Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Báo cáo thực tập giải pháp phát triển thị trường dịch vụ VAS trên Next TV của công ty truyền hình Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.31 KB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong bộ môn Kinh tế Bưu
chính Viễn thông cùng các thầy cô trong Trường Đại học Giao thông Vận tải đã tận tình
giảng dạy truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành
báo cáo thực tập này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Thanh Nga, người đã nhiệt tình
hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình làm báo báo.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng của Công ty truyền
hình Viettel đã tạo điều kiện cho em thực tập tại đơn vị. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ
dẫn của các anh chị, cô chú trong cơ quan, em đã phần nào hiểu hơn về tình hình thực
tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.Qua quá trình thực tập giúp em có thêm
nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế là hành trang trong quá trình làm việc sau này.
Song với thời gian thực tập không nhiều, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế bên
cạnh đó bản thân em còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, hạn chế về khả năng thu
thập dữ liệu nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô bộ môn để em có thể chỉnh sửa và hoàn thiện
trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả các thầy cô bộ môn Kinh tế Bưu
chính Viễn thông. Chúc các thầy cô một năm mới an khang thịnh vượng, mạnh khỏe,
hạnh phúc, công tác tốt.
1
MỤC LỤC:
……………………………………………………………………………53
2
LỜI NÓI ĐẦU
Bưu chính viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền
kinh tế quốc dân. Những năm gần đây, bưu chính viễn thông luôn có tốc độ tăng trưởng
mạnh, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong GDP, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông.
Tính đến nay có khoảng 24 doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn
thông công cộng; hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông.
Số lượng thuê bao internet băng rộng đạt 11.923.000 thuê bao. Tổng doanh thu trong


lĩnh vực viễn thông năm 2014 đạt 305.000 tỷ đồng. Điều đó cho thấy viễn thông đã,
đang và sẽ tiếp tục trên đà phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội
của đất nước.
Công ty truyền hình Viettel (Viettel TV) chỉ mới được thành lập ít năm nhưng đang dần
có chỗ đứng trên thị trường cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng.Tuy vậy nhưng công ty
cũng phải cạnh tranh với rất nhiều các công ty khác. Để Viettel TV có thể tạo lập được
chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường, tạo ưu thế trong cạnh tranh thì nhiệm vụ
quan trọng của công ty chính là thực hiện các giải pháp tối ưu để phát triển các dịch vụ
giá trị gia tăng của mình và đặc biệt là dịch vụ giá trị gia tăng trên truyền hình mà công
ty đang chú trọng tới.
Sau khi được các thầy cô trong bộ môn Kinh tế Bưu chính Viễn thông trang bị cho
những kiến thức kĩ năng trong lĩnh vực kinh tế bưu chính viễn thông cùng với quá trình
thực tập tại công ty Truyền hình Viettel đã cho em những kinh nghiệm thực tế quý báu.
Với thời gian 5 tuần thực tập tuy không nhiều nhưng đã phần nào giúp em học hỏi được
nhiều kinh nghiệm, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Nhờ sự hướng dẫn
của thầy cô trong bộ môn Kinh tế Bưu chính Viễn thông, sự quan tâm tạo điều kiện của
ban Giám đốc, các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất trực thuộc công ty Truyền
hình Viettel cùng với những kiến thức mà em đã lĩnh hội trong quá trình học tập, bản
thân em đã thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu các giải pháp phát triển dịch
vụ đối với mỗi doanh nghiệp vì thế em xin chọn đề tài: “giải pháp phát triển dịch vụ giá
trị gia tăng (GTGT) trên truyền hình Next TV của công ty Truyền hình Viettel”
3
HẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRUYỀN HÌNH VIETTEL
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một doanh nghiệp quân Đội trực thuộc Bộ
Quốc Phòng Với 100% vốn nhà nước, Viettel kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính-
Viễn thông và công nghệ thông tin.Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước
trong thời gian hoạt động.
Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI - VIETTEL GROUP
Trụ sở chính: Số 1 - Giang Văn Minh - Q. Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: 04.626.92.164 Fax: 04.626.92.160
Website: www.viettel.com.vn
1.1.1. Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn.
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính - viễn thông.
- Phát triển các phần mềm trong lĩnh vực điện tử viễn thông, công nghệ thông tin,
internet.
- Sản xuất lắp ráp các thiết bị điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và các thiết bị thu
phát vô tuyến điện. Hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, truyền tải điện.
- Đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc, khách sạn, du lịch.
- Đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu toàn bộ các công trình, thiết bị điện
tử, các sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin.
- Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực in ấn và các dịch vụ có liên quan đến in ấn.
- Hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, cung cấp các thông tin về văn hóa, kinh tế, xã
hội trên mạng internet và mạng viễn thông, năm 2012 Viettel triển khai hoạt động trong
lĩnh vực truyền hình.
1.1.2. Những mốc son trong lịch sử phát triển của Tập đoàn.
Ngày 1 tháng 6 năm 1989: Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (Tiền thân của Tổng
công ty Viễn thông Quân đội Viettel) ra đời. Hoạt động kinh doanh: khảo sát thiết kế,
xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông và dịch vụ bưu
chính 1989-1995
4
- Ngày 27 tháng 7 năm 1993: Công ty Điện tử thiết bị thông tin được đổi thành tên giao
dịch quốc tế SIGELCO.
- Ngày 14 tháng 7 năm 1995: Công ty Điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty
Điện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel). Công ty được bổ sung thêm ngành
nghề kinh doanh, được phép cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, Viettel trở thành
nhà khai thác dịch vụ viễn thông thứ 2 tại Việt Nam.
- Ngày 19 tháng 4 năm 1996: Sát nhập 3 đơn vị Công ty Viễn thông Quân đội, Công ty
Điện tử và thiết bị Thông tin 1, công ty Điện tử và Thiết bị Thông tin 2 thành Công ty
Điện tử Viễn thông Quân đội (Viettel) trực thuộc Bộ Quốc Phòng.

- Ngày 28 tháng 10 năm 2003: Công ty Điện tử Viễn thông Quân Đội được đổi tên thành
Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel Corporation, tên viết tắt là Viettel
trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
- Ngày 15 tháng 10 năm 2004: Viettel chính thức kinh doanh điện thoại di động, theo
thống kê của năm 2006, Viettel Mobile là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13
trên thế giới.
- Ngày 6 tháng 4 năm 2005: Công ty Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Tổng Công
ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel corporation, viết tắt là VIETTEL.
- Năm 2006 Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong lĩnh vực
dịch vụ BCVT do VCCI phối hợp với Công ty Life Media và công ty nghiên cứu thị
trường ACNielsen tổ chức, cũng trong năm này, Viettel bắt đầu mở rộng thị trường ra Lào
và Campuchia.
- Năm 2007: Viettel đạt mức doanh thu 1 tỷ USD với 12 triệu thuê bao, hội tụ đủ 3 dịch vụ:
Cố định - Di động - Internet.
- Năm 2008: Viettel đạt mức doanh thu 2 tỷ USD, nằm trong 100 thương hiệu viễn thông
lớn nhất thế giới, đứng số 1 tại Campuchia về hạ tầng Viễn thông.
- Ngày 14 tháng 12 năm 2009: Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết
định 2097/2009/QĐ - TTG do Thủ tướng Chính phủ ký.
5
- Năm 2010: Viettel đạt mức doanh thu60.000 tỉ đồng.
- Năm 2011: Viettel lọt vào danh sách 20 nhà mạng lớn nhất thế giới.
- Năm 2012: Doanh thu đạt 140.000 tỷ đồng. Thương hiệuUnitel của Viettel tại Lào nhận
giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển.
- Năm 2013: Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD.
- Năm 2014: Doanh thu đạt 196.650 tỷ đồng
1.1.3. Thương hiệu tập đoàn.
 Tầm nhìn thương hiệu
Để xác định hướng đi chung cho các hoạt động của doanh nghiệp, Viettel đã xây dựng
tầm nhìn thương hiệu riêng cho mình, cô đọng những mong muốn của khách hàng và sự
đáp ứng của Viettel: "Nhà sáng tạo với trái tim nhân từ".

- Nhà sáng tạo: Muốn nói bản thân Viettel luôn tư duy sáng tạo, cải cách, tiên phong đột
phá trong các lĩnh vực công nghệ mới, đa dạng các sản phẩm dịch vụ, đảm bảo chất
lượng ngày càng tốt nhất,
- Với trái tim nhân từ: Khẳng định mình là trung tâm tình cảm, sẵn sàng chia sẻ, luôn lắng
nghe thấu hiểu và trung thực với khách hàng, qua đó quan tâm, đáp ứng nhanh các nhu
cầu, tạo điều kiện giúp đỡ, phục vụ tốt nhất đến từng cá thể khách hàng, tham gia các
hoạt động nhân đạo, xã hội
- Điều này khẳng định Viettel luôn đổi mới, phát triển và luôn khẳng định tính nhân văn
trong quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình đảm bảo ngày một tốt hơn
cho khách hàng.
 Triết lý thương hiệu
 Luôn đột phá, đi đầu, tiên phong.
 Công nghệ mới, đa sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt.
 Liên tục cải tiến.
6
 Quan tâm đến khách hàng như những cá thể riêng biệt.
 Làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội.
 Trung thực với khách hàng, chân thành với đồng nghiệp.
 Logo
 Ý nghĩa Logo
- Logo được thực hiện từ ý nghĩa cội nguồn là muốn nói với mọi người rằng Viettel luôn
luôn lắng nghe và cảm nhận, trân trọng ý kiến của mọi người là những cá thể riêng biệt
(các thành viên công ty, khách hàng, đối tác). Đây cũng chính là nội dung phương ngôn
hành động của Viettel: "Hãy nói theo cách của bạn".
- Hình tượng hai dấu nhánh đơn trên Logo được thiết kế từ nét nhỏ đến nét lớn và từ nét
lớn đến nét nhỏ muốn nói lên sự chuyển động liên tục, xoay vần, nó thể hiện được tính
logic, luôn sáng tạo, đổi mới của Viettel.
- Khối chữ Viettel có sự liên kết với nhau thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, kề vai, sát cánh và
chia sẻ với nhau của các thành viên trong Tập đoàn, chung sức xây dựng một mái nhà
chung với một tập thể vững mạnh. Đây cũng khẳng định Viettel coi con người là trọng

tâm.
- Hình dáng của Logo giống quả địa cầu khẳng định sự kinh doanh của Viettel mang tính
toàn cầu.
7
- Nhìn tổng thể ta thấy Logo có sự cân bằng âm dương theo triết học phương Đông, biểu
hiện cho sự bền vững lại vừa có sự xoay vần phát triển.
- Nhìn về màu sắc ta thấy ba màu: xanh, vàng đất và trắng.
• Màu Xanh thiên thanh biểu hiện của trời, màu của không gian sáng tạo, của khát vọng
vươn lên.
• Màu Vàng đất biểu hiện của đất, màu của sự đầm ấm, gần gũi, đôn hậu, đón nhận.
• Màu Trắng làm nền chữ Viettel thể hiện cho sự chân thành, thẳng thắn, nhân từ, thể hiện
quá trình sinh sôi, nảy nở và phát triển, bao bọc hài hòa giữa trời và đất.
- Sự kết hợp hài hoà giữa trời, đất và con người theo quan điểm triết học là "Thiên thời, địa
lợi, nhân hoà", nó gắn liền với lịch sử, định hướng của Tập đoàn, thể hiện sự phát triển
bền vững của thương hiệu Viettel.
 Ý nghĩa Slogan "” Hãy nói theo cách của bạn"
Phương châm hành động của Viettel là mong muốn phục vụ khách hàng như những cá
thể riêng biệt.Để thực hiện được điều đó, Viettel hiểu rằng phải thấu hiểu và lắng nghe
khách hàng. Chính vì vậy, Viettel khuyến khích khách hàng hãy nói theo cách mà họ
mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình. Phương châm hành động này luôn xuyên
suốt quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel, có đóng góp quan trọng đối với
quá trình kinh doanh của Tập Đoàn.
8
1.1.4. Triết lý Viettel
 Triết lý Kinh doanh
- Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể
riêng biệt để họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.
- Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau
gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.

 Quan điểm phát triển
- Kết hợp chặt chẽ kinh tế với Quốc phòng.
- Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
- Kinh doanh định hướng khách hàng.
- Phát triển nhanh, liên tục cải cách để bền vững.
- Lấy con người làm yếu tố cốt lõi.
9
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRUYỀN HÌNH VIETTEL
(VIETTEL TV)
Trung tâm Truyền hình Viettel - Viettel TV là đơn vị trực thuộc Tập Đoàn, được thành lập
vào ngày 20 tháng 1 năm 2012 theo Quyết định số 147/QĐ-VTQĐ-TCNL, ngày 31 tháng
5 năm 2013 đổi tên thành Công ty Truyền hình Viettel theo Quyết định số 1061/QD-
VTQD-TCNL.
Tên gọi đầy đủ: Công ty Truyền hình Viettel.
Tên viết tắt: Viettel TV.
Địa chỉ ĐKKD: Số 1 – Trần Hữu Dực – Mỹ Đình – Nam Từ Liêm – Hà
Nội.
Địa chỉ trụ sở: Tầng 4 – Tòa nhà The Light – Tố Hữu – Trung Văn – Nam
Từ Liêm – Hà Nội.
1.3. NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CÔNG TY VIETTEL TV
1.3.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
- Khai thác, sản xuất nội dung theo định hướng của tập đoàn
- Hợp tác, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung( không bao gồm bản quyền kênh truyền
hình).
- Tổ chức kinh doanh nội dung trong các hạ tầng( truyền hình, di động, internet, )
1.3.2. Nhiệm vụ quản lý điều hành nội bộ công ty:
 Trực tiếp quản lý lao động, hệ thống thiết bị, vật tư, tài sản được giao; sử dụng đúng mục
đích, nhiệm vụ theo quy định của Tập đoàn và pháp luật.
 Xây dựng các quy trình nghiệp vụ, tài liệu và chương trình đào tạo phục vụ cho lĩnh vực
sản xuất kinh doanh nội dung.

 Trực tiếp làm việc với các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn để phối hợp triển khai các
nhiệm vụ theo sự phân công của ban Giám đốc Tập đoàn
 Xây dựng công ty trở thành một đơn vị vững mạnh về chính trị, nề nếp, kỷ luật; đảm bảo
tốt công tác sản xuất, kinh doanh và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân
viên theo chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc tập đoàn và Bộ Quốc phòng.
 Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc Tập đoàn giao theo quy
định của pháp luật.
10
11
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIETTEL TV VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM
VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN.
 Cơ chế hoạt động.
Viettel TV là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tập đoàn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Đảng ủy, Ban Giám đốc Tập đoàn. Thực hiện hạch toán theo cơ chế đối với đơn vị
phụ thuộc Tập đoàn. Có con dấu riêng, có mã số thuế riêng được mở tài khoản tại ngân
hàng theo quy định của pháp luật.
 Quản lý điều hành.
Viettel TV thừa ủy quyền của Tổng giám đốc Tập đoàn, tổ chức các hoạt động sản xuất
kinh doanh nội dung thông tin và sản phẩm dịch vụ nội dung trên các hạ tầng; chịu trách
nhiệm trước Đảng ủy, Ban Giám đốc Tập đoàn về nhiệm vụ được giao.
1.4.1. Cơ cấu tổ chức Viettel TV (Phụ lục 1)
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận.
1.4.2.1. Ban giám đốc
• Quyền hạn
- Thừa ủy quyền của Tổng giám đốc Tập đoàn điều hành các nhiệm vụ
- Thay mặt Tổng giám đốc Tập đoàn trực tiếp nhận, giải quyết các nhiệm vụ có liên quan
theo yêu cầu của các cư quan, đơn vị, chính quyền địa phương trong quá trình tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Yêu cầu hỗ trợ, phối hợp về nghiệp vụ của các cơ quan, đưn vị chức năng trong Tập đoàn
để giải quyết các công việc được giao.

• Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước tập đoàn về định hướng phát triển, tổ chức bộ máy, hiệu quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh nội dung; tuân thủ các quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng
12
và của Tập đoàn
- Chịu trách nhiệm sản xuất, biên tập, biên dịch, kiểm duyệt nội dung theo đúng quy định
của Luật báo chí, các quy định của pháp luật về bản quyền chương trình truyền hình.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ triển khai nhiệm vụ được giao hoặc các hợp đồng
đã ký kết.
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tập đoàn.
- Quản lý lao động, tài sản và các nguồn lực khác theo phân cấp, đúng quy định của pháp
luật và của Tập đoàn
1.4.2.2. Khối cơ quan phòng ban:
a. Phòng Kế hoạch hành chính:
• Công tác kế hoạch:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ hàng tháng, quí, năm của
Công ty, thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các cơ quan, đơn vị
thực hiện.
- Điều hành hoạt động SXKD, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch SXKD và nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quí và sơ kết, tổng kết) và đột xuất.
- Là thư ký các cuộc họp do Ban giám đốc chủ trì.
- Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các phòng ban Công ty.
- Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban (định kỳ hoặc bất thường) của lãnh đạo Công ty.
- Kiểm soát, thanh tra công tác xây dựng văn bản, quy trình, quy định và việc triển khai
thực hiện văn bản, quy trình, quy định.
- Quản lý xuất nhập kh: xuất nhập trang thiết bị ra khỏi Công ty; công tác xuất nhập khẩu.
• Công tác hành chính:
- Quản lý công tác hành chính, văn thư bảo mật, lưu trữ của Công ty.
- Bảo đảm về phương tiện đi lại cho các hoạt động của Công ty. Điều phối xe phục vụ cho

hoạt động của Công ty
- Bảo đảm, theo dõi, quản lý trang thiết bị văn phòng, cơ sở vật chất phục vụ cho cacs hoạt
động của CBCNV thuộc Công ty.
13
- Đảm bảo an ninh, an toàn PCCC cho văn phòng làm việc.
- Bảo đảm công tác hậu cần đơn vị.
- Thực hiện các công tác đối ngoại của Công ty.
- Thực hiện công tác lễ tân, hội họp của Công ty, bao gồm: mời họp, bố trí phòng họp,
hướng dẫn nghi thức, thể thức trong việc đón tiếp khách, phục vụ tiếp khách và phối kết
hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
b. Phòng tổ chức chính trị
• Công tác tổ chức:
- Tham mưu cho Đảng ủy, Ban giám đốc Công ty xây dựng mô hình tổ chức, biên chế và
theo dõi đánh giá thực hiện.
- Thực hiện các hoạt độngtuyển dụng lao động theo đúng quy định Tập đoàn. Quản lý hợp
đồng lao động, tiến hành ký kết hợp đồng với lao động mới và gia hạn ký tiếp với
CBCNV có năng lực, phù hợp với văn hóa Viettel
- Theo dõi, đánh giá, phân loại chất lượng lao động, đánh giá gio việc cho nhân viên, bố trí
sắp xếp nhân sự. Phân loại lao động, xây dựng đơn giá, chính sách tiền lương. Theo dõi
quỹ lương và đánh giá hiệu quả của chính sách lương.
- Tổ chức đào tạo, xây dựng quy chế, quy trình, tiến hnhf đào tạo CBCNV và theo dõi,
giám sát công tác đào tạo tại các phòng/ ban đơn vị.
- Quản lý, theo dõi kỷ luật lao động, quản lý hồ sơ CBCNV, lưu trữ và cập nhật hồ sơ khi
thay đổi quá trình xông tác.
- Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; trích nộp BHXH, BHYT, BHTN. Giải quyết các chế độ
BHXH; quản lý, theo dõi thực hiện các chính sách bảo hộ lao động; đồng phục CBCNV;
xây dựng và thực hiện chính sách đối với các đối tượng ngoài biên chế.
• Công tác chính trị:
- Tham mưu , giúp Đảng ủy, Ban giám đốc về mọi mặt hoạt động CTĐ, CTCT.
- Chủ trì tham mưu xây dựng nghị quyết, quản lý phát triển đảng viên; thực hiện nguyên

tắc, điều lệ Đảng; tham mưu chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, phòng ngừa,
ngăn chặn vi phạm kỷ luật, xây dựng tổ chức Đảng TSVM, xây dựng công ty vững mạnh
toàn diện
- Tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng tư tưởng, công tác thi
đua, khen thưởng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, góp phần nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho CBCNV.
14
- Tham mưu thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đánh giá, nhận xét đội ngũ
cán bộ của Công ty.
- Tham mưu thực hiện công tác cán bộ, dân vận, chính sách, bảo vệ an ninh đúng nguyên
tắc, quy định; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Chỉ đạo tổ chức quần chúng hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ.
Phòng Tài chính:
- Quy hoạch: Xác định khối lượng công tác kế toán để xây dựng bộ máy kế toán thích hợp
của phòng Tài chính Công ty.
- Đảm bảo kịp thời kinh phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thường xuyên đôn đốc các đơn vị, cá nhân quyết toán theo đúng chế độ quy định.
- Hạch toán, ghi chép sổ sách, in, lưu trữ chứng từ, sổ sách theo hướng dẫn và quy định
của Tập đoàn.
- Phối hợp với các phòng ban, đơn vị để phân tích và tính hiệu quả kinh doanh các dịch vụ.
- Đào tạo: Thường xuyên đào tạo nọi bộ và đào tạo nghiệp vụ cho các đơn vị trực thuộc
theo các kế hoạch tháng, quý, năm.
- Quản lý trang thiết bị, vật tư, tài sản của công ty theo quy định cả pháp luật, Tập đoàn.
Phòng Đầu tư, mua sắm:
- Đầu tư mua sắm: Tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động đầu tư mua sắm của công
ty: trang thiết bị, nội dung…đảm bảo đúng quy định của Tập đoàn và Pháp luật.
- Pháp lý: Tổ chức thẩm định, hướng dẫn toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của
công ty nhằm đảm bảo tính pháp lý.
1.4.2.3. Khối trực tiếp sản xuất, kinh doanh:
a. Bộ phận sản xuất nội dung:

 Phòng thư ký biên tập:
- Là bộ phận tham mưu trực tiếp cho ban giám đốc công ty, hội đồng nội dung về chiến
15
lược phát triển nội dung.
- Chịu trách nhiệm xây dựng quy trình, quy chế, tiêu chí kiểm duyệt nội dung; giám sát các
chỉ tiêu KPI về nội dung.
- Giữ vai trò là đơn vị thường trực của hội đồng nội dung, hội đồng nghiệm thu các chương
trình, tài liệu truyền hình từ các nguồn cung cấp trong và ngoài đơn vị theo chỉ đạo của
ban giám đốc công ty; tổng hợp các ý kiến, tham mưu cho hội đồng nội dung về việc xây
dựng chiến lược, thừa ủy quyền thông báo cho các đơn vị thực hiện.
- Thẩm định khung phát sóng các kênh; sắp xếp và kiểm soát các nội dung theo khung đã
được phê duyệt.
- Điều phối, tổ chức, nghiệm thu/ đánh giá, xếp loại các nội dung sản xuất.
 Phòng giáo dục:
- Nghiên cứu xây dựng khung nội dung chương trình của kênh.
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất nội dung cho kênh.
- Tổ chức sản xuất và khai thác nội dung chương trình giáo dục đảm bảo cho kênh theo kế
hoạch.
- Tổ chức sản xuất các nội dung giáo dục để kinh doanh trên các hạ tầng.
- Tổ chức nghiệm thu, đánh giá chất lượng các chương trình sản xuất, khai thác và đánh
giá hiệu quả của các chương trình.
- Trực tiếp quản lý lao động, hệ thống thiết bị, vật tư, tài sản được giao; sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả, đúng mục đích, nhiệm vụ theo quy định của Tập đoàn, công ty Truyền hình
Viettel và pháp luật.
 Phòng thể thao:
- Nghiên cứu xây dựng khung nội dung chương trình của kênh.
16
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất nội dung cho kệnh.
- Tổ chức sản xuất và khai thác nội dung chương trình thể thao đảm bảo nội dung cho kênh
theo kế hoạch.

- Tổ chức sản xuất các nội dung thể thao để kinh doanh trên các hạ tầng.
- Tổ chức nghiệm thu, đánh giá chất lượng các chương trình sản xuất, khai thác và đánh
giá hiệu quả các chương trình.
- Trực tiếp quản lý lao động, hệ thống thiết bị, vật tư, tài sản được giao; sử dụng tiết kiệm
hiệu quả, đúng mục đích, nhiệm vụ theo quy định của Tập đoàn, công y Truyền hình
Viettel và pháp luật.
 Phòng giải trí:
- Nghiên cứu khung nội dung chương trình của kênh
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất nội dung cho kệnh.
- Tổ chức sản xuất và khai thác nội dung chương trình phim truyện, thiếu nhi, ca nhạc, dân
gian đảm bảo cho kênh theo kế hoạch.
- Tổ chức sản xuất các nội dung phim truyện, thiếu nhi, ca nhạc, dân gian để kinh doanh
trên các hạ tầng.
- Tổ chức nghiệm thu, đánh giá chất lượng các chương trình sản xuất, khai thác và đánh
giá hiệu quả các chương trình.
- Trực tiếp quản lý lao động, hệ thống thiết bị, vật tư, tài sản được giao; sử dụng tiết kiệm
hiệu quả, đúng mục đích, nhiệm vụ theo quy định của Tập đoàn, công y Truyền hình
Viettel và pháp luật.
 Phòng sản xuất nội dung kênh Quốc phòng Việt Nam:
- Tổ chức sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình cho kênh truyền hình Quốc
phòng Việt Nam.
17
- Tổ chức sản xuất các nội dung tin tức, chuyên mục chương trình để kinh doanh trên các
hạ tầng.
- Tổ chức nghiệm thu, đánh giá chất lượng các chương trình truyền hình sản xuất, khai
thác trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
- Nghiên cứu, định hướng, đề xuất các chiến lược về phát triển nội dung các chương trình
truyền hình trên kênh Quốc phòng Việt Nam.
- Trực tiếp quản lý lao động, hệ thống thiết bị, vật tư, tài sản được giao; sử dụng tiết kiệm
hiệu quả, đúng mục đích, nhiệm vụ theo quy định của Tập đoàn, công y Truyền hình

Viettel và pháp luật.
 Phòng sản xuất nội dung nhịp sống Viettel.
- Xây dựng, quy hoạch các nội dung phản ánh về Viettel theo định hướng của tập đoàn.
- Trực tiếp sản xuất các nội dung theo chỉ đạo của Tập đoàn.
- Chủ động phát hiện và độc lập sản xuất các chương trình phản ánh trung thực khách quan
về Viettel.
- Thiết lập hệ thống các kênh thông tin để truyền tải nội dung chương trình sản xuất đến
toàn thể CBCNV Viettel.
- Trực tiếp quản lý lao động, hệ thống thiết bị, vật tư, tài sản được giao; sử dụng đúng mục
đích, nhiệm vụ theo quy đinh của Tập đoàn, Công ty Truyền hình Viettel và pháp luật.
b. Bộ phận kỹ thuật sản xuất:
 Phòng kỹ thuật hệ thống
- Xây dựng, khai thác và quản lý hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác sản xuất nội dung của
công ty: trường quay, thiết bị máy móc, hệ thống phần mềm, tổng khống chế
- Tổ chức khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, lắp đặt các thiết bị chuyên dụng phục
vụ cho yêu cầu kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình của công ty.
18
- Là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kho tư liệu- tài liệu (thư viện lưu trữ). Lưu trữ toàn
bộ dữ liệu nội dung của công ty Truyền hình Viettel. Phối hợp với các bộ phận sản xuất
khác để xây dựng bộ máy lưu trữ hiệu quả.
 Phòng kỹ thuật hậu kỳ:
- Tham gia sản xuất các chương trình theo kế hoạch sản xuất của các đơn vị nội dung và
theo chỉ đạo của ban giám đốc Công ty.
- Chịu trách nhiệm thể hiện hình ảnh hậu kỳ cho các sản phẩm đồ họa cho hệ thống truyền
hình của Công ty.
- Tổ chức sản xuất, đặt hàng sản xuất các sản phẩm đồ họa cho hệ thống truyền hình của
công ty.
- Quản lý các sản phẩm đồ họa trên hệ thống truyền hình của Cong ty, nghiệm thu các sản
phẩm đồ họa trên hệ thống truyền hình của Công ty Truyền hình Viettel.
 Phòng đạo diễn và quay phim:

- Tham gia sản xuất các chương trình theo kế hoạch sản xuất của các đơn vị nội dung và
theo chỉ đạo của ban giám đốc Công ty.
- Chịu trách nhiệm đảm bảo các yếu tố về nghệ thuật (âm thanh, ánh sáng, khuôn hình, góc
máy ) cho các sản phẩm nội dung.
c. Bộ phận kinh doanh nội dung:
 Phòng marketing
- Nghiên cứu và xây dựng chiến lược về sản xuất kinh doanh nội dung trên các hạ tầng.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh và giao chỉ tiêu kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh
doanh.
- Hướng dẫn thẩm định các chính sách kinh doanh và tổ chức đánh giá hiệu quả.
- Xây dựng, triển khai và quản lý các hoạt động truyền thông phục vụ cho hoạt động kinh
doanh nội dung.
19
- Tổ chức quản lý các hoạt động truyền thông nội bộ của đơn vị.
 Phòng kinh doanh nội dung:
- Nghiên cứu, xây dựng đề xuất các sản phẩm nội dung phục vụ kinh doanh nội dung trên
các hạ tầng.
- Tổ chức bán các sản phẩm nội dung trên các hạ tầng.
- Tổ chức đối soát dữ liệu trong việc hợp tác kinh doanh sản phẩm nội dung trên các hạ
tầng.
1.5. Cơ cấu lao động của công ty tháng 12/2014(nguồn phòng tổ chức lao động).
Số lao động của công ty năm 2014 đã được tối ưu. Tổng số lao động năm 2014 là 195
người, giảm 65 người so với năm 2013.
20
1.5.1. Phân loại theo chức năng, vai trò.
Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động theo chức năng tại công ty truyền hình Viettel:
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
Số
lượng(người)
Tỷ trọng(%) Số lượng(người) Tỷ trọng(%)

Tổng số lao động 260 195
Trong đó:
Lao động trực tiếp: 190 73.08 137 70.26
Lao động gián tiếp: 70 26.92 58 29.74
Cơ cấu lao động theo chức năng của công ty truyền hình Viettel được chia làm 2 bộ phận
là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Qua bảng số liệu ta thấy:
- Năm 2013 số lao động trực tiếp là 190 người tương đương với 73.08%. Số lao động gián
tiếp là 70 người, tương đương với 26.92%.
- Năm 2014 số lao động trực tiếp là 137 người tương đương với 70.26%, số lao động gián
tiếp là 58 người, tương đương với 29.74%.
Như vậy, so với năm 2013 thì số lao động trực tiếp giảm53 người, còn số lao động gián
tiếp giảm 12 người. Số lao động trực tiếp vẫn chiếm tỷ trọng cao vì lao động trực tiếp là
lực lượng trực tiếp tạo ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn lao độnggián tiếp
không trực tiếp tạo ra kết quả mà chỉ gián tiếp tạo ra giá trị sản lượng hàng hóa dịchvụ.
Năm 2014 số lao động của công tygiảm do công ty tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tối ưu
hóa nhiệm vụ của mỗi lao động. Đặc thù của công ty truyền hình Viettel là đơn vị trực
tiếp sản xuất, cung cấp dịch vụ nên lao động gián tiếp vẫn chiếm một tỷ trọng không nhỏ.
21
Như vậy công ty đãphân bố lao động trực tiếp và lao động gián tiếp tương đối hợp lý.
1.5.2. Phân loại theo diện ký hợp đồng:
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động phân loại theo diện ký hợp đồng tại công ty truyền hình
Viettel.
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
Số lượng(người) Tỷ trọng(%) Số lượng( người) Tỷ trọng(%)
Biên chế 118 45.38 117 60.00
Thuê ngoài 142 54.62 78 40.00
So với năm 2013, năm 2014 có sự thay đổi về cơ cấu lao động phân loại theo diện ký hợp
đồng. Theo đó:
-Số lao động biên chế năm 2013 là 118 người chiếm tỷ trọng 45.38%, số lao động thuê
ngoài là 142người chiếm tỷ trọng 54.62%.

-Số lao động biên chế năm 2014 là 117 người chiếm tỷ trọng 60%, số lao động thuê ngoài
là 78 người chiếm tỷ trọng 40%. Như vậy số lao động biên chế năm 2014giảm so với
năm 2013 là 1 người. Số lao động thuê ngoàigiảm mạnh về số lượng, giảm 64 người
tương đương giảm 45.07%. Trong năm 2013 vì là năm công ty được thành lập và nhu cầu
lao động thuê ngoài lớn để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ loa động
thuê ngoài lớn. Nhưng tới 2014, khi hoạt động kinh doanh của công ty đi vào ổn định thì
doanh nghiệp không cần nhiều nhân lực thuê ngoài nữa.
22
1.5.3. Phân loại cơ cấu lao động theo khối chức năng.
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động phân loại theo khối chức năng:
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
Số lượng( người) Tỷ trọng(%) Số
lượng( người)
Tỷ trọng(%)
Khối sản xuất
nội dung
109 41.92 99 50.77
Khối kỹ thuật
sản xuất
60 23.08 35 17.95
Khối kinh doanh 16 6.15 12 6.15
Khối quản lý 36 13.85 20 10.26
Khối hỗ trợ 39 15.00 29 14.87
Qua bảng số liệu ta thấy số lao động trong khối sản xuất nội dung chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong tổng số lao động của công ty, do đây là đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất. Tuy nhiên, so với 2013 thì năm 2014 bộ phận sản xuất nội dung đã giảm 10 lao
động. Khối kỹ thuật sản xuất cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ vì Viettel TV hoạt động chủ
yếu là sản xuất nội dung cho các kênh đòi hỏi số lao động về công nghệ thông tin, kỹ
thuật nhiều để đáp ứng nhu cầu của công việc. Các lao động ở các khối kinh doanh, quản
lý và hỗ trợ trong năm 2014 đều giảm do tổng số lao động của công ty giảm nhiều so với

2013.
23
1.6. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA VIETTEL
TV.
1.6.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu về sản lượng
Bảng 1.4. Tình hình phát triển về sản lượng của các dịch vụ mà công ty cung cấp:
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Quảng cáo
- Quảng cáo trên Next TV
Giờ 600 1,440 2,310
- Quảng cáo trên mobie TV
Lượt 23,131 3,213 4,589
- Quảng cáo trên kênh QPVN
Giờ 797 2,165 2,128
2. Bán nội dung
Nội dung 1,256 3,629 5,749
3. Dịch vụ GTGT
- GTGT trên Next TV
+Thuê bao phim Thuê bao 12,343 31,441 47,000
+ Phim mua lẻ Nội dung 45,456 150,811 184,312
+Thuê bao thiếu nhi Thuê bao 12,345 20,462 29,600
+Thiếu nhi mua lẻ Nội dung 11,329 20,150 315,507
+ Nhạc trọn gói Thuê bao - - 2,500
- GTGT trên Mobile TV
+ Dịch vụ Thể thao Nội dung 58,345 345,567 2,040,879
24
+ Dịch vụ Tin tức Thuê bao 11,456 66,675 398,781
+ Dịch vụ Giải trí Thuê bao 22,567 123,730 781,487
+ Chuyên đề Thuê bao 1,129 6,890 36,646
+ Phim và Thiếu nhi Thuê bao 25,692 151,764 916,776

+ Mua lẻ phim và thiếu nhi Nội dung 12,674 68,785 456,496
Qua bảng thống kê ta thấy sản lượng của các dịch vụ đều tăng so với các năm. Trong năm
2012 khi còn là trung tâm truyền hình Viettel, tình hình kinh doanh mới chỉ ở mức thấp,
nhưng tới 2013 và 2014 khi công ty Truyền hình Viettel thành lâp thì hoạt động có rất
nhiều khởi sắc, thị trường mở rộng, số lượng các dịch vụ tăng cao.
1.6.2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu
Bảng 1.5. doanh thu một số dịch vụ của công ty truyền hình Viettel trong các năm
( nguồn phòng kế hoạch hành chính). Đơn vị: đồng.
Chỉ tiêu TH 2012 TH 2013 TH 2014
Doanh thu bán kênh 24,725,564,480 47,473,083,802 58,820,121,110
Doanh thu quảng
cáo
584,451,120 1,210,737,546 57,512,126,145
- Trên Next TV
204,427,088 486,543,456 23,345,345,698
- Trên Mobile TV
145,567,465 234,456,498 19,710,223,550
- Trên QPVN
234,456,567 489,737,542 14,456,556,897
Doanh thu bán nội
dung
3,015,155,727 8,713,800,052 13,802,524,120
Doanh thu GTGT 5,275,248,121 19,883,343,331
56,201,120,421
- GTGT trên Next TV
4,040902,558 13,539,263,498
19,241,004,052
- GTGT trên Mobile
1,234,345,563 6,344,079,833
36,960,116,369

25

×