Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.71 KB, 100 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN
CỦA CÁC ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
QUY MÔ NHỎ KHI CHUYỂN ĐỔI THEO CƠ CHẾ
TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
(Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HÀ NỘI, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN
CỦA CÁC ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
QUY MÔ NHỎ KHI CHUYỂN ĐỔI THEO CƠ CHẾ
TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
(Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.70
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu
HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị
Thu đã tận tình chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn các thầy giáo trong Viện Chiến lƣợc Chính
sách Bộ Khoa học và công nghệ, các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học
Quản lý trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy, cô giáo
trong Hội đồng khoa học Trƣờng Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, các
anh chị đồng nghiệp ở Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực
phẩm Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thị Thu Hiền

1
MỤC LỤC
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH
NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI 12
1.1. Đơn vị nghiên cứu và triển khai 12
1.1.1. Khái niệm Nghiên cứu và triển khai 12
1.1.2. Các loại hình nghiên cứu và triển khai 13
1.1.3. Quản lý nghiên cứu và triển khai tổ chức Nghiên cứu và Triển khai 20
1.1.4. Tổ chức nghiên cứu và triển khai 21
1.2. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và triển khai Nhà
nƣớc 24
1.2.1. Khái niệm về tự chủ và tự chịu trách nhiệm 24
1.2.2. Hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức Nghiên cứu và
triển khai nhà nước 24
1.2.3. Một số chính sách quan trọng tác động đến quá trình tự chủ của các tổ
chức nghiên cứu và triển khai nhà nước 28
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM CÔNG
NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 36

2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 36
2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm 37
2.2.1. Vị trí và chức năng 37
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 38
2.3. Tổ chức bộ máy 39
2.3.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực 39
2.3.2. Cơ quan quản lý của Trung tâm 40
2.4. Về nguồn lực của Trung tâm 41
2.4.1. Diện tích đất được giao sử dụng 41
2.4.2. Cơ sở vật chất 42
2.4.3. Nguồn lực tài chính 42

2
2.4.4. Nguồn nhân lực 43
2.5. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của
Trung tâm 44
2.5.1. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học 45
2.5.2. Kết quả chuyển giao công nghệ 46
2.5.3. Kết quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ 49
2.6. Chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm từ sau
Nghị định 115 50
2.6.1. Chủ trương chung của Nhà nước 50
2.6.2. Thực thi chủ trương chuyển đổi của Nhà nước sang cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm từ phía Trung tâm 52
CHƢƠNG III. CÁC RÀO CẢN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CỦA
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
HÀ NỘI KHI CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH
NHIỆM 55
3.1. Đề án phát triển Trung tâm theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 55
3.1.1. Bối cảnh ra đời của Đề án 55

3.1.2. Đề án phát triển Trung tâm theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 56
3.2. Những rào cản trong quá trình thực thi Đề án 57
3.2.1. Từ phía Trung tâm 57
3.2.2. Từ phía quản lý nhà nước 60
3.3. Giải pháp khắc phục những rào cản 64
3.3.1. Xác định lộ trình chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 64
3.3.2. Xây dựng bộ máy Trung tâm đáp ứng được đầu tư của Dự án và quá
trình chuyển đổi sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm 65
3.3.3. Giải pháp hoạt động cho Trung tâm 68
3.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 73
3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 77


3
1.
2.
3.
4.
5.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu nhân lực của Trung tâm tại thời điểm năm 2014 43
Bảng 2.2 Kết quả NCKH của Trung tâm giai đoạn 2000 đến 2014 45
Bảng 2.3 Kết quả chuyển giao công nghệ giai đoạn 2005-2014 47
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ 49
Bảng 3.1 Bộ máy của Trung tâm trƣớc và sau khi chuyển đổi 66

4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu 15
Hình 1.2 Chu trình của các sản phẩm nghiên cứu khoa học 19

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm CNSH&CNTP 39
Hình 2.2 So sánh số đề tài ở các giai đoạn 46
Hình 2.3 So sánh số hợp đồng CGCN qua các giai đoạn 48
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Trung tâm
CNSH&CNTP Hà Nội 67

5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NC&TK
Nghiên cứu và Triển khai
CNSH
Công nghệ sinh học
CNTP
Công nghệ thực phẩm
CNSH&CNTP
Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm
NSNN
Ngân sách nhà nƣớc
CNCB
Công nghệ chế biến
CGCN
Chuyển giao công nghệ
NCUD
Nghiên cứu ứng dụng
NCKH
Nghiên cứu khoa học
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
ATVSTP
An toàn vệ sinh thực phẩm

KT-XH
Kinh tế - Xã hội
WTO
World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại thế
giới)
GLP
Good Laboratory Practice (Thực hành tốt phòng Kiểm
nghiệm)
HACCP
Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân tích
mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)
ISO/IEC
International Organization for Standardization/
International Electrotechnical Commission (Tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế/Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế)

6
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Ngày 05/9/2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị Định 115/NĐ-CP
(NĐ115) qui định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa
học và công nghệ (KH&CN) công lập. Mục đích của Nghị định này nhằm
tăng cƣờng trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các
tổ chức KH&CN, tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học với phát triển công
nghệ trong sản xuất kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực, đẩy nhanh quá
trình xã hội hóa các hoạt động KH&CN; tạo điều kiện tập trung đầu tƣ có
trọng điểm, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN,
góp phần tăng cƣờng tiềm lực KH&CN cho đất nƣớc.
Tƣ tƣởng chỉ đạo và đổi mới của NĐ115 và Nghị định 96/2010/NĐ-CP
(NĐ96) sửa đổi, bổ sung NĐ115 là Nhà nƣớc giao quyền tự chủ toàn diện về

tổ chức, biên chế, xác định nhiệm vụ và tài chính cho các tổ chức KH&CN
công lập với mức tự chủ cao nhất, với cơ chế thông thoáng nhất. Đây là một
nghị định có rất nhiều điểm tiến bộ mang tính đột phá. Các tổ chức KH&CN
đƣợc quyền tự chủ, trong đó có một quyền quan trọng nhất là tự chủ về tài
chính.
Theo NĐ115, các tổ chức KH&CN còn đƣợc quyền sản xuất kinh doanh
nhƣ một doanh nghiệp và đƣợc hƣởng mọi ƣu đãi của doanh nghiệp. Đây là
nội dung quan trọng làm cho kết quả nghiên cứu của các viện, các trung tâm
đƣợc chuyển giao vào sản xuất kinh doanh theo con đƣờng ngắn nhất, tạo
điều kiện cho các nhà khoa học tăng thu nhập của mình cũng nhƣ bảo vệ đƣợc
quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu do mình làm ra.
Trƣớc đây, các tổ chức KH&CN chỉ tập trung nghiên cứu và sản xuất

7
thử nghiệm với quy mô nhỏ, không có chức năng sản xuất, kinh doanh. Chính
vì vậy, nhiều kết quả nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm địa chỉ
ứng dụng. Tuy nhiên, từ khi Chính phủ ban hành NĐ115, những vƣớng mắc
này dần dần đƣợc tháo gỡ. Ngoài việc thực hiện các chức năng chính là
nghiên cứu nhƣ trƣớc đây, khi đăng ký chuyển đổi sang mô hình tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, các tổ chức này đƣợc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
nhƣ một doanh nghiệp.
Đây đƣợc coi là bƣớc chuyển biến lớn đối với các tổ chức KH&CN để
họ tự thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu của mình hoặc sử dụng kết quả
nghiên cứu của mình để góp vốn liên doanh. Việc chuyển đổi sang cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm cũng tạo điều kiện từng bƣớc đổi mới phƣơng thức
giao và thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Với cơ chế tự chủ về tài chính và đƣợc phép sản xuất kinh doanh, các tổ
chức KH&CN có điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tƣ cho KH&CN, từng bƣớc
xã hội hóa hoạt động KH&CN, góp phần đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào phục vụ sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, NĐ115 cũng cho phép các tổ

chức KH&CN chủ động trong hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, mời
chuyên gia nƣớc ngoài đến làm việc cũng nhƣ hoàn toàn chủ động trong việc
cử cán bộ đi nƣớc ngoài học tập và làm việc mà không phải thông qua cơ
quan chủ quản.
Đƣợc các chuyên gia phân tích với nhiều ƣu điểm nhƣ trên, tuy nhiên,
NĐ115 đã trải qua gần 9 năm thực hiện, cho đến nay, Nghị định này vẫn chƣa
thực sự đƣợc triển khai theo đúng tinh thần và lộ trình của nó. Đặc biệt là với
các đơn vị nghiên cứu – triển khai có quy mô nhỏ chuyển đổi theo NĐ115
chƣa nhiều. Do trong quá trình chuyển đổi gặp rất nhiều khó khăn nhƣ: tiềm
lực KH&CN của các đơn vị còn rất nhỏ, nhiều đơn vị chƣa có trụ sở riêng, cơ
sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, nguồn nhân lực yếu và mỏng, biên chế ít

8
đó là những rào cản từ khách quan và chủ quan của từng đơn vị. Vì thế để tìm
ra đƣợc nguyên nhân và đề xuất các giải pháp thích hợp chúng tôi nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu
– triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
và giải pháp khắc phục” nghiên cứu trên đối tượng cụ thể là Trung tâm Công
nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội thuộc Sở Khoa học và Công
nghệ Hà Nội.
Đề tài luận văn này nhằm nghiên cứu, tìm hiểu những rào cản vấn đề nêu
trên qua khảo sát và phân tích thực trạng đơn vị nghiên cứu – triển khai là
Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm; đồng thời bƣớc đầu đề xuất các giải pháp khắc phục giúp cho
đơn vị sau quá trình chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt
động đƣợc tốt hơn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã trải qua gần 9 năm thực hiện. Nhƣng cho
đến nay, Nghị định này vẫn chƣa thực sự đƣợc triển khai theo đúng tinh thần
và lộ trình của nó. Vì thế vấn đề này đang rất đƣợc quan tâm nghiên cứu, đã

có nhiều bài báo của các chuyên gia phân tích thực trạng và khó khăn của các
đơn vị sự nghiệp khoa học khi chuyển đổi theo mô hình này nhƣ: “Vì sao các
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN địa phương còn lúng túng khi chuyển
đổi sang cơ chế tự chủ” của tác giả Nguyễn Quân, “Triển khai Nghị định 115
chậm, nguyên nhân vì sao” của Phƣơng Thảo, luận văn thạc sỹ “Những khó
khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị NC&TK của ngành Năng lượng
Nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải pháp
khắc phục” của Nguyễn Thanh Bình…
Trong khuôn khổ đào tạo Thạc sĩ Kinh Doanh và Quản lý tại Trƣờng Đại

9
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008, tác
giả Luận văn Vũ Tuệ Anh đã thực hiện đề tài “Điều kiện chuyển đổi tổ chức
NC&TK theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (nghiên cứu trường hợp Viện
Dược liệu)”. Cùng năm 2008 tác giả Phạm Thúy Nga đã nghiên cứu đề tài
“Xác định điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các tổ chức NC&TK thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam” và năm
2011, tác giả Luận văn Lê Thu Hƣơng đã nghiên cứu đề tài “Nhận diện những
yếu tố các trò chơi việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ
chức KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP”.
Các đề tài chủ yếu tập trung vào việc phân tích khó khăn và đƣa ra giải
pháp chung cho tất cả các tổ chức KH&CN, hoặc trên một số đối tƣợng cụ
thể. Nhận thấy đây là là một chủ đề quan trọng cần đƣợc nghiên cứu kỹ
lƣỡng. Cùng với xu hƣớng đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu giải pháp khắc phục những rào càn của các đơn vị nghiên cứu – triển
khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải
pháp khắc phục. Nghiên cứu trên đối tượng cụ thể là Trung tâm Công
nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội thuộc Sở Khoa học và
Công nghệ Hà Nội” là một đơn vị hiện nay vẫn đang rất lúng túng trong quá
trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ. Đây cũng là ví dụ điển hình cho các

Trung tâm nghiên cứu triển khai có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất, nguồn nhân
lực khoa học và công nghệ còn hạn chế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định rào cản của các đơn vị nghiên cứu – triển khai quy mô nhỏ
(Phân tích trƣờng hợp cụ thể là Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội) trong quá
trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục cho Trung tâm.

10
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Rào cản và các giải pháp cho Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội trong
quá trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Trung tâm CNSH&CNTP thuộc Sở Khoa học
và Công nghệ Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động của Trung tâm Sinh học và Công nghệ thực phẩm
Hà Nội hiện nay khi chƣa chuyển sang hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm
là gì? Những bất cập còn tồn tại, cần phải giải quyết?
- Những giải pháp chính sách nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của
Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội theo cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội đã trải qua
rất nhiều giai đoạn khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị, con
ngƣời, hoạt động NC&TK của đơn vị, nguồn thu ít không đảm bảo đƣợc kinh
phí và phải hoạt động dựa vào ngân sách nhà nƣớc cấp là chính.
Mặc dù đã xây dựng đề án chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo NĐ115 từ năm 2007 nhƣng với điều kiện hiện tại, việc chuyển đổi

mô hình hoạt động sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngay theo NĐ115 là rất
khó.
Để chuyển đổi thành công Trung tâm cần phải có các giải pháp sau:

11
Kiện toàn và hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị, nâng cao hiệu quả hoạt động
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích và tổng hợp các tài liệu liên
quan đến nội dung đề tài (cơ sở lý thuyết liên quan, các báo cáo tổng hợp của
Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội về công tác nghiên cứu, chuyển giao công
nghệ; các tài liệu khảo sát thực tiễn…)
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn một số lãnh đạo của Trung tâm.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý chung về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị
nghiên cứu và triển khai.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động của Trung tâm Công nghệ sinh học và
Công nghệ thực phẩm Hà Nội.
Chƣơng 3: Rào cản và các giải pháp khắc phục của Trung tâm Công
nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội khi chuyển đổi sang cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm.

12
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU
TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
1.1. Đơn vị nghiên cứu và triển khai
1.1.1. Khái niệm Nghiên cứu và triển khai
Thuật ngữ nghiên cứu và triển khai đã đƣợc hình thành từ lâu và đƣợc sử

dụng khá phổ biến, đã có nhiều tác giả đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
nghiên cứu và triển khai. Có thể nêu ra một số khái niệm điển hình sau đây
Theo UNESCO và OECD, NC&TK là các hoạt động sáng tạo được thực
hiện một cách có hệ thống để tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về
con người, văn hóa, xã hội và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng
dụng mới [19].
Trong đề tài nghiên cứu này, thuật ngữ “Nghiên cứu và Triển khai”, viết
tắt là “NC&TK”, đồng nghĩa với thuật ngữ “Research and Development”, viết
tắt là “R&D” của UNESCO và cũng đồng nghĩa với thuật ngữ “nghiên cứu và
phát triển trong Luật Khoa học và công nghệ năm 2013. Kể từ phần này trở
đi, đề tài dùng thống nhất thuật ngữ “NC&TK”.
Theo Nghị quyết 51/HĐBT và Thông tƣ hƣớng dẫn số 1438/KHKT-TC
giữa Liên bộ Bộ Tài chính và Ủy ban KHKT Nhà nƣớc, tổ chức NC&TK nhà
nƣớc đƣợc tiến hành ba loại hoạt động: Nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ
thuật, sản xuất thử và sản xuất một số sản phẩm có trình độ kỹ thuật cao hơn,
nhƣng chƣa có điều kiện sản xuất đại trà. Điều này tiếp tục đƣợc khẳng định
và phát triển ở Quyết định 134/HĐBT và đặc biệt là tại Nghị định 35/HĐBT.
Nhƣ vậy, theo các văn bản của Nhà nƣớc, tổ chức NC&TK nhà nƣớc là
một loại hình tổ chức có chức năng sản xuất ra các sản phẩm KH&CN phục

13
vụ cho toàn xã hội (với tƣ cách nhƣ một hoạt động công ích). Không phụ
thuộc vào thành phần kinh tế, vào cấp trực thuộc, vào lĩnh vực KH&CN, cơ
quan NC&TK có chức năng thực hiện nhƣ một khâu hoặc nhiều khâu của chu
trình NC&TK.
1.1.2. Các loại hình nghiên cứu và triển khai
Hoạt động NC&TK bao gồm các loại hình: nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm. Sự phân loại NCKH theo các loại
hình nghiên cứu nhƣ trên đƣợc thống nhất sử dụng trên thế giới, giúp nhận
thức rõ bản chất của NCKH, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, lập kế hoạch

nghiên cứu.
1

1.1.2.1. Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research)
2

Nghiên cứu cơ bản (NCCB) là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá
bản chất, quy luật của sự vật, hiện tƣợng tự nhiên, xã hội và tƣ duy.
Sản phẩm của NCCB có thể là khám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến
việc hình thành hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hƣởng đến nhiều
lĩnh vực khoa học.
NCCB đƣợc phân ra làm 2 loại: NCCB thuần túy và NCCB định hƣớng.
- Nghiên cứu cơ bản thuần túy (Pure fundamental rearch)
Nghiên cứu cơ bản thuần túy là những nghiên cứu về bản chất của sự vật
giúp nâng cao nhận thức, chƣa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
- Nghiên cứu cơ bản định hướng (Oriented fundamental research)
Nghiên cứu cơ bản định hƣớng là những NCCB đã dự kiến trƣớc mục


1
. Vũ Cao Đàm (2007), Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội
2
. Quốc Hội (2013), Luận Khoa học và Công nghệ

14
đích ứng dụng nhƣ các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội…
NCCB định hƣớng đƣợc chia làm hai loại:
+ Nghiên cứu nền tảng là nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ
thống sự vật nhƣ hoạt động điêu tra cơ bản về kinh tế, xã hội;

+ Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu về một hiện tƣợng đặc biệt của sự
vật nhƣ gen di truyền, bức xạ, vũ trụ… Nghiên cứu này vừa dẫn đến việc hình
thành cơ sở lý thuyết, vừa dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.
1.1.2.2. Nghiên cứu ứng dụng (Applied research)
NCƢD là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học
nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con ngƣời
và xã hội.
Cần lƣu ý rằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chƣa ứng dụng
đƣợc. Để đƣa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành
một loại hình nghiên cứu khác, đó là triển khai.
1.1.2.3. Triển khai thực nghiệm (Technological experimental development)
3

Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.
Triển khai là sự vận dụng các lý thuyết để đƣa ra các hình mẫu
(prototype) với những tham số khả thi về kỹ thuật. Hoạt động triển khai bao
gồm 03 giai đoạn:
- Tạo vật mẫu (prototype):
Đây là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra đƣợc sản phẩm, chƣa quan
tâm đến quy trình sản xuất và quy mô áp dụng.


3
. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình công bố, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

15
- Sản xuất thử loạt nhỏ (còn gọi là sản xuất “serie 0”):
Đây là giai đoạn kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ,
thƣờng gọi là quy mô sản xuất bán đại trà hay quy mô bán công nghiệp.

Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu trong phần này đƣợc trình bày tại
hình dƣới đây
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu
4

Trên thực tế, có thể trong một đề tài nghiên cứu chỉ tồn tại một loại hình
nghiên cứu, song cũng có thể tồn tại hai hoặc thậm chí cả ba loại hình nghiên
cứu, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Theo cách phân loại của UNESCO, hoạt động sản xuất thử sau khi thử
nghiệm thành công các vật mẫu (prototype), không đƣợc kể vào hoạt động


4
. Vũ Cao Đàm (2007), Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội
NGHIÊN CỨU
CƠ BẢN
NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG
TRIỂN KHAI
Nghiên cứu cơ bản
thuần túy
Nghiên cứu cơ bản
định hƣớng
Nghiên cứu
nền tảng
Nghiên cứu
chuyên đề
Tạo vật mẫu
(prototype)

Tạo quy trình sản xuất
vật mẫu (pitlot)
Sản xuất thử loạt nhỏ
“serie 0”

16
KH&CN mà thuộc chức năng của sản xuất. Tuy nhiên, để phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam, khái niệm hoạt động Triển khai trong nghiên cứu này
đƣợc mở rộng hơn so với quan điểm của UNESCO, bao gồm cả sản xuất thử
các vật mẫu (Prototype).
1.1.2.4. Mối quan hệ giữa NCCB – NCƯD – Triển khai
5

Tiếp cận theo cách mà một sản phẩm từ khi đƣợc hình thành trong ý
tƣởng của nhà nghiên cứu, rồi đƣợc nghiên cứu qua các giai đoạn và cuối
cùng đƣợc đƣa ra thị trƣờng, thì trƣớc hết, nhà nghiên cứu cần nhận ra rằng
thị trƣờng đang có nhu cầu về loại sản phẩm này, sau đó nhà nghiên cứu sẽ
hình thành ý tƣởng tạo sản phẩm đó để áp ứng thị trƣờng.
Để tạo ra sản phẩm này nhà nghiên cứu phải tiến hành nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm. Và sản phẩm sẽ đƣợc dần hình thành qua từng loại hình
nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai).
- Nghiên cứu cơ bản là giai đoạn nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các
thao thác để đƣa ý tƣởng thành thực tế. Trong loại hình này, nhà nghiên cứu
tạo ra một hệ thống lý thuyết về sản phẩm với những phân tích về thuộc tính,
cấu trúc, quy luật hƣớng tới mục đích ứng dụng.
- Nghiên cứu ứng dụng là giai đoạn dựa những tri thức, quy luật thu
đƣợc từ giai đoạn nghiên cứu cơ bản về sản phẩm, đem áp dụng vào trong
một môi trƣờng cụ thể (giống môi trƣờng thực tế) nhằm tìm hiểu về nguyên lý
hoạt động của sản phẩm. Thành công trong giai đoạn này, sản phẩm có thể trở
thành một sản phẩm hoặc một giải pháp mới chƣa từng có với những thông số

kỹ thuật hoàn toàn mới (đây chính là sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, đƣợc
cấp bằng sáng chế và đƣợc bảo hộ theo Luật Sở hữu Trí tuệ). Tuy nhiên, để
đƣa sản phẩm này ứng dụng vào thực tế cần phải tiến hành một loại hình


5
. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình công bố tập 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

17
nghiên cứu khác đó là triển khai.
- Triển khai là giai đoạn vận dụng các quy luật thu đƣợc từ giai đoạn
nghiên cứu cơ bản và các nguyên lý thu đƣợc từ giai đoạn nghiên cứu ứng
dụng để đƣa ra sản phẩm mẫu (prototype), sau đó tạo ra công nghệ để chế tạo
sản phẩm mẫu (pilot) và kết thúc là một lô số 0 sản xuất thử theo loại nhỏ
(serie 0). Thời gian này kéo dài khoảng từ 0,5 – 2 năm, đòi hỏi chi phí tài
chính lớn và có sự tham gia của các tác giả nghiên cứu để kịp thời hoàn thiện
các thông số kỹ thuật của cả sản phẩm và quy trình công nghệ.
Kết thúc 3 giai đoạn nghiên cứu, lúc này sản phẩm đã hình thành; tuy
nhiên, đây mới chỉ là mẫu vật có tính khả thi về kỹ thuật và đƣợc khẳng định
là không còn xác suất rủi ro về mặt kỹ thuật. Để đƣa sản phẩm đó vào sản
xuất công nghiệp thì còn phải nghiên cứu những tính khả thi khác.
1.1.2.5. Phân biệt khái niệm “triển khai” và “Phát triển công nghệ”
Chữ “D” trong cụm “NC&TK” đƣợc một số tác giả dịch là “Phát triển”
là chƣa thoả đáng, bởi vì tuy viết là “D” nhƣng thực ra thuật ngữ này còn có
tên gọi đầy đủ là “Technical Experimental Development”, về sau gọi là
“Technological Experimental Development” gọi tắt là “Technological
Development” hoặc “Development”, năm 1959, Giáo sƣ Tạ Quang Bửu đặt
thuật ngữ tiếng Việt là “Triển khai kỹ thuật”, gọi tắt là “Triển khai”. Giữa
“Triển khai” và “Phát triển công nghệ” có sự khác nhau cơ bản cả về ý nghĩa
lẫn chính sách tài chính.

Triển khai thuộc phạm trù nghiên cứu khoa học, là “thực nghiệm một lý
thuyết khoa học cho nó thành công nghệ” mà sản phẩm đặc trƣng của nó gồm
3 loại: prototype, pilot và serie 0, Sản phẩm của giai đoạn này chƣa thể mang
lại lợi nhuận.
Triển khai đƣợc cấp vốn theo nguồn Nghiên cứu và Triển khai

18
(NC&TK), Bán sản phẩm của Triển khai đƣợc miễn thuế.
Phát triển công nghệ (Development of Technology) thuộc phạm trù sản
xuất, là sự mở mang công nghệ, có thể chiều rộng (Extensive Development)
lẫn chiều sâu (Intensive Development) nhằm mục đích nâng cao doanh số và
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phát triển công nghệ phải dùng vốn tự có của sản xuất hoặc vốn vay và
sản phẩm phải chịu thuế.
1.1.2.6. Mối quan hệ giữa NC&TK với hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất công nghiệp là giai
đoạn kết thúc của công tác NCKH. Đây là quá trình chuyển giao công nghệ
(chuyển giao theo chiều dọc – từ khu vực NC&TK sang khu vực sản xuất
công nghiệp), kết thúc giai đoạn thử nghiệm sản xuất các vật liệu, thiết bị,
công nghệ mới để chuyển sang áp dụng vào sản xuất đại trà ở quy mô công
nghiệp.
Trƣớc khi đƣa sản phẩm vào sản xuất công nghiệp và thƣơng mại hóa
thành công, thì còn phải nghiên cứu những tính khả thi khác nhƣ khả năng tài
chính của nhà đâu tƣ, khả năng cạnh tranh, giá cả, nhu cầu thị trƣờng, thị hiếu
ngƣời tiêu dùng, chính sách của Chính phủ, tín ngƣỡng, văn hóa, xã hội…
Giai đoạn chuyển tiếp này cũng là giai đoạn rất khó khăn và đầy những
rủi ro. Theo cách nói của TS. Chales Wessner (2001) thì đây là quá trình vượt
qua biển sinh tồn bởi chỉ khi sản phẩm cạnh tranh thành công và có chỗ đứng
trên thị trƣờng thì mới khẳng định đƣợc hiệu quả của NCKH. Theo đánh giá
của Trung tâm Chuyển giao công nghệ Hàn Quốc, tỷ lệ chuyển đổi thành

công chỉ khoảng 20%, điều này có nghĩa là, có tới khoảng 80% sản phẩm
NCKH khi kết thúc giai đoạn phòng thí nghiệm và đƣa ra thị trƣờng là thất
bại.

19
Vậy, một sản phẩm NCKH đƣợc cho là Thành công khi nó trải qua đƣợc
một chu trình xác định nhƣ trong Hình 1.2.
Nội dung trên đã giúp lý giải đƣợc phần nào những thất bại của các sản
phẩm NCKH khi thâm nhập thị trƣờng. Có thể việc nghiên cứu các yếu tố khả
thi đã không đƣợc thực hiện hoặc nếu có thì cũng chƣa thực hiện đƣợc một
cách thoả đáng.
Hình 1.2 Chu trình của các sản phẩm nghiên cứu khoa học
- Tin lực: Tin lực đƣợc thể hiện qua nguồn thông tin đƣợc lƣu trữ, cập
nhật, sử dụng, cơ sở hạng tầng kỹ thuật kèm theo và khả năng xử lý thông tin
của tổ chức và độ tin cậy của những thông tin đó.
Các loại hình thông tin bao gồm: thông tin nguyên liệu (sách, báo, tài
liệu); thông tin về phƣơng pháp nghiên cứu (của chuyên ngành hoặc của các
ngành khác); thông tin về các nguồn lực khác (nguồn nhân lực, vật lực, tài
lực)
Nghiên cứu
cơ bản
Nghiên cứu
ứng dụng
Triển
khai
Sản xuất
Cạnh tranh
đƣợc trên
thị trƣờng
R&D

(Kết thúc bằng sản xuất thử
quy mô nhỏ - serie 0)
Sản xuất và kinh doanh
(Sản xuất đại trà – Serie 1 n)

20
1.1.3. Quản lý nghiên cứu và triển khai ở các tổ chức Nghiên cứu và Triển
khai
Việc phân loại các đề tài NCKH theo từng loại hình NC&TK sẽ giúp cho
công tác quản lý NCKH đƣợc dễ dàng hơn. Trên thực tế tại Trung tâm Công
nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, các đề tài NCKH đƣợc chia thành 2
cụm chính: cụm gồm các đề tài thuộc loại hình NCCB và NCƢD và cụm gồm
các đề tài thuộc loại hình Triển khai (AT). Bởi vậy, trong công tác quản lý các
đề tài NCKH thuộc từng loại hình nghiên cứu cũng cần có những hình thức và
phƣơng pháp thích hợp.
- Cụm gồm các đề tài thuộc loại hình NCCB và NCỨD:
Đối với các đề tài này, việc xét tuyển đầu vào và đánh giá đầu ra chủ yếu
căn cƣ vào tính khoa học, khả năng tác động của kết quả với KH&CN, kinh tế
- xã hội theo cách xem xét và suy luận định tính là chính. Việc hạch toán kinh
tế cũng cần có chế độ riêng, trong đó chi phí cho chất xám phải chiếm một tỉ
lệ rất đáng kể.
- Cụm gồm các đề tài thuộc loại hình Triển khai (AT):
Đối với các đề tài thuộc loại hình nghiên cứu này, việc xét tuyển đầu vào
và đánh giá nghiệm thu kết quả ở đâu ra lại dựa trên hai phƣơng diện trình độ
KH&CN và hiệu quả kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở để xác định phƣơng thức
chi tiêu và hoạch toán kinh phí. Trong giai đoạn này, ngoài những chi phí cho
chất xám, đề tài còn có những khoản chi phí về nguyên vật liệu, năng lƣợng,
nhân công và những chi phí cho đánh giá về kinh tế - xã hội khác.
Nhƣ vậy, một đề tài có thể có từ 1 đến 2 phƣơng thức thanh quyết toán
cho từng mô đun; nhƣng nhƣ thế thì chế độ chi tiêu và công tác quản lý sẽ rõ

ràng hơn, tránh đƣợc những khó khăn không đáng có.
Trong hoạt động quản lý NC&TK, sau khi phân định đề tài nghiên cứu

21
theo từng loại hình NC&TK, thì việc đánh giá NCKH cũng rất quan trọng.
Đánh giá NCKH đƣợc bắt đầu tƣ khâu xét duyệt đề cƣơng nghiên cứu, đến
khâu nghiệm thu kết quả nghiên cứu và đánh giá hiệu quả nghiên cứu sau khi
áp dựng vào thực tế
1.1.4. Tổ chức nghiên cứu và triển khai
6

* Khái niệm tổ chức NC&TK
Tổ chức NC&TK là các đơn vị có tiến hành các hoạt động NC&TK nhƣ
các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trƣờng đại học, phòng thí nghiệm,
cơ sở sản xuất thử, cơ sở NC&TK trong các doanh nghiệp…, nhằm sản xuất
ra các sản phẩm đặc thù – sản phẩm KH&CN để phục vụ xã hội, có chức
năng thực hiện một hoặc nhiều khâu nhƣ NCCB, NCƢD và Triển khai.
Vậy tổ chức NC&TK chính là nơi thực hiện quá trình biến đổi các nguồn
lực đầu vào của NC&TK thành các sản phẩm đầu ra nhƣ mục tiêu mà các nhà
quản lý đã dự định trƣớc. Những sản phẩm của NC&TK luôn có tính đặc thù,
đó là tính sáng tạo, tính mới chƣa từng có.
* Các loại tổ chức NC&TK
Theo trật tự hành chính và tùy theo quy mô, phạm vi hoạt động mà tổ
chức NC&TK đƣợc phân bậc nhƣ dƣới đây (việc phân chia này chỉ mang tính
tƣơng đối và thƣờng rõ ràng ở các nƣớc có nền kinh tế tập trung; còn ở các
nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng thì phần lớn các tổ chức này thuộc sở hữu tƣ
nhân).
- Tổ chức NC&TK cấp quốc gia:
Tổ chức NC&TK cấp quốc gia do Chính phủ quyết định thành lập, chủ



6
. Nguyễn Văn Học (1999), Nghiên cứu các loại hình Nghiên cứu và phát triển của Việt Nam phục
vụ cho việc chuyển đổi các tổ chức Nghiên cứu và Phát triển của Nha nước, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu chiến
lƣợc và chính sách KH&CN

22
yếu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc nhằm
cung cấp các luận cứ khoa học cho việc định ra đƣờng lối, chính sách, pháp
luật; tạo ra các kết quả KH&CN mới, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng
nhân tài trong lĩnh vực KH&CN.
Một số tổ chức NC&TK cấp quốc gia:
+ Viện Hàn lâm khoa học (Academy): là một tổ chức NCKH, trong đó
bao gồm một tập hợp các viện NCKH với nhiều hƣớng chuyên môn khác
nhau. Mỗi hƣớng chuyên môn đƣợc tổ chức thành Ban, mỗi Ban gồm một số
viện nghiên cứu chuyên ngành. Viện hàn lâm khoa học chỉ có ở một số nƣớc
Nga, Trung Quốc. Hiện tại, ở nƣớc ta, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam chính là tổ chức NC&TK cấp quốc gia.
+ Khu công nghệ cao: là nơi tổ chức các hoạt động phục vụ cho phát
triển công nghệ cao và nghiên cứu công nghệ cao gồm: các tổ chức NC&TK,
các cơ sở đào tạo - huấn luyện, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ
trong lĩnh vực công nghệ cao nhằm tiếp thu, đồng hóa, cải tiến các công nghệ
đƣợc chuyển giao, sáng tạo công nghệ cao mới và sản xuất các sản phẩm công
nghệ cao. Khu công nghệ cao Hòa Lạc chính là tổ chức NC&TK cấp quốc
gia.
- Tổ chức NC&TK cấp Bộ, tỉnh và tương đương:
Tổ chức NC&TK cấp Bộ, tỉnh và tƣơng đƣơng do Thủ tƣớng Chính phủ
quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho các Bộ hoặc các tỉnh thành lập, chủ
yếu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội của ngành, địa phƣơng; đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về KH&CN.
Đây là loại hình phổ biến nhất. Một số tổ chức NC&TK cấp Bộ, tỉnh:
+ Viện nghiên cứu cơ bản: là tổ chức có cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ

×