Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn Streptococcus spp. của dịch chiết thảo dược và thử nghiệm khả năng trị bệnh lở loét do Streptococcus spp. trên cá trê lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ LAM GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI DUNG MÔI KHÁC NHAU
LÊN TÍNH KHÁNG KHUẨN Streptococcus spp.
CỦA DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC VÀ THỬ NGHIỆM
KHẢ NĂNG TRỊ BỆNH LỞ LOÉT DO Streptococcus spp.
TRÊN CÁ TRÊ LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ LAM GIANG
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI DUNG MÔI KHÁC NHAU
LÊN TÍNH KHÁNG KHUẨN Streptococcus spp.
CỦA DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC VÀ THỬ NGHIỆM
KHẢ NĂNG TRỊ BỆNH LỞ LOÉT DO Streptococcus spp.
TRÊN CÁ TRÊ LAI
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN NGỌC HÙNG
NGHỆ AN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
tiến sỹ Trần Ngọc Hùng - Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn 1, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, là người đã định


hướng và hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo trong suốt thời gian tôi thực hiện đề
tài tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Trương Thị Thành Vinh, cô
giáo Nguyễn Thị Kim Chung và các giáo viên phòng thí nghiệm khoa Nông
Lâm Ngư đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô
giáo Khoa Sinh học, Phòng sau đại học, trường Đại học Vinh đã dạy dỗ, trang
bị cho tôi nền tảng kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt những năm học qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, tập thể lớp K20 - Sinh học thực
nghiệm những người đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Cuối cùng với tất cả lòng biết ơn và kính trọng tôi xin gửi tới bố mẹ, các
em và toàn thể đại gia đình đã chăm sóc, nuôi dạy và giành cho tôi những tình
cảm tốt đẹp nhất!
Vinh, tháng 10 năm 2014
Học viên
Trần Thị Lam Giang
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC HÌNH VẼ iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Nội dung nghiên cứu 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu 4
1.1.1. Cá trê lai 4
1.1.2. Vi khuẩn Streptococcus spp 6

1.1.3. Cây chó đẻ răng cưa Phyllanthus urinaria L 10
1.1.4. Tỏi Allium sativum L 13
1.2. Những hạn chế của việc sử dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh cho ĐVTS 15
1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thảo dược trong phòng, trị bệnh nhiễm khuẩn trên
động vật thủy sản 17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trên thế giới 18
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thảo dược trong nước 21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Vật liệu nghiên cứu 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1. Phương pháp thu dịch chiết thảo dược 28
2.3.2. Phương pháp định lượng mật độ vi khuẩn 29
2.3.3. Phương pháp thử kháng sinh đồ 30
2.3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 36
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn
của dịch chiết củ tỏi, lá cây chó đẻ răng cưa 36
3.2. Kết quả thử nghiệm khả năng trị bệnh của dịch chiết củ tỏi đối với vi khuẩn
Streptococcus spp gây ra trên cá trê lai 46
KẾT LUẬN 54
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA
ĐỀ TÀI 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC a
ii
Phụ lục 3 g
NHẬT KÝ THÍ NGHIỆM g
iii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Cá trê lai 4
Hình 1.2. Vi khuẩn Streptococcus spp 7
Hình 1.3. Cây Chó đẻ răng cưa 10
Hình 1.4. Củ tỏi 14
Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu 28
Hình 2.2. Các bước pha loãng nồng độ vi khuẩn 29
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 31
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 32
Hình 2.5. Đường cấy vi khuẩn trên đĩa lồng 34
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của
dịch chiết thảo dược 36
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của
dịch chiết củ tỏi 38
Hình 3.1. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của
dịch chiết củ tỏi 39
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của
dịch chiết lá cây chó đẻ răng cưa 41
Hình 3.2. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng khuẩn của
dịch chiết lá chó đẻ răng cưa 42
Bảng 3.4. Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của dịch chiết củ tỏi 44
Hình 3.3. Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của dịch chiết củ tỏi 44
Bảng 3.5. Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của dịch chiết lá chó đẻ răng cưa45
Hình 3.4. Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của dịch chiết lá chó đẻ răng cưa46
Bảng 3.6. Diễn biến bệnh lý của cá sau khi tiêm cảm nhiễm Streptococcus spp
47
iv
Hình 3.5. Tỷ lệ sống của cá của ở các công thức trong thí nghiệm trị bệnh48
Hình 3.6. Cá bị gan phù nề 49

Hình 3.7. Phân lập vi khuẩn ở gan, thận 50
Bảng 3.7. Kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh lở loét trên cá trê lai 50
v
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cá trê lai (Clarias macrocephalus female x Clarias gariepinus male) là
loài cá có giá trị kinh tế cao có tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm
ngon và được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Do có những ưu
điểm vượt trội, các trê lai dần trở thành đối tượng nuôi chủ yếu ở nước ta với
sản lượng 80 - 100 tấn/ ha/ năm. Nhiều mô hình nuôi cá trê lai ở các tỉnh như
Vĩnh Long, Kiên Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng
Bình… đã đem lại lợi nhuận rất cao cho người nuôi, thu nhập hàng trăm triệu
đồng mỗi năm. Có thể nói nghề nuôi cá trê lai thực sự đã đem lại cuộc sống
ấm no cho người dân, đưa họ từng bước thoát nghèo và có cuộc sống ổn định
[4]. Nhu cầu về cá trê lai tiếp tục tăng trên toàn thế giới với sản lượng ước đạt
3 triệu tấn trên toàn cầu trong năm 2010 so với 2,6 triệu trong năm 2007. Với
doanh thu ước tính lên tới 5 tỉ USD vào năm 2010, ngành nuôi cá trê lai tăng
trưởng liên tục với sự đa dạng hóa về sản phẩm [21].
Tuy nhiên, loài cá này rất mẫn cảm với nhiều tác nhân gây bệnh khác
nhau trong ao nuôi như virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng. Trong đó, bệnh do
vi khuẩn Streptococcus spp là tác nhân gây thiệt hại lớn trên các đối tượng cá
nước ngọt đặc biệt là trên cá trê lai, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành
nuôi trồng thuỷ sản thế giới. Ước tính tổng thiệt hại bệnh do vi khuẩn gây ra
hàng năm là khoảng 150 triệu USD [30].
Một trong những giải pháp để phòng trị các bệnh do vi khuẩn hiện nay
là sử dụng các loại kháng sinh tổng hợp. Tuy nhiên hiện nay có nhiều nguyên
nhân dẫn đến việc điều trị không hiệu quả đối với các bệnh nhiễm khuẩn trên
động vật thủy sản như: các loại kháng sinh trước đây được sử dụng đặc trị
bệnh nhiễm khuẩn trên các nước ngọt không còn hiệu quả do các dòng vi
1

khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng, danh mục kháng sinh bị cấm sử dụng
trong nuôi trồng thủy hải sản ngày càng nhiều…Mặt khác nếu sử dụng kháng
sinh không đúng cách thì không những không chữa được bệnh cho đối tượng
nuôi mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường sinh thái và tạo
ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh trong
điều trị bệnh động vật có thể để lại dư lượng trong sản phẩm sẽ gây hại cho
người tiêu dùng và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Trước tình hình đó việc nghiên cứu sử dụng các loại kháng sinh có
nguồn gốc thảo dược trong phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn cho các đối tượng
động vật thủy sản được coi là một hướng đi mới, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm vừa thân thiện với môi trường. Hướng đi này đặc biệt phù hợp với
nước ta vì Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng đa dạng sinh
học cao, có nhiều loại thảo dược quí đã được ghi nhận là có tính kháng khuẩn
và đã được ứng dụng vào việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn trên người và
một số loài động vật khác.
Trong số các loại thảo dược nghiên cứu thì tỏi (Allium sativum L)và
cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus amarus Schum.et Thonn) là hai loài thảo
dược có nhiều ưu điểm, đã được minh chứng có các hoạt chất kháng khuẩn và
được sử dụng làm những bài thuốc chữa bệnh cho người. Một số đề tài đã
nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của củ tỏi ở dạng dịch ép và dạng bột
còn cây chó đẻ răng cưa thì chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, hầu như
các nghiên cứu này chỉ mới dừng ở thử nghiệm tính kháng khuẩn của các loại
thảo dược đó.
Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các loại
dung môi khác nhau lên tính kháng khuẩn streptococcus spp. của dịch
chiết thảo dược và thử nghiệm khả năng trị bệnh lở loét do streptococcus
spp. trên cá trê lai”.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên tính

kháng khuẩn streptococcus spp.
- Đánh giá được khả năng trị bệnh lở loét do streptococcus spp. trên cá
trê lai của dịch chiết thảo dược với loại dung môi tối ưu đã được lựa chọn.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài triển khai các nội
dụng sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau đến khả năng
kháng khuẩn của dịch chiết củ tỏi, lá cây chó đẻ răng cưa với vi khuẩn
Streptococcus spp.
- Thử nghiệm khả năng phòng trị bệnh lở loét do vi khuẩn Streptococcus spp
gây ra trên cá trê lai (Clarias macrocephalus female x Clarias gariepinus
male) của dịch chiết thảo dược.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Cá trê lai
Ngành động vật có xương sống: Vestebrata
Lớp cá xương: Osteichthys
Phân lớp cá vây tia: Actinopterygi
Bộ cá chép: Cipriniformes
Họ cá trê: Pangasidae
Giống: Clarias
Tên tiếng Việt: Cá trê lai (Clarias macrocephalus female x Clarias
gariepinus male)
Hình 1.1. Cá trê lai
- Đặc điểm hình thái:
Cá trê lai được lai giữa cá trê phi và cá trê vàng, có ngoại hình tương tự
cá trê vàng, da trơn nhẵn, đầu dẹp, thân hình trụ, dẹp ở đuôi. Thân có màu
xám có những chấm nhỏ mờ, u lồi xương chẩm có hình gần giống chữ M với

4
các góc tròn, trong khi ở cá trê vàng là chữ U còn có trê phi là chữ M có các
góc nhọn và rõ nét [2].
- Đặc điểm thích ứng môi trường:
Cá trê lai thích ứng rộng với môi trường nước, cá có thể sống trong giới
hạn nhiệt độ từ 11-39,5
o
C; pH: 3,5-10,5; độ mặn dưới 15‰. Do có cơ quan hô
hấp phụ nên cá trê có thể thở bằng oxy không khí, sống được ở môi trường
nước có hàm lượng oxy thấp thậm chí sống được ở trên cạn 1 giờ nếu giữ
được độ ẩm cho cá [2].
- Đặc điểm dinh dưỡng:
Từ khi cá mới nở đến 48 giờ cá sử dụng noãn hoàng. Sau đó bắt đầu ăn
động vật phù du cỡ nhỏ như trứng nước, ấu trùng muỗi… Sau vài ngày có thể
ăn bọ gậy… Khi cá đạt cỡ 4-6cm bắt đầu ăn tạp thiên về động vật thối rữa,
tôm cá nhỏ, ruốc, tép, côn trùng, các loại phế phẩm chế biến và thức ăn tinh
khác như cám gạo, bã rượu, phân gia súc… [2].
- Đặc điểm sinh trưởng:
Cá trê lai lớn rất nhanh, trong điều kiện môi trường nuôi tốt, mật độ
thích hợp và chăm sóc tốt có thể tăng trọng 100-150g/con/tháng. Sau 6 tháng
nuôi đạt trọng lượng bình quân 0,4-0,6kg/con [2].
- Tập tính sống:
Cá trê lai nuôi ít bị bệnh, chúng thường chui rúc đào hang dễ làm hỏng
bờ ao. Khi mặt nước ao nuôi cao xấp xỉ bờ ao, cá thường phóng lên bờ. Cá trê
lai hoạt động bơi lội và ăn mạnh vào chiều tối và mờ sáng.
- Cá trê lai có những đặc điểm nổi trội hơn so với cá trê vàng và cá trê phi.
+ Cá trê phi: Có nguồn gốc từ Châu Phi. Tên khoa học là Clarias
gariepinus. Thân có màu xám có những mảng vân đen to, cá lớn nhanh.
Cá trê phi trong vòng 6 tháng đạt bình quân 1kg/con. Trọng lượng cá
đạt tối đa là 12,8kg nhưng thịt mềm ít thơm.

5
Vì vậy ít được sử dụng nuôi thương phẩm vì giá trị tiêu thụ của loài này
thấp.
+ Cá trê vàng: Tên khoa học Clarius macrocephalus có màu vàng nâu
điểm đốm nhỏ màu vàng thành hàng trên thân, thịt rất thơm ngon nhưng có
kích thước nhỏ, nuôi chậm lớn, nuôi 1 năm chỉ đạt 300g/con.
+ Cá trê lai: Cá trê lai dễ nuôi, mau lớn, nuôi tốt có thể tăng trọng
bình quân 100g/con/tháng. Do được lai giữa 2 loài cá trê phi và cá trê vàng
nên nó có nhiều đặc điểm nổi trội của cả 2 loài trên. Tuy nhiên cá Trê lai sinh
sản kém, không có hiệu quả trong sản xuất. Chủ yếu chỉ sử dụng con lai F1 để
làm cá thịt.
Gần đây đã có một số nghiên cứu bệnh lở loét trên cá bống bớp, cá rô
phi, cá trắm cỏ Trên đối tượng cá trê lai cũng có một vài nghiên cứu sử
dụng dịch ép củ tỏi, củ gừng, lá húng để trị bệnh lở loét do vi khuẩn
Streptococcus spp gây ra. [26]. Thử nghiệm dịch ép lá ổi và củ tỏi trong
phòng trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp trên cá Trê lai kết quả cho
thấy. Dịch ép lá ổi và dịch ép củ tỏi có khả năng phòng bệnh tốt đối với cá trê
lai bị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp. Sử dụng dịch ép lá ổi với liều
lượng 300ml và 400 ml/kg thức ăn cho tỷ lệ sống đạt lần lượt là 83,33% và
86,67%. Còn dịch ép củ tỏi với liều lượng 400ml/kg tỷ lệ sống đạt 73,3 %. Sử
dụng dịch ép lá ổi liều lượng 300ml/kg thức ăn có thể trị khỏi bệnh sau 7 ngày
nuôi, tỷ lệ sống đạt 50%, Dịch ép từ củ tỏi liều lượng 300 ml/kg thức ăn có
thể trị khỏi bệnh sau 6 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt 43,3%. [27]
1.1.2. Vi khuẩn Streptococcus spp
Có rất nhiều hệ thống phân loại vi khuẩn Streptococcus spp khác nhau.
Theo Bergey 1957, Streptococcus spp thuộc:
Ngành: Bacteria
Lớp: Schizomycetes
6
Họ: Streptococcaceae

Giống: Streptococcus spp
Hình 1.2. Vi khuẩn Streptococcus spp
Theo Bergey (1984), Streptocuccus spp có hình dạng cầu hoặc hình
ovan, có thể đứng riêng lẻ, thành cặp hay tạo thành chuỗi dài nên gọi là cầu
khuẩn. Vi khuẩn bắt màu tím của Gram dương không di động, hầu hết yếm
khí tùy tiện, lên men trong môi trường Glucoze, nhu cầu phát triển phức tạp.
Vi khuẩn có kích thước 0,5 x 1- 1,5 μm.
Streptococcus spp là vi khuẩn thường gây bệnh lở loét trên cá hay còn
gọi là bệnh đốm đỏ [5]. Nó thường tìm thấy trong các khu vực có khí hậu ấm,
ngoài ra chúng ta còn tìm thấy trong muối tươi, biển và nơi cửa sông, được
phân lập từ người và động vật. Vi khuẩn này có khả năng gây bệnh trên cá,
người và động vật lưỡng cư như ếch, thằn lằn, cá sấu… [11]. Streptocuccus
spp phát triển tốt trên các môi trường thạch Tryptic Soy, Brain Heart Infusion,
Muller-Hinton, Nutrien agar và thạch máu cừu. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp
25 - 28
o
C. Sau 48 giờ nuôi cấy, vi khuẩn tạo khuẩn lạc nhỏ (0,5 - 0,7mm) màu
trắng đục, hình tròn, hơi lồi. Một số chủng vi khuẩn tạo khuẩn lạc trong suốt
7
có tính nhầy sau 24 giờ nuôi cấy. Vi khuẩn không phát triển ở điều kiện pH
9,6, NaCl 6.5%, nhiệt độ 10
o
C và 45
o
C.
Streptococcus spp là tác nhân chính của các bệnh nguy hiểm gây nên
thiệt hại lớn ở cá Rô phi nói riêng và cá nước ngọt nói chung, làm ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản thế giới [30].
Những loài cá khác nhau khi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus spp cho
một số dấu hiệu chung điển hình như:

* Các dấu hiệu bên ngoài
- Hành vi bất thường: Do vi khuẩn gây bệnh có hướng tấn công vào hệ
thống thần kinh trung ương của cá nên cá bị bệnh sẽ có biểu hiện bị hôn mê
và mất phương hướng. Những tổn thương mắt có thể gặp như viêm mắt hoặc
lồi mắt, chảy máu mắt. Tuy nhiên không phải con cá nào bị bệnh cũng bị
những tổn thương về mắt.
- Các vết áp-xe: Những con cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Streptococcus
thường thấy những vết áp-xe có đường kính từ 2-3mm và những vết loét này
nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết lở loét xuất huyết không lành. Những
vết áp-xe lớn hơn có thể gặp thấy ở vây ngực và phần đuôi của cá và những
vết áp-xe đó có chứa vật chất như mủ ở bên trong.
- Xuất huyết ở da: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus là nguyên nhân gây
xuất huyết bên ngoài da. Nhìn chung các điểm xuất huyết thường được nhìn
thấy ở quanh miệng cá hoặc ở các gốc vây. Đôi khi cũng có thể quan sát thấy
những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn hoặc lỗ sinh dục của cá.
- Dịch cổ trướng: Sự có mặt của dịch chất lỏng trong bụng của cá là
dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính. Dịch này có thể được nhìn thấy
chảy ra từ hậu môn của cá.
* Các dấu hiệu bên trong: Các dấu hiệu bên trong bệnh này có nhiều
điểm tương đồng với bệnh nhiễm trùng máu của cá.
8
- Cá bỏ ăn: Nhìn chung không có sự hiện diện của thức ăn khô trong dạ
dày hoặc ruột của những con cá bị bệnh. Tuy nhiên trong các ao nuôi cá
thương phẩm khi cá bị bệnh ở giai đoạn đầu bệnh mới bùng phát cá vẫn có thể
ăn bằng cách lọc thức ăn. Khi ruột và dạ dày của cá trống rỗng thức ăn thì sẽ
quan sát thấy túi mật rất to, đó là đặc trưng của sự vắng mặt hoạt động tiêu
hoá trong cơ thể.
- Nhiễm trùng máu: Trong giai đoạn cấp tính của bệnh vi khuẩn nhanh
chóng đi đến hệ thống máu và lan toả đến tất cả các cơ quan nội tạng. Những
dấu hiệu lâm sàng chính liên quan đến sự nhiễm trùng máu là sự xuất huyết,

viêm gan, thận, lá lách, tim, mắt và ống ruột. Lá lách thường mở rộng ra
(trương và sưng nhẹ).
- Viêm màng bụng: Khi cá bị nhiễm bệnh nặng có sự dính nhau của các
cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá. Hơn nữa lúc này sự
hiện diện của các tơ huyết (fibrinous) có thể được quan sát thấy trong màng ở
khoang bụng của cá.
Ngoài ra khi cá bị nhiễm bệnh nặng, bệnh còn kết hợp với những vi
khuẩn cơ hội khác gây bệnh cho cá có sẵn trong môi trường như vi khuẩn
Aeromonas spp ở nước ngọt hay vi khuẩnVibrio spp ở trong nước lợ.
Gần đây đã có một vài nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn Steptococcus
spp gây ra như: thử nghiệm cho thấy dịch ép nguyên chất của củ tỏi (Allium
sativum L) có tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn Streptococcus spp và giảm
dần ở các mức pha loãng. Sử dụng dịch ép củ tỏi với liều lượng 400 ml/kg
thức ăn có khả năng phòng bệnh tốt đối với cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon
idellus) bị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp, tỷ lệ sống đạt 70%. Dùng liều
lượng 800ml/kg thức ăn có thể trị khỏi bệnh sau 6 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt
43,3%. [14] Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch ép củ tỏi đối với vi
khuẩn Streptococcus spp gây bệnh xuất huyết trên cá rô phi vằn cho thấy ở
9
nồng độ 100% dịch ép củ tỏi có tính kháng khuẩn cao với đường kính vòng
kháng khuẩn đạt 20,75mm [7].
1.1.3. Cây chó đẻ răng cưa Phyllanthus urinaria L.
Hình 1.3. Cây Chó đẻ răng cưa
Thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
- Đặc điểm:
Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn
hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm
hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài
6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở
gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác,

đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn
cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh. Cây mọc
hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
- Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Phylanthi).
- Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
- Thu hái: vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm
rồi cất dùng.
- Tác dụng dược lý:
10
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng
giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây
Chó đẻ răng cưa - Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Chó đẻ răng
cưa mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác
dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và
hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Chó đẻ răng cưa.
Những nghiên cứu [38] vào năm 1999 cũng xác định những hoạt chất của
Chó đẻ răng cưa có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành
những tinh thể calcium oxalate cũng như làm giảm kích thước những viên sỏi
đã hình thành. Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu sau đó cho
biết Chó đẻ răng cưa có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật và giãn cơ, đặc biệt là
các cơ ở vùng sinh dục tiết niệu và ống mật. Những tác dụng này dẫn đến
hiệu quả trục xuất sỏi. Nghiên cứu cũng cho biết tác dụng làm bể nhưng tinh
thể calcium oxalate và cả tác dụng giảm đau kéo dài của Chó đẻ răng cưa
cũng hổ trợ tốt cho việc chữa sỏi thận [45]. Một nghiên cứu của trường Đại
học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Chó đẻ
răng cưa (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các
nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích rõ hơn hiệu quả điều trị sỏi
thận, sỏi mật của cây thuốc. Những nghiên cứu này giải thích cho việc từ lâu
Chó đẻ răng cưa đã được nhiều nước sử dụng trong việc phòng trị bệnh.
Tác dụng giải độc: Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ

châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân
Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia,
Chó đẻ răng cưa có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu,
giang mai, viêm âm đạo, Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu - Việt
Nam (1987 - 2000) cho thấy khi dùng liều 10 - 50g/kg, Chó đẻ răng cưa có
tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.
11
Điều trị các bệnh đường tiêu hóa: Cây thuốc có khả năng kích thích ăn
ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan,
vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti,
Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,
Bệnh đường hô hấp: Người Ấn Độ sử dụng Chó đẻ răng cưa để trị ho,
viêm phế quản, hen phế quản, lao,
Tác dụng lợi tiểu: Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Chó đẻ
răng cưa làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng.
Điều trị tiểu đường: Tác dụng giảm đường huyết của Chó đẻ răng cưa
(Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm
một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này
trong 10 ngày. Thành phần hoá học: flavonoid, alcaloid phyllanthin và các
hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.
Gần đây có một số thông tin cho rằng uống Chó đẻ răng cưa có thể gây
vô sinh. Điều này có lẽ bắt nguồn từ 1 nghiên cứu về tác dụng ngừa thai của
Diệp hạ châu trên trên loài chuột của các nhà khoa học trường Đại học
Gujaret ở Ấn độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cho chuột uống cao toàn
thân cây Chó đẻ răng cưa liều 100mg/kg thể trọng đối với chuột cái
[39] hoặc 500mg/kg thể trọng đối với chuột đực [40] có thể tạm thời ức chế
khả năng sinh sản trong thời gian thí nghiệm 30 ngày (chuột cái) hoặc 45
ngày (chuột đực). Sau khi ngưng uống Chó đẻ răng cưa, khả năng này phục
hồi bình thường. Điều này khác với vô sinh. Hơn nữa chỉ mới là thử nghiệm
ban đầu trên loài vật. Do việc sử dụng cây chó đẻ răng cưa được quan tâm

nhiều nên đã có nhiều tác giả nghiên cứu về mặt thực vật học của hai loài cây
này trong thời gian qua[15] [28]. Đặc biệt trong Đông y Diệp hạ châu sử dụng
như 1 loại thuốc thanh Can lương huyết, giải độc sát trùng từ lâu đời. Tuy
nhiên, tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà
12
khoa học lưu ý từ những năm 1980 về sau. Nghiên cứu của các nhà khoa học
Nhật bản và Ấn độ đã cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong Chó
đẻ răng cưa có khả năng chữa bệnh viêm gan như phyllantin, hypophyllantin
và triacontanal. Tác động chống virus siêu vi B được báo cáo lần đầu tiên tại
Ấn độ vào năm 1982. Sau đó, một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988
cũng xác định tác dụng này. Theo báo cáo này 2 nhà khoa học Blumberg và
Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 trong
số 37 người đã đạt được kết quả âm tính sau 30 ngày dùng Chó đẻ răng cưa.
Ðối với viêm gan siêu vi, Chó đẻ răng cưa có khả năng làm hạ men gan, tăng
cường chức năng gan và ức chế sự phát triển của virus. Theo các nhà khoa
học, những tác nhân gây viêm gan hoặc hoại tử tế bào gan thường bắt đầu từ
sự gia tăng quá trình peroxide hoá lipid ở màng tế bào. Do đó, bảo vệ gan
phải bắt đầu từ những chất chống oxy hoá có tính năng ức chế qúa trình này.
Chó đẻ răng cưa có hàm lượng những chất chống oxy hoá hướng gan[41] có
khả năng ức chế rất mạnh quá trình peroxide hoá ở gan. Ngoài ra, những chất
này còn làm gia tăng hàm lượng Glutathione ở gan làm giảm hoạt động các
enzym SGOT và SGPT trong những trường hợp viêm gan siêu vi đang tiến
triển. Điều này mở ra hướng sử dụng cây Chó đẻ răng cưađiều trị bệnh ảnh
hưởng tới gan của các loài thủy sản. Song trong lĩnh vực thủy sản chưa có
nhiều nghiên cứu.
1.1.4. Tỏi Allium sativum L.
Thuộc họ Hành - Alliaceae.
13
Hình 1.4. Củ tỏi
- Đặc điểm: Thuộc dạng cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ,

phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải,
thẳng dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá
phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này
nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức
là thân hành (giò) của Tỏi. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa
dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng được bao bởi một cái mo dễ
rụng, tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa tháng 5-7, quả tháng 9-10.
- Bộ phận dùng: Thân hành (giò) - Bulbus Allii, thường có tên là Ðại
toán.
- Nơi sống và thu hái: Cây của miền Trung châu Á, được gây trồng ở
nhiều nước ôn đới. Ở nước ta, cũng trồng nhiều, có những vùng trồng Tỏi có
tiếng ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong
đời sống của nhân dân ta. Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân; có
thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
- Tác dụng dược lý:
Trong các nghiên cứu và thử nghiệm các loại thuốc chiết xuất từ dịch
ép củ Tỏi trên người bệnh đã cho thấy Tỏi có tác dụng chữa trị nhiều căn
bệnh khác nhau. Trong tỏi tươi có chất allicin, nhờ tác dụng của men allinaza
chuyển hóa aliin có sẵn trong tỏi thành allicin, là chất chủ yếu gây tác dụng
14
đối với vi khuẩn. Allicin là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng mạnh hơn cả
penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại
vi khuẩn gram âm và gram dương như: Staphylococcus, Streptococcus,
samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis. Tỏi
cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như bại liệt, cúm và một số
loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida. Trong Tỏi còn
có liallyl sulfide, chất này tuy không mạnh bằng allicin nhưng có thể tồn tại
lâu hơn và giữ nguyên được dược tính khi nấu [13] đã chiết xuất từ Tỏi một
chất gọi là allistalin, có tính chất giống như allicin; Machado (1948) cũng
chiết xuất từ Tỏi chất garcin, nó là một chất kháng khuẩn màu vàng, không có

mùi lưu huỳnh, không độc, có tác dụng đến cả vi khuẩn Gram (-) và Gram
(+). Garcin có thể dễ dàng hấp thu qua thành ruột và có thể đi tới dịch não
tủy, đã ứng dụng có kết quả trong nhiễm khuẩn Shigella hoặc d o các bệnh ký
sinh trùng như giun kim, giun đũa và giun tóc. Các nhà khoa học Mỹ đã tìm
thấy chất prostagladin A trong nước Tỏi có khả năng hạn chế bệnh nhồi máu
cơ tim, hạ huyết áp, phòng bệnh xơ vữa động mạch. Các bác sĩ Nhật Bản lại
nhận xét rằng do Tỏi chứa chất allixotine nên Tỏi có tác dụng chữa đau lưng,
viêm khớp. Ngoài ra các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy Tỏi có tác dụng
chữa trị được nhiều căn bệnh như: các bệnh về tai, mũi, họng; bỏng nhiễm
khuẩn và vết thương có mủ; dùng Tỏi để trị các loại giun; dùng nước ép Tỏi
để trị viêm âm đạo trùng roi; chữa các bệnh về tim mạch [1]. Theo kinh
nghiệm của người dân, có thể dùng tỏi trộn vào thức ăn cho cá để trị bệnh
viêm ruột ở cá Trắm cỏ.
1.2. Những hạn chế của việc sử dụng kháng sinh trong phòng, trị
bệnh cho ĐVTS
Kháng sinh tổng hợp là chất hữu cơ do sinh vật tiết ra hoặc do con
người tổng hợp nên, có khả năng ức chế, kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn ở một
nồng độ nhất định. Trong y học, thú y và nuôi trồng thủy sản, người ta dùng
15
kháng sinh tổng hợp để trị các bệnh nhiễm khuẩn và đem lại hiệu quả rất cao,
nếu dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời gian. Tuy vậy, kháng sinh tổng
hợp cũng là con dao hai lưỡi, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật sử
dụng nó và cũng có tác động không nhỏ tới môi trường sinh thái, nếu dùng
kháng sinh tổng hợp tùy tiện và thiếu hiểu biết có khả năng làm giảm sức đề
kháng của vật nuôi với các loại mầm bệnh [11]
Việc sử dụng kháng sinh tổng hợp trong phòng trị bệnh vi khuẩn đã
mang lại những thành công nhất định, nhưng nó cũng làm gia tăng những
dòng vi khuẩn kháng thuốc (Weston, 1996). Sự kháng thuốc này còn được
truyền sang dòng vi khuẩn khác thông qua các thể plasmid trong đó có các vi
khuẩn gây bệnh trên người và động vật nuôi khác, làm hạn chế việc sử dụng

kháng sinh trong phòng trị bệnh cho người và trong thú y (Towner, 1995).
Dư lượng kháng sinh tổng hợp tồn tại trong cơ thể động vật thủy sản
nuôi làm giảm giá trị thương phẩm và tăng rủi ro cho người tiêu thụ. Sự
kháng thuốc cũng được tìm trên những vi khuẩn gây bệnh cho người
(Towner, 1995). Ở Anh và Ai Len, ADN của những vi khuẩn kháng thuốc
kháng sinh đã chuyển sang các loại vi khuẩn E. coli và Aeromonas phân lập
từ các bệnh viện (Rhodes và ctv, 2000). Ở Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu
trong lĩnh vực thủy sản năm 2013 đạt hơn 6,7 tỷ USD, hơn 32 lần so năm
1990, trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, tình hình nhiễm dư lượng kháng sinh vẫn chưa được xử lý triệt
để. Theo kết quả báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên
Hợp Quốc (UNIDO) ở 4 thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc
thì Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu
sản phẩm thủy sản giai đoạn 2006-2010. Tính trung bình trong giai đoạn
này, mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu thủy
sản bị trả lại [21].
16
Một trong những lý do quan trọng nhất để kiểm soát việc sử dụng
kháng sinh tổng hợp trong NTTS là sự nguy hiểm của việc các vi khuẩn
kháng thuốc phát triển. Khi vi khuẩn đã mang gen kháng thuốc thì chúng ta sẽ
rất khó khăn trong việc loại trừ chúng bằng thuốc kháng sinh thông thường.
Hơn nữa, nhiều loại thuốc kháng sinh tổng hợp được sử dụng có tính bền khá
cao trong môi trường và có thể lan ra các vùng xung quanh, làm thay đổi hệ
sinh thái bằng cách biến đổi cấu trúc thông thường của vi khuẩn và cũng có
những ảnh hưởng rất lớn đối với động thực vật thủy sinh [16].
Với những hạn chế như trên, hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt
Nam đang có xu hướng nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh cho ĐVTS có
nguồn gốc từ thiên nhiên để thay thế dần các thuốc kháng sinh tổng hợp.
1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thảo dược trong phòng, trị
bệnh nhiễm khuẩn trên động vật thủy sản

Ưu thế của những loại thuốc có nguồn gốc thảo dược là không có hiện
tượng kháng thuốc, không có tồn dư trong thực phẩm an toàn với vật nuôi,
môi trường và con người [24, 25]. Nó khắc phục được những hạn chế mà việc
dùng hó chất và thuốc khangs sinh tổng hợp mắc phải như: dư lượng hóa chất,
kháng sinh trong thịt tôm cá nuôi, độc hại đối với sức khỏe con người và tác
động xấu tới môi trường. Do đó, xu hướng nghiên cứu những loại thuốc có
nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh cho động vật thủy sản đang được thế
giới quan tâm.
Tính kháng khuẩn, diệt khuẩn của chúng được nghiên cứu trên khá
nhiều loài vi khuẩn như Aeromonas hydrophyla, Streptococus sp, Vibrio sp
Các nghiên cứu đã đề xuất được một số phương thức sử dụng thảo dược bằng
cách sử dụng các bộ phận khác nhau trong cây như lá, ngọn, thân và rễ; sử
dụng dạng bột, dịch ép, dịch chiết hay hoạt chất của thảo dược với các nồng
độ khác nhau. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy một số thảo dược bước
17
đầu có tác dụng trong việc phòng trị bệnh cho vật nuôi hoặc giúp sinh ra
kháng thể. Bên cạnh đó, có nghiên cứu còn chứng minh được tính vô hại của
thảo dược đối với môi trường. Mặc dù còn hạn chế nhiều so với nghiên cứu
trên người và gia súc nhưng cũng có một số nghiên cứu điển hình như:
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược
trên thế giới
* Sử dụng thảo dược ở dạng dịch ép
- Ở Thái Lan, Sataporn Direbusarakom, Ungkana Hiransali và Sompron
Runngkammerdwong (1997) đã thử nghiệm tác dụng của một số loại cây
Ocimum sanctum (Hương nhu tía), Eclipta alba (Cỏ mực), Cassia alata
(Muồng trâu), đối với YHV trên Penaeus monodon (Tôm sú). Kết quả cho
thấy O.sanctum, E. alba, C. alata, P. acidus có tác dụng kháng khuẩn đối
với vi khuẩn này và nồng độ ức chế tối thiểu là 1mg/ml, liều gây chết 50%
đối với poslava 15 sau 24h là 1,987 - 3,548 ppm [42].
- Ở Trung Quốc, Khuê Lập Trung (1985) trong “Kỹ thuật phòng trị

bệnh tôm, cá và nhuyễn thể” đã đưa ra 22 loại thảo dược chủ yếu phòng trị
bệnh nhiễm khuẩn, ngoại ký sinh trùng và bệnh đường ruột. Các loài thảo
dược có thể kể như: Xuyên Tâm liên, Địa Niên thảo, Lưu Xô thử, Tiền thảo,
Quản trọng…[31]
Cũng ở Trung quốc Huonjun Yin và ctv đã nghiên cứu hiệu quả của 2
loại thảo dược (Astralagus radix và Scutellavia radiis) lên tính miễn dịch
đặc hiệu của cá rô phi. Kết quả cho thấy Astralagus radix cho ăn với nồng
độ 0,1 và 0,5% trong thời gian 3 tuần là có hiệu quả tối ưu nhất; với
Scutellavia radiis cần có thêm thí nghiệm để tìm ra nồng độ và thời gian cho
ăn thích hợp [35].
* Sử dụng thảo dược ở dạng bột.
18

×