Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tổng hợp giáo án lớp chồi đề tài gia đình bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.34 KB, 32 trang )

Đề tài: XẾP ĐỒ DÙNG THEO BỘ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Phân biệt một số ĐD gia đình xếp thành bộ với kiểu dáng, kích cỡ, màu
sắc và chất liệu giống hệt
nhau : bộ ly, bộ tách trà , bộ muỗng nĩa, bộ quần áo
- Nhận biết số lượng tương ứng với từng bộ đồ dùng, rèn kỹ năng đếm và
tạo nhóm số lượng .
- Thực hiện đúng yêu cầu của TC " Truyền tin ", rèn thói quen phản xạ
nhanh với hiệu lệnh của cô.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ , chú ý, ghi nhớ có chủ định và óc tưởng
tượng sáng tạo thẩm mỹ .
- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện theo các yêu cầu của hoạt động nhận thức .
II. CHUẨN BỊ :
- Một số loại đồ dùng theo bộ ( thật hay thẻ hình ) : bộ quần áo trẻ em, bộ
muỗng nĩa, bộ ly kiểu,
bộ tách trà
- Các vật liệu tạo hình cho trẻ hoạt động , tập TH & KP cùng bút màu cho
trẻ .
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát và vận động minh họa theo nhạc bài " Tập đếm "
- Trò chuyện với trẻ:
+ Đố các bạn có những loại đồ dùng nào gọi là bộ ?
( gợi ý cho trẻ khám phá : bộ quần áo, bộ ly, bộ tách trà, bộ muỗng nĩa )
+ Hãy tìm cho cô một bộ quần áo ? Vì sao gọi là bộ quần áo?
( bộ đồ thun, đồ đồng phục, đồ ngủ : cùng màu, cùng chất liệu vải, kiểu
dáng )
+ Còn đây là gì ? Vì sao muỗng và nĩa lại đi chung với nhau nhỉ ?
( cách sử dụng )
+ Đếm xem bộ ly này có mấy cái ? Những cái ly này như thế nào?
( giống y nhau )


+ Những cái ly này có gì khác ? Bộ tách trà được sắp xếp thế nào ? ( 1
tách đặt trên 1 đĩa )
- TC " Cái gì biến mất " : cô cho trẻ quan sát kỹ số lượng các đồ dùng
theo từng bộ trên bàn, sau
đó tạo tình huống cất dần đi từng cái để trẻ đốn xem bộ đồ dùng nào bị
thiếu
* Hoạt động 2:
- TC " Truyền tin " : cô chia trẻ thành nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 -
5 trẻ, ngồi theo vòng
tròn , mỗi nhóm chọn một trẻ lên nhận tin
+ Cách chơi : trẻ nhận tin chạy nhanh về nói nhỏ cho cả nhóm cùng nghe,
sau đó cùng thực
hiện yêu cầu của tin nhận được ( tìm cho đủ bô đồ dùng theo yêu cầu )
+ Luật chơi : phải truềy tin và thực hiện trong yên lặng, nhóm nào ồn ào
là thua cuộc
- Yêu cầu của trò chơi là các " TIN ":
+ 3 bộ quần áo khác nhau + 4 bộ muỗng nĩa + một bộ ly + một bộ tách trà

- Kiểm tra kết quả tại mỗi nhóm : gợi ý trẻ tìm lại cho đúng ( nếu sai ) ,
đếm SL theo từng bộ .
* Hoạt động 3:
- TC " Làm cho đủ bộ " : gợi ý các hình thức tạo hình cho trẻ thực hiện
theo ý thích
+ Nặn cho đủ một bộ tách trà ( nhóm )
+ Cắt dán cho đủ bộ ly ( nhóm )
+ Tô màu bộ quần áo , vẽ bộ muỗng nĩa ( cá nhân )
- Cho trẻ hoạt động cá nhân hay theo nhóm tuỳ ý thích của trẻ

Đề tài : ĐỒ DÙNG CÓ ĐÔI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Nhận biết những đồ dùng có đôi mới sử dụng được : giày, dép, vớ, găng
tay, đũa
- Phân biệt công dụng, chất liệu và chức năng sử dụng của từng loại đối
tượng.
- Nắm vững yêu cầu hoạt động, rèn thói quen phản xạ nhanh với hiệu lệnh
của cô.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ , chú ý, ghi nhớ có chủ định và óc tưởng
tượng phong phú.
- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện theo các yêu cầu của hoạt động nhận thức .
II. CHUẨN BỊ :
- Một số đồ dùng có đôi có nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau : găng
tay , vớ, giày dép, đũa
- Những đôi dép trong lớp mang vừa chân trẻ , rèn cách mang dép đúng .
- Tập TH & KP cùng bút màu cho trẻ .
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- TC " Cô bảo" : cô yêu cầu trẻ chỉ những bộ phận trên cơ thể có số lượng
2 ( gọi là đôi ) như: đôi
mắt, đôi tay, đôi chân
- Trò chuyện với trẻ:
+ Những đồ dùng nào khi sử dụng cũng có đôi như vậy?
( gợi ý cho trẻ khám phá những đồ dùng sử dụng cho đôi tay, đôi chân )
+ Đôi găng tay sử dụng để làm gì? Khi nào thì mang găng tay?
+ Găng tay thường làm bằng chất liệu gì nhỉ? ( vải thun, len, cao su, ni lon
)
+ Các bạn mang vớ vào lúc nào? Mang vớ chung với gì ? ( mang chung
với giày )
+ Người ta thường mang giày đi đâu? ( đi chơi xa, đi dự tiệc )
+ Mang dép để làm gì ? ( cho trẻ đọc bài thơ " Đi dép" của Phạm Hổ :
Chân được mang dép

Thấy êm êm là!
Dép cũng vui lắm
Được đi khắp nhà " )
+ Còn loại đồ dùng nào phải có đôi mới sử dụng được ? ( đôi đũa )
+ Một đôi đũa có mấy chiếc đũa? Đũa thường được làm bằng chất liệu
gì?
- TC " Hãy nói nhanh " : cô làm các động tác cho trẻ nói thật nhanh tên đồ
dùng
( cô vẫy đôi tay ra phía trước , dậm chân , làm động tác cầm đũa gắp thức
ăn )
* Hoạt động 2:
- TC " Đồ dùng tìm đôi " : cô chia trẻ thành 3 nhóm có số lượng bằng
nhau, yêu cầu mỗi nhóm tìm
đôi cho một nhóm đối tượng khác nhau ( găng tay, vớ, đũa )
+ Cách chơi : cô để sẵn trên bàn trước mặt mỗi nhóm 1 số đồ dùng cùng
loại chỉ có một chiếc
( nhưng có nhiều kiểu dáng khác nhau ) , khi nghe hiệu lệnh thì lần lượt
từng trẻ ở mỗi nhóm chạy lên
tìm một vật có kiểu dáng giống hệt đặt bên cạnh 1 vật mà trẻ chọn .
+ Luật chơi : phải giống hệt kiểu dáng, chất liệu, màu sắc
- Kiểm tra kết quả: gợi ý trẻ loại đôi nào chưa đúng, cùng đếm SL đôi
chọn đúng của mỗi nhóm.
* Hoạt động 3:
- TC " Những chiếc dép tìm đôi " : cô gợi ý cho trẻ quan sát kỹ đôi dép
mang trong lớp
+ Thế nào là một đôi dép ? ( 2 chiếc dép có chiều dài bằng nhau, kiểu
dáng giống nhau )
+ Dép phải và dép trái có gì khác nhau?
+ Đôi dép mang vào chân thế nào cho đúng?
- Cách chơi: cho trẻ di chuyển theo đội hình vòng tròn , chân mỗi trẻ chỉ

mang một chiếc dép,
chiếc dép còn lại cô để chung vào giữa vòng tròn . Cho trẻ cùng nắm tay
đi vòng quanh, vừa đọc bài
thơ " Đi dép " , vừa dứt câu cuối cùng thì tất cả cùng chạy vào giữa vòng
tìm chiếc dép còn lại mang
vào chân cho đúng .
- Luật chơi: chiếc dép tìm phải phù hợp ( đúng cỡ dép )
- Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi chân mang dép , tự ý bỏ chiếc dép còn
lại vào giữa vòng tròn .
* Cho trẻ thực hành bài tập trong tập TH & KP
+ Hướng dẫn trẻ chú ý chiếc giày trái và chiếc giày phải , nối lại thành đôi
, đếm số
lượng đôi giày vừa nối , điền số vào ô trống cho thích hợp
+ Gợi ý trẻ quan sát hoạt động của từng bạn trong các hình vẽ , nối từng
đôi bạn có
những hoạt động giống nhau ( cùng tưới cây, cùng đọc sách, cùng bơi
thuyền, cùng đi xe đạp )


Đề tài: ĐỒ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH BÉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết các loại đồ dùng trong gia đình sử dụng bằng điện : quạt máy,
ti vi, tủ lạnh, nồi điện
- Khai thác kinh nghiệm của trẻ về công dụng và chức năng sử dụng của
các loại đồ dùng gia đình.
- Rèn khả năng quan sát và phân định hình ảnh , kỹ năng đếm các nhóm
số lượng.
- Phát triển tri giác, tư duy ngôn ngữ, tư duy trực quan , trí nhớ có chủ
định , chú ý.
- Giáo dục trẻ cẩn thận với các ĐD sử dụng điện, không tự ý sử dụng khi

người lớn chưa cho phép.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh, ảnh về các loại ĐD trong gia đình theo từng loại
- Hình các ĐDGĐ bằng điện cắt rời thành 3 hay 4 mảnh, thẻ chấm tròn
cho trẻ
- Tập TH & KP , bút chì hay bút màu cho trẻ.
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- TC "Tìm đúng địa chỉ " : cho mỗi trẻ tự lấy một thẻ chấm tròn cầm trên
tay, tự đếm số chấm tròn
trong thẻ ( cô nói số lượng cho trẻ đưa lên theo từng nhóm )
- Hướng dẫn trẻ quan sát những bức tranh các đồ dùng gia đình treo xung
quanh lớp, đếm số lượng
đồ dùng trên mỗi bức tranh
- Giải thích cách chơi: vừa di chuyển theo vòng tròn vừa hát, khi nghe
hiệu lệnh trống lắc thì chạy nhanh về đúng nơi treo tranh có số lượng ĐD
tương ứng với số chấm tròn trong thẻ mà trẻ đang cầm.
- Sau mỗi lần chơi, cô kiểm tra lại : cho trẻ cùng đếm các nhóm số lượng,
sau đó đổi thẻ cho nhau và chơi tiếp tục
- Cô tập trung trẻ lại và trò chuyện cùng trẻ :
+ Đố các bạn, những loại ĐD gia đình này có đặc điểm gì giống nhau ?
( gợi ý cho trẻ phát hiện bằng cách sử dụng : phải cắm điện mới sử dụng
được )
+ Những loại đồ dùng sử dụng điện có công dụng gì ?
+ Hãy kể tên các loại ĐD trong gia đình được sử dụng bằng điện ?
+ Chức năng sử dụng của các đồ dùng ấy thế nào ? ( khai thác kinh
nghiệm cá nhân )
+ Phải chú ý điều gì khi sử dụng các đồ dùng có điện ?
Giáo dục trẻ cẩn thận với các đồ dùng sử dụng điện, không nghịch
phá , không tự ý sử dụng khi

người lớn không cho phép
* Hoạt động 2:
- TC "Ráp hình": chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm ráp một loại
ĐD khác nhau
- Cách chơi: cô cho các nhóm ngồi theo vòng tròn hay hàng ngang, cho
mỗi nhóm một số mảnh rời
và yêu cầu trẻ ráp chung với nhau theo một khoảng thời gian nhất định.
Nhóm nào ráp xong nhanh
nhất là thắng cuộc
- Chú ý: mỗi nhóm chỉ từ 2 đến 4 trẻ, khi trẻ ráp xong, cô kiểm tra lại
những hiểu biết của trẻ về loại đồ dùng ấy ( công dụng, chức năng sử
dụng )
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ thực hành trong tập TH & KP

Đề tài: Chổi ngoan
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ và thể thơ lục bát nhẹ nhàng
với lối nhân cách hóa sự vật.
- Nhận biết loại đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt gia đình, phục vụ cho
việc vệ sinh chung.
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời bài hát, thể hiện cảm xúc chân thật, hồn
nhiên của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, khả năng quan sát và tưởng
tượng sáng tạo thẩm mỹ.
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
II. CHUẨN BỊ:
- Cho trẻ làm quen với bài thơ, bài hát : nghe cô đọc, nghe nhạc
- Các loại chổi cho trẻ quan sát: chổi cỏ, chổi chà, chổi lông gà, chổi
vải

- Vài mẫu tạo hình cây chổi và các NVL tạo hình cho trẻ hoạt động .
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC "Đi chợ": cô cho trẻ di chuyển theo vòng tròn, vừa nói và thực hiện
các động tác cùng với cô :
+ Mẹ đi chợ ! Mua cái gì? Mua cái nồi Về nấu cơm
( mua cái chảo về chiên trứng mua cái đĩa đựng thức ăn )
+ Ba đi chợ ! Mua cái gì? Mua cái tủ Đựng quần áo
( mua cái giường mua cái quạt máy mua cái đèn )
+ Bà đi chợ ! Mua cái gì? Mua cái chổi Về làm gì nhỉ? À! Về
quét nhà
- Cô giới thiệu bài thơ "Chổi ngoan" của Vũ Thị Minh Tâm và đọc cho trẻ
nghe
- Khuyến khích trẻ đọc cùng cô vài lần cho thuộc bài thơ
- Đàm thoại cùng trẻ:
+ Vì sao gọi là chổi ngoan?
+ Chổi theo bà làm những việc gì?
+ Các bạn có ước mong giống bạn nhỏ ấy không?
- Gọi từng nhóm luyện đọc thơ
* Hoạt động 2:
- Cô cho trẻ quan sát cây chổi và hỏi trẻ:
+ Các bạn nhìn thấy cây chổi thế nào? ( mô tả hình dáng, đặc điểm )
+ Có mấy loại chổi? Chổi nào dùng để quét nhà? Chổi quét sân có gì
khác?
+ Vì sao gọi là chổi lông gà? Người ta dùng loại chổi nào để quét bàn
ghế ?
+ Chổi được làm bằng gì nhỉ? ( rơm, cỏ , lông gà, vải vụn )
- Giới thiệu bài hát "Bé quét nhà" của Hà Đức Hậu , cô hát cho trẻ nghe
- Hỏi lại trẻ tên bài hát và hát cho trẻ nghe lần nữa, khuyến khích trẻ hát
theo cô

- Sau đó trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
+ Hình ảnh cây chổi trong bài hát như thế nào? Vì sao bà lại làm 2 cây
chổi ?
+ Bé có quét chổi to được không? Bà dành chổi nhỏ cho bé làm gì?
- Cho bé cùng hát với cô vài lần cho thuộc bài hát, gợi ý cho trẻ minh họa
theo nhịp điệu bài hát
* Hoạt động 3:
- Gợi ý cho trẻ tạo hình cây chổi theo sáng tạo của trẻ : nặn , vẽ, cắt xé
dán
- Có thể cho trẻ xem vài mẫu cô chuẩn bị sẵn , nhắc lại kỹ năng thực
hiện
Đề tài : KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO CÂU CHUYỆN TÍCH CHU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Dựa vào hình ảnh trong các bức tranh trẻ có thể nêu được hành động của
nhân vật theo trình tự câu chuyện.
- Biết đặt tên nhân vật, tên truyện.
2. Phát triển:
- Phát triển ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ mạch lạc: sử dụng được các từ láy.
+ Biết kể chuyện theo ngôn ngữ của mình.
+ biết thay thế lời thoại của các nhân vật.
- Phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng: đặt tên khác cho câu chuyện,
tưởng tượng ra hành động của nhân vật.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ vâng lời ba mẹ, người lớn.
- Nề nếp học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- 3 bức tranh:
+ Tranh 1: Tích Chu Và Bà Đang Oám.

+ Tranh 2: Tích Chu Đang Đi Trên Đường cạnh Con Sông
+ Tranh 3: Tích Chu Đang Tắm Sông
+ Tranh 4:tích chu đang bơi gặp Cá Sấu
III. TIẾN HÀNH:
• Trò chơi nhỏ
• Đàm thoại:
- Cô kể trẻ nghe một đoạn đầu trong câu chuyện "Tích Chu".
- Con đốn xem câu chuyện cô vừa kể là nói về cậu bé nào?
- Câu chuyện có nội dung như thế nào?
- Có cậu bé không vâng lời bà, yêu thương bà của mình giống như bạn
Tích Chu vậy đó nên suýt chút nữa gặp tai hoạ. Cô đặt tên cho cậu bé là
Quân.
(Nội dung: có cậu bé tên là tích chu sống với bà. Một hôm bà ốm, bàn hờ
tích chu đi mua thuốc cho bà. Trên đường đi trông thấy con sông nước
mát mẻ, cậu cởi đồ nhảy xuống sông tắm. Đang bơi bỗng nhiên gặp con
cá sấu, cá sấu đớp cậu bé. May nhờ cậu bé bơi nhanh nên thốt chết.)
Tranh 1:
- Đố các bạn biết cậu bé này đang ở đâu? Ơû với ai?
- Bà của cậu bé đang như thế nào? Bà đã nói gì với cậu bé?
- Theo các con cậu bé có làm theo lời bà dặn hay không?
• Tranh 2:
- Bạn Quân đang ở đâu?
- Bạn đang làm gì ở trên đường?
- Con đốn xem bạn có thể nhìn thấy hoặc gặp ai trên đường không?
• Tranh 3:
- Trông thấy dòng sông bạn nghĩ gì?.
- Theo các con lúc tắm sông bạn sẽ nghĩ hoặc nói câu nói gì?
- Con đốn xem cậu bé sẽ gặp phải chuyện gì?
σ Tranh 4:
- Chuyện gì đã xảy ra khi đang bơi mà gặp cá sấu?

- Theo con bạn Quân sẽ nói gì hoặc sẽ làm gì lúc đó?
ϖ Trò chơi "Năm Anh Em"
- Cho trẻ kể lại câu chuyện theo trình tự bức tranh và đặt tên cho câu
chuyện của mình. Trẻ có thể thay đổi thứ tự tranh để kể theo ý trẻ.
- Con dự định đặt tên cho bạn là gì? Cho trẻ kể.
- Gợi mở thêm tình huống cho trẻ khi trẻ kể, và gợi ý để trẻ đưa ra nhiều
kết thúc khác nhau.
ϖ Lớp đọc bài đồng dao"Đi Cầu Đi Quán"
Giáo dục trẻ biết vâng lời, yêu thương, giúp đỡ người lớn tuổi.
Không nên ra những chỗ chơi nguy hiểm: như sông suối.
ĐỀ TÀI : GIA ĐÌNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết chọn nhân vật -đồ vật mà mình thích và kể về chúng
- Biết dùng những hình ảnh mình chọn gắn lên chỗ thiếu của bức tranh để
tạo thành một bức tranh hồn chỉnh.
- Bước đầu làm quen cho trẻ kể chuyện sáng tạo .Biết mở đầu và kết thúc.
- Phát triển khả năng tư duy sáng tạo.Ngôn ngữ mạch lạc.
- Biết thể hiện cảm xúc hành động để diễn tả nhân vật
- Tự tin khi kể
II. CHUẨN BỊ:
- Một tranh vẽ lớn còn thiếu.
- Một số tranh rời đủ cho mỗi trẻ một tranh.
III. TIẾN TRÌNH:
- Đốt 3 ngọn nến
- Khi nhìn 3 ngọn nến này con suy nghĩ đến điều gì?
- Cho trẻ hát bài: "Ba Ngọn Nến Lung Linh"
- Một gia đình hạnh phúc, ngồi những công việc hàng ngày ,chúng ta cần
phải có điều gì nữa ? (Giải trí,vui chơi )
- Trẻ sẽ tưởng tượng mình là nhân vật ấy◊Cô phát cho mỗi trẻ một phong
bì đựng tranh

- Trẻ sẽ kể về mình, và sau đó gắn lên bức tranh lớn của cô.◊Ví dụ :Trẻ có
bức tranh hình đám mây
- Khi trẻ gắn hết lên bức tranh cô cùng trẻ đàm thoại về bức tranh ấy.
- Mời 1 vài trẻ lên kể.
- Cho trẻ đóng vai gia đình đi chơi.
- Hát bài chủ nhật bé đi chơi.
Ể CHUYỆN SÁNG TẠO THEO TRANH
Chủ đề : Gia đình
Đề tài : Gia đình gà vịt ( Dựa theo tranh truyện nước ngoài )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
• Trẻ biết sử dụng tranh vẽ kê thành một câu chuyện hồn chỉnh, biết nói
trọn câu.
• Kể lưu lốt theo sự sáng tạo của trẻ.
• Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển khả năng kể chuyện sáng tạo
qua tranh .
• Qua câu chuyện, giúp trẻ hiểu được nội dung truyện Gia Đình Gà
Vịt Biết vận dụng vào cuộc sống, yêu thương và giúp đỡ những người
xung quanh mình khi gặp khó khăn.
II. CHUẨN BỊ :
- Cô cùng trẻ cắt,vẽ ,dán, những nhân vật trong truyện.
- Các thẻ hình : tròn,vông ,tam giác.
- Mão Gà,Vịt cho Cô và cho trẻ .
- Đàn organ, máy castset.
III. PHƯƠNG PHÁP - BỊÊN PHÁP .
- Giáo cụ trực quan - Đàm thoại
III. TIẾN HÀNH.
1. Hoạt động 1 : Tạo bộ tranh truyện với những nhân vật đã được chuẩn bị
sẵn.
- cô cùng trẻ chơi trò chơi nhỏ để ổn định trẻ và sau 3 tiếng đếm, trẻ chọn
cho mình 1 hình bất kì nào mà trẻ thích. (Như : Hình vuông , tròn, hoặc

tam giác).Và sau bài hát "Một Con Vịt " thì trẻ nào có hình giống nhau sẽ
chạy về một nhóm.Và trẻ sẽ tạo thành 3 nhóm nhỏ.
-Cô gợi ý và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy cỡ lớn, và các nhân vật trẻ đã
làm sẵn, yêu cầu trẻ hãy dán thành một bức tranh mà trẻ thích.( 3 nhóm
tạo thành 3 tờ tranh với cùng nhân vật nhưng nội dung truyện khác nhau ).
• Sau khi làm tranh với nhạc nhẹ, Cô cho trẻ trưng bày sản phảm lên, nhận
xét tranh của trẻ và tranh của bạn, bằng những câu hỏi gợi ý của cô.(vd :"
tranh này như thế nào ? có đẹp không ? bạn tạo được cảnh gì ở trong tranh
? ?)
2. Hoạt động 2 : Đàm thoại, gợi ý cho trẻ tìm hiểu nội dung của câu
chuyện trẻ đã làm đươc.
"Theo con câu chuyện kể về ai ?"
"Đang làm gì trong tranh ?"
"Theo con gia đìng Gà và Vịt rủ nhau đi đâu chơi ?"
"Gia đình Gà con có bao nhiêu người ?"
" Gia đình Vịt con có bao nhiêu người ?"
" Con thử đốn xem họ đang đi chơi vào lúc nào trong ngày ? ( đi chơi vào
buổi sáng hay buổi trưa ,buổi chiều ?)
"Đang trên đường đi thì có chuyện gì xảy ra cho cả 2 gia đình ?"
3. Hoạt động 3 : Kể chuyện theo nhóm và cả lớp .
-Cô cho trẻ về 3 nhóm như lúc đầu bằng một trò chơi nhỏ : " tiếng con vật
gì kêu ?".
-Cô phát tranh ra cho trẻ, và gợi ý :" Mỗi nhóm hãy tự nghĩ ra một câu
chuyện thạt là hay để kể về các nhân vật trong tranh này nhé ! "
( Cô cho trẻ thảo luận với nhau trong khoảng thời gian 3 - 4
phút ). Cô mở nhạc êm dịu cho trẻ cùng thả luận .
• Sau đó cô mời trẻ mang tranh lên và bắt đầu kể chuyện theo cách của trẻ
.("Nãy giờ các con đã xem kĩ tranh chưa ? , bây giờ Cô và các con hãy
cùng nhau kể về những bức tranh này nhé !").
• Cô mời 3 -4 trẻ lên kể , trong quá trình trẻ kể cô lần lượt thay đổi thứ tự

các bức tranh và gợi ý trẻ kể, để tạo ra những câu chuyện khác nha từ trẻ.
4. Giáo dục và đặt tên cho truỵên:
- Trong câu chuyện,Gia đình Gà và Gia đình Vịt sống với nhau như thế
nào ?
-Nếu con là Vịt thì con sẽ làm gì giúp gà ?
- Nếu con là bạn Vịt con sẽ nói gì để cảm ơn bạn đã giúp đỡ mình ?
- Con muốn đặt tên cho câu truyện này là gì ?
Giáo dục : "Các con cũng vậy, Xung quanh mình có nhiều người, bạn bè,
người thân, con phải yêu quí bạn, không tranh giành đồ chơi, không đánh
bạn, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn như gia đình Gà và Vịt nhé !"
Kết thúc :
-Cô cho trẻ chơi trò chơi Gà cõng Vịt Sang sông. Trẻ nắm tay thành cặp,
một trẻ làm Gà và một trẻ làm Vịt,cõng bạn qua sông.Vừa đi vừa hát bài :
" I LOVE YOU'.Đổi vị trí cho nhau và chơi lần 2.
ĐỀ TÀI: KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO THEO CHUYỆN CỔ TÍCH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến Thức:
Trẻ kể lại câu chuyện hoặc từng đoạn mạch lạc, nêu những chi tiết trong
tranh về câu chuyện Tích Chu và diễn biến trong tranh.
2. Kỹ Năng:
- Trẻ kể to rõ dõng dạc trả lời trọn câu
- Biết kể tiếp theo đoạn truyện bạn đang kể
3. Giáo Dục:
- Giáo dục trẻ sáng tạo trong câu chuyện
- Thói quen học tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Ngồi giờ học :
cho trẻ làm quen với câu chuyện cổ tích: Tích Chu
2. Trong giờ học:
3 TRANH:

- tranh1:cảnh Tích Chu và bà đang ngồi trong nhà
- tranh 2: cảnh Tích Chu đang đi trên đường
- tranh 3: cảnh Tích Chu đang tắm sông gặp cá sấu

III. TIẾN HÀNH:
- Các con đang ngồi ở đâu?
Các con tưởng tượng gì khi ngồi trên thảm xanh?
- Các con cảm thấy như thế nào?
- Khi vui các con thường làm gì?
- Yêu cầu trẻ hát 1 bài với cô.
- Hôm trước cô kể cho con nghe nhiều chuyện cổ tích, đó là những
chuyện gì?
- Con thích câu chuyện nào
Câu chuyện nói về điều gì mà con thích?
- Cô giới thiệu tranh thứ 1.Con xem cô có tranh kể về câu chuyện gì?
- Trong tranh có những ai?
- Các con hãy quan sát kĩ bức tranh và kể về câu chuyện diễn ra trong
tranh?
- Theo con Tích Chu có vâng lời bà không?
- Cho trẻ xem bức tranh thứ 2. Vẽ Tích Chu đang đi trên đường.
- Con đoán xem tích chu sẽ đi đâu? Mua gì cho bà? Tích chu có vâng lời
bà dặn không?
- Con đoán xem tích chu gặp chuyện gì trên đường?
- Cho trẻ xem tranh thứ 3.
- Tích chu làm gì vậy con ?
Đề tài : Mẹ yêu không nào
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Thuộc bài hát, hát rõ lời đúng giai điệu bài hát, thể hiện phong cách vui
tươi, hồn nhiên.
- Rèn kỹ năng múa minh họa , múa và hát nhịp nhàng theo giai điệu lời ca

.
- Đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, diễn tả được tình cảm qua cách
đọc thơ diễn cảm.
- Phát triển tai nghe âm nhạc, ngôn ngữ văn học, khả năng ghi nhớ và cảm
thụ âm nhạc, tưởng tượng , sáng tạo trong vận động âm nhạc
- GD trẻ thói quen lễ phép, vâng lời, lòng hiếu thảo , biết thương yêu và
giúp đỡ mẹ.
II. CHUẨN BỊ :
- Đàn organ, máy cassette, băng nhạc, một số cử điệu minh họa cho bài
hát.
- Cho trẻ làm quen với bài thơ , TC Băng reo "Bé giúp mẹ"
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
- TC " Các kiểu chào " : cho trẻ thực hiện các động tác cùng với cô
- Cô trò chuyện với trẻ về thói quen lễ phép:
+ Buổi sáng, ai đưa các bạn đi học? Việc đầu tiên mà các bạn cần làm
khi đến lớp là gì?
+ Khi đi học về thì sao? Các bạn chào những ai?
+ Khi các bạn biết chào hỏi như vậy, có ai khen các bạn không nhỉ?
"À! Khi các bạn biết chào hỏi lễ phép, mọi người sẽ khen bé rất ngoan và
nhất là mẹ của các bạn sẽ yêu thương các bạn nhiều hơn. Đó là nội dung
bài hát "Mẹ yêu không nào" , một sáng tác của Nhạc sĩ Lê Xuân Thọ"
- Cô hát cho trẻ nghe với đàn ( hay nhạc đệm ), khuyến khích trẻ cùng hát
với cô hỏi lại trẻ tên
bài hát, tên nhạc sĩ
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát :
+ Chú Nhạc sĩ Lê Xuân Thọ đã dùng hình ảnh con vật gì?
+ Bạn Cò ấy có ngoan không? Vì sao khi đi phải hỏi , khi về phải chào?

+ Làm thế nào cho được mẹ yêu nhỉ? ( gợi ý giáo dục trẻ )

- Cho trẻ hát theo cô vài lần cho thuộc bài hát : hát chung, theo nhóm nba,
nữ
* Hoạt động 2 :
- Tổ chức cho trẻ múa minh họa theo bài hát :
+ Cô gợi ý các cử điệu múa minh họa , cô múa mẫu cho trẻ xem
+ Khuyến khích trẻ cùng hát và múa chung với cô , nhắc trẻ VĐ nhịp
nhàng theo nhạc
+ Cho trẻ tự kết nhóm theo ý thích , mỗi nhóm ngồi thành một vòng tròn
nhỏ
- Cô gọi từng nhóm trẻ biểu diễn, động viên trẻ sáng tạo các cử điệu minh
họa tùy theo cảm xúc của trẻ
* Hoạt động 3 :
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Đố các bạn mẹ yêu bé vì bé thế nào?
+ Bé còn biết làm những gì để được mẹ yêu nữa?
- Giới thiệu bài thơ "Giúp mẹ" của Nhược Thủy, cô đọc cho trẻ nghe:
" Giúp mẹ
Hôm nay chủ nhật Aùo quần xếp gọn
Được nghỉ ở nhà Dỗ bé cùng chơi
Em giúp mẹ cha Cha mẹ vui cười
Nhặt rau, quét dọn Khen con ngoan quá!"
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ:
+ Bạn nhỏ ở nhà giúp mẹ vào ngày nào?
+ Bạn ấy đã giúp mẹ làm những việc gì ?
- Cho trẻ đọc chung vài lần theo cô, chú ý rèn cho trẻ đọc thơ diễn cảm:
diễn đạt cảm xúc với từng lời thơ
- TC Băng reo " Bé giúp mẹ " ( cô nói cho trẻ đáp lại và thực hiện các
động tác theo cô )
+ Bé giúp mẹ Quét nhà ( làm động tác cầm chổi quét nhà )
+ Bé giúp mẹ Tưới cây (làm động tác xách thùng tưới )

+ Bé giúp mẹ Xếp áo quần
+ Bé giúp mẹ Dỗ em bé
+ Bé được khen "Con ngoan quá!" ( nhảy lên a )

Đề tài : Cháu yêu bà
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Hát thuộc lời , đúng giai điệu bài hát, thể hiện cảm xúc âm nhạc phù hợp với nội dung bài
hát .
- Hiểu nội dung truyện và tính cách của nhân vật: qua biến cố mất bà, Tích Chu đã hối hận và
đi tìm
nước suối tiên để cứu bà.
- Rèn kỹ năng vận động trườn sấp kết hợp chui qua cổng ( dây ) kết hợp với trò chơi .
- Phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng chú ý , ghi nhớ có chủ định, cảm xúc, tưởng tượng,
ngôn
ngữ văn học, rèn và củng cố sự linh hoạt của cột sống, khả năng phối hợp nhịp nhàng cơ tồn
thân.
- Giáo dục trẻ lòng hiếu thảo với ông bà .
II. CHUẨN BỊ:
- Một số ảnh chụp gia đình có đầy đủ ông bà, cha mẹ, con cái trong gia đình.
- Bộ tranh minh họa câu chuyện, tranh phông và các nhân vật rời: Tích Chu, Bà , bà Tiên.
- Phòng tập sạch sẽ, 4 cổng chui vừa tầm với trẻ ( hay dây giăng cao khoảng 40 - 50cm )
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
- TC " Bắt chước tạo dáng": cô yêu cầu trẻ bắt chước tạo dáng của những người trong gia
đình trẻ
( gợi ý cho trẻ bắt chước dáng điệu, công việc hay thói quen người thân hay làm )
- Sau đó cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn nghĩ gì về hình ảnh trong tranh?
+ Bà của các bạn có ở chung với gia đình bạn không?
+ Các bạn có thương bà không nhỉ ?

- Cô giới thiệu bài hát "Cháu yêu bà", nhạc và lời của Xuân Giao, cô hát cho trẻ nghe
- Cô động viên trẻ cùng hát với cô vài lần cho thuộc bài hát hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc

sáng tác bài hát
- TC " Gia đình vui hát ":
+ cho trẻ tự kết nhóm theo ý thích, mỗi nhóm có đầy đủ các thành viên trong gia đình
( cô hỏi riêng từng nhóm để trẻ tự giới thiệu vai của mình )
+ cô gọi từng gia đình hát ( ngồi hay đứng theo vòng tròn )
+ chọn gia đình hát hay nhất!
- Động viên cháu hát diễn cảm hát rõ lời, đúng nhịp bài hát
* Hoạt động 1:
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện "Tích Chu " : kể diễn cảm ( có thể minh họa bằng tranh )
- Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện :
+ Bà có thương Tích Chu không? Không biết Tích Chu đối với bà mình thế nào nhỉ?
+ Tích Chu đã làm gì khi biết chuyện xảy ra với bà?
+ Ai đã chỉ đường cho Tích Chu cách cứu bà? Đó là cách gì ?
+ Tích Chu có cứ được bà của mình không?
+ Nếu các bạn là Tích Chu, các bạn có làm như vậy không?
- Gợi ý giáo dục trẻ : hiếu thảo với ông bà, quan tâm giúp đỡ người thân
* Hoạt động 3:
- Tổ chức TC " Cùng Tích Chu đi lấy nước suối tiên cứu bà" :
+ Giới thiệu những cái cổng ( hay dây giăng ngang ) và vận động trườn sấp chui qua cổng
( dây )
" Đường đến suối Tiên có rất nhiều trở ngại , các bạn phải thật khéo léo và nhanh nhẹn mới
lấy đến
được để lấy nước suối về cứu bà "
+ Mời trẻ lên thực hiện thử, cô nhắc lại thao tác kỹ năng vận động: trườn liên tục về phía
trước,
phối hợp nhịp nhàng tay nọ, chân kia Khi trườn đến cổng ( dây ) phải khéo léo trườn chui
qua

sao cho tay và chân không chạm cổng
- Chia trẻ thành 2 nhóm : cô hướng dẫn cho trẻ lần lượt kế tiếp nhau thực hiện, cứ nhóm trẻ
này
trườn được nửa quãng đường thì cho nhóm trẻ khác tiếp tục ngay
- Cho trẻ thực hiện 2 lần theo hình thức thi đua, cô nhận xét sau mỗi lần trẻ thực hiện, khuyến
khích
trẻ tự tin và khéo léo thực hiện vận động
Chủ đề: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
Đề tài: Hoa cúc trắng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung câu chuyện, nhớ diễn biến và các tình
huống xảy ra trong câu chuyện.
- Trẻ hiểu mối quan hệ sâu sắc tình cảm giữa mẹ và con
- Phát triển sự sáng tạo trong vận động theo nhạc.
- Biết chia nhóm, thảo luận, tôn trọng ý kiến của bạn
II.Chuẩn bị:
- Truyện: hoa cúc trắng
- Hoa cúc trắng
- Giấy bút màu , nguyên vật liệu mở

III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện hoa cúc trắng
Đàm thoại: Chuyện gì đã xảy ra với mẹ bé Thảo?
Để chữa được bệnh cho mẹ, bé Thảo đã làm gì?
Ai đã giúp bé Thảo?
Sau khi tìm được bông hoa, bé thảo đã làm gì để mẹ được sống lâu?
Tại sao bông hoa đó được gọi là hoa cúc trắng?
Gợi ý cho trẻ đặt tên cho câu chuyện.
Hoạt động 2: Vẽ tranh tặng mẹ
- Cho trẻ quan sát và trò chuyện về các bức tranh hoa và về món quà

ưa thích của mẹ.
- Gợi ý trẻ vẽ hoa tặng mẹ.
Hoạt động 3: Vận động “ Múa cho mẹ xem”.
- Cho trẻ vận động sáng tạo theo nhạc bài “Múa cho mẹ xem”
- Tổ chức chia nhóm để trẻ thảo luận và tìm ra động tác hay nhất
trong bài múa của nhóm, sau đó biểu diễn cho cả lớp cùng xem
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Cây Bút chì thông minh
Nhóm lớp: Chồi
Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhớ nội dung câu chuyện, nhớ các nhân vật trong câu chuyện và đặt
tên câu chuyện.
Trẻ nhận biết và gọi tên các hình hình học.
Trẻ nhận biết được các nhóm đồ vật có dạng hình hình học.
Giáo dục trẻ cẩn thận, ngăn nắp.
Biết hoạt động theo nhóm, chơi cùng bạn, vâng lời cô.
Chuẩn bị:
Chuyện tranh hoặc rối: Cây bút chì.
Rổ có thẻ Các đồ vật trong gia đình
Các hình hình học lớn bằng biti’s
Tranh vẽ tô màu khổ A4
Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện: Cây bút chì
Đàm thoại:
Chuyện gì đã xảy ra với cây bút chì?
Bút chì đã nói gì với chuột?
Đầu tiên bút chì vẽ hình gì?
Sau đó bút chì vẽ hình gì?
Bút chì vẽ những hình gì nữa?
Cuối cùng bút chì vẽ gì?

Bút chì vẽ bao nhiêu hình tròn, bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình
vuông?
Tại sao chuột sợ hãi bỏ chạy.
2. Hoạt động 2: đồ vật có hình dạng gì?
Cho trẻ xem tranh một số đồ vật trong gia đình và cho trẻ nói: chúng có
dạng hình gì?
Trò chơi: về đúng ga nào!
Ở 4 góc lớp có 4 biển hình: vuông, tròn,tam giác, chữ nhật.
trẻ xếp thành vòng tròn, cùng hát bài và đi theo vòng tròn, khi cô hô: tàu
lửa về gha, các bạn sẽ chạy tới các rổ để xung quanh lớp, chọn một tấm
hình có đồ dùng gia đình, sau đó chạy về hình hình học tương ứng.
Hoạt động 3: Chọn ô cho đúng
Trẻ ngồi theo nhóm, mỗi trẻ được phát một tờ giấy A4, bên trái là các chữ
số: 3,4,5, bên phải là các ô có chứa các đồ vật trong gia đình.
Trẻ đếm số đồ vật trong mỗi ô và nối ô với số lượng tương ứng.
Kết thúc: nhận xét giờ học.

Chủ đề: Gia đình thân yêu của tôi
Đề tài: Ngôi nhà mơ ước
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết vẽ ngôi nhà với nhiều kiểu dáng khác nhau
- Rèn kỹ năng vẽ phối hợp và tô màu đều, đẹp
II. Chuẩn bị:
- Giấy vẽ, bút màu, tranh, ảnh về các kiểu nhà có hình dáng khác nhau
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Mình cùng xây nhà nhé
- Chia nhóm trẻ thi ráp nhà
- Trò chuyện với trẻ về những ngôi nhà được ráp từ những đồ chơi nào?
Có hình dáng ra sao?

- Cô dẫn trẻ đi tham quan tranh, ảnh về ngôi nhà.
- trao đổi với trẻ về hình dáng, màu sắc của ngôi nhà
2. Hoạt động 2: Ngôi nhà mơ ước
- Trò chuyện với trẻ cách vẽ ngôi nhà như thế nào. Trong khi trò chuyện
với trẻ cô kết hợp vẽ cho trẻ xem
- Nhắc lại kỹ năng vẽ và kỹ năng tô màu. Sau đó cho bé thực hiện
3. Hoạt động 3: Nhà này của ai?
- Cho bé trưng bày sản phẩm và kể về ngôi nhà của mình cùng với các
bạn
- Cả lớp cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc tạo hình:
- Bé vẽ, nặn ngôi nhà theo ý thích
- Cắt, dán các thành viên trong gia đình từ báo, tạp chí
* Góc Văn học:
- Múa rối: “Gia đình củ bé”
- Xem trang và kể chuyện sáng tạo
* Góc gia đình:
- Nấu canh chua, cá chiên
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- Quan sát và trò chuyện về các ngôi nhà xung quanh trường
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Hát các bài hát về gia đình bé biết
Chủ đề: Gia đình thân yêu của tôi
Đề tài: Bé yêu cả nhà
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết vận động nhịp nhảng theo nhạc, thực hiện vỗ nhịp đúng kỹ năng
- Biết lắng nghe và cảm thụ âm nhạc
II. Chuẩn bị:

- Đàn, giai điệu bài hát, nhạc cụ
- Giấy mềm làm khung ảnh, ảnh gia đình bé
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Âm thanh sôi động
- Trò chơi: “Tập đàn cùng cô”
- Trẻ đoán tên bài hát. Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát
- Cho cả lớp cùng hát. Thi hát to, hát nhỏ bài “Cháu yêu bà”
- Mời một bé giỏi lên vỗ nhịp lại cho các bạn xem
- Cô dùng nhạc cụ gõ nhịp và hát
- Bé vỗ nhịp theo nhóm
- Bé vận độngvới nhạc cụ
- Gợi ý cho bé vận động tự do theo nhạc
2. Hoạt động 2: Nghe hát: “Ba ngọn nến lung linh”
- Cô hát cho trẻ nghe. Giới thiệu tên bài hát, tác giả
- Giáo dụ trẻ long yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình
- Cho trẻ nghe lại bài hát, mời trẻ khiêu vũ theo nhạc
3. Hoạt động 3: Tay ai khéo
- Cô gợi ý bé dùng giấy cuộn tròn, xoắn giấy để tạo thành khung hình và
bỏ hình gia đình bé vào
- Cho bé chia nhóm thực hiện
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc âm nhạc: Bé biểu diễn diễn cảm những bài hát về gia đình
- Hướng dẫn, khuyến khích bé vận động nhịp nhàng theo nhạc
* Góc xây dựng: Xây nhà của bé
* Góc tạo hình: Vẽ, tô màu người thân bé yêu thích
- cắt, dán các thành viên trong gia đìmh từ báo, tạp chí
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCDG: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Bé đọc thơ: Giúp mẹ

Chủ đề: Nhu cầu của gia đình
Đề tài: Đồ dùng mềm và mỏng
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé múa nhịp nhàng các động tác phù hợp, minh họa cho bài hát
- Biết cảm nhận giai điệu của bài hát
- Biết xếp khăn tạo ra các hình khác nhau
- Giúp trẻ nhận biết các âm thanh khác nhau phát ra từ các đồ dùng bằng
nhôm, sành sứ…
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một chiếc khăn tay
- Các vật dụng, đồ dùng phát ra âm thanh bằng nhôm, sành, sứ
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Ai múa dẻo
*Trò chơi “Chiếc túi kỳ diệu”
- Cô có một chiếc túi, trong này có một đồ dùng mà chúng ta sử dụng
hàng ngày. Cô mời trẻ lên cho tay vào túi và đoán xem trong đó là đồ
dùng gì?
- Cô lấy trong túi ra cho trẻ xem: Đó là chiếc khăn tay, nó rất mềm và
mỏng. - Cô phát cho mỗi trẻ một chiếc để trẻ sờ và cảm nhận được độ
mềm và mỏng của chiếc khăn tay.
- Cho trẻ chơi sang tạo với chiếc khăn bằng cách xếp khăn tạo thành các
hình khác nhau.
- Cô gợi ý cho bé cùng hát bài hát: “Chiếc khăn tay”
- Khuyến khích bé cầm khăn múa cùng cô các động tác minh họa cho bài
hát
- Cho bé tập múa theo nhóm. Động viên bé lên múa biều diễn cho các bạn
xem.
2. Hoạt động 2: Nghe hát: “Ngôi sao của mẹ”
- Cùng trò chuyện với trẻ về mẹ và bé. Cô hát cho trẻ nghe bài “Ngôi sao

của mẹ.
- Giới thiệu tên bài hát và tác giả
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, qua đó giáo dục trẻ lòng yêu
thương, kính trọng người thân trong gia đình
- Cho trẻ nghe lại bài hát
3. Hoạt động 3: Trò chơi: “Tai ai tinh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi: “Tai ai tinh”
- Cách chơi: Mỗi lượt chơi từ 4 – 5 bạn. Bé chú ý lắng nghe âm thanh của
2 – 3 loại đồ dùng bằng thủy tinh, sành, sứ, nhôm. Trẻ nào đoán đúng
được tuyên dương, bạn nào đoán sai thì thử sức ở vòng 2
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc âm nhạc:
- Bé biểu điễn diễn cảm những bài hát về gia đình
* Góc xây dựng
- Xây những ngôi nhà bé yêu thích
* Góc tạo hình:
- Bé trang trí khăn tay
- Cắt, dán đồ dùng, các thành viên trong gia đình từ báo, tạp chí
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCDG: Thả đĩa ba ba
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Bé đọc thơ: mẹ và con
Chủ đề: Nhu cầu của gia đình
Đề tài: Đồ dùng ngộ nghĩnh
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết phân nhóm các loại chai theo đặc điểm riêng
- Cùng khám phá làm cách nào cho nước không chảy khỏi chai
- Bé biết ứng dụng làm hồ cá từ chai nước
II. Chuẩn bị:

- Mỗi trẻ một đôi vớ, que dẹp bằng gỗ
- Trống, chập chen
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Khám phá cái chai
=> Bé phân nhóm các loại chai có kích thước, hình dáng…giống nhau
- Cho bé vận động theo nhạc cùng cô bài “Ồ sao bé không lắc”
- Cùng xem các chai nước ở góc gia đình, cô lấy một chai nước rót cho
các bé uống và hỏi bé: “Sau khi uống hết nước, cái chai có sử dụng được
không?
- Bé về hóm chơi giúp cô phân nhóm các loại chai có kích thước, hình
dáng… giống nhau.
2. Hoạt động 2: Khám phá “Làm thế nào để nước không chảy khỏi chai”
=> Giúp trẻ phát triển tư duy logic cho trẻ
- Cô phát cho mỗi trẻ một cái chai (đã bị đục một lỗ nhỏ sẵn), cho bé chơi
đong nước vào chai.
- Sau khi đong nước vào chai xong, cô hỏi trẻ có phát hiện ra điều gì
không?
- Theo các bé, làm cách nào không cho nước chảy khỏi chai?
- Cô cho trẻ một số vật liệu: nắp đậy, băng keo, đề can, đất sét, tăm… để
trẻ thử nghiệm
3. Hoạt động 3: Làm hồ cá từ cái chai
=> Bé biết sáng tạo làm hồ cá từ chai nước
- Sau khi trẻ biết cách xử lý làm thế nào để nước không chảy khỏi cái
chai, cô tuyên dương các bé đã giải quyết tốt, cho trẻ đổ hết nước ra và
cùng các bạn trang trí cái chai tạo thành một hồ cá nhỏ xinh xắn
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc khoa học: Chơi thử nghiệm “Sắc màu kỳ diệu”
* Góc văn học: Chơi phân vai, diễn rối, đóng kịch. Tập kể chuyện theo
tranh
* Góc toán: Chơi “Hãy đoán đúng”, “Nhanh tay lẹ mắt”, xếp đồ dùng cho

mỗi thành viên trong gia đình cho phù hợp
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCDG: Cặp kè ăn muối mè
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Bé chơi với đồ chơi lego

×