Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.92 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH





PHAN THỊ KIỀU LINH






MéT Sè DI TÝCH LÞCH Sö - V¡N HãA TI£U BIÓU
ë HUYÖN §¤NG S¥N, THANH HãA








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ










NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH





PHAN THỊ KIỀU LINH





MéT Sè DI TÝCH LÞCH Sö - V¡N HãA TI£U BIÓU
ë HUYÖN §¤NG S¥N, THANH HãA



Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ




Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN



NGHỆ AN - 2014
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Một số di
tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa”, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo,
gia đình, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đối với: Ban giám
hiệu, các phòng, khoa, Hội đồng khoa học của trường Đại học Vinh; các thầy
giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn; đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Trọng Văn đã dành nhiều thời gian, tận
tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cán bộ phòng Văn hoá huyện Đông Sơn,
phòng quản lý di sản thuộc sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa,
Ban quản lí di tích và danh thắng Thanh Hóa, Phòng Địa chí thư viện tỉnh
Thanh Hóa, Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử tỉnh Thanh Hóa. Các cụ lão
thành trông coi di tích, Thư viện trường Đại học Vinh đã cung cấp thông tin,
số liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã có nhiều cố gắng nhưng cũng
không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 9 năm 2014
Tác giả


Phan Thị Kiều Linh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của luận văn 6
6. Bố cục của luận văn 7
NỘI DUNG 8
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN
ĐÔNG SƠN (THANH HÓA)
8
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội và truyền thống lịch sử -
văn hóa của huyện Đông Sơn. 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội 8
1.1.2. Truyền thống đấu tranh 22
1.2. Tổng quan về di tích lịch sử ở huyện Đông Sơn 25
1.2.1. Phân loại di tích 25
1.2.2. Tình hình xếp hạng và công nhận của các di tích lịch sử ở
huyện Đông Sơn 34
1.2.3. Hiện trạng, tình trạng kỹ thuật các di tích lịch sử văn hóa ở
huyện Đông Sơn 37
Tiểu kết chương 1 40
Chương 2. DIỆN MẠO MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
Ở HUYỆN ĐÔNG SƠN
41
2.1. Mộ, bia ký và đền thờ Nguyễn Chích 41

2.1.1. Địa điểm 41
2.1.2. Thân thế và sự nghiệp danh tướng Nguyễn Chích 41
2.1.3. Quá trình xây dựng và bố cục kiến trúc 47
2.1.4. Đời sống tâm linh 53
2.2. Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn 56
2.2.1. Vài nét khái quát về Nguyễn Nhữ Soạn và dòng họ Nguyễn Nhữ 56
2.2.2. Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn 59
2.2.3. Lễ hội đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn 63
2.3. Đền thờ Phúc Khê Tướng công 67
2.3.1. Vài nét về Nguyễn Văn Nghi 67
2.3.2. Lịch sử hình thành đền thờ Nguyễn Văn Nghi. 68
2.3.3. Đặc điểm kiến trúc. 69
2.3.4. Các hiện vật còn lại trong đền 75
2.3.5. Quá trình trùng tu, xây dựng 76
2.3.6. Đời sống tâm linh 77
2.4. Bia và đền thờ Lê Hy 79
2.4.1. Cuộc đời và sự nghiệp Lê Hy 79
2.4.2. Quá trình xây dựng và bố cục kiến trúc 81
2.5. Nhà thờ họ Lê Văn 83
2.5.1. Nhân vật thờ tự 84
2.5.2. Đặc điểm kiến trúc 86
2.5.3. Hiện vật còn lại 87
2.6. Nhà thờ Quận Công Lê Giám 88
2.6.1. Nhân vật thờ tự 88
2.6.2. Lịch sử xây dựng nhà thờ 91
2.6.3. Những hiện vật còn lưu giữ 93
2.6.4. Đặc điểm kiến trúc 95
2.7. Di tích Đình Thượng Thọ và nhóm bia ký 102
2.7.1. Địa điểm 102
2.7.2. Nhân vật thờ tự 104

2.7.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 106
2.7.4. Đời sống tâm linh 110
Tiểu kết chương 2 111
Chương 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN
MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
112
3.1. Giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích 112
3.1.1. Giá trị lịch sử 112
3.1.2. Giá trị về văn hóa 114
3.2. Các giá trị khác 116
3.2.1. Giá trị về kiến trúc 116
3.2.2. Giá trị giáo dục 119
3.2.3. Giá trị về kinh tế - du lịch 120
3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích 122
3.3.1. Thực trạng công tác bảo tồn, trùng tu di tích 122
3.3.2. Một số giải pháp nhăm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích 126
Tiểu kết chương 3 132
KẾT LUẬN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
PHỤ LỤC







1



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi
đâu trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử - văn hoá như
đình, chùa, đền, miếu, lăng… Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân
tộc mà cha ông ta để lại cho hậu thế và được coi như những bảo tàng về nghệ
thuật, kiến trúc, điêu khắc, những giá trị văn hoá phi vật thể. Những di tích ấy
sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích
từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn
dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức, góp
phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó
kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
1.2. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam, Đông Sơn luôn nổi lên như là một vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”.
Là một trong những vùng đất cổ của đồng bằng Thanh Hóa, từ rất sớm người
dân Đông Sơn đã có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng tổ
quốc đồng thời tạo dựng cho mình một cuộc sống phong phú trên nhiều lĩnh
vực. Bằng tinh thần lao động cần cù, trí thông minh sáng tạo và lòng yêu quê
hương đất nước, đời sống tinh thần của họ cũng vô cùng phong phú và đa
dạng. Cùng với đó là cả một hệ thống di tích lịch sử - văn hóa như: đình, đền,
nhà thờ họ, di tích cách mạng… trải dài trên khắp cả huyện. Những di tich
lịch sử - văn hóa này có giá trị vô cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực như: giá
trị lịch sử - văn hóa, giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật, giá trị về kinh tế - du
lịch…Vì vậy, cần phải có một công trình nghiên cứu khoa học để thấy đươc
tầm quan trọng và giá trị của các di tích trong đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân Đông Sơn.


2



1.3. Tuy nhiên, thời gian và những biến cố thăng trầm của lịch sử đã
khiến cho nhiều di tích lịch sử - văn hoá quý giá bị huỷ hoại dưới bàn tay vô tình
hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa và chiến tranh đã tàn phá nặng nề khiến cho nhiều di tích lịch sử -
văn hoá bị thu hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng và giảm
đi giá trị của các di tích. Vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách trong sự
nghiệp xây dựng nền văn hoá ở nước ta là công tác bảo tồn, trùng tu và khai thác
những giá trị văn hoá còn ẩn chứa bên trong các di tích lịch sử - văn hoá nhằm
gìn giữ những giá trị vật chất và tinh thần vô giá của quê hương, dân tộc.
1.4. Việc tìm hiểu về các di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Đông Sơn
giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về lịch sử vùng đất này. Từ đó sẽ đem lại
cho chúng ta nhiều kiến thức sâu rộng hơn về lịch sử dân tộc, bởi nơi đây có
rất nhiều sự kiện gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.
Mặt khác, đây cũng là cơ hội để nhìn nhận, đánh giá lại công lao của các anh
hùng dân tộc, những người đã có công lao và gắn liền với vùng đất được nhà
nước hay nhân dân lập đền thờ ghi nhớ công ơn của họ. Đó cũng là dịp để
chúng ta chiêm nghiệm về lịch sử, về quá khứ, để nhìn nhận lại bản thân mình
trong hiện tại và tương lai.
Là một người con sinh ra trên mảnh đất Đông Sơn, nhận thức được tầm
quan trọng cũng như tính bức thiết của việc bảo tồn và phát huy những giá trị
kho tàng di sản không chỉ hiện tại mà cả về lâu dài, không chỉ cho thế hệ hôm
nay mà cả thế hệ mai sau. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số di tích lịch sử -
văn hóa tiêu biểu ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa” làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ của mình nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu và bảo tồn một
số di tích lịch sử của địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề tìm hiểu và bảo tồn, phát huy các giá trị của một số di tích lịch
sử văn hóa ở huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) là một vấn đề hiện nay không còn



3


mới mẻ mà đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu ở các khía
cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chỉ là những bài viết rất chung chung và ở mức
độ khái quát chứ chưa đề cập một cách cụ thể, toàn diện và sâu sắc về diện
mạo và giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện.
Cuốn “Tên làng xã Thanh Hóa”(Tập 2) của Ban nghiên cứu và biên
soạn lịch sử Thanh Hóa do nhà xuất bản Thanh Hóa xuất bản năm 2001 đã
giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và tên làng xã thuộc huyện Đông
Sơn. Thông qua cuốn sách chúng ta cũng có thể hiểu được đôi nét về lịch sử
của vùng đất huyện Đông Sơn ngày nay.
Trong cuốn “Di tích và danh thắng Thanh Hóa” của nhà xuất bản
Thanh Hóa năm 2002 cũng đề cập tới một số đền ở Đông Sơn như: đền thờ
Nguyễn Nhữ Soạn, đền thờ Nguyễn Văn Nghi
Trong cuốn “Địa chí huyện Đông Sơn” do Đảng bộ, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân huyện Đông Sơn nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội
xuất bản năm 2006, đã giới thiệu về địa lí tự nhiên, tài nguyên khoáng sản
cũng như lịch sử hình thành của huyện Đông Sơn trong phần văn hóa các tác
giả cũng đã giới thiệu về một số di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật của huyện
Đông Sơn. Tuy nhiên, do yêu cầu của bộ sách nên cũng chỉ điểm qua một số
nét chính về di tích cũng như nhân vật lịch sử gắn liền với di tích còn chung
chung nên chưa đi sâu vào tìm hiểu quá trình hình thành và tồn tại cũng như
giá trị của các di tích này.
Cuốn “Những thắng tích của xứ thanh” do Quốc Chấn chủ biên, nhà
xuất bản Thanh Hóa in năm 2007 cũng đã đề cập đến một số di tích trên vùng
đất Đông Sơn. Tuy nhiên, cũng chỉ mang tính khái quát.
Hay trong cuốn “Danh nhân Thanh Hóa” (tập1, 3), do Ban nghiên

cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa biên soạn, Nhà xuất bản Thanh Hóa ấn
hành năm 2006, cũng đã đề cập khá nhiều về thân thế và sự nghiệp của các


4


danh nhân thuộc huyện Đông Sơn. Tuy nhiên cuốn sách này lại không đề cập
một cách cụ thể đến các di tích lịch sử - văn hóa. Vì vậy, cũng chưa tạo được
cái nhìn hệ thống tới các di tích lịch sử tại huyện Đông Sơn. Bên cạnh những
tác phẩm trên, những di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Đông Sơn còn được đề
cập đến trong một số bài tạp chí, bài viết tay của những người làm công tác
quản lý.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu diện mạo một số di tích lịch sử - văn hóa
tiêu biểu ở huyện Đông Sơn như: Đền, đình, nhà thờ họ nhằm nêu bật các giá
trị lịch sử, văn hóa và nhiều giá trị khác của các di tích, đề xuất một số giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, để hiểu thêm về vùng đất
Đông Sơn, một vùng đất có truyền thống lâu đời.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: đề tài tập trung tìm hiểu vào một số di tích lịch sử
văn hóa tiêu biểu trên địa bàn ở huyện Đông Sơn ngày nay
Về mặt thời gian: đề tài tiến hành tìm hiểu về lịch sử của các di tich từ
thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XXI.
Về phạm vi nội dung: chúng tôi giới hạn trong một số di tích lịch sử -
văn hóa tiêu biểu được xếp hạng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh trên các hạng
mục di tích: đền, đình, nhà thờ họ,…
3.3. Nhiệm vụ khoa học của đề tài
Với đề tài này, tôi tập trung làm rõ các vấn đề sau:

Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống lịch sử - văn
hóa của huyện Đông Sơn.
Trình bày một cách cụ thể về các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở
Đông Sơn (Thanh Hóa), từ quá trình xây dựng đến đối tượng thờ tự, kiến trúc
nghệ thuật và các lễ hội truyền thống của mỗi di tích.


5


Xác định các giá trị, ý nghĩa của các di tích lịch sử - văn hóa đối với
đới sống tâm linh của người dân địa phương. Công tác bảo tồn trùng tu các di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Đông Sơn.
Với những vấn đề đó, đề tài này có thể giúp cho mọi người có thể hiểu
biết đầy đủ về truyền thống lịch sử - văn hóa cũng như các di tích lịch sử -
văn hóa tiêu biểu của huyện Đông Sơn (Thanh Hóa).
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu lưu trữ: Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dựa vào
các nguồn tài liệu đáng tin cậy và những tài liệu đã được dịch từ tài liệu chứ
Hán, các nhà xuất bản có uy tín như nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện sử
học.Trong đó phải kể đến:
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, bộ Đại
Việt thông sử, bộ Đại Nam nhất thống chí Gia phả của các dòng họ Lê Văn,
dòng họ Lê Đình, dòng họ Nguyễn, văn bia tại đền Nguyễn Chích, Lê Hy,
Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Văn Nghi…
Hồ sơ các di tích. Biên bản đề nghị xếp hạng di tích, lý lịch của các di
tích lịch sử: Đền thờ Nguyễn Chích, Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Văn Nghi,
Lê Hy, Đế Thích, nhà thờ Lê Giám, Lê Văn, Đình Thượng Thọ
- Tài liệu nghiên cứu: Thực hiện đề tài này tôi tham khảo các tài liệu

lịch sử văn hóa như: Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn, Lịch sử Thanh Hóa
(tập 1,2 và 3), Địa chí Thanh Hóa, địa chí huyện Đông Sơn, danh nhân Thanh
Hóa (Tập 1 và 3) Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về các
nhân vật lịch sử liên quan tới đề tài mà tôi nghiên cứu.
- Tài liệu điền dã: Ngoài ra, để phong phú thêm nguồn tư liệu và để
đảm bảo tính xác thực và khách quan của lịch sử, tôi trực tiếp tiến hành điều
tra thực địa tại các di tích như: Đền thờ Nguyễn Chích ở xã Đông Ninh, đền


6


Nguyễn Nhữ Soạn ở xã Đông Yên, đền Nguyễn Văn Nghi ở xã Đông Thanh,
đền Lê Hy ở xã Đông Khê, đền Đế Thích ở xã Đông Thanh, Nhà thờ Lê
Giám… Đồng thời tôi cũng tiến hành trao đổi với các đồng chí cán bộ xã,
huyện, những người trông coi quản lý di tích có hiểu biết sâu sắc về di tích
trên địa bàn huyện Đông Sơn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm đường lối của Đảng làm nền tảng phương pháp luận cho nghiên
cứu. Trình bày sự kiện trung thực, xem xét sự vận động của chúng trong mối
liên hệ với nhau. Thực hiện đề tài này tôi chú trọng những phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: từ việc ngiên cứu đặc điểm
điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử của mảnh đất Đông Sơn từ đó thấy được
tác động đến việc hình thành các di tích lịch sử - văn hóa. Khái quát những
nét chung nhất về diện mạo của các di tích.
Ngoài ra, người viết cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành
như: Khảo cổ học, xã hội học, Kiến trúc, Văn học… Cụ thể:
- Điều tra, điền dã, phỏng vấn, sưu tầm tư liệu
- Chọn lọc, đánh giá, hệ thống hóa, chỉnh lí tư liệu

- Khảo sát, phân tích, phân loại tư liệu
5. Đóng góp của luận văn
Thông qua đề tài này, tôi muốn góp phần cung cấp một cái nhìn khái
quát, toàn diện về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Đông Sơn
từ đó hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa lịch sử của mảnh đất này.
Cung cấp một số tư liệu trong việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các
trường phổ thông, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống uống nước nhớ nguồn
cũng như việc giữ gìn và bảo tồn các di tích của địa phương.
Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Đông Sơn.


7


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Đông Sơn.
Chương 2: Diện mạo một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở huyện
Đông Sơn.
Chương 3: Giá trị lịch sử, văn hóa và công tác bảo tồn một số di tích
lịch sử văn hóa.



8


NỘI DUNG

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
Ở HUYỆN ĐÔNG SƠN (THANH HÓA)

1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội và truyền thống lịch sử -
văn hóa của huyện Đông Sơn.
1.1.1. Điề u kiện tự nhiên - xã hội
1.1.1.1. Vị trí địa lí - địa hình
Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở trung tâm
của tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía tây. Vùng đất
này được kiến tạo trên một địa hình tương đối ổn định, không những có đồng
bằng màu mỡ phì nhiêu, có hệ thống núi đồi, gò bãi phong phú mà còn có
cảnh quan rất đẹp, hài hòa.
Huyện Đông Sơn giáp thành phố Thanh Hoá ở phía đông, huyện Thiệu
Hoá ở phía bắc, huyện Quảng Xương và Nông Cống ở phía Nam, huyện Triệu
Sơn ở phía tây. Đông Sơn có Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, và đường sắt xuyên
Việt chạy qua, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các địa
phương trong cả nước. Có vĩ độ Bắc: Từ 19
o
43' (xã Đông Nam) đến 19
o
51'
(xã Đông Thanh). Kinh độ Đông: Từ 105
o
33' (Thị trấn Rừng Thông) đến
105
o
45' (xã Đông Hoàng).
Diện tích tự nhiên: 8241ha, trong đó đất nông nghiệp là 5229, chiếm
63,45%.

Dân số hơn 75 vạn người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là
38 vạn người, chiếm 50,65% [27, tr 11,12].
Thời kì bắc thuộc: thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn, Đông Sơn là miền đất
thuộc huyện Tư Phố và một phần (phía nam) thuộc huyện Cư Phong. Thời Tuỳ


9


- Ðường thuộc huyện Cửu Chân. Theo sách "Di Biên" của Cao Biền, thời bấy
giờ vùng đất này được gọi là huyện Ðông Dương, sau đổi thành Ðông Cương
.
Thời Ðinh, Tiền Lê, Lý giữ nguyên như thời Tuỳ - Ðường. Thời Trần đặt
tên là huyện Ðông Sơn thuộc trấn Thanh Ðô, tên huyện Ðông Sơn có từ đây.
Thời thuộc Minh thuộc phủ Thanh Hoá. Thời Lê Quang Thuận, thuộc
phủ Thiệu Thiên.
Đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ thứ XIX), vua Gia Long đổi phủ Thiệu
Thiên thành phủ Thiệu Hoá. Huyện Ðông Sơn thuộc phủ Thiệu Hoá. Năm
1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá
(thuộc tổng Đại Bối, huyện Đông Sơn, nay thuộc xã Thiệu Dương, thành phố
Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, nay
thuộc phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa) [41, tr 230]
Qua các thời kì khác nhau, địa giới hành chính Huyện Đông Sơn cũng
có nhiều thay đổi. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), tên huyện Đông Sơn
vẫn giữ nguyên. Huyện lỵ Đông Sơn đóng ở Rừng Thông (nay là thị trấn
Rừng Thông).
Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang gồm 3 làng Nghĩa Phương,
Đông Sơn và Nam Ngạn thuộc huyện Đông Sơn cùng với xóm Núi xã Hoằng
Long, huyện Hoằng Hóa sáp nhập vào thị xã Thanh Hoá. Nay thuộc địa bàn
các phường Hàm Rồng, Nam Ngạn và Trường Thi, thành phố Thanh Hóa.

Ngày 28 tháng 8 năm 1971, các xã Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Hương,
Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng
Xương sáp nhập vào thị xã Thanh Hoá.
Ngày 5-7-1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 177/CP trong
đó sáp nhập 16 xã của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu, thành lập huyện
Đông Thiệu (phần còn lại của huyện Thiệu Hoá sáp nhập với huyện Yên Định,
thành lập huyện Thiệu Yên. Năm 1982, theo Quyết định số 149/QĐ-HĐBT
ngày 30/8/1982, huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn.


10

Năm 1992, thành lập thị trấn Rừng Thông trên cơ sở một phần diện tích
và dân số của các xã Đông Lĩnh, Đông Tiến, Đông Xuân, Đông Tân.
Ngày 18 tháng 11 năm 1996, tách 16 xã ở hữu ngạn sông Chu để tái lập
huyện Thiệu Hóa theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ. Cũng trong năm
1996, xã Đông Cương sáp nhập vào thành phố Thanh Hoá.
Năm 2006, thành lập thị trấn Nhồi trên cơ sở một phần diện tích và dân
số của các xã Đông Hưng và Đông Tân [7, tr 41]
Tháng 2 năm 2012, một phần diện tích và dân số với 24,00 km² và
31.761 người của huyện Đông Sơn (gồm các xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông
Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi) được chuyển về thành phố Thanh Hoá.
Về địa hình. Địa hình huyện Đông Sơn tương đối bằng phẳng, thấp,
trũng, do sự tích tụ sản phẩm rửa trôi, mẫu chất, khoáng vật ở các địa hình cao
hơn dồn tới, khối lượng sản phẩm tích tụ theo mùa, theo quy luật dòng chảy,
dần dần hình thành vùng đồng bằng. Hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông
Nam và dốc hơn các đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ. Đồng bằng dốc có thuận lợi
trong việc xây dựng các công trình thủy nông tự chảy, nước dễ tiêu trong mùa
mưa lũ; có núi, đồi xen lẫn đồng bằng.
Đất đai huyện Đông Sơn hình thành chủ yếu do quá trình trầm tích, là

kết quả của lắng đọng các mẫu chất, đất từ nơi khác do nước chuyển tới. Đất
ở đây được hình thành trải qua thời gian dài. “Với sự nâng cao mạch ở phía
Tây, lún thấp ở phía Đông, kèm theo đó là biển lấn vào và rút ra nhiều lần.
Lượng phù sa của sông Mã, sông Chu và các sông nhỏ khác lại không dồi dào
để có thể bù đắp nhanh thành đồng bằng rộng lớn hơn” [27, tr 16]. Đồng thời
đất của Đông Sơn hình thành chủ yếu do phù sa của sông Chu và sông Mã bồi
đắp nên có độ mùn khá cao, các chất dinh dưỡng trong đất phong phú, phù
hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, có
thể cấy trồng một đến hai vụ trong năm. Ngoài ra, Đông Sơn còn có một diện


11

tích đất không nhỏ thường bị úng nước mưa mùa hè, phân bố ở địa hình thấp,
trũng. Nhìn chung, đất Đông Sơn tốt cả về hoá tính và lư tính, không chua,
thích hợp với các loại cây lương thực và cây công nghiệp.

Khí hậu của huyện Đông Sơn cũng như các huyện trong vùng đồng
bằng Thanh Hoá, đều chịu sự ảnh hưởng, chi phối của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Do đó, khí hậu Đông Sơn là khí hậu của vùng đồng bằng và ven biển
thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng. Hàng năm, lượng mưa ở Đông Sơn ở mức
trung bình và có xu hướng tăng dần từ phía Bắc vào Nam và lớn dần vào
tháng 9. Mùa mưa thường muộn hơn vùng núi và chậm dần theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam. Từ tháng 2 đến tháng 3 rất ít mưa. Mưa phùn vào các tháng
cuối mùa lạnh (1,2 và 3), đôi khi kéo dài hàng tuần lễ. Mùa mưa kéo dài 6
tháng (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm 86 - 88% lượng mưa. Nhưng có năm
rất ít mưa vào tháng 5, 6 và 7, thời gian không mưa liên tục kéo dài hàng nửa
tháng, thậm chí gần 1 tháng. Vùng này đôi khi có những trận mưa dữ dội,
cường độ đạt tới 5.000mm/ngày. Lượng mưa trung bình năm: 1.500 -
1.900mm. Gió mạnh và có xu thế giảm dần từ ven biển vào đồng bằng. Thiên

tai thường xảy ra ở vùng này là bão, mưa lớn, úng, lũ hạn và rét đậm kéo dài.
Sương muối, mưa đá, lốc, vòi rồng tuy có xảy ra nhưng rất ít [27, tr 13].
Tóm lại vùng này có nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, mùa
hè tương đối nóng, mưa ở mức trung bình, bị ảnh hưởng gió Tây khô nóng và
hạn nhưng có thể khắc phục được bằng thủy lợi hóa, thiên tai nguy hiểm nhất
là rét đậm kéo dài, bão và úng lụt.
Đông Sơn có 2 sông chính là sông Hoàng, sông nhà Lê và hệ thống
kênh Bắc (thuỷ nông sông Chu). Ngoài ra còn có trên 325ha ao hồ phân bố
hầu hết các xã trong huyện. Sông Hoàng dài 81km, diện tích lưu vực 336km
2
,
chảy qua các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Sơn và nhập vào sông Yên
ở ngã ba Yên Sở, cách biển gần 30km. Trong địa phận Đông Sơn, sông


12

Hoàng có chiều dài 9km, lưu lượng dòng chảy 11m
3
/s, diện tích lưu vực
1.000ha, chảy qua các xã Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Hòa, Đông Nam.
Sông nhà Lê là hệ thống sông đào từ thời Lê Hoàn (thế kỷ X). Các triều
đại phong kiến sau này luôn nạo vét và mở rộng. Đến nay sông nhà Lê ở
Đông Sơn chỉ còn chiều dài 12km, lưu lượng nước chảy là 11m
3
/s, lưu vực
5.300ha và chảy qua các xã Đông Thanh, Đông Tiến, Đông Anh, Đông Xuân,
thị trấn Rừng Thông, Đông Tân, Đông Hưng. Hệ thống kênh Bắc là hệ thống
tưới tiêu chính của Đông Sơn, có chiều dài 10,440km, lưu lượng nước chảy là
10,4m

3
/s, lưu vực 3.165ha [27, tr 14]
Về tài nguyên, khoáng sản. Đông Sơn là một trong những huyện của
Thanh Hoá có đồi, núi đá vôi phong phú, nằm rải rác ở các xã trong huyện với
trữ lượng khoảng 20 triệu m
3.
Phần lớn các núi đá này có chất lượng tốt, đáp
ứng cho nhu cầu xây dựng các công tŕnh vĩnh cửu, làm đá mỹ nghệ, ôplat có
giá trị cao. Đặc biệt là đá núi Nhồi: “Ở phía Tây Nam huyện, có một quả núi
lớn và cao gọi là núi An Hoạch. Sắc đá óng ánh như ngọc lam, chất biếc xanh
như khói nhạt. Sau này đục đá làm khí cụ, ví như đẽo đá làm khánh, đánh lên
tiếng ngân muôn dặm; dùng làm bia văn chương măi ngàn đời” [24, tr 26].
Đá núi Nhồi được hình thành cách ngày nay khoảng 200 - 300 triệu năm, là
loại đá không liền tấm, cứng nhưng không gịn, không có tạp chất, mịn, các
khối đá tạo thành từng lớp có độ dày mỏng khác nhau.
Có thể nói với điều kiện tự nhiên đó đã tạo điều kiện thuận lợi phát
triển một nền kinh tế đa dạng cũng như hình thành nên các đặc tính, và văn
hóa tiêu biểu của con người Đông Sơn.
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.
Dân cư, vùng đất Đông Sơn không chỉ là nơi đầu tiên phát hiện được di
vật của văn hoá Đông Sơn có niên đại cách ngày nay khoảng 2.820 năm, mà
nơi đây còn phát hiện được nhiều dấu tích cư trú, hoạt động vật chất của chủ


13

nhân văn hoá Đông Sơn. Trên lưu vực sông Mã, người ta đã phát hiện được
nhiều di tích khảo cổ thuộc về văn hoá Đông Sơn với đủ các loại hình: di tích
cư trú, mộ táng, di chỉ - xương, quan trọng hơn cả là việc phát hiện công
xưởng chuyên chế tác các công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức trên đất

Đông Sơn. Các di tích này chủ yếu tập trung ở khu vực ngã ba sông trên địa
bàn Đông Sơn. Từ kết quả khảo cổ, người ta cho rằng: vùng đất này không
những chỉ là địa bàn gốc, mà còn là một trung tâm kinh tế - chính trị quan
trọng của cư dân Đông Sơn trong buổi đầu dựng nước.
Từ đó có thể thấy vào thời kỳ các vua Hùng trên đất Đông Sơn ngày
nay, dân cư đã khá đông đúc, khoảng 400 người/1km
2
và có đời sống vật
chất,tinh thần tương đối cao, góp phần hình thành và phát triển của bộ Cửu
Chân - Thanh Hoá.
Hiện nay, dân số của các xã trong huyện khá đông đúc và tỉ lệ tăng nhanh.
Theo số liệu năm 2003, dân số huyện Đông Sơn là 109.797 người, bao gồm
24.880 hộ, mật độ dân số trung bình 1.030 người/km
2
. Cư dân huyện Đông Sơn
chủ yếu là dân tộc Kinh, có 7 xã có tín đồ của đạo thiên chúa giáo, tập trung ở
2 xứ đạo Toàn Tân (Đông Tiến) và Phù Bình (Đông Ninh) [27,tr 445].
Với bề dày truyền thống của vùng đất văn hóa rực rỡ, Ðông Sơn được
coi là một trong những cái nôi của nền văn hoá Việt Nam. Từ xa xưa, những
người dân sinh sống trên mảnh đất này luôn được biết đến với đức tính cần
cù, chịu khó và khéo léo trong lao động sản xuất. Ðây chính là nguồn sức
mạnh tiềm ẩn giúp cho Ðông Sơn đạt được nhiều thành tựu trong phát triển
kinh tế - xã hội.
Về kinh tế, nghề chế tác đá ở Đông Sơn là một trong những nghề cổ
truyền được bảo lưu và phát triển lâu đời nhất ở Đông Sơn, nó được nảy sinh
và phát triển trên cơ sở của một nguồn nguyên liệu địa phương sẵn có, và tiếp
thu truyền thống kỹ thuật từ xưa.


14


Núi An Hoạch nằm ở phía Tây Nam huyện Đông Sơn, trên địa bàn hai
xã Đông Tân và Đông Hưng là một trong những trung tâm khai thác đá nổi
tiếng của nước ta, được người thợ đá rất ưa dùng. Núi cao, thoải, đá mịn,
tiếng kêu trong, có thể dùng làm bia, làm khánh cùng các vật dụng khác.
Từ thời Lư, tổng trấn Thanh Hoá lúc bấy giờ là Lư Thường Kiệt đã biết
đến tiếng đá núi Nhồi, nên đã cho người đến núi Nhồi khai thác để sử dụng.
Đến đời Trần, nghề đục đá ở núi An Hoạch (núi Nhồi) đã nổi tiếng, được triều
đình biết tới, thợ đá An Hoạch được huy động vào việc đục đá ở các núi
Thiên Kiện và Khuân Mai. Triều Lê, từ những miếu điện ở Lam Kinh (huyện
Thọ Xuân, Thanh Hoá) đến Lăng Quận công (Đông Sơn) đều do thợ đá núi
Nhồi góp phần tạo dựng.
Làng Nhồi chủ yếu vẫn sống bằng nghề nông. Đục đá, sản xuất các sản
phẩm từ đá là một nghề phụ quan trọng ở đây. Nghiên cứu về các nghề thủ
công ở Thanh Hoá, Robequain - một người Pháp cho biết: vào cuối triều
Nguyễn, ở làng Nhồi có khoảng 300 hộ làm nghề đục đá [56, tr 971,972]
Hiện nay, nghề đục đá ở Đông Sơn, mà chủ yếu là ở làng Nhồi vẫn tiếp
tục phát triển đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
công tác xây dựng và đời sống.
Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công cổ truyền khá nổi
tiếng ở Thanh Hoá, được tập trung chủ yếu ở làng Trà Đông, xã Thiệu Trung,
Đông Sơn (này thuộc huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá), xưa còn có tên là
Trà Sơn Trang, tên Nôm là Kẻ Chè. Làng này chủ yếu sống bằng nghề đúc
đồng, đơn vị sản xuất chủ yếu là gia đình. Mỗi gia đình là một cơ sở sản xuất,
là một lị riêng, chủ gia đình đồng thời cũng là chủ lò đúc.
Sản phẩm ở Trà Đông được khắp nơi ưa chuộng, không chỉ chủ yếu là
các đồ dùng dân dụng như: nồi đồng, bát hương, đèn, chân đèn,… mà với sự
tích luỹ kinh nghiệm phong phú, người thợ đúc đồng còn tạo ra những sản



15

phẩm mang tính nghệ thuật cao, như các loại: tượng, chuông, con giống, con
rồng,… Nghề đúc đồng ở Trà Đông chủ yếu tập hợp nguyên liệu từ việc tận
dụng các nguồn đồng thứ phẩm.
Ngoài ra, ở Đông Sơn còn có nghề dệt, cũng là một nghề cổ truyền xuất
hiện sớm. Trong số những làng dệt được biết đến ở Đông Sơn, nổi tiếng là
làng dệt Hồng Đô, xã Thiệu Đô, huyện Đông Sơn (nay thuộc huyện Thiệu
Hoá) với nghề dệt nhiễu. Dấu ấn của nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải còn để
lại trong một số hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, như hát phường vải,
trong các lễ hội thi dệt vải,…
Cùng với sự phát triển các ngành nghề truyền thống. Đông Sơn cũng
có nhiều lợi thế trong giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế, với vị trí khá
thuận lợi, nằm cận kề Thành phố Thanh Hoá, ở vị trí giao thoa các hành lang
kinh tế Đông Tây - Nam Bắc của tỉnh Thanh Hoá, của vùng Bắc Trung Bộ,
đầu mối giao thông quốc gia, có mạng lưới cơ sở hạ tầng nói chung và hệ
thông giao thông nói riêng tương đối đầy đủ và phân bố đều khắp các địa
phương trong huyện.
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển
kinh tế của Ðảng, Nhà nước, huyện Đông Sơn đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đặc
biệt là ngành khai thác vật liệu xây dựng và chế tác đá mỹ nghệ phát triển
mạnh, tỷ trọng ngày càng tăng, tạo bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội
địa phương.
Về đời sống tinh thần và phong tục tập quán: Cũng như cư dân trong
làng xã ở mọi miền đất nước, cư dân Đông Sơn có nhiều phong tục, tập quán.
Các phong tục tập quán đó mặc nhiên tồn tại và trở thành điều không thể thiếu
trong cuộc sống hàng ngày và trong sinh hoạt cộng đồng làng xă.



16

Tết Nguyên Đán: Từ xa xưa đến nay, Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ
truyền quan trọng và thiêng liêng nhất của cộng đồng người Việt trên mọi
miền đất nước. Cũng giống như các miền quê khác, khi mùa xuân về, người
Đông Sơn lại náo nức chuẩn bị đón một năm mới với nhiều kỳ vọng và ước
mơ tốt đẹp. Từ ngày 20 tháng Chạp, không khí chuẩn bị đón Tết đã đến với
từng gia đình ở các làng xã, hay vùng. Cái Tết qua nhanh, từ ngày mùng 3 đến
hết ngày mùng 7 Tết, tuỳ từng gia đình mà làm cỗ tiễn “ông bà ông vải” và
những ngày tháng lao động mới lại bắt đầu.
Tết Thanh minh (ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch). Đến ngày này những
người có tuổi (nhất là các gia đình cô, quả) thường đi đến các nghĩa địa hoặc
các phần mộ vô chủ… để thắp hương cho hương hồn các người xấu số, không
có người thờ cúng và trên mâm cỗ cúng ngoài hoa quả thì không thể thiếu
món bánh “trôi”.
Tết mùng 5 tháng năm (còn gọi là Tết giết sâu bọ): chỉ diễn ra trong
một ngày. Hầu hết các gia đình trong làng xã đều chuẩn bị đón tết này. Trước
tết vài ngày, các nhà đã chuẩn bị gạo nếp lật (gạo chỉ xay cho tróc vỏ trấu,
sàng xẩy cho sạch, không giã). Sau đó nấu chín, đẻ nguội rồi trộn với men
rượu với tỉ lệ nhất định, dùng lá chuối kho ủ kín. Khi chín ăn cả cái lẫn nước
gọi là “rượu nếp cái”. Ngoài ra các nhà còn chuẩn bị tráng bánh đa, hái dừa và
các loại hoa quả khác…
Sáng ngày mùng 5, các nhà bày các thứ đã chuẩn bị như rượu nếp, các
loại bánh, hoa quả cúng gia tiên. Sau đó cả nhà quây quần ăn những thứ đã
chuẩn bị, toàn đò nguội và không có một món nào nóng để nhằm “giết sâu
bọ” trong người.
Tết Rằm tháng 7 (còn gọi là ngày Xá tội vong nhân). Tết này chỉ diễn
ra trong một ngày: Đúng ngày 15 tháng 7 âm lịch, các gia đình chuẩn bị một
mâm cỗ cúng. Cùng với cỗ cúng là các bộ quần áo, các đồ dùng (tùy theo điều

kiện của từng nhà và nghề nghiệp của người đã khuất) đều làm bằng giấy


17

hoặc hình nộm phết giấy. Cúng xong các đồ cúng gọi là “hàng mã” thì đem
“hóa”, còn cỗ thì cả nhà ăn.
Tết Rằm tháng 8 (còn gọi là Tết Trung thu - ngày Tết dành giêng cho
thiếu nhi). Nhưng được các bậc lớn tuổi rất quan tâm và chuẩn bị chu đáo.
Những làng có điều kiện thì đầu tháng Tám các cụ trong làng đã cùng nhau
chuẩn bị các trò chơi chung trong đêm Rằm cho con cháu như múa rồng, múa
sư tử, treo đèn kéo quân và mâm cỗ đón trăng Rằm. Phần nhiều các gia đình
chuẩn bị các loại đèn ông sao, đèn kéo quân, to nhỏ khác nhau và không thể
thiếu mâm cỗ gồm các loại hoa quả và bánh kẹo. Tối 15, khi trăng lên cả làng
từ già trẻ, gái trai, tập trung ra sân đình để tham dự các trò chơi, rước đèn và
“phá cỗ”. Sau đó mọi người về nhà mình vừa “phá” cỗ vừa ngắm trăng Rằm
lung linh sáng tỏ.
Thờ cúng tổ tiên:
“Chim có tổ, người có tông”
Quan niệm về cội nguồn được hình thành cùng với quá trình hình
thành và phát triển của dân tộc. Nó đã ngấm vào máu thịt và trở thành một
phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của con người Việt. Thờ cúng cha
mẹ, tổ tiên, dòng họ từ trong mỗi cá nhân đã hoà thành cái chung của cả một
cộng đồng, trở thành giá trị tinh thần cao cả mà không phải dân tộc nào cũng
có được.
Cũng như bao miền quê khác, người dân Đông Sơn rất coi trọng phong
tục thờ cúng tổ tiên. Ở Đông Sơn hiện có đến hơn 60 nhà thờ họ và từ đường.
Mỗi nhà thờ họ thường gắn liền với một cá nhân nổi tiếng của dòng họ đó, là
những người khoa bảng đỗ đạt, có công lao to lớn với dân, với nước. Đấy
không chỉ là niềm tự hào của riêng dòng họ mà còn là niềm tự hào chung của

cả cộng đồng cư dân làng và cả một vùng rộng lớn. Có các nhà thờ họ như:
Nhà thờ Nguyễn Chích (xã Đông Ninh); nhà thờ Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn


18

Khải (xã Đông Thanh); Lăng mộ Quận công Lê Trung Nghĩa (xã Đông
Hưng); Từ đường họ Lê Khả (xã Đông Khê);…
Họ lớn thì có nhà thờ riêng, họ nhỏ thì lấy nhà Tộc trưởng làm nhà thờ
họ, do Tộc trưởng đảm trách việc hương khói, giỗ tết và có phần ruộng hương
hoả để chi dùng. Vào ngày giỗ họ, con cháu trong họ “đơm cỗ” đội đến cúng
ở nhà thờ họ rất nghiêm cẩn. Cũng trong những dịp này, người ta thường kết
hợp bàn việc quan trọng khác của dòng họ, như: lập hoặc bổ sung gia phả,
xây mộ tổ, xây dựng nhà thờ họ,… [27, tr 445].
Cũng như gia đình Việt nói chung, trong mỗi gia đình ở huyện Đông
Sơn đều có một bàn thờ gia tiên (thờ ông bà, cha mẹ đã khuất), thường được
đặt ở gian giữa nhà chính. Đây là nơi rất thiêng liêng trong mỗi gia đình. Cứ
đến ngày giỗ tết, con cháu lại tụ họp lại làm cỗ cúng ông bà, cha mẹ để tưởng
nhớ và báo đáp công ơn của ông bà cha mẹ.
Ngoài ra, có một số người không có con để kế nối việc thờ cúng ông
bà, cha mẹ thì họ cúng ruộng, góp tiền cho nhà chùa, hoặc làm từ thiện các
công trình công cộng của làng xã để khi “khuất núi” làng xã tiếp tục thay họ
làm nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên.
Tín ngưỡng thành hoàng: Là một phong tục không thể thiếu trong các
làng xã Đông Sơn. Do quan niệm “đất có thổ công” nên phần nhiều các làng
đều có thờ một vị thần “bảo trợ”, mỗi vị một thần điện. Tuỳ theo quy mô kiến
trúc và chức năng mà các vị thần được thờ ở Đình, Đền, Nghè, Miếu, Thành
hoàng có thể là nhân vật thần thoại; có thể là một con người thực có công tích
lớn lao với cộng đồng làng, được cả làng suy tôn; có thể là nhân vật lịch sử
của địa phương hay của dân tộc. Vị thần đó được dân làng kính ngưỡng thờ

cúng. Ở Đông Sơn, trong các nhân vật được tôn là “Thành hoàng” thì nhiều
nhất là những người có công lao trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và
những người đỗ đạt, giữ những trọng trách quan trọng trong xã hội. Cụ thể


19

như: Đền thờ Nguyễn Nghi, Đền thờ Cao Cử (xã Đông Thanh); Đền thờ
Nguyễn Đăng Khoa (xã Đông Hoà); Đình Xuân Lưu (xã Đông Xuân) - thờ
Quận công Nguyễn Đình Thuần;…
Bên cạnh đó, ở Đông Sơn còn thờ cúng nhiều vị thần khác như thần:
Cao Sơn, Đông Hải, công chúa Liễu Hạnh, Thiên Lội, Thiên Cương, Long
Uyên,… Có thể nói, tục thờ cúng tổ tiên, thần thánh từ lâu đã trở thành truyền
thống đạo đức dân tộc “uống nước nhớ nguồn” của con người Đông Sơn nói
riêng và của người Việt Nam nói chung [27, tr 453].
Một số tục lệ tiêu biểu: Đông Sơn là vùng đất cổ, nên còn lưu truyền và
bảo lưu được nhiều phong tục tập quán cổ. Đó là các tục lệ quy định về sinh
hoạt cộng đồng làng xã, các tục lệ tín ngưỡng, cưới xin, ma chay, đình đám và
về cơ bản không khác nhiều so với các địa phương khác trong tỉnh. Nhiều tục
lệ khá nặng nề, song vẫn có những tục lệ mang tính tích cực, thể hiện các
thuần phong mỹ tục mà đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

- Tục kết chạ. Kết chạ là một tục lệ phổ biến ở Đông Sơn. Kết chạ là
hình thức để tăng cường tinh thần đoàn kết, thân thiện láng giềng. Trước kia
hầu hết các làng ở Đông Sơn đều kết chạ với nhau. Một làng có thể kết chạ
với một hoặc nhiều làng khác nhau. Trong các lễ hội của làng thì lễ kết chạ, đi
chạ, hội chạ là một lễ quan trọng và các làng thường tổ chức các hình thức
sinh hoạt văn hoá khá sôi nổi. Hiện nay tục lệ này không còn phổ biến và các
làng cũng không mấy áp dụng.
- Tục khảo thí. Đông Sơn là vùng đất khoa bảng của xứ Thanh. Tục

khảo thí là tục kiểm tra các học trò trong làng, mỗi năm được tổ chức một lần.
Trong các làng xã của Đông Sơn phần lớn có tục này và được duy trì thường
xuyên, nhất là các làng có nhiều người đỗ đạt, có truyền thống khoa bảng, tiêu
biểu như làng Cổ Bôn (xã Đông Thanh).
- Tục khảo rể. Ở Đông Sơn, tục này được tổ chức nhằm đề cao việc học
và trình độ văn chương của chú rể. Trước khi nhà trai đến đón dâu, nhà gái

×