Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

cảm nhận về đoạn trích chiếc lược ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.49 KB, 2 trang )

Chúng ta thường nghe thấy câu nói: “tình phụ tử không thể ấm áp và đẹp đẽ
như tình mẫu tử”. Nhưng sau khi đọc xong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng, bạn sẽ phải có cái nhìn khác mới mẻ và chân thực hơn.Câu
chuyện khắc họa hình ảnh một nhân vật bé Thu đầy ấn tượng và tinh tế, không
những thế tác phẩm còn ca ngợi tình cha con thiêng liêng,vĩnh cửu và cao đẹp
mặc dù trong cảnh ngộ éo le khắc nghiệt của chiến tranh. Tác giả còn rất thành
công trong việc sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nv và xây dựng tình huống
bất ngờ.
Nguyễn Quáng Sáng sinh năm 1932 quê ở An Giang. Ông sinh ra, lớn lên và
hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như
chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
có nhiều thể loại : Truyện ngắn có “Con chim vàng”(1958), “Chiếc lược
ngà”(1966), Các tiểu thuyết “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”(1975). “Chiếc lược ngà”
của Nguyễn Quang Sáng là một trong những truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu
nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. “Chiếc lược ngà ” được viết vào năm
1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện
cùng tên. Truyện được viết theo lời kể của nv ông Ba –bạn của anh sáu và là
người chứng kiến toàn bộ câu truyện.
Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa
hết sức tinh tế và nhạy bén,là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc.
Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về
thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được
có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không
chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy
nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha
ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do
cái thẹo trên má ông. Em đối xử với ông như người xa lạ và thường nói trổng với
ông.Mặc dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào tình huống gay cấn,dù là
bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ mình là một con người kiên quyết ,mạnh
mẽ.Tóm lại cô bé ấy có bướng bỉnh,gan góc,tình cảm có sâu sắc,mạnh mẽ thế
nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi,với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ.


Nhà văn rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động.Khi bị ba
đánh,bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy,bước
ra khỏi mâm” bé Thu dường như nhận ra mình có lỗi trong tuyện này. Mặc dù
người cha thân thương mà em vẫn hằn mong chưa hề mang đến cho em sự nâng
niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp để che chở cho em nhưng em vẫn rất
yêu ba của mình. Tình yêu mãnh liệt của em đã ngăn không cho em nhận người
đàn ông lạ có vết sẹo trên mặt kia là cha. Đến phút chia tay, ông Sáu chào nó
với một giọng khe khẽ “Thôi ! Ba đi nghe con !” thì nó bỗng thét lên “Ba… a… a…
ba!”. Thì ra nó không chịu nhận anh sáu là ba vì 1 lí do rất đơn giản mà ko ai
hiểu được đó là vết thẹo trên mặt anh sáu. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong
nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã giữ sau bao nhiêu năm xa cách… nghe mới thật
thiêng liêng làm sao ! – “nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó
chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “Nó hôn tóc, hôn cổ, hon vai,
và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”…Điều đó càng chứng tỏ được tình
cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc, khi biết chắc đó là ba.
Bên cạnh hình ảnh bé Thu , hình ảnh ông Sáu khiến cho người đọc phải cảm
thông và yêu mến. ông sáu đi bộ đội khi đứa con chưa đầy 1 tuổi, đến khi hòa
bình lập lại ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con, lúc đó bé thu đã 8 tuổi. ông
háo hức muốn nghe con gọi 1 tiếng “ba” sau bao nhiêu năm xa cách nhưng thật
không ngờ đứa con không nhận ra cha. Vì Thời gian ở nhà không nhiều nên ông
Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi
một tiếng ba nhưng con bé lại càng tránh xa ông. Có lúc giận quá ông đã đánh
con. Khi chia tay, thì bỗng dưng con bé chạy đến chỗ anh kêu thét lên: “ba ba!”,
khoảnh khắc hạnh phúc ấy chắc ông sẽ không bao giờ quên. Ông hứa sẽ làm cho
con một chiếc lược ngà bởi vậy khi Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng
“hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng
lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Những
lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng
mượt. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu chính đứa con bé nhỏ của mình.
Ông đã hy sinh trong một trận càn, nhưng đã kịp trao cho người bạn thân gửi lại

chiếc lược cho cô con gái.
tác giả thành công vì đã khai thác tình cha con trong hoàn cảnh éo le và cảm
động của chiến tranh. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự
nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc
đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn giản dị, cảm động đã giúp
truyện trở nên hay và hấp dãn người đọc .
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” còn gợi cho chúng ta suej thấm thía những đau
thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao gia đình khác.
Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm nay, quí tình cha cao
thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người
cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho
ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ - chỉ biết nhận tình
cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và
một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra
trong cuộc sống này !

×