Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.59 KB, 68 trang )

Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

1
PHẦN MỞ ĐẦU
---X  W---


1. Lí do chọn đề tài:
Trong tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam, giai đoạn 1930-1945 là
giai đoạn phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Có thể nói đây là giai đoạn
nở rộ của những tài năng văn học và đã để lại cho văn đàn Việt Nam những cây bút sáng
giá như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Bên cạnh những
gương mặt tiêu biểu ấy, chắc ít ai quan tâm đến sự đóng góp của những nhà văn mà tên tuổi
chưa sáng ngời trên trang viết. Trong đó có Nguyễn Đình Lạp - “một cây bút lặng lẽ và
kiên nhẫn” (Hoài Anh,2001:845).
Có mặt ở giai đoạn cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, cùng
thời với nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao - người đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học
hiện thực phê phán nhưng so với Nam Cao, Nguyễn Đình Lạp ít được chú ý hơn nhiều. Vị
trí của Nguyễn Đình Lạp trên văn đàn chưa được khẳng định như Nam Cao.Với số lượng
sáng tác ít ỏi, Nguyễn Đình Lạp được chú ý đến ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Với
hai thể loại này, ông đã có những đóng góp nhất định cho nền văn học dân tộc nói chung và
cho văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng.
Ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa đầy 39 tuổi, Nguyễn Đình Lạp “chưa kịp viết hết
những điều ông ấp ủ” (Bạch Liên,2003:29). Phương châm mà ông theo đuổi suốt đời đó là
“lặng lẽ và kiên nhẫn, kiên nhẫn viết rồi lặng lẽ ra đi” (Hoài Anh,2001;854) thế nhưng “cái
công phu kiên nhẫn của ông chỉ được đền đáp bằng sự lặng lẽ của văn đàn” (Hoài
Anh,2002:845). Biết bao công trình nghiên cứu, phê bình về trào lưu văn học hiện thực
phê phán 1930 - 1945 chỉ tập trung vào những cây bút tên tuổi chứ không mấy người quan
tâm đến một gương mặt âm thầm nơi góc khuất của làng văn như ông. Đặc biệt là đối với
hai tiểu thuyết đầu tay và cũng là hai tiểu thuyết duy nhất trong đời văn của Nguyễn Đình


Lạp: “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Nếu có chăng chỉ là những bài phê bình rời rạc trên các tạp
chí nhận xét về một vài khía cạnh trong tác phẩm.
Sự lặng lẽ của văn đàn đã khiến cho vợ của nhà văn đã tự cất công sưu tầm và tập
hợp lại những sáng tác của chồng đem công bố với hi vọng những sáng tác ấy “được ph

biến rộng rãi trong công chúng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:21), người đọc sẽ nhìn nhận,
đánh giá đúng mực những đóng góp của người chồng quá cố.
Với luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm
tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp trước cách mạng tháng tám. Qua đó, chúng tôi muốn
khẳng định lại những đóng góp của một nhà văn đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật
và cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Chúng tôi hi vọng, đây là một cách đáp lại tấm
lòng của bà Bạch Liên - một người đã hi sinh cả cuộc đời để “làm vợ một nhà văn” (Bạch
Liên, 2003:879).
Cuối cùng khi thực hiện đề tài này, khoá luận sẽ giúp chúng tôi mở rộng thêm kiến
thức giúp ích cho công tác giảng dạy sau này.
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Lớn lên “giữa cái xã hội đầy rẫy những “cạm bẫy người, những ổ lưu manh,
“thanh niên truỵ lạc” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:20), cha mẹ lại mất sớm, ấy thế mà Nguyễn
Đình Lạp lại xác định cho mình một con đường đi mà những thanh niên thời ấy chưa dễ gì
xác định được: đi theo con đường văn chương và sau này là con đường cách mạng. Có thể
vững bước đi trên con đường ấy trước hết là nhờ năng lực của bản thân Nguyễn Đình Lạp -
một người có tư chất thông minh, ham học hỏi, thích đọc sách báo nên ông đã tích luỹ cho
mình một vốn sống phong phú và vốn kiến thức văn chương sâu rộng. Bên cạnh đó,
Nguyễn Đình Lạp được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng,
lớn lên dưới sự dạy bảo kèm cặp của chú ruột là Nguyễn Phong Sắc - một cán bộ lãnh đạo
của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Điều đó khiến chúng ta dễ hiểu quá trình “lột xác”

nhanh chóng của Nguyễn Đình Lạp ngay khi biết đến văn hóa cứu quốc qua bạn bè những
năm tiền khởi nghĩa tháng tám.
Sống trên mảnh đất thị thành đầy những ung nhọt, Nguyễn Đình Lạp cũng nối gót
Vũ Trọng Phụng để ghi lại một cách chân thực cái xã hội ấy qua những thiên phóng sự điều
tra đăng báo. Và Nguyễn Đình Lạp đã được nhiều người chú ý đến ở một số phóng sự dài
như: Chợ phiên đi tới đâu (1937), Thanh niên truỵ lạc (1937), Cường hào (1938). Tên tuổi
của ông càng được chú ý hơn khi hai tiểu thuyết đầu tay được xuất bản: “Ngoại ô” - 1941
và “Ngõ hẻm” - 1943. “Từ một cây bút nhiều năm viết phóng sự chuyển sang viết tiểu
thuyết” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25) nên tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp cũng “ngồn
ngộn chất phóng sự”, chất phóng sự thể hiện trước hết ở “tính đương thời và không gian
xác định trong thiên tự sự”(Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34). Chính “cái không gian xác
định” trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp đã làm cho Vũ Quần Phương cảm thấy “đọc
Ngoại ô đã như đọc khảo cổ nếu chỉ nhìn vào địa hình địa vật” (Vũ Quần
Phương,2003:860). Và nói về “tính đương thời” của tác phẩm, ông cho rằng “nhiều chuyện
đời trong không gian khảo cổ lại đang là thời sự” (Vũ Quần Phương,2003:860-861). Có lẽ
chính vì thế mà tác giả đã tự gọi hai tiểu thuyết của mình là “phóng sự tiểu thuyết”. Trong
Tổng tập Văn Học Việt Nam - tập 33 – Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội – 2003 khi
tóm lược và trích một phần của hai tiểu thuyết này, tác giả cũng đã ghi ngay dưới nhan đề
“Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” là “tiểu thuyết phóng sự - trích”. Thế nhưng, khi đưa Nguyễn Đình
Lạp vào hàng “nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã “không ngần ngại xếp Nguyễn Đình
Lạp vào hàng những nhà tiểu thuyết tả chân” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34) và ông không
đồng ý khi tác giả gọi tác phẩm của mình là “phóng sự tiểu thuyết”. Ông cho rằng “Ngoại ô
chỉ là một tập tiểu thuyết tả thực, một tập tiểu thuyết tả chân vì nó có rất nhiều tưởng
tượng” (Vũ Ngọc Phan,1989:404). C
ăn cứ vào đó, Vũ Ngọc Phan đã xếp “Ngoại ô” vào
loại “tiểu thuyết tả chân có một ít khuynh hướng xã hội” (Vũ Ngọc Phan,1989:403). Cùng
với ý kiến của Vũ Ngọc phan, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện cho cách xếp loại của Vũ Ngọc
Phan như vậy là thoả đáng và Nguyễn Ngọc Thiện cũng chỉ ra “đặc sắc của bút pháp tự sự
của tác giả
là phương diện tả chân, tả thực“có một ít về khuynh hướng xã hội” (Nguyễn

Ngọc Thiện,1995:34). Đồng quan điểm với hai ý kiến trên, tác giả Nguyễn Hoành Khung
khi viết về “Ngoại ô” trong Từ điển văn học (bộ mới) đã nhận định “Ngoại ô không có tính
chất phóng sự mà là tiểu thuyết với nhiều hư cấu” (Nguyễn Hoành Khung,2004:1063)
Điểm qua mộ
t vài ý kiến về việc xác định thể loại đối với tiểu thuyết đầu tay của
Nguyễn Đình Lạp như trên để thấy được rằng sự ra đời của hai tiểu thuyết ấy cũng thu hút
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

3
được sự chú ý của người đọc cũng như giới phê bình nghiên cứu nhưng không nhiều và tập
trung là giai đoạn gần đây. Còn trước kia, như PGSTS Lê Thị Đức Hạnh đã nói: “So với
một số nhà văn hiện thực khác, Nguyễn Đình Lạp còn chưa được chú ý đúng mức…đó
không chỉ là một thiệt thòi cho nhà văn mà phần nào làm cho bức tranh văn học sử nước
nhà bị những nét mờ không đáng có” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25). Tuy nhiên, qua quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này, chúng tôi cũng tập hợp được một số ý kiến đánh giá của
các nhà nghiên cứu phê bình cụ thể ở các phương diện sau:
2.1. Những nhận xét về giá trị nội dung của tiểu thuyết:
“Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” ra mắt người đọc vào những năm cuối của trào lưu văn học
hiện thực phê phán - giai đoạn 1940 - 1945 - “khi mà không khí văn đàn không còn được
sôi nổi, nhộn nhịp như thời kì trước (1936 - 1939) nên ít được phê bình, giới thiệu… làm
cho tác phẩm bị giảm tiếng vang” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:26). Nguyễn Đình Lạp xuất hiện
khi trên văn đàn đã có những cây đa, cây đề của lĩnh vực tiểu thuyết như: Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Trong tâm thế của một người đến muộn,
Nguyễn Đình Lạp đã xác định cho mình một lối đi riêng: đi vào khai thác một đề tài tương
đối mới mẻ - cuộc sống dân nghèo thành thị trước cách mạng.Với đề tài này, Nguyễn Ngọc
Thiện đã công nhận, ông đã có “những trang viết thành công…xứng đáng được chọn vào
hàng nhà văn số một viết về hạng người này ở ngoại ô Hà Nội trước năm 1945” (Nguyễn
Ngọc Thiện,1995;35). PGSTS Lê Thị Đức Hạnh trong bài viết Sáng tác của Nguyễn Đình
Lạp đăng trên tạp chí văn học số 3-2002:23 cũng đã nhận định “khi nói về tiểu thuyết viết

về cuộc sống của người nông dân thì có thể kể ra hàng loạt những cuốn tiêu biểu: Tắt đèn
của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan… Về tiểu tư sản có: Sống mòn
của Nam Cao, Cuộc sống, Hơi thở tàn của Nguyên Hồng,… nhưng về dân nghèo thành thị
thì chỉ có “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của nguyễn Đình Lạp là sáng giá”. Với bút pháp tả
chân sắc sảo, Nguyễn Đình Lạp đã khai thác đề tài ấy một cách có hiệu quả. Chính vì vậy
mà PTS Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết Những cuộc đời bị dồn đẩy trong tiểu thuyết tả
chân của Nguyễn Đình Lạp, tạp chí văn học số 12 – 1995:35 đã khẳng định: “Cái mà tiểu
thuyết Nguyễn Đình Lạp có sức hấp dẫn người đọc đương thời cũng như người đọc hôm
nay có lẽ nằm ở nội dung hiện thực độc đáo với bút pháp tả chân sắc sảo cùng là tư tưởng
nhân bản toát ra từ toàn bộ tác phẩm”. Trong cái “nội dung hiện thực độc đáo ấy hàm
chứa một thái độ phê phán của tác giả đối với những mặt trái của xã hội” (Nguyễn Ngọc
Thiện,1995:35) nên Nguyễn Ngọc Thiện còn coi “đó là một bức tranh chân thực, sắc sảo…
được miêu tả sinh động và giàu ý nghĩa phê phán, t
ố cáo” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35).
“Miêu tả cuộc sống bi thương của dân nghèo thành thị” (Nhiều Tác giả,1978:151),
cùng với những nhà văn hiện thực đương thời, Nguyễn Đình Lạp đã góp phần ghi lại một
cách phong phú đời sống xã hội ta trước cách mạng, giúp người đọc hôm nay thấy được
“những lạc hậu, nghèo đói, khổ ải, những tráo trở, biến động, những thét gào” (Dươ
ng
Nghiễm Mậu,2000:115-116) của những kiếp người dưới đáy xã hội như nhận định của
Dương Nghiễm Mậu trong bài Viết về Vũ Trọng Phụng. Còn Phan Cư Đệ trong Tiểu thuyết
hiện đại đã xếp tiểu thuyết của nguyễn Đình Lạp vào hàng những tiểu thuyết hiện thực phê
phán – “cái đáng nói nhất”(Phan Cư Đệ,1978:56) của v
ăn học công khai 1930 -1945. Bởi
vì nó tha thiết quan tâm đến cuộc đời những người dân nghèo sống chui rúc trong các “Ngõ
hẻm” của vùng “Ngoại ô”. Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện đại cũng đồng ý đây là
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

4

“một truyện cảm động, nhiều cảnh khổ của dân nghèo miền ngoại ô được tác giả tả rất kĩ”
(Vũ Ngọc Phan,1989:404).
Trên bức tranh sẫm màu của “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, Nguyễn Đình Lạp còn “phát
hiện và khẳng định những nét đẹp đẽ trong tâm hồn những con người sống nghèo khổ, tăm
tối ấy”(Nguyễn Hoành Khung,2004:1064) bằng “tâm hồn trong sáng tin yêu trong vũng
bùn đen” (Phạm Khánh Cao,2003:873). Điều này được Phạm Khánh Cao nói đến trong bài
viết của mình và kết luận Nguyễn Đình Lạp là “một trong những nhà văn đem lại niềm tin
yêu con người trong mọi hoàn cảnh khó khăn, phức tạp kể cả tình huống ngặt nghèo”
(Phạm Khánh Cao,Báo văn nghệ TPHCM số 6 - 12 tháng 1 – 1994:878). Đối với nhà văn
Bùi Hiển trong bài viết về Nguyễn Đình Lạp – “Nhà văn của những thân phận hèn mọn”,
ông nhận định rằng: “Viết về những thân phận hèn mọn cũng có những thái độ và bút pháp
khác nhau”. Trong đó, ông phê phán lối viết lệch lạc “điểm chút thương hại, chút lòng cứu
vớt”, hay rơi vào “Chủ nghĩa khốn khổ”- “cố tình phơi bày dồn dập những cái khốn khổ
khốn nạn đè lên một kiếp người đến ngột thở và không thể nào cưỡng nổi, dường như là
định mệnh vậy” (Bùi Hiển,2003:847). Còn đối với tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp thì ông
nhận thấy “ấn tượng nổi bật vẫn là mối cảm thông, tấm lòng ưu ái của tác giả… Niềm ưu ái
chân thành, chia sẻ, hoàn toàn xa lạ với phong cách xót thương cứu vớt hoặc với thứ “Chủ
nghĩa khốn khổ” lạnh lùng hời hợt vừa nói trên kia” (Bùi Hiển,2003:850). Tiếp cận và phơi
bày hiện thực bằng “nhân sinh quan mới mẻ tiến bộ” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:24), Nguyễn
Đình Lạp đã tiến xa hơn các cây bút đương thời về mặt tư tưởng. Chính vì thế mà Hoài Anh
khi phác hoạ “chân dung” Nguyễn Đình Lạp trong “Chân dung văn học” đã nhận xét đôi
dòng về tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp : “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp đã mang tính hiện
thực nghiêm nhặt và đã hé ra khuynh hướng Xã Hội Chủ Nghĩa chứ không phải là hiện
thực phê phán thông thường” (Hoài Anh,2001:850).
Dù có những nhận xét, đánh giá khác nhau về nhiều khía cạnh nội dung của tác
phẩm nhưng tựu trung lại, các ý kiến đều thống nhất công nhận giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo của tác phẩm. “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” là một bức tranh chân thực cảm động của
cuộc sống dân nghèo thành thị, được vẽ lên bằng tất cả tấm lòng ưu ái chân thành của tác
giả.
2.2. Những nhận xét về giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết:


Là một tài năng nở muộn trong làng tiểu thuyết, Nguyễn Đình Lạp đã khẳng định sự
có mặt của mình không chỉ ở việc chọn cho mình mảnh đất hiện thực ít dấu chân người
bước tới mà còn ở bút pháp thể hiện đặc sắc như Lê Thị Đức Hạnh đã nhận xét trong bài
Tường thuật về cuộc hội thảo khoa học bàn về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Lạp
: Nguyễn Đình Lạp “có những tìm tòi mới mẻ độc đáo trong cách thể hiện nên đã gây được
ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc” (Lê Thị Đức Hạnh,2003:845).
Để tái hiện một cách chân thực quang cảnh “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” trước cách
mạng, Nguyễn Đình Lạp thành công trước hết ở “bút pháp tả chân sắc sảo” như
Nguyễn
Ngọc Thiện đã nhận xét: “Đọc “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, người đọc sửng sốt và thú vị
trước những trang miêu tả tài hoa của tác giả” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35-36). Hoài
Anh trong quyển Chân dung văn học cũng công nhận Nguyễn Đình Lạp “đã có những
trang miêu tả đặc sắc” về khung cảnh lao động nhộn nhịp của một góc ngoại thành Hà Nội
“xen lẫn với nhữ
ng trang tả cảnh thiên nhiên tươi mát, đậm đà, chứng tỏ anh có biệt tài về
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

5
miêu tả cảnh sắc của vùng ngoại ô ở phía nam Hà Nội” (Hoài Anh,2001:849). Còn đối với
Bùi Hiển trong bài viết về Nguyễn Đình Lạp Nhà văn của những thân phận hèn mọn, ông
đã nhận xét: “Ngần ấy cảnh ngộ được tác giả miêu tả bằng một bút pháp khá linh hoạt,
nhuần nhuyễn” (Bùi Hiển,2003:850).
Bên cạnh “biệt tài” trong việc tái hiện hiện thực cuộc sống bên ngoài, Nguyễn Đình
Lạp cũng tỏ ra hết sức tinh tế khi thể hiện tâm lý bên trong của nhân vật bởi “ông là người
rất tinh tế”, năng truy tìm những cảm giác “thấp thoáng” (Nguyễn Lương Ngọc,2003:857)
Hoài Anh cũng cho rằng “Nguyễn Đình Lạp có những thành công đáng kể” trong việc “thể
hiện tính cách, tâm lý của nhân vật” (Hoài Anh,2001:849-850). Còn đối với Lê Thị Đức
Hạnh, nếu như trong phần trình bày về phóng sự của Nguyễn Đình Lạp, cô có nhận định

“Nguyễn Đình Lạp chưa thật sắc sảo trong phân tích tâm lý miêu tả nhân vật” thì đến phần
nói về tiểu thuyết, cô đã có sự so sánh “không như ở phóng sự, đến tiểu thuyết nhiều lúc
Nguyễn Đình Lạp tỏ ra khéo léo, thậm chí tài tình khi miêu tả tâm lí nhân vật” (Lê Thị Đức
Hạnh,2002:22-25)
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, bên cạnh hạn chế không thể phủ nhận là “chưa có
được những nhân vật điển hình có bề sâu” như Nguyễn Hoành khung nhận xét (Từ điển
văn học), Nguyễn Đình Lạp cũng đã xây dựng được thế giới nhân vật đông đảo để lại nhiều
ấn tượng trong lòng người đọc như nhận định của Lê Thị Đức Hạnh: “số lượng nhân vật
nhiều, phát triển ở đa tuyến, mà vẫn có không ít nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc.. Có
những nhân vật, tuy không phải là chính song cũng thu hút được sự chú ý của người đọc
bởi một vẻ đẹp riêng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25).
Góp phần tạo nên sự đặc sắc cho tiểu thuyết không thể không nhắc đến nghệ thuật
trần thuật. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Lạp đã có “cách diễn đạt… nhuần
nhuyễn, tinh tế” như Lê Thị Đức Hạnh đã nhận xét. Đó còn là “cách diễn đạt thoát” như
Thế Phong – “một nhà nghiên cứu ở miền nam về tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp” (Lê
Thị Đức Hạnh,2002:25) đã nhận định. Nguyễn Ngọc Thiện thì cho rằng, tác giả đã lôi cuốn
người đọc “theo diễn biến câu chuyện và số phận nhân vật cho đến khi ngã ngũ, kích thích
người đọc tranh luận với sự phân tích, bình phẩm của người kể chuyện cố làm ra vẻ khách
quan đứng ngoài cuộc” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36). Đóng vai trò quan trọng tạo nên sự
thành công của nghệ thuật trần thuật là giọng điệu kể chuyện. Đọc “Ngoại ô” và “Ngõ
hẻm”, “người đọc nhận ra giọng tự sự chân phương nhanh và hoạt, ẩn chứa một cái nhìn
khách quan, nhân đạo” như Nguyễn Ngọc Thiện (1995) nhận xét. Nguyễn Đình Lạp đi vào
phê phán, tố cáo hiện thực xã hội bằng một giọng điệu có phần nhẹ nhàng hơn so với một
số nhà văn khác. Và theo Bùi Hiển đó là một “giọng điệu ôn hoà… nhưng cũng có công
phơi trần hiện thực chứa đầy bi kịch, khiến người đọc ph
ải suy ngẫm về cuộc sống quanh
mình và rút ra kết luận” (Bùi Hiển,2003:847). Có lẽ vì thế mà Phạm Khánh Cao cho rằng
“văn của ông có khả năng thấm vào lòng người” (Phạm Khánh Cao,1994:876).
Hầu hết những ý kiến phê bình đều công nhận những đặc sắc về nghệ thuật của tiểu
thuyết. Bên cạnh đó, tiểu thuyết cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế như một số nhà

phê bình đã nhận xét. Trước hết là nhận định của Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện
đại cho rằng: “nhiều đoạn tác giả dàn việc thiếu nghệ thuật và có mấy đoạn tác giả xét
nhận không được tinh tế”. Cuối bài viết, ông đã thẳng thắn kết luận: “Nguyễn Đình Lạp
chưa được vững chãi trong lối tả thực… văn ông viết l
ại không được kĩ, không được gọn
có nhiều đoạn thẳng tuồn tuột, lời nhiều ý ít”. Cũng đồng ý với ý kiến của Vũ Ngọc Phan,
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

6
Nguyễn Ngọc Thiện còn nói thêm “không phải lúc nào ngòi bút Nguyễn Đình Lạp cũng giữ
được tinh tế, nhuần nhuyễn trọn vẹn. Có lúc ông rơi vào tẻ nhạt, tầm thường xoàng xĩnh”
(Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36). “Từ một cây bút nhiều năm viết phóng sự chuyển sang viết
tiểu thuyết nên đôi khi Nguyễn Đình Lạp chú ý tả việc hơn tả người và bố cục chưa được
chặt chẽ lắm” như nhận xét của Lê Thị Đức Hạnh (2002). Cũng nhận ra được nhược điểm
đó, Bùi Hiển (2003) cho rằng “truyện đôi khi hơi xô lệch có lẽ do chất phóng sự ngồn ngộn
chen vào”. Tác giả Nguyễn Hoành Khung cũng nhìn nhận “bên cạnh những trang chân
thực cảm động, ngoại ô còn để lộ những khía cạnh non yếu, kết cấu thiếu chặt chẽ, tình tiết
đôi khi còn dễ dãi” (Nguyễn Hoành Khung,2004:1064).
2.3. Nhận xét chung:
Như khoá luận đã trình bày tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp ít được quan tâm
nghiên cứu một cách toàn diện nhưng phong cách riêng độc đáo của một nhà tiểu thuyết
nhiều năm thử bút trên lĩnh vực phóng sự là không thể phủ nhận được.
Qua quá trình tổng hợp ý kiến của các nhà phê bình nghiên cứu về những vấn đề có
liên quan đến luận văn, chúng tôi nhận thấy rằng, mặc dù có những ý kiến khen chê khác
nhau nhưng nhìn chung những ý kiến đều khẳng định tài năng cũng như đóng góp của
Nguyễn Đình Lạp cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Bên cạnh đó, các
nhà nghiên cứu cũng công nhận tiểu thuyết của ông còn có những hạn chế nhất định. Trên
cơ sở kế thừa ý kiến của các nhà phê bình, chúng tôi cũng có sự tự phát hiện, khám phá để
hiểu rõ hơn những nét riêng trong phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Đình Lạp ở

lĩnh vực tiểu thuyết. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn
khách quan hơn để đánh giá chính xác những đóng góp của một nhà văn đầy tâm huyết như
Nguyễn Đình Lạp cho quá trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam tính đến năm 1945.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp”, chúng tôi sẽ tập trung nghiên
cứu những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp cả về nội dung lẫn hình thức
nghệ thuật qua việc khảo sát hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Trong luận văn,
chúng tôi chủ yếu dựa trên văn bản tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của Nguyễn Đình
Lạp được trích trong “Tác phẩm Nguyễn Đình Lạp” (Bạch Liên sưu tầm, tập hợp, NXB văn
hoá thông tin Hà Nội – 2003) để làm đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát, luận
văn có so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao,
Nguyên Hồng… nhằm nêu bật vấn đề của luận văn. Qua đó, luận văn góp phần khẳng định
tài năng của Nguyễn Đình Lạp không chỉ ở thể loại phóng sự mà còn ở thể loại tiểu thuyết.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp phân tích - tổng hợp
:
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu. Với phương
pháp này, chúng tôi đã dựa trên những nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu
cùng với sự tìm tòi, phát hiện trực tiếp của chúng tôi trên văn bản hai tiểu thuyết của
Nguyễn Đình Lạp để làm cơ sở cho việc tiếp cận và tìm hiểu các sáng tác của ông nhằm
phục vụ tốt hơn cho đề tài. Cuối cùng, kế
t quả chúng tôi đạt được là làm rõ đặc điểm nội
dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp.
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

7
Phương pháp so sánh:
Khi thực hiện đề tài, phương pháp so sánh sẽ giúp chúng tôi có sự liên hệ, đối chiếu,

so sánh sự giống và khác nhau trong cách thể hiện nội dung và nghệ thuật giữa Nguyễn
Đình Lạp và những nhà văn khác. Từ đó, chúng tôi có cái nhìn toàn diện và khách quan
hơn về những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho văn xuôi hiện đại Việt Nam trước 1945.
Phương pháp thống kê:
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Để làm rõ đề tài
này, chúng tôi thực hiện việc thống kê các yếu tố nội dung nghệ thuật có tính bao quát, phổ
biến, nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Từ đó chúng ta thấy được phong cách riêng
độc đáo, những sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Đình Lạp ở lĩnh vực tiểu thuyết.
Phương pháp hệ thống:
Phương pháp này nhằm giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện về văn nghiệp của
Nguyễn Đình Lạp. Đồng thời, qua quá trình hệ thống, chúng tôi sẽ nhận ra những nét cơ
bản, đặc thù, sáng tạo độc đáo của nhà văn trong lĩnh vực tiểu thuyết - một thể loại đã đưa
tên tuổi của nhà văn vào hàng ngũ các “nhà văn hiện đại”, “xứng đáng nổi tiếng ở tiền
chiến” (Thế Phong,2002: 25)
5. Đóng góp mới của đề tài:
Đề tài khoá luận là một đề tài khá mới mẻ. Mặc dù khi hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và
“Ngõ hẻm” xuất hiện trên văn đàn, nó cũng đã thu hút khá nhiều sự chú ý của giới độc giả
cũng như giới phê bình nhưng có thể nói, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp vẫn chưa được
sự quan tâm đúng mức cũng như được nghiên cứu một cách toàn diện. Nghiên cứu đề tài
này, chúng tôi mong muốn sẽ góp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tiểu thuyết của
Nguyễn Đình Lạp. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định tài năng cũng như phong cách riêng
của nhà văn và nhất là khẳng định lại những đóng góp của ông cho nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam. Cuối cùng, chúng tôi hi vọng đề tài khoá luận sẽ giúp thêm tư liệu cho những
bạn đọc thực sự quan tâm, yêu mến nhà văn.
6. Dàn ý của khoá luận:
Khoá luận có 3 phần chính : Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong đó
trọng tâm là phần nội dung
Phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương I
: “Vài nét về cuộc đời, con người và văn nghiệp của Nguyễn Đình

Lạp”: khóa luận tìm hiểu cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Lạp.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu thêm những đóng góp của ông cho trào lưu văn học
hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết.
Chương II: “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp - Bức tranh đời sống chân thực, cảm
động và tấm lòng của nhà văn”.
Trong phần này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu bức tranh hiện thực sinh động, đa dạng
trong tiểu thuyết với đầy đủ những người, những cảnh tiêu biểu cho những lớp người lao
động nghèo khổ ở ngoại ô Hà Nội trước cách mạng tháng tám - 1945. Qua đó, chúng ta
thấy được tấm lòng đầy cảm thông của nhà văn đối với những thân phận hèn mọn.
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

8
Chương III: “ Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp - Một số đặc điểm nghệ thuật nổi
bật”: Chúng tôi tập trung tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết như
nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, miêu tả, bút pháp thể hiên tâm lí, giọng
điệu kể chuyện và ngôn ngữ…Từ đó, chúng tôi muốn khẳng định phong cách độc đáo của
nhà văn.























Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

9
PHẦN NỘI DUNG
---X  W---


CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI, CON NGƯỜI VÀ VĂN
NGHIỆP CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP

1.Cuộc đời,con người và sự nghiệp sáng tác:
1.1.Cuộc đời và con người:

Nguyễn Đình Lạp cũng là một trong số những nhà văn yểu mệnh như Vũ Trọng
Phụng. Nhưng nếu Vũ Trọng Phụng với tuổi đời hai mươi bảy ngắn ngủi đã khẳng định
được tên tuổi của mình bằng một khối lượng sáng tác khá đồ sộ thì Nguyễn Đình Lạp với
tuổi đời ba mươi chín đầy tâm huyết nhưng vẫ
n chưa có được một vị trí xứng đáng trên văn
đàn. Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng nhà văn trẻ này đã sớm chuyển mình đem tài năng phục

vụ cho sự nghiệp cách mạng. Vì thế, cuộc đời và nhân cách của nhà văn Nguyễn Đình Lạp
cũng có những nét đáng để cho người đời sau kính phục.
Nhà văn Nguyễn Đình Lạp còn có các bút danh khác như Song Đình, Yến Dực.
Ông sinh ngày 19 - 9 - 1913 tại làng Bạch Mai, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay là
phố Bạch Mai thuộc quận hai Bà Trưng - Hà Nội. Vì thế, tên tuổi của Nguyễn Đình Lạp
trong dòng văn học hiện thực phê phán cũng gắn liền với những sáng tác về Hà Nội - mảnh
đất mà ông sinh trưởng.
Tuy mồ côi cha mẹ từ rất sớm nhưng bù lại, Nguyễn Đình Lạp được sự đùm bọc
cưu mang của ông nội Nguyễn Đình Phúc - một chí sĩ đã từng tham gia phong trào Đông
Kinh nghĩa thục và chú ruột Nguyễn Phong Sắc - một cán bộ cách mạng từng có thời là uỷ
viên trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương. Lớn lên trong một gia đình có truyền thống
yêu nước và cách mạng như thế, Nguyễn Đình Lạp đã sớm chọn cho mình con đường đi
đúng đắn: đi theo con đường cách mạng của Đảng. Trong khi đó, vấ
n đề “nhận đường” đặt
ra một cách hết sức bức thiết đối với văn nghệ sĩ. Đâu phải nhà văn nào cũng có được sự ý
thức đầy đủ và đúng đắn để có thể nhanh chóng “lột xác” và đến với cách mạng một cách
dễ dàng.
Lớn lên giữa chốn Hà thành đầy rẫy “những cạm bẫy người”, những ổ lưu manh,
thanh niên phần lớn đi vào con đường truỵ lạc, ấy thế mà Nguyễn Đình Lạp không chỉ biết
định hướng đúng đắn cho bản thân mà còn nuôi các em ăn học nên người.
Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Lạp học tại trường ở phố Bạch Mai. Tốt nghiệp trung học,
ông rời nhà trường với mảnh bằng tốt nghiệp và chuyển sang làm báo, viết văn. Thoạt đầu,
Nguyễn Đình Lạp tập viế
t tin tức cho các báo và từ năm 1933 đã có nhiều bài đăng trên tờ
Tân thiếu niên.Từ 1936 trở đi giữa “cái thời thanh niên thành thị bị mê hoặc bởi lối sống
vui vẻ trẻ trung”, Nguyễn Đình Lạp đã biết lo cho tương lai của tuổi trẻ lạc đường, biết
thương xót những người dân nô lệ và nghèo khổ” (Vũ Tú Nam,2003:853) thể hiện qua
hàng loạt những phóng sự .
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai


10
Đầu những năm 1940, Nguyễn Đình Lạp bắt đầu chuyển sang viết tiểu thuyết
Bước vào những năm tiền khởi nghĩa tháng tám, một số bạn bè đồng nghiệp của
Nguyễn Đình Lạp đã tham gia cách mạng. Qua người bạn Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn
Đình Lạp đã biết đến văn hoá cứu quốc. Từ đó, ông đã nhiệt tình tham gia hoạt động Cách
mạng và có mặt trong đoàn văn nghệ sĩ Nam tiến vào mặt trận quân khu V.
Sau cách mạng năm 1946, Nguyễn Đình Lạp là một trong số những nhà văn đầu
tiên vào quân đội và tham gia Hội văn nghệ liên khu IV. Ông phụ trách văn nghệ phòng
chính trị đại đoàn 304. Cũng trong thời kì này, ông làm giảng viên môn học phóng sự của
nhiều khoá văn nghệ kháng chiến khu IV mở tại Thanh Hoá. 1950, Nguyễn Đình Lạp được
kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Năm 1951-1952, ông được biệt phái công tác về
Mặt trận Hà Nội.
Đối với bạn bè, đồng chí, Nguyễn Đình Lạp vừa là một người dễ gần dễ mến vừa là
một tấm gương đáng kính đáng trọng. Là một người lặng lẽ, ít nói, thế mà có lần, Nguyễn
Đình Lạp đã trao đổi một cách sôi nổi với Vũ Tú Nam “về văn học phục vụ kháng chiến,
phục vụ cách mạng, những gian khổ rèn luyện của người cầm bút, suốt đời phải lo việc
“sống, học và viết” sao cho tốt” (Vũ Tú Nam,2003:853). Nguyễn Đình Lạp là một nhà văn
đầy tâm huyết nên dẫu đã cống hiến hết sức mình cho nghệ thuật và cho cách mạng, ông
vẫn chưa bao giờ cảm thấy thoả mãn. Điều ấy thể hiện trong câu nói đầy trăn trở và nuối
tiếc với Vũ Tú Nam: “Nam có cả tương lai trước mắt. Mình thì đi đã quá nửa đường rồi,
thật không dễ chút nào” (Vũ Tú Nam,2003:853).
Đối với gia đình, Nguyễn Đình Lạp là niềm tự hào của vợ con. Ông cũng có một
mái gia đình ấm cúng với một người vợ biết hi sinh và những đứa con ngoan. Tình yêu của
ông và bà Bạch Liên - vợ nhà văn - là một tình yêu đáng trân trọng. Một người sống hết
mình theo tiếng gọi nghề nghiệp như Nguyễn Đình Lạp không khỏi có những lúc xao lãng
việc gia đình nhưng thật hạnh phúc khi ông có được một người vợ biết cảm thông, chia sẻ
gánh nặng cùng chồng. Bà Bạch Liên không những là cánh tay phải đắc lực của ông lúc
sinh thời mà còn là người đã giúp ông hoàn thành tâm nguyện còn dang dở khi đã quá cố
bằng cách tập hợp và công bố những sáng tác của ông - một món di sản quý báu mà ông để

lại cho đời.
Cuộc đời của Nguyễn Đình Lạp tuy ngắn ngủi nhưng đã trải qua bao nổi éo le ly kì.
Đó là do hoàn cảnh bắt buộc phải lăn lộn nhiều trong thực tế cuộc sống và trong cuộc chiến
đấu ác liệt của dân tộc. Chất ly kì ấy cũng len lỏi vào những trang tiểu thuyết của ông làm
cho nó có một phong vị riêng.
Oái oăm thay, cuộc sống chiến đấu gian khổ
không làm cho nhà văn chiến sĩ chùn
bước nhưng một cơn sốt rét ác tính lại quật ngã ông. Nằm trên giường bệnh trong những
ngày chiến đấu khốc liệt, nhà văn vẫn tràn đầy lạc quan viết lên những dòng nhật ký cuối
cùng: “Đời có vui và tin tưởng” (Nhật ký Nguyễn Đình Lạp) rồi trút hơi thở cuối cùng tại
quân y viện 32 ở Thanh Hoá ngày 24 - 4 -1952.
1.2.Sự nghiệp sáng tác:

So với những cây bút khác trong cùng trào lưu, Nguyễn Đình Lạp không phải là
một nhà văn có sức viết dồi dào nhưng những gì ông để lại cho văn đàn không phải là ít có
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

11
giá trị. Số lượng sáng tác trong toàn bô văn nghiệp của Nguyễn Đình Lạp không nhiều và
chủ yếu tập trung ở hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết .
Trước cách mạng tháng tám, Nguyễn Đình Lạp đến với phóng sự vì ông quan niệm
“phóng sự là một lợi khí sắc bén” có thể “ghi chép đầy đủ, nóng hổi sự sống…” (Nguyễn
Đình Lạp,2003:794) và cũng bắt đầu từ đó, ông đã thu hút được sự chú ý của người đọc.
Trước hết là những phóng sự ngắn đăng trên báo Bắc Hà 1937 như Hà Nội, Giao thừa, Đi
ở. Sau đó ông càng được nhiều người biết đến qua một loạt tác phẩm phóng sự dài đăng tải
trên các báo Tiểu thuyết thứ năm, Ích hữu như Chợ phiên đi tới đâu (1937), Thanh niên
truỵ lạc (1937), Từ ái tình đến hôn nhân (1937), Cường hào (1938).
Đầu những năm 1940, Nguyễn Đình Lạp chuyển sang viết tiểu thuyết bởi ông nhận
ra “tiểu thuyết là một nghệ thuật rộng rãi và nhiệm mầu hơn phóng sự. Chỉ có tiểu thuyết

mới ghi nổi u uẩn sâu kín nhất của con người và những quan hệ vô cùng phức tạp phiền
phức của xã hội” (Nguyễn Đình Lạp,2003:793).Và khi hai tiểu thuyết đầu tay ra đời:
“Ngoại ô” - xuất bản 1941 và “Ngõ hẻm” - xuất bản 1943 thì Nguyễn Đình Lạp lại càng thu
hút sự chú ý của người đọc.
* Tóm lược về hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ Hẻm”:
Hai tiểu thuyết này được xem là bộ tiểu thuyết liên hoàn bởi nội dung của nó có sự
liên quan và tiếp nối nhau. Nếu như “Ngoại ô” là câu chuyện xoay quanh gia đình của
bác Vuông bán giò chả thì “Ngõ hẻm” lại là câu chuyện xoay quanh gia đình của chàng
đồ tể Nhớn – con rể bác.
“Ngoại ô” phản ánh cuộc sống của những người dân nghèo vùng Vạn Thái, Bạch
Mai, thuộc Ô Cầu Dền, Hà Nội. Đó là những con người sống bằng đủ thứ nghề: buôn bán,
phu xe, đồ tể, cô đầu, gái điếm và có cả những tay lưu manh, trộm cướp. Trong đó, gia
đình bác Vuông bán giầy giò được khắc hoạ đậm nét nhất. Gia đình bác Vuông rất nghèo,
cái nghèo truyền kiếp nhưng bác rất hào hiệp, hay giúp đỡ cô đầu Huệ lúc khó khăn. Nghe
bác phở Mỗ ngỏ lời, bác Vuông quyết định gả cái Khuyên – con gái bác cho Pháo – con
trai bác phở Mỗ và đã cho ăn hỏi. Trong khi đó, nhiều người hay gán ghép Khuyên với
Nhớn, một anh chàng đồ tể lành nghề, tráng kiện làm cho Khuyên hay so sánh Pháo với
Nhớn. Gia đình bác Vuông chỉ có ba đứa con gái nên vợ bác vẫn mong cưới vợ lẽ cho
chồng để kiếm con trai nối dõi và đã nhờ người mai mối. Cưới vợ lẽ về chưa được bao lâu
thì tai hoạ cũng dồn dập kéo đến: Lệnh cấm giò chả, cấm thịt ở ngoại ô vào thành phố bán.
Gia đình bác Vuông khốn đốn vì không bán được hàng, tiền đ
út lót cũng mất, bác Vuông
gái đi buôn thịt lậu cũng bị bắt. Rồi đùng một cái, bác gái chết vì bệnh dịch tả, đưa về quê
chôn lại bị bọn lí dịch hoạnh hoẹ đủ điều. Đau khổ vì vợ mất, bác Vuông lại biết Nhớn và
Khuyên yêu nhau liền cho Pháo cưới gấp. Nhớn liều đào mả trộm vàng để có tiền trốn đi
cùng Khuyên. Bấy nhiêu nỗi khổ dồn dập khiến bác Vuông hoá điên và tác phẩm kết thúc
trong buổi chiều tà ảm đạm khi bác Vuông bị bắt vào nhà thương điên bỏ lại sau lưng
người vợ lẽ với cái bụng chửa và cái Còi - đứa con gái bị câm của bác.
“Ngõ hẻm” là câu chuyện về Nhớn và Khuyên khi đã trốn đi khỏi Bạch Mai. Sau
khi đưa Khuyên trốn đến Hải Phòng, Hà Tu, phần vì Khuyên ốm, phần vì nghe tin bác

Vuông bị điên nên Nhớn đưa vợ trở
về Bạch Mai. Một ngày, Khuyên gặp lại Pháo, Pháo
vẫn uất ức chuyện ngày xưa nên đã đâm càng xe bò vào Khuyên khiến Khuyên phải sinh
non. Cảnh túng quẫn, vợ ốm, con lên sài đã khiến Nhớn phải đi cướp đường để có tiền mua
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

12
thuốc cho con. Nào ngờ, Nhớn cướp phải Bưởi, vợ Sẹo, một người bạn thân luôn giúp
Nhớn lúc hoạn nạn. Khi biết chuyện, Nhớn rất ân hận chấp nhận sự đánh chửi của Sẹo.
Nhưng rồi sự cảm thông và lòng vị tha của Sẹo đã gắn chặt tình bạn của họ như ngày nào.
Trong cảnh khốn khó, Nhớn được nhiều người giúp đỡ, trong đó có Tin - mộ
t người bạn đồ
tể thân của Nhớn và ông già Ất, một ông già chuyên chữa bệnh giúp người khác mà không
hề mưu lợi cho bản thân. Sau đó được Cún Móm giới thiệu, Nhớn làm nghề gác sòng bạc
cho ba Sự và quen biết Phả - tài xế lái xe cho ba Sự. Phả đã để ý đến Còi, em gái Khuyên
và đã dụ dỗ Còi đến có mang ba tháng rồi bỏ rơi.Tin thầm yêu Còi từ lâu và dù từng bị Còi
từ chối nhưng vẫn mở lòng ra cứ
u vớt cuộc đời lầm lỡ của Còi. Nhớn ngày càng được ba
Sự tin cậy thì Cún Móm cũng bắt đầu ghen tức và tìm kế hãm hại. Biết ba Sự để ý Khuyên,
hắn cùng ba Sự bày kế đưa Nhớn vào tù. Khuyên dần nhận ra bộ mặt thật của ba Sự nên
không đến sòng bạc làm việc nữa. Một đêm, ba Sự mò đến nhà để tán tỉnh Khuyên. Trong
lúc tức giận, Khuyên đã đâm chết ba Sự và được ông già
Ất đứng ra nhận tội thay. Nhớn
mãn hạn tù nhưng không muốn về nhà vì nghe Cún Móm bịa đặt không tốt về Khuyên.
Trong lúc lang thang, Nhớn gặp Sẹo và biết được mọi chuyện ở nhà. Tối Nhớn về nhà nhìn
thấy cảnh vợ con mình và mẹ con Còi vui vẻ ấm cúng nhưng lại mơ hồ dự cảm một tương
lai mong manh đầy bất trắc.
Trong thời gian hoạt động cách mạng, từ thực tế cu
ộc sống chiến đấu những năm

tiền khởi nghĩa tháng tám, ông đã viết được hai phóng sự dài Cảnh Dương chiến đấu và
Thôn Lệ Sơn. Song vì điều kiện in ấn lúc ấy khó khăn nên chỉ in tay phổ biến nội bộ.
Sau cách mạng, năm 1951-1952, ông được biệt phái về công tác ở Hà Nội nhằm tạo
điều kiện cho ông có thể viết tiếp về con người Hà Nội trong kháng chiến - những con
người đã từng in đậm trong nhiều sáng tác trước cách mạng của ông. Thời kỳ này, ông đã
tham gia một số công tác và viết một số điển hình của ngành công an Hà Nội. Trong đó có
cuốn truyện Chiếc vali trên tàu AmiôĐanhvin (1951) có thể xem là sáng tác cuối cùng của
ông.
Điểm qua vài nét về cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn
Đình Lạp, chúng ta hiểu rõ hơn về một nhân cách và một tài năng đáng trân trọng. Bằng
quãng đời ngắn ngủi của mình, Nguyễn Đình Lạp đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp
nghệ thuật cũng như cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Tuy số lượng sáng tác không
nhiều, chủ yếu tập trung ở thể loại phóng sự cùng với hai tiểu thuyết vỏn vẹn và một số
truyện ngắn đăng rải rác trên các báo, nhưng Nguyễn Đình Lạp cũng có những đóng góp
nhất định cho nền văn học dân tộc nói chung và cho trào lưu văn học hiện thực phê phán
giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng.
2. Những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho trào lưu văn học hiện thực phê phán
giai đoạn 1930 – 1945:
2.1. Những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho thể loại phóng sự:
Nguyễn Đình Lạp sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, phóng sự, tiểu
thuyết.. Trong đó, ông có nhiều đóng góp cho văn học giai đoạn này ở hai thể loại: phóng
sự và tiểu thuyết. Xuất hiện muộn trên văn đàn, ông được chú ý trước hết ở thể loại phóng
sự. Trong khi Nguyễn Đình Lạp chỉ mới tập tễnh viết những phóng s
ự đầu tay thì thể loại
phóng sự đã được phát triển đến đỉnh cao với những cây bút tên tuổi như Tam Lang, Trọng
Lang, Vũ Bằng… và đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, hấp dẫn người đọc với những tuyệt tác
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

13

của “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng. Nấp sau vầng hào quang đã quá rực rỡ
của những người đi trước, Nguyễn Đình Lạp cũng đã dần thu hút sự chú ý của mọi người,
khẳng định vị trí còn khá chông chênh của mình, góp vào làng phóng sự một tia sáng mới
dù chỉ là một tia sáng nho nhỏ, le lói chứ chưa rực rỡ.
Cũng như các nhà phóng sự đương thời, Nguyễn Đình Lạp đến với phóng sự với
nhu cầu muốn ghi lại một cách chân thực những cái nhố nhăng của xã hội đương thời.
Cùng viết về những vấn đề nhức nhối của xã hội tư sản thành thị, nếu như Vũ Trọng Phụng
đã từng thành công với những phóng sự khai thác các tệ nạn xã hội như Cạm bẫy người, Kĩ
nghệ lấy tây, Lục xì thì Nguyễn Đình Lạp cũng có Thanh niên truy lạc, Chợ phiên đi tới
đâu, Từ ái tình đến hôn nhân. Viết về những kiếp người đi ở, Vũ Trọng Phụng thành công
với Cơm thầy cơm cô thì Nguyễn Đình Lạp cũng có một phóng sự ngắn mà ông khiêm tốn
gọi là hoạt tượng Đi ở không kém phần cảm động. Không dừng lại ở đề tài cuộc sống thành
thị, Nguyễn Đình Lạp còn mở rộng phạm vi phản ánh đến nông thôn.Về đề tài này, nếu
như Ngô Tất Tố đã từng thành công với những trang phóng sự phê phán những hủ tục lạc
hậu trong Việc làng, Tập án cái đình thì Nguyễn Đình Lạp cũng góp thêm tiếng nói phê
phán tố cáo nạn cường hào, quan lại ức hiếp dân chúng ở thôn quê qua phóng sự Cường
hào.
Có thể nói, cũng xoay quanh những đề tài quen thuộc nhưng Nguyễn Đình Lạp đã
phả vào những trang phóng sự của mình một hơi thở mới, đóng góp cho làng phóng sự một
cách khám phá hiện thực mới, một cách nhìn mới. Đó là cách khám phá, cách nhìn của một
“nhà điều tra xã hội học”.(Vũ Tuấn Anh,2003:866)
Khi đọc phóng sự của Vũ Trọng Phụng, người ta có cảm giác như mình đang đọc
tiểu thuyết bởi vì Vũ Trọng Phụng tiếp cận hiện thực với góc độ của nhà văn và ghi chép
hiện thực qua bàn tay nghệ thuật của nhà văn. Cho nên, phóng sự của Vũ Trọng Phụng có
sự hoà quyện giữa chất kí và chất tiểu thuyết. Trái lại, khi tiếp cận với những phóng sự của
Nguyễn Đình Lạp, người đọc sẽ nhận ra ngay một kiểu phóng sự điều tra với những tư liệu
sống động, những con số thống kê chi tiết và có khi là cả một bảng thống kê tỉ mỉ. Bởi vì
Nguyễn Đình Lạp tiếp cận hiện thực với “vai trò một nhà điều tra xã hội học”. Cách tiếp
cận hiện thực này “quả là một nét mới trong lối làm phóng sự thời ấy” (Vũ Tuấn
Anh,2003:867). Ở

khía cạnh này, phóng sự Nguyễn Đình Lạp “hơn rất nhiều phóng sự của
các cây bút đàn anh khác” (Vũ Tuấn Anh,2003:866). Đọc những phóng sự của ông, người
đọc cảm thấy mức độ chân thực cao và mức độ chính xác rõ rệt. Bởi “Nguyễn Đình Lạp
luôn chịu khó lăn lộn trong thực tế” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:21) nên những phóng sự của
ông luôn đầy ắp những “chất liệu sống, …sinh động, tươi rói” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:21).
Nhờ đó mà những phóng sự của ông luôn có một tiếng nói tố cáo mạnh mẽ. Nó như một
“hồi chuông báo động” và cảnh tỉnh đối với toàn xã hội. “Ý nghĩa của tiếng chuông này
vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự”(Lê Thị Đức Hạnh,2002:21) đến ngày hôm nay.
Nguyễn Đình Lạp viết phóng sự với quan niệm: “Phóng sự là nghiên cứu, tìm hiể
u
một sự kiện gì rồi ghi chép lại cho thật đúng”(Nguyễn Đình Lạp,2003:795). Đối với ông,
chỉ có phóng sự mới giúp “ghi chép đầy đủ, nóng hổi sự sống”(Nguyễn Đình
Lạp,2003:794). Vì vậy, ông đã sử dụng phóng sự như “một lợi khí sắc bén”(Nguyễn Đình
Lạp,2003:794] và phát huy tối đa lợi thế của vũ khí ấy để ghi chép cho thật đầy đủ những
sự kiện nóng hổi của đời sống. Với cách tiếp cận hiện thực mới ấy, Nguyễn Đình Lạp đã có
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

14
nhiều điều kiện “triển khai những đề tài có diện rộng…chuyên chở nhiều hơn những vấn đề
có ý nghĩa xã hội” (Vũ Tuấn Anh,2003:867-868).
Từ cách tiếp cận hiện thực của một nhà điều tra xã hội học, Nguyễn Đình Lạp cũng
giải quyết các vấn đề xã hội một cách khoa học. Phải công nhận rằng, trong các phóng sự
của mình, Nguyễn Đình Lạp chưa thật sắc sảo trong quan sát, miêu tả hiện thực sinh động
cũng như phân tích thế giới nội tâm nhân vật nhưng ông lại “tỏ ra vững vàng trong khi mổ
xẻ, bình luận những hiện trạng xã hội”(Lê Thị Đức Hạnh,2002:22). Vì thế, phóng sự
Nguyễn Đình Lạp đã “làm giàu cho thể văn này ở khía cạnh phân tích xã hội. Lối phân tích
này còn ít thấy trong các phóng sự đương thời” (Vũ Tuấn Anh,2003:870). Cũng giống như
các nhà phóng sự khác, Nguyễn Đình Lạp cũng lăn lóc vào mọi ngõ ngách của đời sống để
thu thập những tư liệu, khám phá hiện thực. Đặc biệt, Nguyễn Đình Lạp không dừng lại ở

việc chỉ “nêu hiện tượng” mà ông còn “chú ý phân tích các hiện tượng” (Vũ Tuấn Anh,
2003:869). Trong phóng sự của ông, các thao tác thống kê, phân loại, phân tích, bình luận
là không thể thiếu. Ông thường tìm cách lí giải nguyên nhân của sự việc. Chẳng hạn
“nguyên nhân nạn ế chồng”, “vì sao ngoại tình”, “những lý do khiến nhiều thanh niên
phải sống độc thân”. Và có nhiều trường hợp, ông còn “nêu ra cả những giải pháp cho
nó” (Vũ Tuấn Anh,2003:869). Chính vì vậy mà “phóng sự của Nguyễn Đình Lạp giàu chất
trí tuệ” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:22), bổ sung thêm một nguồn tài liệu phong phú để con
người nhận thức về hiện thực.
Tiếp cận với phóng sự Nguyễn Đình Lạp, người đọc dễ dàng nhận ra một văn
phong mang “tính thuyết lý, bình luận trực tiếp” (Vũ Tuấn Anh,2003:870). Có thể cách dẫn
dắt, xây dựng của Nguyễn Đình Lạp chưa thật đặc sắc như những cây bút đàn anh nhưng
ông cũng đã khéo “lôi người đọc vào cuộc, buộc họ phải nhận chân hiện thực và suy nghĩ
về nó” (Vũ Tuấn Anh,2003:870) bằng cách bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ của mình. Cho
nên ẩn đằng sau thái độ lạnh lùng khách quan trong việc phơi bày hiện thực là một thái độ
xót xa, mong muốn kêu gọi, thức tỉnh mọi người. Điều đó làm cho “câu văn Nguyễn Đình
Lạp đối thoại với người đọc khi cật vấn, khi thống thiết” (Vũ Tuấn Anh,2003:871).
Có thể thấy được, phóng sự của Nguyễn Đình Lạp tuy chưa miêu tả quá trình tâm lý
của nhân vật cũng như chưa xây dựng được những tính cách sinh động nhưng ông cũng đã
phác hoạ được những mảnh đời, đoạn đời của nhân vật một cách chân thực, cảm động. Hơn
nữa, trong những phóng sự của mình, ông cũng đã sáng tạo được những hình ảnh “gây ấn
tượng và tác động mạnh”, có sức ám ảnh lớn đối với người đọc. “Chẳng hạn như khi nói về
những thanh niên trụy lạc, ông đã ví cuộc đời họ như một chai rượu mạnh. “Đốp một cái,
nút bật lên,rượu toé ra ngoài. Cái vỏ chai dù đẹp đẽ đến đâu nếu không bị vứt ở xó tường
thì cũng dùng đựng mắm muối”. Hoặc “những cô gái dấn thân vào kiếp giang hồ có khác
gì điếu thu
ốc kia, khi mới ra khỏi bao thì thơm tho, trong trắng, hút xong rồi chỉ là một
đống tàn tro tơi tả” (Vũ Tuấn Anh,2003:870).
Bên cạnh những trang phóng sự dài, Nguyễn Đình Lạp còn có những bài phóng sự
ngắn “với cách viết ngắn gọn, linh hoạt, đậm chất trào phúng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:22)
rất đặc sắc. Tiêu biểu là hoạt tượng Đi ở. Đây có thể xem là “một truyện ngắn hay” (Lê Thị

Đức H
ạnh,2002:22) mà Nguyễn Đình Lạp đã góp vào cho kho tàng truyện ngắn hiện thực
trào phúng 1930 -1945.
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

15
Những đặc sắc nghệ thuật nói trên đã cho thấy một phong cách riêng độc đáo của
ngòi bút phóng sự Nguyễn Đình Lạp cũng như những đóng góp của ông cho nghệ thuật
phóng sự Việt Nam 1930 -1945. Đánh giá về phóng sự Nguyễn Đình Lạp, chúng ta có thể
tóm gọn trong nhận định của Lê Thị Đức Hạnh: “Thành công đánh kể của Nguyễn Đình
Lạp trong phóng sự không chỉ do sự nhanh nhạy, sắc sảo của một nhà báo, sự nhuần
nhuyễn của một nhà văn, sự vận dụng thành thạo phương pháp điều tra như một nhà xã hội
học mà vượt lên trên đó còn do con mắt và tấm lòng của người cầm bút” (Lê Thị Đức
Hạnh,2002:22).
2.2. Những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho thể loại tiểu thuyết:
Sau khi đã gặt hái được một số thành quả trong lĩnh vực phóng sự, Nguyễn Đình
Lạp đột phá vào lĩnh vực tiểu thuyết. Bởi vì đối với ông, “chỉ có tiểu thuyết mới có thể ghi
nổi u uẩn sâu kín nhất của con người và những quan hệ vô cùng phức tạp phiền phức của
xã hội” (Nguyễn Đình Lạp,2003:793). Năm 1941, Nguyễn Đình Lạp lần lượt trình làng hai
tiểu thuyết đầu tay và cũng là hai tiểu thuyết duy nhất của ông trước cách mạng tháng tám:
“Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Tuy ông không có được những thành công vang dội như nhà văn
cùng thời Nam Cao nhưng những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho làng tiểu thuyết Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1945 không phải là ít ý nghĩa.
Chọn đề tài về cuộc sống dân nghèo thành thị ở vùng ven đô Hà Nội, Nguyễn Đình
Lạp đã có được “những trang viết thành công” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35) dựa trên sự
am hiểu của ông về con người và mảnh đất mà ông sinh trưởng. Có lẽ, do chọn không gian
xác thực là chính quê hương mình và mong muốn phản ánh chân thực những cảnh và người
ở đó nên nhà văn đã xem tiểu thuyết đầu tay của mình là “phóng sự tiểu thuyết”. Điều đó
đã gây ra nhiều sự bàn cãi về thể loại tiểu thuyết của ông. Tuy nhiên, trong quá trình khảo

sát chúng tôi nhận thấy, “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” thực chất thuộc thể loại tiểu thuyết vì nó
có nhiều hư cấu. Và chúng tôi cũng đồng ý với ý kiến của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi
ông xếp “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” vào loại “tiểu thuyết tả chân có một ít khuynh hướng xã
hội”. Với “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, Nguyễn Đình Lạp “xứng đáng được chọn vào hàng
nhà văn số một viết về hạng người này ở ngoại ô Hà Nội trước năm 1945” (Nguyễn Ngọc
Thiện,1995:35).
Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp, người đọc không khỏi sửng sốt trước “một
nhân sinh quan mới mẻ, tiến bộ” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:24) chưa từng thấy ở các nhà văn
trước đó. Cách giải quyết vấn đề của tác giả, cách hành xử của các nhân vật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Đình Lạp đã hé mở ra một khuynh hướng mới: “Khuynh hướng xã hội
chủ nghĩa chứ không chỉ là hiện thực phê phán thông thường” (Hoài Anh,2001:850). Trong
tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Lạp tuy chưa xây dựng được “những nhân vật điển
hình có bề sâu” (Nguyễn Hoành Khung,2004:1131) nhưng tiểu thuyết của ông cũng đã có
được một số lượng nhân vật đông đảo, “phát triển ở đa tuyến và không ít nhân vật để lại ấn
tượng sâu sắc” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25).
Bên cạnh đó, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp còn đóng góp một nghệ thuật dẫn
chuyện linh hoạt và nghệ thuật miêu tả đặc sắc.Với cách diễn đạt nhuần nhuyễn, tinh tế, tác
giả đã khéo lôi người đọc nhập cuộc cùng nhân vật, dõi theo cuộc đời nhân vật với những
tình tiết sinh động, hấp dẫn. Tiếp tục phát huy sở trường của một ngòi bút thạo viết phóng
sự, Nguyễn Đình Lạp đã khéo thâm nhập, nắm bắt mọi đối tượng, “không ngần ngại viết về
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

16
những con người bình thường, nhỏ bé… những câu chuyện tưởng như là vặt vãnh tầm
thường… đào sâu vào những khía cạnh tiềm ẩn… làm bật ra những cái nổi trội, khác lạ,
hấp dẫn của cảnh, người và việc ở một vùng ven đô Hà Nội..” (Nguyễn Ngọc
Thiện,1995:36). Nhờ đó, tiểu thuyết Nguyễn đình Lạp đã có được những trang miêu tả tài
hoa, đặc sắc không kém những cây bút bậc thầy. Đồng thời với việc phát huy thế mạnh
trong việc mổ xẻ hiện thực, Nguyễn Đình Lạp cũng không quên khắc phục nhược điểm của

mình khi đi vào mổ xẻ thế giới nội tâm sâu kín của nhân vật. Nhờ thế, những trang tiểu
thuyết của Nguyễn Đình Lạp đã tiến xa hơn những phóng sự trước đó của ông về nghệ
thuật miêu tả tâm lý. Có thể ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Đình Lạp chưa
thành thục như Nam Cao nhưng cần phải công nhận rằng, ông cũng đã “tỏ ra khéo léo,
thậm chí tài tình” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25) khi thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật.
Bằng những sáng tạo rất riêng trong hai tiểu thuyết của mình, “Nguyễn Đình Lạp đã góp
thêm một tiếng nói nghệ thuật có giá trị” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36) cho tiểu thuyết
hiện thực phê phán ở nước ta trước 1945.
Qua những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho thể loại phóng sự và tiểu thuyết,
chúng ta có thể thấy rằng, sáng tác của Nguyễn Đình lạp xét về mặt số lượng tuy không
nhiều nhưng những gì ông đóng góp cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945
xét về mặt chất lượng thì không hề nhỏ. Với tài năng ấy, nếu chưa vội đi xa, chắc chắn ông
sẽ còn có những đóng góp lớn lao hơn nữa để góp phần tô điểm cho bộ mặt văn học dân tộc
ngày càng thêm rạng rỡ.


















Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

17

CHƯƠNG II:
TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH LẠP - BỨC TRANH ĐỜI
SỐNG CHÂN THỰC, CẢM ĐỘNG VÀ TẤM LÒNG CỦA NHÀ VĂN

1. Nhà văn của những thân phận hèn mọn:
1.1. Bức tranh hiện thực sinh động đa dạng với những cảnh đời cơ cực, lầm
than, bế tắc:
Mảng hiện thực về cuộc sống thành thị giai đoạn 1930 - 1945 đã có nhiều nhà văn
khai thác. Nói về người trí thức tiểu tư sản thành thị thì có Sống mòn của Nam Cao, Cuộc
sống, Hơi thở tàn của Nguyên Hồng, Sống nhờ, Một thiếu niên của Mạnh Phú Tư. Hay đi
vào cái xô bồ của xã hội tư sản thành thị thì có Số đỏ củ
a Vũ Trọng Phụng. “Nhưng viết về
dân nghèo thành thị thì chỉ có “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của Nguyễn Đình Lạp là sáng
giá” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:23). Chú ý đến những kiếp người cùng khổ ở ven đô, bằng tất
cả tấm lòng và vốn hiểu biết của mình, Nguyễn Đình Lạp đã tỏ ra là người canh tác có hiệu
quả trên mảnh đất hiện thực còn ít người khai phá ấy.

ng như các nhà văn tên tuổi trước thường quay về với chính quê hương của mình
để viết, chẳng hạn như Nam Cao viết về làng Vũ Đại, Tô Hoài viết về cuộc sống ven đô Hà
Nội, Nguyên Hồng viết về Nam Định - Hải Phòng… thì Nguyễn Đình Lạp cũng thế. Khi
viết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, ông đã quay về với chính cái làng Bạch Mai – nơi ông sinh
ra và lớn lên để viết. Có lẽ, hơn nơi nào hết, quê hương chính là góc hiện thực nhà văn am
hiểu nhất và cũng là nơi vun xới, nuôi dưỡng nguồn mạch cảm xúc nên những nhà văn
thường dễ thành công khi viết về quê hương mình. Nguyễn Đình Lạp cũng đã gặt hái được

những thành công bước đầu trong lĩnh vực tiểu thuyết khi viết về chính mảnh đất chôn
nhau cắt rốn ấy. Dưới con mắt am tường và bằng tấm lòng nhiệt huyết với quê hương, xứ
sở, cuộc sống lam lũ, cơ cực của những con người nơi đây được nhà văn tái hiện trong tác
phẩm như một “bức tranh nhiều màu sắc” (Lê Thị Đức Hạnh,2003:15). “Ngoại ô” và “Ngõ
hẻm” đã tái hiện một cách chân thực và cảm động những mảnh đời cơ cực, lầm than, bế tắc
của nhữ
ng người dân nghèo ở miền Vạn Thái, vùng Bạch Mai, thuộc Ô Cầu Dền (một khu
vực ngoại ô của Hà Nội trước kia, nay là nội thành). Đó là thế giới của những con người
sống tất bật, bon chen bằng nhiều nghề khác nhau: từ buôn thúng bán mẹt như bán bánh
giầy, bánh giò, bán phở, bán hàng rong, hàng cà phê, hàng thịt cho đến những phu xe, đồ
tể, lại có cả gái điếm, cô đầu lưu manh… “Ngoại ô” là câu chuyện chủ yếu xoay quanh gia
đình bác Vuông bán giầy giò còn “Ngõ hẻm” là câu chuyện về gia đình bác Nhớn đồ tể
(con rể bác Vuông).
Mở đầu tác phẩm “Ngoại ô”, người đọc đã được dẫn đến khu “thị trường” to lớn
nhất ở Ngõ Vạn Thái, Ô Cầu Dền để chứng kiến cảnh mưu sinh nhọc nhằn của những của
người mua gánh bán bưng. Nói là thị trường to lớn vì trong cái ngõ ấy, “người ta đếm được
vừa đúng bốn mươi ba nhà ả đầu… Nếu tất cả bốn mươi ba nhà hát ấy đều có khách cả thì
ta sẽ thấy cái số người đi tìm mua khoái lạc về nhục thể có tới ngót hai trăm”. Ngoài ra còn
bọn người “phụng sự cuộc vui đàng điếm ấy” cũng khoảng hơn hai trăm nữa “gồm ả đầu,
kép đàn, thằng nhỏ, phu xe…”(Nguyễn Đình Lạp,2003:37-38). Vì thế, những người buôn
bán hàng rong dù có đi đến hang cùng ngõ hẻm nào thì đến cái phiên họp chợ hai giờ sáng
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

18
này, họ cũng về đây để chầu chực hơn bốn trăm khách hàng đã “mệt rã rời sau một phút rú
rít về xác thịt” (Nguyễn Đình Lạp,2003:38) và đây là giờ họ cần phải nhét đầy cái bao tử
lép kẹp của mình. “Quả là môt thị trường to lớn, và đông đảo, và cần mẫn trong lúc đêm
khuya, giờ mà xã hội cần yên giấc để lấy lại sức mà vật lộn với cuộc sống ngày hôm sau”
(Nguyễn Đình Lạp,2003:38). Ấy vậy mà trong cái giờ khắc ấy, có những con người không

cần nghỉ ngơi để mua vui xác thịt, lại có những người không được nghỉ ngơi để mưu sinh,
kiếm lấy vài đồng duy trì sự sống. Những cảnh đời dường như đối lập nhau, nhưng có quan
hệ gắn kết với nhau đến lạ lùng.
Trong bức tranh hiện thực xô bồ của buổi chợ đêm ấy, những con người tụ họp về
đây để mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau đều được phác hoạ một vài nét nhưng cũng đủ
để người đọc thấy thương cảm. Đó là hình ảnh của một “người phu xe ế khách, nghệch
càng lên vỉa hè… bận rộn tính nhẩm xem số tiền thu được là bao nhiêu và sau khi trừ tiền
thuế có còn lãi lời hay lỗ vốn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:33). Còn bác hàng cà phê cẩn thận
đổ những bã cà phê hãy còn hung nâu vào cái hộp sắt tây lót giấy nhật trình “đưa lên mũi
ngửi rồi mỉm một nụ cười láu lỉnh: “Hãy còn ngát chán! chỉ phơi qua một nắng là lại có
thể pha được một nước nữa chứ chả bỡn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:34). Bác phở Mỗ thì
“nhìn ngọn lửa dưới đáy thùng nước dùng đã héo hắt tàn… vội nhặt lấy cái ống nứa tép rồi
ghé mồm vào thổi vo vo” (Nguyễn Đình Lạp,2003:34). Mụ hàng rong “hạ xuống thềm nhà
cái mẹt đựng lèo tèo mấy tấm mía, mấy nắm hạt dẻ ngô rang” (Nguyễn Đình Lạp,2003:34).
Bác Vuông hàng giò thì hiện ra với cái nhãn hiệu đặc biệt là ngọn đèn chai “bị muội bám
kín mít” (Nguyễn Đình Lạp,2003:36). Tất cả lần lượt hiện lên với vẻ tàn tạ, nghèo nàn, với
cái gian hàng thật giản đơn mà vốn liếng chẳng bao nhiêu nhưng cũng chính cái vốn liếng
ít ỏi ấy là cả gia tài của họ, nuôi sống cả gia đình của họ. Vì vậy, họ phải tần tảo, vất vả dù
khuya sớm để kiếm miếng ăn, có khi lại phải bon chen giành giật. Họ tụ họp về đây để
chầu chực, chờ đợi bán được hàng. Vì vậy, chỉ cần một tiếng gọi thì tất cả các hàng quà,
phu xe đều tranh nhau chạy lại như để vớt lấy cái phao cứu sống mình: “Các hàng quà vội
vã xỏ đòn gánh vào đôi quang, mụ hàng mía nhẹ nhàng đặt mẹt lên đầu. Mấy anh xe đang
buồn ũ rũ cũng nhấc chiếc xe chạy tế lại, hấp tấp đến nỗi mui xe này va chan chát vào cái
chắn bùn của xe kia. Nhưng khi biết người ta chỉ gọi hàng quà thôi thì họ lại thong thả cắp
càng xe vào nách mà lủi thủi bước một… Trong cái phút ồn ào hỗn tạp ấy, bác hàng giò
cũng chạy vội ra đứng giữa đường, từ từ quay gót nhìn bốn phía. Bác lắng tai nghe xem có
ai gọi mình không. Bác chăm chú đợi chờ…” (Nguyễn Đình Lạp,2003:40).
Dần đi vào tác phẩm, người đọc càng cảm thấy thương tâm khi chứng kiến không
gian sống, nơi trú ngụ của những con người lao động cơ cực, lầm than ấy. C
ăn nhà của họ

chỉ là những mái nhà tranh lụp xụp lại phải chia ra nhiều gian bởi cái không gian chật hẹp
ấy cũng không phải sở hữu riêng của một nhà nào mà là nhiều nhà, nhiều gia đình chui rúc,
chia sớt nhau cái xó xỉnh tồi tàn nhỏ hẹp ấy: Nhà bác phở Mỗ là một “dãy nhà lá lụp xụp…
dài tới ba mươi gian áp lưng vào tường gạch Văn Chỉ và nhìn thẳng ra một cái ao bèo.
Mỗi gian là một chủ, có khi tới hai hay ba chủ chung nhau thuê. Thôi thì
đủ các hạng
người: thợ nhà máy, thợ nhà in, phu xe, những người bán bún chả, bún riêu…” (Nguyễn
Đình Lạp, 2003: 57). Cũng không hơn gì bác phở Mỗ, nhà bác Vuông không những chật
hẹp mà còn bị bao vây bởi nước đen, hôi thối bẩn thỉu. “Vợ chồng bác Vuông ngụ tại một
căn nhà tranh lụp xụp bên trong xóm hàng Mã, lưng tựa bờ hồ bô, một cái hồ rộng nhưng
nông choèn choèn, nước không có đường thông thành ra quanh năm đen sì, ngầu những
ván và m
ột mùi hôi thối xông lên gớm chết” (Nguyễn Đình Lạp,2003:70). Cái nhà lá của
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

19
bác thì “rất thấp, rất hẹp tựa hồ một cái nón úp xuống mặt đất, khí trời và ánh sáng bên
ngoài khó lòng mà vào được tận nơi, cũng như những mùi ẩm mốc bên trong không bao
giờ bay hết được ra ngoài” (Nguyễn Đình Lạp,2003:70).Thật khó lòng tưởng tượng được
căn nhà ấy lại chia thành ba gian cho ba gia đình ở: Vợ chồng bác Vuông, bác bán thịt trâu
và bác Mão cũng làm giò chả. Có được một khoảng sân rộng “vừa bằng hai cái nia” thì lại
còn có thêm “hai cái nhà lá nhỏ có ba gia đình khác nữa ở cùng quay ra cái sân đất nhỏ
hẹp ấy để chia bớt cái phần ánh sáng của nhà bác Vuông” (Nguyễn Đình Lạp,2003:71).
Thật là một nơi ở tù túng và ngột ngạt làm sao! Hơn thế nữa, “người dân ở đây sống giữa
bãi rác khổng lồ, nhơ nhớp của thành phố” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:23). Ngay cái ngõ hẻm
trước nhà Nhớn những hôm trời mưa, dù “không nom rõ vũng lội nhưng Nhớn vẫn biết
rằng nó sâu, nó nhầy nhụa, nó bẩn thỉu… nước ngập lên đầu gối và một thứ bùn khăn
khẳn, nồng nặc đưa vào lỗ mũi” (Nguyễn Đình Lạp,2003:265). Trong thế giới của những
người buôn thúng bán mẹt ấy, gia đình bác Vuông bán giầy giò được khắc hoạ đậm nét

nhất.
Bên cạnh cuộc sống cần lao của những người buôn thúng bán mẹt, “Ngoại ô” và
“Ngõ hẻm” còn tái hiện cuộc sống đầy gian khổ của những người đồ tể, những người vì sự
sống mà họ phải hàng ngày đối diện với cái chết của những con vật ngay dưới bàn tay vấy
máu của mình trong những lò sát sinh. Những người đồ tể ấy như là Nhớn, Sẹo, Tin.
Cuộc sống của những người lao động nơi cửa ô tối tăm, chật hẹp này đã cơ cực lầm
than bao nhiêu thì lại càng trở nên cùng quẫn, khốn đốn bấy nhiêu khi cái lệnh cấm hàng
giò chả, hàng thịt ở ngoại ô vào thành phố. Cuộc sống của những con người lao khổ ở đây
đã tối tăm lại càng tối tăm hơn với cái lệnh cấm oái oăm ấy. Nó ảnh hưởng không nhỏ
trước hết là đối với những hàng giò chả như gia đình bác Vuông. Có thể nói, “cái lệnh cấm
các hàng giò chả ngoại ô không được vào thành phố bán là một tiếng sét dữ dội đánh
manh trên mái nhà bác Vuông và những người đồng nghề với bác” (Nguyễn Đình
Lạp,2003:156). Đó là một tiếng sét có độ vang lớn, sức bao trùm của nó gần hết Ô Cầu
Dền. Bởi nơi đây “có tới năm mươi nhà làm nghề giò chả” (Nguyễn Đình Lạp,2003:156).
Ấy vậy mà tiếng sét ấy lại nổ ra quá bất ngờ, xé toang bầu trời bình yên của cửa ô khi chưa
hề có dấu hiệu của cơn giông bão sắp đến. Vì thế, “các hàng giò chả vô tình không biết gì
cả. Sáng sớm hôm ấy, họ vẫn đội thúng đi chợ, ung dung và vui vẻ như những con chuột
dại khờ tối mắt vì miếng mồi thơm, chạy bổ nhào vào cái bẫy sắt” (Nguyễn Đình
Lạp,2003:156). Và ngay khi buổi sáng thi hành lệnh cấm ấy, “cảnh sát và các nhà bán vé
chợ đã bắt được ngót ba mươi hàng giò chả. Vợ lẽ bác Vuông cũng chịu chung một số
phận ấy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:156-157). Những ngày sau, lệnh cấm ngày càng trở nên
gắt gao, những người bán giò chả ngoài cửa ô lâm vào cảnh nguy ngập. Thế là để duy trì
cái cơ hội sống vốn đã mong manh nay lại lâm vào tình thế khốn đốn như vậy, những
người bán hàng ở ngoại ô đã tìm cách vượt rào vào bán trong thành phố dù có nguy hiểm.
“Họ kiếm những con đường hẻm để lẩn tránh con mắt nhà chức trách. Có những người đội
thúng hàng, xắn quần lội qua ao, qua sông Tô Lịch để lẩn vào thành phố. Nhưng những
mánh lới ấy đều bị khám phá ngay. Cuối cùng họ đành tạm thời nghỉ hàng” (Nguyễn Đình
Lạp,2003:160]. Không vượt rào được, họ lại quay ra tìm cách khác. Họ nhờ ông phán Hành
lo cho việc được tự do lên tỉnh bán. Nhưng không ngờ họ lại phải một phen khốn đốn hơn
khi ông phán Hành chỉ là một tay lừa bịp. Ông đã nhận của những người trong hội giò chả

chín mươi lăm đồng mà “công vịêc vẫn mù mù, mịt mịt, chưa có gì là chuẩn đích cả”
(Nguyễn Đình Lạp,2003:183). Nhờ bác thịt trâu khuyên không nên đưa tiền thêm, cô đầu
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

20
Huệ vạch trần bộ mặt “ăn bẩn” của phán Hành, những hàng giò chả mới may mắn thoát cái
nạn đem tiền bỏ bể, mất cả chì lẫn chài.
Những hàng giò chả khốn đốn thì những hàng thịt cũng nguy ngập không kém trong
thời kì thi hành lệnh cấm ấy. Những hàng thịt cũng tìm mọi cách để đưa thịt lậu vào thành
phố bán .“Có người cho thịt lậu vào quả sơn son cẩn thận, ngồi xe nhà hẳn hoi, làm như
người đi biếu xén về việc hỷ. Lại có người cho thịt vào vỉ buồm kín mít, ngồi lên xe điện
như người lên tỉnh sắm sửa. Những thủ đoạn ấy đều bị khám phá… (Nguyễn Đình
Lạp,2003:162). Cuộc mưu sinh hằng ngày của họ vốn đã vất vả nay lại càng vất vả hơn như
lời than vãn của bác thịt trâu: “Sáng nào chả hộc tốc đạp xe đạp vào tận tỉnh Hà Đông hơn
mười cây số mà trời đông tháng giá này thì phải biết. Nhất là khi quay xe trở ra, mình phải
đạp ngược lại với ngọn gió bấc lạnh buốt thấu xương. Lại phải đèo thêm mấy chục cân thịt
trâu trên xe nữa… đạp xe mà như đẩy xe bò. Nặng ghê!” (Nguyễn Đình Lạp,2003:168).
Đâu chỉ thế thôi, họ còn phải giành giật để mua được thịt. “Nếu không khôn khéo và chịu
đút lót một chút thì có hòng đấy mà mua được” (Nguyễn Đình Lạp,2003:168) chứ nói chi
đến việc mua bán kiếm lời. Vậy mà nay, cái chính sách bất thình lình ấy của bọn thực dân
đã khiến những người vì kế sinh nhai mà phải làm ăn lén lút, để rồi bị khám xét, bị bắt bớ
khiến cho cuộc sống của những người dân nghèo càng điêu đứng hơn.
Bên cạnh thế giới của những người buôn thúng bán mẹt, những người đồ tể, “Ngoại
ô” và “Ngõ hẻm” còn tập trung phác hoạ góc đời đen tối của những cô gái buôn son bán
phấn. Đó là những cô gái điếm, những ả đầu tập trung trong bốn mươi ba căn nhà ở Ngõ
Vạn Thái. Họ là một thành phần trụ cột tạo nên cái thị trường to lớn, nhộn nhịp của Ô Cầu
Dền giữa lúc đêm khuya. Họ cũng sinh nhai bằng một cái nghề hẳn hoi đấy chứ. Đó là “ái
nghề bán ái tình” (Nguyễn Đình Lạp,2003:111). Nghe qua cứ tưởng đó là cái nghề nhàn
nhã, chỉ có thu lời chứ không bao giờ lỗ vốn. Nhưng thực chất, cuộc đời họ cũng chẳng

sung sướng gì hơn những người mua gánh bán bưng. Tuy cái nghề ấy không phải đổ nhiều
mồ hôi, nhưng cũng sôi không ít nước mắt. Cứ nhìn cảnh đời của cô đầu Huệ, người đọc sẽ
hiểu bao nỗi cơ cực, chua xót của kiếp gái giang hồ. Họ “luôn bị vùi dập, giầy vò bởi mụ
chủ , bởi khách chơi, bởi bạn đồng nghề” (Nguyễn Đình Lạp,2003:111). Cô đầu Huệ đã
bao lần “rơm rớm nước mắt chực khóc” (Nguyễn Đình Lạp,2003:111) khi nghĩ tới cảnh
ngộ
của mình. Cô cặp với tham Nhân thì bị cô Vượng - người bạn đồng nghề và cũng là
người tình cũ của tham Nhân đánh ghen vì nghĩ rằng cô Huệ giật mối của mình. Bạn đồng
nghề đã không thể thông cảm lại còn giành giật canh khoé nhau nhưng suy cho cùng, tất cả
cũng chỉ vì muốn duy trì sự sống, họ đành phải sống ích kỉ với nhau. Những người cùng
hội cùng thuyền đã không tình nghĩa, những khách làng chơi lại còn tệ bạc hơn. Kết quả
của trận đánh ghen ấy, cô đầu Huệ “ốm lừ khừ đến hàng tháng” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:
112). Cô không có tiền trị bệnh phải vay tạm của bác Vuông. Vậy mà lão Tham Nhân lại
cút thẳng, không hề đoái hoài đến cô đã vì ông ta mà bị đánh. Nhưng đó cũng là sự thường
đối với những người đi mua ái tình, ông Tham Nhân cũng như bao khách làng chơ
i khác
“chỉ biết vùi hoa dập liễu” (Nguyễn Đình Lạp,2003:112) chứ nào có yêu thương gì. Họ chỉ
cần cái thân xác ấy phục vụ cho dục vọng đê hèn của họ chứ cần gì đến chút tình nghĩa bố
thí cho những tâm hồn héo hắt trong thân xác ấy. Họ chỉ biết tàn cuộc vui thì cũng dứt tình
cạn nghĩa. Còn những cô gái phải chịu số phận đau đớn như đầu Huệ: nhan sắc tàn phai,
bệnh tật, bị vứt đi như đôi giầy cũ, bệnh không ai lo, đau không tiền mua thuốc. Nhưng đến
khi “đỏ da thắm thịt” (Nguyễn Đình Lạp,2003:112) thì khách làng chơi lại vây quanh, yêu
chiều như trước. Chẳng thế mà cô đầu Huệ “từ ngày bình phục, nhan sắc rực rỡ hẳn lên thì
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

21
nàng lại có nhiều khách yêu chiều lắm. Không đêm nào nàng có thể chợp mắt được trước
bốn giờ sáng cả” (Nguyễn Đình Lạp,2003:188). Cứ thế, cuộc đời của họ cứ thăng trầm, lên
voi xuống chó chẳng mấy hồi. Cô đầu Huệ đã từng nói với bác Vuông: “Bác cũng chả lạ gì

đồng tiền đến với tôi nó thất thường lắm” (Nguyễn Đình Lạp,2003:111). Một câu nói ấy
thôi cũng đủ làm người đọc cảm nhận được cuộc sống đầy bấp bênh của giới buôn son bán
phấn. Chịu sự tị hiềm của những bạn đồng nghề, chịu sự giầy vò của những khách làng
chơi, những cô gái đáng thương ấy còn phải chịu sự chèn ép của những mụ chủ vô lương
tâm. Những người chỉ biết kiếm lợi chứ không hề nghĩ đến nỗi khổ của những người phải
đổ nước mắt chịu tủi nhục để góp phần cung phụng cuộc sống phong lưu của họ. Hãy nghe
cô đầu Huệ than vãn về mụ chủ của mình: “Chán quá, bác ạ. Bà chủ tôi chỉ nghĩ đến sự thu
tiền bỏ túi chứ có bao giờ nghĩ đến số phận của những người làm nẩy ra đồng tiền ấy đâu”
(Nguyễn Đình Lạp,2003:113). Lời nói ấy thật không ngoa chút nào. Khi cô đầu Huệ nơm
nớp lo sợ sẽ bị một trận đánh ghen nữa do mẹ con cô Vượng đã thuê mụ Táo, bà chủ cô đã
“nhăn nhở cười, gạt phắt ngay đi: “Gớm, mày làm hình như đánh người dễ lắm hẳn. Lần
này thì cho kẹo cũng chả đứa nào chạm đến chân lông mày” (Nguyễn Đình Lạp,2003:113).
Số phận của những con người kiếm sống bằng chính nhan sắc của mình rồi cũng sẽ chịu
chung một kết cục khi nhan sắc dần phai tàn mà cô đầu Huệ là một ví dụ điển hình nhất:
“Người gầy hẳn đi, da xanh mai mái, đôi mắt sâu hoắm” với “cái bệnh lao ngấm ngầm đục
buồng phổi” (Nguyễn Đình Lạp,2003,188-189).
Dù sinh sống bằng bất cứ nghề nào đi chăng nữa, buôn bán, phu xe, đồ tể, hay cô
đầu gái điếm… thì tất cả những cảnh đời của những người dân nghèo ở chốn ngoại ô này
đều chịu chung một số phận “quẩn quanh, bế tắc, mòn mỏi, chẳng khác gì cuộc sống của
những người nông dân sau luỹ tre làng thời bấy giờ” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:23). Cuộc
đời của gia đình bác Vuông, bác phở Mỗ, bác thịt trâu, cô đầu Huệ, hay gia đình bác đồ tể
Nhớn và Khuyên cứ dần bị dồn vào ngõ cụt, cũng tăm tối và không có lối ra như số phận
của những người nông dân nghèo Anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo… trong các tác phẩm cùng
thời. Đó là một kết cục tất yếu đã trở thành đặc trưng chung của những tiểu thuyết hiện
thực phê phán giai đoạn này. Kết thúc “Ngoại ô” là cảnh gia đình bác Vuông tan nát: Bác
Vuông gái chết vì bệnh dịch tả. Cả nhà bác Vuông lâm vào cảnh tang thương khốn đốn bởi
vì gia đình bác “trông cậy cả vào sự buôn bán của bác gái” (Nguyễn Đình Lạp,2003:206-
207). Lại thêm đứa con gái lớn của bác là cái Khuyên bỏ theo trai, theo bác Nhớn đồ tể vì
không đồng ý cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt. Bấy nhiêu tai ương tới tấp đổ ập xuống cái
gia đình nhỏ bé ấy, quằn nặng lên đôi vai và tâm trí

đã quá nặng nhọc và mệt mỏi của bác
Vuông. Phần vì thương nhớ vợ, phần vì thất tín với bạn bè, xấu hổ với hàng xóm, Bác
Vuông đã phát điên. Bức tranh “Ngoại ô” khép lại trong khung cảnh của buổi chiều tà ảm
đạm với hình ảnh tàn tạ của những kiếp người cùng chung cảnh ngộ tối tăm, lao khổ lần
lượt hiện lên: bác thịt trâu, bác phở Mỗ, cô đầu Huệ, bác Vuông
đang trong cơn điên loạn
với câu reo hò “cũng một kiếp người” (Nguyễn Đình Lạp,2003:261) trước khi chiếc xe của
nhà thương Vôi đến bắt bác đi để lại sau lưng hai con người thảm thương. Một là vợ hai
bác – cô Ngọ “với cái bụng sắp tới kỳ sinh đẻ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:263), một là cái
Còi - đứa con gái nhỏ bị bệnh câm của bác. Hình ảnh cô Ngọ với cái bụng ch
ửa làm ta
loáng thoáng nhớ đến Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Khi chứng kiến
cảnh Chí Phèo chết, Thị Nở đã nhìn xuống cái bụng mình và trong đầu thoáng hiện ra cái ló
gạch cũ bỏ không vắng người qua lại. Chi tiết đó cho thấy cái vòng lẩn quẩn của những
người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến. Nếu xã hội vẫn như thế, vẫn còn những
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

22
tên địa chủ như Bá Kiến thì cảnh đời Chí Phèo sẽ tái sinh. Đứa con trong bụng Thị Nở rồi
cũng sẽ bị vùi dập, bị dồn đẩy trong cái guồng máy của xã hội ấy đến mất cả nhân hình,
nhân tính như Chí Phèo, cha nó mà thôi. Còn ở “Ngoại ô”, hình ảnh của “Ngọ với cái bụng
sắp tới kỳ sinh đẻ” chắc hẳn cũng gieo vào lòng người đọc một ý nghĩ tương tự. Đứa con
của Ngọ rồi cũng sẽ chịu chung số phận cơ cực, lầm than, bế tắc như bao con người ở chốn
cửa ô tối tăm này. Bước sang “Ngõ hẻm”, cuộc đời của Nhớn và Khuyên cũng chẳng sáng
sủa hơn, cũng lao đao lận đận và nhiều bất trắc. “kết thúc tác phẩm là cảnh vừa ở tù ra,
Nhớn cảm thấy cuộc sống gia đình mình cũng “mong manh và bất trắc lắm”, và thân mình
“rồi đây cũng chỉ là một tầu lá trước cơn giông tố phủ phàng…”” (Lê Thị Đức
Hạnh,2002:23).
Không phải ngẫu nhiên mà phần cuối của tác phẩm “Ngoại ô”, tác giả cho bác

Vuông gặp xe quảng cáo vở chèo “cũng một kiếp người” với hình ảnh của “một người tù
tay tra vào cùm… một vị tướng ngồi ngất ngưởng trên mui… mộ
t cỗ quan tài phất bằng
giấy điều ngọt đỏ lòm như sơn son…” (Nguyễn Đình Lạp,2003:261). Tất cả những hình
ảnh ấy như nói lên một điều chua xót rằng: cũng một kiếp người trong cõi nhân gian này
nhưng có người lại phải chịu cuộc sống thấp hèn, tủi nhục. Có kẻ lại ngất ngưởng trên vinh
quang nhưng cho dù thấp hèn hay cao sang thì cuối cùng cũng đều đi đến m
ột kết cục trong
cái cỗ quan tài sơn son kia. Còn những con người lao động nơi ngoại ô, ngõ hẻm tối tăm
này, họ cũng đang cùng chịu chung một kiếp người: Kiếp sống của những con người “yêu
sống, mong sống, ham sống” (Nguyễn Đình Lạp,2003:74) nhưng niềm tin yêu, hy vọng của
họ ngày càng bị lụi tàn dần trong những cuộc mưu sinh “gay go, tàn nhẫn và nhọc nhằn”
(Nguyễn Đình Lạp,2003:74).
1.2. Bi kịch của những kiếp người trong một xã hội bóp nghẹt mọi khát vọng và
ước mơ:
Hiện thực tăm tối của xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là một mảng đề tài
phong phú trong văn học và những vấn đề trong xã hội ấy luôn có tính chất bức thiết và
nhức nhối. Từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu cũng chịu chung một cảnh lầm than bế tắc,
cảnh nô lệ một cổ hai tròng dưới chế độ thống trị của chính quyền thực dân nửa phong kiến.
Những cảnh đời ấy đã được ghi lại một cách đầy đủ và hiện lên một cách chân thực, sinh
động qua ngòi bút của những nhà văn hiện thực. Qua những trang văn ghi lại giai đoạn này,
người đọc như bắt được nhịp sống của một thời. Nhịp sống ấy không sôi động cũng không
bình yên lặng lẽ mà chất chứa những biến động ngấm ngầm bên trong. Qua những trang
văn ấy, người đọc như còn thấy được “những lạc hậu, nghèo đói, khổ ải, những tráo trở
biến động, những thét gào” (Dương Nghiễm Mậu,2000:115-116) của những mảnh đời đầy
đau khổ. Hơn thế nữa, dường như mỗi con người tồn tại trong xã hội ấy đều là hiện thân
của một số phận đầy bi k
ịch. Chúng ta đã không thể nào quên được bi kịch của những
người nông dân nghèo ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, chẳng hạn bi kịch của một
con người bị từ chối quyền làm người như Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao,

bi kịch của một người mẹ phải rứt ruột bán con để đóng suất sưu cho người em chồng đã
chết như chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay bi kịch của người nông dân
bị dồn đẩy đến bước đường cùng như Anh Pha trong tiểu thuyết Bước đường cùng của
Nguyễn Công Hoan… Và biết bao bi kịch khác của người nông dân vẫn diễn ra hằng ngày
sau lũy tre làng mà người ta vẫn tưởng rằng cuộc sống ở đó bình yên, êm ả. Cuộc sống ở
nông thôn đã thế, cuộc sống ở thành thị cũng không ngoại l
ệ. Những con người sống ở
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

23
thành thị đặc biệt là những thị dân nghèo cũng chịu số phận đau thương tăm tối đầy bi kịch
chẳng kém những người nông dân. Tiểu thuyết “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” của Nguyễn Đình
Lạp đã chú ý khai thác bi kịch của những mảnh đời lầm than ấy.
Đến với tiểu thuyết “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm”, người đọc sẽ bắt gặp biết bao số phận
đầy bi kịch. Đó là bi kịch của những cô đầu vì mưu sinh mà phải chịu bao thiệt thòi: chịu
chèn ép bởi chủ, chịu đòn đánh bởi sự ghen tuông của bạn đồng nghề, chịu sự “vùi hoa dập
liễu” (Nguyễn Đình Lạp,2003:112) của khách chơi điển hình là cô đầu Huệ. Bi kịch của
những người phụ nữ xinh đẹp như Ngọ - vợ lẽ bác Vuông, Khuyên, Còi - con gái bác. Ngọ
chỉ mới mười mấy tuổi đầu đã bị chồng của cô ruột hãm hại. Khuyên cũng vì một chút nhan
sắc mà bị ba Sự - tên chủ sòng bạc tìm kế hãm hại đưa Nhớn vào tù. Còi cũng vì sắc đẹp
mà bị tên Phả - đàn em của Ba Sự tán tỉnh đến khi Còi có mang ba tháng thì bỏ rơi. Nhưng
trọng tâm của tác phẩm, Nguyễn Đình Lạp đã xoáy sâu vào bi kịch của những người lao
động nghèo - những con người siêng năng cần cù, yêu sống, ham sống, luôn muốn vượt lên
trên hoàn cảnh nhưng nghịch cảnh lại luôn dồn đẩy họ đến chân tường, rơi vào sự bế tắc,
tuyệt vọng. Điển hình cho tấn bi kịch ấy là bác Vuông trong “Ngoại ô” và Nhớn trong “Ngõ
hẻm”.
Bi kịch của bác Vuông bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, những nguyên
nhân chính là do cuộc sống nghèo nàn, cơ cực với những lối sống, nếp nghĩ lạc hậu và do
chính sách vô lý của bọn thực dân. Có thể nói, cuộc đời của bác Vuông gói gọn trong một

chữ nghèo. Từ đời cha mẹ bác đến đời bác đều sống bằng nghề bán bánh giầy bánh giò.
Một cái nghề vừa vất vả vừa chẳng kiếm được bao nhiêu tiền. Vì thế, cái nghề bánh gia
truyền cũng mang theo cái nghèo gia truyền đến cho gia đình bác. Ngày trước, cũng chính
vì nghèo mà “cha mẹ bác phải chịu thương, chịu khó, kham khổ mãi mới chắt bóp dành
dụm được hai chục bạc để lo vợ cho bác” (Nguyễn Đình Lạp,2003:63). Nhưng cũng rất
may mắn cho bác, trong cảnh nghèo khổ, bác lại có được một người vợ chịu thương chịu
khó, biết san sẻ gánh nặng cùng chồng. Hai vợ chồng Bác bắt đầu gây dựng cuộc sống
riêng chỉ bằng một “ngọn đèn chai ám khói đen kịt… Ngọn đèn ấy là tất cả cái gia tài của
cha mẹ bác đã để lại cho ba chị em bác” (Nguyễn Đình Lạp,2003:42). Cuộc sống của hai
vợ chồng bác cũng rất đầm ấm, êm đềm với ba đứa con gái. Tuy cuộc sống hơi chật vật
nhưng cũng không đến nỗi nào. Cũng có những ngày hàng ế, nợ nần bao vây nhưng cũng
có những ngày Tết, gia đình bác được đặt hàng nhiều: nào bánh chưng, nào giò mỡ, giò hạt
lựu, giò lụa… Hai vợ chồng bác phải thuê thêm người và nhờ bạn bè làm giúp. Mỗi vụ Tết
làm ăn khấm khá, vợ chồng bác cũng có vài chục bạc để ăn Tết, mua đồ mới cho ba đứa
con, mua đồ cúng lễ ăn Tết. Cuộc sống của gia đình bác những tưởng sẽ vui vầy, sung túc
như thế mãi nếu không có cái chính sách bất thình lình vô lý của bọn Thực dân: Lệnh c
ấm
giò chả ở ngoại ô vào thành phố. Bi kịch của gia đình bác Vuông cũng bắt đầu từ đó. Cái
lệnh cấm ấy là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của bác Vuông. Nó đánh dấu quãng
thời gian hạnh phúc, vui tươi của gia đình bác vừa kết thúc và mở ra quãng thời gian đầy
sóng gió, bất hạnh với bao tai ương liên tiếp đổ xuống mái gia đình nhỏ bé của bác. Tuy cả
hai quãng thời gian, Bác đều phải sống trong cuộc sống lao động nghèo khó, vất vả và cay
cực nhưng chí ít, ở quãng thời gian trước khi có lệnh cấm ấy, bác còn được sống trong
những niềm vui đơn sơ, nhỏ bé với vợ hiền, con ngoan, công việc suông sẻ. Quãng thời
gian êm đềm ấy kết thúc trong cảnh gia đình bác Vuông nô nức đón Tết. Bác Vuông vừa
cưới được vợ lẽ. Trong tâm trạng “nhẹ nhõm, khỏe khoắn, vui vui”, bác lấy cây đàn bầ
u ra
gẩy. “Khi có sự gì buồn hay có sự gì vui, bác thường đem đàn ra gẩy. Hôm nay, điệu nhạc
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai


24
bình dị ấy là sản phẩm của một tâm hồn vui sống, ham sống, yêu sống. Sống đầy đủ. Sống
thỏa mãn.” (Nguyễn Đình Lạp, 2003: 154). Tâm hồn bác như cũng rung động theo điệu
rung của dây đàn. Bác vừa gẩy đàn vừa “tưởng nhớ bao nhiêu việc vui mừng vừa ghi lại
trong đời bác: chạm mặt con, giúp đỡ được cô Huệ, hàng họ chạy như tôm tươi và việc
kiếm một người vợ lẽ đã thành sự thực” (Nguyễn Đình Lạp,2003:154).
Khung cảnh tươi vui khép lại cũng là lúc quãng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi trong
đời bác Vuông cũng vĩnh viễn khép lại. Lệnh cấm giò chả thi hành cũng kéo theo sự bất
hạnh của gia đình bác Vuông và bao nhiêu người đồng nghề với bác. Từ đấy, cuộc đời bác
như mở sang một trang mới, có phần tăm tối hơn và ngày càng lụi tàn đi. Đúng như bác đã
từng nghĩ và từng dự đoán về số phận mình: “Cả một cuộc đời siêng năng và đau khổ của
cha mẹ bác và rồi đây… cả một cuộc đời của vợ chồng bác nữa cũng chỉ như ngọn đèn âm
thầm và đen tối này thôi. Cháy không ai hay mà tắt cũng không ai biết. Thật là buồn, thật
là tủi, thật là đau đớn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:43). Dự đoán ấy có lúc tưởng như sai lầm
và có lẽ chính bác Vuông cũng đã quên đi vì biết bao niềm vui, hạnh phúc đến với gia đình
bác. Nhưng chính cái lệnh cấm vô lý ấy của bọn thực dân đã góp phần đẩy bác đi vào quỹ
đạo định mệnh của mình và đẩy bác rơi vào bi kịch của sự bế tắc.
Bi kịch của gia đình bác Vuông có nguyên nhân trực tiếp là do những chính sách
cấm kỵ vô lý của bọn Thực dân. Bên cạnh đó, bi kịch của gia đình bác còn có nguyên nhân
gián tiếp chính là “lối sống, nếp nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan – con đẻ của Chủ nghĩa Thực
dân phong kiến” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:23). Tất cả đã góp phần “nhấn chìm cuộc sống
của những người dân nghèo trong màn đêm của sự lầm than” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:23).
Nếu không tại tư tưởng cổ hủ của bác Vuông gái – tư tưởng của một người phụ nữ được
giáo dục trong khuôn mẫu lễ giáo phong kiến – đó là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô” thì gia đình bác đã sống êm đềm, hạnh phúc với ba cô con
gái. Bác Vuông trai đâu phải tốn thêm món tiền đi cưới vợ lẽ để rồi thêm người làm không
thấy, chỉ thấy thêm miệng ăn khi gia đình lâm vào cảnh khốn đốn. Tiếp đó, hàng loạt tai
họa dồn dập đổ tới: buôn bán không được, vợ cả bị dịch tả lăn ra chết. Bác Vuông gái đã
sống cả cuộc đời cơ cực, chui rút trong cái xó xỉnh tồi tàn, ẩm thấp ở ngoại ô và cho đến

chết, bác cũng phải chết trong âm thầm, lén lút, tức tưởi. Đám tang của bác diễn ra một
cách sơ sài chóng vánh. Một phần để tránh con mắt của nhà chức trách, một phần vì những
người hàng xóm sợ lôi thôi, ai cũng ghẻ lạnh. Cuối cùng, đám tang chỉ có “một cỗ áo quan
mộc bốn người khiêng vai… Theo sau chỉ có lèo tèo mấy người tang gia, người nào người
nấy đều mệt nhoài không khóc được ra hơi nữa. Đám tang âm thầm đi qua những rặng cúc
tần” (Nguyễn Đình Lạp,2003:215-216). Bác Vuông gái mất cũng như cánh tay phả
i của gia
đình cũng không còn. Mọi sự buôn bán của gia đình đều trông cậy cả ở bác gái. Vậy mà,
bác lại ra đi giữa lúc gia đình đang gặp sóng gió bỏ lại đàn con thơ cho bác Vuông và người
vợ lẻ gồng gánh.
Nỗi khổ của gia đình bác Vuông đâu dừng lại ở đó. Sau khi bác Vuông gái mất chưa
được bao lâu thì cái Khuyên – con gái lớn của bác cũng bỏ nhà theo Nhớn – bạn bác.
Khuyên bỏ nhà ra đi vì không chấp nhận lề lối hôn nhân lạc hậu “cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy”. Bác Vuông đã vì tình nghĩa bạn bè mà hứa gả con gái cho Pháo – con trai bác phở
Mỗ. Khi biết con gái không ưng Pháo mà yêu Nhớn thì vì chữ tín, bác lại dùng quyền lực
của người cha mà ép duyên con. Bị dồn ép, Khuyên đã liều bỏ trốn cùng Nhớn. Khuyên bỏ
nhà ra đi như một tác nhân đẩy bi kịch của bác Vuông lên đến đỉnh điểm. Như một giọt
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai

25
nước làm tràn ly, Khuyên bỏ nhà theo Nhớn càng đẩy bác Vuông rơi vào nỗi đau tột cùng
của sự bế tắc không lối thoát. Bởi tâm hồn người cha ấy đã quá mệt mỏi, chán chường,
tuyệt vọng. Cùng một lúc, bác phải đón lấy biết bao nhiêu tai họa: “Lệnh cấm hàng giò chả,
bác gái bị bắt vì bán thịt lợn lậu, vợ bỗng nhiên lăn đùng ra chết, con gái lớn phải lòng
trai. Trong khi ấy, cái nghèo cứ lù lù tiến đến. Rõ rệt dần. To lớn dần. Nguy hiểm dần”
(Nguyễn Đình Lạp,2003:233). Mà người con trai đã quyến rũ con gái bác lại là Nhớn – bạn
bác nên bác cảm thấy mình bị lừa, bị phản bội. Lại thêm việc Khuyên bỏ đi khiến Pháo đau
khổ tự vẫn. Tuy Pháo không chết nhưng bác phở Mỗ lại nghi ngờ bác Vuông thay lòng đổi
dạ. Bấy nhiêu nỗi đau đè nén trong tâm hồn của bác khiến tinh thần bác ngày càng suy sụp.

“Không những bác đau đớn, quằn quại trong cái nghèo hèn, trong sự đổ vỡ đột ngột của
gia đình, bác còn bị chúng bạn hắt hủi coi khinh” (Nguyễn Đình Lạp,2003:234). Sự mất
mát về vật chất có thể tìm lại được, sự đau đớn thể xác rồi cũng sẽ lành nhưng sự mất mát
về tinh thần, nỗi đau tinh thần thì khó lòng xoa dịu. Chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất của
bác là vợ con thì cả hai người đều bỏ bác mà đi. Chỉ còn bạn bè là chỗ dựa thì bạn bè cũng
“hắt hủi, coi khinh”. Có lẽ không còn nỗi đau nào hơn thế, Bác Vuông đã rơi vào cuộc
khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Lúc tỉnh táo, lúc mê sảng, điên loạn.
Bên cạnh bi kịch của gia đình bác Vuông, “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” còn đi sâu khai
thác số phận đầy bi kịch của chàng đồ tể Nhớn – một anh đồ tể xinh trai, tráng kiện, kiếm ra
tiền. Bi kịch của Nhớn trải dài từ “Ngoại ô” sang “Ngõ hẻm” với hai giai đoạn: Giai đoạn
đầu ở ô cầu Dền sống với Tình – một cô gái điếm Nhớn đem lòng yêu và chuộc về làm vợ.
Giai đoạn sau là giai đoạn Nhớn yêu Khuyên và cùng Khuyên trốn ra Hải Phòng, Hà Tu.
Trong giai đoạn đầu ở ô cầu Dền, Nhớn còn là một chàng đồ tể khỏe mạnh, đẹp trai và lúc
đó nghề đồ tể cũng kiếm được khá tiền. Nhưng chẳng may cho Nhớn là Nhớn lại lầm yêu
Tình – một cô gái điếm chỉ biết có tiền, quen sống cuộc sống phong lưu. Bi kịch đầu tiên
của cuộc đời Nhớn cũng bắt đầu từ đó. Yêu Tình, Nhớn đã làm ăn chăm chỉ để mong có
tiền chuộc Tình ra, lập một tiểu gia đình yên ấm với Tình. Đó là khát khao lớn nhất cho
tình yêu đầu đời thiết tha của anh chàng đồ tể. Khát khao đó len lỏi vào tr ong cả giấc ngủ,
biến thành một giấc mộng đẹp mà Nhớn nuối tiếc mãi khi tỉnh lại. Nhớn mơ thấy mình bắt
được tiền “một cái ví dầy cộm đựng đầy những giấy một trăm” (Nguyễn Đình
Lạp,2003:74). Nhớn sung sướng vô cùng. Việc đầu tiên Nhớn làm khi có tiền là chuộc Tình
ra. Mua nhà xây dựng tổ ấm với Tình. Hai vợ chồng buôn bán thịt rất phát đạt và Tình sinh
được một đứa con ngoan. Giấc mơ chỉ đến đó. Nhớn bàng hoàng tỉnh dậy khi nhận mấy cây
phất trần của bà Cả Nẫm. Tỉnh dậy, Nhớn vẫn còn ngơ ngác nuối tiếc giấc mộng đẹp cũng
là ước v
ọng đầu đời Nhớn đang ấp ủ. Từ hôm đó, Nhớn càng quyết tâm thực hiện ước mơ.
Không bao giờ Nhớn thôi nghĩ đến việc đó. Cuối cùng, Nhớn cũng thực hiện được giấc mơ
của mình. Nhớn “cố đi vay mượn, giật gấu vá vai, trong hai ngày mới được hai chục bạc…
Trả mười hai đồng cho mụ chủ săm để chuộc Tình ra. Thế rồi, họ thuê một căn nhà lá
trong ngõ Bò, thế rồi sắm sửa mọi thứ lặt vặt, Nhớn và Tình đã nghiễm nhiên lập một tiểu

gia đình. Vứt bỏ hết mọi lời dị nghị của chúng bạn, của bà chủ hàng thịt, Nhớn chỉ biết
sống theo tiếng gọi của lòng. Và mỗi lần nghĩ đến cái giấc mộng của mình đã thực hành,
lòng Nhớn lại nhộn nhịp tưng bừng như một vườn hoa xuân” (Nguyễn Đình Lạp,2003:116-
117). Thế nhưng, niềm vui của nhớn cũng kéo dài chẳng được bao lâu thì Nhớn đã phải
chứng kiến cái tiểu gia đình mình cố công lập ra đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Đúng như nhận
xét của Sẹo – bạn Nhớn, Tình không phải là người chịu thương chịu khó. Hơn nữa, “đồng
tiền bao giờ chả là cái trụ cột để chống đỡ cho cái cây ái tình ẻo lả khỏi gẫy đổ trước

×