số những đứa trẻ lớn lên từ
gia đình đồng tính nam hoặc đồng tính nữ vẫn có định hướng dị tính (straight).
Các nhà nghiên cứu phát hiện hành vi nữ tính ở trẻ em nam và hành vi nam

tính ở trẻ em nữ có tương quan với định hướng đồng tính sau này. Nhiều người
đồng tính nói rằng họ có thể nhớ lại trải nghiệm đồng tính từ lúc rất bé. Mối liên
6
hệ này mạnh hơn ở đồng tính nam hơn đồng tính nữ, hợp lý với nhận định rằng
định hướng giới tính nữ dễ biến chuyển hơn là nam.
Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học xã hội Daryl Bem trên 1000 người
đồng tính và 300 người dị tính đã dẫn đến Học thuyết Kì lạ Hấp dẫn (Exotic
Becomes Erotic). Theo học thuyết này, một người từ thời thơ ấu và thanh thiếu
niên cảm thấy hấp dẫn về tình cảm và tình dục với người mà họ cảm thấy khác lạ
so với bản thân. Yếu tố sinh học như gen và hóc-môn có thể không trực tiếp làm
một người trở thành đồng tính hay dị tính, nhưng chúng ảnh hưởng đến tính cách
của đứa trẻ. Và khi lớn lên, những đứa trẻ này thể hiện những hành vi hoặc sở
thích phù hợp với tính cách của chúng, tuy những tính cách này trái ngược với
định hướng giới tính truyền thống. Ví dụ, một bé gái ham thích những hoạt động
thể thao mạnh mẽ vốn thường dành cho bé trai, và khi lớn lên cảm thấy mình khác
biệt so với những bạn nữ cùng giới, cô gái có thể cảm thấy bị hấp dẫn bởi phái nữ
hơn là phái nam.
Tiến sĩ tâm lý học nổi tiếng người Tây Ban Nha Enrique Rojas thì cho
rằng: 95% nguyên nhân dẫn tới đồng tính là do các yếu tố môi trường như sự thiếu
vắng quan tâm của người cha, người mẹ hung dữ hoặc bị lạm dụng tình dục trong
thời thơ ấu.
Nghiên cứu của trường Queen Mary và Viện Nghiên cứu Karolinska ở
Stockholm đã theo dõi 3.826 cặp sinh đôi và kết luận: kiểu gen chiếm 35% còn
ảnh hưởng từ môi trường xã hội lên mỗi cá nhân (đã loại bỏ các yếu tố tương
đồng) chiếm 64% trong việc hình thành đồng tính nam, tỷ lệ tương ứng đối với
đồng tính nữ là 18% và 80%.
Tại Việt Nam hiện nay, tuy chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
hiện tượng đồng tính một cách có hệ thống, nhưng đã có một vài nghiên cứu xã
hội học, hội thảo, tọa đàm được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và
Môi trường (iSEE) nhằm kêu gọi mọi người nâng cao ý thức, trân trọng vai trò,

giá trị và tiếng nói của từng thành viên trong xã hội, dù họ là ai, là thiểu số hay đa
số, là đồng tính hay dị tính.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7
5.1 Quan điểm tiếp cận
Quan điểm hệ thống: nhằm nhận diện và đánh giá người đồng tính trong
các mối quan hệ xã hội và trong nhận thức về hôn nhân.
Quan điểm tiếp cận liên ngành sẽ được vận dụng trong suốt đề tài để nhìn
nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau như: tâm lý học, xã hội học, văn hóa học,
sinh học,
Quan điểm lý thuyết Quá trình luận của F.G.Bailey: “Những thay đổi trong
văn hóa do chủ thể quy định. Nhấn mạnh vào vai trò của con người như một tác
nhân làm thay đổi xã hội”. Đó chính là việc làm rõ những cố gắng của người đồng
tính để được xã hội công nhận.
Quan điểm lý thuyết Cấu trúc luận: lý giải vì sao người đồng tính bị kỳ thị,
nam giới kỳ thị người đồng tính nhiều hơn nữ giới.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm tìm hiểu nét tương đồng và khác
biệt giữa người đồng tính và dị tính trong quan hệ với gia đình và xã hội.
Phương pháp quan sát tham dự ở mức độ có giới hạn: bằng cách tham gia
các hội, nhóm, diễn đàn dành cho người đồng tính để có cái nhìn thực tế về họ.
Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học (điều tra bản hỏi, phỏng vấn sâu)
là phương pháp quan trọng khi chúng tôi căn cứ vào bản trả lời của các đối tượng
là người đồng tính, gia đình, những người xung quanh,… để rút ra tính mới mẻ
trong việc nghiên cứu đề tài; đồng thời kết hợp với phỏng vấn sâu và một số
phỏng vấn tiểu sử (life history) để làm rõ những vấn đề phức tạp và quá trình trở
thành người đồng tính.
5.3 Nguồn tư liệu:
Chúng tôi tập hợp nguồn báo giấy, báo mạng, topic trên các diễn đàn, kết
quả phỏng vấn người đồng tính và gia đình, đồng thời thu thập và phân tích các

nghiên cứu, các nhận định của giới chuyên môn và các nhà khoa học nhằm góp
phần hoàn thiện đề tài này.
6. Bố cục của luận văn
8
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn dự kiến gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và tổng quan về đối tượng nghiên cứu
Đây là chương trình bày các vấn đề thuộc về cơ sở để làm tiền đề
nghiên cứu cho các chương sau. Sẽ làm rõ các khái niệm liên quan như: đồng
tính, lối sống, nhận thức, hôn nhân và tổng quan về hiện tượng đồng tính luyến
ái nhìn từ góc độ văn hóa học. Phần tiểu kết sẽ khái quát lại nội dung của toàn
chương.
Chương II: Đặc điểm lối sống và quan hệ xã hội của người đồng tính
Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa,
đặc trưng văn hóa của một con người hay một cộng đồng. Do đó, chúng tôi phân
loại các loại hình lối sống, sau đó tập trung miêu tả, phân tích một số đặc điểm về
cách ăn mặc, giải trí; một số nét tâm lý; ứng xử và quan hệ với gia đình; ứng xử và
quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp; hệ thống giá trị, quan niệm đạo đức và nhân
cách; lao động và đóng góp xã hội của người đồng tính.
Chương III: Người đồng tính nhận thức về hôn nhân và một số vấn đề
liên quan
Ở chương này, chúng tôi đánh giá nhận thức của người đồng tính về tình
cảm nói chung của con người; quan hệ nam nữ; sự cần thiết/ không cần thiết của
hôn nhân; quan hệ tình dục trong hôn nhân; con cái; an sinh tuổi già và nhận thức
về suy nghĩ của xã hội về hôn nhân đồng tính.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trước đây, các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên góc độ sinh học, xã hội
học, tâm lý học để thống kê và giải mã hiện tượng đồng tính của con người. Ở đề
tài này chúng tôi cung cấp kết quả nghiên cứu dựa trên khía cạnh văn hóa.
Chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ trong nỗ lực giảm thiểu sự kỳ thị của
cộng đồng đối với người đồng tính luyến ái và vận động các tổ chức có liên quan

xây dựng những chương trình can thiệp hiệu quả dành cho nhóm xã hội này.
9
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về hiện tượng đồng tính luyến ái
1.1.1 Trong thần thoại
1.1.2 Trong văn học
1.1.3 Trong nghệ thuật
1.1.4 Trong các nền văn hóa
1.1.5 Trong quan điểm tôn giáo
1.1.6 Trong quan điểm hiện đại
1.2 Các khái niệm công cụ
1.2.1 Đồng tính
1.2.2 Lối sống
1.2.3 Nhận thức
1.2.4 Hôn nhân
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM LỐI SỐNG VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI
ĐỒNG TÍNH
2.1 Một số đặc điểm về cách ăn mặc, giải trí
2.2 Một số nét tâm lý
2.3 Ứng xử và quan hệ với gia đình
2.4 Ứng xử và quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp
2.5 Hệ thống giá trị, quan niệm đạo đức và nhân cách
2.6 Lao động và đóng góp xã hội
2.7 Phân loại các loại hình lối sống
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG III: NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NHẬN THỨC VỀ HÔN NHÂN VÀ MỘT
SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.1 Về tình cảm nói chung của con người
3.2 Về quan hệ nam nữ
3.3 Về sự cần thiết/ không cần thiết của hôn nhân
10
3.4 Về quan hệ tình dục trong hôn nhân
3.5 Về con cái
3.6 Về an sinh tuổi già
3.7 Nhận thức về suy nghĩ của xã hội về hôn nhân đồng tính
Tiếu kết chương 3
KẾT LUẬN
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI
1. Colby D., Cao Hữu Nghĩa & Doussantousse S. 2004: Men who have sex
with men and HIV in Vietnam - AIDS Education and Prevention
2. Graupner H., International Bar Association Conference, Phillip
Tahmindjis 2005: Sexuality and Human Rights - Haworth Press.
3. Pastoetter J. (1997 - 2001). The International Encyclopedia of Sexuality:
Vietnam - The Continuum Publishing Company.
4. Weiten Wayne, Margaret A. Lloyd, Dana S Dunn, Elizabeth Yost
Hammer: Psychology Applied to Modern Life: Adjustment in the 21st
Century - Wadsworth Publishing.
TÀI LIỆU MẠNG
5. Lê Hoàng Thế Huy 2012. Đồng tính và một số lý thuyết phân tâm học.
Có thể tham khảo tại: />t=39&id=996557 Tải về ngày: 22/9/2013
6. Lê Trần Huy Phú 2012. Hôn nhân bình đẳng và vô điều kiện. Có thể
tham khảo tại: a/?p=814 Tải về ngày:
22/9/2013
7. Lữ Y Nguyễn 2013. Cái nhìn của Giáo Hội về người đồng tính và hôn
nhân đồng giới. Có thể tham khảo tại: />tintuc/20130916/23172 Tải về ngày: 22/9/2013

8. Ngô Minh Uy 2012. Truyền thông dựa trên các chứng cứ nghiên cứ tâm
lý học nhằm cổ vũ cho sự bình đẳng trong các xu hướng giới tính. Có
thể tham khảo tại:
Tải về ngày: 22/9/2013
9. Nguyễn Minh Tiến 2012. Tổng hợp thông tin về đồng tính luyến ái. Có
thể tham khảo tại:
Tải về ngày: 22/9/2013
12
10. Nguyễn Trần Bạt 2009. Lối sống. Có thể tham khảo tại:
/>option=com_content&view=article&id=197:li-sng&catid=72:goc-suy-
ngm&Itemid=582 Tải về ngày: 21/9/2013
11. Sáu sắc 2013. Người đồng tính Việt Nam đang thức tỉnh. Có thể tham
khảo tại: />thuc-tinh.html Tải về ngày: 22/9/2013
12. Sáu sắc 2013. Valentine và những tình yêu bị ngăn cấm. Có thể tham
khảo tại: />ngan-cam.html Tải về ngày: 22/9/2013
13. Sáu sắc 2013. Tại sao phải tự hào là người đồng tính. Có thể tham khảo
tại: />tinh.html Tải về ngày: 22/9/2013
14. Sáu sắc 2013. 40 năm không đơn độc của người đồng tính. Có thể tham
khảo tại: />nguoi-ong.html Tải về ngày: 22/9/2013
15. Sáu sắc 2013. Sống trong xã hội dị tính. Có thể tham khảo tại:
Tải
về ngày: 22/9/2013
16. Sáu sắc 2013. Hôn nhân cùng giới: Câu chuyện về duy trì nòi giống. Có
thể tham khảo tại: />cau-chuyen-ve-duy.html Tải về ngày: 22/9/2013
17. Sáu sắc 2013. Chủ nghĩa độc tôn dị tính - Phần 1: Người đồng tính,
đâu?. Có thể tham khảo tại: />oc-ton-di-tinh-phan-1-nguoi.html Tải về ngày: 22/9/2013
18. Sáu sắc 2013. Chủ nghĩa độc tôn dị tính - Phần 2: “Đông là đúng?”. Có
thể tham khảo tại: />tinh-phan-2-ong-la.html Tải về ngày: 22/9/2013
19. Sáu sắc 2013. Chủ nghĩa độc tôn dị tính - Phần 3: “Đặc quyền của đa
số”. Có thể tham khảo tại: />ton-di-tinh-phan-3-ac.html Tải về ngày: 22/9/2013

13
20. Sáu sắc 2013. Đồng tính vs. Dị tính. Có thể tham khảo tại:
Tải về ngày:
22/9/2013
21. Sáu sắc 2013. Sự yêu thương sẽ định nghĩa gia đình. Có thể tham khảo
tại: />inh.html Tải về ngày: 22/9/2013
22. Sáu sắc 2013. Quyền của người đồng tính là quyền gì? Có thể tham
khảo tại: />gi.html Tải về ngày: 22/9/2013
23. Sáu sắc 2013. Kết hôn thì khác gì chung sống với nhau? Có thể tham
khảo tại: />chung.html Tải về ngày: 22/9/2013
24. Sáu sắc 2013. Người cha biết mặc váy. Có thể tham khảo tại:
Tải về
ngày: 22/9/2013
25. Sáu sắc 2013. 10 lầm tưởng về hôn nhân cùng giới. Có thể tham khảo
tại: />gioi.html Tải về ngày: 22/9/2013
26. Sáu sắc 2013. Tại sao cần ủng hộ hôn nhân đồng giới? Có thể tham
khảo tại: />ong-gioi.html Tải về ngày: 22/9/2013
27. Sáu sắc 2013. Hôn nhân cùng giới: duy trì nòi giống hay dựng rào cản
ngăn bình đẳng? Có thể tham khảo tại:
/>hay-dung-rao-can-ngan-binh-dang Tải về ngày: 22/9/2013
28. Thanh Mận 2012. “Sống chung đồng giới - Bài 1: Nhu cầu có thật” . Có
thể tham khảo tại:
/>dong-gioi-bai-1-nhu-cau-co-that.htm Tải về ngày: 22/9/2013
29. Thanh Mận 2012. “Sống chung đồng giới - Bài 2: Cho hay cấm?”. Có
thể tham khảo tại:
14
/>dong-gioi-bai-2-cho-hay-cam.htm Tải về ngày: 22/9/2013
30. Thanh Mận 2012. Sống chung đồng giới - Bài 3: Rắc rối pháp lý những
không gây hại. Có thể tham khảo tại:
/>dong-gioi-bai-3-rac-roi-phap-ly-nhung-khong-gay-hai.htm Tải về ngày:

22/9/2013
31. Thanh Niên 2013. Những nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Có
thể tham khảo tại:
/>hoa-hon-nhan-dong-tinh.aspx Tải về ngày: 22/9/2013
32. Trương Hồng Quang 2011. Đám cưới đồng tính và những vấn đề xung
quanh. Có thể tham khảo tại: Tải
về ngày: 22/9/2013
33. Trương Hồng Quang 2012. Kết hôn có phải điểm dừng của việc vận
động quyền cho người đồng tính? Có thể tham khảo tại:
Tải về ngày: 22/9/2013
34. Trương Hồng Quang 2012. Nhu cầu kết hôn của người đồng tính là
chính đáng. Có thể tham khảo tại: />song/74838/nhu-cau-ket-hon-cua-nguoi-dong-tinh-la-chinh-dang.html
Tải về ngày: 22/9/2013
35. Wikipedia. Chủ đề: LGBT. Có thể tham khảo tại:
/>%81:LGBT Tải về ngày: 22/9/2013
36. Wikipedia. Đồng tính luyến ái. Có thể tham khảo tại:
/>%C3%ADnh_luy%E1%BA%BFn_%C3%A1i Tải về ngày: 22/9/2013
37. Wikipedia. Biểu tượng LGBT. Có thể tham khảo tại:
/>%A3ng_LGBT Tải về ngày: 22/9/2013
15
38. Wikipedia. Lưới thiên hướng tình dục Klein. Có thể tham khảo tại:
Tải về
ngày: 22/9/2013
39. Wikipedia. Thước đo Kinsey. Có thể tham khảo tại:
/>%C4%91o_Kinsey Tải về ngày: 22/9/2013
40. Wikipedia. Hôn nhân đồng giới. Có thể tham khảo tại:
/>%C4%91%E1%BB%93ng_gi%E1%BB%9Bi Tải về ngày: 22/9/2013
41. Wikipedia. Người đồng tính, song tính hoặc hoán tính làm cha mẹ. Có
thể tham khảo tại: />%9Di_LGBT_l%C3%A0m_cha_m%E1%BA%B9 Tải về ngày:
22/9/2013

42. Wikipedia. Hôn nhân màu tím. Có thể tham khảo tại:
/>%C3%ADm Tải về ngày: 22/9/2013
43. Wikipedia. Nhân quyền Liên hiệp quốc. Có thể tham khảo tại:
/>der_identity Tải về ngày: 22/9/2013
44. Vnexpress 2013. Từ điển Oxford bổ sung đồng tính vào từ “hôn nhân”.
Có thể tham khảo tại: />dien-oxford-bo-sung-dong-tinh-vao-tu-hon-nhan-2855206.html Tải về
ngày: 22/9/2013
16
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
THỜI GIAN NỘI DUNG LÀM VIỆC
22/9/2013 Hoàn chỉnh đề cương, gửi giảng viên hướng
dẫn xin góp ý lần cuối
23/9/2013 Nộp đề cương cho Văn phòng khoa
7/10 – 12/10/13 Bảo vệ đề cương
10/2013 - 12/2013 Đọc và thu thập tài liệu
1/2014 - 5/2014 Nghiên cứu thực địa
5/2014 - 6/2014 Xử lý tư liệu
6/2014 – 11/2014
Viết luận văn và chỉnh sửa dưới sự góp ý của
Giảng viên hướng dẫn
Tháng 12/2014 Bảo vệ luận văn tốt nghiệp
THÔNG TIN CỦA HỌC VIÊN
Họ và tên: Phạm Thị Huyền Trang
Ngày sinh: 20/01/1985
Mã số HV: 0305161250
Lớp: Cao học Văn hóa học - Khóa 13B, Đại học Khoa học xã hội & Nhân
văn Tp.HCM
Địa chỉ: 260/2c, Nguyễn Thái Bình, P. 12, Q. Tân Bình, Tp. HCM
Điện thoại: 098 999 2623
Email:

17

×