Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.39 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN LINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN TỈNH
NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Chuyên ngành: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 60310201
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN LƯƠNG BẰNG
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Lương Bằng –
Trường Đại học Vinh người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Ban giám hiệu, Phòng
Sau đại học, khoa Giáo dục chính trị trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài
này.
Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Nghệ An, tháng 10 năm 2014.
Tác giả
Trần Linh
2
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ


NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN
9
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 9
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quản lý Nhà nước
đối với công tác thanh niên
22
1.3 Tính tất yếu của quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên
trong giai đoạn hiện nay
33
Kết luận chương 1 39
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG
TÁC THANH NIÊN TẠI NGHỆ AN HIỆN NAY
40
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 40
2.2 Hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên ở Nghệ
An và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay
46
Kết luận chương 2 71
CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN Ở
NGHỆ AN HIỆN NAY
73
3.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà
nước ở Nghệ An về vị trí vai trò của thanh niên trong giai đoạn hiện nay
73
3.2 Thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với công tác quản lý thanh niên ở Nghệ An hiện nay
76
3.3 Đổi mới nội dung, phương pháp quản lý Nhà nước đối với công tác
thanh niên ở Nghệ An hiện nay

92
Kết luận chương 3 95
C. KẾT LUẬN 96
D. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
3
“Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan
trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều
lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và
sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ,
luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song do còn trẻ, thiếu kinh
nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và
toàn xã hội.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng
của tình hình thanh niên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức
mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.”[7, tr.1]
Chính vì vậy quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên chính là đòi
hỏi của thanh niên, cũng là yêu cầu tất yếu của của quá trình phát triển đất nước
theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó thanh niên là đối tượng trung tâm
trong chiến lược con người, vừa là mục tiêu, vừa là sản phẩm của xã hội mới,
vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; là
yêu cầu của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó
có quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý đối với
thanh niên.
Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên là một dạng quản lý xã hội
đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước đối với một đối tượng đặc biệt là thanh

niên; là quá trình tác động của hệ thống các cơ quan Nhà nước đối với công tác
thanh niên bằng chính sách, pháp luật, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng
kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng bằng các chính sách, luật pháp, Nhà nước huy
4
động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ công
tác thanh niên.
Trong giai đoạn hiện nay, quản lý nhà nước đối với thanh niên có ý nghĩa
quan trọng, không chỉ xuất phát từ đòi hỏi phát triển của thanh niên mà còn là
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày 28 tháng 11
năm 2005, Quốc hội khoá XI đã chính thức thông qua Luật Thanh niên sau hơn
20 năm chuẩn bị. Đây là một bước tiến quan trọng trong quản lý nhà nước đối
với công tác thanh niên. Tuy nhiên, việc ban hành Luật Thanh niên không có
nghĩa là quá trình quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên đã hoàn chỉnh
và hoàn toàn thuận lợi, mà đây mới chỉ là bước đi đầu tiên, tạo ra một hành lang
pháp lý quan trọng và cần thiết phục vụ trong quá trình quản lý. Hiện nay Luật
Thanh niên vẫn chưa đi vào cuộc sống mà nguyên nhân chủ yếu là do việc
hướng dẫn thi hành Luật Thanh niên còn chung chung, thiếu cụ thể về mặt trách
nhiệm của quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Vì vậy, những vấn đề cơ bản về
công tác thanh niên và quản lý nhà nước về thanh niên có thể vẫn còn khá xa lạ
với một bộ phận thanh thiếu niên và các cơ quan quản lý.
Thanh niên Nghệ An trong độ tuổi (từ 16 - 30 tuổi) hiện có gần 1 triệu
người, chiếm khoảng 27% dân số và 47% lực lượng lao động của tỉnh. Cơ cấu đa
dạng và có nét đặc thù: thanh niên trên địa bàn dân cư chiếm trên 70%; thanh
niên học sinh, sinh viên chiếm gần 25%; thanh niên công nhân viên chức và lực
lượng vũ trang chiếm 5%; trong đó thanh niên dân tộc ít người chiếm 15 %;
thanh niên tôn giáo chiếm 9,5%; nữ thanh niên chiếm 50,3 %. Tỷ lệ tập hợp
thanh niên trong tổ chức đạt 67,5%. [41, tr.8]
Bước vào giai đoạn mới, Nghệ An có nhiều thuận lợi, một số chương trình,
dự án lớn về công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá – xã hội được đưa vào quy
hoạch, triển khai xây dựng; hệ thống giáo dục được đầu tư, nâng cấp tạo điều

kiện thuận lợi cho thanh niên học tập, trau dồi kiến thức. Đảng, Nhà nước và
5
toàn xã hội dành nhiều sự quan tâm cho thanh niên. Đảng bộ tỉnh Nghệ An xác
định rõ: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW7 (Khoá X) của Đảng về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[40, tr.10] với các nội dung, tiêu
chí cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh. Đó chính là những điều kiện thuận lợi để đưa công tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi tỉnh Nghệ An tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.
Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thanh niên ở các
huyện, thành phố, thị xã bên cạnh nhiều kết quả khả quan. Vai trò thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên được thủ trưởng các cơ quan từ
tỉnh đến huyện thực sự quan tâm, có chuyển biến mạnh trong công tác chỉ đạo,
điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Các cơ quan, đơn vị đã
chủ động cụ thể hóa những nội dung, đề ra những chỉ tiêu của công tác này để
lồng ghép vào nội dung thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Công tác thanh
niên từng bước đi vào nề nếp, quyền và nghĩa vụ của thanh niên được đảm bảo;
thanh niên được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tham gia các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.
Tuy nhiên những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý
Nhà nước về công tác thanh niên cũng không ít. Trước tiên đó là nhận thức của
lãnh đạo xã, phường, thậm chí là huyện, ngành trực thuộc tỉnh có lúc, có nơi
chưa thật toàn diện. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung, mục tiêu,
chương trình phát triển thanh niên ở một số địa phương, đơn vị thiếu quyết liệt,
chậm ban hành các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện, hoặc có ban hành
nhưng không đôn đốc thực hiện, kiểm tra, giám sát… Thậm chí có những địa
phương, đơn vị còn xem công tác thanh niên là của tổ chức Đoàn, Hội.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tình hình thanh niên hiện nay, công
tác quản lý Nhà nước đối với thanh niên trên cơ sở lý luận và qua khảo sát thực
6

tế tại tỉnh Nghệ An, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý Nhà nước đối với công tác
thanh niên tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu góp
phần tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về
công tác thanh niên tỉnh Nghệ An trong thời kỳ mới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên là một chủ đề lớn. Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều văn bản đề cập tới việc quản lý Nhà nước về thanh niên như:
như Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị (khóa V) về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác vận động thanh niên, Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khóa
VI về Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
(tháng 2/1991), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới (tháng 1/1993), Luật
thanh niên năm 2005, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp
hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Quyết định số 2474/QĐ-TTg
ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển
thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011- 2020,…
Ngoài ra đã có một số công trình khoa học nghiên cứu vấn đề quản lý Nhà
nước đối với công tác thanh niên dưới nhiều góc độ khác nhau, được công bố dưới
dạng sách, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, luận văn tốt nghiệp và các bài viết
trên một số tạp chí.
Chẳng hạn: - Vũ Trọng Kim, Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên
trong thời kỳ mới, NXB Chính trị Quốc gia, 1999, trong cuốn sách này tác giả đã
đề cập tới sự quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên ở những tầm vĩ mô, với
những giải pháp chủ yếu trong thực hiện các chính sách, các định hướng về hội
nhập. Nguyễn Vĩnh Oánh, Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực công tác thanh niên,
NXB Chính trị quốc gia, 1995. Đoàn Văn Thái, Quản lý Nhà nước đối với công
7
tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, NXB Thanh niên, 2005. Dương Tự Đạm,
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên trong sự nghiệp công

nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, NXB Thanh niên, 2005.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu của các tác giả trên đã khá lâu nên sự
biến đổi, tình hình thanh niên trong giai đoạn hiện nay chưa được các tác giả trên
đề cập đến, đặc biệt là quy định mới từ khi Luật thanh niên ra đời vào năm 2005.
Ví dụ Trong sách của tác giả Vũ Trọng Kim trang 14 xác định độ tuổi thanh niên
từ 16 – 35, tuy nhiên theo điều 1 Luật thanh niên hiện hành là 16 – 30 tuổi [29,
tr.1]…
Đối với thanh niên là sinh viên tác giả Nguyễn Lương Bằng đã có một số
công trình nghiên cứu về thanh niên trong tầng lớp sinh viên nói chung như: Giáo
dục ý thức chính trị cho sinh viên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, Tạp
chí Lý luận chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Số 12 (2008).
Phát huy chủ nghĩa yêu nước trong tầng lớp sinh viên Việt Nam hiện nay, Thông
báo khoa học, Đại học Vinh, số 31. Tác giả Đoàn Minh Duệ và các cộng tác viên
(1997), Thực trạng về tư tưởng, đạo đức và lối sống của sinh viên các tỉnh Bắc
miền Trung trong giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Những
giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh, thiếu niên tỉnh
Nghệ An. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.
Về đối tượng trực tiếp khảo sát là thanh niên Nghệ An giai đoạn gần đây đã
có một số tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, các hướng nghiên cứu của các tác giả
trên tập trung nghiên cứu ở góc độ về truyền thống, giáo dục ý thức cho thanh
niên ở Nghệ An. Còn nghiên cứu về quản lý Nhà nước về công tác thanh niên trên
địa bàn Nghệ An trong giai đoạn hiện nay thì chưa có tác giả nào đề cập đến. Vì
vậy, tác giả chọn vấn đề “Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
8
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu Luật thanh niên, các văn bản, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước Việt Nam, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, các chương
trình, chính sách của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về quản lý Nhà nước đối với

công tác thanh niên hiện hành, và thực trạng thanh niên tỉnh Nghệ An trong giai
đoạn hiện nay, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, góp phần tạo điều kiện cho
thanh niên phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên tỉnh
Nghệ An.
3.2. Nhiệm vụ
- Luận văn làm rõ lý luận về quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên,
lý luận về thanh niên, chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước với thanh niên.
- Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên tỉnh Nghệ An.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận văn
Luận văn vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm
của Đảng cộng sản Việt Nam thể hiện trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, các
chủ trương của Đảng, các công trình của các tác giả trong nước bàn về những vấn
đề liên quan đến quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên.
Vận dụng phương pháp tổng hợp, trong đó chú trọng phương pháp khảo sát
phân tích, diễn giải, chứng minh bằng số liệu thực tế ở trong nước, và ở tỉnh rút ra
những giải pháp áp dụng vào những điều kiện cụ thể và đối tượng thanh niên Việt
Nam nói chung và thanh niên tỉnh Nghệ An nói riêng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
9
Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên là một phạm trù có nội dung
rất rộng, nó bao gồm nhiều khía cạnh, góc độ và lĩnh vực, nội dung khác nhau.
Trong Luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu trong phạm vi các vấn đề
về tình hình thanh niên Nghệ An và Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên
tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Để giải quyết tốt vấn đề trên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống các
văn bản, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của

Tỉnh ủy, các chương trình, chính sách của UBND tỉnh Nghệ An về quản lý Nhà
nước đối với công tác thanh niên.
Nghiên cứu thực trạng thanh niên tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
về: Trình độ văn hoá, sức khỏe thể chất, đời sống vật chất, tinh thần, tư tưởng
chính trị, lao động và việc làm, các xu hướng vận động mới, và một số vấn đề
liên quan để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng về quản lý Nhà nước
đối với công tác thanh niên tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn,
là tài liệu giúp cho các cơ quan Nhà nước, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội liên
hiệp thanh niên Việt Nam, tỉnh Nghệ An xây dựng kế hoạch phát triển thanh niên,
kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ cho thanh niên, góp phần ổn định tình
hình chính trị, nâng cao đời sống cho thanh niên, phát triển kinh tế xã hội trên cơ
sở khoa học.
Luận văn nghiên cứu và phản ánh khá toàn diện về quản lý Nhà nước đối
với thanh niên, tình hình thanh niên Nghệ An hiện nay. Các giải pháp đưa ra có ý
nghĩa thiết thực đối với các cơ quan Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước về
thanh niên, các đối tượng thanh niên, đặc biệt là các đối tượng thanh niên yếu thế
10
được đề cập trong đề tài, và cũng là mô hình mẫu có thể áp dụng cho một số tỉnh,
thành có điều kiện tương tự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận
văn gồm 03 chương, 7 tiết.
B. NỘI DUNG
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1. Khái niệm thanh niên
Thanh niên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau,
tùy theo nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta
đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên. "Thanh niên là người còn trẻ,
đang ở độ tuổi trưởng thành" [49, tr.8]. Khái niệm này bao gồm 2 ý: Thanh niên
là người có độ tuổi còn trẻ và đang trưởng thành. "Thanh niên là một nhóm nhân
khẩu - xã hội đặc thù, bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có
quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh
vực hoạt động xã hội, có vai trò to lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự
phát triển trong tương lai của xã hội”[26, tr.14] khái niệm này đánh giá thanh
niên ở diện rộng hơn, đánh giá cao vai trò của thanh niên. Theo Luật Thanh niên
“Thanh niên Việt Nam là những người đủ 16 đến 30 tuổi” [29, tr.1].
Thanh niên được nhìn nhận dưới góc độ triết học về con người. Theo
C.Mác và Ph.Ăng-ghen, con người là một thực thể xã hội, mang bản chất xã hội,
đồng thời là một thực tể tự nhiên, một cấu trúc sinh học. Do đó, để đưa con
người từng bước vươn tới sự hoàn thiện, cần đồng thời khám phá sự tác động
của các quy luật xã hội và các quy luật tự nhiên trong nó. Mức độ giải phóng con
người không chỉ tùy thuộc vào kết quả của công cuộc cải tạo các mối quan hệ xã
hội để mỗi con người được sống trong môi trường xã hội tốt đẹp, giàu tình người
mà còn tùy thuộc vào kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế để mức sống vật chất của con người ngày càng nâng cao.
Sự tiến hóa sinh học đặt cơ sở cho sự tiến hóa về mặt xã hội, đến một giai
đoạn nào đó quá trình người hóa để trở thành người, thì yếu tố sinh học chuyển
12
sang phụ thuộc vào yếu tố xã hội, do yếu tố xã hội quyết định. Con người khác
con vật chỉ là ở chỗ bản năng con người là bản năng đã được ý thức. Trong con
người, cái sinh vật đã được cải tạo, nhưng không hề bị xóa bỏ, nó vẫn tác động
tới toàn bộ đời sống con người, nếu con người không làm chủ, không ý thức,
không kiểm soát được thì cái bản năng sẽ trỗi dậy. Quá trình người hóa là quá
trình duy nhất diễn ra trong sự tương tác giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội,

cũng vì vậy cho phép chúng ta đánh giá đúng mặt tích cực và mặt tiêu cực của
yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của con người.
Khi đề cập đến mặt tự nhiên và mặt xã hội của con người. C.Mác và
Ph.Ăng-ghen cho rằng, mặt tự nhiên và mặt xã hội trong con người không tách
rời, đối lập nhau, ngược lại hai mặt đó thống nhất biện chứng và tác động qua lại
lẫn nhau. Khi chịu sự tác động của các mặt xã hội, thì mặt tự nhiên trong con
người được nâng lên trên trình độ các động vật khác. Chính vì thế, khác với quan
niệm từ chỗ chỉ coi con người là một loài động vật giống như mọi loài động vật
khác đến chỗ bênh vực cho những hành vi thú tính của những kẻ đã mất tình
người, C.Mác quan niệm: Con người là một thực thể tự nhiên loại đặc biệt, Một
thực thể tự nhiên đã nhân loại hóa. C.Mác và Ph.Ăng-ghen khẳng định chỉ trong
xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới tồn tại có tính chất người.
C.Mác viết: "Trong tình hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội” [34, tr.11]. Con người nhờ có lao động sản xuất để tạo ra
tư liệu sinh hoạt nhằm duy trì sự tồn tại của mình và xã hội, nhờ đó con người
được giải phóng khỏi tự nhiên, tách khỏi loài vật và xây dựng cho mình một môi
trường xã hội. Đây là điểm để phân biệt con người với động vật, hay có thể nói
chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người. C.Mác khẳng định: "Có thể
phân biệt con người với xúc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bất cứ cái
gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngày khi
con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con
13
người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của minh [34, tr.29]. Như
vậy bản chất con người chỉ có thể được hình thành, được nhận thức thông qua
các quan hệ xã hội của nó. Khi nói bản chất con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội, nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội vật chất, tình thần đều góp phần vào
việc hình thành bản chất con người chứ không riêng một quan hệ nào. Trong đó
quan hệ sản xuất đóng vai trò quyết định nhất. Tất nhiên khi đề cập đến vấn đề
này chúng ta phải thấy mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa môi trường xã hội
với con người và ngược lại, đây là mối quan hệ nhân quả có mối liên hệ mật thiết

và tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ này C.Mác cho rằng "Bản thân
xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nó cũng
sản xuất ra xã hội như thế" [34, tr.29].
Khái niệm về con người là vấn đề hết sức phức tạp, có nhiều quan niệm
khác nhau về con người. Theo quan điểm Mác - xít, tinh thần cốt lõi của phương
pháp tiếp cận vấn đề là lịch sử, xã hội, hoạt động, nhân cách khi nghiên cứu con
người. Chúng ta có thể tiếp thu các quan niệm trên, đặt toàn bộ cấu trúc người
trong mối quan hệ giữa bản thân với bản thân và một loạt các quan hệ khác:
mình với người khác, bản thân với xã hội, với tự nhiên và với vũ trụ
“Con người vừa là chủ thể của lịch sử, chủ thể của những biến đổi kinh tế
- xã hội vừa là khách thể của nhiều bộ môn khoa học” [21, tr.36], ở khái niệm
này ta thấy:
- Xét về quy mô và phạm vi đối tượng, con người là tổng thể của: Cá
nhân, gia đình, tập thể, tổ chức, cộng đồng, dân tộc, nhân loại.
Từ các phân tích trên đây về con người, trong đó có con người thanh niên
có thể khẳng định: Thanh niên là một phạm khái niệm, dùng để chỉ những người
ở độ tuổi nhất định; là một thực thể tự nhiên và một tồn tại xã hội, là một giai
đoạn phát triển nhất định của cuộc đời con người với những đặc trưng riêng về
các đặc điểm tâm lý, sinh lý và sự phát triển nhận thức ở trình độ nhất định. Điều
14
đó có nghĩa là trong con người thanh niên có con người tự nhiên và con người xã
hội. Nhìn nhận về con người tự nhiên của thanh niên chủ yếu qua phân tích độ
tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý. Con người xã hội của thanh niên nhìn nhận qua sự
chín muồi và trưởng thành về nhận thức xã hội cũng như ý thức trách nhiệm
công dân đối với xã hội. Con người thanh niên là một giai đoạn phát triển của
con người trong cả đời người; là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang giai đoạn
trưởng thành, từ cuộc sống phụ thuộc sang cuộc sống dần tự lập và tự lập, từ tư
duy bắt chước là chính sang tư duy độc lập, sáng tạo. Con người thanh niên ví
như trung bình cộng của con người trẻ em và con người đã trưởng thành, trong
đó giai đoạn đầu của thanh niên là giai đoạn khám phá tự nhiên, xã hội, giai đoạn

dần tự lập, giai đoạn sau của thanh niên là giai đoạn tự lập và sáng tạo, người
thanh niên làm chủ bản thân minh, từ kinh tế đến hành vi xã hội. Việc chia giai
đoạn trong cuộc đời thanh niên chỉ là tương đối, ước chừng từ tuổi 16 đến tuổi
24 cho giai đoạn 1 và từ tuổi 25 đến tuổi 30 cho giai đoạn 2.
Thanh niên được nhìn nhận dưới góc độ tuổi:
Trong mỗi giai đoạn phát triển, cơ thể con người là một chỉnh thể hài hòa
với những đặc điểm vốn có đối với giai đoạn tuổi đó, chứa đựng cả những truyền
thống của giai đoạn trước và những mầm mống của giai đoạn sau. Như vậy, mỗi
lứa tuổi là một hệ thống của sự phát triển, ở đó vết tích của giai đoạn trước dần
bị xóa bỏ, cái hiện tại và tương lai được hình thành và phát triển, rồi sau đó, cái
hiện tại lại trở thành cái quá khứ, mầm mống của cái tương lai lại trở thành cái
hiện tại, những mầm mống mới lại nảy sinh. Sự phát triển đó là không ngừng,
không nghỉ và sự chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo có giới
hạn thời gian hẹp cùng với những đặc trưng dần hình thành và ngày càng rõ nét.
Chính vì vậy, mọi sự phân chia đều mang tính tương đối. Vì không thể phân chia
ranh giới các giai đoạn phát triển của con người một cách triệt để, giữa các giai
đoạn còn có những thời kỳ quá độ, hơn nữa, những biến đổi về hình thái và sinh
15
lý của cơ thể con người xảy ra ngay cả trong giới hạn của cùng một giai đoạn
tuổi.
Các mức độ phát triển của con người có thể phân loại theo nhiều cung tuổi
khác nhau trong đó cách phân loại phổ biến nhất là phân loại theo tuổi thời gian,
theo tháng và năm hoặc năm. Theo cách này, tuổi được căn cứ theo ngày, tháng,
năm sinh và tuổi ngày ngày càng tăng trong suốt cuộc đời. Tuổi thanh niên tính
theo thời gian thường được tính từ 15 đến 30. Trước và sau cung độ tuổi này, ở
mỗi con người đều có những đặc điểm hay biểu hiện của sự chuyển đổi giai
đoạn. Và những thay đổi đó có thể được xác định qua tuổi sinh học, tuổi tâm lý,
xã hội
Tuổi sinh học của một cá nhân cho phép ta nhận biết quá trình phát triển,
tiến bộ của cá nhân đó trên con đường trưởng thành. Đây là một loại tuổi khác

nhưng chỉ tương ứng một cách đại thể với tuổi thời gian như đã trình bày ở trên
và nó có thể được xác định bằng các phép đo về tuổi hình thái, tuổi xương, tuổi
răng hay tuổi dậy thì, tuổi hình thái đề cập đến ở đây chính là sự so sánh về kích
thước của một cá nhân (chiều cao, cân nặng) với những tiêu chuẩn chung. Tuổi
xương cho biết mức độ sinh học về sự phát triển của xương. Tuổi xương có thể
được xác định rất chính xác bằng cách chụp X-quang các xương cổ tay, cổ chân.
Cách xác định tuổi xương chủ yếu được dùng trong phòng thí nghiệm hoặc để
thẩm định khi cần biết chính xác tuổi. Tuổi răng cũng là một công cụ chính xác
để xác định tuổi, theo đó qua biểu đồ mọc răng, sự phát triển kế tiếp của răng từ
hình dáng ban đầu của núm răng đến chân răng giúp ta đó được tuổi can-xi hóa.
Tuy vậy cách này cũng ít được dùng. Tuổi dậy thì được xác định bởi sự xuất
hiện của các dấu hiệu sinh dục phụ và chính. Trong thời kỳ này, thanh niên được
coi là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ em để trở thành người lớn,người
trưởng thành. Đặc điểm rõ nhất của giai đoạn này là sự phát triển nhanh chóng
của cơ thể cùng với sự trưởng thành về các chức năng của các cơ quan trong cơ
16
thể, trong đó có chức năng sinh sản để duy trì nòi giống và trưởng thành về mặt
xã hội. Thanh niên thường được thấy rõ nhất ở hình thể cường tráng, đầy đặn,
khỏe mạnh, tràn trề sức sống.
Ngoài ra, còn có một số cách xác định tuổi khác, như: Tuổi cảm xúc (một
phép đo về sự xã hội hóa và năng lực hoạt động trong một môi trường văn hóa,
xã hội đặc thù); Tuổi trí tuệ (một phép đo về trình độ học vấn và tự nhận thức
của cá nhân); Tuổi nhận thức (một phép đo sự phát triển nhận thức)
Như vậy, khái niệm lứa tuổi hay độ tuổi không chỉ bao hàm lứa tuổi tính
theo thời gian và mức độ phát triển sinh học nhất định của cá thể, mà còn phản
ánh vị thế xã hội nhất định. Mỗi con người ở lứa tuổi khác nhau sẽ khác nhau về
năng lực thực hiện các chức năng xã hội, mặt khác, các quyền lợi và nghĩa vụ,
tính chất của các hoạt động gắn liền với một lứa tuổi nào đó sẽ quyết định vị trí
xã hội thực tế của con người ở lứa tuổi đó, quyết định sự tự ý thức của họ và
mức độ những khát vọng, hành vi ứng xử của họ. Cách xác định độ tuổi của

thanh niên cũng rất khác nhau. Theo Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, tuổi của đoàn viên được xác định là từ 15 đến 30 [46, tr.1]; Điều lệ Hội
liên hiệp thanh niên Việt Nam lại xác định tuổi hộ viên là từ 15 đến 35 [45, tr.1].
Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em xác định tuổi trẻ em đến 16 tuổi. Tuy không lấy
độ tuổi đoàn viên, hội viên làm căn cứ để xác định tuổi thanh niên, nhưng ít
nhiều, độ tuổi đoàn viên, hội viên do Đoàn, Hội xác định cũng phản ánh ở trình
độ nhất định sự phát triển của con người trong giai đoạn thanh niên. Đối với các
nước khác nhau, độ tuổi thanh niên cũng được quy định khác nhau (xem bảng).
Bảng 1: Độ tuổi thanh niên một số nước trên thế giới
Tên nước Độ tuổi Tên nước Độ tuổi
Au-stra-lia 15-25 Papua New Guinea 12-35
17
Băng-la-đét 15-30 Philipines 15-30
Bru-nây 15-25 Hàn Quốc 9-24
Trung Quốc 14-28 Sa-moa 15-35
Ấn Độ 13-35 Singapore 15-29
Ma-lay-xia 15-40 Sri-lan-ca 15-24
Man-đi-vơ 16-35 Thái Lan 15-24
Niu-di-lân 15-24 Tông-ga 12-25
Pa-ki-xtăng 15-29 Liên hiệp quốc 15-24
Nguồn: Luật Thanh niên một số nước (Tổng hợp tài liệu tham khảo xây
dựng Luật Thanh niên Việt Nam). Hà Nội, T4.2005 [44, tr.25].
Theo quy định về tuổi thanh niên của các nước thì tuổi cận dưới thường
trong khoảng 14 đến 16; tuổi cận trên có nhiều khác biệt, nhưng chủ yếu từ 30
trở xuống. Tại Việt Nam, nếu tuổi thanh niên được xác định là tuổi tiếp nối tuổi
trẻ em, tức là dưới 16 tuổi, thì tuổi cận trên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, có
ý kiến đề nghị để ở mức 24 tuổi (như quy đinh về tuổi thanh niên của Liên hiệp
quốc), cũng có ý kiến đề nghị để tuổi cận trên của thanh niên là 35 tuổi vì ở tuổi
này thanh niên mới thực sự trưởng thành, tự lập, tự quyết và có đóng góp nhiều
nhất cho xã hội. Tuy nhiên, theo chúng tôi, tuổi cận trên của thanh niên nên dừng

lại ở mức đủ 30 tuổi, vì mấy lý do sau đây:
- Đứng ở góc độ chính sách, luật pháp, nếu nâng độ tuổi thanh niên lên tới
35 tuổi thì đối tượng điều chỉnh của chính sách, luật pháp sẽ tăng đáng kể
(khoảng 7,7% dân số hay hơn 6 triệu người). Nếu là chính sách đầu tư, thì đây
quả là một con số không nhỏ về nguồn lực. Vả lại, khoảng cách tuổi giữa cận
trên và cận dưới của thanh niên quá xa, dẫn đến việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ như nhau đối với hai độ tuổi khác xa nhau (16 và 35) trong cùng một lúc là
khó khăn và bất bình đẳng. Có khi ngay trong một gia đình, bố mẹ và các con
đều phải chịu sự điều chỉnh của một chính sách, pháp luật với quyền và nghĩa vụ
như nhau, trong khi các con có khi cần thiết được hưởng nhiều quyền hơn thay vì
phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như cha mẹ.
- Xét ở góc độ hôn nhân, gia đình thì theo quan niệm chung, tuổi thanh
niên kéo dài từ lúc trưởng thành (từ tuổi dậy thì) cho đến lúc có vợ hoặc có
18
chồng. Lúc này, người thanh niên không còn “lông bông” nữa, ít phụ thuộc hơn
vào bố mẹ, gia đình, có ý thức tự lập, tự quyết cao hơn. Tuy không thể lấy tiêu
chí kết hôn để xác định tuổi thanh niên, nhưng khi tuổi kết hôn trung bình lần
đầu của dân số nữ và nam ở Việt Nam tăng dần hiện nay (tương ứng là 22,8 tuổi
với nữ và 26 tuổi với nam, tính trung bình là 24-25 tuổi) [43, tr.29] thì việc xác
định tuổi cận trên của thanh niên dưới 30 tuổi là có cơ sở thực tiễn, phù hợp với
quan niệm văn hóa truyền thống và lối sống thực tế cũng như xu hướng kết hôn
muộn của thanh niên hiện nay.
- Về sự phát triển tâm lý xã hội của mỗi cá nhân, các nhà nghiên cứu cho
rằng mỗi xã hội phải dành thời gian và đầu tư các nguồn lực khác nhau để mỗi cá
nhân trải qua một thời kỳ xã hội hóa nhất định trước khi chính thức gia nhập vào
đời sống xã hội với tư cách là một thành viên độc lập. Quá trình xã hội hóa cá
nhân với nội dung chính là chuẩn bị tinh thân, nghị lực, các tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo cần thiết cho cuộc sống xã hội, có thể kéo dài từ lúc đứa trẻ lọt lòng đến bao
nhiêu tuổi là tùy thuộc vào điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Trong xã hội hiện đại,
quá trình xã hội hóa kéo dài cho đến khi cá nhân có đủ kiến thức và kỹ năng

nghề nghiệp chuyên môn nhất định để chủ động, độc lập nắm giữ vị trí nghề
nghiệp và thực hiện các vai trò tương ứng với nghề nghiệp để có cuộc sống ổn
định với tư cách là một công dân có trách nhiệm và quyền lợi đầy đủ. Trong quá
trình xã hội hóa lứa tuổi thanh niên, mỗi cá nhân phải lựa chọn và quyết định
việc tiếp tục học các tri thức nghề nghiệp, hình thành các năng lực, phẩm chất
nghề nghiệp cần thiết của người lao động hay là trực tiếp tham gia vào hoạt động
nghề nghiệp để kiếm sống. Đối với những thanh niên sớm tham gia vào các hoạt
động kinh tế thì hoạt động lạo động của họ vẫn chủ yếu làm quen, chuẩn bị để có
một vị trí nhất định trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội.
Theo các phân tích trên đây, tuổi cận trên của thanh niên không nên quá
cao, vì sẽ làm kéo dài quá trình xã hội hóa và làm chậm quá trình chính thức
tham gia vào cơ cấu lao động xã hội, gây lãng phí thời gian của cá nhân và xã
19
hội, nhưng tuổi cận trên của thanh niên cũng không nên quá thấp (như quy định
của Liên hiệp quốc ở tuổi 24), vì như vậy sẽ làm ngắn lại quá trình xã hội hóa và
hạn chế việc chuẩn bị “chín muồi” của thanh niên trước khi bước vào cuộc sống
lao động xã hội, cuộc sống tự lập. Như vậy, tuổi cận trên của thanh niên xác định
ở tuổi 30 là hợp lý, lúc này thanh niên đã tích lũy ở mức đủ đáp ứng yêu cầu của
lao động xã hội cũng như quá trình xã hội hóa những kiến thức, kinh nghiệm
nghề nghiệp, tri thức sống, đã chủ động, độc lập hơn trong cuộc sống.
Từ các cách tiếp cận trên đây, có thể khẳng định: Thanh niên là những
người đang trưởng thành và trưởng thành, đang trở thành người lớn và là người
lớn, là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổi trung niên; có độ tuổi từ
16 đến 30 tuổi. Trong lứa tuổi này, thanh niên có quyết định về mối quan hệ
thầm kín, quan hệ tình dục và thực hiện chức năng sinh sản, nhiều người trong số
họ trở thành cha, mẹ; họ đạt đến đỉnh cao về sức khỏe thể chất, ổn định về sức
khỏe tinh thần, tiến hành lựa chọn nghề nghiệp, ý thức khá đầy đủ và toàn diện
về bản thân mình; ý thức công dân, ý thức trách nhiệm trước người khác, trước
cộng đồng được hình thành rõ rệt; các năng lực trí tuệ phát triển đạt đến chất
lượng mới, làm cho thanh niên tự tin hơn, tự quyết hơn và chủ động, chín chắn

hơn trong mọi ứng xử của cuộc sống.
Một số cách tiếp cận khác: Các nhà tâm lý học thường nhìn nhận thanh
niên gắn với những quy luật biến đổi về tâm lý lứa tuổi, như: sự phát triển khả
năng phân tích và suy luận, nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách bình tĩnh và
toàn diện, thể hiện sự chín chắn hơn, ham thích cái mới, say mê sáng tạo, mong
muốn tự khẳng định mình, ý thức tự lập, v.v… và coi đó là yếu tố cơ bản để
phân biệt với lứa tuổi khác.
Từ góc độ xã hội học, thanh niên lại được nhìn nhận là một giai đoạn xã
hội hóa cá nhân, giai đoạn tiếp thu các giá trị xã hội để hình thành nhân cách; là
thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ bị phụ thuộc sang giai đoạn hình thành và từng
20
bước xác lập vai trò cá nhân thông qua các hoạt động độc lập với tư cách là công
dân, là một trong những chủ thể của xã hội; ý thức công dân, ý thức trách nhiệm
với gia đình, cộng đồng và rộng hơn là với xã hội, ý thức tự chịu trách nhiệm với
các hành vi của bản thân có bước phát triển rõ rệt. Thanh niên cũng dần nhận rõ
hơn vai trò của bản thân mình và rộng hơn là thế hệ của mình đối với sự phát
triển chung của xã hội.
Dưới góc độ sinh học, thanh niên được hiểu là một giai đoạn phát triển
trong cuộc đời con người; là giai đoạn đánh dấu sự chuyển tiếp từ trẻ em để trở
thành người lớn, người trưởng thành, nói cách khác, đó là giai đoạn tiếp nối tuổi
thiếu niên, đạt tới đỉnh cao của tuổi trưởng thành. Đặc điểm nổi rõ của giai đoạn
này là sự phát triển nhanh của cơ thể, các chức năng của cơ thể dần được hình
thành và phát triển đầy đủ. Sự phát triển của con người sang giai đoạn thanh niên
thường được thể hiện thông qua việc xác định tuổi của thanh niên.
Dưới góc độ văn hóa, thanh niên được hiểu là lớp người kết nối và kế
thừa có chọn lọc những truyền thống văn hóa của thế hệ trước, đồng thời tiếp thu
có chọn lọc văn hóa nhân loại và sáng tạo các giá trị văn hóa mới phù hợp.
Trong con người thanh niên, vừa chứa đựng những giá trị văn hóa của thế hệ cha
anh họ, vừa mang những giá trị văn hóa của thế hệ họ (hiện tại) và hàm chứa các
nhân tố hình thành các giá trị văn hóa của tương lai.

Đối với các nhà chính trị, thanh niên được hiểu là lực lượng hậu bị của
các lực lượng chính trị. Tương lai chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc tùy thuộc
vào việc giai cấp hay lực lượng chính trị nào nắm được thanh niên. Cũng chính
vì vai trò chính tri quan trọng của mình, thanh niên luôn luôn là đối tượng của sự
lôi kéo, tranh giành, tác động, tập hợp của các đảng chính trị. Tại Việt Nam,
Đảng ta luôn coi công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa là công tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đồng thời, xác định
việc xây dựng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức đại diện cho
21
quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên là đội dự bị tin cậy của Đảng, là một
trong các nhân tố đảm bảo sự phát triển của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Từ những phân tích và cách nhìn nhận trên đây, có thể rút ra kết luận:
Thanh niên là một khái niệm, chỉ một nhóm nhân khẩu, xã hội đặc thù, ở độ tuổi
nhất định (từ 16 đến 30 tuổi, có mặt trong tất cả các gia cấp, tầng lớp xã hội, dân
tộc, các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, có những đặc điểm chung đặc
trưng về tâm lý, nhận thức xã hội, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia, dân tộc trong cả hiện tại và tương lai. Có thể rút ra một số đặc
điểm chung của thanh niên như sau:
- Thanh niên không phải là một giai cấp mà là một nhóm nhân khẩu, xã
hội; có độ tuổi nhất định, từ 16 đến 30 tuổi; có những đặc điểm đặc trưng khác
với các lứa tuổi khác về tâm lý, sinh lý; có tâm tư, nguyện vọng, có nhu cầu và
hoài bão, khát vọng phù hợp với lứa tuổi và giới.
- Thanh niên có mặt trong tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội: thanh niên
nông dân, thanh niên công nhân, thanh niên viên chức, thanh niên học sinh, sinh
viên, thanh niên các lực lượng vũ trang; có mặt trong tất cả 54 dân tộc anh em
trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thanh niên có mặt và giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
1.1.2. Khái niệm công tác thanh niên và quản lý Nhà nước đối với công
tác thanh niên

1.1.2.1 Khái niệm công tác thanh niên
Theo Từ điển Tiếng Việt thì công tác được hiểu là “công việc của Nhà
nước, của đoàn thể hoặc thực hiện công việc của Nhà nước, của đoàn thể” [49,
tr.458]. Như vậy công tác thanh niên có thể được hiểu là là công việc của Nhà
nước, của đoàn thể hay thực hiện công việc của Nhà nước, đoàn thể.
22
Theo Thuật ngữ công tác Đoàn: “Công tác thanh niên là một bộ phận quan
trọng trong công tác quần chúng của Đảng, bao gồm toàn bộ những hoạt động
của Đảng, Nhà nước và các chủ thể xã hội khác” [35, tr.152].
Như vậy công tác thanh niên có thể được hiểu là là công việc của Nhà
nước, của đoàn thể hay thực hiện công việc của Nhà nước, đoàn thể. Khái niệm
này đúng, tuy nhiên chưa phản ảnh được tính mục đích của công tác thanh niên.
Tại Việt Nam, công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong công tác
quần chúng, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nước, Đoàn thanh
niên và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh niên phát
triển, trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng của lực lượng thanh niên trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, cũng có thể hiểu, công tác thanh
niên là sự tác động tổng hợp của các chủ thể xã hội vào một đối tượng cụ thể là
thanh niên theo những mục tiêu xác định.
Kể từ khi có Đảng, công tác thanh niên là hoạt động xã hội tự giác, trở
thành hoạt động chính trị - xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của
Đảng; Đảng ta luôn coi công tác thanh niên là một bộ phận hữu cơ trong hoạt
động của mình; là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận động thanh niên tham
gia thực hiên các nhiệm vụ của cách mạng, đồng thời góp phần giải quyết các
vấn đề xã hội vốn có của thanh niên; là quá trình hình tạo ra môi trường kinh tế,
văn hóa, xã hội và là trường học cộng sản cho thanh niên học tập, rèn luyện và
trưởng thành.
Từ những phân tích trên đây, công tác thanh niên được hiểu là hoạt động có
mục đích của tổ chức tác động vào đối tượng thanh niên nhằm giáo dục, bồi
dưỡng, định hướng và phát huy thanh niên, đáp ứng những đòi hỏi nào đó của

thanh niên và của xã hôi. Công tác thanh niên là một loại hoạt động xã hội hàm
chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên, nhằm
mục đích thỏa mãn nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã
hội.
23
1.1.2.2 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên
Theo TS Nguyễn Vĩnh Oánh thì “Quản lý Nhà nước về công tác thanh
niên là hoạt động lập pháp và lập quy của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để
chế định ra những quy định về công tác thanh niên; hoạt động quản lý Nhà nước
trong phạm vi những công việc về hành chính của các cơ quan trong bộ máy Nhà
nước có liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của Nhà nước về sự
phối hợp tất cả cơ quan,bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh
niên,đặt công tác thanh niên trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện của
Nhà nước…’’ [36, tr.143]. Theo tác giả Vũ Trọng Kim thì “Quản lý Nhà nước
về công tác thanh niên là hoạt động xây dựng thể chế có liên quan đến thanh
niên, là sự quản lý của các cơ quan Nhà nước theo các chế định pháp luật, chính
sách để điều chỉnh, phối hợp thống nhất việc triển khai nhiệm vụ công tác thanh
niên của các tổ chức, lực lượng trong xã hội nhằm đạt được các mục đích của
Đảng về công tác giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên” [28,
tr.87-88]
.
Các khái niệm này về căn bản đúng, tuy nhiên chưa phản ảnh được đầy đủ
tính đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ. Trong vế “nhân dân làm chủ” bao hàm cả sự tham
gia quản lý Nhà nước và xã hội của nhân dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua các tổ chức đại diện. Căn cứ vào những cách hiểu đó và từ khái niệm
quản lý Nhà nước như trình bày ở phần trên, thì quản lý Nhà nước đối với công
tác thanh niên ở đây được hiểu là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập
pháp, hành pháp, tư pháp đối với công tác thanh niên. Quản lý Nhà nước đối với
công tác thanh niên là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực

Nhà nước đối với một số đối tượng đặc biệt là thanh niên; là quá trình tác động
của hệ thống các cơ quan Nhà nước đối với công tác thanh niên bằng chính sách,
luật pháp, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời
24
cũng bằng các chính sách, luật pháp, Nhà nước huy động mọi tổ chức, mọi
nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ công tác thanh niên.
Trong quản lý Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên
giữ vai trò rất quan trọng; là hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền nhằm đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên;
là hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên trong bộ máy Nhà
nước; là hoạt động điều hành của Nhà nước nhằm tổ chức và phối hợp các cơ
quan trong công tác thanh niên. Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên
bao gồm cả các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đối với các cơ quan, tổ chức trong công tác thanh niên.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quản lý Nhà nước
đối với công tác thanh niên
1.2.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quản lý Nhà nước đối
với công tác thanh niên.
Hơn 80 năm đấu tranh cách mạng, Đảng đã ban hành và lãnh đạo thực hiện
19 chủ trương quan trọng chuyên đề về công tác thanh niên, trong đó có 5 nghị
quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; 4 nghị quyết, chỉ thị của Ban
Thường vụ hoặc Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đây đồng thời là quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về thanh niên
và công tác thanh niên, trong đó quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên.
Những nét khái quát nhất về các chủ trương của Đảng đối với công tác vận động
thanh niên, xây dựng Đoàn thanh niên và quản lý Nhà nước đối với công tác
thanh niên gồm:
Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động tại Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ nhất, tháng 10-1930, đây là văn kiện đặt nền móng về

lý luận vận động thanh niên trong phạm trù cách mạng vô sản.
Nội dung xây dựng Đoàn và công tác thanh niên tại Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ II ngày 26/3/1931, sau này đươc Đảng cho lấy
25

×