Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật công nghiệp vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 120 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Vinh

Đậu Ngọc Thúy
Giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo
giữa nhà trờng và doanh nghiệp ở Trờng
Trung cấp nghề Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp
vinh
luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mó s: 60.14.01.14
Ngi hng dn khoa hc : PGS. TS H Vn Hựng
Nghệ an - 2014
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm của mình, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám
hiệu Trường Đại học Vinh, Khoa Sau đại học, Khoa Giáo dục cùng các Giáo sư,
phó Giáo sư, Tiến sỹ và quý thầy cô là giảng viên của Trường Đại học Vinh đã
nhiệt tình giảng dạy, quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn Ban Giám hiệu trường Trung cấp nghề
Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu và
đóng góp nhiều ý kiến cho việc nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hà Văn
Hùng, người thầy trực tiếp giảng dạy và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong quá
trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến
góp ý, trao đổi của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện và có những đóng góp thiết thực cho sự nghiệp giáo dục chung.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 9 năm 2014
Tác giả



Đậu Ngọc Thúy
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thiết khoa học
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
8. Đóng góp của luận văn
9. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động liên kết giữa nhà
trường và doanh nghiệp
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Liên kết đào tạo nghề trên thế giới
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề
1.2.2. Liên kết đào tạo
1.2.3. Quản lý và quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề giữa trường dạy
nghề và doanh nghiệp
1.2.4. Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo trường dạy
nghề và doanh nghiệp
1.3. Một số vấn đề về quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường dạy nghề
và doanh nghiệp
1.3.1. Mục tiêu liên kết đào tạo giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp

1.3.2. Nguyên tắc liên kết giữa trường DN và doanh nghiệp
1.3.3. Nội dung liên kết đào tạo giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề và
doanh nghiệp
1.4. Nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường dạy nghề và
doanh nghiệp
1.4.1. Xác định trách nhiệm của cán bộ quản lý và giáo viên trong vấn đề
liên kết đào tạo giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp
1.4.2. Lập kế hoạch liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp
1.4.3. Chỉ đạo công tác liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp
1.4.4. Đổi mới phương thức, hình thức, mức độ liên kết đào tạo giữa nhà
trường và doanh nghiệp
1.4.5. Quản lý chương trình liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh
nghiệp
1.4.6. Quản lý kinh phí trong liên kết đào tạo
Kết luận chương 1
Chương 2: Thực trạng về quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường và
doanh nghiệp ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp
Vinh
2.1. Khái quát về trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Vinh
2.1.1. Thực trạng về đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường
2.1.2. Về quy mô đào tạo và chất lượng giảng dạy
2.1.3. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Trường Trung cấp
nghề Kinh tế – kỹ thuật công nghiệp Vinh
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo liên kết giữa nhà
trường và doanh nghiệp ở Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ
thuật công nghiệp Vinh 54
2.2.1. Thực trạng các hình thức và nội dung liên kết giữa nhà trường và
doanh nghiệp
5

2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp
2.3. Đánh giá chung về thực trạng liên kết đào tạo giữa trường Trung cấp nghề
Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp Vinh và doanh nghiệp
2.3.1. Những ưu điểm đạt được
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 70
Kết luận chương 2
Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa
nhà trường và doanh nghiệp ở trường Trung cấp nghề Kinh
tế–Kỹ thuật công nghiệp Vinh
3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp
3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu
3.1.2. Nguyên tắc thực tiễn
3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả
3.1.4. Nguyên tắc khả thi
3.2. Giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ở
trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Vinh
3.2.1. Nâng cao nhận thức của nhà trường và doanh nghiệp trong vấn đề liên
kết đào tạo
3.2.2. Đổi mới phương thức, hình thức, mức độ liên kết đào tạo giữa nhà
trường và doanh nghiệp
3.2.3. Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
3.2.4. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng sư
phạm cho cán bộ giáo viên phù hợp với thực tiễn sản xuất của doanh
nghiệp
3.2.5. Đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề phù hợp với
thực tiễn sản xuất ở doanh nghiệp
3.2.6. Xây dựng quy chế nội bộ về sự liên kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo; đồng thời kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên

để nhận được sự ủng hộ cao nhất
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp
3.4. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp
3.4.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết
3.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Chính Phủ và Bộ Lao động TBXH
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh và Thành phố Vinh
2.3. Đối với các nhà trường
2.4. Đối với doanh nghiệp
Tµi liÖu tham kh¶o
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ
1 CĐ Cao đẳng
2 CĐN Cao đẳng nghề
3 CNKT Công nhân kỹ thuật
4 CLGD Chất lượng giáo dục
5 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
6 CSDN Cơ sở dạy nghề
7 CSSX Cơ sở sản xuất
8 CSVC Cơ sở vật chất
9 DN Dạy nghề
10 ĐTN Đào tạo nghề
11 ĐH Đại học
12 GQVL Giải quyết việc làm
13 GV Giáo viên
14 GVDN Giáo viên dạy nghề

15 HS Học sinh
16 KHKT Khoa học kỹ thuật
17 KTCN Kinh tế công nghiệp
18 KTKT Kinh tế kỹ thuật
19 KTXH Kinh tế xã hội
20 LĐ Lao động
21 LĐKT Lao động kỹ thuật
22 LĐTBXH Lao động, Thương binh, Xã hội
23 LKĐT Liên kết đào tạo
24 TC Trung cấp
25 TCN Trung cấp nghề
26 TBXH Thương binh, Xã hội
27 UBND Ủy ban nhân dân
28 XKLĐ Xuất khẩu lao động
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày từng giờ trên
khắp đất nước . Nó đòi hỏi con người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ
động sáng tạo và luôn thích ứng với thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn phát
triển . Điều đó đặt ra những yêu cầu và thách thức mới cho giáo dục đòi hỏi giáo
dục phải có chiến lược phát triển toàn diện để đáp ứng yêu cầu cao của xã hội .
Thực tế hiện nay, giáo dục dạy nghề chưa được quan tâm đúng mức, còn
nhiều vấn đề bất cập về chất lượng đào tạo nghề cũng như công tác quản lý.
Theo thống kê của cục lao động thì trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân
Việt Nam chỉ đáp ứng được 50% yêu cầu của nhà tuyển dụng, còn lại buộc nhà
sử dụng cho đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ , cử đI tập huấn mới có thể sử
dụng được. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do
thiếu sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo .
Nghệ An là một tỉnh có lực lượng lao động trẻ khá đông, chiếm 60% dân số
. Theo số liệu thống kê của Sở lao động thương binh xã hội thì hiện nay trên địa

bàn tỉnh có 60 cơ sở dạy nghề , trong đó có 5 trường Cao đẳng nghề, 9 trường
Trung cấp nghề với 25 cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Trong cơ chế thị trường,
Đảng và nhà nước đã chủ trương xã hội hóa công tác dạy nghề và chuyển đổi cơ
chế quản lý, nâng cao quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và điều
đó đang dặt ra thách thức lớn đối với các trường dạy nghề nói chung và trường
trung cấp nghề kinh tế -kỹ thuật công nghiệp vinh nói riêng. Là một trường đào
tạo đa nghề, đa lĩnh vực, dạy nghề là lĩnh vực trọng yếu với bề dày lịch sử hơn
20 năm của trường và vì vậy dạy nghề là nhân tố phát huy ảnh hưởng của trường
Trung cấp nghề Kinh tế – kỹ thuật công nghiệp Vinh trong lĩnh vực đào tạo
nghề ở tỉnh Nghệ An.
Từ chủ trương xã hội hóa công tác dạy nghề và chuyển đổi cơ chế quản lý,
nâng cao quyền tự chủ của các đơn vi sự nghiệp công lập, trường Trung cấp
9
nghề Kinh tế – kỹ thuật công nghiệp Vinh là trường đào tạo nhân lực cung cấp
trực tiếp lao động cho các doanh nghiệp, nhà máy… Nhưng thực trạng nói
chung là mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp ở nước ta hiện nay chưa
có liên kết chặt chẽ, đang gặp nhiều bất cập. Doanh nghiệp chưa được tham gia
và góp ý kiến về xây dựng chương trình đào tạo một cách chi tiết, thường xuyên.
Do đó kiến thức của sinh viên, học sinh sau khi ra trường chưa đáp ứng được
nhu cầu của các nhà tuyển dụng .
Trước hết, cần phải đánh giá đúng việc quản lý hoạt động liên kết đào tạo
giữa nhà trường và doanh nghiệp tại trường Trung cấp nghề kinh tế - thuật công
nghiệp Vinh như thế nào. Chúng ta thấy rõ mối liên hện này tạo lợi ích cho cả 2
phía. Phía doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp thông tin để nhà trường
nắm được nhu cầu của thị trường lao động. Hoạt động đào tạo của trường dạy
nghề luôn hướng tới nhu cầu doanh nghiệp .
Mặt khác nếu nhà trường đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng đúng
nhu cầu của doanh nghiệp thì đối với doanh nghiệp đó là điều lý tưởng nhất.
Doanh nghiệp được hợp tác với nhà trường cũng là nhu cầu thiết thực của doanh
nghiệp. Do đó mối liên kết này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao

trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp.
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của
mình là “Giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và
doanh nghiệp ở Trường Trung cấp nghề Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp
Vinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường
và doanh nghiệp.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa
nhà trường và doanh nghiệp.
10
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa
nhà trường và doanh nghiệp ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công
nghiệp Vinh.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu đề xuất được giải pháp quản lý mang tính khoa học, khả thi sẽ góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động liên kết đào tạo giữa giữa nhà trường và
doanh nghiệp ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Vinh.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động liên kết liên
kết đào tạo giữa giữa nhà trường và doanh nghiệp.
5.2. Đánh giá thực trạng liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp
tại trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Vinh.
5.3. Đề xuất các giải pháp quản lý các hoạt động liên kết liên kết đào tạo
giữa nhà trường và doanh nghiệp tại trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật
công nghiệp Vinh .
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng các phương pháp
phân tích tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề liên quan đến kết liên kết đào tạo

giữa nhà trường và doanh nghiệp.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp
quan sát, điều tra và khảo nghiệm bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua
các phiếu điều tra, thăm hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu.
6.3. Nhóm phương pháp tổng kết kinh nghiệm và các phương pháp khác
hỗ trợ như: Phương pháp toán thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá để xử lý số
liệu thu thập được, định lượng và viết báo cáo.
7. Đóng góp của luận văn:
7.1. Hệ thống một cách logic cơ sở lý luận về giải pháp quản lý hoạt động
liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp.
11
7.2. Phân tích đánh giá thực trạng về việc liên kết đào tạo giữa nhà trường
và doanh nghiệp tại trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp
Vinh.
7.3. Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường
và doanh nghiệp tại trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp
Vinh.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương chính
sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động liên kết đào tạo
giữa nhà trường và doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường và
doanh nghiệp ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Vinh.
- Chương 3: Các giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà
trường và doanh nghiệp ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công
nghiệp Vinh.
12
CHNG 1
Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động liên kết

đào tạo giữa nhà trờng và doanh nghiệp

1.1. Lch s nghiờn cu vn .
1.1.1. Liờn kt o to ngh trờn th gii.
Nhỡn chung cỏc nc phỏt trin trờn th gii luụn cao cụng tỏc o to
ngh nờn hc sinh c nh hng ngh nghip rt tt ngay khi cũn hc ph
thụng. Nht, M, c, ngi ta xõy dng nờn cỏc b cụng c kim tra
giỳp phõn húa nng lc, hng thỳ ngh nghip tr nhm cú s nh hng
ngh nghip ỳng n t sm. Cho nờn, vi h giỏo dc khụng ch phỏt trin trớ
tu thun tỳy m cũn ch ý nh hng cho hc sinh v ngh nghip phự hp
vi nng lc bn thõn, ng thi trang b cho hc sinh k nng lm vic thớch
ng vi xó hi.
Mi quan h gia trng dy ngh vi doanh nghip trong o to ngh t
lõu ó c nhiu nc quan tõm nghiờn cu v ng dng nhm nõng cao cht
lng o to ngh cho ngi lao ng.
Trc õy trỡnh o to cụng nhõn lnh ngh cỏc nc Xó hi ch
ngha ph thuc rt nhiu vo s kt hp ỳng n gia dy trong trng vi
thc tp sn xut xớ nghip Nu thiu nguyờn tc kt hp dy hc vi lao
ng sn xut thỡ h thng dy ngh khụng th o to cụng nhõn lnh ngh
c [9].
M t nm 1969, trng i hc Cambridge ó l "Cụng ty i hc"
Ngy nay, xu th cỏc trng i hc liờn kt vi cỏc xớ nghip M v mt s
nc Chõu õu ó thnh ph bin, Cụng ty i hc ang tr thnh mt xu th
phỏt trin tt yu, to thi c phỏt trin cho trng dy ngh v doanh nghip.
Do nhng u im nh vy m cỏc Cụng ty i hc n r t nc M n Chõu
u, ri n ton th gii. Cụng ty i hc vi nhng hỡnh thc khỏc nhau v s
ra i ca xớ nghip húa trng hc, bỏo trc s phỏt trin quan trng ca s
13
phát triển giáo dục. [12] Jacques Delors, Chủ tịch ủy ban Quốc tế độc lập về
giáo dục cho thế kỷ XXI của UNESCO khi phân tích "những trụ cột của giáo

dục" đã viết: "Học tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn
tại". Theo ông, vấn đề học nghề của học sinh là không thể thiếu được trong
những trụ cột của giáo dục, đồng thời đã tổ chức các hội thảo, nghiên cứu về
vấn đề "gắn đào tạo với sử dụng" trong đào tạo nghề [12]. Ở Nhật và Mỹ, nhiều
trường nghề được thành lập ngay trong các công ty tư nhân để đào tạo nhân lực
cho chính công ty đó và có thể đào tạo cho công ty khác theo hợp đồng. Mô
hình này có ưu điểm là chất lượng đào tạo cao, người học có năng lực thực hành
tốt và có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. "Ba trong một" là quan điểm được
quán triệt trong đào tạo nghề ở Trung Quốc hiện nay: Đào tạo, sản xuất, dịch
vụ. Theo đó, các trường dạy nghề phải gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và
dịch vụ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề [10].
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường thương mại tự do ASEAN,
APEC, hệ thống đào tạo nghề ở Inđônêxia từ năm 1993 đã được nghiên cứu và
phát triển mạnh. Trong đó, kết hợp đào tạo nghề giữa nhà trường với doanh
nghiệp được quan tâm đặc biệt [10]. Năm 1999, ở Thái Lan Chính phủ đã
nghiên cứu và xây dựng "Hệ thống hợp tác đào tạo nghề" (Cosperative training
system) để giải quyết tình trạng bất cập giữa đào tạo nghề và sử dụng lao động
và hướng tới phát triển nhân lực kỹ thuật trong tương lai [20]. Trong xu thế toàn
cầu và hội nhập hiện nay, việc tổng kết kinh nghiệm quản lý đào tạo nghề của
các nước trên thế giới nhằm vận dụng vào thực tiễn đào tạo nghề ở Việt Nam là
thực sự cần thiết và cấp bách nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ sức đương đầu
với cạnh tranh và hợp tác.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước.
Ở Việt Nam, cũng đã có một số mô hình hợp tác giữa nhà trường và
doanh nghiệp tương đối thành công. Đó là mô hình COBLAS giữa trường Đại
học Ngoại thương và doanh nghiệp các nước ASEAN, mở rộng giảng đường đại
14
học đến doanh nghiệp được thử nghiệm ở Đại học Kinh tế quốc dân. Ở cả hai
mô hình này, một nhóm (bao gồm cả giảng viên hướng dẫn và sinh viên) đều đi
thực tế tại doanh nghiệp với mục tiêu cụ thể. Trong mô hình này, có sự gắn kết

cả sinh viên - người lao động và giảng viên - người sử dụng lao động trong môi
trường làm việc được xác định bằng mục tiêu cụ thể.
Chính phủ Việt Nam cũng đã quan tâm tạo điều kiện để cho nhà trường
hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng cao, nhất là trong những năm gần đây đã ban hành cơ chế chính sách
thông thoáng giúp cho sự hợp tác này được thuận lợi. Điều này được cụ thể hóa
trong Luật giáo dục năm 2005, Luật dạy nghề năm 2006 và Điều lệ trường CĐ
nghề năm 2007, Điều lệ trường TC nghề năm 2007, Điều lệ trường trung cấp
chuyên nghiệp năm 2008, Quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề năm 2007,
Mặc dù có cơ chế, chính sách thuận lợi như vậy song ở nước ta, cho đến hiện
nay có thể nói, thực trạng mối quan hệ liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nghề còn nhiều yếu kém và cũng có rất ít công trình nghiên cứu về
vấn đề này. Năm 1993, tác giả Trần Khánh Đức có đề tài cấp bộ "Hoàn thiện
đào tạo nghề tại xí nghiệp". Đề tài tập trung nghiên cứu các trường, lớp dạy
nghề đặt tại đơn vị sản xuất trong lĩnh vực về bưu chính viễn thông và hóa chất.
Năm 1993, tác giả Phạm Khắc Vũ với luận văn tốt nghiệp: "Cơ sở lý luận và
thực tiễn phương thức tổ chức đào tạo nghề kết hợp tại trường và cơ sở sản
xuất" [29]. Năm 2004, Trường Trung học kỹ thuật xây dựng Hà Nội có đề tài
nghiên cứu khoa học cấp thành phố: "Các giải pháp gắn đào tạo với sử dụng lao
động của hệ thống dạy nghề Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng" [24]. Đề tài đã
nêu lên "kinh nghiệm trên thế giới về gắn đào tạo với sử dụng lao động của hệ
thống dạy nghề", điển hình là hệ đào tạo kép của Đức và hình thức đào tạo luân
phiên ở Pháp, đưa ra một số mô hình tổ chức đào tạo nghề cơ bản, và đưa ra một
số giải pháp để gắn đào tạo và sử dụng (trong đó có một số ý tưởng kết hợp đào
tạo nghề tại trường và doanh nghiệp). Tuy nhiên, do hướng nghiên cứu của đề
15
tài không tập trung vào kết hợp đào tạo nghề nên chưa đề cập tới các cơ sở khoa
học của kết hợp đào tạo nghề mà tập trung giải quyết các mối quan hệ giữa nhà
trường và doanh nghịêp. Trong đó, có cả quan hệ về "liên kết đào tạo", chưa
nghiên cứu sâu, cụ thể vấn đề kết hợp đào tạo nghề và các giải pháp để kết hợp

đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.
Năm 2006, Nguyễn Văn Tuấn với luận văn thạc sĩ "Một số biện pháp tăng
cường quản lý đào tạo nghề ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội" có đi sâu
phân tích mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng đào tạo nghề; những nhân tố
tác động đến quản lý quá trình đào tạo nghề. Trong luận án tiến sỹ của tác giả
Trần Khắc Hoàn đã phân tích và đưa ra vấn đề "Tăng cường mối quan hệ giữa
nhà trường và các đơn vị sản xuất" là một trong những giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo. Song, do hướng nghiên cứu của đề tài nên tác giả chưa phân tích
các cơ sở khoa học, chỉ đề cập tới cách thức tiến hành tăng cường quan hệ của
nhà trường với các đơn vị sản xuất một cách đơn phương, chưa đề cập phương
thức kết hợp đào tạo tổng quát ở Việt Nam, chưa đưa ra các giải pháp đồng bộ
để thực hiện kết hợp đào tạo nghề tại trường và doanh nghiệp (do nhiệm vụ đề
tài là tập trung giải quyết các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo công nhân
kỹ thuật xây dựng ở thủ đô Hà Nội, nên không đi sâu vào giải quyết lý luận và
thực tiễn kết hợp đào tạo nghề). Tác giả Hoàng Xuân Trường, năm 2009 nghiên
cứu: “Một số giải pháp kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Nghệ An” đã nghiên cứu tình hình kết hợp
đào tạo giữa NT&DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó, tác giả đề xuất ra giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Đề tài của tác giả Trần Anh Tài,
năm 2009: “Gắn đào tạo sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp” nêu lên thực
trạng mối quan hệ NT&DN đồng thời đưa các giải pháp gắn kết đào tạo với nhà
trường và xã hội. Đề tài tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, năm 2013: “Một số giải
pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
Nghệ An với doanh nghiệp” nghiên cứu tình hình thực tế của việc liên kết đào
16
tạo với các doanh nghiệp của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An,
đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động này hiệu quả.
Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây có liên quan đến
vấn đề liên kết giữa trường nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên, vai trò của quản lý đối với hoạt động liên

kết giữa trường nghề và doanh nghiệp trong xu thế hội nhập hiện nay vẫn còn là
khoảng trống, ít được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, tác giả tiếp tục đi sâu
nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường
và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Trung cấp
nghề Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp Vinh”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề.
1.2.1.1. Đào tạo nghề.
Đã có nhiều định nghĩa về Đào tạo nghề, nhưng đều thống nhất đào tạo
nghề là quá trình phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ
nghề nghiệp cho người học. ĐTN nhằm hướng vào hoạt động nghề nghiệp và
hoạt động xã hội. Mục tiêu ĐTN là trạng thái phát triển nhân cách được dự kiến
trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh - tế xã hội và được hiểu là chất lượng cần đạt
tới đối với người học sau quá trình đào tạo [16]. Đào tạo nghề bao gồm hai quá
trình có quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là:
Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết
và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo,
thành thục nhất định về nghề nghiệp [16]. Học nghề: Là quá trình tiếp thu những
kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ
nghề nghiệp nhất định [16]. Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật
sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn. Đào tạo
nghề bao gồm: Đào tạo công nhân kỹ thuật (công nhân cơ khí, điện tử, xây dựng,
sửa chữa ) và phổ cập nghề cho người lao động (chủ yếu là lao động nông thôn).
17
Đào tạo công nhân kỹ thuật là một quá trình sư phạm có mục đích, có nội dung và
phương pháp, nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ
cần thiết của người công nhân kỹ thuật để họ có cơ hội tìm được việc làm và có
năng lực hành nghề ở những vị trí lao động theo yêu cầu của sản xuất. Kết thúc
khoá đào tạo, người học được cấp bằng hoặc chứng chỉ để có thể hành nghề.
1.2.1.2. Chất lượng đào tạo nghề.

Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm chất lượng cũng có những
thay đổi đáng kể. Trước đây, người ta coi chất lượng là một khái niệm “tĩnh” với
tiêu chuẩn chất lượng được coi là cố định và tồn tại trong một thời gian dài.
Ngày nay, khái niệm chất lượng không được gắn với một tiêu chuẩn cố định nào
đó, mà “chất lượng là một hành trình, không phải là một điểm dừng cuối cùng
mà ta đi tới”. Đây là quan niệm “động” về chất lượng, trong đó chất lượng được
xác định bởi người sử dụng sản phẩm - dịch vụ hay trong nền kinh tế thị trường
còn gọi là khách hàng. Khách hàng cảm thấy thoả mãn khi sử dụng sản phẩm -
dịch vụ có nghĩa là sản phẩm - dịch vụ đó có chất lượng.
Đã có một số khái niệm về chất lượng như: “Chất lượng là phạm trù triết
học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn
định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính
khách quan của sự vật [25]. Chất lượng biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính.
Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như
một tổng thể bao quát toàn bộ sự vật và không tách rời khỏi sự vật. Sự vật khi
vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất đi chất lượng của nó. Sự thay đổi chất
lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật. Về căn bản, chất lượng của sự vật bao giờ
cũng gắn với tính qui định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính qui
định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất giữa số lượng và chất
lượng”[25]. “Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp
ứng được các yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan tâm” [26].
18
Có thể khẳng đinh chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo
nghề nói riêng là vấn đề cơ bản và là mục tiêu phấn đấu không ngừng của các
cấp quản lý giáo dục - đào tạo cũng như các cơ sở đào tạo trực tiếp. Có nhiều
cách hiểu khác nhau về chất lượng đào tạo nghề với những khía cạnh khác nhau.
Một số tác giả phương Tây cho rằng chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc
đầu vào của hệ thống đào tạo. Khi có các yếu tố đầu vào có chất lượng như: giáo
viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi, cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh giỏi, thì chất
lượng đào tạo nghề được nâng cao. Cũng có quan điểm cho rằng chất lượng đào

tạo nghề được đánh giá bằng sản phẩm của quá trình đào tạo (đầu ra), tức là
bằng mức độ hoàn thành của học viên tốt nghiệp. Một số quan điểm khác lại
khẳng định chất lượng đào tạo nghề được quyết định bởi các quá trình hoạt động
bên trong, đặc biệt là hệ thống thông tin và hệ thống các quyết định tối ưu.
Từ những khái niệm chung về chất lượng và các quan niệm về chất lượng
Đào tạo nghề nêu trên, có thể hiểu chất lượng đào tạo nghề với những điểm cơ
bản như sau: Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực của tất cả các
yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và quá trình đào tạo vận hành trong môi
trường nhất định.
1.2.2. Liên kết đào tạo
Có thể hiểu khái niệm chung liên kết đào tạo là sự hợp tác, phối hợp giữa
cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất để cùng nhau thực hiện những công việc nào
đó của quá trình đào tạo nhằm góp phần phát triển sự nghiệp đào tạo nguồn nhân
lực cho đất nước đồng thời mang lại lợi ích cho mỗi bên. Liên kết đào tạo là sự
hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt
nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học [2].
Liên kết đào tạo là một hình thức hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm tạo cơ
hội học tập cho toàn xã hội. Với cách làm này, cơ hội học tập ở trình độ cao hơn
đến với nhiều người ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo… liên kết đào tạo
không phải là hình thức mới trong ngành Giáo dục và nó đang ngày càng phát
19
triển do nhu cầu học tập của các cá nhân ngày càng cao. liên kết đào tạo còn
được hiểu là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào
tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Hoạt động liên kết đào tạo bao gồm liên kết đào tạo trong nước và liên
kết đào tạo với nước ngoài. Trong đó, hoạt động liên kết đào tạovới cơ sở giáo
dục nước ngoài mới được thực hiện trong thời gian gần đây, còn hoạt động liên
kết đào tạo trong nước diễn ra khá lâu, là một mô hình giáo dục nhằm đáp ứng
được chủ trương lớn của Bộ GD&ĐT là “ Đào tạo theo nhu cầu xã hội”
Trong Quy định về liên kết đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp,

Cao đẳng, Đại học ban hành theo Quyết định số 42/2008/QĐ – BGD&ĐT ngày
28/07/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thuật ngữ liên kết đào tạo được giải
thích như sau:
- Liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các
chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và
Đại học.
- Đơn vị chủ trì đào tạo là các trường tổ chức quá trình đào tạo bao gồm:
Tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công
nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp.
- Đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với
vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo.
- Hợp đồng liên kết đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên kết
nhằm xác định quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá
trình liên kết đào tạo.
Hoạt động liên kết đào tạo được thực hiện giữa đơn vị chủ trì đào tạo và
đơn vị phối hợp đào tạo theo hợp đồng liên kết đào tạo nhằm mục đích:
- Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu XH, huy động tiềm năng của
các trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương, doanh nghiệp.
- Tạo cơ hội học tập cho nhiều người trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu
20
quả giáo dục góp phần thực hiện công bằng và xã hội hóa giáo dục.
Liên kết đào tạo phải thực hiện theo hợp đồng liên kết đào tạo. Hợp đồng
liên kết đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên kết nhằm xác định
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trình liên
kết đào tạo. Hợp đồng liên kết đào tạo phải thể hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa
vụ của các đơn vị tham gia đào tạo, thể hiện đầy đủ các thông tin về hoạt động
trong suốt quá trình đào tạo. Các thông tin sau đây phải trong hợp đồng: Thông
tin về tuyển sinh, thông tin về đào tạo, thông tin về quản lý người học và phải
xác định được phương thức, điều kiện thanh toán, phải phù hợp với quy định về
GD&ĐT đối với trình độ được liên kết đào tạo.

Liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương
trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
[2]. Liên kết đào tạo nghề là sự hợp tác, phối hợp giữa các trường dạy nghề và
các cơ sở sản xuất để cùng nhau thực hiện những công việc nào đó của quá trình
đào tạo nhằm góp phần phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực cho đất nước đồng
thời mang lại lợi ích cho mỗi bên. Do vậy, quan hệ giữa trường dạy nghề và các
cơ sở sản xuất là quan hệ cung - cầu, quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực.
Hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề
đang được hiểu với nhiều ý nghĩa, khía cạnh khác nhau ở những mức độ khác
nhau. Trong phạm vi luận văn này, khái niệm “liên kết” được hiểu là mối quan
hệ tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, hợp thành một hệ thống đào tạo
nghề thống nhất và phù hợp, trong đó chức năng của hệ thống được tích hợp từ
hai bộ phận tạo thành là nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo nghề [2].
Trong thực tế, liên kết đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất có
nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc và yêu cầu vào khả năng của mỗi bên. Các
mức độ có thể kể đến là:
21
- Liên kết toàn diện là sự tham gia của các cơ sở sản xuất với các trường
dạy nghề trong mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình đào tạo. Với mức độ liên
kết này, các cơ sở sản xuất tham gia đầu tư trang thiết bị cho các trường dạy
nghề hoặc tổ chức các phân xưởng đào tạo để trường dạy nghề và cơ sở sản xuất
cùng sử dụng, cử kỹ sư và công nhân cùng tham gia giảng dạy; tham gia với các
trường dạy nghề từ khâu hướng nghiệp chọn nghề phù hợp để học, xây dựng
mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, tham gia đào tạo và đánh giá kết quả
học tập của học sinh, tham gia giới thiệu việc làm cho học sinh .v.v
- Liên kết có giới hạn là sự liên kết chỉ được thực hiện trong một số lĩnh
vực hoặc trong một số khâu của quá trình đào tạo. Mức độ liên kết này phù hợp
với những trường hợp cả hai bên đối tác chưa có nhu cầu hoặc chưa có điều kiện
để hợp tác toàn diện. Ví dụ cơ sở sản xuất hàng năm nhận học sinh của các

trường dạy nghề vào thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp
- Liên kết rời rạc là sự liên kết chỉ thực hiện trong một số lĩnh vực và sự
hợp tác này cũng có thể không thực hiện được thường xuyên mà chỉ thực hiện
khi có điều kiện.
Như vậy, sự liên kết giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất rất đa dạng, có
thể thực hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu và
điều kiện của mỗi bên, không thể áp đặt một cách đồng loạt mặc dầu sự hợp tác
sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
1.2.3. Quản lý và quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề giữa trường dạy
nghề và doanh nghiệp.
1.2.3.1. Quản lý.
Quản lý là một trong những loại hình lao động có hiệu quả nhất, quan trọng
nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận
thức đúng được quy luật, vận động theo đúng quy luật và sẽ đạt được những
thành công to lớn. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người
muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức,
22
từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế đều phải
thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó. [21]
Theo C.Mác: “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để
điều hòa những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo phải là những chức năng chung,
tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của
cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp
thành cơ thể sản xuất đó.” [13].
Tóm lại, quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và
kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu. Bao gồm:
- Quản lý là hoạt động phối hợp nhiều người, nhiều yếu tố.
- Định hướng các hoạt động đó theo một mục tiêu nhất định
- Kiểm soát được tiến trình của hoạt động trong quá trình tiến tới mục tiêu

1.2.3.2. Quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường dạy nghề với và
doanh nghiệp
Quản lý hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là toàn bộ quá
trình xác định nhu cầu, đề ra mục tiêu, nội dung, trách nhiệm, và được tác động
bởi các biện pháp phù hợp [1]. Là quá trình cải tiến liên tục mọi khâu trong chu
trình liên kết theo sơ đồ dưới đây. Mỗi khâu đều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng
và tác động hợp lý, việc thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề để thực hiện các khâu
tiếp theo, ngược lại, thực hiện tốt các khâu tiếp theo sẽ là cơ sở để đánh giá mức
độ và chất lượng của các khâu tiền đề. Giữa các khâu có mối quan hệ ràng buộc
và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Cần phải có thông tin chính xác về trực trạng của
các khâu để có các biện pháp điều chỉnh, điều khiển hợp lý để tăng cường liên kết
giữa hai bên nhà trường và doanh nghiệp. Sẽ đạt được hiệu quả cao nếu nhà lãnh
đạo của cả trường nghề và doanh nghiệp đều ý thức tốt việc quản lý mối quan hệ
liên kết cần theo các chu trình bằng các cách thức hợp lý. Nghĩa là họ phải thực
hiện đúng chức năng của người lãnh đạo, của nhà quản lý [21].
23
Sơ đồ 2: Chu trình quản lý liên kết giữa trường nghề và doanh nghiệp
1.2.4. Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa
Trường dạy nghề và doanh nghiệp.
1.2.4.1. Giải pháp.
Giải pháp là: “phương pháp giải quyết một vấn đề” [25]. Nói đến giải
pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một quá
trình, một trạng thái hoặc hệ thống, nhằm đạt được mục đích. Giải pháp thích
hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
1.2.4.2. Giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường dạy nghề
và doanh nghiệp.
Từ khái niệm "quản lý" cho thấy, quá trình quản lý luôn tồn tại bốn thành
tố cấu trúc, đó là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, khách thể quản lý và mục
tiêu quản lý. Dưới sự tác động tự giác của chủ thể quản lý, các thành tố này luôn
có sự tác động qua lại với nhau và nhờ đó chủ thể quản lý thực hiện các nội dung

nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Để đạt được mục tiêu quản lý
bao giờ chủ thể quản lý cũng phải sử dụng các công cụ, phương tiện, phương
pháp, biện pháp để tác động lên đối tượng quản lý. Vậy giải pháp quản lý hoạt
động liên kết giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Xác định nội dung, chương trình liên kết đào tạo
Xác định nhu cầu liên kết đào tạo
Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo
Tổ chức triển khai liên kết đào tạo
Tổng kết, đánh giá liên kết đào tạo
Điều chỉnh
24
Có thể hiểu, Giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường dạy
nghề với cơ sở sản xuất là những điều kiện, cách thức tác động lên mối quan hệ
hợp tác giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo và các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình hợp tác đó để đạt được mục tiêu là tìm ra những giải pháp
tốt nhất, khả thi nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
1.3. Một số vấn đề về quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường dạy
nghề và doanh nghiệp.
1.3.1. Mục tiêu liên kết đào tạo giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp
Một yếu tố quyết định thành công trong liên kết đào tạo là các bên cùng
có lợi ích. Nếu mỗi bên theo đuổi mục tiêu lợi ích riêng của mình mà không tính
đến lợi ích thoả đáng của bên kia thì rất khó hợp tác được với nhau. Các bên
phải nhìn nhận rất rõ là “khách hàng” của nhau thì mới có được các “ứng xử”
theo nguyên tắc cùng có lợi.
Hợp tác giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh
vực đào tạo nói riêng còn khá mới mẻ ở nước ta. Do đó, sự hiểu biết lẫn nhau để
thực hiện nguyên tắc cùng có lợi còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp là tổ chức
lợi nhuận nên họ rất quan tâm đến chi phí và lợi ích. Họ không thể bỏ thời gian,
tiền bạc để hợp tác với trường đại học nếu thấy không đem lại lợi ích thiết thực.
Lợi ích lớn nhất mang lại từ hợp tác của trường dạy nghề và doanh nghiệp là có

được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển. Các doanh nghiệp thay vì
phải tìm kiếm lao động trên thị trường tự do, mất thời gian và chi phí để đào tạo
lại, các doanh nghiệp “đặt hàng” với trường dạy nghề để đào tạo ra những công
nhân, nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển của mình. Như vậy, trường dạy
nghề sẽ đem lại lợi ích rất lớn, tạo nguồn “tài sản” quí giá trong tương lai cho
các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhận được lợi ích từ các
trường trong việc tiếp cận trực tiếp với các giải pháp phát triển doanh nghiệp,
phát minh, sáng chế và các dịch vụ tư vấn.
Gắn kết đào tạo theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng mang lại
nhiều lợi ích cho nhà trường. Trước hết, sản phẩm đầu ra đã có nơi đặt hàng,
25

×