Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.29 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ HUỆ
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT
NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN
CỦA TRẦN DẦN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH NGA
NGHỆ AN – 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………. 3
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………… 3
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………………… 3
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 6
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu………………………………………… 6
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… …… 6
6. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………… ……… 6
NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN, MỘT HIỆN TƯỢNG
ĐẶC BIỆT TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN DẦN…………………………… 7
1.1. Vấn đề tiểu thuyết và tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến nay…………… 7
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết………………………………………………… …… 7
1.1.2. Tiểu thuyết Việt Nam 1945 – 1975…………………………………… 10
1.1.3. Tiểu thuyết Việt Nam từ 1975 đến nay…… ………………………… 13
1.2. Trần Dần - một trong những hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam hiện
đại………………………………………………………………………… ……… 17
1.2.1. Thời đại mà Trần Dần đã đi qua………………… …………… ………… 17
1.2.2. Hành trình số phận của Trần Dần…………………… ………… …… … 21


1.2.3. Nhìn chung về sự nghiệp văn học của Trần Dần………… … ……………. 23
1.3. Những ngã tư và những cột đèn, một số phận gập ghềnh……… … … … 26
1.3.1. Hành trình sáng tác và xuất bản Những ngã tư và những cột đèn ………… 26
1.3.2. Những ngã tư và những cột đèn - một số phận lạ lùng… ……… ………… 28
1.3.3. Nhìn chung về thế giới nghệ thuật của Những ngã tư và những cột
đèn………………………………………………………………………… ………. 29
Chương 2. NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG…………………………………………………………………………. 33
2.1. Một kiểu nhận thức về hiện thực chiến tranh…………………… … ………… 33
2.1.1. Chiến tranh và một thế giới hoang tàn, hoang hoải……………… … 33
2
2.1.2. Chiến tranh như là biểu tượng của sự tha hóa lớn lao của nhân loại… 35
2.1.3. Chiến tranh, thế giới của lòng hoài nghi và thù hận…………… … ………. 48
2.2. Chiến tranh như là một phương tiện thử thách các giá trị………… ……… 41
2.2.1. Chiến tranh và tình yêu…………………………………………….…………. 41
2.2.2. Chiến tranh và vấn đề nhân tính…………………… ………… ………… 43
2.2.3. Chiến tranh và tình bạn…………………………………… …… …………. 44
2.3. Một kiểu nhận thức về con người trong chiến tranh……………… ………… 47
2.3.1. Kiểu con người bị chấn thương…………………………………… ……… 47
2.3.2. Kiểu con người tha hóa…………………………………… … ……………. 50
2.3.3. Kiểu con người lưu đày, bất định………………………………… ………… 53
Chương 3. NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NGHỆ THUẬT…………………………………………………………………… 57
3.1. Vấn đề kết câu – cốt truyện………………………………………… ………… 57
3.1.1. Hình thức nhật kí………………………… …………………… …………. 57
3.1.2. Cốt truyện trinh thám……………………………………………… ……… 59
3.1.3. Cốt truyện tâm lí…………………………… …………… ……………… 62
3.2. Thế giới biểu tượng trong Những ngã tư và những cột đèn ……… ………… 65
3.2.1. “Nhật kí” – biểu tượng của cuộc truy tìm hiện tại đã mất……… …………. 65
3.2.2. Ngã tư và cột đèn – biểu tượng của những ngã rẽ bất định, không màu

………………………………………………………………………… …… ….69
2.3.3. Tính biểu tượng trong những sắc màu………………… ………… ……… 71
3.3. Ngôn ngữ tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn……… … …………. 74
3.3.1. Ngôn ngữ được lạ hóa nhìn từ góc độ cú pháp………………… …………. 74
3.3.2. Ngôn ngữ giàu nhạc tính, chất thơ bởi các cấu trúc trùng điệp … … 78
3.3.3. Sự bất tuân các quy chuẩn chính tả tiếng Việt……………… … …………. 82
KẾT LUẬN…………………………………………………………… ………… 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO……
98
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trần Dần là một tác giả có số lượng tác phẩm lớn. Người ta biết đến ông
không phải bởi những lình xình quanh vụ án văn chương ông vướng phải mà trước hết
vì những cống hiến của ông cho văn học. Những tác phẩm của ông mang đến cho
người đọc sự cách tân mới mẻ. Ông thuộc số người đã ươm cái mầm đầu tiên về cách
tân trong sáng tác, làm mới mình và làm mới văn chương. Cho đến bây giờ dù nửa thế
kỷ đã trôi qua, các tác phẩm của ông vẫn mang một tư duy rất hiện đại.
1.2. Hầu hết các tác phẩm của Trần Dần đều có những điểm khác lạ mang dấu ấn
sâu sắc của nhà văn. Nhưng gây được chú ý hơn cả là tiểu thuyết Những ngã tư và
những cột đèn. Sự cách tân trong tiểu thuyết không chỉ nằm ở một yếu tố mà là nhiều
yếu tố khác nhau tạo nên một chỉnh thể vô cùng độc đáo. Lạ lẫm và cuốn hút là những
gì mà tiểu thuyết đưa đến cho người đọc, từ ngôn ngữ đến nhân vật, từ cách kể đến
cách viết đều rất mới mẻ. Nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết là làm nổi bật lên những sự
mới mẻ ấy và quan trọng hơn là chúng ta thấy được cống hiến của Trần Dần đối với
tiểu thuyết Việt Nam.
1.3. Thông thường tác phẩm của Trần Dần khó cảm nhận bởi vậy ý kiến của mọi
người là khác nhau, không phải ai cũng có thể cảm nhận được tức thì. Vì vậy việc giải
mã những cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn giúp mọi người
hiểu khái quát nhất về tác phẩm, đề tài “ Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và những

cột đèn” với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề này trên nhiều phương diện.
2. Lịch sử vấn đề
Sáng tác của Trần Dần thời kì sau vụ Nhân văn giai phẩm chủ yếu được nhìn
nhận như một hiện tượng tiêu cực. Đến thời kì đổi mới, tác phẩm của ông mới bắt đầu
nhận được sự quan tâm của giới phê bình. Tuy nhiên, từ năm 1989 đến 1995, những
bài viết về Trần Dần còn ít ỏi, do các nhà nghiên cứu ngại động chạm đến vấn đề
"nhạy cảm chính trị". Từ năm 1995 trở đi các tác phẩm của ông dần được xuất bản,
đến năm 2007 Trần Dần được nhận giải thưởng nhà nước cùng với Phùng Quán, Lê
4
Đạt, Hoàng Cầm. Năm 2011, tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn được Hội
nhà văn Hà Nội vinh danh trong số hàng trăm tác phẩm xuất bản cùng năm. Những
ngã tư và những cột đèn là tác phẩm mà ông ưng ý nhất và nó được hoàn thành vào
giao thừa năm 1989 – 1990. Độc giả đầu tiên của cuốn tiểu thuyết là Dương Tường,
bạn thân của ông: “Tôi đọc từng chương, anh Dần viết đến đâu tôi đọc đến đó. Anh
bảo: tôi viết cái này là đơn đặt hàng của ngành Công an. Dù viết theo đặt hàng, mình
vẫn là mình. Viết cái thư nhỏ cho bạn cũng phải viết hết văn tài. Bản sửa lại năm
1989, anh Dần cắt mất mấy đoạn độc thoại, mấy trang không chấm phấy. Đó là tuyệt
bút. Tôi tiếc không chép lại” [35].
Ngay khi tác phẩm được xuất bản đã có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan
tâm, Nguyễn Thành Thi trong tiếng nói của “Cái tôi bị chấn thương” và tính khả dụng
của yếu tố nhật kí, trinh thám trong tiểu thuyết (Nhân đọc Những ngã tư và những cột
đèn của Trần Dần) dành sự quan tâm đến phương diện thẩm mỹ của thể loại và xu
hướng tổng hợp thể loại trong tác phẩm. Ông khẳng định “Những ngã tư và những cột
đèn là bằng chứng sinh động cho tinh thần, ý thức sáng tạo mạnh mẽ của Trần Dần”
[53]. Trong cùng một cuốn tiểu thuyết nhưng nó lại đan xen nhiều thể loại khác nhau,
tâm lý có, trinh thám có, và nhật kí cũng có. Tác phẩm đã đưa đến trước mắt mọi
người về số phận ngụy binh Dưỡng trong thời kì chuyển đổi chế độ.
Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Với Trần Dần, bài toán đặt ra là viết về hoàn
cảnh của những ngụy quân Pháp ở Hà Nội khi chiến tranh kết thúc, phần thắng thuộc
về cách mạng, với định hướng viết đã rõ ràng lại phải quy phục chế độ mới. Đề bài

này không khó đối với ngòi bút Trần Dần. Nếu an phận, nộp quyển và quên đi nhanh
chóng cái viết ra đó. Nhưng ông đã không làm thế. Trần Dần, nhà văn luôn táo bạo
quyết liệt trong từng câu chữ, hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng, trong từng cái viết.
Viết, với ông, bao giờ cũng là phải mới, phải khác, phải cách tân. Vì vậy, kết quả
chuyến thực tế ấy, dưới tay ông đã trở thành tiểu thuyết Những ngã tư và những cột
đèn. Trần Dần đã giải bài toán văn chương một cách xuất sắc”. Cũng theo Phạm Xuân
Nguyên, “Những ngã tư và những cột đèn là cuốn tiểu thuyết sau gần nửa thế kỉ mới
5
được xuất bản, nhưng đọc rất mới, đọc rồi lại vẫn mới, vẫn bất ngờ trước từng trang,
vẫn không dễ nắm bắt nội dung” [45].
Lại Nguyên Ân cũng bất ngờ không kém: “Tôi hoàn toàn bất ngờ vì cuốn tiểu
thuyết này. Vẫn biết sự nghiệp Trần Dần lớn và rất đa dạng, nhưng không thể ngờ ông
lại hiện đại đến thế. Tôi chỉ xét đơn thuần về mặt tác phẩm, đây có thể coi là một cuốn
tiểu thuyết trinh thám viết rất chuyên nghiệp, rất hấp dẫn với bạn đọc bình thường.
Các tuyến nhân vật được cài cắm lớp lang và tâm lý nhân vật đặc biệt là tâm lý tội
phạm, được nghiên cứu và trình bày rất khéo, đúng với kiểu tâm lý học hiện đại mà
các tiểu thuyết trinh thám phương Tây vẫn hay dùng. Có thể đọc một mạch từ đầu đến
cuối cuốn tiểu thuyết này vì sự hấp dẫn đó của nó. Ngay từ thời điểm ông đặt bút viết
vào năm 1964, ông đã dùng kĩ thuật tự sự đa chủ thể (nhiều nhân vật cùng kể chuyện)
– một kĩ thuật rất tiên tiến của văn chương thế giới cùng thời, mà chúng tôi – lúc đó
đang ngồi trên ghế giảng đường đại học – chưa hề được nghe các giáo sư nhắc tới,
mãi đến năm 1980 mới được biết đến qua các bản dịch tiếng Nga. Người đọc nắm bắt
câu chuyện rất thoải mái dù nó không đơn giản đó là vì nhà văn luôn chuyển vai kể
vào một thời điểm chính xác và bằng ngôn ngữ nhân vật rất đặc trưng cho từng cá
tính. Có những khi nhà văn sử dụng ngôn ngữ điêu luyện đến độ tôi chỉ có thể thán
phục một cách sung sướng vì được thưởng thức kĩ thuật của một bậc thầy: đó là đoạn
Dưỡng đến nhà mẹ xin đón vợ về sau khi bị cô giận dỗi bỏ đi. Bà mẹ cứ chửi sa sả,
vừa nghiệt ngã vừa chứa chan yêu thương, còn thằng con trời đánh cứ tưng tửng chửi
phụ với mẹ, mà nó tự chửi nó giống như ai đó đang nói về một thằng khác nữa, chứ
không phải vẫn thằng con trai ấy đang nói về chính nó. Ngôn ngữ ở đây ra hết chất

của “cao bồi thành thị” mà nhà văn Việt Nam ta ít có người am hiểu và viết kĩ thuật
như Trần Dần” [20].
Trên thực tế đã có một số nhà nghiên cứu tiểu thuyết Những ngã tư và những
cột đèn, đa số đánh giá và nghiên cứu trong việc làm mới thể loại tiểu thuyết, đặc biệt
trên phương diện nghệ thuật. Tuy nhiên việc nghiên cứu, đánh giá về nội dung tư
tưởng chưa thực sự cụ thể và toàn diện. Xuất phát từ tình hình đó chúng tôi đi đến đề
tài này nhằm khái quát một cách đầy đủ những đặc điểm của tiểu thuyết đồng thời bổ
6
sung thêm những yếu tố mới để góp phần làm sáng rõ những sáng tạo, cách tân trong
tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu một cách tổng quan tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn
trong sự nghiệp sáng tác của Trần Dần và trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại
4.2. Chỉ ra những đặc điểm của trọng làm nên giá trị tiểu thuyết trên bình diện
nội dung
4.3. Chỉ ra những điểm đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của cuốn tiểu thuyết.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
6. Cấu trúc của luận văn
Tương ứng với mục đích, nhiệm vụ đã đề ra, luận văn của chúng tôi được chia
làm ba chương:
Chương 1. Những ngã tư và những cột đèn, một hiện tượng đặc biệt trong sự
nghiệp sáng tác của Trần Dần
Chương 2. Những ngã tư và những cột đèn nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3. Những ngã tư và những cột đèn nhìn từ phương diện nghệ thuật.

7
Chương 1
NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN,
MỘT HIỆN TƯỢNG ĐẶC BIỆT
TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN DẦN
1.1. Vấn đề tiểu thuyết và tiểu thuyết Việt Nam 1945 đến nay
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại mà cho đến nay những vấn đề xung quanh nó còn có
nhiều tranh cãi, khái niệm tiểu thuyết chưa hoàn toàn thống nhất, với những hướng
khác nhau các nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm của mình về tiểu thuyết cùng những
đặc điểm của nó. Theo M.Bakhtin: “Tiểu thuyết là thể loại sinh sau đẻ muộn, do đó nó
gắn liền với những thể loại có từ trước đó” và ông cho rằng dịch thuật tự do là cơ sở
tạo nên nó. “Tiểu thuyết là thể loại đang chuyển biến và chưa định hình. Những lực
cấu thành thể loại còn đang hoạt động trước mắt chúng ta, thể loại tiểu thuyết ra đời
và trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch nhật của lịch sử. Nòng cốt của thể loại
tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán hết khả năng uyển chuyển
của nó” [4, 18], và “tiểu thuyết là thể loại ở thời hiện tại, một thể loại. đang vận động
và phát triển. Nó tiểu thuyết với tư cách như một thể loại đang vận động và phát triển.
Nó tiểu thuyết với tư cách như một thể loại chủ đạo của văn học hiện đại, nó giễu nhại
và thu hút các thể loại khác vào nó. Điều đó làm cho ngôn ngữ tiểu thuyết có tính đa
thanh, các lớp ngôn ngữ soi sáng và bổ sung cho nhau (ngôn ngữ dân tộc, thổ ngữ,
phương ngữ…) thiết lập nên một quan hệ mới giữa ngôn ngữ và thế giới hiện thực”
[4, 24]. Nhà nghiên cứu Bêlinxki cho tiểu thuyết là “sự tái hiện thực tại với sự thực
trần trụi của nó”, là “xây dựng một bức tranh sinh động toàn vẹn và thống nhất”.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết xuất hiện khá sớm với công
trình “Bàn về tiểu thuyết” của Phạm Quỳnh trên Tạp chí Nam Phong năm 1921, Phạm
Quỳnh cho rằng: “tiểu thuyết là một loại truyện viết bằng văn xuôi, đặt ra để tả tình tự
8
người khác, phong tục xã hội hay những sự tích lạ đủ làm người đọc có hứng thú” [42,
42].

Trong 150 Thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, tiểu thuyết là “tác
phẩm tự sự trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình
hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian
và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách” [3, 313].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi thì tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện
thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số
phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả các điều
kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [21, 328].
Các nhà nghiên cứu đi sâu vào mỗi khía cạnh khác nhau của tiểu thuyết đưa ra
đặc điểm thể loại này, thấy được sự khác biệt giữa nó với các thể loại khác. Tiểu
thuyết có khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần
gũi nhất với hiện thực, là một thể loại có dung lượng lớn tiêu biểu cho phương thức tự
sự. Tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như ciều
sâu của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc hiện thực trong tác phẩm
của mình.
Tiểu thuyết nhìn nhận cuộc sống dưới góc độ đời tư. Cuộc sống hiện tại đang
biến đổi không ngừng cùng sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, tiểu thuyết phản ánh
xã hội với mọi màu sắc, mọi vấn đề, khắc họa số phận của những con người cụ thể,
qua đó khái quát trạng thái tồn tại của xã hội. Trong tiểu thuyết có thể bắt gặp những
cuộc đời thật với nhiều đường nét xù xì góc cạnh với bi kịch cá nhân, đi sâu khai thác
tâm hồn của con người. Đó là Anđrây, Natasa trong Chiến tranh và hoà bình của
L.Tônxtôi, là Grigori, Natalia trong Sông Đông êm đềm của Sôlôkhốp…
Đặc điểm nổi bật nhất của tiểu thuyết là chất văn xuôi. Với chất văn xuôi này
đòi hỏi tiểu thuyết tái hiện hiện thực như nó vốn có, tái hiện một đời sống nguyên
dạng, đa dạng với đầy đủ các sắc thái thẩm mĩ không lãng mạn hoá, thi vị hoá. Mô tả
cuộc sống biến động và phức tạp, cái bi lẫn cái hài, cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái
9
thiện với các ác, từ cái hoàn hảo đến cái xù xì trong xã hội, con người. Chất văn xuôi
được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của các tác giả thuộc trường phái hiện thực

như Tấn trò đời của Banzắc, Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki… Ở Việt Nam tiêu
biểu là Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố… và các tác giả tiểu thuyết sau này.
Nhân vật nếm trải trong tiểu thuyết là đặc điểm khác biệt để nhận diện nhân vật
tiểu thuyết, sử thi hay truyện trung cổ… Qua nhân vật thể hiện tư tưởng cách nhìn của
nhà văn, do vậy tiểu thuyết đi sâu vào khai thác từng mảnh đời, từng góc khuất trong
tâm hồn con người với những suy tư, dằn vặt, trăn trở, đấu tranh, tự ý thức để vươn
lên trong cuộc sống. Nếu trong sử thi và các thể loại khác, nhân vật gắn liền với hành
động và thông qua hành động bộc lộ tính cách và nói lên tư tưởng của mình. Nhân vật
trong tiểu thuyết hành động trong sự chi phối của hoàn cảnh để từ đó dẫn đến trải
nghiệm trong cuộc đời cùng bao suy nghĩ, hạnh phúc và đau khổ, là “con người trong
con người” (Bakhtin). Có thể tìm thấy những nhân vật này trong các tác phẩm của
Nam Cao, Nguyễn Tuân…
Trong tiểu thuyết khoảng cách giữa nhà văn và nhân vật được rút ngắn. Khác
với sử thi, người trần thuật chỉ có một thái độ ca ngợi, ngưỡng mộ quá khứ điều này
tạo khoảng cách với nhân vật, là khoảng cách sử thi. Đối với tiểu thuyết, người trần
thuật có thể tiếp xúc, nhìn nhận nhân vật một cách gần gũi. Qua đó nhà văn thâm nhập
vào trong đời sống của con người để có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn, nội tâm
của nhân vật được khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau thể hiện qua ngôn ngữ
trần thuật. Sự gần gũi giữa người trần thuật với nhân vật “chính điều này đã tạo ra một
khu vực hoàn toàn mới của việc xây dựng hình tượng tiểu thuyết – khu vực tiếp xúc
gần gũi tối đa giữa đối tượng miêu tả với thực tại dang dở hôm nay và vì thế mà cả
tương lai” [4, 69].
Với dung lượng lớn, phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống, tiểu thuyết có
khả năng tổng hợp nhiều nhất loại hình nghệ thuật khác. Nó có thể dung nạp thông
qua ngôn từ nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác như thơ,
kịch… các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình nghệ thuật ngoại biên như hội
hoạ, điêu khắc, âm nhạc và thậm chí cả những bộ môn khoa học như tâm lý học, đạo
10
đức học, khoa học viễn tưởng… “Tiểu thuyết cho phép đưa vào, lắp ghép vào trong
nó nhiều thể loại khác nhau, cả những thể loại nghệ thuật (những truyện ngắn, những

bài thơ trữ tình, những màn kịch nói…) lẫn những thể loại phi nghệ thuật (các thể văn
đời sống hàng ngày, văn hùng biện, khoa học, tôn giáo…) [4, 146].
Tiểu thuyết được chia ra làm nhiều loại khác nhau, có tiểu thuyết trinh thám,
tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết kinh dị, tiểu thuyết khoa học viễn
tưởng… Mỗi loại tiểu thuyết này có đề tài phản ánh, ngôn từ, giọng điệu khác nhau.
Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 phát triển trong bối cảnh xã hội hết sức
đặc biệt, lấy nhiệm vụ chính trị làm cơ sở để sáng tác, và chiến tranh là đề tài chủ yếu,
tiểu thuyết giai đoạn được sáng tác theo một dạng duy nhất là tiểu thuyết sử thi. Tuy
nó không đa dạng và không có sự cách tân về thi pháp nhưng Tiểu thuyết Việt Nam
1945 – 1975 vẫn nằm trong quy luật vận động chung của tiểu thuyết thế giới. Đặt
trong bối cảnh tiểu thuyết lúc bấy giờ, Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần
là một hiện tượng độc đáo bởi nó không nằm trong dòng tiểu thuyết sử thi ấy mà lại
mang đầy đủ đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết trên thế giới. Đó là sự lồng ghép của
kết cấu truyện trinh thám và tâm lý, khai thác tâm lý con người trên nhiều phương
diện bằng hình thức độc thoại nội tâm, nhìn cuộc sống đời tư, có khả năng phản ánh
hiện thực rộng lớn.
Về vấn đề thể loại tiểu thuyết khó có thể đưa ra một khái niệm nhất quán, từ ý
kiến, nhận định của các nhà nghiên cứu cùng với những đặc điểm của tiểu thuyết ta có
thể đi đến kết luận: tiểu thuyết là loại tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thực
rộng lớn, bao quát nhiều tính cách, số phận và tổng hợp các thể loại nghệ thuật và phi
nghệ thuật khác vào trong nó.
1.1.2. Tiểu thuyết Việt Nam 1945 – 1975
Văn học Việt Nam phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài vô cùng ác
liệt, đó là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã
tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống văn chương và tinh thần của dân tộc. Các tác
phẩm giai đoạn này được viết ra dưới sự chỉ đạo của Đảng, mang một âm hưởng
11
chung của cuộc cách mạng, là khí thế hào hùng và lòng tự hào dân tộc, tiểu thuyết
không nằm ngoài xu thế chung ấy.
Trên thế giới tiểu thuyết là thể loại ra đời sớm, nhưng đối với Văn học Việt

Nam thì tiểu thuyết lại là thể loại sinh sau đẻ muộn so với các thể loại khác. Đầu thế
kỷ XX xuất hiện các tiểu thuyết như: Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh, Tố
tâm của Hoàng Ngọc Phách, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng của Nhất Linh, Hồn
bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân của Khái Hưng… Sau đó có các tiểu thuyết hiện thực
phê phán của các nhà văn Vũ Trọng Phụng với Số đỏ, Nam Cao với Sống mòn… Tiểu
thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 phát triển trên cơ sở truyền thống và tiếp thu
từ những thành tựu trước đó, tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử của nước nhà, tiểu thuyết
đã tự rẽ sang hướng khác để đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần dân tộc trong
chiến tranh. Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ sự giao lưu quốc tế bị thu hẹp, chủ yếu
là ảnh hưởng từ Liên Xô, Trung Quốc. Sự tiếp thu và ảnh hưởng của văn học trước
đó, cùng với hoàn cảnh đất nước phải chống hai kẻ thù xâm lược lớn, thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, từ những nguyên nhân và hoàn cảnh đó tiểu thuyết 1945 -1975 đậm
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, người ta quan tâm nhiều đến con người
cộng đồng hơn con người đời tư, tư duy sử thi đã trở thành tư duy nghệ thuật chủ đạo
trong sáng tác. Tư duy sử thi chi phối đặc điểm của tiểu thuyết giai đoạn này trên các
phương diện: đề tài, nhân vật, giọng điệu, kết cấu…
Cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hướng sử thi tạo nên một chủ nghĩa
lãng mạn anh hùng. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 là văn học của những sự kiện lịch
sử, của số phận toàn dân. Do vậy mục đích của văn học giai đoạn này nói chung, của
tiểu thuyết nói riêng là phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Văn học phục vụ chính trị
nên quá trình vận động và phát triển hoàn toàn ăn nhịp với từng bước đi của cách
mạng, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước, ca ngợi khôi phục kinh tế, xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước. Với tinh thần đấu tranh cùng cảm hứng yêu nước, các nhà văn
hăng say viết về cuộc chiến đầy gian khổ mà anh dũng của nhân dân ta. Nhân vật
trung tâm của các sáng tác trong giai đoạn này là những con người đại diện cho giai
12
cấp dân tộc, thời đại và kết tinh phẩm chất cao quý của cộng đồng. Các nhà văn không
đứng trên lập trường cá nhân, nhìn bằng con mắt riêng mà đứng trên lập trường chung
của cả cộng đồng để xây dựng nhân vật anh hùng lý tưởng mang vóc dáng, sức mạnh,

tinh thần đại diện cho dân tộc. Thời kỳ đầu kháng chiến nổi lên các tiểu thuyết: Tranh
đấu của Dương Tử Giang, Trốn tù, Gió mặn của Bùi Tử Nam, Con trâu của Nguyễn
Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi… Những tác
phẩm cho thấy tác giả có ý thức rất cao về nhiệm vụ chính trị, về tinh thần dân tộc,
miêu tả khá sinh động sức mạnh của quần chúng tập thể, cao hơn là sức mạnh của
toàn dân tộc đang một lòng đứng lên đấu tranh bảo vệ đất nước, góp phần tích cực
trong việc phản ánh, cổ vũ động viên cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện gian khổ
mà anh dũng của quân dân ta trong những năm đầu đánh Pháp. Trong thời kì kháng
chiến chống Mỹ có: Trước giờ nổ súng của Lê Khâm, Vùng trời của Hữu Mai, Trên
mảnh đất này, Mùa mưa của Hoàng Văn Bổn… tất cả các tác phẩm đều hướng về
cuộc chiến mà nước ta phải trải qua, ca ngợi tinh thần anh dũng, kiên cường của nhân
dân.
Tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975 luôn hướng về đại chúng, cũng vì lẽ đó mà
đối tượng của tiểu thuyết là công nông binh, với những hành động, sự kiện thuộc về
lịch sử, những tư tưởng cách mạng lớn. Đường lối văn nghệ phục vụ chính trị, cổ vũ
chiến đấu hướng về công nông binh là tất yếu bởi nó phù hợp với yêu cầu khách quan
của lịch sử, phù hợp với bản chất yêu nước của nghệ sĩ, phù hợp với trình độ ý thức và
tâm lý của họ trong hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc kháng chiến nên đã tạo được
nguồn cảm hứng nghệ thuật thực sự cho những người cầm bút. Ta có thể dễ dàng bắt
gặp hình tượng công nông binh trong tiểu thuyết giai đoạn này, có thể trực tiếp ca
ngợi quần chúng, hoặc xây dựng hình tượng đám đông (công nhân, nông dân, bộ đội,
dân công…) đầy khí thế và sức mạnh to lớn: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,
Một chuyện chép ở bệnh viện, Hòn đất của Anh Đức, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn
Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng,
Cửa sông, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Mẫn và tôi của Phan Tứ…
13
Đại chúng công nông binh không chỉ là đối tượng phản ánh mà còn là nguồn
cung cấp lực lượng sáng tác. Chính vì vậy Đảng rất chú ý phát động phong trào Văn
nghệ quần chúng để từ đấy phát hiện và bồi dưỡng những cây bút nổi lên từ các phong
trào đó, đặc biệt là trong quân đội.

Tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 - 1975 phát triển mạnh mẽ (trong khuôn khổ
nhiệm vụ của nó), có những thành công đáng kể, xây dựng khối lượng sáng tác đồ sộ
cùng đội ngũ nhà văn đông đảo. Phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt, tiểu thuyết Việt
Nam đã đạt được bước tiến mới về nội dung và nghệ thuật, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ trước lịch sử. Tuy nhiên tiểu thuyết giai đoạn này vẫn không tránh khỏi những hạn
chế nhất định, đường lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng phần nào gò bó sự sáng tạo độc
lập của nhà văn, cái nhìn một chiều của con người đã chi phối đến nhiều cấp độ của tư
tưởng nghệ thuật. Tiểu thuyết giai đoạn này mới chỉ dừng lại miêu tả cái bên ngoài
của sự kiện, của nhân vật, nhất là hình tượng nhân vật tập thể chưa đi sâu vào lý giải
bản chất bên trong sự kiện hay phân tích tính cách nhân vật. Bên cạnh những tác
phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn cũng xuất hiện những tác
phẩm đi trật ra khỏi đường ray của văn học chính thống, phá bung mọi quy phạm của
tiểu thuyết sử thi như: Miền hoang tưởng của Đào Nguyễn… điển hình là tiểu thuyết
Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần, một tác phẩm mang đầy đủ đặc điểm
của tiểu thuyết thế giới, những tác phẩm như vậy trong giai đoạn này là không nhiều.
Nhìn chung tiểu thuyết giai đoạn này nếu đặt vào hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ và so
sánh với tiểu thuyết giai đoạn trước thì nó đã góp phần không nhỏ trong công cuộc
đấu tranh chống giặc bảo vệ tổ quốc và kho tàng văn học nuớc nhà.
1.1.3. Tiểu thuyết Việt Nam 1975 đến nay
Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước ta thống nhất và bước sang trang sử
mới, giai đoạn khôi phục đất nước sau chiến tranh. Thời gian này đất nước, xã hội và
con người Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách, đối diện với nền kinh tế khủng
hoảng, trang thiết bị kĩ thuật nghèo nàn, lạc hậu. Bên cạnh những khó khăn đó, đất
nước tự do mở ra nhiều cơ hội cho việc giao lưu, hội nhập với thế giới về kinh tế, văn
hoá… Đây là điều kiện để sáng tác nghệ thuật phát triển trong sự tiếp thu những ảnh
14
hưởng văn hoá nghệ thuật khác nhau của nhiều quốc gia, mở ra một không gian cho
các nhà văn tiếp nhận luồng tư tưởng và thể loại văn học mới. Bước ra từ chiến tranh,
con người trở về với cuộc sống yên bình nhưng mặt khác hậu quả của chiến tranh quá
nặng nề, họ phải đối mặt với sự thay đổi của hiện thực xã hội, chính vì vậy quan niệm

văn học và ý thức nghệ thuật sẽ thay đổi theo tình hình đổi mới ấy.
Sau 1975, đời sống hiện thực khác trước, cách tiếp cận sáng tác cũng cần thay
đổi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tư duy nghệ thuật đòi hỏi phải mới. Trong quá
trình hội nhập, tiếp thu văn học nước ngoài, tư duy nghệ thuật đã dần chuyển sang tư
duy tiểu thuyết, phù hợp với đối tượng phản ánh và đây là một quá trình phát triển tất
yếu của văn học. Tư duy nghệ thuật ấy đã đưa lại những đổi mới quan niệm nghệ
thuật về hiện thực con người. Nhà văn dần ý thức hơn vai trò của cá nhân sáng tạo, tài
năng và bản lĩnh cá tính được coi trọng do đó đã khiến cho sự thống nhất trong một
khuynh hướng văn học chuyển dần sang tính đa khuynh hướng. Văn học lúc này chịu
sự tác động của xã hội từ nhiều phía, đặc biệt là sự tác động từ nền kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế. Nếu như trước đây trong các sáng tác chủ yếu là cách nhìn đơn
điệu, một chiều thì bây giờ là cách nhìn nhiều chiều, đa diện và biến hoá hơn. Có thể
thấy quá trình chuyển biến này qua các tác phẩm: Gió từ miền cát của Xuân Thiều,
Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam, Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà của
Nguyễn Minh Châu…
Chiến thắng mùa xuân 1975 tạo sức vang lớn, để lại dấu ấn sâu sắc cho những
người chứng kiến nó. Dù chiến tranh đi qua nhưng đề tài về chiến tranh vẫn là nguồn
sáng tác cho nhà văn với cảm hứng chiêm nghiệm về quá khứ lịch sử. Cùng viết về
một đề tài nhưng trong bối cảnh xã hội khác nhau nó chi phối đến tư tưởng thẩm mỹ,
cách viết, cách phản ánh hiện thực cuộc chiến. Mục tiêu cơ bản về tư tưởng và thẩm
mỹ của văn học thời kỳ này là khám phá toàn diện hơn, sâu hơn và đầy đủ hơn về ý
nghĩa, bản chất quy mô và các mặt rất khác nhau của cuộc chiến tranh mà trước đó
chưa có điều kiện đề cập đến một cách trọn vẹn. Những vấn đề của ngày hôm qua hưa
kịp nói đến, đề cập đến thì hôm nay có điều kiện nhìn nhận, xem xét và đánh giá lại.
Tiểu thuyết Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu của Nguyễn Minh
15
Châu, Đất trắng (tập2) của Nguyễn Trọng Oánh, Những khoảng cách còn lại, Đứng
trước biển, Cù lao chàm của Nguyễn Mạnh Tuấn… mang âm hưởng hào hùng và quy
mô sử thi tương xứng với cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, cuộc sống số phận con
người gắn liền với số phận đất nước. Nhiều góc khuất của đời sống trước đây được soi

rọi, đó không chỉ là chiến thắng mà còn có thương đau, mất mát. Nhân vật hiện lên
đầy đủ hơn với nhiều chiều cạnh khác nhau không còn là con người lý tưởng cách
mạng dưới cái nhìn một chiều của nhà văn.
Bước ra khỏi chiến tranh sống trong hoà bình, đất nước có sự thay đổi về diện
mạo, người ta nhận ra sự phức tạp của xã hội, cuộc sống bon chen, giá trị đạo đức
thay đổi. Với thời đại nhiều biến đổi như vậy, con người cần đổi mới để phù hợp, bên
cạnh ca ngợi là phê phán, phản ánh, miêu tả khách quan những mặt xấu, hạn chế của
con người đời thường. Do vậy ngoài cảm hứng chiêm nghiệm lại quá khứ lịch sử, tiểu
thuyết giai đoạn này xuất hiện cảm hứng phê phán xã hội, các nhà văn quan tâm đến
đề tài đời tư thế sự. Con người đời thường và con người bình thường được chú ý thể
hiện sâu sắc với số phận bất hạnh, những thân phận bi kịch. Các tác giả đi sâu vào
khám phá con người, đặt con ngưòi trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội chính vì
vậy trong các tiểu thuyết xuất hiện con người phức tạp, nhiều chiều, con người đầy
mâu thuẫn với thế giới nội tâm, con người già dặn hơn sau những trải nghiệm, vấp ngã
của mình. Tính hai mặt của cuộc sống, của con người được khai thác rõ nét trong
Thời xa vắng (Lê Lựu), Côi cút giữa cảnh đời, Đám cưới không có giấy giá thú,
Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Mảnh đất
lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Ăn mày dĩ vãng, Phố, Cuộc đời dài lắm
(Chu Lai)…
Tiểu thuyết giai đoạn 1975 đến nay mang nhiều đặc điểm khác với giai đoạn
trước. Nếu như giai đoạn trước nhìn hiện thực bằng cái nhìn của cả cộng đồng thì bây
giờ tiểu thuyết phản ánh hiện thực dưới góc độ đời tư. Các nhà văn đề cập đến nhiều
vấn đề, góc cạnh xã hội, cuộc sống gia đình, đạo đức, sự ngẫu nhiên may rủi trong đời
người… Chính vì vậy nhân vật ở mỗi tác phẩm mang trong mình giá trị riêng, nhân
cách riêng và được đánh giá dưới con mắt hiện thực trần trụi. Tiểu thuyết đã nhìn
16
thẳng vào thế giới hiện thực, nhìn vào cái chưa hình thành và cái đang hình thành để
bóc trần tất cả từ cuộc sống đến con người. Với xu hướng ấy một loạt các tác phẩm
được ra đời: Bên kia bờ ảo vọng (Dương Thu Hương), Một cõi nhân gian bé tí
(Nguyễn Khải), Những mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Ông cố vấn – hồ sơ

một điệp viên (Hữu Mai), Ngoài khơi miền đất hứa (Nguyễn Quang Thân), Trả giá,
Sóng lừng, Cõi mê (Triệu Xuân), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Bến không chồng
(Dương Hướng), Người và xe chạy dưới ánh trăng (Hồ Anh Thái), Gia đình bé mọn
(Dạ Ngân), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà)… Trong giai đoạn này tiểu thuyết
hướng đến tính dân chủ, tính dân chủ thể hiện ở chỗ tiểu thuyết không chỉ là tiếng nói
của cái chung mà còn là tiếng nói của cái riêng, là phát ngôn thể hiện tư tưởng, quan
niệm riêng của người nghệ sĩ. Nhà văn hoàn toàn có quyền đề xuất những chuẩn mực
giá trị mới, có quyền trình bày những ý kiến cá nhân: Thiên sứ của Phạm Thị Hoài,
Thiên thần xám hối của Tạ Duy Anh… Nhân vật trong tác phẩm là con người nếm
trải, luôn đối diện với những khó khăn, ẩn sâu trong họ là sự giằng xé nội tâm, ở thời
hiện tai nhưng lại luôn sống trong quá khứ như nhân vật Kiên trong Nỗi buồn chiến
tranh (Bảo Ninh), sự cùng quẫn của con người nông thôn như Khuê trong Dòng sông
mía (Đào Thắng). Bên cạnh sử dụng đối thoại thì ngôn ngữ độc thoại cùng với dòng ý
thức đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật đổi mới.
Tiểu thuyết giai đoạn này có nhiều cách tân, bên cạnh sử dụng đối thoại thì ngôn
ngữ độc thoại cùng với dòng ý thức đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần
thuật đổi mới, với hình thức độc thoại nội tâm, tâm lý con người bộ lộ một cách sâu
sắc. Ngoài ra kết cấu lắp ghép phân mảnh được các nhà tiểu thuyết sử dụng để xây
dựng tác phẩm. Kết cấu lắp ghép phân mảnh đối lập với kết cấu liền mảnh của văn
học truyền thống, là những câu chuyện được cắt vụn trong cuộc sống hàng ngày lắp
ghép với nhau một cách lộn xộn qua đó thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn (Đi
tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Và khi tro bụi của
Đoàn Minh Phương…)
Nhìn một cách khái quát, tiểu thuyết Việt Nam 1975 đến nay đã có nhiều đột
phá. Về phương diện thể tài thì tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã khai thác sâu hơn khía
17
cạnh của cuộc sống hàng ngày, cái đời thường của cá nhân. Các nhà tiểu thuyết đã
nhìn thẳng vào hiện thực không né tránh mà phanh phui nó ra một cách trung thực, táo
bạo dưới ngòi bút khát khao sáng tạo nghệ thuật. Tất cả những vấn đề trong xã hội
không bị trượt theo đường ray, lối mòn mà nó đều được làm mới với tư duy mới thấm

đẫm cảm hứng nhân văn. Về phương diện cốt truyện, xây dựng những xung đột gay
gắt trên cái bình thường, nhỏ nhặt trong đời sống, gây cảm giác như là không có
chuyện. Trên phương diện nội dung phản ánh, tiểu thuyết sau 1975 đa dạng hơn
những giai đoạn trước. Có thể nói tiểu thuyết giai đoạn này có bước phát triển mạnh
mẽ, tuy nhiên có những lúc bị chững lại. Dù vậy ta cũng không thể phủ nhận nỗ lực
của những người cầm bút trong công cuộc làm mới thể loại.
Thực ra, những gì vừa nói trên đây, nhiều khi chỉ là câu chuyện "biết rồi, khổ
lắm, nói mãi". Có thể có những ngờ vực về sự cần thiết của việc phác thảo trở lại một
và nét của tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến nay. Tuy nhiên, bởi Những ngã tư và
những cột đèn đã được sáng tác từ năm 1966, trong bối cảnh của tiểu thuyết cách
mạng, và đưa i vào những thập niên cuối của thế kỉ XX, trong bối cảnh xôn xao của
những đổi mới cho nền văn học hậu chiến. Viết lại những điều trên, chúng tôi muốn
từ đó sẽ soi tỏ thêm nhiều vấn đề của tác phẩm, nhất là ở những cách tân. Những ngã
tư và những cột đèn hiển nhiên đã vượt khỏi những giới hạn chật chội của "một nền
văn nghệ minh họa" ở thời điểm nó được viết ra. Thêm nữa, trong bối cảnh hiện nay,
nó vẫn lấp lánh ánh sáng của tính độc đáo, cách tân. Và trong khi khi người ta không
ngừng cổ xúy cho những tác phẩm khác thuộc dòng "đổi mới", thì những đánh giá về
tiểu thuyết này của Trần Dần có lẽ chưa được tương xứng lắm với những đóng góp
của ông, qua cuốn sách này.
1.2. Trần Dần – một trong những hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam hiện
đại
1.2.1. Thời đại mà Trần Dần đã đi qua
Trần Dần (1927 – 1995) sinh ra trong thời đại với những biến động của lịch sử.
Đó là những khúc quanh đầy sóng gió của lịch sử mà còn tác động đến số phận của
18
từng cá nhân. Trần Dần là nhà văn có trách nhiệm sâu sắc với con người nên cuộc đời
và tác phẩm của ông chịu nhiều cay đắng.
Đất nước ta 1900 – 1945 đang chịu cảnh đô hộ của thực dân Pháp và nhà nước
phong kiến. Xã hội rối ren, nhân dân lầm than cơ cực một cổ hai tròng, sưu cao thuế
nặng, kinh tế và văn hoá bị kìm hãm bởi chính sách ngu dân mà thực dân Pháp đề ra.

Các phong trào đấu tranh tự phát nổi dậy, do không có con đường cứu nước đúng đắn
nên đều thất bại. Đến năm 1930, Đảng cộng sản ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới
trong con đường đấu tranh giành độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng sự đoàn
kết của toàn dân hàng loạt phong trào cách mạng diễn ra, như một luồng sinh khí mới
thổi vào văn học, các sáng tác thơ văn thời kì này bắt đầu xuất hiện gắn liền với phong
trào đấu tranh nhằm cổ vũ tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó bộ phận văn học Tư
sản, tiểu tư sản (là những trí thức Tây học, chiu sự ảnh hưởng của văn hóa phương
Tây) ra đời, điển hình là Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới với một lớp thi sĩ tài
hoa như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận. Tiểu thuyết lãng mạn ra đời
với Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách, Nửa chừng xuân của Khái Hưng, Đoạn tuyệt của
Nhất Linh… Đặc biệt từ 1940 – 1945 Văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh, nó
không chỉ dừng lại ở truyện ngắn, phóng sự mà còn phát triển mạnh mẽ thể tài tiểu
thuyết với các tác phẩm: Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất
Tố, Sống mòn của Nam Cao… Trong bối cảnh văn học lúc bấy giờ, ảnh hưởng của
các phong trào thơ văn những sáng tác đầu tay của Trần Dần mang hơi hướng của Thơ
Mới.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
thay thế cho nhà nước phong kiến. Đảng và nhân dân có bộ máy chính quyền nhà
nước làm công cụ để xây dựng và bảo vệ đất nước, niềm vui chiến thắng chưa được
bao lâu thì toàn dân ta lại gồng mình lên dồn tất cả sức lực và của cải chống giặc Pháp
và đế quốc Mỹ. Hai cuộc kháng chiến này đã tác động sâu sắc đến đời sống cũng như
tinh thần của nhân dân. Hoà trong không khí chung của dân tộc, mang trong mình
lòng yêu nước của người con đất Việt, Trần Dần cũng như bao nhà văn khác xung
phong vào bộ đội, góp sức mình bảo vệ quê hương. Trong thời gian này văn nghệ phát
19
triển theo đường lối lãnh đạo của Đảng, mọi sáng tác, hoạt động văn nghệ đều hướng
đến mục đích chung đó là phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng, phản ánh cuộc kháng
chiến trường kì của dân tộc, khám phá sức mạnh và bản chất tốt đẹp của quần chúng
công nông binh, thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào tương lai tất thắng của
kháng chiến. Thơ ca giai đoạn này phát triển rực rỡ bởi giọng điệu của nó phù hợp với

việc mô tả khí thế hào hùng của dân tộc, về tiểu thuyết có Xung kích của Nguyễn Đình
Thi, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm… Tuy nhiên không
ít nhà văn băn khoăn với đường lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng đề ra, “người ta im
lặng, hoặc cảm thấy bứt rứt vì không thể viết như cũ, nhưng cũng không thể viết được
cái mới như ý muốn của mình” [34, 334] và “đem nghệ thuật phục vụ chính trị có phải
là rẻ rúng nghệ thuật không? Quần chúng có khả năng thưởng thức nghệ thuật không?
[34, 337-338]. Và Trần Dần là một trong những trường hợp ấy, ông muốn mang sức
mình để phục vụ đất nước, nhưng là một văn nghệ sĩ ông không chịu nổi sự gò bó
chèn ép của các cán bộ chính trị, lấy ý kiến riêng làm định hướng chung sáng tác cho
các nhà văn. Tuy nhiên thời gian này ông vẫn chưa phá bức tường ấy để tự do sáng
tạo.
Năm 1954, cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp kết thúc với chiến thắng
Điện Biên Phủ, đây là sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc, miền Bắc hoàn toàn giải
phóng đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, nhằm giải phóng
miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước. Trong văn học,
chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành đề tài lớn, hàng loạt các tác phẩm ra đời mang
âm hưởng hào hùng của cuộc chiến. Tiểu thuyết đầu tiên viết về chiến thắng Điện
Biên Phủ là Người người lớp lớp của Trần Dần, tác phẩm được viết ngay sau khi
chiến dịch kết thúc, tạo dựng lại một cách đầy đủ nhất về cuộc chiến tranh nhân dân
và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Sau Người người lớp lớp có Cửa sông của Nguyễn
Minh Châu, Thồ lên Điện Biên của Đào Phương, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai…
Văn học những năm về sau càng phát triển mạnh mẽ hơn với lực lượng sáng tác đông
đảo và số lượng tác phẩm đồ sộ: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Hòn Đất của
20
Anh Đức, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu… Nhìn chung văn học thời kì
này gắn liền với vận mệnh của lịch sử dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần chiến đấu
của nhân dân. Cũng trong thời kì này, Trần Dần đã rẽ sang một hướng khác để sáng
tác, ông muốn viết lên những tác phẩm mà một ngày có cả nửa sáng và nửa tối, cũng
như viết về con người có cả phần người và phần thú. Trần Dần luôn khát khao sáng

tạo nghệ thuật, với tinh thần cách tân mạnh mẽ, ông thể hiện thái độ gay gắt với
những sáng tác “dễ dãi, tầm thường”. Dù bị cấm hoạt động văn nghệ sau vụ Nhân văn
giai phẩm nhưng ông vẫn không ngừng sáng tạo, không chịu khuất phục trước số
phận, sống để viết. Với ông, viết làm sao để có thể tạo được sự riêng biệt cho cái mình
viết tức là xác lập được giá trị sáng tạo đó, “người ta sinh ra là nghệ sĩ hay không, chứ
không thể học tập mà thành được…, họ là những cái sinh sản bất ngờ, những cái đột
nhiên kì dị và ghê gớm, của vũ trụ” [8, 110]. Ông muốn một thứ văn chương “kèm
theo muôn vàn nghĩa, có buồn tủi, sầu khổ, đầm nước mắt, thơ bao trùm đất nước và
thời gian, ăn lấn sang mọi thế kỷ, nhập vào cái biện chứng bao la của sự vật”. Nỗi sợ
mắc tội “không sáng tạo – nằm ỳ” trở thành ý thức, từ ý thức trở thành niềm tự trọng
và thành một phẩm chất nghệ sĩ trong con người ông. Ông đã đi theo đúng tuyên ngôn
sáng tạo của mình, đặt cuộc đời, tâm hồn, thể xác trên con đường khám phá văn
chương nghệ thuật.
Chiến thắng mùa xuân 1975, nước ta hoàn toàn thống nhất, đi lên xây dựng kinh
tế. Lúc này chiến tranh đã qua đi, con người trở về cuộc sống bình thường, mọi đường
lối và chính sách đều được thay đổi cho phù hợp với bối cảnh xã hội của đất nước.
Đất nước tự do mở ra thời kì mới cho văn học, tạo cơ hội cho các nhà văn tự do sáng
tạo, bộc lộ cá tính vào trong tác phẩm. Sau đổi mới 1986, Văn học Việt Nam đón nhận
nhiều thành tựu, xuất hiện nhiều tác phẩm có sự cách tân độc đáo về nghệ thuật so với
giai đoạn trước. Trần Dần giai đoạn này sáng tác ít hơn, những năm cuối đời ông tập
trung sửa tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn về văn phong. Nhưng có một
điều ta dễ dàng nhận ra, sau chiến tranh văn học đổi mới, vụ án văn học của Trần Dần
năm xưa đã khép lại nhưng những tác phẩm của ông vẫn chưa đến được với bạn đọc.
21
Trần Dần từ lúc sinh ra và mất đi chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, những
biến động ấy làm thay đổi cả cuộc đời, số phận của một con người. Trong hành trình
sáng tạo của mình Trần Dần phải chịu bao nhiêu uất ức nhưng ông vẫn kiên cường
mặc sự nghiệt ngã của thời đại.
1.2.2. Hành trình số phận của Trần Dần
Trần Dần là con người không may mắn trong suốt cả cuộc đời, ông buộc mình

trong góc tối với những ám ảnh của quá khứ, với bao suy tư, phiền muộn một đời
sóng gió. Số phận ông như như tảng băng trôi, luôn chìm trong những trớ trêu và nỗi
bất hạnh. Người ta nhớ đến Trần Dần không chỉ với các tác phẩm dị biệt mà còn là
cuộc đời đầy biến cố. Năm mười chín tuổi ông bắt đầu làm thơ mang hơi hướng của
Thơ Mới với bài Chiều mưa trước cửa và Hồn xanh dị kì. Nhưng lúc đó cả nước ta
đang trong công cuộc đấu tranh chống giặc Pháp gian khổ và ác liệt. Ông trở về quê
tham gia cuộc chiến với công tác tuyên truyền ở huyện Vụ Bản (Nam Định) rồi làm
việc ở Sở tuyên truyền khu IV. Khi quê hương Nam Định của ông bị Pháp chiếm
đóng, ông xung phong vào bộ đội và được cử lên Sơn La năm 1948. Trong thời gian
này ông tham gia Vệ quốc quân ở ban chính trị trung đoàn 148 Sơn La, làm công tác
tuyên truyền, làm báo và phụ trách văn công. Ông được các văn nghệ sĩ trong trung
đoàn vô cùng yêu mến. Với tinh thần cùng nhiệt huyết của người trai trẻ, ông được kết
nạp Đảng vào năm 1949. Tuy nhiên với một tư tưởng đổi mới mạnh mẽ, Trần Dần sẵn
sàng nói lên quan điểm sáng tác của mình trong khi giảng về văn nghệ nhân dân và
đường lối của Đảng đối với văn nghệ trong lớp đào tạo cán bộ văn công, chính vì vậy
ông đã bị phê bình, khiển trách.
Năm 1954, khi tham gia kháng chiến ở mặt trận Điện Biên Phủ, chứng kiến sức
mạnh của nhân dân trong cuộc chiến đấu, cùng với sự hi sinh anh dũng của người
đồng chí Tô Ngọc Vân, ông đã sáng tác tiểu thuyết Người người lớp lớp để ghi lại
khoảnh khắc hào hùng và oanh liệt ấy. Tiểu thuyết Người người lớp lớp xuất hiện trên
văn đàn, Trần Dần đựơc yêu mến trở lại, ông được cử sang Trung Quốc để thuyết
minh cho phim Chiến thắng Điện Biên Phủ, cùng đi trong đoàn có Đỗ Nhuận. Trong
quá trình công tác tại Bắc Kinh, Trần Dần không được tự do viết lời văn trong bản
22
thuyết minh mà phải viết theo yêu cầu của cấp trên. Chính vì thế khi từ Bắc Kinh trở
về trong tư tưởng của ông dần thay đổi, nhen nhóm một hướng đi mới cho mình.
Trong nhật kí ông có ghi: “Cơ quan văn nghệ chưa có gì thay đổi. Vẫn những tư
tưởng: “coi rẻ lao động nghệ thuật”, “đơn giản coi văn nghệ bộ đội là bộ đội, không
tin văn nghệ” vẫn những chính sách gò bó, mệnh lệnh và máy móc “quân sự hoá văn
nghệ”. Đời tôi chìm chết trong cuộc sống này, cũng như những anh em khác. Khó

lắm. Nhưng tôi nghe nhiều tiếng cất lên. Phản đối. Bàn cãi. Mỉa mai. Và cả chửi bới.
Cái đó có nghĩa là tiếng trống báo tử của những tư tưởng và cuộc sống áp chế văn
nghệ bộ đội” [8, 62]. Không chịu gò bó trong đường lối văn nghệ của Đảng, với tài
năng và tham vọng đổi mới, Trần Dần viết đơn lên cấp trên yêu cầu hạn chế sự can
thiệp chính trị vào văn nghệ của cán bộ. Cũng trong thời gian này ông kết hôn với bà
Bùi Thị Ngọc Khuê bất chấp những quy định của Đảng và lý lịch theo địch của gia
đình bà Khuê. Sau đó tháng 3 năm 1955 ông phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu,
một thi sĩ giữ chức vụ Trung ương Uỷ viên, phụ trách lãnh đạo văn nghệ. Đánh đổi
cho những bước đi bạo dạn ấy, Trần Dần bị giam theo quân kỉ cùng với Tử Phác ở
đơn vị. Trong ba tháng bị giam cầm đó, Trần Dần ghi trong nhật kí “ba tháng bị giữ
lại kiểm thảo”, và bài thơ Nhất định thắng. Thông tin Trần dần bị giam lan nhanh
khắp Hà Nội, gây chấn động đến giới trí thức kháng chiến. Để không bị ảnh huởng và
dẹp yên dư luận, Đảng “phân công” Trần Dần đi tham quan cải cách ruộng đất đợt
năm tại Bắc Ninh. Cũng trong thời gian này Hoàng Cầm cho in bài thơ Nhất định
thắng của Trần Dần trong Giai phẩm mùa xuân. Nội dung của bài thơ đề cập đến sự
trăn trở của những người di cư vào Nam năm 1954, chính vì vậy Hội Văn nghệ đã kết
tội ông chống phá cách mạng, gieo rắc vào người dân tư tưởng Nam tiến, mất lập
trường giai cấp và đi ngược lại với đường lối của Đảng, lấy cớ là trong các bài thơ
ông đã sử dụng từ “Người” viết hoa, nên gán cho ông tội đả kích cụ Hồ, và bị giam ba
tháng tại nhà tù Hoả Lò – Hà Nội. Bất mãn với những chính sách của Đảng đối với
văn nghệ, phán quyết một cách bừa bãi với văn nghệ sĩ, trong tù ông đã dùng dao tự
cứa vào cổ mình. Tháng 7 năm 1958 ông nhận kết quả kỉ luật cùng với văn nghệ sĩ
tham gia Nhân văn – Giai phẩm. Trần Dần bị khai trừ khỏi Hội nhà văn và đình chỉ
23
xuất bản trong thời hạn ba năm. Ông bị đưa đi lao động cải tạo tại nông trường Chí
Linh, và khu gang thép Thái Nguyên. Năm 1961, Trần Dần trở về Hà Nội, kiếm sống
bằng nghề dịch sách, tô màu ảnh, vẽ tranh, không tham gia văn học chính thống cho
đến năm 1986. Trần Dần giai đoạn này “ít khi buồn, không có một phàn nàn và không
bao giờ kể chuyện đời mình”. Thời gian này không gian sáng tác của ông là góc tối
yên tĩnh, nơi chỉ có ông đối diện với chính mình, ông vẫn sáng tác đều và ghi nhật kí

để ghi lại khoảnh khắc cuộc đời ông và hơn nữa nó là phương thức để ông làm vơi bớt
nỗi buồn cất giấu trong sâu thẳm trong tâm hồn. Ông nói: “mình ngồi ba chục năm
quen rồi. Ngồi mà vẫn đi, vẫn ngao du. Mình có cuốn “sổ bụi”, sổ “ngao du”. Mình đi
chơi lang thang trong cuốn sổ này. Đây là sổ để ghi tất cả những gì mới nghĩ ra. Có
khi ngoài cả ý thức. Đó là cách đi của mình”.
Cuộc đời Trần Dần cái mất nhiều hơn cái được, hi sinh nhiều hơn sự sống, đó là
cả chuỗi những đau khổ, day dứt trong tâm hồn, những năm tháng đời ông như một
bản nhạc trầm nhiều hơn bổng. Với bản lĩnh của mình, ông đã vuợt qua mọi rào cản
của cuộc sống, vượt lên chính bản thân mình để cầm bút, để viết lên những cái còn
mong mỏi trong khát vọng với nghệ thuật. Con người Trần Dần dù bất hạnh hay
không thì ông luôn giữ vững quan niệm của mình đối với văn nghệ, sống phải biết
sáng tạo, biết làm mới những cái cũ, và ông cũng biết tạo cho mình cái tự do cần có
của một nhà văn, đó là sự tự do về không gian, thời gian, quan trọng hơn là tự do về tư
duy sáng tác.
1.2.3. Sự nghiệp văn học của Trần Dần
Trần Dần sống và sáng tác trong bóng tối, sau vụ án Nhân văn các tác phẩm của
ông hầu như không được xuất bản do người ta vẫn còn e dè những vấn đề liên quan
đến chính trị, vì vậy sự nghiệp sáng tác lớn nhưng ông lại ít được người đọc biết đến.
Khi ông mất đi người ta tìm được tổng cộng hơn 200 hồ sơ (soạn di cảo), và nhiều tác
phẩm chưa được in.
Khi vừa trưởng thành Trần Dần đã bắt đầu viết, với tác phẩm đầu tay Chiều
mưa trước cửa (1943), Hồn xanh dị kì (1944), đánh dấu chính thức sự xuất hiện của
ông trên văn đàn. Năm 1946, Trần Dần lập nhóm thi sĩ tượng trưng cùng anh em Vũ
24
Hoàng Chương, Vũ Hoàng Địch, Trần Mai Châu, Đinh Hùng với tuyên ngôn sáng tạo
phá vỡ mọi cùn mòn, định kiến: “Chúng tôi, một đoàn vong gia thất thổ, đã đầu thai
nhằm lúc sao mờ…”. Đến 19/12/1946, ông cùng nhóm Dạ Đài ra số báo Dạ Đài 1.
Trần Dần đích thân chấp bút bản tuyên ngôn “Chôn Thơ Mới”. Kháng chiến bùng nổ,
mọi người dồn sức chiến đấu chống kẻ thù. Trần Dần từ con người thi sĩ chuyển sang
con người “chiến sĩ”, làm tuyên truyền, tham gia vào các lớp bồi dưỡng chính trị. Để

giữ lại giây phút hào hùng của dân tộc, miêu tả khí thế của quân ta, năm 1954, ông
viết tiểu thuyết Người người lớp lớp, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam
nói về chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, Trần Dần vẫn không hài lòng về tác
phẩm của mình, vì ông cho rằng: “Tôi vừa viết xong cuốn Người người lớp lớp. Viết
về chiến tranh ở Điện Biên Phủ đấy. Nhưng mà tôi đã chán rồi, tôi thấy ít sự thực của
chiến tranh trong đó quá. Và vì rằng tôi thấy ít sự thực của tôi trong đấy quá. Đó chưa
phải là chiến tranh và đó chưa phải là tôi”.
Với tính cách dám nghĩ, dám làm, ông không ngần ngại đưa ra những quan điểm
của mình về những tác phẩm cùng thời mà theo ông là sáo rỗng. Vào tháng 3 năm
1955, ông tham gia phê bình tập thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Trần Dần nhận
định tập thơ Tố Hữu nhỏ bé, nhạt nhẽo trước cuộc sống vĩ đại và mắc một sai lầm
nghiêm trọng là sùng bái cá nhân, thần thánh hoá lãnh tụ.
Tháng 4 năm 1955, Trần Dần cùng Đỗ Nhuận, Hoàng Tích Linh, Hoàng Cầm,
Trúc Lâm, Tử Phác đệ trình “Dự thảo đề nghị một chính sách Văn hóa” với các yêu
cầu tự do sáng tác, trả quyền lao động văn nghệ về tay nghệ sĩ, thủ tiêu hệ thống chính
trị viên trong các đoàn văn công quân đội, sửa đổi chính sách văn nghệ trong quân
đội. Trong bài “Cách nhìn sự vật của nhà thơ Tố Hữu”, Trần Dần viết: “Nói chung
trong thơ Tố Hữu có rất nhiều cái lười biếng. “Ý lời tầm thường (…) rất nhiều cái
kiểu “lòng ta xao xuyến, rung rinh”, - “chúng bay chỉ một đường ra, một là tiêu diệt
hai là tù binh”, - hoặc “đời vẫn ca vang núi đèo”, hoặc “cụ Hồ sáng soi”. Không phải
là thiên lịch trích ra một số câu như vậy, hãy đọc lại cả tập Việt Bắc xem, ta thấy nhan
nhản những lối lười, nhạt, cả lảm nhảm nữa (…). Phá đường: “Nhà neo việc bận vẫn
đi” - làm thì thi đua -, thi đua kết quả rồi thì mai địch chết. Ta đi tới: đủ cả Bắc Nam,
25

×