Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và mức bón phân Kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển Hoàng Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.07 KB, 124 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ XUÂN BẢO
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ MỨC BÓN
PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA TỔ HỢP CÀ CHUA LAI NH-2764 TRÊN
ĐẤT CÁT PHA VEN BIỂN HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN
TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2013-2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh
NGHỆ AN, 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi;
- Số liệu trong luận văn được điều tra, nghiên cứu trung thực và chưa
công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác;
- Các trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn cụ thể;
- Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ
Lê Xuân Bảo
iii
LỜI CẢM ƠN
Đề tài: "Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và mức bón phân kali đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha
ven biển Hoàng Mai, Nghệ An trong vụ Đông Xuân 2013-2014” được thực hiện
từ năm 2013 đến năm 2014. trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất


nhiều sự giúp dở của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, ban giám đốc Công Ty
TNHH Giống Cây Trồng Nông Hữu, cán bộ địa phương nới nghiên cứu đề tài.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sỹ
Nguyễn Thị Thanh – người cô giáo kính quý luôn tận tình hướng dẫn và giúp đở
từ những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Công Ty TNHH Giống Cây
Trồng Nông Hữu, ban giám hiệu nhà trường Đại Học Vinh, các thầy cô giáo, cán
bộ công chức trong khoa Đào Tạo Sau Đại Học và Khoa Nông Lâm Ngư, đã tạo
điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất , tài liệu, thiết bị thí nghiệm cho tôi làm
việc trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học , thầy cô giáo đã đóng góp ý kiến
để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành ban lãnh đạo và bà con nông dân xã Quỳnh Liên, thị xã
Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đở tôi trong việc bố
trí thí nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè xa gần và đồng nghiệp
đã động viên giúp đở tôi hoàn thành luận văn này

Vinh, tháng 10/2014
Tác giả
Lê Xuân Bảo
iv
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
KHKT : Khoa học kỉ thuật
PTNN : Phát triển nông thôn
AVRDC : Trung tâm phát triển rau Châu Á
ns : không sai khác ở mức có ý nghĩa 0,05
* : Sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

M : Mật độ
K : Mức bón kali
v
MỤC LỤC
1.1. Ngu n g c, phân b , giá tr c a cây c chuaồ ố ố ị ủ à 4
1.1.1. Ngu n g c, phân b c a cây c chua ồ ố ố ủ à 4
1.1.2. Phân lo iạ 5
1.1.3. Giá tr dinh d ngị ưỡ 6
1.1.4 Giá tr kinh tị ế 7
1.3. Tình hình s n xu t v nghiên c u c chua trên th gi iả ấ à ứ à ế ớ 11
1.3.1. Tình hình s n xu t c chua trên th gi iả ấ à ế ớ 11
1.3.2. Tình hình nghiên c u c chua trên th gi iứ à ế ớ 14
1.3.2.1. M t s nghiên c u v ch n t o gi ng c chua trên th gi iộ ố ứ ề ọ ạ ố à ế ớ 15
1.3.2.2. M t s nghiên c u c chua ch u nhi t cao v kháng b nhộ ố ứ à ị ệ độ à ệ
virus 19
1.3.2.3. M t s nghiên c u v bi n pháp k thu t s n xu t c chuaộ ố ứ ề ệ ỹ ậ ả ấ à 23
1.4.2.1. Nghiên c u v phát tri n gi ng c chua Vi t Namứ à ể ố à ở ệ 31
vi
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
1.1. Ngu n g c, phân b , giá tr c a cây c chuaồ ố ố ị ủ à 4
1.1.1. Ngu n g c, phân b c a cây c chua ồ ố ố ủ à 4
1.1.2. Phân lo iạ 5
1.1.3. Giá tr dinh d ngị ưỡ 6
1.1.4 Giá tr kinh tị ế 7
1.3. Tình hình s n xu t v nghiên c u c chua trên th gi iả ấ à ứ à ế ớ 11
1.3.1. Tình hình s n xu t c chua trên th gi iả ấ à ế ớ 11
1.3.2. Tình hình nghiên c u c chua trên th gi iứ à ế ớ 14
1.3.2.1. M t s nghiên c u v ch n t o gi ng c chua trên th gi iộ ố ứ ề ọ ạ ố à ế ớ 15
1.3.2.2. M t s nghiên c u c chua ch u nhi t cao v kháng b nhộ ố ứ à ị ệ độ à ệ
virus 19

1.3.2.3. M t s nghiên c u v bi n pháp k thu t s n xu t c chuaộ ố ứ ề ệ ỹ ậ ả ấ à 23
1.4.2.1. Nghiên c u v phát tri n gi ng c chua Vi t Namứ à ể ố à ở ệ 31
1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà (Solanaceae), là
một trong những loại rau ăn quả quan trọng nhất trên thế giới. Cà chua có nguồn
gốc từ châu Mỹ và hiện nay được trồng khá phổ biến trên thế giới. Cà chua là
loại rau ăn quả cao cấp, với các giá trị về dinh dưỡng và y học, vừa được sử dụng
quả ăn tươi vừa có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau. Với đặc tính đó
cây cà chua góp phần tích cực trong việc cân đối nguồn thực phẩm giữa các
tháng trong năm, cũng như các vùng khác nhau để không ngừng nâng cao đời
sống của con người. Chính vì vậy, trong những năm qua diện tích trồng cà chua
trên thế giới không ngừng tăng từ 4,0 triệu ha năm 2000 lên 4,9 triệu ha năm
2009 và sản lượng cũng tăng mạnh từ 109,9 triệu tấn lên 141,4 triệu tấn.
Cây cà chua còn được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu di truyền tế
bào và chọn giống ở thực vật bậc cao. Nó có khả năng thích ứng rộng, cho năng
suất cao, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế lớn. Chính vì vậy, cây cà chua luôn
là một trong những đối tượng của các nhà nghiên cứu khoa học nhằm mục đích
không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng về màu sắc, hình dạng,
kích thước quả để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
Sản xuất cà chua ở Việt Nam có nhiều thuận lợi do có quỹ đất lớn, thời tiết
phù hợp, nguồn lao động dồi dào, nông dân có kinh nghiệm, cần cù trong lao
động. Diện tích trồng cà chua chiếm tỷ lệ lớn so với tổng diện tích trồng các loại
cây rau. Các địa phương trồng nhiều cà chua, như Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định, Hưng Yên,… và thời vụ trồng chủ yếu trong năm là ở vụ Đông. Hiện
nay, sản xuất cà chua phục vụ ăn tươi và chế biến đóng hộp đã và đang được sản
xuất quan tâm và phát triển mạnh. Vì vậy, cà chua là loại rau quả chủ lực được
xếp vào nhóm ưu tiên phát triển và
là một trong những sản phẩm rau xuất khẩu

có tiềm năng lớn
của Việt Nam.
Tỉnh Nghệ An đã hình thành được vùng chuyên canh trồng rau tại 12/19
huyện trong tỉnh, mỗi năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng vạn
tấn rau. Vụ đông năm 2007, tỉnh Nghệ An đã trồng 9.000 ha rau các loại, đạt sản
2
lượng 90.000 tấn (Trần Ngọc Lân, 2007). Cũng theo đánh giá của ngành nông
nghiệp Nghệ An, trồng rau xanh đang là nghề ổn định, mang lại thu nhập khá cao
cho người nông dân cá biệt có nơi như xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, bình
quân mỗi ngày xã bán 25 tấn rau, thu nhập đạt 120 triệu đồng/ha/năm. Rau xanh
Nghệ An hiện có mặt tại thị trường 12 tỉnh, thành trong cả nước. Trong các loại rau
xanh tại huyện Quỳnh Lưu thì cây cà chua là một trong những thương phẩm rau
quả được đưa đi bán ra các vùng trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay vùng sản xuất
cà chua còn nhỏ lẻ, manh mún và chưa tập trung. Sản xuất còn mang tính tự phát,
nông dân còn sử dụng nhiều giống cũ năng suất thấp, nhiễm sâu bệnh và chất
lượng chưa cao. Ngoài ra người dân còn lạm dụng phân đạm và thuốc bảo vệ thực
vật dẫn đến sâu bệnh hại nhiều và giảm năng suất. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu
tập trung ở chính vụ đông, là lúc thu hoạch rộ các loại rau màu khác nên giá cà
chua thường rẻ và hiệu quả sản xuất chưa cao. Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng
tốt cho thị trường xuất khẩu nên chủ yếu tiêu thụ nội địa và một phần cho xuất
khẩu. Vì vậy, diện tích và sản lượng cà chua không ổn định.
So với các cây rau khác, cà chua đặc biệt dễ bị thương tổn do sâu bệnh hại.
Thường dễ bắt gặp một số ruộng cà chua bị phá hủy nghiêm trọng do bệnh virus
xoăn lá, héo xanh, sương mai, ở các vùng thâm canh rau quả. Cà chua, cũng
như nhiều đối tượng rau khác, một khi đã nhiễm bệnh virus, khả năng chống
bệnh dường như rất kém hiệu quả.
Trong năm 2012, Công ty TNHH Giống Cây Trồng Nông Hữu đã tiến hành
trồng thử 6 tổ hợp cà chua lai khác nhau tại Nghệ An, kết quả bước đầu đã chọn
được tổ hợp cà chua lai NH-2764 có nhiều đặc điểm nổi trội như mẫu mã thương
phẩm được thị trường ưa chuộng, sinh trưởng khỏe trên đất cát, và được nông dân

đánh giá cao. Tuy nhiên, quá trình triển khai trên diện rộng đang gặp khó khăn do
người dân áp dụng các quy trình kỹ thuật chưa phù hợp (chủ yếu trồng theo kinh
nghiệm), đặc biệt là mật độ trồng và việc bón phân chưa cân đối và phù hợp.
Chính vì thế việc tìm ra được mật độ trồng và các mức bón phân thích hợp cho tổ
hợp cà chua lai NH-2764 là rất cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kỹ
thuật trên địa bàn thị xã Hoàng Mai nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
3
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và mức bón phân kali đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển
Hoàng Mai, Nghệ An trong vụ Đông Xuân 2013-2014”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được mật độ và mức bón phân kali thích hợp cho tổ hợp cà chua
lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về khả năng thích ứng
của tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An.
- Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp các dẫn liệu khoa học về tác động của
phân bón kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của tổ hợp cà chua lai NH-
2764 trên đất cát pha ven biển thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cải thiện các biện pháp kỹ thuật trồng cà
chua tại Nghệ An.
- Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất tổ hợp cà chua lai NH-2764 tại
Nghệ An. Nâng cao năng suất và chất lượng trong việc sản xuất cà chua cho
người nông dân, giúp cho việc phát triển sản xuất cà chua tại Nghệ An ổn định,
có hiệu quả cao.
4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố, giá trị của cây cà chua
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây cà chua
Nhiều nghiên cứu cho rằng cây cà chua có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ,
dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đão Galapagos tới Chile (Nguyễn
Văn Hiển, 2000) [10]. Theo các nghiên cứu của Jenkins (1948), có thể dạng này
được chuyển từ Peru và Ecuado tới nam Mehico. Trước khi Crixitop Colong tìm
ra Châu Mỹ thì ở Peru và Mehico đã trồng cà chua, ở đó nó đó được người dân
bản xứ thuần hóa và cải tiến. Các nhà thực vật học Decadolle (1984), Mulle
(1940), Luckwill (1943), Breznev (1955), Becker - Dilinggen (1956)… đều
thống nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc ở bán đão Galapagos, ở Peru,
Equado, Chile. Tuy nhiên Mehico là đất nước đầu tiên trồng trọt loại cây này. Có
3 chứng cứ đáng tin cậy để khẳng định Mehico là trung tâm khởi nguyên trồng
trọt hóa cây cà chua:
- Cà chua trồng được bắt nguồn từ Châu Mỹ.
- Được trồng trọt hóa trước khi chuyển xuống Châu Âu và Châu Á.
- Tổ tiên của cà chua trồng ngày nay là cà chua anh đào (L.esculentum
var.cerasiforme) được tìm thấy từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Châu Mỹ, sau đó
đến vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi [4].
Lịch sử phát triển và du nhập cà chua vào các nước trên thế giới là khác
nhau. Ở Châu Âu cây cà chua bắt đầu du nhập vào từ thế kỷ 16 do những nhà
buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Năm 1554, Andrea Mattioli nhà dược liệu học
người Italia mới đưa ra những dẫn chứng xác đáng về sự tồn tại của cây cà chua
trên thế giới và được ông gọi là “pomid’oro” sau đó được chuyển vào tiếng Italia
với cái tên “tomato”. Người Pháp gọi cà chua là “pomme d’amour” (quả táo tình
yêu). Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thời bấy giờ cà chua chỉ được
trồng phổ biến dưới dạng cây cảnh với màu sắc quả đẹp vì người ta cho rằng
trong cà chua có độc do cà chua là thành viên trong họ cà, có họ hàng với cây cà
độc dược. Đầu thế kỷ 18 các giống cà chua đã trở nên phong phú và đa dạng,
5

nhiều vùng đó trồng cà chua làm thực phẩm. Cuối thế kỷ 18, cà chua mới được
dùng làm thực phẩm ở Nga và Italia.[6]
Vào thế kỷ 18 cà chua được đưa vào Châu Á nhờ các lái buôn người Châu
Âu và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Đầu tiên là Philippin, đão
Java và Malaysia, sau đó đến các nước khác và trở nên phổ biến [38].
Cà chua du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, tức là
vào khoảng hơn 100 năm trước đây và được người dân thuần hóa trở thành cây
bản địa. Từ đó cùng với sự phát triển của xã hội thì cây cà chua đang ngày càng
trở thành một cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao ở Việt Nam.[7]
1.1.2. Phân loại
Cà chua thuộc chi Lycopersicon Tour, họ cà (Solanaceae). Chi
lycopersicon Tour được phân loại theo nhiều tác giả: Muller (1940), Daskalov và
Popov (1941), Luckwill (1943), Lehmann (1953), Brezhnev (1955, 1964). Ở Mỹ
thường dùng phân loại của Muller, ở Châu Âu, Liên Xô (cũ) thường dùng phân
loại của Bzezhnev. Với cách phân loại của Brezhnev (1964), chi Lycopersicon
Tour được phân làm 3 loài thuộc hai chi phụ [3].
- Subgenus 1 - Eriopersicon: Chi phụ này gồm các loài dại, cây dạng một
năm hoặc nhiều năm, gồm các dạng quả có lông, màu trắng, xanh lá cây hay
vàng nhạt, có các vệt màu atoxian hay xanh thẫm. Hạt dày không có lông, màu
nâu, Chi phụ này gồm 2 loài và các loại phụ.
1. Lycopersicon peruvianum Mill
1a. L. Peruvianum var. Cheesmanii Riloey và var. Cheesmanii f. minor C.
H. Mull.
1b. L. peruvianum var. dentatum Dun.
2. L. hirsutum Humb. Et. Bonpl.
2a. L. hirsutum var. glabratum C. H. Mull.
2b. L. hirsutum var. glandulosum C. H. Mull.
- Subgenus 2 - Eulycopersicon. Các cây dạng một năm, quả không có
lông, màu đỏ hoặc đỏ vàng, hạt mỏng, rộng chi phụ này gồm một loài.
3. Lycopersiconesculentum Mill. Loài này bao gồm 3 loài phụ.

6
a) L. Esculentum Mill. Ssp. Spontaneum Brezh: Cà chua dại, bao gồm hai
dạng sau.
- L. esculentum var.pimpinellifolium Mill. (Brezh).
- L. esculentum var. racemigenum (Lange), Brezh.
b) L. esculentum Mill. ssp. subspontaneum - cà chua bán hoang dại, gồm 5
dạng sau.
- L. esculentum var.cersiforme (A Gray) Brezh - cà chua anh đào.
- L. esculentum var. pyriforme (C.H. Mull) Brezh - cà chua dạng lê.
- L. esculentum var. pruniforme Brezh - cà chua dạng mận.
- L. esculentum var. elongatum Brezh - cà chua dạng quả dài.
- L. esculentum var. succenturiatum Brezh - cà chua dạng nhiều ô hạt.
c) L. esculentum Mill. ssp. cultum - cà chua trồng, có 3 dạng sau:
- L. esculentum var. vulgare Brezh.
- L. esculentum var. validum (Bailey) Brezh.
- L. esculentum var. grandiflium (Bailey) Brezh.
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều gluxit,
nhiều axit hữu cơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người. Theo các
nhà dinh dưỡng hằng ngày mỗi người sử dụng 100g - 200g cà chua sẽ thỏa mãn
nhu cầu các vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ yếu.
Không những có giá trị to lớn về mặt dinh dưỡng mà cây cà chua còn có
giá trị trong y học. Theo Kiều Thị Thư (1998), cà chua có vị ngọt, có tác dụng
tạo năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống hoại huyết,
kháng khuẩn, chống độc, hoà tan ure, thải ure, điều hoà bào tiết, giúp tiêu hoá dễ
dàng các loại bột và tinh bột. Dùng ngoài để chữa trứng cá, mụn nhọt, viêm tấy
và trị vết đốt của sâu bọ. Chất tomarin chiết xuất từ lá cà chua khô có tác dụng
kháng khuẩn, chống nấm, diệt một số bệnh hại cây trồng [24].
Trong cà chua còn có chất Lycopen - thành phần tạo nên màu đỏ của quả
cà chua - giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hàm lượng chất này nhiều hay

ít phụ thuộc vào độ chín của quả và chủng loại cà chua. Đây là một chất oxi hóa
7
tự nhiên mạnh gấp 2 lần so với beta-caroten và gấp 100 lần so với vitamin E.
Lycopen liên quan đến vitamin E đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa ung
thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra nếu sử dụng nhiều cà chua thì tỉ lệ oxi hóa làm hư
các cấu trúc sinh hóa của AND giảm xuống thấp nhất [24].
Bảng 1.1. Thành phần hoá học của 100g cà chua
Thành phần Quả chín tự nhiên Nước ép tự nhiên
Nước 93,76 g 93,9 g
Năng lượng 21 Kcal 17 Kcal
Chất béo 0,33 g 0,06 g
Protein 0,85 g 0,76 g
Carbohydrates 4,46 g 4,23 g
Chất xơ 1,10 g 0,40 g
Kali 223 mg 220 mg
Photpho 24 mg 19 mg
Magie 11 mg 11 mg
Canxi 5 mg 9 mg
Vitamin C 19 mg 18,30 mg
Vitamin A 623 IU 556 IU
Vitamin E 0,38 mg 0,91 mg
Niacin 0,63 mg 0,67 mg
(Nguồn: USDA Nutrient Data Base [33]).
1.1.4 Giá trị kinh tế
Quả cà chua vừa có thể dùng để ăn tươi, nấu nướng vừa là nguyên liệu
cho chế biến công nghiệp với các loại sản phẩm khác nhau. Do đó, với nhiều
nước trên thế giới thì cây cà chua là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất
cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Theo FAO (1999) Đài Loan hằng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng trị
giá là 952000 USD và 48000 USD cà chua chế biến. Lượng cà chua trao đổi trên

8
thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong đó cà chua được dùng ở dạng ăn
tươi chỉ 5-7%. Ở Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1ha cà chua cao hơn gấp 4 lần
so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì. [4]
Ở Việt Nam mặc dù cà chua mới được trồng khoảng trên 100 năm nay
nhưng nó đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng rộng rãi, diện tích
trồng hàng năm biến động từ 12-13 nghìn ha. Theo số liệu điều tra, sản xuất cà
chua ở vùng Đồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân 100-150 triệu
đồng/ha/vụ, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.[21]
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh
1.2.1. Nhiệt độ
Cà chua thuộc nhóm cây ưa ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nảy mầm là
18,5-21
o
C (Wittwer 1960), còn Thompson (1974) lại cho rằng nhiệt độ tối ưu là
26-32
o
C. Nhiệt độ quá cao sẽ làm chậm sự nảy mầm của hạt, hạt dễ mất sức
sống, mầm bị biến dạng. Cà chua sinh trưởng tốt trong phạm vi nhiệt độ 15-30
o
C,
nhiệt độ tối ưu là 22-24
o
C (Lorenz Maynard 1988). Quá trình quang hợp của lá
cà chua tăng khi nhiệt độ đạt tối ưu 25-30
o
C, khi nhiệt độ cao hơn mức thích hợp
( >35
o
C) quá trình quang hợp sẽ giảm dần.

Nhiệt độ ngày và đêm đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng của
cây. Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20-25
o
C (Kuo và cộng sự
1989), nhiệt độ đêm thích hợp từ 13-18
o
C. Theo Claylon (1923), khi nhiệt độ trên
35
o
C cây cà chua ngừng sinh trưởng, và ở nhiệt độ 10
o
C trong một giai đoạn dài
cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết (Swiader J.M. và cộng sự 1992). Ở giai đoạn
sinh trưởng sinh dưỡng, nhiệt độ ngày đêm xấp xỉ 25
o
C sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình ra lá và sinh trưởng của lá. Tốc độ sinh trưởng của thân, chồi và rễ
đạt tốt hơn khi nhiệt độ ngày từ 26-30
o
C và đêm từ 18-22
o
C. Điều này liên quan
đến việc duy trì cân bằng quá trình quang hóa trong cây.
Nhiệt độ không những ảnh hưởng trực tiếp tới sinh truởng dinh dưỡng mà
còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa đậu quả, năng suất và chất lượng của cà
chua. Khi nhiệt độ không khí trên 30/25
o
C (ngày/đêm) làm tăng số lượng đốt
dưới chùm hoa thứ nhất. Nhiệt độ không khí lớn hơn 30/25
o

C (ngày/đêm) cùng
9
với nhiệt độ đất trên 21
o
C làm giảm số hoa trên chùm. Nhiệt độ còn ảnh hưởng
trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ phấn thụ tinh. Tỷ lệ đậu quả cao ở
nhiệt độ tối ưu là 18-20
o
C. Khi nhiệt độ ngày tối đa vượt 38
o
C trong vòng 5-9
ngày trước hoặc sau khi hoa nở 1-3 ngày, nhiệt độ đêm tối thấp vượt 25-27
o
C
trong vòng vài ngày trước và sau khi nở hoa đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó
chính là nguyên nhân làm giảm năng suất. [29]
Sự hình thành màu sắc quả cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ. Nhiệt
độ tối ưu để hình thành sắc tố là 18-24
o
C. Quả có màu đỏ - da cam đậm ở 24-
28
o
C do có sự hình thành Lycopen và Caroten dễ dàng. Nhưng khi nhiệt độ ở 30-
36
o
C quả có màu vàng đó là do Lycopen không được hình thành. Khi nhiệt độ lớn
hơn 40
o
C quả giữ nguyên màu xanh bởi vì cơ chế phân huỷ Chlorophyll không
hoạt động, Caroten và Lycopen không được hình thành.

1.2.2. Ánh sáng
Cà chua thuộc cây ưa ánh sáng, cây con trong vườn ươm nếu đủ ánh sáng
(5000 lux) sẽ cho chất lượng tốt, cứng cây, bộ lá to, khoẻ, sớm được trồng. Ánh
sáng đầy đủ thì việc thụ tinh thuận lợi, dẫn đến sự phát triển bình thường của
quả, quả đồng đều, năng suất tăng.
Thành phần hoá học của quả cà chua chịu tác động lớn của chất lượng ánh
sáng, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng. Theo Hammer và cộng sự
(1942), Brow (1955) và Ventner (1977) cà chua trồng trong điều kiện đủ ánh
sáng đạt hàm lượng axít ascobic trong quả nhiều hơn trồng nơi thiếu ánh sáng.
1.2.3. Nước và ẩm độ
Cà chua có yêu cầu về nước ở các giai đoạn sinh trưởng rất khác nhau, xu
hướng ban đầu cần ít về sau cần nhiều. Lúc cây ra hoa là thời kỳ cần nhiều nước
nhất. Nếu ở thời kỳ này độ ẩm không đáp ứng, việc hình thành chùm hoa và tỷ lệ
đậu quả giảm.
Nhiều tài liệu cho thấy độ ẩm đất thích hợp cho cà chua là 60-65%
(Barehyi, 1971) và độ ẩm không khí là 70 - 80%.
Độ ẩm không khí quá cao (> 90%) dễ làm cho hạt phấn bị trương nứt, hoa
cà chua không thụ phấn được sẽ rụng (Tạ Thu Cúc, 1983). Tuy nhiên, trong điều
10
kiện khô cũng thường làm tăng tỷ lệ rụng hoa. Nhiệt độ đất và không khí phụ
thuộc rất lớn vào lượng mưa, đặc biệt là các thời điểm trái vụ, mưa nhiều là yếu
tố ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây kể từ khi gieo hạt đến khi
thu hoạch.
1.2.4. Đất đai và dinh dưỡng
Cà chua là loại cây trồng tương đối dễ tính, tuy nhiên nên sản xuất cà chua
trên đất phù sa, hàm lượng hữu cơ ≥ 1,5%, độ pH khoảng 5,5-7, tốt nhất là 6,5-
6,8, nên chọn chân đất giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước.
Trong các nguyên tố dinh dưỡng, cà chua sử dụng nhiều nhất là kali, đạm,
thứ đến là lân và canxi. Muốn bón phân khoáng thích hợp cho cà chua cần chú ý
đến độ phì của đất và tình trạng cây, phân khoáng dùng để bón lót và bón thúc

cho cây. Tỉ lệ bón các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu phụ thuộc vào tuổi cây,
giống và điều kiện trồng. Sử dụng phân bón thích hợp sẽ nâng cao sản lượng và
chất lượng quả.
- Đạm: Cà chua yêu cầu đạm nhiều vào thời kì ra hoa và kết quả. Đạm là
nguyên tố dinh dưỡng quan trọng duy trì sự sinh trưởng, hình thành các bộ phận
dinh dưỡng của cây. Trong điều kiện có chế độ chiếu sáng tốt, bón nhiều đạm
làm cho cây sinh trưởng khỏe, mập, có triển vọng cho thu hoạch cao. Nếu trời âm
u, ruộng cà chua không đủ ánh sáng bón nhiều đạm sẽ làm cho cây mọc vóng,
yếu, tỉ lệ đậu quả thấp.
- Lân: Là một trong những thành phần chủ yếu của tế bào và mô cây. Tác
dụng của lân là xúc tiến quả lớn nhanh trong điều kiện cung cấp đạm đầy đủ.
Thời kì đầu sinh trưởng, cây cà chua rất mẫn cảm với thiếu lân trong đất, do vậy
giai đoạn đầu cần phải bón lót cho cây ở dạng dễ tiêu để xúc tiến việc ra rễ đồng
thời tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Cây được bón lót đầy đủ sẽ nở
hoa và chín sớm hơn, chất lượng quả cũng sẽ tốt hơn về lần tăng cường hoạt
động của xitokinin. Thiếu lân, cây đồng hóa đạm yếu, do vậy khi thiếu lân cây có
biểu hiện thiếu đạm, lá có màu xanh tối và thân có màu nâu tím, khi trồng cà
chua cần chú ý bón đầy đủ lân dễ tiêu, hiệu lực của lân tốt khi bón đạm đầy đủ.
11
- Kali: Cần thiết cho quá trình đồng hóa CO
2
để tạo thành gluxit, đồng
thời hạn chế sự phát triển của các loại bệnh hại. Kali cũng giúp cho các tế bào
cứng cáp, làm tăng khả năng cất giữ và vận chuyển, có vai trò quan trọng trong
việc hình thành màu sắc, tăng lượng caroten và giảm lượng clorophin. Khi thiếu
Kali, cây ngừng sinh trưởng, mép lá có vết màu nâu vàng, sau đó cuộn lại và
chết. Bón kali cần kết hợp với việc bón đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng khác.
Cũng như các cây trồng khác cà chua cần ít nhất 20 nguyên tố dinh dưỡng
cho quá trình sinh trưởng phát triển bình thường của nó. Trong các nguyên tố đa
lượng cà chua cần nhiều Kali hơn cả, sau đó là đạm và lân. Cà chua còn yêu cầu

các nguyên tố vi lượng: Bo, mangan, magie, lưu huỳnh, đồng, sắt, kẽm,…, trong
đó bo, kẽm, mangan là các nguyên tố quan trọng nhất, đặc biệt bo có vai trò
trong việc hạn chế hiện tượng rụng của nụ, rụng hoa, quả. Thiếu Bo, bộ lá sẽ kém
phát triển, chồi đỉnh dễ bị thối, quả bị biến dạng. Vì vậy, sử dụng hợp lý phân vi
lượng sẽ nâng cao năng suất và chất lượng cà chua.[7]
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới
1.3.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cây cà chua tuy có lịch sử phát triển tương đối muộn nhưng có khả năng
thích ứng rộng và giá trị sử dụng cao nên hiện nay nó được trồng rộng rãi trên
khắp thế giới đang ngày càng được ưa chuộng và trở thành một trong những cây
trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều nước trên thế giới. Về sản lượng cà
chua chiếm 1/6 sản lượng rau hàng năm trên thế giới và luôn đứng ở vị trí số 1.
Do giá trị sử dụng và khả năng thích ứng, cà chua được trồng ở khắp nơi trên thế
giới. Thế kỉ XIX, cà chua vẫn được trồng như một loại cây cảnh nhờ màu sắc
quả. Ngày nay, người ta đã biết rõ Ankaloit ở trong cà chua là Tomatin, một chất
ít độc kể cả khi hàm lượng rất cao. Bởi vậy, sản xuất cà chua trên thế giới không
ngừng tăng.
Theo FAO (2010), trên thế giới có tới 150 nước trồng cà chua với diện
tích 4.980.424 ha, năng suất trung bình là 283.912 (tấn/ha), sản lượng
141.400.629 tấn.
12
Theo Morrison (1983), tính đến năm 1980 sản lượng cà chua trên thế giới
là 50,1 triệu tấn. Trong đó Châu Âu chiếm 29,1%; Châu Á 23,6%; Bắc Trung Mỹ
18,3%; Châu Phi 10,2%; Nam Mỹ 5,9% và các nước khác là 12,9%. Theo FAO
(stat 2009), năm 2000 diện tích cà chua mới chỉ đạt 4.022.729 ha, trong vòng 10
năm đã tăng nhanh đạt 4.980.424 ha (năm 2009) và sản lượng từ 109.991.205 tấn
đến 141.400.629 tấn. Năm 2008 tổng sản lượng cà chua trên thế giới đạt 136
triệu tấn, các nước đứng đầu là Trung Quốc 33,9 triệu tấn, Mỹ 13,7 triệu tấn, Thổ
Nhĩ Kỳ 10,9 triệu tấn, Ấn độ 10,3 triệu tấn.
Sản xuất cà chua ở châu Á chiếm 44%, châu Âu 22%, châu Mỹ 12%, các

khu vực khác 7%. Tại châu Á, theo thống kê là khu vực trồng nhiều cà chua nhất
(1,19-1,22 triệu ha) và cũng là nơi có sản lượng cao nhất (26,7-28,5 triệu tấn).
Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là nơi trồng nhiều cà chua nhất, Trung Quốc có
344.000 ha cà chua đứng thứ 3 sau khoai tây, bắp cải; Ấn Độ có 320.000 ha cà
chua đứng thứ 3 sau dưa hấu và măng tre (Lin, Lai 1988). Tuy nhiên Nhật Bản
và Đài Loan là 2 nước đứng đầu về năng suất, Nhật Bản năng suất bình quân
52,4 tấn/ha (Naricawa, 1998), Đài Loan năng suất bình quân là 40 tấn/ha có nơi
đạt đến 100-150 tấn/ha (Lin và cs, 1998).
Tại khu vực Bắc Mỹ và châu Âu năng suất cà chua trung bình đạt được
39-43,6 tấn/ha, một số điển hình năng suất như Hà Lan 37,5 triệu tấn/ha. Tại
những vùng này cà chua được trồng trong nhiệt độ thấp, nhiều diện tích được
trồng trong điều kiện nhân tạo.
Tại châu Phi và châu Á do điều kiện kinh tế thấp, cà chua sản xuất chất
lượng còn chưa cao, năng suất bình quân 20,2-23,3 tấn/ha, được tiêu thụ tại chỗ
là chính. Mức tiêu thụ cà chua bình quân tính theo đầu người trên thế giới
16kg/người/năm. Những nước có mức tiêu thụ cao là Thỗ Nhĩ Kỳ 170kg, Italia
77,8kg, Tây Ban Nha 55,3kg và Mỹ 45kg/người/năm.
Châu Âu luôn là khu vực xuất khẩu cà chua lớn nhất ở tất cả các dạng sản
phẩm (Tươi, đóng hộp, cô đặc ). Xuất khẩu cà chua trên thế giới có sự biến động
rất lớn đặc biệt là cà chua chế biến dạng cô đặc. Giá bán có xu hướng giảm mạnh
trong thời gian gần đây. Năm 1999 xuất khẩu cà chua cô đặc của châu Âu chiếm
tới 56% lượng xuất khẩu của thế giới trong khi đó châu Á chỉ là 24%.
13
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên toàn thế giới (từ 2000-2009)
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2000 4.022.729 273.424 109.991.205
2001 4.014.631 268.856 107.935.873
2002 4.149.475 280.122 116.235.925
2003 4.190.199 284.050 119.022.925
2004 4.497.756 283.370 127.453.248

2005 4.557.446 280.467 127.821.788
2006 4.689.576 277.334 130.058.261
2007 4.792.928 280.668 134.522.310
2008 4.837.576 281.607 136.229.711
2009 4.980.424 283.912 141.400.629
Nguồn: (02 September 2010)
Bảng 1.3. Sản lượng cà chua trên thế giới và 10 nước sản xuất lớn
STT Quốc gia Năm 1995 Năm 2000 Năm 2003 Năm 2005
Thế giới 87.592,093 108.339,598 116.943,619 124.426,995
1 Trung Quốc 13.172,494 22.324,767 28.842,743 31.644,040
2 Mỹ 11.784,000 11.558,800 10.522,000 11.043,300
3 Thổ Nhĩ Kỳ 7.250,000 8.890,000 9.820,000 9.700,000
4 Ấn Độ 5.260,000 7.430,000 7.600,000 7.600,000
5 Italy 5.182,000 7.538,100 6.651,505 7.087,016
6 Ai Cập 5.034,179 6.785,640 7.140,195 7.600,000
7 Tây Ban Nha 2.841,100 3.766,328 3.947,327 4.651,000
8 Braxin 2.715,016 2.982,840 3.708,600 3.396,767
9 Iran 2.403,367 3.190,999 4.200,000 4.200,000
10 Mêhico 2.309,968 2.086,030 3.148,136 2.800,115
(Nguồn FAO Database Static 2006)
Cũng theo thống kê của FAO (2005), Trung Quốc là nước có sản lượng
nhiều nhất ước đạt khoảng 31 triệu tấn. Mỹ có sản lượng đứng thứ 2 với khoảng
11 triệu tấn tăng 22% so với năm 2001, sản lượng tăng chủ yếu do tăng diện tích
gieo trồng, sản phẩm cà chua chế biến cuả Mỹ chủ yếu là sản phầm cô đặc. Sản
lượng cà chua chế biến của Italia ước tính đạt 4,7 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm
14
2001 nhờ năng suất tăng.
Tây Ban Nha sản xuất đạt 1,45 triệu tấn sản lượng cà chua chế biến, thấp
hơn năm 2001. Giá thị trường cà chua chế biến tại Tây Ban Nha khoảng 47,30
USD/tấn trong niên vụ 2001-2002 và 45,75 USD/tấn trong niên vụ 2002 - 2003.

Ta có thể thấy rằng cà chua được sản xuất chủ yếu ở các nước ôn đới và á
nhiệt đới. Cà chua sản xuất ở Châu Mỹ, Châu Âu thường được chế biến thành
các dạng sản phẩm khác nhau như cà chua đóng hộp, cà chua cô đặc… Xuất
khẩu cà chua cô đặc ở Châu Âu chiếm tới 56% lượng xuất khẩu trên toàn thế
giới. Sản lượng cà chua Châu Á và Châu Phi cao nhưng do chất lượng không
đồng đều nên chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
Lịch sử công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới bắt đầu ở Châu Âu
với những tiến bộ ban đầu về dòng, giống. Năm 1860 những giống cà chua mới
đã được giới thiệu ở Mỹ. Năm 1863, có 23 giống cà chua được giới thiệu, trong
đó giống Trophy được coi là giống có chất lượng tốt nhất.
Chương trình thử nghiệm của Liberti Hyde Bailey tại trường nông nghiệp
Michigan (Mỹ) bắt đầu từ năm 1886, tác giả đã tiến hành chọn lọc, phân loại
giống cà chua trồng trọt. Từ năm 1870 đến 1893, A.W.Livingston đã giới thiệu
13 giống cà chua trồng trọt được giới thiệu theo phương pháp chọn lọc cá thể.
Khoảng hơn 200 năm trước việc chọn tạo giống cà chua trồng riêng cho các
vùng, chọn giống chịu bệnh đã có nhiều tiến bộ. Người Italia là những người đầu
tiên phát triển các giống cà chua mới này. Sau đó người ta chú ý hơn đến việc
chọn giống cà chua theo mục đích sử dụng riêng. Nhìn chung hiện nay hướng
chọn tạo giống cà chua trên thế giới phụ thuộc vào điều kiện khí hậu đất đai của
từng vùng, kỹ thuật canh tác hay nhu cầu chế biến, ăn tươi mà xác định sự đa
dạng trong công tác chọn tạo loại cây trồng này. Những giống cà chua mới phải
có năng suất cao, ổn định, mềm dẻo sinh thái, chống chịu một số bệnh cơ bản của
từng vùng sản xuất. Cuối thế kỷ XIX có trên 200 dòng, giống cà chua đã được
giới thiệu rộng rãi (theo Tạ Thu Cúc, 1985) [3].
Nhiều công trình nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau
15
Châu Á (AVRDC) cho thấy những giống cà chua chọn tạo trong điều kiện ôn đới
không thích hợp với điều kiện nóng ẩm vì sẽ tạo những quả kém chất lượng như có
màu đỏ nhạt, nứt quả, vị nhạt hoặc chua…(Kuo và cs, 1998) [29]. Theo ý kiến của

Anpachev (1978), Iorganov (1971) thì xu hướng chọn tạo giống cà chua mới là:
+ Tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm
+ Tạo giống cho sản lượng cao, giá trị sinh học cao, dùng làm rau tươi và
nguyên liệu cho chế biến đồ hộp
+ Tạo giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa
+ Tạo giống chống chịu sâu bệnh (dẫn theo Kiều Thị Thư, 1998) [24].
Cho đến nay các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang tiếp tục tiến
hành các nghiên cứu và thử nghiệm để tạo ra các giống cà chua mới nhằm đáp
ứng cho sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của con người, phục vụ tốt nhất cho nhu
cầu của con người. Và đã có nhiều giống mới ra đời đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của con người cả về số lượng và chất lượng.
1.3.2.1. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới
Vào những năm 1960-1970, đã có những công trình nghiên cứu trật tự các
gen trên bộ nhiễm sắc thể cà chua (Cook, 1968; Zhuchenco, 1973).
Ngày nay, các nhà chọn giống đó ứng dụng những thành tựu công nghệ
sinh học hiện đại trong công tác chọn tạo giống cà chua như nuôi cấy bao phấn để
tạo dòng thuần, chuyển nạp gen năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh
hại và tạo được những giống cà chua chất lượng cao. Tới nay công nghệ sản xuất
hạt giống lai F1 đã trở thành ngành công nghiệp đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ,
đã cung cấp giống cho hơn 80% diện tích trồng cà chua trên toàn thế giới.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các giống thuộc chi Lycopersicon và
các dòng hoang dại với bệnh xoăn lá cà chua thì 1201 dòng giống cà chua
thuộc chi Lycopersicon được đánh giá thử nghiệm với bệnh xoăn lá virus ở cả
2 điều kiện trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm trong mùa hè từ 1986-
1989. Hai dòng thuộc loài L .hirsutum là PI390658 và PI390659 và 2 dòng
thuộc loài L. peruvianum là PI 127830 và PI 127831 kháng với bệnh xoăn lá
cà chua. Những dòng này không thể hiện triệu trứng xoăn lá cả trên đồng
16
ruộng và cả sau khi lây nhiễm bằng bọ phấn trắng. Trưởng thành của bọ phấn
trắng chết trong khoảng 3 ngày sau khi thả trên những dòng kháng trong khi

chúng sống được đến 25 ngày trên những dòng mẫn cảm. Quan sát trên đồng
ruộng người ta thấy có từ 0- 4 hoặc 5-25 con bọ phấn trắng trưởng thành trên
những dòng kháng và dòng mẫn cảm (dẫn theo Nguyễn Văn Hiển, Đỗ Tấn
Dũng , 2004) [11].
Gen có sự ảnh hưởng đến số quả/chùm ở cà chua. Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng có sự sai khác giữa giá trị trung bình của bố mẹ và con cháu về chỉ tiêu số
quả/chùm hoa, các gen bổ sung ảnh hưởng đến sự di truyền tính trạng trên ở tất
cả các tổ hợp quan sát [14].
Tính dễ rụng quả của giống cũng được các nhà chọn giống quan tâm. Nếu
giống có quả dễ rụng tỷ lệ hao hụt sẽ cao song nếu khó rụng cũng sẽ gây khó
khăn trong quá trình thu hoạch. Một số giống cà chua thu hoạch bằng máy được
chuyển gen không có tầng rời để khi thu hoạch phần cuống không dính vào quả.
Để nghiên cứu được một giống cà chua có chất lượng cao các nhà chọn
giống phải quan tâm đến nhiều yếu tố: hàm lượng chất khô (đường, ux-caroten,
Vitamin C, ), mẫu mã quả (màu sắc, hình dạng, hương vị, ), hàm lượng đường
tự do, hàm lượng axit hữu cơ, tỷ lệ đường/axit,
Nhiều công trình nghiên cứu nhằm làm tăng hàm lượng chất khô tổng số
đối với các giống có năng suất cao đã được thực hiện thông qua việc lai tạo giữa
các loài khác nhau của chi Lycopersicon, Rick đã tạo ra các dòng cà chua mới có
hàm lượng chất khô cao. Tuy nhiên việc chuyển các gen qui định hàm lượng chất
khô cao vào giống có gen qui định tính trạng chịu va đập trong chọn tạo giống
cho thu hoạch bằng máy là việc làm rất khó, đồng thời nghiên cứu cho thấy nếu
lựa chọn yếu tố hàm lượng chất khô cao thì năng suất sẽ giảm và ngược lại do đó
trong chọn giống cần dung hoà được hai yếu tố này [37].
Một trong những lý do liên quan đến sự đối ngược giữa hàm lượng chất
khô và năng suất là do những giống năng suất cao thường có số quả nhiều nên
không đủ khả năng quang hợp để cung cấp chất khô cho quả. Theo Augustin có
sự biến đổi hiệu suất quang hợp giữa các loại gen có mật độ hạt diệp lục trong lá
17
mầm khác nhau. Những giống có số lượng hạt diệp lục cao thì hiệu suất quang

hợp cao còn những giống có gen qui định hiệu suất hô hấp cao nhưng tốc độ hô
hấp giảm thiểu các tiềm năng năng suất và hàm lượng chất khô cao.
Một số nghiên cứu cho rằng việc nâng cao chất khô dễ tan trong giống
quả mềm dễ hơn trong giống quả chắc. Có thể tạo ra giống có năng suất thấp
nhưng hàm lượng chất khô không tan và khó tan, hàm lượng axit cao nhưng
để tạo ra được giống có năng suất cao cùng với các chỉ tiêu về chất lượng cao
là rất khó. Hàm lượng chất khô có thể được cải thiện nhờ kỹ thuật canh tác
nhiều hơn là chọn giống. Sử dụng nước hợp lý cũng cải thiện hàm lượng chất
khô trong quả.[13]
Hàm lượng đường dễ tan góp phần quan trọng vào việc tạo hương vị thơm
ngon cho sản phẩm. Các loại đường dễ tan trong quả cà chua gồm Fructosa và
Glucosa, ở hầu hết các giống chúng tạo nên ít nhất 50% lượng chất khô tổng số,
mà hàm lượng chất khô tổng số có liên quan rất chặt đến thành phẩm sau chế
biến và là chỉ tiêu quan trọng đối với giống cà chua chế biến được các nhà chế
biến quan tâm.
Hàm lượng các axít hữu cơ trong quả cà chua là đặc trưng quan trọng với
cà chua chế biến vì chúng là yếu tố chủ yếu xác định độ pH. Hàm lượng axit và
độ pH là các yếu tố quan trọng tạo nên hương vị cà chua. Trong nhiều trường
hợp các giống quả chắc có hàm lượng axit thấp vì quả của các giống này có số
ngăn ô nhỏ hơn (với cà chua thì hàm lượng axit chứa trong ngăn ô cao hơn trong
thịt quả). Để giải quyết vấn đề này các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
lai giống có gen qui định hàm lượng axit cao với giống có tiềm năng năng suất
cao để cải thiện lượng axit trong quả.
Hương vị của cà chua có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nó và chịu ảnh
hưởng lớn bởi sự tác động giữa việc giảm hàm lượng đường (Glucose, Fructose)
và axit hữu cơ (axit Citric và axit Malic) [34].
Vitamin A và C là các thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong quả cà chua.
Hàm lượng Vitamin C liên quan đến các yếu tố như cỡ quả, dạng quả, số ngăn
18
quả. Thường các giống quả nhỏ có hàm lượng Vitamin C cao hơn. Trong quả

Vitamin C tập trung ở gần vỏ quả, trong mô của ngăn quả điều này cho thấy các
giống quả chắc thường có hàm lượng Vitamin C thấp hơn. Ngoài ra các giống có
quả dài, bộ lá rậm rạp cũng cho quả có hàm lượng Vitamin C thấp hơn.
Vỏ cà chua là chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với các nhà chế biến vì nó
ảnh hưởng đến tỷ lệ thành phẩm. Vỏ quả và hạt chiếm 18-20% khối lượng quả
sau khi bóc. Giống cà chua chế biến cần dễ bóc vỏ, màu vỏ đồng đều, diện tích
phần vỏ mất màu ít. Tuy nhiên thường các giống cà chua dễ bóc vỏ thì quả mềm,
giống cứng quả thì khó bóc vỏ. Để khắc phục tình trạng này nhiều nhà nghiên
cứu đã sử dụng giống có gen dễ bóc vỏ để cải thiện đặc tính này cho các giống
quả cứng nhằm tạo ra giống quả cứng và dễ bóc vỏ.
Màu sắc quả cà chua được tạo nên bởi sự kết hợp của sắc tố đỏ (qui định
bởi gen og) và chất nhuộm màu (qui định bới gen hp). Nếu chỉ có sắc tố đỏ sẽ
tác động bất lợi đến hàm lượng Vitamin A của quả. Người ta đó dựng phộp lai
ngược lại để chọn gen hp ở thời kỳ cây con và og ở thời kỳ nở hoa thông qua
việc xử lý cây con ở nhiệt độ thấp. Sự kết hợp này tạo cho thế hệ con lai bảo vệ
được cả hai gen từ thời kỳ cây con cho tới trước khi trồng. Mặt khác sự kết hợp
giữa hai gen này tạo cho quả cà chua có màu đỏ đẹp, bền. Ngoài ra một số
giống có thân lá phát triển, độ che phủ quả tốt tạo cho quả ít bị biến đổi màu do
ánh sáng mặt trời.
Năm 2003, Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) đã
đưa ra giống cà chua màu vàng có hàm lượng Caroten cao gấp 3-6 lần so với
giống cà chua màu đỏ. Ngoài ra giống cà chua này cũng có hàm lượng axit thấp
hơn, độ ngọt tương đương các giống cà chua quả đỏ. Giống cà chua này góp
phần làm giảm tỷ lệ quáng gà, mù cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang
và kém phất triển. Giống cà chua này được trồng phổ biến ở Bangladet và được
đông đão người dân đón nhận [29].
Tỷ lệ giữa độ chắc quả và dịch quả trong ngăn hạt là một trong những chỉ
tiêu để chọn tạo giống cà chua chất lượng cao. Dịch quả là nguồn axit quan trọng
và giúp người sử dụng cảm nhận hương vị của quả cà chua. Stevens cho rằng việc
19

tăng hàm lượng axit và đường trong thành phần dịch quả rất cần thiết trong việc
tạo hương vị tốt cho những giống cà chua mới, đặc biệt là cho các giống phục vụ
ăn tươi (Stevens, 1977) [69]. Tuy nhiên, lượng dịch cao thường gây khó khăn cho
công tác vận chuyển, bảo quản và thu hoạch. Vì vậy các nhà chọn giống cần phải
chú ý kết hợp hài hoà giữa độ chắc quả và dịch quả (Eskin, 1989) [47].
1.3.2.2. Một số nghiên cứu cà chua chịu nhiệt độ cao và kháng bệnh virus
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cây cà chua chịu tác động của
nhiều yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, đất, dinh dưỡng, nước,
không khí Trong đó nhiệt độ là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng lớn nhất
đến sinh trưởng phát triển của cà chua, đặc biệt là cà chua trồng trái vụ.
Chọn tạo giống cà chua có khả năng sinh trưởng bình thường và ra hoa
đậu quả ở điều kiện nhiệt độ cao, có ý nghĩa vô cùng lớn trong cung cấp cà chua
tươi quanh năm. Mục tiêu của dự án phát triển cà chua của Trung tâm rau Châu
Á (VARDC, 1986) đối với chọn giống cà chua là: chọn giống năng suất cao, thịt
quả dày, màu sắc thích hợp, khẩu vị ngon, chất lượng cao, chống nứt quả, đậu
quả tốt ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, tiến hành chọn giống chịu.
Nhiều nghiên cứu về chọn lọc các giống cà chua chịu nóng đã được tiến
hành ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ cũng như một số nước khác trên thế
giới. Để chọn tạo giống cà chua chịu nhiệt, các nhà chọn giống trên thế giới đã sử
dụng nguồn gen của các loài hoang dại làm nguồn gen chống chịu với các điều
kiện bất thuận bằng nhiều con đường khác nhau như lai tạo, chọn lọc giao tử
dưới nền nhiệt độ cao và thấp, chọn lọc hợp tử (phôi non), đột biến nhân tạo,
bước đầu đã thu được những thành công nhất định.
Ở cà chua dưới tác động của nhiệt độ cao, khả năng của hạt phấn giữ được
sức sống đi vào thụ tinh là khác nhau và phụ thuộc vào kiểu gen [27]. Nhiệt độ
cao gây chết ở cà chua nằm trong khoảng 40-45
0
C trong thời gian 6 giờ. Các tổ
hợp lai chịu nóng có ngưỡng đông đặc Protein là 55
0

C. Ở nhiệt độ cao (35-50
0
C)
độ hữu dục của hạt phấn giảm đi, làm giảm tỷ lệ đậu quả.
Chọn lọc nhân tạo hạt phấn trên cơ sở đa dạng hoá di truyền của chúng là
một trong những phương pháp chọn giống. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở cà chua

×