BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN KIM VIỆT
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CÂY GIỐNG DÓ BẦU (Aquilaria crassna)
TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN KIM VIỆT
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CÂY GIỐNG DÓ BẦU (Aquilaria crassna)
TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ - HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60 62 01 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Lân
NGHỆ AN - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ
TRẦN KIM VIỆT
i
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giảng viên hướng
dẫn PGS. TS. Trần Ngọc Lân, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa
học và Công nghệ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy, Cô giáo khoa Nông Lâm
Ngư, Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài này.
Để hoàn thành được đề tài này, tôi còn nhận được giúp đỡ nhiệt tình của
các bạn học viên lớp Cao học 20, ngành Trồng trọt, Khoa Nông Lâm Ngư,
Trường Đại học Vinh trong việc triển khai và theo dõi các thí nghiệm.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, hỗ trợ rất lớn của gia
đình, bạn bè.
Tôi xin trân trọng biết ơn những tình cảm cao quý đó!
Nghệ An, ngày 5 tháng 9 năm 2014
Tác giả
Trần Kim Việt
ii
ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.3. a i m v th i gian nghiên c uĐị để à ờ ứ 24
3.1.1. Di n tích tr ng cây Dó B u huy n H ng Khêệ ồ ầ ở ệ ươ 27
3.1.2. S l ng v tu i cây Dó B u huy n H ng Khêố ượ àđộ ổ ầ ở ệ ươ 30
3.1.3. tu i v di n tích cây Dó B u t i m t s h dân huy n H ngĐộ ổ à ệ ầ ạ ộ ố ộ ệ ươ
Khê 31
iii
iii
DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.3. a i m v th i gian nghiên c uĐị để à ờ ứ 24
3.1.1. Di n tích tr ng cây Dó B u huy n H ng Khêệ ồ ầ ở ệ ươ 27
3.1.2. S l ng v tu i cây Dó B u huy n H ng Khêố ượ àđộ ổ ầ ở ệ ươ 30
3.1.3. tu i v di n tích cây Dó B u t i m t s h dân huy n H ngĐộ ổ à ệ ầ ạ ộ ố ộ ệ ươ
Khê 31
iv
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình1.1. Tinh dầu Dó Bầu các loại
6
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.3. a i m v th i gian nghiên c uĐị để à ờ ứ 24
3.1.1. Di n tích tr ng cây Dó B u huy n H ng Khêệ ồ ầ ở ệ ươ 27
3.1.2. S l ng v tu i cây Dó B u huy n H ng Khêố ượ àđộ ổ ầ ở ệ ươ 30
3.1.3. tu i v di n tích cây Dó B u t i m t s h dân huy n H ngĐộ ổ à ệ ầ ạ ộ ố ộ ệ ươ
Khê 31
v
v
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CCC: Chiều cao cây cuối cùng
CT: Công thức
KSX: Chu kỳ sản xuất
CITES: Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
RCB: Phương pháp bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên
ĐC: Công thức đối chứng
SX: Sản xuất
KD: Kinh doanh
NPK: Phân bón tổng hợp đạm, lân, kali
KH & CN: Khoa học và công nghệ
vi
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây Dó Bầu còn gọi là cây Trầm hương, cây Kỳ nam, cây Gió trầm, trong
gỗ của nó có khả năng sinh ra một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm hương hay
là Kỳ nam. Trầm hương có rất nhiều công dụng đã được biết và được sử dụng từ
hàng ngàn năm, ở nhiều nước trên thế giới. Từ xưa đến nay Trầm hương là loại
sản phẩm đặc biệt quý hiếm của rừng mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con
người. Chính vì vậy mà Trầm hương có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường.
Điều này đã làm cho cây Dó Bầu trở thành loài thực vật đặc biệt được nhiều nhà
khoa học và người dân chú ý, có giá trị về khoa học công nghệ và thực tiễn ở
Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, những
nghiên cứu có tính hệ thống về kỹ thuật ươm cây giống và quản lý sâu bệnh hại
trên cây giống Dó Bầu chỉ mới bắt đầu từ những năm gần đây. Hầu hết các kết
quả nghiên cứu được công bố đều chưa đưa ra được quy trình tối ưu trong nhân
giống cây Trầm hương để có thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
Trong khi đó, cùng với sự mất rừng thì nguồn Trầm hương tự nhiên cũng
ngày càng cạn dần. Các loài thuộc chi Aquilaria có khả năng cho Trầm hương bị
khai thác cạn kiệt. Ở Việt Nam những người khai thác Trầm hương chặt đốn bừa
bãi những cây Dó Bầu ở bất kỳ độ tuổi nào. Với cách khai thác như vậy thì chỉ
trong một thời gian ngắn những cây thuộc nhóm Dó Bầu (Aquilaria) gần như bị
tuyệt chủng. Trước tình hình đó Hội đồng Bộ trưởng (nay gọi là Chính phủ) đã
ban hành Nghị Định số 18/HDBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 quy định danh mục
thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và có chế độ bảo vệ, trong đó đã xếp cây
Dó Bầu vào danh mục nhóm 1A, tức là được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trước tình hình đó hiện nay ở nước ta đã và đang có rất nhiều các tổ chức, cơ
quan, cá nhân trồng cây Dó Bầu, nhằm mục đích cải thiện kinh tế, phủ xanh đất
trống đồi trọc, góp phần xoá đói giảm nghèo,… Tuy nhiên, phần lớn các dự án đó
mới đang ở giai đoạn trồng và thử nghiệm các loại giống có nguồn gốc hạt lấy từ
cây mẹ có độ tuổi khác nhau, gây tạo Trầm hương bằng các phương pháp khác nhau
và các kết quả thu được đều chưa được khả quan. Do chưa có cây giống đảm bảo
1
chất lương, do kỹ thuật trồng chưa đúng và cây Dó Bầu hàng năm thường bị sâu
xanh ăn lá gây hại bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch, gây hậu quả rất nặng
nề cho người dân trồng cây Dó Bầu.
Mặt khác nếu để cây Dó Bầu mọc ở rừng tự nhiên thì khả năng cho Trầm
hương của cây Dó Bầu rất hạn chế (chỉ khoảng 10%). Chỉ một số ít cây vì lý do
nào đó các tác nhân từ bên ngoài tác động đến cây Dó Bầu như gió, sét đánh làm
gẫy thân, cành,… Vi sinh vật làm tổn thương, xâm nhiễm vào cây. Từ đó qua quá
trình dài thì Trầm hương được hình thành dần theo thời gian.
Những điểm nêu trên đã dẫn chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tiềm năng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng cây giống Dó Bầu (Aquilaria crassna) tại huyện Hương
Khê, Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tiềm năng, và đưa ra được biện pháp kỹ thuật để nâng cao
năng suất, chất lượng cây giống Dó Bầu tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.
Đề xuất được quy trình sản xuất cây giống Dó Bầu đạt năng suất cao, chất
lượng tốt tại địa bàn huyện Hương Khê.
3. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu, đánh giá và đưa ra giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả sản xuất cây Dó Bầu trên địa bàn huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống Dó Bầu trên địa bàn
huyện Hương khê Hà Tĩnh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
• Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu tạo cơ sở khoa học cho việc xây
dựng quy trình kỹ thuật ươm nhân giống cây Dó Bầu từ hạt.
• Ý nghĩa thực tiễn
Giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất và chất lượng của cây
trồng, đồng thời cũng là yếu tố có tầm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Giống có năng suất cao, chất lượng tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho
sản xuất. Về số lượng cây giống Dó Bầu ở Việt Nam nói chung và Hương khê
2
Hà Tĩnh chưa đảm bảo chất lượng và chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong
nước và nước ngoài. Khả năng cho Trầm hương của cây Dó Bầu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như chất lượng giống, điều kiện khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng, kỹ
thuật trồng, chăm sóc và các biện pháp tác động tạo Trầm.
Hiện nay nhiều nông dân tự phát ươm nhân cây giống Dó Bầu, mỗi người
dân thực hiện theo một quy trình gieo ươm và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh khác
nhau theo kinh nghiệm. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm, đề tài sẽ đưa ra một quy
trình kỹ thuật ươm nhân cây giống Dó Bầu đạt chất lượng và đạt hiệu quả cao nhằm
phố biển cho ngươi dân áp dụng trong việc sản xuất cây giống Dó Bầu.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và hiệu quả kinh tế của việc trồng cây Dó
Bầu góp phần quy hoạch định hướng phát triển cây Dó Bầu, nhằm xóa đói giảm
nghèo cho người dân huyện Hương Khê.
3
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân loại, giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây Dó Bầu
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Trên thế giới chi Dó Bầu (Aquilaria) gồm 8 loài, phân bố chủ yếu ở khu
vực nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Ở nước ta,
hiện đã tìm thấy có 3 loài (A. crassna, A. banaensae Phamh. và A. baillonii
Pierre ex Lecomte) phân bố rải rác trong rừng nhiệt đới thường xanh, mưa mùa,
ẩm nguyên sinh thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
đặc biệt là từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Quãng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Tây Nguyên, An Giang,
Kiên Giang và đảo Phú Quốc.
Cây Dó Bầu (A. crassna) còn tìm thấy ở Lào và Campuchia. Đây là loài
cây đặc hữu ở Đông Dương. Ngoài loài Dó Bầu (A. crassna) thì hai loài còn lại
(A. banaensae và A. baillonii) cũng là những loài đặc hữu quý hiếm ở nước ta.
Một loài gần gũi với A. crassna là A. malaccensis Lamk, phân bố trong
phạm vi rất rộng, từ Đông Bắc Ấn Độ, Mianma đến Thái Lan, Malaysia,
Philippin và Indonesia.
1.1.2. Phân loại
Cây Dó Bầu Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte
Lớp (Class): Magnoliopsida
Bộ (Order): Myrtales
Họ (Family): Thymelaeaceae
Giống (Genus): Aquilaria
Loài (Species): Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte
1.1.3. Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây Dó Bầu
Dó Bầu là cây nhiều tác dụng, Dó Bầu cho sản phẩm có giá trị nhất là
Trầm hương, và có thể cho những sản phẩm, như gỗ làm đồ thủ công mỹ nghệ,
đồ gia dụng, làm bột giấy, bột nhang, lá làm dược liệu, vỏ làm sợi,…
4
Sản phẩm chính của cây Dó Bầu là Trầm hương, phần có giá trị nhất.
Hiệu quả kinh tế của trồng cây Dó Bầu, tạo Trầm hương, chế biến, xuất khẩu có
giá trị kinh tế rất cao. Trầm hương được hình thành trên thân cây Dó Bầu, do
hàng loạt tế bào thoái hóa, trong vách và các mạch tế bào tích tụ các hợp chất
hữu cơ, chúng liên kết với nhau tạo ra khối trầm với hình dạng và kích thước
khác nhau. Trầm hương thường có màu đen bóng và màu vàng cánh gián, khi đốt
lên lửa keo nhựa chảy ra và hương thơm tỏa ra mùi đặc trưng “Trầm Hương”.
Trầm hương là sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao. Ngày xưa Trầm hương là
sản vật hết sức quý hiếm. Ngày nay Trầm hương vẫn được coi là lâm sản ngoài gỗ
có giá trị thương mại quốc tế lớn nhất. Trên thế giới Trầm hương được sử dụng để
chưng cất tinh dầu Trầm, một chất định hướng quan trọng trong ngành công
nghiệp để sản xuất các loại mỹ phẩm cao cấp. Mặt khác việc đốt Trầm hương là
một tập quán truyền thống không thể thiếu được trong các nhà thờ, cung điện hay
các gia đình quý tộc ở các nước Hồi giáo và theo Đạo Phật. Ngoài ra trong Y học
Trầm hương còn được sử dụng để chữa một số bệnh hiểm nghèo.
Về giá trị kinh tế, trường hợp nguyên liệu thô, cây Dó Bầu nguyên liệu
(cây Dó Bầu trồng đã trưởng thành: đường kính thân 18~20 cm, cao 5~6 m, khối
lượng tươi bình quân 100 kg/cây, khoảng 7~8 năm tuổi), chưa tạo trầm nhân tạo,
giá cả hiện nay là 500.000 đồng/cây. Nếu 1 ha trồng thuần khoảng 1.300 cây (tỷ
lệ sống 80%, có khoảng 1000 cây trưởng thành) thì doanh thu sẽ được khoảng
500 triệu đồng, trừ các chi phí cây giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ và phí tổn vốn
khoảng 50 triệu đồng, thu nhập trước thuế là 450 triệu/ha/CKSX 10 năm (giá trị
tạo ra bình quân 50 triệu đồng/ha/năm).
Trường hợp cây Dó Bầu đã tạo Trầm hương (thời gian tạo trầm khoảng 2
năm), lượng Trầm hương thu được loại V bình quân 1 kg/cây, giá bán 100
USD/kg (1,5 triệu đồng/kg) thì 1 ha trồng thuần loại có doanh thu là 1,5 tỷ đồng,
trừ chi phí đầu tư (kể cả chi phí vốn) khoảng 540 triệu, thu nhập trước thuế là
960 triệu/ha/CKSX 10 năm (giá trị tạo ra bình quân 150 triệu/ha/năm).
Trường hợp sử dụng toàn bộ cây Dó Bầu đã tạo trầm chưng cất tinh dầu
(mức tiêu hao 5000 kg cây tươi đã tạo trầm cho 1 lít dầu), và giá bán 6.000
USD/lít (khoảng 120 triệu đồng), thì giá trị tạo ra khoảng 1,8 tỷ đồng/ha, trừ chi
5
phí khoảng 600 triệu đồng, thu nhập trước thuế khoảng 1,2 tỷ/ha/CKSX 10 năm
(giá trị tạo ra bình quân 180 triệu đồng/ha/năm).
Trầm hương là một mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được sử dụng trong
các lĩnh vực hương liệu mỹ phẩm, làm chất định hương, điều chế các loại nước
hoa hảo hạng như Sental, Nuitd’Orient, làm xà phòng tắm cao cấp dùng cho vua
chúa thời trước.
Hình 1.1. Các loại tinh dầu Dó Bầu
Trầm hương làm dược liệu, là vị thuốc quý hiếm, có công dụng chữa
bệnh. Trong Đông Y, Trầm hương được dung làm nguyên liệu trừ sơn lam
chướng khí. Người ta thường xông Trầm hương trong nhà để trừ khí độc và
thường mang Trầm hương tong người để phòng ngừa sơn lam chướng khí.
Ở một số địa phương, nhất là vùng Phú Khánh, người ta thường bọc Trầm
hương trong túi vải thưa để đeo ở cổ xem như “bùa hộ mệnh”. Trẻ em dưới 1 tuổi
đeo 2 chỉ, 1 đến 5 tuổi đeo 3 chỉ, người lớn đeo 5 chỉ.
Trầm hương được dùng làm thuốc giải nhiệt và trừ sốt rét, ở Campuchia,
theo Menaut và Phana Douk, người ta thường dùng Trầm hương và Ngà Voi mài
với nước lạnh để uống. Ngày 2~3 lần, mỗi lần uống từ 3 phân đến 1 chỉ.
Trầm hương được dùng như là loại thuốc trừ đau bụng. Theo bác sĩ Sallet
ghi nhận thì thuốc Nam có toa thuốc trị đau bụng rất hay, gồm có Trầm Hương 2
chỉ, sắc cùng Đậu khấu, hạt cau, vỏ cây Mộc lan, Sa nhơn, Can khương, trong 2
chén rưỡi nước còn lại 9 phân chia uống thành 2 lần trong ngày sẽ làm cho bụng
hết quặn đau.
Trầm hương dung để chữa bệnh đường tiểu tiện. Người ta thường mang
Trầm hương ở vùng hội âm để chữa bệnh đường tiểu tiện.
6
Theo Đông y, Trầm hương dùng để trị các chứng độc thủy do phong thổ
gây nên, làm tiêu chứng chướng mãn, no hơi, đau bụng, ói mửa, hen suyễn thở
gấp, hạ được nghịch khí, thông chứng bế do khí hư gây nên. Mài từ 3 phân tới 1
chỉ, tùy theo tuổi lớn nhỏ hòa với nước lạnh hoặc bỏ vào nước đun sôi mà uống.
Chống chỉ định đối với Trầm hương: Trầm hương là thuốc trụy thai, nên
phụ nữ có thai không nên uống hoặc mang trong mình, có thể làm sảy thai.
Những người suy nhược và biếng ăn, suy gan,…không nên dùng Trầm hương.
Trong Tây Y, Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt
khuẩn, làm lành vết thương) và có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (đau
ngực, suy tim), bệnh hô hấp (hen suyễn), bệnh thần kinh (an thần, trị mất ngủ, giảm
đau, trấn tỉnh, …), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về đường
tiết niệu (bí tiểu tiện),…
Trầm hương có giá trị trong các lĩnh vực khác, như sản phẩm biếu tặng
trong lĩnh vực ngoại giao; trong Tôn giáo, đốt trong các chùa chiền, đền thờ, . . .
vào các dịp lễ đặc biệt, làm nhang để đốt vào lúc cúng kiến.
Trầm hương được dùng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, như tượng, vật
cảnh, đồ trang trí,… Làm giấy quý (vẽ tranh, viết kinh thánh,…); Ướp xác;…
Một số tính toán về chi phí và hiệu quả các loại hình kinh doanh Trầm hương
Bảng 1.1. Chi phí trồng, chăm sóc cây Dó Bầu và tạo Trầm hương cho 1 ha
Khoản mục Đơn vị Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)
1. Chi phí nhân công Đồng 25.560.000
+ Trồng Công 167 40.000 6.680.000
+ Chăm sóc 3 năm Công 382 40.000 15.280.000
+ Bảo vệ 10 năm Đồng 3.600.000
2. Chi phí vật liệu Đồng 6.660.000
+ Cây giống Cây 1.300 3.000 3.900.000
+ Phân bón vi sinh Kg 2.400 1.150 2.760.000
3. Chi phí vốn Đồng 9.590.000
Cộng chi phí tạo cây Dó
nguyên liệu (1-3)
(1) 41.810.400
4. Chi phí tạo trầm Đồng 1.000 400.000 400.000.000
5 Chi phí vốn tạo trầm Cây 96.000.000
Cộng chi phí cho cây Dó
đã tạo trầm (1~5)
Đồng (2) 537.810.400
7
Bảng 1.2. Doanh thu và thu nhập trước thuế các loại hình KD cho 1 ha
Lọai hình kinh doanh Sản lượng
Doanh thu
(triệu)
Chi phí
(triệu)
Thu nhập
(triệu)
1. Bán cây Dó nguyên liệu
cho làm giấy/làm bột nhang 50 (1) 41,81 8,19
2. Bán cây Dó nguyên liệu
cho tạo trầm
100 tấn
500 (1) 41,81 458,19
3. Bán trầm hương loại 5 1.500 (2)537,81 962,19
4. Bán tinh dầu 1.000 cây 1.800 600,00 1.200,00
(Nguồn: Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu, năm 2010)
Ngoài hiệu quả kinh tế trực tiếp, trồng cây Dó Bầu tạo Trầm hương còn
tạo công ăn việc làm cho người lao động, mở ra hướng phát triển kinh tế bền
vững cho nông thôn, vùng đồi núi, vùng sâu vùng xa. Tạo nguồn nguyên liệu cho
phát triển công nghiệp chế biến tinh dầu, công nghiệp hương liệu, mỹ phẩm và
dược phẩm; tạo nguồn hàng xuất khẩu giá trị lớn, hiệu quả cao. Tăng độ che phủ
của rừng, chống xói mòn đất, giữ nước, bảo vệ môi trường. Bảo tồn và phát triển
loài cây đặc hữu, quý hiếm, có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế của nước ta.
Cây Trầm hương còn là sự phù hợp của quy luật sản xuất đi đôi với bảo vệ
môi trường, kết hợp lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, làm giàu trên cơ sở khai
thác và tái tạo lợi thế đặc hữu, ưu việt của tài nguyên quốc gia.
1.2. Một số đặc điểm thực vật học của cây Dó Bầu
Cây Dó Bầu là cây thân gỗ, thân cây là một loại cây gỗ lớn, cao khoảng
30~40m, nhưng phổ biến nhất là từ 15~25 m, đường kính thân khoảng 60 cm, vỏ
ngoài nhẵn, màu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ (celluloz) và dễ tách ra khỏi
thân. Thịt gỗ màu vàng nhạt, chất gỗ mềm có tỷ trọng 0,395. Cành non phủ lông mềm
màu vàng xám.
Lá cây Dó Bầu là loại lá đơn, mọc cách, dai. Phiến lá hình mũi mác
thuôn, dài 6~11cm, rộng 3~4 cm, đỉnh có mũi nhọn, gốc hình nêm rộng, mép
nguyên mặt trên màu lục, mặt dưới màu xanh xám; gân hình lông chim, nổi rõ ở
mặt dưới, hợp lại ở mép. Cuống lá dài 2~5 mm, có lông mềm.
8
Cây Dó Bầu có hoa lưỡng tính, hoa tự hình tán hay chùm mọc ở nách lá
hoặc đầu cành, cuống cụm hoa mảnh, dài 2~3 cm. Hoa nhỏ, mẫu 5, có màu trắng
tro. Đài hoa hợp ở phần dưới, hình chuông, màu vàng lục hoặc trắng nhạt, có
lông ở miệng. Phần phụ dạng cánh hoa, đính gần họng đài, nhị 10, bầu hình
trứng, 2 ô, có lông rậm, gốc bầu có tuyến mật.
Quả Dó Bầu có dạng hình quả lê hơi dẹt, dài 3~4 cm, rộng 2.5~3 cm,
có lông mềm, ngắn, mang đài tồn tại. Vỏ quả mở thành hai mảnh xốp (khi
chín tự tách ra), mỗi quả có từ 1~2 hạt. Quả lúc non thì có màu xanh, lúc già
chuyển sang màu vàng ươm.
Hạt Dó Bầu gồm hai phần, phần chính ở phía trên hình nón, phần kéo dài
ở phía dưới. Hạt khi chín có màu nâu, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng, bên
trong mềm có chứa nhiều dầu.
Cây Dó Bầu khi còn non, khả năng chịu bóng tốt nên thường trồng cây
vào mùa xuân để tiết kiệm được công chăm sóc và che bóng cho cây, cây Dó Bầu
xuất vườn tốt nhất ở tuổi 1, cây cao khoảng 0,4~0,7m. Cây Dó Bầu ưa thích đất
feralite phát triển trên đá kết, đá granite, tầng đất trung bình đến mỏng, hơi ẩm,
thích hợp với pH từ 4~6.
Thời gian ra hoa tạo quả: cây Dó Bầu sau trồng khoảng 4~5 năm tuổi thì
bắt đầu ra hoa kết trái. Tùy vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời gian ra
hoa có khác nhau. Ở miền Trung Việt Nam cây bắt đầu ra hoa vào tháng 3 và trái
chín vào tháng 7 dương lịch. Nhưng ở miền Nam thời gian ra hoa tháng 2, trái
chín tháng 5~6 dương lịch.
1.3. Giá trị và công dụng của Trầm hương
Sản phẩm có giá trị nhất của cây Dó Bầu là Trầm hương, Trầm hương
được xếp thành 3 hạng và mỗi hạng chia thành nhiều loại, như sau:
(1) Trầm hương hạng nhất là Kỳ Nam hay còn gọi là Kỳ. Kỳ Nam là loại
trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu, nhẹ, mềm, dẻo, nhuyễn, khi
nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt; tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt hương thơm
đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung.
Kỳ nam được chia thành 4 loại: (i) Bạch kỳ: sắc trắng ngà, xám nhạt, vô
cùng qúy hiếm, ít khi có, đắt giá nhất; (ii) Thanh kỳ: sắc xanh xám, ánh lục, rất quý
9
hiếm, đắt giá sau bạch kỳ; (iii) Huỳnh kỳ: sắc vàng sẩm, vàng nâu, qúy hiếm và
đắt giá sau thanh kỳ; (iv) Hắc kỳ: sắc đen chàm, hắc ín, quý và đắt giá sau loại
huỳnh kỳ.
Sách xưa xếp loại kỳ nam: nhất Bạch, nhì Thanh, tam Huỳnh, tứ Hắc.
(2) Trầm hương hạng hai là trầm: là loại Trầm hương ít dầu, nặng, vị
đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm, khói màu trắng, bay quanh rồi tan ngay.
Theo phẩm cấp, Trầm được xếp thành 6 loại: (i) Loại 1, sắc sáp trắng, giá
trị cao nhất trong 6 loại trầm; (ii) Loại 2, sắc xanh đầu vịt , giá trị sau loại 1; (iii)
Loại 3, sắc sáp xanh, giá trị sau loại 2; (iv) Loại 4, sắc sáp vàng, giá trị sau loại 3;
(v) Loại 5, sắc vằn lông hổ, giá trị sau loại 4; (vi) Loại 6, sắc vàng đốm dầu, giá
trị thấp nhất trong 6 loại trầm.
Sách xưa chia Trầm hương thành 5 loại: Hoàng lạp trầm, Hoàng trầm,
Giác trầm, Tiến hương, Kê cốt hương, trong đó Hoàng lạp trầm là tốt nhất.
(3) Trầm hương hạng ba là tốc: Phần lớn tốc có mức nhiễm dầu ít hơn
trầm, chủ yếu là từ bên ngoài và dài theo thớ gỗ. Có khoảng vài chục loại tốc, với
các tên gọi, như tốc kiến, tốc đá, tốc cá ngừ, tốc hương, tốc lọn, tốc dây, tốc đỉa,
…
Tuy nhiên, có thể xếp các dạng tốc thành 4 nhóm như sau: (i) Tốc đỉa, là
nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ, cở ngón tay,
đầu đũa con hoặc như con đỉa; (ii) Tốc dây, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu
xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ gỗ, thường có dạng tròn, dài, dáng rễ cây; (iii)
Tốc hương, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội hơn
các lọai tốc khác; (iv) Tốc pi, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu mỏng, bao
quanh bên ngòai các thớ gỗ theo dạng hình tháp, hình ống lớn.
Trong 4 nhóm tốc thì tốc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng. Tuy
nhiên, việc xếp nhóm tốc không nhất thiết theo thứ bật phẩm cấp. Hiện nay chưa
có quy định của Nhà nước hoặc của tổ chức phi Chính phủ về tiêu chuẩn phân
loại, đánh giá phẩm cấp Trầm hương.
Theo Lê Công Kiệt (), tiêu chuẩn đánh giá Trầm hương thường dựa vào:
nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cỡ, màu sắc, trọng lượng, tỷ
trọng, độ tinh khiết và loài cây Dó Bầu tạo ra Trầm hương.
10
Trong giao dịch mua bán, việc phân loại trầm hương phần lớn dựa vào
cảm nhận, kinh nghiệm, đồng thuận, thông qua hành vi trực tiếp của con người
như nhìn, sờ, gọt, bấm, đốt, nếm, ngửi, …
Dó Bầu được xuất khẩu theo các hình thức khác nhau (dăm gỗ, bột, dầu và
như các sản phẩm hoàn thành như nước hoa, hương và thuốc men), và các nhà
nhập khẩu chính là các nước ở Trung Đông và Viễn Đông, đặc biệt là vương
quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi (nơi trầm hương được biết đến như
Oudh), cũng như Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản.
Chưng cất dầu Trầm hương có ba phương pháp mà qua đó dầu trầm
hương được chưng cất cụ thể là, thủy chưng cất, chưng cất hơi nước và khai thác
CO
2
siêu tới hạn. Tuy nhiên, các phương pháp phổ biến nhất là chưng cất thủy và
chưng cất hơi nước. Một điều mà có dấu ấn của mình trên chưng cất dầu là độ
tuổi của cây. Cây già có hàm lượng nhựa cao hơn và giống như một loại rượu,
tuổi cây càng cao thì nhựa càng tốt. Nói về phân loại dầu trầm hương, dầu chất
lượng tốt nhất đi ra từ chưng cất đầu tiên và sau này gỗ trải qua chưng cất thứ hai
và do đó, nó được xếp loại theo số lần nó được chưng cất.
Phát triển sản phẩm thay thế tổng hợp thường xảy ra khi nguồn cung cấp
bền vững của sản phẩm tự nhiên không có sẵn và đắt tiền cùng một lúc. Tuy
nhiên, Trầm không thể tổng hợp, hoá chất thay thế đã có sẵn cho nước hoa có giá
rẻ. Ngoài ra, các sản phẩm này không thể bắt chước các sản phẩm tự nhiên. Các
thành phần hóa học chủ yếu tạo ra hương thơm đặc trưng của sản phẩm Trầm
hương, sesquiterpene, trên nguyên tắc có thể tổng hợp. Tuy nhiên, đây là những
cấu trúc rất phức tạp mà sẽ vô cùng tốn kém để tổng hợp, vì vậy không khả thi
trong sản xuất.
Vì vậy, sự khác biệt lớn trong nước hoa của dầu trầm tự nhiên và dầu trầm
tổng hợp có thể được phân biệt dễ dàng. Dâu trầm tự nhiên thơm và bao quanh
bởi sắc thái ấm ám của gỗ khác với dầu trầm tổng hợp chỉ đơn là có mùi thơm.
Năng suất thấp từ nguyên liệu thực vật, quá trình khai thác vất vả. Cần đến 20 kg
trầm để sản xuất 12 ml nước hoa.
Theo Nabeel Adam Ali, giám đốc của nước hoa Ả Rập, Thụy Sĩ, dầu trầm
chất lượng cao nhất, đã có thời, đến từ 1 cây già hơn 100 năm. Doanh số bán nước
11
hoa dầu trầm tiếp tục phát triển mỗi năm, nhưng để đáp ứng nhu cầu, nhiều nước
hoa đã bắt đầu sử dụng một sự pha trộn của dầu trầm tự nhiên và tổng hợp. (New
York Times) một chuyên gia ước tính rằng khoảng 20 năm trước đây, một kg, tương
đương 2,2 pound, chất lượng cao” sẽ có chi phí khoảng 1.800 dirham hoặc $500.
Bây giờ, cùng số lượng sẽ có chi phí 12.000 dirham. Đã có một sự gia tăng đáng
kinh ngạc về giá cả. Đối với những người sẵn sàng chi tiêu nhiều như 200.000
dirham mỗi kg, tìm ra trầm chất lượng cao nhất vẫn có sẵn.
Một lý do khác, Dó Bầu rất đắt tiền là một mối đe dọa trở thành nguy cơ
tuyệt chủng, vì sẽ có nhiều người khai thác. Loài quan trọng nhất sản xuất nhựa
của Trầm hương là A. crassna, A. agollocha, A. malaccensis, A. malaccensis
được bảo vệ trên toàn thế giới theo Công ước CITES (Công ước Quốc tế về buôn
bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp) cũng như của Liên minh bảo tồn
thế giới, IUCN. Loài A. crassna đã được liệt kê như là một loài nguy cấp vài năm
trở lại bởi Chính phủ Việt Nam.
Cây Dó Bầu và sản phẩm chính của nó là Trầm hương và Kỳ Nam đã có lịch
sử từ lâu đời, và là một trong những sản vật luôn góp mặt trong cuộc sống tinh thần
của người dân Việt Nam ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Đó là việc Trầm
hương thường có mặt trong các tác phẩm văn học, trong tín ngưỡng tôn giáo, trong
các đền đài, . . . (Nguyễn Hiền và Võ Văn Chi, 1991). Theo tài liệu khảo cổ học thì
từ thời cổ đại xa xưa ông cha ta đã biết khai thác và sử dụng Trầm hương. Đời nhà
Hán (206~220 TCN) nhiều nước trên thế giới đã đến Giao Châu để mua bán mà chủ
yếu mua các sản vật từ Phương Nam đặc biệt quý hiếm như sừng Tê Giác, Ngà Voi,
Trầm hương,… Từ thế kỷ thứ X, thời vua Đinh Tiên Hoàng đã biết dùng Trầm
hương để đóng những chiếc rương đựng gia bảo như Long Bào của Hoàng Đế.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người không
ngừng tôn vinh giá trị của Trầm hương. Đó là việc chiết xuất tinh dầu Trầm để
làm nước hoa đã và đang được rất nhiều phụ nữ trên thế giới ưa chuộng . Việc
chiết xuất các chất thứ cấp có trong tinh dầu Trầm để làm dược liệu. Chính vì
những vấn đề đó mà Trầm hương ngày càng có giá trị kinh tế cao, ngoài ra người
ta còn sản xuất Trầm hương theo xu hướng mới đó là làm đồ mỹ nghệ tượng, vật
cảnh, đồ trang trí, sản phẩm biếu tặng trong lĩnh vực ngoại giao, đốt trong các
12
chùa chiền, đền thờ,…vào các dịp lễ đặc biệt, làm nhang để đốt vào lúc cúng
kiến, làm giấy quý (vẽ tranh, viết kinh thánh, ướp xác,…).
1.4. Yêu cầu sinh thái của cây Dó Bầu
Cây Dó Bầu thích hợp với độ cao từ 50~1200m và gần như có mặt ở hầu
hết các tỉnh khắp cả nước, từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La và các tỉnh dọc
miền Trung, Tây Nguyên cho đến Phú Quốc (Kiên Giang) nhiều nhất là dọc biên
giới Việt Nam, Lào, Camphuchia.
Nhiệt độ: Cây Dó Bầu có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ
15~30
0
C, nhưng thích hợp nhất là từ 20~29
0
C.
Ánh sáng: Cây Dó Bầu còn nhỏ thích hợp với điều kiện râm mát. Nhất là
khi đang trong giai đoạn vườn ươm và sau khi trồng 2~3 tuổi nếu được che bóng
thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Lớn lên thì là loài cây ưa sáng.
Ẩm độ: Dó Bầu là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng. Độ ẩm
thích hợp cho cây phát triển là vào khoảng 80%. Khi còn nhỏ khả năng chịu hạn
của cây kém, nếu thiếu ẩm cây sẽ ngừng sinh trưởng hoặc chết. Vì vậy việc cung
cấp nước cho cây vào mùa nắng là vô cùng quan trọng, nhất là giai đoạn cây mới
trồng được 2-3 năm. Khi cây đã lớn việc cung cấp nước cho cây là không cần
thiết vì lúc đó rễ cây đã ăn sâu vào lòng đất nên cỏ thể hút nước trong tự nhiên.
Lượng mưa: Cây Dó Bầu chịu hạn kém do vây lượng mưa nhiều hay ít sẽ
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Cây Dó Bầu thích
hợp với khu vực có lượng mưa trung bình từ 1200-1500 mm/năm.
Đất đai: Cây Dó Bầu được trồng ở nhiều loại đất khác nhau trừ đất nghèo
kiệt, đất đá vôi, đất bị ngập úng và đất bị nhiếm mặn, nhiễm phèn. Về mặt lí tính,
đất trồng phải có kết cấu từ trung bình đến tốt, nghĩa là tầng đất mặt phải tơi xốp,
khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, độ pH từ 5 ÷ 6. Về thành phần dinh dưỡng đất
phải giàu chất hữu cơ và chất vô cơ.
Loại đất: Thích hợp với loại đất feralit nâu vàng phát triển trên phiến sa
thạch, đất nâu đỏ trên đá mẹ granit. Ở đó cây sinh trưởng tốt và chất lượng Trầm
tạo ra tốt hơn so với các loại đất khác.
Yếu tố đất đai không những ảnh hương trực tiếp đến sinh trưởng của cây
Dó Bầu mà nó còn ảnh hưởng đến sự hình thành Trầm Hương trên thân gỗ của
13
cây Dó Bầu. Nhiều cây Dó Bầu sinh trưởng và phát triển tốt nhưng lại không thể
gây tạo được Trầm. Do vậy việc gây trồng loại cây này cần phải chọn loại đất
thích hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao từ loài cây trồng này.
1.5. Tình hình sản xuất cây Dó Bầu trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Tình hình sản xuất cây Dó Bầu trên Thế giới
Ở Ấn Độ, Shiva () cho rằng kết quả hình thành Trầm hương trong tự nhiên
có liên quan đến bệnh lý của cây. Ở Malaysia sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về
vấn đề tạo Trầm hương ngoài tự nhiên thì Julajudin () đã đi đến kết luận, cho
rằng quá trình hình thành Trầm ngoài tự nhiên có liên quan đến bệnh lý của cây.
Nguồn gốc hình thành Trầm là do sự cộng sinh của loài nấm Criptophoerica
mangifera với thân gỗ mà tạo thành Trầm hương.
Naiyna Thongijem và cs (1989) (Thái Lan) nghiên cứu về vấn đề tạo
Trầm cho rằng quá trình hình thành Trầm hương trên cây Dó Bầu là kết quả cộng
sinh của các loài nấm Cephalos potrium, Fusarium, Botriodiplodia,
Chactomium.
Dó Bầu có nhiều công dụng đặc biệt, khó có sản phẩm thay thế. Nhu cầu
Trầm hương vào mục đích làm thuốc chữa bệnh, làm hương liệu sản xuất hoá mỹ
phẩm, đồ mỹ nghệ, làm nhang trầm và dùng vào mục đích tín ngưỡng ngày càng
gia tăng. Theo CITES, khối lượng mua bán trầm hương trên thị trường thế giới
thời kỳ 1995~1997 khoảng 1.350 tấn (số liệu của Đài Loan trong khoảng thời
gian này là hơn 2.050 tấn).
Dó Bầu mua bán trên thị trường hầu hết là khai thác từ thiên nhiên. Các
nước có nguồn Dó Bầu cung cấp cho thế giới tập trung chủ yếu ở khu vực Đông
Nam Á và vài nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan. Tuy nhiên, nạn
khai thác trầm hương vào những thập niên cuối của thế kỷ XX có tính chất hủy
diệt cây Dó Bầu, làm cho nguồn cung cấp trầm hương trên thị trường ngày càng
cạn kiệt. Năm 1993, Indonesia khai thác và xuất khẩu hơn 661 tấn thì năm 1997
chỉ còn 302 tấn; tương tự như Indonesia, Malaysia từ 43,6 tấn còn 21,6 tấn;
Campuchia năm 1995 khai thác và xuất khẩu 133,8 tấn thì 3 năm sau chỉ còn
13,2 tấn; Ấn Độ năm 1995 xuất khẩu 15,1 tấn thì năm 1997 chỉ còn 1,4 tấn.
1.5.2. Tình hình sản xuất và phát triển cây Dó Bầu ở Việt Nam
14
Ở Việt Nam, theo thống kê của ngành Thương mại từ năm 1986~1990,
khai thác và xuất khẩu khoảng 1.163,9 tấn Trầm hương. Nhưng cũng giống như
các nước là số lượng ngày càng giảm sút, năm 1985 khai thác và xuất khẩu 216,1
tấn thì năm 1990 chỉ còn 73,4 tấn Trầm hương.
Trầm hương được mua bán dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng các
nước có nguồn trầm hương, phần nhiều là xuất khẩu dạng mảnh, miếng chiếm
95%, dạng gỗ chiếm 3%, dạng bột chiếm hơn 1% và tinh dầu dưới 1%.
Hiện nay và những năm tiếp theo khối lượng Trầm hương mua bán trên thị
trường sẽ giảm sút nghiêm trọng do nguồn cung cấp từ thiên nhiên đã cạn kiệt và bị
ràng buộc bởi sự kiểm soát của Chính phủ các nước và Công ước Quốc tế cấm mua
bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), nên cung cách xa cầu,
làm cho giá cả ngày càng tăng lên. Chẳng hạng 1 kg kỳ nam, thập niên 80 giá từ
1.500~5.000 USD, hiện nay tăng lên 15.000~50.000 USD (theo loại); Trầm hương
loại 1 từ 800~1.200 USD, lên 7.000~8.000 USD; các loại khác cũng có mức tăng từ
10 đến 15 lần.
Tinh dầu Trầm hương hiện nay tùy theo chất lượng, xuất xứ và công nghệ
sản xuất, có mức chào bán từ 5.000 ÷ 80.000 USD/lít. Thị trường mua bán trầm
hương và các sản phẩm trầm hương chủ yếu là Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông,
Singapore (70% tái xuất); thị trường tiêu thụ trực tiếp là các nước Arập, Nhật
Bản (loại tốt), khu vực Hồi giáo, Phật giáo và các ngành hương liệu mỹ phẩm,
đông y, dược phẩm.
Đã từ lâu chất lượng Trầm hương của Việt Nam nổi tiếng trên thế giới,
đây là loại Trầm hương được hình thành từ thân gỗ của cây Dó Bầu (Aquilaria
crassna Pierre ex Lecomte) vốn chỉ có ở Việt Nam và Campuchia. Trầm hương
Việt Nam được thị trường thế giới ưa chuộng và mua với giá rất cao trong khi đó
nguồn khai thác Trầm hương trong tự nhiên đã cạn kiệt.
Vì vậy, kỹ thuật gieo ươm cây giống Dó Bầu và cấy tạo Trầm hương
ngày nay đã trở nên phổ biến với chất lượng không thua kém Trầm hương trong
tự nhiên nhưng với thời gian nhanh hơn (cây Dó Bầu chỉ sau trồng từ 6~7 năm là
có thể cấy tạo Trầm hương và sau thời gian từ 24~36 tháng kể từ khi cấy hóa
15
chất là khai thác Trầm). Mặt khác, điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thích hợp
để cây Dó Bầu sinh trưởng và phát triển.
Những nguyên nhân trên là động lực thúc đẩy cho sự phát triển mạnh cây
Dó Bầu ở Việt Nam. Ngày nay nhiều nông dân ở Việt Nam đã làm giàu nhờ vào
việc trồng và cấy tạo Trầm hương trên cây Dó Bầu (Trung bình, lợi nhuận thu
được từ 50~150 triệu/ha/năm). Theo số liệu thống kê của “Hội Trầm hương Việt
Nam“ tính đến cuối năm 2008 có khoảng 22 tỉnh trong cả nước đã trồng cây Dó
Bầu với diện tích trên 10.000 hecta, trong đó diện tích có thể khai thác Trầm
hương vào khoảng 290 hecta.
Ở phía Bắc, một số tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ,…vừa bắt đầu trồng
trong năm 2004 do đó diện tích chưa cao; các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh cho
đến Khánh Hòa đã trồng trên 3.240 ha.
Bảng 1.3. Diện tích trồng cây Trầm hương của các tỉnh trong cả nước
TT Địa phương Diện tích (ha)
1 Hà Tĩnh 840
2 Quảng Bình 740
3 Quảng Nam 425
4 Kon Tum 325
5 Gia Lai 225
6 Đắk Lắk 615
7 Đắk Nông 226
8 Lâm Đồng 265
9 Đồng Nai 345
10 Tây Ninh 218
11 Binh Dương 230
12 Bình Phước 950
13 An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc 387
(Nguồn: Hội trầm hương Việt Nam, 2010)
Theo ước tính, đến năm 2015 diện tích trồng Dó Bầu trên cả nước vào
khoảng 40.000 hecta, trung bình hàng năm diện tích tăng từ 2.500~4.000 ha.
Trước nhu cầu ngày càng cao trên thế giới về Trầm hương nguyên liệu, cộng với
giá cả ngày một tăng, thiên nhiên thuận lợi,… Hiện nay có rất nhiều dự án của
các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào trồng cây Dó Bầu để tạo
Trầm. Công ty FongSan đã đầu tư trồng 60 ha cây Dó Bầu tại xã An Khương,
huyện Bình Long, Bình Phước. Đến nay đã được 5 năm tuổi, hiện nay công ty đã
16
và đang gây tạo Trầm hương trên những cây Dó Bầu này và bước đầu cũng đã
thu được thành công. Chính vì vậy mà công ty này đã nhân rộng mô hình này tại
nhiều tỉnh thành trong cả nước như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú
Yên, Lâm Đồng, Gia Lai,…
Nghiên cứu hạt giống thu hái từ rừng tự nhiên tuyển chọn tại Núi Giài, An
Giang. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 4 lần lặp. Mỗi ô
gồm 100 cây, ô thực đo 64 cây với một số kỹ thuật gieo tạo cây con Dó Bầu
trong vườn ươm chất lượng cây con là một trong những yếu tố quyết định tỷ lệ
sống, sinh trưởng và thành rừng. Ngoài nguồn giống tốt, việc thúc đẩy sinh
trưởng cây con ngay từ giai đoạn vườn ươm có ý nghĩa rất quan trọng đối với
hiệu quả trồng rừng không chỉ riêng cây Dó Bầu. Do mỗi loài cây có nhu cầu về
môi trường sinh trưởng khác nhau nên việc nghiên cứu hỗn hợp ruột bầu và bón
lót cho Dó Bầu nhằm tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt nhất trong vườn
ươm là rất cần thiết. Nghiên cứu này được tài trợ của dự án Rừng mưa nhiệt đới
và Chi cục Kiểm lâm, thực hiện tại An Giang.
Ngoài ra ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước nhiều bà con nông dân cũng
tự ươm cây giống và trồng Dó Bầu ngay tại những vùng đất của nhà mình. Theo
kinh nghiệm dân gian họ tự truyền nhau và mày mò tìm cách ươm giống và tạo
Trầm sao cho hiệu quả như cấy bột sắt vào cây, cấy mảnh bom, đạn, cho dầu vào
các vết thương để dẫn dụ kiến. Khi kiến lên ăn dầu vô tình làm tổn thương cây.
Qua thời gian cây sẽ tạo ra Trầm mắt kiến,…
Nghiên cứu điều tra số liệu khai thác Trầm ngoài tự nhiên của 59 cây Dó
Bầu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, trong đó có 13 cây cho Trầm
hương có khả năng xuất khẩu chiếm 21%, 21 cây có dấu hiệu hình thành Trầm
hương ở các vị trí khác nhau trên cây chiếm 35.6%, còn lại 25 cây không có
Trầm hương [27].
Nghiên cứu gây tạo Trầm hương bằng tác động cơ giới của Nguyễn Hồng
Lam (Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản) [27], đã thực hiện trên 54 cây Dó Bầu
ở độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi. Kết quả là 27 cây chỉ tác động cơ giới làm tổn thương
cây mà không gây tác động gì thêm. Và theo định kỳ 2 năm quan sát một lần.
Đối với 27 cây còn lại thì sau khi tác động cơ giới gây tổn thương cho cây, sau
17