Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu, xác định hàm lượng kim loại chì trong một số loại mỹ phẩm bằng phương pháp phổ hấp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (f AAS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH





HOÀNG THỊ HỒNG VÂN





NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
KIM LOẠI CHÌ TRONG MỘT SỐ LOẠI MỸ PHẨM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
NGỌN LỬA (F-AAS)





LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC






NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH



HOÀNG THỊ HỒNG VÂN




NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
KIM LOẠI CHÌ TRONG MỘT SỐ LOẠI MỸ PHẨM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
NGỌN LỬA (F-AAS)


Chuyên ngành: Hóa phân tích
Mã số: 60440118


LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN KHẮC NGHĨA




NGHỆ AN - 2014

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại phòng thí nghiệm chuyên ngành bộ môn
Hóa phân tích - Khoa Hóa học - Trường Đại học Vinh và Trung tâm kiểm nghiệm
Dược phẩm - Mỹ phẩm Nghệ An.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- PGS. TS Nguyễn Khắc Nghĩa đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên phản biện TS. Đinh Thị Trường Giang
và TS. Mai Thị Thanh Huyền đã đọc và góp ý để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn phòng đào tạo Sau đại học, khoa Hóa học, cùng
các thầy cô giáo, các cán bộ phòng thí nghiệm khoa Hóa trường Đại học Vinh, cán
bộ và kĩ thuật viên thuộc trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm Nghệ An
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp hóa chất, thiết bị và dụng cụ
dùng cho đề tài.
- Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.

Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Học viên


Hoàng Thị Hồng Vân

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu chung về mỹ phẩm 3
1.1.1. Đc điểm thành phần 3

1.1.2. Công dụng ca mỹ phẩm. 14
1.2. Sơ lược về kim loại nng chì 15
1.2.1. Đc tính nguyên tử và tính chất hóa lý 15
1.2.2. Các hợp chất 16
1.2.3. Chì trong tự nhiên, sản xuất và đời sống 18
1.2.4. Độc tính 19
1.2.5. Giải độc 21
1.3. Các phương phác xác định kim loại chì. 23
1.3.1. Phương pháp phân tích hóa học 23
1.3.2. Phương pháp phân tích công cụ 23
1.4. Phương pháp xử lý mẫu phân tích xác định chì 33
1.4.1. Phương pháp xử lý ướt (bằng axit đc oxi hóa mạnh) 33
1.4.2. Phương pháp xử lý khô 34
1.4.3. Phương pháp xử lý mẫu khô - ướt kết hợp 34
1.5. Một số phương pháp phân tích xác định lượng vết các kim loại
nng 35
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THC NGHIỆM 37
2.1. Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu: 37
2.1.1. Dụng cụ 37
2.1.2. Thiết bị 37
2.2. Chất chuẩn và hóa chất 39
2.2.1. Chất chuẩn 39
2.2.2. Hóa chất 39
2.3. Đối tượng nghiên cứu 39
2.3.1. Mẫu son môi 1 39
2.3.2. Sữa rửa mt 40
2.3.3. Mẫu son môi 2 41
2.3.4. Kem dưỡng da: 42
2.3.5. Kem tẩy trắng da. 43
2.4. Nội dung nghiên cứu. 44

2.4.1. Nghiên cứu, xây dựng phương pháp định lượng Pb trong mỹ
phẩm bằng phương pháp F- AAS. 44
2.4.2. Định lượng một số mẫu mỹ phẩm trên thị trường Nghệ an
theo phương pháp đã xây dựng. 44
2.5. Phương pháp nghiên cứu 48
2.5.1. Phương pháp xử lý mẫu. 48
2.5.2. Phương pháp định lượng. 48
2.5.3. Phương pháp xử lý kết quả 48
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
3.1. Khảo sát tìm các điều kiện tối ưu để đo phổ ca chì. 50
3.1.1. Khảo sát chọn vạch phổ hấp thụ 50
3.1.2. Khảo sát cường độ dòng đèn Catot rng. 51
3.1.3. Khảo sát độ rộng khe đo 52
3.1.4. Khảo sát chiều cao ca đèn nguyên tử hoá mẫu 52
3.1.5. Khảo sát lưu lượng khí axetilen 53
3.1.6. Tốc độ dẫn mẫu 54
3.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo F - AAS. 54
3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng ca các loại axit và nng độ axit 54
3.2.2. Khảo sát thành phần nền ca mẫu 56
3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng ca các ion 57
3.3. Phương pháp đường chuẩn ca phép đo F - AAS 58
3.3.1. Khảo sát xác định khoảng nng độ tuyến tính 58
3.3.2. Xây dựng đường chuẩn, xác định giới hạn phát hiện (LOD)
và giới hạn định lượng (LOQ) ca chì. 60
3.4. Đánh giá sai số và độ lp lại ca phép đo 62
3.5. Tổng kết các điều kiện đo phổ F - AAS ca chì 64
3.6. Hiệu suất thu hi ca quá trình vô cơ hóa bằng lò vi sóng 64
3.7. Định lượng chì trong mẫu nhân tạo 66
3.8. Xác định hàm lượng chì trong một số loại mỹ phẩm. 67
KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình:
Hình 1.1. Đ thị chuẩn ca phương pháp đường chuẩn 29
Hình 1.2. Đ thị chuẩn ca phương pháp thêm tiêu chuẩn 30
Hình 2.1. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 37
Hình 2.2. Lò vi sóng Multiwave 3000 38
Hình 2.3. Mẫu son môi 1 39
Hình 2.4. Sữa rửa mt 40
Hình 2.5. Mẫu son môi 2 41
Hình 2.6. Kem dưỡng da 42
Hình 2.7. Kem tẩy trắng da. 43
Hình 3.1. Đ thị khảo sát khoảng nng độ tuyến tính ca Pb 59
Hình 3.2. Đ thị đường chuẩn ca chì 60

Sơ đồ:
Sơ đ 2.1. Chuẩn bị mẫu trắng 45
Sơ đ 2.2. Chuẩn bị mẫu chuẩn 46
Sơ đ 2.3. Chuẩn bị dung dịch thử 47

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Dãy chuẩn ca phương pháp thêm chuẩn 30
Bảng 2.1. Chương trình vô cơ hóa mẫu trong lò vi sóng. 38
Bảng 2.2. Lượng cân các mẫu mỹ phẩm 48
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát vạch đo phổ ca Pb 50
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát cường độ dòng đèn ca Pb 51
Bảng 3.3. Khảo sát chiều cao ca đèn nguyên tử hoá mẫu 53
Bảng 3.4. Khảo sát lưu lượng khí axetilen 54

Bảng 3.5. nh hưởng ca các loại axit và nng độ axit đến phép đo Pb 55
Bảng 3.6. nh hưởng ca các dung dịch nền và nng độ đến phép đo Pb 56
Bảng 3.7. Khảo sát sự ảnh hưởng ca tổng ca các cation 57
Bảng 3.8. Khảo sát sự ảnh hưởng ca các anion 58
Bảng 3.9. Khảo sát khoảng nng độ tuyến tính 59
Bảng 3.10. Số liệu xây dựng đường chuẩn 60
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá sai số và độ lp lại ca phép đo 63
Bảng 3.12. Tổng kết các điều kiện đo phổ F- AAS ca Pb 64
Bảng 3.13. Hiệu suất thu hi ca quá trình vô cơ hóa bằng lò vi sóng 66
Bảng 3.14. Kết quả xác định hàm lượng chì trong các mẫu giả bằng
phương pháp đường chuẩn 67
Bảng 3.15. Kết quả định lượng Pb trong các mẫu 68


1
MỞ ĐẦU

Từ lâu mỹ phẩm đã sử dụng để cải thiện cảm quan về con người, làm
cho con người trở nên đẹp hơn. Ngày nay khi đời sống đầy đ hơn, thì việc
chăm sóc sắc đẹp là nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Điều đó có
nghĩa là, việc dùng mỹ phẩm ngày càng tăng và là một phần không thể thiếu
trong đời sống ca hầu hết chị em phụ nữ.
Chúng ta đều biết các chế phẩm có ngun gốc thiên nhiên hay tổng hợp
khi sử dụng đều có tác dụng hữu ích đng thời có tác dụng không mong
muốn, mỹ phẩm cũng vậy. Mỹ phẩm thường là hn hợp gm nhiều chất dùng
để bôi, xoa lên các bộ phận bên ngoài cơ thể như da, tóc, môi, răng, móng tay,
móng chân, niêm mạc, hay toàn bộ cơ thể. Nếu các hợp chất trong mỹ phẩm
không phù hợp với cơ địa người sử dụng chúng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe
người sử dụng. Đc biệt nếu trong mỹ phẩm có các chất độc hại thì chúng cố
thể thấm sâu vào cơ thể qua da, qua đường ăn uống làm ảnh hưởng đến sức

khỏe con người. Các chất độc hại hay gp có thể là các kim loại nng như: Pb,
As, Hg, Cd…
Chì (Pb) là nguyên tố thuộc nhóm các kim loại nng có độc tính cao đối
với người và động vật khi bị nhiễm. Quá trình nhiễm độc Pb có thể do tiếp
xúc qua da, hít thở hoc qua đường ăn, uống. Do đó, Pb có trong danh sách
các chất bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm theo quy định ca hiệp định hòa hợp
ASEAN trong quản lý mỹ phẩm cũng như ca Cộng đng chung châu Âu.
ASEAN quy định nng độ Pb tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là
20 phần triệu (20 ppm) [1]. Tuy nhiên, việc xác định hàm lượng Pb trong mỹ
phẩm gp phải những khó khăn do nền mẫu phức tạp và lượng Pb trong mẫu
thấp. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để xác định kim loại chì, trong
nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng quy trình xác định hàm lượng Pb trong

2
một số đối tượng mỹ phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử,
kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa (F-AAS). Đây là phương pháp có nhiều
ưu việt hơn cả. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên
cứu xác định hàm lượng kim loại chì trong một số loại mỹ phẩm bằng phương
pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) ” làm luận văn ca mình.
Để thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung giải quyết nội dung sau:
● Khảo sát chọn các điều kiện phù hợp để đo phổ F- AAS ca Pb.
● Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phép xác định Pb.
● Khảo sát khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn trong phép
đo phổ.
● Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng ca phép đo.
● Đánh giá sai số và độ lp lại ca phương pháp.
● ng dụng các kết quả nghiên cứu xác định Pb trong một số loại mỹ
phẩm kinh doanh trên thị trường Nghệ An.



3
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Gii thiu chung v m phm
1.1.1. Đc đim thành phn
Dưới đây là một số thành phần tốt và xấu trong nhiều loại mỹ phẩm nói
chung và một số loại mỹ phẩm nghiên cứu trong luận văn này.
Disodium laureth sulfosucsinate (DLS).

Đây là một loại muối hóa học có tên khoa học là disodium4-(2-(2-(2-
(dodecyloxy)ethoxy)ethoxy)ethyl)2-sulphonatosuccinate, công thức phân tử
C
22
H
4
ONa
2
O
10
S. Với cấu trúc tương tự xà phòng, muối này làm giảm sức
căng mt ngoài ca nước, giúp sản phẩm lan đều và thẩm thấu dễ hơn. Loại
muối này cũng làm tăng tác động tạo bọt. Chất này không có hại nhưng nếu bị
quá hạn hoc bảo quản không đúng cách, một số chất có hại có thể sinh ra
như: 1,4-dioxane và ethylene oxide là hai loại hóa chất có thể gây ung thư.
Petrolatum


4
Petrolatum là chất mỡ bôi trơn paraffin có ngun gốc từ dầu mỏ, hn

hợp ca các hidrocacbon có mạch từ 25C trở lên có tác dụng giữ ẩm, làm
mềm da và đem lại bề mt bóng mượt cho sản phẩm. Với bản chất kị nước,
petrolatum tạo ra một lớp mỏng trên da để ngăn ngừa quá trình khô da nhưng
đng thời nó cũng ngăn cản quá trình hô hấp ca da, ngăn sự bài tiết các chất
độc trong da. Vì vậy khi dùng sản phẩm này cần lưu ý rửa sạch vào ban đêm
để tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường ca tế bào.
Retinol

Đây là một loại vitamin A có ngun gốc động vật. Trong mỹ phẩm, nó
có tác dụng tăng cường quá trình giữ ẩm dài hạn, thấm sâu vào lớp biểu bì
làm đẹp bề mt da và đều sắc tố da. Chất này đc biệt tốt cho da nhưng cần
bảo quản đúng cách.
Triethanolamine (TEOA)

Triethanolamine là hợp chất hữu cơ tạo phức, trong phân tử có một
nhóm amin bậc ba và ba nhóm ancol (triol), viết tắt là TEOA giúp phân
biệt với tryetylamin. Chất này được điều chế bằng phản ứng ca ethylene
oxide với dung dịch amoniac. Hợp chất này có tác dụng tẩy rửa các chất
dầu, gia tăng bọt. Tuy nhiên quá trình sản xuất TEOA có thể còn lưu lại
ethylene oxide, đây cũng là chất có thể dẫn đến ung thư, gây kích ứng da
và màng nhầy.


5
Propylene glycol

Propylene glycol còn gọi là 1,2- propanediol là hợp chất hữu cơ đa chức
có công thức C
3
H

8
O
2
, công thức cấu tạo OH-CH
2
CHOH-CH
3
.
Đây là hợp chất giữ ẩm, chống khô cho mỹ phẩm, đng thời tác dụng
giữ mỹ phẩm bấm trên da, tuy nhiên cũng như petrolatum, nễu cứ để ở trên da
mà không rửa đi, nó sẽ ngăn cản quá trình hô hấp, bài tiết và tái tạo da.
Butyrospermum parkii


Đây là hợp chất hữu cơ tự nhiên giúp giữ ẩm cho mỹ phẩm và giúp mỹ
phẩm dễ thẩm thấu, ngoài ra nó có thể chữa các khiếm khuyết nhỏ và giảm
viêm. Chất này nhìn chung không có hại.
Panthenol

Panthenol là ancol ca axit pantothenic (vitamin B5) hay nói cách khác
đó là một tiền chất ca viramin B5. Trong sinh vật, nó nhanh chóng được
chuyển hóa thành vitamin B5 dưới dạng pantothenate. Panthenol là chất lỏng
trong suốt, rất nhớt ở nhiệt độ phòng, dễ tan trong dung môi dùng chế hóa mỹ
phẩm. Công thức hóa học ca Panthenol là:

6
OH-CH
2
-C(CH
3

)
2
-CH(OH)-CONH-CH
2
CH
2
-CH
2
-OH với tên 2R-2,4-
dihydroxy-N-(3-hydroxypropyl)-3,3-dimethylbutanamide. Chất này được
dùng nhiều trong mỹ phẩm và dược phẩm, có tác dụng phục hi mô da và
chống lại một vài chứng viêm da. Chất này không có hại và được dùng phổ
biến trong thuốc chống hăm da ca trẻ nhỏ.
Axit ascorbic

Axit ascorbic là một hợp chất hữu cơ tự nhiên có đc tính chống oxi hóa
cho các tế bào sinh vật. Nó là một chất rắn màu trắng, nhưng mẫu không tinh
khiết có thể có màu vàng. Axit ascorbic hòa tan tốt trong nước, tạo dung dịch
axit yếu. Axit ascorbic là một trong nhưng dạng ca vitamin C có ngun gốc
từ glucose. Nhiều loại động vật có thể sản xuất ra axit ascorbic. Con người
cần nó như một phần ca dinh dưỡng, trong khi hầu hết các loại động vật có
xương sống đều có thể sản xuất axit ascorbic. Trong mỹ phẩm chất này giúp
sản phẩm không bị hư hỏng, đng thời nó cũng khích thích sản sinh collagen-
một loại chất làm giảm lão hóa và nếp nhăn trên da mt.
Tocopherol

Tocopherol ( viết tắt là TCP) là 1 trong 2 nhóm hợp chất hữu cơ được
biết đến là vitamin E. Đối với cơ thể người

- tocopherol có tác dụng chống

oxihoa.

7
Trong mỹ phẩm, chất này làm giảm quá trình lão hóa do các gốc tự do
và bảo vệ da khỏi tác hại ca mt trời. Nó cũng có tác dụng làm mượt, đều bề
mt da.
Phenoxyethanol

Phenoxyethanol là một loại chất bảo quản dạng lỏng nhờn được làm từ
phenol, một chiết xuất từ nhựa than đá. Là một chất hữu cơ thuộc loại este
thường được dùng trong dược phẩm hoc các sản phẩm dưỡng da. Chất này ở
thể lỏng không màu.
Ngoài mỹ phẩm thì nó còn được dùng trong nhiều vaccines, dược phẩm
và chất bảo quản. Trong mỹ phẩm chất này có tác dụng ngăn cản sự bay mùi
nhanh, giúp hương thơm lưu lại lâu khi sử dụng, tuy nhiên gần đây có nhiều
bằng chứng cho rằng, chất này liên quan đến sự rối loại nội tiết và gây ung
thư. Nó còn có thể gây kích ứng da và mắt.
Pegs

Polyethylene glycol ( PEG) là hợp chất polyete có nhiều ứng dụng
không những trong mỹ phẩm mà cả trong công nghiệp dược phẩm. Cấu trúc
ca PEG :
OH-CH
2
-(CH
2
-O-CH
2
-)
n

- CH
2
-OH.
PEGS còn được biết đến với polyethylene oxide (PEO) hoc
polyoxyethylene (POE), tuy thuộc vào khối lượng phân tử với tên thương mại

8
là corbowax. PEGS giúp sản phẩm không bị phân tách, nó cũng có tác nhân
làm dày và tạo gel. Tuy nhiên một vài PEGs có thể gây phát ban, eczema và
có liên quan đến nhiễm độc thận, vì vậy cần cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm có
chứa PEGS.
Parabens ( ví dụ butylmethyl và propylparabens)
Parabens là nhóm các hóa chất được sử dụng rộng rãi như là chất bảo
quản trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm. Parabens là chất có
tác dụng bảo quản trong nhiều loại mỹ phẩm. Parabens và muối ca chúng có
tác dụng diệt khuẩn và nấm mốc, chúng có thể được dùng trong dầu gội, kem
dưỡng ẩm thương mại, gel cạo râu, dầu bôi trơn cá nhân, dược phẩm tại ch
tiêm, phun thuộc da, trang điểm và kem đánh răng. Ngoài ra nó cũng được sử
dụng như phụ gia thực phẩm. Trong mỹ phẩm nó được thêm vào như là chất
chống biến chất. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu tiến hành cho rằng parabens có
thể tác động như estrogen trong cơ thể, tiếp xúc nhiều estrogen có thể bị ung
thư vú, gây rối loại hormone. Vì vậy không nên quá lạm dụng mỹ phẩm chứa
loại chất này.
Glycerin: Được sử dụng với mục đích duy trì độ đc hay độ sệt ca mỹ
phẩm, đng thời có tác dụng làm ẩm da nhưng độ hấp thu rất mạnh nên sử
dụng nhiều cũng không tốt.
Lanolin: Chất dầu được chiết xuất từ mỡ cừu được sử dụng nhiều trong
kem và lotion. Tác dụng làm mềm và bảo vệ da
Lecithin: Thành phần ch yếu cấu tạo nên da. Làm dịu m hôi và chất
nhờn để bảo vệ thành phần nước ca lớp sừng, duy trì độ ẩm.

Lethinol: Thành phần vitamin A, chiết xuất từ động vật, có tác dụng
giống như vitamin A.
Royal Jelly: Thành phần có chứa nhiều vitamin, axít amin nên có tác
dụng làm cho da ẩm, phòng ngừa lão hóa.

9
Vitamin B3: Được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm điều trị nám
Vitamin B6: Lợi dụng khả năng ngăn tiết quá nhiều bã nhờn nên
vitamin B6 được sử dụng trong sản phẩm ngăn ngừa mụn.
Viatmin C: Hạn chế sản sinh hắc tố melanin để phòng ngừa tích tụ sắc
tố, đng thời làm nhạt các vết nám và tàn nhang đã có sẵn, giúp tái sinh
collagen để duy trì da ẩm.
Vitamin B5: Giúp hi phục các tình trạng viêm da hay vết thương.
Du vitamin C: Thành phần vitamin C tính dầu dễ hấp thu vào da. Dùng
nhiều ở những sản phẩm trị nám hay tàn nhang.
Vitamin F: Axít béo chưa bão hòa cần thiết có các loại: axít linoleic,
linolein, với tác dụng làm cho da bóng và mền.
Vitamin E: Tocopherol có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu để làm
mạnh hóa quá trình trao đổi chất cũng như phòng ngừa oxy hóa các tế bào, trì
hoãn lão hóa.
Vitamin P: Bio Plabonoid, có khả năng làm cứng các mạch máu nên
được sử dụng để hi phục làn da đỏ.
Du cá (squalene): Tinh chế từ gan dầu cá mập, được sử dụng bởi tính
chất thấm nhanh vào da để mang lại độ ẩm cho da. Không phù hợp cho những
làn da mụn. Aroma oil: Dầu chiết xuất từ rễ, lá, hoa, cành ca thực vật, có tác
dụng làm đẹp da và mùi hương đc thù. Nên ngoài việc sử dụng cho mỹ phẩm
còn sử dụng cho massage và dung dịch để pha tắm.
Amond oil: Dầu chiết xuất từ amond, tác dụng mang lại làn da mịn và
đàn hi.
Axít amin: Chứa 40% thành phần làm ẩm da, đng thời tăng tính đàn hi.

AHA: Viết tắt ca Alpha Hydroxy Axit, có tác dụng loại trừ chất bẩn và
chất sừng ca da bởi các axít chiết xuất từ các loại quả, đng thời mang lại độ
đàn hi cho lớp sừng, giúp da không còn thô ráp và sần sùi, cân bằng sự tiết
chất nhờn ở da nhờn.

10
Alatoin: Có tác dụng ổn định da ửng đỏ do đi nắng, thúc đẩy tái sinh
tế bào.
NMF: Viết tắt ca Natural Moisturizing Factor là nhân tố làm ẩm tự
nhiên nhưng có tác dụng quan trọng làm ẩm da, cho vào kem làm ẩm để mang
lại thành phần nước cho da.
Tảo bin: Chứa nhiều thành phần duy trì làn da sáng và sạch bởi các
thành phần axít amin, vitamin, men, chất khoáng không gây khó chịu cho da
và hiệu quả làm ẩm da, kháng khuẩn.
1.1.1.1. Thành phần của son môi
Son môi là sản phẩm làm đẹp không thể thiếu ca bất cứ cô gái nào. Dù
là là màu đỏ, hng đào hay tím, son môi luôn là mỹ phẩm được sử dụng nhiều
nhất. Thành phần ca son môi thường là mỡ, dầu, sáp, chất nhuộm màu, chất
chống ô-xi hóa, chất làm mềm chất tạo màu và chất tạo mùi. Hầu hết son môi
đều làm từ sáp ong, dầu cây candelilla, mỡ dầu hỏa, mỡ cừu và dầu cây
carnauba. Trong khi những loại son môi khó phai có chứa dầu silicone, những
loại son nhũ ch yếu sử dụng bột ngọc trai tổng hợp và bột vảy cá.
Chất tạo màu có hai loại: màu thực phẩm và bột màu. Chì hiện diện
trong các chất tạo màu dạng bột, đc biệt là màu đỏ. Ngoài ra, chì còn xuất
hiện dưới dạng tạp chất ca các thành phần làm nên son môi như dầu paraffin,
vaseline, cũng như các oxit kim loại như kẽm oxit và titan đioxit
Vì son môi là mỹ phẩm trang điểm nên không phải qua quá trình kiểm
nghiệm khá cht chẽ ca cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ
(FDA). Tuy nhiên, FDA có đưa ra quy định về hàm lượng tối đa ca chất tạo
màu trong thực phẩm. Đối với chì, hàm lượng đó không được quá 0,1ppm

(0,1 phần triệu) trong kẹo mút có đường.
Năm 2007, chiến dịch mỹ phẩm sạch (Campaign for Safe Cosmetics) đã
thử nghiệm 33 son môi được bán trên toàn nước Mỹ và phát hiện 61% số son

11
môi đó có hàm lượng chì từ 0,03 - 0,65ppm. Gần đây, FDA đã có một nghiên
cứu tiếp nối với 400 loại son khác nhau. Công bố ca nghiên cứu vào năm
2011 cho thấy hàm lượng chì trong những son được kiểm nghiệm đã tăng lên
mức từ 0,026 - 7,19ppm, mức trung bình là 1,11ppm. So với thống kê năm
2007 thì thống kê mới nhất cho thấy hàm lượng chì trong son môi đã tăng lên
rất nhiều. Tuy nhiên, trên trang web chính thức, FDA cũng nêu rõ, hàm lượng
này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và chưa có chứng minh có thể gây nguy
hại đến sức khỏe cuả người tiêu dùng.
Vậy có nên từ bỏ son môi? Vấn đề này sẽ không có gì lo ngại nếu chúng
ta không vô tình nuốt son môi trong khi ăn uống hay thói quen liếm môi khi
môi bị khô. Một nghiên cứu cho thấy trung bình một người phụ nữ có thể
nuốt tổng cộng 1,8kg son môi trong cả cuộc đời. Ngoài ra, chì là một kim loại
có khả năng tích tụ trong cơ thể nên lượng chì trong son môi nếu ta lỡ nuốt
vào sẽ cộng hưởng với hàm lượng chì hấp thụ từ môi trường. Ngoài ra, các bà
mẹ thường để các bé gái dùng son ca mẹ để chơi cũng có thể gây ảnh hưởng
không tốt.
Để giảm thiểu tình trạng hấp thụ chì qua son môi, điều quan trọng nhất
là nên tránh sử dụng các son môi có ngun gốc không rõ ràng. Ngoài ra, nếu
được hãy chọn các loại son môi hữu cơ (organic) vì chúng không sử dụng
chất tạo màu công nghiệp. Các tín đ ca màu son đỏ gợi cảm nên hạn chế sử
dụng son dạng thỏi và dùng thêm son bóng (lip gloss) hoc lip tint vì chúng
có màu sắc ít đậm hơn. Cuối cùng, các bà mẹ nên tránh cho con mình tiếp xúc
với son môi, đc biệt là son màu đỏ và màu đậm.
Các dạng son môi
Hiện nay, son môi có nhiều loại:

- Son dưỡng ẩm có chứa các thành phần như Vitamin E, glycerin và lô
hội để giữ cho đôi môi mềm mại.

12
- Son bóng chứa dầu nhiều hơn và cũng rất tốt cho những người có môi
khô nhưng cần thoa thường xuyên và màu son nhìn ngoài có vẻ đậm hơn khi
tô lên môi.
- Ở son dạng kem thì lượng sáp cao hơn những loại khác và điều này
khiến môi bị khô hơn khi thoa son.
- Son lâu phai có thể giữ được trên môi từ 6-8 tiếng nhưng thỉnh thoảng
cần thoa thêm một lớp son dưỡng ẩm lên trên để tránh môi bị quá khô.
Với son môi, chì như một yếu tố vi lượng, giúp mỹ phẩm bền màu và
lâu phai. Tuy nhiên, lượng chì trong sản phẩm thường ở liều lượng rất thấp
(vài phần triệu). Nếu vượt quá mức trên, độc tố trong chì sẽ gây hại cho sức
khoẻ người sử dụng, giới hạn chì cho phép trong son môi là 20 ppm.
1.1.1.2. Thành phần của kem dưỡng da.
Theo phân loại ca Cục quản lý Dược Việt Nam, kem dưỡng da được
xếp vào nhóm mỹ phẩm dành cho da. Chúng được dùng trên da mt hoc da
toàn thân với mục đích làm mềm, làm trắng, mịn, vừa dưỡng da vừa chống
nắng,… Thông thường được gọi là kem dưỡng da nhưng chúng rất đa dạng về
thể loại như dạng sữa, dạng kem…, cấu trúc là hn hợp, nhũ tương
(Dầu/Nước hoc Nước/Dầu) hoc hn nhũ tương.
Trong các sản phẩm kem dưỡng da trên thị trường, các tá dược được sử
dụng hết sức phong phú, đa dạng về thành phần, tỷ lệ. Gm có các nhóm tá
dược sau:
Nhóm tá dược thân du:
- Các chất béo:
+ Các dầu mỡ có ngun gốc động thực vật: bản chất là các triglycerid ca
các axit béo no (lauric axit, palmitic axit, stearic axit…) và không no (oleic
axit, linoleic axit…). Thường dùng dầu lạc, dầu vừng, dầu olive, mỡ lợn…

+ Các este ca axit béo cao với ancol bậc nhất: isopropyl mirystat,
isopropyl laurinat, isopropyl palmitat được sử dụng khá nhiều.

13
+ Các sáp: sáp ong, sáp carnauba…
+ Các sản phẩm từ dầu mỡ, sáp: các axit béo, ancol béo, cholesterol…
- Nhóm hydrocarbon no: vaselin, parafin rắn, dầu parafin, ceresin,
ozokerit
- Các tá dược silicon.
Nhóm tá dược thân nước:
- Nước.
- Nhóm tạo gel ngun gốc thiên nhiên.
- Nhóm tạo gel polymer ca axit acrylic (nhóm carbopol).
- Nhóm tá dược PEG.
- Nhóm tá dược tạo gel là dẫn chất ca cellulose ( MC, CMC, HPMC,
HPC ).
Nhóm chất diện hoạt: Tween, Span, Brij…
Thông thường, dạng sữa có cấu trúc nhũ tương, dạng kem là nhũ tương
hoc hn hợp nhũ tương, dạng bơ, sáp là hn hợp. So với các loại mỹ phẩm
khác, như phấn, son, lotion,…các loại kem dưỡng da đa số có thể chất keo,
dính, nhờn hơn và các tá dược có tính trơ về mt hóa học, có phân tử cng
kềnh như các hydrocarbon no, dầu mỡ, các chất cao phân tử được sử dụng
nhiều hơn hẳn các loại mỹ phẩm khác.
Theo như chúng tôi được biết, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào
làm sáng tỏ chì trong kem dưỡng da tn tại dưới những dạng nào, nhưng chì
trong mỹ phẩm được cho là lẫn vào dưới dạng các tạp chất do tá dược không
sạch, do bị thôi ra từ máy móc, bao bì hoc nằm trong thành phần ca các tá
dược tạo độ bóng, tạo màu.
Do đc điểm ca kem dưỡng da là dùng ngoài da và dùng thường
xuyên, lâu dài nên thường chì sẽ tích lũy dần dần bên trong cơ thể gây những

tổn thương khó phát hiện, hoc khi phát hiện thì tổn thương đã ăn sâu ra nhiều

14
cơ quan. Chính vì vậy xác định và kiểm tra giới hạn chì càng trở nên quan
trọng. Theo quy định ca Cục quản lý dược Việt Nam, giới hạn chì trong mỹ
phẩm nói chung không được lớn hơn 20 ppm .
1.1.1.3. Thành phần của sữa rửa mặt
Thực tế, thành phần ca sữa rửa mt ngoài kem, sữa còn có nước, mùi
cùng các chất làm mềm da (emollient, softener), làm ẩm da (humectant,
moisturizing), làm mượt da (smooth)… ch yếu được chiết xuất từ các loại
dầu có trong thực vật hoc dầu khoáng như dầu dừa, ôliu, hướng dương,
lanolin, glyceryl palmitat, tromethamin, sorbitol, vitamine E, sodium
carbomer…
Đc biệt nhất là glycerin - một trong những chất giữ ẩm cực mạnh, có
tính chất hút mỡ và nước, thường được sử dụng để liên kết giữa nước và chất
béo, tạo thành một nhũ dịch như sữa mà người ta thường gọi là… sữa. Đối
với loại “sữa” này, cho dù có rửa lại với nước sạch nhiều lần, glycerin vẫn lưu
lại một ít trên da, có tác dụng giữ ẩm để da luôn mượt mà, hạn chế da khô, nứt
nẻ, da lão hóa.
1.1.2. Công dụng ca m phm.
Từ xa xưa con người đã có nhu cầu làm đẹp, đã biết làm đẹp. Ngày nay,
khi xã hội phát triển, kinh tế phát triển, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế được mở cửa, đi đến
đâu cũng có thể thấy những sản phẩm “làm đẹp” cho con người. Đó chính là
mỹ phẩm.
Một làn da đẹp, mịn màng và khỏe khoắn, một đôi môi căng mọng đầy
sức sống… góp phần không nhỏ làm tôn lên vẻ đẹp ca mi chúng ta. Cuộc
sống hiện đại, môi trường ô nhiễm, ánh nắng mt trời, bụi khói…khiến làn da
bị lão hóa đi, thô và thiếu sức sống. Vì vậy, con người chúng ta đã tìm đến
những cách khác nhau để bảo vệ và đem lại vẻ tươi đẹp cho làn da: đến spa,

thẩm mỹ viện để massage, chăm sóc da, dùng các sản phẩm cải thiện làn da từ

15
thiên nhiên…và sử dụng mỹ phẩm là một trong những cách nhanh chóng, rẻ
và thuận tiện nhất.
Mỹ phẩm rất đa dạng về mẫu mã, phong phú về chng loại, dạng dùng.
Các sản phẩm điển hình là các chế phẩm dùng cho da, tóc, móng, răng
miệng ở dạng bột, bột nén, kem, sữa, gel, dầu, hn dịch, nhũ tương Trong
số các sản phẩm làm đẹp đó, phấn trang điểm là mỹ phẩm phổ biến, dùng để
che đi các khuyết điểm trên mt, cổ, chống nắng, hút dầu, làm mịn, sáng da
Kem dưỡng da làm mềm, làm trắng, mịn, vừa dưỡng da vừa chống nắng,…
Son môi giúp đôi môi căng mọng , màu sắc và tràn đầy sức sống…Sữa rửa
mt, sữa tắm giúp làn da sáng mịn và sạch sẽ…
1.2. Sơ lưc v kim loại nng chì [21, 27, 41]
1.2.1. Đc tính nguyên tử và tính chất hóa lý
Đc tính nguyên tử ca nguyên tố chì .
Ký hiệu hóa học: Pb
Vị trí trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: chu kỳ 4, nhóm
IVA, số thứ tự 82
Khối lượng nguyên tử : 207,2 đv.C
Bán kính nguyên tử: 146pm
Cấu hình electron: [Xe]4f
14
5d
10
6s
2
6p
2


Cấu trúc tinh thể : Lập phương tâm diện
Trạng thái oxy hóa: phổ biến nhất là +2
Năng lượng ion hóa thứ nhất: 7,42 eV
Tính chất lý, hóa học .
Nhiệt độ nóng chảy: 327
0
C
Nhiệt độ sôi: 1737
0
C
Chì là một kim loại mềm, nng, có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng
nhanh chóng chuyển thành màu xám xỉn khi tiếp xúc với không khí do phản
ứng với oxy tạo oxit.

16
Chì có khả năng phản ứng với các axit mạnh như axit nitric đc, axit
sunfuric đc nóng, axit clohydric đc nóng…và bị ăn mòn bởi nước tinh
khiết, các axit hữu cơ yếu trong môi trường có oxy .
Chì chỉ tương tác trên bề mt với dung dịch axit clohiđric loãng và axit
sunfuric dưới 80% và bị bao bọc bởi lớp muối khó tan (PbCl
2
và PbSO
4
)
nhưng với dung dịch đậm đc hơn ca các axit đó, chì có thể tan vì muối khó
tan ca lớp bảo vệ đã chuyển thành hợp chất tan:
PbCl
2
+ 2 HCl


H
2
PbCl
4

PbSO
4
+ H
2
SO
4


Pb(HSO
4
)
2

3Pb + 8 HNO
3 loãng

3 Pb(NO
3
)
2
+ 2NO + 4 H
2
O
Chì có thể tan trong axit axetic khi có mt oxi và các axit hữu cơ khác:
2 Pb + 4 CH

3
COOH + O
2


2 Pb(CH
3
COO)
2
+ 2 H
2
O
Với dung dịch kiềm, chì có thể tương tác khi đun nóng giải phóng
hiđro:
Pb + 2KOH + 2H
2
O

K
2
[Pb(OH)
4
] + H
2
Chì dạng nguyên tử hấp thụ những bức xạ có bước sóng 217,00nm và
283,30 nm cho phổ hấp thụ đc trưng, có độ nhạy cao. Đc tính này đã được
ứng dụng để phân tích lượng nhỏ Pb trong mẫu bằng phương pháp AAS. Chì
cũng hấp thụ tốt tia Rơnghen, tia phóng xạ .
1.2.2. Các hợp chất
1.2.2.1. Chì oxit

Chì có 2 oxit là PbO, PbO
2
và 2 oxit hn hợp là chì meta planbat Pb
2
O
3

hay (PbO. PbO
2
), chì orthoplanbat Pb
3
O
4
(2PbO. PbO
2
).
Monooxit PbO là chất rắn có hai dạng: PbO-

màu đỏ và PbO -

màu
vàng, PbO tan trong axit và tan trong kiềm mạnh, khi đun nóng trong không
khí bị oxi hóa thành Pb
3
O
4
.

17
Đioxit PbO

2
là chất rắn màu nâu đen, có tính lưỡng tính nhưng tan trong
kiềm dễ hơn trong axit. Khi đun nóng PbO
2
mất dần oxi biến thành các oxit
trong đó chì có số oxi hóa thấp hơn:
PbO
2
 
 C
0
320290
Pb
2
O
3
 
 C
0
420390
Pb
3
O
4
 
 C
0
550530
PbO
(Nâu đen) (Vàng đỏ) (Đỏ) (Vàng)

Lợi dụng khả năng oxi hóa mạnh ca PbO
2
người ta chế ra ăcquy chì.
1.2.2.2.Chì hiđroxit
Pb(OH)
2
là chất kết ta màu trắng không tan trong nước, khi đun
nóng chúng dễ bị mất nước thành oxit. Pb(OH)
2
là chất lưỡng tính. Khi tan
trong dung dịch axit, tạo thành muối ca cation Pb
2+

Pb(OH)
2
+ 2HCl

PbCl
2
+ 2H
2
O
Pb(OH)
2
chỉ tan trong kiềm nóng chảy.
Pb(OH)
2
+ KOH

K

2
[Pb(OH)
4
]
Muối hiđroxoplombit dễ tan trong nước bị thy phân mạnh nên chỉ
bền trong dung dịch kiềm dư.
1.2.2.3. Muối của chì
Các muối chì (II) thường là tinh thể có cấu trúc phức tạp, không tan
trong nước, trừ Pb(NO
3
)
2
và Pb(CH
3
COO)
2
. Ion Pb(II) có thể tạo nhiều phức
với hợp chất hữu cơ như amonipyrilodyn đithiocacbamat (APDC), điển hình
là với đithizon ở pH = 8,5 -9,5 tạo phức màu đỏ gạch.
Tất cả các đihalogenua có thể kết hợp với halogenua kim loại kiềm MX
tạo thành hợp chất kiểu M
2
[PbX
4
]. Sự tạo phức này giải thích khả năng dễ
hòa tan ca chì đihalogenua trong dung dịch đậm đc ca axit halogenhiđric
và muối ca chúng:
PbI
2
+ 2KI


K
2
[PbI
4
]
PbCl
2
+2HCl

H
2
[PbCl
4
]

×