Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Chí sĩ cách mạng Trung Quốc với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc (1905 - 1941)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.08 KB, 93 trang )

B GIO DC V ĐO TO






 !"
#$%&'()%&*%+
,-./,0
1)2'%*
B GIO DC V ĐO TO



 !"
#$%&'()%&*%+
3456778973:,;<3=>?3@8ABA
C=D:E'F22F'GF%%
,-./,0
Người hướng dẫn khoa học:
F,HI#
1)2'%*
,JK
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nổ lực của bản thân, phải
kể đến sự hướng dẫn nghiêm túc, nhiệt tình, chu đáo của Tiến sĩ Lê Đức
Hoàng, giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Vinh trong suốt thời gian tôi
làm luận văn. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong tổ bộ
môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại
học Vinh; bạn bè và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành


khoá học, được bảo vệ luận văn đúng thời hạn quy định.
Mặc dù tác giả đã cố gắng nhiều, nhưng do đây là một vấn đề tương đối
khó, nguồn tư liệu còn hạn chế, trình độ tiếng Trung còn kém, kinh nghiệm
nghiên cứu của bản thân còn ít, nên chắc chắn luận văn này sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót cần được góp ý, sửa chữa. Kính mong được sự đóng góp
ý kiến của quý thầy, cô và bạn đọc để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
L<8AM
N,N
Trang
A. M UỞĐẦ 6
1. Lý do ch n t iọ đề à
2. L ch s nghiên c u v n ị ử ứ ấ đề
3. M c ích, nhi m v v ph m vi nghiên c uụ đ ệ ụ à ạ ứ
4. Ngu n t li u v ph ng pháp nghiên c uồ ư ệ à ươ ứ
5. óng góp c a lu n v nĐ ủ ậ ă
6. B c c c a lu n v nố ụ ủ ậ ă
B. N I DUNGỘ
Ch ng 1 LÝ DO PHAN B I CHÂU VÀ NGUY N ÁI QU C N HO T ươ Ộ Ễ Ố ĐẾ Ạ
NG CÁCH M NG TRUNG QU CĐỘ Ạ Ở Ố
1.1. S g n g i v m t a lýự ầ ũ ề ặ đị
1.2. S t ng ng v ho n c nh l ch s v v n hoáự ươ đồ ề à ả ị ử à ă
1.3. S phát tri n c a phong tr o cách m ng Trung Qu c u th kự ể ủ à ạ ố đầ ế ỷ
XX
1.4. Phan B i Châu v Nguy n Ái Qu c có m i quan h t t v i chí sộ à ễ ố ố ệ ố ớ ĩ
cách m ng Trung Qu cạ ố
Ch ng 2 CH S CÁCH M NG TRUNG QU C V I HO T NG C A ươ Í Ĩ Ạ Ố Ớ Ạ ĐỘ Ủ
PHAN B I CHÂU VÀ NGUY N ÁI QU CỘ Ễ Ố
2.1. Chí s cách m ng Trung Qu c v i ho t ng Phan B i Châuĩ ạ ố ớ ạ độ ộ

2.1.1. Giai o n 1905 - 1912đ ạ 28
2.1.2. Giai o n 1913 - 1924đ ạ 38
2.2. Chí s cách m ng Trung Qu c v i ho t ng c a Nguy n Áiĩ ạ ố ớ ạ độ ủ ễ
Qu cố
2.2.1. Giai o n 1924 - 1933đ ạ 45
2.2.2. Giai o n 1938 - 1941đ ạ 54
Ch ng 3 NH N XÉT HO T NG CÁCH M NG C A PHAN B I ươ Ậ Ạ ĐỘ Ạ Ủ Ộ
CHÂU VÀ NGUY N ÁI QU C TRUNG QU CỄ Ố Ở Ố
3.1. Vai trò chí s cách m ng Trung Qu c i v i ho t ng c a Phanĩ ạ ố đố ớ ạ độ ủ
B i Châu v Nguy n Ái Qu c Trung Qu cộ à ễ ố ở ố
3.2. Ho t ng c a Phan B i Châu v Nguy n Ái Qu c Trung Qu cạ độ ủ ộ à ễ ố ở ố
i v i cách m ng Vi t Namđố ớ ạ ệ
3.3. Ho t ng c a Phan B i Châu v Nguy n Ái Qu c Trung Qu cạ độ ủ ộ à ễ ố ở ố
i v i cách m ng Trung Qu cđố ớ ạ ố
C. K T LU NẾ Ậ
D. TÀI LI U THAM KH OỆ Ả
OF N,N
5
FPQ
%F,RST<3U7VW?9A
Từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng, chính thức xâm lược
nước ta bằng vũ lực, thì cũng là lúc phong trào đấu tranh chống Pháp liên tiếp
nổ ra. Đặc biệt là vào cuối thế kỷ XIX đã diễn ra phong trào đấu tranh chống
Pháp rất mạnh mẽ, có quy mô rộng khắp, do văn thân, sỹ phu phong kiến lãnh
đạo, với mục tiêu giúp vua cứu nước, đó là phong trào Cần Vương. Tuy
nhiên, phong trào Cần Vương cuối cùng cũng thất bại, nước ta lại rơi vào tình
trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc. Lịch sử lại đặt
ra yêu cầu tìm được một con đường cứu nước đúng đắn, đưa dân tộc ta thoát
khỏi tình trạng này.
Trước bối cảnh đó, từ những năm đầu thế kỷ XX, một số văn thân, sỹ

phu yêu nước tiến bộ đã vươn lên tiếp thu luồng tư tưởng mới, khởi xưởng
phong trào đấu tranh, đưa dân tộc đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản,
trong đó tiêu biểu nhất là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Tiếp sau đó là
hoạt động tích cực của những người yêu nước, cách mạng theo khuynh
hướng vô sản, muốn đưa cách mạng nước ta đi theo con đường chủ nghĩa
Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga. Người đi tiên phong, tài ba
nhất, có công lao to lớn nhất, xuất sắc nhất của dân tộc ta chính là Nguyễn
i Quốc - Hồ Chí Minh
1
.
Đối với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thời cận - hiện
đại, Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc là những người có ảnh hưởng lớn
nhất. Trong đó, có thể nói, hoạt động của Nguyễn i Quốc là giai đoạn tiếp
nối trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, là bước chuyển tiếp từ
khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu khi nó đã không
1
Thời gian hoạt động ở Trung Quốc, Bác Hồ có nhiều tên gọi khác nhau. Nhưng ở đây để cho thuận tiện trong xưng hô,
chúng tôi chỉ dùng danh xưng Nguyễn i Quốc.
6
còn phù hợp với điều kiện mới của lịch sử dân tộc, sang giai đoạn cách mạng
theo khuynh hướng vô sản đang được thực tế chứng minh tính đúng đắn. Đây
là con đường cách mạng đạt được mục đích cứu nước, cứu dân mà bấy lâu
nay dân tộc Việt Nam đang mong đợi và Nguyễn i Quốc dày công tìm kiếm.
Đồng thời, có một điều rất lý thú là, trong quãng đời hoạt động cách
mạng của mình, Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc đều dành thời gian hoạt
động nhiều nhất trên đất Trung Quốc. Rồi lại có một sự trùng lặp ngẫu nhiên
là Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc đều bị kẻ thù bắt hai lần nghiêm trọng
cũng trên đất Trung Quốc; đều thành lập được những tổ chức cách mạng có
tính chất quan trọng, tạo nên bước ngoặt cho cách mạng nước nhà cũng trên
đất Trung Quốc.

Từ thực tế đó, chúng tôi rất có hứng thú khi tìm hiểu về hoạt động của
Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc trên đất Trung Quốc, trong đó đặc biệt là
mối quan hệ, những đóng góp của chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với quá
trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc trong thời
gian ở đất nước này. Trong điều kiện và năng lực cho phép, chúng tôi đã lựa
chọn đề tài "Chí sĩ cách mạng Trung Quốc với hoạt động của Phan Bội Châu
và Nguyễn Ái Quốc (1905 -1941)" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, xuất
phát từ một số lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất, trong suốt hành trình hoạt động cách mạng của Phan Bội
Châu cũng như của Nguyễn i Quốc thì thời gian hoạt động trên đất Trung
Quốc chiếm tỷ lệ nhiều nhất; đồng thời những kết quả mà Phan Bội Châu và
Nguyễn i Quốc hoạt động cách mạng trên đất Trung Quốc có ảnh hưởng rất
lớn và trực tiếp nhất đối với cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc tìm hiểu cụ
thể, đầy đủ hơn về vấn đề này là một điều rất cần thiết và bổ ích.
Thứ hai, hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc
trên đất Trung Quốc có tác động lớn đối với cách mạng Việt Nam và có ảnh
7
hưởng nhất định đối với cách mạng Trung Quốc. Mặt khác, thông qua hoạt
động cách mạng của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc cùng nhiều chí sĩ
yêu nước, cách mạng khác của Việt Nam trên đất Trung Quốc, nó đã trở
thành một trong những vấn đề quan trọng tạo dựng nên mối quan hệ cách
mạng tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc hồi đầu thế kỷ XX. Tuy
nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi thì cho đến nay chưa có nhiều tác giả tập
trung khảo cứu vấn đề này một cách sâu sắc và toàn diện.
Thứ ba, nghiên cứu về hoạt động của Phan Bội Châu ở Trung Quốc,
các học giả chủ yếu tìm hiểu giai đoạn khi cụ mới xuất dương, hoạt động ở
Nhật rồi về Trung Quốc đến năm 1917, còn thời gian từ năm 1917 về sau thì
chưa được đề cập nhiều. Nghiên cứu hoạt động của Nguyễn i Quốc ở Trung
Quốc, các học giả chủ yếu nghiên cứu giai đoạn ở Quảng Châu (1924 - 1927).
Trong khi đó, thời gian Người hoạt động ở Quảng Tây những năm 1938 -

1941 với nhiều nội dung quan trọng, có tác dụng lớn đối với Cách mạng tháng
8/1945. Đặc biệt là chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh được Nguyễn i
Quốc vạch ra từ khi còn trên đất Quảng Tây năm 1939 - 1940 thì chưa được
các học giả nghiên cứu đầy đủ. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm bổ
sung thêm, phong phú và đầy đủ hơn về nội dung, giá trị, ý nghĩa những hoạt
động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc trên đất Trung Quốc là điều vô
cùng cần thiết.
Thứ tư, khi nghiên cứu vấn đề này, tác giả cũng muốn góp phần giải
thích vì sao các chí sĩ cách mạng Trung Quốc lại có sự giúp đỡ, nhiệt tình tạo
điều kiện thuận lợi cho các chí sĩ cách mạng Việt Nam nói chung, cho Phan
Bội Châu và Nguyễn i Quốc nói riêng hoạt động trên đất Trung Quốc. Hay
nói cách khác, chúng tôi muốn tìm hiểu động cơ nào mà chí sĩ cách mạng
Trung Quốc lúc bấy giờ lại có sự che chở, cưu mang chí sĩ cách mạng Việt
Nam khi họ hoạt động cách mạng ở đây.
8
Thứ năm, tác giả nghiên cứu vấn đề này nhằm hiểu rõ hơn về mối quan
hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hồi đầu thế kỷ XX thông qua tìm hiểu mối
quan hệ giữa chí sĩ cách mạng Trung Quốc như Lưu Vĩnh Phúc, Lương Khải
Siêu, Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai với hoạt động cách mạng của Phan Bội
Châu và Nguyễn i Quốc. Hơn nữa, đây không chỉ là vấn đề mà cá nhân tác
giả rất thích thú, mà còn là muốn tìm kiếm những kiến thức để phục vụ cho
công tác chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Với những lý do trên, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu đề tài này vừa có
ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, tác giả đã chọn đề
tài "Chí sĩ cách mạng Trung Quốc với hoạt động của Phan Bội Châu và
Nguyễn Ái Quốc (1905 - 1941)" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2F,;<3=>783A67<X4YZ7VW
Có thể nói, từ trước đến nay đã có không ít tác giả nghiên cứu về mối
quan hệ cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX,
trong đó, vấn đề chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan

Bội Châu và Nguyễn i Quốc đã được một số tác giả đề cập trên các sách
báo, tạp chí, luận văn, các ẩn phẩm định kỳ ở trong nước cũng như ở ngoài
nước. Tuy nhiên, vì trình độ ngoại ngữ có hạn, nên chúng tôi chủ yếu mới tiếp
cận được những tài liệu tiếng Việt. Các nguồn tài liệu này chủ yếu gồm một
số sách, bài viết đăng trên các tạp chí như Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam ,
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Cộng
sản, luận án, luận văn
2.1. Về nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, có một số công trình sau:
- Cuốn Phan Bội Châu toàn tập do tác giả Chương Thâu sưu tầm và
biên soạn (Nxb Thuận Hoá, Huế, 1990), từ trước đến nay chúng ta đã sử dụng
tác phẩm này khá phổ biến và coi nó là một tài liệu gốc rất quý về nhiều công
trình nghiên cứu hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu.
9
- Cuốn Nghiên cứu Phan Bội Châu của tác giả Chương Thâu (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004) đã nói về cuộc đời và sự nghiệp cứu nước
của ông, trong đó có thời gian Phan Bội Châu ở Trung Quốc.
- Cuốn Phan Bội Châu cuộc đời và sự nghiệp, Hội thảo khoa học kỷ
niệm 130 năm ngày sinh Phan Bội Châu do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức,
Hà Nội, 1998, đã phân tích và làm sáng tỏ những đóng góp và công lao to lớn
của Phan Bội Châu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta đầu
thế kỷ XX, đồng thời nêu bật những cống hiến xuất sắc của ông trong lĩnh
vực văn hoá và tư tưởng.
- Cuốn Phan Bội Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân
dân Việt Nam, Nxb Văn hoá, năm 1958, đã phân tích về cuộc đời của Phan
Bội Châu từ lúc sinh ra, hoạt động cách mạng và đến khi cuối đời. Đặc biệt là
thời gian mà cụ hoạt động trên đất Trung Quốc, rồi bị bắt, bị giam lỏng.
- Cuốn Cách mạng Tân Hợi 90 năm sau nhìn lại (1911 - 2001) của
Trung tâm khoa học Hà Nội, năm 2002, là cuốn sách tập hợp những bài
viết trong Hội thảo khoa học chào mừng 90 năm Cách mạng Tân Hợi.
Cuốn sách đã có những bài phân tích về những vấn đề cụ thể trong chủ

nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Bên cạnh đó, cũng có những bài viết
phân tích về mối quan hệ giữa Tôn Trung Sơn và cách mạng Trung Quốc
với cách mạng Việt Nam
2.2. Về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, có một số công trình sau:
- Cuốn Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924 - 1927) của nhóm biên
soạn bao gồm tác giả Song Thành, Lê Văn Tích, Phạm Hồng Chương,
Nguyễn Văn Khoan, Ngô Văn Tuyển - Nxb Chính trị Quốc gia. Dựa vào
những tài liệu mới sưu tầm được, thừa hưởng những thành quả nghiên cứu
trước đây, các tác giả đã cố gắng làm sống lại những hoạt động của Bác Hồ
trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) 1924 - 1927.
10
- Cuốn Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 1 (1890 - 1929) là tập hợp
một số bài viết của các tác giả trong nước như Nguyễn Huy Hoan, Chương
Thâu, Ngô Văn Tuyển, Nguyễn Trọng Thụ - Nxb Chính trị Quốc gia, 2006, là
một công trình lịch sử biên niên sự kiện để bạn đọc nhận thức đầy đủ hơn về
công lao, sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn i Quốc - Hồ Chí Minh, trong đó có
nhiều sự kiện Nguyễn i Quốc hoạt động ở Trung Quốc. Tuy vậy, nó mới chỉ
dừng lại ở việc liệt kê các sự kiện mà chưa đề cập đến cách mạng Trung Quốc
đối với hoạt động của Người hay dấu ấn mà Người để lại trên đất Trung Hoa.
- Cuốn Hồ Chí Minh - những chặng đường cách mạng do Tiến sĩ Văn
Thị Thanh Mai biên soạn - Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2009, trong đó
có đề cập đến thời gian Người hoạt động ở Trung Quốc.
- Cuốn Hồ Chí Minh hoạt động bí mật ở nước ngoài của Đinh Xuân
Lâm - Đỗ Quang Hưng (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1990). Các tác giả
đã gắn nhiều sự kiện lịch sử xảy ra, diễn ra trong nhiều thời điểm khác nhau,
tụ lại thành một thế trận liên hoàn.
- Cuốn Bác Hồ trên đất Trung Hoa trong những năm đầu thập kỷ bốn
mươi - Gian lao nghìn dặm (Nxb Thanh niên, 2004, của tác giả Thế Kỷ -
Minh San. Nội dung của cuốn sách chủ yếu nói về thời kỳ Hồ Chủ Tịch hoạt
động cách mạng trên đất Trung Hoa vào những năm 40. Trong đó có thời gian

Người bị bọn Tưởng bắt, giam giữ. Song, với nghị lực phi thường, Hồ Chủ
Tịch đã vượt qua bao khó khăn, thử thách. Qua đó, bạn đọc hiểu rõ thêm về
một chặng đường gian khổ và đầy quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Có thể kể đến các bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan: Nguyễn Ái
Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931 (Nxb Trẻ, 2004), hay cuốn Hồ Chí
Minh biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự do nhóm nghiên cứu gồm
nhiều tác giả trong nước (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990) Các bài
viết đã nêu lên khá đầy đủ về hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
11
- Một số bài viết của tác giả Lê Đức Hoàng đăng tải trên chuyên san,
tạp chí như: "Hoạt động cách mạng của Bác Hồ ở Quảng Tây với thắng lợi
Cách mạng tháng Tám 1945" (Khoa học và Công nghệ Nghệ An, số 11 -
2012); "Về sự kiện Bác Hồ đi Trung Quốc tháng 8/1942" (Khoa học xã hội và
Nhân văn Nghệ An, số 5, tháng 5/2014); "Hoạt động cách mạng của Bác Hồ
ở Quế Lâm với quan hệ Việt - Trung" (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9,
năm 2011); "Nhìn nhận của Hồ Chí Minh về Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa
Tam dân" (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5, năm 2012); "Nhìn lại chủ
trương bồi dưỡng cán bộ cách mạng của Bác Hồ trên đất Trung Quốc" (Tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6, năm 2013)
- Ngoài ra, có thể kể thêm các tác phẩm bằng tiếng Trung được Tiến sĩ
Lê Đức Hoàng cung cấp như: Cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc, tác giả
Hoàng Tranh, Nxb Giải phóng quân, Bắc Kinh, 1987, kể nhiều chi tiết quan
trọng trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh; Lịch sử quan hệ Việt -
Trung thời cận đại; Giản biên sử quan hệ Trung - Việt; Hồ Chí Minh với Tĩnh
Tây Các tài liệu tiếng Trung này được Tiến sĩ Lê Đức Hoàng - người hướng
dẫn dịch giúp.
Tuy rất phong phú về số lượng, phản ánh cụ thể các sự kiện và có nhiều
cách đánh giá, nhận xét sâu sắc, song những tài liệu đó chưa tổng hợp một cách
hệ thống về cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Nguyễn i Quốc,
càng không đề cập cụ thể về đóng góp, giúp đỡ của chí sĩ cách mạng Trung

Quốc khi Người hoạt động trên đất Trung Quốc.
2.3. Nhìn chung, các tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được, ở góc độ này
hay góc độ khác đã đề cập đến cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của
Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc. Tuy nhiên chưa có đề tài chuyên khảo về
vai trò, tác động của chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của
Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc trên đất Trung Quốc.
12
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác
giả đi trước, chúng tôi cố gắng hệ thống hoá một số vấn đề, đi sâu phân tích
một số chi tiết, hy vọng làm sáng tỏ thêm tác động của cách mạng Trung
Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc, nhất là vai
trò chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và
Nguyễn i Quốc giai đoạn ở đất nước này.
GF[<V\<3]73A^_Y[Y9`3a_YA783A67<X4
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu vai trò, đóng góp, tạo điều kiện
giúp đỡ của chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với những hoạt động của Phan
Bội Châu và Nguyễn i Quốc trên đất Trung Quốc. Từ đó rút ra tác dụng
của nó đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc, với quan hệ
Việt - Trung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, lý giải tại sao Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc đến hoạt
động ở Trung Quốc; bổ sung thêm một số sự kiện Phan Bội Châu hoạt động ở
Trung Quốc giai đoạn 1917 - 1924 và Nguyễn i Quốc hoạt động ở Quảng
Tây giai đoạn 1938 - 1941.
Thứ hai, góp phần tìm hiểu những đóng góp, giúp đỡ, tạo điều kiện của
chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động Phan Bội Châu và Nguyễn i
Quốc trên đất Trung Quốc.
Thứ ba, chỉ ra một số tác dụng cơ bản trong nội dung hoạt động của
Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc không chỉ có tác động đối với cách mạng

Việt Nam mà còn có tác động đối với cách mạng Trung Quốc.
Với nhiệm vụ đó, đề tài đề cập đến mối quan hệ này trên nhiều lĩnh vực
mà chí sĩ cách mạng Trung Quốc tạo điều kiện cho hoạt động của Phan Bội
Châu và Nguyễn i Quốc về một số phương diện; những dấu ấn mà Phan Bội
13
Châu và Nguyễn i Quốc để lại trên đất Trung Hoa; tác động, ảnh hưởng của
nó đến cách mạng Trung Quốc, góp phần tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa hai
nước này hồi nửa đầu thế kỷ XX.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những sự kiện thuộc về
lịch sử Trung Quốc và Việt Nam trong khoảng 40 năm đầu thế kỷ XX; có liên
hệ đến một số sự kiện ở khu vực và thế giới.
- Về thời gian: Đề tài chủ yếu đề cập đến vấn đề chí sĩ cách mạng
Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc trong
những năm từ 1905 đến 1941. Đối với Phan Bội Châu thì tính từ năm 1905
đến 1924, còn đối với Nguyễn i Quốc thì tính từ 1924 đến 1941 (tuy
khoảng thời gian ấy Nguyễn i Quốc không liên tục ở Trung Quốc).
Chúng tôi lấy mốc năm 1905 là tính từ khi Phan Bội Châu trên đường
sang Nhật trong phong trào Đông Du, có đặt chân lên một số nơi của Trung
Quốc, sau đó tiếp xúc với Lương Khải Siêu và Tôn Trung Sơn ở Nhật năm
1905, mở ra nhiều vấn đề trong quan hệ cách mạng Việt - Trung; còn lấy mốc
năm 1941 là năm Nguyễn i Quốc kết thúc giai đoạn hoạt động cách mạng ở
Trung Quốc 1938 - 1941, trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước
ngoài (1911 - 1941).
- Về nội dung: Các sự kiện về hoạt động cách mạng của Phan Bội
Châu và Nguyễn i Quốc trên đất Trung Quốc; mối quan hệ giữa các chí sĩ
cách mạng Trung Quốc với các chí sĩ cách mạng Việt Nam, trong đó tập
trung vào việc chí sĩ cách mạng Trung Quốc có những đóng góp, tạo điều
kiện thuận lợi cho Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc hoạt động trên đất
Trung Quốc.

14
*F84b7?cdA^4Y9`3ce78`3L`783A67<X4
4.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tư liệu sau:
- Tài liệu tổng hợp: các sách chuyên khảo về lịch sử thế giới, lịch sử
quan hệ quốc tế, lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
- Các tạp chí nghiên cứu: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam ,
- Các công trình nghiên cứu, báo cáo của các học giả trong và ngoài
nước cùng nhiều tài liệu do thầy Lê Đức Hoàng cung cấp bao gồm cả tiếng
Việt và tiếng Trung.
- Các tư liệu từ một số Website có độ tin cậy cao.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, tác giả dựa trên phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng, kết hợp phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác
như: phương pháp so sánh, thống kê
(Ff788f`<ghd4i7Yj7
- Luận văn cung cấp thêm một số thông tin quan trọng về hoạt động của
Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc ở Trung Quốc như bổ sung về hoạt động
của Phan Bội Châu giai đoạn 1917 - 1924, hoạt động của Nguyễn i Quốc
giai đoạn 1938 - 1941 ở Quảng Tây.
- Phân tích một số vấn đề về sự ủng hộ, giúp đỡ của các chí sĩ cách
mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc.
- Luận văn đánh giá tác động những hoạt động cách mạng của Phan
Bội Châu và Nguyễn i Quốc ở Trung Quốc đối với Việt Nam và cách mạng
Trung Quốc.
15
- Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề
quan hệ cách mạng Việt Nam - cách mạng Trung Quốc; đến hoạt động của

Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc ở Trung Quốc.
EF!D<[<<ghd4i7Yj7
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Lý do Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc đến hoạt động
cách mạng ở Trung Quốc
Chương 2. Chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan
Bội Châu và Nguyễn i Quốc
Chương 3. Nhận xét hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và
Nguyễn i Quốc ở Trung Quốc
16
!Fk
3ce78%
,lk !"#
P
%F%Fm8n78oAYW_p?V;hdR
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có "núi liền núi, sông
liền sông". Giao thông qua lại giữa hai nước bằng đường bộ và đường biển rất
thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng. Đường biên giới trên đất liền giữa Việt
Nam và Trung Quốc đã được hình thành qua quá trình lịch sử và tồn tại một
cách tương đối ổn định. Giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều cửa khẩu
như: Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà
Nùng (Cao Bằng), Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai Vì vậy, hai nước này rất dễ
thông thương, giao lưu, quan hệ, qua lại, trao đổi tin tức, hàng hóa Điều đó
cũng giải thích tại sao mà các chí sĩ cách mạng Việt Nam lại chọn Trung
Quốc làm nơi hoạt động của mình, mà cụ thể ở đây là Phan Bội Châu và
Nguyễn i Quốc.
Trong lịch sử, nhiều người dân Việt Nam vì những nguyên nhân khác
nhau, đã đi ra định cư làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong đó, có
một bộ phận không nhỏ người Việt Nam đến định cư, sinh sống, học tập và

làm việc ở Trung Quốc. Rồi cũng trong lịch sử, rất nhiều người Trung Quốc
đến định cư, sinh sống ở Việt Nam, thành lập các khu người Hoa ở Sài Gòn,
Hải Phòng và một số nơi khác. Quá trình này diễn ra một cách liên tục, lâu dài
và do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không nhắc đến yếu
tố gần gũi về mặt địa lí.
Sự gần gũi về mặt địa lý sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc các
nhà yêu nước, cách mạng Việt Nam về nhiều mặt trong quá trình hoạt động.
17
Đó là việc ăn ở đi lại, việc đưa thanh niên từ trong nước sang, việc chắp nối
liên lạc, việc vận chuyển cơ sở vật chất, tài liệu tuyên truyền cách mạng từ
Trung Quốc về trong nước và từ Việt Nam sang Trung Quốc. Lấy Trung
Quốc làm căn cứ địa cho quá trình hoạt động cách mạng của Việt Nam là một
yếu tố vô cùng thuận tiện. Ngoài việc triển khai các hoạt động ở Trung Quốc,
nhất là việc hội họp, huấn luyện, học tập thì các nhà yêu nước, cách mạng
Việt Nam vẫn dễ dàng gián tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Đó
là chưa kể lúc bấy giờ, người Việt hầu hết biết dùng tiếng Hán nên rất dễ cho
việc tiếp xúc, giao thiệp với người Trung Quốc trong quá trình triển khai các
hoạt động. Hơn ai hết, trước khi đến Trung Quốc hoạt động cách mạng, Phan
Bội Châu và Nguyễn i Quốc đều nhận thức đến vấn đề này.
%F2Fm?ce78Vb78YW3T97<M73d;<3=>Y9Yj73TL
Tuy tính chất không giống nhau ở từng thời kỳ lịch sử nhưng hai nước
Việt - Trung luôn có quan hệ với nhau, lúc thì quan hệ theo kiểu chiến tranh
xâm lược Việt Nam; lúc thì quan hệ độc lập tự chủ; lúc thì quan hệ “thần
phục”; lúc thì quan hệ hòa bình
Đến thời cận đại, Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước phong
kiến đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, rồi cùng bị đế quốc phương Tây
xâm lược. Nhà nước phong kiến Trung Quốc cũng như Việt Nam đã có những
cách chống cự tương tự nhau, cuối cùng bất lực trước sức mạnh của đế quốc
phương Tây, phải nhượng bộ để trở thành nước thuộc địa, nửa phong kiến. Do
vậy, nhân dân hai nước đã cùng vai sát cánh với nhau trong cuộc đấu tranh

chung vì độc lập dân tộc và phục hưng đất nước. Trước hết là các phong trào
đấu tranh theo phương thức phong kiến. Sau khi bị thất bại, thì ở Việt Nam và
Trung Quốc đều xuất hiện phong trào Duy tân cải cách nhằm phục hưng đất
nước, trên cơ sở đó mà có sức mạnh thực lực đánh đuổi đế quốc. Người lãnh
đạo phong trào này lúc đầu là văn thân, sỹ phu yêu nước tiến bộ như Lương
18
Khải Siêu (ở Trung Quốc), Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (Việt Nam).
Đầu thế kỷ XX, cả hai nước đều tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đánh phong kiến
và đế quốc, thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển sang giai
đoạn cách mạng vô sản do Đảng Cộng sản lãnh đạo mà lãnh tụ tiêu biểu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam và Mao Trạch Đông ở Trung Quốc.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước cho thấy, Việt Nam
và Trung Quốc có nhiều tương đồng về văn hoá. Là một nước nằm ngay bên
cạnh, chúng ta đã tiếp thu và kế thừa một cách có chọn lọc và sáng tạo nền
văn hoá Trung Hoa. Hơn nữa, nước ta từng bị ách đô hộ hàng nghìn năm của
phong kiến phương Bắc nên càng ảnh hưởng hơn bao giờ hết về nhiều mặt từ
kẻ đi xâm lược. Cả hai nước đều có nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng
tương tự nhau như đều có tết Nguyên Đán (âm lịch), tết Nguyên Tiêu, tết
Trung Thu, tết Thanh Minh (tháng ba) Về chữ viết, Trung Quốc dùng chữ
Hán và Việt Nam trước đây cũng vậy. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều in
đậm sự tồn tại của hiện tượng tam giáo đồng nguyên: Nho giáo, Phật giáo,
Đạo giáo. Không những thế, ngay cả phong cách sinh hoạt, sản xuất, lối tư
duy cũng có nhiều nét tương đồng.
Sự tương đồng về văn hoá cũng có nhiều nguyên nhân, trong đó có
mặt địa lý. Việt Nam và Trung Quốc có sự giao thoa văn hoá liên tục suốt
mấy nghìn năm lịch sử. Quá trình giao thoa văn hoá đã để lại những dấu ấn rõ
nét. Tuy vậy, sự giao thoa văn hoá ấy không phải lúc nào cũng mang tính tiếp
nhận mà không hiếm khi chúng ta đóng vai trò là người truyền bá. Ngoài ra,
cả Việt Nam và Trung Quốc đều nằm trong vòng ảnh hưởng của văn hoá
phương Đông nên việc có sự tương đồng về văn hoá là điều dễ hiểu. Sự tương

đồng này không những đã không phủ nhận tính chất độc lập và bản sắc riêng
của nền văn hoá Việt Nam mà trái lại nó còn chứng minh khả năng hấp thụ,
khả năng tự cường tuyệt vời của nền văn hoá Việt Nam.
19
%FGFm`3L??qAr7<gh`3T78?q9T<L<3_a78q4784D<Vn4?3@
stuu
Đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư
sản ở Trung Quốc diễn ra sôi nổi và đi trước một bước so với phong trào cách
mạng ở Việt Nam. Lúc đầu, nổi lên phong trào Duy tân của các chí sĩ cách
mạng, tiêu biểu là Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi và một số nhà Duy tân
khác nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Sau đó, xuất hiện phong trào cách mạng
dân chủ của Tôn Trung Sơn, ảnh hưởng lớn của cách mạng Tân Hợi đến Việt
Nam. Khi Quảng Châu trở thành trung tâm cách mạng, được mệnh danh là
“Mátxcơva của phương Đông” thì nó càng cuốn hút nhiều chí sĩ cách mạng
Việt Nam đến đây hoạt động, trong đó đặc biệt là Phan Bội Châu và Nguyễn
i Quốc.
Trên thực tế, từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917,
cao trào cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc phát triển mạnh. Sự phát triển
của cao trào cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn đối
với các nước trong khu vực, nhất là đối với Việt Nam. Hơn thế nữa, từ năm
1919, có phong trào Ngũ Tứ, rồi năm 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được
thành lập, phong trào cách mạng vô sản ngày càng lớn mạnh. Một số tổ chức
yêu nước và cách mạng Việt Nam đã ra đời trên đất Trung Quốc và phát huy
ảnh hưởng về trong nước. Rồi nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung của Đảng
và cách mạng Việt Nam được đào tạo, huấn luyện từ trên đất Trung Quốc
dưới sự dẫn dắt của lãnh tụ Nguyễn i Quốc.
Trong sự phát triển đó, nổi lên nhiều trung tâm cách mạng như Quảng
Đông, Quảng Tây và nhiều nơi khác. Như Quảng Đông là một tỉnh lớn, có
nền kinh tế công, thương nghiệp phát triển mạnh ở miền Nam Trung Quốc.
Quảng Châu là thủ phủ của Quảng Đông, là một trung tâm kinh tế, chính trị,

văn hoá ở khu vực này. Nơi đây tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, bến
20
cảng thông thương quốc tế, đồng thời cũng tập trung số lượng lớn công nhân
với bề dày đấu tranh mạnh mẽ. Quảng Đông cũng là quê hương của Tôn Dật
Tiên, nhà cách mạng dân tộc, dân chủ vĩ đại của nhân dân Trung Quốc.
Khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Trung Quốc thì ngay
sau đó đã xuất hiện những tiểu tố cộng sản. Sau khi Đảng Cộng sản Trung
Quốc được thành lập, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổ ra, như ở
Hương Cảng nổ ra cuộc bãi công của thuỷ thủ, mở đầu cho cuộc đấu tranh
của công nhân Trung Quốc. Sau khi hình thành mặt trận Quốc - Cộng, Đảng
Cộng sản thành lập, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân Trung
Quốc phát triển hơn nữa, đặc biệt là ở Quảng Đông. Điều này chính là cơ sở
chính trị mạnh mẽ cho sự tồn tại của chính phủ cách mạng Quảng Đông.
"Ngày 30/5/1925, phong trào công nhân Trung Quốc bùng lên bắt đầu
từ cuộc bãi công của công nhân Thượng Hải. Cuộc bãi công có quy mô lớn
nhất và ảnh hưởng rộng nhất phản đối vụ đổ máu ở Thượng Hải đã nổ ra ở
Quảng Châu, Hương Cảng vào ngày 19/6/1925. Công nhân Hương Cảng
cũng phối hợp với phong trào ở Quảng Châu tổ chức một cuộc bãi công với
25 vạn người tham gia và hình thành một Uỷ ban bãi công Quảng Châu -
Hương Cảng. Cuộc bãi công này kéo dài hơn 16 tháng, là một sự kiện vĩ đại
trong lịch sử cách mạng Trung Quốc và là một cuộc bãi công lớn ít thấy
trong lịch sử phong trào công nhân thế giới lúc bấy giờ" [48; 39].
Mặc dù cuộc khởi nghĩa Quảng Châu thất bại nhưng tinh thần đấu tranh
anh dũng của giai cấp công nhân và nông dân Quảng Châu đã nêu lên một
tấm gương cách mạng không chỉ đối với nhân dân Trung Quốc, các nước
thuộc địa và phụ thuộc châu , mà còn gây tiếng vang lớn trên thế giới.
Nhiều nhà cách mạng châu  đã tới Quảng Châu học tập và hoạt động. Chính
vào thời điểm cách mạng sôi động này, sau khi tới Quảng Châu, Nguyễn i
Quốc đã bắt tay vào những hoạt động làm xoay chuyển phương hướng phát
21

triển của cách mạng nước nhà, chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của một
chính đảng vô sản của Việt Nam, tiến tới lãnh đạo phong trào cách mạng
nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
%F*F 3h7!vA3w4Y9845x7A4D<<f_DAy4h73^?D?YBA<3\
=z<L<3_a78q4784D<
Có thể nói, giữa Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc với các nhà cách
mạng Trung Quốc từ lâu đã có những mối quan hệ tốt đẹp. Từ khi còn ở trong
nước, Phan Bội Châu đã có những hiểu biết nhất định về tình hình chính trị
Trung Quốc. Cụ đọc sách, tìm hiểu tư tưởng, đường lối cứu nước của các nhà
hoạt động chính trị Trung Quốc cùng thời. Bởi vậy, tuy chưa gặp nhưng Phan
Bội Châu đã biết tới Lương Khải Siêu qua nhiều tác phẩm nổi tiếng của
Lương Khải Siêu như "Mậu Tuất chính biến", "Trung Quốc hồn" và đã có
cảm tình sâu sắc với những nhà Duy tân này.
Khi đến Nhật, Phan Bội Châu không những đã tiếp xúc với nhiều chính
khách Nhật Bản, mà còn tiếp xúc với một số chí sĩ nổi tiếng của Trung Quốc,
trong đó có Lương Khải Siêu và Tôn Trung Sơn. Thông qua những lần tiếp
xúc, bút đàm, Phan Bội Châu và chí sĩ cách mạng Trung Quốc đã tạo thành
mối quan hệ rất tốt. Đó là những tiền đề quan trọng để sau này Phan Bội Châu
hoạt động trên đất Trung Quốc càng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi hơn. Sau thời gian hoạt động ở Nhật, phong trào Đông du bị
thất bại, Phan Bội Châu chuyển đến hoạt động trên đất Xiêm (Thái Lan ngày
nay) một thời gian ngắn. Khi cách mạng Tân Hợi năm 1911 giành thắng lợi,
nước Trung Hoa Dân quốc ra đời thì Phan Bội Châu đang ở Xiêm, nghe tin
này liền chuyển đến hoạt động ở Trung Quốc với niềm vui mừng khôn xiết.
Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng lớn của Tôn Trung Sơn và Tôn Trung
Sơn cũng là bạn của cách mạng Việt Nam, đã được Phan Bội Châu và nhân
dân Việt Nam, nhất là người Hoa ở Việt Nam giúp đỡ, che chở rất nhiều
22
trong các lần ông đến Việt Nam tiến hành hoạt động cách mạng. Khi Tôn
Trung Sơn mất (tháng 3 năm 1925), Phan Bội Châu vô cùng đau đớn. Với

niềm xót thương vô hạn, cụ đã làm nhiều câu đối như sau: "Chí tại Tam
dân, đạo tại Tam dân, nhớ hai lần nói chuyện ở Trí Hoà Đường Hoành
Tân, để lại tinh thần cho người chưa chết. Lo vì thiên hạ, vui vì tiên hạ, bị
nhiều năm áp bức do bọn đế quốc chủ nghĩa, cùng chia nước mắt khóc
tiên sinh" [7; 71].
Với Nguyễn i Quốc, ngay thời gian hoạt động ở nước ngoài đã có mối
quan hệ tương đối thân cận với một số chí sĩ cách mạng Trung Quốc. Ví như
thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn i Quốc đã biết đến và có sự giao thiệp
với Lý Phú Xuân, Triệu Thế Viêm, Thái Hoà Sâm, Vương Nhược Phi, Thái
Xướng, đặc biệt là đồng chí Chu Ân Lai. Khi đó, các chí đồng chí này của
Trung Quốc sang Pháp vừa làm, vừa học để tìm đường cứu nước; tiếp thu nền
văn hoá, khoa học, kỹ thuật tiên tiến của các nước phương Tây; học tập kinh
nghiệm phong trào cách mạng các nước. Khi họ tới Pháp hoạt động thì
Nguyễn i Quốc đã sống ở Thủ đô Pari được mấy năm và những hoạt động
của Người đã có tiếng vang trong phong trào cộng sản thế giới.
Cũng giống như Nguyễn i Quốc, Chu Ân Lai là một thanh niên thông
minh và giàu nghị lực, từ những ngày còn rất trẻ, ông đã quyết chí hiến thân
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc. Do có cùng chí
hướng như vậy, cho nên, với Chu Ân Lai, được gặp Nguyễn i Quốc là một
niềm tự hào và qua mỗi lần gặp gỡ đều in đậm những kỷ niệm sâu sắc. Chu
Ân Lai được gặp Nguyễn i Quốc lần đầu tiên vào đầu năm 1922 ở Pari trong
một chuyến tàu điện ngầm. Chu Ân Lai được Nguyễn i Quốc tạo điều kiện,
giúp đỡ và giới thiệu gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Chính Chu Ân Lai đã
từng mong rằng: "Giấc mơ của tôi là phấn đấu để có một cuộc đời như cuộc
đời của Hồ Chí Minh" [76].
23
Khi hoạt động ở Pháp, Nguyễn i Quốc đã gửi đến hội nghị Vécxây
bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các
quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Chính vì có
những hoạt động sôi nổi như vậy, vào năm 1922, nhiều thanh niên Trung

Quốc gặp được Nguyễn i Quốc, và họ vô cùng sung sướng.
Nguyễn i Quốc đã dẫn dắt Chu Ân Lai trong những bước đầu tiên
tham gia công tác cách mạng theo con đường cộng sản, được giới thiệu vào
Đảng Cộng sản Pháp. Với Chu Ân Lai đã in dấu Nguyễn i Quốc với hình
ảnh một con người sống thanh đạm, giản dị, nhưng sự hiểu biết thì rất rộng,
sự hoạt động thì rất phong phú. Người biết nhiều tiếng nước ngoài. Đạo đức,
trí tuệ của Người đã cuốn hút ông và các chí sĩ cách mạng Trung Quốc bước
vào con đường cách mạng.
Mối quan hệ mật thiết đó đã tạo nên một tiền đề rất quan trọng để sau
này Nguyễn i Quốc hoạt động thuận lợi khi Người đặt chân lên đất Trung
Quốc. Cho nên, sau này, trong những năm 1924 - 1927, Nguyễn i Quốc và
Chu Ân Lai có dịp hoạt động bên nhau tại Quảng Châu, rồi giai đoạn 1938 -
1941 trong thời kỳ cách mạng ở Quảng Tây. Còn Chu Ân Lai, sau khi học ở
Pháp, ông về nước hoạt động và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Vốn quen biết,
gần gũi nhau từ những ngày còn ở Pari nên Chu Ân Lai và Nguyễn i Quốc
thường gặp nhau trao đổi về nhiều vấn đề chiến lược trong cách mạng giải
phóng dân tộc. Đồng thời, Nguyễn i Quốc thường tới thăm và nói chuyện
với Trường Quân sự Hoàng Phố theo lời mời của Chủ nhiệm Ban Chính trị
của Trường là Chu Ân Lai. Ngược lại, Chu Ân Lai cũng thường tới thăm hỏi
Nguyễn i Quốc. Cho đến sau này, trong một bữa tiệc chào mừng Chu Ân
Lai, Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức
sang thăm nước ta vào năm 1956, Bác Hồ đã trân trọng giới thiệu với mọi
người: "Chu Ân Lai là người anh em của tôi, chúng tôi đã cùng nhau chia
24
ngọt bủi, se đắng cay, cùng nhau làm công tác cách mạng. Đồng chí là người
thân thích của tôi hơn 30 năm trước" [76].
Ngoài ra, khi hoạt động ở Pháp và Liên Xô, Người còn có những mối
quan hệ tốt đẹp với Lý Phú Xuân, Trương Thái Lôi, Trần Kiều Niên Thậm
chí, Nguyễn i Quốc còn giới thiệu một số người Trung Quốc tham gia Đảng
Cộng sản Pháp như Vương Nhược Phi, Triệu Thế Viêm, Tiêu Tam

Trong thời gian hoạt động ở Mátxcơva, Nguyễn i Quốc đã kết thân
với Trương Thái Lôi, một chiến sĩ cộng sản nổi tiếng của Trung Quốc, quê tại
Quảng Đông. Ngày 3/10/1923, Nguyễn i Quốc đã từng có cuộc hội kiến với
Tưởng Giới Thạch, trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ Tôn Dật Tiên, vừa từ
Quảng Châu đến Mátxcơva để nghiên cứu về chính trị, quân sự và đảng vụ,
đồng thời bàn vấn đề Liên Xô viện trợ cho cách mạng Trung Quốc. Khi về
hoạt động tại Trung Quốc, Người luôn thiết lập được mối quan hệ thân thiết,
chân thành và để lại ấn tượng tốt đẹp với các đồng chí cách mạng và nhân dân
Trung Quốc. Nhờ vậy mà tạo được điều kiện thuận lợi cho các chiến sĩ cách
mạng Việt Nam hoạt động và biến Trung Quốc trở thành căn cứ địa chủ chốt
ở nước ngoài cho cách mạng nước nhà. Đó cũng chính là cơ sở quan trọng
dẫn đến sự thắng lợi của phong trào cách mạng Việt Nam và cũng là cơ sở tốt
đẹp của mối quan hệ hai nước Việt - Trung sau này.
Có thể nói, nhờ những quan hệ gần gũi, vốn có với những người cách
mạng Trung Quốc mà Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc đã tranh thủ được
sự giúp đỡ thiết thực cho cách mạng Việt Nam và cũng thông qua đó, cũng đã
góp phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Quốc.
%F(F 3h7!vA3w4Y9845x7A4D<VW4_4D773i7=mg783v
?{`3\h<L<3_a78q4784D<
Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đầu thế kỷ XX, đã
có biết bao thế hệ người con yêu nước của Việt Nam đứng lên đấu tranh tìm
25

×