Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại cadimi, chì, đồng, kẽm trong một số loài nghuyễn hể ở vùng biển cửa hội, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN HIẾU
NGHIÊN CỨU SỰ TÍCH LŨY CÁC KIM LOẠI CADIMI,
CHÌ, ĐỒNG, KẼM TRONG MỘT SỐ LOÀI NHUYỄN
THỂ Ở VÙNG BIỂN CỬA HỘI, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
NGHỆ AN, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN HIẾU
NGHIÊN CỨU SỰ TÍCH LŨY CÁC KIM LOẠI CADIMI,
CHÌ, ĐỒNG, KẼM TRONG MỘT SỐ LOÀI NHUYỄN THỂ
Ở VÙNG BIỂN CỬA HỘI, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Hóa vô cơ
Mã số: 60.44.01.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN THỊ HỒNG TUYẾT
NGHỆ AN, 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Phan
Thị Hồng Tuyết đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến ý quý báu, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại Khoa Hóa
học - Trường Đại học Vinh, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Hóa vô
cơ đã cho tôi những kiến thức quý giá, tạo điều kiện cho tôi được rèn luyện, học tập
và nghiên cứu trong môi trường hiện đại.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nghệ An,
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
cũng như các đồng nghiệp đã hỗ trợ thời gian, công việc, tạo mọi điều kiện thuận


lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
chia sẻ mọi khó khăn cùng tôi.
Tuy nhiên, trong luận văn sẽ không tránh được những khuyết điểm và thiếu
sót nên tôi rất mong quý thầy cô và các bạn góp ý để hoàn thiện hơn luận văn và
tích lũy kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu sau này.
Trân trọng!
Nghệ An, năm 2014
HỌC VIÊN
Nguyễn Văn Hiếu

MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Giả thuyết khoa học 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
1.1. Vài nét về vùng biển Cửa Hội và các vấn đề ô nhiễm môi trường biển 5
1.1.1. Vài nét về vùng biển Cửa Hội 5
1.1.2. Các vấn đề ô nhiễm môi trường biển 6
1.1.3. Vài nét về động vật nhuyễn thể 8
1.2. Giới thiệu chung về kim loại nặng và tình hình ô nhiễm kim loại nặng 9
1.2.1. Kim loại nặng là gì? 9
1.2.2. Nguồn gốc xuất hiện các kim loại nặng [22] 10
a. Trong môi trường đất: 10
1.2.3. Tác hại của kim loại nặng 10

1.2.4. Sự xâm nhập của kim loại nặng vào cơ thể 12
1.2.5. Qui trình tích luỹ kim loại nặng theo dây chuyền thực phẩm [15] 13
1.2.6. Sự tích tụ các nguyên tố Pb, Cd, Zn, Cu trong nhuyễn thể 14
1.2.7. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và Việt Nam [22] 16
1.2.8. Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: Cu, Zn, Cd, Pb: [4,5]
20
1.3.1. Nguyên tố đồng [13, 14, 36] 21
1.3.2. Nguyên tố kẽm [13,14,36] 24
d. Tác dụng sinh hóa của cadimi [25] 31
1.4.1. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS 36
1.4.2. Phương pháp phổ khối lượng nguyên tử ICP - MS 38
* Một số công trình nghiên cứu xác định kim loại nặng bằng phương pháp ICP-
MS 43
1.5. Các phương pháp xử lý mẫu[18] 44
1.5.1. Nguyên tắc xử lý mẫu 44
Kỹ thuật xử lý ướt: 46
1.5.2. Một số phương pháp xử lý mẫu xác định hàm lượng kim loại nặng trong
nhuyễn thể 48
1.5.3. Một số phương pháp xử lý mẫu đất, trầm tích xác định hàm lượng kim
loại nặng 49
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 51
2.1. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ 51
2.1.1. Hóa chất 51
2.1.2. Dụng cụ 51
2.1.3. Thiết bị 51
2.2. Lấy mẫu, xử lý mẫu, bảo quản mẫu 55
2.2.1. Lấy mẫu 55
2.2.1.1. Đối tượng mẫu 55
2.2.1.2. Địa điểm lấy mẫu 57
2.2.2. Xử lý mẫu sơ bộ và bảo quản mẫu 58

2.3. Vô cơ hóa mẫu trong lò vi sóng 59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 62
3.1. Tối ưu hoá điều kiện phân tích bằng ICP-MS 62
3.1.1. Chọn đồng vị phân tích 62
(Các số khối (m/Z) được in đậm là số khối nhạy của nguyên tố và được dùng để
phân tích các nguyên tố đo theo phương pháp ICP-MS) 63
3.1.2. Độ sâu mẫu (Sample Depth - SDe) 63
3.1.3. Công suất cao tần (Radio Frequency Power - RFP) 63
3.1.4. Lưu lượng khí mang (Carier Gas Flow Rate - CGFR) 64
3.1.5. Tóm tắt các thông số tối ưu của thiết bị phân tích 64
3.1.6. Xây dựng đường chuẩn 64
3.2. Kết quả xác định đồng thời hàm lượng kẽm, đồng, cadimi, chì trong các mẫu
nhuyễn thể, bùn và nước biển bằng phương pháp ICP-MS 68
3.2.1. Kết quả phân tích hàm lượng đồng (Cu) trong các mẫu nhuyễn thể, bùn
và nước biển 68
3.2.3. Kết quả xác định hàm lượng cadimi (Cd) trong các mẫu nhuyễn thể, bùn
và nước biển 74
3.2.4. Kết quả xác định hàm lượng chì (Pb) trong các mẫu nhuyễn thể, bùn và
nước biển 78
3.3. Đánh giá chung về sự tích lũy các kim loại đồng, kẽm, chì, cadimi trong mô
các loại nhuyễn thể nghiên cứu 81
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 90
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tran
g
Bảng 1.1: Hàm lượng đồng và kẽm trong một số loài nhuyễn thể ở vùng
biển Senegal (năm 2006) 14
Bảng 1.2: Hàm lượng trung bình của chì và đồng trong một số loài

nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng (năm 2008) . 14
Bảng 1.3: Hàm lượng chì và cadimi trong một số loài nhuyễn thể ở vùng
biển Đà Nẵng (năm 2007) 15
Bảng 1.4: Hàm lượng đồng và kẽm trong một số loài nhuyễn thể ở vùng
biển Đà Nẵng (năm 2008). 15
Bảng 1.5: Tải lượng chất gây ô nhiễm đổ ra biển Hải Phòng – Quảng Ninh 19
Bảng 1.6: Tải lượng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ
thống sông 19
Bảng 1.7: Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời đối
với kim loại chì và cadimi trong thực phẩm.
21
Bảng 1.8: Giới hạn cho phép của hàm lượng đồng và kẽm trong một số
loại thực phẩm 21
Bảng 1.9: So sánh LOD của các phương pháp phân tích, ppb 39
Bảng 1.10: So sánh các loại phổ nguyên tử với nguồn khác nhau 39
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của ngao vân 56
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của sò huyết 57
Bảng 2.3: Thông tin các loại mẫu được lấy đợt 1 58
Bảng 2.4: Thông tin các loại mẫu được lấy đợt 2 58
Bảng 2.5: Chương trình vô cơ hóa mẫu nhuyễn thể bằng lò vi sóng 60
Bảng 2.6: Chương trình vô cơ hóa mẫu nước bằng lò vi sóng 61
Bảng 2.7: Chương trình vô cơ hóa mẫu bùn (đất) bằng lò vi sóng 62
Bảng 3.1: Hàm lượng tương đối của Pb, Cd, Cu, Zn trong tự nhiên 63
Bảng 3.2: Các thông số tối ưu cho máy đo ICP-MS 65
Bảng 3.3: Đường chuẩn của các nguyên tố đồng, chì và cadimi 69
Bảng 3.4: Kết quả xác định hàm lượng đồng (Cu) trong một số loài
nhuyễn thể ở vùng biển Cửa Hội - Nghệ An 69
Bảng 3.5: Kết quả xác định hàm lượng đồng (Cu) trong môi trường
sống của các loài nhuyễn thể ở vùng biển Cửa Hội - Nghệ An 70
Bảng 3.6: Kết quả xác định hàm lượng kẽm (Zn) trong một số loài 73

nhuyễn thể ở Nghệ An
Bảng 3.7: Kết quả xác định hàm lượng kẽm (Zn) trong môi trường sống
của các loài nhuyễn thể ở vùng biển Cửa Hội - Nghệ An 73
Bảng 3.8: Kết quả xác định hàm lượng cadimi (Cd) trong một số
loài nhuyễn thể ở Nghệ An 76
Bảng 3.9: Kết quả xác định hàm lượng Cadimi (Cd) trong môi trường
sống của các loài nhuyễn thể ở vùng biển Cửa Hội - Nghệ An 77
Bảng 3.10: Kết quả xác định hàm lượng chì (Pb) trong một số loài
nhuyễn thể ở Nghệ An 79
Bảng 3.11: Kết quả xác định hàm lượng Chì (Pb) trong môi trường sống
của các loài nhuyễn thể ở vùng biển Cửa Hội - Nghệ An 80
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Quy trình tích luỹ kim loại theo dây chuyền thực phẩm 13
Hình 1.2: Hệ lò vi sóng để XL ướt 46
Hình 1.3: Bộ bình xử lý mẫu của lò vi sóng 46
Hình 1.4: Hệ chiết Soxhlet 46
Hình 1.5: Hệ phá mẫu kendan 46
Hình 2.1: Sơ đồ khối về nguyên tắc cấu tạo của hệ ICP- MS 52
Hình 2.2: Hình ảnh máy ICP – MS (ELAN 9000) 53
Hình 2.3: Hình ảnh ngao (nghêu) vân 55
Hình 2.4: Hình ảnh sò huyết
56
Hình 2.5: Bản đồ khu vực lấy mẫu 58
Hình 3.1: Độ sâu mẫu của máy ICP - MS 64
Hình 3.2: Đường chuẩn kim loại Cd 67
Hình 3.3: Đường chuẩn kim loại Pb 67
Hình 3.4: Đường chuẩn kim loại Zn 68
Hình 3.5: Đường chuẩn kim loại Cu 68
Hình 3.6: Biểu đồ hàm lượng Cu trong các mẫu nhuyễn thể và giới hạn

tiêu chuẩn 71
Hình 3.7: Biểu đồ hàm lượng Cu trong các mẫu nước biển và giới hạn
tiêu chuẩn 71
Hình 3.8: Biểu đồ hàm lượng Cu trong các mẫu bùn (đất) và giới hạn
tiêu chuẩn 72
Hình 3.9: Biểu đồ hàm lượng Zn trong các mẫu nhuyễn thể và giới hạn tiêu
chuẩn 74
Hình 3.10: Biểu đồ hàm lượng Zn trong các mẫu nước biển và giới hạn tiêu
chuẩn 75
Hình 3.11: Biểu đồ hàm lượng Zn trong các mẫu đất và giới hạn tiêu chuẩn 75
Hình 3.12: Biểu đồ hàm lượng Cd trong các mẫu nhuyễn thể và giới hạn
tiêu chuẩn 77
Hình 3.13: Biểu đồ hàm lượng Cd trong các mẫu nước biển và giới hạn
tiêu chuẩn 78
Hình 3.14: Biểu đồ hàm lượng Cd trong các mẫu bùn (đất) và giới hạn
tiêu chuẩn 78
Hình 3.15: Biểu đồ hàm lượng Pb trong các mẫu nhuyễn thể và giới hạn
tiêu chuẩn 80
Hình 3.16: Biểu đồ hàm lượng Pb trong các mẫu nước biển và giới hạn 81
tiêu chuẩn
Hình 3.17: Biểu đồ hàm lượng Pb trong các mẫu bùn (đất) và giới hạn
tiêu chuẩn 81
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AOAC
Association of Official
Analytical Chemists
Hiệp hội các nhà hóa học
phân tích chính thống
FAO

Food and Agriculture
Organization of the United
Nations
Tổ chức lương thực và nông
nghiệp Liên hiệp quốc
LOD Limit of detection Giới hạn phát hiện
LOQ Limit of quanlity Giới hạn định lượng
MRL Maximum Residue Limit Giới hạn dư lượng tối đa
QCVN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Việt Nam
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập và xúc tiến đầu tư, quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là một trong những mục tiêu tiên quyết để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
của một đất nước. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng mang lại
những hậu quả đáng lo ngại cho môi trường sống và sức khỏe con người. Ở nước ta
việc khai thác khoáng sản bừa bãi, xây dựng ồ ạt các nhà máy xí nghiệp, các khu
công nghiệp, khu chế xuất, sử dụng hóa chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong
sản xuất nông nghiệp đã trực tiếp hoặc gián tiếp xả thải ra môi trường các dạng chất
thải khác nhau chứa không ít các chất độc hại, đặc biệt là các kim loại nặng: Mn,
Cu, Zn, Pb, Cd, Ni, As, Hg…. gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí cũng
như nguồn thức ăn. Một số nguyên tố (Cu, Zn, Fe, Mn, Cr…) là những nguyên tố
vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và triển của con người và động thực vật, tuy
nhiên khi tồn tại trong cơ thể với một lượng lớn vượt quá giới hạn cho phép chúng
sẽ gây ra sự nhiễm độc nguy hiểm [1,8,10,25].
Do đó việc nghiên cứu và phân tích các kim loại nặng trong môi trường
sống, trong thực phẩm và tác động của chúng tới cơ thể con người nhằm đề ra các
biện pháp tối ưu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là một việc vô cùng cần

thiết. Nhu cầu về thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe đã trở thành nhu cầu thiết yếu,
cấp bách và được toàn xã hội quan tâm. Các loài động vật nhuyễn thể như: trai, ốc,
nghêu, sò, hàu, cũng là một trong những nguồn thực phẩm thiết yếu và được ưa
chuộng ở nước ta. Tuy nhiên trong những năm gần đây một số nghiên cứu đã chỉ ra
rằng các loài động vật này có thể tích tụ một số chất ô nhiễm, đặc biệt là các kim
loại nặng trong cơ thể chúng với hàm lượng cao hơn nhiều lần so với hàm lượng ở
môi trường bên ngoài và được xem là ô nhiễm của khu vực nghiên cứu [27,29,30].
Tùy thuộc vào dạng sống và cơ chế lấy thức ăn của mỗi loài sinh vật mà sự
tích lũy kim loại nặng trong mô của chúng khác nhau. Môi trường biển chứa nhiều
kim loại nặng, một trong số các kim loại nặng được cho là ô nhiễm khi hàm lượng
đủ lớn làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Các kim loại nặng trong môi trường biển
1
thường tồn lưu trong cơ thể sinh vật biển và có khả năng tích lũy, khuếch đại trong
mô cơ thể chúng. Tính độc hại của các kim loại nặng tồn tại lâu dài, và khuếch đại
trong chuỗi thức ăn, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người.
Việc nghiên cứu các loài không di trú biển, khả năng tích lũy kim loại nặng
theo vị trí địa lý đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới và kết quả được
công bố trong rất nhiều công trình. Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về sinh vật điển
hình, như các loài sinh vật tích tụ đang là vấn đề nghiên cứu khá mới mẻ. Một vài
nghiên cứu về sự tích lũy các kim loại nặng được tiến hành trên các loài thực vật
như các loại rau. Các loài động vật như: ngao, sò huyết cũng đã được sử dụng như
những sinh vật tích tụ để nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất và
nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa nhiều, đặc biệt là môi trường biển ở Việt
Nam nói chung và Nghệ An nói riêng [19,20,22,24]. Các kim loại nặng như Zn, Cd,
Pb, Cu, As, Hg, … được đánh giá là các nguyên tố độc ở dạng vết và có thể gây ngộ
độc tức thời hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sinh vật và con người. Trong đó Cu, Zn là
các nguyên tố vi lượng có lợi, chỉ khi hàm lượng vượt giới hạn cho phép mới gây
độc; Pb và Cd là các kim loại nặng độc hại, chúng được đánh giá là các nguyên tố
độc ở dạng vết và có thể gây ngộ độc tức thời hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sinh vật

và con người.
Thông thường để đánh giá sự ô nhiễm môi trường tại khu vực ô nhiễm, người
ta có thể lựa chọn các đối tượng mẫu khác nhau để tiến hành phân tích như mẫu
nước, mẫu đất, mẫu trầm tích, mẫu sinh vật … nhưng việc sử dụng các chỉ thị sinh
học môi trường sống tại các khu vực nghiên cứu để đánh giá mức độ ô nhiễm tỏ ra
ưu việt hơn hẳn. Từ sự tích lũy của chúng có thể nhận diện được sự có mặt của các
chất và đánh giá chất lượng môi trường nhằm phục vụ cho việc giám sát và quan
trắc với ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn.
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu sự tích lũy các
kim loại Cu, Zn, Cd, Pb trong một số loài nhuyễn thể ở vùng biển Cửa Hội -
tỉnh Nghệ An” , để làm đề tài luận văn của mình.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại Cu, Zn, Cd, Pb trong một số loài nhuyễn
thể ở vùng biển Cửa Hội - tỉnh Nghệ An.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về sự ảnh hưởng của các nguyên tố: Zn, Cu, Cd, Pb đối
với sinh vật.
- Điều tra, nghiên cứu, đánh giá sự ảnh hưởng của các nguyên tố: Zn, Cu, Cd, Pb
đối với một số loài nhuyễn thể.
- Xác định được hàm lượng Zn, Cu, Cd, Pb trong mô của một số loài nhuyễn
thể, các mẫu môi trường sông của chúng là nước biển và bùn (đất).
- Từ kết quả phân tích giữa mẫu nghiên cứu và mẫu đối chứng rút ra nhận xét và
đánh giá mức độ tích lũy kim loại nặng của một số loài nhuyễn thể ở khu vực biển
Cửa Hội - Nghệ An, góp thêm dẫn liệu về sự tích lũy kim loại nặng của loài. Trên
cơ sở đó đưa ra các nhận xét ban đầu về sự tích luỹ kim loại nặng trên loài nghiên
cứu ở vùng biển Cửa Hội - Nghệ An.
- Kết quả của đề tài phản ánh hiện trạng ô nhiễm (nếu có) và qua đó cảnh báo
vấn đề sử dụng các loài sinh vật có khả năng tích lũy kim loại nặng làm thực phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Xác định hàm lượng các kim loại nặng Zn, Cu, Cd, Pb trong mô của một số
loài nhuyễn thể phân bố ở vùng biển Cửa Hội - Nghệ An, cụ thể là:
+ Loài Meretrix lusoria (ngao (nghêu) vân)
+ Loài Andara granosa (sò huyết)
- Xác định hàm lượng các kim loại nặng Zn, Cu, Cd, Pb trong môi trường
sinh sống của 2 loài trên: bùn, nước tại địa điểm lấy mẫu của các loại nhuyễn thể
trên.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan từ sách
báo, internet để giải quyết vấn đề đặt ra trong luận văn.
3
- Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa: Đối với mẫu sinh vật nhuyễn thể:
thu mẫu trực tiếp bằng vợt, cào, bằng tay hoặc thu mua lại từ các ngư dân; đồng thời
trực tiếp hoặc thuê ngư dân lấy mẫu môi trường sống (đất, nước) của sinh vật
nhuyễn thể.
- Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
+ Xác định kích thước của mẫu sinh vật nhuyễn thể bằng thước đo thông
thường.
+ Vô cơ hóa mẫu và tiến hành phân tích hàm lượng các kim loại nặng trong
mô mềm của sinh vật nhuyễn thể và mẫu môi trường sống của nhuyễn thể bằng
phương pháp phổ khối nguyên tử ICP-MS.
+ Xử lý số liệu thống kê và vẽ biểu đồ bằng các phần mềm MS Excell ….
6. Giả thuyết khoa học
Từ cơ sở khoa học của những nghiên cứu trên, trong đề tài này tôi nghiên
cứu về mức độ tích lũy kim loại nặng ở loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cụ thể là loài
Meretrix lusoria và Anadara granosa phân bố ở vùng biển Cửa Hội - Nghệ An.
Trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét ban đầu về sự tích luỹ kim loại nặng trên loài
nghiên cứu ở vùng biển Cửa Hội - Nghệ An.
Kết quả của đề tài phản ánh hiện trạng ô nhiễm (nếu có) và qua đó cảnh báo
vấn đề sử dụng các loài sinh vật có khả năng tích lũy kim loại nặng làm thực phẩm

và đánh giá khả năng sử dụng chúng làm sinh vật quan trắc môi trường
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về vùng biển Cửa Hội và các vấn đề ô nhiễm môi trường biển
1.1.1. Vài nét về vùng biển Cửa Hội
Cửa Hội là tên cửa sông Lam đổ ra biển Đông, là ranh giới tự nhiên của 2
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Địa danh Cửa Hội là tên gọi chung của các phường Nghi
Hải, Nghi Hòa và xã Nghi Xuân - nằm ở cực Nam của thị xã Cửa Lò. Hai phường
Nghi Hải và Nghi Hòa trực thuộc thị xã Cửa Lò (tách ra từ huyện Nghi Lộc năm
1994), xã còn lại thuộc huyện Nghi Lộc. Tên gọi Cửa Hội chỉ mang tính địa danh
không mang tính hành chính.
Vùng biển Cửa Hội là nơi hội tụ của hai con sông, đó là phần cuối của sông
Lam từ Nghệ An hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, vùng biển Cửa Hội cũng là ranh
giới của Nghệ An và Hà Tĩnh.
Sông Lam bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang -Lào. Phần chảy trên lãnh
thổ Lào gọi là Nam Khan. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Lam chảy qua địa phận
huyện Kì Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các
huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ
An rồi vào Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ
ra vịnh Bắc Bộ.
Bên cạnh đó, kinh tế ở vùng biển Cửa Hội chủ yếu dựa vào kinh doanh dịch
vụ du lịch, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản và sản xuất nông nghiệp. Vùng biển
Cửa Hội cung cấp một lượng hải sản đáng kể cho dân cư trong tỉnh và cho du khách
thập phương vào mùa du lịch. Các loại hải sản phổ biến ở đây như nghêu, hàu, vẹm,
sò huyết, và các loài cá nước lợ như cá hanh, cá ve, cá mòi, cá cơm,
Do đó, vùng biển Cửa Hội có thể tiếp nhận phần lớn các chất thải từ đất liền
bị cuốn theo dòng chảy của sông Lam và sông La và các hoạt động khác của con
người như khai thác du lịch, khai thác khoáng sản và giao thông trong khu vực, …
5
1.1.2. Các vấn đề ô nhiễm môi trường biển

Môi trường biển là thành phần môi trường trong hệ môi trường sinh thái toàn
cầu, mặt khác nó cũng chính là một môi trường hoàn chỉnh. Trong môi trường này
có thành phần của môi trường vật lý như nước, như không khí, khí hậu, đất ven bờ,
đất đá đáy biển, đa dạng sinh học, dòng vật chất, năng lượng. Nó cũng có mối liên
hệ chằng chịt giữa các thành phần của "nội môi trường", sự liên hệ giữa chúng kể cả
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đã tạo nên một cấu trúc hoàn chỉnh. Biển có thể chia
thành 3 loại: Biển cạn, biển sâu và đại dương. [1]
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy
sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác
khoáng sản, giao thông vận tải biển. Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ các
chất thải độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới. [1]
Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số
dạng như sau:[11]
• Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại
nặng, các hoá chất độc hại.
• Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.
• Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng
ngập mặn, cỏ biển v.v
• Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển.
• Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong
các thực phẩm lấy từ biển.
Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển: Các hoạt
động trên đất liền, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại
dương, thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hoá trên biển và ô nhiễm
không khí.
Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản
phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, rò
rỉ phóng xạ, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải
6
rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây

dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số
chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển.
Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác
khoáng sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên
biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn
khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với
sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình
hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển.
Nồng độ dầu cao trong nước có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật
biển. Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý
thức và không có ý thức. Loại hoá chất bền vững như DDT có mặt ở khắp các đại
dương. Theo tính toán, 2/3 lượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con người sản xuất,
hiện đang còn tồn tại trong nước biển. Một lượng lớn các chất thải phóng xạ của các
quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962
có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chôn xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn
dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay.
Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ
đổ ra biển.
Hoạt động vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô
nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm
50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều
hàng hoá, phương tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao
thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO
2
cao
trong không khí sẽ làm cho lượng CO
2
hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc
hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí

quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay
đổi môi trường sinh thái biển.
7
Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các
quá trình tự nhiên như núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên v.v
Bảo vệ môi trường biển là một trong những nội dung quan trọng của các chương
trình bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới. Công ước
Luật biển năm 1982, Công ước Marpol 73/78 chống ô nhiễm biển, Công ước quốc
tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống ô nhiễm dầu đã thể hiện
sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển.
1.1.3. Vài nét về động vật nhuyễn thể
Ngành thân mềm (hay còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành
trong phân loại sinh học có các đặc điểm như: cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che
chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi. Ngành thân
mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất,
chiếm 23% tổng số các sinh vật biển được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới,
bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài
như trai, sò, ốc, hến, nghêu, hàu, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường
như biển, sông, suối, ao hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn, một số chuyển sang
sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà. Chúng còn có độ đa
dạng cao không chỉ về kích thước mà còn cấu trúc giải phẫu học, bên cạnh sự đa
dạng về ứng xử và môi trường sống. [2, 14]
Y học cổ truyền đã khẳng định các loài nhuyễn thể có vị ngọt, mặn, tính
lạnh. Các món ăn chế biến từ nhuyễn thể có tính thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc. tính
chất này dùng để giải độc rượu. Người bị tiểu đường cũng nên ăn nghêu, sò, ốc,
hến. Ăn nhuyễn thể còn giúp bổ gan, bổ thận,…
Theo dược sĩ Bùi Kim Tùng ăn nhuyễn thể còn là giải pháp bổ sung kẽm và
iod. Các loài nhuyễn thể có nhiều iod gấp 200 lần so với trứng và thịt, thịt nhuyễn
thể có thể dùng làm thực phẩm hỗ trợ cho các bệnh tim mạch, bướu cổ, làm loãng
đờm giãi, tăng tính miễn nhiễm, tăng chuyển hóa chất dinh dưỡng và tăng nội tiết

tố. Tuy nhiên thịt nhuyễn thể có thể làm cho các bà mẹ đang nuôi con bú bị tắc sữa.
8
Như vậy, nhuyễn thể là một loài thực phẩm thuốc quý nhưng cho đến nay
những nghiên cứu cơ bản về loài nhuyễn thể còn quá ít ỏi.
Đặc điểm sinh sống nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thường được cố định tại một
địa điểm và hô hấp bằng mang, lấy thức ăn theo kiểu lọc nước nên chúng có khả
năng tích lũy nhiều kim loại nặng và nhiều chất khác trong cơ thể, do đó chúng đặc
trưng cho mức độ nghiên cứu ô nhiễm bởi các chất độc hại khu vực đó. Nhuyễn thể
hai mảnh vỏ ở môi trường biển phân bố rộng, có số lượng phong phú, dễ thu mẫu,
có kích thước phù hợp dễ cung cấp lượng mô đủ lớn cho việc phân tích… Các loài
nhuyễn thể hai mảnh vỏ như là chất chỉ thị sinh học được đưa ra phục vụ cho mục
đích đánh giá mức độ ô nhiễm bởi các chất độc hại trong đó có kim loại nặng.
Theo một số tác giả thì loài nhuyễn thể có hai vỏ cứng như trai, trùng trục
hay ốc là các loài thích hợp dùng làm chỉ thị sinh học đối với lượng vết các kim
loại. Chúng có khả năng tích tụ các kim loại lượng vết như Pb, Cd, Hg… với hàm
lượng lớn. Trai, ốc có thể tích tụ Cd trong mô của chúng ở mức hàm lượng cao hơn
gấp 100.000 lần mức hàm lượng tìm thấy trong môi trường xung quanh.[7]
1.2. Giới thiệu chung về kim loại nặng và tình hình ô nhiễm kim loại nặng
1.2.1. Kim loại nặng là gì?
Định nghĩa chung: Kim loại nặng là những nguyên tố có khối lượng nguyên
tử giữa 63,5 và 200,6, khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm
3
(theo Srivastava and
Majumder, 2008).
Đĩnh nghĩa thường dùng: Kim loại nặng là bất kỳ kim loại hoặc á kim nào
gây ảnh hưởng độc hại đến môi trường. Thuật ngữ này xuất phát từ những tác hại
của cadimi, thủy ngân và chì, tất cả các kim loại này đều nặng hơn sắt. Khái niệm
này đã được áp dụng cho bất kỳ kim loại độc hại tương tự khác hoặc á kim như
asen, không phụ thuộc vào khối lượng riêng. Các kim loại nặng thường gặp là crom,
coban, niken, đồng, kẽm, asen, selen, bạc, cadimi, antimon, thủy ngân, tali và chì.

Không giống với các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại nặng không bị các vi
khuẩn phân hủy mà có khuynh hướng tích lũy trong cơ thể sống và nhiều kim loại
nặng đã được biết đến là độc và có thể gây ung thư.
9
1.2.2. Nguồn gốc xuất hiện các kim loại nặng [22]
a. Trong môi trường đất:
Nguồn gốc xuất hiện các kim loại nặng trong đất chủ yếu là nguồn ô nhiễm
nhân tạo, nguyên nhân chính là do nguồn nước thải bị nhiễm kim loại nặng từ hoạt
động sản xuất công nghiệp (khai khoáng, giao thông, chế biến quặng kim loại, ),
nước thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp (phân bón, hóa chất bảo vệ
thực vật, thuốc trừ sâu diệt cỏ )… chảy qua và ngấm vào môi trường đất. Hiện nay,
ở Việt Nam tình hình ô nhiễm đất bởi kim loại nặng nhìn chung chưa phổ biến. Tuy
nhiên trường hợp cục bộ gần khu công nghiệp, đặc biệt ở những làng nghề tái chế
kim loại, tình trạng ô nhiễm kim loại nặng diễn ra khá trầm trọng.
b. Trong môi trường nước:
Kim loại nặng tồn tại trong môi trường nước từ nhiều nguồn khác nhau như:
nước thải của hoạt động sản xuất công nghiệp (khai khoáng, giao thông, chế biến
quặng kim loại, ), nước thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp (phân bón,
hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu diệt cỏ )… Nguồn nước mặt bị ô nhiễm kim
loại nặng sẽ kéo theo ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm
không khí.
c. Trong môi trường không khí:
Kim loại nặng tồn dư trong không khí do các nguồn sau: Công nghiệp luyện
kim, cơ khí thải ra nhiều khói bụi kim loại, khói thải do dùng nhiên liệu hoá thạch,
khói thải của các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu kém chất lượng có
chứa kim loại nặng, hoá chất độc hại trong quá trình luyện gang, thép, nhiệt luyện
kim loại, khí thải ở các nhà máy luyện kim thường có nhiệt độ cao 300 – 400
0
C nên
dễ dàng được phân tán ra nếu kết hợp được với ống khói cao

1.2.3. Tác hại của kim loại nặng
Một số kim loại rất cần thiết cho cơ thể sống và con người. Chúng là các
nguyên tố vi lượng không thể thiếu, sự mất cân bằng các này có ảnh hưởng trực tiếp
tới sức khỏe của con người. Độc tính của các kim loại nặng chủ yếu do chúng có thể
sinh các gốc tự do, đó là các phần tử mất cân bằng năng lượng, chứa những điện tử
10
không cặp đôi chúng chiếm điện tử từ các phân tử khác để lặp lại sự cân bằng của
chúng. Các gốc tự do tồn tại tự nhiên khi các phân tử của tế bào phản ứng với O
2
(bị
ôxi hóa) nhưng khi có mặt các kim loại nặng – tác nhân cản trở quá trình ôxi hóa, sẽ
sinh ra các gốc tự do vô tổ chức, không kiểm soát được. Các gốc tự do này phá hủy
các mô trong toàn cơ thể gây nhiều bệnh tật.[25]
Kim loại nặng có độc tính là các kim loại có tỷ trọng ít nhất lớn gấp 5 lần tỷ
trọng của nước. Chúng là các kim loại bền (không tham gia vào quá trình sinh hóa
trong cơ thể) và có tính tích tụ sinh học (chuyển tiếp trong chuỗi thức ăn và đi vào
cơ thể người). Các kim loại này bao gồm: Hg, Ni, Pb, As, Cd, Al, Pt, Cu, Cr,
Mn….Các kim loại nặng khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây độc tính. Những kim
loại nặng có tính độc cao nguy hiểm là: thuỷ ngân (Hg), cadimi (Cd), chì (Pb),
niken (Ni). Các kim loại nặng có tính độc mạnh là asen (As), crôm (Cr), kẽm (Zn),
thiếc (Sn), đồng (Cu).
Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể một phần bị đào thải, một phần được giữ
lại trong cơ thể. Các kim loại nặng là nguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ sinh thái
đất, chuỗi thức ăn và con người.
- Đối với người:
Gây độc hại cấp tính, thí dụ thuỷ ngân hay asen với liều cao có thể gây ngộ
độc chết người ngay.
Gây độc hại mãn tính hoặc tích luỹ thí dụ chì với liều lượng nhỏ hàng ngày,
liên tục, sau một thời gian sẽ gây nhiễm độc chì, rất khó chữa, các kim loại khác
gây sỏi thận.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kim loại nặng có thể gây rối loạn hành vi của
con người do tác động trực tiếp đến chức năng tư duy và thần kinh. Gây độc cho các
cơ quan trong cơ thể như máu, gan, thận, cơ quan sản xuất hoocmon, cơ quan sinh
sản, hệ thần kinh gây rối loạn chức năng sinh hóa trong cơ thể do đó làm tăng khả
năng bị dị ứng, gây biến đổi gen. Các kim loại nặng còn làm tăng độ axit trong máu,
cơ thể sẽ rút canxi từ xương để duy trì pH thích hợp trong máu dẫn đến bệnh loãng
xương. Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng hàm lượng nhỏ các kim loại nặng có
11
thể gây độc hại cho sức khỏe con người nhưng chúng gây hậu quả khác nhau trên
những con người cụ thể khác nhau.
- Đối với thức ăn:
Làm hư hỏng thức ăn, thí dụ chỉ cần cho lượng vết đồng sẽ kích thích quá
trình oxi hoá và tự oxi hoá của dầu mỡ. Làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực
phẩm, thí dụ chỉ cần cho lượng vết kim loại nặng cũng đủ để kích thích sự phân huỷ
vitamin C, vitamin B
1

Sự nhiễm độc kim loại nặng đã tăng lên nhanh chóng từ những năm 50 của
thế kỷ trước do hậu quả của việc sử dụng ngày càng nhiều các kim loại nặng trong
các ngành sản xuất công nghiệp. Ngày nay sự nhiễm độc mãn tính có thể xuất phát
từ việc dùng chì trong sơn, nước máy, các hóa chất trong quá trình chế biến thực
phẩm, các sản phẩm “chăm sóc con người” (mỹ phẩm, dầu gội đầu, thuốc nhuộm
tóc, thuốc đánh răng, xà phòng,…). Trong xã hội ngày nay, con người không thể
tránh được sự nhiễm các hóa chất độc và các kim loại, vấn đề là bị nhiễm trong hay
vượt giới hạn cho phép mà thôi.
1.2.4. Sự xâm nhập của kim loại nặng vào cơ thể
Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, tiêu hóa thức
ăn hay hấp thụ qua da (như Hg) được tích tụ trong các mô theo thời gian sẽ đạt tới
hàm lượng gây độc.
- Hô hấp: Không khí được cơ thể sống hít vào có những chất ô nhiễm không

chỉ ở dạng khí mà còn ở dạng lỏng, bụi rắn có khả năng bay hơi. Các chất độc sau
khi được hấp thụ qua màng nhầy sẽ lan toả đi vào máu, gây ngộ độc.
Các chất độc ở dạng rắn hay lỏng, lơ lửng trong không khí như sương mù,
khói,… với hạt nhỏ hơn 1 micron có thể vào phổi. Bụi khí độc có kích thước phân
tử từ 1 – 5 micron đi vào các phế quản hay phế nang. Toàn bộ phế nang có diện tích
rất lớn với một mạng lưới mao mạch dày đặc giúp chất độc khuếch tán nhanh vào
máu, không qua gan và không được giải độc như theo đường tiêu hoá mà đi ngay
qua tim để đi đến các phủ tạng, đặc biệt hệ thần kinh trung ương. Do đó, chất độc
xâm nhập qua đường hô hấp tác động gây độc nhanh và rất nguy hiểm.
12
- Tiêu hoá: Thức ăn và nước uống bị nhiễm bẩn không đảm bảo qui tắc an
toàn vệ sinh thực phẩm hay bản thân thức ăn và nước uống có chứa kim loại nên
kim loại nặng dễ xâm nhập vào cơ thể sinh vật và gây bệnh. Chỉ có một số độc chất
đi vào não, còn lại độc chất chủ yếu đi qua gan, thận, qua sữa mẹ, tuyến mồ hôi và
tuyến sinh dục.
- Tiếp xúc qua da: Da có vai trò bảo vệ chống tác động của yếu tố hoá học,
vật lý và sinh học. Do một số yếu tố nhạy cảm với lớp mỡ dưới da nên kim loại
nặng có thể đi qua da, vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể. Nhiễm độc qua da càng
xảy ra dễ dàng nếu da bị tổn thương về mặt cơ học (chấn thương), lý học (bỏng),
các chất hoá học (các chất kích thích và ăn da, gây bỏng). Nếu nhiễm qua niêm mạc
càng nguy hiểm hơn vì niêm mạc có mật độ mao mạch dày.
1.2.5. Qui trình tích luỹ kim loại nặng theo dây chuyền thực phẩm [15]
Hình 1.1: Quy trình tích luỹ kim loại theo dây chuyền thực phẩm
13
Con người
6,0
Chim ăn cá
3,15

0,17 – 2,07

Động vật
có vú
Chim ăn thịt
4,0
Tôm
0,16
Ốc sên bùn Trai, hến
0,42
Côn trùng
0,23 – 0,3
Mảnh vỡ
hữu sinh
Sinh vật hữu
sinh
0,03
Phiêu sinh
0,04
Thực vật vùng
đầm lầy
Dây chuyền thực phẩm là con đường chuyển năng lượng từ cơ thể sinh vật
này sang cơ thể sinh vật khác. Nếu trong cơ thể sinh vật của một mắt xích trong dây
chuyền thực phẩm nào đó có chất độc thì chất độc này sẽ được chuyển sang sinh vật
khác có bậc dinh dưỡng cao hơn, kế đó trong dây chuyền. Trong dây chuyền thực
phẩm ở hình 1.1, con người là sinh vật có bậc cao nhất trong các bậc dinh dưỡng.
Điều này có nghĩa là con người có khả năng tích luỹ nhiều nhất các chất độc cao
nhất trong dây chuyền thực phẩm.
1.2.6. Sự tích tụ các nguyên tố Pb, Cd, Zn, Cu trong nhuyễn thể
Việc nghiên cứu, kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong nhuyễn thể được
thực hiện ở nhiều quốc gia, với nhiều vùng biển khác nhau đối với một số loài
nhuyễn thể có nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao. Sau đây là một số kết quả nghiên

cứu điển hình trong thời gian qua được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 1.1: Hàm lượng đồng và kẽm trong một số loài nhuyễn thể
ở vùng biển Senegal (năm 2006) [38]
Tên loài
Cu (µg/g) Zn (µg/g)
Vẹm (Perna Perna) ở Morocco coast 7,2 ± 0,73 121,6 ± 6,1
Ngao (Tridacna squamosa) tại Cap Timiris 8,4 ± 0,87 49,8 ± 4,2
Ngao (Tridacna squamosa) tại M, Hejral 26,17 ± 6,74 59,97 ± 7,16
Hàu (Crassostrea gasar) Wet season 47,16 ± 7,35 2320 ± 180
Điệp (Chlamys varia) Cameroom 3,83 ± 0,55 39,04 ± 0,8
Bảng 1.2: Hàm lượng trung bình của Pb và Cu trong một số loài nhuyễn thể
hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng (năm 2008) [20]
Địa
điểm
lấy
mẫu
Loài nhuyễn thể
Chiều
dài vỏ
(mm)
Hàm lượng trung bình
(mg/kg khối lượng ướt)
Pb Cu
Biển
Nam
Ô
Hàu (Ostrea Rivulasis -
Gould)
Ngó (Cyclina Sinensis -
Gmelin)

Sò lông (Annadara
Subcrennata - Lischke)
Vẹm xanh (Perna viridis -
Linnd)
35 - 37
55 - 57
45 - 47
43 - 45
1,52 ± 0,21
1,85 ± 0,25
2,12 ± 0,27
1,65 ± 0,23
10,35 ± 0,22
14,72 ± 0,33
16,52 ± 0,38
12,23 ± 0,31
14

×