Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.73 KB, 35 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp
Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển
nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex
I. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.
Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex (PLC) là doanh nghiệp nhà nước được
cổ phần hoá theo quyết định 1801/2003/QĐ-BTM của Bộ Thương mại. Tiền
thân của PLC là công ty Dầu Nhờn (được thành lập theo quyết định 745/TM/TCCB
ngày 09/06/1994 của Bộ Thương mại), sau đó được đổi tên thành Công ty Hoá dầu
(theo Quyết định 1191/1998/QĐ-BTM ngày 13/12/1998 của Bộ Thương Mại).
Công ty PLC được Sở Kế hoạch Đầu tư TP.Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 0103003690, ngày 18/02/2004. Công ty chính thức hoạt động theo
mô hình Công ty cổ phần từ ngày 01/03/2004.
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ DẦU PETROLIMEX.
Tên tiếng Anh: Petrolimex Petrochemical Joint Stock Company.
Tên viết tắt : PLC.,JSC.
Địa chỉ trụ sở: Số 1 Khâm Thiên – P. Khâm Thiên – Q. Đống Đa – Thành phố
Hà Nội.
Điện thoại : 04-8513205
Fax : 04-8513207
Thực hiện Nghị quyết số 002/NQ-PLC-ĐHĐCĐ ngày 25/4/2005 của ĐHĐCĐ
Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex và nghị quyết số 022/NQ-PLC-HĐQT ngày
16/12/2005 của HĐQT công ty :
- Công ty triển khai thực hiện đề án “ cấu trúc lại Công ty CP hoá dầu
Petrolimex hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con”
- Ngày 03/01/2006, công ty PLC chính thức hoạt động theo mô hình “Công ty
mẹ- Công ty con”.
Theo mô hình hoạt động mới, tổ chức bộ máy công ty cấu trúc lại như sau:
1
2


Chuyên đề tốt nghiệp
+ Công ty mẹ:
Là Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex, hoạt động theo luật doanh nghiệp
Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kì họp thứ VIII thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. Các hoạt động của Công ty tuân thủ các
quy định của pháp luật có liên quan và điều lệ Công ty được ĐHĐCĐ Công ty thông
qua.
Công ty mẹ vừa thực hiện hoạt động đầu tư tài chính và các Công ty con, các
Công ty liên kết và các doanh nghiệp khác; vừa trực tiếp tổ chức các hoạt động
SXKD ngành hàng DMN và các lĩnh vực khác; không trực tiếp kinh doanh lĩnh vực
NĐ và HC.
+ Các công ty con:
Ngày 27/12/2005, Công ty PLC đã thành lập 2 Công ty con- là Công ty TNHH
một thành viên, do Công ty PLC sở hữu 100% vốn điều lệ : Công ty TNHH nhựa
đường Petrolimex và Công ty TNHH hoá chất Petrolimex. Ngày 01/03/2006, 2Công
ty con đã chính thực đi vào hoạt động.
2. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ
phần Hóa dầu Petrolimex.
2.1. Chức năng của công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex.
Công ty thực hiện các chức năng chính sau:
- Tiếp tục sản xuất kinh doanh các sản phẩm hoá dầu: Dầu mỡ nhờn, Nhựa
đường, Hoá chất… tại Việt Nam.
- Phát triển hoạt động xuất khẩu các sản phẩm Hoá dầu sang thị trường các
nước trong khu vực.
- Phát triển hệ thống CSVCKT hiện đại, công nghệ cao; có vị trí thuận lợi tại
các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn,
TP. Hồ Chí Minh, Cần thơ.
- Hợp tác cùng các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư các dự án sản xuất các
sản phẩm xăng dầu và các sản phẩm hoá dâu. Xúc tiến hoạt động đầu tư trực tiếp của công
2

3
Chuyên đề tốt nghiệp
ty sang các nước trong khu vực mà trước hết là Lào, Campuchia…trên cơ sở mối quan hệ
về kinh doanh sẵn có của công ty nhiều năm nay.
Nhiệm vụ của Công ty cổ phần Hoá Dầu Petrolimex.
Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và các mặt hoạt động khác của đơn
vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch được tổng công ty phê duyệt. Thực
hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kinh tế nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài sản, vật
tư, tiền vốn, bảo đảm hiệu quả cao trong kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với
ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và
công nghệ mới, hoàn thiện và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với yêu
cầu phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường và bảo vệ môi trường.
2.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hoá chất và các mặt
hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ và khí đốt;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên nghành Hoá Dầu;
- Kinh doanh các dịch vụ có liên quan: Vận tải, kho bãi, pha chế, phân tích
thử nghiệm, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật…
3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.
3
4
Chuyên đề tốt nghiệp
MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA C.TY CP HÓA DẦU PETROLIMEX
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Phòng Tài Chính Kế Toán
Phòng Tổng Hợp
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Công Nghệ Thông Tin
Phòng Đảm Bảo Chất Lượng
Phòng Đảm Bảo Dầu Mỡ Nhờn

Phòng KD DMN Tổng Đại Lí
Phòng KD DMN Công Nghiệp
Phòng KD DMN Hàng Hải
Phòng KD DMN Lon Hộp
Phòng KD Tổng Hợp
Chi Nhánh Hoá dầu Hải Phòng
1.P.QTTH
2.P.TCKT
3.P.KD. DMN.TĐL
4.P.KD. DMN CN&HH
Chi Nhánh Hoá dầu Đà nẵng
1.P.QTTH
2.P.TCKT
3.P. ĐB. DMN
4.P.KD DMN TĐL
5.P.KD DMN CN&HH
6.P.KD DMN LH
Chi Nhánh Hoá dầu Sài Gòn
1.P.QTTH
2.P.TCKT
3.P.KD DMN TĐL
4.P.KD DMN CN&HH
5.P.KD DMN LH
Chi Nhánh Hoá dầu Cần Thơ
1.P.TCKT
2.P.KD DMN TĐL
3.P.KD DMN LH
Nhà máy Dầu Nhờn Thượng Lý
4
5

Chuyên đề tốt nghiệp
1.P.KHĐ ĐVT
2.P.KẾ TOÁN
3. Đội pha chế đóng rót
4. Đội giao nhận
Nhà máy Dầu Nhờn Nhà Bè
1.P.KHĐ ĐVT
2.P.Ktoán
3.P.KThuật
4. Đội pha chế đóng rót
5. Đội giao nhận
Kho Dầu Nhờn Đức Giang
1.GIAO NHẬN
SỬA CHỮA BẢO QUẢN
Tổng giám đốc C.Ty
Các Phó Tổng giám đốc điều hành
Hội đồng quản trị C.Ty
Ban kiểm soát C.Ty

Đại hội đồng cổ đông C.Ty CP Hóa dầu Petrolimex
5
6
Chuyên đề tốt nghiệp
6
7
Chuyên đề tốt nghiệp
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hơn 10 năm qua, hoạt động SXKD các sản phẩm DMN, NĐ, HC của Công ty
PLC vẫn tiếp tục duy trì, giữ vững vai trò chủ đạo của Petrolimex trên thị trường
trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu DMN, NĐ, HC của các công

ty nước ngoài, các công ty trong nước khác. Trên cơ sở nền tảng từ hoạt động kinh
doanh DMN, Công ty đã đầu tư phát triển sang lĩnh vực kinh doanh NĐ và HC.
Thành công lớn nhất của PLC là đồng thời phát triển 3 ngành hàng DMN, NĐ, HC;
Doanh thu, sản lượng, hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng trưởng liên tục trong
nhièu năm; kết quả là Công ty đã đạt được thị phần rất lớn trên cả 3 lĩnh vực ngành
hàng:
- Thị phần Dầu mỡ nhờn đạt khoảng 20%-25%; Tốc độ tăng trưởng bình
quân chung về sản lượng các loại Dầu mỡ nhờn của PLC ở mức 6-8%.
- Thị phần Nhựa đường đạt khoảng 20-50%; tốc độ tăng trưởng bình quân
chung về sản lượng nhựa đường của PLC Ở mức 5-7%/năm.
- Thị phần dung môi hoá chất đạt khoảng 30-35%; tốc độ tăng trưởng bình
quân chung về sản lượng Dung môi hoá chất của PLC ở mức khoảng 8-9%/năm.
Đặc biệt, trong 2 năm 2005-2006, thương hiệu các sản phẩm DMN của Công
ty đã được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn các danh hiệu :
- Thương hiệu Petrolimex- PLC của Công ty đã được Hội Doanh nghiệp trẻ
Việt Nam trao tặng giải thưởng “sao vàng đất Việt”.
- Sản phẩm dầu nhớt Racer mang thương hiệu Petrolimex- PLC đã được
Người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
- Thương hiệu dầu nhớt Racer- Petrolimex đã được bình chọn vào tốp 500
thương nổi tiếng tại Việt Nam do VCCI và Công ty AC Nielsen công nhận.
- Thương hiệu PETROLIMEX- PLC đã được xếp vào Top 500 thương hiệu
uy tín tại Việt Nam do các độc giả Báo Thương mại điện tử bình chọn.
- Các sản phẩm Dầu mỡ nhờn của PLC đã đạt Huy chương vàng Hội chợ
Expo trong nhiều năm.
7
8
Chuyên đề tốt nghiệp
- Tháng 10/2006, Công ty PLC được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng “Cúp
Vàng ISO- Chìa khoá hội nhập”.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2005-2007

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tăng(+)/giảm(-)
(Năm 2007 so với
năm 2006) (%)
1 Tổng sản lượng tiêu thụ Tấn M3 141.820 170.064 177.000 +4,08
2 Tổng doanh thu Tr.đồng 1.431.858 1.990.762 2.120.300 +6,51
3 Tổng chi phí kinh doanh Tr.đồng 1.385.093 1.915.700 2.038.200 +6,39
4 Tổng LN trước thuế Tr.đồng 38.740 41.961 54.700 +30,36
5 Tổng LN sau thuế Tr.đồng 38.740 36.109 47.042 +30,28
6 Tỷ suất LN sau thuế/VĐL (%) 25,83 24,07 26,88 +11,67
7 Chia cổ tức dự kiến (%) 12 12 12 0
8 Lao động Người 543 553 562 +1,63
9 Thu nhập bình quân Đ/ng/th 5.015.000 5.416.000 5.600.000 +3,40
10 Nộp NSNN Tr.đồng 136.026 183.758 183.399 +0,89
(Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2005-2007 của PLC đã được kiểm toán)
II. Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân
lực của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.
1. Phân tích thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty
Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.
Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.
Quy mô
Tổng số lao động của toàn Công ty năm 2007 là 562 người tăng 9 người so
với năm 2006. Do thực hiện kế hoạch tuyển dụng lao động đã được HĐQT Công ty
phê duyệt, Công ty ưu tiên bổ sung lao động cho các lĩnh vực: Tài chính – Kế toán,
kỹ thuật, Marketing – tiếp thị bán hàng của các phòng kinh doanh, các Công ty, các
chi nhánh.

Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn.
Năm
2005 2006 2007

Tăng (giảm) 2007
so với 2006
Số % Số % Số % Số %
8
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Trình độ người người người người
Trên đại học 12 2.21 18 3.25 23 4.09 +5 +0.84
Đại học 259 47.7 248 44.8 250 44.5 +2 -0.31
Cao đẳng, trung cấp 77 14.2 79 14.3 72 12.8 -7 -1.5
Công nhân kỹ thuật 195 35.89 208 37.65 217 38.61 +9 +0.96
Tổng 543 100 553 100 562 100 +9 +1.63
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty PLC)
Qua bảng trên ta nhận thấy chất lượng lao động Công ty được nâng cao cả về
trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hiện. Lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học
và trên Đại học luôn chiếm trên 55% trong tổng số lao động toàn Công ty. Đây là lực
lượng lao động có vai trò quyết định, điều hành mọi hoạt động SXKD của Công ty
bao gồm Ban lãnh đạo, nhân viên cán bộ quản lý, kỹ sư… tập trung chủ yếu tại Văn
phòng của Công ty – trung tâm đầu não của PLC. Từ đó cho thấy ban lãnh đạo Công
ty rất quan tâm đến chất lượng đội ngũ lao động.
Số lượng lao động có trình độ trên Đại học tăng nhiều 3.25% năm 2006 lên
4.09% năm 2007 – tăng 0.84% tương ứng tăng 5 người. Số lượng lao động có trình
độ Đại học năm 2007 tăng 2 người so với năm 2006 nhưng giảm về tỷ trọng trong
tổng số lao động toan Công ty. Điều này chứng tỏ PLC có một NNL mạnh với đội
ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ sư…có trình độ cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn,
tích cực trong làm việc và học tập. Bên cạnh đó, Công ty còn có đội ngũ công nhân
lành nghề, có tác phong và kỹ năng lao động công nghiệp, phù hợp với công việc
đảm nhiệm.
Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính.
Độ tuổi

Giới tính Tổng
Nam Nữ Số lượng %
<= 30 221 39 260 46.26
31 – 40 84 57 141 25.1
41 – 50 63 60 123 21.88
> 50 27 11 38 6.76
9
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Tổng
Số lượng 395 167
562
100
% 70.28 29.72
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty PLC)
Qua bảng trên ta thấy số lao động nam chiếm 70.28%, nữ chiếm 29.72%. Số
lao động nam nhiều hơn số lao động nữ 40.56% tương ứng với 228 người. Sự chênh
lệch nam nữ rất lớn và lao động nam cũng có số lượng nhiều hơn lao động nữ ở trong
từng độ tuổi cũng như ở trong cả văn phòng Công ty, các chi nhánh xí nghiệp và đơn
vị trực thuộc của PLC.
Qua cơ cấu lao động theo độ tuổi ta thấy đội ngũ lao động của Công ty là
tương đối trẻ. Tỷ lệ lao động dưới hoặc bằng 40 tuổi chiếm 71.36% trong đó 46.26%
là dưới hoặc bằng 30 tuổi. Đây là một tỷ lệ rất lớn cho thấy NNL có tiềm năng cao,
năng động, nhanh chóng thích nghi với xu thế thời đại. Tỷ lệ lao động trên 40 tuổi
chiếm 28.64% lao động toàn Công ty, đội ngũ lao động này cũng đóng vai trò quan
trọng này trong Công ty, họ là nền tảng vững chắc với nhiều năm kinh nghiệm trong
nghề, có thâm niên khá cao. Họ sẽ dìu dắt đội ngũ lao động trẻ tiếp tục giữ vững vị
thế của Công ty trên thị trường Hóa dầu đầy cạnh tranh.
Bộ máy thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Hội đồng quản trị.

- Phê duyệt và quyết định ban hành kế hoạch đào tạo dài hạn (từ 5 năm trở
lên) và kế hoạch hàng năm của Công ty trên cơ sở đề xuất của TGĐ Công ty.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch đào tạo dài hạn, kế hoạch
đào tạo hàng năm đối với Công ty.
- Phê duyệt hoặc thông qua nhu cầu đào tạo và quyết định cử đi đào tạo đối
với những cán bộ thuộc diện HĐQT Công ty quản lý theo Quy chế Quản lý công tác
tổ chức - cán bộ hiện hành.
Tổng giám đốc Công ty.
- Chỉ đạo và tổ chức xây dựng nhu cầu đào tạo, trình HĐQT Công ty xem xét
kế hoạch đào tạo dài hạn, kế hoạch đào tạo hàng năm của Công ty.
10
11
Chuyên đề tốt nghiệp
- Chỉ đạo phòng Tổ chức - Hành chính và các phòng nghiệp vụ khác có liên
quan của Công ty để tổ chức thực hiện các hình thức đào tạo đối với CB - NLĐ tại
các đơn vị theo kế hoạch hàng năm.
- Đánh giá và báo cáo HĐQT Công ty kết quả đào tạo CB – NLĐ trong năm
kế hoạch.
- Quyết định cử đi đào tạo đối với những CB – NLĐ thuộc diện Tổng giám
đốc Công ty quản lý theo Quy chế Quản lý công tác tổ chức - cán bộ hiện hành theo
kế hoạch đã được phê duyệt, trong những trường hợp nhu cầu đột xuất phát sinh thì
báo cáo HĐQT trước khi thực hiện.
- Đề xuất và trình HĐQT Công ty cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài theo Quy
chế Quản lý công tác tổ chức – cán bộ hiện hành.
- Chỉ đạo áp dụng và thực hiện các chế độ, chính sách, các quy định cụ thể
đối với CB – NLĐ được cử đi đào tạo theo các hình thức đạo tạo trong kế hoạch đào
tạo của Công ty hàng năm.
Giám đốc chi nhánh.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm của chi nhánh trên cơ sở hướng dẫn
xây dựng kế hoạch đào tạo năm của Công Ty và gửi về phòng Tổ chức - Hành chính

Công ty để tổng hơp.
- Phối hợp phòng Tổ chức - Hành chính và các phòng nghiệp vụ khác có liên
quan của Công ty trong quá trình tổ chức thực hiện các hình thức đào tạo đối với CB
- NLĐ đã được Công ty phê duyệt.
- Trực tiếp quản lý các CB - NLĐ của Chi nhánh được Công ty cử đi đào tạo
theo các hình thức đào tạo đã được Tổng giám đốc Công ty phê duyêt.
- Đánh giá và báo cáo kết quả CB – NLĐ thuôc diện Giám đốc chi nhánh
quản lý theo Quy chế Quản lý công tác tổ chức- cán bộ hiện hành, theo kế hoạch đã
được phê duyệt.
- Đề xuất và trình Tổng giám đốc Công ty cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài
theo Quy chế Quản lý công tác tổ chức – cán bộ hiện hành.
11
12
Chuyên đề tốt nghiệp
- Chỉ đạo áp dụng và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách, các quy định
cụ thể đối với CB – NLĐ được cử đi đào tạo theo các hình thức đào tạo trong kế
hoạch đào tạo của Công ty hàng năm.
Trưởng văn phòng đại diện; Giám đốc nhà máy; Trưởng kho, cửa
hàng; Trưởng phòng nghiệp vụ Công ty.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm của văn phòng đại diện, nhà máy,
kho, cửa hàng, phòng nghiệp vụ Công ty trên cơ sở hướng dẫn xây dựng kế hoạch
đào tạo hàng năm của Công ty và gửi về phòng Tổ chức - Hành chính Công ty để
tổng hợp.
- Phối hợp phòng Tổ chức - Hành chính và các phòng nghiệp vụ khác có liên
quan của Công ty trong quá trình tổ chức thực hiện các hình thức đào tạo đối với CB
- NLĐ đã được Công ty phê duyệt;
- Trực tiếp quản lý CB - NLĐ của Văn phòng đại diện, Nhà máy, Kho, cửa
hàng, phòng nghiệp vụ được Công ty cử đi đào tạo theo các hình thức đào tạo đã
được Tổng giám đốc Công ty phê duyệt.
- Đánh giá và báo cáo kết quả đào tạo CB – NLĐ trong năm kế hoạch theo

hướng dẫn của Công ty và gửi về phòng Tổ chức - Hành chính của Công ty để tổng
hợp.
- Đề xuất và trình TGĐ Công ty cử cán bộ của Văn phòng đại diện, Nhà máy,
Kho, Cửa hàng, phòng nghiệp vụ Công ty đi đào tạo ở nước ngoài theo Quy chế
Quản lý công tác tổ chức – cán bộ hiện hành.
- Phối hợp với phòng TCHC, phòng Tài chính - Kế toán Công ty tổ chức thực
hiện các chế độ chính sách, các quy định cụ thể đối với CB – NLĐ được cử đi đào
tạo theo các hình thức đào tạo trong kế hoạch đào tạo của Công ty hàng năm.
Thực trạng xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo phát triển nguồn
nhân lực.
Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại PLC.
Việc xác định nhu cầu đào tạo là khâu quan trọng nhất trong quá trình đào tạo
nhân lực. Trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo thuộc về chuyên viên các phòng ban,
12
13
Chuyên đề tốt nghiệp
đơn vị trực thuộc PLC và họ sẽ tiến hành xác định nhu cầu đào tạo dựa vào những
căn cứ sau:
- Tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn
cấp bậc kỹ thuật công nhân của Nhà nước, tổng công ty xăng dầu Việt Nam và Công
ty.
- Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, điều
hành và công tác phát triển NNL của các đơn vị và Công ty.
- Các chủ trương chính sách, các chương trình, kế hoạch cụ thể của các đơn
vị, Công ty và của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
- Nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phát triển và
khả năng áp dụng kiến thức được đào tạo vào trong công việc của mỗi CB – NLĐ.
Tùy vào yêu cầu thực tế công việc trong từng thời kỳ, năng lực, trình độ
chuyên môn người lao động hiện có và mục tiêu chiến lược của Công ty mà các
phòng ban, đơn vị có đề nghị ban lãnh đạo Công ty cử lao động đi đào tạo, trong đó

phải trình bày rõ ràng, cụ thể về số lượng lao động cần đào tạo, đào tạo về kiến thức
kỹ năng gì, thời gian đào tạo, chi phí đào tạo để Công ty xem xét hỗ trợ.
PLC có đặc điểm khác biệt so với những Công ty khác về tính chất sản xuất
kinh doanh. PLC thiên nhiều về kinh doanh thương mại hơn là sản xuất các sản phẩm
hóa dầu. Điều này đòi hỏi Công ty phải bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức kỹ
năng… cho ban lãnh đạo, cán bộ quản lý, các chuyên viên, kỹ sư… với phương châm
coi người lao động là hạt nhân của sự hoạt động và phát triển của Công ty. Công ty
luôn quan niệm rằng phát triển đội ngũ người lao động chính là phát triển Công ty. Vì
vậy, Công ty luôn chú trọng đến công tác ĐTPTNNL trong Công ty để nâng cao năng
lực làm việc của họ.
PLC luôn duy trì tốt công tác ĐTPTNNL và có kế hoạch cho chương trình đào
tạo NNL trong giai đoạn mới trên toàn Công ty. Việc lập danh sách, tổng hợp nhu cầu
đào tạo của người lao động được Công ty xem xét, cân nhắc sao cho phù hợp, xác
đáng nhất.
Nhu cầu đào tạo NNL tại Công ty qua các năm
13
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007
Nhu cầu đào tạo tại các đơn vị đề nghị 300 209 46
Nhu cầu Công ty duyệt 300 209 46
Tỷ lệ % nhu cầu được Công ty duyệt 100% 100% 100%
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của PLC)
Bảng số liệu trên cho thấy qua 3 năm, nhu cầu đào tạo mà các phòng ban, đơn
vị đề nghị lên ban lãnh đạo Công ty là cao và 100% nhu cầu đào tạo các đơn vị đề
nghị lên Công ty đều được phê duyệt. Điều này cho thấy PLC luôn quan tâm đến
công tác đào tạo, cố gắng tạo mọi điều kiện cho cán bộ, công nhân viên được đào tạo

nâng cao trình độ. Tuy nhiên, xu hướng đào tạo lại giảm dần từ 300 người năm 2005
xuống còn 46 người năm 2007. Hiện nay, nguồn kinh phí cho đào tạo của Công ty
còn hạn hẹp nên việc hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người lao động còn hạn chế. Đây là
một trong những lý do làm giảm số lao động được đào tạo tại các đơn vị đề nghị
Công ty.
Sau khi được trưởng các phòng, các đơn vị xem xét, cân nhắc tính cần thiết
của các nhu cầu đào tạo mà các chuyên viên đề nghị, thì những nhu cầu đào tạo được
duyệt sẽ được gửi tới phòng Tổ chức hành chính của Công ty để lập kế hoạch và
chuẩn bị cho việc đào tạo.
Lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc đào tạo NNL tại PLC
Việc xác định mục tiêu đào tạo
- PLC đã xác định mục tiêu tổng quát cho công tác đào tạo là: Nâng cao khả
năng thực hiện công việc, đáp ứng kịp thời những thay đổi và tác động từ bên ngoài;
hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó; thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất kinh
doanh của Công ty.
- Công ty đã đặt ra các mục tiêu cụ thể là: Cuối mỗi khóa đào tạo, học viên
phải đạt được những kiến thức và kỹ năng nào; cần đạt được kết quả đào tạo là bao
nhiêu,…
1.3.2.2. Lựa chọn đối tượng đào tạo
14

×