Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất giống lạc L14 tại thị xã Của Lò, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.73 KB, 136 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN VĂN TOÀN
ẢNH HƯỞNG CỦA Bo (B), Molipđen (Mo) ĐẾN CÁC
CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LẠC L14
TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH SAN
NGHỆ AN, 2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
- Luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi,
- Tất cả nội dung tham khảo đều được trích dẫn các nguồn tài liệu cụ thể,
- Số liệu trong luận văn này được đo đếm một cách trung thực,
- Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Phan Văn Toàn
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giáo, người thân, bạn bè.
Trước hết tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến PGS. TS
Nguyễn Đình San – cán bộ hướng dẫn khoa học, người đã tận tình hướng dẫn,
góp ý, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
các thầy cô giáo trong khoa Nông – Lâm - Ngư đã đóng góp ý kiến để đề tài của
tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ phòng


thực hành thí nghiệm khoa Sinh học, trung tâm Thực hành thí nghiệm Đại học
Vinh đã tạo điều kiện để tôi tiến hành các thí nghiệm trong đề tài.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình em Nguyễn Thị Châu, phường
Nghi Hương, thị xã Cửa Lò đã tạo điều kiện để tôi tiến hành các thí nghiệm trên
đồng ruộng, cảm ơn các bạn sinh viên khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học
Công nghệ Vạn Xuân đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
Xin cảm ơn bạn bè, người thân đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi thực
hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những sai sót, tôi rất
mong sẽ nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô, các anh chị và
các bạn !
Xin chân thành cảm ơn !
Học viên thực hiện
Phan Văn Toàn
4
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng số liệu vii
Danh mục biểu đồ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
3.3. Nội dung nghiên cứu 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

4.1. Ý nghĩa khoa học 4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất của cây lạc 5
1.1.1. Nguồn gốc và giá trị cây lạc 5
1.1.1.1. Nguồn gốc cây lạc 5
1.1.1.2. Giá trị cây lạc 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới và Việt Nam 12
5
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới 12
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam 15
1.1.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 18
1.1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 18
1.1.3.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 20
1.2. Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng 22
1.2.1. Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng 22
1.2.2. Vai trò của B và Mo đối với cây trồng 26
1.2.2.1. Vai trò của B 26
1.2.2.2. Vai trò của Mo 26
1.3. Tình hình nghiên cứu phân vi lượng trên thế giới và của Việt Nam 27
1.3.1. Tình hình nghiên cứu phân vi lượng trên thế giới 27
1.3.2. Tình hình nghiên cứu phân vi lượng ở việt nam 28
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Vật liệu nghiên cứu 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Phương pháp thực nghiệm 31
2.2.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31
2.2.1.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu theo dõi 33
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 36
2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 36

2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Ảnh hưởng của B, Mo đến sự nảy mầm của giống lạc L14 39
6
3.1.1. Ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm 39
3.1.2. Ảnh hưởng đến chiều dài thân mầm 42
3.1.3. Ảnh hưởng đến đường kính thân mầm 43
3.2. Ảnh hưởng của B, Mo đến sự sinh trưởng của giống lạc L14 45
3.2.1. Ảnh hưởng đến chiều cao thân chính 45
3.2.2. Ảnh hưởng đến số lượng cành cấp 1, cấp 2 48
3.2.3. Ảnh hưởng đến chiều dài cành cấp 1, cấp 2 49
3.3. Ảnh hưởng của B, Mo đến các chỉ tiêu sinh lý của giống lạc L14 51
3.3.1. Ảnh hưởng đến số lượng nốt sần 51
3.3.2. Ảnh hưởng đến khối lượng nốt sần 53
3.3.3. Ảnh hưởng đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) 54
3.3.4. Ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục a và diệp lục b 57
3.3.5. Ảnh hưởng đến cường độ quang hợp 59
3.3.6. Ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp 61
3.3.7. Ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô 62
3.4. Ảnh hưởng của B, Mo đến hàm lượng dầu trong lạc 64
3.5. Ảnh hưởng của B và Mo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
giống lạc L14 65
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
%SS : So sánh với đối chứng
CĐQH : Cường độ quang hợp
HSQH : Hiệu suất quang hợp

TLCK : Tích lũy chất khô
Đ/C : Đối chứng
DLa : Diệp lục a
DLb : Diệp lục b
NM : Nảy mầm
ĐK : Đường kính
NSCT : Năng suất cá thể
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
8
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Phân loại dưới loài của lạc trồng Arachis hypogaea L.
Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng lạc trên thế giới qua một số năm
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng lạc của một số quốc gia trên thế giới
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của B và Mo đến tỉ lệ nảy mầm của hạt
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của B và Mo đến chiều dài thân mầm
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của B và Mo đến đường kính thân mầm
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của B và Mo đến chiều cao thân chính
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của B và Mo đến số lượng cành cấp 1, cấp 2
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của B và Mo đến chiều dài cành cấp 1, cấp 2
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của B và Mo đến số lượng nốt sần/cây
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của B và Mo đến tổng khối lượng nốt sần/cây
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của B và Mo đến diện tích lá
Bảng 3.10. Chỉ số diện tích lá (LAI) qua các thời kỳ
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của B và Mo đến hàm lượng diệp lục a (Dla)
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của B và Mo đến hàm lượng diệp lục b (DLb)
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của B và Mo đến cường độ quang hợp (CĐQH)
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của B và Mo đến hiệu suất quang hợp (HSQH)
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của B và Mo đến khả năng tích lũy chất khô
Bảng 3.16. Hàm lượng dầu trong lạc

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của B và Mo đến các yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của B và Mo đến năng suất
8
19
20
39
43
44
46
49
50
52
53
55
56
57
58
60
61
63
64
66
67
9
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Tỷ lệ nảy mầm của các công thức so với đối chứng sau 24 giờ
Hình 3.2. Tỷ lệ nảy mầm của các công thức so với đối chứng sau 48 giờ
Hình 3.3. Tỷ lệ nảy mầm của các công thức so với đối chứng sau 72 giờ
Hình 3.4. Chiều cao thân chính các công thức qua các thời kỳ
Hình 3.5. Năng suất lý thuyết, năng suất thực thu các công thức

40
41
41
47
68
10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L.) vừa là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực
phẩm và cũng là cây có dầu có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới, trong số các loại
cây có dầu ngắn ngày, cây lạc được xếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích và sản
lượng, xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm quan trọng, xếp thứ 4 về nguồn dầu
thực vật và xếp thứ 3 về nguồn protein cung cấp cho người [6]
Cũng như các cây họ đậu khác, lạc là cây có khả năng cố định nitơ sinh
học rất quan trọng cho cây trồng thông qua hoạt động sống của vi sinh vật. Ước
tính có khoảng 72 đến 124 kg N/ha/năm cố định được sau khi canh tác lạc. Trong
những điều kiện tối ưu, cây lạc có thể cố định được từ khí trời khoảng 200 đến
260 kg N/ha cung cấp cho đất. Bên cạnh đó còn có một khối lượng sinh học lớn
của thân lá lạc bị phân huỷ sau khi thu hoạch đã để lại một lượng mùn đáng kể,
lạc cũng được xem là cây che phủ đất rất tốt. Nếu gieo trồng ở mật độ thích hợp,
quản lý cỏ dại tốt ở thời gian đầu, cây lạc hoàn toàn có khả năng khống chế được
cỏ dại trong suốt thời kỳ sinh trưởng, do vậy sẽ giảm đáng kể số công lao động
để chuẩn bị đất gieo trồng vụ sau. Vì vậy, trồng lạc có tác dụng cải tạo đất, bồi
dưỡng độ phì nhiêu cho đất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc luân xen canh,
thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhất là đối với những vùng đất xám, đất bạc
màu nghèo dinh dưỡng [19].
Xét về dinh dưỡng thì lạc là một trong những nguyên liệu quý đóng góp tỷ
lệ đáng kể vào thành phần chất béo, protein và lượng dầu thực vật quan trọng cho
khẩu phần ăn hằng ngày của con người. Dầu lạc có thể thay thế mỡ động vật và
có tác dụng tốt cho sức khoẻ, có khả năng làm giảm hàm lượng cholestrerol trong

máu nên có thể ngăn ngừa những bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, suy
dinh dưỡng [29].
Ở Việt Nam, lạc được xem là một trong những cây trồng có vai trò chủ
đạo và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông thôn. Trước yêu cầu to
11
lớn của công cuộc đổi mới đất nước, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất và sản
lượng kinh tế của cây trông trên một đơn vị diện tích là rất cần thiết. Cây lạc đã
được Bộ NN & PTNT xác định là một trong những cây trồng trọng điểm của
chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Cho đến nay, lạc được
trồng phổ biến khắp mọi vùng, chủ yếu tập trung ở những vùng có chân đất xám
bạc màu, đất phù sa cổ, đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, số ít được trồng
trên đất đỏ bazan, nhìn chung diện tích và sản lượng đã tăng lên đáng kể [29].
Năm 2013, diện tích trồng lạc cả nước đạt 219.300 ha, sản lượng đạt
468.400 tấn. Giá trị xuất khẩu lạc năm 2011 là 2.573.000 USD, năm 2012 là
5.614.000 USD (theo FAO, 2014). Ở Nghệ An, diện tích gieo trỉa ước đạt 19.640
ha, giảm 2,35% (- 472 ha) so với năm trước; năng suất sơ bộ 22,66 tạ/ha, tăng
2,92 tạ/ha, sản lượng sơ bộ đạt 44.509 tấn, tăng 12,08% (+4.798 tấn) (nguồn: Chi
cục thống kê Nghệ An).
Có thể nói cây lạc đã đóng góp to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vật chất
cũng như tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Tiềm năng cây lạc còn rất
lớn như tăng về diện tích, các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống,
phân bón, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật canh tác, Trên thực tế, năng suất sản
lượng lạc ở Nghệ An còn chưa cao. Nguyên nhân là do Nghệ An có khí hậu
khắc nghiệt, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) khô, nóng,
nhiệt độ có thể lên tới 40
0
, mùa đông lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
lạnh giá và mưa phùn. Diện tích đất canh tác lạc chủ yếu là đất cát nghèo mùn,
mức độ thâm canh còn thấp.

Năng suất cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng phụ thuộc rất lớn vào
các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng. Bên cạnh các đặc tính di truyền, cây còn chịu
ảnh hưởng rất lớn từ các điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là yếu tố về dinh dưỡng.
Trong cây, các nguyên tố vi lượng dù chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại đóng
một vai trò vô cùng quan trọng và được thể hiện ở nhiều mặt. Chúng thúc đẩy sự
trao đổi chất trong cây, tác động tốt đến các quá trình sinh lý sinh hóa, ảnh
12
hưởng đến quá trình tổng hợp diệp lục và nâng cao cường độ quang hợp, tăng
cường khả năng chống chịu của cây đối với sâu, bệnh cũng như với điều kiện
môi trường bất lợi. Ngoài những phân bón truyền thống mà người dân đã sử
dụng thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng đến năng suất
và chất lượng cây lạc là một yêu cầu rất cần thiết [29].
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của Bo (B), Molipđen (Mo) đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất
giống lạc L14 ở thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của việc xử lý các nguyên tố B, Mo đến
các chỉ tiêu sinh lý và năng suất cây lạc, qua đó bước đầu đưa ra được nồng độ
cũng như phương pháp bón phù hợp nhằm nâng cao năng suất lạc cho người sản
xuất.
3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng và năng suất của giống lạc L14
- Các nguyên tố vi lượng B và Mo ở các nồng độ và phương pháp khác
nhau
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của B, Mo đến các chỉ tiêu sính lý, sinh trưởng,
năng suất trên đối tượng là giống lạc L14
- Địa điểm nghiên cứu: phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ
An.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014
13
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của B và Mo đến:
- Sự nảy mầm của hạt
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng
- Ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý
- Ảnh hưởng đến hàm lượng dầu trong lạc
- Ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống
lạc L14
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài nhằm chứng minh vai trò của nguyên tố vi lượng mà cụ thể ở đây
là B và Mo lên đối tượng là giống lạc L14
- Là cơ sở để nghiên cứu các nguyên tố vi lượng khác, hoặc trên đối tượng
cây trồng khác
- Là cơ sở để nghiên cứu liều lượng thích hợp khi bón B và Mo cho cây lạc
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài là cơ sở để đưa việc sử dụng B và Mo vào thực tiễn sản xuất nhằm
nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cho người nông dân
14
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất của cây lạc
1.1.1. Nguồn gốc và giá trị cây lạc
1.1.1.1. Nguồn gốc cây lạc
Lạc (Arachis hypogae L) là cây công nghiệp quý và quan trọng ở nước ta,
được trồng rộng khắp từ bắc vào nam, với nhiều tên gọi khác nhau: lạc, đậu
phộng, đỗ lạc [33], [39] Tuy nhiên, lạc không phải là cây nguyên sản ở Việt
Nam. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học phân vân về nguồn gốc cây lạc.
Nhiều tác giả trong thế kỷ XIX đưa ra giả thuyết về nguồn gốc châu Phi của cây

này. Nhiều bằng chứng khảo cổ, thư tịch, dân tộc học, văn hoá dân gian đều
khẳng định châu Á cổ đại chưa biết đến cây lạc. Trong khi đó, một số tác giả Hy
Lạp cổ, đặc biệt là Theophraste và Pline đã dùng các từ Hy Lạp arakos và La
tinh arachidra để gọi một cây thuộc bộ Đậu, có bộ phận ở dưới đất ăn được và
thời đó được trồng ở Ai Cập và một số nơi thuộc Địa Trung Hải. Đến giữa
những năm 30 của thế kỷ XX, người ta mới khẳng định cây ở trên không phải là
cây lạc.
Vào khoảng năm 1875, trong những ngôi mộ cổ trước thời Colomb ở
Ancon, Pachacamae và nhiều nơi khác thuộc Peru, Squier E. G. đã tìm thấy
những hạt và củ giống với hạt và củ lạc đang trồng lúc đó ở Peru. Trong nghệ
thuật cổ Inca có thấy những trang trí hoa văn hình cây lạc. Vào năm 1535, lần
đầu tiên Oviedo và De Valdes nói đến cây lạc trong lịch sử đại cương về Ấn Độ,
sau đó vào năm 1567 được Schmidel và Ulrich nói trong tờ trình về chuyến
thám hiểm Braxin. Năm 1569 trong cuốn “Las cosas que se traen nuestra Indias
occcidentales” Nicolas Monardes đã chú ý đến cách kết quả độc đáo của cây
này. Năm 1648, Margraff G. trong cuốn “Historia Plantarun” đã mô tả và vẽ
cây “Mundubi” (cây lạc) thấy ở Braxin. Lần đầu tiên, Poiteau (1806) và Richard
(1823) đã mô tả chính xác cây lạc. Trong thời gian đó, Nissole đã trồng lạc
trong vườn thực vật ở Montpollier và đã thông báo kết quả ở Viện Hàn lâm
15
khoa học Pháp. Năm 1753, Linne đặt tên khoa học cho cây lạc là Arachis
hypogea L. [20], [31]
Hiện nay không thấy loài A. hypogae ở trạng thái hoang dại. Những loài
khác thuộc loại Arachis cũng chỉ phân bố rộng rãi ở vùng từ Braxin đến
Achentina, nằm giữa vĩ tuyến 10 đến 35 độ nam. Theo Chevalier, Arachis
pusilla là loài hoang dại duy nhất gần với loài lạc trồng. Lạc dại phát triển chậm
hơn, cây thấp, số củ ít hơn so với lạc trồng.
Ngày nay không ai còn nghi ngờ nguồn gốc Nam Mỹ của cây lạc. Tuy
nhiên, Vovilov cho rằng Braxin và Paragoay là trung tâm trồng lạc nguyên thuỷ
trong khi Higgings B. B. lại cho rằng vùng Grand Chaco nằm trong vùng các

thung lũng ở Paragoay và Parama là nơi phát nguồn của cây lạc trồng.
Trước khi người châu Âu phát hiện ra châu Mỹ, lạc đã theo dân địa
phương đến các vùng ở Nam Mỹ, nhiều đảo thuộc quần đảo Antilles và rất có
thể cả Trung Mỹ và Mehyco. Vào đầu thế kỷ XIV, người Bồ Đào Nha đã nhập
cây này vào bời biển Tây Phi. Có lẽ cũng vào lúc đó người Tây Ban Nha đã đưa
cây lạc từ bờ biển tây Mehyco đến Philippin, từ đây lạc lan sang Trung Quốc,
Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ và bờ biển phía đông nước Úc. Rất có thể từ
Srilanca hoặc Malaixia sau đó lạc được đưa đến Madagatxca và bờ biển Đông
Phi. Như vậy, châu Phi là nơi gặp gỡ giữa hai đường lan tràn khác nhau của cây
lạc. Tuy nước Mỹ ở rất gần quần đảo Antilles và Mehyco nhưng cây lạc lại đến
nước này theo những đoàn nô lệ từ Tây Phi.
Nguồn gốc và lịch sử phổ biến cây lạc trên thế giới cho thấy cây này có
hai trung tâm phân hoá bậc hai: một trung tâm ở vùng Philippin – Malaixia –
Indonexia có nhiều kiểu cây khác nhau và chủ yếu thuộc nhóm Valenxia và
Spanish, một trung tâm ở Tây Phi, quanh vĩ tuyến 10 độ nam có nhiều kiểu cây
thuộc nhóm Virginia. [31]
Đối với Việt Nam, năm 1961, Nguyễn Hữu Quán chỉ đưa ra một nhận
định không có dẫn chứng chứng minh: “Ở nước ta có lẽ lạc cũng được truyền
16
giống từ Trung Quốc sang vào khoảng đầu thế kỷ XIX”. Khi tìm hiểu lịch sử
nhập nội lạc vào nước ta chúng ta thấy nổi bật một số điểm. [31]
- Về mặt địa lý: nước ta ở gần bên vùng Philippin – Malaixia –
Indonexia, một trong hai trung tâm phân hoá bậc hai của cây lạc. Hơn nữa, từ
trước thế kỷ XIV – khi cây lạc từ Braxin đến Philippin và từ đó phổ biến sang
Trung Quốc, Đông Nam Á, nước ta đã có liên hệ về nhiều mặt với đảo Dừa
(Indonexia), Java và từ giữa thế kỷ XVI về sau, các nhà buôn và các nhà
truyền giáo Bồ Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha thường đến buôn bán, giảng đạo
ở nước ta, nhất là ở Đàng Trong (Trung bộ ngày nay). Có thể sau khi đến
Philippin cây lạc cũng từ đây theo các nhà buôn và các nhà truyền giáo châu Âu
vào nước ta như đã đến Trung Quốc, Indonexia.

- Về mặt ngôn ngữ, người Trung Quốc gọi cây lạc là “lạc hoa sinh”. Rất
có thể tên “lạc” ở nước ta là một cách gọi tắt, rút gọn từ cách gọi trên trong tiếng
Trung Quốc. Đây là một bằng chứng chứng minh khả năng cây lạc vào nước ta
theo đường Trung Quốc hoặc do người Trung Quốc đưa vào nước ta.
Tóm lại, còn quá sớm khi đưa ra bất kì kết luận nào, dù là bước đầu khi
nói về quá trình nhập nội cây lạc vào nước ta.
Theo tài liệu thống kê cũ, năm 1932 nước ta có khoảng 3800 ha đất trồng
lạc, năm 1939 diện tích trồng lạc tăng lên 4600 ha. Đến khoảng những năm 1970,
riêng miền bắc, hàng năm gieo trồng từ 35 – 50 nghìn ha lạc, tập trung nhiều nhất
ở vùng khu IV cũ, sau đó là vùng đồng bằng bắc bộ (theo số liệu 1962 miền bắc
có 34492 ha lạc). Diện tích lạc bằng 1/4 diện tích của 18 cây công nghiệp (kể cả
cây đậu tương) cộng lại. [31]
Về phân loại: Cây lạc (Arachis hypogaea L.) thuộc họ đậu thuộc (hay
cánh bướm (Fabacecae)), chi Arachis và có đến 70 loài khác nhau. Dựa trên cấu
trúc hình thái, khả năng tổ hợp và mức độ hữu dục của con lai, người ta đã mô tả
được 22 loài phân chia theo nhóm.
17
Cây lạc trồng hiện nay thuộc loài A. Hypogaea có 2n = 40. Loài A.
Hypogaea được chia thành hai loài phụ là Hypogaea ssp và Fastigiata ssp.
Loài phụ Hypogaea spp chia thành thứ Hypogea (nhóm virginia) và
thứ Hirsuta;
Loài phụ Fastigiata spp chia thành Fastigiata (nhóm valencia)
và Vulgaris (nhóm spanish).
Bảng 1.1. Phân loại dưới loài của lạc trồng Arachis hypogaea L
Loài phụ Thứ
Dạng thực
vật
Kiểu phân
cành
Dạng cây

Số
hạt/quả
Hypogaea
Hypogaea Virginia Xen kẽ Bò - đứng 2 - 3
Hirsuta
Peruvian
Runner
Xen kẽ Bò 2 - 4
Fastigiata
Fastigiata Valencia Liên tục Đứng 3 - 5
Vulgaris Spanish Liên tục Đứng 2
1.1.1.2. Giá trị của cây lạc
a. Giá trị dinh dưỡng
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lạc là nguồn thức ăn
giầu về dầu lipit và prôtêin, thành phần sinh hoá của lạc có thể thay đổi phụ
thuộc vào giống, vào sự biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vào vị trí
của hạt ở quả, các yếu tố không bình thường như: Sâu bệnh hại, và phương pháp
phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hoá của hạt lạc. [29]
Lipit hay dầu có tỷ lệ trong hạt từ 45 đến 51 %. Về chất lượng dầu lạc chỉ
thua kém dầu Oliu là dầu thực vật tốt nhất. Dầu lạc là hỗn hợp triglyxerit trong
đó bao gồm 80 % axit béo không no và 20 % axit béo no. Axit béo no có mặt tới
15 loại khác nhau, trong đó axit oleic chiếm 79 %, axít linoleic chiếm 6 % và một
số khác như palmitic, stearic chiếm tỷ lệ từ 2 đến 5 %. [29]
18
Trong một thời gian dài, người ta chỉ chý ý đến dầu trong hạt lạc mà chưa
chú ý đến lượng prôtêin khá cao trong hạt, trong các bộ phận khác của cây lạc.
Tình trạng thiếu prôtêin hiện nay trên thế giới đòi hỏi phải nghiên cứu sử dụng
toàn diện loại cây này, một cây cho dầu và cho đạm [29].
- Về chất lượng, prôtêin hạt lạc chủ yếu do 2 globulin (arachin và conrachin)
hợp thành chiếm 95 %. Conrachin hơn hẳn arachin về dinh dưỡng và có hàm lượng

metionin nhiều gấp 3 lần.Trong prôtêin hạt lạc có 2/3 arachin và 1/3 conrachin.
- Thành phần axít amin, prôtêin của lạc có đủ 8 axít amin không thay thế
so với chỉ tiêu của F.A.O đề ra về hàm lượng các a xít amin không thay thế trong
thành phần prôtêin thực phẩm thì prôtêin của lạc có 4 a xít amin có số lượng thấp
hơn tiêu chuẩn
Ngoài ra trong dầu lạc có hầu hết vitamin nhóm B, vitamin PP, vitamin E,
các nguyên tố khoáng và các hợp chất hydrat cacbon khác.
Về mặt cung cấp năng lượng: Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên năng
lượng cung cấp rất lớn như: trong 100gam hạt lạc, cung cấp 590 cal, cũng lượng
như vậy trong hạt đậu tương cung cấp 411 cal, gạo tẻ cung cấp 353 cal, thịt lợn
nạc cung cấp 286 cal, trứng vịt cung cấp 189 cal [29]
Do có giá trị dinh dưỡng cao lạc từ lâu loài người đã sử dụng như một
nguồn thực phẩm quan trọng. Sử dụng trực tiếp (quả non luộc, quả già, rang,
nấu ) ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và thực phẩm
khác. Gần đây nhờ có công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến thành
rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc, như rút dầu, bơ lạc, pho mát lạc,
sữa lạc, kẹo lạc
b. Giá trị trong nông nghiệp
* Giá trị trong chăn nuôi
Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu
lạc, thân lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc. Khô dầu
lạc có thành phần dinh dưỡng tương đối với các loại khô dầu khác.
19
Trong khẩu phần thức ăn gia súc, khô dầu lạc có thể chiếm tới 25 đến 30
%. Vậy khô dầu lạc là nguồn thức ăn giầu prôtêin dùng trong chăn nuôi. Hiện
nay khô dầu lạc trên thế giới đứng hàng thứ 3 trong các loại khô dầu thực vật
dùng trong chăn nuôi (sau khô dầu đậu tương và bông) và đóng vai trò quan
trọng đối vơí việc phát triển ngành chăn nuôi. Thân lá của lạc với năng suất 5 đến
10 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch quả) có thể dùng chăn nuôi đại gia súc.
Cám vỏ quả lạc: Vỏ quả lạc chiếm 25 đến 30 % trọng lượng quả. Trong

chế biến thực phẩm, người ta thường tách hạt khỏi vỏ quả, vỏ quả trở thành sản
phẩm phụ, dùng để nghiền thành cám dùng cho chăn nuôi. Cám vỏ quả lạc có
thành phần dinh dưỡng tương dương với cám gạo dùng để nuôi lợn, gà vịt công
nghiệp rất tốt. Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và
cả cám vỏ quả lạc để làm thức ăn cho gia súc, góp phần quan trọng trong việc
phất triển chăn nuôi. [20]
* Giá trị trong trồng trọt
Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với
các nước nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu,
trong công nghiệp thực phẩm, trong chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong
việc cải tạo đất do khả năng cố định đạm (N) của nó. Cũng như các loại họ cây
đậu khác, rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm
hình thành đó là vi khuẩn Rhizobium vigna. Rhizobium vigna có thể tạo nốt sần
ở rễ một số cây họ đậu. Nhưng với lạc thì tạo được nốt sần lớn và khả năng cố
định đạm cao hơn cả.
Theo nhiều tác giả, lượng đạm cố định của lạc có thể đặt 70 đến 110
kgN/ha/vụ. Chính nhờ có khả năng này mà hàm lượng của prôtêin ở hạt và các
bộ phận khác của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Cũng nhờ khả năng cố
định đạm, sau khi thu hoạch thành phần hóa tính của đất trồng được cải thiện rõ
rệt, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật hảo khí trong đất được tăng
cường có lợi đối với cây trồng sau [20].
20
c. Giá trị trong công nghiệp
Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm
và chế biến dùng cho các ngành công nghiệp khác như (chất dẻo, xi mực in, dầu
diesel, làm dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật ), ngoài ra khô dầu lạc còn được
dùng làm thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc và gia cầm. Khô dầu lạc, đậu
tương dùng chế biến thành đạm gồm 3 nhóm (bột, bột mịn, thô, đạm cô đặc), khô
dầu lạc, đỗ tương có thể chế biến thành hơn 300 sản phẩm khác nhau phục vụ
cho các ngành thực phẩm, trên 300 loại sản phẩm công nông nghiệp [20].

d.Vai trò của cây lạc trong hệ sinh thái
Lạc là cây trồng có tính thích nghi cao, có thể trồng được trên nhiều loại
đất, kể cả các loại đất nghèo chất hữu cơ. Tuy nhiên, để có thể đạt được năng
suất cao và ổn định, việc áp dụng một chế độ bón phân hợp lý cho lạc là hết sức
cần thiết. [10], [11], [16]
Theo Lê Minh Dụ (1993) trồng cây họ đậu ở một số loại đất dốc ổn định
làm tăng nguồn hữu cơ, tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, làm cho hàm lượng
photphas trong đất có sự biến đổi, nhóm photphas canxi tăng lên, nhóm photphas
sắt và nhôm giảm xuống.
Cây lạc có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, là cây có khả năng tổng
hợp được đạm từ nitơ không khí, nhờ đó mà có khả năng cải tạo đất, làm tăng
hàm lượng đạm trong đất, do rễ lạc có chứa các nốt sần chứa loại vi khuẩn cố
định đạm Rhyzobium, nó làm tăng lượng đạm dự trữ trong đất, làm giàu thêm
nguồn dinh dưỡng cho đất trồng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới
Trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, việc
nghiên cứu về cây lạc đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó riêng về giống đã
tạo ra nhiều giống mới có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng
chống chịu khá, nhờ đó mà năng suất, sản lượng lạc không ngừng tăng.
21
Varell và Mc Cloud (1976) đã báo cáo về số giống lạc trồng trọt hiện có ở
những nước trồng lạc chính trên thế giới, không kể tập doàn đặc biệt, các dòng
lại biến dị thế hệ đầu, các đột biến tự nhiên và các giống địa phương, nhập nội đã
có khoảng 30.000 mẫu giống [10]
Kinh nghiệm Ấn Độ cho thấy, nếu sử dụng giống mới kết hợp với kỹ thuật
canh tác tiến bộ đã tăng 50 đến 63 % năng suất lạc [3]
Nhiều vùng sản xuất lạc hiện nay đều quan tâm tới các giống lạc chín sớm
để tận dụng lượng mưa trong vụ, phù hợp với hệ thống luân canh nhất là thời
gian ngắn giữa hai vụ lúa. Hiện tại ở AI CORPO (Ấn Độ), một số giống có thời

gian sinh trưởng ngắn được giới thiệu trong sản xuất, đặc biệt là “Chico” có ưu
việt về năng suất, tỷ lệ bóc vỏ, hàm lượng dầu. Từ một số tổ hợp lai giữa “Chico,
91176” (Spanis/Valencia) với “Robut 33 – 1 và Tifrun” đã chọn được những
giống lạc chín sớm hơn 15 đến 20 ngày, tăng năng suất từ 18 đến 30 % [10].
Qua nghiên cứu của TS. Duan Shufen, ở Trung Quốc hơn 200 giống lạc có
năng suất cao đã được phát triển và phổ biến cho sản xuất từ những năm cuối thập
kỷ 50. Kết quả ghi nhận là các giống lạc được trồng ở tất cả vùng đất rộng 38,46
triệu ha, trong thời gian này đã bốn lần thay giống [9].
Ở miền nam Trung Quốc cho tới những năm 50 còn trồng các giống thuộc
nhóm Virgina. Sau khi mở rộng vụ lạc thu và luân canh với lúa, các giống thuộc
loại hình Spanish được sử dụng để thay thế gióng cũ. Giống mới chín sớm với
những đặc tính nông học tốt như San ưu 27, YeuYou 116, Yeusuan 58, Yeuyou
92 đã thay thế những giống được phổ biến trong thập kỷ 80. Đáng chú ý là các
giống Longhua 3, Hoa 5, Yeuyou 92 chống bệnh chết ẻo và giống San ưu 27
chóng gỉ sắt lạc đã được phổ biến cho nông dân sử dụng trong những năm 80
đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống các bệnh này [9].
Việc chọn tạo giống lạc ở Indonexia cũng tập trung vào các mục tiêu là
năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm và kháng bệnh. Năm 1991, các giống có
22
triển vọng như Mahesa, Badak, Biawar, Komodo đã được khuyến cáo và đưa vào
sản xuất [11].
Achentina là một nước thành công trong việc nghiên cứu và ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lạc. Trong suốt 50 năm (1932 đến 1982),
năng suất lạc của Achentina chỉ ở mức khiêm tốn 700 lạc hạt, tương đương 1
tấn/ha. Từ năm 1982, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
đã được tăng cường. Đến năm 1991, năng suất lạc bình quân của Achentina đạt
2,0 tấn/ha, gấp hai lần năm 1980. Các giống mới có chất lượng cao được gieo
trồng trên 70 % diện tích đất trồng lạc cả nước [3].
Theo Yates (1986), thí nghiệm được thực hiện tại 7 cơ sở của Ấn Độ từ
năm 1984 đến 1986, bón đạm với lượng 10 kg N/ha vào thời kỳ đầu cho cây đậu

đỗ làm tăng hiệu lực nốt sần, tăng số lượng nốt sần tổng số và hữu hiệu, tăng
năng suất cây lạc [29].
Năm 1988 ở Ấn Độ, thí nghiệm bón phân khoáng N, P cho cây đậu đỗ, kết
quả cho thấy bón 20 kg N/ha và 60 kg P2O5/ha ở giai đoạn bón lót là tốt nhất,
năng suất tăng 20 đến 25 %. Nếu bón vào giai đoạn ra hoa chỉ tăng 9 đến 11 %
[24]
Tại Trung Quốc, lạc trồng ở đất xấu năng suất tăng có ý nghĩa khi bón
lượng N kết hợp với các loại phân hữu cơ ở cả giai đoạn bón lót và bón thúc. Bón
lót 187,5 kg/ha phân đạm có chứa 20 % N nguyên chất thì năng suất lạc tăng từ
4,8 đên 20 %. Đất xấu, lượng đạm trong đất thấp hơn 0,045 % bón 94 kh đạm
cho một ha là tăng năng suất lạc. Đất trung bình, lượng đạm trong đất từ 0,045
đến 0,065 %, bón 56 kg đạm/ha làm tăng năng suất lạc. Đất màu mỡ, lượng đạm
trong đất lớn hơn 0,065 %, bón đạm năng suất lạc không tăng [12].
Theo Saint Smith (1969), đối với các loại đất feralit màu nâu có nguồn
gốc từ đá bazan ở Madagasca, lân là yếu tố cần thiết hàng đầu. Nhờ có việc bón
lân ở mức 75 kg P2O5/ha, năng suất lạc có thể tăng 100 % [12].
23
Ghosh và cộng sự (2001) cho rằng bón lân là biện pháp cơ bản nâng cao
năng suất lạc, bón 13,1 kg P/ha, năng suất tăng 28,8 %, bón 26,2 kh P/ha, năng
suất tăng 40 % so với không bón lân [29]
Ở Ấn Độ, kết quả nghiên cứu phân bón cho thấy việc bón phối hợp 30 kg
N/ha với 17 kh P
2
O
5
đã tăng năng suất lạc gấp đôi so với bón đơn độc 30 kg
N/ha, và nếu bón thêm 16 kg K/ha thì năng suất lạc tăng thêm nhiều (Kanwwar,
1978) [29]
Theo MS Basu và P. K. Ghosh (1996), phân NPK áp dụng bón cho lạc với
liều lượng là 15 đến 20 kh N; 17,5 đến 26,2 kg P và 0 đến 37,4 kh K/ha làm tăng

năng suất lạc rõ rệt [29].
Theo Yates (1986), thí nghiệm được thực hiện tại 7 cơ sở của Ấn Độ từ
năm 1984 đến 1986, bón đạm với lượng 10 kg N/ha vào thời kỳ đầu cho cây đậu
đỗ làm tăng hiệu lực nốt sần, tăng số lượng nốt sần tổng số và hữu hiệu, tăng
năng suất cây lạc.
Năm 1988 ở Ấn Độ, thí nghiệm bón phân khoảng N, P cho cây đậu đỗ, kết
quả cho thấy bón 20 kg N/ha và 60 kh P
2
O
5
/ha ở giai đoạn bón lót là tốt nhất,
năng suất tăng 20 đến 25 %. Nếu bón vào giai đoạn ra hoa chỉ tăng 9 đến 11 %
[39]
Tại Trung Quốc, lạc trồng ở đất xấu năng suất tăng có ý nghĩa khi bón
lượng N kết hợp với các loại phân hữu cơ ở cả giai đoạn bón lót và bón thúc. Bón
lót 187,5 kg/ha phân đạm có chứa 20 % N nguyên chất thì năng suất lạc tăng từ
4,8 đên 20 %. Đất xấu, lượng đạm trọng đất thấp hơn 0,045 % bón 94 kh đạm
cho một ha là tăng năng suất lạc. Đất trung bình, lượng đạm trong đất từ 0,045
đến 0,065 %, bón 56 kg đạm/ha làm tăng năng suất lạc. Đất màu mỡ, lượng đạm
trong đất lớn hơn 0,065 %, bón đạm năng suất lạc không tăng [39].
Ở Ấn Độ, kết quả nghiên cứu phân bón cho thấy việc bón phối hợp 30 kg
N/ha với 17 kh P2O5 đã tăng năng suất lạc gấp đôi so với bón đơn độc 30 kg
24
N/ha, và nếu bón thêm 16 kg K/ha thì năng suất lạc tăng thêm nhiều (Kanwwar,
1978) [29].
Theo MS Basu và P. K. Ghosh (1996), phân NPK áp dụng bón cho lạc với
liều lượng là 15 đến 20 kh N; 17,5 đến 26,2 kg P và 0 đến 37,4 kh K/ha làm tăng
năng suất lạc rõ rệt [29].
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam
Nguyễn Hữu Quán (1961) đã theo dõi tập đoàn giống lạc của Học viện

Nông lâm (gồm 31 giống địa phương và 20 giống nhập nội từ Trung Quốc) thấy
rằng: ở các giống lạc bò 6 – 8 tháng, thân có thể dài đến 99cm và lóng dài hơn rất
rõ so với giống lạc đứng 3 – 4 tháng. Khi cây càng lớn, lá càng to ra nhưng tỷ lệ
ngang/dài chỉ thay đổi trong một phạm vi nhất định và khác nhau tuỳ từng giống
[5].
Bùi Huy Đáp và cs (1957) đã theo dõi sự phát triển của một cây lạc tốt
trồng chụm 3 cây và thấy sự phát triển của thân và các cành chính gần như nhau.
Các cành phụ thứ nhất cũng phát triển gần bằng cành chính. Quả đều tập trung ở
hai cành thứ nhất và ở những cành phụ đầu tiên. Hai cành thứ nhất chiếm 70%
tổng số quả. Các cành thứ 2 và thứ 3 chiếm 21% còn cành thứ 4 trở đi có rất ít
quả. [30]
Phạm Văn Côn (1970) đã theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của những
cây thuộc giống lạc đỏ Bắc Giang trong điều kiện gieo theo hàng 10 x 30cm/1
cây và gieo theo cụm 20 x 30cm/2 cây thì công thức cụm cho công thức cao hơn
hẳn công thức theo hàng, tương ứng là 47,3 tạ/ ha và 31,8 tạ/ ha. Do cách sắp xếp
của lá lạc, khi gieo theo công thức cụm, cây lạc có khả năng tận dụng được
nguồn sáng tốt nhất và hỗ trợ cho nhau trong quá trình dinh dưỡng [48]. Theo tác
giả Trần Đình Long, Dư Ngọc Thành, trong vụ thu đông, trồng lạc ở mật độ 40
cây/m
2
có chỉ số diện tích lá hợp lý nhất 4,2 m
2
lá/ m
2
đất tăng 0,5 m
2
lá/ m
2
so
với đối chứng. [26]

25
Chiều dài của rễ cấp 1 tăng nhanh dần từ khi cây có từ 6 – 7 lá đến lúc hết
hoa rộ (nhanh nhất lúc nở hoa), sau đó tăng rất chậm. Số lượng rễ cấp 1 cũng
thay đổi theo xu hướng trên. Trước khi bắt đầu nở hoa rễ cái ăn sâu rất nhanh,
sau đó chậm dần. Nốt sần ở rễ tăng mạnh về số lượng và chất lượng khi cây ở
giai đoạn 6, 7 lá đến lúc bắt đầu nở hoa. Khi gieo thành cụm nốt sần phát triển
sớm, nhanh, số lượng nhiều.
Từ khi mọc cho đến lúc có 3, 4 lá, thân vươn dài rất nhanh sau đó chậm
dần, đến khi cây chuẩn bị nở hoa, tốc độ sinh trưởng của thân và cành mới tăng
và đạt tốc độ rất nhanh cho đến khi hết hoa. Tốc độ sinh trưởng của cành luôn
nhanh hơn của thân. Ở công thức gieo thành cụm, chiều dài cành vượt chiều cao
thân sớm hơn ở công thức gieo theo hàng.
Cành lạc mọc rất sớm và sinh trưởng nhanh trong thời gian đầu và khi cây
bắt đầu nở hoa số lượng cành hầu như đã đạt mức tối đa. So với cành cấp 1 thì
cành cấp 2 có độ vươn dài nhanh hơn.
Quả tập trung nhiều nhất ở cặp cành cấp 1 đầu tiên, sau đó lần lượt đến
những cành cấp 1 phía trên và cành cấp 2. Số quả của cây tương quan cùng chiều
với số cành, nhất là cành cấp 1.
Sau khi lạc mọc, chỉ số diện tích lá tăng nhanh dần và nhanh nhất ở thời kỳ
ra hoa rộ, sau đó giảm dần. Hàm lượng diệp lục trong lá lạc cũng cao nhất vào
thời kỳ ra hoa rộ.
Sự tích luỹ chất khô vào rễ, thân và cành lạc tăng cùng với sự tăng tương
ứng của tốc độ sinh trưởng ở từng bộ phận. Ở lá sự tích luỹ chất khô có tốc độ
lớn nhất trong thời gian từ lúc bắt đầu nở hoa đến ra hoa rộ, sau đó giảm ngày
càng nhanh, đặc biệt chất Na
2
SO
3
có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp từ đó
ảnh hưởng đến năng suất. [22]

Cũng trong vụ xuân năm 1969, Lê Doãn Diên và Ngô Thế Vinh (1970) đã
nghiên cứu cũng với giống lạc đỏ Bắc Giang động thái của một số dạng đạm

×