Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.26 KB, 68 trang )

Luận văn báo cáo
Đề tài:
“Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp
và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám
tỉnh Bắc Giang”
1
MỤC LỤC
Cây trồng.....................................................................................................19
Cu................................................................................................................24
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang ngày càng biến đối mạnh
mẽ. Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,
hoạt động khai khoáng ngày càng tăng…, là nguyên nhân làm cho môi trường
bị huỷ hoại nghiêm trọng, làm cho nhiệt độ trái đất tăng, lỗ thủng tầng ôzôn
ngày càng lớn, mưa axít, nghịch đảo nhiệt.... Ô nhiễm môi trường, trong đó
vấn đề ô nhiễm môi trường đất đang là một vấn đề bức xúc của toàn cầu.
Từ trước tới nay người ta thường coi môi trường tự nhiên có khả năng
tự làm sạch, tuy nhiên nó cũng chỉ xảy ra ở một ngưỡng nhất định, nếu quá
ngưỡng đó thì sẽ gây ra ô nhiễm. Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất hầu hết
các phế thải đều quay trở lại môi trường đất, nước dưới các hình thức khác
nhau. Sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp nói chung và đất nông
nghiệp ở các làng nghề nói riêng là một trong những hiểm họa cho môi
trường đất. Vấn đề ô nhiễm KLN trong đất đang diễn ra phổ biến nhiều nơi
trên thế giới. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
2
Trong môi trường nông nghiệp, đất đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi
đất là đối tượng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các hoạt động
sản xuất nông nghiệp đều diễn ra trên bề mặt đất, đặc biệt là các hoạt động
trồng trọt, đất đóng vai trò là vật mang đối với cây trồng.


Đối với Bắc Giang, một tỉnh miền núi có nhiều khó khăn, với phần đa
dân số hoạt động trong nông nghiệp thì vai trò của đất càng trở nên quan
trọng, quyết định đến thu nhập và đời sống của người dân.
Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp bị suy giảm đáng kể cả về số lượng
và chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng ô nhiễm từ chất thải của
sinh hoạt, của hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang, có diện tích 98,105 ha
được xây dựng trên địa bàn 2 xã Hồng Thái và Hoàng Ninh thuộc huyện Việt
Yên tỉnh Bắc Giang, với sự tập trung nhiều nghành sản xuất như sản xuất
thiết bị xây dựng, sản xuất và chế biến thực phẩm, tráng mạ kẽm kim loại, sản
xuất dây cáp điện, sản phẩm nhựa cao cấp, chế tạo máy hàn điện, sản xuất
thiết bị điện và điện tử, sản xuất ôxýt kẽm, sản xuất mũ bảo hiểm và phụ tùng
xe máy, … thì nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp ở 2 xã và
khu vực xung quanh là rất lớn.
Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn, dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt
xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
- Trên cơ sở nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông
nghiệp và nước mặt của khu vực xung quanh khu công nghiệp Đình Trám tỉnh
Bắc Giang, đánh giá mức độ ô nhiễm chúng của đất.
3
- Đề xuất các giải pháp khắc phục
2.2. Yêu cầu
Lấy mẫu tại các vùng đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của khu công
nghiệp.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự tích luỹ Pb, Cu, Zn, Cd trong đất nông nghiệp và nước

mặt xung quanh khu công nghiệp.
4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Thực trạng môi trường Việt Nam
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, Việt Nam đang
đối đầu với những vấn đề gay cấn do tài nguyên thiên nhiên bị thoái hóa và sự
xuống cấp của chất lượng môi trường. Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế sản
xuất tập trung sang một nền kinh tế hướng theo thị trường đã đẩy nhanh sự
tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng đồng
thời nước ta cũng đang phải đối đầu với một số vấn đề nghiêm trọng, trong đó
có vấn đề môi trường.
1.1. Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Đất bị ô nhiễm có thể phân loại theo
nguồn gốc phát sinh, hoặc các tác nhân gây ô nhiễm: Do chất thải sinh hoạt,
do hoạt động công nghiệp, do hoạt động nông nghiệp, do chất độc hoá học...
Ô nhiễm đất sẽ làm đảo lộn cân bằng sinh thái, suy giảm các chất dinh
dưỡng và phá huỷ cấu trúc của đất, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu
gây ô nhiễm đất:
1.1.1. Ô nhiễm do chất thải công nghiệp
Trong quá trình phát triển, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, đã và đang gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm
trọng do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải
và sinh hoạt gây ra. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công
nghiệp (KCN) trọng điểm ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải vào hệ
thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m
3
nước thải công
nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD
5

(nhu cầu ôxy
5
sinh hoá), 1789 tấn COD (nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho
và kim loại nặng (KLN) [2].
Về ô nhiễm không khí, chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng
năm các phương tiện vận tải trên địa bàn tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và
190.000 tấn dầu diezel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi,
25 tấn chì, 4200 tấn CO
2
, 4500 tấn NO
2
, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO
2
,
13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Tại Hà Nội, vào nhưng năm
1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu
công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét
và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (TCCP) khoảng 2 - 4 lần; xung
quanh các nhà máy thuộc KCN Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có
đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn TCCP 2-3 lần.
Cũng tại KCN Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy
nồng độ SO
2
trong không khí vượt TCCP 2 - 4 lần[2].
Nhìn chung, tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 KCN đều sử dụng hết diện tích, thì sẽ
thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức lớn gấp 29
lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại...[2].
Các chất thải công nghiệp có thể ở dạng lỏng, khí hoặc rắn, có thể là
chất vô cơ, hữu cơ, xà phòng, thuốc nhuộm, kiềm hay axít, …Đặc biệt nguy

hiểm là các KLN như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), asen (As), …
1.1.2. Ô nhiễm do phân hoá học
Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường (BCHTMT) Việt Nam năm 2005,
ở Việt Nam, 80% phân hoá học dành cho lúa, lượng NPK bón còn thấp. Năm
2000 toàn bộ phân bón cả nước qui ra đơn vị dinh dưỡng nguyên chất là
211.000 tấn, đến năm 2005 dự kiến khoảng 2.708.000 tấn. Nếu tính trên mỗi
ha: Năm 2000 tổng lượng NPK đã bón là 171,5 kg/ha (tỷ lệ N: P
2
O
5
: K
2
O = 1 :
6
0,38 : 0,31); bình quân năm từ 2001 – 2003 đã bón 172,6 kg/ha (tỷ lệ N: P
2
O
5
:
K
2
O = 1 : 0,55 : 0,36); dự kiến giai đoạn 2004 – 2005 bón khoảng hơn 300
kg/ha (tỷ lệ N: P
2
O
5
: K
2
O = 1 : 0,58 : 0,37) so với bình quân thế giới còn thấp.
Lượng phân bón bình quân sử dụng cho 1 ha gieo trồng rất thấp, đặc biệt ở

vùng trung du và miền núi (khoảng 80 – 90 kg/ha), thấp hơn nhiều so với Hàn
Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy chưa gây ra những tác động ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, nhưng việc bón phân vô cơ đơn độc, liên tục đã ảnh
hưởng tới sự chua hoá ở tầng đất canh tác. Một số vùng sử dụng đạm nhiều có
liên quan tới sự tích luỹ NO
3
-
trong nước[3].
1.1.3. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật
Việc lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp,
canh tác không đúng kỹ thuật đang gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất
trên phạm vi cả nước. Kết quả quan trắc cho thấy, một số vùng đất nông
nghiệp bị ô nhiễm như là ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh, hàm lượng CO
tầng đất mặt dao động từ 9,9 - 15 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép về an toàn
nông phẩm; Crom (Cr) tầng đất mặt đạt 23 - 59 mg/kg, vượt ngưỡng an toàn;
vùng rau Hóc Môn hàm lượng chì (Pb) trong tầng đất mặt đạt 89 mg/kg, vượt
ngưỡng cho phép; vùng Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) bị phú dưỡng nitơ
(NH4 dao động từ 30,29 - 102,2 mgN/kg; NO3 6,49 - 7,7 mgN/kg). ở gần
Nhà máy Phân lân Văn Điển có sự phú dưỡng phốt pho, các KLN như Cd,
Cu, Pb và Zn đều xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép [3].
Đa số các hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) phân huỷ trong nước rất
chậm (từ 6 - 24 tháng), tạo ra dư lượng đáng kể ở trong đất. Trung bình có
khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rớt xuống đất và lôi cuốn vào
chu trình đất - cây - động vật - người. Theo Lichtenstein (1961), 1 năm sau
khi phun, DDT còn 80%, Lindan còn 60%, Aldrin còn 20%; sau 3 năm DDT
7
còn 50%, Aldrin còn 5%. Clo hữu cơ tồn tại trong đất từ 4 - 15 năm, cacbonat
từ 1 - 2 năm[3].
1.1.4. Ô nhiễm do chất độc hoá học
Theo thống kê của chính phủ Mỹ, gần 50% diện tích rừng và đất canh

tác ở miền Nam Việt Nam đã bị rải chất độc hoá học từ 1 lần trở lên. Mỹ đã
sử dụng 72 triệu lít chất làm rụng lá và diệt cỏ có nồng độ cao, trong đó chất
độc màu da cam có chứa dioxin chiếm 60%, chất trắng chiếm 13% và chất
xanh chiếm 27%. Cùng với 15 triệu tấn bom đạn cũng được thả xuống đã huỷ
diệt hàng triệu ha rừng và đất trồng trọt, nhiễm độc nhiều nguồn nước, gây
tổn hại nghiêm trọng về số lượng và chủng loại các sinh vật, về chế độ khí
hậu thuỷ văn dòng chảy, đặc biệt gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ con
người[3].
1.2. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và nước ven bờ ngày càng trở nên rõ rệt
ở Việt Nam. Hạ lưu các con sông chính có chất lượng nước xấu, trong khi đó
các ao, hồ, kênh mương nội thị thì đang nhanh chóng biến thành các bể chứa
nước thải. Các tầng chứa nước dưới đất cũng có dấu hiệu ô nhiễm và nhiễm
mặn ở một vài nơi. Nước ven bờ cũng bị ô nhiễm do các nguồn ô nhiễm trên
đất liền, các hoạt động xây dựng cảng, sự cố tràn dầu và xói lở bờ biển.
1.2.1. Ô nhiễm nguồn nước mặt
Nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt,
nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải
sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông. Chất
lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4
+
, tổng N,
tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
8
Mạng quan trắc môi trường quốc gia đã tiến hành quan trắc ở 4 con
sông chảy qua các khu đô thị chính của Việt Nam là sông Hồng (Hà Nội),
sông Cấm (Hải Phòng), sông Hương (Huế) và sông Sài Gòn (TP. Hồ Chí
Minh). Kết quả cho thấy, giá trị đo được của 2 thông số ô nhiễm cơ bản là
amôni (NH

4
+
) và BOD dao động khá nhiều và vượt mức TCCP về chất
lượng nước loại A của Việt Nam một vài lần[3]. Tình trạng ô nhiễm càng
trở nên trầm trọng hơn vào mùa khô, khi mà các dòng chảy sông ngòi hạ
thấp. Ngày càng có nhiều các kênh, ngòi, mương và ao hồ ở nội đô trở
thành nơi chứa nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Hầu hết các hồ ở Hà
Nội có lượng BOD rất cao. Tương tự, 4 sông nhỏ ở nội đô Hà Nội và 5 con
kênh ở thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ DO rất thấp (0 - 2 mg/l), và
nồng độ BOD ở mức cao (50 - 200 mg/l)[4].
Một số điểm cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm KLN, coliform,
HCBVTV, …Chỉ số coliform (MPN/100ml) tại một số sông lớn cũng đã
vượt tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5 – 6 lần [3].
1.2.2. Ô nhiễm nguồn nước ngầm
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, nông
nghiệp và công nghiệp. Chất lượng nước ngầm vẫn còn tốt, tuy vậy nhiều nơi
đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Một nghiên cứu ở Hà Nội đã cảnh báo về tình hình
ô nhiễm amôni trong nước ngầm ở phía Nam Hà Nội. Nồng độ amôni trong
nước đã qua xử lý của 3 nhà máy nước cao hơn TCCP 2 - 8 lần. Các nhà khoa
học ước tính với mức khai thác 700.000 m
3
/ngày như hiện nay sẽ dẫn đến
nguy cơ hạ thấp mực nước ngầm kéo theo sự lún mặt đất và hiện tượng ô
nhiễm nguồn nước ngầm sẽ phổ biến ở Hà Nội.
Việc hạ thấp mực nước ngầm đã làm tăng sự xâm nhập của nước mặn,
nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, thậm chí gây ra lún đất. Ở vùng
đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH), nồng độ nhiễm mặn cao hơn 3% đã thâm
9
nhập vào sâu hơn 60 km trong đất liền kéo đến tận phía Bắc Hải Dương và
Nam tỉnh Nam Định. Ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nước bị

nhiễm mặn đã được ghi nhận trên một nửa diện tích cả vùng[4].
Suy thoái và ô nhiễm nước ngầm xảy ra mạnh mẽ ở các khu vực đô thị,
nhất là ở các thành phố lớn, các KCN, khu trồng cây công nghiệp cần nhiều
nước sinh hoạt và nước tưới. Ở vùng đồi núi, mặc dù mức độ ô nhiễm về nguồn
nước còn chưa đáng lo ngại, nhưng đang có xu thế giảm dần trữ lượng và hạ
thấp mực nước ngầm do mất rừng.
1.2.3. Ô nhiễm nước biển và ven biển
Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (cao nhất là
vùng ĐBSH và ĐBSCL), nitrat, nitrit, coliform (chủ yếu là khu vực ĐBSCL),
dầu và kim loại kẽm.
Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm rất lớn đến các vùng biển ven bờ, khoảng
30% hàng hoá cập tại các bến cảng là dầu. Các hoạt động khai thác ngoài khơi
cũng tăng lên hàng năm. Từ năm 1996 đến năm 2002, sản xuất dầu thô tăng
từ 8,8 lên 17 triệu tấn/năm. Mỗi năm có khoảng 772.000 tấn dầu bị rò rỉ ra
vùng biển Đông từ các hoạt động khai thác dầu. Trong giai đoạn 1995 - 2002
có ít nhất 35 vụ tràn dầu lớn đã xảy ra trên biển. Uớc tính có khoảng 92.000
tấn dầu từ các sự cố tràn dầu này chảy ra môi trường biển và ven biển[4].
2. Nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng
2.1. Nghiên cứu kim loại nặng trên thế giới
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, KLN có nguồn gốc phát sinh từ
nhiều nguồn khác nhau. Trong đất, thông thường hàm lượng kim loại hình thành
trong đá macma lớn hơn trong các đá trầm tích (bảng 2.1). Sự phát thải của các
nguyên tố KLN vào môi trường do hoạt động của con người (khai khoáng, công
nghiệp, giao thông...) lớn hơn rất nhiều lần so với hoạt động của các quá trình tự
nhiên (núi lửa, động đất, sạt lở...), đặc biệt là Pb, Zn, Cu. (bảng 2.2)
10
Bảng 2.1. Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại đất đá
Đơn vị: mg/kg
Nguyên
tố

Đá macma Trầm tích
Siêu bazơ
(Serpentine)
Bazơ
(basalt)
Axit
(Granite)
Đá vôi
Đá cát
kết
Đá phân
lớp
Cr 2.000-2.980 200 4 10-11 35 90-100
Mn 1.040-1.300 1.500-2.200 400-500 620-1.100 4-60 850
Co 110-150 35-50 1 0,1-4 0,3 19-20
Ni 2.000 150 0,5 7-12 2-9 68-76
Cu 10-42 90-100 10-13 5,5-15 30 39-50
Zn 50-58 100 40-52 20-25 16-30 10-120
Cd 0,12 0,13-0,2 0,09-0,2 0,028-0,1 0,05 0,2
Sn 0,5 1-1,5 3-3,5 0,5-4 0,5 4-6
Hg 0,004 0,01-0,08 0,08 0,05-0,16 0,03-0,29 0,18-0,5
Pb 0,1-0,4 3-5 20-24 5,7-7 8 - 10 20-23
(Nguồn: Alter Mitchell - 1964) [5]
2.1.1. Ô nhiễm do công nghiệp và đô thị
Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của đô thị hoá và các KCN,
vấn đề ô nhiễm ngày càng trở lên nghiêm trọng. Khói từ nhà máy, từ hoạt
động giao thông làm ô nhiễm bầu khí quyển. Nước thải từ các nhà máy, khu
dân cư làm ô nhiễm nguồn nước. Và chúng là nguyên nhân của sự tích tụ quá
mức hàm lượng KLN trong đất và nước.
Bảng 2.2. Sự phát thải toàn cầu của một số nguyên tố KLN

Đơn vị: 10
8
g/năm
Nguyên tố Tự nhiên Nhân tạo
11
Sb 9,8 380
As 28 780
Cd 2,9 55
Cr 580 940
Co 70 44
Cu 190 2.600
Pb 59 20.000
Mn 6.100 3.200
Hg 0,4 110
Mo 11 510
Ni 280 980
Ag 0,6 50
Sn 52 430
V 650 2.100
Zn 360 8.400
(Nguồn: Galloway & Freedmas - 1982) [6]
Theo Thomas (1986), các nguyên tố KLN như: Cu, Zn, Cd, Hg, Cr,
As... thường chứa trong phế thải của các ngành luyện kim màu, sản xuất ô tô.
Khi nước thải chứa 13 mg Cu/l, 10 mg Pb/l, 1 mg Zn/l đã gây ô nhiễm đất
nghiêm trọng. Ở một số nước như Đan Mạch, Nhật Bản, Anh, Ailen, hàm
lượng Pb cao hơn 100mg/kg đã phản ánh tình trạng ô nhiễm Pb[23].
Kết quả điều tra đất của 53 thành phố, thị xã ở nước Anh thấy hầu hết
đất có hàm lượng Pb tổng số vượt trên 200 ppm, ở nhiều vùng công nghiệp đã
vượt quá 500 ppm[7].
Ở Nhật Bản, đất bị ô nhiễm thuỷ ngân và Cd rất nặng. Từ 1953 – 1967

trên toàn bộ đất canh tác, Nhật Bản đã sử dụng hơn 6800 tấn Hg, hàm lượng
12
Hg trong gạo từ 0,02 ppm (1946) tăng lên 0,15 ppm (1966) Trong khi đó theo
tiêu chuẩn vệ sinh quy định về hàm lượng Hg trong lượng thực không được
vượt quá 0,02 ppm. Vì vậy người dân ở đây đã bắt đầu ngừng và hạn chế bón
Hg. Tại tỉnh Toyama thuộc khu vực đầu nguồn sông Jinsu, hàm lượng Cd
trong lúa được trồng ở vùng này cao hơn gấp 10 lần so với lúa trồng ở khu
vực khác nên chúng đã bị huỷ bỏ. Nguyên nhân là môi trường đất vùng này bị
nhiễm độc bởi nước thải của mỏ khoáng Shinkou (tinh luyện kẽm). Cho tới
năm 1992 mới giải độc được khoảng 36% diện tích ruộng đất bị ô nhiễm, chi
phí làm sạch đất và chi phí bồi thường tổn thất nông nghiệp lên tới 19 triệu
USD/năm[8], [24].
Trong bùn các cống rãnh, lượng Cd không cao, sự độc hại của Cd
trong môi trường đất rất nguy hiểm cho con người và động vật. Nó được bổ
sung cho môi trường đất từ nguồn bùn cống nước thải qua nhiều năm. Theo
Setevenson (1986) hàng năm có 20 tấn bùn/ha được đổ ra sau 20 năm sẽ có
nồng độ trong dung dịch đất là 8 ppm Zn và cũng có khoảng 5 ppm Cd[8].
Phân tích các mẫu bùn cống rãnh người ta thu được kết quả KLN ở bảng 2.3.
Các chất thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, khai
khoáng... đã làm ô nhiễm chỉ những môi trường đất mà còn gây ô nhiễm môi
trường nước ở các con sông, biển.
13
Bảng 2.3. Trị số trung bình KLN trong bùn cống rãnh thành phố
Đơn vị: ppm
Bùn cống rãnh Al Fe Mn Cu Zn Pb Ni Cd Cr Hg
Bùn cống rãnh thành phố
728
0
237
0

15
0
565
222
0
520
10
0
28
104
0
5
Bùn nhà máy dệt - - - 394 864 129 63 4
249
0
-
Bùn nhà máy rượu - - - 81 255 29 18 2 117 -
Bùn nhà máy chế biến gỗ - - - 53 122 42 119 2 81 -
Bùn cống rãnh ở Anh - - - 800
300
0
700 80 - 250 -
(Nguồn: Tan et al, 1971: Wild, 1993)
Ở Pakistan, người ta cũng phát hiện nồng độ đáng kể các KLN trong
nước và các cặn lắng ở vùng ven bờ khu vực sông Indus[23].
2.1.2. Ô nhiễm do hoạt động giao thông
Giao thông là một trong những nguyên nhân gây tích lũy KLN ở Châu
Âu, người ta ước tính có tới 76% tổng lượng Pb thoát ra môi trường là do
xăng chì làm nhiên liệu[26].
Nghiên cứu nước mưa chảy ra từ các đường cao tốc một số vùng Tây

Nam Scotland của hai tác giả A. Mc Neill & S. Olley (1998)[25] cho thấy
rằng do ảnh hưởng của hoạt động giao thông, các chất thải ra từ các động cơ
đốt trong của các phương tiện tham gia giao thông chính là nguồn gây nhiễm
KLN cho nước mặt, kết quả được thể hiện ở bảng 2.4.
14
Bảng 2.4. Kết quả trung bình của Cu, Zn và chất rắn lơ lửng
Chỉ tiêu theo dõi
Số
lượng
mẫu
Giá trị
trung bình
(mg/l)
Nồng độ
thấp nhất
(mg/l)
Nồng độ
cao nhất
(mg/l)
TCCP
Cu (không hòa tan) 63 0,011 0,001 0,036 0,007
Zn (tổng số) 63 0,029 0,001 0,132 0,025
Chất rắn lơ lửng 51 32 1 256 40
(Nguồn: Mc Neill & S. Olley - 1998)
Theo một nghiên cứu ở Thụy Sĩ, trong một vùng công nghiệp, những ai
sống ở gần đường cao tốc với lưu lượng giao thông lớn (từ 5.000 – 6.000 ô tô
đi qua trong một ngày) nguy cơ bị ung thư cao gấp 9 lần cao hơn so với
những người sống cách con đường đó 400 m. Tuy nhiên Pb không phải
nguyên nhân duy nhất nhưng Pb là nguyên nhân chủ yếu. Ngày nay, hàm
lượng Pb trong cơ thể người Mỹ cao hơn 400 lần so với mức độ tự nhiên của

cơ thể.
Phân tích các chất thải hữu cơ trong các khu vực đông dân cư có thể
thấy hàm lượng Pb lên tới hàng trăm mg/kg. Ở Đan Mạch, hàm lượng Pb
trong cặn bể lắng lên tới 4700 mg/kg[9].
2.1.3. Ô nhiễm kim loại nặng do nông nghiệp
Sử dụng chế phẩm trong sản xuất nông nghiệp bao gồm phân hữu cơ,
phân vi sinh, HCBVTV và thậm chí nước tưới cũng dẫn tới việc vận chuyển
các KLN vào đất nông nghiệp. Hàm lượng KLN sẽ tăng lên trong đất theo
thời gian. Nồng độ thường thấy kim loại nặng trong một số chế phẩm nông
nghiệp được liệt kê trong bảng 2.5.
15
Bảng 2.5. Nồng độ thường thấy của các KLN trong một số loại chế phẩm nông nghiệp
Đơn vị: mg/kg
Cr Mn Co Ni Cu Zn Cd Hg Pb
Bùn cặn 8 - 46.000 60 - 3.900 1 - 260 6 - 5.300 50 - 8.000 91 - 49.000 <1 - 3.410 0,1 - 55 2 - 7.000
Phân ủ 1,8 - 410 - - 0,9 - 279 13 - 3.580 82 - 5.894 0,01 - 100 0,09 - 21 1,3 - 2.240
Phân
chuồng
1,1 - 55 30 - 969 0,3 – 24 2,1 - 30 2 - 172 15 - 566 0,1 - 0,8 0,01 - 0,36 0,4 - 27
Phân
photphat
66 - 245 40 - 2.000 1 – 12 7 - 38 1 - 300 1 - 42 0,1 - 190 0,01 - 2 4 - 1.000
Phân nitrat 3,2 - 19 - 5,4 – 12 7 - 34 - 10 - 450 0,005 - 8,5 0,3 - 2,9 2 - 120
Vôi 10 - 15 40 - 1.200 0,4 – 3 10 - 20 2 - 125 - 0,04 - 0,1 0,05 20 - 1.250
HCBVTV - - - - - - - 0,6 - 6 11 - 26
Nước tưới - - - - - <0,05 - <20
16
Đánh giá hàm lượng Cu, Zn, Cd, Pb trong các loại phân hóa học và ước
tính khối lượng kim loại nặng bón vào đất trồng lúa ở Valencia (Tây Ban Nha)
cho thấy: Phân phốt phát là loại phân hóa học có chứa hàm lượng các KLN lớn

nhất: Cu 1-3000 mg/kg, Zn 50-1400 mg/kg, Pb 7-225 mg/kg, Cd 0,1-170 mg/kg;
phân nitrat có chứa 0,05-8,5 mg/kg Cd, phân urê có chứa 0,008 mg/kg Cd[7].
Ở Mỹ, Anh, Hà Lan khi nghiên cứu một số chế phẩm sử dụng trong nông
nghiệp người ta xác định được nồng độ Pb trong bùn thải biến động từ 50 - 3.000
mg/kg, phân lân từ 7 - 225 mg/kg, vôi từ 20 - 1.250 mg/kg, phân đạm 2 - 27
mg/kg, phân chuồng 6,6-15 mg/kg và thuốc bảo vệ thực vật là 60 mg/kg[27].
Đất bị ô nhiễm kim loại nặng làm giảm năng suất cây trồng mà còn ảnh
hưởng đến nông sản dẫn tới tác động xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy nhiều
nước trên thế giới đã quy định mức ô nhiễm KLN (bảng 2.6).
Bảng 2.6. Hàm lượng tối đa cho phép (MAC) của các KLN được xem là độc
đối với thực vật trong đất nông nghiệp
Đơn vị: mg/kg
Nguyên tố Áo Canada Balan Nhật Anh Đức
Cu
Zn
Pb
Cd
Hg
100
300
100
5
5
100
400
200
8
0,3
100
300

100
3
5
125
250
400
-
-
50
150
50
1
2
50
300
500
2
10
(Nguồn: Kabata-Pendias,1992)[27]
2.2. Nghiên cứu ô nhiễm KLN ở Việt Nam
17
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ô nhiễm KLN còn rất hạn chế và đang phát
triển trong nhiều năm gần đây.
Theo tác giả Trần Kông Tấu và Trần Công Khánh (1998)[10] khi nghiên
cứu KLN dạng tổng số đã chỉ ra 7 độc tố (Co, Cr, Fe, Mn, Ni, Pb, Zn) tập trung chủ
yếu ở 2 loại đất là đất phù sa thuộc ĐBSH và ở đất ferralsols - tức đất feralit nâu đỏ
phát triển trên bazan - đây là hai loại đất có nguồn nước ngầm cũng rất phong phú.
Acrisols có nguồn gốc là đất xám bạc màu - một loại đất thoái hoá điển hình ở Tây
Nguyên có hàm lượng các KLN ít nhất. KLN dạng linh động có xu hướng tập
trung ở đất phèn ĐBSCL, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Hàm lượng KLN ở tầng đất mặt trong một số loại đất ở Việt Nam
Đơn vị: mg/kg
Loại đất Dạng Co Cr Fe Mn Ni Pb Zn
Đất Feralit phát triển
trên đá bazan
TS

59,5
0,46
257,6
<0,36
125091
<0,83
1192
55,5
227,1
0,96
9,0
<0,51
81,0
<0,51
Đất phù sa vùng
ĐBSCL
TS

6,1
0,52
30,8
<0,36
17924

1,45
239
134,7
18,6
<0,57
29,1
<0,51
36,2
1,1
Đất phù sa vùng
ĐBSH
TS

13,6
0,24
43,2
<0,36
42280
<0,83
227
43,8
34,9
<0,57
37,1
0,29
86,7
0,6
Đất xám phát triển
trên Granit miền
Trung

TS

1,2
<0,1
9,9
<0,36
5848
<2,83
26,0
0,42
2,6
0,62
9,3
<0,51
11,6
<0,51
Đất phèn
TS

1,9
0,48
25,9
<0,36
8823
19,8
26,0
14,5
12,4
1,14
23,4

<0,51
21,4
4,89
Hàm lượng các nguyên tố KLN của nhiều loại đất khác nhau cũng được Hồ
Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira (2001)[28] nghiên cứu. Kết quả thể hiện ở bảng
2.8 cho thấy, sự khác nhau giữa hàm lượng KLN của các khu vực có thể do sự
khác biệt giữa đá mẹ và mẫu chất. Trong đá vôi có hàm lượng Cu và Zn khá cao
(106 mg/kg và 153 mg/kg) nhưng lại thấp ở đá cát (16 mg/kg và 32 mg/kg). Hàm
18
lượng Pb ở mức trung bình trong các loại đá và đất trên còn Cd lại có hàm lượng
khá thấp.
Bảng 2.8. Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số
vùng của Việt Nam (mg/kg)
Địa điểm
Đá mẹ và
mẫu chất
Cây trồng Cu Pb Zn Cd
Hải Phòng Phù sa Lúa 24 33 89 0,09
Hà Nội Phù sa Lúa- Rau 22 24 195 0,09
Hà Giang Phù sa Lúa 24 21 57 0,05
Bắc Giang Đá cát Cây ăn quả 16 19 32 0,07
Sơn La Đá vôi Cây ăn quả 58 27 144 0,04
Ninh Bình Đá vôi Mía 106 33 153 0,02
Nghệ An Đá bazan Cao su 47 24 159 0,02
Đắc Lắc Đỏ bazan Lúa 90 10 124 0,08
Gia Lai Đá bazan Cao su 83 11 105 -
Lâm Đồng Đá bazan Cà phê 49 11 80 -
2.2.1. Ô nhiễm KLN do công nghiệp và đô thị
Nguồn phát tán các KLN trước hết phải kể đến sản xuất công nghiệp, công
nghiệp có sử dụng sút, clo là nguồn phế thải nhiều thuỷ ngân; ngành công nghiệp

sử dụng than đá và vật liệu mỏ như dầu... là nguồn thải Pb, Hg và Cd... Trong đó,
các nguyên nhân gây tích đọng KLN gây ô nhiễm môi trường một phần là do tác
động trực tiếp từ nguồn thải, một phần là do quá trình quản lý và xử lý các nguồn
thải chưa chặt chẽ, không được coi trọng đã gián tiếp gây ô nhiễm dần dần môi
trường.
Qua kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Văn Khoa và các cộng tác viên
(1999)[11] ở khu vực công ty Pin Văn Điển và công ty Orionel-Hanel cho thấy:
nước thải của 2 khu vực trên đều có chứa các KLN đặc thù trong quy trình sản
xuất, với hàm lượng vượt quá TCVN 5945/1995 đối với nước mặt loại B (Pin
Văn Điển Hg: vượt 9,04 lần; Orionel-Hanel: Pb vượt 1,12 lần). Hàm lượng các
19
KLN trong trầm tích sông Tô Lịch cao hơn hàm lượng nền 13,88 - 20,5 lần (Pb);
1,7 - 4,02 lần (Cd) và 3,9 - 18 lần (Hg). Trong trầm tích mương Hanel, 2 KLN có
hàm lượng vượt quá hàm lượng nền là Pb (3,3 - 10,25 lần); Hg (1,56 - 2,24 lần).
Đất gần công ty Pin Văn Điển có hàm lượng Zn cao hơn hàm lượng tối đa gây
độc cho thực vật ở đất nông nghiệp, theo tiêu chuẩn của Anh từ 1,33 - 1,79 lần.
Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại khu vực công ty Pin Văn
Điển và Orionel-Hanel
Đơn vị: ppm
Độ sâu Khu vực Văn Điển Khu vực Hanel
Cu Pb Zn Cd Hg Cu Pb Zn Cd Hg
0-20 31,42 32,63 268,25 0,985 0,122 21,34 27,93 44,50 0,312 0,078
20-40 25,54 25,28 256,08 0,910 0,096 18,22 21,46 39,25 0,275 0,034
Khi nghiên cứu hàm lượng của các nguyên tố kim loại nặng trong bụi
không khí và một số mẫu đất ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Phạm Bình
Quyền và cộng tác viên (1994)[13] cho thấy các nguyên tố KLN trong đất, trong
không khí đã được tích lũy (bảng 2.10). Hàm lượng Pb trong bụi không khí vào
mùa khô khá cao (246 µg/m
3

), cao gấp đôi so với mùa mưa. Hàm lượng các kim
loại nặng khác như As, Cu, Mn tích luỹ trong đất cũng khá lớn và theo tiêu chuẩn
về hàm lượng các kim loại trong đất và trong không khí đã cho chúng ta thấy cần
có sự cảnh báo về môi trường.
Bảng 2.10. Hàm lượng của các nguyên tố kim loại nặng trong bụi không khí
và một số mẫu đất ở thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên tố
Đất bề mặt
(mg/kg)
Không khí (µg/m
3
)
Mùa khô Mùa mưa
As 11,60 1,50 1,00
Cd 0,6 - -
Cu 160 - -
20
Fe 5,00 2960 2130
Hg 0,12 - -
Mn 670 32,30 30,00
Pb 123 246 127
Nghiên cứu của tác giả N.M.Maqsud (1998)[12] (đại học tổng hợp
Mainz_Đức) về hàm lượng KLN tích tụ trong nước và bùn của các kênh rạch ở
vùng nội ô và ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, kết luận: Nồng độ các KLN độc
hại trong nước ô nhiễm của các kênh rạch vượt quá giá trị cho phép so với nước
sông rạch không ô nhiễm tăng từ 16 đến 700 lần. Nước ở các kênh rạch Nhiêu
Lộc - Thị Nghè, Cầu Bông, Ucay so với giá trị tiêu chuẩn có hàm lượng Cd gấp
16 lần, Cr gấp 60 lần, Zn gấp 90 lần, Pb gấp 700 lần. Hàm lượng các KLN trong
trầm tích của kênh Nhiêu Lộc tại địa điểm cầu Ông Tá rất cao: Tích luỹ As
(18,3%), Pb (7460 ppm), Cu (1090 ppm), Zn (2200 ppm). Nguyên nhân gây nên

sự ô nhiễm trên là do nước thải sinh hoạt, nước thải của các sông nhánh không
được xử lý với lượng nước độc hại khoảng 600.000 m
3
/ngày và với chất thải của
khoảng 20.000 cơ sở sản xuất công nghiệp và tác nhân ô nhiễm phân tán do các
cơ sở công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công đều trực tiếp hoặc gián tiếp thải nước vào
các dòng chảy kênh rạch.
Nhìn chung, đất ở vùng ngoại vi thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh chưa bị ô nhiễm KLN. Sự ô nhiễm KLN mang tính chất cục bộ, xảy ra ở
những khu công nghiệp tập trung hoặc những nơi gia công kim loại mà việc xử lý
khí thải, nước thải và phế thải chưa được quan tâm đúng mức.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Nông (2003)[14] cho rằng,
hàm lượng Cd dao động từ 0,46 - 1,05 mg/kg trong đất ở Bắc Kạn và từ 0,78 -
1,59 mg/kg trong đất ở Thái Nguyên; hàm lượng Pb dao động từ 1,87 - 3,12
mg/kg với đất Bắc Kạn, từ 1,97 - 4,45 mg/kg với đất Thái Nguyên; hàm lượng As
dao động từ 1,25 - 2,98 mg/kg ở đất Bắc Kạn và từ 1,88 - 5,12 mg/kg ở đất Thái
21
Nguyên. Hàm lượng các nguyên tố này trong đất càng lớn đối với các vùng gần
đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư tập trung.
2.2.2. Ô nhiễm KLN do hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con người đã làm tăng đáng kể các
nguyên tố KLN trong đất. Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường có chứa các
KLN như As, Pb, Hg. Các loại phân bón hoá học đặc biệt là phân phốtpho thường
chứa nhiều As, Cd, Pb. Các loại bùn nước thải cũng là nguồn có chứa nhiều các
KLN khác như As, Pb, Cd, Bi, Hg, Zn (bảng 2.11)[19].
Khi phân tích 6 kim loại nặng ( Cd, Cu, Pb, Hg, Zn, Cr) từ 126 mẫu đất
trồng lúa bị ô nhiễm bởi nước tưới từ các kênh thoát nước của TP Hồ Chí Minh,
Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lê Huy Bá và các cộng sự (2001)[16] đã chỉ ra rằng: Cr, Pb,
Hg, Cu ở một số mẫu đã bị ô nhiễm nhưng khi so sánh với tiêu chuẩn cho phép của
một số nước châu Âu thì chúng vẫn trong giới hạn cho phép. Còn Zn lạ rất cao, đặc

biệt là các khu vực gần nhà máy và khu công nghiệp. Cd đã có sự tích luỹ cao
trong đất với nồng độ từ 9,9 – 10,3 mg/kg, vượt quá 5 lần mức độ cho phép.
Theo tác giả Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira (1999)[28] khi nghiên
cứu hàm lượng một số KLN trong đất nông nghiệp tại huyện Từ Liêm và Thanh
Trì - Hà Nội cho thấy: Hàm lượng các KLN dao động trong khoảng sau: 0,16 -
0,36 mg Cd/kg; 40,1 - 73,2 mg Cu/kg; 31,9 - 5,3 mg Pb/kg; 98,2 - 137,2 mg
Zn/kg. Nói chung đất nông nghiệp của hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì chưa bị ô
nhiễm KLN (theo TCCP - 1995), trừ Cu. Tại vùng đất chuyên rau của Tây Tựu -
Từ Liêm hàm lượng Cu đã cao hơn từ 20 - 30 mg/kg so với đất khác (73,2 mg
Cu/kg). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do người dân sử dụng nhiều phân
hoá học có chứa Cu trong quá trình trồng rau.
Bảng 2.11. Hàm lượng một số kim loại nặng trong các sản phẩm dùng làm
phân bón trong nông nghiệp
Đơn vị: ppm
22
Kim
loại
Phân
Phốtpho
Phân
Nitơ
Đá vôi
Bùn
cống thải
Phân
chuồng
Nước
tưới
Thuốc
BVTV

As < 1- 120 2 -120 0,1 - 24 2 - 30 < 1 - 25 < 10 3 - 30
Bi - - - < 1- 1000 - - -
Cd 0,1 - 190 <0,1-9 <0,05-
0,1
2 - 3000 <0,1 - 0,8 20,05 -
Hg 0,01 - 2 0,3 - 3 - < 1 - 56 20,01-0,2 - 0,6 - 6
Pb 4 - 1000 2 -120 20 -1250 2 - 1000 0,1 - 16 < 20 11- 26
Sb < 1 - 10 - - 2 - 44
<0,1 - 0,5
- -
Se 0,5 - 25 - < 0,1 1 - 17 0,2 - 2,4 <0,05 -
Te 20 - 23 - - -
0,2
- -
Tác giả Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Hữu Thành (2003)[26], khi nghiên cứu
hàm lượng một số KLN (tổng số và di động) trong đất nông nghiệp của huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho thấy: Hàm lượng các KLN tổng số dao động trong
khoảng sau: Cu từ 21,85 đến 149,34 mg/kg; Zn từ 59,45 đến 188,65 mg/kg và Ni
từ 27,38 đến 55,71 mg/kg. Trong 15 mẫu đất nghiên cứu có 2 mẫu bị ô nhiễm Cu,
các tác giả cũng cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm Zn, chưa tìm thấy sự ô nhiễm và
tích luỹ Ni.
Theo tác giả Lê Huy Bá cho biết: Đã có bằng chứng khoa học cho thấy tồn
lưu một hàm lượng lớn gấp nhiều lần cho phép các loại hoá chất độc, KLN từ
thuốc trừ sâu trong đất, nước và nông sản tại Tây Ninh, Long An, Trà Vinh và
một số vùng ngoại thành ở TP.HCM...Tại tất cả các điểm khảo sát thuộc sông
Nhật Tảo, sông Rạch Cát và rạch thuộc ấp Mỹ Bình, rạch thuộc huyện Cần
Đước... ở các huyện Tân Trụ và Cần Giờ (Long An), đã phát hiện hàm lượng
KLN có trong nước như: arsen (As), Cadmium (Cd), chì (Pb), đồng (Cu) và kẽm
(Zn). Đối với huyện Tân Trụ, hàm lượng KLN trong nước đã ở mức gây độc đối
với vật nuôi. Cụ thể: Hàm lượng Cadmium từ 2-8mg/l, gấp 40-60 lần tiêu chuẩn

cho phép. Chì: 0,7 - 2,7mg/l, gấp 7 - 27 lần. Kẽm: 32 - 197mg/l, gấp 1,3 - 8,2 lần.
23
Đồng: 11,24 - 97,5mg/l, gấp 23 - 195 lần. Ô nhiễm nguồn nước không chỉ báo
động ở việc tôm chết hàng loạt mà còn là mối nguy hại đối với việc sử dụng nước
kênh làm nước uống cho gia cầm (heo, gà, vịt...)[1].
Theo các chuyên gia, mỗi năm Việt Nam sử dụng đến 9 triệu tấn hóa chất
thuộc 500 loại khác nhau, trong đó phần lớn là thuốc trừ sâu và còn lại là trừ cỏ,
trừ bệnh. Do đó, không kể một số lượng lớn ước tính hàng triệu tấn hoá chất được
nhập lậu từ Trung Quốc và Thái Lan, Việt Nam hiện nay phải đối mặt với hai vấn
nạn lớn: Môi trường thoái hóa nhanh, và sức khỏe con người[1].
2.2.3. Ô nhiễm KLN do chất thải làng nghề
Hiện nay, ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường đất và nước xảy ra khá
nghiêm trọng ở các làng nghề tái chế kim loại. Theo nghiên cứu của các nhà khoa
học thì hàm lượng các KLN trong nước thải của các làng nghề tái chế kim loại
hầu hết đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và đều thải trực tiếp vào môi
trường mà không qua xử lý.
Khi nghiên cứu về môi trường đất ở làng nghề cô đúc nhôm, đồng Văn
Môn - Yên Phong - Bắc Ninh, tác giả Phạm Quang Hà cùng cộng sự (2000)[24]
cho thấy hàm lượng KLN khá cao: Trung bình hàm lượng Cd là 1,0 mg/kg (dao
động từ 0,3 - 3,1 mg/kg), Cu là 41,1 mg/kg (dao động từ 20,0 - 216,7 mg/kg), Pb
là 39,7 mg/kg (dao động từ 20,1 - 143,1 mg/kg) và Zn là 100,3 mg/kg (dao động
từ 33,7 - 886,4 mg/kg). Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Hàm lượng các kim loại nặng trong đất ở Văn Môn
Đơn vị: mg/kg
Chỉ tiêu
Mức độ
Cu
Pb Zn Cd
Trung bình của xã 41,1 39,7 100,3 1,0
Độ lệch chuẩn 40,7 24,2 176,5 0,6

Tối thiểu 20,0 20,1 33,7 0,3
Tối đa 216,7 143,1 886,4 3,1
Ngưỡng độc (CCME - 1997) 63,0 70,0 200,0 1,4
24
Trung bình toàn huyện 27,9 27,8 85,0 0,6
Theo tác giả Lê Đức và Lê Văn Khoa (2001)[18] một số mẫu đất ở làng
nghề tái chế chì Chỉ Đạo - Văn Lâm - Hưng Yên có hàm lượng Cu: 43,68 - 69,68
mg/kg; Pb: 147,06 - 661,2 mg/kg; Zn: 23,6 - 42,3 mg/kg (thuộc loại đất có hàm
lượng Zn di động cao). Trong số 9 mẫu nước phân tích Pb có 7 mẫu vượt quá
TCCP dùng cho nước sinh hoạt (0,05 mg/l) từ 0,07 ppm đến 10,83 ppm chiếm
77,78%; 5 mẫu vượt quá giá trị giới hạn nước dùng cho các mục đích khác
(0,1mg/l). Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng
và đặc biệt là đến sức khoẻ của người dân xã Chỉ Đạo.
Cũng theo tác giả Lê Đức và các cộng tác viên (2003)[20] khi nghiên cứu
về ô nhiễm ở làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, Thạch Thất (Hà Tây) cho thấy các
quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước và đất, hàm lượng
Cu, Pb và Zn trong nguồn nước thải rất cao. Đặc biệt là Pb trong nước thải cao
gấp 100 lần TCCP. Đây là những nguy cơ gây ô nhiễm đất và các nguồn nước
mặt trong khu vực. Hàm lượng Zn và Pb trong đất chịu ảnh hưởng của nguồn
nước thải đã cao gấp 3 đến 10 lần so với vùng đối chứng. Các KLN trong đất đã
thể hiện xu thế tích luỹ cao ở các khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải từ làng
nghề. Trong đó sự tích luỹ Pb, Zn và Fe là rất đáng chú ý. Hàm lượng Zn và Pb
đã ở mức báo động trong đất sản xuất nông nghiệp.
25

×