Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VŨ THỊ THẢO

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA ĐÀI LOAN
TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VŨ THỊ THẢO

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA ĐÀI LOAN
TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60.22.03.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HẮC XUÂN CẢNH
NGHỆ AN - 2014
4
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
TS. Hắc Xuân Cảnh. Nhân dịp này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính
trọng đến thầy giáo hướng dẫn - người đã dành nhiều thời gian, công sức giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong Khoa Lịch sử, Phòng Đào
tạo Sau Đại học, Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.


Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ
quan khác như Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu Trung Quốc,
Thông tấn xã Việt Nam… trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu có liên quan
đến đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đó.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè và gia đình đã hết
lòng giúp đỡ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công việc của mình.
Cuối cùng tôi mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc để
luận văn hoàn chỉnh hơn.
Vinh, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Vũ Thị Thảo
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 10
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 10
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 11
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 15
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ 15
5. NGUỒN TƯ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 17
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN 18
NỘI DUNG 19
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH, MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC ĐÀI LOAN TỪ 1979 ĐẾN 2013 19
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH 19
1.1.1. TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA 19
1.1.2. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA ĐÀI LOAN TRƯỚC NĂM 197923
1.1.3. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐÀI LOAN GIAI
ĐOẠN 1979 - 2013 28

1.1.4. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ NHU CẦU HỢP TÁC QUỐC TẾ
VỀ GIÁO DỤC 32
1.2. NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC ĐÀI LOAN GIAI
ĐOẠN 1979 - 2013 34
1.2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 34
1.2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39
CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH GIÁO DỤC CỦA ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1979 ĐẾN
NĂM 2013 41
2.1. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC 41
2.1.1. GIAI ĐOẠN 1979 - 1999 41
2.1.2. GIAI ĐOẠN 1999 - 2013 45
2.2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC 47
2.2.1. MỞ RỘNG QUY MÔ, ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO
TẠO 47
2.2.2. LINH HOẠT HÓA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO; TĂNG CƯỜNG
KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 50
2.2.3. CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ THU HÚT CHẤT XÁM VÀ ĐÀO TẠO
NHÂN TÀI; NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC SƯ PHẠM 53
2.2.4. TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ KHOA HỌC - KĨ THUẬT, SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC 61
2.2.5. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
64
2.3. HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐÀI LOAN HIỆN NAY 69
2.3.1. GIÁO DỤC BẬC CƠ SỞ 69
2.3.2. GIÁO DỤC BẬC TRUNG 71
2.3.3. GIÁO DỤC BẬC CAO 73
2.3.4. GIÁO DỤC HỒI LƯU 74

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 76
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA ĐÀI
LOAN
GIAI ĐOẠN 1979 - 2013 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỐI VỚI VIỆT NAM 78
3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA ĐÀI LOAN 78
7
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG,
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐÀI LOAN 80
3.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀI LOAN 81
3.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 85
3.4.1. THỨ NHẤT, ĐA DẠNG DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO
NHƯNG VẪN ĐẢM BẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 86
3.4.2. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG, ĐÀO TẠO ĐỂ NÂNG
CAO TỐ CHẤT ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, ĐỒNG THỜI CÓ NHỮNG ĐÃI
NGỘ THỎA ĐÁNG ĐỂ THU HÚT SINH VIÊN VÀO CÁC TRƯỜNG SƯ
PHẠM 90
3.4.3. KINH NGHIỆM THU HÚT CHẤT XÁM VÀ ĐÀO TẠO NHÂN
TÀI 93
3.4.4. TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC VÀ SỬ DỤNG NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO GIÁO DỤC MỘT CÁCH HIỆU QUẢ. .96
3.4.5. ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 99
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 113

8
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ cái
viết tắt
Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
VND Việt Nam đồng
VPKT&VH Văn phòng Kinh tế và Văn hóa
WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
NT Tân Đài tệ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Được mệnh danh là “Hòn ngọc biển Đông”, Đài Loan không chỉ được
biết đến là hòn đảo xinh đẹp, đầy tiềm năng, mà còn là một trong những nền
kinh tế năng động, với sự phát triển “thần kỳ”. Sau khi vượt qua những khó
khăn về kinh tế, xã hội, với sự phát huy nội lực và tranh thủ sự ủng hộ từ bên
ngoài, từ những năm 60 của thế kỷ XX, Đài Loan đã từng bước chuyển mình
và đạt được những kỳ tích kinh tế đáng khâm phục. Cũng từ đó, Đài Loan
luôn được xem là mẫu hình về phát triển kinh tế cho nhiều nước, khu vực trên
thế giới.
Trong những năm gần đây, cùng với tăng trưởng kinh tế, Đài Loan
đang từng bước khẳng định sự thành công trong việc giải quyết các vấn đề xã

hội. Nhiều vấn đề như: giáo dục, y tế, việc làm, an sinh và phúc lợi xã hội…
đã và đang được chính quyền Đài Loan giải quyết khá tốt, là động lực cho sự
tăng trưởng và phát triển bền vững. Từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay,
Đài Loan đã và đang đề ra những chính sách và biện pháp phát triển giáo dục
nhằm xây dựng nền giáo dục đẳng cấp quốc tế, đồng thời đáp ứng những nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Sự thành công của chính sách giáo dục mà chính quyền Đài Loan đã và
đang thi hành đã chứng tỏ, phát triển giáo dục là yếu tố quan trọng hàng đầu
đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Do vậy, nghiên cứu về
chính sách giáo dục không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những thành tựu
của giáo Đài Loan mà còn góp phần làm rõ hơn về nguyên nhân và động lực
tạo nên sự “thần kỳ” của Đài Loan.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, lại có nhiều điểm tương đồng với
Đài Loan về văn hóa, lịch sử. Bên cạnh đó, những năm gần đây, cùng với sự
10
phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực khác, quan hệ hợp tác văn hóa - giáo
dục giữa Đài Loan và Việt Nam cũng có những bước tiến và đạt nhiều thành
tựu đáng ghi nhận. Vì thế, việc nghiên cứu về chính sách phát triển giáo dục
của Đài Loan có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhất là trong bối cảnh Hội nghị lần
thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thông
qua nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Có thể nói, bài học kinh nghiệm từ Đài Loan trong việc giải quyết
những vấn đề giáo dục là rất thực tiễn, vì những gì chúng ta đang thấy ở Việt
Nam hiện nay rất giống với những gì xảy ra ở Đài Loan ba mươi năm trước.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về chính sách giáo dục của Đài Loan còn góp phần
đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác văn hóa - giáo dục nói riêng và quan hệ
Việt Nam - Đài Loan nói chung.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn đề

“Chính sách Giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013” làm đề
tài luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những thập niên vừa qua, Hàn Quốc, Hồng Kông, Xingapo và
Đài Loan được coi là những điểm sáng không thể không chú ý. Thế giới nhìn
nhận sự phát triển của các nước và khu vực này với thái độ ngưỡng mộ, bằng
những cụm từ ca ngợi như: “Những nền kinh tế thần kì ở Châu Á”; “Ngôi sao
mới” Xingapo; “Hòn ngọc phương Đông” Hồng Kông; “Ngọn gió thần” Hàn
Quốc; “Kỳ tích kinh tế” Đài Loan Theo đó, thời gian gần đây, Đài Loan
luôn thu hút sự quan tâm của không ít các nhà nghiên cứu trên thế giới. Từ
những góc độ khác nhau, hàng loạt công trình khoa học ra đời nhằm tìm hiểu,
đánh giá về con đường phát triển của Đài Loan trên các lĩnh vực kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, lịch sử
11
Vấn đề giáo dục ở Đài Loan được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu
nhằm tìm thấy những nét đặc trưng nhất, những thành tựu tiêu biểu nhất của
Đài Loan trong quá trình xây dựng một nền giáo dục văn minh, hiện đại, công
bằng. Cho đến nay, đã có một số công trình của các học giả Đài Loan nghiên
cứu, làm nổi bật nhiều vấn đề về giáo dục Đài Loan, trong đó đáng chú ý là:
Lâm Ngọc Thể, Bốn mươi năm giáo dục Đài Loan (1949 - 1989), Nhà xuất
bản Bộ văn hóa Đài Loan, 1989; Hà Thanh Khâm, Giáo dục Đài Loan sau
quang phục, Nhà xuất bản Phục Văn, Cao Hùng, 1980; Hoàng Chính Kiệt,
Phương hướng chính sách cải cách giáo dục Đài Loan, Khoa Giáo Dục, Đại
học Sư phạm Công lập Đài Loan; Thống kê giáo dục Trung Hoa Dân quốc,
Bộ giáo dục Đài Loan phát hành năm 2002
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập tương đối đầy đủ về các
vấn đề giáo dục của Đài Loan như: bối cảnh, cơ sở, các chính sách và biện
pháp phát triển giáo dục của chính quyền Đài Loan, hệ thống giáo dục Đài
Loan Qua đó, chúng ta có thể thấy được bức tranh chung của nền giáo dục
Đài Loan trong những thập kỷ vừa qua.

Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua, cùng với sự tăng lên các lĩnh vực
hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan, nhất là việc hợp tác trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, việc nghiên cứu về giáo dục Đài Loan cũng được các nhà
nghiên cứu ngày càng quan tâm hơn. Cho đến nay đã có một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu về giáo dục Đài Loan của các học giả Việt Nam như:
Qúa trình phát triển nền giáo dục ở Đài Loan 1949 - 1999, Luận án tiến sĩ
của Vũ Thùy Dương, năm 1999; Qúa trình cải cách và phát triển nền giáo
dục Đài Loan giai đoạn 1980 - 1999 của Vũ Thùy Dương, Tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc, số 3, 2000; Những bài học kinh nghiệm về cải cách và phát
triển giáo dục của Đài Loan và mấy suy nghĩ bước đầu về sự đổi mới giáo
dục của Việt Nam, của Vũ Thùy Dương,Đề tài cấp Viện, Viện Nghiên cứu
12
Trung Quốc, Hà Nội, năm 2005; Những chính sách và biện pháp phát triển
giáo dục của Đài Loan giai đoạn 1980 - 1999, của Vũ Thùy Dương, Nghiên
cứu Trung Quốc, số 3(61) - 2005, tr 76 - 82; Một số biện pháp cải cách và
nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao ở Đài Loan trong thập niên 70 - 80
của thế kỷ XX, Vũ Thùy Dương, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5(69) - 2006, tr
76 - 82; Xây dựng nguồn nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả nguồn
nhân tài - kinh nghiệm từ Đài Loan, Vũ Thùy Dương, Nghiên cứu Trung
Quốc, số 6(94) - 2009, tr 64 - 72; Cải cách và phát triển giáo dục trong quá
trình phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đài Loan, Đỗ Tiến Sâm, Kỉ yếu
hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội; Hệ thống giáo dục Đài
Loan sáng tạo trong cục diện toàn cầu hóa, Nguyễn Thanh Phong, Tạp chí
Phát triển và Hội nhập, số 7 - tháng 11 - 12 năm 2012; Phạm Thanh Bình,
Kinh nghiệm phát triển giáo dục Đài Loan, năm 2012; Trần Lê Bảo, Giao lưu
và hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển việc giảng dạy và nghiên cứu Việt Nam
học và Đài Loan học, Nghiên cứu Trung Quốc, số 11- 2010, tr 61 - 72; Cung
Hữu Khánh, Giáo dục Đài Loan hướng tới xây dựng một nền kinh tế tri thức,
Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2(84)-2-2008, tr 38 - 42; Cung Hữu Khánh, Giáo
dục Đài Loan: cải cách và thành tựu, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6(100)-6-

2009, tr 51 - 57
Có thể nói, những vấn đề về giáo dục Đài Loan mà các học giả tập
trung nghiên cứu cũng là những vấn đề đang đặt ra đối với nền giáo dục Việt
Nam. Do vậy, các kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp những tư liệu quan
trọng, gợi mở nhiều vấn đề cần tham khảo để phát triển giáo dục Việt Nam.
Bên cạnh là những công trình nghiên cứu trực tiếp về giáo dục, vấn đề
mà chúng tôi nghiên cứu còn được đề cập trong các công trình nghiên cứu về
những vấn đề về kinh tế, xã hội của Đài Loan, như: Bài viết “Sự phát triển
văn hóa và con người ở một số nước Đông Á trong quá trình hội nhập quốc
13
tế, chia sẻ thông tin và gợi mở những vấn đề cùng trao đổi”, của Đỗ Tiến
Sâm, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, 2009; Kỳ tích kinh tế Đài Loan,
của Nguyễn Huy Qúy,Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995; Bí quyết cất
cánh của bốn con rồng nhỏ, Ngụy Kiệt, Dạ Diệu, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, 1993; Qúa trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan (1949 - 1996),
Luận án tiến sĩ của Phùng Thị Huệ, năm1999; Quan hệ Đài Loan - Việt Nam
từ năm 1991 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ của Hắc Xuân Cảnh, năm 2012
Mặc dù đề cập một cách khái quát, nhưng các công trình nghiên cứu nói trên
cũng đã đưa ra một số nhận định về sự phát triển của giáo dục Đài Loan. Đó
là những nguồn tư liệu để chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài của mình.
Như vậy, nhìn chung, sự phát triển của giáo dục Đài Loan đã được
nghiên cứu khá toàn diện. Kết quả nghiên cứu của những người đi trước là
nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi kế thừa cả về nội dung và phương pháp khi
nghiên cứu đề tài này. Trong số các công trình nghiên cứu mà chúng tôi tiếp
cận được đáng chú ý là Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thùy Dương, Qúa trình
phát triển nền giáo dục ở Đài Loan (1949 - 1999). Đây là công trình nghiên
cứu một cách chuyên sâu về giáo dục Đài Loan. Vì vậy, chúng tôi đã kế thừa
một số kết quả nghiên cứu để đi sâu nghiên cứu đề tài của mình. Mặc dù vậy,
luận án của Vũ Thùy Dương mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về quá trình
phát triển của giáo dục Đài Loan đến năm 1999, mà chưa đề cập đến sự phát

triển của giáo dục Đài Loan từ năm 2000 đến 2013 - giai đoạn quan trọng, có
nhiều đổi mới trong sự phát triển của giáo dục Đài Loan. Hơn thế nữa, theo
chúng tôi được biết, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
hệ thống, chuyên sâu về chính sách giáo dục Đài Loan từ 1979 đến 2013 theo
cách tiếp cận từ góc độ lịch sử.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn cung cấp bức tranh toàn cảnh
về nền giáo dục của Đài Loan từ thập niên 80 của thế kỉ XX đến những năm thập
14
kỉ đầu của thế kỉ XXI, và qua đó chúng ta hiểu rõ hơn về một trong những đối
tác giáo dục, kinh tế quan trọng của Việt Nam, đó chính là Đài Loan.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình xây dựng và thực hiện
chính sách giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Để làm rõ quá trình hình thành và triển khai chính sách
giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013, chúng tôi tập trung nghiên
cứu những nội dung chính sau:
- Cơ sở hình thành và mục tiêu chính sách giáo dục của Đài Loan từ
1979 đến 2013;
- Qúa trình xây dựng các chính sách giáo dục của Đài Loan giai đoạn
1979 - 2013;
- Các biện pháp thực hiện và kết quả chính sách giáo dục của Đài Loan
giai đoạn 1979 - 2013.
Về thời gian: Chúng tôi lấy mốc năm 1979 làm mốc mở đầu quá trình
nghiên cứu vì đây là năm chính quyền Đài Loan ban hành Luật Giáo dục
nghĩa vụ quốc dân, tạo nên sự chuyển biến mới trong chính sách giáo dục của
hòn đảo này. Năm 2013 là năm chúng tôi chọn làm mốc kết thúc việc nghiên
cứu đề tài. Do vậy, những sự kiện về chính sách giáo dục của Đài Loan chỉ
dừng lại đến năm 2013.

Ngoài những nội dung và thời gian nêu trên các vấn đề khác không
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Mục đích, nhiệm vụ
4.1. Mục đích
Nghiên cứu chính sách Giáo dục của Đài Loan từ năm 1979 đến năm
2013, chúng tôi hướng đến làm rõ một số vấn đề sau:
15
Làm rõ những cơ sở để chính quyền Đài Loan tiến hành xây dựng và
thực hiện chính sách Giáo dục.
Làm rõ những mục tiêu cơ bản của Giáo dục Đài Loan trong giai đoạn
1979 - 2013.
Góp phần tìm hiểu sâu hơn các chính sách, biện pháp phát triển giáo
dục mà chính quyền Đài Loan thực hiện từ năm 1979 đến năm 2013.
Đánh giá những tác động của chính sách giáo dục đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội Đài Loan.
Rút ra những bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển giáo dục của
Đài Loan đối với sự phát triển giáo dục Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào những
nhiệm vụ chính sau:
Thu thập, sưu tầm, xử lý, bổ sung nguồn tài liệu có liên quan phục vụ
cho việc nghiên cứu.
Đi sâu phân tích những cơ sở, các yếu tố tác động đến quá trình xây
dựng và thực hiện chính sách Giáo dục của Đài Loan từ 1979 đến 2013.
So sánh chính sách Giáo dục của Đài Loan trong giai đoạn 1979 - 2013
với các giai đoạn trước đó để rút ra những ưu điểm, hạn chế của chính sách
Giáo dục mà chính quyền Đài Loan thực hiện.
Dựng lại bức tranh tổng quát về quá trình xây dựng và thực hiện chính
sách Giáo dục của Đài Loan từ 1979 đến 2013 thông qua các chính sách và
biện pháp cụ thể trong từng giai đoạn để thấy được sự chuyển biến của chính

sách giáo dục của Đài Loan.
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã dựa trên những tài liệu gốc
như các văn bản về chính sách giáo dục của Đài Loan được đăng tải trên
16
website của Bộ Giáo dục Đài Loan, Cụ Thống kê Đài Loan Tài liệu là công
trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đăng trên các tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nghiên cứu Đông Nam Á,
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Phát triển và Hội nhập ; Các cuốn sách,
công trình nghiên cứu do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Nhà xuất bản
Thông tấn… của Việt Nam, Nhà xuất bản Đài Bắc, Nhà xuất bản Quang
Hoa… (Đài Loan), các nhà xuất bản ở Trung Quốc và một số nước khác xuất
bản; Tài liệu là các bài tham luận đăng trong kỷ yếu hội thảo về quan hệ Đài
Loan - Việt Nam được tổ chức ở Việt Nam và Đài Loan… Đặc biệt chúng tôi
đã khai thác những Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam,
tài liệu do VPKT&VH Đài Bắc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,
VPKT&VH Việt Nam tại Đài Bắc cung cấp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đặc trưng của khoa học lịch sử cũng như yêu cầu của việc nghiên cứu
đề tài, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, kết
hợp với phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để dựng lại bức tranh tổng
thể về chính sách Giáo dục của Đài Loan từ 1979 đến 2013. Bên cạnh đó, chúng
tôi còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu… để làm rõ
những nhận định, đánh giá của mình. Trong đó, phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic là hai phương pháp chính được sử dụng để nghiên cứu.
Từ các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu trên chúng tôi cố
gắng khai thác, xử lý các thông tin một cách khái quát và trung thực nhất.
6. Đóng góp của luận văn

Thực hiện đề tài này, chúng tôi có những đóng góp cơ bản sau:
Dựng lại bức tranh tổng thể về quá trình xây dựng và thực hiện chính
sách Giáo dục của Đài Loan từ 1979 đến 2013.
17
Đưa ra những đánh giá tác động của chính sách giáo dục đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của Đài Loan, đồng thời nêu lên những bài học
kinh nghiệm từ việc thực hiện chính sách Giáo dục của Đài Loan đối với quá
trình cải cách giáo dục ở Việt Nam.
Luận văn cung cấp nguồn tư liệu tương đối phong phú, tin cậy về Giáo
dục Đài Loan được khai thác từ các viện nghiên cứu, từ báo chí, từ các văn
bản và các báo cáo chính thức của Đài Loan Đồng thời luận văn là tài liệu
tham khảo có giá trị trong việc tìm hiểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của Đài Loan từ 1979 đến nay, cũng như về mối quan hệ giữa Đài Loan và
Việt Nam. Đó là điều bổ ích trong hoàn cảnh Việt Nam còn khá thiếu thốn tư
liệu và thông tin về Đài Loan một cách có hệ thống.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
luận văn chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở hình thành, mục tiêu của chính sách giáo dục Đài
Loan từ 1979 đến 2013.
Chương 2: Qúa trình xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục của
Đài Loan từ năm 1979 đến năm 2013
Chương 3: Nhận xét về chính sách giáo dục của Đài Loan từ 1979 đến
2013 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
18
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH, MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC ĐÀI LOAN TỪ 1979 ĐẾN 2013
1.1. Cơ sở hình thành

1.1.1. Truyền thống lịch sử, văn hóa
Đài Loan là một hòn đảo lớn nhất trong số hơn 5.000 hòn đảo nằm ven
biển phía Đông Trung Quốc với diện tích khoảng 36.000 km². Dân số Đài
Loan tính đến năm 2011 là hơn 23 triệu người, trong đó 97% là người Hán,
3% là dân tộc Cao Sơn. Đài Loan phía Bắc giáp với biển Đông, phía Đông
Bắc giáp với quần đảo Lưu Cầu, phía Đông giáp với Thái Bình Dương, phía
Nam giáp với biển Ba Sĩ, phía Tây đối diện với tỉnh Phúc Kiến và cách Phúc
Kiến bởi eo biển rộng khoảng 130 km. Địa hình Đài Loan chủ yếu là đồi núi
(khoảng 2/3 diện tích của Đài Loan là đồi núi), chỉ có một vùng đồng bằng
ven biển phía Tây kéo dài từ Nam lên Bắc.
Theo sử sách Trung Quốc, vào năm 230, Chúa nước Ngô là Tôn Quyền
đã cử các tướng Vệ Ôn, Chư Cát Trực dẫn 10 nghìn thuỷ quân vượt biển đến
Đài Loan, mở đầu quá trình cư dân lục địa khai phá Đài Loan. Vào cuối thế
kỷ VI, đầu thế kỷ VII, vua nhà Tuỳ là Tuỳ Dạng Đế đã nhiều lần cử người
đến để khai thác Đài Loan. Tiếp đó, liên tục trong hơn 600 năm từ đời nhà
Đường đến nhà Tống, cư dân các tỉnh Thuyền Châu, Phúc kiến đã đến Đài
Loan để tiến hành công cuộc khẩn hoang hòn đảo này. Năm 1335, nhà
Nguyên chính thức đặt “Tuần Kiểm Tư” tại Bành Hồ để quản lý dân chính
của Bành Hồ và Đài Loan. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu đặt cơ quan chính
quyền chuyên trách tại Đài Loan.
Từ đầu thế kỷ XVII, thực dân phương Tây đã bắt đầu quá trình xâm
chiếm Đài Loan. Năm 1624, thực dân Hà Lan xâm lược và chiếm đóng khu
19
vực phía Nam Đài Loan. Sau đó hai năm, vào năm 1626, thực dân Tây Ban
Nha chiếm đóng khu vực phía Bắc của Đài Loan. Năm 1642, Hà Lan đã hất
cẳng Tây Ban Nha để độc chiếm Đài Loan và đặt ách thống trị của mình trên
toàn bộ hòn đảo này. Kể từ khi thực dân phương Tây xâm lược và cai trị Đài
Loan, nhân dân Trung Quốc đã liên tục tiến hành những cuộc đấu tranh để
giành lại chủ quyền của hòn đảo này. Năm 1661, Trịnh Thành Công đã dẫn
một đạo quân ra giải phóng Đài Loan. Sau một năm chiến đấu kiên cường,

Trịnh Thành Công đã buộc thực dân Hà Lan ký văn bản đầu hàng vào ngày
13-12-1662, trao trả chủ quyền của Đài Loan cho Trung Quốc. Có thể nói,
việc thu phục Đài Loan của Trịnh Thành Công không những thể hiện tinh
thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Trung Quốc, mà còn thể hiện tình cảm
của nhân dân Đại lục đối với Đài Loan, kết nối Đài Loan thành một thể với
Đại lục. Sự thu phục Đài Loan của Trịnh Thành Công có ảnh hưởng lâu dài
đối với Trung Quốc.
Vào thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã tăng cường chính sách cai quản của
mình trên đảo Đài Loan. Năm 1727, nhà Thanh đã cải tổ lại các cơ quan hành
chính trên đảo, thành lập cơ quan chính quyền Tổng Đài Loan và nhập hòn
đảo này vào huyện Bành Hồ. Từ đây hòn đảo này có tên gọi chính thức là Đài
Loan. Tiếp đó, năm 1885, Chính quyền nhà Thanh đã nâng cấp Đài Loan lên
thành một tỉnh gồm 3 tổng, 1 tiểu khu với 11 quận và 5 phủ. Lưu Minh Tuyền
được cử làm Tỉnh trưởng đầu tiên của Đài Loan. Kể từ thời kỳ này, Đài Loan
đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá, xã hội…
Năm 1894, Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc,
triều đình nhà Thanh đã ký với Nhật Bản “Điều ước Mã Quan”. Theo đó,
Nhật Bản chiếm bán đảo Liêu Đông, chuỗi đảo Đài Loan, Bành Hồ và còn
được bồi thường 20 triệu lạng bạc trắng. Nhật Bản đã cai trị đảo Đài Loan cho
đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
20
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Trung Quốc đã có những
cố gắng to lớn trong cuộc đấu tranh để giải phóng Đài Loan khỏi ách thống trị
của phát xít Nhật và đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Ngày 1-12-1943, Mỹ,
Anh, Trung Quốc đã ra Tuyên bố Cairô, trong đó quy định Nhật Bản sẽ phải
rút khỏi tất cả những hòn đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã giữ hoặc chiếm
đóng từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và tất cả những lãnh thổ mà Nhật đã
lấy của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ. Tiếp đó, ngày
26-7-1945, Mỹ, Anh, Trung Quốc và Liên Xô đã ra Tuyên bố Posdam, nhắc
lại và cam kết thực hiện những điều khoản của Tuyên bố Cairô. Ngày 15-8-

1945, Nhật tuyên bố đầu hàng và chấp nhận những điều khoản trong Tuyên
bố Posdam. Ngày 25-10-1945, lễ tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở Đài Loan
đã diễn ra tại Đài Bắc. Từ đây, Đài Loan đã thuộc chủ quyền quản lý của
Trung Quốc.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với âm mưu chống lại Đảng Cộng sản
Trung Quốc, được sự giúp đỡ của Mỹ, Tưởng Giới Thạch đã phát động cuộc
nội chiến. Sau hơn 3 năm tiến hành nội chiến, Tưởng Giới Thạch đã phải chấp
nhận thất bại, rút ra cố thủ ở Đài Loan. Từ đây, sự phát triển của Đài Loan đặt
dưới sự lãnh đạo của Quốc dân Đảng và các đảng phái dân chủ.
Về văn hóa, giáo dục: nhìn chung, nền văn hóa Đài Loan mang đậm
bản sắc của văn hóa Hán. Bởi từ rất lâu đời, với số lượng ít và lạc hậu hơn,
người dân bản địa Đài Loan dần dần bị Hán hóa, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi
phong tục, tập quán, nếp sống văn hóa và cả tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc
Hán đến từ đại lục.
Đài Loan là nơi hình thành và tồn tại tương đối nhiều hình thức tôn
giáo, tín ngưỡng như Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Hiên
Viên giáo, Lý giáo, Thiên Địa giáo, Thiên Đế giáo… Trong đó, có Tôn giáo
mang những nét Trung Hoa thuần túy, có tôn giáo được du nhập từ bên ngoài
21
vào qua quá trình giao lưu buôn bán, có tôn giáo là kết quả truyền đạo của các
giáo sĩ từ phương Tây. Ở Đài Loan, Phật giáo được coi là tôn giáo phổ biến,
có vai trò và ảnh hưởng lớn nhất trong đời sống tâm linh của người dân.
Cùng với tư tưởng của Phật giáo, tư tưởng của Nho giáo có ảnh hưởng
khá sâu sắc đến đời sống tinh thần, đạo đức xã hội Đài Loan. Hiện nay còn
nhiều tranh canh cãi về những ảnh hưởng của Đạo Khổng trong đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội Đài Loan, cũng như thách thức và mức độ vận dụng nó
trong hệ thống giáo dục đạo đức, kỷ cương cho con người Đài Loan. Song
nhiều quan điểm thống nhất cho rằng, Đạo Khổng có vai trò và tác dụng
không nhỏ trong thành công của nền kinh tế và nền giáo dục Đài Loan. Nho
giáo với sự ra đời và tồn tại hơn 2000 năm qua, đã trở thành một đặc trưng

văn hóa riêng của Trung Hoa và có vị trí khá quan trọng ngay cả trong đời
sống hiện đại như ngày nay của người Đài Loan.
Ngoài ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo và Nho giáo, người dân Đài
Loan còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng tôn thờ các đấng siêu nhiên, thần
thánh (người Đài Loan coi đây là một hình thức “Thần giáo”) và những tôn
giáo từ phương Tây du nhập vào.
Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ truyền thống của người dân bản địa Đài Loan
là ngôn ngữ của các tộc người Cao Sơn, còn gọi là Đài ngữ. Trong quá trình
di dân liên tục với số lớn của người Hán, ngôn ngữ bản địa dần dần mất địa vị
độc tôn, nhường chỗ cho ngôn ngữ của dân tộc có trình độ văn minh cao hơn,
có số lượng người lớn hơn. Đó cũng là quy luật tất yêu của quá trình hình
thành và phát triển ngôn ngữ. Từ năm 1949, sau đợt di chuyển của chính
quyền Quốc dân Đảng ra Đài Loan, ngôn ngữ được sử dụng chính thức trong
trường học, cũng là công cụ giao tiếp chủ yếu của mọi người dân trên đảo là
tiếng quan thoại Bắc Kinh - người Đài Loan gọi là Quốc ngữ. Tuy nhiên,
trong giao tiếp dân gian, nhiều người (phần đông là những người cao tuổi)
thường vẫn dùng Đài ngữ.
22
Do nền văn hóa Đài Loan mang bản sắc văn hóa Trung Hoa, nên hầu
hết các phong tục, tập quán truyền thống của Đài Loan cũng tương tự như các
vùng khác trên lục địa. Chẳng hạn, người Đài Loan cũng tổ chức các ngày lễ
tết truyền thống theo âm lịch như Tết nguyên đán (đầu tháng giêng); Tết
thanh minh (đầu tháng ba); Tết đoan ngọ (mồng 5 tháng 5); Rằm tháng bảy;
Tết trung thu (rằm tháng tám)… Cách tổ chức và tục lễ trong các ngày lễ tết
này cũng tương tự như Trung Quốc lục địa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Ngoài ra, người Đài Loan cũng tuân theo những tập tục ăn mặc, cưới xin, ma
chay… giống như người đại lục.
Tóm lại, Đài Loan là một lãnh thổ không mấy giàu có về tài nguyên
khoáng sản, đất đai phần nhiều lại khô cằn, kém màu mỡ, gây không ít khó
khăn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Bù lại Đài Loan có một vị

trí địa lý khá thuận lợi để du nhập các luồng văn hóa tiến bộ từ bên ngoài, và
xây dựng nền kinh tế theo mô hình biển đảo - mở rộng ngoại thương, phát
triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Dù trải qua quãng thời gian dài dưới
chế độ thống trị của các thế lực nước ngoài, song Đài Loan vẫn giữ được nét
văn hóa Trung Hoa đặc trưng của mình. Những đặc điểm địa lý, đặc điểm dân
tộc và tình hình cư dân như đã trình bày là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến
những bước phát triển sau này của nền kinh tế và nền giáo dục Đài Loan.
1.1.2. Tình hình giáo dục của Đài Loan trước năm 1979
Kể từ khi xác lập chủ quyền ở Đài Loan, cùng với việc du nhập các giá
trị văn hóa, chính quyền phong kiến Trung Quốc đã áp đặt nền giáo dục Nho
học ở hòn đảo này. Tiếp đó, trong thời kỳ thống trị Đài Loan từ năm 1885 đến
năm 1945, Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện pháp cải cách giáo dục ở đây như
tiến hành quy hoạch toàn diện và cơ bản, xây dựng nhiều trường học với quy
mô lớn hơn trước. Các chuyên gia hàng đầu của Nhật cũng được đưa sang Đài
Loan tham gia công tác giảng dạy, hoặc làm cố vấn trên nhiều lĩnh vực khác
23
nhau. Trong thời kì chiếm đóng Đài Loan, Nhật Bản đã xây dựng 4 trường sư
phạm (2 ở Đài Bắc, 1 ở Đài Trung, 1 ở Đài Nam) và 2 phân khoa sư phạm đặt
tại Tân Trúc và Bình Đông. Người Nhật đã đầu tư vốn và công nghệ để nâng
cao chất lượng giáo dục tại Đài Loan, và kết quả đem lại rất khả quan.
Về khách quan mà nói, những chính sách Giáo dục của Nhật Bản ở Đài
Loan đã góp phần đem lại diện mạo mới cho nền giáo dục của hòn đảo này,
đồng thời có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục Đài Loan sau này.
Từ sau khi thiết lập chính quyền ở Đài Loan vào năm 1949, chính
quyền Quốc dân Đảng đã có nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, văn hóa và giáo dục ở đây. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu do
trình độ dân trí ở Đài Loan (cũng giống như nhiều quốc gia khác trong khu
vực) còn ở mức thấp, nên người dân chưa nhận thức được vai trò quan trọng
của giáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, nhiều người không muốn
cho con em mình đến trường, bởi họ nghĩ là không cần thiết, hoặc bắt con em

mình nghỉ học sớm để đi làm… Chính vì thế, chính quyền Đài Loan đã phải
đề ra chính sách vừa mang tính động viên người dân đưa trẻ đến trường, vừa
mang tính nghĩa vụ như “ban hành “Biện pháp cưỡng học đối với thiếu niên
nhi đồng”. Theo đó, quy định tất cả trẻ em từ 6 đến 11 tuổi đều có quyền và
nghĩa vụ phải đi học, người nào cố tình vi phạm quy chế đều bị xử lý theo
trình tự trong điều 16 của “Biện pháp cưỡng chế”. Quy chế quy định các mức
cụ thể là:
Khuyến cáo: động viên, khuyến khích cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng
trẻ thực hiện chế độ giáo dục phổ cập.
Cảnh cáo: trong vòng 7 ngày từ khi thông báo, nếu trẻ không đến
trường sẽ bị ghi tên, cảnh cáo công khai.
Phạt tiền cha mẹ: qúa 7 ngày, người bị cảnh cáo vẫn không chịu thực
hiện quy định sẽ bị phạt 14 NT và vẫn hạn định thời gian phải đến trường
của trẻ.
24
Trừ lương của cha mẹ: những người không có khả năng nộp phạt bằng
tiền mặt sẽ bị trừ lương theo tỉ lệ ngày phạt và vẫn hạn định thời gian trẻ phải
đến trường.
Bên cạnh việc thực thi những biện pháp hành chính nói trên, điều 14
trong “Biện pháp cưỡng chế” cũng ghi rõ những ưu đãi về học phí, tiền trợ
cấp, học bổng, đồ dùng học tập… đối với những trường hợp có hoàn cảnh
thực sự khó khăn. Điều 15 cũng cho phép những người đang ốm đau, bệnh tật
hay phát triển không bình thường về trí tuệ sẽ được tạm hoãn hay miễn học”
[24; tr 154 - 155].
Thực tế cho thấy, các biện pháp trên ít phải sử dụng ở Đài Loan, bởi
đa số người dân đều nhận thấy sự cần thiết phải cho con em mình đi học.
Bên cạnh đó, từ những năm 50 của thế kỷ XX, cùng với sự tăng trưởng kinh
tế, thu nhập của từng gia đình được nâng cao, chế độ trợ cấp xã hội nói
chung, trợ cấp giáo dục nói riêng được Đài Loan thực hiện đúng đối tượng
và khá tích cực đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đưa trẻ em trong độ

tuổi đến trường.
Bằng những chính sách và biện pháp tích cực nói trên, nền giáo dục
Đài Loan đã có những chuyển biến nhanh chóng, tỉ lệ người biết chữ tăng lên
đáng đáng kể: “Năm 1950 là 56,01%; năm 1956: 62,88%; năm 1961: 74,13%;
năm 1966: 76,84%; năm 1976: 87,84%. Tỉ lệ học sinh tiểu học năm 1950:
41,36%; năm 1956: 47,70%; năm 1966: 54,78%; năm 1971: 56,64%” [11].
Cùng với tỷ lệ người biết chữ và trẻ em đến trường ngày càng cao,
chính quyền Đài Loan rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên. Bên cạnh những trường sư phạm được xây dựng dưới thời kỳ Nhật
chiếm đóng, chính quyền Đài Loan đã “mở thêm các lớp sư phạm tại các
trường trung học và trường trung học nữ sinh. Sau này, do khối lượng học
sinh ngày càng đông, nhất là học sinh hệ giáo dục nghĩa vụ 9 năm, Đài Loan
25

×