Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Đặc điểm tạp luận của Dương Tường (Qua khảo sát tập Chỉ tại con chích chòe)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.63 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM TẠP LUẬN
CỦA DƯƠNG TƯỜNG
(QUA KHẢO SÁT TẬP Chỉ tại con chích chòe)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Biện Minh Điền
NGHỆ AN, 2014
2
MỤC LỤC
Như đã nói ở trên, trong cuộc sống, không có gì là vẹn toàn, tròn trĩnh. Mọi thứ luôn ẩn
chứa những giới hạn. Chính điều này khiến cuộc sống luôn có nhiều điều bất ngờ. Tuy
được biết đến là con người luôn làm việc nghiêm túc, cầu toàn, tỉ mỉ, nhưng trong lý luận
văn học, lý luận nghệ thuật thì Dương Tường vẫn còn những giới hạn nhất định. Ngay
dịch thuật là lĩnh vực ông có nhiều thế mạnh, vậy mà vẫn không tránh khỏi sai sót 67
Câu chuyện dịch Lolita của ông gần đây cho thấy thái độ khoa học của Dương Trường là
rất đáng trân trọng. Dịch giả Dương Tường thừa nhận sơ suất với Lolita. Một độc giả có
tên Haze Dolores cho rằng: dịch giả Dương Tường đã dịch hầu hết chú thích trong sách
từ cuốn The Annotated Lolita (Lolita có bình chú) của Mỹ, nhưng lại nhận là tự mình
soạn hết các chú thích, nên có thể suy ra rằng ông đã "đạo" chú thích. Theo dịch giả
Dương Tường, số chú thích dựa vào cuốn The Annotated Lolita chưa đến một nửa. Ông
nói trên tờ TT&VH (ngày 4/7/2013) rằng: "Tôi dịch và làm chú thích được hai phần ba
thì mới phát hiện ra trên Google là có cuốn The Annotated Lolita rất hữu ích. Khi đó, tôi
gửi thư nhờ dịch giả Nguyệt Cầm ở Mỹ mua cho cuốn này, bản sách giấy. Tôi đã sử dụng
khá nhiều tư liệu từ cuốn sách này, vào khoảng hơn một phần ba chú thích mà tôi đã đưa
vào bản dịch". Ông cho biết, trong quá trình dịch sách, ông đã tra cứu và tham khảo rất


nhiều nguồn khác nhau, gồm có: các loại từ điển, các bài viết báo chí, phê bình liên quan
đến Lolita, các nguồn trên mạng tìm qua Google và cuốn The Annotated Lolita. Trong
đó, cuốn The Annotated Lolita vẫn là nguồn tra cứu quan trọng nhất. Mặc dù vậy, bản in
lần thứ 3 có một lần nhắc đến cuốn The Annotated Lolita trong chú thích ở trang 333…
Dịch giả Dương Tường cho biết, khi nhận được ý kiến về việc đạo chú thích sách, ông đã
mở sách kiếm tra lại và thực sự buồn và hối hận khi thấy dòng chữ này. "Đó là sơ suất
của tôi. Đáng ra không thể viết như vậy mà phải ghi là: Các chú thích trong sách do
người dịch tra cứu từ nhiều nguồn, trong đó nhiều chú thích dựa vào cuốn The Annotated
Lolita". Dương Tường chân thành bày tỏ: "Khi dịch xong tác phẩm vào cuối năm 2011,
tôi mệt phờ. Đáng ra, nếu tiếp tục tham gia vào quá trình sửa bản in (không bắt buộc đối
với dịch giả), tôi sẽ sửa câu đó lại như trên cho chính xác và trung thực". Ông nói: "Tôi
rất buồn, có cảm giác như mình ăn gian và không trung thực với độc giả. Họ xếp mình
vào họ "đạo" là đúng rồi. Có lỗi thì phải chịu thôi. Tôi xin độc giả thứ lỗi". Ngoài ra, còn
một nỗi buồn khác: "Khi dịch cuốn sách này, tôi đã đặt mục tiêu phải làm kỹ hơn bản
tiếng Pháp, vốn là bản dịch được Nabokov đánh giá cao nhất". Bản tiếng Pháp của dịch
giả Éric Kahane, do NXB Gallimard (Pháp) ấn hành, vốn không có chú thích, còn Lolita
bản tiếng Việt có khoảng 500 chú thích 68
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dương Tường là một tài năng nhiều mặt, một tác gia trong nhiều tư
cách khác nhau: Nhà thơ, nhà phê bình (văn học, mỹ thuật, âm nhạc, sân
khấu, điện ảnh), nhà báo, dịch giả Ông có tham gia sáng tác thơ, thơ của
ông có nhiều tác phẩm lấy cảm hứng từ chủ nghĩa siêu thực và phong trào
tượng trưng. Khả năng sử dụng thành thạo tiếng Pháp đã cho phép ông tìm
hiểu tới tận nguồn gốc của các trào lưu này và cũng chính điều đó đã thôi
thúc ông ham muốn đổi mới ngôn ngữ.
Không chỉ chuyển ngữ rất nhiều tác phẩm tiêu biểu của văn học thế
giới, ông còn là một dịch giả mẫu mực trong lao động dịch thuật, bởi sự
uyên thâm trong kiến thức, sự trau chuốt trong ngôn từ và một quan niệm
thẩm mỹ tích cực, nghiêm túc.

Dương Tường còn là một người am hiểu về hội họa, giới phê bình hội
họa rất coi trọng tầm hiểu biết của ông. Trong hội họa, Dương Tường được
nhiều họa sĩ trẻ yêu thích vì những phê bình thẳng thắn và táo bạo. Ông kêu
gọi sự sáng tạo triệt để và hô hào cách tân trong cách nghĩ và cách sáng tác.
Một nghệ sĩ đa tài đến vậy nhẽ ra phải được chú ý nhiều hơn nữa. Tuy
nhiên, những nghiên cứu về đóng góp của Dương Tường cho nền văn học
của Việt nam chưa nhiều, chủ yếu là về tài dịch thuật của ông.
1.2. Tìm hiểu, nghiên cứu về Dương Tường trên nhiều phương diện,
trong đó có các ý kiến của ông về văn học và một số loại hình, bộ môn nghệ
thuật Việt Nam hiện đại là việc làm rất cần thiết. Như đã biết, Dương Tường
là một nghệ sỹ đa tài và giàu kinh nghiệm, ông đã đi qua hai cuộc chiến
tranh, đã sống qua hai thế kỷ, và hơn thế nữa, Dương Tường đã từng trải qua
những giai đoạn thăng trầm nhất của văn học, nghệ thuật, kết tinh trong ông
là chuỗi năm tháng cuộc đời sống trọn vẹn với văn nghệ. Do đó, Dương
Tường hơn hết là một bằng chứng sống, xác thực và đầy đủ nhất về văn học
và nghệ thuật nước nhà, nghiên cứu về ông là nghiên cứu về một nhân vật
văn hóa văn học, góp phần cấu thành nên bộ mặt văn nghệ thế kỷ XX.
4
1.3. Tạp luận của Dương Tường dưới tên gọi Chỉ tại con chích chòe
(cuốn sách tập hợp nhiều bài tạp luận của ông về nhiều lĩnh vực: văn học,
ngôn ngữ, mỹ thuật, hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh) rất đáng để giới
nghiên cứu phê bình phải quan tâm.
Thật sự trong nền văn học Việt Nam hiếm có tập tạp luận nào tập trung
đầy đủ những bài viết trải dài qua các bộ môn nghệ thuật như tập Chỉ tại con
chích chòe. Đây thực sự là cuốn sách kết tinh những giá trị nghiên cứu, tìm
hiểu, say mê của Dương Tường đối với từng bộ môn nghệ thuật. Có thể nói,
Dương Tường viết, và luận bàn về từng lĩnh vực được nêu trong cuốn tạp
luận một cách rất uyên bác, rất bài bản, khiến người đọc tưởng chừng như
tác giả là người hoạt động lâu năm trong ngành. Kỳ thực, Dương Tường chỉ
là một dịch giả, một nhà thơ tài năng đang hướng cái nhìn của mình đến với

nghệ thuật một cách toàn diện.
Chỉ tại con chích chòe là cuốn tạp luận tập trung những bài viết tiêu
biểu của Dương Tường từ những năm 80, 90 (thế kỷ XX), dài hơn 400 trang
với gần 100 bài viết được chia làm ba phân khúc: Văn học - ngôn ngữ, Mỹ
thuật, Sân khấu - Âm nhạc - Điện ảnh cùng một số phụ lục. Vẫn văn phong
kiệm lời quen thuộc, tác phẩm chạm đến người đọc như sự mở lời làm quen,
không ràng buộc, không ép uổng, ý thì cứ yên ả, đầm ấm mà tinh tế, lặng lẽ
nhưng chẳng bao giờ vô hình.
Ngay từ tựa đề quyển sách, người đọc có thể đã tự đặt câu hỏi: Việc gì
mà tại con chích chòe, loài chim này có liên quan gì đến văn thơ của tác giả,
mà tại sao phải là con chích chòe chứ không là một giống chim nào khác,
v.v Và Dương Tường đã trả lời cho câu hỏi đó bằng một quan niệm rất
mới và độc đáo: “Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi
vùng khuyết danh. Mà khuyết danh có nghĩa là chưa tồn tại. Thi sĩ cho sự
vật một cái tên mà trước đó nó chưa có - tức là đưa nó vào tồn tại. Ai đầu
tiên gọi chích chòe khi nó còn khuyết danh, là chích chòe, người ấy đích thị
là một nhà thơ. Loài chim ấy ắt đã có từ rất lâu trước đó, người ta hẳn đã
5
nhiều lần thử đặt cho nó một cái tên nhưng không đậu và chỉ đến khi ai đó,
trong một lóe chớp thần hứng, bật thốt lên hai âm tiết “chích chòe” trúng
pắp, không gì thay thế nổi, thì nó mới thực sự tồn tại, thêm cho trời đất một
cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim…”
Tạp luận Chỉ tại con chích chòe thể hiện một kiến thức uyên bác và
trình độ cảm thụ sâu sắc của tác giả Dương Tường trên đủ mọi lĩnh vực, hội
họa, thơ, nhạc, sân khấu. Ông cứ thản nhiên bàn sự đời, khen ngợi người
này, chê trách kẻ kia, nhưng tất cả đều xuất phát từ một tâm hồn khẳng khái,
bộc trực, không mảy may cố ý. Từng lời, từng chữ cứ như dòng suối tuôn
chảy thẳng từ tâm hồn, để độc giả tắm mát lòng mình và rũ bỏ mọi muộn
phiền.
Chỉ tại con chích choè là một cuốn sách quý giá cho người sáng tạo,

một tư liệu cần thiết cho người nghiên cứu, nó tập trung nhìn nhận các lĩnh
vực một cách khách quan và chuẩn mực ở góc độ nghệ thuật. Tìm hiểu,
nghiên cứu tạp luận của Dương Tường là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa
học và ý nghĩa thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu về Dương Tường và tiểu luận nghiên cứu
phê bình, cùng sáng tác của nhà văn (tổng quan)
Nhắc đến Dương Tường người ta lại nghĩ ngay đến ông trong vai trò là
dịch giả nổi tiếng. Quả vậy, ông có khả năng sử dụng thành thạo nhiều thứ
ngôn ngữ, ông không chỉ chuyển ngữ rất nhiều tác phẩm tiêu biểu của văn
học thế giới, mà còn là một dịch giả mẫu mực trong lao động dịch thuật, bởi
sự uyên thâm trong kiến thức, sự trau chuốt trong ngôn từ và một quan niệm
thẩm mỹ nghiêm túc.
Về dịch thuật, Dương Tường là một dịch giả xuất sắc, ông chuyển ngữ
từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của
văn học thế giới. Dương Tường đã dịch trên 50 tác phẩm của nền văn học
Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức, Hy Lạp, Brazil, Nhật Bản, Na Uy Có thể kể
6
đến như Anna Karenina (Lev Tolstoy, Nga), Cuốn theo chiều gió (Magaret
Mitchell, Mỹ), Người dưng (Albert Camus, Pháp), Con đĩ biết lễ nghĩa
(Jean-Paul Sartre, Pháp), Con đường xứ Flandres (Claude Simon, Pháp),
Đồi gió hú (Emily Bronte, Anh), Alexis Zorba (Nikos Kazantzaki, Hy Lạp),
Bức thư của người đàn bà không quen (Stefan Zweig, Áo), Đất dữ (Jorge
Amado, Brazil), Cái trống thiếc (Gunter Grass, nhà văn Đức, Nobel văn học
1999), và mới đây nhất là tiểu thuyết Lolita của nhà văn Vladimir Nabokov
(Mỹ), cùng với nhiều vở kịch của Shakespeare như Othello, Anthony và
Cleopatra, Đêm thứ 12, v.v
Dương Tường viết tiểu luận từ những năm 1980, 1990, nhưng ông chưa
bao giờ công bố. Một văn phong riêng, mang màu sắc rất Dương Tường
được tác giả dày công vun đắp nhưng lại bị chính ông giấu đi. Ấy vậy mà

sau hơn hai mươi năm, hơn hai mươi năm với bao sự đổi thay chóng mặt của
văn học, của nghệ thuật, và của cả văn nghệ sĩ thì Dương Tường lại tập hợp
lại những tiểu luận ngày nào để xuất bản lại trong một cuốn sách duy nhất.
Cuốn sách mang tên: Chỉ tại con chích chòe. Đây là một cuốn sách có giá trị
tập hợp các bài viết của tác giả viết về nhiều lĩnh vực (văn hóa, văn học,
nghệ thuật)…
Số công trình và bài viết tìm hiểu, nghiên cứu về Dương Tường, nhất là
về tạp luận của ông từ trước đến nay, nhìn chung còn ít ỏi. Bởi Dương
Tường ít khi viết tạp luận, ông cũng ít khi sáng tác văn xuôi, truyện ngắn
hay tiểu thuyết. Chỉ tại con chích chòe đơn giản chỉ tập trung những bài viết,
những cảm nhận, đánh giá của ông về các lĩnh vực, các bài trả lời phỏng vấn
của các nhà báo, hay thậm chí các điếu văn ông dành tặng những người đã
khuất cùng thời.
Không phủ nhận Dương Tường là một dịch giả, nhà thơ, có cá tính và
đa tài. Nhưng có lẽ vì gắn với cái cá tính rất riêng ấy mà Dương Tường
khiến nhiều nhà phê bình, nhiều nhà nghiên cứu còn phải e ngại, chưa tiện đi
sâu vào thế giới nghệ thuật của Dương Tường. Do đó, thế giới đa diện của
7
Dương Tường hiện nay vẫn đang rất ít người khai phá. Vì vậy, với luận văn
này, chúng tôi muốn góp một phần tiếng nói của mình để phần nào khai phá
được thế giới nghệ thuật đa dạng, phong phú, và rất giàu cá tính của Dương
Tường.
2.2. Các ý kiến đã có về tiểu luận của Dương Tường, đặc biệt các tiểu
luận được tập hợp trong Chỉ tại con chích chòe
Tập tạp luận Chỉ tại con chích choè được xuất bản lập tức đem đến một
hơi thở mới mẻ trong nền văn học nghệ thuật đang rất cần những phê bình
khách quan và chất lượng. Mặc dù những phê bình, nhận định, và cảm nhận
của Dương Tường chỉ được thể hiện qua 92 bài tiểu luận nhỏ và trên nhiều
lĩnh vực khác nhau, nhưng từ khi xuất bản nó đã tạo ra sự quan tâm lớn từ
phía các nhà phê bình, độc giả và báo chí. Song hành với những quan tâm đó

là các ý kiến xung quanh phát biểu về tiểu luận của Dương Tường, có những
ý kiến nóng hổi được các nhà báo đưa lên để bày tỏ quan điểm của mình về
tiểu luận Dương Tường. Cũng có những học giả, nhà phê bình thông qua các
bài tiểu luận của Dương Tường để đánh giá, nhận định về tác giả, cũng như
một thời kỳ văn học được tác giả miêu tả khá rõ nét trong tập tạp luận.
Đọc tập tạp luận Chỉ tại con chích chòe, nhà báo Châu Liên tới từ báo
Lao Động đã ca ngợi: “Cuốn tạp luận Chỉ tại con chích choè là cuốn sách
bao gồm những bài tiểu luận cực kỳ kiệm lời. Một văn phong thơ của riêng
Dương Tường. Một lối phát biểu về mỹ học rất súc tích, không cần tràng
giang đại hải, vì Dương Tường viết như thể ghi lại cho chính mình, như
đang trò chuyện với chỉ một bạn đọc tuy vô hình nhưng cực kỳ thân thiết với
mình. Cuốn thơ ngoài lời có tên Đàn cũng là một cách tự trò chuyện, dĩ
nhiên lại càng rất ngắn, ngắn và yên tĩnh như một bức tranh và khi đó văn
phong Dương Tường sẽ vừa là thơ là hội hoạ là âm nhạc, cái âm nhạc nếu
được ghi lại sẽ là một nốt lặng sâu thẳm như con mắt người đời”.
Cũng có thể nói như Châu Liên rằng, tâp tạp luận cho thấy “Một văn
phong của riêng Dương Tường”… “Dương Tường viết rồi bỏ đó, rồi sau ba
8
chục năm bị bạn bè thúc giục cuối cùng Dương Tường mới tập hợp những
điều mình ghi lại thành cả một tập gọi tên khiêm nhường là “tạp luận”. Song
trong những điều “tạp” đó là vô số gợi ý cho những ai muốn đóng góp cho
văn hoá Việt Nam thực sự trở thành món ăn không thể thiếu của người Việt
thời nay và mai sau. Dương Tường nghĩ và nói về sứ mệnh nhà thơ như thể
tự giao trách nhiệm cho chính mình, đó là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi
vùng khuyết danh Thi sĩ cho sự vật một cái tên mà trước đó nó chưa có,
tức là đưa nó vào tồn tại. Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh,
là chích choè, người đó đích thị là nhà thơ Dương Tường dễ gần hơn cả
với những con chữ, mà theo ông, đó không phải là những “đã” chữ mà phải
là những “đang” chữ tức là không phải những ngôn từ mòn, mà phải là
những ngôn từ sinh sôi. Trong tập sách, Dương Tường có ca tụng ai, có chê

trách ai, thì cũng trong sáng như con mắt nhà thơ, cũng chỉ vì cái nỗi lo mỹ
học, tuyệt nhiên không mảy may một ý định màu xám. Cái văn phong ít lời,
kiệm lời, yên ả, tin cậy, trao gửi, đầm ấm. Cái văn phong không cố tình ràng
buộc ai.”
Trong trang website của nhà thơ trẻ Nguyễn Hữu Hồng Minh, một tác
giả đã đề cập: “Nhà thơ, dịch giả Dương Tường gần cuối đời mới cho in một
tập tiểu luận nhỏ Chỉ tại con chích chòe. Ông viết rằng ai là người đầu tiên
gọi con chim chích chòe là… chích chòe thì người ấy đích thực là thi sĩ. Bài
này ông viết ở Mỹ và nghe đâu được chính ông dịch thẳng ra tiếng Mỹ và
đọc ở một trường Đại học trong chuyến tham quan ở Mỹ. Tôi cảm thấy là lạ.
Mới đọc thì thấy tưởng chừng có lý. Nhưng đọc đi đọc lại thì thấy rõ ràng là
không ổn. Một lần ngồi bù khú trong quán rượu rắn, tôi nhìn thấy hũ rượu
tắc kè và cũng cảm thấy nó rất hay. Rõ ràng là ai là người đầu tiên gọi tắc kè
là… tắc kè người ấy cũng thi sĩ không kém (!). Cũng vậy với chìa vôi, hổ
mang, cá sấu, ba ba Cái nhảm của ông Tường chính là chỗ đó. Tại sao
chích chòe là thi sĩ mà tắc kè lại là không? Gọi cái này là thơ, còn cái khác
thì không thơ chứng tỏ Dương Tường và các nhà thơ cùng thế hệ ông chỉ
9
chọn một thái độ, một hệ thống mỹ học. Các ông không hay rằng hệ thống
mỹ học ấy đang thay đổi trong thơ trẻ”.
Trong bài viết của mình, tác giả này lại nêu ý kiến, rằng bài tiểu luận
“Ai đầu tiên gọi chích chòe là chích chòe?” của Dương Tường chỉ là “cái
nhảm”, và nó không có giá trị, ông cho rằng giá trị thẩm mỹ mà thời kỳ
Dương Tường ưa chuộng đã trở thành lạc hậu trong thơ trẻ, nó đã thay đổi
theo chiều hướng khác biệt hơn. Tác giả bài viết cũng hoàn toàn phản bác
cái sáng tạo của Dương Tường trong việc ca ngợi “ai là người đầu tiên gọi
con chim chích chòe là chích chòe thì người ấy đích thực là thi sĩ”, tác giả
cho rằng các danh xưng thi sĩ không thể đặt tùy tiện chỉ vì có cái sáng tạo là
đặt tên sự vật, ông cũng đưa ra những dẫn chứng khá “thô” để chứng minh
cho nhận định của mình: “Một lần ngồi bù khú trong quán rượu rắn, tôi nhìn

thấy hũ rượu tắc kè và cũng cảm thấy nó rất hay. Rõ ràng là ai là người đầu
tiên gọi tắc kè là… tắc kè người ấy cũng thi sĩ không kém (!). Cũng vậy với
chìa vôi, hổ mang, cá sấu, ba ba Cái nhảm của ông Tường chính là chỗ đó.
Tại sao chích chòe là thi sĩ mà tắc kè lại là không?”.
Quang Hải, khi viết lời giới thiệu sách cho Reading Café đã không tiếc
lời ca ngợi cuốn tạp luận của Dương Tường với 92 bài tiểu luận. Quang Hải
đã không ngại ngần ví cuốn sách như là Bữa tiệc chữ của một học giả, một
tác phẩm hay, giàu ý nghĩa, giàu tính tư liệu cho tất cả các độc giả yêu mến
văn học và nghệ thuật: “Tôi đang cầm trong tay cuốn tạp bút dày dặn 400
trang với gần 100 bài viết được chia làm ba phân khúc: Văn học - ngôn ngữ,
Mỹ thuật, Sân khấu cùng một số phụ lục. Cuốn sách này được xuất bản lần
đầu năm 2003 (NXB Giáo dục), tái bản năm 2005 (NXB Hội Nhà văn) và
giờ lại được tái bản với nhiều bổ sung”.
Quang Hải cho biết: “Gần đây tôi có đọc đâu đó nói về bí quyết để có
thể đọc 70 cuốn sách một năm. Khoan nói về cách đặt vấn đề kỳ lạ nhằm
biến cái sự sung sướng khi đọc sách thành công việc tựa đày ải, làm khoán
cho đủ mục tiêu mà bài báo đó đề cập, thì chỉ nguyên một nguyên tắc tác giả
10
đề ra là phải đọc một cuốn cho xong rồi mới được nhảy sang cuốn khác đã
khiến tôi không đồng tình. Như cá nhân tôi nhận thấy, theo thâm niên số
sách mà bạn có thể cùng đọc một lúc cũng tăng lên. Sự đa dạng của đề tài
các cuốn sách là cần thiết nhằm đồng điệu với các biến thiên tâm lý cá nhân
người đọc. Sau khi phải ngụp lặn trong mớ chữ nghĩa tối mò, xơ cứng của
các cuốn sách dịch nhằm tìm kiếm những ý tưởng mới từ tác giả nước ngoài
thì việc tìm những cuốn sách Việt để giúp đầu óc tươi mát là chuyện rất nên
làm. Chính vì thế tôi tìm đến Chỉ tại con chích chòe”…
Dương Tường nổi tiếng là dịch giả của nhiều tiểu thuyết hay. Điều này
chắc không cần nhắc nữa bởi bạn đọc mê sách ai chả biết tới ông với tư cách
một dịch giả. Nếu ai đã từng dịch hẳn hiểu được những bứt rứt, băn khoăn
hòng kiếm tìm từ ngữ thích hợp. Có những từ ám ảnh người dịch suốt nhiều

ngày và nhiều khi không bao giờ tìm được từ thay thế khiến họ thỏa mãn
hoàn toàn…
Trong cuốn tiểu luận này, với sự tự do trong cách viết và đề tài (không
bị bó buộc vào văn bản gốc nào) tài năng của Dương Tường được thể hiện
rõ. Bạn phải đọc ông thật chậm, ghi nhận, so sánh, tìm tòi những cách thể
hiện khác với tác giả để cảm nhận những điều hay, cái mới trong câu chữ
của ông. Hầu như trong bất kỳ trang sách nào, ta cũng có thể tìm thấy một
cách diễn đạt hay, những từ đắt. Tác giả là một người Hà nội. Văn ông thể
hiện một lối nói nhiều tầng lớp, thể hiện sự đa dạng về ngôn ngữ và cách thể
hiện của con người vùng châu thổ sông Hồng. Đây có lẽ cũng là sự thiệt thòi
đối với các cây bút phía nam, nơi mà ngôn ngữ gắn liền với tính cách, tập
quán thuần phác, thẳng thắn của người dân và do đó cũng phần nào đơn giản
và thiếu sự đa dạng ngữ nghĩa.
Đúng như tác giả bài báo nhận định: “Dương Tường trong cuốn tiểu
luận này còn cho thấy kiến thức và cảm thụ của ông trong nhiều lĩnh vực
nghệ thuật. Từ hội họa, thơ, nhạc, sân khấu - ở đâu ông cũng có dấu ấn riêng
của mình. Không là một người biết nhiều hiểu rộng đến thế, trong nhiều bài
11
tôi chỉ có thể thưởng thức tiệc chữ của ông… Đối với những người viết đây
là một cuốn sách nhất định phải đọc!”.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm tạp luận của Dương
Tường (thể hiện qua tập Chỉ tại con chích choè)
3.2. Giới hạn của đề tài
- Đề tài bao quát tất cả các bài tạp luận của Dương Tường được tập hợp
trong Chỉ tại con chích choè, tuy nhiên sẽ tập trung nhiều hơn vào các tiểu
luận bàn về văn học của ông.
- Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào cuốn: Chỉ tại
con chích choè (tạp luận, tái bản có bổ sung), Nxb Hội Nhà văn, 2009.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định đặc điểm, ý nghĩa của tạp luận Dương Tường, tìm bài học có
thể, cho lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học…
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Đưa ra một cái nhìn chung về tạp luận trong văn nghiệp của
Dương Tường
4.2.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá các ý kiến của Dương Tường về
nhiều vấn đề, nhiều hiện tượng của văn hóa, văn học, nghệ thuật Việt Nam
đương đại.
4.2.3. Phân tích, đánh giá những thành công (và cả hạn chế) trong cách
viết tạp luận của Dương Tường
Cuối cùng rút ra một số kết luận về tạp luận, cách viết tạp luận của
Dương Tường,…
5. Phương pháp nghiên cứu
12
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chủ yếu: phương pháp thống kê - phân loại, phương
pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp
phê bình, phương pháp cấu trúc - hệ thống…
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
Luận văn là công trình đầu tiên tìm hiểu tạp luận của Dương Tường về
nhiều vấn đề của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại với cái nhìn tập
trung và hệ thống.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
tìm hiểu, nghiên cứu tạp luận của Dương Tường nói riêng, tạp luận trong
văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai

trong ba chương:
Chương 1. Chỉ tại con chích choè - tạp luận trong văn nghiệp của
Dương Tường
Chương 2. Những vấn đề về văn học, nghệ thuật được luận bàn và quan
điểm của Dương Tường trong tạp luận (Chỉ tại con chích choè)
Chương 3. Nghệ thuật viết tạp luận của Dương Tường trong Chỉ tại con
chích choè
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.
Chương 1
13
TẠP LUẬN - CHỈ TẠI CON CHÍCH CHÒE
TRONG VĂN NGHIỆP CỦA DƯƠNG TƯỜNG
1.1. Dương Tường - một hiện tượng đa năng trong văn hóa, văn học
Việt Nam hiện đại
1.1.1. Dương Tường - Nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, dịch giả,
phóng viên,…
Dương Tường - một tác giả rất cá tính, một nghệ sĩ đa tài. Ông được coi
là người am hiểu và có khả năng đóng nhiều vai khác nhau trong nhiều lĩnh
vực, có thể là nhà báo, nhà phê bình, dịch giả, nhà thơ, nhà văn Nói đến
ông, nhà báo Lê Hồng Lâm, phóng viên báo Sinh viên nhận định: “Dương
Tường không thuộc loại người “tinh hoa phát tiết ra ngoài”. Ông thuộc
nhóm nghệ sĩ “thấp bé nhẹ cân”, gương mặt khắc khổ, cùng “phom” với Văn
Cao, Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, sau này một chút thì có
thêm Ðỗ Trung Quân. Và cũng giống như những nghệ sỹ kể trên, ông là
kiểu người “duy mỹ thứ thiệt”, “cầm kỳ thi hoạ”, cái gì cũng rành. Không
phải là biết mỗi thứ một chút, mà cái gì cũng biết tới nơi tới chốn, thuộc vào
hạng “sành điệu”. Gọi ông bằng danh gì cũng đáng tin cậy: dịch giả, nhà thơ,
nhà báo (rõ rồi); nhà phê bình hội hoạ, sân khấu, văn chương, âm nhạc, điện
ảnh (không nhiều, nhưng những gì ông viết đều đáng “đồng tiền bát gạo”) ;
chưa kể ông vẽ cũng ra trò! Ông lại được tiếng là ham chơi, giao lưu rộng, từ

bạn văn nghệ sĩ trong nước đến bạn ngoài nước, từ đám bạn già thân thiết
tóc bạc da mồi mấy chục năm trời cùng nhau “lên bờ xuống ruộng” đến bọn
trẻ đầu xanh mới nhập vào đường chữ nghĩa, vẽ vời”.
Suốt cả thời tuổi trẻ và cho tận tới bây giờ, Dương Tường dành nhiều
sức lực và tâm huyết cho việc chuyển dịch những tác phẩm văn chương lớn
của thế giới ra tiếng Việt bằng hai thứ ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp
như Cuốn theo chiều gió, Anna Karenina, Ðồi gió hú, Những con đường xứ
Flandres, Bức thư của người đàn bà không quen, Zorba - Tay chơi Hy Lạp,
14
Người dưng, Ðất dữ, Cội rễ, Cái trống thiếc rồi nhiều vở kịch của
Shakespeare, Henrik Ibsen Giữa các “quãng dừng” khó nhọc của công việc
chuyển ngữ, Dương Tường sống với cõi thơ của riêng mình, mà nói như ông
là “ăn nằm” với con chữ để tạo ra một dòng thơ cách tân rất “hậu hiện đại”
từ giữa những năm 60, cùng với những người bạn thơ cùng chí hướng khác.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà mãi cho đến bây giờ nhà thơ Dương
Tường mới thực sự giới thiệu trọn vẹn chân dung thi sĩ của mình qua tập thơ
riêng đầu tay vừa xuất bản: Mea Culpa và những bài khác [57].
Tác giả Dương Tường tên thật là Trần Dương Tường, sinh ngày 4 tháng
8 năm 1932, tại Nam Định. Ông xuất thân dòng dõi gia thế, có ông nội đỗ cử
nhân, làm đốc học. Thân sinh phá nghiệp, đi kinh doanh, làm thầu khoán.
Dương Tường học tiểu học tại Nam Định. Vào trung học ông lên Hà
Nội. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông bỏ trường, đi làm liên lạc cho Việt
Minh tại Vĩnh Yên. Gia đình gọi ông về đi học lại tại trường Phan Chu
Trinh. Được vài tháng ông quay lại theo kháng chiến, làm tuyên truyền và
gia nhập bộ đội năm 1949.
Năm 1955, Dương Tường giải ngũ về Hà Nội sinh sống. Ngày ngày
ông vào các cửa hàng sách cũ ở phố Bà Triệu, phố Sinh Từ, phố Sơn Tây…
sục sạo tìm sách, tiếp tục tự học ở thư viện, có bao nhiêu thời giờ rảnh ông
đều “vùi đầu” ở thư viện để đọc sách. Có thể nói thư viện đã là trường đại
học và ông là một sinh viên ưu tú nhất do trường đại học vĩ đại này đào tạo

nên một Dương Tường uyên bác hôm nay.
Từ năm 1955 đến giữa thập niên 1960, Dương Tường là phóng viên tổ
Văn xã (văn hóa xã hội) của Thông tấn xã Việt Nam. Nói đến giai đoạn này,
Dương Tường có chia sẻ trong bài phỏng vấn Viết không khác người ta thì
viết làm gì với nhà phê bình văn học Nguyễn Đức Tùng: “Tôi phải đi học tập
ở Thái Hà ấp trong một khóa chỉnh huấn. Sau đó phải đi lao động ở mỏ than
Cẩm Phả và khi Gang thép Thái Nguyên. Lớp chỉnh huấn này gồm có trên
100 người, trong đó có vài chục người là liên quan đến NVGP, do Nguyễn
15
Đình Thi phụ trách, và có những quan chức chính trị đến giảng bài và hướng
dẫn kiểm điểm như ông Đỗ Mười. Tôi đi lao động ở mỏ than Cẩm Phả hai
tháng, sau đó đi lao động ở khu Gang thép Thái Nguyên. Hết thời hạn lao
động cải tạo thì không được về Hà Nội mà vào làm phóng viên Thông tấn xã
Việt nam, phân xã Nghệ An” [50, 100]. Dương Tường trong thời kỳ này đang
là nạn nhân của vụ án Nhân văn - Giai phẩm, ông bị đưa đi lao động, cải tạo
lại tư tưởng, và sau đó không được trở về Hà Nội mà bị điều đi xa khỏi thủ
đô, về tận Nghệ An làm phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.
Từ năm 1967, ông làm biên dịch tại Uỷ ban Điều tra tội ác chiến tranh
của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Từ 1968 ông nghỉ việc dành thì giờ cho các
hoạt động văn học nghệ thuật, như dịch văn học, làm thơ, trình diễn và sắp
đặt thơ, giới thiệu tổ chức triển lãm tranh
Dương Tường là một nghệ sĩ đa tài, người ta biết đến ông với nhiều vai
trò: dịch giả, nhà thơ, phóng viên, nhà phê bình nghệ thuật, sân khấu, văn
học, âm nhạc, điện ảnh Tuy nhiên, độc giả và giới phê bình biết đến ông
nhiều nhất với vai trò là một dịch giả. Không chỉ chuyển ngữ rất nhiều tác
phẩm tiêu biểu của văn học thế giới, ông còn là một dịch giả mẫu mực trong
lao động dịch thuật, bởi sự uyên thâm trong kiến thức, sự trau chuốt trong
ngôn từ và một quan niệm thẩm mỹ cực kỳ nghiêm túc.
Trong dịch thuật Dương Tường được biết đến như là một dịch giả xuất
sắc, ông chuyển ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt rất nhiều tác

phẩm nổi tiếng của văn học thế giới. Dương Tường đã dịch trên 50 tác phẩm
của nền văn học Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức, Hy Lạp, Brazil, Nhật Bản, Na
Uy Có thể kể đến như Anna Karenina (Lev Tolstoy, Nga), Cuốn theo
chiều gió (Magaret Mitchell, Mỹ), Người dưng (Albert Camus, Pháp), Con
đĩ biết lễ nghĩa (Jean-Paul Sartre, Pháp), Con đường xứ Flandres (Claude
Simon, Pháp), Đồi gió hú (Emily Bronte, Anh), Alexis Zorba (Nikos
Kazantzaki, Hy Lạp), Bức thư của người đàn bà không quen (Stefan Zweig,
Áo), Đất dữ (Jorge Amado, Brazil), Cái trống thiếc (Gunter Grass, nhà văn
16
Đức, Nobel văn học 1999), và mới đây nhất là tiểu thuyết Lolita của nhà văn
Vladimir Nabokov (Mỹ), cùng với nhiều vở kịch của Shakespeare như
Othello, Anthony và Cleopatra, Đêm thứ 12, v.v Đối với sự nghiệp dịch
thuật của mình, Dương Tường từng chia sẻ: “Về dịch thuật văn học, cái
chính là do cái lòng yêu văn chương nó thúc đẩy tôi làm cái việc đấy, là
muốn truyền đạt được cái tinh túy của văn chương thế giới đến những độc
giả mà không biết ngoại ngữ” (Theo Mặc Lâm - phóng viên đài RFA).
Dương Tường là kẻ sỹ đam mê nhiều thứ. Tuy dành nhiều thời gian
nhất cho công việc dịch thuật, nhưng điều khiến ông luôn trăn trở vẫn là thơ,
là những khắc khoải muốn cách tân, mở ra những hướng mới cho thơ.
Dương Tường tâm nguyện khai phá những con đường mới, bằng vốn kinh
nghiệm - kiến thức gom góp trong nhiều năm. Thơ của ông có nhiều tác
phẩm lấy cảm hứng từ chủ nghĩa siêu thực và phong trào tượng trưng. Khả
năng sử dụng thành thạo tiếng Pháp đã cho phép ông tìm hiểu tới tận nguồn
gốc của các trào lưu này và cũng chính điều đó đã thôi thúc ông ham muốn
đổi mới ngôn ngữ. Đối với việc sáng tác thơ, ông viết nhiều, nhưng in ít,
trong sự nghiệp sáng tác thơ của mình ông chỉ in được ba tập thơ: 36 bài
tình (thơ - in chung với Lê Đạt), Đàn (thơ ngoài lời), Mea culpa và những
bài khác (thơ).
Ngoài dịch thuật và niềm đam mê sáng tác thơ, Dương Tường còn là
một nhà phê bình văn học, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Vốn là

một dịch giả, đồng thời là một nhà thơ đầy nhiệt huyết, không khó để độc
giả hiểu được niềm đam mê của Dương Tường đối với văn học, điều đó dẫn
đến hệ quả là ông đến với phê bình văn học như một lẽ tất yếu. Còn đối với
hội họa, sân khấu, điện ảnh và âm nhạc thì rõ ràng đây là niềm đam mê với
Dương Tường, ông luôn nỗ lực tìm tòi những cách tân, mới mẻ đối với hội
họa, luôn say mê với những câu hát, những giai điệu bất hủ cùng năm tháng,
ông nghiên cứu sân khấu, điện ảnh như là một chỉnh thể của môn nghệ thuật
thứ bảy, mà ở đó nó truyền tải một phần của văn học vào cuộc sống của nó,
17
khiến tác phẩm văn học qua sự dàn dựng tuyệt vời của sân khấu và điện ảnh
bỗng chốc “sống dậy”, sinh động đến lạ thường.
Dương Tường là vậy, một tác gia với quá nhiều mối quan tâm, trăn trở
đối với các lĩnh vực văn học nghệ thuật. Dường như, đối với Dương Tường,
những mối quan tâm đó là duyên nợ, là cái duyên không thể dứt, nó cứ theo
đuổi ông hoài, khiến người nghệ sỹ này đến tận tuổi 80 vẫn còn bận lòng,
vẫn còn suy tư, khắc khoải với văn học, với nghệ thuật.
1.1.2. Văn nghiệp của Dương Tường
Dương Tường là một nghệ sĩ đa tài, tâm huyết và cần mẫn, dễ hiểu,
điều đó đồng thuận với việc văn nghiệp của ông là một kho tàng rộng lớn.
Cho đến tận bây giờ, dù tuổi đời đã ngót 80, nhưng cái nhiệt thành, cái đam
mê với công việc, với con chữ và nghệ thuật cứ thôi thúc Dương Tường miệt
mài lao động không ngừng nghỉ.
Niềm đam mê văn chương của Dương Tường bắt nguồn từ những năm
tháng tự học, chính những năm tháng rèn giũa bản thân trong trường Đại học
lớn là thư viện, Dương Tường đã trang bị cho mình những kiến thức cần
thiết để từ đó ông sống với đam mê văn chương, xây dựng cho mình một
văn nghiệp ấn tượng với đa dạng các thể loại và trải dài qua nhiều giai đoạn
của lịch sử văn học trước và sau Đổi mới.
Trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Mặc Lâm (Đài RFA),
Dương Tường bộc bạch: “Tôi được học ở trường thì rất ít tại vì tôi đi theo

cách mạng từ rất sớm. Tôi chả có cái bằng cấp gì cả. Cái bằng duy nhất của
tôi là cái bằng tiểu học mà ngày xưa gọi là "Certificat". Năm 14 tuổi tôi đã đi
theo cách mạng rồi. Về sau nữa tự học là chính, thì có một cái cơ sở tối thiểu
để từ đó phát triển. Sau khi đi bộ đội về thì cái trường đại học của tôi là thư
viện”.
Nói đến văn nghiệp của Dương Tường người ta luôn nghĩ ngay đến ông
trong vai trò một dịch giả xuất sắc, Dương Tường là dịch giả của nhiều tác
phẩm văn học có giá trị như Cuốn theo chiều gió, Con đường xứ Flandres và
18
là tác giả của những bài thơ như Tình khúc 24. Tuy là một dịch giả nổi tiếng,
nhưng con đường đến với dịch thuật của Dương Tường khá gian nan, ông
giác ngộ lý tưởng cách mạng và tham gia các phong trào cách mạng sớm, do
đó việc học tập của ông bị gián đoạn. Về sau Dương Tường có liên quan đến
vụ án Nhân văn Giai phẩm nên ông bị chính quyền truy bắt, bị đem đi lao
động và cải tạo, đối với Dương Tường đó là quãng thời gian rất khó khăn.
Tuy nhiên, với niềm đam mê văn chương luôn luôn cháy bỏng, đặc biệt là
đối với các tác phẩm văn học nước ngoài, Dương Tường đã không quản ngại
tự học. Đối với ông, thư viện là trường đại học lớn. Dương Tường từng chia
sẻ về niềm đam mê cũng như mục đích đến với dịch thuật của mình: “Về
dịch thuật văn học, cái chính là do cái lòng yêu văn chương nó thúc đẩy tôi
làm cái việc đấy, là muốn truyền đạt được cái tinh túy của văn chương thế
giới đến những độc giả mà không biết ngoại ngữ”. Bên cạnh đó, ông còn
chia sẻ thêm về quan niệm dịch thuật của mình: “Thật ra quan niệm dịch của
tôi là chuyển ngữ, tìm những cái tương đương. Trong những trường hợp mà
gặp khó khăn trong dịch thuật mà muốn chuyển sang một cách nó thoát, vừa
trung thành vừa sáng tạo, nhiều khi phải mất rất nhiều thì giờ và suy nghĩ,
tìm cách để mà chuyển sang một cái tương đương”
Dương Tường là một dịch giả có tâm, ông luôn muốn chuyển ngữ các
tác phẩm dịch thuật của mình một cách trọn vẹn về nội dung và ngôn ngữ.
Chính bản thân Dương Tường cũng luôn tự nhận mình là con người "một

đời ăn nằm với chữ". Ông luôn trăn trở với con chữ, không hẳn chỉ để phục
vụ nhu cầu sáng tác, mà còn để đáp ứng công việc dịch thuật. Trong suốt sự
nghiệp dịch thuật của mình, ông đã chuyển ngữ hàng trăm tác phẩm lớn nhỏ
sang tiếng Việt, tuy nhiên, vốn là con người khắt khe và cầu toàn, Dương
Tường hiếm khi ưng ý với những đứa con tinh thần của mình. Dù vậy, trong
một lần trả lời phỏng vấn, Dương Tường thừa nhận: “Trong số những tác
phẩm mà tôi đã dịch thì có một số tác phẩm tôi ưng nhất, ví dụ như là Con
đường xứ Flandres của Claude Simon, rồi Bức thư của người đàn bà không
19
quen của Stefan Zweig, Cái trống thiếc của Gunter Grass”. Trong dịch thuật,
ông quan niệm “một bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm, trong đó người
dịch là đồng tác giả”. Trong dịch thuật, Dương Tường tự coi mình là một
người dịch a-ma-tơ (tài tử), nhưng ông cũng quan niệm “người dịch có cá
tính có thể và cần phải rất tự do sáng tạo trong giới hạn của nguyên tắc, một
bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm mà trong đó người dịch là đồng tác
giả”.
Về sáng tác, Dương Tường sáng tác bằng nhiều thể loại, nhưng thể loại
gây ấn tượng nhất và cũng là thể loại ông đam mê nhất vẫn là thơ. Với thơ,
ông viết nhiều, nhưng chỉ mới in ít, ông là đồng tác giả trong tập thơ in
chung với bạn mình, nhà thơ Lê Đạt, tập thơ 36 bài tình. Nhiều bài thơ của
ông lấy cảm hứng từ chủ nghĩa siêu thực và phong trào tượng trưng. Lối thơ
gieo có âm, tạo nghĩa theo chiều biểu âm ông thực hành đã gây bối rối, lung
túng cho những ai chỉ quen một lối đọc, lối duy lý tuyến tính. Thơ ông trong
một dòng Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, nhưng ông có mạch riêng,
không lẫn với bất kỳ một cá tính nào khác. Dương Tường không chỉ làm thơ
tiếng Việt, mà còn làm thơ tiếng Anh, tiếng Pháp và đã được đăng nhiều trên
các báo, tạp chí ở Pháp và Mỹ. Với ông, việc làm thơ bằng ngoại ngữ được
giải thích là “không phải làm dáng, mà để bình đẳng” - đây là một quan
niệm thơ rất đỗi mới mẻ, trong thơ cũng cần phải bình đẳng, phải có sự
ngang hàng nhau về quyền lợi - nghĩa là đối với tác giả Dương Tường, thơ

giống như là một thực thể sống cần được tôn trọng, cần được nắm lấy quyền
được thể hiện và quyền sáng tạo của mình. Ngoài thơ, ông còn chấp bút ở
một số thể loại văn học khác như là truyện ký (Thuyền trưởng, dưới bút danh
Nguyễn Trinh), tạp luận (Chỉ tại con chích chòe).
Ngoài vai trò là một dịch giả nổi tiếng, và là một nhà thơ cá tính,
Dương Tường còn là một nhà phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc. Đối với
mảng phê bình, ông không đầu tư thời gian và công sức nhiều như đối với
dịch thuật hay niềm đa mê thơ ca, nhưng những bài phê bình ông viết ra đều
20
rất ấn tượng, tỉ mỉ và sâu sắc. Tập tạp luận Chỉ tại con chích chòe cũng là
một tuyển tập tập hợp phần lớn các bài phê bình và tiểu luận của Dương
Tường về một số lĩnh vực văn học và nghệ thuật. Tập tạp luận này đóng góp
cho văn nghiệp của Dương Tường một công trình nổi bật, giúp cho văn
nghiệp của ông trở nên đa dạng hơn, đa màu sắc hơn bên cạnh sự thành công
của sự nghiệp dịch thuật và thơ ca của Dương Tường.
1.1.3. Con đường đến với phê bình của Dương Tường
Thế kỷ XX là thế kỷ của ngữ học và phê bình. Với sự phát triển của ngữ
học, phê bình thật sự đã có những bước tiến đáng kể. Người phê bình không
chỉ còn giữa địa vị bình văn theo chủ quan cảm nhận mà còn tiến tới sự kiến
giải và bình chú cấu trúc ngôn ngữ, tìm hiểu những ý nghĩa, những biểu
tượng nằm sau ngôn ngữ, tìm hiểu tác dụng của văn thơ trong xã hội và lịch
sử, v.v
Dương Tường vốn là một người được coi là “ham đủ thứ”, do đó không
khó để nhận ra tác giả này có mặt ở rất nhiều các lĩnh vực, cả trong cuộc
sống cũng như trong nghệ thuật và sáng tác văn học. Đặc biệt, Dương Tường
có tham gia vào lĩnh vực phê bình. Tuy nhiên, khác hoàn toàn với nhiều nhà
phê bình chỉ chuyên biệt nghiên cứu, phê bình về lĩnh vực mà mình thế
mạnh, Dương Tường lại cho thấy hình ảnh về một nhà phê bình đa năng, có
thể nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về nhiều bộ môn văn học, nghệ thuật…
Phê bình văn học là bộ môn nghiên cứu, chuyên phân tích các tác phẩm

văn học nhằm định giá và hướng dẫn việc sáng tác. Hoạt động phê bình văn
học, giúp tác phẩm đến được với đại chúng một cách rõ ràng, minh bạch, dễ
hiểu thông qua quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, công phu. Thông qua hoạt động
phê bình văn học, nhà phê bình gián tiếp bộc lộ tư tưởng, tình cảm muốn
truyền đạt trong tác phẩm đến với người đọc một cách dễ dàng và đa chiều
Từ trước đến nay, khái niệm “phê bình văn học” được nhắc đi nhắc lại
rất nhiều lần, và càng về sau càng có nhiều những đóng góp nhằm bổ sung
đầy đủ cho khái niệm đó. Cho đến nay, định nghĩa về phê bình văn học đã
21
có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý, giúp chúng ta hình dung về bộ môn
khoa học này một cách đầy đủ, toàn diện và hoàn thiện hơn.
Từ những buổi đầu, phê bình văn học được chú ý bởi một số cây bút
cây bút tiêu biểu như: Thiếu Sơn, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh,… Năm
1933, Thiếu Sơn - người đặt nền móng phê bình văn học Việt Nam hiện đại
cho rằng: “nhà phê bình là kẻ đọc giùm người khác”. Lê Thanh thì thấy:
“Phê bình tức là giải những tình cảm của mình về một công trình, một nhân
vật, nhưng mỗi người cảm một cách, nghĩ một cách”. Nguyễn Vi Khanh lại
nhận định: “Phê bình tức là có nhiều khác nhau để đọc, để nghiên cứu một
tác phẩm, tác giả”.
Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học: “Phê bình văn học là
sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời
kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng
đời sống mà tác phẩm nói tới” [1, 259 - 261]. Theo Từ điển thuật ngữ văn
học, thì, “Phê bình văn học là sự phán đoán, thẩm bình, đánh giá và giải
thích tác phẩm văn học. Cùng với văn học sử và lí luận văn học; phê bình
văn học vừa là một hoạt động, một bô môn khoa học về văn học, vừa là một
bộ phận của nền văn học phát triển” [11]. Đây có thể coi là định nghĩa tương
đối chuẩn xác và toàn diện hơn cả về phê bình văn học.
Hoài Thanh từng ghi lại ấn tượng chủ quan nhưng rất xác đáng: “Đi tìm
cái Đẹp trong tự nhiên là sáng tác, đi tìm cái Đẹp trong sáng tác là phê

bình”… Như vậy, xét đến cùng, phê bình văn học chính là quá trình khám
phá, phát hiện và quy phạm hoá cái Đẹp.
Dương Tường là một nghệ sĩ đa tài, ông không chỉ là một dịch giả kỳ
cựu, một nhà thơ cá tính và sáng tạo mà còn là một người am hiểu về hội
họa, âm nhạc, sân khấu điện ảnh, Trong cuộc đời mình, Dương Tường kết
giao với rất nhiều gương mặt nổi bật trong giới văn nghệ sĩ, có thể nói, đây
là một nhân tố quan trọng mở ra con đường đến với phê bình của Dương
Tường. Ông quen biết nhiều tài năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong văn
22
học, Dương Tường là bằng hữu, là bạn vào sinh ra tử với nhiều cây bút kỳ cựu
của nền văn học Việt Nam như: Trần Dần, Lê Đạt, Bảo Ninh, Mạc Lân,
Nguyễn Tuân,… Trong hội họa, Dương Tường cũng từng rất thân thiết với
những tài năng lớn của dân tộc như họa sỹ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng,
Nguyễn Tư Nghiêm… Ở tuổi ngoài 80, Dương Tường cũng không ngại kết
giao với những họa sỹ trẻ tuổi… Với thuận lợi đó, ông nhanh chóng cập nhật
những xu hướng mới nhất trong văn học, nghệ thuật, đó chính là nền tảng quan
trọng của phê bình. Đối với lĩnh vực âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, Dương
Tường luôn có một niềm yêu thích các tác phẩm của Văn Cao, của Dương
Thụ… Ông cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ với bộ môn nghệ thuật thứ bảy.
Theo Dương Tường, sân khấu, điện ảnh có công rất lớn trong việc
chuyển tải những tác phẩm văn học trên mặt giấy ra ngoài hiện thực thông
qua con đường diễn xuất. Chính hoạt động này phần nào đưa tác phẩm văn
học đến gần với công chúng hơn, phổ biến rộng rãi hơn, phù hợp với nhiều
tầng lớp độc giả, khán giả.
Là một dịch giả, một nhà thơ luôn ám ảnh với ngôn ngữ, Dương Tường
rất chịu khó tìm tòi, sáng tạo con chữ, nhưng đồng thời với nó là việc gìn giữ
những giá trị vốn có của nó để không bị mai một. Đó cũng là một trong
những con đường đến với phê bình của Dương Tường. Trong một bài trả lời
phỏng vấn Dương Tường từng thú nhận : “Tôi đã một đời ăn nằm với chữ”.
Quả thật, hiếm có ai sống cả đời với con chữ như Dương Tường, sống đến

tuổi bát thập rồi mà vẫn thấy ông trăn trở với con chữ, với loay hoay “tìm
kiếm”, “giải nghĩa” và “cách tân”. Không lấy làm thỏa mãn với bề mặt đơn
thuần của chữ nghĩa, khao khát sự mới lạ, ông tìm tòi một lối viết cách tân,
ông “tạo ra một thể loại thơ gọi là thơ thị giác”. Ông đã “thể nghiệm một
loạt những thứ “thơ ngoài lời” như các tập Mắt, Trang, Ngày và cuối cùng
thấy ưng ý nhất với tập Đàn (Nxb Trẻ, 2003)”
Đối với Dương Tường, phê bình văn học chính là một cánh cửa đến với
văn chương một cách toàn vẹn, qua phê bình văn học, ông có thể cảm thụ,
23
nghiên cứu, và bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm của mình về tác phẩm,
đồng thời chia sẻ với độc giả nhiều cách hiểu, cách cảm đa chiều về tác
phẩm, qua đó giúp độc giả thẩm thấu tác phẩm văn học và nghệ thuật một
cách toàn diện hơn.
Suy nghĩ về phê bình văn học trong nước, Dương Tường từng trả lời
một cách rất thẳng thắn với nhà phê bình văn học Nguyễn Đức Tùng: “Theo
tôi, nói chung đó là nền phê bình thiên lệch, nó không có khả năng phát hiện
được những tài năng văn chương, mặt khác nó không bênh vực được những
giá trị nhân văn và nghệ thuật bị vùi giập. Đối với những cuốn sách dở thì
không ai phê bình, còn đối với những cố gắng cách tân chưa được định hình
thì họ lại đánh” [50]. Nhìn chung, đó chỉ là một quan điểm chủ quan của nhà
phê bình Dương Tường, tuy nhiên qua sự thẳng thắn đó độc giả cũng phần
nào thấy được một thái độ làm việc, nghiên cứu nghiêm túc trong phê bình
của Dương Tường. Ông không chấp nhận những sự hời hợt, thiên lệch, mà
đòi hỏi một sự tỉ mỉ, công tâm trong quá trình phê bình văn học. Điều đó
cũng cho thấy sự tận tụy và đam mê của Dương Tường đối với văn học,
nghệ thuật trong từng chặng đường phát triển.
1.2. Tạp luận trong văn nghiệp của Dương Tường
1.2.1. Một số vấn đề về tạp luận và tạp luận trong văn học Việt Nam
hiện đại
Văn học hiện đại có một bối cảnh, một môi trường hội nhập, mới mẻ,

đầy cảm hứng với sự nở nộ của nhiều thể loại văn học, với sự xuất hiện ồ ạt
của nhiều cây bút trẻ với văn phong độc đáo khó có thể tìm thấy ở đâu trước
đó. Người ta gọi đây là thời đại của internet, thời đại ‘tên lửa’, thời đại “mì
ăn liền’… Mọi thứ đều quá nhanh, quá nhỏ gọn và chóng vánh. Văn học
cũng vậy, nó đáp ứng thị hiếu của độc giả thế hệ mới cùng rất nhiều sự sáng
tạo mang tính “lạ”, “độc”, “gọn”. Tạp luận cũng là một trong những thể loại
như thế.
24
Tạp luận vốn là những bài viết nhỏ, nhiều khi mang tầm vóc của tiểu
luận. Tạp luận không giống như tạp văn, nó là một thể loại yêu cầu ở tác giả
sự nghiên cứu và quan niệm thẩm mỹ nghiêm túc. Đối với tạp luận, tác giả
có thể bày tỏ quan điểm, lập luận của mình đối với một vấn đề nào đó mà
mình quan tâm, đồng thời đưa ra những dẫn chứng, những vấn đề liên quan
để làm cơ sở chứng minh cho quan điểm của mình. Hoặc có thể đó là bài
phản biện về một vấn đề nào đó mà tác giả đang khúc mắc, đang băn khoăn,
từ đó nêu lên ý kiến cá nhân, qua đó góp tiếng nói vào văn đàn thông qua bài
tạp luận của mình.
Tạp luận thường xuất hiện với dung lượng nhỏ gọn, tuy nhiên nhỏ gọn
không có nghĩa là sức truyền tải của nó bị bó hẹp. Với nhiều tác giả, thông
qua tạp luận, có thể gửi được nhiều thông điệp lớn đến văn đàn trong nước
và quốc tế. Không những thế, tạp luận với khả năng vươn xa tới nhiều lĩnh
vực, cả trong cuộc sống và trong văn học, nghệ thuật thì sức truyền tải của
nó là rất rộng, đồng thời, tạp luận với những lập luận của tác giả và dẫn
chứng đi kèm nó hoàn toàn có sức thuyết phục cao hơn so với bất kỳ các thể
loại văn học nào.
Tạp luận hiện nay tuy không quá phổ biến, nhưng với sự tồn tại gần
một thế kỉ ở Việt Nam đã chứng tỏ sức sống của nó như một thể loại. Dù
vậy, từ những bài tạp luận đầu tiên của một số nhà văn kiêm nhà báo trước
Cách mạng tháng Tám, tới những năm 90 (thế kỷ XX), thể loại này đã dần
có những dấu hiệu khởi sắc, trở nên quen thuộc với độc giả văn học.

Điểm nổi bật của tạp luận là nó có thể kết hợp chặt chẽ giữa tư duy
logic với tư duy hình tượng, có một kết cấu linh hoạt và cách diễn đạt cô
đọng, súc tích. Khuynh hướng bộc lộ trực tiếp “cái Tôi” nhà văn như một
đặc trưng, cũng như khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng cùng hình
thức thể hiện tương đối tự do của tạp luận rất phù hợp với không khí dân chủ
của đời sống đương đại. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của kĩ thuật, văn
hóa nghe nhìn đang dần lấn át văn hóa đọc, quỹ thời gian của người đọc
25

×