Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÍCH hợp KIẾN THỨC LIÊN môn QUA văn bản sơn TINH, THỦY TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.94 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA VÌ
TRƯỜNG THCS THUẦN MỸ
TỔ: XÃ HỘI
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN VĂN THIỆN
Ngày sinh : 04-11-1976
Môn : Ngữ văn 6
Điện thoại: 01643520439
Email:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN QUA VĂN BẢN SƠN TINH, THỦY TINH
Môn: Ngữ văn 6
1
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN QUA VĂN BẢN SƠN TINH, THỦY TINH
Môn: Ngữ văn 6
2. Mục tiêu dạy học
- Kiến thức:
+ Học sinh biết và vận dụng được các kiến thức của các môn học (Ngữ văn, Lịch sử, địa
lí, Giáo dục công dân) để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
+ Hệ thống kiến thức, nắm vững kiến thức các môn học, áp dụng kiến thức vào giải
quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
- Kỹ năng:
-Vận dụng kiến thức liên môn: văn học- văn học, văn học- lịch sử,văn học- địa lí,
văn học- GDCD, để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra.
- Thái độ:
+ Hứng thú, yêu thích chủ đề.
+ Ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành.
3. Đối tượng dạy học của bài học
- Đối tượng: Học sinh lớp 6A trường THCS Thuần Mỹ
- Số lượng học sinh: 26 học sinh.


- Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: Học sinh có học lực khá, giỏi, chăm học,
có ý thức học tập tìm tòi, nghiên cứu và có nguyện vọng muốn tham gia chủ đề.
4. Ý nghĩa của bài học.
Việc học tập văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh có ý nghĩa quan trọng trong việc cung
cấp cho các em vốn hiểu biết sâu rộng về kho tàng văn học dân gian của dân tộc. Hơn
hết, với việc dạy và học thể loại truyền thuyết, không chỉ người dạy mới được tiếp cận
nhiều dị bản khác nhau của thể loại này để củng cố cho chính mình kiến thức văn hóa
xã hội sâu rộng mà hơn hết người học có được mở rộng tầm hiểu biết về các vị anh
hùng thời dựng nước và giữ nước đồng thời từ đó các em hiểu được tại sao trong dân
gian lại có nhiều câu truyện ly kỳ, hấp dẫn về những vị anh hùng ấy.
2
Qua việc vận dụng kiến thức liên môn trong việc học tập còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc tìm hiểu kiến thức mới. Vận dụng kiến thức lịch sử trong giảng
dạy truyền thuyết này sẽ giúp cho các em hiểu được bối cảnh lịch sử và đời sống
nhân dân ở thời đại Hùng Vương. Từ đó có sự so sánh để thấy được bước tiến của
lịch sử hiện đại. Bên cạnh đó, khi vận dụng kiến thức địa lý vào giảng dạy, người dạy sẽ
giúp cho học sinh có một vốn kiến thức sâu rộng về các địa danh lịch sử và các khu du
lịch trên đất nước Việt Nam có liên quan tới hình tượng nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh.
- Qua bài học giúp các em có khả năng phát triển tư duy, tìm tòi và nghiên cứu. Tạo
điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Có ý thức trong việc học đi đôi với hành, rèn kỹ năng giải quyết các tình huống
trong cuộc sống.
- Các em nắm vững hơn kiến thức của các môn học, biết áp dụng kiến thức vào
giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
5. Thiết bị dạy học
- Sách ngữ văn, sách giáo viên 6
- Tài liệu lịch sử liên quan tới truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Ứng dụng công nghệ thông tin: công cụ tìm kiếm google, Bài giảng điện tử, các hình
ảnh, video.
- Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: đồ dùng để học

sinh hoạt động nhóm (giấy A0, bút dạ, vở thực hành của học sinh); Máy chiếu.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ
* Vào bài mới
Người dạy thực hiện đúng theo tiến trình giáo án văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Tích
hợp kiến thức liên môn vào các mục cụ thể như sau:
* Tích hợp kiến thức lịch sử
Do đặc điểm lịch sử của dân tộc, tài liệu văn học nói chung và văn học dân
gian nói riêng ở nước ta có khả năng biểu hiện nội dung lịch sử rất sâu sắc. Nó
3
không chỉ có giá trị như những tài liệu lịch sử, mà còn phản ánh được bản chất
của từng sự kiện lịch sử cụ thể. Việc vận dụng kiến thức lịch sử vào văn học
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn văn học trong nhà trường
hiện nay.
Ví dụ như truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh khi giáo viên giảng về kiến thức
trong văn bản mô tả khá đơn giản “ Vào thời Hùng Vương thứ XVIII, … ”. Tuy nhiên,
với chi tiết này, giáo viên cần nhấn mạnh tới yếu tố lịch sử của truyền thuyết. Thời
Hùng Vương là một thời đại có thật trong lịch sử của dân tộc ta.
*Tích hợp kiến thức địa lý
Khi giảng dạy, kết hợp phân tích tác phẩm văn học với kiến thức lịch sử mà
không đủ để học sinh nhận thức rõ về nội dung bài học, thì nhiệm vụ của người giáo
viên là tiếp tục giảng giải để cho học sinh hiểu vấn đề. Với văn bản Sơn Tinh, Thủy
Tinh sự kiện lịch sử chỉ là một hướng để tiếp cận để hiểu rõ văn bản hơn, còn các địa
danh trong văn bản giáo viên cũng cần phải giải thích rõ để cho học sinh hiểu.Chính vì
vậy, GV cần tích hợp kiến thức địa lý để học sinh có tầm nhìn sâu rộng
hơn.
* Tích hợp kiến thức GDCD.
Trong mỗi tiết học, việc xác định nhiệm vụ nhận thức có nghĩa cực kỳ quan
trọng mang tính quyết định đối với hiệu quả của nó. Mục đích của việc nêu ý nghĩa

nhận thức là giúp học sinh nắm được ý nghĩa nội dung bài học. Từ đó cung cấp thêm
cho các em kỹ năng sống và định hướng giáo dục đạo đức cho các em trong xã hội hiện
đại.Thông thường với vấn đề này GV nên để học sinh động não suy nghĩ khi học
đến một chi tiết đặc biệt hoặc kết thúc bài học. Nhiệm vụ nhận thức thường được
nêu lên bằng một hoặc vài câu hỏi để kích thích tư duy của học sinh.
Như vậy, bằng việc tích hợp liên môn trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh, người
dạy đã hướng học sinh đi tìm hiểu lớp ngôn ngữ dưới nhiều hình thức tiếp cận khác
nhau. Đó cũng là điều kiện để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tiếp nhận
bài học.
4
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học có
tầm quan trọng đặc biệt. Nó là “khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình
khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục”. Kiểm tra, đánh
giá không phải lúc nào cũng thực hiện một cách máy móc là yêu cầu học sinh trả lời các
câu hỏi trong SGK hoặc từ “ngân hàng đề thi” có sẵn và như vậy sẽ dễ lặp lại và nhàm
chán. Chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá cả về nội dung cũng như hình thức hiện
nay cho phép người GV linh hoạt, sáng tạo hơn. Do đó, việc sử dụng kiến thức địa lý
hay lịch sử để đặt ra những câu hỏi đối với học sinh là một biện pháp cần thiết và hiệu
quả.
GV có thể cho HS kiểm tra bằng câu hỏi:
- Hãy cho biết cốt lõi sự thật lịch sử trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh?
- Em hãy giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ?
- Viết đoạn văn bày tỏ cảm nhận của em về hình tượng Sơn Tinh?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, đòi hỏi người học phải chủ động, tích cực tiếp
nhận văn bản, và phải tự tìm tòi các tài liệu liên quan đến truyền thuyết này để vận dụng
một cách linh hoạt. Nếu người học nắm được các nội dung mà GV truyền đạt thì việc
kết hợp biện pháp trên về cơ bản đạt được hiệu quả như mong muốn.
8. Các sản phẩm của học sinh.
- Kiểm tra miệng: 4/5 em trả lời tốt.

- Kiểm tra 45 phút: 70% HS đạt điểm trên TB
Thuần Mỹ, ngày 25 tháng 12 năm 201
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Văn Thiện
5
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
XÁC NHẬN CỦA BGH
6

×